Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mt trong nhng s kin được nhiu người c trong ln ngoài nước M chú ý, bàn lun rôm r hi cui tun va qua là ông Joe Biden có đ sc khe đ tiếp tc đm nhim vai trò Tng thng ca M hay không ?

suckhoe1

Ngày 18/11/2021 Tổng thống Mỹ Joe Biden tạm thời chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống KâmlHarris (Nguồn : AFP)

Do ngày 18 tháng 11, ông Biden – 78 tui - cn ni soi đi tràng, mt th thut phi gây mê nên ông đã báo cáo vi Quc hi cũng như dân chúng : Trong lúc ông hôn mê và ch hi phc, bà Kamala Harris s thay ông đm nhim vai trò Tng thng M...

Trên thc tế, bà Harris đã đm nhn vai trò Tng thng ca M ch trong 1 gi 25 phút nhưng đng tác tm thi chuyn giao quyn lc Tng thng M cho bà Harris đã khiến bà tr thành ph n đu tiên nm gi trng trách Tng thng M (1).

Đây không phi ln đu tiên mt Tng thng M báo cáo vi Quc hi cũng như dân chúng vic ông ta phi tm thi chuyn giao quyn lc cho Phó Tng thng vì mt năng lc nhn thc và năng lc hành vi trong mt khong thi gian nht đnh.

Ví d Tng thng George W. Bush đã tng làm như thế hai ln trong các năm 2002 và 2007 chuyn giao trng trách Tng thng cho ông Dick Cheney (khi y là Phó Tng thng) cũng vì cn b gây mê đ nhân viên y tế thc hin th thut ni soi.

Chuyn chưa ngng đó, sau khi tiến hành kim tra sc khe đnh k, chính ph M đã thông báo thc trng sc khe ca Tng thng M :Trong rut có polyp, đã ct b nhưng phi ch kết qu sinh thiết đ xác đnh đó là u lành hay ác tính. Thường hng ging vì có ri lon tiêu hóa do chng trào ngược d dày. Đi li không t nhiên vì viêm khp ct sng và có vn đ v thn kinh ngoi biên Chính ph M còn thông báo ccân nng, ch s huyết áp và nhng loi thuc thường nht mà ông Biden phi dùng (2).

Ging như nhiu quc gia khác, nhng thông tin liên quan đến tình trng sc khe ca mt người là bí mt cá nhân mà tt c các h thng ti M ch không riêng h thng y tế va phi tôn trng, va phi bo v theo đúng qui đnh pháp lut v quyn riêng tư. Tuy nhiên Tng thng M phi khước t quyn gi bí mt v sc khe ca h vì h là nhân vt do dân chúng bu ra. Dân chúng có quyn được biết c th cht ln tinh thn Tng thng thế nào, có đ kh năng phc v quc gia, dân tc hay không ?

***

Tun ri, s kin ông Biden tm thi chuyn giao quyn lc cho bà Harris do cn ni soi ti Tng Y vin Walter Reed (tiu bang Maryland) đã tr thành mt trong nhng ch đ được h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam khai thác tn tình. Chưa biết đó là do c ý hay vô tình nhưng dù thế nào đi na thì nhng chi tiết có liên quan đến s kin vn dĩ hết sc bình thường, thm chí được xem như đương nhiên ti M li là điu chưa tng bao gi xy ra Vit Nam !

Trước nay, dù luôn v ngc t nhn là công bc song nhng cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam chưa bao gi loan báo vi dân chúng v tình trng sc khe ca h thế nào, c th lc ln trí lc có đáp ng được yêu cu công vic và bo đm hiu qu ca công vic mà h đm trách hay không (?).

Thm chí hi trung tun tháng 11 năm 2018, khi thông qua Lut Bí mt Nhà nước, Quc hi khóa 14 ca Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam còn xác đnh – "thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cplà "bí mt nhà nước" (3), bt k đó là điu chưa tng có trong lch s lp pháp ca các xã hi văn minh, thc s "ca dân, do dân, vì dân" !

Thiên h tng thc mc : Nếu đem đi chiếu"thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cplà "bí mt nhà nước", vi nhng qui đnh khác liên quan tiđnh nghĩa v"bí mt nhà nước", phương thc bo v "bí mt nhà nướctrong b lut va đ cp (4) thì làm sao có th tránh được "l, mt" khi "lãnh đo cao cp" ca h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam thường xuyên được đưa đi khám bnh, cha bnh rt nhiu nơi trên thế gii (?) nhưng không có viên chc hay cơ quan hu trách nào tr li !

