Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước.

newage01

Tàu ngầm tấn công hạt nhân Trường Chinh 15 ở phố cảng phía đông Thanh Đảo, ngày 23/4/2019. (Kyodo /Maxppp)

Những sự kiện có tính chất như David đối đầu với Goliath này đặt ra một câu hỏi quan trọng. Liệu thiết bị không người lái (drone) ngày càng tiên tiến có khiến các hạm đội hải quân trở nên lỗi thời ? Việc Ukraine giành chiến thắng trên biển dường như gợi ý điều đó. Tuy nhiên, việc vội vàng thừa nhận lập luận này đã bỏ qua hai điểm mấu chốt.

Thứ nhất, chiến tranh trên biển là chiến tranh tiêu hao. Như một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã chỉ ra, chiến tranh hải quân hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào khái niệm số đông (mass). Số lượng vũ khí – tàu nổi, tàu ngầm và máy bay – cùng khả năng tái tạo chúng với quy mô lớn chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong chiến tranh trên biển. Hải quân Mỹ trong Thế chiến thứ II là một ví dụ điển hình. Vào tháng 6 năm 1940, hạm đội Mỹ chỉ có 478 tàu chiến. Nhưng đến Ngày Chiến thắng Nhật Bản năm 1945, Hải quân Mỹ đã có 6.768 tàu chiến đang hoạt động, vượt xa bất kỳ cường quốc nào khác trên Trái đất.

Drone và tên lửa của Ukraine đang minh chứng cho một chân lý có từ lâu : khả năng vượt qua tổn thất là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong chiến tranh trên biển. Trong một cuộc xung đột, tàu chiến chỉ an toàn khi nằm ngoài tầm pháo kích. Bất kỳ bên tham chiến nào, đặc biệt là bên yếu hơn về số lượng, đều sẽ tìm cách thu hẹp khoảng cách và đây là giả định mà các lực lượng hải quân cần giải quyết, nếu không họ sẽ mất cả hạm đội. Tuy nhiên, tổn thất không phải là lý do chính đáng để cho rằng hạm đội sắp lỗi thời.

Điều này dẫn đến điểm thứ hai. Các tổn thất của Nga không thể hiện được mức độ mà sức mạnh hải quân – và các hạm đội có khả năng hoạt động trong môi trường tranh chấp – đã trở lại như một yếu tố trung tâm trong các cuộc chiến giành quyền lực từ Biển Đen đến Biển Đỏ, Biển Đông và eo biển Đài Loan. Đây không chỉ đơn thuần là về giá trị chiến lược của các tàu chiến chủ lực (capital ships) trong việc thể hiện vị thế và tham vọng quốc tế của một quốc gia trong một hệ thống quốc tế vô chính phủ.

Sức mạnh hải quân ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì mối quan hệ giữa các xã hội hiện đại với biển cả đã phát triển một cách nhanh chóng. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế kỷ của đại dương, nơi nền tảng của sự thịnh vượng thúc đẩy các nền kinh tế mở dựa vào kết nối vật lý và kỹ thuật số trên biển.

Các tuyến đường biển nuôi sống chúng ta, sưởi ấm cho chúng ta và vận chuyển đồ đạc thiết yếu hằng ngày. Khoảng 97% internet và một phần lớn năng lượng quốc tế phụ thuộc vào một mạng lưới cáp và đường ống ngầm dưới đáy biển, giống như một đĩa mì spaghetti, bám sát các tuyến vận chuyển thương mại. Mạng lưới kết nối vật lý và kỹ thuật số nhiều lớp này chỉ an toàn và đáng tin cậy cho đến khi nó không còn an toàn nữa.

Trong những năm gần đây, những nơi như Somalia, Tonga, Anh và Đài Loan đã phải chịu thiệt hại kinh tế do sự gián đoạn về cơ sở hạ tầng quan trọng dưới đáy biển. Vào đầu năm nay, năng lực tương đối tinh vi của phiến quân Houthi ở Yemen đã phơi bày sự mong manh của nguồn cung cấp ổn định các mặt hàng thiết yếu – từ túi trà được sử dụng các hộ gia đình trung lưu ở Anh, cho đến các thành phần cốt lõi của xe điện trên khắp Châu Âu.

