Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tham nhũng ở Việt Nam từ lâu đã trở thành "quốc nạn" không còn dừng ở mức độ nhỏ lẻ, riêng biệt mà đã trở thành có hệ thống, nghiêm trọng hơn, thao túng chính sách, lũng đoạn nhà nước. Tham nhũng xuất hiện ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ địa phương cho tới trung ương, trở thành một lối sống phổ biến trong quan chức cộng sản từ trên xuống dưới, đến mức đã trở thành "chuyện bình thường".

yte01

Tiền thuốc men, viện phí chỉ là một phần, nạn "phong bì" mới là đáng nói, tức là đưa tiền hối lộ để được chăm sóc, chữa trị tốt hơn.

Tuy nhiên, có những ngành nghề mà tham nhũng phải được xem là tội nặng hơn vì nó liên quan tới tất cả mọi người trong xã hội, và những con người làm việc trong những ngành nghề này lẽ ra phải đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, được người dân tin cậy, kính trọng, và do vậy khi tham nhũng xảy ra thì nó hủy hoại hoàn toàn lòng tin còn sót lại của xã hội, đó là Y tế và Giáo dục.

Thông thường, muốn đánh giá một xã hội có công bằng hay không, một chính phủ có chăm lo cho người dân hay không, người ta nhìn vào trước hết hai ngành Y tế và Giáo dục. Quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được đi học là những quyền lợi tối thiểu của người dân. Ở các nước dân chủ phát triển người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế miễn phí, giáo dục miễn phí ở bậc trung học phổ thông và đại học hầu như miễn phí tại các nước Bắc Âu, Đức, Pháp…

Ở Mỹ, Y tế không miễn phí nhưng nếu người dân nào có thu nhập quá thấp thì sẽ được miễn hoàn toàn chi phí ; ở Anh, Y tế còn hào phóng đến mức ngay cả khi bạn chưa phải là công dân, cũng chưa có giấy tờ hợp lệ sống ở Anh, bạn vẫn được đi khám sức khỏe, sinh đẻ miễn phí. Về giáo dục, ở Mỹ hay ở Anh giáo dục ở bậc đại học, sau đại học phải trả tiền nhưng sinh viên có thể mượn nợ ngân hàng ra đi làm trả dần, và ở Anh sau mấy chục năm mà vẫn không trả nổi thì Nhà nước sẽ trừ luôn nợ cho. Và nếu học giỏi thì sẽ có học bổng để đỡ lo vấn đề học phí. Ở các nước Bắc Âu, chính phủ không cấp học bổng vì không muốn tạo sự khác biệt, mặc cảm giữa người này với người kia, nhưng nếu sinh viên học năm nào lên lớp năm đó thì cứ mỗi năm chính phủ lại trừ bớt một ít tiền nợ v.v…

Hay Ấn độ, một quốc gia vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề về xã hội nhưng giáo dục ở bậc trung học cũng hoàn toàn miễn phí, ở bậc đại học thì sinh viên cũng đi mượn nợ ngân hàng như các nước phương Tây.

Tóm lại, các nước dân chủ đều chú ý để mọi người dân có cơ hội công bằng trong việc hưởng thụ về y tế và giáo dục. Ngay ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bên cạnh những bệnh viện tư nhân phải trả tiền thì các bệnh viện công do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý đều miễn phí tiền khám chữa bệnh cho người dân, trong đó cần phải nhắc đến Bệnh Viện Vì dân đẹp đẽ, hiện đại do bà Nguyễn Thị Mai Anh, cố phu nhân của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu xây dựng nên Giáo dục ở miền Nam thời đó trung học có trường tư, trường công, trường công thì miễn phí, học sinh nghèo đi học nếu học giỏi thì có học bổng, học sinh đi học nếu không có tiền mua sách giáo khoa thì mượn của Thư Viện, của nhà trường. Giai đoạn 60-70 của thế kỷ XX còn có chế độ sữa học đường dành cho bậc tiểu học, cứ vào giờ ra chơi mỗi học sinh bậc tiểu học được phát một ổ bánh mì và một hộp sữa nhằm chống còi xương và tăng cường thể trạng, thể chất cho trẻ em Việt Nam. Ngày nào cũng được phát đến nổi học sinh ngán quá phải giấu đem bỏ đi.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : cái gì cũng phải trả tiền

Còn bây giờ thì sao ? Việt Nam trong tên gọi là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế hoàn toàn không có cái gì là "xã hội chủ nghĩa" cả.

Về Y tế, đi khám bệnh, vào bệnh viện nằm… mọi thứ đều phải trả tiền. Nói cho đúng ra công nhân viên chức đi làm, đóng bảo hiểm y tế thì đến khi vào bệnh viện bảo hiểm nhà nước cũng trả bớt nhưng không ăn thua, vì vậy người nào có tiền phải đóng bảo hiểm tư nhân từ những công ty lớn như Bảo Việt Nhân Thọ, Prudential Vietnam, AIA Việt Nam, Manulife Việt Nam… Nhưng đâu phải ai cũng có tiền đóng bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ tại các công ty này. Và ai đã từng lâm bệnh hiểm nghèo vào bệnh viện ở Việt Nam thì biết, hàng chục, hàng trăm triệu đồng Việt Nam, người nghèo không làm sao trả nổi. Chính vì vậy chúng ta thường xuyên đọc thấy trên báo những trường hợp lâm bệnh mà không có tiền phải kêu gọi lòng từ thiện của đồng bào, có khi cả các nghệ sĩ lớn tuổi cũng phải kêu gọi người dân giúp đỡ. Tiền thuốc men, viện phí chỉ là một phần, nạn "phong bì" mới là đáng nói, tức là đưa tiền hối lộ để được chăm sóc, chữa trị tốt hơn.

Giáo dục cũng vậy. Tiền và tiền. Học sinh đi học từ bậc nhà trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông cho tới đại học, sau đại học tất tật đều phải đóng tiền. Mà không phải chỉ đóng học phí không. Ai là phụ huynh có con em đi học ở Việt Nam cũng biết, mỗi lần họp phụ huynh là mỗi lần phải đóng đủ thứ tiền, nào đồng phục, sách giáo khoa, thậm chí có những khoản như chi phí dọn dẹp nhà vệ sinh của trường, mua dụng cụ thiết bị học tập cho lớp học, mua quà cho thầy cô giáo, mua quà cuối năm cho tất cả các em học sinh, v.v…

yte2

Học sinh đi học từ bậc nhà trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông cho tới đại học, sau đại học tất tật đều phải đóng tiền.

Riêng cái khoản sách giáo khoa phải nói là nhẫn tâm. Nhớ lại thời còn đi học ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bao nhiêu năm một bộ sách giáo khoa không đổi, hết đời anh học đến đời em, mà nếu nghèo quá không có tiền mua thì lại đi mượn của nhà trường. Còn bây giờ sách giáo khoa cứ mỗi năm mỗi thay nên năm nào cũng phải mua, con nít mới vào lớp Một đã phải mua tới 20, 25 quyển sách, và suốt những năm học trung học lớp nào cũng phải mua vài chục cuốn như thế. Mới đây ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến sách giáo khoa mới cao hơn 2-3 lần so với sách của chương trình giáo dục phổ thông 2016, là sách được in khổ to, giấy đẹp (1).

Giải thích này đang vấp phải phản ứng của rất nhiều bạn đọc, phụ huynh. Người dân cho rằng giá trị của cuốn sách không nằm ở khổ to giấy tốt, mà nằm trong kiến thức truyền tải, trong chương trình giảng dạy. Nhiều phụ huynh đều phàn nàn về chuyện con cái ở lứa tuổi tiểu học mà hằng ngày phải đeo cái cặp sách cân nặng gần 4,5 kg đi học, sẽ dẫn đến "gù lưng" sách to thì càng thêm nặng. Điều đáng nói nhất là sự lãng phí khi sách giáo khoa chỉ sử dụng được 1 năm. Rồi nào bao nhiêu cây gỗ phải bị đốn đi để làm ra giấy, đây còn là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên nữa. Nhưng những người làm giáo dục đã không thèm nghĩ đến điều đó, bởi vì phải cải cách, phải thay sách thì mới bán được sách, mới có tiền chứ. Mỗi năm Bộ Giáo dục thu hàng bao nhiêu tiền từ việc soạn, in, bán sách giáo khoa này ?

Trên mạng lại so sánh câu nói của ông Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Kim Sơn với lời căn dặn, nhắc nhở chu đáo các em học sinh về cách sử dụng sách của Giám đốc Nha Tiểu học và Giáo dục Cộng đồng, Giáo sư Trương Văn Đức viết vào năm 1969, nhất là câu "Sách này còn dùng cho các niên học sau, cho các em đến sau mượn, vậy các em đừng để ai vẽ gạch bậy-bạ. Các em đừng ghi-chú gì vào sách. Nếu cần lắm thì chỉ ghi rất nhẹ tay bằng bút chì để sau dễ tẩy đi (ví-dụ như trong sách Toán).

Đặt 2 câu nói ấy bên cạnh nhau, chúng ta càng thấy rõ sự khác biệt của hai nền giáo dục, và nhân cách, phẩm chất của những viên chức làm việc trong hai nền giáo dục ấy.

Y tế, Giáo dục và sự bất công, bất bình đẳng ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện tại, không ở đâu mà sự bất công, bất bình đẳng thể hiện rõ như trong hai lĩnh vực Y tế, Giáo dục. Trong Y tế, đó là sự khác biệt một trời một vực từ điều kiện, phương tiện thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất giữa các trạm xá, bệnh viện ở nông thôn, tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, với bệnh viện ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… Giữa dịch vụ thăm khám, điều trị trong giờ và ngoài giờ làm việc (tức phải trả tiền cao hơn), giữa bệnh viện bình thường và các bệnh viện quốc tế…

Trong Giáo dục, khi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng lớn thì giáo dục cũng có những sự phân cấp khác nhau.

Trẻ em Việt Nam ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn và những thành phố nhỏ, tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa… sẽ được thụ hưởng những điều kiện giáo dục khác xa nhau từ trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, các hoạt động ngoại khóa… Ngay trong một thành phố lớn, cũng có rất nhiều mô hình trường khác nhau - từ trường điểm, trường chuyên, trường công, bán công, trường tư rồi trường quốc tế… Chính vì thế, ngay từ khi mới bước vào lớp một, bố mẹ đã phải tìm mọi cách, kể cả đút lót, để cho con vào được các trường điểm, trường tốt. Hết cấp một lại chạy vào trường chuyên cấp hai, cấp ba… Nhà giàu có tiền thì cho con đi học trường mầm non quốc tế, trung học quốc tế, mỗi năm đóng hàng trăm triệu đồng Việt Nam, trong khi đó những đứa trẻ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa phải đi bộ hàng chục cây số đến trường, hoặc đu dây qua sông, hoặc chui vào bao cho cha mẹ, người lớn lội kéo qua sông, phải học trong những ngôi trường mái lá tuềnh toàng, nền đất bẩn thỉu

Lên đến bậc đại học, những trường đại học lớn với đầy đủ các ngành học thì chỉ nằm ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Mà đối với học sinh nông thôn, vùng sâu vùng xa thì chuyện thi đậu đại học rồi ra thành phố lớn học là cả một vấn đề : tiền đâu ? Như vậy, học sinh, sinh viên Việt Nam đã phải chịu cảnh bất bình đẳng và những cơ hội vào đời khác hẳn nhau dù cùng đang sống ngay trên đất nước mình.

Tham nhũng trong lĩnh vực Giáo dục

Nhưng đáng nói hơn là nạn tham nhũng ở cả hai ngành Y tế và Giáo dục. Một học sinh muốn vào trường học, bệnh nhân muốn khám bác sĩ đều phải "chạy" tiền là những dấu hiệu của tham nhũng trong hai lĩnh vực này.

Trong hệ thống giáo dục ở bậc phổ thông, có những hình thức tham nhũng phổ biến như "chạy" trường, "chạy" điểm, lạm thu phí giáo dục ; độc quyền xuất bản sách giáo khoa ; tham nhũng trong tuyển dụng, đề bạt và luân chuyển giáo viên ; rút ruột các công trình xây dựng ; ăn bớt khi mua thiết bị dạy học ; ăn bớt vào kinh phí dự án giáo dục. Rồi các dịch vụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, chi cho các hội thi, cuộc thi, tiền chế độ của giáo viên…

Bậc đại học, sau đại học thì cũng lại có nạn "chạy" điểm, "chạy" bằng, mua bằng. Ở Việt Nam, nạn mua bằng, bằng cấp giả đã trở thành một thứ tệ nạn tham nhũng phổ biến. Điều đó xuất phát từ tâm lý coi trọng bằng cấp, chạy theo bằng cấp, học hàm học vị, nhưng thay vì miệt mài học tập thì nhiều người lại chọn cách dễ hơn nhiều là mua bằng, hoặc nhờ người làm luận văn hộ. Điều này đã đưa đến hậu quả tai hại cho xã hội về nhiều mặt, thứ nhất là nó dẫn tới tâm lý lười biếng ở nhiều người, muốn có bằng nhưng không muốn học tập vất vả, nó tạo ra sự bất công khi người học thật thì điểm thấp hơn, hoặc không kiếm được việc, người mua bằng, chạy bằng thì lại nhờ vào những mối quan hệ, hoặc cũng lại nhờ bò tiền ra "chạy" ghế mà đàng hoàng ngồi vào vị trí này vị trí kia. Với rất nhiều người, cái bằng Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ đã trở thành điều kiện để thăng quan tiến chức, để kiếm ghế.

Thêm vào đó, thử tưởng tượng những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, quan chức có bằng nhưng là bằng mua, bằng giả nên kiến thức, năng lực không có, sẽ gây hại cho xã hội như thế nào ? Và cuối cùng là những cái bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ chẳng còn giá trị gì nữa cả.

Tham nhũng trong lĩnh vực Y tế

Trong ngành Y tế, tham nhũng cũng muôn hình vạn trạng. Từ năm 2009, trên báo Tuổi Trẻ đã có bài "Tham nhũng trong ngành y tế nghiêm trọng" bài báo viết : "Tham nhũng trong ngành y tế của Việt Nam hiện ở nhiều cấp độ, có tính chất nghiêm trọng, được tìm thấy trong cả 3 lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế"

Có những vụ việc cho thấy sự tha hóa, đánh mất lương tâm của những y bác sĩ, nhân viên ngành Y, và sự tha hóa này đã xảy ra từ lâu, như chuyện "Kinh hoàng chuyện "ăn bớt" vaccine tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội" từ năm 2013, chỉ tiêm cho trẻ có 2/3 so với liều chuẩn, sau đó cộng dồn lượng vaccine dư lại để tiêm cho trẻ khác (báo Dân Trí).

Đúng là "ăn" không chừa một thủ đoạn nào, một đối tượng nào. Ngay cả những con người đau khổ, bất hạnh tột cùng như bệnh nhân bị phong cùi. "Hà Nội : bệnh nhân phong bị "ăn bớt" thuốc ?" tại Trung tâm Da liễu Hà Đông, Hà Nội, năm 2013 (Bảo vệ Pháp Luật), Vụ "nhân bản" phiếu xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, cũng từ năm 2013 (2)...

Qua năm tháng, cũng như những ngành nghề khác, nạn tham nhũng trong ngành Y không bớt đi mà còn nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, có hệ thống, với mức độ gây hại cho nhiều người. Như vụ buôn bán thuốc ung thư giả của Công ty Dược Việt Nam Pharma, diễn ra từ năm 2012-2013 đến tháng 5/2020, vụ án mới kết thúc, dẫn đến một số nhân vật phải vào tù với mức án nặng.

Buôn bán thuốc giả đã là tội ác, bán thuốc điều trị ung thư giả cho người bệnh nan y, tội lỗi ấy gấp trăm, ngàn lần… Vụ này dư luận còn đặt câu hỏi về sự liên quan, trách nhiệm của bà Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vì vụ việc xảy ra khi bà còn tại chức, em chồng Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Hoàng Quốc Dũng, từng là phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư của công ty Việt Nam Pharma.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cần phải tìm cách xét nghiệm nhanh, chính xác và sản xuất vaccine để kiểm soát dịch thì nạn "thổi giá" đối với thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh… vốn đã xuất hiện từ lâu, càng hoành hành. Như vụ mua sắm thiết bị y tế tại CDC Hà Nội, vụ nâng khống máy móc thiết bị tại Bệnh viện Bạch Mai (3).

Nhưng tai tiếng nhất, với quy mô sâu rộng nhất là vụ Test Kit Việt Á.

Đây là vụ đại án về các vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối hộ, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y Tế và các đơn vị, địa phương liên quan. Vụ án có quy mô, phạm vi trải nhiều địa phương, ngành dọc. Đây là một ví dụ điển hình cho tham nhũng đã ở mức độ lũng đoạn nhà nước.

Cho đến nay, đã có 62 người bị khởi tố, bắt giam trong vụ đại án Việt Á, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao của các bộ, ngành, địa phương. Mới đây nhất là Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh, cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, cũng đã bị bắt.

Dư luận càng thêm phẫn nộ vì ngay trong những ngày đại dịch, đời sống của người dân đã vô cùng khó khăn, hàng chục ngàn người tử vong, hàng triệu, hàng chục triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc túng thiếu, đứt bữa, thì lại có những kẻ lợi dụng dịch bệnh để làm giàu bất chính, không những thế còn có thể gây ra nạn lây nhiễm chéo khi cho xét nghiệm đại trà như vậy.

Nhưng người ta vẫn cho rằng đây chưa phải là những người chịu trách nhiệm cao nhất. Có một câu hỏi mà những ngày qua trên mạng xã hội thường hay đưa ra, đó là ai là "trùm cuối" của vụ đại án này, là ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, từng là Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, trực tiếp chỉ huy công cuộc phòng chống dịch trong giai đoạn từ tháng 1/2020 – 8/2021 hay Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hay Thủ tướng Phạm Minh Chính ?

Và liệu chiến dịch "đốt lò" của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có dám đưa luôn những thanh củi bự cỡ đó ?

Từ nhiều năm nay đảng cộng sản liên tục đưa mục tiêu chống tham nhũng lên hàng đầu đến thời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì phát động chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng, đưa vào "lò" rất nhiều quan chức cấp cao từ trung ương đến địa phương, nhưng vẫn không tiêu diệt được nạn tham nhũng. Chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải than : "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó ?" (4). Câu trả lời rất đơn giản, vì chính thể chế độc đảng này là môi trường cho nạn tham nhũng sinh sôi và phát triển.

Trở lại chuyện tham nhũng trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục. Chúng ta biết, trong bất cứ quốc gia nào thì giáo dục và y tế cũng rất quan trọng, gắn bó với đời sống người dân. Người dân trong suốt cuộc đời mình rồi cuộc đời của con cái, không thể nào không dính dáng đến trường lớp, bệnh viện, đi học, đi khám bệnh…Có thể không tin vào công an, vào chính quyền cũng chả sao, nhưng nếu đến thầy cô giáo hay bác sĩ mà cũng không thể tin tưởng, không thể kính trọng nữa thì quả là bi kịch !

Đồng thời, tham nhũng trong 2 ngành Y tế, Giáo dục cho thấy nạn tham nhũng ở Việt Nam đã không còn có thuốc chữa, đạo đức, lương tri con người đã bị xuống cấp như thế nào.

Song Chi

Nguồn : RFA, 18/06/2022 (songchi's blog)

Chú thích :

(1) "Sách giáo khoa "khổ to, giấy tốt" làm lợi cho ai ?" Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh

(2) "Nhân bản" kết quả xét nghiệm dùng cho nhiều bệnh nhân !" Dân Trí

(3) "Phá án tham nhũng giữa đại dịch Covid-19" (bài 1), Công An Nhân Dân

(4) "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi 'chống mạnh mẽ, sao tiêu cực vẫn cứ trơ', BBC

Published in Diễn đàn

Hầu hết những vụ tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam mà người dân Việt Nam được biết đến đều do các cơ quan, tổ chức nước ngoài phát hiện và công bố. Từ vụ công ty Securency của Úc hối lộ quan chức Ngân hàng Nhà nước để giành được hợp đồng in tiền polymer cách đây hơn 10 năm cho đến vụ công ty Nhật Tenma hối lộ một số cán bộ hải quan tỉnh Bắc Ninh năm ngoái hay một số vụ việc Ngân hàng Thế giới chỉ ra gần đây, mặc dù xảy ra ở Việt Nam nhưng các vụ việc này lại không được phát hiện và thông tin bởi các cơ quan hữu trách Việt Nam. Sự thiếu vắng những thông tin này là do tham nhũng hối lộ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam còn ít hay Chính phủ Việt Nam chưa quan tâm tới loại tội phạm này ?

thamnhung1

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ - một quan chức Việt Nam nhận hối lộ của một công ty Nhật Bản và giúp công ty này thắng thầu dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây Ảnh : AFP

Không biết nhiều hay ít, tăng hay giảm 

Mặc dù hoạt động chống tham nhũng hay còn gọi là "công cuộc đốt lò" được xem là được đẩy mạnh trong những năm gần đây nhưng những thông tin chính thức về hoạt động chống tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài khá hiếm trên các trang thông tin của Chính phủ Việt Nam.

Không thể biết chính xác tình hình các vụ tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài ở Việt nam nhiều hay ít, tăng hay giảm. Các báo cáo tổng kết hoạt động Phòng chống Tham nhũng trong hai năm 2019 và 2020 của Thanh tra Chính phủ giới thiệu nhiều thành tích chống tham nhũng đã đạt được nhưng không dòng nào đề cập về hoạt động chống tham nhũng trong khu vực có yếu tố nước ngoài. Phóng viên RFA đã liên lạc với người phát ngôn và lãnh đạo Cục phòng chống Tham nhũng của Thanh tra Chính phủ nhiều lần nhưng không được cung cấp thông tin này. 

Sự hành hoành của các hành vi tham nhũng vặt của các cán bộ công quyền tại công sở, trên đường phố, trong bệnh viện hay cả ở trường học và sự có mặt của nhiều quan chức cấp cao trong nhiều đại án gần đây khiến người ta dễ nghĩ rằng tình hình tham nhũng, hối lộ trong khu vực có yếu tố nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ. Bình luận về tin Ngân hàng thế giới trừng phạt tập đoàn Grupo Mecánica del Vuelo Sistemas có trụ sở tại Tây Ban Nha hành vi thông đồng, gian lận tại 2 dự án Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội và dự án Phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng, nhiều bạn đọc của RFA cho rằng nhập gia tùy tục, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam "không thông đồng, hối lộ mới là lạ" hay "không hối lộ thì không làm ăn được ở Việt Nam" !

Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency) – một tổ chức quốc tế chuyên về chống tham nhũng và thúc đẩy minh bạch, liêm chính, trong bài trả lời phỏng vấn RFA cũng khẳng định : Quan điểm cho rằng hối lộ, tham nhũng là "chuyện thường ngày ở huyện" trong hoạt động kinh doanh cũng còn khá phổ biến ở Việt Nam. Bà cho rằng mặc dù môi trường kinh doanh tại Việt Nam có một số cải thiện tích cực như đề cập tới sự cần thiết thực hành văn hoá kinh doanh liêm chính nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro tham nhũng. Tuy nhiên, khi đề cập cụ thể đến vấn đề tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài, bà Viễn cũng chỉ trả lời rằng bà được biết qua theo dõi báo chí "thấy có xảy ra tình hình tham nhũng, hối lộ và thông đồng ở các dự án có yếu tố nước ngoài". Bà cho biết tổ chức của bà khó có thể đưa ra nhận định hiện tượng này đang tăng hay giảm "vì không có đủ số liệu". Bà cũng nhấn mạnh rằng theo một nghiên cứu của Towards Transparency thực hiện trong năm 2018 đối với 45 doanh nghiệp lớn nhất hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 15 doanh nghiệp FDI, hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có qui định công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời là một nhà quan sát vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam, hiện tại Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là một nguồn thông tin hiếm hoi, phần nào phản ánh bức tranh tham nhũng có yếu tố nước ngoài vì chỉ số này thường xuyên khảo sát DN FDI về những chi phí không chính thức họ phải chi trả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

"Chỉ số PCI, so với các nguồn số liệu khác ở Việt Nam, được thực hiện bởi phương pháp điều tra khá tiến bộ, được thực hiện liên tục [từ 2005] và có tính hệ thống, công khai bởi vậy có thể tham khảo về xu hướng, nhưng về số tuyệt đối không thể khẳng định" –Tiến sĩ Phạm Quý Thọ nói và cho rằng trong khi Việt Nam có những điều tra tham nhũng chuyên biệt nhưng không được công khai hoặc liên tục thì "nên coi nguồn từ ‘PCI’ phản ánh phần nào bức tranh tham nhũng có yếu tố nước ngoài".

Chỉ số PCI nói gì ?

Được công bố vào tháng 5/2020 và điều tra hơn 12.000 doanh nghiệp trong đó có hơn 1.500 doanh nghiệp FDI, đến từ 52 quốc gia, vùng lãnh thổ, Báo cáo chỉ số PCI năm 2019 hiện là bản báo cáo PCI mới nhất hiện nay.

Mặc dù ghi nhận nhiều cải thiện của môi trường kinh doanh ở Việt Nam so với những năm trước nhưng báo cáo chỉ ra rằng các doanh nghiệp FDI vẫn phải bỏ ra 1,11% doanh thu – một khoản chi không nhỏ - cho các chi phí không chính thức hay con gọi là chi phí "bôi trơn" trong năm 2019. Cũng theo báo cáo, 32,5% doanh nghiệp FDI vẫn phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra và 42,5% DN phải chi trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. Đáng chú ý, phân tích về chi phí không chính thức trong lĩnh vực xây dựng của nhóm nghiên cứu đã phát hiện có tới 48% doanh nghiệp FDI thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng trong năm 2019 đã chi trả thêm trung bình khoảng 24 triệu VND chi phí không chính thức để nhận được giấy phép này. Về thực trạng này, nhóm nghiên cứu nhận định : "Có nguy cơ rõ ràng, những loại tham nhũng này có thể khiến các doanh nghiệp đang hoạt động từ bỏ ý định mở rộng sản xuất kinh doanh".

thamnhung2

Trích Báo cáo Chỉ số PCI 2019

thamnhung3

Một số chi phí không chính thức mà doanh nghiệp FDI phải chi trả - Trích Báo cáo chỉ số PCI 2019

Khó phát hiện vụ việc hay không muốn làm ?

Giới chuyên môn cho rằng tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài thường rất tinh vi, lắt léo. Mặc dù một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp đã có luật hay quy định chống tham nhũng ở nước ngoài nhưng đối tượng đưa hối lộ thường không đưa tiền trực tiếp cho quan chức nước sở tại mà làm điều này thông qua một công ty con, công ty đối tác hoặc thông qua một tổ chức, cá nhân ở nước sở tại. Tiền hối lộ cũng được gửi đến quan chức nước sở tại bằng nhiều hình thức, từ tiền mặt, tiền hoa hồng… cho tới việc chi trả tiền thăm quan du lịch hay tiền học phí du học cho con quan chức.

Tiến sĩ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ đồng thời là một chuyên gia về vấn đề tham nhũng, hối lộ đã từ chối không trả lời phỏng vấn RFA về vấn đề chống tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau vụ việc công ty Tenma của Nhật hối lộ 5 tỷ đồng cho một số cán bộ hải quan tỉnh Bắc Ninh để được giảm hàng trăm triệu tiền thuế, khi trả lời câu hỏi của báo chí trong nước về việc vì sao các vụ hối lộ có yếu tố nước ngoài thường do các cơ quan, tổ chức nước ngoài phát hiện và xử lý trước, ông Minh nói rằng hối lộ có yếu tố nước ngoài rất khó phát hiện"vì bên đưa lẫn bên nhận đều có lợi nên ít khi có chuyện bên nọ tố bên kia". Ông này cho biết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quản lý thị trường, thuế, hải quan… khi phát hiện ra sai phạm thì thường có sự mặc cả, thỏa thuận của bên vi phạm và các công chức thoái hóa nhận tiền, biến vi phạm to thành vi phạm nhỏ, do đó càng khiến cho tham nhũng khó bị phát hiện. Theo ông Minh, việc sử dụng tiền mặt quá nhiều cũng gây khó khăn cho công tác tham nhũng vì khó chứng minh tiền của ai, nguồn gốc thế nào.

Thừa nhận sự tinh vi, lắt léo của các vụ tham nhũng hối lộ có yếu tố nước ngoài nhưng ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã giải thể) lại cho rằng Chính phủ Việt Nam chưa thực sự làm tích cực trong lĩnh vực này vì đây là "mảnh đất màu mỡ và an toàn" cho quan chức Chính phủ tham nhũng.

"Tôi có thể khẳng định khu vực FDI, khu vực ngoài nhà nước, là kênh giúp họ [quan chức nhà nước – PV] tham nhũng mà người dân khó biết, bộ máy tư pháp khó biết…. Họ an toàn hơn nếu nhận tiền hối lộ tham nhũng qua kênh nước ngoài hơn từ trong nước. Họ có incentive [động lực –PV] để bảo vệ những kênh đó" – ông Quang A nói và cho rằng tình trạng tham nhũng qua đối tác nước ngoài ở Việt Nam là rất lớn.

Ông Quang A cũng cho rằng mặc dù bảo vệ các giá trị minh bạch, liêm chính, các chính phủ và các tổ chức nước ngoài cũng có xu hướng thận trọng và cả "nể nang" khi xử lý các vụ tham nhũng, hối lộ liên quan tới Việt Nam vì phải cân nhắc rất nhiều yếu tố và lợi ích liên quan. Ông nói :

"Các chính phủ nước ngoài hay các tổ chức nước ngoài khi hợp tác với Việt Nam, tôi không nói riêng đến việc tài trợ, chắc chắn họ để ý đến tình hình cụ thể của Việt Nam, muốn tiếp tục giữ quan hệ với Việt Nam và còn phải cân nhắc 5, 7 đến 10 nhân tố khác và có thể họ cũng không dám mạnh dạn cho lắm để nói tọac móng heo về tham nhũng. Tôi nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu vì họ có nhiều lợi ích của riêng họ, nhiều lợi ích với Việt Nam và chống tham nhũng chỉ là một trong những nhân tố đó".

"Trong một mớ bòng bong những lợi ích và nhân tố như vậy, khi cân nhắc, họ không thể hoàn toàn khách quan nên chuyện họ ngại, nể, không nói mạnh tới vấn đề đó tôi nghĩ là rất tự nhiên"-ông Quang A phân tích và nói thêm rằng ông rất mong Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế tích cực phanh phui các vụ tham nhũng hối lộ có liên quan tới Việt Nam và làm điều này đến mức có thể chỉ đích danh quan chức nào có dính líu và đình chỉ tất cả giao dịch, tài khoản của họ ở nước ngoài để những vụ việc này có tính răn đe cao hơn.

Nguồn : RFA, 18/03/2021

Published in Việt Nam

Câu chuyện chiếc vali chứa đô la hối lộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng kể hôm 1/2/2021 khiến gợi nhớ tới lời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 14/11/2012 : "Trong sự nghiệp chính trị của mình, tôi không chạy, không xin".

Vậy ta có thể hiểu là đã từng có chuyện chạy, xin chức vụ, thậm chí chạy để lên rất cao trong bộ máy.

vali1

Hình ảnh 3 triệu USD tiền nhận hối lộ, xếp đầy hai vali và ba lô cất giấu ngoài ban công năm 2015 của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, chưa mấy ai quên.

Đó mới chỉ là vài ví dụ.

Số lượng người bị bắt càng nhiều, chức vụ người tham nhũng ngày càng cao, số tiền ngày càng lớn.

Tham nhũng đến từ đâu ?

Ông Nguyễn Phú Trọng nói "đây là bệnh của người có quyền".

Quá đúng ! Chỉ có các quan chức trong bộ máy nhà nước mới có cơ hội tham nhũng. Chức vụ càng cao càng dễ tham nhũng lớn. "Ai cũng thích của, thích tiền" mà.

Không trực tiếp tham nhũng thì họ cũng có thể ủng hộ, bao che cho người thân tham nhũng và qua đó họ hưởng lợi.

Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng từng thừa nhận năm 2005, "chuyện đưa và nhận hối lộ ở cấp cao đã trở thành tự nhiên".

Quan chức cấp càng cao thì khả năng che chắn, tự bảo vệ mình khỏi bị phát giác, trừng phạt lại càng tốt.

"Tham nhũng ở nước nào cũng có, chỉ có nhiều hay ít, lớn hay nhỏ thôi", ông Trọng giãi bày.

Đứng vậy, nhưng ông Trọng không nói rõ mức độ tham nhũng của Việt Nam đang ở đâu, và vì sao chống tham nhũng ở Việt Nam khó thế.

Thống kê của Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) công bố đầu năm 2020 : Việt Nam đứng vị trí 96/180 về tham nhũng.

"Sờ vào đâu cũng thấy tham nhũng", một đại biểu Quốc hội Việt Nam từng phải thốt lên.

Tác hại của tham nhũng

Theo Minh Bạch Quốc tế tham nhũng là vấn đề của toàn cầu. Thiệt hại do tham nhũng gây ra chiếm từ 1 đến 4% tổng sản lượng kinh tế thế giới mỗi năm, là trở ngại lớn nhất cho cuộc chiến chống lại nghèo đói.

Kinh khủng hơn, tham nhũng "cản trở sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia".

Cũng theo tổ chức kể trên, chính tham nhũng cũng là nguyên nhân thường xuyên dẫn tới vi phạm quyền con người ở nhiều nước.

Chứ sao nữa, các quan chức tham nhũng, các nhóm lợi ích dại gì không tận dụng sức mạnh nhà nước có sẵn trong tay để dập tắt báo chí, đàn áp những ai dám tố giác, các đối thủ chống lại mình.

Nhưng trên thế giới có nhiều ví dụ vụ tham nhũng bị trừng phạt không kiêng nể gì cả những người đứng đầu quốc gia.

Vụ xử cựu tổng thống Đức và 720 euro

Đơn cử trường hợp tổng thống thứ 10 của Đức, Christian Wullf.

Năm 2011, báo Bild của Đức lần theo nghi vấn rằng ông Wullf từ thời còn làm thống đốc bang Niedersachsen đã lợi dụng chức vụ làm lợi cho mình.

Báo Bild những ngày đó đã bán rất chạy, dư luận Đức nổi sóng, Tổng thống Đức buộc phải từ chức năm 2012, bị ra tòa.

Một trong những cáo trạng nói ông Wullf và gia đình hưởng lợi 720 euro (990 USD) tiền khách sạn nhờ quan hệ thân hữu.

2222222222222222

Tổng thống Christian Wullf của Đức đã phải từ chức hồi 2012 và phải ra hầu tòa sau khi báo chí đăng tin ông chấp nhận việc ở khách sạn mà không cần trả khoản tiền 720 euro từ thời ông còn làm thống đốc bang

Tổng thống Christian Wullf gọi điện cho Tổng biên tập báo Bild muốn tác động, ngăn cản báo Bild phê phán ông.

Tổng biên tập báo Bild - Kai Diekmann lập tức cho công bố đoạn ghi băng âm lời ông Tổng thống.

So với tiền triệu đô khuân bằng vali ở Việt Nam thì vụ án xử cựu tổng thống Đức, nguyên phó chủ tịch đảng cầm quyền CDU quả là 'hạt cát'. Nhưng ông vẫn bị xử.

Tòa án độc lập của Đức chẳng có lý do gì e ngại ông Wullf, xét xử công bằng. Tổng biên tập báo Bild vẫn sống khỏe. Đồng minh thân cận cùng đảng CDU của ông Wullf, bà thủ tướng Merkel chẳng thể giúp gì được ông.

Ở Đức hay các quốc gia dân chủ, báo chí tự do, độc lập với chính quyền chính là một nhân tố chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Báo chí luôn khát tin, sẵn sàng lăn xả vào phát hiện tham nhũng để có tin hay, có nhiều người xem, người đọc, báo bán chạy.

Báo chí Việt Nam khác, sẽ lập tức im bặt nếu bị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, Thủ tướng hay thậm chí Tổng bí thư chỉ thị phải dừng, kẻo lỡ "đánh chuột vỡ bình", "ta đánh vào ta".

Truyền thông Việt Nam do chính quyền chi tiền nuôi, quản lý và chỉ thị cụ thể phải làm gì.

Chống tham nhũng sao được nếu việc phát hiện, trừng phạt tham những lại trao cho những người dễ tham nhũng nhất và chân rết của họ ?

Dân Đức và Châu Âu chắc sẽ cười ngất nếu nghe các quan chức chính phủ "kêu gọi toàn dân chống tham nhũng".

Ông Nguyễn Phú Trọng thú nhận vai trò của ông rằng "Cá nhân có vai trò quan trọng, nhưng cũng chỉ là cá nhân thôi". Thế thì còn đáng ngại hơn nữa. Ông đã già yếu, một ngày không xa, không thích hoặc không khỏe để đánh tham nhũng nữa ông sẽ dừng công việc. Vậy ai là sẽ người đáng tin cậy làm tiếp công việc của ông đây ?

"Lỗi tại cơ chế" ?

Không ít quan chức và doanh nhân ở Việt Nam từng chia sẻ thật lòng : xã hội quản lý có lỏng lẻo họ mới có cơ hội làm ăn. "Cứ chặt chẽ như bên Đức, phương Tây thì có mà ăn cám".

Ngày xưa cán bộ nhà nước gặp nhau thường hay hỏi "dạo này khỏe không ?", bây giờ câu cửa miệng lại là "dạo này làm ăn thế nào ?"

Những người có tâm huyết với đất nước thường rất hay thở dài, kết thúc bằng một câu quen thuộc "lỗi tại cơ chế ấy mà" khi các cuộc tranh luận của họ gần tới đích và họ bắt đầu cảm thấy sợ nói ra sự thật.

Con đường đúng đắn là áp dụng cơ chế phân chia quyền lực, kiểm soát quyền lực, thực hiện triệt để nhà nước pháp quyền… như cũng từng được nói ra rả trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước, có chăng chỉ né không nói "tam quyền phân lập".

Để Việt Nam chống tham nhũng hiệu quả, báo chí phải được độc lập, tòa án, viện kiểm sát phải độc lập, các đảng phái đối lập tự động kiểm soát lẫn nhau.

Vậy thì tại sao không áp dụng ?

Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo duy nhất, đảng đó thâu tóm quyền lực của tất cả các cơ quan nhà nước khác, đứng trên tất cả, kể cả luật pháp và đứng đầu đảng đó lại chính là những người thuộc về nhóm có khả năng tham nhũng cao nhất.

Thay đổi sẽ dẫn tới mất quyền lực độc tôn với bao ưu đãi, bổng lộc. Có ai muốn tự thay đổi để mất đi những lợi thế đang có ?

Nước Đức cũng sẽ gặp vấn đề y chang Việt Nam nếu chỉ có mỗi một đảng CDU của bà Angela Merkel độc quyền lãnh đạo. Báo Bild sẽ chẳng dám ho he và ông Christian Wullf đã được bà Merkel giải cứu chỉ trong vòng một nốt nhạc.

Xóa bỏ cơ chế một đảng lãnh đạo, thay bằng hệ thống chính trị với nhiều đảng phái, điều mà Đức hay nhiều nước phát triển, đứng đầu danh sách các quốc gia ít tham nhũng nhất đã áp dụng thành công.

Nhưng nghe có vẻ khó cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quá.

Bộ máy tuyên truyền của Việt Nam chắc sẽ vẫn lập luận rằng : cương quyết duy trì chế độ một đảng lãnh đạo để "duy trì ổn định" đất nước.

Có thật vậy không một khi tham nhũng là điều tất yếu và không thể khắc phục trong cơ chế một đảng đó, nó sẽ còn dẫn tới những hệ lụy khủng khiếp hơn.

Ông Trọng từng nói : "Tham nhũng là giặc nội xâm, đe dọa sự tồn vong của chế độ".

Thiết nghĩ không chỉ có đe dọa sự tồn vong của chế độ đâu mà đe dọa cả sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc. Tham nhũng hoàn toàn có thể dẫn tới bán nước, bán đất, bán chủ quyền cho ngoại bang.

Đứng trước món lợi khủng, những kẻ lấy tham nhũng làm lẽ sống sẽ rất liều mạng, chẳng từ điều gì đâu.

Các nước văn minh, đã phát triển cao họ vẫn luôn sẵn sàng cải thiện cách quản lý đất nước của họ cho phù hợp với xu thế thời đại để càng phát triển hơn.

Mở cửa làm ăn với thế giới, Việt Nam không thể mãi khư khư mô hình quản lý đất nước như hiện nay, nó sẽ luôn mâu thuẫn với những cam kết quốc tế.

Lảng tránh thay đổi sẽ chỉ kéo dài sự trì trệ, tham nhũng trầm trọng hơn, kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước và thậm chí dẫn tới đổ vỡ.

Giải pháp chống tham nhũng hiệu quả có đấy, Việt Nam chỉ cần phải lựa chọn để áp dụng mà thôi.

Lê Mạnh Hùng

Nguồn : BBC, 14/02/2021

 

Lê Mạnh Hùng là nhà báo độc lập tại Berlin, Đức.

tham nhũng "là bệnh của người có quyền"
Published in Diễn đàn

Việt Nam cần có cơ quan độc lập về chống tham nhũng, kiểu như tổ chức có tên US Office Of Government Ethics, OGE.

thamnhung1

Tổ ấm xa hoa của Nông Đức Mạnh và Đỗ Thị Huyền Tâm - Ảnh minh họa

Nhóm thân hữu trang Việt Nam Thời Báo đã tổ chức một hội luận ‘bỏ túi’ xoay quanh chủ đề đảng cộng sản Việt Nam đang muốn việc chống tham nhũng phải quyết liệt, hiệu quả và có tính răn đe hữu hiệu. Vậy nên làm gì?

Xin lược ghi một số ý kiến, và trong bối cảnh nhạy cảm chính trị của trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII, xin được ẩn danh các cá nhân phát biểu trong bài viết này.

"Tôi cho rằng trên cương vị Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần tránh những vết đổ Nguyễn Đức Chung, trong vụ án Nhật Cường đã chuyển số lượng rất lớn ngoại tệ từ nội địa ra nước ngoài. Tránh vết đổ phải bằng luật, chứ không phải là các nghị quyết đảng.

Ví dụ luôn, khi Abbott phân phối sản phẩm của họ vào thị trường Việt Nam, họ đã rất cẩn trọng khi gửi luôn cả nội dung có tên "Hướng dẫn tập huấn cho các công ty có quan hệ kinh doanh với Abbott".

Theo đó, Abbott cam kết kinh doanh có đạo đức và hợp pháp và tuân thủ Đạo luật chống tham nhũng tại nước ngoài của Hoa Kỳ (U.S. Foreign Corrupt Practices Act – FCPA), Đạo luật chống hối lộ của Anh Quốc (U.K. Bribery Act), và các luật chống tham nhũng và chống hối lộ hiện hành khác. Abbott yêu cầu tất cả các công ty có quan hệ kinh doanh hoặc hoạt động đại diện cho Abbott ("các bên thứ ba") tuân thủ thực hiện các luật pháp này…".

"Tôi nhận thấy Đại hội XII trở về trước, trong văn kiện chỉ nói "ba không" trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là không thể, không dám và không cần. Lần này, dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII đặt vấn đề "bốn không", ngoài "ba không" như lâu nay, có thêm một không nữa là "không muốn" tham nhũng.

Tại sao lại nói "không muốn", tôi nghĩ rằng thực tế Việt Nam có những cán bộ đủ ăn, thậm chí là thừa ăn vẫn cứ tham nhũng. Điều này khác với câu của ông cha ta nói "đói đầu gối phải bò", "đói ăn vụng, túng làm liều", một số cán bộ không đói, không túng mà vẫn tham nhũng. Trên thế giới cũng như vậy, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng,… cán bộ cao cấp của một số quốc gia cũng tham nhũng.

Việt Nam khó ngoại lệ, nhất là với thể chế đơn nguyên, nên rất cần mạnh dạn đặt luôn vấn đề, rằng có thể trong hoàn cảnh nào đó, cán bộ cấp cao nhất là tổng bí thư đảng cũng khó tránh tay nhúng chàm. Vậy thì cần xử trí ra sao khi Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đặt dưới quyền trực tiếp của tổng bí thư đảng?".

"Chắc nhiều người còn nhớ đến ông Nông Đức Mạnh. Ông từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001, và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.

Hậu trường chính trị ai cũng rành chuyện trước khi trở thành "thứ phi" của ông Nông Đức Mạnh, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và 13, thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh; cựu ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – đã có lúc lao đao về những món nợ khổng lồ với ngân hàng, theo đó có tin cho biết suýt chút nữa thì bà Tâm đã phải tra tay vào còng.

Nhưng sau khi trở thành vợ sau của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, vị thế của bà Huyền Tâm đột nhiên "mạnh" hẳn lên. Không những chẳng bị hề hấn gì với vòng tố tụng hay lao lý, công ty của bà Huyền Tâm còn thầu được những công trình BOT đáng giá, từ đó trả hết nợ cho ngân hàng và lại còn dôi ra một khoản tích lũy lớn… Đây cũng là một hình thức của tham nhũng, nhưng pháp luật Việt Nam, cũng như quy định của Đảng vẫn chưa đề cập đến".

"Tôi nghĩ rằng mô hình US Office Of Government Ethics, OGE là gợi ý cần thiết cho Bộ Chính trị – Ban Bí thư và Quốc hội.

Có câu chuyện vầy, John Frederick là quan chức phụ trách các công trình xây dựng của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành hợp đồng một dự án xây dựng của chính phủ do công ty DMI thầu.

Vị quan chức này đã nhiều lần ngỏ ý với lãnh đạo DMI muốn kiếm một ít bổng lộc. Thế là DMI bèn chia một phần công trình mình thầu cho công ty do Frederick lập ra. Frederick không báo cáo việc này lên trên.

Trong vòng chưa đầy một năm, công ty của ông kiếm được thu nhập 26 ngàn USD, Frederick trích một phần thu nhập này "lại quả" cho lãnh đạo DMI. Như vậy John Frederick đã vị phạm quy định đạo đức cấm nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền để giúp cho cá nhân hoặc tổ chức khác giành được lợi ích kinh tế. Kết quả Frederick bị kỷ luật 6 năm theo dõi, 6 tháng giam lỏng quản chế, lao động phục vụ cộng đồng 100 giờ và nộp phạt 12.000 USD.

Tôi nghĩ Việt Nam không hiếm hoi những John Frederick".

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 21/01/2021

Published in Diễn đàn

Chính các lãnh đạo Đảng, chính phủ ngầm cho phép tham nhũng thông qua việc nhắm mắt làm ngơ. Không cho tham nhũng, ai bảo vệ chế độ ?

csgt1

Nhân viên công quyền tham nhũng – Trên bảo dưới không nghe hay ngoảnh mặt làm ngơ ?

Ngày 25 tháng 12 vừa qua, Cục Cảnh sát giao thông họp báo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, nhấn mạnh xây dựng văn hóa ứng sử của Cảnh sát giao thông nhằm tạo nên sự thân thiện với những người tham gia giao thông. Nhìn rộng ra, chính quyền Việt Nam đã nhiều lần đưa ra những thông báo, quy định tương tự.

Tuy vậy, đa số người dân tin rằng những quy định này sẽ chẳng đi đến đâu. Có quan chức cho rằng đó là do tình trạng trên bảo dưới không nghe. Ngược lại, tôi cho rằng lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nhắm mắt làm ngơ cho cấp dưới tham ô để đổi lấy sự trung thành với chế độ.

Một số quan chức cho rằng tình trạng tham nhũng, coi thường người dân xảy ra là do cấp trên bận trăm công ngàn việc, do các hành vi xấu xảy ra ở những nơi khó kiểm soát. Lập luận này thoạt nghe có vẻ hợp lý. Các vi phạm của Cảnh sát giao thông, chẳng hạn, xảy ra ở ngoài đường, chứ không phải tại cơ quan.

Tuy vậy, theo mô hình phân tích chính trị của Giáo Sư Susan Stokes, Đại Học Chicago, thì hiện tượng tham nhũng trong những thể chế như ở Việt Nam, xảy ra theo đúng ý đồ thiết kế thể chế của tầng lớp chóp bu chính trị. Họ để cho cấp dưới tham nhũng. Cấp dưới, đổi lại, phải bảo vệ chế độ. (*)

Thứ nhất, trong một nền chính trị ‘chính danh’ (tạm dịch từ cụm từ programmatic politics), các quy định phân bổ lợi ích được công khai và các quy định này thực sự phản ánh lợi ích mà các cá nhân nhận được. Ví dụ, quy định lương của Cảnh sát giao thông là 10 triệu Đồng một tháng thì thu nhập thực tế của họ từ công việc làm Cảnh sát giao thông sẽ vào khoảng như vậy.

Ngược lại, trong một nền chính trị không chính danh, thì các quy định phân bổ lợi ích hoặc không được công khai hoặc các quy định công khai không phản ánh cách phân bổ lợi ích thực tế. Cũng với ví dụ Cảnh sát giao thông, có lẽ ai cũng tin rằng thu nhập thực tế của các nhân viên công quyền này cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập theo các văn bản chính thức của nhà nước.

Thứ hai, trong một nền chính trị phi chính danh, lợi ích của các cá nhân có phụ thuộc vào việc họ có ủng hộ cho giới chóp bu cầm quyền về mặt chính trị hay không. Nếu có thì thể chế chính trị được gọi là clientelism, tức là chủ yếu dựa vào các mối quan hệ giữa người bảo trợ (cấp trên) với người được bảo trợ (cấp dưới).

Ví dụ, các quan chức quân đội, công an, chính quyền địa phương được cấp trên nhắm mắt làm ngơ trong việc tham nhũng, chiếm đất của người dân. Đổi lại, các vị này phải nghe lời cấp trên.

Chính vì vậy, các lực lượng này mới đàn áp dân chúng như đã từng xảy ra trong các cuộc biểu tình chống Luật An Ninh Mạng, các cuộc đàn áp tại Đồng Tâm, Dương Nội. Nếu các vị này không thẳng tay đàn áp dân chúng, nếu các quan tòa không xử theo lệnh trên, liệu có giữ được ghế không ?

Ngược lại, nếu chỉ lãnh lương chính thức mà không được hối lộ, có lẽ đa số các vị này có tiếp tục làm hay không hay sẽ bỏ đi làm cho các công ty tư nhân, nước ngoài chứ chẳng tội gì mà phải cầm súng, cầm dùi cui đánh đồng bào của mình, chẳng tội gì mà phải tuyên án hàng chục năm tù cho những người mà thâm tâm họ biết là vô tội.

Thực ra, trên thế giới có nhiều nước có chế độ kiểu clientelism chứ không phải riêng gì Việt Nam. Tuy vậy, khốn cho người dân Việt ở chỗ nhà cầm quyền Việt Nam không có nhiều dầu mỏ như các nước Trung Đông để bơm lên để nuôi quân đội, cảnh sát. Thay vào đó, họ để cho những kẻ thừa hành mặc sức hà hiếp dân chúng.

Một số độc giả có thể cho rằng lập luận của tôi không thuyết phục vì không đưa ra được bằng chứng và họ cũng có lý về một khía cạnh nào đó. Thực sự, trong một xã hội mà tự do ngôn luận chưa được tôn trọng thì rất khó cho những người dân thường như tôi có được bằng chứng.

Tôi chỉ xin đưa ra vài ví dụ nho nhỏ. Thứ nhất, theo tổ chức Transparency International, Việt Nam xếp hạng 96/180 các quốc gia trên thế giới về tham nhũng. Tức là tình trạng tham nhũng xảy ra nghiêm trọng hơn 95 nước. Thứ hai, có lẽ những vụ như vụ 3 cảnh sát giao thông ở Bắc Giang đánh người nhưng chỉ bị … chuyển công tác xảy ra khá phổ biến.

Tóm lại hiện tượng tham nhũng xảy ra tràn lan tại Việt Nam là do cơ chế do tầng lớp chóp bu chính trị tạo ra chứ không phải do trên bảo dưới không nghe. Chính các lãnh đạo Đảng, chính phủ ngầm cho phép tham nhũng thông qua việc nhắm mắt làm ngơ. Không cho tham nhũng, ai bảo vệ chế độ ?

Ngọc Vân

Nguồn : VNTB, 18/01/2021

Chú thích :

(*) Stokes, S. C. (2005). Perverse accountability : A formal model of machine politics with evidence from Argentina. American political science review, 315-325.

Published in Diễn đàn
samedi, 02 janvier 2021 22:02

Hốt cú chót trước khi rời ghế ?

Hiểu theo thuyết âm mưu, dường như thế lực nào đó ở tỉnh Khánh Hòa đang hướng đến chuyện lòng dân oán trách việc Đảng nói một đằng, để rồi làm một nẻo.

hot1

Hơn 200 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Đầm tròn, Nha Trang phản đối thông báo yêu cầu di dời khỏi chợ trong vòng 15 ngày, tức ngày 5/1/2021.

Ngày 31/1/2021 là nhằm ngày 19 tháng Chạp âm lịch, thời gian chính ở mùa kinh doanh chợ Tết Tân Sửu (2021) của bà con tiểu thương. Nếu không gì thay đổi, đây cũng sẽ là ngày khép lại ngôi chợ có tuổi đời gần nửa thế kỷ : chợ Đầm, hay còn gọi là chợ Đầm tròn Nha Trang.

Chiều 31/12-2020, tiểu thương chợ Đầm tròn nói rằng 287 hộ kinh doanh nơi đây rất bất ngờ và vô cùng lo lắng về việc tỉnh Khánh Hòa lại chỉ đạo di dời toàn bộ tiểu thương đang kinh doanh ra khỏi chợ Đầm tròn để sang chợ Đầm mới của Công ty cổ phần Sông Đà – Nha Trang.

Văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo "UBND TP Nha Trang và Công ty TNHH MTV Chợ Đầm chịu trách nhiệm xử lý về việc bố trí các hộ tiểu thương vào các lô sạp trong chợ Đầm mới đảm bảo theo đúng phương án đã được UBND TP Nha Trang phê duyệt ngày 21-9-2015".

UBND tỉnh cũng yêu cầu hai đơn vị được giao nhiệm vụ trên phải "khẩn trương hoàn thành việc di dời toàn bộ các hộ tiểu thương tại chợ Đầm tròn vào chợ Đầm mới, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 31/1/2021".

Đe dọa lại xảy ra biểu tình trong thời gian tới là điều rất có thể, khi mâm cơm dịp năm hết Tết đến ở mùa dịch Covid của tiểu thương chợ Đầm tròn sắp bị hất đổ bởi chính quyền tỉnh Khánh Hòa.

Bao quanh chợ Đầm là các chung cư được thiết kế hình vòng cung ‘đồng bộ’ với chợ Đầm. Từ "đầm" ở đây chỉ nơi đây vốn là vùng đầm trồng sen. Chung cư và ngôi chợ được thiết kế, xây dựng theo hình một đóa sen nở trên khu đầm bị san lấp, có ý nghĩa nhằm gợi nhớ đến di tích cái đầm đã mất đi.

Sáng sớm ngày 20-4-2015, khách du lịch đang có mặt ở Nha Trang khá bất ngờ khi chứng kiến tiểu thương chợ Đầm xuống đường biểu tình với đồng phục, băng-rôn để phản đối việc đập bỏ chợ Đầm để chính quyền Nha Trang xây công viên, đài phun nước ở nơi đây.

Trước đó, vào sáng ngày 30/1/2015, bà con tiểu thương chợ Đầm tròn Nha Trang cũng đã tập trung đến trước UBND tỉnh Khánh Hòa để phản đối việc cho thực hiện dự án phá bỏ chợ Đầm.

Số là vào năm 2013, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cấp phép cho Công ty cổ phần Sông Đà – Nha Trang triển khai xây dựng chợ Đầm mới ở phía sau khu chợ Đầm hiện hữu, còn chợ Đầm thì sẽ phá bỏ. Theo Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 phê duyệt vào ngày 26-4-2013, khu nhà chợ Đầm mới có quy mô ba tầng với tổng diện tích hơn 9.700m², bên cạnh đó còn có khu chợ tươi sống một tầng rộng hơn 1.400m².

Còn khu chung cư B chợ Đầm hiện hữu sẽ được bố trí xây dựng làm chợ đêm và bãi đỗ xe, riêng khu chung cư A chợ Đầm thì được xây dựng lại thành chung cư mới, có quy mô gồm 18 tầng nổi và một tầng hầm để xe.

Sau đó, đến năm 2015, Công ty cổ phần Sông Đà – Nha Trang và Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư, trình phương án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư A và B chợ Đầm, nhưng Sở Xây dựng không chấp nhận. Lý do là 2 công ty này đề xuất phương án theo hướng thay đổi so với quy hoạch 1/500 chợ Đầm – Nha Trang đã được duyệt.

Sở Xây dựng sau đó đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi nội dung cho phép 2 công ty nêu trên xây dựng phương án xây dựng lại chung cư tại chợ Đầm.

Vậy là mọi chuyện dang dở đến tận hôm nay.

5 năm đằng đẵng trôi qua, tiểu thương chợ Đầm mới thì hối thúc dự án nhanh hoàn tất, còn người buôn bán ở chợ tròn (tức chợ Đầm cũ) cố níu giữ địa điểm kinh doanh cũ. "Nút thắt" không mở được khiến dự án chợ Đầm rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

Có một thực tế : Cùng mặt hàng nhưng tồn tại song song 2 vị trí kinh doanh dẫn tới khách hàng thường chọn mua ở chợ tròn, còn các hộ kinh doanh trong chợ Đầm mới ở sâu phía trong ít ai lui tới.

Nói thêm : chợ Đầm mới được thiết kế là trung tâm thương mại với kiểu quầy sạp mà người ta vẫn thường thấy ở bất kỳ địa phương nào, không tạo sự khác biệt mang tính đặc trưng của vùng miền, nên buôn bán ế ẩm là chẳng quá ngạc nhiên.

Từ năm 2014 đến nay, tiểu thương chợ Đầm tròn đã có rất nhiều khiếu nại về dự án chợ Đầm mới, và kiến nghị giữ lại công trình chợ Đầm tròn cho thành phố du lịch Nha Trang để bà con được yên ổn kinh doanh. Tiểu thương chợ Đầm đã nhiều lần bãi thị, tập trung đi khiếu nại, kiến nghị như vừa nêu.

Tháng 7-2015, Văn phòng Chính phủ đã chuyển các đơn thư khiếu nại của tiểu thương chợ Đầm cho UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả để trình Thủ tướng Chính phủ.

Cuối tháng 7-2015, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khi đó là ông Nguyễn Chiến Thắng có thông tin cho báo chí là đã trao đổi, thống nhất với chủ đầu tư dự án chợ Đầm mới là sẽ không đập bỏ khu chợ Đầm tròn mà "sẽ được giữ nguyên nhưng phải kiểm tra, cải tạo, thiết kế lại sao cho bà con làm ăn, buôn bán được an toàn, hiệu quả".

Chợ Đầm Nha Trang được xây dựng vào những năm 1970 do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế và hoàn thành năm 1972. Trong đó, hai khu chung cư A và B hoàn thành xây dựng năm 1972. Còn công trình chính là khu chợ Đầm tròn được đưa vào sử dụng từ năm 1974, các mái xếp được xây theo hình chữ V, tượng trưng cho bông sen và những cánh sen.

Từ lâu chợ Đầm tròn đã là một địa danh không chỉ phục vụ mua sắm, mà còn là điểm du lịch nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của thành phố biển Nha Trang.

Ninh Hòa

Nguồn : VNTB, 02/01/2021

Published in Diễn đàn

Giới trẻ Việt Nam hy vọng gì trong năm 2021 ?

RFA, 31/12/2021

Dịch Covd-19 bị khống chế trong năm 2021

Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021.

vn1

Một thanh niên đi ngang qua bảng hiệu "Chúc mừng Năm mới" ở Hà Nội. Hình chụp ngày 30/12/2020. AFP - Ảnh minh họa.

Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch Covid-19 được khống chế trong năm 2021.

Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân, bạn bè khỏe mạnh, an toàn trong đại dịch kinh hoàng này.

Bởi vì công ăn việc làm bị đình trệ trong mấy tháng, bạn trẻ Đăng Quang cho biết sẽ cố gắng nhiều hơn để làm việc và đóng góp với cộng đồng những gì trong khả năng của mình nhằm giúp nhau vượt khó trong năm 2021.

"Cá nhân em hy vọng là đối với những người dân đã nộp thuế và khi đại dịch xảy ra thì bị ảnh hưởng, không làm việc được hay bị găp khó khăn sẽ được hỗ trợ trong năm 2021. Em cũng được biết đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng mà hầu như người dân không tiếp cận tới được. Và đó là trách nhiệm của chính quyền, chứ không phải mong mỏi gì nữa, họ phải hỗ trợ cho người dân ít nhiều gì đó để cuộc sống được yên ổn trong dịch bệnh".

Đăng Quang tự hứa với lòng, đồng thời cũng mong muốn những bạn trẻ khác tại Việt Nam, sẽ tích cực và lạc quan hơn trong năm 2021. Mỗi một tiếng nói, mỗi một việc làm vì cộng đồng dù rất nhỏ nhặt nhưng sẽ góp phần cho xã hội được tốt hơn.

Tạm biệt bạn trẻ Đăng Quang, chúng tôi liên lạc với blogger Phạm Minh Vũ. Bạn trẻ này trong năm 2020 đã có nhiều bài viết đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân và được cộng đồng mạng đón nhận.

Hy vọng tinh thần giới trẻ được lan tỏa

Vừa làm việc vừa trò chuyện với RFA trong ngày cuối cùng của năm 2020, blogger Phạm Minh Vũ cho biết bạn được truyền cảm hứng từ những thanh niên đang bị giam cầm sau song sắt ở Việt Nam và bạn nhận thấy bản thân mình phải tiếp bước công việc đang còn dở dang của những thanh niên can đảm đó.

"Nhắc đến những cái tên như Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Nguyễn Văn Hóa…thì đúng là Việt Nam có những tấm gương mà họ dám dấn thân, hy sinh tuổi trẻ để có tiếng nói trước những bất công trong xã hội nhằm góp phần làm bớt đi những bất công đó đang hàng ngày diễn ra. Cá nhân em hy vọng rằng các bạn trẻ cùng trang lứa bỏ qua những ích kỷ của bản thân, thờ ơ với đất nước thì sẽ quan tâm hơn một chút. Có thể trong khả năng của mình, khi thấy bất công thì cất lên tiếng nói. Tuy rằng không thay đổi được nhiều, nhưng để thấy là tinh thần của giới trẻ Việt Nam vẫn còn".

Đối với bogger Phạm Minh Vũ, tinh thần của giởi trẻ mà bạn đề cập đến chính là sự nhiệt huyết vì xã hội, vì đất nước Việt Nam được tốt đẹp và tươi sáng hơn.

Phạm Minh Vũ cho rằng tinh thần của giới trẻ Hong Kong và sinh viên Thái Lan sẽ lan tỏa sang giới trẻ Việt Nam, nhận biết trách nhiệm đối với dân tộc và tương lai. Và, blogger Phạm Minh Vũ tin tưởng rằng trong năm mới 2021 sẽ có thêm nhiều bạn trẻ khác dấn thân, cất lên tiếng nói chính kiến để đòi hỏi các giá trị phổ quát chung của nhân loại được thực thi trên quê hương Việt Nam. Đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do truyền thông và nhân quyền phải được tôn trọng.

vn2

Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương và mẹ (bà cấn Thị Thêu) bị bắt ngày 24/6/2020. FB Nhà Vườn Trịnh Bá Phương - Tư

Đồng quan điểm với blogger Phạm Minh Vũ, bạn trẻ Đỗ Nam Trung, một thanh niên hoạt động dân chủ tại Việt Nam bày tỏ bạn ước mong năm 2021 sẽ là một năm có nhiều biến chuyển tích cực đối với nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam. Và, sự chuyển biến này sẽ được diễn ra với điều kiện là người dân dám dũng cảm bước qua sợ hãi để cất lên tiếng nói yêu cầu Chính quyền Việt Nam phải thực thi đúng bổn phận của một chính thể phụng sự tổ quốc và nhân dân Việt Nam.

Nhắc đến "bổn phận" và "phụng sự" khiến chúng tôi nhớ đến người bạn trẻ Trần Hoàng Phúc. Trần Hoàng Phúc từng là từng là sinh viên luật và một thành viên nhiệt huyết của nhóm Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), do cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama phát động thành lập hồi năm 2013. Thay vì bước đi trên con đường tương lai xán lạn của bản thân, bạn trẻ Trần Hoàng Phúc bị Tòa án Việt Nam, vào cuối tháng 1/2018, tuyên 6 năm tù giam và 4 năm quản thúc tại gia bởi vì Trần Hoàng Phúc đã chọn lý tưởng làm tròn trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Trong những năm tháng tù đày, Trần Hoàng Phúc vẫn tiếp tục công việc phục vụ cho cộng đồng.

Thân mẫu của sinh viên Trần Hoàng Phúc, cô giáo Huỳnh Thị Út, vào tối ngày 31/12, tâm tình với RFA :

"Bản thân Phúc là Phúc giúp cho mọi người xuất phát từ tình yêu thương, sự chia sẻ và đồng cam cộng khổ. Phúc đem được tình thương của mình đến với mọi người. Phúc giúp đỡ cho những tù nhân người dân tộc trong trại giam về những hạt giống hay những cuốn kinh thánh. Tôi nghĩ rằng các tù nhân đó cũng cảm nhận được tình yêu thương cho nên tôi được nghe cũng có một số người biết chia sẻ những khó khăn cho nhau".

Trong giây phút bồi hồi chia tay năm cũ 2020, đón mừng năm mới 2021, cô giáo Huỳnh Thị Út lắng lòng nhớ đến không chỉ đứa con trai yêu quý của bà, mà còn đó không ít thanh niên Việt Nam cùng chung cảnh ngộ như Phúc cũng chỉ vì lý tưởng sống của họ cho đất nước và cộng đồng.

Mẹ của Trần Hoàng Phúc chia sẻ rằng tất cả những người cha, người mẹ của tù nhân lương tâm trẻ tuổi tại Việt Nam đều lấy làm hãnh diện và đồng hành cùng lý tưởng của con mình. Đó là vì việc làm của những người bạn trẻ này với suy nghĩ cho mọi người và cho đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn.

Đài RFA ghi nhận trong năm 2020, danh sách tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã ghi danh thêm hai anh em Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Họ đã hy sinh thời gian và hạnh phúc gia đình để đồng hành cùng bà con dân làng Đồng Tâm. Giờ đây, họ đón năm mới 2021 trong trại giam mà chưa biết bản áo nào sẽ dành cho mình. Nhưng, qua chia sẻ với RFA trước khi bị bắt cùng với mẹ là bà Cấn Thị Thêu hồi tháng 6, Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư cùng khẳng định họ tranh đấu với khao khát ít nhất là giờ khắc đón mừng năm mới thật thanh bình, không còn cảnh chia lìa, mất mất đau lòng như như vụ Đồng Tâm xảy ra trong những ngày cận tết.

Cô giáo Huỳnh Thị Út nói với RFA trước thềm năm mới 2021 rằng niềm tin và hy vọng của các tù nhân lương tâm trẻ tuổi Việt Nam, trong đó có Trần Hoàng Phúc sẽ thành hiện thực trong nay mai :"Phúc nói rằng là chắc chắn Việt Nam sẽ đổi mới trong một ngày gần đây".

Nguồn : RFA, 31/12/2020

**********************

Người dùng bằng giả của Đại học Đông Đô sẽ tự khai báo ?

RFA, 30/12/2020

Kêu gọi tự khai báo

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 28/12, dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết đang điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô và yêu cầu người sử dụng bằng giả do trường đại học này cấp nên tự trình báo.

vn3

Gần 200 người được Đại học Đông Đô cấp bằng giả trong thời gian từ 2015-2017. Courtesy of statemedia, RFA edited - Ảnh minh họa.

Theo kết quả điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đến thời điểm xác định sai phạm, trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân giả cho 193 người không qua tuyển sinh, đào tạo. Trong đó, có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để dự xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. Các trường hợp sử dụng văn bằng giả mạo của Đại học Đông Đô được xác minh đều là những người có uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành ; phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh. Có người là cán bộ chủ chốt của một số cơ quan ở Hà Nội, có người là giảng viên một cơ sở đào tạo đại học ngành tư pháp.

Cơ quan An ninh điều tra kêu gọi những người dử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô ra trình báo trước ngày 15/1/2021.

Liên quan vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Đại học Đông Đô, Cơ quan An ninh điều tra, hồi tháng 11 đã đề nghị truy tố bị can đối với 10 cựu lãnh đạo và cán bộ của trường đại học này. Đến trung tuần tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương truy bắt ông Trần Khắc Hùng, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Đông Đô ; đồng thời mở rộng điều tra vụ án và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ vào Quý I/2021.

Đài RFA ghi nhận ngay sau khi thông tin về vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Đại học Đông Đô được loan báo trên phương tiện truyền thông đại chúng, dư luận trong nước yêu cầu công khai danh tính 55 người đang sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô, được xác định là "những người có uy tín, vị trí chủ chốt tại các cơ quan ban, ngành".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, vào tối hôm 1/12 đã lên tiếng với RFA về vấn đề này.

"Một trong những điều khiến cho người dân tin rằng nhà nước quyết tâm giải quyết triệt để vụ này, là những người được cho là ‘có uy tín’ bỏ tiền ra mua bằng có được công khai danh tính hay không.

Tôi thấy không có lý do gì mà không công khai danh tính những người này. Mà nếu họ không công khai thì người dân bắt buộc phải đặt ra câu hỏi ai đứng đằng sau 55 người này. Và 55 người này chắc chắc không phải ‘dân đen’, bởi nếu ‘dân đen’ thì đã bị trị từ lâu. Những người này chắc có chức vụ gì đó nên họ không tiện công bố. Nếu vậy thì đây là cái thể chế đứng về phía những người có chức, có quyền chứ không phải đứng về phía công lý".

vn4

Công văn số 1044/VPCP-NC và ông Trần Khắc Hùng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Đông Đô. RFA Edited

Ý kiến trái chiều về Bộ Công an kêu gọi "tự trình báo"

Trước lời kêu gọi của Bộ Công an rằng những người dùng bằng giả của Đại học Đông Đô tự trình báo, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một người chống tiêu cực trong ngành giáo dục, vào tối ngày 30/12 nói với RFA về quan điểm của ông :

"Về vụ việc này tôi có theo dõi và cho rằng đấy là một kiểu không minh bạch đến nơi đến chốn của Bộ Công an. Với vị thế của một ngành quyền lực như ngành công an thì họ thừa khả năng để họ có đủ danh sách, không phải chỉ 55 người kia mà tôi nghĩ rằng họ có cả những danh sách của nhiều năm trước nữa về vi phạm của Đại học Đông Đô. Nếu họ cương quyết làm thì công cần ai phải ra đầu thú, tự khai cả. Họ gọi triệu tập là ra hết".

Báo giới Nhà nước Việt Nam trong tháng 12 cũng đăng tải thông tin về thắc mắc của dư luận vì sao danh tính của 55 "nhân vật có uy tín dùng bằng giả" lại không được công khai và cơ quan nào có thẩm quyền trong việc công khai danh tính đó. Điển hình, nhà báo Nguyễn Như Phong vào đầu tháng 12 đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân yêu cầu "55 vị mua bằng giả của Đại học Đông Đô" từ chức ; nếu không ông sẽ công bố danh tính của họ.

Báo mạng Công an nhân dân, vào hôm 19/12, dẫn lời của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, thuộc Bộ Công an cho rằng công khai danh tính những người mua bằng tại trường Đại học Đông Đô là việc nên làm, song việc công khai đến mức độ nào cần phải tính toán để đảm bảo "thấu tình, đạt lý". Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh và chúng tôi trích lại nguyên văn :

"Việc công bố công khai danh tính chỉ nên thực hiện trong cơ quan, không nên công khai rộng rãi trên báo chí. Điều này một mặt vừa đảm bảo tính nghiêm minh nhưng đồng thời cũng không đẩy người ta vào đường cùng. Đây có thể gọi là công khai một nửa, đúng mức và vừa phải"

Luật sư Đặng Dũng, vào tối ngày 30/12 cho RFA biết ý kiến của ông :

"Vụ việc Đại học Đông Đô làm bằng cấp giả và Bộ Công an tuyên truyền, nói rằng những người dùng bằng giả của Đại học Đông Đô nên ra tự thú. Việc làm đó của ngành công an có thể nói là chấp nhận được. Đây là một cách không sai về quy định pháp luật. Bởi vì họ nói như vậy để những người nào làm chuyện sai trái đó đến tự thú thì họ sẽ tùy theo từng trường hợp để xử lý theo luật hay xử phạt vi phạm hành chính. Còn một điều nữa, người ta thắc mắc tại sao không nêu danh sách những người dùng bằng giả đó, công khai danh tính ra. Đây cũng là bí mật điều tra của cơ quan điều tra nên họ cũng không nêu tên. Tại vì thứ nhất, đang trong quá trình điều tra và theo luật thì những người nào chưa bị kết án hoặc chưa bị xử phạt thì người ta vẫn còn là ‘nghi can’. Và hơn nữa họ cho biết những người sử dụng bằng giả đó là những người có ‘uy tín’. Bây giờ nêu tên như thế thì những cơ quan có các ông/bà sử dụng bằng gải đó lập tức bị tác dụng rất xấu. Người ta bàn tán và không tâm phục, khẩu phục".

Luật sư Đặng Dũng trình bày thêm, khi đề cập đến ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương :

"Tôi nghĩ ông Thiếu tướng Cương chỉ là nói thêm vào thôi, chứ bây giờ những người đương chức trong ngành công an đang giải quyết thì chúng ta cũng tôn trọng để xem họ xử lý vụ việc rốt ráo như thế nào. Tôi nghĩ họ làm một cách thận trọng để xử lý một vụ có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay".

Qua trao đổi với RFA, luật sư Dặng Dũng và thầy giáo Đỗ Việt Khoa đều tỏ ra đồng thuận với yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phải xử lý đến nơi đến chốn vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại trường Đại học Đông Đô. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh :

"Sai phạm của Đại học Đông Đô không phải chỉ xảy ra trong mấy năm vừa rồi, mà theo tôi theo dõi thì đã xảy ra từ thời kỳ ngay khi trường đại học này mới được thành lập. Trường Đại học Đông Đô bị sai phạm ghê gớm. Lỗi của họ lập đi lập lại nhiều lần trong nhiều năm và không được xử lý đến nơi đến chốn nên cứ tái phạm đi, tái phạm lại. Tôi cho rằng nếu phép nước nghiêm thì Đại học Đông Đô sẽ phải bị đóng cửa sau vụ việc này. Phải cương quyết đình chỉ, giải tán trường đại học này ngay và cương quyết không để cho nó núp bóng ‘trường đại học’ để làm ra những sai phạm tày trời kéo dài mấy chục năm".

Nhà báo Nguyễn Như Phong chia sẻ trên trang Facebook của ông rằng đáng lẽ ngày 30/12 ông sẽ công bố danh tính của 55 người mua bằng giả Đại học Đông Đô. Tuy nhiên, ông nhận được thông tin 55 người đó hầu hết đã bị thu bằng cũng như đã bị xử lý và vụ án đang trong quá trình điều tra thì không được tiết lộ tài liệu.

Nhà báo Nguyễn Như Phong khẳng định rằng ông có niềm tin vụ án này sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn qua những gì Chính phủ, Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra đang tiến hành.

Nguồn : RFA, 30/12/2020

**********************

Có đúng 5 năm qua Bộ Giao thông không có tham nhũng ?

RFA, 30/12/2020

Vào những ngày cuối năm 2020, Bộ Giao thông và vận tải công bố báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020. Theo đó, qua kết quả tự kiểm tra và thanh tra giai đoạn 2016-2020, các đơn vị của Bộ Giao thông và vận tải đều chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng nào.( ! ?)

vn5

Các bị cáo tại phiên xử vụ án "quỹ đen" tại Cục Đường thủy nội địa thuộc Bộ Giao thông và vận tải, ảnh chụp hôm 19/10/2019 ở Hà Nội. Courtesy plo

Anh Quang, một người dân miền Trung khi trao đổi với RFA hôm 30/12, nhận xét :

"Bộ Giao thông và vận tải rất ‘trong sạch’ khi nói rằng tự kiểm tra, trong 5 năm mà không phát hiện tham nhũng ! Đúng là Thanh tra Bộ Giao thông và vận tải nói láo một cách trơ trẽn, không hề biết xấu hổ, ngượng mồm !

Chẳng cần dẫn chứng nhiều, chỉ lấy điển hình dự án cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng với chiều dài 139 km, vốn đầu tư 34.500 tỷ đồng (# 1,5 tỷ USD), mới đưa vào sử dụng 2 tháng đã xuất hiện nhiều chỗ hư hỏng. Đến nay đã khởi tố 19 người. Không tham nhũng thì đó gọi là gì ? Hay là con số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD ‘nhỏ’ quá, không đáng nói đến ?"

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vào ngày 7/12/2020 cho biết vừa khởi tố thêm 13 bị can trong vụ án ‘vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng’ tại Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan.

Trước đó cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 20 bị can là lãnh đạo của các đơn vị nhà thầu, giám sát, thi công... Cơ quan điều tra xác định chất lượng công trình xây dựng 7/7 gói thầu thuộc giai đoạn 1 của dự án từ nền, móng, mặt đường đều không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật là nguyên nhân gây hư hỏng công trình.

Chủ một doanh nghiệp vận tải ở Sài Gòn, ông Võ Minh Đức nói với RFA hôm 30/12 :

"Nếu mà nói không phát hiện ra tham nhũng thì nhiều khi cũng có ẩn ý, là có thể là sai phạm mà họ không phát hiện ra, nhưng hiểu theo ý khác thì có thể họ nói là không có tham nhũng. Nhưng hiểu như vậy là không ổn, điển hình ông Nguyễn Hồng Trường đang đương chức thì bị truy tố cùng ông Đinh La Thăng vì sai phạm mấy trăm tỷ trong dự án cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Đó là điển hình, chưa kể sai phạm cao tốc bắc nam ở một số đoạn ở miền Trung".

Vào ngày 25/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Hồng Trường bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017 do đã có sai phạm nghiêm trọng trong công tác.

Đến ngày 14/8/2020, liên quan những sai phạm tại tuyến Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Trung Lương cùng với ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố bắt tạm giam. Hai người khác cũng bị bắt là Nguyễn Chí Thành, nguyên Vụ phó Tài Chính Bộ Giao thông và vận tải và ông Lê Trung Cường, chuyên viên tài chính Bộ Giao thông và vận tải. Vào ngày 22 tháng 12, tòa tuyên án ông Nguyễn Hồng Trường 4 năm 6 tháng tù.

vn6

Ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017. Courtesy of Zing.

Không chỉ các vụ án lớn liên quan Bộ Giao thông và vận tải, các Thanh tra Giao thông thuộc Bộ Giao thông và vận tải lâu nay vẫn bị dư luận cho rằng có nhiều vi phạm liên quan xử phạt giao thông. Đơn cử như vụ 4 bị cáo nguyên là cán bộ Thanh tra Giao thông nhận hối lộ bảo kê logo ‘xe vua’, Tòa án Nhân dân Hà Nội vừa trả hồ sơ, đề nghị điều tra thêm.

Theo cáo trạng, trong vòng hơn 2 năm từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018, các bị cáo nguyên là Thanh tra Giao thông đã nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng.

Ông Võ Minh Đức cho biết thêm kinh nghiệm khi lái xe mà gặp phải Thanh tra Giao thông :

"Trời ơi, nếu mà nói tham nhũng vặt thì nó nhiều lắm, thanh tra giao thông không ăn vặt như cảnh sát giao thông đâu, mà ăn tàn bạo ác nhân ác đức... Xe quá tải nếu không được bảo kê, gửi gắm mà bị bị bắt thì chung tiền lòi con mắt mà chưa chắc được, nhiều lắm. Chưa kể hàng loạt đường dây bảo kê cho xe quá tải, quá tải đường, quá tải cầu... nhiều lắm. Rồi hư hỏng đường, mới có vụ người dân quay phim chụp ảnh lại đường làm dối làm ẩu... Những cái đó không là tham nhũng thì là cái gì".

Cũng liên quan Bộ Giao thông và vận tải, vào ngày 19/10/2019, 3 cựu lãnh đạo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tổng cộng 17 năm tù với cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Cục đường thủy nội địa thuộc Bộ Giao thông và vận tải.

Cụ thể ông Trần Đức Hải, nguyên phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa 6 năm tù ; ông Phạm Văn Thông, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án 6 năm tù và ông Vũ Mạnh Hùng nguyên quyền trưởng phòng kế hoạch đầu tư 5 năm tù... với cùng tội danh trong vụ án nhận tiền từ các nhà thầu để lập quỹ đen ở Cục đường thủy nội địa.

Nhà hoạt động Trần Bang, một kỹ sư xây dựng cầu đường, khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 30/12, nhận định :

"Không ai vác đá đè chân mình cả, không ai tự lôi cái xấu của mình bày ra trước mặt thiên hạ. Đặc biệt khi bày ra thì sẽ bị kỷ luật, mất chức, tù tội, thu hồi tiền... Tổ chức nào cũng vậy, rất khó có thể phê và tự phê được, mà cần phải có giám sát độc lập. Cũng như các tổ chức chính trị, một thể chế chính trị độc đảng thì không bao giờ họ nói họ xấu, họ không trung thành với nước với dân, Bao giờ họ cũng nói vì nước vì dân, năm nào cũng hoàn thành nhiệm vụ, năm này tốt, năm sau tốt hơn, bách chiến bách thắng... Có bao giờ đảng nào nói tôi lãnh đạo kém, thất bại, tôi dối dân, cướp của dân, lừa dân... làm cho dân đau khổ không ? Bộ Giao thông và vận tải là một ví dụ, không bao giờ họ tự nói mình tham nhũng, làm BOT sai, làm đường ngàn tỷ mà chỉ hết 500 tỷ...".

Vì vậy Nhà hoạt động Trần Bang cho rằng, cần phải có lực lượng giám sát như người dân, báo chí và các đảng đối lập... hoặc thanh tra kiểm toán từ bên ngoài nhưng phải không cùng một hệ thống đảng. Vì nếu cùng hệ thống đảng thì theo ông họ lại chia chác và tham nhũng tiếp... Và do đó càng nhiều đoàn kiểm tra, nhiều cơ quan giám sát thì tham nhũng lại càng nặng nề.

Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế hôm 24/11/2020 công bố thông tin cho biết, có đến 67% người Việt trong nước cho rằng tình trạng tham nhũng của chính quyền là một vấn nạn nghiêm trọng ; 15% những người sử dụng dịch vụ công cho biết đã phải chi tiền hối lộ.

Nguồn : RFA, 30/12/2020

Published in Việt Nam
mardi, 07 janvier 2020 23:40

Việt Nam chỉ là nơi làm tiền

Quan chức nhà nước Việt Nam xem đất nước như cỗ máy kiếm tiền, chỗ để cướp đoạt qua tham nhũng ngày càng phổ biến, số tiền ngày càng lớn, cách thức đa dạng hơn.

Quốc nạn này đang tỷ lệ thuận với sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa trên lãnh thổ Việt Nam.

Lý tưởng lầm lạc

Hắn gặp không ít người cố tình biện minh, thế hệ cộng sản đầu tiên là những người yêu nước, vì lý tưởng. Cán bộ, lãnh đạo không nhận, lấy của dân dù chỉ một đồng.

Điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản được thiết lập bằng con đường chiến tranh. Sinh lực của xã hội, xác người chồng lên nhau chỉ để phục vụ cho chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

Trong hơn 40 năm đầu áp đặt lý tưởng, xây dựng xã hội chủ nghĩa mọi thứ đều tem phiếu. Ngay cả khi có tiền cũng không mua được cái đang cần. Một xã hội không có thị trường, tất cả hàng hóa do nhà nước phân phối, ban phát.

tem1

Chế độ tem phiếu thời bao cấp

Sở hữu cá nhân nếu có, chỉ đơn giản là chiếc xe đạp, cặp xách, sang hơn radio, cái đồng hồ xuất xứ từ các nước xã hội chủ nghĩa… Người dân không thể chọn nơi học hành, chữa bệnh… Mọi thứ do nhà nước định đoạt. Cả xã hội chỉ quan tâm đến có cái để ăn, đủ vải che thân, không bị đấu tố, chết ở đâu… trong ngộ nhận chân lý cách mạng, lầm lạc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái thời từ cán bộ đến thứ dân đều đói, trừ cấp trung ương. Trong đất nước đói tham nhũng tuy có nhưng không nhiều, thiệt hại chưa lớn.

Tham nhũng như khí thế cách mạng

Tiếng súng tạm ngưng, cộng sản đã đưa cả nước vào đói, khổ với cách vận hành nền kinh tế sai lầm. Trước cái chết đói của cả nước buộc đảng cộng sản Việt Nam phải thay đổi. Chấp nhận hình thái kinh tế của hệ thống tư bản – mở cửa về kinh tế từ đại hội lần thứ VI của đảng này vào cuối năm 1986.

Điều mà trước đó bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong vòng kiểm soát của cộng sản áp dụng cách kinh doanh, sản xuất… theo lối tư bản đều bị buộc tội phản động, chống cách mạng, thực dân – đế quốc… phải trả giá bằng tù đày, cái chết, tài sản bị nhà nước cướp.

Sau mở cửa, đặc biệt khi bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước tham nhũng bùng phát như khí thế cách mạng trước đó. Nó có mặt khắp nơi, trên tất cả các lĩnh vực, đang dạng về cách thức. Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, lộng hành mọi noi, từ ông trưởng thôn, khu phố đến trung ương, kể cả trong xóa đói, cứu trợ…

Quan chức đảng, chính quyền xem nhân dân, tài nguyên đất nước như cái kho không chủ để vơ vét. Họ tạo phe phái, câu kết với thương nhân cơ hội đề ra chính sách, nhân danh quy hoạch, dự án… để chiếm đoạt. Tạo ra một xã hội bất công, đẩy nhiều người vào con đường bần cùng với cảnh mất đất, mất nhà, những bản án đầy oan khiên… Hình thành nên tầng lớp dân oan có mặt tại tất cả các tỉnh thành. Luật pháp chỉ là công cụ bảo kê cho hệ thống cai trị, người có quyền, lắm của… Nó không vận hành đúng chức năng, đảm bảo sự công bằng, dân chủ của xã hội.

Cỗ máy kiếm tiền của quan chức

Sự nhiệt thành cách mạng trong thế hệ đầu tiên của nhiều người là sự ngộ nhận về lý tưởng. Người dân bị lừa dối về tinh thần yêu nước để phục vụ cho mưu đồ cai trị của cộng sản. Đến cuối những năm 1980s đầu những năm 1990s, phong trào cộng sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ do sự phản dân chủ, chống lại sự tiến bộ của nhân loại.

Tại Việt Nam đã có nhiều tiếng nói thức tỉnh lên tiếng cho sự cần thiết thay đổi về chính trị, đưa đất nước vào con đường dân chủ, tiến bộ. Đáng buồn thay, đảng cộng sản đã cô lập, giam lỏng, cầm tù họ… Trong khi đó lại đưa đất nước vào con đường lệ thuộc vào Trung Quốc.

Sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ý thức hệ, cách quản lý phản tiến bộ, cản trở dân chủ, chống lại văn minh… những người cộng sản không hẳn không thấy. Tuy nhiên vì ích kỷ, cộng sản cha, cộng sản con, cộng sản cháu nhân danh truyền thống cách mạnh tìm mọi cách để duy trì quyền lực, trục lợi cho cá nhân, phe nhóm.

Cứ nhìn cách quan chức làm giàu, sắm đồ, cho con học hành, khám chữa bệnh… sẽ thấy niềm tin của họ đang đặt nơi đâu. Khi nhận ra lý tưởng cộng sản sai lầm, con đường xã hội chủ nghĩa chỉ là lừa dối, quan chức chỉ xem dân là đối tượng để họ cai trị, làm giàu trên sự đói nghèo của người dân, bán tháo tài nguyên làm đầy túi riêng.

Nếu thể chế xã hội chủ nghĩa tốt, cộng sản thực tâm chống tham nhũng thì gần nửa thế kỷ độc quyền cai trị, không cần đối phó với đảng đối lập thì vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam phải chỉ còn là cá biệt chứ không tràn lan, nghiêm trọng, thách thức mọi định chế như hiện nay.

Võ Ngọc Ánh

(7/1/2020)

Published in Diễn đàn

Vừa có thêm một bằng chứng rõ ràng cho thấy chiến dịch ‘chống tham nhũng’ của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng còn lâu mới diệt trừ được đám công chức ăn tạp.

oda1

Thủ tướng Phúc và các quan chức cao cấp Việt Nam thường tranh thủ những cuộc gặp ngoại giao để xin tiền từ nguồn vốn ODA.

ODA - nguồn vốn được xem là ‘lộc trời’ và ứng với tục ngữ dân gian Việt Nam ‘của đồng chia ba, của nhà chia hai’.

Trong khi thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Cờ’ Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn say sưa thành tích tăng trưởng nghiêng nghiêng ngoẹo ngoẹo của GDP, thực tế giải ngân vốn ODA trong khối bộ ngành và tỉnh thành ở Việt Nam lại toát lộ những con số lạnh lùng : tính đến ngày 31/08/2019, cả nước mới giải ngân được 6.480 tỷ đồng vốn ODA, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn do Quốc hội giao là 60.000 tỷ đồng.

Trước đó vào gần trung tuần tháng 7 năm 2019, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã một lần nữa họp với đại diện của các nhà tài trợ ODA là Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra-đồng Chủ tịch Nhóm Đại sứ các nước về hợp tác phát triển, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione, và Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Elsbeth Akkerman. Trong cuộc họp này, bị các nhà tài trợ thúc ép, thậm chí cảnh cáo về tình trạng chậm giải ngân vốn ODA trong các dự án đầu tư công, ông Minh đã phải thừa nhận tình trạng giải ngân vốn ODA quá chậm và phải cam kết sẽ kiểm tra và yêu cầu các bộ ngành báo cáo, không để tái diễn tình trạng chậm trễ trong việc ký kết và tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại.

Tuy nhiên, phía Việt Nam đã không cho biết nguồn cơn sâu xa vì sao các bộ ngành nước này lại giải ngân chậm trễ đến thế.

Hẳn là do bị chính phủ đe dọa ‘kiểm điểm’, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vào sáng ngày 13/9. Trong cuộc họp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã né được mũi dùi khi thông báo đến thời điểm này, bộ này đã phân bổ được 40.735 tỷ đồng, bằng 68% số được Quốc hội Phê duyệt. Tuy nhiên các Bộ, ngành địa phương giải ngân nguồn vốn này rất chậm, đến nay chỉ đạt khoảng hơn 10% kế hoạch.

Một nguyên nhân nữa là điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công chậm. Việc điều chỉnh kế hoạch diễn ra liên tục, tuy nhiên thủ tục điều chỉnh kế hoạch rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Ngoài ra còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, thủ tục cho vay lại, thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn…

Đã có rất nhiều cuộc họp được tổ chức để ‘rút kinh nghiệm’ về tình trạng giải ngân ODA quá chậm, nhưng cho đến nay vẫn không xử được bất kỳ quan chức hay cơ quan nào về nạn ‘ăn ODA’.

với rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những tỉnh thành được nhận vốn ODA để thực hiện loại hình dự án đầu tư công, đã chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi đã cộm lên quá nhiều dư luận về việc thường xuyên phải ‘chạy’ các cửa thì mới có được dự án viện trợ, và tiếp đó lại phải ‘chạy’ không ít cửa nữa thì dự án mới được các bộ ngành rót tiền.

Danh sách các bộ ngành đó là rất quen thuộc như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và những bộ ngành chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật.

‘Chạy’ càng nhiều, chi càng ‘đậm’ thì càng nhận được nhiều dự án ODA, giá trị ODA của dự án càng lớn và tiền càng mau được giải ngân. Còn nếu không chạy, dự án dù có sẵn nhưng cứ ì ra đó, bất chấp các nhà tài trợ hối thúc và kêu réo.

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 - 25%. Nhưng đó chỉ là mức "hợp pháp". Thậm chí tỷ lệ "lại quả" ODA còn lên đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 - 2010.

Quá hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có "thiện cảm" với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA đối với một chính quyền "ăn của dân không chừa thứ gì".

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 17/09/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 21 mai 2019 20:16

Tham nhũng và tầm tô

Cuối tháng Tư vừa qua, một công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát về nỗi quan tâm xã hội của người dân thành thị trong nước, theo đó, năm mối lo đầu tiên là sự an toàn thực phẩm, là nạn ô nhiễm không khí rồi tham nhũng, giáo dục và bảo dưỡng y tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ đi sâu vào cái gốc của vấn đề…

tham1

Công ty Indochina Research có trụ sở tại Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Miến vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát về những mối quan tâm xã hội của người dân tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam. Ảnh minh họa

Nguyên nhân của tham nhũng

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, hôm 25 tháng trước, công ty Indochina Research có trụ sở tại Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Miến vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát về những mối quan tâm xã hội của người dân tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam. Ông nhận xét thế nào về cuộc khảo sát này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đây là một công ty độc lập chuyên điều nghiên thị trường đã thành lập tại Việt Nam từ năm 1994 rồi Cam Bốt, Lào và Miến Điện sau đó. Công ty đáp ứng yêu cầu của các thân chủ về tiếp cận thị trường và thương hiệu, đã có nhiều công trình khảo sát hữu ích.

Cuộc thăm dò thực hiện trong tháng Tư vừa qua tập trung vào mối quan tâm xã hội của cư dân tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam. Dù dân số mẫu hơi thấp, họ vẫn cho thấy có khác biệt ở hai nơi đó, ở giới tính nam nữ và ở ba mức lợi tức cao thấp. Nó còn làm nổi bật một khía cạnh khác trên khung cảnh thời gian, là các vấn đề đã được thị dân nêu lên từ năm 2017 mà chưa có cải tiến, chứ nếu nhìn vào nông thôn, tình hình có khi còn tệ hơn nữa. Chính vì vậy mà chúng ta nên tiến sâu hơn vào nguyên nhân của vấn đề.

Nguyên Lam : So sánh với trước đây thì nạn ô nhiễm môi sinh không cải tiến mà Việt Nam còn đang gặp những tai họa mới, thí dụ như nạn dịch tả lợn đã tràn lan hoặc việc truy tố tham nhũng đã lên tới nhiều giới chức rất cao cấp trong đảng và nhà nước. Vì vậy, Nguyên Lam xin đề nghị ông đào sâu vào nguyên nhân.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta không quên một vấn đề thuộc cơ chế kinh tế chính trị của Việt Nam, cũng tương tự như của Trung Quốc, là đảng và nhà nước có toàn quyền quyết định làm người dân, thị trường cùng với tư doanh phải cố gắng xoay trở trong khung cảnh ngặt nghèo đó. Một ví dụ để so sánh là Singapore giữ chế độ độc đảng từ khá lâu, nhưng tập đoàn quốc doanh của họ như Temasek vẫn phải tuân thủ quy luật thị trường chứ không được chính quyền bảo vệ.

Khác biệt ở đây là chế độ toàn trị ở trên lại chi phối thị trường tư bản ở dưới với hai hậu quả là :

1/ tư bản nhà nước trở thành "tư bản thân tộc", của các đảng viên, cán bộ cùng thân nhân của họ có quyền thao túng và làm lệch quy luật thị trường,

2/ họ làm quy luật thị trường bị lệch lạc vì một hiện tượng mà kinh tế học gọi là "tầm tô" hay "rent-seekers".

Chính hiện tượng tầm tô mới giải thích vì sao xã hội gặp quá nhiều tệ nạn, như môi sinh bị hủy hoại, tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Kỳ này, chúng ta lại tìm hiểu về hiện tượng tầm tô đó.

Tầm tô là gì ?

Nguyên Lam : Nguyên Lam nhớ lại rằng ông đã đề cập tới hiện tượng này từ sáu bảy năm trước cũng trên diễn đàn của chúng ta. Xin yêu cầu ông giải thích thêm về chuyện đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói ra thì kỳ, nhưng Việt Nam ngày nay chẳng phát minh ra cái gì mới và vẫn học theo Trung Quốc mà chẳng tiếp nhận kinh nghiệm của các nước Đông Á tiên tiến khác. Lần trước, quá lâu rồi, tôi cũng khởi đi từ hai trường hợp nổi tiếng trong văn hóa và lịch sử Trung Hoa mà có lẽ người Việt nào cũng biết. Đó là Đào Chu Công hay Phạm Lãi, trường hợp kia là Lã Bất Vi.

Nguyên Lam : Có lẽ ông sắp đề cập tới chuyện nhức đầu nên mới gợi trí tò mò cho thính giả của chúng ta về hai nhân vật Trung Hoa mà ai cũng nghe nói tới. Nguyên Lam xin mời ông.

tham2

Ảnh minh họa : Tham nhũng và tầm tô ( phiên tòa xử Vũ "Nhôm" về tội tham nhũng và thất thoát tài sản của chính phủ. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đầu thời Chiến Quốc - từ khoảng 475 trước Tây lịch cho tới năm 221 sau Tây lịch là khi Tần Thủy Hoàng Đế gồm thâu lục quốc và thống nhất nước Tầu - Phạm Lãi là nhân vật ai cũng có thể biết. Ông đã có công giúp Câu Tiễn nước Việt diệt nước Ngô của Phù Sai vào năm 473 trước Tây Lịch.

Sau khi thành công, Phạm Lãi sớm biết lánh Câu Tiễn nên toàn mạng. Đổi họ đổi tên, ông trở thành Đào Chu Công và nổi tiếng là doanh gia có tài, được coi là một trong "bách gia chư tử", cầm đầu phái "kế hoạch gia", là kinh tế trước khi môn học này có tên như thế. Đời nay, người ta vẫn tin rằng Phạm Lãi đã viết cuốn "Trí phú Kỳ thư" và để lại "Đào Chu Công lý tài thập lục tắc", 16 phép làm giàu của Đào Chu Công, trong đó có những điều vẫn là hiện đại và đáng học...

Hơn 200 năm sau, vào cuối thời Chiến Quốc, có Lã Bất Vi cũng nổi danh, chẳng vì bộ sử Lã Thị Xuân Thu đã thuê người khác viết, mà khét tiếng vì tài đầu tư. Sống trên nước Triệu, ông đầu tư vào người Tử Sở lưu vong của nước Tần và vào cái thai của mình trong lòng nàng Triệu Cơ xinh đẹp, để sau này thành quốc phụ và tướng quốc của Tần Vương Chính, tức là Tần Thủy Hoàng Đế. Dù sau này có bị Thủy Hoàng Đế bắt chết, Lã Bất Vi vẫn được người sau cho là tay kinh doanh có tài. Nhưng khác với Đào Chu Công là người làm ra của cải nhờ trí tuệ, sáng tạo và kỷ luật, như ta có thể đọc thấy trong "thập lục tắc, Lã Bất Vi làm giàu nhờ nghệ thuật cấu kết chính trị, buôn quan bán tước".

Tôi lấy hai hình tượng quen thuộc đó với nhiều người để nói về hai hình thái kinh doanh. Thứ nhất là tạo ra của cải và nhờ đó làm giàu, theo kiểu Phạm Lãi Đào Chu Công. Thứ hai là kiếm lời mà chẳng tạo ra của cải là kiểu của Lã Bất Vi, chỉ vì nhờ tạo cái thế chính trị. Kinh tế học đời nay gọi hình thái kinh doanh đó là "tầm tô", rent seeker : tìm lợi thế bất chính và có nhiều rủi ro. Rẻ là mất tiền, nặng là mất tự do, nặng hơn nữa thì mất mạng như chính họ Lã chứng minh.

Nguyên Lam : Câu chuyện hấp dẫn thật, nhưng thưa ông, cụ thể thì tầm tô là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : "Tầm" là tìm, như thành ngữ "tầm sư học đạo. "Tô" chỉ có nghĩa là tiền thuê, thí dụ như "địa tô" là tiền cho thuê đất canh tác, mà được hiểu rộng là lợi nhuận nhờ làm chủ một phương tiện sản xuất. Trong trường hợp ở đây, phương tiện sản xuất có khi là cái dấu ấn hay sổ đỏ chẳng là của mình, mà có thể sang đoạt nhờ cái thế độc tài chính trị để chiếm đặc lợi kinh tế. Hiện tượng "tầm tô" đó còn làm lệch lạc sinh hoạt kinh tế qua nhiều chính sách gây hậu qủa tai hại về môi sinh như chúng ta đã thấy và đang thấy. Vì vậy, chuyện này mới giải thích vì sao người ta khó cải thiện được việc bảo vệ môi sinh.

Tại Việt Nam, ai cũng biết "đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân" mà lại "do nhà nước thống nhất quản lý", là điều được ghi trong Hiến pháp. Nhà nước quản lý thế nào mà các đại gia tỷ phú đều khởi nghiệp từ khu vực gia cư địa ốc và từ hai chục năm qua cho tới nay, người dân đã oán than và khiếu kiện tập thể mà chẳng có kết quả ?

Hiện tượng tầm tô đã phát triển mạnh tại Trung Quốc lẫn Việt Nam, rồi khi cái vốn đất đai cạn dần thì các phương tiện tầm tô khác lại là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, với chân rết hay rễ sâu là công ty tư nhân nhưng do đảng viên cán bộ lập ra, ngấm ngầm bảo trợ và ưu đãi phía sau bằng đặc lợi. Đó là nạn tham nhũng, điều chỉ xảy ra trong vùng tiếp cận giữa chính trị và kinh tế.

Nguyên Lam : Ông giải thích thế nào về chiến dịch diệt trừ tham nhũng được phát động từ hai năm qua tại Việt Nam và từ sáu năm qua tại Trung Quốc ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hiện tượng tầm tô, hay ỷ thế chính trị độc tài để trục lợi, đã tỏa rộng thành một mạng lưới hay một hệ thống chính trị kinh doanh đan kết và lan từ khu vực doanh nghiệp nhà nước qua các cơ chế khác, từ nhà nước tới quân đội và công an.

Điển hình tại Trung Quốc là nhân vật Chu Vĩnh Khang, đã từng cầm đầu ngành dầu khí của hệ thống quốc doanh về sau vào Nội các rồi Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng ban Chính pháp, có quyền chỉ đạo cả bộ máy nội vụ lẫn an ninh tình báo. Ông ta bị truy tố về tội tham nhũng vào cuối năm 2013 rồi lãnh án tù chung thân. Sau đấy, nhiều viên tướng ngồi trong Bộ Chính trị cũng bị truy tố.

- Những gì đang xảy ra tại Việt Nam chỉ là bản sao của những chuyện đã thấy trước đó tại Trung Quốc. Nhưng việc diệt trừ tham nhũng thật ra chỉ là lý cớ khi có nạn "quân phân bất tề" là chia chác không đều giữa các phe phái chính trị, chứ không đi vào lý do cơ bản là hiện tượng tầm tô.

Ở bên dưới, có lẽ người dân cũng biết, nên theo cuộc khảo sát chúng ta vừa nói thì chỉ có 53% là quan ngại tới nạn tham nhũng, so với mối lo ưu tiên về những vấn đề thiết thực hơn cho đời sống là sự an toàn thực phẩm hay nạn ô nhiễm không khí quá nặng ngay tại thủ đô Hà Nội.

Nguyên Lam : Theo ông nghĩ, như một kết luận cho kỳ này thì người dân có giải pháp nào trước những tai ách quá lớn và quá sâu như vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Giải pháp lý tưởng mà bất khả là thay đổi thế chế để chấm dứt tình trạng toàn trị, cái gốc của hiện tượng tầm tô. Giải pháp thực tiễn cho những ai có khả năng nhờ lợi tức là tìm đất sống ở nước ngoài cho gia đình, hoặc ít ra là đi du lịch nước ngoài vào mùa có họa, khi ở tại chỗ thì tiêu thụ những sản phẩm đắt giá vì nhập khẩu từ các nơi an toàn.

Chỉ một thiểu sổ ở thành thị mới có điều kiện ấy và họ gây ra ấn tượng giả tạo về sự phồn vinh tại Việt Nam cho dư luận nông cạn của quốc tế. Đa số thị dân còn lại thì đành chịu trận. Thê thảm hơn vậy là số phận của người dân tại thôn quê, họ không chịu trận mà đành chịu chết. Những người giỏi nhất thì tìm cách vào đô thị sinh sống để một thế hệ sau thì cũng lại xuất ngoại ! Kết luận của tôi là một sự ngậm ngùi.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 21/05/2019

Published in Diễn đàn