Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Công an đề xuất sửa đổi Luật cư trú theo hướng bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú để quản lý dân cư thông qua hình thức mã số định danh cá nhân qua Dự thảo lần 2 Luật Cư trú (sửa đổi). Dự thảo bắt đầu lấy ý kiến người dân từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 19 tháng 4 năm 2020.

hokhau1

Năm 2020 tất cả trẻ sơ sinh sẽ được cấp mã số định danh - Mẫu giấy khai sinh có mã số định danh cá nhân. Ảnh : Bá Đô

Việc thay đổi này được Bộ Công an cho là sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân.

Quản lý người dân bằng hộ khẩu được Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng ở miền Bắc từ thập niên 1950. Đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cách quản lý này được áp dụng trên toàn cõi Việt Nam. Cuốn sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp và liên quan đến hầu như mọi lĩnh vực cuộc sống của người dân. Mấy chục năm qua, hộ khẩu vẫn là cái "vòng kim cô" trên đầu người dân như nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội từng nhận xét :

"Sổ hộ khẩu thì luôn như một cái vòng kim cô treo lên đầu mỗi người dân Việt Nam. Bản thân tôi là một người học về luật nhưng cũng không hiểu ý nghĩa tích cực của hộ khẩu nằm ở chỗ nào, ngoài việc ràng buộc con người trong việc di chuyển không gian hay lãnh thổ thì đều phải báo cáo. Người công an luôn tự cho mình cái quyền rất lớn trong việc xâm nhập vào tư gia của người dân cũng như các công ty, xí nghiệp để kiểm tra xem có ai ở đó".

Vị luật sư nói thêm rằng, về ý nghĩa nhân văn, khi con người bị ràng buộc vào những thủ tục vô giá trị như vậy thì sự tự do và nhân phẩm của con người bị hạ xuống rất nhiều.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung coi chính sách quản lý công dân bằng hộ khẩu là vi phạm quyền an cư, hạn chế quyền đi lại tự do, quyền không bị phân biệt đối xử và quyền được hưởng an sinh xã hội của người dân. Anh nói thêm :

"Tôi thấy chế độ hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng rất lớn về cơ hội đối với người dân. Hầu hết các quốc gia trên thế giới không ai quản lý bằng hộ khẩu cả, cần phải bãi bỏ !"

Đây không phải lần đầu cơ quan chức năng Việt Nam đề cập đến việc bãi bỏ cuốn sổ hộ khẩu.

Trong Nghị quyết 112/NĐ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2017 có điều khoản bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "Sổ hộ khẩu".

Một tuần sau đó, Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Công An rằng không có chuyện bỏ sổ hộ khẩu. Theo ông Vệ, các cơ quan chức năng sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy với Bộ Công An chỉ khi nào thu thập xong cơ sở dữ liệu dân cư. Ông khẳng định rằng chắc chắn đến năm 2020 sẽ làm xong cơ sở dữ liệu này. Lúc đó, Bộ Công an sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu. Cuối cùng việc đó cũng đến. Tiến sĩ Xã hội học Phạm Quỳnh Hương nói với RFA :

"Việc quản lý dân cư để điều tra, thống kê dân số, giữ an ninh trật tự xã hội thì chúng tôi ủng hộ, nhưng dùng hộ khẩu để làm khó dân, để kiểm soát mọi sinh hoạt, đời sống người dân thì cần bãi bỏ vì nó không thể hiện nếp sống văn minh, vi phạm quyền của người dân".

Muốn hội nhập thì phải thay đổi

hokhau2

Những đứa trẻ Việt Nam trở về nước từ Campuchia hôm 24/3/1993. AFP

Chuyện cái hộ khẩu không còn là ‘chuyện nội bộ’ khi Việt Nam muốn hội nhập.

Giữa năm 2016, trong buổi hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội, ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng cho người dân.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cũng có cùng nhận định.

"Việc bỏ hộ khẩu đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội kiến nghị nhiều lần và rất là lâu rồi. Hai mươi năm trở lại đây có nhiều nghiên cứu kiến nghị là bỏ hộ khẩu, thế nhưng vẫn chưa được.

Việc quản lý dân cư là cần thiết, nhưng với chính sách tất cả mọi thứ đều dựa vào hộ khẩu như thời bao cấp là một điều bất cập. Có một sự bất bình đẳng giữa người có hộ khẩu và người không có hộ khẩu. Người không có hộ khẩu rất khó khăn và thiệt thòi khi tiếp cận những dịch vụ công cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đời sống".

Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an và am hiểu về các thủ tục hành chính ngành này cho rằng việc bãi bỏ hộ khẩu là việc đáng lẽ phải làm từ lâu chứ không phải đến bây giờ mới chỉ đề xuất, bởi còn duy trì sổ hộ khẩu thì các cán bộ công quyền còn lợi dụng việc này để hành dân. Điều đó chỉ có hại cho xã hội và đất nước :

"Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay luôn quản lý xã hội theo mô hình quản lý hộ khẩu. Đây là cách thức quản lý mà có lẽ chỉ một vài nước lạc hậu trên thế giới đeo đuổi thôi. Nhiều nước không lạc hậu nhưng người ta theo thể chế toàn trị, quản lý từng con người đến tận thôn xóm. Họ muốn duy trì điều đó bất kể sự phiền hà hay khổ sở của người dân".

Cho đến bây giờ, chỉ còn ba nước trên thế giới duy trì chế độ hộ khẩu là Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc. Trong đó Trung Quốc cũng có nhiều lần cải cách với mục đích quản lý người dân thành phố chặt chẽ khi mật độ người dân từ thôn quê đổ về thành thị quá đông kể từ khi mở cửa kinh tế vào năm 1978, lộ rõ những bất cập.

Từ giữa năm 2001, Trung Quốc bắt đầu thực hiện vài cuộc cải cách hộ khẩu nhỏ. Đến năm 2005 cải cách được nhân rộng tại một số thành phố lớn, trong đó có Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thượng Hải.

Cho đến năm 2014, chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2020 sẽ cấp mới 100 triệu "hộ khẩu thành thị" cho người dân.

Việt Nam là một nước có cùng thể chế chính trị, nên nhiều người cho rằng, việc cải cách hộ khẩu ở Việt Nam cũng là học theo Trung Quốc. Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận :

"Theo tôi biết thì Trung Quốc đã làm trước rồi, mà Việt Nam hay học Trung Quốc vì cùng một thể chế chính trị. Các thể chế nhà nước cộng sản độc tài lúc nào cũng muốn kiểm soát người dân thật lỹ lưỡng, quá mức cần thiết. Bây giờ muốn hòa hợp với quốc tế thì phải thay đổi sao cho văn minh hơn".

Theo những gì mà Bộ Công An nêu ra trong dự thảo đang lấy ý kiến người dân, thì sau khi chuyển sang quản lý hộ khẩu điện tử, công dân có quyền được bảo đảm bí mật thông tin.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 24/02/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn
vendredi, 19 octobre 2018 15:55

Bỏ sổ hộ khẩu : Hợp lòng dân

Hiện nay Bộ Công an đang lấy ý kiến về lựa chọn quản lý dân cư bằng hộ khẩu hay qua mã số định danh cá nhân, và theo thống kê của Bộ Công an thì nếu bỏ hộ khẩu giấy sẽ tiết kiệm khoảng 1.600 tỷ đồng mỗi năm.

hokhau1

Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội - AFP

Hộ khẩu là một hình thức quản lý người dân được chính phủ áp dụng trên toàn đất nước Việt Nam kể từ sau 30/4/1975. Sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp và cuốn sổ này liên quan đến hầu như mọi lĩnh vực cuộc sống của người dân, từ chuyện ăn, ở, học hành, kết hôn …

Một số người dân trong nước nói về kinh nghiệm thực tế của họ liên quan đến cái hộ khẩu :

"Bao nhiêu năm qua hộ khẩu gây nhiều phiền phức cho gia đình. Con cái đi học cũng đòi hộ khẩu, làm sổ đỏ cũng đòi hộ khẩu".

"Con đi học cũng phải có hộ khẩu. Làm tất cả cái gì cũng phải mang theo hộ khẩu cà kèm CMND, kế cả mua bảo hiểm tự nguyện, làm sổ đỏ.

Một ví dụ cụ thể liên quan giữa cái hộ khẩu và việc học hành là thông báo mới nhất của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Theo đó thì trong năm học 2018-2019, sinh viên các tỉnh thành khác phải đóng mức học phí cao gấp đôi so với sinh viên có hộ khẩu tại thành phố HCM. Điều này thì thật ra cũng tương tự như một số trường cao đẳng ở Mỹ. Sinh viên thường trú tại tiểu bang thì đóng học phí thấp hơn sinh viên từ tiểu bang khác đến.

Với những rắc rối mà cái hộ khẩu gây nên cho người dân suốt mấy chục năm qua, đã có không ít ý kiến cho rằng cần phải bỏ chế độ hộ khẩu :

"Bỏ hộ khẩu đi là tôi rất ủng hộ".

"Bỏ hộ khẩu là đúng vì hộ khẩu có nhiều cái rắc rối lắm. Làm gì cũng phải đưa hộ khẩu trong khi đã có căn cước, có hộ chiếu rồi. Theo tôi thì nên bỏ hộ khẩu".

Thật ra chuyện bỏ hộ khẩu đã từng được các cấp chính quyền đề cập đến. Cụ thể ngày 30/10/2017, Thủ tướng chính phủ nguyễn Xuân Phúc ký Nghị quyết 112/NĐ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trong đó có điều khoản bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "Sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

Một tuần sau đó, Bộ trưởng Công an Thượng tướng Tô Lâm xác nhận với báo chí trong nước về việc chính phủ quyết định bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư và thay bằng việc quản lý qua mã số định danh cá nhân. Tại cuộc họp báo của Bộ Công An hôm 7/11/2017, Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phát biểu rằng không có chuyện bỏ sổ hộ khẩu mà là thay đổi quản lý bằng công nghệ thông tin.

Ngày 17/10/2018, Bộ Công an công bố Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp trong hai tháng. Bộ Công an đưa ra hai phương án : Hoặc giữ nguyên hình thức quản lý hộ khẩu như hiện nay, hoặc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu mà thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhận xét về việc này, cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an và am hiểu về các thủ tục hành chính ngành công an đưa ra, nói với RFA rằng đây là điều hợp lòng dân :

Vấn đề bỏ hộ khẩu là bỏ hình thức quản lý cũ kỹ từ trên một nửa thế kỷ nay chuyển sang một hình thức quản lý mới bằng mã số công dân thì phải nói là hợp lòng dân. Thực ra nếu mà có từ cách đây khoảng 20 năm thì thiết thực hơn vì trên thế giới này có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà chỉ còn ba nơi quản lý con người và xã hội bằng hộ khẩu, đó là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính là điều mà nhiều người dân trong nước mong đợi bấy lâu nay. Nhiều người từng có kinh nghiệm khi phải đến các cơ quan công quyền và đi đến kết luận ‘hành là chính’ vì họ phải đi lại rất nhiều lần mới có được con dấu, chữ ký để hoàn tất thủ tục nào đó. Ông Nguyễn Đăng Quang nói thêm :

Không phải là chuyên ngành của tôi nhưng theo đường lối chính sách đã công bố thì bắt đầu từ năm tới, khi công dân đến làm các thủ tục hành chính sẽ không cần phải mang theo sổ hộ khẩu mà chỏi cần cung cấp ba thông tin : họ tên, mã số định danh cá nhân và địa chỉ thường trú, tức chỗ ở hiện tại, là đủ.

Riêng cuốn sổ hộ khẩu cũng là một nỗi ‘ám ảnh’ vì nếu lỡ mất đi thì dẫn đến biết bao hệ lụy cho cuộc sống. Đối với nhiều người để có được một sổ hộ khẩu ở thành phố còn phải chạy vạy và tốn nhiều tiền của…

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 19/10/2018

Published in Diễn đàn

Chính phủ Hà Nội quyết định bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư và thay bằng việc quản lý qua mã số định danh cá nhân.

hokhau1

Sổ hộ khẩu và sổ đăng kỹ sư tạm trú của Việt Nam. Courtesy of nguoiduatin

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 4/11 đã ký Nghị quyết 112/ NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo Nghị quyết này thì việc quản lý dân cư sẽ không dùng đến sổ hộ khẩu mà thay bằng phương pháp cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em cũng được bãi bỏ.

Người dân cũng không cần sử dụng sổ tạm trú, hay làm các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu. Các thủ tục như cấp mới, đổi hay cấp lại chứng minh nhân dân cũng sẽ không còn được áp dụng.

Mọi hoạt động trước đây yêu cầu người dân phải xuất trình hộ khẩu và chứng minh nhân dân đều sẽ được bãi bỏ thủ tục này. Nghị quyết 112 có hiệu lực từ ngày 30/10/2017.

Trên các trang mạng xã hội, RFA ghi nhận rất nhiều ý kiến ủng hộ quyết định này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì họ cho rằng điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân mỗi khi làm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến tỏ ra trách móc vì theo họ đáng lẽ ra điều này cần phải làm từ lâu rồi.

RFA trao đổi với cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công an và am hiểu về các thủ tục hành chính ngành này đưa ra. Ông cho rằng quyết định này của Chính phủ Hà Nội là hợp lòng dân và phù hợp với sự phát triển của thế giới :

Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay luôn quản lý xã hội theo mô hình quản lý hộ khẩu. Đây là cách thức quản lý mà có lẽ chỉ một vài nước lạc hậu trên thế giới đeo đuổi thôi. Nhiều nước không lạc hậu nhưng người ta theo thể chế toàn trị, quản lý từng con người đến tận thôn xóm. Họ muốn duy trì điều đó bất kể sự phiền hà hay khổ sở của người dân.

Đây là tin mừng đối với người dân Việt Nam trong đó có gia đình tôi.

Còn duy trì sổ hộ khẩu này, thì các cán bộ công quyền còn lợi dụng việc này để hành dân. Điều đó chỉ tai hại cho xã hội và cho đất nước.

Chúng tôi cũng trao đổi với nữ Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân về quyết định này của Việt Nam. Bà cho biết bản thân bà không quá vui mừng bởi vì lẽ ra chuyện này cần được thực hiện từ lâu rồi, thì thay vào đó người dân Việt Nam phải chịu đựng mấy chục năm trời với thủ tục hành chính mà bà gọi là "hành là chính" của Nhà nước :

Chứng minh nhân dân thì còn đỡ hơn một chút, chứ sổ hộ khẩu thì luôn như một cái vòng kim cô treo lên đầu mỗi người dân Việt Nam.

Bản thân tôi là một người học về luật nhưng cũng không hiểu ý nghĩa tích cực của hộ khẩu nằm ở chỗ nào, ngoài việc ràng buộc con người trong việc di chuyển không gian hay lãnh thổ thì đều phải báo cáo. Người công an luôn tự cho mình cái quyền rất lớn trong việc xâm nhập vào tư gia của người dân cũng như các công ty, xí nghiệp để kiểm tra xem có ai ở đó.

Theo Luật sư Lê Thị Công Nhân, những thủ tục hành chính này cũng tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng trong bộ máy công quyền ở Việt Nam :

Nó giống như một công việc thừa thãi, người ta như bịa ra việc và dựa vào những công việc thừa thãi như vậy người ta kiếm được khoản tiền rất lớn từ tiền lương đến tiền hối lộ để vượt qua những thủ tục vô lý như vậy.

Về ý nghĩa nhân văn, khi con người bị ràng buộc vào những thủ tục vô giá trị như vậy, khi đó sự tự do và nhân phẩm của con người bị hạ xuống rất nhiều. Ở Việt Nam có những câu nói vui rằng đi ngủ ở đâu hay ngủ với ai cũng phải khai báo với chính quyền.

Ngày 6/11, trả lời báo chí trong nước, Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm nói với đại ý rằng các thủ tục sẽ được đơn giản hóa chứ không phải buông lỏng quản lý. Và trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có nhiều hình thức khác nhau để quản lý người dân.

Còn Thượng tá Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72, Bộ Công an) cho biết là trong năm 2017, Bộ Công an sẽ thu thập thông tin của người dân và bắt đầu xây dựng hệ thống kỹ thuật. Và đến ngày 1/1/2020, dự án cơ sở dự liệu quốc gia dân cư mới được đưa vào sử dụng.

Thượng tá Trần Hồng Phú cho biết trong tương lai mỗi người dân sẽ được phát một mã số định danh và khi giải quyết thủ tục hành chính, chỉ cần đưa ra 3 thông tin là họ tên, mã định danh và chỗ ở.

Bà Lê Thị Công Nhân cho rằng đây chính là những điều khiến người dân lo lắng :

Ông tướng Tô Lâm nhấn mạnh rằng Nhà nước vẫn quản lý con người như vậy. Họ làm gì, ở đâu, gắn bó với gia đình nào, ăn ở chỗ nào, làm việc ở đâu, thì vẫn tiếp tục như vậy nhưng với hình thức và thủ tục đơn giản hơn và tinh vi hơn. Ý nghĩa của nó vẫn là Nhà nước phải quản lý cho bằng được việc người dân sẽ di chuyển như thế nào.

Hiện tại chỉ còn một vài quốc gia trên thế giới vẫn còn sử dụng sổ hộ khẩu giống Việt Nam như Đài Loan, Triều Tiên… Tại Hàn Quốc, hệ thống hộ khẩu cũng bị triệt bỏ vào năm 2008 vì bị cho là vi hiến.

Các thủ tục hành chính rườm rà trong đó có sổ hộ khẩu bấy lâu nay gây ra nhiều phiền toái cho người dân Việt Nam. Tại các phiên họp Quốc hội, các đại biểu đã nhiều lần lên tiếng Việt Nam cần cải cách đơn giản hóa hệ thống thủ tục hành chính. Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đều cho rằng chế độ hộ khẩu không còn thích hợp với tình hình Việt Nam vào giữa thập niên 2010 nữa vì gây nhiều bất cập cho dân chúng, khiến nhiều người không thể tiếp nhận những dịch vụ cơ bản.

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, một người từng nhiều năm công tác trong ngành luật pháp cho rằng có hai nguyên nhân chính khiến Việt Nam chấp thuận bãi bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh thư, là do học theo sự cải cách của Trung Quốc và muốn đi theo sự phát triển của thế giới :

Theo tôi biết thì Trung Quốc đã làm trước rồi, mà Việt Nam hay học Trung Quốc, cùng một thể chế chính trị. Các thể chế độc tài lúc nào cũng muốn kiểm soát người dân thật lỹ lưỡng, quá mức cần thiết. Khả năng thứ hai, trong quá trình hòa hợp quốc tế, cái gì Việt Nam quái đản quá thì các nước văn minh họ không nhìn với con mắt thiện cảm. Muốn hợp tác kinh tế, được giúp đỡ,… thì cũng phải làm sao đừng khác người quá.

Còn cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang lại cho rằng Việt Nam quyết định thay đổi là do những tai hại bấy lâu nay cho cả người dân và Nhà nước mà những thủ tục phức tạp như sổ hộ khẩu mang lại :

Trong thực tại, quản lý hộ khẩu mấy chục năm qua không mang lại nhiều hiệu quả lắm và mang lại nhiều tai hại hơn ích lợi về mặt Nhà nước. Cho nên, buộc Chính phủ phải đi đến quyết định đúng đắn này. Thứ hai, nếu còn duy trì thì chính người bị tác hại nhiều không phải chỉ có dân mà còn cả Chính phủ.

Vì vậy, bỏ cái này đi để được tiếng thơm là một, và giúp việc quản lý xã hội được tốt đẹp, hiện đại và hiệu quả hơn.

Tất cả những người chúng tôi được tiếp xúc đều nói rằng Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi nghị quyết này và cần một thời gian quá độ dài mới có thể ổn định. Khó khăn đầu tiên được nhìn nhận đó là làm sao để thu thập được thông tin của tất cả người dân.

Sổ hộ khẩu được áp dụng trên cả nước Việt Nam vào năm 1975. Đây là một hình thức quản lý nhân khẩu theo từng hộ gia đình, con cái sinh ra được nhập theo hộ khẩu của bố mẹ. Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như : phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, tiêu chuẩn điện nước, trường học...

RFA tiếng Việt 

Published in Việt Nam

‘Phải mất thêm một thời gian mới bỏ hộ khẩu trên thực tế’ (BBC, 05/11/2017)

Một luật sư ở Sài Gòn nói với BBC rằng "bản chất của Nghị quyết 112 không phải là bỏ hộ khẩu mà chỉ thay thế hình thức hộ khẩu giấy sang "hộ khẩu điện tử".

cancuoc1

Ngân hàng Thế giới cho rằng hệ thống quản lý hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng về cơ hội ở Việt Nam

Hôm 30/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 112 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Theo đó, Chính phủ thông qua phương án của Bộ Công an về việc bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

'Hộ khẩu điện tử'

Trả lời BBC hôm 5/11, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói : "Đúng là Chính phủ không có quyền sửa đổi luật, làm trái luật. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ Nghị quyết 112 thì sẽ thấy rằng bản chất của nghị quyết này không phải là bỏ hộ khẩu mà chỉ thay thế hình thức hộ khẩu giấy sang "hộ khẩu điện tử".

"Thay vì trước đây chúng ta làm thủ tục đăng ký thường trú và được cơ quan công an cấp một quyển sổ hộ khẩu. Công an quản lý nhân khẩu dựa vào quyển hộ khẩu này. Nay nhu cầu quản lý nhân hộ khẩu của nhà nước vẫn còn đó nhưng hình thức quản lý khác đi. Cụ thể là công an vẫn quản lý nhân hộ khẩu thông qua mã định danh cá nhân và thủ tục đăng ký cập nhật nơi cư trú trên hệ thống dữ liệu quốc gia".

cancuoc2

Sau khi bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, người dân sẽ sử dụng số định danh cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính

"Số định danh cá nhân cho ta biết rõ nơi sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, tỉnh thành cư trú … Do đó, xét về câu chữ thì rõ ràng Nghị quyết 112 của Chính phủ trái Luật Cư trú nhưng xét về bản chất nó vẫn phù hợp với Luật Cư trú".

Ông Sơn nói thêm : "Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị quyết của Chính phủ không phải là một loại văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, Nghị quyết 112 chỉ có hiệu lực đối với các thành viên chính phủ, tức các Bộ và các cơ quan ngang bộ".

"Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, các bộ ngành sẽ đề xuất sửa đổi luật, nghị định và ban hành thông tư hướng dẫn… nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Để Nghị quyết 112 này được thực thi trên thực tế, tôi nghĩ phải mất thêm một thời gian nữa".

Cùng ngày, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam nói với BBC : "Lâu nay, việc kiểm tra tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu là một trong những điều mà những nhà hoạt động thường bị sách nhiễu, gây khó khăn nhiều nhất. Dù đang ở khách sạn, nhà người thân hay nhà bạn bè thì công an lấy lý do "kiểm tra tạm trú, tạm vắng, sổ hộ khẩu rồi họ vào gây khó khăn nhiều thứ như : Đưa người hoạt động về trụ sở, đuổi đi hay phạt hành chính... Mà việc "kiểm tra" này họ "sử dụng" bất cứ lúc nào, dù là đêm hôm khuya khoắt. Và tất nhiên là cái mục đích kiểm tra thì khác với lý do họ nêu ra".

Ông Lâm nói thêm : "Việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ loại bỏ sự bất đình đẳng, phân biệt đối xử về quyền lợi giữa người có hộ khẩu thường trú và không có như : Vay vốn, xác lập quyền tài sản, lắp đặt Internet, công tơ điện, nước... Việc này sẽ tạo tiền đề cho sự cống hiến, đóng góp, phát triển của địa phương cũng như của quốc gia".

Hồi tháng 6/2016, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng hệ thống quản lý hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng về cơ hội ở Việt Nam. Nghiên cứu nói "hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng cơ hội cho người dân Việt Nam", theo lời ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

"Cần có các cải cách hơn nữa để đảm bảo là người nhập cư có được khả năng tiếp cận trường học, chăm sóc y tế và việc làm ở khu vực công như những người khác. Điều này sẽ khuyến khích người dân di cư tới các thành phố và sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam".

Khuyến nghị của ông Fock được đưa ra sau khi Ngân hàng Thế giới kết hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam làm khảo sát về dịch vụ công và chế độ hộ khẩu đã có trên cả nước Việt Nam "từ 50 năm qua".

****************

Việt Nam bỏ chế độ "hộ khẩu" (RFI, 05/11/2017)

Theo báo chí trong nước ngày hôm qua, 04/11/2017, chế độ quản lý "hộ khẩu" của Việt Nam chính thức chấm dứt, theo một nghị quyết của chính phủ.

cancuoc3

Trang bìa của một cuốn sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú - Ảnh chụp màn hình : kiemsat.vn

Kể từ đầu tháng 11/2017, trên nguyên tắc, người dân Việt Nam sẽ không còn phải đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú để được coi là cư trú hợp pháp. Cùng với việc bỏ "sổ hộ khẩu", 13 thủ tục liên quan, trong đó có "tách sổ hộ khẩu", "gia hạn tạm trú", "đăng ký tạm trú trái pháp luật tại Công an cấp xã"… đồng thời cũng được xóa bỏ.

Việc quản lý thông tin về nơi cư trú của công dân sẽ được thay thế bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông qua "mã số định danh cá nhân", do bộ Công An phụ trách, thể theo Luật Cư trú sửa đổi.

Ra đời từ hơn nửa thế kỷ trước tại miền Bắc, chế độ hộ khẩu vẫn tiếp tục được duy trì 30 năm qua, ngay cả sau khi đất nước đã mở cửa, hội nhập với thế giới. Chế độ này liên tục bị giới bảo vệ nhân quyền lên án, như một xâm phạm đối với quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam.

Chấm dứt chế độ hộ khẩu, nhằm bãi bỏ các loại giấy tờ nhiêu khê, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân, được nhiều người hoan nghênh là một biện pháp "được lòng dân". Cùng với việc chấm dứt chế độ hộ khẩu, chính quyền Việt Nam cũng chính thức ngừng cấp "giấy chứng minh nhân dân", thay vào đó là thẻ căn cước công dân.

Tuy nhiên, theo một số giới chức trong bộ máy chính quyền, thiện chí nói trên của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ có hiệu lực thực sự, một khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn tất. Trong hiện tại, chính quyền Việt Nam mới "thí điểm cấp mã số định danh cá nhân" ở 4 tỉnh, thành phố. Dự kiến đến năm 2019, bộ Công An mới hoàn tất thông tin của hơn 90 triệu cư dân.

Trọng Thành

******************

Việt Nam bãi bỏ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (VOA, 04/11/2017)

Chính phủ Vit Nam đã quyết đnh bãi b chng minh nhân dân và s h khu trong mt n lc nhm đơn gin hóa th tc hành chính và giy t công dân liên quan đến qun lý dân cư, truyn thông trong nước loan tin hôm th By.

cancuoc4

Nghị quyế112/NQ-CP được Th tướng Nguyn Xuân Phúc ký ban hành yêu cu B Công an phi hp vi các b, ngành, cơ quan thc hin phương án này, và nó có hiu lc thi hành t ngày 30 tháng 10 năm 2017.

Các nhóm thủ tc hành chính v cp, đi và cp li chng minh nhân dân s được bãi b trong khi s h khu, mt hình thc qun lý dân cư đăng ký thường trú, s không còn cn thiết na. Thay vào đó nhà chức trách s qun lý bng th được gi là "mã s đnh danh cá nhân".

"Từ đó, bãi b kết qu gii quyết th tc là ‘S h khu’ và thay thế bng hình thc cp nht thông tin trên Cơ s d liu quc gia v dân cư", theo phương án được Th tướng Phúc ký ban hành kèm nghị quyết.

Những loi giy t như giy chuyn h khu, giy chng minh v mi quan h gia đình, giy khai sinh đi vi tr em đăng ký thường trú cũng được bãi b.

Tương t, vic qun lý tm trú cũng s không còn đòi hi "s tm trú" nữa mà ch cn mã s đnh danh cá nhân và thông tin cp nht trên Cơ s d liu quc gia v dân cư.

Một lot nhng th tc liên quan ti s h khu và s tm trú được thc hin ti các cp huyn, xã cũng thuc din bãi b.

Phương án lit kê thêm nhiu nhiu lĩnh vc qun lý khác được đơn gin hóa th tc hành chính như xut nhp cnh và đăng ký xe, mà theo đó người dân gi không cn phi xut trình s h khu hay chng minh nhân dân na.

Quyết đnh bãi b các loi giy t này được nhiu người đón nhn mt cách tích cực. "Mt quyết đnh mang tính cht lch s và hp lòng dân. Chúng tôi mong ch điu này đã t rt lâu ri", mt người bình lun dưới bn tin ca Báo Tui Tr.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, lut sư Lê Văn Luân mô t quyết đnh này là "trút bỏ si xích" vn gây nên không ch nhng phin toái mà c nhng rc ri pháp lý.

Việc cp s đnh danh cá nhân đã được trin khai thông qua cp th căn cước công dân và giy khai sinh t đu năm 2016. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào thì Cơ s d liu quc gia về dân cư có th đưa vào hot đng.

Giới hu trách cho biết đến nay Cơ s d liu quc gia v dân cư mi hoàn thành các th tc đ chun b xây dng, chm hai năm so vi d kiến ban đu trong khi s phi hp gia các b, ngành trong trin khai nhim vng vẫn chưa nhp nhàng, theo báo Điện tử của chính ph.

Nỗ lc đơn gin hóa th tc hành chính, giy t công dân liên quan đến qun lý dân cư được chính thc khi đng vào năm 2013. Ông Nguyn Xuân Phúc, khi đó là phó th tướng, gi vai trò Ban ch đo Đ án.

Ông từng được báo chí nhà nước dn lnói rằng đ án ci cách này là điu người dân rt mong đi, và ông quyết "không đ người dân đi đến đâu cũng ôm đng giy ty thân".

*********************

Chính phủ thống nhất bỏ sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân (VnEconomy, 04/11/2017)

Chính phủ thông qua phương án bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân…

Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

cancuoc5

Chính phủ cũng thống nhất bỏ "Giấy chuyển hộ khẩu", bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú.

Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị quyết là Chính phủ thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Cụ thể, Chính phủ thông qua phương án bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

Chính phủ giao Bộ Công an căn cứ nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được Chính phủ thông qua, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trong đó, ở nhóm thủ tục đăng ký cư trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Cùng với đó là thay thế bản khai nhân khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú bằng một biểu mẫu mới bao gồm nội dung về thay đổi về nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện nay và các thông tin về công dân có thay đổi so với thời điểm khai phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), giảm tải các thông tin đã khai thác được trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định của Bộ Công an.

Chính phủ cũng thống nhất bỏ "Giấy chuyển hộ khẩu" , bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA của Bộ Công an.

Về nhóm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã, Chính phủ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng "sổ tạm trú" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là "sổ tạm trú" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chính phủ cũng đồng ý bãi bỏ các thủ tục hành chính về tách sổ hộ khẩu thực hiện tại cấp huyện, cấp xã như : Cấp đổi sổ hộ khẩu ; Cấp lại sổ hộ khẩu ; Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu ; Xóa đăng ký thường trú ; Xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú ; Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật ; Cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi, gia hạn sổ tạm trú tại Công an cấp xã…

Hiện nay, việc quản lý nhân khẩu trên phạm vi toàn quốc vẫn được ngành công an thực hiện thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú với hình thức phổ biến là đăng ký thường trú và tạm trú. Tuy nhiên, phương thức quản lý này được cho là đã khá lạc hậu, gây bất tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến chỗ ở và nơi cư trú.

Ngoài ra, việc một số tỉnh thành phố lớn sử dụng việc quản lý nhân khẩu thông qua hộ khẩu để hạn chế dân nhập cư cũng đã gây nên những phản ứng trái chiều trong dư luận, gây khó khăn cho người dân khi sinh sống, làm việc tại đây.

Song Hà

Published in Việt Nam

"Bây giờ quy định có hộ khẩu thành phố mới tuyển công chức, viên chức. Trong khi trộm cướp, mại dâm, ma túy có cần hộ khẩu gì đâu cứ "vào" vô tư".

Hiện nay, các đơn vị cơ quan nhà nước khi tuyển dụng công - viên chức đều đưa ra yêu cầu hộ khẩu đối với những người muốn được tuyển dụng. 

Vì thế, nó đã trở thành một rào cản lớn cho công tác tuyển dụng, cũng như đối với người xin việc. 

Từ đó, dẫn đến rất nhiều những dịch vụ "cò mồi" gây ra những khó khăn, tốn kém cho những ứng cử viên khi đi xin việc ở địa phương khác.

Mới đây, trong buổi làm việc với Sở Khoa học và công nghệ, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã hỏi Giám đốc Sở Nội vụ Trương Văn Lắm :

"Bây giờ quy định có hộ khẩu thành phố mới tuyển công chức, viên chức. Trong khi trộm cướp, mại dâm, ma túy có cần hộ khẩu gì đâu cứ "vào" vô tư".

Ông còn đặt vấn đề thêm : "Hiện tại thành phố đang thiếu giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở, nhất là giáo viên công nghệ thông tin, thể dục, nhạc, họa, múa… nhưng vì vấn đề hộ khẩu, các trường cũng không tuyển đủ". 

Từ cách đặt vấn đề của ông Đinh La Thăng khiến ta nhớ đến câu nói của người xưa : "Đất lành chim đậu" nhưng rõ ràng chỉ vì cái hộ khẩu mà làm cho "chim" rất khó đậu. Nếu đậu được cũng phải trải qua rất nhiều những khó khăn. 

datlanh1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi : " Nếu cứ đòi hộ khẩu thì sao thu hút được người tài ?". Ảnh : Thanhnien.vn

Đất nước đã thống nhất hơn 40 năm rồi nhưng chúng ta vẫn còn tư duy theo kiểu "ngăn sông cấm chợ" thì việc thu hút được nhân tài về các địa phương vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà tuyển dụng.

Hơn 10 năm trước, khi không xin được việc ở quê nhà nên tôi đành phải nhờ một người quen xin việc vào một tỉnh phía Nam. Rào cản đầu tiên khi xin việc là cơ quan chủ quản đòi là phải có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên. 

Vì không quen biết nên việc xin nhập khẩu là vô cùng khó khăn nên bắt buộc tôi phải nhờ "cò" lo việc này và đành ngậm ngùi đưa "phí" mất 10 triệu đồng. 

Một điều óai oăm nữa là về quê cắt khẩu thì cũng bị gây khó dễ khi biết tôi cắt khẩu để đi xin việc. Cuối cùng phải "dúi" cho họ một số tiền cho xong để kịp với thời gian nộp hồ sơ nơi tôi xin việc.

Tôi có ông cậu ruột làm công chức nhà nước tại một tỉnh ở vùng Tây Bắc, năm ngóai đến tuổi về hưu, lúc lo hoàn thiện giấy tờ thì mới té ngửa ra giữa giấy khai sinh và hộ khẩu ở quê lệch nhau 1 năm. Vì thế, ông phải về quê để điều chỉnh giấy tờ. 

Ông lên gặp cán bộ tư pháp của xã thì anh này nói việc này khó làm lắm.

Năn nỉ mãi thì anh cán bộ tư pháp nói theo kiểu ban ơn : "Em sẽ cố gắng làm cho anh nhưng anh phải lo chi phí cho lãnh đạo". 

Ông cậu tôi đành phải gật đầu và hỏi giá cả thì anh cán bộ tư pháp phán giá là 5 triệu đồng.

Hai ngày sau, anh cán bộ tư pháp gọi điện báo là tối vào nhà em để lấy giấy tờ. 

Sau khi cảm ơn và đưa 5 triệu đồng cho cán bộ tư pháp để chào ra về thì anh ta gãi đầu và nói : "Ớ, chứ anh không cho em đồng nào à, 5 triệu này là của lãnh đạo chứ em đâu có phần".

Thế là ông cậu tôi đành rút ví và đưa cho anh ta thêm 500.000 đồng mới chào ra về.

Trong công tác qui hoạch cán bộ hiện nay của một số địa phương vẫn còn nhiều nơi mang tư tưởng cục bộ địa phương. 

Khi qui hoạch một chức danh thì có nhiều người nhưng khi điều đi học thì vẫn chọn người địa phương.

Chính vì thế, không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh và ý chí tiến thủ của nhiều người đang công tác tại các cơ quan nhà nước.

Một điều không thể phủ nhận được là phần lớn các cán bộ, công viên chức nhà nước khi làm việc ở địa phương khác họ có ý chí phấn đấu và tiến thủ rất cao. 

Bởi phần lớn họ quan niệm "thân cô, thế cô" nên không có gì quan trọng hơn là chứng minh năng lực và hết lòng vì công việc để đảm bảo cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, sự đánh giá năng lực đối với những người này không phải lúc nào cũng chính xác và công bằng.
 

Quay lại với những phát biểu của ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh cho ta thấy rằng chuyện yêu cầu hộ khẩu khi tuyển dụng đang trở thành rào cản lớn trong quá trình phát triển đất nước và sinh ra tư tưởng cục bộ cho các địa phương. 

Những thành phố, những nơi phát triển nhanh về kinh tế, xã hội luôn là mảnh đất cho những lao động có chất xám cao tìm đến.

Nếu, chúng ta cứ yêu cầu khắt khe về hộ khẩu sẽ làm cho họ nản chí và vô hình trung lại là kẽ hở để cho nhiều kẻ thu lợi bất chính.

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại giấy tờ, lắm loại thẻ như : Sổ hộ khẩu, sổ hộ tịch, giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân… đã và đang tạo nên rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. 

Vì thế, mỗi khi đi xin việc, chuyển công tác, đi lại trên các phương tiện giao thông hay làm một thủ tục gì cứ phải xuất trình hết giấy tờ này đến giấy tờ khác. 

Đặc biệt là trong quá trình thực hiện thì đôi lúc chỉ vì một sai sót nhỏ không trùng khớp trên các loại giấy tờ cũng đẩy người dân tất bật chạy hết chỗ này đến chỗ khác và tất nhiên sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí. 

Bởi, một thực tế là cùng một công việc nhưng người dân "biết" thì mọi khó khăn, thiếu sót cũng trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng. Còn không, nhiều người bị hạch sách hết cái này đến cái khác…

Đất nước đã và đang đổi mới, chính phủ đang quyết tâm đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, đó cũng là mong mỏi của người dân. 

Nếu chúng ta cứ cứng nhắc với những thủ tục như cách đây hàng mấy chục năm trước không chỉ cản trở sự phát triển của đất nước mà còn gây ra những khó khăn tốn kém vô cùng cho người dân.

Nguyễn Cao

Nguồn : GDVN, 26/02/22017

Additional Info

  • Author Nguyễn Cao
Published in Diễn đàn
lundi, 20 février 2017 22:04

Cần cắt phăng sổ hộ khẩu

Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, thời thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người một cách chính đáng.

hokhau1

Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, thời thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên - Ảnh minh họa

Nghe Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng ngày 17/2 khi làm việc với Sở Khoa học và công nghệ đặt thẳng vấn đề sự vô lý của cuốn sổ hộ khẩu, dư luận xã hội đông đảo rất tán đồng.

Có lẽ chỉ còn vài nước trên thế giới, chủ yếu những anh đã dính dáng đến khối xã hội chủ nghĩa, trong đó có xứ ta, là còn duy trì sự quản lý bằng hộ khẩu. Thời buổi công nghệ thông tin - thế giới phẳng này mà còn áp dụng biện pháp thô lỗ của Thương Ưởng đời nhà Tần bên Tàu cách nay hơn 2.000 năm thì phải nói rằng rất nhố nhăng.

Hộ khẩu là cái gì ? Cứ hiểu nôm na, danh từ "hộ" để chỉ một đơn vị gia đình, cụ thể là một gia đình. Ví dụ, xã A có 200 hộ. Đáng nhẽ chỉ cần ngắn gọn thế cũng đủ hiểu, nhưng lâu nay người ta kèm thêm chữ khẩu, thành hộ khẩu, bởi nhà nào mà chẳng có miệng ăn. Khẩu là từ Hán Việt, chỉ cái mồm (miệng), nghĩa bóng chỉ người. Mỗi miệng ăn là một người. Giả dụ ông tổ trưởng dân phố báo cáo với công an rằng hộ A có mấy khẩu, thì công an hiểu ngay là có mấy người. 

Ngày xưa, quản lý bằng sổ hộ khẩu có thể được xem là cách nắm dân số hiệu quả nhất. Mỗi gia đình, công an phát cho một cuốn sổ, khai đầy đủ số người vào đó, công an chứng nhận là nó có hiệu lực. Một cuốn sổ mỏng manh, lúc thì bìa xanh, thời thì bìa hồng, nhưng tầm quan trọng của nó thì vô biên. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người một cách chính đáng.

Những thành viên trong gia đình, khi chuyển đi đâu đó cư trú chỗ khác thì phải chuyển hộ khẩu, gọi nôm na là cắt hộ khẩu. Thời chiến tranh ở miền Bắc có cụm từ thông dụng "cắt hộ khẩu" để nói về những người bị bom chết. Người ta đùa nhau, dọa nhau "Giôn Xơn nó cắt hộ khẩu bây giờ". Rất nhiều trường hợp chuyển đi thì dễ nhưng muốn nhập về lại thì không được bởi hộ khẩu có liên quan đến những quyền lợi : nhà cửa, đất đai, nhu yếu phẩm, kết hôn, quyền lợi chính trị, thậm chí khai tử… Ở miền Nam sau năm 1975 nhiều gia đình thành phố, nhất là thành phần bị xem là "ngụy quân ngụy quyền", tư sản, trí thức đã phải "tự nguyện" đi kinh tế mới, lên nơi rừng xanh núi đỏ, vài năm chịu không nổi phải quay về thành phố nhưng không được nhập khẩu trở lại, sống rất khổ. Có nhiều gia đình sống lang thang nay đây mai đó, gầm cầu xó chợ, do không có hộ khẩu nên không tìm được công ăn việc làm, không mua được nhà, không có bất cứ chế độ chính sách gì, sống mà như đã chết, khổ sở trăm bề. 

Buồn cười nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà chức việc lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập hộ khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Mà không chỉ chuyện nhà cửa, xin học cho con, làm cái chứng minh thư, đi học nghề hoặc học đại học, yêu nhau lấy nhau… không có hộ khẩu cũng bị lên bờ xuống ruộng. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã gây bao nhiêu khổ sở cho dân lành. 

Dân khổ, nhưng có một bộ phận được lợi từ chính sách này. Họ có quyền sinh quyền sát, bán cái quyền ấy cho những người có nhu cầu nhập khẩu. Tôi có quen một anh bạn, từ Hà Nội vào thời những năm 1980, không có cách nào chuyển khẩu. Thế rồi có người mách nhờ họ cho nhập khẩu vào một hộ nào đấy, khai giả là người họ hàng, sau đó tách hộ. Thế mà được, có hẳn hộ khẩu chính thức, lại nhờ đó mà mua được nhà chứ không cần cậy người khác đứng tên. Tôi hỏi tổng cộng để được làm người thành phố tốn hết mấy cây vàng, y chỉ cười, xòe bàn tay. 

Một người bạn tôi bảo, chỉ có bộ máy quản lý con người tồi kém thì mới dựa dẫm vào cái kiểu sổ hộ khẩu như vậy. Anh ấy trước kia dạy cùng trường với tôi, sau đi diện đoàn tụ gia đình bên Mỹ. Anh kể anh sống bên đó hơn 20 chục năm trời, do nhu cầu học hành, làm ăn nên đã chuyển đi cư trú ở mấy bang khác nhau, cứ muốn là đi thôi, tha hồ, chỉ với mỗi cái thẻ công dân chi đó, chả ai hỏi, chả ai bắt bẻ, mua nhà mua xe thoải mái, nhưng nếu chỉ làm điều gì vi phạm pháp luật là nhà chức trách xác định được ngay. Họ không bày ra hộ khẩu như ta nhưng quản lý chặt chẽ hơn nhiều, vậy mà không ai có cảm giác bị quản lý, bị làm khó dễ, quả là tuyệt vời. 

Nhà nước ta dường như cũng đã không ít lần nhận ra sự vô lý của sổ hộ khẩu nhưng có vẻ sự lợi ích nhóm từ cách quản lý này còn mạnh nên vài lần bàn tới bàn lui mà vẫn chưa đi đến đâu. Lúc nào cũng kêu hòa nhập với thế giới nhưng cố giữ cho bằng được những sản phẩm bảo thủ đã hết đát (date) của mình. Họ cứ đòi tiếp tục duy trì sổ hộ khầu, giống như gắn cái vòng kim cô lên đầu Tôn Ngộ Không vậy. 

Nhưng họ chắc không phải không biết chuyện Thương Ưởng cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của chính chính sách hộ khẩu tàn bạo mà ông ta đã đề ra và áp dụng. 

Rồi có một ngày cuốn sổ hộ khẩu tai ách này sẽ bị xóa sổ, nhưng có lẽ chúng ta phải lưu lại vài cuốn như một thứ chứng tích về loại công cụ kìm hãm xã hội và con người kéo dài suốt bao năm. Cho con cháu đến ngắm và kinh. 

Nguyễn Thông

Nguồn : Một Thế Giới, 20/02/2017

************************

Cấm khẩu vì hộ khẩu (VnExpress, 20/02/2017)

Năm 1996 tôi tốt nghiệp đại học, rồi trúng tuyển vào một cơ quan nhà nước cấp bộ. Điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ được nhập khẩu Hà Nội.

hokhau1

Không có sổ hộ khẩu thì không thể nhập khẩu - Ảnh minh họa

Lúc đó, tuy không còn tiêu chuẩn phân nhà, sổ gạo, nhưng được nhập khẩu vào Hà Nội là mơ ước của nhiều người.

Cầm quyết định của cơ quan, tôi hăm hở vào gặp trưởng phòng quản lý sinh viên của trường đại học, nơi tôi cắt chuyển khẩu tạm thời từ quê lên để ở suốt 4 năm đại học. Không may cho tôi, trưa đó, thầy giáo kiêm trưởng phòng vừa đi uống rượu về. Ông thầy nổi tiếng khó chịu này cuối cùng đuổi tôi ra khỏi phòng, vì cái tội phản ứng với mùi rượu nồng nặc từ miệng ông. 

Tôi đạp xe từ Thượng Đình về Lý Thường Kiệt, thề sẽ không bao giờ quay lại lấy cái giấy vô lý ấy. Và rồi tôi làm thật. Một tháng sau, khi trưởng ban tổ chức cán bộ hỏi, tôi bảo mình không cần nhập khẩu nữa. Trưởng ban hỏi đi hỏi lại rồi chốt rằng, chỉ tiêu của tôi sẽ được dành cho người khác.

Không biết người được dành sự may mắn ấy là ai. Còn tôi những năm về sau thật khốn đốn vì quyết định của mình.

Rời khỏi cơ quan cấp bộ, tôi chuyển sang làm việc cho văn phòng đại diện của một đơn vị từ Thành phố Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu cơ hội mua nhà trôi qua, chỉ vì tôi không thể nào nhập khẩu. Lúc đó, ở Hà Nội, muốn mua nhà, thì phải có hộ khẩu, mà muốn nhập khẩu, thì phải có nhà. Vô phương. Nhưng vì còn trẻ và chưa lập gia đình, nhà thì cũng mua lại một căn bằng giấy viết tay, nên tôi mặc kệ.

Những năm đó, không có hộ khẩu ở Hà Nội thực sự khiến tôi cấm khẩu với các quyền lợi của một cư dân. Một người ngụ cư không bỏ phiếu, một người ngụ cư không sinh hoạt đoàn thể, một người ngụ cư không có suất gửi trẻ cho con.

Hơn 10 năm kể từ ngày đạp xe đi chuyển khẩu, tôi không quay lại trường. Ông giáo kiêm phụ trách quản lý sinh viên cũng đã về hưu. Bao nhiêu phiền phức của việc không có hộ khẩu chỉ thực sự là vấn đề khi phải làm khai sinh cho cháu gái đầu lòng. Tôi phải gửi giấy chứng sinh về quê, ở đó họ biết con tôi là con của tôi, và tôi, là con của bố tôi, và tất nhiên, là giấy khai sinh được cấp. 

Chúng tôi phải vượt qua hàng rào hộ khẩu bằng nhiều cách : Nỗi lo về trường học của con cái, với khái niệm "học đúng tuyến" được giải quyết bằng hệ thống trường tư. Việc xác minh giấy tờ đành đánh đổi bằng những chuyến xe khách vội vã chạy về quê. Tiền tích cóp được trong những tháng năm miệt mài lao động, chúng tôi mua được một căn hộ nhỏ. Vì không có hộ khẩu, nên giấy tờ nhà buộc phải để người thân đứng tên. 

Chúng tôi vượt qua được những điều đó. Nhưng chắc không phải ai, người lao động nào đang cống hiến cho các trung tâm kinh tế ở nước ta cũng nghiến răng vượt được từng ấy cái rào.

Năm 2010, nhờ có chút cởi mở hơn về nơi cư trú trong quy định về nhập khẩu, vợ tôi chép miệng bảo "thôi để em nhập khẩu, sau này đỡ phải lặn lội về quê làm giấy tờ". Vì không phải quay lại trường lục tìm tờ chuyển khẩu của mình, nên tôi đồng ý. Và sau vài tháng đợi chờ, chúng tôi đã trở thành người có hộ khẩu trong chính ngôi nhà mình đã bỏ tiền mua 3 năm về trước. Từ đó, những giấy tờ cần chứng minh, chúng tôi đã bớt đi được hơn 90 km khoảng cách vì chỉ việc ra phường.

Thật khó tin là đến năm 2017 này, người dân lập nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn bị ràng buộc bởi những quy định vô lý về hộ khẩu. Những bức xúc vì sự phiền hà, lạc hậu và tiêu cực trong quản lý hộ khẩu và bức xúc với các chính sách thiếu công bằng đi kèm hộ khẩu đối với cư dân vẫn là đề tài được bàn tán mỗi khi người dân có việc đến cửa công.

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh mới đây bức xúc trước chính sách xét hộ khẩu khi tuyển công chức, viên chức. Đúng là ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những dòng đăng tuyển cán bộ với điều kiện "có quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh". Bỏ đi được cái "tiêu chí" vốn là rào cản quái gở dành cho nhân tài khắp thế giới này, chắc chắn là một sự tiến bộ.

Nhưng sau đó là gì ? Cái mà ông bí thư nhắc đến - việc tuyển dụng - chỉ là một biểu hiện, một chi tiết của phương pháp quản lý theo hộ khẩu. Còn trường học cho con cái ; còn chứng thực các giấy tờ ; còn rất nhiều chính sách đi kèm với cái hộ khẩu trở thành hàng rào để người ta muốn cống hiến lâu dài cho một thành phố.

Chắc hẳn nhiều người di cư "không hộ khẩu" từng trải qua tình huống gượng gạo phải nhờ anh công an khu vực nơi mình vẫn để hộ khẩu, xác minh giấy tờ (chúng ta thì vốn quá nhiều loại giấy tờ). Trong khi bao nhiêu năm chẳng sống ở quê, anh công an miễn cưỡng đóng dấu và phàn nàn "ông này là ông nào, ở đâu bây giờ về đây xin xác thực".

Công bằng mà nói, một chính quyền muốn thuận tiện trong quản lý và các tác động đi kèm, luôn có nhu cầu quản lý hộ khẩu. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ và hạ tầng thông tin liệu đã đủ để chúng ta xét lại tất cả các khía cạnh của "sổ hộ khẩu" - thay vì chỉ xét đến vài tình huống bề nổi như đang làm.

Lại Trọng Tình

Additional Info

  • Author Nguyễn Thông
Published in Diễn đàn