Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Trump "trúng đòn" pháp lý (Người Lao Động, 10/02/2017)

Nhà Trắng có thể đối mặt không ít rủi ro chính trị nếu kéo dài cuộc chiến pháp lý vào thời điểm Tổng thống Donald Trump mới nắm quyền 3 tuần

Nhậm chức chưa được bao lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải hứng chịu thất bại lớn đầu tiên về pháp lý sau khi Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực số 9 tại TP San Francisco, bang California, cuối ngày 9-2 (giờ địa phương) bác yêu cầu khôi phục sắc lệnh cấm nhập cư  gây tranh cãi của ông.

Nhiều sai lầm

Theo trang Bloomberg, cả 3 thẩm phán của phiên tòa phúc thẩm đều bác bỏ hầu như mọi lập luận của chính phủ, chẳng hạn như chính quyền ông Trump không trưng ra được bằng chứng cho thấy 7 nước bị nêu trong sắc lệnh có công dân gây ra tấn công khủng bố ở Mỹ. Trong khi đó, theo các thẩm phán, các bang Washington và Minnesota lại đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp, trường đại học và công dân tại những địa phương này sẽ bị tổn hại nếu lệnh hạn chế nhập cư được khôi phục, dù là tạm thời.

Trang Politico chỉ ra 2 sai lầm góp phần khiến sắc lệnh của ông Trump bị đánh bại tại tòa án. Trước hết, Nhà Trắng không nói rõ ngay từ đầu rằng lệnh hạn chế nhập cư không ảnh hưởng đến thường trú nhân ở Mỹ (người có thẻ xanh), dẫn đến hàng trăm người thuộc diện này bị tạm giữ trong thời gian sắc lệnh được thực thi. Đây được xem là sai lầm nghiêm trọng bởi thường trú nhân có nhiều quyền được quy định trong hiến pháp hơn những người nước ngoài khác. Nhờ vậy, phe phản đối gần như chắc thắng bằng cách thuyết phục các thẩm phán rằng thường trú nhân bị tạm giữ hoặc cấm nhập cảnh không công bằng.

Một sai lầm lớn khác xảy ra khi Bộ Tư pháp lập luận tòa án không có vai trò gì trong việc kiểm tra những quyết định liên quan đến nhập cư mà ông Trump đưa ra dựa trên cơ sở an ninh quốc gia - một lý lẽ khiến các thẩm phán cảm thấy "rất khó chịu". Một số chuyên gia cho rằng lẽ ra các luật sư chính phủ nên thừa nhận các thẩm phán có vai trò nào đó trong vấn đề này nhưng nhấn mạnh họ phải tôn trọng nhánh hành pháp.

Tiến thoái lưỡng nan

saclenh1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp của ông Jeff Sessions (phải) hôm 9-2Ảnh : Reuters

 

Gạt sang một bên vấn đề pháp lý, phán quyết trên đã giáng đòn mạnh vào một trong những trụ cột trong chương trình nghị sự chính trị của ông Trump - an ninh quốc gia - cũng như phát đi thông điệp mạnh mẽ về hệ thống kiểm tra và cân bằng nhằm hạn chế tình trạng lạm quyền.

Quyết không chịu thua, ông Trump lập tức gọi phán quyết trên mang tính chính trị và không loại trừ khả năng tiếp tục cuộc chiến pháp lý - yêu cầu toàn bộ thẩm phán Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực số 9 xem xét lại phán quyết hoặc đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao. Dù vậy, ông Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cảnh báo Nhà Trắng có thể đối mặt không ít rủi ro chính trị nếu kéo dài cuộc chiến pháp lý vào thời điểm ông Trump mới nắm quyền 3 tuần. Theo ông, nếu chọn sai cuộc chiến, tổng thống có thể gặp nhiều thách thức hơn nữa trong nỗ lực thúc đẩy những chính sách thật sự quan trọng với di sản của mình.

Tòa án Tối cao gồm 9 thẩm phán nhưng hiện bị khuyết một vị trí sau khi thẩm phán Antonin Scalia qua đời năm ngoái. Việc bổ nhiệm người thay thế hứa hẹn mở ra một cuộc chiến dài hơi mới trong chính trường Mỹ. Vấn đề là ngay cả ứng viên được ông Trump đề cử cho vị trí này, thẩm phán Neil Gorsuch, cũng cảm thấy không thoải mái với những lời lẽ công kích hệ thống tòa án đất nước của ông chủ Nhà Trắng những ngày qua. Trong trường hợp Tòa án Tối cao xem xét vụ việc trước khi ông Gorsuch ngồi vào vị trí trên và quyết định không đứng về bên nào (tỉ lệ biểu quyết 4-4), phán quyết của tòa phúc thẩm sẽ được bảo lưu.

Một lựa chọn khác có thể mất ít thời gian hơn là ban hành sắc lệnh hạn chế nhập cư mới nhưng phải bảo đảm nó không bị thách thức về mặt pháp lý như sắc lệnh hiện nay. "Phán quyết cấm thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cư sẽ được duy trì trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Ông ấy (Trump) cho rằng điều này là mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Nếu đúng như vậy, ông ấy chỉ còn lựa chọn duy nhất - soạn thảo sắc lệnh mới vừa bảo vệ an ninh quốc gia vừa tránh bị cáo buộc là vi hiến.

Tuy nhiên, điều này chẳng khác nào là ông Trump thừa nhận mình đã sai" - ông Alan Dershowitz, giáo sư danh dự của Trường Luật Harvard, nói với đài CNN. Không có gì quá khi nói rằng ông Trump đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan sau khi nhận được "bài học" về sức mạnh của nhánh tư pháp và những hạn chế của quyền hành pháp.

Hoàng Phương

***********************

Biết sẽ thua, Trump bỏ chạy ! (Twitter, 10/02/2017)

Sau khi thua kiện, Trump có nhắn các thầm phán tòa Appeal và các Trump fanatic trên Twitter:

saclenh3

Donald J. Trump@realDonaldTrump 14 h

SEE YOU IN COURT, THE SECURITY OF OUR NATION IS AT STAKE!

Như vậy là Trump cho biết sẽ thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện. Nhưng sau khi đọc bản án của Tòa Kháng Cáo, đám nồi niêu song chảo của Trump nhận thấy dù có thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện cũng sẽ bị thua đậm nên bảo Trump đừng kháng cáo nữa, hãy soạn một sắc lệnh khác cho hợp hiến và hợp pháp hơn. Trump đang làm như vậy (xem bản tin ở dưới).

Muốn không bị kiện nữa, sắc lệnh mới phải tuyên bố hủy bỏ sắc lệnh ngày 27/01/2017. Nếu không, các tiểu bang hay các cơ quan dân sự vẫn tiếp tục kiện lên Tối Cao Pháp Viện và Trump sẽ bị đo ván. Ngoài sắc lệnh này, sẽ còn nhiều vụ kiện khác sắp được phát động, cho đến khi Trump không còn coi mình là "Đấng toàn năng", là vua, là Hitler, là Putin, là Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình… có quyền ngồi trên luật pháp.

Cao nhân tất hữu cao nhân trị ! Nước Mỹ là nước "thượng tôn luật pháp" và "tam quyền phân lập", không phải ai muốn làm gì thì làm. Những tên điếc không sợ súng, nay bắt đầu sợ.

Lữ Giang

*************************

Mỹ : Thất bại của tổng thống Trump về sắc lệnh di trú (RFI, 10/02/2017)

saclenh4

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/02/2017 - REUTERS/Joshua Roberts/File Photo

Ngày 09/02/2017 Tòa Phúc Thẩm San Francisco ra phán quyết bác bỏ những lập luận của chính quyền Trump đòi khôi phục sắc lệnh nhập cư được tổng thống ban hành ngày 27/01/2017. Theo Tòa, chính phủ không chứng minh được công dân bẩy nước Hồi giáo trong tầm ngắm của tổng thống Trump là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Theo phân tích của nhà báo Phạm Trần từ thủ đô Wasshington, đây là một vố đau đối với chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc đọ sức với tư pháp.

Tổng thống Mỹ giận dữ về phán quyết của Tòa Phúc Thẩm San Francisco và dọa đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện.

Trước mắt sắc lệnh nhập cư tổng thống Trump ban hành hôm 27/01/2017 vẫn bị đình chỉ. Công dân bảy nước Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Syria, Somalia, Soudan, và Yemen đã có visa hợp lệ vẫn được vào Mỹ.

Từ thủ đô Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích về thất bại nặng nề của tổng thống Trump và tầm mức quan trọng của Tòa Phúc Thẩm số 9 ở San Francisco.

