Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là giải pháp mị dân !

RFA, 27/09/2023

Tòa án nhân dân tối cao vừa có đề xuất bổ sung đối tượng ngoài tòa án là giảng viên đại học, luật sư có trình độ cao về pháp luật, có uy tín trong xã hội... có thể được tuyển chọn làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Đề xuất trên được truyền thông nhà nước cho biết nằm trong dự thảo số 4 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi đang được lấy ý kiến góp ý.

vn1

Ảnh minh họa chụp tại một Tòa án ở Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Khó thành sự thật, vì sao ?

Nhận định về đề xuất mới này, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, hôm 27/9 nói với RFA :

"Tôi cho đề xuất đó là quá hợp lý trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang hội nhập quốc tế. Thật ra những chính sách để thực hiện quyền tư pháp trong khi lựa chọn những thẩm phán, hoặc những người thực hiện quyền tư pháp tiến hành tố tụng, thì cần phải có khả năng chuyên môn không chỉ vấn đề điều hành tốt tụng, mà còn phải bao trùm trong các lĩnh vực khác. Đặc biệt nhất, nghề luật và hoạt động thẩm phán phải có cái nhìn xã hội, những giá trị xã hội mang tính nhân văn. Thực tế ở các quốc gia hoàn thiện được hệ thống pháp luật, thường thực hiện quyền dân chủ bầu ra thẩm phán, là các vị đã đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, về đạo đức và những vấn đề cống hiến thì việc lựa chọn thẩm phán đó hoàn toàn khách quan".

Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, Luật sư Võ An Đôn hôm 27/9 khi trả lời RFA cho rằng đề xuất trên của Tòa án nhân dân tối cao sẽ không bao giờ trở thành sự thật :

"Cái đề xuất này không khả thi đâu, khó lắm… Bởi vì thẩm phán tòa án tối cao bắt buộc phải là đảng viên, rồi phải được cơ cấu bên đảng đồng ý… Nên đề xuất đó không bao giờ trở thành sự thật đâu".

Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi có bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành… Cụ thể, bên cạnh các quy định về trình độ (cử nhân luật trở lên), sức khỏe…, dự thảo bổ sung tiêu chuẩn thẩm phán phải có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

Có cùng "lo ngại" với luật sư Võ An Đôn về việc đề xuất trên có nêu rõ thẩm phán ngoài có trình độ, có bắt buộc họ phải là đảng viên hay không ? Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học Cần Thơ, nguyên giảng viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 27/9 nói ý kiến của mình :

"Tôi tán thành đề xuất này, nhưng quan trọng nhất mà dư luận đặt ra là có cần phải có tiêu chuẩn là đảng viên hay không ? Còn chuyện những người có trình độ cao, có hiểu biết như thế trong lực lượng trí thức Việt Nam hiện nay không thiếu. Nhưng còn những tiêu chuẩn khác thì rõ ràng chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, có phải là đảng viên hay không, có bắt buộc phải có chứng chỉ lý luận cao cấp hay không, hay phải qua học trường lớp nào nữa… Đó là những vấn đề xung quanh một chức danh đã được đề xuất, khác với những tiêu chuẩn bố trí cán bộ trước đây".

Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc đội ngũ thẩm phán nhân dân tối cao cần phải có những người có trình độ thật sự, hiểu biết thật sự về luật pháp Việt Nam. Nhưng, điều quan trọng nhất theo ông Phúc là phải có tâm, dám đấu tranh với những tiếng nói khác nếu cảm thấy quan điểm của mình là đúng trước một vụ án cụ thể nào đó. Ông Phúc cho rằng, nếu thẩm phán chỉ ‘ngồi vào mâm giơ tay biểu quyết’ thì như thế sẽ dẫn đến hàng loạt các vụ án oan sai.

Phải trải qua một tiến trình tha hóa

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 27/9 khi trả lời RFA cho biết, ông rất ngạc nhiên khi có đề xuất luật sư, giảng viên có chức vụ, trình độ cao về pháp luật được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Bởi, theo luật sư Đài, theo quy định của pháp luật về thẩm phán thì một người để trở thành thẩm phán phải qua một khóa đào tạo đến hai năm ở học viện đào tạo thẩm phán. Bây giờ, theo đề xuất để những luật sư hay giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm thẩm phán thì ông cho rằng đây là một tin mừng. Tuy vậy, ông Đài cho rằng :

"Tôi là người biết rất rõ quy trình, từ một người tốt nghiệp cử nhân luật để trở thành một thẩm phán trải qua một tiến trình rất là dài. Mà đó là một tiến trình tha hóa con người, chứ không phải quá trình để rèn luyện trở thành một con người. Đầu tiên anh ta trở thành một người thư ký của thẩm phán, anh ta luôn luôn đóng vai trò như là giúp đỡ cho thẩm phán nhận tiền hối lộ, hay mặc cả với những người bị đơn, hay đương đơn trong các vụ án hình sự, hay vụ án dân sự, hành chính lao động… nên đến khi anh ta trở thành thẩm phán thì đạo đức, nhân cách của con người đó đã bị hư hỏng hết rồi".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, quy định thẩm phán là đảng viên là quy định bắt buộc mặc dù trong dự thảo được truyền thông nêu không nói rõ câu chữ như vậy nhưng đó là quy trình buộc phải có. Bởi lẽ, theo ông Đài, khi họ bổ nhiệm trực tiếp một người luật sư hay một giảng viên làm thẩm phán thì dù đã cắt ngắn được quá trình tha hóa con người, nhưng để thẩm phán có giữ được mình trong sạch hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Ông Đài giải thích:

"Trong cơ quan tòa án, người thẩm phán phải tuân thủ Bí thư Chi bộ đảng ở đó. Cho nên vẫn hoàn toàn không có tính độc lập ở đây. Việc bổ nhiệm một người giảng viên hay luật sư chỉ là giải pháp mang tính mị dân. Chứ nếu thực chất thì nó không mang lại hiệu quả, vì nếu muốn thay đổi căn bản để mọi thẩm phán được xét xử độc lập theo đúng quy định hiến pháp, thì phải thay đổi cả một hệ thể chế chính trị. Chứ đơn giản bổ nhiệm một luật sư hay giảng viên không thể nào đảm bảo tính công bằng, khách quan, đem lại công lý cho người dân".

Nguồn : RFA, 27/09/2023

***************************

Lấy phiếu tín nhiệm : bao giờ mới thực chất ?

RFA, 26/09/2023

Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh bằng bỏ phiếu kín tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 23/10/2023.

vn2

Một lần biểu quyết tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Courtesy chinhphu.vn

Lá phiếu có ý nghĩa gì ?

Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước hôm 25/9, kỳ họp thứ 6 sẽ dành hơn một ngày để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Sau đó sẽ biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được cho biết sẽ thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Hà Nội hôm 26/9/2023 nhận định với RFA :

"Nếu ở các nước là ‘tín nhiệm’ và ‘bất tín nhiệm’ (tức là không có tín nhiệm). Thì ở Việt Nam lại là ‘tín nhiệm cao’ ; tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tóm lại ‘tín nhiệm thấp’ thì vẫn là tín nhiệm… cho nên việc lấy phiếu tín nhiệm này tôi nghĩ chỉ là một trò có tính chất mị dân, nó hoàn toàn không có tác dụng".

Trưởng ban Công tác đại biểu – Bà Nguyễn Thị Thanh cho truyền thông hay đợt này Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh.

Lý do đưa ra là vì việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội tiến hành theo nghị quyết 96 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. Theo đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Anh Đệ, một người dân sống ở Sài Gòn hôm 26/9/2023 nói ý kiến của mình :

"Thật lòng mà nói động tác đó giống như ‘bắt cóc bỏ đĩa’… chẳng có ý nghĩa gì. Họ đã xác định là đảng lãnh đạo, lấy phiếu tín nhiệm có ít thì họ cũng đỡ cho nhau. Chắc chắn phiếu tín nhiệm đó có xấu thì tôi nghĩ cũng là tốt, vì mọi cái đều do đảng sắp xếp. Lá phiếu bầu của người dân không có, hình thức là Đảng cử dân bầu, dân không có quyền chọn người tranh cử cho mình mà là Đảng chọn. Điều đó gây cho tôi sự không tin tưởng xuất phát từ quyền cơ bản của người dân, đó là được đi bầu chọn người uy tín để phục vụ nhân dân. Nhưng tất cả những đại biểu Quốc hội đều được đảng đưa ra để cho dân bầu, thành ra bây giờ có lấy phiếu tín nhiệm cũng vậy thôi, chẳng ý nghĩa gì hết".

Phức tạp hóa để lấp liếm !

Trước đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra hôm 30/5/2023, vấn đề ‘lấy phiếu tín nhiệm’ đã được nêu lên. Bà Nguyễn Thị Thanh lúc bấy giờ nói rằng, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 ‘tín nhiệm thấp’ mà không tự từ chức, thì sẽ bị Quốc hội ‘bỏ phiếu tín nhiệm’.

Hai khái niệm ‘lấy phiếu tín nhiệm’ và ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ được bà Thanh giải thích rằng, việc ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ là hệ quả của ‘lấy phiếu tín nhiệm’ với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp, và thực chất là miễn nhiệm.

Dư luận trên mạng xã hội bình luận về vấn đề trên cho rằng, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đang bị "phức tạp hóa".

Có ý kiến về việc này, nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn từng nói với RFA:

"Tôi khẳng định tiếng Việt không có tín nhiệm cao thấp trung bình gì cả, mà chỉ có tín nhiệm và mất tín nhiệm thôi. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thấy được hậu quả của việc này đã dẫn đến hệ lụy, đó là tiếp tục bóp méo tiếng Việt bằng khái niệm lấy phiếu và bỏ phiếu. Hầu như ai cũng biết chuyện bỏ phiếu là hình ảnh người ta lấy lá phiếu bỏ vào trong thùng phiếu… bây giờ họ đặt ra ‘lấy phiếu’ là một việc, ‘bỏ phiếu’ lại là một việc khác nữa…"

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chính quyền Việt Nam không thấy được hậu quả khi làm phức tạp thêm vấn đề chống tham nhũng, vốn dĩ đã rất phức tạp, nên mới giải thích thế nào là ‘lấy phiếu’, thế nào là ‘bỏ phiếu’. Ông Già cho rằng có thể tiếng Việt của người quản lý kém, và theo ông đó là một sự "bịp bợm" tiếng Việt.

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013. Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI vào năm 2015, Đảng CSVN cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm được lặp lại tại các Hội nghị Trung ương và tại Quốc hội.

Cựu trung tá Vũ Minh Trí hôm 26/9/2023, khi được hỏi về vấn đề "lấy phiếu tín nhiệm" của Quốc hội đã đưa ra đề xuất :

"Tôi chỉ có một đề xuất, tức là nhân dân phải có quyền tự do bầu cử, ứng cử và đề cử… thì tự khắc nhân dân sẽ chọn ra những đại biểu mà họ cảm thấy thực sự có phẩm chất năng lực để phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Họ sẽ bầu những người đấy vào những vị trí quản lý nhà nước, xã hội… Nhưng ở đây Quốc hội với danh xưng là cơ quan đại biểu nhân dân, nhưng thực ra trong đấy đến 97% - 98 % là đảng viên cộng sản hoặc giả là những người có tính chất ‘chim mồi’ của đảng cộng sản. Không có một người dân bình thường nào mà lọt vào đấy cả. Cho nên nếu trông chờ vào đấy là hoàn toàn không nên".

Ý thứ hai theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, trong những năm qua, người dân không còn tin tưởng và trông chờ vào việc lấy phiếu tín nhiệm. Ông nói tiếp :

"Nhưng có một bộ phận không nhỏ những người dân cứ mong là người sau sẽ tốt hơn người trước. Nhưng thực tế diễn ra ví dụ như ở Hà Nội hai đời chủ tịch thành phố đã đi tù. Rồi một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh các đời cán bộ lãnh đạo nối tiếp nhau đi tù. Từ các chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, phó bí thư của cấp tỉnh thành phố thay nhau đi tù, khóa trước đi tù xong đến khóa sau đi tù, rồi khóa sau nữa lại đi tù… Có những trường hợp đặc biệt như tỉnh Bình Thuận từ khi tái lập khoảng hơn 20 năm mà tất cả các đời chủ tịch tỉnh đều bị kỷ luật hoặc đi tù".

Trong một cơ chế như vậy, theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, không thể trông chờ có những cán bộ tốt, có những người có năng lực thực sự vì dân vì nước. Cho nên, vẫn theo ông Trí, nếu vẫn thể chế này, vẫn Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội… thì không bao giờ nhân dân có được những người đại diện tiêu biểu thật sự, đại diện cho lợi ích của nhân dân, cho dẫu lá phiếu tín nhiệm có cao chót vót…

Nguồn : RFA, 26/09/2023

**************************

B M trng pht, hãng pin mt tri Trung Quc tính xây nhà máy 400 triu USD ti Vit Nam

Reuters, VOA, 27/09/2023

Nhà sn xut tm pin năng lượng mt tri Trina Solar ca Trung Quc đang lên kế hoch xây dng nhà máy th ba ti Vit Nam, Reuters dn ba ngun tin am tường cho biết hôm 27/9. Đây được xem là mt đng thái nhm thúc đy xut khu sang Hoa K sau khi công ty này b áp thuế trng pht đi vi các sn phm h sn xut Thái Lan.

vn3

Các tấm pin mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh : Reuters)

Trina là mt trong nhng nhà sn xut tm pin mt tri ln nht thế gii tính theo doanh thu. Công ty ca Trung Quc s đu tư 400 triu USD vào nhà máy rng 25 ha đt công nghip, vic sn xut s bt đu vào năm 2025, mt trong nhng ngun tin trc tiếp v kế hoch nói vi Reuters.

Mt ngun tin khác tham gia tho lun vi công ty cho biết Trina đã đ xut kh năng đu tư 600 triu USD vào Vit Nam.

Các ngun tin đu t chi nêu tên vì chi tiết d án cho đến nay vn được gi bí mt.

Trina đã không tr li yêu cu bình lun ca hãng thông tn Anh.

Khon đu tư ca Trina vào Vit Nam din ra sau kết lun ca cuc điu tra ca B Thương mi Hoa K vào tháng trước rng Trina nm trong s 5 công ty năng lượng mt tri ca Trung Quc đã s dng nhà máy ca h Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác đ né thuế trng pht đi vi các tm pin do Trung Quc sn xut, mà Hoa K cho là có tr cp không công bng ca nhà nước.

Cho đến nay, các mc thuế d kiến s có hiu lc t gia năm ti ch nh hưởng đến hot đng ca Trina ti Thái Lan, nhưng vic các công ty Trung Quc thiết lp cơ s Đông Nam Á đ xut khu sang M vn đang được giám sát cht ch.

Theo S&P Global Market Intelligence, các nước sn xut hàng đu trong khu vc chiếm khong 80% ngun cung tm pin mt tri ca M, trong đó Vit Nam cung cp khong 1/3 tng lượng tm pin mt tri nhp khu ca M trong quý đu năm nay.

Trina hin là mt trong nhng nhà sn xut tm pin năng lượng mt tri ln nht ti Vit Nam và khon đu tư theo kế hoch ca công ty này nhn mnh mi quan tâm ngày càng tăng ca các doanh nghip Trung Quc trong vic thành lp nhà máy ti quc gia Đông Nam Á khi h tìm cách tránh khi tình hình leo thang căng thng đa chính tr và thương mi gia Bc Kinh và Washington.

Theo d liu ca chính ph Vit Nam, Trung Quc là nhà đu tư nước ngoài ln th hai ti Vit Nam trong năm nay, vi 2,7 t USD tính t tháng 1 đến gia tháng 8, gp hơn 5 ln giá tr đu tư ca các công ty M trong cùng k.

Phong thy

Trina có hai nhà máy Vit Nam: mt nhà máy đã bt đu sn xut tm silicon vào tháng trước vi sn lượng hàng năm d kiến là 6,5 gigawatt (GW) và mt nhà máy khác sn xut pin và tm pin mt tri.

Hin chưa rõ nhà máy mi s sn xut sn phm gì. Mt ngun tin cho biết h s tp trung vào sn xut pin mt tri, trong khi mt người khác cho biết là tm silicon.

Các ngun tin nói công ty đang xem xét nhiu khu công nghip khác nhau. Mt người cho biết Trina đã nh chuyên gia phong thy tham gia đ đưa ra quyết đnh cui cùng.

Mt ngun tin khác cho biết nhng vn đ cung cp đin ca Vit Nam cũng đang được Trina xem xét khi công ty cân nhc các phương án m rng.

Đt nng nóng hi tháng 6 đã nh hưởng đến sn lượng thy đin, ngun đin ln th hai ca Vit Nam, buc nhiu nhà máy phi tm dng sn xut do b ct đin.

Nguồn : VOA 27/09/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thẩm phán mà gian dối thì lấy ai ra để bảo đảm sự công bằng của pháp chế xã hội chủ nghĩa mà "Đảng và Nhà nước ta" luôn tự hào là ưu việt ?

thamphan1

Tòa án nhân dân huyện Đắk Song nơi 3 cá nhân vừa bị kỷ luật từng công tác. Ảnh minh họa

Bài viết này mong được đôi điều bàn luận đến tân Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương – Nguyễn Xuân Phúc, về chức phận của người đang đứng đầu về ‘Cải cách Tư pháp Trung ương’.

Nền tư pháp thế giới có hai loại nhân danh chủ yếu về lý thuyết hàn lâm, là nhân danh quyền lực, và nhân danh công lý.

Một,

Nhân danh quyền lực thường được thể hiện một số danh xưng như nhân danh Hoàng Đế, nhân danh nhà vua, nhân danh nền cộng hoà, hay nhân danh nhà nước. Nguồn gốc của các loại nhân danh này là từ chế độ chiếm nô và phong kiến.

Đây là loại nhân danh luôn là hình thức tương ứng cho một nền chuyên chính nhất định. Bảo đảm cho nền chuyên chính này chính là bạo lực nhà nước, sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Chính vì vậy, nền tư pháp nhân danh quyền lực nhà nước cơ bản và trước hết nó bảo vệ chính quyền, bảo vệ giai cấp cầm quyền và sau đó mới đến lượt bảo vệ các trật tự, các quan hệ xã hội và người dân trên cơ sở bảo vệ tối đa lợi ích và sự tồn tại của chính quyền và đội ngũ quan lại, hệ thống công quyền.

Các nước có nền tư pháp mang danh này sụt giảm rất nhanh kể từ đầu thế kỷ XX và cho đến nay chỉ còn lại rất ít nước trên thế giới. Bởi loại tư pháp này nếu không có sự giám sát chặt chẽ, khoa học, thiếu công khai minh bạch thường dẫn đến tình trạng lạm quyền, độc tôn, chuyên chế, tự tung tự tác, bất chấp pháp luật…

Hai,

Nhân danh công lý, đây là loại tư pháp mà danh xưng của nó phản ánh nội dung, tính chất của một nền tư pháp hướng tới bảo vệ các giá trị con người và xã hội. Những giá trị khách quan phổ quát được thừa nhận chung không chỉ trong một quốc gia mà cả trên toàn thế giới.

Khi nhân danh công lý, toà án chỉ như là trọng tài, các thẩm phán hết sức vô tư và khách quan khi cầm cân soi xét các tranh chấp, mâu thuẫn hay tội phạm. Điều có ý nghĩa loại bỏ tính quyền lực ở đây là toà án không có quyền phán quyết, quyết định. Quyền này được giao cho xã hội, cộng đồng dân cư thông qua chế định bồi thẩm đoàn hoặc các thiết chế tương tự.

Bảo đảm cho cơ chế duy trì, bảo vệ công lý này chính là sự thượng tôn pháp luật và tính công khai minh bạch… với cơ chế tranh tụng dân chủ, công bằng, bình đẳng và trong mối quan hệ đối tụng giữa các thiết chế độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Ở Việt Nam với "Đảng và Nhà nước ta" thì sao ?

Khác với lý luận chung về nhà nước và pháp luật của "Đảng và Nhà nước ta" xem pháp luật chỉ có 02 chức năng là điều chỉnh hành vi và tác động vào ý thức của con người.

Hầu hết các hệ thống pháp luật của các nước xem pháp luật có 04 chức năng, bao gồm :

1) Gìn giữ hoà bình ;

2) Thiết lập hay thừa nhận các tiêu chuẩn xử sự ;

3) Bảo đảm cho các dự định hay kế hoạch trở thành hiện thực ; và

4) Bảo đảm sự công bằng.

Tư pháp luôn gánh toàn bộ chức năng thứ tư và làm cầu nối giữa pháp luật và công lý. Quyền lực tư pháp luôn được các nước nhìn nhận là thuộc về các thẩm phán, bởi chính họ là người giải thích luật và đưa ra các phán quyết. Vậy không có lý gì hay thực tế nào khiến các thẩm phán bị thao túng để phải hành xử gian dối như bài báo Lạ lùng tòa án huyện lập gần 60 vụ án ‘ảo’ để… tự xét xử, đăng trên báo điện tử Dân Trí ngày 5-6-2021.

Người viết bài này cho rằng tư cách tân Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Xuân Phúc phải hết sức lưu ý rằng công bằng xã hội là sự khác biệt giữa xã hội xã hội chủ nghĩa so với xã hội tư sản theo lý luận của "Đảng và Nhà nước ta". Bởi thẩm phán mà gian dối thì lấy ai ra để bảo đảm sự công bằng của pháp chế xã hội chủ nghĩa mà "Đảng và Nhà nước ta" luôn tự hào là ưu việt ?

Nếu thực sự đủ khả năng trong vị trí là người đứng đầu của ban Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Xuân Phúc cần kiến nghị Tổng bí thư Đảng tiến hành dứt khoát, đồng bộ, nhanh chóng và có hiệu quả thật về "cải cách tư pháp", mà trước hết là xem xét lại việc quản lý các toà án và bổ nhiệm thẩm phán !

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 15/06/2021

Additional Info

  • Author Hoài Nguyễn
Published in Diễn đàn

Việt Nam : Dư luận chấn động vụ một người kêu oan nhảy lầu sau khi tòa tuyên án

Hoàng Lan, Thoibao.de, 31/05/2020

Ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại Đồng Xoài) chết tại sân tòa ở Bình Phước sáng 29/5 sau khi nhận y án gây chấn động dư luận.

thamphan1

Bị cáo Lương Hữu Phước tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh : C.T.V

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Phước chết tại sân tòa sau khi nhảy lầu tự tử, sau khi bị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù. Tòa án Bình Phước đã xác nhận việc ông Phước nhảy lầu.

Trước đó, ông Phước để lại lời nhắn trên Facebook cá nhân : "Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ".

Vụ việc xảy ra như thế nào ?

Phiên tòa xét xử ông Phước bắt nguồn từ một sự việc xảy ra cách đây ba năm.

Tháng 1/2017, ông Lương Hữu Phước, sau khi uống rượu ở nhà bạn, đi về nhà. Trên đường về, ông Phước gặp ông Trần Hữu Quý. Ông Quý rủ ông Phước đi hát karaoke.

Ông Phước đồng ý và chở ông Quý về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm do ông này không mang theo.

Khi đi đến gần trước nhà ông Quý, ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không xuống xe.

Do đó, ông Phước đã lái xe chở ông Quý đi sang đường. Khi sang tới bên kia đường thì xe ông Phước bị xe máy của anh Lâm Tươi chạy ngược chiều đâm vào. Cả ông Phước và ông Quý đều bị thương. Đến ngày 17/1/2017 ông Quý tử vong. Cả ông Phước và anh Tươi đều có nồng độ cồn trong máu.

Ngày 29/3/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án ông Phước 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ông Phước kháng cáo kêu oan.

Ngày 9/10/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần một. Sau đó tuyên hủy bản án sơ thẩm lần một để điều tra, xét xử lại, đồng thời nêu ra 11 điểm thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều quan điểm còn mâu thuẫn ; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông không thể hiện vị trí công tắc đèn xinhan, không ghi rõ tình trạng ổ khóa điện khởi động xe ở vị trí mở hay tắt ; Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định bị cáo chuyển hướng không bật đèn xinhan là chưa đủ căn cứ….).

thamphan2

Dòng trạng thái cuối cùng trên Facebook của ông Lương Hữu Phước, trước khi nhảy lầu tự tử

Ngày 6/12/2019, Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần hai, vẫn y án sơ thẩm. Ông Phước vẫn kêu oan, cho rằng cái chết của ông Quý không phải do ông gây ra, và đề nghị được tuyên vô tội.

thamphan3

Hiện trường vụ án, xe ông Phước nằm bên phải, xe Lâm Tươi bên trái bị cong vành

Ngày 25/9/2020, tòa án Bình Phước đưa vụ việc ra xử phúc thẩm. Đến 29/5, tòa bác đơn kêu oan của ông Phước, tuyên y án sơ thẩm.

Sau đó đến chiều 29/5, ông Phước mang theo chai thuốc trừ sâu đến tòa uống và nhảy lầu.

Tòa án nhân dân Bỉnh Phước nói gì ?

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, sáng 30/5, tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp báo.

Trong cuộc họp, Tòa án nhân dân Bình Phước khẳng định : Việc giải quyết và xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.

Được biết, Hội đồng xét xử gồm : thẩm phán Lê Hồng Hạnh (chủ tọa) ; thẩm phán Lê Viết Hòa và thẩm phán Phạm Tiến Hiệp (Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước).

Một điều trùng hợp là, thẩm phán Lê Viết Hòa cũng từng tham gia xét xử phúc thẩm một vụ án dân sự tranh chấp đất đai, sau đó bị đơn đã dùng dao tự sát.

Ông Hòa này chính là người đã ngồi xét xử phiên tòa phúc thẩm vụ tranh chấp 39,5 m2 đất của ông Võ Chánh, khiến ông Chánh cũng… tự sát.

Vợ ông Võ Chánh sau đó cũng dọa tự sát theo chồng khi Chi Cục Thi hành án dân sự cưỡng chế. Cuối cùng bản án do Thẩm phán Lê Viết Hòa tuyên đã bị hủy để xét xử lại, nhưng ông Võ Chánh đã chết được gần 5 năm rồi.

Cụ thể, tại vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Lê Quang Dinh (SN 1963) với bị đơn là ông Võ Chánh (SN 1968) và vợ Đào Thị Xuân (SN 1967, cùng ngụ phường Tân Bình, Thành phố Đồng Xoài). Nguyên nhân có vụ án này, do ông Dinh khởi kiện đòi lấy 39,5m2 đất gia đình ông Chánh đang quản lý sử dụng.

Ngày 25/9/2014, Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài đưa vụ án ra xét xử, tuyên vợ chồng ông Chánh phải trả cho vợ chồng ông Dinh 39,5 m2 đất ; vợ chồng ông Dinh trả lại cho vợ chồng ông Chánh 10 triệu đồng ; vợ chồng ông Chánh phải nộp án phí 7,5 triệu đồng. Vợ chồng ông Chánh kháng cáo.

Đến 21/7/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán Hoàng Minh Thịnh, Lê Viết Hòa và Nguyễn Văn Khương đã tuyên không chấp nhận kháng cáo của ông Chánh, giữ nguyên án sơ thẩm.

Quá uất ức, 5 giờ sáng ngày 26/7/2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh. Tại đây 2 bên cãi vã rồi xô xát. Sau đó ông Chánh nằm gục trên vũng máu. Cơ quan điều tra xác định ông Chánh chết bởi 1 nhát dao, do ông… tự đâm mình !

Sau đó, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) Đồng Xoài cưỡng chế thi hành án, bà Xuân tuyên bố sẽ tự sát như chồng mình vì không còn chỗ ở nào khác. Bên cạnh đó, nhân dân địa phương phản ứng rằng cả án sơ thẩm và phúc thẩm không khách quan, không đúng với thực tế sử dụng đất của nguyên đơn lẫn bị đơn…

Vừa rồi, cũng theo Báo Kinh tế & Đô thị, ngày 21/12/2019, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy bản án phúc thẩm số 49/2015 ngày 21/7/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước và bản án sơ thẩm số 31/2014 ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài, giao tòa Đồng Xoài xử lại.

thamphan4

Thẩm phán Lê Viết Hòa, Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đang trần tình vụ án về ông Võ Chánh cũng tự sát

Nhưng, ông Võ Chánh thì đã chết. Thẩm phán xử vụ án của ông Chánh lại vừa ngồi ghế Hội đồng xét xử phiên tòa khác sáng nay. Và bị cáo lại chết, không phải bằng dao, mà lên lầu tòa án tỉnh nhảy xuống.

Mạng xã hội nói gì ?

Vụ việc ông Phước tự tử tại tòa sau khi kêu oan đã gây rúng động dư luận Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội sáng 30/5 tràn ngập hình ảnh, thông tin và các bình luận về vụ việc.

Luật sư Lê Ngọc Luân viết : "Sẽ còn bao nhiêu phận người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp ?

Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân tòa khiến tôi ám ảnh và đau đớn.

Ở tòa án, đó là nơi mà bao con người chờ đợi, hi vọng một phán quyết công minh, tình người. Thế nhưng, ở nơi ấy, họ chọn cách lấy dao rạch bụng (Cần Thơ), uống thuốc độc chết (Ninh Thuận), nhảy từ lầu 2 (Bình Phước)… nhằm chứng minh cho sự oan ức và trong sạch của mình.

Những người làm nghề luật sư như chúng tôi đây, nắm luật nhưng còn bị hành cho ra bả, nhiều lúc phải nhịn nhục chỉ vì giúp Thân chủ. Nếu là án dân sự, cương quá, ít 3 năm, 5 năm, dài thì 15, 18 năm… có khi chết xong đời con cháu vẫn chưa xong.

Án hình sự, các luật sư bào chữa khản cả cổ, tiếng kêu oan như ai oán cả trời đất nhưng đến phần nghị án, họ lui vào ngồi lâu lâu chút cho có cái gọi là "nghị án" sau đó đọc ra bản án đã viết sẵn một cách vô cảm đến đáng sợ.

Vậy dân đen chỉ còn cách rạch bụng, uống thuốc độc và nhảy lầu. Thức tỉnh được nền tư pháp không ?

Còn lâu…

Chỉ khi nào Thẩm phán được độc lập thật sự và họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng.

Viết ra điều này, tôi tin những NGƯỜI THẨM PHÁN đúng nghĩa, thương dân sẽ đồng cảm và đau đớn khi chứng kiến hình ảnh đau thương của đồng loại. Chắc chắn họ sẽ không ngủ được và ám ảnh như chúng ta. Nhưng không biết được bao nhiêu người đang suy nghĩ ?

Bài viết là nhén hương thơm mà tôi muốn gửi đến ông Lương Hữu Phước – người đàn ông bất hạnh và khổ đau ở cõi trần gian".

Luật sư Phùng Thanh Sơn nói : "Bệnh thành tích và chế độ báo cáo án của ngành tòa án đang giết chết công lý".

Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận : "Đau xót, nhưng tiếc nuối cho ông Lương Hữu Phước khi nghĩ rằng cái chết của mình sẽ đủ "làm thức tỉnh nền tư pháp".

Facebooker Đào Tuấn viết : "Sự tuyệt vọng ko có khuôn mặt nào hết.

Từng có một cô con gái. Và cô bé ấy bị hiếp, bị giết. Người cha đau và sốc đến mức phải rời bỏ xứ mà đi. Tới Bình Phước, cùng người thân mua được vài mẫu đất nhưng rồi cũng lại bị thu hồi, trở thành tay trắng. Có vợ, nhưng rồi cũng ly thân. Rồi 3 năm trước, chở giúp 1 người bạn về nhà ; đụng xe ; bạn chết ; nhận án 3 năm tù ; và cũng suốt 3 năm qua ròng rã kêu oan. Ngay cả tết nhất cũng không dám đến nhà ai vì sợ tiếng tù tội mang lại xui xẻo cho bạn bè người thân. Đó là tình cảnh của bị cáo Lương Hữu Phước, người vừa nhảy lầu tại tòa Bình Phước chiều qua.

Có câu "cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra". Nhưng nhìn cuộc đời ông Phước, chỉ thấy toàn chuyện buồn. Hữu Phước đấy mà có phước đâu… Và cũng như trong vụ Hồ Duy Hải, vụ này có tới 11 điểm sai sót trong tố tụng. Sai đến mức án sở thẩm từng bị tuyên huỷ để điều tra lại. Nhưng rồi vẫn án tù 3 năm. Trong status cuối cùng, người đàn ông bất hạnh mong cái chết của mình sẽ thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước.

Nhưng, vừa xong, Bình Phước họp báo khẳng định : Việc giải quyết và xét xử vụ án hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.

Không đọc hồ sơ vụ án, không dám nói oan hay không, chỉ thấy ở trong đó sự tuyệt vọng và cùng quẫn".

thamphan5

Trong buổi họp báo ngày 30/5 về vụ ông Lương Hữu Phước tự tử, bà Phạm Thị Bích Thủy Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước khẳng định việc giải quyết và xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan

"Khi phải quyên sinh, không tiếc ngay cả mạng sống thì có nghĩa là người ta chẳng còn tin gì, chẳng còn gì mà mấu víu vào cuộc đời này nữa rồi".

Nhà báo Bạch Hoàn viết trên Facebook có 200 ngàn người theo dõi như sau :

"Không biết bây giờ, ở bên kia thế giới, hương hồn ông Lương Hữu Phước, người vừa nhảy lầu tự tử ở trụ sở Tòa án tỉnh Bình Phước, có chứng kiến cuộc họp báo sáng nay của Ban Tuyên giáo và Tòa án Bình Phước sau cái chết của mình hay không.

Nếu có, chắc giờ này ông sẽ hối hận, vì chẳng có ai thức tỉnh cả.

Họ vẫn khẳng định đã công tâm, vô tư, khách quan khi kết án ông.

Cả Ban Tuyên giáo Bình Phước và Tòa án tỉnh, không thấy có lời nào chia sẻ, không có sự lắng nghe, không động lòng trắc ẩn. Họ không hề mảy may suy nghĩ, không một gợn sóng trong lòng, dẫu một mạng người đã mất vì họ, dẫu một người đã phải tìm đến cái chết vì phẫn uất và mong họ thức tỉnh.

Đất nước những ngày thiếu vắng công lý. Niềm tin cạn kiệt. Đất nước những ngày buồn.

Khắp nơi trên đất nước này, còn bao nhiêu dân oan, còn bao nhiêu bất công và vô lý ? Khắp nơi trên đất nước này còn bao nhiêu người phải chịu áp bức, thiệt thòi ? Khắp nơi trên đất nước này, có bao nhiêu người đang phải ngày đêm khao khát một lẽ công bình ?

Công lý, biết tìm đâu ?

Sau những Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, rồi đến Hồ Duy Hải, và giờ là Lương Hữu Phước, liệu những người còn u mê đã tỉnh ngủ ? Và những người vẫn mắt nhắm mắt mở, nay đã mở to mắt ra và nhìn đời cho rõ hay chưa ?

Cái chết của ông Lương Hữu Phước có thể không thức tỉnh hệ thống tư pháp, nhưng tôi hy vọng sẽ thức tỉnh những người còn đó một chút lương tri".

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2020

*********************

Thẩm phán tham gia xét xử 2 vụ án, 2 người tự vẫn sau khi tòa tuyên án

Nguyễn Quân, trithucvn, 31/05/2020

Cách nhau 5 năm nhưng cùng chung kết cục, trước vụ việc ông Lương Hữu Phước tìm đến cái chết sau phiên tòa phúc thẩm, một người đàn ông đã tìm đến cái chết trước đó sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên án. Điều đáng chú ý, cả hai vụ án đều có sự tham gia xét xử của thẩm phán Lê Viết Hòa, người hiện giữ vị trí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.

thamphan6

Thẩm phán Lê Viết Hòa trong buổi họp báo sau cái chết của bị can, ngày 30/5. (Ảnh chụp màn hình)

Kết cục sau 3 năm kêu oan của nạn nhân bị tông xe song bị tuyên án

Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra nguyên nhân bị cáo Lương Hữu Phước (SN 1965, ngụ phường Tân Xuân, Thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) nhảy lầu tự tử tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước vào chiều 29/5, sau 3 năm kháng cáo, kêu oan. Buổi sáng cùng ngày, tòa phúc thẩm tuyên y án ông Phước 3 năm tù.

Theo nội dung vụ án, ngày 15/1/2017, sau khi uống rượu, ông Lương Hữu Phước điều khiển xe máy chở ông Trần Hữu Quý về nhà ông Quý ở đường Nguyễn Huệ thuộc KP Suối Đá, phường Tân Xuân, Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Ông Phước rẽ trái sang đường, khi tới phần đường dành cho xe đi ngược chiều thì bị xe máy do anh Lâm Tươi điều khiển, chở anh Tiếp Trị đụng vào gây tai nạn, khiến ông Lương Hữu Phước và ông Trần Hữu Quý bị thương. Ngày 17/1/2017, ông Quý tử vong do vỡ xương sọ, dập não xuất huyết.

Hồ sơ thể hiện ông Phước có nồng độ cồn trong máu là 0,69mg/l khí thở. Còn Lâm Tươi có nồng độ cồn trong máu là 0,57 mg/l khí thở. Lâm Tươi không có bằng lái xe.

Ngày 9/5/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Đồng Xoài đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lương Hữu Phước để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".

Ngày 29/3/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án ông Phước 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Ông Phước kháng cáo kêu oan.

Ngày 9/10/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần 1, hủy bản án sơ thẩm lần 1 để điều tra, xét xử lại. Bản án này nêu ra 11 điểm thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều điểm mâu thuẫn, biên bản khám nghiệm phương tiện thể hiện không đầy đủ nên kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định bị cáo chuyển hướng không bật đèn xi nhan là chưa đủ căn cứ, cơ quan điều tra chưa điều tra làm rõ để xác định hướng va chạm của xe do Lâm Tươi lái đối với chiếc xe do bị cáo Phước lái…).

Luật sư Dương Vĩnh Tuyến – người bào chữa cho ông Phước cho rằng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đồng Xoài không đúng với biên bản thực nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm ban đầu. Ông Tuyến cho rằng nguyên nhân vụ tai nạn là do Lâm Tươi chạy sai làn đường, bất ngờ rẽ trái và do Lâm Tươi đã uống rượu, lái xe với tốc độ cao nên đã tông vào xe của bị cáo.

Ngày 6/12/2019, Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần 2, tuyên y án sơ thẩm lần 1, phạt ông Lương Hữu Phước 3 năm tù. Ông Phước tiếp tục kháng cáo kêu oan.

Sáng 29/5/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần 2. Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán : thẩm phán Lê Hồng Hạnh (chủ tọa) ; thẩm phán Lê Viết Hòa và thẩm phán Phạm Tiến Hiệp (Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước), tuyên y án sơ thẩm.

Chiều 29/5, ông Phước đến trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước mang theo chai thuốc trừ sâu đến tòa uống và nhảy từ lầu 2 xuống tự vẫn.

Luật sư Tuyến cho biết sau khi nghe tòa tuyên y án, ông và thân chủ dự định sẽ kháng cáo giám đốc thẩm. Tuy nhiên, dòng trạng thái cuối cùng ông Phước viết trên Facebook cá nhân trước khi tự sát : "Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ".

Tranh chấp đất đai : 2 năm sau một mạng người, kết luận thanh tra khẳng định đất của người tự sát

Theo hồ sơ vụ án, năm 1999, ông Bùi Lũy sang nhượng cho vợ chồng ông Võ Chánh (52 tuổi) khoảng 48 m2 đất (chưa được cấp chủ quyền) tại tổ 5 Khu phố Tân Bình, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài (nay là Thành phố Đồng Xoài).

Năm 2001, ông Lũy được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 425 m2, trong đó có cả diện tích đã chuyển nhượng ông Chánh. Sau đó, ông Lũy tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều người đồng thời bán thêm cho ông Chánh đủ 100 m2 (có ra UBND phường Tân Bình làm hợp đồng mua bán).

Đến năm 2009, nhà nước thu hồi của ông Chánh 49,7 m2 ; phần còn lại gia đình ông Chánh vẫn ở.

Năm 2011, Lê Quang Dinh (người mua 232,5 m2 đất của ông Huỳnh Thế Sang, ông Sang mua từ ông Lũy) tranh chấp phần diện tích đất gia đình ông Chánh đang ở. Chính quyền địa phương hòa giải nhưng không thành. Sau đó, vợ chồng ông Dinh khởi kiện vợ chồng ông Chánh.

Ngày 25/9/2014, Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất". Thẩm phán Văn Phú Vinh và 2 Hội thẩm nhân dân Võ Thị Xuân, Trần Sỹ Trinh tuyên vợ chồng ông Chánh phải trả cho vợ chồng ông Dinh diện tích 39,5 m2. Ông Chánh kháng cáo.

Ngày 21/7/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán : Hoàng Minh Thịnh, Lê Viết Hòa và Nguyễn Văn Khương đã tuyên không chấp nhận kháng cáo của vợ chồng ông Võ Chánh, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài.

Uất ức trước kết luận của tòa án, khoảng 5g ngày 26/7/2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh. Tại đây giữa 2 bên cãi vã rồi xô xát. Sau đó, ông Chánh nằm chết gục trên vũng máu. Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi xác định ông Chánh gây thương tích cho gia đình ông Dinh rồi dùng dao tự sát.

Trong quá trình thi hành án, bà Đào Thị Xuân (vợ ông Chánh) tuyên bố sẽ tự sát như chồng mình vì không còn chỗ ở nào khác. Người dân tại địa phương cũng cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm không khách quan, không đúng với thực tế sử dụng đất của nguyên đơn lẫn bị đơn.

Để giải quyết những bức xúc này, ngày 6/9/2017, UBND thị xã Đồng Xoài thành lập đoàn thanh tra xác minh nguồn gốc sử dụng đất của gia đình ông Võ Chánh và trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ liên quan.

Kết luận thanh tra cho biết diện tích đất mà tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm tuyên buộc vợ chồng ông Võ Chánh trả cho vợ chồng ông Lê Quang Dinh thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Chánh mua của ông Bùi Lũy từ năm 1999. Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cho biết chữ ký và chữ viết tên của ông Chánh trên biên bản đo đạc trong hồ sơ chuyển nhượng đất từ ông Bùi Lũy cho ông Huỳnh Thế Sang không phải của ông Chánh.

Theo đó, ngày 13/9/2018, UBND thị xã Đồng Xoài gửi văn bản kiến nghị Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định kháng nghị, hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Đồng Xoài và bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, giao hồ sơ về Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài xử lại sơ thẩm.

Thẩm phán Lê Viết Hòa nói gì ?

Sau vụ việc tự sát của bị cáo Lưu Hữu Phước, tại buổi họp báo ngày 30/5, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước khẳng định Hội đồng xét xử phúc thẩm không xử oan ông Phước, mà "công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ".

Việc không khởi tố Lâm Tươi vì tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ có 4 yếu tố cấu thành tội phạm, Thẩm phán Lê Hồng Hạnh (chủ tọa) cho biết quan trọng nhất là lỗi trực tiếp gây nên cái chết cho nạn nhân ; lỗi là do bị cáo Phước đã qua đường nhưng không quan sát.

Ông Lê Viết Hòa nói các thành viên trong Hội đồng xét xử với tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ hồ sơ và đã đánh giá vụ án khách quan, công tâm.

Khi có phóng viên nhắc lại một vụ án trước đây ông cũng có mặt trong Hội đồng xét xử và một người cũng tự tử khi nhận bản án, thẩm phán Lê Viết Hòa nói đó là sự trùng hợp và sự nhìn nhận bi quan của đương sự.

Hiện Thẩm phán trung cấp Lê Viết Hòa, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Phú Riềng giữ chức Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 5 năm (được bổ nhiệm vào tháng 3/2019).

(Theo Thanh Niên, Tiền Phong)

Nguyễn Quân

Nguồn : trithucvn, 31/05/2020

********************

Lẽ ra phải sống !

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 31/05/2020

"Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ !"

Ông Lương Hữu Phước đã để lại dòng trạng thái ấy trên Facebook của mình trước khi tìm đến cái chết vào chiều ngày 29/5.

thamphan7

Ông Lương Hữu Phước ngồi đau buồn bên ngoài tòa sau phiên xử

Mặc dù cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân cái chết, song với dư luận mà nói, nguyên nhân là rõ ràng : ông chết do phẫn uất trước bản án phúc thẩm mà tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên.

Y án 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điểm b, khoản 2, Điều 202 Bộ luật Hình sự là điều mà ông không thể chấp nhận, và chẳng còn cách nào hơn, ông chọn cái chết.

Cái chết của ông đã làm chấn động dư luận. Người ta bình luận về cái chết ấy với nhiều cung bậc cảm xúc. Thương tiếc có. Đau buồn có. Bức xúc có. Giận dữ có. Người ta cũng bình luận về vụ tai nạn với nhiều lý lẽ mà chủ yếu là bênh vực cho ông. 

Ông có bị xử oan hay không ? Đó là điều mà tôi không dám chắc, khi chỉ dựa vào tường thuật của báo chí về vụ tai nạn. Song, cũng như nhiều người khác, tôi thấy có gì đó không thỏa đáng khi xét tương quan hình phạt của ông với hình phạt của Lâm Tươi.

Trong khi ông phải chịu hình phạt hình sự với 3 năm tù giam, thì Lâm Tươi chỉ phải chịu hình phạt hành chính với 4,5 triệu tiền phạt. Chỉ riêng hành vi điều khiển xe máy mà không có bằng lái thôi là Lâm Tươi đã phải chịu hình phạt này, huống chi là chạy ngược chiều và hành vi đó đã góp phần gây ra tử vong.

Khác biệt lớn trong tương quan giữa hai hình phạt có lẽ là một phần căn nguyên làm nên sự phẫn uất của ông, và điều này, cùng với niềm tin nội tâm sẵn có nơi ông rằng mình vô tội, đã khiến ông bức bối đến mức tự vẫn. 

Sau cái chết của ông, báo chí hướng về phía tòa án. Đáp lại, tòa khẳng định không xử oan ông. Tôi tự hỏi, liệu ông đã tính đến tình huống này, với nhận định rằng khả năng cho tình huống này là rất cao, thì ông nghĩ cái chết của mình có đáng ?

Tự kết thúc sinh mạng của bản thân với hi vọng làm thức tỉnh nền tư pháp địa phương, ở khía cạnh nào đó, là hành động có mục đích tốt. Nhưng, ở khía cạnh khác, đó là hành động cực đoan, cùng quẫn, và mất tự chủ.

Dù thế nào đi nữa, ông vẫn còn những lựa chọn khác để đấu tranh cho điều mà mình nghĩ là đúng – rằng mình vô tội. Hệ thống pháp luật này và xã hội này không phải là đã đóng mọi cánh cửa đối với cơ hội kêu oan của ông.

Sau phúc thẩm, ông còn có thể kháng nghị giám đốc thẩm, và nếu có tình tiết mới có lợi, ông có thể kháng nghị tái thẩm. Bên cạnh đó, ông cũng có thể bằng cách này hay cách khác kêu gọi dư luận đứng về phía ông.

Nếu ông dùng những lựa chọn ấy, ông có thể sẽ vất vả hơn, mệt mỏi hơn, nhưng sẽ khả quan hơn. Đó cũng là những lựa chọn khẳng khái hơn, can đảm hơn, và bản lĩnh hơn.

Ngay cả khi những lựa chọn ấy không làm thay đổi tình hình hay dẫn đến kết quả như mong đợi, thì việc sống tiếp và sống tốt vẫn là điều đáng giá, bởi nếu không thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn, thì ít ra, cũng không nên làm cho chính mình tệ hại hơn. 

Vì những lẽ đó, ông lẽ ra phải sống. Và những ai lâm vào hoàn cảnh như ông, thay vì chọn cái chết, hãy chọn sống tiếp và sống tốt, và nếu có thể thì tiếp tục đấu tranh chống bất công, cho chính mình và cho tha nhân, vì đó – mà không phải cái chết – mới chính là những điều tốt đẹp nhất mà một người có thể làm cho bản thân và cho xã hội. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 31/05/2020 (NguyenTrangNhung's blog)

Additional Info

  • Author Hoàng Lan, Nguyễn Quân, Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn
vendredi, 09 novembre 2018 17:56

Ai biểu anh là… dân !

Thẩm phán Nguyn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Ti cao, va khng đnh vi báo gii rng, sau khi nhn được h sơ v án "vi phm quy đnh v điu khiu phương tin giao thông đường b", khiến ông Lê Ngc Hoàng b pht sáu năm tù, Tòa án Ti cao s cùng vi các ngành Kiểm sát, Công an thm tra li v án (1)…

dan1

Ngày 19 tháng 11 năm 2016, chiếc xe container ch 60 tn st do ông Hoàng điu khin đng vào đuôi một chiếc xe loi by ch trên cao tc Ni Bài – Thái Nguyên làm bn người khách trên xe by ch thit mng.

Bản án phúc thm mà Tòa án tnh Thái Nguyên tuyên hôm 2 tháng 11 đã khiến công chúng Vit Nam sôi lên vì gin : Ngày 19 tháng 11 năm 2016, chiếc xe container ch 60 tn st do ông Hoàng điu khin đng vào đuôi một chiếc xe loi by ch trên cao tc Ni Bài – Thái Nguyên. V va chm làm bn người khách trên xe by ch thit mng.

Người điu khin chiếc xe loi by ch b bt vì say rượu, ch quá s người qui đnh, cho xe lùi li khi đang di chuyn trên đường cao tốc. Ông Hoàng – tuy không chy quá tc đ, không ch quá trng ti qui đnh – vn b bt vì "không gi tc đ và khong cách an toàn vi xe chy phía trước".

Không chỉ gii tài xế, lut sư mà ngay c dân chúng cũng nhn ra cáo buc "không gi tc đ khoảng cách an toàn vi xe chy phía trước" là vô lý, thm chí nhiu người cho đó là "ngu xun" vì không th nào buc tài xế phi gi tc đ cũng như khong cách an toàn khi xe chy phía trước đt nhiên lùi li…

Tuy nhiên ông Hoàng vẫn b giam, hi tháng 5, bị Tòa án huyn Ph Yên đưa ra x sơ thm và b pht 8 tám tù. Bn án sơ thm b gii tài xế, các lut sư, dân chúng ch trích kch lit nên phiên x phúc thm b hoãn ti ln th mười mi chính thc xét x. Dù ông Hoàng được gim hai năm tù nhưng s phn n ca dân chúng không gim mà tăng…

Dẫu Lut Hình s Vit Nam có đnh nghĩa v "s kin bt ng" (trong trường hp không th thy trước hoc không b buc phi thy trước v hu qu ca hành vi đang thc hin thì không phi chu trách nhim hình s v hậu qu) nhưng h thng tư pháp t huyn đến tnh dt khoát không tha ông Hoàng dù tai nn rõ ràng là "s kin bt ng"...

***

Đúng vào ngày ông Hoàng bị Tòa án tnh Thái Nguyên đưa ra xét x theo trình t phúc thm, Công an tnh Bình Phước loan báo không truy cứu trách nhim hình s đng đi là Thượng tá Vũ Văn Hi, Phó Công an th xã Đng Xoài (2).

Chín giờ ti ngày 29 tháng 10, khi đang lưu thông trên quc l 14 đon trước S Kế hoch và đu tư tnh Bình Phước, mt chiếc xe hơi đt nhiên vt lên di phân cách, húc đổ mt cây trng trên đó, ri phóng tr li xung lòng đường… Sau khi tông vào hai xe hai bánh gn máy đang chy phía trước khiến hai người trng thương, chiếc xe y tiếp tc lao ti và ch ngng khi leo lên đon va hè phía trước tr s Hi Ch thập đ tnh Bình Phước.

Theo lời các nhân chng, công an đến gn như lp tc, khi người lái chiếc xe gây tai nn bước ra khi xe, ông ta long chng như đang say và được công an đưa đi ngay lp tc và công an tiếp tc đ đến, phong ta kín hin trường (3).

Ngày hôm sau, Công an tỉnh Bình Phước chính thc xác nhn, th phm gây ra v tai nn va k là Thượng tá Hi nhưng t chi cho biết, khi gây tai nn, ông Hi có say hay không và mt mc khng đnh, Vin Kim sát giám sát chuyn điu tra tai nn hết sc chặt ch.

Hôm sau nữa, y ban An toàn Giao thông Quc gia yêu cu Ch tch tnh Bình Phước ch đo điu tra nguyên nhân, x lý Thượng tá Hi nghiêm minh. Ngày 1 tháng 11, Công an tnh Bình Phước loan báo ông Hi không say, tai nn là do bánh trước b, xe mt lái đâm vào gc cây, túi khí bung ra đp vào mt và đó là lý do khiến ông Hi choáng - long chong, dn ti ng nhn là ông say (4).

Hai nạn nhân trong v tai nn do Thượng tá Hi gây ra may mn ch trng thương, không mt mng, song ngay c khi h ung mạng, chc chn ông Thượng tá, Phó Công an th xã Đng Xoài vn vô s bi "xe b b bánh trước" là "s kin bt ng" !

Đáng tiếc là báo chí Vit Nam đã b qua, không cht vn c Công an ln Vin Kim sát tnh Bình Phước v yếu t đáng ng mà c hai cơ quan này cùng lờ đi : Chiếc xe hơi do Thượng tá Hi điu khin đã di chuyn vi tc đ là bao nhiêu km/h ?

Nếu dùng Google Map đ xác đnh khong cách t tr s S Kế hoch và đu tư tnh Bình Phước đến tr s Hi Ch thp đ tnh Bình Phước, ai cũng có th thy đó là 1,3 km. Cứ cho là bánh xe b b trước tai nn, liu sau đó, mt chiếc xe di chuyn vi vn tc 60 km/h, bánh trước đã vô dng, có th leo lên di phân cách - húc đ cây – phóng tr li xung lòng đường – tiếp tc vt ti - húc văng hai xe hai bánh gn máy – leo lên l đường cách đim "mt lái" ti 1,3 km ?

Không thể dùng "s kin bt ng" đ min tr trách nhim cho nhng tài xế chy quá tc đ gây tai nn nên khi thông báo v v tai nn mà Thượng tá Hi gây ra, đi din Công an tnh Bình Phước không đề cp đến tc đ, thm chí tránh c vic cung cp thêm chi tiết liên quan ti "bánh… b" (bánh bên nào – trái hay phi, hoc c hai) (5).

Trong vụ tai nn giao thông xy ra ngày 19 tháng 11 năm 2016 Thái Nguyên, h thng tư pháp tnh này gt "s kin bất ngờ" sang mt bên, nên ông Hoàng l ra vô ti thì tr thành b án. Còn trong v tai nn giao thông xy ra ngày 29 tháng 10 năm 2018 Bình Phước, h thng tư pháp tnh này khai thác ti đa "s kin bt ng" mt cách đáng ng đ ông Hi, l ra b truy cu trách nhiệm hình s thì… vô s.

Vì sao các cơ quan bo v pháp lut ti Vit Nam vn dng pháp lut theo hai hướng khác nhau : Mt cn tha vn buc và mt đáng buc vn tha ? Mun tìm câu tr li cho câu hi này, nên tham chiếu thêm v cách x lý nhiu v tai nạn giao thông khác…

***

Vụ tai nn giao thông xy ra vào ngày 13 tháng 10 va qua, ti khu vc xã Lc Thy, huyn Phú Lc, tnh Tha Thiên – Huế, tuy nghiêm trng nhưng Công an tnh Tha Thiên – Huế, không khi t - điu tra truy cu trách nhim hình s ca bt kỳ ai.

Hôm ấy, trên đường t Huế v Đà Nng, ông Nguyn Quang Vinh, người lái chiếc xe hơi mang bin kim soát s 43A – 267.75 đã đâm vào đuôi mt chiếc xe vn ti đang đu bên v đường khiến chiếc xe ca ông Vinh lt nga. V tai nn do ông Vinh gây ra đã khiến v ông thit mng, ông và mt cp v chng khác cùng ngi trên xe b thương (5).

Ai cũng biết nhng tai nn kiu như va k là do người lái xe chy quá tc đ và v nguyên tc, bt k nn nhân là ai, người lái xe cũng b truy cu trách nhim hình s vì "vi phm quy đnh v điu khiu phương tin giao thông đường b" gây ra hu qu nghiêm trng (có người thit mng). Tuy nhiên ông Vinh vô s.

Thậm chí ông Lê Quang Nam, Giám đc S Tài nguyên và môi trường thành ph Đà Nng, không giu diếm s bc bi khi báo gii bu vào hi han chuyn ông Phó Giám đc s này gp nn nên nhn mnh, sc khe ông Vinh bình thường, ông Vinh không có thương tích nào nên không phải nm bnh vin như mt s t báo loan tin. Ông Vinh không đi làm vì phi lo chôn ct v (6). Thế thôi !

Cũng lái xe, cũng có người thân thit mng nhưng bà Phan Thúy Hng, 50 tui, ng ti huyn Bến Lc, tnh Long An, kiếm sng bng giúp vic nhà cho một gia đình Gò Vp, Thành phố Hồ Chí Minh, không may mn như ông Vinh…

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2016, bà Hằng ch mt người bn gái t Thành phố Hồ Chí Minh v thăm m ca bà Bến Lc. Đến nơi, bà Hng băng qua đường (tnh l 832) ri tp vào l. Trong lúc bà Hng và bà Thúy chuẩn b xung xe đ dt vào nhà thì ông Hà Tn Phong, 40 tui, điu khin mt xe hai bánh gn máy khác đâm thng vào h

Nhiều nhân chng khng đnh, h tn mt chng kiến ông Phong chy vi tc đ rt cao, đâm thng vào xe ca bà Hng, khi đó đã dng sát lề. Cú va chm mnh đến mc bà Thúy b ht văng ra gia đường, bà Hng gc xung ti ch và b chiếc xe hai bánh gn máy đè lên người. Riêng ông Phong thì qườ qung nhưng không phi do tác đng ca tai nn mà vì quá say !

Sau tai nạn, c bà Hng và bn bà cùng bất tnh. Năm ngày sau bn bà Hng tt th, bà Hng hôn mê hai ngày và nm lit mt ch trong 21 ngày.

Luật pháp Vit Nam cm người có nng đ cn trong máu quá 0,25mg/1 lít khí th điu khin phương tin giao thông. Nhng biên bn được lp sau khi xy ra tai nn ghi nhn nng đ cn trong máu ca ông Phong là 0,679mg/1 lít khí th, gp gn bn ln mc cho phép. Cũng vì vy, ông Phong t tìm đến gia đình bn bà Hng và bà Hng xin bãi ni. Ông Phong đã đưa cho thân nhân bn bà Hng 50 triu đng đ lo ma chay, đưa cho bà Hng 15 triu đng đ tr tin điu tr. Bà Hng k rng c bà ln gia đình bn ca bà đu tin rng, tai nn là vn mng, chưa k h không mun đy mt người cũng có gia đình vào tù nên cùng ký giy bãi ni.

Thế nhưng chuyn không ngng ở đó. Ba tháng sau ngày xy ra tai nn, Công an huyn Bến Lc giao cho bà Hng quyết đnh khi t v án, xác đnh bà Hng là… b can. Bt k li khai ca các nhân chng, c công an ln Vin Kim sát huyn Bến Lc cùng lp lun, tai nn xy ra là do bà Hằng băng qua đường không an toàn khiến bn ca bà thit mng. Ông Phong được h thng tư pháp xem là vô can. Chuyn ông Phong say rượu lái xe, tông vào bà Hng và bn ca bà được xác đnh là ch cn x pht hành chính !

Tháng 12 năm 2016, bà Hằng b Tòa án huyện Bến Lc pht 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì "vi phm quy đnh v điu khiu phương tin giao thông đường b" gây hu qu nghiêm trng. Bà Hng kháng cáo, báo gii, nhiu lut sư phn đi khi nn nhân b pht tù còn th phm thì ch x pht hành chính nhưng vô hiu (7).

***

Chẳng phi bây gi mà trước gi, cách vn dng lut pháp ca h thng bo v pháp lut Vit Nam đã hết sc ngược ngo : Nương nh vi k có quyn, người có tin, quan h xã hi rng rãi và trng tr thng tay người nghèo, thp c, bé hng, k c khi rõ ràng là h vô ti nhm răn đe, giáo dc đám đông v s… nghiêm minh ca pháp chế xã hi ch nghĩa.

Các cơ quan bo v pháp chế xã hi ch nghĩa xét rng, nhng cá nhân như ông Lãnh Đc Dũng, Bí thư huyn Hà Qung, tnh Cao Bng, vốn là thành viên trong mt gia đình có công vi cách mng, bn thân được Đng cộng sản Việt Nam khen ngi nhiu ln, nên ch pht ông Dũng ba năm tù cho hưởng án treo, khi ông say rượu lái xe, cán chết ti ch ba người, mt trong ba ch mi hưởng dương mt năm (8).

Xử lý hình s đòi hi nht quán nên các cơ quan bo v pháp chế xã hi ch nghĩa đã min trách nhim hình s cho ông Trn Quang Hin, Chánh Thanh tra S Y tế tnh Qung Nam, khi say rượu lái xe, cán chết mt thiếu n thì tt nhiên, s min trách nhim hình sự cho ông Mai Nam Dương, Phó Giám đc S Nông nghip và phát trin nông thôn Lâm Đng, cũng say rượu lái xe cán chết mt người và biến ba người tr thành tàn phế vĩnh vin ? (9)

Để… cân bng, các cơ quan bo v pháp chế xã hi ch nghĩa không th tha nhng Lê Ngọc Hoàng, Phan Thúy Hng, k c tr con như Đ Quang Thin (mt hc sinh ng ti thành ph Buôn Ma Thut, tnh Đk Lk, đ mt c ông b đt qu gia đường ri đưa vào bnh vin cp cu, tuy Bnh vin Đa khoa tnh Đk Lk xác nhn, c ông b lit na người bên trái là do xut huyết não vì tăng huyết áp hoc v mch máu d dng – chng bnh ni khoa không liên quan gì đến tai nn giao thông, có th đt qu xut hin làm bnh nhân té, trùng vi thi đim va chm khi đang lưu thông trên đường nhưng Thin vẫn b khi t, b pht tù, do Thin và gia đình dám… kháng cáo kêu oan, Tòa án tnh Đk Lk đã tăng hình pht t 6 tháng tù lên 9 tháng tù, chuyn án treo thành án giam ra ra lnh cho Công an tnh Đk Lk xông vào trường bt Thin thi hành án ngay gia giờ hc) (10).

Chẳng riêng khía cnh giao thông, s nht quán trong đường li x lý hình s đng chí, đng đi, đng hi, đng thuyn vi thường dân cũng đã được th hin mt cách công khai tt c các khía cnh khác. Cun cút làm ăn, cam chu nghèo khó chưa chắc đã được yên thân, cho dù bn không sai nhưng các cơ quan bo v pháp chế xã hi ch nghĩa đã chn thì bn phi chu.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 09/11/2018

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-se-lam-viec-voi-chuyen-gia-vu-lui-xe-tren-cao-toc-20181106130240024.htm

(2) https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ca-binh-phuoc-cong-bo-pho-cong-an-dong-xoai-khong-say-xin-khi-gay-tai-nan-c46a1001802.html

(3) https://tuoitre.vn/pho-cong-an-dong-xoai-gay-tai-nan-lien-hoan-say-ruou-hay-be-lop-xe-20181031092500972.htm

(4) https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ca-binh-phuoc-cong-bo-pho-cong-an-dong-xoai-khong-say-xin-khi-gay-tai-nan-c46a1001802.html

(5) https://vtc.vn/xe-hoi-dam-vao-xe-tai-roi-lat-ngua-vo-pho-giam-doc-so-tnmt-da-nang-tu-nan-d432070.html

(6) http://thegioitiepthi.vn/p/suc-khoe-pho-giam-doc-so-tn-mt-da-nang-ra-sao-sau-tai-nan-nghiem-trong-15066

(7) https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/phap-luat/bi-ke-say-ruou-tong-tinh-lai-thay-minh-thanh-bi-cao-89982/

(8) https://news.zing.vn/bi-thu-ha-quang-lai-xe-lam-chet-3-nguoi-duoc-huong-an-treo-post564241.html

(9) http://soha.vn/xa-hoi/pgd-so-say-ruou-tong-chet-nguoi-vi-la-can-bo-nen-duoc-uu-tien-20131211111618397rf20131211111618397.htm

(10) https://tuoitre.vn/do-quang-thien-duoc-tro-ve-thi-tot-nghiep-751824.htm

Published in Diễn đàn

Ngày 2 tháng 11 vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm bị cáo Ngô Văn Sơn và Lê Ngọc Hoàng trong vụ tai nạn trên cao tốc khiến 4 người chết.

Hai năm trước, ngày 19/11/2016, tài xế xe Innova Sơn chở 10 người chạy trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Vì muốn đón người ở Thành phố Sông Công, nhưng do chạy quá lối rẽ vào thành phố nên Sơn cho xe lùi lại ngay trên đường cao tốc.

inno1

Theo hồ sơ, tòa cáo buộc tài xế Hoàng chỉ giữ khoảng cách 30m tức là vi phạm 5m, và xem đó là căn cứ để buộc tội.

Cùng lúc ấy, bị cáo Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe container chở thép đi tới, đâm vào xe của Sơn khiến 4 người chết, 2 chiếc xe bị hư hỏng nặng. Đo nồng độ cồn xác định, bị cáo Sơn có uống rượu trước khi lái xe, bị cáo Hoàng thì không.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Hà Xuân Đức - giám định viên Bộ Công an xác nhận đã xem xét thiết bị giám sát hành trình trên xe container. Tài xế xe container đã chạy 62km/h. Không vi phạm tốc độ giao thông trên đường cao tốc.

Tuy nhiên bản án được tuyên căn cứ vào Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng, Hoàng đã không chú ý quan sát, không giảm tốc độ về an toàn nên khi 2 xe cách nhau 30m mới phát hiện xe Innova đang lùi rồi mới đạp thắng. Việc này vi phạm thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 xe. Tòa phúc thẩm tuyên phạt Ngô Văn Sơn án 9 năm tù ; Lê Ngọc Hoàng án 6 năm tù.

Theo thông tư 91 thì khoảng cách an toàn giữa hai xe trên đường cao tốc khi chạy với tốc độ 60km/h đến dưới 80km/h là 35m. Theo hồ sơ, tòa cáo buộc tài xế Hoàng chỉ giữ khoảng cách 30m tức là vi phạm 5m, và xem đó là căn cứ để buộc tội.

Tuy nhiên, tòa lại không thể xác định được tốc độ di chuyển ngược lại của xe Innova về hướng xe container là bao nhiêu và nếu xe Innova chạy cùng hướng với xe container thì khả năng gây tai nạn có xảy ra hay không ?

Tòa cũng không mời chuyên gia của Bộ Giao thông vận tải để xác định xem tốc độ lùi của chiếc Innova đã kéo ngắn khoảng cách giữa hai xe bao nhiêu mét, và thời gian là bao lâu khiến tai nạn xảy ra.

Tòa cũng không tính tới yếu tố uống rượu lái xe của tài xế xe Innova và sự nhồi nhét đến 10 người trong một chiếc xe chỉ có 7 chỗ ngồi ảnh hưởng ra sao tới tầm nhìn của tài xế khi anh ta lùi lại trên đường cao tốc trong khi tiếng ồn ào, bàn cãi của những người ngồi trong xe chắc chắn sẽ gây cho anh ta sự mất chú ý khi đang lái xe nhất là chạy giật lùi.

Vụ án gây phẫn nộ khắp nước không riêng gì địa phương Thái Nguyên. Người dân phẫn nộ vì tính chất thiếu chuyên nghiệp của một tòa án cấp phúc thẩm, xét xử căn cứ trên những điều lệ thông tư cứng ngắt mà không xét đến những yếu tố quan trọng gây tai nạn giữa người điều khiển phương tiện. Tòa không căn cứ vào các yếu tố khoa học có thể chứng minh ai là người gây ra lỗi và trách nhiệm của tài xế chiếc container phải chịu căn cứ trên những yếu tố nào ?

Nếu giữ khoảng cách 30 mét thay vì 35 mét như lời cáo buộc thì tài xế xe Innova mới là người hoàn toàn chịu trách nhiệm vì anh ta đã lùi xe khiến khoảng cách bị rút ngắn mà tài xế xe container không thể làm gì khác hơn.

Ai cũng thấy chỉ có Hội đồng xét xử của tòa phúc thẩm là không thấy. Tại sao vậy ?

Vì những người ngồi ghế tòa án không hiểu được thế nào là luật pháp. Luật pháp được lập ra nhằm giữ gìn trật tự xã hội và công bằng cho mọi con người. Sự công bằng cần được xem là tiêu chuẩn không thể thay đổi và bản án được phán xét sau khi cân nhắc kỹ lưỡng mọi yếu tố dù nhỏ nhất bằng mọi phương tiện mà trong thời đại kỹ thuật số việc gì cũng đều có thể chứng minh.

Pháp luật chỉ được thực thi một cách triệt để khi tòa án có những thẩm phán hội đủ kiến thức về luật pháp qua trường lớp và kinh nghiệm chứ không thể qua các lớp tại chức và kinh nghiệm được tính ngang với thời gian vào đảng. Pháp luật cần những luật sư hiểu chức năng và quyền hạn của mình và thân chủ cũng như Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán phải có những ý kiến trái chiều dành cho trường hợp người bị tòa sơ thẩm kết án. Ý kiến trái chiều là chìa khóa khiến một bản án tiến gần hơn với sự thật và vì vậy oan sai sẽ ít đi.

Không một nước nào trên thế giới lại hoàn toàn vắng bóng những trường hợp oan sai, tuy nhiên trong thể chế dân chủ, chính quyền cảm nhận được oan sai của một tòa án là bản án của người dân dành cho chính quyền, vì cử tri sẽ không chấp nhận những lời xin lỗi hay đền bù thiệt hại cho nạn nhân nếu vụ án sai sót một cách không thể chấp nhận.

Việt Nam có quá nhiều vụ án không thể chấp nhận, và có quá nhiều nạn nhân bị tòa án xét xử căn cứ vào những bằng chứng mơ hồ, những lời khai bị khống chế, những lời nhận tội được ghi âm sau những tháng ngày sống trong sợ hãi và đe dọa.

Huỳnh Văn Nén 17 năm oan ức và Nguyễn Thanh Chấn 10 năm ngồi tù mà không hề phạm tội.

Kẻ phạm tội là những thẩm phán trong Hội đồng xét xử hai bị can này, nhưng với hệ thống tư pháp hiện nay họ chỉ đáng bị khiển trách, kiểm điểm vì công trạng đối với cách mạng.

Kết quả của phiên tòa mất lý trí này là phản ứng mạnh mẽ của mạng xã hội. Người ta kéo Hội đồng xét xử xuống tận địa ngục, nguyền rủa sự bất minh và ngu dốt của họ. Người ta phẫn nộ lên án cả chế độ và báo chí cũng không còn đứng vòng ngoài quan sát. Nhiều bài báo mời chuyên gia phân tích vụ án và ai cũng chứng minh rằng Hội đồng xét xử thiếu kiến thức và đã cứng ngắt khi áp dụng một thông tư liên quan.

Về phía dân chúng, tài xế nhiều nơi nảy ra sáng kiến treo biểu ngữ trước đầu hoặc bên hông xe để phản đối bản án của tỉnh Thái Nguyên và yêu cầu trả tự do cho tài xế Hoàng. Tài xế cả nước theo dõi vì họ biết rằng trong tương lai những vụ án tương tự sẽ trùm kín cuộc đời của họ. Tài xế xe chuyên dụng là những người dễ bị va vấp nhất và vì vậy họ cần những tòa án có đầy đủ đức tính của một nơi cầm cân nảy mực.

Người dân thù ghét tòa án không phải là chuyện mới xảy ra, bởi các bản án bỏ túi, án tại hồ sơ, hay án không cần xét đã khiến hàng ngàn gia đình sống trong oan khuất. Oan khuất ấy nảy mầm từ lối sống sa đọa của những con người phục vụ trong lĩnh vực tòa án. Người dân biết nhưng không làm gì được và vũ khí cuối cùng của họ chỉ là hả hê, cười đùa trên mất mát của những gia đình quan chức tòa án,

Mới đây một chiếc xe hiệu Mercedes rơi xuống cầu Chương Dương khiến tài xế tử nạn. Cô tài xế được xác nhận là con của ông Nguyễn Hải Phong, nguyên Viện phó Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa về hưu tháng trước. Người ta cho rằng chính chiếc xe này đã gây tai nạn chết người tại Ô Chợ Dừa rồi bỏ chạy và vụ án không một trang giấy điều tra, nay thì người gây tai nạn gặp tai nạn do chính mình gây ra âu cũng là gieo gió gặt bão.

Nhưng đối với người dân thì chính ông Nguyễn Hải Phong là người gieo gió và con gái của ông phải gặt bão trong khi ông còn sống để nhìn những gì mình đã làm cho người khác trong những năm qua.

Bao nhiêu tiền trà nước của phạm nhân lẫn những kẻ chức quyền đã đưa ông vào thế giới vinh hoa phú quý thì nay những đồng tiền ấy bỏ ông mà đi kéo theo ruột thịt của mình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy mùi tanh của máu và nước mắt của những tù nhân oan ức.

Ai đang hành xử như tòa Thái Nguyên chắc không nên tiếp tục nhắm mắt ăn tiền nữa. Nhân dân bây giờ sắt bén trong lời nguyền rủa lắm, khi họ đã nguyền rủa thì không ai thoát nỗi tai kiếp ở thế giới này đâu.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 07/11/2018 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn