Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 09 août 2019 21:08

Trump – Tập ăn miếng trả miếng

Tổng thống Donald Trump tin rằng quan hệ thân tình giữa cá nhân những người lãnh đạo sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc bang giao. Ông nói đến ông Kim Jong-un với lời lẽ kính trọng, dù trước đây khi chưa giao thiệp từng đặt tên chủ tịch Bắc Hàn là "Thằng Phi Đạn".

an1

Bộ Thương Mại Trung Quốc ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Trong khi, bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng thống Trump. Trong hình, nông dân trữ đậu ở trang trại tại Scribber, tiểu bang Nebraska. (Hình : Johannes EiselE/AFP/Getty Images)

Lần đầu mới gặp ông Trump đã khen ngợi ông Kim là người yêu dân yêu nước và hai người "yêu nhau" (falling in love). Ông khen ông Kim Jong-un gửi những bức thư "tuyệt đẹp" (beautiful letters). Gần đây ông nói ông Kim cho thấy có "viễn tượng tuyệt đẹp" (beautiful vision) cho đất nước của mình.

Sau khi ông Kim cho bắn mấy phi đạn vừa rồi, ông Trump vẫn bỏ qua, tuýt rằng "Chủ tịch Kim chắc không muốn làm thất vọng bạn của ông ta, Tổng thống Trump" (Chairman Kim … does not want to disappoint his friend, president Trump). Cùng ngày 2/8, ông nhắc lại lần nữa, cộng thêm lời ca ngợi, trong một tuýt khác : "Chủ tịch Kim không muốn vi phạm tấm lòng tin tưởng khiến tôi thất vọng… triển vọng của đất nước Bắc Hàn, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, sẽ vô giới hạn" (North Korea… potential as a Country, under Kim Jong-un’s leadership, is unlimited).

Có lẽ ông Kim Jong-un hiểu tâm trạng "Ông bạn" Trump của mình. Cho nên trong ba lần thử phi đạn vừa rồi, ông Kim chỉ cho bắn những tên lửa vừa tầm để đánh Nhật Bản, Nam Hàn (hay Trung Quốc) chứ không phải những thứ bắn tới Los Angeles như trước đây.

Donald Trump cũng để mắt xanh với Tập Cận Bình. Ngay cả khi mới tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng trên hết số hàng hóa còn lại Trung Quốc bán vào nước Mỹ, 300 tỷ USD một năm, tổng thống Mỹ vẫn gọi chủ tịch Trung Quốc là "Ông bạn Tập Cận Bình của tôi".

Điều đáng chú ý là, đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin thì ông Trump luôn tỏ vẻ kính trọng và nhiều lúc cười đùa thân mật nhưng không thấy ông gọi ông Putin là "Ông bạn" cũng như không hay dùng các thông điệp Twitter để nói về ông Putin.

Nhưng "Ông bạn" Tập Cận Bình, khác với "Ông bạn" Kim Jong-un, đã làm ông Trump thất vọng, tổng thống Mỹ nói thẳng ra như vậy.

Sau khi gặp "Ông bạn" Tập Cận Bình ở Thượng Hải vào tháng Sáu, ông Trump về nước khoe "Ông bạn" đã hứa sẽ cho mua thêm nông sản của Mỹ. Ông Tập Cận Bình và báo, đài Trung Quốc không nhắc gì đến lời hứa hẹn đó. Không ai biết ông Tập đã nói với ông Trump những gì.

Giữa tháng Bảy, ông Trump tuýt ra rằng sao ông chưa thấy Trung Quốc mua gì cả, ông rất thất vọng. Cuối tháng, hai ông bộ trưởng Mỹ qua Thượng Hải gặp phó thủ tướng Trung Quốc, trở về cũng nói Bắc Kinh sắp mua thêm nông phẩm. Báo chí Bắc Kinh loan tin bộ ngoại thương của họ đang chuẩn bị làm danh sách mua những thứ gì.

Nhưng tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy "Ông bạn" Tập Cận Bình của mình một chút. Phái đoàn Mỹ vừa về nhà, ông Trump tuýt ra một đòn mới : Sẽ đánh 10% thuế quan trên 300 tỷ USD hàng nhập cảng từ nước Tàu kể từ đầu tháng Chín.

Miếng đòn này ông Trump tính từ trước. Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đã muốn nói cho Phó Thủ tướng Lưu Hạc biết mối đe dọa này để tạo thêm áp lực, nhưng Tổng thống Trump không đồng ý. Cho nên đối với Bắc Kinh, đây là một cú đánh bất ngờ.

Một điều ông Trump có lẽ không để ý, là lời đe dọa thuế quan trên 300 tỷ USD này ông được đưa ra trong lúc hàng ngũ lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đang đi nghỉ Hè với nhau ở khu du lịch Bắc Đại Hải. Họ gặp nhau hằng ngày bên bờ hồ, bàn đại sự trong không khí vui chơi. Tất cả văn võ bá quan chứng kiến Tập Cận Bình bị Trump tát vào mặt sau khi Tập mới quyết định cho mua nông phẩm để chiều Trump !

Tập phải ăn miếng trả miếng. Bộ Thương mại Trung Quốc ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng thống Trump, vì sang năm ông cần những lá phiếu của các nhà trồng trọt. Nông sản Mỹ bán sang Tàu năm 2017 là 19,5 tỷ USD. Vì chiến tranh mậu dịch qua năm 2018 Tàu chỉ còn mua 9,1 tỷ USD ; nửa đầu năm 2019 đã giảm bớt 1,3 tỷ USD nữa, so với năm trước. Riêng món đậu nành năm 2017 Mỹ bán 12,23 tỷ USD, năm 2018 chỉ còn 3,13 tỷ USD. Niên khóa này Mỹ sẽ xuất cảng 10 triệu tấn đậu nành qua Tàu, năm ngoái từng bán được 27 triệu tấn rưỡi. Tập Cận Bình đã đánh vào một yếu huyệt của Donald Trump trước năm bầu cử.

Tập lại bồi thêm một miếng võ tiền tệ. Sau bản tuýt 300 tỷ USD của Trump, cả thế giới lo trận chiến tranh mậu dịch sẽ leo thang bất tận ; thị trường chứng khoán bên Tàu đi xuống. Các nhà buôn tiền tệ nhìn thấy kinh tế nước Tàu cùng với giá trị đồng nhân dân tệ đều đi xuống, họ cùng đem tiền nước Tàu đi mua đô la, đẩy giá xuống thêm. Trung Quốc lẳng lặng để cho đồng tiền nước mình tụt giá, hơn 7 đồng nguyên mới đổi được một đô la.

Mấy năm nay Bắc Kinh vẫn bảo vệ giá trị đồng tiền, mỗi khi nó bị thị trường đẩy xuống thì Ngân Hàng Trung Ương lại đem đô la dự trữ ra mua, không để đô la lên trên mức 7 đồng nguyên. Con số 7 là một "bức tường" tâm lý. Giờ, Tập Cận Bình cho phá bức tường đó.

Ngay lập tức, tổng thống Mỹ phản pháo. Bộ Trưởng Mnuchin tuyên bố đặt Trung Quốc vào danh sách các nước "thao túng đồng tiền" (currency manipulation) để cạnh tranh bất chính. Trung Quốc đã được đặt trong bản danh sách "chờ" bị kết tội này, trong đó có cả nước Đức, Malaysia, Việt Nam và Nam Hàn ; bây giờ được nêu đích danh.

Cuộc đấu ăn miếng trả miếng giữa Trump và Tập có chỗ thực, chỗ hư. Đánh thuế 10% trên 300 tỷ USD mặt hàng sẽ gậy ảnh hưởng thực tế. Ngưng mua nông sản Mỹ sẽ tác động trên cuộc tranh cử của ông Trump năm tới.

Nhưng hai miếng đòn hạ giá đồng nguyên và kết tội thao túng tiền tệ chỉ là đánh nhứ, không có ảnh hưởng đáng kể.

Trước cuộc đấu tay đôi mới này, Ngân Hàng Trung Ương Bắc Kinh đã ấn định mức giá đồng nguyên là 6,9225 đồng lấy một Mỹ kim. Khi họ thả lỏng cho nó rơi, tỷ giá lên tới 7,05. Giá trị chỉ giảm gần 2%. Mấy ngày sau, Bắc Kinh lại cố gắng không cho đồng tiền của mình tụt giá nữa. Bởi vì lợi bất cập hại.

Đồng nguyên tụt giá thì Tàu có lợi khi bán hàng sang Mỹ. Thí dụ một con búp bê bằng nhựa bán sang Mỹ với giá 1 USD. Lúc mỗi đô la bằng 6 nguyên thì người bán bên Tàu thu được 6 đồng. Nếu bây giờ 7 đồng nguyên mới bằng một đô la thì, người Tàu bán vẫn thu 6 đồng nguyên nhưng người Mỹ mua chỉ phải trả 85,7 cent tiền Mỹ thôi. Phải đóng thêm thuế quan 10% thì nhà nhập cảng Mỹ cũng chỉ phải trả hơn 94 cent thôi ! Họ có thể tiếp tục mua, có thể bán giá thấp hơn !

Nhưng cho đồng nguyên xuống giá cũng làm nước Tàu bị thiệt. Trước hết, hàng nhập cảng vào nước Tàu, từ bất cứ quốc gia nào, cũng tăng giá ; vì trên thế giới này các nước mua bán với nhau đều thanh toán bằng Mỹ kim. Trước đây người Tàu mua món nào 1 USD giờ vẫn phải trả 1 USD. Chỉ có khi tính ra nhân dân tệ là giá cao hơn. Hàng nhập lên giá, tức là phải lo lạm phát. Kinh tế đang trì trệ mà còn phải lo chống lạm phát ! Quá nhiều việc !