Nhà báo Phạm Trần-Washington, ngày 10/02/2017.  Nghe

Thanh Hà

*********************

Tòa phúc thẩm bác bỏ lập luận của chính phủ Trump (RFA, 09/02/2017)

saclenh5

Tòa phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ hôm 9/2/2017 ra phán quyết bác bỏ sắc lệnh cấm di dân của Tổng thống Donald Trump. AFP

Tòa phúc thẩm liên bang bác bỏ lập luận của các luật sư đại diện cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, từ chối khôi phục sắc lệnh cấm di dân của Tổng thống Donald Trump.

Sau hai ngày nghe trình bày của luật sư đại diện cho Bộ Tư Pháp và luật sư của bên khởi kiện sắc lệnh cấm di dân, chiều thứ Năm 9/2/2017, Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 (9th US Circuit Court of Appeals) ở thành phố San Francisco, bang California đã ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Bộ tư pháp Hoa Kỳ.

Như vậy, với phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang, sắc lệnh tạm cấm di dân từ 7 quốc gia Hồi giáo trong vòng 90 ngày và tạm ngưng nhận người tị nạn trên thế giới trong vòng 120 do Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 27/1/2017 là không có hiệu lực.

Ngay sau khi có phán quyết của Tòa Púc thẩm Liên bang, Tổng thống Donald Trump cho biết chính phủ của ông sẽ tiếp tục kháng án lên Tối cao Pháp viện.

Published in Quốc tế

Gần 60 ngàn visa bị rút lại vì sắc lệnh của Tổng thống Trump (VOA, 03/02/2017)

Gần 60 ngàn visa b rút li tuân theo lnh cm du hành ca tân Tng thng M Donald Trump đi vi nhng người thuc 7 nước có đa s dân theo Hi giáo , theo xác nhn ca B Ngoi giao Hoa Kỳ ngày 3/2.

visa1

Fuad Sharef Suleman, một người Iraq b nh hưởng bi sc lnh ca ông Trump, cầm trên tay visa Hoa Kỳ.

Sắc lnh hành pháp v di trú do ông Trump ký ban hành cách đây 1 tuần tm ngưng chương trình t nn, đình ch trong 90 ngày không cho nhp cnh nhng ai đến t Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Tng thng nói bin pháp này giúp bo v người M, tránh nhng cuc tn công khng b.

Phát ngôn nhân phụ trách công tác lãnh s ti B Ngoi giao, ông William Cocks, cho biết ‘chưa ti 60 ngàn visa cá nhân đã b rút li đ tuân th sc lnh hành pháp.’

Tin tức trước đó nói rng có hơn 100 ngàn visa b hy.

Với sc lnh ca ông Trump, người đến t 7 nước vừa lit k, nếu có song tch s được phép vào nước M theo din có passport ca mt nước không b hn chế.

************************

UNHCR bó tay trong vụ tị nạn Việt không được đến Mỹ (VOA, 03/02/2017)

visa2

Giấy phép được vào Mỹ do UNHCR cấp - Ảnh minh họa

Một quan chc đi din Cao y Người T nn Liên Hip Quc (UNHCR) Thái Lan tha nhn h không biết liu M có tiếp tc cho phép người t nn nhp cnh hay không sau lnh cm 120 ngày trong sc lnh hành pháp mà Tng thng Donald Trump ký ban hành hôm 27 tháng 1, và rằng không có cách nào khác ngoài vic ch đi.

Quan chức này nói vi thông tín viên Ron Corben ca VOA Tiếng Anh như vy sau khi VOA Tiếng Vit mi đây đưa tin v trường hp ca mt người đàn ông Vit Nam cùng v và hai con b đình ch chuyến đi đến M đnh cư vào ngày 8 tháng 2 theo din người t nn.

Jennifer Bose, viên chức báo cáo cho văn phòng UNHCR ti Bangkok, nói rng Liên Hip Quc s cung cp h tr cho nhng gia đình b nh hưởng như mt vn đ thuc v chính sách ca cơ quan này.

UNHCR không bình luận vi gii truyn thông v nhng trường hp đơn l.

Bà Bose cho biết có "vài trăm" người chun b ri đi trong vòng vài tun ti theo chương trình tái đnh cư nhưng gi đã b tm ngưng.

"Điều mà chúng tôi đang làm bây gi là ch xem chuyện gì xảy ra sau 120 ngày, bi vì chúng tôi cũng không biết nhiu hơn các bn. Chúng tôi vn đang liên lc vi gii hu trách và Đi s quán M đ c gng hiu được tình hình. Nhưng chúng tôi phi ch xem chuyn gì s xy ra bi vì ngay bây gi chúng tôi không biết", bà Bose nói.

Tiến sĩ Nguyn Đình Thng, người giúp chun b h sơ xin đnh cư ca gia đình nói trên và là ch tch ca y ban Cu Người Vượt Bin (BPSOS), cho biết h không phi là gia đình người Vit duy nht b nh hưởng vì lnh cm ca M.

"Còn nhiều gia đình khác mà chúng tôi can thip trong thi gian qua đã thành công sau rt nhiu năm – ba năm, năm năm, by năm", ông nói. "Bây gi cui cùng h có cơ hi đến mt quc gia t do là Hoa Kỳ thì b đình hoãn hết tt c và không biết là s phi ch đi bao lâu mi được cu xét tr li đ mà đi đnh cư ti Hoa Kỳ".

Tiến sĩ Thng nêu lo ngi rng vic người t nn không được đi định cư c ln la li trên đt Thái Lan có th gây nên áp lc buc nước này tìm cách hi hương thay vì công nhn h là người t nn.

"Lệnh va ri ca Tng thng Donald Trump có l không c tình nhưng mà vô hình trung đã to nên mt s ri lon trong chương trình t nn, không riêng ca Hoa Kỳ mà có th lan ra khp thế gii", ông nói thêm.

Tổng thng Trump trong mt thông cáo Ch nht tun trước nói rng "[nước M] s tiếp tc th hin lòng trc n đi vi nhng người chy lánh s áp bc, nhưng chúng ta sẽ làm như vy trong khi bo v người dân và biên gii ca chính chúng ta".

Chính quyền Trump hôm th Ba cho hay 872 người t nn s vn được cho phép nhp cnh M bt chp lnh cm người t nn ca Tng thng. Kevin McAleenan, Quyn Cc trưởng Cc Hải quan và Bảo v Biên gii Hoa Kỳ, gii thích lý do là nhng người t nn này đã lên đường sang M và vic ngăn cn h s gây nên "khó khăn quá mc".

Ngoài việc tm ngưng chương trình người t nn ca M trong 120 ngày, sc lnh hành pháp ca Tng thng Trump còn đình chỉ vô thi hn vic tiếp nhn người t nn đến t Syria và ngăn cn công dân đến t by nước có đa s dân là người Hi giáo nhp cnh M trong vòng 90 ngày.

Hoàng Long

*****************************

Luật sư di trú Mỹ lên tiếng về sắc lệnh di dân mới (RFA, 03/02/2017)

visa3

Những người biểu tình tụ tập tại quảng trường Bourse, Bỉ hôm 30/1/2017 phản đối sắc lệnh di trú mới do Tổng thống Trump ban hành hôm 27/1/2017. AFP photo

Sắc lệnh hành chính mới về di trú của tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn còn gây xôn xao dư luận. Đặc biệt vài ngày trước, một gia đình tị nạn người Việt ở Thái Lan không thể lên máy bay để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Và hầu như tất cả những ai dù là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cũng lo lắng với sắc lệnh này vì có nhiều diễn biến mà ngay cả chính giới Hoa Kỳ cũng cho rằng ‘không thể lường trước được’. Đài Á Châu Tự do phỏng vấn ông David Drake, luật sư chuyên về di trú D.C (Drake Immigration Law PLLC, Văn phòng đặt tại Alexandria, VA, Hoa Kỳ).

Phần chuyển ngữ do Ian Bùi thực hiện.

Quyết định vội vàng

Cát Linh : Xin chào ông David Drake. Câu đầu tiên xin được hỏi là một luật sư chuyên về di trú, ông nghĩ thế nào về sắc lệnh di dân mới vừa được thông qua với mục đích là kiểm soát khủng bố từ nước ngoài nhập cư vào nước Mỹ ?