Không phi t nhiên mà thiên h cho rng, vic biến"thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cplà "bí mt nhà nướchoàn toàn không phi do s"l, mt". Nếu "thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cp" thc s quan trng đi vi "li ích quc gia, dân tc và các lĩnh vc khác", không th đ "l, mt", chc chn h thng chính tr, h thng công quyn không xác đnh đưa "lãnh đo cao cp" đi khám bnh, cha bnh nước ngoài là mt trong nhng gii pháp bo v, chăm sóc cho sc khe ca nhng đi tượng này (5).

Khong 16 tháng trước khi thông qua Lut Bí mt nhà nước (8/2017), khi trình D lut Bí mt nhà nước" cho y ban Thường v Quc hi khóa 14, Ban son tho d lut này không xác đnh"thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cp" là "bí mt nhà nước" (6). "Thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cpch tr thành "bí mt nhà nước", sau khi công chúng bàn lun rôm r v tình trng sc khe ca ông Trn Đi Quang và rõ ràng gây nhiu tác hi nghiêm trng cho v thế Ch tch Nhà nước ca ông Quang.

Biến "thông tin v sc khe ca lãnh đo cao cp" thành "bí mt nhà nước" ch yếu ch nhm răn đe, ngăn chn dân chúng ti Vit Nam chia s thông tin, tham gia bình lun v nhng vn đ có liên quan đến sc khe ca mt cán b cao cp nào đó, nó chn c vic so sánh, ti sao cùng là công dân nhưng ch "công bc" mi được bit đãi, còn công dân b đi x như gà, vt, heo, bò. Làm "l bí mt nhà nước" là ti hình s, có th b pht đến 15 năm tù.

***

Ging như nhng người tin nhim, nhng thông tin liên quan đến tình trng sc khe ca ông Biden đã cũng như đang là đ tài cho vô s bình lun hoc hết sc thin ý hoc đy ác ý. Dù mun hay không, ông Biden phi chp nhn thc trng đó vì ông là Tng thng ca mt quc gia mà tt c công dân có th hành x đúng vi hiến đnh. C nhìn vào s kin va đ cp ri đi chiếu vi nhng gì đã biết và đang thy ti Vit Nam t s nhn thy bn cht dân ch xã hội chủ nghĩa ra sao và thế nào là thn dân !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/11/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/nha-trang-noi-85-phut-nam-quyen-cua-ba-harris-truyen-cam-hung-20211120121145348.htm

(2) https://www.voatiengviet.com/a/bac-si-nha-trang-tong-thong-biden-du-suc-khoe-lam-nhiem-vu-duoc-cat-bo-polyp-trong-ruot/6321200.html

(3) https://nld.com.vn/thoi-su/thong-tin-ve-suc-khoe-lanh-dao-dang-nha-nuoc-la-bi-mat-20181115171541072.htm

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-2017-337064.aspx

(5) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-121-QD-TW-2018-cong-tac-bao-ve-cham-soc-suc-khoe-can-bo-cap-cao-376488.aspx

(6) http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=717&TabIndex=1&LanID=1399

Published in Diễn đàn

Vì sao cần công khai bệnh tình của nguyên thủ quốc gia ?

Trà Kiệu, VNTB, 08/10/2020

Hồ sơ bệnh án và thông tin sức khỏe của lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam đã được đưa vào danh mục bí mật nhà nước "mức tối mật".

suckhoe1

Ngày 24/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành quyết định số 1295/QĐ-TTg, về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế, trong đó quy định mức độ "tối mật" của các thông tin liên quan đến sức khỏe của những người lãnh đạo cao nhất Việt Nam. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Quyết định nói trên của Thủ tướng có căn cứ là theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, thì thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là "phạm vi thuộc bí mật nhà nước". Lý do của cần thiết ‘mức tối mật’ vì nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Sự cẩn trọng kể trên của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tuy có thể là sự khác biệt với nhiều quốc gia, song đó lại là phù hợp với một quốc gia mà ngay đến thời điểm hiện nay cuộc nội chiến Bắc – Nam tuy đã kết thúc sắp bước sang năm thứ 46, song trong các văn kiện Đảng, trong các diễn văn của người đứng đầu Đảng vẫn luôn tâm thế về những "thế lực thù địch – diễn biến hòa bình – tự chuyển biến – tự chuyển hóa".

Trong bối cảnh đó, vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Đảng luôn được chú trọng hàng đầu. Hiện tại, Ban Bí thư đã ban hành các Quyết định chỉ định Ủy viên kiêm nhiệm Ban Bảo vệ, chăm sóc chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương gồm 12 nhân sự, bao gồm : Phó Chánh Văn phòng Trung Đảng Nguyễn Hải Ninh ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thuý Trinh ; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng ; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn ; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ ; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn ; Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) Nguyễn Xuân Kiên ; Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Nguyễn Thanh Hà ; Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất Lê Đình Thanh.