Hơn nữa, các công ty ở nước Tàu và các chi nhánh của họ đã đi vay khắp thế giới, và vay bằng đô la, sẽ trả tiền lãi và vốn bằng đô la. Hiện số nợ này lên trên 3.000 tỷ USD. Đẩy đồng đô la lên tức là bắt người Tàu phải trả lãi và vốn nặng hơn ! Trong 12 tháng tới các công ty xây dựng trong nước Tàu sẽ phải trả 18 tỷ USD tiền vay ở nước ngoài, chưa kể phải trả số nợ trong nước tương đương với 35 tỷ USD. Đảng cộng sản Trung Quốc không muốn đô la lên giá quá. Ông Tập Cận Bình đánh một chiêu nhưng sẽ không muốn phải đối phó với các khó khăn trên. Ông sẽ giữ giá trị đồng nguyên không để nó xuống thấp hơn nữa so với đô la Mỹ.

Cho nên, ngày Thứ Năm vừa qua giá Mỹ kim chỉ còn 7,04 nguyên.

Để đáp lại vụ đồng tiền Trung Quốc sụt giá, ông Trump dọa sẽ đẩy giá trị đồng Mỹ kim, ông lại thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất. Nhưng nếu đô la xuống giá thì chính phủ Mỹ cũng lo. Vì khi thấy đô la trên đà đi xuống thì nhiều nước sẽ "tạm ngưng" không đi mua đô la để cho chính phủ Mỹ vay nữa. Tội gì mua đô la bây giờ, khi biết rằng mai mốt ông Trump sẽ đẩy đồng tiền xuống giá ? Hiện mỗi năm ngân sách Mỹ thiếu hụt 1.000 tỷ USD, thế nào cũng phải vay thêm nâng số 22.000 tỷ USD nợ lên cao hơn !

Miếng đòn đánh trả của Mỹ "kết tội thao túng tiền tệ" cũng là một hư chiêu. Lần trước, nước Tàu đã bị đặt vào danh sách "thao túng tiền tệ" vào năm 1994, thời ông Bill Clinton, và đó là một đòn đánh thật vì Bắc Kinh mới phá giá đồng nguyên 50%. Năm nay, trong lời tuyên bố của ông Mnuchin ông nói thêm rằng quyết định này còn phải tham khảo với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Chắc chắn Bắc Kinh sẽ tìm cách thuyết phục IMF rằng họ không hề thao túng.

Với những đòn đánh qua đánh lại, nửa thực nửa hư như trên, tháng Chín tới, hai bên Mỹ, Tàu chắc sẽ còn gặp nhau nữa.

Nhưng Tổng thống Trump chắc đã rút ra được một bài học : Không thể cứ gọi lãnh tụ một nước khác là "Bạn" thì sẽ làm cho họ trở nên hiền lành dễ thương ! Ông Tập hay cậu Kim, người nào cũng lo quyền lợi riêng của họ. Sự thật là "Trade War is not good ! Trade war is not easy to win !" 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 09/08/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 07 août 2019 15:16

Việt Nam giữa thương chiến

Sau hơn một năm đàm phán không kết quả, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên tới cao độ vào tuần qua khiến cả thế giới lo ngại một nguy cơ suy trầm toàn cầu nữa. Trong viễn ảnh đó, làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi những hậu quả bất lợi ? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về bài toán hiểm hóc này ?

trade1

Thương chiến Mỹ Trung vẫn chưa dứt (Ảnh minh họa) - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, sau khi hai phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc đàm phán tuần qua tại Thượng Hải mà không kết quả, hôm Thứ Năm mùng một, Tổng thống Donald Trump quyết định là kể từ ngày một Tháng Chín, Mỹ sẽ áp thuế 10% trên một số mặt hàng của Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la. Quyết định ấy khiến các thị trường cổ phiểu trên thế giới sụt giá vì mối lo là kinh tế toàn cầu có thể bị suy trầm do trận thương chiến. Qua ngày Thứ Hai, tình hình thêm căng thẳng khi Bắc Kinh cho hạ giá đồng bạc tới mức thấp nhất kể từ 11 năm nay làm các thị trường đều mất giá nặng vì trận thương chiến lan qua lĩnh vực ngoại hối. Lập tức, phía Hoa Kỳ kết án Bắc Kinh là "thao túng tiền tệ" và viễn ảnh kinh tế toàn cầu càng thêm đen tối do mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới. Như vậy, Việt Nam có thể làm gì để thoát nạn ?

"Lạc quan tếu, hốt hoảng bậy"

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước hết, tôi xin có vài ý kiến về bối cảnh chung làm cơ sở suy luận và ước đoán về tương lai. Thứ nhất, dân Mỹ thường lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy. Tâm lý đó ảnh hưởng đến sự dao động hàng ngày hàng giờ của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Thứ hai, các nước đều lệ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ hơn là Mỹ cần bán hàng ra ngoài nên đều chú ý đến tình hình kinh tế Hoa Kỳ mà ít thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn của Trung Quốc.Thứ ba, ít ai chú ý đến kinh tế Mỹ giao dịch nhiều nhất là với Mexico, sau đó là Canada và Trung Quốc chỉ đứng hạng ba thôi.Thứ tư, sau giai đoạn lạc quan thái quá về đà tăng giá cổ phiếu, người Mỹ lại sợ kinh tế bị suy trầm vì đã tăng trong 10 năm liền nên có lúc điều chỉnh. Phản ứng đó giải thích vì sao quyết định hạ lãi suất cơ bản tại Hoa Kỳ hôm Thứ Tư tuần trước làm thị trường Mỹ không tăng mà sụt giá và gây lo ngại cho thiên hạ, đâm ra Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ lại có ảnh hưởng toàn cầu. Sau cùng, chính là nỗi phập phồng đó mới làm thị trường Mỹ sụt giá kỷ lục vào ngày Thứ Hai khi tin tức về trận thương chiến kéo dài từ mùng sáu Tháng Bảy năm ngoái đã lên tới cao độ. Kết luận của tôi là có lẽ chúng ta nên bình tĩnh hơn !

Nguyên Lam : Dường như ông muốn phân tích tâm lý thị trường tại Hoa Kỳ để trấn an mọi người, vì sao như vậy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Xin nói tiếp về bối cảnh, ta cần thấy là các nền kinh tế lớn trên thế giới như Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản đều có vấn đề từ nhiều năm qua, phần chính là do dân số hay nhân khẩu bị lão hóa. Hoa Kỳ ít bị hơn nhưng cổ phiếu Mỹ lên giá quá mạnh so với sản lượng kinh tế và so với cổ phiếu của các thị trường khác. Khi lên giá quá lâu và quá nhanh thì thể nào cũng có lúc điều chỉnh, là sụt giá. Điều ấy cũng giải thích sự hốt hoảng khi giới đầu tư chực chờ tin xấu để bán tháo. Thứ tư, ông Trump ưa phát biểu và ra quyết định bất ngờ nên bị báo chí chê trách như kẻ gây rủi ro cho thị trường, nhưng nếu nhớ tới bài toán của Vương quốc Anh Thống nhất với vụ Brexit, của Nhật Bản trong mâu thuẫn với Nam Hàn, của Trung Quốc cùng Âu Châu nói chung thì ta thấy thế giới đang ở giữa những đổi thay lớn và không nên vì sự thăng giáng ngắn hạn của thị trường Hoa Kỳ mà kết luận về tương lai của mình.

Nguyên Lam : Câu hỏi cuối về bối cảnh, thưa ông, việc Bắc Kinh quyết định giảm tỷ giá của đồng Nguyên so với đồng Mỹ kim bị Hoa Kỳ lên án là "lũng đoạn" hay "thao túng ngoại hối". Quyết định ấy là gì ?

trade2

Việt Nam nên tránh nghĩ tới lợi thế nhân công nhiều và rẻ. (Ảnh minh họa) AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Báo chí Hoa Kỳ và nhiều nước khác mắc tật tôi gọi là "ghét Trump" nên nhiều khi kết luận sai và gây thêm biến động cho thị trường. Tình hình kinh tế Trung Quốc thiếu khả quan lại bị hậu quả của trận thương chiến với Mỹ từ cả năm nay, với vụ áp thuế trên 250 tỷ đô la hàng hóa bán vào Hoa Kỳ, nay có thể bị thêm 300 tỷ nên Bắc Kinh phải tìm cách thoát với đồng bạc rẻ hơn để dễ xuất khẩu hơn, nhưng vì lý do chính trị, họ trình bày như một cách trả đũa. Thật ra, võ khí tiền tệ này ít công hiệu vì số cầu nói chung của toàn cầu đều giảm, chưa kể là phá giá đồng bạc chỉ thúc đẩy nạn tẩu tán tài sản từ Trung Quốc. Tôi không tin là Bắc Kinh tiếp tục hạ giá đồng Nguyên để bán hàng cho rẻ như người ta lo sợ.

Nguyên Lam : Tức là về dài lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không thể khai thác giải pháp này, nhưng thưa ông, vì sao Trung Quốc lại đòi trả đũa với "một cái đũa quá ngắn" như ông thường nói ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta có hai tầng nhận thức là ấn tượng và thực tế.

Hoa Kỳ nương vào vụ đồng Nguyên để gây sức ép pháp lý cho trận thương chiến, chứ xứ nào gặp khó khăn kinh tế thì cũng có thể hạ lãi suất, là biện pháp tiền tệ, hay hối suất là biện pháp hối đoái, để kích thích sản xuất. Nhật, Mỹ hay Âu Châu cũng làm như vậy từ chục năm trước, các nước Đông Á cũng thế trong vụ khủng hoảng năm 1997. Vì Bắc Kinh giữ chế độ kiểm soát hối đoái và giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ trong một biên độ nhất định nên dễ bị công kích, như Việt Nam đã từng bị. Ngoài ra Bắc Kinh cũng làm bộ trả đũa với việc hết mua nông sản Hoa Kỳ, chứ thật ra số cầu về ngô bắp của họ đã sụt vì dịch bệnh heo lan rộng. Nhưng lãnh đạo của họ cần gây ấn tượng là không sợ Mỹ để làm thị trường Hoa Kỳ hốt hoảng và chê trách Chính quyền Trump về vụ thương chiến.

Hoàn cảnh Việt Nam

Nguyên Lam : Chúng ta bước qua phần hai của đề tài kỳ này là hoàn cảnh của Việt Nam. Ông có nhận xét như thế nào ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trên toàn cảnh, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tích lũy từ lâu và có tính chất đa diện vì bao gồm cả an ninh chính trị, chứ không thu hẹp vào mặt trận kinh tế, thương mại, đầu tư hay ngoại hối nên tình hình còn căng thẳng chứ không giảm. Thứ hai, Trung Quốc mất ưu thế dân số đông nhân công rẻ nên từ năm năm qua hết là "công xưởng toàn cầu" và phải leo lên trình độ sản xuất cao hơn. Đấy là cơ hội cho Việt Nam tiếp nhận đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc như diễn đàn của chúng ta đã phân tách từ lâu.

Khi mâu thuẫn Mỹ-Hoa bùng nổ thì Việt Nam tưởng là bãi đáp an toàn cho giới đầu tư tránh khỏi hậu quả bất lợi từ trận thương chiến. Thật ra, hậu quả bất lợi là số cầu giảm mạnh trên thế giới nên Việt Nam khó xuất khẩu hơn trước. Rốt cuộc thì xuất cảng của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay chỉ tăng hơn 7% so với gần 18% cho cùng kỳ năm ngoái và Việt Nam bị nhập siêu là nhập hơn xuất 37 triệu đô la thay vì đạt xuất siêu hơn 4 tỷ năm ngoái.

Chuyện éo le là Việt Nam lại được xuất siêu với Hoa Kỳ, thuộc hạng sáu chứ không ít, nên cần suy nghĩ về cán cân ngoại thương với Mỹ và về chính sách tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Vì vậy, ta cần nhìn vào bài toán ngắn hạn trong viễn ảnh dài.

Nguyên Lam : Như vậy, bài toán ngắn hạn lại có thể là mâu thuẫn mậu dịch với Hoa Kỳ. Thưa ông, còn viễn cảnh dài là gì cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Bài toán ngắn hạn là tăng nhập khẩu từ Mỹ và kiểm lại tiêu chuẩn xuất xứ theo tỷ lệ đóng góp thực của Việt Nam, tối thiểu là 30% để khỏi gây tai họa là bán hàng Trung Quốc hay của xứ khác vào thị trường Mỹ mà bị vạ. Tôi nghĩ lãnh đạo Hà Nội biết bài toán đó, mà chưa chắc bộ máy thư lại với luật lệ rườm ra cùng tệ quan liêu tham nhũng đã có thể sớm giải quyết được.

Nguyên Lam : Còn viễn ảnh trường kỳ thì sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Ta nên nghĩ tới chuỗi cung ứng toàn cầu, hay global value chains, là các nước chia nhau từng cơ phận chế biến ra sản phẩm hoàn tất để bán cho nhau, với trị giá gia tăng hay đóng góp của từng nước theo lợi thế tương đối. Việt Nam nên tránh nghĩ tới lợi thế là nhân công nhiều và rẻ vì chỉ làm gia công cấp thấp cho thiên hạ mà cần kế hoạch giáo dục và đào tạo dài hạn để nhân công có tay nghề và năng suất hầu chiếm phần đóng góp cao hơn cho mình. Xứ nào cũng tính như vậy thôi. Trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần cho các nước thấy mình có nỗ lực xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng vô hình là giáo dục cùng hệ thống luật lệ công khai minh bạch để có sân chơi bình đẳng cho mọi nhà đầu tư trong ngoài.

Việt Nam đang cố hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện CPTPP với 10 nước còn lại, đã ký thỏa ước tự do thương mại với Liên hiệp Âu Châu. Tiêu chuẩn rất cao của TPP và Liên Âu đòi hỏi Việt Nam thực thi cải cách về môi sinh và quyền lao động để dễ nhận đầu tư từ các nước tiên tiến. Hiệp ước với Liên Âu còn có chương trình Đối tác Công-Tư là PPP Public-Private Partnerships về khai thác hạ tầng mà Việt Nam nên sớm thông qua luật lệ để trấn an giới đầu tư ngoại quốc và tư doanh nội địa về phần chia rẻ rủi ro. Các định chế viện trợ quốc tế đều than là thủ tục rườm rà của Việt Nam làm chậm đà giải ngân và thực hiện các dự án. Đây là cơ hội cho Hà Nội sớm cải tiến hạ tầng luật lệ của mình.

Nguyên Lam : Còn riêng với Hoa Kỳ thì sao, thưa ông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Riêng với Hoa Kỳ thì ta nhớ tới mâu thuẫn Mỹ-Hoa trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là Mỹ chưa cho Trung Quốc quy chế "kinh tế thị trường". Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ được 69 nước công nhận quy chế ấy. Đây là một ưu tiên cải cách sau cái trớn của CPTPP và Hiệp ước Việt-Liên Âu. Muốn vậy, nên từ bỏ khẩu hiệu "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và vai trò chủ đạo của hệ thống quốc doanh. Muốn thoát Tầu thì đừng làm giống Tầu !

Nguyên Lam : Còn về mối nguy thương chiến với Hoa Kỳ sau lời đả kích cực nặng của ông Trump vào đầu tháng trước rằng "Việt Nam là nước lạm dụng nhất" và dọa áp thuế 456% trên thép do Việt Nam nhập từ Nam Hàn và Đài Loan rồi bán vào thị trường Mỹ ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chuyện ấy liên hệ đến quy chế kinh tế thị trường tôi vừa nói. Đang mong Hoa Kỳ công nhận quy chế này mà Việt Nam lại ăn gian thì tự gieo họa vào thời điểm cực bất lợi ! Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974 có Khoản 301 cho doanh nghiệp Hoa Kỳ khiếu nại khi bị cạnh tranh bất chính bằng bán phá giá. Mỹ dùng Khoản ấy để trừng phạt Trung Quốc. Nếu Việt Nam cũng bị áp thuế 25% thì xuất cảng có thể sụt 25% và Tổng sản lượng mất một điểm, thay vì tăng 6,8% thì chỉ còn 5,8%, vì kinh tế vẫn còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 06/08/2019

Published in Diễn đàn

Mỹ-Trung : Bắc Kinh phá giá tiền tệ, chiến thuật lợi bất cập hại (RFI, 06/08/2019)

Bắc Kinh vừa mở một mặt trận mới trong cuộc thương chiến với Mỹ. Biện pháp thả nổi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có ít nhiều cơ may giới hạn thiệt hại trước đòn tấn công áp thuế của Donald Trump. Tuy nhiên, theo giới phân tích cả quốc tế lẫn Trung Quốc, chiến thuật này là con dao hai lưỡi, lợi ít, nhưng hại nhiều cho kinh tế Hoa Lục.

trade1

Cờ Trung Quốc và Mỹ đặt trước Đô la Mỹ và Nhân dân tệ Trung Quốc. Ảnh minh họa ngày 20/05/2019. Reuters/Jason Lee/Illustration/File Photo

Hôm thứ hai, lần đầu tiên đồng tiền Trung Quốc mất giá kỷ lục tính từ 11 năm qua. Phải hơn 7 đồng nhân dân tệ mới đổi được một đôla Mỹ thay vì 6,9 đồng một ngày trước đó. Bắc Kinh sử dụng vũ khí tiền tệ để đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại, nhưng ở thế bị động.

Chủ nhân Nhà Trắng phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc thả nổi đồng tiền, Donald Trump bắn lên Twitter cáo buộc : "Trung Quốc cho đồng tiền của mình rơi giá đến mức gần như thấp nhất lịch sử. Hành động này gọi là thao túng tiền tệ và sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng hơn theo thời gian". Tổng thống Mỹ cũng nhân cơ hội này một lần nữa thúc giục Cục Dự trữ Liên bang FED giảm lãi suất chỉ đạo để cho đô la giảm theo.

Cho dù thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc Dịch Cương phủ nhận cáo buộc phá giá đồng tiền để trả đũa Mỹ, nhưng trong một bản thông cáo, ngân hàng này xác nhận đang phải "đối phó với những tác động đơn phương, những biện pháp bảo hộ mậu dịch".

Theo AFP, giới phân tích tin rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng sử dụng vũ khí tiền tệ để trả đũa Mỹ trong bối cảnh thương chiến không lối thoát. Bo Zhuang, chuyên gia người Trung Quốc của trung tâm nghiên cứu TS Lombard, cho rằng sự kiện đồng nhân dân tệ mất giá đột ngột là hậu quả của một cuộc "can thiệp chủ động" của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ cho hàng xuất khẩu, cũng như để làm giảm bớt phần nào tác động của biện pháp áp thuế của Mỹ.

Vì sao Bắc Kinh sử dụng vũ khí này và hiệu năng đến đâu ?

Tuần trước, Donald Trump lên án Trung Quốc tìm mọi cách kéo dài thời gian đàm phán để chờ một chủ nhân mới tại Nhà Trắng sau năm 2020. Rất có thể vì vậy mà thay vì gây áp lực với Washington bằng cách ngưng mua công trái phiếu của Mỹ, Bắc Kinh thao túng tỷ giá đoái của đồng tiền quốc gia để duy trì xuất siêu. Vấn đề là vũ khí này có giới hạn và lắm tác dụng ngược.

Trả lời câu hỏi của RFI tiếng Pháp, giáo sư Nathalie Janson, đại học thương mại NEOMA, Paris giải thích : "Đây là dấu hiệu căng thẳng cao độ và trong bối cảnh không có đối thoại thật sự, Trung Quốc chỉ có tiền tệ để làm vũ khí. Nhưng vấn đề là phương tiện này có hiệu quả hay không, bởi vì không phải giảm giá đồng bạc là xuất khẩu gia tăng. Nhiều nước đã học được kinh nghiệm này. Không có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ thành công, nhưng Bắc Kinh chỉ có phương tiện này, trong cuộc chiến tranh thương mại, để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ".

Chiến lược tiền tệ của Trung Quốc còn một số điểm bất cập khác. Cho dù có phá giá "đồng nguyên" đến đâu cũng không đủ bù đắp thiệt hại vì chiến tranh thương mại, chuyên gia Tao Wang của ngân hàng Thụy Sĩ UBS cảnh báo. Mặt khác, chính sách phá giá cũng bất lợi cho Trung Quốc bởi vì từ năm 2015, Bắc Kinh cố gắng ổn định đồng tiền để ngăn chận xu hướng vốn đầu tư chạy ra nước ngoài.

Vòng xoáy đầy bất trắc

Trong bối cảnh tăng trưởng bị hụt hơi trong quý hai năm nay, 6,2%, mức thấp nhất từ 27 năm qua, lẽ nào chính quyền Trung Quốc để cho bản thống kê đầy mũi tên, đỏ nhất là sắp đến ngày 01/10, ngày sinh nhật 70 năm chế độ cộng sản ?

Do vậy, theo nhận định của Mark Sobel, một cựu viên chức của bộ Tài Chính Mỹ, Bắc Kinh có thể sẽ kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư và tránh không để cho đồng nhân dân tệ lao dốc không phanh.

Nguy cơ này được tạp chí tài chính Tài Tân (Caixin) nêu rõ : Đồng tiền Trung Quốc có thể rơi vào vòng xoáy không lối thoát. Vì lo sợ vốn liếng tiêu tan, người dân sẽ tống khứ đồng Yuan và càng làm cho đồng nội tệ mất giá với những hệ quả tai hại, như lạm phát, vật giá leo thang, hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là dầu hỏa, đắt đỏ sẽ tác động tiêu cực lên kinh tế Trung Quốc.

Tú Anh

*****************

Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ, ngừng mua nông sản của Mỹ (VOA, 06/08/2019)

Trung Quốc ngày 5/8 ln đu tiên đ đng nhân dân t ca mình suy yếu hơn ngưỡng t giá 7 t đi mt đôla M sau hơn mt thp niên và sau đó nói rng h s ngng mua các sn phm nông nghip ca M, leo thang chiến tranh thương mi ngày càng trm trng vi Mỹ.

trade2

Ngày 5/8 Bắc Kinh hạ giá tỷ lệ thanh khoản của đồng CNY để chống lại áp lực của Mỹ : 7 CNY = 1 USD

Việc làm suy yếu nhân dân t 1,4% din ra vài ngày sau khi Tng thng M Donald Trump gây choáng váng cho th trường tài chính khi tuyên b s áp thuế quan 10% đi vi 300 t đôla hàng nhp khu Trung Quc còn li t ngày 1 tháng 9.

Ông Trump hôm thứ Hai lên Twitter cáo buộc Bc Kinh là nước thao túng tin t.

Ông không tiết l bt kì phn ng c th nào ca M. Mt s nhà phân tích cho rng bước đi này ca Trung Quc có th m ra mt mt trn mi đy nguy him trong chiến tranh thương mi - mt cuc chiến tin t.

Sau khi ông Trump phát biểu, B Thương mi Trung Quc loan báo các công ty Trung Quc đã ngng mua các sn phm nông nghip ca M và rng Trung Quc s không loi tr thuế quan nhp khu đi vi các sn phm nông nghip ca M được mua sau ngày 3 tháng 8.

Việc đng nhân dân t lao dc đã làm rúng đng th trường tài chính toàn cu.

*******************

Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ (RFI, 06/08/2019)

Chính quyền Mỹ chính thức lên tiếng ngày 05/08/2019, cáo buộc Trung Quốc đang phá giá đồng nhân dân tệ, hạ giá đồng tiền xuống ngưỡng trên 7 nhân dân tệ đổi lấy 1 đôla.

trade3

Cuộc đấu giữa hai đồng tiền : Đô la Mỹ và Nhân dân tệ Trung Quốc. Ảnh minh họa chụp ngày 20/05/2019. Reuters/Jason Lee/Illustration/File Photo

Đây là tỷ giá yếu nhất của đồng nội tệ Trung Quốc trong 11 năm vừa qua. Hành động này của Bắc Kinh đã tác động mạnh lên thị trường tài chính toàn cầu. Sau sự sụt giảm ngay lập tức tại các thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu, chỉ số của 3 sàn chứng khoán lớn của Wall Street đã rơi xuống mức thấp nhất trong năm nay : Dow Jones mất 2,9%, Nasdaq mất 3,47% và S&P giảm 2,98%.

Việc phá giá đồng nhân dân tệ có thể làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung do tổng thống Donald Trump khởi xướng năm ngoái. Mục tiêu của Mỹ là buộc Trung Quốc đàm phán lại các hiệp định nhằm cân bằng lại cán cân thương mại của Mỹ đang bị thâm hụt trầm trọng.

Trong thông cáo báo chí của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ ngày 05/08, bộ trưởng Steven Mnuchin khẳng định "sẽ thảo luận với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để loại trừ lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc có được nhờ quyết định này".

Hạ giá đồng nội tệ không phải là giải pháp duy nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Tân Hoa Xã hôm 05/08 thông báo các doanh nghiệp Trung Quốc đã ngừng mua sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc Hoa Kỳ, một quyết định khiến cho chỉ số các thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm thêm.

Đây có thể coi là những hành động đáp trả của Trung Quốc sau khi tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung đối với gần như toàn bộ các mặt hàng Trung Quốc từ ngày 01/09 tới, cho dù hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã mở lại các cuộc đàm phán cấp cao về thương mại, hiện vẫn gặp bế tắc từ đầu năm nay.

Published in Quốc tế

Theo báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36 % so với cùng thời kỳ năm 2018, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

trende1

Một dây chuyển sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam. Reuters/Kham

Vậy Việt Nam giờ đây có nguy cơ rơi vào tầm ngắm của chính quyền Trump hay không ? Đây là câu hỏi được nhật báo tài chính Nhật Bản Nikkei nêu lên đúng vào lúc Mỹ đánh thuế hơn 400% vào mặt hàng thép Việt Nam bán sang thị trường Hoa Kỳ nhưng có xuất xứ Hàn Quốc và Đài Loan.

Tuần trước, trên đường đến Osaka dự thượng đỉnh nhóm G20 mà Việt Nam là một trong những khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản, tổng thống Donald Trump đã đe dọa : Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhưng "còn tệ hơn" cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ.

Theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.

Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tại sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.

Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối thoại, nhưng không chắc Nhà Trắng nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là những mối quan hệ đồng minh chiến lược như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có lý do gì để Nhà Trắng "tha" cho Việt Nam.

Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.

Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một điềm lành.

Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.

Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America –Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng "đột ngột", làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng, sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt Nam đã "xấu đi thêm" : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lại tăng.

Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 30 % nhập khẩu của Việt Nam là hàng của Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn bán được hàng sang Hoa Kỳ.

Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép của Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Nhà Trắng đang hướng tới một công cụ khác, đó là viện cớ "thao túng tỷ giá hối đoái" để phạt các đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định thế nào là "thao túng ngoại hối" và mở rộng danh sách các đối tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia.

Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động đến Việt Nam và đối với nước này, "chơi" với Mỹ thật không đơn giản chút nào.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 04/07/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 28 mai 2019 18:39

Đi xa hơn trận thương chiến

Một hậu quả đầu tiên của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là trong Quý 1 năm 2019 số xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái. Trước tin mừng đó, có lẽ chúng ta nên nhìn xa hơn. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao.

thuongchien1

Lợi thế nhân công rẻ của Việt Nam không bền và không nhiều. (Ảnh minh họa) AFP

Lợi thế của Việt Nam

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, trang kinh tế hôm 27 của Bloomberg đã trích dẫn dữ kiện của văn phòng U.S. Census Bureau rằng Việt Nam là một trong các nguồn xuất khẩu hàng hóa nhanh nhất tại Châu Á vào Hoa Kỳ vì trong ba tháng đầu năm nay số hàng nhập vào Mỹ đã tăng hơn 40% so với năm ngóai mà số hàng của Trung Quốc lại giảm gần 14% khi trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang. Ông nghĩ sao về biến cố đáng mừng này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta rất nên thận trọng vì bốn lý do.

Thứ nhất, do trận thương chiến Mỹ-Hoa, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm, số đầu tư lên tới 65% của cả năm ngoái : họ dời cơ sở sản xuất vào Việt Nam để tránh thuế của Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam nên kiểm lại xem là trong lượng hàng bán qua Mỹ, có bao nhiêu là của doanh nghiệp Trung Quốc hầu khỏi có hiện tượng "Hồn Trung Hoa, da hàng Việt", nôm na là dán nhãn "Chế tạo tại Việt Nam" lên hàng Trung Quốc để bán cho Mỹ. Nếu tỷ lệ này quá lớn, Việt Nam sẽ hết được Hoa Kỳ ngầm nâng đỡ như chúng ta đã thấy mà còn bị vạ lây vì được coi là một chi nhánh của Bắc Kinh.

Thứ hai, Việt Nam không thể quên là ngoài lượng hàng rất lớn được xuất khẩu qua Mỹ thì còn số nhập khẩu quá nhiều từ Trung Quốc, tức là còn lệ thuộc hơn vào nước láng giềng này.

Thứ ba, Việt Nam tưởng được lợi thế nhân công của mình rẻ hơn Trung Quốc, nhưng lợi thế đó không bền và lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp của Việt Nam chỉ có 14 triệu rưỡi so với 200 triệu của Trung Quốc. Chưa kể rằng đầu tư gia tăng sẽ gây thêm đắt đỏ cho giá đất và các loại chi phí sản xuất và thu hẹp khả năng cạnh tranh nếu so với doanh nghiệp của các nước Á Châu ngoài Trung Quốc.

Thứ tư, về quyền lợi trường kỳ thì chiến lược thu hút đầu tư ngoại quốc để xuất cảng dẫn đến sự lệ thuộc vào luồng xuất nhập khẩu và đầu tư do nước ngoài quyết định trong khi lại cố ép lương công nhân của mình. Lời thì doanh nghiệp ngoại quốc hưởng phần lớn, trong khi tay nghề và điều kiện lao động của công nhân Việt Nam chưa chắc đã được cải thiện vì nhược điểm trong giáo dục và đào tạo. Sau vài năm hồ hởi với cơ hội mới của trận thương chiến, có khi doanh nghiệp Việt Nam mất khả năng cạnh tranh với Malaysia, Indonesia hay Bangladesh và kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên Lam : Theo như ông nghĩ thì đâu là những lợi thế của Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đây là câu hỏi bạc tỷ và câu trả lời thật không dễ !

Đầu tiên, Việt Nam cần thấy ra mục tiêu lâu dài của xứ láng giềng khổng lồ này. Lãnh đạo Trung Quốc không hề che giấu mục tiêu, kể cả qua khái niệm "thao quang dưỡng hối", là phát huy các điểm tích cực mà ghìm bớt ý đồ âm mưu để khỏi gây hãi sợ. Xưa nay, họ vẫn nói tới "phú quốc cường binh" mà ta tưởng là dân giàu nước mạnh, tức là lấy kinh tế làm đòn bẩy trợ lực cho quân sự và giờ này thì ai cũng e ngại đà bành trướng quân sự đó. Sau mấy thập niên tăng trưởng, Tổng bí thư Tập Cận Bình vẽ ra một viễn ảnh vĩ đại hơn. Đó là chẳng những vượt qua Hoa Kỳ mà còn thiết lập một trật tự quốc tế khác do Trung Quốc lãnh đạo. Viễn ảnh đó mới là chuyện đáng sợ cho tương lai Việt Nam.

thuongchien2

Việt Nam chỉ cần thay đổi thể chế để thấy mình khác và đáng tin hơn. (Ảnh minh họa) AFP

Trật tự của Trung Hoa

Nguyên Lam : Ông vừa trình bày khái quát cái viễn ảnh lãnh đạo thế giới của Bắc Kinh, thế Việt Nam nên làm gì hoặc không nên làm gì trong cái trật tự Trung Hoa đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Lãnh đạo Bắc Kinh vẽ ra một trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp được các nước cùng tôn trọng mà chính họ lại không hề tuân thủ.

Về kinh tế họ tham gia các định chế quốc tế với rất nhiều cam kết, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, hay Liên hiệp quốc, mà lại lần lượt vi phạm những cam kết đó và đấy là cái gốc của trận thương chiến với Hoa Kỳ, nhưng ta đừng quên rằng các nước khác cũng bị thiệt hại và đang đứng ngoài giám trận để cân nhắc về quyền lợi của mình sau khi Hoa Kỳ đẩy lui Trung Quốc. Việc trợ cấp doanh nghiệp nội địa, bảo vệ khu vực kinh tế nhà nước, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhập nhằng sử dụng doanh nghiệp có quy chế tư nhân mà chính là nơi tiếp thu hay đánh cắp công nghệ của thiên hạ cho mục tiêu an ninh và quân sự là các tệ nạn đang bị phơi bày.

Về an ninh và quân sự, Bắc Kinh công khai bành trướng và uy hiếp các nước lân bang mà phủ nhận mọi phán quyết của các tổ chức quốc tế. Điển hình là việc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và khống chế các dòng hải lưu từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương tới Trung Đông và Châu Âu. Bắc Kinh không chỉ thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ mà còn đòi khống chế các nước khác, từ bên trong là Tân Cương, Tây Tạng đến bên ngoài là Đài Loan và Hong Kong, xuống tới Nam Thái Bình Dương. Đấy là "trật tự quốc tế" đích thực của Trung Quốc.

Việt Nam nên làm gì ?

Nguyên Lam : Khi đó Việt Nam nên làm gì, thưa ông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Việt Nam nên nhìn xa hơn trận thương chiến hiện nay mà tự xác định là một quốc gia biết tôn trọng trật tự quốc tế, và đấy là ưu thế cạnh tranh của mình. Muốn như vậy, nên kiểm điểm lại quá nhiều sai lầm đã qua.

Trước hết, các nước đều ưu lo về nạn ô nhiễm môi sinh và hiện tượng nhiệt hóa địa cầu mà Trung Quốc lại không tôn trọng và còn liên tục gây họa cho thiên hạ. Việt Nam nên ưu tiên tham gia vào nỗ lực chung và cải tiến môi trường sinh sống của mình cho người dân được hưởng và khỏi bị quá nhiều thiệt hại chồng chất như hiện nay. Đấy là biểu hiện của văn minh và tiến bộ bên cạnh một Trung Quốc ngang ngược tàn phá môi sinh của nhân loại.

Thứ nhì, sau môi sinh, hãy nghĩ tới quyền lợi của giới lao động mà ban hành rồi thực thi các luật lệ bảo vệ thích hợp, điển hình là sự cam kết trong khuôn khổ của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương với 10 nước kia. Vai trò của công đoàn tự do và độc lập sẽ là một ưu thế cạnh tranh, khác hẳn vai trò hiện nay của các chi bộ đảng trong mọi doanh nghiệp công, tư và nước ngoài tại Trung Quốc.

Thứ ba là cải cách hạ tầng cơ sở vô hình mà then chốt là hệ thống luật lệ nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, là điều không hề có tại Trung Quốc, vì vậy mới gây mâu thuẫn gay gắt trong trận thương chiến hiện nay.

Nguyên Lam : Có lẽ thính giả của chúng ta thấy rằng Việt Nam nên cố gắng làm khác Trung Quốc. Phải chăng đấy là những đề nghị chính yếu của ông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta nên ý thức ra một sự thật là cái trật tự quốc tế hình thành từ 75 năm nay, từ Thế Chiến Hai, đang cần cải thiện vì nhân loại đã bước vào một hình thái phát triển khác. Nhưng thay vì cùng các nước từng bước cải thiện trật tự đó thì Bắc Kinh muốn lập ra một trật tự mới, với Trung Quốc là trung tâm.

Khi ấy, Việt Nam nên xác định rằng mình không là một thuộc quốc cỏn con của Trung Quốc, với mọi nhược điểm đã thấy trong quốc gia láng giềng đáng sợ này. Càng làm rõ cái khác, Việt Nam càng có thêm bạn hàng và đồng minh để khỏi đơn phương đứng trên tuyến đầu, dưới tầm đạn của Bắc Kinh và cầu mong xứ khác bảo vệ, hay lại phải đu dây giữa hai thế lực đối nghịch ở hai bờ Thái Bình Dương.

Thành thử, tôi cho rằng Việt Nam không cần ra tuyên ngôn chống Tầu hay Thoát Trung hoặc công khai dựa vào Hoa Kỳ mà chỉ lặng lẽ đổi mới thể chế để cho thấy rằng mình khác và nhất là đáng tin hơn. Từ việc đổi mới thể chế, Việt Nam nên cải cách chiến lược vận động đầu tư nước ngoài vì không chỉ thiếu vốn nên cần thiên hạ mà còn gây lãng phí khi đi vay và sử dụng vốn. Bây giờ lại còn dùng vốn của Tầu để ngầm bán đồ vào Mỹ là một quyết định tai hại từ đầu vào là Trung Quốc cho tới đầu ra là Hoa Kỳ !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 28/05/2019

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến thương mi M - Trung bước sang mt thi kỳ mi, không còn mang hình thc bao vây, đi đu trong lĩnh vc kinh tế khi Tng thng Donald Trump ban hành lnh cm các công ty M s dng các thiết b vin thông được sn xut bi các công ty có th gây nguy hại cho an ninh quc gia trong đó dn đu là tp đoàn Huawei Technologies.

trade1

Sử dng đin thoi thông minh bên ngoài mt ca hiu Huawei Bc Kinh, 20 tháng Năm, 2019. Hình minh

Ngay sau đó Google tuyên bố cm Huawei s dng tt c phn mm t h thng điu hành Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng tt c các phn mm dch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bn tương lai. Hai ngày sau các hãng sn xut linh kin như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đng lot có đng thái tương t kéo theo Infineon Technologies nhà sn xut chip ca Đc, cũng tuyên b dng xut xưởng sn phm ca mình cho Huawei Technology.

Hình ảnh Huawei xu hn trong mt người tiêu dùng khp thế gii, không ngoi tr Vit Nam, nơi Huawei được Hà Ni nâng đ ngay t nhng ngày đu tiên khi tiến vào th trường này. Hàng ngàn người hong s khi sở hữu chiếc cell phone mang nhãn hiu Huawei khiến cho văn phòng đi din ca hãng này phi lúng túng gii thích cho hàng chc ngàn khách hàng nhưng không ai tin vào nhng li gii thích y.

Thật ra Huawei b Hoa Kỳ tiêu tr không phi vì kh năng kinh tế mà nó đe dọa đi vi các hãng đin thoi ca M mà lý do xâu sa hơn là s đe da an ninh ln tình báo mà Huawei đang âm thm giám sát h thng kinh tế ln an ninh quc phòng ca M cũng như các đng minh, trong đó có Nht, Úc, Anh, Đc cùng nhiu nước khác. Đánh Huawei quyết lit không nhng to ra s sp đ âm mưu len li vào các cơ quan quan trng ca M và đng minh mà Bc Kinh nhm ti, nó còn làm cho kế hoch "Mt vành đai mt con đường" phá sn khi Huawei l ra phía sau lưng nó là chính ph Trung Quc, một s tht không th chp nhn khi Trung Quc mun làm ăn vi thế gii.

Khi Huawei bị các tp đoàn IT ca M cô lp tt nhiên nó phi quay li th trường ni đa đ sng sót và gic mng bá vương ca Tp Cn Bình xem như tan thành mây khói cho dù ông ta đang hô hào cuộc vn lý trường chinh như Mao Trch Đông tng làm.

Tập Cn Bình có th còn nhng lá bài khác chng li cuc chiến tranh thương mi như không xut khu "đt hiếm" sang M hay gây bt n trên Bin Đông, Bin Hoa Đông nhm to áp lc vi các nước trong khu vc khiến nhng nước này do bo v s an nguy ca mình mà không tha gió b măng trước hành đng quyết lit ca M.

Nhưng mt ln na, Tp Cn Bình đã tính sai mt nước c.

Nếu ngày 16 tháng 5 Trung Quc rúng đng vì Huawei b gt ra khi gic bá ch thông tin toàn cu, thì ngày 23 tháng 5 "D lut Bin Đông và Bin Hoa Đông" tiếp tc làm cho c B chính tr ca Trung Quc choáng váng.

Sau một thi gian nm im ti y ban Đi ngoi Thượng vin, d tho lut này được hai ngh sĩ ca lưỡng đng là ông Marco Rubio, Nghị sĩ Cng hòa dn đu d tho lut cùng Ngh sĩ Benjamin Cardin thuc đng Dân ch tái trình đ tiến hành th tc thông qua. Ln này, nhng người ng h d lut hy vng s có kết qu kh quan hơn thi gian năm 2017 nh ch tch mi của y ban Đi ngoi, Ngh sĩ James Risch, được tiếng là người theo dõi cht ch các chính sách ca Trung Quc.

Tờ South China Morning Post phng vn Ngh sĩ Marco Rubio cho biết nếu được thông qua, chính ph Hoa Kỳ s thu gi các tài sn có tr s ti M và từ chi hoc thu hi th thc Hoa Kỳ ca bt kỳ người Trung Quc nào đóng góp cho các d án xây dng hoc phát trin, hoc đe da hòa bình, an ninh hoc n đnh ti các khu vc tranh chp Bin Đông và Hoa Đông (*).

Nó cũng sẽ x pht các t chc tài chính nước ngoài tài tr cho các hot đng đó.

Trong những năm gn đây, chế đ Trung Quc đã quân s hóa các khu vc trên Bin Đông bng cách xây dng các cơ s quân s trên các đo và rn san hô nhân to. Ngoài các hot đng quân s này, h cũng đã trin khai các tàu bảo v b bin và tàu đánh cá Trung Quc cho các tàu đánh cá chn đường vào các tuyến đường thy và giúp chiếm gi các bãi cn và rn san hô.

Nói với t South China Morning Post Ngh sĩ Rubio cho rng D lut nhc li cam kết ca Hoa Kỳ v vic giữ cho khu vc Bin Đông và Hoa Đông t do và m ca cho tt c các quc gia, đng thi buc chính ph Trung Quc phi chu trách nhim v vic bt nt và ép buc các quc gia khác trong khu vc.

Dự lut cũng s yêu cu B Ngoi giao Hoa Kỳ báo cáo trước Quốc hi sáu tháng mt ln v cá nhân hay công ty Trung Quc liên quan đến các d án xây dng vùng bin, bao gm ci to đt, xây đo, xây dng cơ s h tng thông tin di đng và xây dng cơ s cung cp đin và nhiên liu.

Việc thông qua d lut s b sung vào danh sách các biện pháp ngày càng tăng ca Washington đ chng li tham vng kinh tế và quân s ca chế đ Trung Quc trên toàn thế gii.

Trung Quốc đang đng trước s th thách ghê gm vì các hành vi bá quyn ti Bin Đông mà M va đưa ra, nó cho thấy cuc chiến tranh thương mi đã biến dng sang mt hình thái khác mà Bc Kinh rt khó chp nhn vì đã tiêu tn quá nhiu công sc ln tin bc nhm nm trn vùng bin đy tài nguyên này. Sc mnh quân s ca Trung Quc làm các nước trong khu vc tranh chấp lo s nhưng đi vi M nó ch là mt nguy cơ thách thc sc mnh hi quân ca M. Kinh tế luôn là ván bài được kh năng quân s đng phía sau bo v nếu quân s không đ mnh thì phát đng cuc chiến tranh thương mi s t mình đào h chôn mình.

Hiểu rõ khả năng tht s ca Trung Quc không ai bng B Quc phòng Hoa Kỳ và vì vy khi mt quyết sách đưa ra Tng thng M không th không da vào các báo cáo mà tình báo quc phòng cung cp cho ông. Không ai tin là cuc chiến tranh ti Bin Đông s xy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quc trong hoàn cnh hin nay nhưng cũng không ai tin rng Trung Quc s ngoan c chng li bin pháp cm vn sau khi d tho lut này được ban hành qua ch ký cui cùng ca Tng thng Donald Trump.

Nước c vây ca M đã bt đu khi động, các nước đng minh đã song hành đ h gc Huawei cũng như sn sàng mang sc mnh quân s ca h tiếp tay vi M. Trung Quc không có đng minh nên ván bài xem ra gn như lt nga. Vit Nam không hn là đng minh ca Trung Quc mc dù trên thc tế đy dy bng chng nhng liên h mt thiết gia hai Đng vi nhau. Có l Hà Ni nên đem s kin này ra bàn tho mt cách rt ráo trong đi hi Đng sp ti thay vì bàn tho nhng đ tài nhàm chán đã tho lun trong nhiu đi hi Đng trước đây đ tìm mt hướng đi thích hợp cho đi sách ca mình vì trong thi bui toàn cu hóa không nước nào có th an nhàn ngi xem chiến tranh mà không b nh hưởng.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 29/05/2019

(*) https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3011441/us-senate-bill-proposes-sanctions-involvement-illegal

Published in Diễn đàn

Trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục leo thang và mỗi đợt trả đũa lại dẫn tới biện pháp cứng rắn hơn. Chúng ta đang chứng kiến một trận thương chiến giữa hệ thống chính trị dân chủ và một chế độ độc tài. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về lợi thế tương đối của hai hệ thống chính trị đối nghịch này.

trade1

Cờ Mỹ và Trung Quốc-hình ảnh tiêu biểu cho dân chủ và độc tài - AFP

Mâu thuẫn tay đôi

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. 

Thưa ông, chiều Thứ Hai 17 Chính quyền Hoa Kỳ đưa ra quyết định áp thuế đợt thứ ba, lần này tăng 10% trên một lượng hàng hóa của Trung Quốc có trị giá tương đương với 200 tỷ đô la, bắt đầu từ ngày 24 và qua đầu năm tới thì còn tăng từ 10% lên 25%. Phía Bắc Kinh đã trả đũa chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ và sau khi từ chối đàm phán đã ra bạch thư kết án thái độ đàn áp của Hoa Kỳ.

Trong mâu thuẫn gay gắt giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất địa cầu, ông nghĩ rằng chúng ta nên chú ý tới những gì nữa ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Chúng ta có nhiều cách phân tích mâu thuẫn tay đôi này.

Đầu tiên là nhìn vào cơ bản của lẽ thắng bại về ngoại thương giữa các nước, như tôi có dịp trình bày vào đầu tháng Ba khi trận chiến khai mào. Đó là xứ nào lệ thuộc nhiều hơn vào ngoại thương ? Nếu dùng tỷ lệ bách phân của xuất khẩu trong Tổng sản lượng GDP thì xuất khẩu của Trung Quốc chiếm gần 20% GDP, của Hoa Kỳ thì chỉ có 12%, tức là nếu xuất khẩu bị sụt vì thương chiến thì Trung Quốc bị hại hơn Hoa Kỳ.

Thứ hai là nhập khẩu. Hoa Kỳ có thị trường nhập khẩu lớn nhất các nước và bị nhập siêu với các nước lớn mà nặng nhất là với Tầu. Điều ấy có nghĩa là trong thương chiến, xuất siêu của Trung Quốc mới là nhược điểm. Vì sao lại có nghịch lý như vậy ? Vì Tổng sản lượng của Trung Quốc có 3% là nhờ bán hàng qua Mỹ còn Hoa Kỳ chỉ có phân nửa 1% là nhờ bán hàng qua Tầu. Nếu lượng hàng đó giảm thì kinh tế của Tầu bị ảnh hưởng mạnh hơn của Mỹ.

Nói vắn tắt, Hoa Kỳ có sức sản xuất cao nhất mà xuất khẩu chỉ chiếm 12% GDP, còn 88% là sản xuất cho tiêu dùng nội địa. Con số trừu tượng ấy có nghĩa là nếu thương chiến bùng nổ và các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ thì cũng chỉ thu hẹp trong phần xuất khẩu là 12% của Tổng sản lượng thôi. Bên kia chiến tuyến, các nước cần xuất khẩu nhiều mới dễ bị thua.

Ngược lại, vẫn nói về tương quan lực lượng trong trận chiến mậu dịch ai cũng muốn tránh, thì kinh tế Mỹ có sức tiêu thụ cao nhất, như có hậu phương sâu rộng nhất khả dĩ chống trả các đối thủ. Đâm ra, nạn nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất của nước Mỹ lại là một lợi thế trong trận chiến mậu dịch này.

Nguyên Lam : Ông nói rằng chúng ta có nhiều cách phân tích chuyện này và cách đầu tiên là nhìn vào tương quan lực lượng của đôi bên về mặt ngoại thương, xem nước nào lệ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu. Sau đó thì người ta còn có những cách phân tích gì khác nữa, thưa ông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Cách thứ hai là nhìn vào lịch sử. Hơn 40 năm trước, Hoa Kỳ bị sa sút nhiều mặt khi kinh tế suy trầm, lạm phát gia tăng và vì phí tổn của cuộc chiến tại Việt Nam lẫn đòn phong tỏa dầu khí của khối Á rập Hồi giáo. Khi đó, ông Ronald Reagan tranh cử tổng thống với tôn chỉ "Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại", tức là khi ấy Hoa Kỳ hết còn vĩ đại và cố chinh phục ưu thế cũ, mà ưu thế đó không chỉ có kinh tế. Ông Donald Trump ra tranh cử với khẩu hiệu tương tự và khi thắng cử, ông kết hợp an ninh với kinh tế và đòi xét lại những cam kết của nước Mỹ với các nước khác. Trong các nước, Trung Quốc đã vươn lên thành một đối thủ có khả năng thách đố quyền lực và quyền lợi của Hoa Kỳ.

Quyền lợi của Hoa Kỳ không chỉ có ngoại thương mà bao gồm nhiều yếu tố khác, như sức mạnh của khu vực chế biến, quyền sở hữu trí tuệ hay ưu thế trong các ngành sản xuất dịch vụ. Quyền lợi của Hoa Kỳ trải rộng toàn cầu và đi cùng quyền lợi kinh tế. Vì Trung Quốc là một thách đố mới, trận thương chiến giữa hai nước chỉ là một phần của vấn đề và Hoa Kỳ có thể nhắm vào mục tiêu rộng lớn là làm thay đổi cơ chế kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Thương chiến kéo dài

Nguyên Lam : Nếu giả thuyết này đúng, thưa ông, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể kéo dài nhiều năm, chứ sẽ không kết thúc trong vài tháng, có phải như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa đúng vậy, vì Chính quyền Donald Trump kết hợp yếu tố an ninh vào quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với các nước. Ngày 19 tháng Tư năm ngoái, ông Trump chỉ thị Bộ Thương Mại cấp tốc nghiên cứu việc nhập khẩu thép có đe dọa an ninh của Hoa Kỳ không. Hôm 27 tháng Tư sau đó, ông cho điều tra thêm ngành nhôm hay aluminum.

Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và hôm Thứ Sáu 16 tháng Hai năm 2018, mùng một Tết Mậu Tuất, Bộ Thương mại còn đề nghị Tổng thống dùng quyền hạn của mình để bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ. Khi ấy Nội các Trump viện dẫn khoản 232 của Đạo Luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962 để Hành pháp có thể quyết định về mậu dịch, như thuế nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu, hầu bảo vệ an ninh và lách khỏi sự kiểm soát của Quốc hội.

Sau đó, Chính quyền Trump còn viện dẫn khoản 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 để cho các doanh nghiệp Mỹ quyền khiếu nại nếu bị thiệt hại trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Và trong suốt năm qua, Hoa Kỳ không hề nhượng bộ Bắc Kinh mà còn tìm thế liên minh cùng các nước để chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ mâu thuẫn giữa hai nước không dễ giải quyết và chẳng thu hẹp vào lĩnh vực thương mại.

Nguyên Lam : Nhiều nhà bình luận cho rằng phía Bắc Kinh khó nhượng bộ và có biện pháp tinh vi là chọn đối tượng trả đũa hầu gây thiệt hại cho các địa phương với mục tiêu chính là tác động vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay và cả cuộc tổng tuyển cử vào năm 2020. Ông nghĩ sao về những biện pháp đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta có hai phần trong câu trả lời. Liên quan tới các biện pháp chống trả, phần đầu ta tìm hiểu về khả năng hay toan tính của Bắc Kinh. Phần hai mới rắc rối hơn.

Phần đầu, nói về "lượng" thì vì Bắc Kinh đạt xuất siêu gần 400 tỷ với Mỹ và chỉ nhập khẩu chừng 185 tỷ hàng hóa của Hoa Kỳ nên các biện pháp trả đũa trên hàng Mỹ không thể bằng việc Mỹ áp thuế trên hơn 500 tỷ hàng hóa của Tầu. Do đó, Bắc Kinh phải nghĩ tới "phẩm" là gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn làm ăn buôn bán với thị trường Trung Quốc, như kéo dài thủ tục duyệt xét thuế quan hay thể thức đầu tư. Và phía Hoa Kỳ đã chuẩn bị trước những kịch bản đó và các nước khác, như Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan, cũng đang tính toán về chuỗi cung ứng của mình trong loại sản phẩm có công nghệ cao mà rút khỏi thị trường Trung Quốc để khỏi bị thiệt thòi. Nôm na là họ sản xuất lấy linh kiện điện tử ở nhà hoặc đưa đầu tư từ Trung Quốc qua các nước khác, thí dụ như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam. Chúng ta sẽ còn phải theo dõi chuyện này.

Nguyên Lam : Ông vừa nói đến hai phần trong câu trả lời. Thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết phần thứ hai là gì ?

trade2

Thị trường Mỹ phản ứng với sự bất ổn toàn cầu vì chiến tranh trương mại Mỹ-Trung. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ rằng vì Hoa Kỳ muốn làm thay đổi cơ chế kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, chúng ta nên tìm hiểu và phân tích trận thương chiến giữa hai hệ thống chính trị trái ngược, giữa hệ thống dân chủ pháp quyền và có phân quyền của Hoa Kỳ với hệ thống độc tài và tập quyền của Trung Quốc.

Hoa Kỳ là một nước dân chủ đa nguyên với hệ thống phân quyền về chính trị, và cứ hai năm lại có bầu cử. Vì đa nguyên nên trước mọi vấn đề người ta có nhiều cách nhận định và phản ứng chứ không thể có sự đồng dạng hay hiện tượng độc quyền chân lý. Hệ thống phân quyền khiến Hành pháp cấp Liên bang phải chia sẻ thẩm quyền với Lập pháp, Tối cao Pháp viện và quyền lực của các tiểu bang, lẫn hệ thống Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, trong trận thương chiến đang bùng nổ với Bắc Kinh, quan điểm của doanh nghiệp kiếm lời nhờ làm ăn với Trung Quốc vẫn được truyền thông báo chí trình bày và phân tích để tác động vào dư luận và cử tri sẽ đi bỏ phiếu. Bắc Kinh nhắm kỹ vào thành phần đó với tấm lịch bầu cử.

Trung Quốc có lợi thế ?

Nguyên Lam : Nếu vậy thì lãnh đạo Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tương đối so với lãnh đạo của Hoa Kỳ, thưa ông có phải như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa là về lý thuyết thì như vậy, thực tế lại rắc rối hơn.

Quả thật, lãnh đạo Bắc Kinh tập trung quyền lực tới độ cao nhất, chẳng phải lo bầu cử và mọi thành phần chỉ có một quan điểm từ lời phán của Tổng bí thư Tập Cận Bình trên ngai Hoàng đế. Trong khi đó, chính trường và cả doanh trường Hoa Kỳ lại đầy tiếng nói ồn ào lẫn nhiễu âm thường trực về kinh tế lẫn chính trị, thậm chí về thẩm quyền của Tổng thống. Hậu quả của hai hiện tượng đó là gì ?

Nguyên Lam : Thưa ông đúng như vậy, hậu quả của hai hiện tượng trái ngược đó là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hậu quả đơn giản là ta biết lãnh đạo Bắc Kinh muốn gì mà chẳng biết rằng lãnh đạo Hoa Kỳ muốn gì, khi nào thì nói thật và sẽ làm thật !

Trong khi đó, và đây mới là chuyện lý thú, cả hai nền kinh tế vẫn bị thị trường chi phối qua quyết định của hàng tỷ tác nhân kinh tế chạy theo ánh mặt trời. Đó là giới tiêu thụ, đầu tư và giới trung gian, từ người mua hàng đến doanh nghiệp hoạt động toàn cầu cho tới người giao dịch trái phiếu hay cổ phiếu trên thị trường tài chính thường xuyên hoạt động 24 tiếng một ngày. Lực lượng đông đảo mà vô danh ấy tác động vào thị trường chứng khoán, ngoại hối, vào phân lời trái phiếu lẫn khối nợ mà các chính phủ cần xử lý !

Khi tổng hợp lại thì chúng ta thấy gì ?

Tại Hoa Kỳ, niềm tin của giới tiêu thụ và đầu tư đang nâng đà tăng trưởng tới mức cao nhất và mức thất nghiệp xuống thấp nhất kể từ 17 năm nay.

Tại Trung Quốc đà tăng trưởng của 30 năm sau cải cách chỉ còn là vang bóng và núi nợ quá lớn gia tăng quá nhanh đang là một vấn đề cho lãnh đạo. Khi trận thương chiến gia tăng cường độ thì chế độ tập quyền tại Bắc Kinh vẫn phải ứng phó với thị trường và càng muốn duy trì một đà tăng trưởng an toàn về chính trị thì càng phải bơm thêm tín dụng chứ không dễ gì phá giá đồng bạc để bù vào sự tổn thất vì xuất khẩu sút giảm. Các bài toán kinh tế ấy mới thách đố quyền lực tuyệt đối của chế độ độc tài.

Vì vậy, chế độ dân chủ có thể gây ra ấn tượng hỗn loạn như tại Hoa Kỳ nhưng vẫn cho phép mọi người thích ứng với hoàn cảnh đổi thay dồn dập và thay đổi luôn cả giới dân cử sẽ lãnh đạo. Chứ một chế độ độc tài như tại Bắc Kinh thì khó linh động thích ứng với sự vận hành của một môi trường đa nguyên và phức tạp vì vậy cho đến nay họ chưa giải quyết nổi những thất quân bình nội tại đã thấy từ thời 2002-2007 và nay còn lâm vào một trận thương chiến tai hại !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích quả là có đầy nghịch lý vào tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 26/09/2018

Published in Diễn đàn

Đồng nhân dân tệ được lưu hành ở Việt Nam và thương chiến Mỹ - Trung

Nguồn : BBC, 07/09/2018

Published in Video

Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại gia tăng với Hoa Kỳ kể từ tháng Bảy, trong lúc có lo ngại tăng trưởng của các quốc gia khác bị ảnh hưởng.

trade1

Sở giao dịch chứng khoán New York- hình chụp ngày 2/8

Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla.

Từ Washington DC, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, bày tỏ quan điểm riêng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động tới Việt Nam.

BBC : Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, EU và cả không ít các đối tác đồng minh như Canada, Hàn Quốc có vẻ đã thực sự bắt đầu. Hiện theo ông quan sát thì các giới chỉ trích chủ yếu ở Phương Tây nói gì về chính sách này của Tổng thống Trump ?

Phạm Đỗ Chí : Chính phủ Donald Trump đã tuyên bố nhiều lần rằng thuế quan (tariffs) là cần thiết để cắt giảm thậm hụt mậu dịch với EU và các đồng minh khác như Canada, Nhật và Hàn Quốc.

Dĩ nhiên phương Tây chỉ trích và lên án mạnh mẽ thuế quan là chính sách thương mại dân túy (America First) và không khác gì chủ nghĩa bảo hộ (protectionism). Họ chống lại đương nhiên cũng vì quyền lợi quốc gia của họ.

Điều phấn khởi là Mỹ và EU mới đây đồng ý hoãn lại việc đánh thuế quan và thương lượng để tháo gỡ rào cản thương mại. Đây phải là dấu hiệu rất khích lệ.

BBC : Mục đích thực sự đi xa hơn ngoài các biểu quan thuế khổng lồ nhắm vào hàng Trung Quốc của ông Trump là gì ?

Phạm Đỗ Chí : Thuế quan Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc nhắm vào việc cắt giảm thâm hụt mậu dịch, bảo vệ tài sản trí tuệ, để tạo nền thương mại công bằng (fair trade).

Ông Trump đã hứa nhiều lần ngay lúc còn là ứng cử viên Tổng thống năm 2016. Và ông cương quyết giữ lời hứa này. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lan rộng, người ta cũng hiểu rằng đây không phải là cuộc chiến hoàn toàn về kinh tế mà còn về chính trị và quân sự để tái xác định siêu cường số một của Hoa Kỳ, kiểu "một hòn đá hạ hai con chim", trước tham vọng bá quyền công khai toàn cầu của Trung Quốc.

trade2

Một nhà máy làm cờ Mỹ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

BBC : Có quan điểm ở Việt Nam lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ gây thiệt hại cho Việt Nam, có quan điểm khác vui mừng thấy Bắc Kinh bị tổn thươn. Vậy thái độ nào và hành động nào là phù hợp hơn cả vào lúc này ?

Phạm Đỗ Chí : Phải nói ngay là một thành phần nhỏ đang thiên về Trung Quốc và muốn Trung Quốc chiến thắng. Một cách thẳng thắn, tôi phải đưa ra ngay một thí dụ là có hẳn một nhóm trí thức, có cấp bằng Cao học hay Tiến sĩ, đang nghiên cứu việc thành lập và quản trị 3 đặc khu kinh tế và hành chính theo hướng làm lợi cho Trung Quốc, mong muốn Trung Quốc làm đầu tàu hướng dẫn "phát triển Việt Nam". Họ kêu gọi cả người viết tham dự nhiều buổi hội thảo ở Hà nội hay Paris từ dạo đầu năm và nhờ mời thêm một số cựu lãnh đạo Mỹ đảng Dân chủ. Tất nhiên lương tâm một con dân gốc Việt bắt tôi phải từ chối.

Những dấu hiệu hiện tại chưa cho thấy rõ Việt Nam bị thiệt hại hay hưởng lợi bao nhiêu trong cuộc chiến thương mại này. Song nếu cuộc chiến lan rộng nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và mọi quốc gia khác trên thế giới, vì giá sản phẩm sẽ tăng cao hơn cho mọi người tiêu thụ.

Nhưng quan trọng nhất là về phương diện tiền tệ, sự phá giá của tiền đồng Việt NamĐ theo đuôi một cách bắt buộc tiền Nhân dân tệ —giống như trường hợp nhiều nước Đông Nam Á khác đang chịu cùng áp lực để giữ cạnh tranh cho hàng hóa, sẽ tạo nhiều áp lực khủng hoảng kinh tế và chính trị.

Đơn cử một trường hợp nợ ngắn hạn bằng USD mà các nước này đã mượn trong 5-7 năm qua vì lãi suất Mỹ thấp. Nay lúc tiền Mỹ lên giá mạnh, gánh nợ ngắn hạn sẽ đưa các nước này vào khủng hoảng tiền tệ. Thí dụ của Thái Lan các năm 1997-98 còn rõ trong trí nhớ nhiều chuyên gia : tiền baht đã mất nửa giá từ 25 baht/$1 xuống 50 baht/$1 ; và cố gắng bảo vệ tỷ giá đã làm tiêu tan sạch cả khối dự trữ quốc gia hàng trăm tỷ đô của ngân hàng trung ương nước này.

Tham vọng bá quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và toàn cầu phải khiến Việt Nam lo ngại cho tương lai bị Hán hóa. Nếu Hà Nội đứng về phía Bắc Kinh, tiếp tay với Trung Quốc tránh né thuế quan của Mỹ bằng cách xuất khẩu qua những Đặc khu Kinh tế đang theo đuổi, Mỹ sẽ làm cho Việt Nam thiệt hại bằng trừng phạt trả đũa. Nên nhớ Mỹ hiện đang có thâm hụt mậu dịch với Việt Nam. Và Mỹ sẽ gây áp lực giảm nó.

Do đó, lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết mà giới trí thức và các tổ chức xã hội dân sự đã đề xuất trong vài năm nay. Và khôn ngoan điều chỉnh guồng máy sản xuất theo hướng thị trường Âu Mỹ đòi hỏi để nắm được thời cơ mới do cuộc thương chiến toàn cầu gây ra.

Về tiền tệ, nếu tiền đồng giảm tới mức 24.500-25.000 VNĐ/1 USD, đó sẽ là áp lực tiền tệ đã nêu trên. Ngân hành Nhà nước Việt Nam đừng cố bảo vệ tỷ giá bằng cách dùng khối dự trữ ngoại tệ như hiện nay : con số ít ỏi trên 70 tỷ đôla (tuy là kỷ lục cho Việt Nam) sẽ có thể bay mất trong vòng 1 tháng do nhu cầu dân chúng và giới đầu cơ quốc tế.

Nguồn : BBC, 06/08/2018

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2