David Drake : Tôi không đồng ý với sắc lệnh di dân mới này và tôi cũng nói rõ với những người bạn cũng như đồng nghiệp của mình. Có nhiều lý do. Thứ nhất là nó được thông qua quá hấp tấp, không có sự cố vấn của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Tình trạng hỗn loạn tại một số phi trường hồi cuối tuần mà các bạn đã biết là bằng chứng. Vì vậy mà nó bị người dân phản đối và biểu tình khắp nơi, trong nước và cả ở nước ngoài.

Thứ hai, sắc lệnh này được nhắm vào 7 quốc gia mà có thể nói là không có thành tích khủng bố hay đe dọa tấn công nào đối với nước Mỹ, cũng không có tin tức nào đưa ra cho biết có báo động đe dọa đến từ những quốc gia đó. Thêm nữa, đó là những người đến Mỹ là theo chính sách nhập cư, di dân hoặc không phải di dân, tôi muốn nói đến những người mang hộ chiếu nhập cảnh tạm thời (temporary visa). Lệnh cấm này rất chung chung, không chỉ định chính xác vào những người nào được cho là nguy hiểm hoặc đe dọa đến an ninh. Nó như một hình thức thể hiện quyền của tổng thống tấn công vào một số cộng đồng người nước ngoài dưới danh xưng bảo vệ đất nước trước hiểm họa khủng bố.

Sự hiểu lầm lớn nhất là những người bị cấm nhập cảnh trong đợt này toàn là những người có giấy tờ hợp lệ. Một số có thẻ thường trú, thẻ xanh, chiếu khán du học hoặc làm việc, có gia đình hay thân nhân tại Mỹ v.v. Ngoài ra còn có những người tị nạn đã được LHQ chứng nhận sau một quá trình thanh lọc. Họ chọn đất nước này là quê hương thứ hai Chính phủ Mỹ có bổn phận cho họ nhập cảnh vì đây là thoả thuận đã có từ trước giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Nhưng dường như giờ đây chúng ta đang thất hứa với họ.

Thật sự rất khó để tôi có câu trả lời là tại sao ông tổng thống lại ra một quyết định như thế, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy có kẻ gian lẫn lộn trong số những người đã được thanh lọc, đang trên đường đến nước Mỹ.

Vì thiếu sự hợp tác của sở Di Trú, của Bộ Cảnh Sát, Bộ Quốc Hội v.v. cho nên sắc lệnh này đã gây nhiều xáo trộn. Thành thử việc nó bị người dân phản ứng dữ dội không có gì là khó hiểu cả.

Liệu có vi hiến ?

Cát Linh : Truyền thông đưa tin rằng sắc lệnh mới này được tổng thống Donald Trump ký thông qua rất vội vàng, nó không được bàn luận cũng như sự chuẩn thuận từ Quốc hội, và nó vi hiến. Ông nghĩ thế nào ?

IRAQ-US-CONFLICT-DIPLOMACY-POLITICS-TRAVEL-BAN

Ông Fuad Sharif Suleman với visa vào Mỹ hợp lệ bị đưa trở về Iraq trong chuyến bay đến Mỹ quá cảnh Ai Cập hôm 30/1/2017. AFP photo

David Drake : Đây là một câu hỏi phức tạp. Ban hành sắc lệnh không cần thông qua Quốc Hội là một trong những đặc quyền của tổng thống (trong một phạm vi nào đó) mà mọi tổng thống Mỹ xưa nay đều sử dụng, kể cả Obama. Chẳng hạn như cấm cửa một nhân vật nào đó, không cho họ vào nước Mỹ mà không báo trước. Nhưng vấn đề ở đây là tầm mức của sắc lệnh này quá rộng, liên can đến nhiều người cùng một lúc mặc dù không có chứng cứ về sự nguy hiểm.

Về mặt Hiến Pháp, muốn trục xuất hay cấm nhập cảnh cá nhân nào, nhà nước cần xét giấy tờ của cá nhân đó để xem họ có hợp pháp, hợp lệ hay không. Nếu là thường trú nhân thì họ sẽ được xử lý khác với người nước ngoài hay người tạm cư. Nhưng ai ai cũng phải được luật pháp bảo vệ.

Tôi nghe nói một số người còn bị nhân viên sở di trú gạt để ký vào tờ đơn I-407, tức đơn phủ quyết quyền thường trú của mình (tức trả lại thẻ xanh). Đối với tôi, đó là những hành động vi hiến của chánh quyền. Nhưng Hiến Pháp chỉ là Bộ luật cao nhất chứ không phải duy nhất ở Mỹ. Các đạo luật về di trú, như Immigration Act 1952 và những đạo luật do Quốc hội ban hành từ đó đến nay, xác định những ai được phép nhập cảnh. Những đạo luật này cần phải được phía Hành Pháp tức tổng thống tôn trọng và thi hành.

Chúng tôi, những luật sư chuyên về di trú, và công chúng Mỹ nói chung, không tin rằng sắc lệnh này hội đủ điều kiện pháp lý để cấm cảnh dựa trên quốc tịch của người du hành. Phía chính quyền thì bảo rằng lệnh này không cấm người theo đạo Hồi (Islam) nhập cảnh. Điều này đúng hay sai phải chờ mang ra tòa để bàn cãi. Nhưng rõ ràng sắc lệnh này quá rộng vì nó gom đũa cả nắm dựa trên quốc tịch.

Trên nguyên tắc, pháp luật phải được thực thi theo đúng quy trình bất kể đối tượng là người nào. Ai muốn ra vào nước Mỹ đều phải thông qua những điều khoản của pháp luật hiện hành. Nhưng nếu một cá nhân nào đó bị cấm nhập cảnh mà không có chứng cứ cho thấy họ phạm luật thì tôi cho rằng việc đó có vấn đề đối với hiến pháp. Bởi vì các đạo luật do Quốc hội  làm ra và các vị tổng thống trước đây ban hành đã quy định rõ ràng những thành phần nào được phép ra vào nước Mỹ. Một lần nữa, sắc lệnh này có vi hiến hay không ta phải chờ tòa xử mới biết được. Nhưng nếu đối tượng bị cấm cảnh không là công dân Mỹ, hoặc tòa án Mỹ không có thẩm quyền xét xử họ tại nơi họ đang cư trú, thì sẽ là điều đáng cho ta quan tâm.

Tôi nghe rằng trong vụ này có khoảng 90 ngàn người có đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn bị cấm cảnh. Và tất nhiên một số giấy tờ đó sẽ bị hết hạn trong vòng 90 ngày hay 120 ngày tới, khi sắc lệnh này có hiệu lực. Việc này sẽ gây rắc rối về mặt hành chánh cũng như luật pháp.

Câu hỏi tiếp theo sẽ là : "Phi pháp" nghĩa là sao ? Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, tòa án Mỹ có thể hoặc không có thể cứu xét quyền nhập cảnh của một cá nhân nào đó. Trường hợp được nhiều người biết đến là vụ các thành viên trong quân đội, là thường trú nhân có thẻ xanh mà vẫn bị cấm nhập cảnh. Đây là những người nếu xét về mặt chính trị lẽ ra phải được chính quyền đặc biệt ưu đãi. Đó là chưa nói đến những người hoàn toàn không hề là mối đe dọa cho sự an toàn của đất nước.

Sắc lệnh không rõ ràng

Cát Linh : Sắc lệnh di trú mới đã gây nhiều tranh cãi trong chính giới Hoa Kỳ, làm xôn xao dư luận . Cho dù trong nội dung không đề cập trực tiếp đến người Việt Nam là thường trú nhân hợp pháp của Mỹ, nghĩa là những người đang giữ thẻ xanh, nhưng nhiều người lo lắng rằng không có nghĩa là họ sẽ không bị ảnh hưởng trong thời gian sắp đến. Ông có đồng ý với điều đó không và lời khuyên ông dành cho họ thế nào ?

US-VIETNAMESE REFUGEES

Một người Việt tị nạn đến Mỹ từ Hong Kong hôm 19/6/1997. AFP photo

David Drake : Có hai vấn đề tôi nhìn thấy ở đây. Thứ nhất là chính quyền đã không thông báo rõ ràng cho các cơ quan hữu trách biết phạm trù của sắc lệnh là gì, giới hạn của nó ra sao. Ta thấy rõ ràng nhân viên nhà nước tại các cửa khẩu bị hoang mang, không hiểu thấu đáo việc gì cần phải làm. Rốt cuộc những người thường trú hợp pháp, có thẻ xanh, cũng bị ngăn chặn không cho trở về nhà. Họ bị gom chung với những người cần được "sàng lọc cực kỳ kỹ lưỡng" (extreme vetting) hoặc những thành phần "chính trị" không dính líu gì tới họ. Về mặt pháp lý, thường trú nhân có quyền lợi nhiều hơn người nước ngoài. Do đó ta thấy chính quyền đã có dấu hiệu thoái lui sau khi nhận ra hậu quả bất ngờ khi sắc lệnh được ban hành. Giờ thì họ công bố là các thường trú nhân nào có thẻ xanh chỉ cần nộp đơn xin được "miễn cấm", sở di trú sẽ theo đó mà cứu xét từng trường hợp riêng.

Vấn đề đặt ra cho các luật sư như chúng tôi là chúng tôi không thể bảo đảm với thân chủ của mình rằng nếu họ rời khỏi nước Mỹ họ sẽ được phép quay trở lại. Chúng ta không thể đặt tin tưởng vào sở Di Trú vì ta đã thấy rằng chính quyền này không quan tâm đến việc thông báo trước để mọi người có thể chuẩn bị. Sự thiếu minh bạch đến từ cấp cao nhất khiến nhiều người phải tạm ngưng công việc. Rất khó mà đoán trước được chính quyền này sẽ làm gì kế tiếp. Cung cách làm việc của họ có vẻ hỗn loạn và bất thần.

Cát Linh : Cách đây chỉ vài ngày, một gia đình tị nạn người Việt ở Thái Lan không thể lên máy bay vào ngày 22 tháng 2 này để đến Mỹ vì bị ảnh hưởng bởi điều luật mới. Không có gì chắc chắn rằng hồ sơ tị nạn của họ sẽ được phê chuẩn với sắc lệnh mới này sau 120 ngày chờ đợi. Theo ông, gia đình đó cũng như các trường hợp tương tự khác nên làm thế nào ?

David Drake : Đúng là trong thông báo của sắc lệnh hành chính mới về di dân có đề cập đến việc tạm hoãn nhập cư 120 ngày. Có nghĩa là trong thời điểm hiện tại họ sẽ không có đủ bằng chứng pháp lý hợp pháp vào thời gian bên ngoài nước Mỹ của những hồ sơ di dân đó. Tôi cũng có nghe đến việc chính phủ Canada tiếp nhận những hồ sơ bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ. Nếu điều đó xảy ra thì với tôi là một điều tuyệt vời.

Theo tôi, điều duy nhất nên làm là nếu các bạn có mối liên hệ hay người thân là công dân Hoa Kỳ thì trình bày trực tiếp với các nghị viên, dân biểu nơi mình cư trú đề nhờ sự giúp đỡ.

Ngay lúc này thật sự rất khó để đưa ra lời khuyên pháp lý rõ ràng nhưng riêng tôi đề nghị khi trong trường hợp như thế nên tìm đến những văn phòng hoặc luật sư di trú thực sự đáng tin cậy để giúp đỡ.

*********************

Tị nạn Indonesia khốn khổ vì sắc lệnh của Tổng thống Trump (VOA, 03/02/2017)

visa6

Những người t nn Iraq ti mt nhà tm trú Puncak, West Java, Indonesia, 31/1/2017.

Quyết đnh Tng thng Hoa Kỳ chn công dân t 7 quc gia đa s theo Hi giáo nhp cnh Hoa Kỳ đã gây ra phn ng d di, nhưng b tác đng nng n nht là nhng người t nn, khi chương trình đnh cư người t nn b đình ch trong 120 ngày.

Sắc lnh hành pháp ca Tng thng Trump, được ban hành tun trước, ngưng cp th thc và ngưng cp các quyn li khác cho các công dân Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen. Các quc gia này có tên trong danh sách "các nước đáng quan tâm" trong một đo lut năm 2016 liên quan đến vic cp th thc di trú.

Sắc lnh mi cũng tm ngng chương trình người t nn trong 120 ngày, trong khi ch các quan chc xét li các th tc kim tra. Sc lnh còn gii hn s người t nn được phép nhp cnh Hoa Kỳ xuống còn 50.000 người trong năm tài khóa 2017 kết thúc vào ngày 30 tháng 9.

Khốn kh nht vì lnh đình ch chương trình t nn M là mt nhóm gm 14.000 người t nn Indonesia. Hoa Kỳ là quc gia tiếp nhn nhiu nht thành phn b buc phi di cư người Indonesia, phần ln trong s h là tín đ Hi giáo.

Ông Febi Yonesta, Chủ tch SUAKA, Mng lưới xã hi dân s Indonesia Bo v quyn t nn nói :

"Chỉ riêng năm 2016 đã có 790 người được chp nhn cho đnh cư đến Hoa Kỳ. Nếu chính sách ca ông Trump kéo dài, những người t nn Indonesia s b tác đng nghiêm trng".

****************

Vatican lo lắng về sắc lệnh cấm di dân của ông Trump (SBTN, 01/02/2017)

SBTN, 01/02/2017

Hồng y Blase Cupich của Chicago nói rằng đây là "một thời kỳ đen tối của lịch sử Hoa Kỳ"

visa7

Tổng Giám mục Angelo Becciu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican

Trong nhận định đầu tiên của Tòa thánh kể từ khi ông Trump ban hành lệnh cấm công dân 7 quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi nhập cảnh Hoa Kỳ, khi được hỏi về sắc lệnh cấm di dân của ông Trump, Tổng Giám mục Angelo Becciu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Vatican, tuyên bố trên đài truyền hình của Tòa thánh :

"Tòa thánh Vatican tỏ ra lo lắng về lệnh cấm di dân của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump".

Tổng Giám mục Angelo Becciu là nhân vật đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo của Tòa thánh, đã được hỏi về sắc lệnh cấm di dân, cũng như cam kết của ông Trump xây bức tường dọc theo biên giới Hoa Kỳ và Mexico, ông nói :

"Trong thực tế, Giáo hoàng Francis từng nhấn mạnh đến khả năng hội nhập của những người tị nạn đến trong các xã hội và văn hóa của chúng ta".

Một số nhà lãnh đạo Công giáo La Mã tại Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh cấm di dân của ông Trump. Hôm Chủ Nhật 29/01, Hồng y Blase Cupich của Chicago nói rằng đây là "một thời kỳ đen tối của lịch sử Hoa Kỳ" (a dark moment in U.S. history) và nó đã "đi ngược với các giá trị của Hoa Kỳ cũng như Công giáo" (contrary to both Catholic and American values)

Trung tâm Columban có trụ sở tại Washington đưa ra tuyên bố nói rằng Quyết định của Trump "đưa ra các câu trả lời sai trái và vô nhân đạo" đối với thực tế khắc nghiệt của nghèo đói, bạo lực và xung đột, là thực tế khiến người ta phải di cư.

"Là người có đức tin, chúng ta được mời gọi vừa giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của di cư vừa tìm kiếm các chính sách đón nhận anh chị em di cư của chúng ta. Chúng tôi chống lại bất kỳ chính sách nào tìm cách xây dựng một bức tường, bắt giữ vô nhân đạo các phụ nữ và các gia đình, chấm dứt các nơi náu ẩn cuối cùng, tiến hành các cuộc tấn công người nhập cư, hạn chế di cư dựa trên yếu tố quốc gia nguồn gốc của người di cư và gia tăng quân sự hóa biên giới" – tuyên bố nói thêm.

Tổ chức Pax Christi USA tuyên bố sẽ vẫn "đứng về phía anh chị em di dân đang phải sống trong nỗi sợ bị trục xuất và tách khỏi gia đình của họ".

"Không ai thích bỏ trốn khỏi đất nước của họ" – Pax Christi USA tuyên bố. "Chúng tôi tôn trọng sự đa dạng về lý do người di cư đến Hoa Kỳ, nào là nghèo đói, nào là bạo lực băng đảng và khủng bố… Xây dựng một bức tường là biểu tượng trực quan của những lời dối trá chính trị".

Ông Gerry Lee, Giám đốc điều hành của Văn phòng Maryknoll vì Mối quan tâm Toàn cầu, phát biểu :

"Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng người tị nạn không phải là những con tốt trên bàn cờ nhân loại. Họ là những trẻ em, những phụ nữ, và những đàn ông bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ… Thịt của Chúa Kitô trong xác thịt của những người tị nạn". "Câu trả lời của đức tin không phải là xây dựng một bức tường hoặc phân biệt đối xử chống lại người Hồi giáo, nhưng là mở rộng trái tim của chúng ta và nhà cửa của chúng ta cho người tị nạn của tất cả các tôn giáo trong thái độ đón nhận lời mời gọi thiêng liêng, kêu mời chúng ta bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống"

Các tu sĩ Dòng Tên tại Canada và Hoa Kỳ nói rằng họ lo ngại về các hành động của chính phủ Trump.

"Ngày càng có nhiều người di cư đến Hoa Kỳ chạy trốn bạo lực và bất ổn" – các linh mục Dòng Tên nói trong một tuyên bố. "Đức tin kêu gọi chúng ta nhìn thấy họ, hiểu hoàn cảnh của họ và cung cấp sự bảo vệ cho họ".

Giám mục giáo phận Austin (Texas) kiêm Chủ tịch Ủy ban Di dân của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Joe Vasquez đã lên án các sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc xây dựng bức tường tại biên giới Mỹ-Mexico và cắt giảm ngân sách liên bang đối với những thành phố chứa chấp di dân bất hợp pháp.

Hồi tháng 2 năm ngoái, khi trở về sau chuyến công du Mexico, Giáo hoàng Francis nói rằng quan điểm của ứng cử viên Trump về việc xây dựng bức tường "không phải là Ky Tô hữu" (Pope Francis said that Donald Trump is "not Christian" if he wants to build a wall along the US-Mexican border).

Song Châu

Published in Quốc tế

Một tun sau khi nhm chc, hôm 27/1/2017 Tng thng Donald Trump đã ký mt sc lnh v chính sách tị nn và di dân ca Hoa Kỳ vi nhng hn chế mi.

phandoi1

Người biu tình phn đi chính sách t nn và di dân bên ngoài Tòa Bch c, ngày 29/1/2017.

Tôi phản đi sc lnh này vì nó có th vi phm pháp lut hin ti và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lnh này, vic nhn người t nn t khp nơi trên thế gii vào Hoa Kỳ s tm đình ch 4 tháng.

Đối vi by quc gia gm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình t nn, di dân s b đình hoãn cho ti khi B Ngoi giao xem xét li th tc thanh lc nhng người mun vào M, sau đó s tham kho vi gii chc an ninh và quc phòng đ bo đm nhng người được cho vào M s không đe da an ninh Hoa Kỳ.

Bảy quc gia có tên trong sc lnh là nhng nước vi đa s dân theo Hi giáo. Riêng người dân t Syria s không được vào M vi tư cách t nn cho đến khi có lnh mi.

Chiều ngày 28/1/2017 hơn mt trăm người có ngun gc t 7 quc gia va k và là thường trú nhân hp pháp ca Hoa Kỳ đã b nhân viên di trú tra vn khi qua các phi cng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.

Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biu tình phản đối chính sách mi ca chính quyn Trump. Nhiu nhà hot đng dân quyn và lut sư di trú đã có mt ti ch đ tìm cách giúp nhng hành khách b nh hưởng.

Tôi cho rằng vic hành khách t 7 quc gia đó b tra vn thêm là điu vi phm lut l hin hành vì mang tính phân biệt đi x.

Nhiều người Vit có th xanh, đi Vit Nam ri tr li M không có ai b tra hi thêm hay làm khó d liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phm pháp. Nhng người t các quc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gp khó khăn khi trở li M.

Thế thì ti sao người dân t by quc gia b nh hưởng bi sc lnh mi, cũng có th xanh, nhưng ch vì h đến t nhng quc gia đo Hi thì li b đi x khác bit ?

Tổng thng Trump cho rng sc lnh đó nhm mc đích bo đm an ninh cho nước Mỹ.

Nhiều người phn đi lp lun va nêu và cho rng điu đó s không giúp cho an ninh ca M mà còn có nh hưởng xu ti Hoa Kỳ trên thế gii.

Hầu hết các nhân vt dân c thuc Đng Dân ch và cũng có mt s v dân c thuc Đng Cng hòa như các Thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phn đi sc lut này.

Các nhà ngoại giao là nhng người trc tiếp thi hành chính sách t nn và di dân ca chính ph M. Sc lut mi đã khiến c nghìn gii chc ngoi giao làm vic ti nhiu nơi trên thế gii bày t ý kiến không đng tình vi chính sách mi ca Tng thng Trump.

Các tổ chc bo v dân quyn mnh m phn đi và ngay lp tc Liên đoàn Dân quyn M (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đng đơn kin hành pháp. Mt thm phán New York ngay sau đó đã ra án lệnh tm thi không cho gii chc di trú giam gi nhng người b nh hưởng bi sc lnh.

Có những ý kiến cho rng nếu đ nhng người có gc Hi giáo nhp cư là s gây nguy him cho Hoa Kỳ b tn công khng b.

Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khng b xâm nhp vào M. Nhưng 19 tên khng b tn công vào nước M ngày 11/9/2001 không phi là người t 7 quc gia được nêu tên trong sc lnh ca Tng thng Trump. Trong 19 tên khng b đó, 15 tên đến t Saudi Arabia, còn li t Ai Cp, Lebanon và United Arab Emirates.

Đồng ý rng v khng b tn công vào nước M năm 2001 khiến 3.000 người thit mng là mt biến c kinh hoàng. T đó các chính sách và bin pháp an ninh ca nước M đã hoàn toàn thay đi đ bo đm nhng v tn công như thế s không xảy ra na.

Tại Hoa Kỳ t đó đến nay đã có thêm mt vài v tn công khác mang tính cách khng b, như Florida và California mà k ch mưu có ngun gc t quc gia theo đo Hi.

Nhưng trong ni đa nước M cũng đã có nhiu v tn công giết người hàng loạt không do người Hi giáo ch mưu.

Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, my trăm người b thương. Giáng Sinh năm 2012 có n súng trường tiu hc Sandy Hook gây t vong cho 21 hc sinh.

Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tn công vào trường Virginia Tech University cũng gây t vong cho 32 người.

Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gc Vit đem súng vào mt tim bán đ đin t bt gi người làm con tin và gây t thương cho 6 người.

Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có nhng thay đi nhm vào người t nn hay di dân t Nam Triu Tiên hay Vit Nam.

phandoi2

Thuyền nhân vượt bin trong tri t nn Galang, Indonesia 1986 (nh : Bùi Văn Phú)

n 40 năm đã trôi qua t khi xy đt di tn ca người Vit t nn cng sn năm 1975. Tưởng cũng nên nhc li rng nhiu v dân c M thi đó đã không đng ý vi chính sách ca Tng thng Gerald Ford cho nhn người Vit vào M đnh cư. Phn đi mạnh mẽ nht là các nhân vt dân c thuc Đng Dân ch như Thượng Ngh sĩ Joe Biden (sau này là phó tng thng), Thượng Ngh sĩ George McGovern, và Thng đc California thi đó là Jerry Brown.

Khi có làn sóng vượt bin thì Tng thng Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyn nhân và sau nhiu chương trình cho người Vit vào M đnh cư như H.O., con lai, Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees-ROVR, đến nay vn còn chương trình đoàn t gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Vit có cơ hi đnh cư ti M.

Thế thì ti sao chính sách mi ca Tng thng Trump lại ngăn cn nhng người đến t mt vùng đt khác hay có tôn giáo khác vào M ? Đó là lý do tôi phn đi sc lut này vì có tính phân bit đi x căn c vào chng tc, tôn giáo.

Người M gc Vit cũng đu là người t nn chy trn áp bc hay di dân vào Mỹ đ tìm cơ hi thăng tiến đi sng. Nhng người đến M t nhng quc gia khác cũng ch có mơ ước như chúng ta.

Hoa Kỳ là một quc gia hình thành và phát trin bi nhng di dân đến t khp nơi trên thế gii. Trước khi có biến c 11/9 đã có nhiu công dân Mỹ vi ngun gc t nhng quc gia đo Hi và, cũng như mi di dân khác chn Hoa Kỳ làm quê hương, h đã đóng góp cho s phát trin ca đt nước này.

Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gc Syria.

Bùi Văn Phú

Nguồn : VOA, 02/02/2017

Published in Diễn đàn

Trong bài "Donald Trump đăng quan, một thế giới mới đang thành hình", Tiến sĩ Phan Văn Song đã viết : "Thế giới của Donald Trump là thương trường ! Với một doanh nhơn, thương trường là rừng xanh - la jungle" ! Trong rừng không có sự trung thành, mà cũng chẳng có sự phản bội ! Chỉ có luật lệ của kẻ mạnh. Đó là luật của rừng xanh – La Loi de la jungle thôi ! (Dans la jungle il n’y a ni de fidèlité ni de trahison. Il n’y a que la loi du plus fort. C’est la Loi de la Jungle !)"

saclenh1

Biểu tình tại phi trường John F. Kennedy ở New York

Quả đúng như vậy. Điều 202 Đạo luật về Di trú và Quốc tịch 1965 (The Immigration and Nationality Act of 1965) quy định rằng không ai "bị phân biệt trong việc cấp thị thực di trú vì chủng tộc, giới tính, quốc tịch, nơi sinh hoặc nơi cư trú". Nhưng hôm 27/01/2017 vừa qua, Donald Trump đã ký một sắc lệnh về di trú hoàn toàn trái với những quy định đó. Sắc lệnh này đang bị phản đối trên khắp nước Mỹ và thế giới. Nói cách khác, Donald Trump đang sử dụng luật rừng của thương trường khi cai trị nước Mỹ.

Xảo thuật dùng "sắc lệnh" !

Từ hôm nhận chức đến nay, Donald Trump đã ký trên 20 "Sắc lệnh" để gọi là xóa đi "di sản của Obama" và chứng minh rằng những điều ông ta tuyên bố khi tranh cử đang được thực hiện. Nhưng sau khi nhìn lại, các cơ quan truyền thông Mỹ đã khám phá ra rằng đây cũng chỉ là những xảo thuật của Donald Trump đã sử dụng khi tranh cử để đánh lừa quần chúng. Một thí dụ cụ thể : 

Ngày 23/01/2017 hãng thông tín Reuters loan tin Tổng thống Donald Trump đã ký một Sắc lệnh rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Những người biết luật đã rất ngạc nhiên và đặt câu hỏi : Cái gì thế này ? Làm sao có thể dùng Sắc lệnh để rút ra khỏi Hiệp định TTP được ? 

Hiệp định TPP là một hiệp định đa phương đã được 12 quốc gia thành viên ký kết ngày 03/02/2016 tại New Zealand sau 5 năm thảo luận. Mặc dầu chưa được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, nhưng theo sự quy định của hiệp định này, quốc gia thành viên nào nếu muốn rút khỏi Hiệp định phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu tại New Zealand, đồng thời thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác của hiệp định về việc rút khỏi này. Việc rút khỏi sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày gửi thông báo đến New Zealand. Hiệp định sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực với các thành viên còn lại. Như vậy làm sao có thể dùng "sắc lệnh" để rút lui khỏi Hiệp định TPP được được ?

Khi đọc kỹ bản văn, các luật gia và cơ quan truyền thông mới ngã ngửa : Đây không phải là một "Sắc lệnh" (Executive order) mà chỉ là một "Bản hướng dẫn để thi hành" (Executive memorandum) ! Các luật gia và các cơ quan truyền thông Mỹ đã báo động : Phải coi chừng sự lừa đảo (cheat) giữa các Sắc lệnh (Executive orders), các Bản hướng dẫn (Memoranda) và các Tuyên ngôn (proclamations) của Donald Trump ! 

Để độc giả có thể thấy rõ hơn sự lừa đảo của nhóm Donald Trump về phương diện pháp lý, chúng tôi xin nói rõ về quyền ban hành Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ và sự khác biệt giữa các Sắc lệnh với các bản hướng dẫn và các tuyên ngôn.

Phân biệt giữa Sắc lệnh và Bản hướng dẫn

Quyền hành pháp (Executive power) của Tổng thống được quy định trong điều II khoản 1 và khoản 3 của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Khoản 1 quy định rằng : "Quyền hành pháp sẽ được trao cho một vị Tổng thống Hợp chúng quốc" (The Executive power shall be vested in a President of the United States of America).

Khoản 3 nói rằng : "Tổng thống phải đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn" (He shall take care that the Laws be faithfully executed).

Để thi hành quyền hành pháp, Tổng thống thường ban hành Sắc lệnh. Ngày xưa, chữ "Sắc lệnh" hay "Sắc chỉ" (Ordonnance) được dùng để chỉ mệnh lệnh của vua. Sau này Sắc lệnh được dùng để dịch chữ "Décret" của Pháp, tức văn kiện hành pháp của cấp cao trong chính phủ như Tổng thống hay Thủ tướng. Nay chữ "Sắc lệnh" cũng được dùng để dịch chữ "Executive Order" của Mỹ.

1. Sử dụng Sắc lệnh

Sắc lệnh (Executive Order) thường được dùng để chỉ đạo các cơ quan và các viên chức liên bang trong việc thi hành các luật pháp và chính sách do quốc hội lập ra (Executive Orders are generally used to direct federal agencies and officials in their execution of congressionally established laws or policies).

Nói rõ hơn, Tổng thống Mỹ chỉ có quyền ấn định các thể thức thi hành luật pháp do Quốc hội đã làm ra mà thôi. Tổng thống Mỹ không có quyền đặt ra luật pháp, quyền đó thuộc về Quốc hội. Nhưng qua một số Sắc lệnh mới được ban hành, chúng ta thấy có nhiều vấn đề Donald đang sử dụng Sắc lệnh để lấn quyền lập pháp của Quốc Hội, tức sử dụng luật rừng. Cụ thể là Sắc lệnh về di trú mới ban hành ngày 27/01/2017. Sắc lệnh này đang bị kiện vì vừa vi Hiến vừa vi Luật !

2. Sử dụng Bản hướng dẫn

"Executive Memorandum" hay "Presidential Memorandum" là gì ?

Chữ "Memorandum" có nhiều nghĩa khác nhau và số nhiều của nó là "Memoranda" (tiếng Latin) chứ không phải "Memorandums" như hãng thông tấn PBS đã viết. Nghĩa đầu tiên của Memorandum là bản ghi nhớ hay bản hướng dẫn. Trong danh từ ngoại giao, nó được dịch là giác thư hay công hàm. Về luật, chữ "Memorandum of Law" được dùng để chỉ bản lý đoán hay bản luận trạng của luật sư nộp để tranh cãi, v.v.

Bản hướng dẫn của Tổng thống (Presidential Memorandum) mà ông Trump đã dùng nói trên chỉ là một bản hướng dẫn các cơ quan chính quyền làm một việc gì đó (direct specific government agencies to do something). Nó không có giá trị như Sắc lệnh. Các luật gia và báo chí Mỹ đã tố cáo Trump đã coi những Bản hướng dẫn như là Sắc lệnh (referring to Memoranda as Executive orders), chẳng hạn như Bản hướng dẫn rút khỏi hiệp đinh TPP, Bản hướng dẫn Bộ Thương Mại xem lại các luật lệ về các sản xuất Mỹ tại ngoại quốc trong 60 ngày, v.v. Đó là trò đánh lận con đen.

Chỉ lo chuyện lặt vặt và đó kỵ

Ông Trump chỉ là một nhà kinh doanh trung bình về khách sạn, sòng bài và sân golf với số vốn năm ba tỷ, nên chưa bao giờ có tầm nhìn lớn. Ông bầu của Trump hiện này là Rex Tillerson là người chuyên kinh doanh dầu mỏ nên chỉ lo làm sao kiếm được nhiều tiền bằng dầu mỏ, bất chấp những hậu quả khác. Ông Trump lại không có ý niệm gì về luật pháp và thường sử dụng tiểu xảo để làm ăn, đã từng gây ra 4.095 vụ án, trong đó có 150 vụ khai phá sản, nên khi lên làm tổng thống ông nghĩ rằng có thể tiếp tục dùng các tiểu xảo đó để lãnh đạo và tin rằng sẽ thành công !

saclenh2

Tân Tổng thống Donald Trump họp báo ngày 11/01/3017

Trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta thấy người dùng nhiều Sắc lệnh nhất là Tổng thống Franklin Roosevelt với 3.522 sắc lệnh, tiếp đến là Tổng thống Calvin Coolidge 1.203, thứ ba là Tổng thống Theodore Roosevelt 1.081, v.v. Tổng thống Obama đã sử dụng 277 sắc lệnh và trong 10 ngày đầu năm 2009, ông cũng đã sử dụng 16 sắc lệnh. Ấy thế mà khi Trump mới chỉ ban hành chưa đến 20 văn kiện, nhóm Cuồng Trump đã la to lên : "Hãy xem ông Trump làm kìa !".

Các tổng thống trước, mỗi khi ký sắc lệnh không hề dưa lên cho công chúng xem để khoe rằng "Ta đang làm đây !" như Donald Trump đang làm.

Trong bài diễn văn nhậm chức cũng như trong các sắc lệnh vừa được ký kết, chúng ta không thấy Donald Trump đề cập đến các chính sách lớn của nước Mỹ như kế hoạch xây dựng và phát triển quốc gia, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách bang giao quốc tế, chính sách mậu dịch quốc tế…, ông chỉ nghĩ đến các chuyện lặt vặt, hay đố kỵ, và ông bắt đầu gặp những khó khăn về cả pháp lý lẫn chính trị với những chuyện lặt vặt hay đố kỵ mà ông đang làm. Cho đến nay, có ba Sắc lệnh đang gây khó khăn cho Donald Trump hơn cả là Sắc lệnh hủy bỏ Obamacare, Sắc lệnh xây bức tường và Sắc lệnh về di trú. Hôm nay chúng tôi xin nói về vấn đề di trú.