Như vậy, hiện nay Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có 4 lãnh đạo Ban, 18 Ủy viên trong đó bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Trưởng ban. Với số lượng nhân sự đông đến như vậy, trong đó có rất nhiều chức danh vốn ngoài ngành y, nên nếu những nhân sự này có trong tay – ví dụ như bộ hồ sơ bệnh án của Tổng bí thư, Chủ tịch nước chẳng hạn, thì đó là nguy cơ rò rỉ với các suy diễn của "người ngoài ngành y", sẽ tạo thành "mồi ngon" cho các phe nhóm "diễn biến hòa bình – tự chuyển biến – tự chuyển hóa".

Trong thực cảnh đó của Việt Nam nên việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế, trong đó quy định mức độ "tối mật" của các thông tin liên quan đến sức khỏe của những người lãnh đạo cao nhất Việt Nam, là điều dễ hiểu ở quốc gia mà lãnh đạo cao nhất luôn tâm thế "nhìn đâu cũng thấy thù địch".

Tuy nhiên từ câu chuyện thời sự ở nước Mỹ trong vài ngày gần đây, cho thấy sức khỏe lãnh đạo quốc gia là mối quan tâm đặc biệt của người dân và giới truyền thông quốc tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo đó bằng những mệnh lệnh hành chính, kiểu như Quyết định số 1295/QĐ-TTg mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành hôm 24/8/2020.

Dễ thấy Tổng thống Mỹ Trump hiện lâm tình cảnh tương tự trước đây, khi trong thời gian ông Thủ tướng Anh quốc Johnson mắc bệnh Covid-19, các trang báo lớn của Anh và quốc tế như BBC, The Guardian, The Independent, CNN, New York Times hay Washington Post… thường xuyên theo dõi sát diễn biến, cập nhật thông tin và bình luận xung quanh sức khỏe của ông Johnson.

Vì sao sức khỏe của nguyên thủ quốc gia luôn được người dân, truyền thông sở tại và quốc tế theo dõi sát sao đến như vậy ? Dễ hiểu, họ đều là mắt xích quan trọng trong vận hành hệ thống chính trị quốc gia. Khi họ gặp vấn đề về sức khỏe hay tương tự, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh, tiếng nói của quốc gia, dân tộc đó.

Chừng nào dịch Covid-19 toàn cầu chưa thực sự bị đánh bại, mối quan tâm về sức khỏe các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ tiếp tục "nóng" trong thời gian tới. Dù là một quốc gia độc đảng, thì Việt Nam không nên là một ngoại lệ trong chuyện cấm đoán dân chúng quan tâm đến sức khỏe của "tứ trụ"…

Trà Kiệu

Nguồn : VNTB, 08/10/2020

***************************

Sức khỏe lãnh đạo ta… có chi mô !

Cửu Long, VNTB, 08/10/2020

Báo chí ở Việt Nam rất nhanh nhạy trong cập nhật tin tức đa chiều về bệnh tình của ông chủ Tòa Bạch Ốc

suckhoe2 (2)

Trung tuần tháng 4/2019, ở Việt Nam xuất hiện đồn đoán Tổng bí thư, Chủ tịch nước gặp tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ ở Kiên Giang. Sau đó ông đã phải nằm lại tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái…

Dĩ nhiên thời điểm đó chẳng có tờ báo nào ở Sài Gòn được phép loan tải tin tức này, vì trước tiên là chưa được phép của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (*). Thậm chí khi ấy còn có đồn đoán đây là một mưu sát để ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước vì không đủ sức khỏe nên phải sớm rời ghế trên chính trường.

Báo chí ở Việt Nam khi ấy chỉ được phép đưa tin ngắn gọn thế này :

"Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay (25-4/2019), trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin, sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần đây bị ảnh hưởng bởi thời tiết và cường độ làm việc cao.

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường", bà Lê Thị Thu Hằng thông tin".

Cụm từ "thời tiết – cường độ cao" khiến ảnh hưởng sức khỏe và "sẽ sớm trở lại bình thường" là những viện dẫn ngắn gọn và có phổ khá rộng cho những suy diễn : Thời tiết nắng nóng phương Nam đối với một lãnh đạo đã ngoài 70 tuổi sinh sống tại Hà Nội, sẽ dễ đưa đến "sốc nhiệt" – và điều này cầm chắc đã nằm trong liệu toan của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương. Như vậy phải chăng ở đây là sự tắc trách của bà cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – người đang đứng đầu Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương ?

Còn thế nào gọi là "cường độ làm việc cao" ? Câu trả lời cũng từ bà cựu bộ trưởng Tiến, bởi bà hiểu rõ với tuổi tác của một chính khách mà gần như cả thời trai trẻ chỉ quanh quẩn trong môi trường tháp ngà của nghiên cứu lý luận đảng, thì ông không thể có được sức khỏe bền bỉ so với những lãnh đạo trước đó vốn được trui rèn trên chiến trường.

(Khó so bì chuyện sức bền bỉ giữa ông Nguyễn Phú Trọng với ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng từng tham gia quân đội, có 4 lần bị thương và là thương binh hạng 2/4).

Thật ra thì mọi chuyện "đổ lên đầu" bà cựu bộ trưởng Tiến cũng oan cho bà. Với các chức danh cao nhất của bộ máy chính trị Việt Nam gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, theo một văn bản được Đảng ban hành năm 2018, thì những chính khách cao cấp đó được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khỏe hàng ngày.

Sự thật thì mãi cho tới nay, chỉ cần quan sát trên báo chí, người dân thấy rõ là ông Nguyễn Phú Trọng hiện chỉ quẩn quanh trong thành phố Hà Nội, ông vẫn chưa thể như lời của bà Lê Thị Thu Hằng, "Tổng bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường".

Thế nhưng báo chí lại không có tin tức cụ thể sức khỏe của người đứng đầu đảng đang ra sao, tình trạng đi – đứng thế nào, liệu ông còn đủ minh mẫn sau hệ lụy của "sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần đây bị ảnh hưởng bởi thời tiết và cường độ làm việc cao" hồi tháng 4/2019 khi công tác ở tỉnh Kiên Giang ?

Trong lúc đó thì báo chí ở Việt Nam cho thấy rất nhanh nhạy trong cập nhật tin tức đa chiều về bệnh tình của ông chủ Tòa Bạch Ốc.

Người đọc báo khó tính sẽ dễ trách móc, là báo chí Việt Nam thiên vị, cứ săm soi người bệnh nhà giàu Donald Trump, trong khi đó là chính khách số 1 của đảng chính trị ở Việt Nam, song dường như báo chí không thèm đoái hoài tới chuyện thăm hỏi sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

***

(*) Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương là cơ quan trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chuyên trách nhiệm vụ theo dõi bảo vệ,chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ đương chức và nguyên chức thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng quản lý.

9 nhiệm vụ :

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách và giải pháp về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (cả đương chức và nguyên chức).

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe ; lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh sớm ; kiểm tra sức khỏe cán bộ quy hoạch cấp chiến lược ; tổ chức khám, điều trị bệnh, nhất là điều trị tích cực bệnh lý ; phục hồi chức năng, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý và thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

3. Chủ trì tổ chức thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ, kết luận, phân loại sức khỏe định kỳ ; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương.

Là đầu mối thống nhất quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, thông tin sức khoẻ, hồ sơ sức khỏe của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện việc khám và điều trị bệnh ở các cơ sở khám, chữa bệnh trong nước và ngoài nước.

Trên cơ sở kết luận của Hội đồng chuyên môn về tình trạng sức khỏe cán bộ, về chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh lý ; chỉ đạo tổ chức tập trung các nguồn lực kỹ thuật cao để điều trị bệnh đối với cán bộ thuộc diện quản lý tại các cơ sở trong nước ; báo cáo, trình Ban Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư quyết định gửi đi nước ngoài khám, chữa bệnh khi cần thiết. Chủ trì lập kế hoạch điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý để cán bộ cấp cao bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan huy động mọi nguồn lực để thực hiện tình huống cấp cứu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ; có phương án bảo đảm y tế đối với các đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội khi đi công tác trong và ngoài nước.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các bệnh viện, các cơ quan, đơn vị có liên quan và huy động các chuyên gia đầu ngành khi cần thiết trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cán bộ cấp cao.

Thẩm định, phê duyệt, quy định trách nhiệm đối với đội ngũ bác sĩ tiếp cận chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước do các bệnh viện đề xuất.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hệ thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ để hướng dẫn và cung cấp thông tin cho cán bộ về chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, y học dự phòng ; phát hiện sớm bệnh tật, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ và điều dưỡng.

6. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về đào tạo, chẩn đoán, bảo vệ, chăm sóc, điều trị bệnh, nghiên cứu khoa học ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

7. Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ sở, đơn vị y tế làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân thực hiện đúng quy định về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và y đức đối với bác sĩ tiếp cận, điều dưỡng và đội ngũ phục vụ trong hệ thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chính sách khám, chữa bệnh nói chung và bảo hiểm y tế đối với cán bộ thuộc diện quản lý trong toàn hệ thống ; chính sách đặc thù đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ và các đối tượng khác nếu thấy cần thiết.

9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

3 quyền hạn

1. Được yêu cầu các bộ, ban, ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan và các bệnh viện trong hệ thống để phục vụ các tình huống khẩn cấp trong việc bảo đảm sức khỏe cho lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.

2. Thông báo cho cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện chế độ khám, kiểm tra, chăm sóc sức khỏe định kỳ và thực hiện các quy định về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

3. Yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh trong nước, ngoài nước và các cá nhân liên quan báo cáo, thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về tình hình sức khoẻ, kết quả khám, chữa bệnh của cán bộ cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

3 trách nhiệm

1. Theo dõi sát tình hình sức khỏe ; việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và điều trị bệnh lý đối với cán bộ được giao quản lý theo quy định.

2. Kịp thời báo cáo với Thường trực Ban Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương về tình trạng sức khoẻ, bệnh lý và khả năng sức khỏe đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

3. Bảo đảm bí mật thông tin về sức khoẻ, hồ sơ sức khoẻ, hồ sơ bệnh lý của cán bộ. Chỉ được thông tin khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư hoặc Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Cửu Long

Nguồn : VNTB, 08/10/2020

Published in Diễn đàn

Vì sao Việt Nam không công khai tình trạng sức khoẻ lãnh đạo cao cấp ? (RFA, 23/02/2018)

Theo thông tin được phát đi từ truyền thông trong nước, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nhập viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh từ trước Tết nguyên đán do có biểu hiện "xấu" về sức khoẻ và đang được theo dõi, điều trị tích cực bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành hiện nay. Báo chí trong nước cũng cho hay ông Phan Văn Khải được chuyển từ một bệnh viện ở Singapore về bệnh viện Chợ Rẫy đêm 20/2, nhưng không cho biết cụ thể ông bị bệnh gì và tiên liệu ra sao. Trong khi đó, một số nguồn tin trên mạng chưa thể kiểm chứng cho biết ông Khải đang trong tình trạng "hết sức nguy kịch".

suckhoe1

Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 06 năm 2005 - AP

Mặc dù báo chí trong nước không đưa tin cụ thể về bệnh tình ông Khải nhưng các báo đều đưa tiểu sử của ông, một việc thường được làm khi một lãnh đạo đã qua đời. Điều này khiến những người muốn biết thông tin càng thêm tò mò.

Như vậy, sau những nghi vấn về tình hình sức khoẻ của các ông Nguyễn Bá Thanh - cựu Bí thư Đà Nẵng hồi năm 2015, ông Đinh Thế Huynh - thường trực Ban Bí thư, nhân vật cao cấp số 5 trong Đảng, và gần đây nhất là trường hợp của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dư luận lại tiếp tục đưa ra nhiều giả thuyết xung quanh diễn biến sức khoẻ của vị cựu quan chức cao cấp này.

Khi được hỏi về lý do vì sao Việt Nam chưa bao giờ công bố bất cứ thông tin cụ thể và chính thức nào về tình trạng bệnh của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, từ Sài Gòn, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng cho biết :

"Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta hay gọi là khối cộng sản. Tất cả những thông tin về các vị lãnh tụ, không riêng gì chuyện sức khoẻ, thậm chí chuyện gia đình, con cái, vợ con cũng đều được coi là bí mật quốc gia. Thế nên cũng không lạ gì khi vì sao ở Việt Nam lại không công khai tình hình sức khoẻ của các vị lãnh đạo, đáng lẽ là điều này cần phải được công bố để người dân biết được vì sức khoẻ của những người này ảnh hưởng rất lớn đến việc của quốc gia".

Vấn đề sức khoẻ của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ lâu luôn là mối quan tâm của dư luận xã hội. Ngay trong kỳ họp Quốc hội tháng 11 năm 2017, nhiều đại biểu cũng đã đặt câu hỏi về tình trạng của chủ tịch nước Trần Đại Quang thời điểm đó, đồng thời yêu cầu Quốc hội làm rõ quy định " sức khoẻ lãnh đạo có phải là bí mật nhà nước" hay không ? Ông Bùi Đình Dũng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho rằng "nếu là bí mật nhà nước thì phải thực hiện theo đúng tính chất, còn không thì phải hoàn toàn công khai".

Theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, nguyên nhân sâu xa của sự mập mờ và bưng bít thông tin này bắt nguồn từ ý thức hệ của chủ nghĩa xã hội-cộng sản với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn đời sống xã hội để từ đó phản ảnh lại hệ thống chính trị. 

"Ở các nước như Việt Nam chẳng hạn thì điều đó lại hoàn toàn ngược lại, và tôi cho rằng điều đó cực kỳ vô lý và cực kỳ có hại. Tôi lấy ví dụ ông tổng bí thư bị tâm thần chẳng hạn nhưng lại bưng bít để ông không biết. Vậy một ông tâm thần, một ông sức khoẻ yếu hay bị ung thư chẳng hạn thì làm gì có thời gian hay sự tỉnh táo để suy nghĩ cho các vấn đề của đất nước ? Những chuyện này vô cùng ảnh hưởng đến người dân và tôi cũng là người cực kỳ phản đối chuyện bưng bít thông tin như vậy"


Đảng cộng sản Việt Nam có riêng một Ban Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương chuyên trách việc chăm sóc sức khoẻ cho các vị lãnh đạo cao cấp. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng và những người biết về hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe này của Đảng thì hiện nay vai trò của ban này ngày càng mờ nhạt trong việc điều trị bệnh cho các lãnh đạo. Ông Dũng nói :

"Nhưng mà sau này với sự phát triển của các bệnh viện tư, rồi máy móc theo chiều sâu, mang tính chất chuyên sâu nhiều hơn, thì các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh ủy, thành ủy và trung ương phần lớn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Vai trò lớn nhất của họ, theo tôi hình dung không phải là việc điều trị chữa bệnh một cách có kết quả như là các bệnh viện bên ngoài, mà là sự im lặng trong việc bảo mật những thông tin về sức khỏe của những cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý".

Một bác sĩ giấu tên từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương nói với đài RFA rằng khi các cán bộ lãnh đạo bị bệnh và được Ban bảo vệ sức khỏe trung ương điều trị, thì họ không có quyền công bố bệnh tình của bệnh nhân mà phải có quyết định từ cấp lãnh đạo cao hơn.Trên thực tế, trường hợp thông tin ông Nguyễn Bá Thanh được gia đình đưa sang Mỹ chữa bệnh chỉ được Ban Bảo vệ sức khoẻ trung ương công bố sau khi dư luận đặt quá nhiều câu hỏi xung quanh bệnh trạng của ông Thanh.

Tương tự là trường hợp của Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng : Trong suốt thời gian dài ông này đều vắng mặt trong các sự kiện chính trị quan trọng ở trong nước như Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân hay cũng không tham gia chuyến thăm Hoa Kỳ cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm tháng 07/2015. Sau một thời gian dài mạng xã hội đồn thổi về ông, cuối cùng báo Tuổi trẻ mới có bài dẫn nguồn tin từ Ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ trung ương cho hay ông Thanh "đã đi Pháp trị bệnh" và cho biết ông "đã được phẫu thuật, đó có thể là một khối u phổi".

Trường hợp vắng mặt trong thời gian dài của Chủ tịch nước Trần Đại Quang hay việc Thường trực Ban Bí thư ông Đinh Thế Huynh vắng bóng trên các diễn đàn chính trị ở Việt Nam kể từ sau Hội nghị trung ương V được tổ chức vào tháng 05/2017 cũng khiến dư luận hết sức hoang mang về sự tồn tại cũng như bệnh tình của những vị lãnh đạo cấp cao này. Trả lời báo Dân việt, ông Phạm Gia Khải người từng là Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ trung ương trong một thời gian dài cho biết :

"Về quan điểm cá nhân, tôi thấy cái gì cần giữ bí mật thì nên giữ, còn cái gì có thể công khai được thì cũng nên công khai để nhân dân nắm được".

Tuy nhiên, ông Khải cũng khẳng định ở nhiều nước trên thế giới, chứ không riêng ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe của các yếu nhân, đặc biệt là những người nắm giữ vị trí chủ chốt của Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội, cũng là những thông tin cần phải được giữ bí mật. Cho đến nay, người ta cũng không có công bố chính thức về sức khỏe của ông Yasser Arafat hay như trường hợp của vị tướng quân đội Việt Nam đã được theo dõi, điều trị ở Paris (Pháp) vì bệnh gì cũng không ai được biết trừ một số rất ít người. Nhưng ở Hoa Kỳ, điều này có khác chút : Như Thượng nghị sĩ John McCain bị u não, ứng viên Tổng thống Mỹ - bà Hillary Clinton bị ngã gây máu tụ dưới màng cứng là báo chí biết và đăng tải ngay…".

Ông Phan Văn Khải, năm nay 85 tuổi, là người giữ chức Thủ tướng Việt Nam giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006. Ông được xem là người đã dẫn dắt Việt Nam bước qua khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP trung bình 7% trong thời gian gần 9 năm lãnh đạo.

Mỹ Lan

*********************

Dư luận xôn xao về bệnh tình của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (RFA, 23/02/2018)

Báo chí trong nước hôm 21/2 loan tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, bị bệnh nặng và phải đưa sang Singapore rồi sau đó chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh để các bác sĩ theo dõi, điều trị. Tuy nhiên không có bất cứ thông tin nào về bệnh tình cụ thể của ông Phan Văn Khải.

suckhoe2

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 16/6/2006. - AFP

Ông Phan Văn Khải, năm nay 85 tuổi, là người giữ chức Thủ tướng Việt Nam giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006.

Theo Vietnamnet, sức khỏe của ông Phan Văn Khải đã chuyển biến xấu từ hồi trước Tết Mậu Tuất. Ông được đưa sang Singapore để điều trị nhưng sau đó được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 21/2.

Nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo cao cấp của Việt Nam khi lâm bệnh nặng thường được điều trị ở nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ. Ví dụ điển hình như cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được điều trị ở Mỹ một thời gian rồi sau đó được chuyển về nước trước khi qua đời hồi năm 2015.

Đồng thời với tin về sức khỏe của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhiều báo trong nước cũng đồng loạt đăng tiểu sử của ông, điều thường được làm khi một lãnh đạo nào đó đã qua đời.

Một số nhà báo, những người đã từng biết ông Khải đã đưa tin về tình hình sức khỏe của ông Khải trên mạng xã hội nhưng cũng không đưa chi tiết ông bị bệnh gì.

Nhà báo Huy Đức viết trên trang facebook cá nhân hôm 22/2, cho biết ông đã vào thăm ông Khải ở bệnh viện và chứng kiến ông nằm trong phòng săn sóc đặc biệt với nhiều phương tiện hỗ trợ.

Nhà báo Huy Đức cũng ca ngợi Thủ tướng Phan Văn Khải là người đã thực hiện tốt các ý tưởng cải cách, biến chúng thành chính sách trong môi trường chính trị Việt nam.

Published in Việt Nam

Tháng Tám năm 2017, trên các trang tin thời sự của báo chí trong nước, người ta thấy vắng bóng hai ông, Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước. Cả hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam.

baove1

Ông Đinh Thế Huynh (thứ nhất bên trái) đứng cạnh ông Trần Đại Quang, tại Đại hội đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016. AFP

Có nhiều tin đồn rằng hai ông bị bệnh phải đi điều trị ở nước ngoài.

Tin đồn về sự đấu đá phe phái

Chuyện thông tin không rõ ràng về sức khỏe của các vị lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam không phải là lần đầu tiên được nói đến qua trường hợp của hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang hiện nay. Vào năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Trưởng ban nội chính trung ương, bị bệnh, đi nước ngoài trị bệnh, nhưng thông tin không hề được công bố suốt nhiều tháng, làm dấy lên nhiều lời đồn đoán rằng ông bị bệnh hiểm nghèo, thậm chí đã chết vì bị ám sát.

Trường hợp ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng, mất vào năm 2005 cũng vậy, việc chậm trễ công bố thông tin đã làm dấy lên tin đồn là ông bị ám sát.

Nhận xét về những lời đồn đoán chung quanh sức khỏe của hai ông Đinh Thế Huynh, và Trần Đại Quang, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, thuộc Ban Dân vận trung ương nhận xét :

"Cái này chưa biết nó như thế nào, nên không thể nói theo dư luận hiện nay được, nhưng xung đột lợi ích giữa các nhóm là rõ, âm mưu tiêu diệt lẫn nhau là có thật, nhưng hai trường hợp này phải chờ thêm".

Sự nghi ngờ về việc ám hại nhau giữa các nhóm quyền lực khác nhau được quan sát thấy trên mạng xã hội trong thời gian hiện nay sau khi người ta thấy hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang vắng bóng, mà chỉ có một thông tin được báo chí Nhà nước Việt Nam đưa ra vào đầu tháng Tám, nói ông Trần Quốc Vượng, một Ủy viên Bộ chính trị tạm thời đảm nhận công việc của ông Huynh ở bộ này.

Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện sống ở Đà Lạt nói :

"Nó có uẩn khúc thì họ mới phải giấu, chứ ốm đau bình thường thì giấu làm gì. Có uẩn khúc họ hại nhau thế nào đó thì mới giấu. Tóm lại cái chính thể lừa dân, họ cứ nói đoàn kết chứ trong nội bộ họ phân ly kinh khủng".

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và đấu tranh nội bộ

Mặc dù các thông tin về sức khỏe của các vị lãnh đạo ít được công bố như vậy, nhưng đảng cộng sản Việt Nam lại có cả một tổ chức gọi là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đảm trách việc chăm sóc sức khỏe cho các vị lãnh đạo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, sống ở Sài Gòn và từng làm việc nhiều năm trong guồng máy của đảng nói với chúng tôi về Ban bảo vệ sức khỏe này :

"Ban bảo vệ sức khỏe trung ương là một ban mềm, tôi dùng từ mềm trong ngoặc kép, của Bộ chính trị. Đây là Ban có chức năng nhiệm vụ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, và những người thuojc diện quản lý của Bộ chính trị, và Ban bí thư. Vai trò của họ giống như một Bộ y tế, giống như một Bộ y tế của Trung ương đảng, chuyên chữa trị cho Trung ương đảng thôi".

Ngoài ra ở các cấp đảng thấp hơn ở các tỉnh và thành phố lớn cũng có những ban bảo vệ sức khỏe như vậy.

Một bác sĩ giấu tên từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, nói với chúng tôi rằng khi các cán bộ lãnh đạo bị bệnh và được Ban bảo vệ sức khỏe trung ương điều trị, thì họ không có quyền công bố bệnh tình của bệnh nhân mà phải có quyết định từ cấp lãnh đạo cao hơn. Theo bác sĩ này thì việc chẩn đoán bệnh tình của các cán bộ lãnh đạo là một trong những cách mà các phe phái khác nhau dùng để loại đối thủ chính trị của mình vì lý do sức khỏe. Thậm chí, ông nói rằng có những trường hợp bệnh nhân khám bệnh và nhận thuốc từ các bệnh viện bên ngoài, phải được sự cho phép của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương mới được uống.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng và những người biết về hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe này của đảng thì hiện nay vai trò của ban này ngày càng mờ nhạt. Ông Dũng nói :

"Nhưng mà sau này với sự phát triển của các bệnh viện tư, rồi máy móc theo chiều sâu, mang tính chất chuyên sâu nhiều hơn, thì các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh ủy, thành ủy và trung ương phần lớn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Vai trò lớn nhất của họ, theo tôi hình dung không phải là việc điều trị chữa bệnh một cách có kết quả như là các bệnh viện bên ngoài, mà là sự im lặng trong việc bảo mật những thông tin về sức khỏe của những cán bộ do Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý".

Theo người bác sĩ từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì các lãnh đạo cao cấp sau này thường đi nước ngoài chữa trị.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, vào tháng giêng năm 2015, Ban bảo vệ sức khỏe trung ương lần đầu tiên ra thông báo về sức khỏe của ông, trong đó nói ông bị bệnh từ tháng Năm năm 2014, và đi Mỹ chữa trị, tức là bảy tháng trước đó. Ông Thanh mất một tháng sau khi bệnh tình của ông được công bố.

Vào năm 1969, ông Hồ Chí Minh, người thành lập Nhà nước cộng sản Việt Nam mất vào ngày 2 tháng Chín, nhưng cái chết chỉ được công bố sau đó là ông mất vào ngày mùng ba tháng Chín, và ngày này được xem là ngày chính thức tổ chức kỷ niệm ngày ông Hồ mất trong một thời gian dài.

Ông Nguyễn Khắc Mai nói về trường hợp này :

"Trường hợp ông Hồ thì người ta nói là để cho dân ăn tết độc lập, vào ngày mùng hai tháng Chín, nên dời lại không làm hỏng ngày lễ độc lập. Cho nên họ hoãn lại việc tuyên bố, đó là thủ đoạn chính trị thôi. Nhưng mà rồi cái chết thì trước sau cũng chết, làm như thế cũng vô nghĩa".

Nhìn rộng ra trong thế giới các quốc gia cộng sản xưa và nay, chuyện giữ bí mật sức khỏe hay cái chết của các vị lãnh đạo là một chuyện rất phổ biến. Ông Hà Sĩ Phu nhận xét :

"Ngay từ thời xa xưa, thời Stalin và Lenin cũng đã có những việc như thế này. Bản thân chủ nghĩa cộng sản phi khoa học, đầy bất hợp lý ở bên trong, nên nếu họ mở ra công khai thì mọi thuẫn nó phơi bày ra, họ tan rã thôi".

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì nói rằng khuynh hướng giữ kín thông tin về sức khỏe cũng như sự sống chết của các cán bộ lãnh đạo cộng sản cũng nằm trong khuynh hướng độc đoán của sự cai trị của những đảng cộng sản mà thôi.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 16/08/2017

Published in Diễn đàn