Sự phụ thuộc chưa từng có vào kết nối hàng hải này đã biến các hoạt động trên biển thành mục tiêu chính của các chế độ độc tài và các nhóm phi nhà nước. Các hành động như phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream 2, đường ống dẫn khí nối Estonia, Phần Lan và Thụy Điển, hoặc việc gây gián đoạn các tuyến đường vận chuyển hang hải quốc tế do tên lửa và máy bay không người lái của Houthi gây ra đều có một điểm chung.

Những hành động này nhấn mạnh nhận thức của các nhà lãnh đạo ở Moscow, Bắc Kinh và Tehran rằng kết nối hàng hải là một điểm yếu có giá trị chính trị đáng kể. Đặc biệt, các quốc gia như Trung Quốc đang theo đuổi các phương tiện hải quân để nắm bắt các cơ hội xuất phát từ nhận thức trên. Cho dù trong lĩnh vực công nghệ thăm dò và khai thác đáy biển sâu, năng lực vận chuyển hàng hải, và trên hết là trong bối cảnh sức mạnh hải quân tuyệt đối, Trung Quốc đang thiết lập các kỷ lục mới về cả số lượng và chất lượng đầu tư. Chỉ trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đóng thêm tàu cho hạm đội mặt nước của mình với số lượng gấp đôi tổng số tàu mà toàn bộ Hải quân Pháp sở hữu.

Chính quyền Trung Quốc hiểu rằng, trong kỷ nguyên biển, việc họ tiếp tục xây dựng lực lượng hải quân là khoản đặt cọc cho ưu thế hàng hải, thậm chí là sự thống trị trên biển trong một cuộc chiến tranh lớn tiềm tàng ở Biển Đông, eo biển Đài Loan hoặc xa hơn nữa. Việc Tập Cận Bình bổ nhiệm Hứa Trung Minh, một chỉ huy tàu ngầm dày dặn kinh nghiệm, đứng đầu hải quân Trung Quốc cho thấy một thế hệ sĩ quan chỉ huy mới được giao phó trọng trách đảm bảo sẵn sàng chiến đấu nếu cần thiết.

Đây là lý do tại sao hải quân lại quan trọng và tại sao Mỹ cùng các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á đang tích cực tranh luận về việc đầu tư cho chúng. Các nhà lãnh đạo ở các quốc gia như Nhật Bản và Úc đang đầu tư vào hải quân của họ, từ khả năng phản công đến khả năng triển khai tàu nổi, tàu sân bay và tàu ngầm, để cùng nhau đối phó với thách thức ngày càng gia tăng từ các chế độ độc tài trên biển. Điều đó bao gồm việc Nhật Bản công bố ngân sách quốc phòng lớn nhất trong lịch sử hậu chiến vào tháng 12 năm 2023, và Australia, quốc gia đã mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua AUKUS, cũng tuyên bố kế hoạch tăng gấp đôi hạm đội tàu nổi của mình vào tháng trước.

Tuy nhiên, những quốc gia khác, như Mỹ và Anh, đang gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về hải quân. Tại Mỹ, Hải quân sẽ chỉ yêu cầu một tàu ngầm lớp Virginia cho ngân sách năm tài chính tới thay vì hai chiếc, do giới hạn năng lực sản xuất của ngành công nghiệp. Ở Anh, một báo cáo gần đây của Quốc hội lưu ý rằng các kế hoạch đưa vào sử dụng một số lớp tàu mới trước hết cần thêm các nhà máy đóng tàu.

Trong một thế kỷ biển đầy tranh chấp, chúng ta nên bắt đầu coi hải quân là chính sách bảo hiểm an ninh quốc gia tối thượng. Giống như bất kỳ loại bảo hiểm khác, chúng đòi hỏi đầu tư thường xuyên để phòng ngừa những rủi ro có thể không xảy ra nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng. Hải quân hoạt động tốt nhất để ngăn chặn các hành vi xâm lược tiềm ẩn, nhưng nền tảng công nghiệp để tạo ra năng lực cho hải quân lại chính là nền tảng bảo đảm cho uy tín quân sự. Quan trọng nhất, khi mọi nỗ lực khác đều thất bại, uy tín đó sẽ đảm bảo rằng trong thời điểm cần thiết, những thách thức khó khăn nhất sẽ được đáp ứng và vượt qua.

Alessio Patalano là giáo sư về chiến tranh và chiến lược ở Đông Á và đồng giám đốc Trung tâm Chiến lược lớn tại King’s College London, nơi ông chuyên về học thuyết và chiến lược hàng hải.

Alessio Patalano

Nguyên tác : "The New Age of Naval Power"The Times, 06/03/2024

Viên Đăng Huy biên dịch

Nguyễn Thế Phương hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 13/03/2024

Additional Info

  • Author Alessio Patalano, Viên Đăng Huy, Nguyễn Thế Phương
Published in Diễn đàn

Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông

Ba hàng không mu hm và hng chc chiến hm khác ca các quc gia đng minh ca Hoa K trong tun này đi vào Bin Đông là mt trong nhng pha phô din sc mnh hàng hi ln nht ca Phương Tây ti khu vc này sut nhiu năm qua.

anhmy1

Nhóm tấn công tàu sân bay của Anh do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản do tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga JS Ise dẫn đầu tham gia diễn tập chung tại Biển Đông ngày 3/10/2021 cùng các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ do tàu USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson dẫn đầu. Ảnh : Hải quân Mỹ

Nhng cuc din tp ti vùng bin Tây Philippines (mà Vit Nam gi là Bin Đông) s được tiếp tc vi hai tun tp trn qui mô ln ngay Bin Đông. Điu này phát đi mt thông đip cho Bc Kinh và khng đnh quyn t do hàng hi ti khu vc n Đ Dương- Thái Bình Dương ngày càng căng thng.

Chuyên gia cp cao Richard Bitzinger ti Trường Nghiên cu Quc tế S. Rajaratnam Singapore phát biu rng "Đây có th là ln đu tiên t khi n ra cuc khng hong Eo Bin Đài. Loan hi năm 1996, chúng ta chng kiến nhng dng hot đng vi hàng không mu hm như thế".

Vào ngày 3/10, hàng không mu hm hàng đu ca Hi quân Hoàng gia Anh HMS Queen Elizabeth cùng vi hai hàng không mu hm Hoa K- USS Carl Vinson và USS Ronal Reagan- cùng vi 14 chiến hm khác ca M, Nht, Canada, New Zealand và Hòa Lan tiến hành nhng hot đng din tp gi là kết hp ti Vùng bin Philippines.

Hình nh ghi nhn ti hin trường cho thy đoàn chiến hm lướt sóng trong nng vi đi chiến đu cơ bay theo đi hình mũi tên bên trên.

"Na triu tn sc mnh bin t sáu quc gia cùng vi sc mnh bay tương đương đy n tượng" là điu được mô t bi Phó Đ đc Steve Moorhouse, ch huy Nhóm Tác chiến Anh CSG21 do Hàng không mu hm HMS Queen Elizabeth dn đu.

Mt ngày sau đó, t chc Sáng kiến Theo dõi Chiến lược Nam Hi - mt mng lưới nghiên cu ca Trung Quc, cnh báo rng hàng không mu hm USS Carl Vinson ca M và HMS Quuen Elizabeth ca Anh đã vượt Eo Bashi đi vào Bin Đông, và đây là ln th hai k t tháng 7, hai hàng không mu hm này vào Bin Đông.

Mt thông cáo ca B Quc Phòng Anh vào ngày th ba cho biết trong vòng hai tun ti Hàng không mu hm Queen Elizabeth "s hot đng ti Bin Đông vi chiến hm và chiến đu cơ ca các nước Australia, Canada, Nht Bn, New Zealand, Hoa K" và tham gia vào cuc din tp hàng hi phi hp qui mô ln.

Chuyên gia Bitzinger so sánh hot đng ln này vi đt phô din sc mnh hi tháng 3 năm 1996, khi mà Hoa K cho b trí hai hàng không mu hm nhm đáp li vic Trung Quc cho th phi đn ti vùng bin gn Đài Loan trong thi gian chun b bu c. Thông đip Bc Kinh phát ra đi vi đo quc t tr là không được tuyên b đc lp.

Lúc by gi, gii quan sát cho rng đó là màn phô din sc mnh quân s ln nht Châu Á k t cuc chiến Vit Nam. Hoa K cho b trí hai nhóm tác chiến dn đu là hàng không mu hm USS Minitz và hàng không mu hm nay đã loi biên là USS Independence.

Mc tiêu chính ca vic phô din sc mnh lúc by gi, cũng như hin nay, là phát đi mt thông đip cho Bc Kinh- nhưng theo mt s người thì đó là khiêu khích. Hc gi cp cao Mark J. Valencia ti Vin Nghiên cu Nam Hi ca Trung Quc (NISCSS) cho rng "H đang giúp Hoa K đe da Trung Quc". Điu này phn ánh quan ngi ca Bc Kinh.

anhmy2

Máy bay t nhóm tn công tàu sân bay ca Anh và M bay theo đi hình trong cuc din tp chung nhiu bên trong khu vc Bin Đông ngày 3/10/2021. nh : Hi quân M

Trong cùng ngày hai hàng không mu hm ca Hoa K và Anh Quc đi vào Bin Đông, Trung Quc cho chiến đu cơ bay vào Vùng Nhn Din Phòng Không (ADIZ) ca Đài Loan vi mt con s k lc là 52 chiếc. Trong khong thi gian bn ngày k t th sáu tun qua, Đài Loan báo cáo có gn 150 máy bay ca Không quân Trung Quc bay vào ADIZ ca Đài Loan.

B trưởng Quc Phòng Đài Loan, Khâu Quc Chinh, vào ngày th tư phát biu vi các nhà lp pháp rng quan h qua Eo bin Đài Loan nghiêm trng nht trong hơn 40 năm.

B Ngoi giao Hoa K vào ngày Ch Nht cáo buc quân đi Trung Quc tiến hành nhng hot đng quân s khiêu khích phá hoi hòa bình và n đnh khu vc ; đng thi nhc li cam kết vng như bàn thch ca Hoa K đi vi Đài Loan.

Trung Quc xem Đài Loan là mt tnh ly khai và ha s thng nht v li vi Đi Lc, c bng vũ lc nếu cn. Đài Loan li cho mình là mt Nhà nước có ch quyn.

Chuyên gia Bitzinger nói v hot đng din tp phi hp ca các hàng không mu hm rng "Nhiu quc gia liên quan trong khu vc Châu Á lo ngi v s hiếu chiến ca Trung Quc và đây là cách phát đi mt thông đip mnh m cho Bc Kinh v quyn t do hàng hi.

Ông nói thêm "Điu đó cũng cho thy rng Hoa K có được nhng đng minh và thân hu tham gia mt cách tích cc và mt thiết vi h".

anhmy3

Tweet ngày 5/10/2021 ca Ch huy Nhóm tn công hàng không mu hm Anh nói v cuc din tp chung

Hàng không mu hm t đóng

S hin din ca nhng hàng không mu h thường được nhn thc như là du ch thuyết phc v quyn t do hàng hi mà Hoa K và các đng minh c xúy. Điu đó cũng cho thy mt khuynh hướng thú v v mt mt s nước ti khu vc n Đ Dương- Thái Bình Dương phát tin kh năng phòng th bin bng vic t đóng nhng hàng không mu hm ca nước h.

Lc lượng Phòng V Bin Nht Bn (JMSDF hay Hi quân Nht) vào ngày th Ba công b h đã thc hin các chuyến ct và h cánh loi chiến đu cơ F-35B tiên tiến trên Khu trc hm JS Izumo ; như thế có th biến nó thành mt hàng không mu hm.

JMSDF tiếp tc thc hin mt cách vng chc nhng b sung cn thiết cho chiến hm lp Izumo đ có th đt được kh năng vn hành chiến đu cơ F-35B.

Theo ông Jeff Kingston, Giám đc Vin Nghiên cu Châu Á và là giáo sư Đi hc Temple Tokyo, Chính ph Nht vào năm 2018 bt đèn xanh cho vic chuyn hai khu trc hm lp Izumo thành hàng không mu hm hng nh có th vn hành chiến đu cơ F-35B. Điu này da vào mt thay đi chính sách ln k t năm 2015 khi Nht Bnvi hot đng quân s b hn chế bi hiến pháp ch hòa sau Thế Chiến Th hai đã gia tăng cam kết vi đng minh an ninh Hoa K.

Ông phát biu vi RFA rng "Nht Bn đã tăng mnh kh năng nâng cao sc mnh bin và rũ b nhng cm k lâu nay v chính sách an ninh khi thc hin điu đó. V mt đa chính tr, đó là mt s ng phó vi nhn thc ngày càng tăng v mi nguy do chương trình hin đi hóa quân đi và tham vng bá quyn khu vc ca Trung Quc.

Ông Jeff Kingston gii thích thêm rng "Nht Bn gia nhp Nhóm B T (gm Hoa K, n Đ, Nht và Australia) và tr thành mt nước c xúy cho mt khu cc n Đ Dương- Thái Bình Dương t do và rng m. Đây là quan đim nhm đến s bành trướng nh hưởng ca Trung Quc trong khu vc ; và liên quan đến hot đng din tp hi quân chung, mt trong nhng hot đng khác na".

Trong khi đó chuyên gia Valencia ca NISCSS li đưa ra cnh báo rng hot đng chế to hàng không mu hm và ng h Hoa K nhm khng chế Trung Quc có th là mt sai lm ca Nht Bn. Ông nói : "Dĩ nhiên Nht cn có kh năng đ t v nhưng đi vào lĩnh vc đóng hàng không mu hm là mt vn đ hoàn toàn khác.

Còn theo chuyên gia Bitzinger, c hai nước Hàn Quc và Singapore cũng đang xem xét vic phát trin mt s trong nhng tàu hi quân ca h thành nhng hàng không mu hm thc s.

Ông nói : "Cách đây hai mươi năm, mi người đu có cái nhìn tiêu cc v chúng (hàng không mu hm), gi rng chúng là nhng nam châm hút tên la hành trình do quá ln. Thế nhưng nay, ai cũng mun có chúng. Dường như h đang c đi li vi thc tế là Trung Quc đang ngày càng có nhiu hàng không mu hm. Đó là dng cách nói chúng tôi s bt kp quí v thôi. Qu thc chúng tôi có th vượt quí v".

Trung Quc vi mc tiêu tr thành mt siêu cường bin đã có hai hàng không mu hm đang hot đng- Liêu Ninh và Sơn Đông ; và hin đang cho đóng chiết th ba. Trung Quc đã có lc lượng hi quân ln nht thế gii nhưng ch yếu là nhng lp tàu nh hơn. Siêu hàng không mu hm s tăng cường mnh m sc mnh ca h.

Cuc chy đua phát trin nhng hàng không mu hm ln hơn, tt hơn nêu bt tình hình đáng ngi Bin Đông mà các nhà quan sát cho rng là mt trong nhng khu vc xung đt tim năng gia các siêu cường.

Điu đó mt mc đ cao cũng s buc các nước nh, nghèo hơn trong khu vc phi chn phe".

Ông nói thêm : " Tt c nhng nước ASEAN nh hơn s thích Trung Quc và Hoa K thun tho vi nhau ; thế nhưng điu này s không xy ra và h c gi v thế ngoài cuc khi mà tình thế mi lúc mt khó thêm hơn".

Nguồn : RFA, 08/10/2021

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Châu Á

Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng Châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả Châu Âu.

chinoise1

Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế gây lo ngại. Trong ảnh, tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981, hoạt động hồi đầu năm 2014, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp màn hình thanhnien.com

Trong bài viết "Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ?" (Que faire de la puissance navale chinoise ?), đăng ngày 03/07/2017, nhà chính trị học Pháp Mathieu Duchatel (1), nhấn mạnh đến mối đe dọa lớn về dài hạn mà Châu Âu cần phải đối mặt. Đó là ỷ vào sức mạnh hải quân và hàng hải, Trung Quốc có thể "trực tiếp thách thức hơn nữa" hệ thống luật pháp quốc tế về biển. Tăng cường hợp tác hải quân với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực cách tân công nghệ hàng hải, được tác giả đề xuất như các biện pháp để hóa giải mối đe dọa này. RFI giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel.

Ỷ sức mạnh, thách thức luật pháp quốc tế

Nhà chính trị học Mathieu Duchatel nhấn mạnh "kịch bản tồi tệ nhất đối với Châu Âu" là một nước Trung Hoa ngày càng dựa vào sức mạnh hải quân bất chấp luật pháp quốc tế về biển, không cần chú ý đến hợp tác quốc tế. Điều này đặc biệt thấy rõ với phán quyết của một tòa án quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, đưa ra hồi tháng 7/2016. Vụ kiện được coi là một thắng lợi của Manila được đông đảo các nước trên thế giới ủng hộ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của European Council on Foreign Relations lưu ý, thay vì coi phán quyết này là "một yếu tố quan trọng" bảo đảm sự ổn định quốc tế, thì Bắc Kinh lại ngày càng có xu hướng coi luật pháp quốc tế về biển như là "một công cụ thống trị của phương Tây". "Việc Trung Quốc quyết định không công nhận phán quyết của tòa để lại một tình thế nguyên trạng gây khó xử cho tất cả các bên".

Nhà chính trị học giải thích : Thái độ của Trung Quốc phơi bày sự "rạn nứt quốc tế" (clivage international) trong việc giải thích công ước Montego Bay, tức Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Seas). Tác giả khẳng định là lờ đi mối rạn nứt này không phải là giải pháp, bởi vấn đề không những sẽ trở lại, mà có thể còn trở nên "nghiêm trọng hơn", với "những thách thức trực tiếp hơn của Bắc Kinh đối với luật pháp quốc tế về biển".

Châu Âu đã chứng kiến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa tại Trường Sa, Biển Đông, kể từ năm 2015, nguy cơ đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và liên quân Mỹ-Nhật. Trong tình hình này, nhận xét có thể rút ra là trong hiện tại Châu Âu rất khó mang lại "một ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề an ninh hàng hải Châu Á".

Tàu sân bay – bề nổi của tham vọng Trung Quốc

Hậu thuẫn cho thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là sức mạnh hải quân mà nước này đang có kế hoạch phát triển, trước hết là các tàu sân bay. Theo nhà chính trị học Pháp, Châu Âu không nên "giả đò ngạc nhiên", trong năm năm nữa, khi một trong các tàu sân bay của quân đội Trung Quốc thả neo tại Djibouti (Đông Phi), nơi Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.

Trong hiện tại, rất ít có khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc không kích tại vùng Vịnh hay miền đông Châu Phi. Tuy nhiên, điều này không phải là không thể, nếu một quốc gia yêu cầu Trung Quốc can thiệp để giành lại một phần lãnh thổ, như kiểu chính quyền Syria cầu viện Nga, hay việc tham gia vào một chiến dịch của liên quân quốc tế, được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm. Việc sở hữu tàu sân bay cho phép Trung Quốc dễ dàng thực hiện mục tiêu này.

Tàu sân bay vừa được dùng để giành ưu thế trong chiến tranh trên biển, cũng như là điểm tựa cho sức mạnh không quân, nhưng đồng thời cũng là một vũ khí răn đe, và phương tiện gây áp lực về ngoại giao. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc coi tàu sân bay là "phương tiện gần nhất với binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu), cho phép khuất phục đối phương mà không cần chiến tranh". Cụ thể là, Bắc Kinh có thể tổ chức rầm rộ một cuộc sơ tán thường dân Trung Quốc khỏi một khu vực nguy hiểm tại một quốc gia khác, với sự hỗ trợ của một nhóm tàu chiến, với tàu sân bay làm trụ cột.

Theo nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel, kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã công khai nói đến "các chiến dịch quân sự không phải là chiến tranh", nhằm phục vụ cho "các lợi ích ở nước ngoài" của Trung Quốc, trong đó có việc bảo vệ kiều dân và đầu tư Trung Quốc.

Hải quân : Trọng tâm trong chiến lược toàn cầu

Ông Mathieu Duchatel nhấn mạnh là các tàu sân bay chỉ là bề nổi của sức mạnh hải quân mà Trung Quốc đang phát triển. Truyền thông Trung Quốc coi đây là biểu tượng của uy lực. Tuy nhiên, đây chỉ một phần "không đáng kể" trong các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc cho ngành đóng tàu và các khoa học và công nghệ về biển.

Năm 2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng Sản, Bắc Kinh chính thức đưa việc phát triển "sức mạnh hải quân qui mô lớn" vào hàng các mục tiêu chiến lược quốc gia. Trong Đại hội thứ 19, mùa thu năm nay, chắc chắn mục tiêu này sẽ được tái khẳng định. Hải quân sẽ tiếp tục được coi như một "phương tiện chính" để bảo đảm an ninh cho "giai đoạn toàn cầu kinh tế mới" của Trung Quốc, với đặc điểm là đầu tư mạnh ra nước ngoài.

Chiến lược quân sự chính thức của Trung Quốc được công bố năm 2015 coi các đại dương như lĩnh vực trọng yếu về an ninh, cũng như không gian và tin học. Chiến lược này đưa ra khái niệm "bảo vệ các vùng biển xa" (open seas protection), phối hợp với "phòng ngự biển gần" (offshore defense), vốn là trục chính trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh cho đến lúc đó.

Nhà chính trị học Pháp đặt ra một loạt câu hỏi về chiến lược quân sự của Trung Quốc trong tương lai, mà Châu Âu cần hiểu rõ. Bắc Kinh sẽ ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự trên biển hay trên bộ ? Chiến lược "biển xa" liệu có trở thành "chủ trương chính" của hải quân Trung Quốc ? Liệu Trung Quốc sẽ ưu tiên tàu ngầm nguyên tử trong hệ thống răn đe hạt nhân nói chung ? Phải chăng mục tiêu bảo vệ Con đường Tơ lựa trên biển sẽ quyết định đường hướng phát triển của hải quân Trung Quốc ? Và đặc biệt là vấn đề mối liên hệ giữa chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc và các căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.

***

Để hóa giải những thách thức của Trung Quốc, nhà chính trị học Mathieu Duchatel ủng hộ việc Liên Hiệp Châu Âu gia tăng các hợp tác về hải quân với Bắc Kinh. Hiện tại các hợp tác mới chỉ giới hạn trong một số cuộc diễn tập chống hải tặc quy mô nhỏ tại vùng vịnh Aden, hay việc hộ tống các đoàn tàu biển của Chương Trình Lương Thực Liên Hiệp Quốc tới Somalia. Theo tác giả, Bruxelles hiện đã có kế hoạch nâng cấp các hợp tác.

Bên cạnh việc hợp tác hải quân, công nghệ đóng tàu và hàng hải nói chung của Trung Quốc cũng là "một thách thức kinh tế" đối với Châu Âu. Công nghệ hàng hải là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên của chương trình "Made in China 2025", nhằm đưa Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực then chốt.

Tác giả cảnh báo là trong hiện tại, nhiều người vẫn còn "khinh rẻ" trình độ công nghệ của Trung Quốc, nhưng về dài hạn Châu Âu rất có thể sẽ phải cạnh tranh với Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực như xuất khẩu tàu chiến, tàu du lịch hạng sang, công nghệ thăm dò, khai thác đáy biển. Các tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này buộc Châu Âu phải có các chính sách hỗ trợ "cạnh tranh công nghiệp" một cách thích đáng.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 05/07/2017

Published in Diễn đàn