Những phản ứng nặng nề

Hôm 27/01/2017 Tổng thống Trump ký đã sắc lệnh tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới. Xin tóm lược như sau :

1. Nội dung Sắc lệnh di trú

- Tạm dừng chương trình tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ trong 120 ngày.

- Cấm vô thời hạn đối với người tị nạn Syria.

- Cấm công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

- Hạn ngạch người tị nạn được ấn định cho năm 2017 là 50.000 người (thay vì 110.000 người như dưới thời Tổng thống Obama).

Bộ Nội An cho biết công dân của 7 nước trên, kể cả đã có thẻ xanh ở Mỹ, vẫn phải nộp hồ sơ xin xét duyệt lại để được chấp thuận cho phép đến Mỹ. Kết quả xét duyệt sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp chứ không có quy định nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Với những công dân hiện đang có thẻ xanh và chưa ra khỏi nước Mỹ, đã được khuyến cáo phải đến Lãnh sự quán thông báo trước khi rời Mỹ. Những khách du lịch có hai quốc tịch, trong đó quốc tịch thứ hai thuộc một trong 7 nước nói trên, cũng không được phép đến Mỹ.

2. Các phản ứng chống đối

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union-ACLU) đã đệ đơn lên Tòa liên bang khu vực Đông New York xin tạm thời ngừng trục xuất những người có thị thực hoặc người tị nạn đang bị mắc kẹt tại các sân bay Mỹ được ước tính có từ 100 người 200 người.

Hôm 28/01/2017, Thẩm phán liên bang Ann Donnelly đã ban hành phán quyết khẩn cấp, tạm thời ngưng trục xuất những người đến từ 7 nước bị cấm nhập cảnh vào Mỹ theo sắc lệnh mới ký. Phán quyết nói rằng Sắc lệnh của Trump vi phạm các quyền của họ được xét xử theo tiến trình luật định và bảo đảm công bằng được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ (violates their rights to Due Process and Equal Protection guaranteed by the United States Constitution). Tiếp theo, các thẩm phán liên bang tại Boston, Seattle… cũng đã ra những phán quyết tương tự.

Ngày 29/01/2017 Bộ trưởng Tư pháp của 16 tiểu bang tại Hoa Kỳ đã ra thông cáo chung lên án sắc lệnh về di trú vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành. Thông cáo cho biết sẽ "sử dụng mọi công cụ trong quyền hạn" để chống lại sắc lệnh mà tổng thống đã ký hôm 27/01. 

Gần 900 viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký một giác thư phản đối Sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Lá thư viết rằng lênh cấm của ông Trump sẽ không đạt mục đích bảo vệ nước Mỹ trước tấn công khủng bố, và có thể có hại.

Ngày 30/01, bà Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates lên tiếng phê phán sắc lệnh di trú mới của Donald Trump là bất hợp pháp. Bà liền bị thay thế bởi ông Dana Boente, một Thẩm phán liên bang tại Virginia, vì ông này không phản đối lệnh đó.

Tổ Chức Hợp Tác Hồi giáo (Organization of Islamic Cooperation-OCI, tập hợp 57 quốc gia, đã lên án sắc lệnh của ông Trump, cho đây là một động thái chỉ có tác dụng kích động ý hướng cực đoan trong thế giới Hồi giáo, tạo cơ sở cho các hoạt động khủng bố.

Ngoài các nước trong khối Ả Rập - Hồi giáo, từ Canada đến Anh, càng ngày càng có thêm nhiều tiếng nói và hành động cụ thể phản đối sắc lệnh của Trump, nổi bật nhất là bản kiến nghị với trên 1,7 triệu chữ ký đòi chính quyền Anh Quốc hủy bỏ chuyến công du cấp Nhà nước của tân tổng thống Trump.

Ở Canada, chính phủ loan báo vẫn cấp giấy tạm trú cho tất cả những công dân 7 nước bị kẹt lại ở Canada vì sắc lệnh của ông Trump.

3. Biện minh bằng ngụy biện

Hôm 29/1 ông Trump đã viết trên Twitter : "Đất nước chúng ta cần các biên giới vững mạnh và việc thẩm tra kỷ càng, ngay lúc này. Nhìn xem những gì đang xảy ra khắp Châu Âu, và trên toàn thế giới – một mớ hỗn độn khủng khiếp".

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ John McCain lại cho rằng việc làm đó sẽ tạo cho Nhà nước Hồi giáo có cơ hội để tuyên truyền. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đã lên Twitter nhắn tin : "Xin gửi lời đến những người chạy trốn khỏi sự đàn áp, khủng bố và chiến tranh, người Canada sẽ chào đón quý vị, bất kể quý vị có đức tin gì. Sự đa dạng là sức mạnh của chúng ta. Hoan nghênh quý vị đến với Canada của chúng tôi".

saclenh3

Dân chúng xuống đuờng biểu tình đón chào người tỵ nạn

Điều 3 của Công Ước Genève về người tỵ nạn năm 1951 cũng đã quy định : "Các quốc gia thành viên Công ước phải áp dụng các điều khoản của Công ước đối với những người tị nạn mà không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo hay nguồn gốc dân tộc".

Make America Sick Again !

Mặc dầu đã tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ từ hôm 20/01/2017, cho đến nay Donald Trump vẫn còn tưởng mình đang là giám đốc Trump Organization, ở đó ông có thể làm bất cứ thứ gì, kể cả sử dụng tiểu xảo như khi kiếm phiếu.

Khi đặt bút ký vào sắc lệnh về di trú nói trên, Donald Trump tuyên bố : "Chúng ta không muốn họ ở đây" (We don't want them here). Như vậy khi hành động, Donald không cần biết Hiến Pháp và Luật pháp Hoa Kỳ đã quy định như thế nào, và vẫn tiếp tục coi "điều tao muốn là luật" hay "miệng tao là luật". Rõ ràng là ông đang bắt chước Ban Bí thư Chánh pháp của Trung Quốc, khẳng định : "Môi trên của tao là trời, môi dưới là đất, tao chính là pháp luật…".

Các luật gia nói rằng chỉ cần căn cứ vào Đạo luật Di trú và Quốc tịch năm 1965 cũng đủ để thách thức Donald Trump tại tòa, vì trong đó đã quy định rõ rằng không ai "bị phân biệt trong việc cấp thị thực di trú vì chủng tộc, giới tính, quốc tịch, nơi sinh hoặc nơi cư trú".

Trong Sắc lệnh, Donald Trump viện dẫn ra Luật di trú năm 1952 cho phép tổng thống được tạm thời cấm người vào Mỹ khi xem có hại cho lợi ích quốc gia để chứng minh mình có quyền. Nhưng luật này đã bị Đạo luật Di trú và Quốc tịch 1965 hủy bỏ. Điều này cũng cho thấy đám "cố vấn", hay tùy tùng của Donald Trump là những người thiếu tư cách và lương tri, cứ chiều theo ý Donald Trump, soạn thảo những văn kiện mà họ biết là vi Hiến và vi Luật. Họ là hạng người nào ?

Là một người chẳng có chút hiểu biết hay kinh nghiệm gì về chính trị và lãnh đạo quốc gia, lại có đầu óc thiển cận, đố kỵ và thích sử dụng tiểu xảo, Donald Trump sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu ?

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, Trưởng Khối Dân Chủ tại Thượng Viện, đã nói : Đảng Cộng Hòa muốn làm cho nước Mỹ đau yếu trở lại (GOP wants to make America sick again).

Ngày 02/02/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Phong trào chống sắc lệnh di trú của D. Trump lan rộng trên thế giới (RFI, 30/01/2017)

Từ Canada đến Anh Quốc, không kể đến các nước trong khối Ả Rập-Hồi giáo, càng lúc càng có thêm những tiếng nói và hành động cụ thể phản đối sắc lệnh của tân tổng thống Mỹ Donald Trump cấm cửa công dân từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo. Nổi bật nhất là bản kiến nghị đòi chính quyền Anh Quốc hủy bỏ chuyến công du cấp Nhà nước của tân tổng thống Mỹ Donald Trump.

ditru1

Biểu tình chống sắc lệnh nhập cư của Donald Trump tại nhà ga số 4 sân bay San Francisco International, California, Hoa Kỳ, ngày 29/01/2017 - REUTERS/Kate Munsch

Theo ghi nhận của AFP, vào trưa nay, theo giờ Paris, đã có hơn một triệu người ký vào bản kiến nghị phản đối chuyến thăm Anh Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến vào năm nay, để phản đối sắc lệnh chống nhập cư của ông.

Bản kiến nghị được công bố trên trang web của Nghị Viện Vương Quốc Anh xác định rằng ông Trump "có thể thăm Anh Quốc trong tư cách là người đứng đầu chính phủ Mỹ", nhưng không thể thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước, với tất cả những nghi thức trang trọng kèm theo.

Theo ghi nhận của giới quan sát, kiến nghị yêu cầu không đón tiếp ông Trump trong một chuyến thăm cấp Nhà nước đã được đưa ra từ cuối năm ngoái, với lý do là tránh cho Nữ Hoàng Anh phải tiếp một con người thô tục. Tuy nhiên kiến nghị đó chỉ được vài trăm chữ ký.

Thế nhưng, sau khi ông Trump ký sắc lệnh cấm nhập cư đối với 7 quốc gia có phần đông người theo Hồi giáo và ngưng tiếp nhận người tị nạn, số lượng người ký đã tăng vọt, tựa như mọi người muốn qua đó biểu thị thái độ chống chính sách kỳ thị của ông Trump.

Một quốc gia khác là Canada, thì đã dùng hành động cụ thể trong thẩm quyền của mình để tỏ thái độ phản đối sắc lệnh di trú của tổng thống Mỹ. Vào hôm qua, Ottawa loan báo quyết định cấp giấy tạm trú cho tất cả những công dân 7 nước bị ông Donald Trump vạch mặt chỉ tên và bị kẹt lại ở Canada vì sắc lệnh vừa ban hành.

Đây được xem là một cử chỉ gián tiếp chỉ trích chính sách của nước láng giềng.

Phản ứng mạnh nhất trước sắc lệnh của Donald Trump dĩ nhiên là 7 nước bị tổng thống Mỹ nêu tên nói riêng, và các quốc gia trong khối Ả Rập Hồi giáo nói chung.

Vào hôm nay, Quốc Hội Iraq, một trong số 7 nạn nhân của Donald Trump, đã thông qua một nghị quyết trả đũa Hoa Kỳ, áp dụng biện pháp gọi là ăn miếng trả miếng nhắm vào người Mỹ nhập cảnh Iraq.

Ngay từ hôm qua, Liên Đoàn Ả Rập bao gồm 22 nước đã lên tiếng quan ngại về sắc lệnh của ông Trump, nêu bật một số điểm phi lý trong sắc lệnh này.

Qua ngày hôm nay, đến lượt Tổ Chức Hợp Tác Hồi giáo OCI, tập hợp 57 quốc gia, đã đả kích sắc lệnh của ông Trump, cho đấy là một động thái chỉ có tác dụng kích động ý hướng cực đoan trong thế giới Hồi giáo, tạo cơ sở cho các hoạt động khủng bố.

Giới quan sát đều nêu bật nghịch lý trong hành động của tân tổng thống Mỹ. Trong lúc ông nêu lên vụ khủng bố ngày 11/09/2001 để giải thích lý do hạn chế nhập cảnh đối với 7 nước bị ông cho vào danh sách đen, thì các quốc gia là quê hương của các tên không tặc ngày 11/09 lại không nằm trong danh sách, từ Ai Cập, Ả Rập Xê Út, cho đến Liban, và Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

Bốn nước này đều là đồng minh của Mỹ.

Trọng Nghĩa

*************************

Mỹ : Tư pháp 16 tiểu bang lên án sắc lệnh di trú của tổng thống (RFI, 30/01/2017)

ditru2

Biểu tình chống sắc lệnh về nhập cư của Donald Trump, ngày 29/01/2017 tại Washington DC. REUTERS/Aaron P. Bernstein

Tổng chưởng lý 16 tiểu bang tại Hoa Kỳ ngày 29/01/2017 đã ra thông cáo chung lên án sắc lệnh về di trú vừa được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành. Đây là một trong nhiều sự kiện nổi bật phản ánh đà tăng tốc của phong trào tại Mỹ chống lại quyết định của tân chính quyền Trump cấm công dân 7 nước Hồi giáo nhập cảnh Hoa Kỳ, vào lúc các cuộc biểu tình của người dân phản đối sắc lệnh tiếp tục lan rộng trên toàn quốc.

Trong thông cáo chung của mình, tổng chưởng lý của 16 tiểu bang tại Mỹ, trong đó có California, New York và Pennsylvania đã xác định là sẽ "sử dụng mọi công cụ trong quyền hạn" để chống lại sắc lệnh mà tổng thống Donald Trump đã ký hôm 27/01. Lãnh đạo tư pháp của các tiểu bang Mỹ này đã đánh giá là "vi hiến" lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày của tổng thống Trump.

Các tổng chưởng lý nói trên đã công khai phản đối chính quyền Trump vào lúc thẩm phán ở nhiều thành phố như New York, Boston, Seattle… cũng ra phán quyết hủy bỏ một số điều khoản trong sắc lệnh của tổng thống Trump.

Theo ghi nhận của thông tín viên Anne Marie Capomaccio tại Washington, phong trào chống sắc lệnh của tổng thống Donald đang tăng tốc, với sự nhập cuộc của các tổ chức bảo vệ dân quyền, trong lúc giới chuyên gia đang xem xét khả năng kiện sắc lệnh hạn chế nhập cư là vi hiến.

"Phán quyết chống sắc lệnh di trú của nhiều thẩm phán Liên bang đã ngăn chặn được việc trục xuất những người đến Mỹ với visa hợp lệ, và cho phép họ có luật sư bảo vệ.

Nhưng đối với việc cấm người tị nạn nhập cảnh thì không có gì thay đổi, cũng như đối với những người đang đợi visa ở 7 quốc gia bị nêu tên trong sắc lệnh. Muốn thay đổi thì phải chứng minh là sắc lệnh đi ngược lại với Hiến Pháp.

Những vụ kiện sắc lệnh đang gia tăng. Tổ chức mang tên Hội Đồng Quan Hệ Mỹ - Hồi giáo sẽ đệ đơn kiện về kỳ thị tôn giáo. Theo phát ngôn viên của Hội đồng, ông Ibrahim Hooper, thì "ông Trumpđã nói người Syria Thiên Chúa Giáo có thể vào Mỹ, còn người Syria Hồi giáo thì không. Chính miệng ông Trump nói ra và đấy là kỳ thị tôn giáo".

Công tố viên một số bang và đại biểu dân cử đảng Dân Chủ đang nghiên cứu cách chống lại sắc lệnh. Theo họ, tựa đề của văn kiện chẳng hạn : "Bảo vệ nước Mỹ chống lại khủng bố quốc tế" - điều đó tương tự như một bản án không thông qua xét xử đối với các nước liên can, và điều đó đi ngược lại Hiến Pháp Mỹ.

Sau cùng, đối với các tổ chức hiệp hội bảo vệ quyền công dân, việc thiếu chuẩn bị trong việc thực hiện sắc lệnh cũng là một lý do để hủy bỏ văn kiện này.

Dĩ nhiên là ông Trump đã phủ nhận các cáo buộc và đỗ lỗi cho truyền thông nói sai.

Nhà Trắng thì vẫn cương quyết giữ nguyên quan điểm : "Vào Mỹ không phải là một quyền và không có gì bị đình chỉ cả". Còn đảng Cộng Hòa thì vô cùng kín đáo. Bị chất vấn, lãnh đạo nhóm Cộng Hòa ở Thượng Viện đã trả lời một cách mập mờ khó hiểu là các tòa án sẽ thực hiện công việc của mình.''

Một cách cụ thể, tổng thống Donald Trump hôm qua đã khẳng định rằng lệnh cấm của ông không nhắm vào bất kỳ tôn giáo nào mà chỉ nhắm tới khủng bố, vì sự an toàn của nước Mỹ.

Vào lúc Mỹ có quyết định đột ngột đóng cửa biên giới, nước láng giềng Canada đã có cử chỉ rất hào phóng. Theo hãng tin Pháp AFP, bộ trưởng Nhập Cư Canada vào hôm qua cho biết sẽ cấp quyền tạm trú cho những người đang bị kẹt tại Canada do bị ảnh hưởng từ lệnh cấm nhập cư vào Mỹ của tổng thống Donald Trump.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế