Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/09/2023

Bổ nhiệm thẩm phán, lấy phiếu tín nhiệm, pin mặt trời

Tổng hợp

Đề xuất bổ nhiệm thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là giải pháp mị dân !

RFA, 27/09/2023

Tòa án nhân dân tối cao vừa có đề xuất bổ sung đối tượng ngoài tòa án là giảng viên đại học, luật sư có trình độ cao về pháp luật, có uy tín trong xã hội... có thể được tuyển chọn làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Đề xuất trên được truyền thông nhà nước cho biết nằm trong dự thảo số 4 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi đang được lấy ý kiến góp ý.

vn1

Ảnh minh họa chụp tại một Tòa án ở Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Khó thành sự thật, vì sao ?

Nhận định về đề xuất mới này, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, hôm 27/9 nói với RFA :

"Tôi cho đề xuất đó là quá hợp lý trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang hội nhập quốc tế. Thật ra những chính sách để thực hiện quyền tư pháp trong khi lựa chọn những thẩm phán, hoặc những người thực hiện quyền tư pháp tiến hành tố tụng, thì cần phải có khả năng chuyên môn không chỉ vấn đề điều hành tốt tụng, mà còn phải bao trùm trong các lĩnh vực khác. Đặc biệt nhất, nghề luật và hoạt động thẩm phán phải có cái nhìn xã hội, những giá trị xã hội mang tính nhân văn. Thực tế ở các quốc gia hoàn thiện được hệ thống pháp luật, thường thực hiện quyền dân chủ bầu ra thẩm phán, là các vị đã đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, về đạo đức và những vấn đề cống hiến thì việc lựa chọn thẩm phán đó hoàn toàn khách quan".

Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, Luật sư Võ An Đôn hôm 27/9 khi trả lời RFA cho rằng đề xuất trên của Tòa án nhân dân tối cao sẽ không bao giờ trở thành sự thật :

"Cái đề xuất này không khả thi đâu, khó lắm… Bởi vì thẩm phán tòa án tối cao bắt buộc phải là đảng viên, rồi phải được cơ cấu bên đảng đồng ý… Nên đề xuất đó không bao giờ trở thành sự thật đâu".

Theo Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi có bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành… Cụ thể, bên cạnh các quy định về trình độ (cử nhân luật trở lên), sức khỏe…, dự thảo bổ sung tiêu chuẩn thẩm phán phải có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

Có cùng "lo ngại" với luật sư Võ An Đôn về việc đề xuất trên có nêu rõ thẩm phán ngoài có trình độ, có bắt buộc họ phải là đảng viên hay không ? Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học Cần Thơ, nguyên giảng viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 27/9 nói ý kiến của mình :

"Tôi tán thành đề xuất này, nhưng quan trọng nhất mà dư luận đặt ra là có cần phải có tiêu chuẩn là đảng viên hay không ? Còn chuyện những người có trình độ cao, có hiểu biết như thế trong lực lượng trí thức Việt Nam hiện nay không thiếu. Nhưng còn những tiêu chuẩn khác thì rõ ràng chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, có phải là đảng viên hay không, có bắt buộc phải có chứng chỉ lý luận cao cấp hay không, hay phải qua học trường lớp nào nữa… Đó là những vấn đề xung quanh một chức danh đã được đề xuất, khác với những tiêu chuẩn bố trí cán bộ trước đây".

Theo Nhà Nghiên cứu Đinh Kim Phúc đội ngũ thẩm phán nhân dân tối cao cần phải có những người có trình độ thật sự, hiểu biết thật sự về luật pháp Việt Nam. Nhưng, điều quan trọng nhất theo ông Phúc là phải có tâm, dám đấu tranh với những tiếng nói khác nếu cảm thấy quan điểm của mình là đúng trước một vụ án cụ thể nào đó. Ông Phúc cho rằng, nếu thẩm phán chỉ ‘ngồi vào mâm giơ tay biểu quyết’ thì như thế sẽ dẫn đến hàng loạt các vụ án oan sai.

Phải trải qua một tiến trình tha hóa

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 27/9 khi trả lời RFA cho biết, ông rất ngạc nhiên khi có đề xuất luật sư, giảng viên có chức vụ, trình độ cao về pháp luật được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Bởi, theo luật sư Đài, theo quy định của pháp luật về thẩm phán thì một người để trở thành thẩm phán phải qua một khóa đào tạo đến hai năm ở học viện đào tạo thẩm phán. Bây giờ, theo đề xuất để những luật sư hay giảng viên có trình độ cao được bổ nhiệm thẩm phán thì ông cho rằng đây là một tin mừng. Tuy vậy, ông Đài cho rằng :

"Tôi là người biết rất rõ quy trình, từ một người tốt nghiệp cử nhân luật để trở thành một thẩm phán trải qua một tiến trình rất là dài. Mà đó là một tiến trình tha hóa con người, chứ không phải quá trình để rèn luyện trở thành một con người. Đầu tiên anh ta trở thành một người thư ký của thẩm phán, anh ta luôn luôn đóng vai trò như là giúp đỡ cho thẩm phán nhận tiền hối lộ, hay mặc cả với những người bị đơn, hay đương đơn trong các vụ án hình sự, hay vụ án dân sự, hành chính lao động… nên đến khi anh ta trở thành thẩm phán thì đạo đức, nhân cách của con người đó đã bị hư hỏng hết rồi".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, quy định thẩm phán là đảng viên là quy định bắt buộc mặc dù trong dự thảo được truyền thông nêu không nói rõ câu chữ như vậy nhưng đó là quy trình buộc phải có. Bởi lẽ, theo ông Đài, khi họ bổ nhiệm trực tiếp một người luật sư hay một giảng viên làm thẩm phán thì dù đã cắt ngắn được quá trình tha hóa con người, nhưng để thẩm phán có giữ được mình trong sạch hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Ông Đài giải thích:

"Trong cơ quan tòa án, người thẩm phán phải tuân thủ Bí thư Chi bộ đảng ở đó. Cho nên vẫn hoàn toàn không có tính độc lập ở đây. Việc bổ nhiệm một người giảng viên hay luật sư chỉ là giải pháp mang tính mị dân. Chứ nếu thực chất thì nó không mang lại hiệu quả, vì nếu muốn thay đổi căn bản để mọi thẩm phán được xét xử độc lập theo đúng quy định hiến pháp, thì phải thay đổi cả một hệ thể chế chính trị. Chứ đơn giản bổ nhiệm một luật sư hay giảng viên không thể nào đảm bảo tính công bằng, khách quan, đem lại công lý cho người dân".

Nguồn : RFA, 27/09/2023

***************************

Lấy phiếu tín nhiệm : bao giờ mới thực chất ?

RFA, 26/09/2023

Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh bằng bỏ phiếu kín tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 23/10/2023.

vn2

Một lần biểu quyết tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Courtesy chinhphu.vn

Lá phiếu có ý nghĩa gì ?

Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước hôm 25/9, kỳ họp thứ 6 sẽ dành hơn một ngày để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Sau đó sẽ biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được cho biết sẽ thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Hà Nội hôm 26/9/2023 nhận định với RFA :

"Nếu ở các nước là ‘tín nhiệm’ và ‘bất tín nhiệm’ (tức là không có tín nhiệm). Thì ở Việt Nam lại là ‘tín nhiệm cao’ ; tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tóm lại ‘tín nhiệm thấp’ thì vẫn là tín nhiệm… cho nên việc lấy phiếu tín nhiệm này tôi nghĩ chỉ là một trò có tính chất mị dân, nó hoàn toàn không có tác dụng".

Trưởng ban Công tác đại biểu – Bà Nguyễn Thị Thanh cho truyền thông hay đợt này Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh.

Lý do đưa ra là vì việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội tiến hành theo nghị quyết 96 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. Theo đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Anh Đệ, một người dân sống ở Sài Gòn hôm 26/9/2023 nói ý kiến của mình :

"Thật lòng mà nói động tác đó giống như ‘bắt cóc bỏ đĩa’… chẳng có ý nghĩa gì. Họ đã xác định là đảng lãnh đạo, lấy phiếu tín nhiệm có ít thì họ cũng đỡ cho nhau. Chắc chắn phiếu tín nhiệm đó có xấu thì tôi nghĩ cũng là tốt, vì mọi cái đều do đảng sắp xếp. Lá phiếu bầu của người dân không có, hình thức là Đảng cử dân bầu, dân không có quyền chọn người tranh cử cho mình mà là Đảng chọn. Điều đó gây cho tôi sự không tin tưởng xuất phát từ quyền cơ bản của người dân, đó là được đi bầu chọn người uy tín để phục vụ nhân dân. Nhưng tất cả những đại biểu Quốc hội đều được đảng đưa ra để cho dân bầu, thành ra bây giờ có lấy phiếu tín nhiệm cũng vậy thôi, chẳng ý nghĩa gì hết".

Phức tạp hóa để lấp liếm !

Trước đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra hôm 30/5/2023, vấn đề ‘lấy phiếu tín nhiệm’ đã được nêu lên. Bà Nguyễn Thị Thanh lúc bấy giờ nói rằng, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 ‘tín nhiệm thấp’ mà không tự từ chức, thì sẽ bị Quốc hội ‘bỏ phiếu tín nhiệm’.

Hai khái niệm ‘lấy phiếu tín nhiệm’ và ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ được bà Thanh giải thích rằng, việc ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ là hệ quả của ‘lấy phiếu tín nhiệm’ với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp, và thực chất là miễn nhiệm.

Dư luận trên mạng xã hội bình luận về vấn đề trên cho rằng, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đang bị "phức tạp hóa".

Có ý kiến về việc này, nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn từng nói với RFA:

"Tôi khẳng định tiếng Việt không có tín nhiệm cao thấp trung bình gì cả, mà chỉ có tín nhiệm và mất tín nhiệm thôi. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thấy được hậu quả của việc này đã dẫn đến hệ lụy, đó là tiếp tục bóp méo tiếng Việt bằng khái niệm lấy phiếu và bỏ phiếu. Hầu như ai cũng biết chuyện bỏ phiếu là hình ảnh người ta lấy lá phiếu bỏ vào trong thùng phiếu… bây giờ họ đặt ra ‘lấy phiếu’ là một việc, ‘bỏ phiếu’ lại là một việc khác nữa…"

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chính quyền Việt Nam không thấy được hậu quả khi làm phức tạp thêm vấn đề chống tham nhũng, vốn dĩ đã rất phức tạp, nên mới giải thích thế nào là ‘lấy phiếu’, thế nào là ‘bỏ phiếu’. Ông Già cho rằng có thể tiếng Việt của người quản lý kém, và theo ông đó là một sự "bịp bợm" tiếng Việt.

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013. Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI vào năm 2015, Đảng CSVN cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm được lặp lại tại các Hội nghị Trung ương và tại Quốc hội.

Cựu trung tá Vũ Minh Trí hôm 26/9/2023, khi được hỏi về vấn đề "lấy phiếu tín nhiệm" của Quốc hội đã đưa ra đề xuất :

"Tôi chỉ có một đề xuất, tức là nhân dân phải có quyền tự do bầu cử, ứng cử và đề cử… thì tự khắc nhân dân sẽ chọn ra những đại biểu mà họ cảm thấy thực sự có phẩm chất năng lực để phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Họ sẽ bầu những người đấy vào những vị trí quản lý nhà nước, xã hội… Nhưng ở đây Quốc hội với danh xưng là cơ quan đại biểu nhân dân, nhưng thực ra trong đấy đến 97% - 98 % là đảng viên cộng sản hoặc giả là những người có tính chất ‘chim mồi’ của đảng cộng sản. Không có một người dân bình thường nào mà lọt vào đấy cả. Cho nên nếu trông chờ vào đấy là hoàn toàn không nên".

Ý thứ hai theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, trong những năm qua, người dân không còn tin tưởng và trông chờ vào việc lấy phiếu tín nhiệm. Ông nói tiếp :

"Nhưng có một bộ phận không nhỏ những người dân cứ mong là người sau sẽ tốt hơn người trước. Nhưng thực tế diễn ra ví dụ như ở Hà Nội hai đời chủ tịch thành phố đã đi tù. Rồi một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh các đời cán bộ lãnh đạo nối tiếp nhau đi tù. Từ các chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, phó bí thư của cấp tỉnh thành phố thay nhau đi tù, khóa trước đi tù xong đến khóa sau đi tù, rồi khóa sau nữa lại đi tù… Có những trường hợp đặc biệt như tỉnh Bình Thuận từ khi tái lập khoảng hơn 20 năm mà tất cả các đời chủ tịch tỉnh đều bị kỷ luật hoặc đi tù".

Trong một cơ chế như vậy, theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, không thể trông chờ có những cán bộ tốt, có những người có năng lực thực sự vì dân vì nước. Cho nên, vẫn theo ông Trí, nếu vẫn thể chế này, vẫn Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội… thì không bao giờ nhân dân có được những người đại diện tiêu biểu thật sự, đại diện cho lợi ích của nhân dân, cho dẫu lá phiếu tín nhiệm có cao chót vót…

Nguồn : RFA, 26/09/2023

**************************

B M trng pht, hãng pin mt tri Trung Quc tính xây nhà máy 400 triu USD ti Vit Nam

Reuters, VOA, 27/09/2023

Nhà sn xut tm pin năng lượng mt tri Trina Solar ca Trung Quc đang lên kế hoch xây dng nhà máy th ba ti Vit Nam, Reuters dn ba ngun tin am tường cho biết hôm 27/9. Đây được xem là mt đng thái nhm thúc đy xut khu sang Hoa K sau khi công ty này b áp thuế trng pht đi vi các sn phm h sn xut Thái Lan.

vn3

Các tấm pin mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh : Reuters)

Trina là mt trong nhng nhà sn xut tm pin mt tri ln nht thế gii tính theo doanh thu. Công ty ca Trung Quc s đu tư 400 triu USD vào nhà máy rng 25 ha đt công nghip, vic sn xut s bt đu vào năm 2025, mt trong nhng ngun tin trc tiếp v kế hoch nói vi Reuters.

Mt ngun tin khác tham gia tho lun vi công ty cho biết Trina đã đ xut kh năng đu tư 600 triu USD vào Vit Nam.

Các ngun tin đu t chi nêu tên vì chi tiết d án cho đến nay vn được gi bí mt.

Trina đã không tr li yêu cu bình lun ca hãng thông tn Anh.

Khon đu tư ca Trina vào Vit Nam din ra sau kết lun ca cuc điu tra ca B Thương mi Hoa K vào tháng trước rng Trina nm trong s 5 công ty năng lượng mt tri ca Trung Quc đã s dng nhà máy ca h Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác đ né thuế trng pht đi vi các tm pin do Trung Quc sn xut, mà Hoa K cho là có tr cp không công bng ca nhà nước.

Cho đến nay, các mc thuế d kiến s có hiu lc t gia năm ti ch nh hưởng đến hot đng ca Trina ti Thái Lan, nhưng vic các công ty Trung Quc thiết lp cơ s Đông Nam Á đ xut khu sang M vn đang được giám sát cht ch.

Theo S&P Global Market Intelligence, các nước sn xut hàng đu trong khu vc chiếm khong 80% ngun cung tm pin mt tri ca M, trong đó Vit Nam cung cp khong 1/3 tng lượng tm pin mt tri nhp khu ca M trong quý đu năm nay.

Trina hin là mt trong nhng nhà sn xut tm pin năng lượng mt tri ln nht ti Vit Nam và khon đu tư theo kế hoch ca công ty này nhn mnh mi quan tâm ngày càng tăng ca các doanh nghip Trung Quc trong vic thành lp nhà máy ti quc gia Đông Nam Á khi h tìm cách tránh khi tình hình leo thang căng thng đa chính tr và thương mi gia Bc Kinh và Washington.

Theo d liu ca chính ph Vit Nam, Trung Quc là nhà đu tư nước ngoài ln th hai ti Vit Nam trong năm nay, vi 2,7 t USD tính t tháng 1 đến gia tháng 8, gp hơn 5 ln giá tr đu tư ca các công ty M trong cùng k.

Phong thy

Trina có hai nhà máy Vit Nam: mt nhà máy đã bt đu sn xut tm silicon vào tháng trước vi sn lượng hàng năm d kiến là 6,5 gigawatt (GW) và mt nhà máy khác sn xut pin và tm pin mt tri.

Hin chưa rõ nhà máy mi s sn xut sn phm gì. Mt ngun tin cho biết h s tp trung vào sn xut pin mt tri, trong khi mt người khác cho biết là tm silicon.

Các ngun tin nói công ty đang xem xét nhiu khu công nghip khác nhau. Mt người cho biết Trina đã nh chuyên gia phong thy tham gia đ đưa ra quyết đnh cui cùng.

Mt ngun tin khác cho biết nhng vn đ cung cp đin ca Vit Nam cũng đang được Trina xem xét khi công ty cân nhc các phương án m rng.

Đt nng nóng hi tháng 6 đã nh hưởng đến sn lượng thy đin, ngun đin ln th hai ca Vit Nam, buc nhiu nhà máy phi tm dng sn xut do b ct đin.

Nguồn : VOA 27/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 233 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)