Tình trạng bán tháo diễn ra trên diện rộng, khiến hàng trăm cổ phiếu bị rớt giá, bao gồm cả những mã của hàng loạt doanh nghiệp lớn.
Ngay khi vừa mở cửa phiên giao dịch đầu tuần này, thị trường chứng khoán đã bị nhấn chìm trong sắc đỏ giảm điểm. Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn kể từ khi khởi động phiên giao dịch chiều. Chỉ số VN-Index giảm một mạch hơn 80 điểm và tiếp tục nằm trong diễn biến lao dốc.
Trong các hội, nhóm chứng khoán, cả nhà đầu tư lẫn chuyên viên tư vấn đều lo lắng, không hiểu lý do thị trường giảm sốc như vậy, mức giảm còn mạnh hơn cả đợt lao dốc hồi tháng 1-2021 và tháng 7-2021.
Nhận định về phiên giao dịch đầu tuần này, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đang bị tâm lý dè chừng nếu cầm tiền, còn lại đa phần thua lỗ nặng nên không còn tiền để đầu tư. Nhiều người đang cầm cổ phiếu thì chờ hồi lại để bán ra.
"Vì nhiều con voi lại chui lọt lỗ kim một cách dễ dàng. Điển hình như việc công ty lên sàn chứng khoán nhưng vốn hóa thấp, dễ dàng bị thâu tóm, sau đó bị biến thành công cụ bơm thổi giá cổ phiếu. Hoặc một ai đó chỉ cần bùa phép số liệu kế toán, miễn làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì kiểm toán có thể đồng ý cho qua, cơ quan chức năng có thể duyệt cho phát hành thêm cổ phiếu để bán giấy lấy tiền" – một ý kiến thử đưa ra về lăng kính của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chỉ trong hơn 2 tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm gần 10%, qua đó khiến vốn hóa bốc hơi gần 35 tỷ đồng. Rất nhiều mã cổ phiếu giảm trên 40%. Không ít mã giảm sàn liên tục và bốc hơi 70-80% như trong các nhóm cổ phiếu nóng "họ FLC", "họ Louis", "họ HUT-Tasco"…
Thị trường cổ phiếu Việt giảm nhanh trong bối cảnh lãnh đạo một số doanh nghiệp bị bắt liên quan tới các sai phạm "thao túng thị trường chứng khoán", "lừa đảo" như trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, ông Đỗ Anh Dũng…
Gần nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Chứng khoán Trí Việt, Louis Holdings (HoSE : TGG), Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land (HNX : BII) và một số đơn vị liên quan, bắt tạm giam ông Đỗ Thành Nhân, ông Đỗ Đức Nam…
Ghi nhận một tài liệu trình bày tại hội nghị có tên "Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế" vào chiều 22/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2021 và các tháng đầu năm 2022 ghi nhận quy mô nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tăng nhanh. Đặc biệt, trong 5 tuần gần đây, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ với giá trị 3.589 tỷ đồng (khoảng 155 triệu USD). Đây là những số liệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cũng tại hội nghị kể trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định với vai trò gián tiếp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán và với tinh thần thận trọng, dư nợ tín dụng đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán còn khá nhỏ, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Giữ quyền chủ trì hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, "Những sai phạm này chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư chân chính. Đây là hướng đi cần thiết làm trong sạch, lành mạnh thị trường theo hướng bền vững, an toàn, hiệu quả hơn. Tức là hy sinh lợi ích trước mắt để đổi lấy phát triển bền vững lâu dài".
Tuy nhiên những trấn an của Thủ tướng đến Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính vẫn chưa đủ sức khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư khi sau hội nghị trên chưa đến 12 tiếng, nhà đầu tư đã đua nhau bán tháo khiến hơn 440 cổ phiếu chốt phiên dưới tham chiếu, trong đó 171 mã giảm hết biên độ.
Đồ thị VN-Index đã rơi thẳng đứng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/12, VN-Index giảm 38,72 điểm (-2,61%) xuống 1.443,32 điểm. HNX-Index giảm 8,96 điểm (1,96%) lên 449,27 điểm. UPCoM-Index giảm 2,44 điểm (-2,13%) xuống 112,11 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức cao và tăng mạnh so với phiên trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 37.312 tỷ đồng, tăng 37% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh tăng 39% lên 30.627 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng hơn 400 tỷ đồng ở sàn HoSE.
"Đỏ sàn" vì ngại biến chủng Omicron có thể nhấn chìm kinh tế Việt Nam ?
Thị trường chứng khoán ảm đạm từ khi mở đầu phiên ngày 3/12. Hàng loạt các mã chứng khoán giảm giá khiến cho thị trường toàn sắc đỏ. Trong đó, NVL giảm 3%, GVR giảm 2,3%, PLX giảm 2,7%, BCM giảm 2,3%… Bước sang phiên chiều, áp lực bán xuất hiện khiến hàng loạt cổ phiếu lớn lao dốc trong đó, nhiều mã bị kéo xuống mức giá sàn hoặc lộ giá sàn. Không ít nhà đầu tư đã tháo chạy bởi lo ngại các ca Omicron đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
Một số mã lớn giảm mạnh như BCM giảm sàn xuống 49.300 đồng/cp, GVR giảm 5,6% xuống 36.500 đồng/cp, BID giảm 5% xuống 42.000 đồng/cp. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như ASM, GEX, TCH… đều bị kéo xuống mức giá sàn.
Quan sát chi tiết hơn sẽ thấy phải tới sau 14 giờ của phiên chiều 3/12 thì thị trường mới bắt đầu xấu đi rõ hơn. VN30-Index lúc này cũng giảm chưa tới 0,6% so với tham chiếu. Thế nhưng chỉ khoảng chục phút, đà bán tháo đột ngột tăng cực mạnh.
Áp lực giảm đến từ một loạt cổ phiếu trụ, trong đó ngân hàng dẫn đầu. VCB trong 15 phút đã có nhịp giảm tới 1,9%, dù so với tham chiếu chỉ mất khoảng 0,9%. Cổ phiếu này bổ nhào từ vùng giá xanh với khối lượng giao dịch còn chưa tới 160 ngàn cổ. GAS cũng có nhịp lao dốc cực kỳ ấn tượng, giảm 1,82% trong chưa đầy 20 phút. MSN, VNM, CTG, TCB, BID, VHM cũng đều lao dốc khá mạnh.
Việc các blue-chips lớn giảm cũng không phải quá đột ngột. Nhịp kéo xanh đều có thanh khoản kém cho thấy cầu rất yếu. Khi áp lực bán gia tăng thì sức cầu quá mỏng để có thể neo giữ biên độ hẹp. Chiều tăng dễ dàng bao nhiêu thì chiều giảm cũng vậy, đều do dòng tiền mỏng.
Rổ Vn30 chiều 3/12 chỉ còn duy nhất PDR tăng nhẹ 0,11% và VJC tham chiếu, còn lại là giảm. Chỉ số đại diện rổ giảm 2,39%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 3 tháng. Tới 26 cổ phiếu trong rổ này giảm trên 1%, trong đó 18 mã giảm trên 2%. Nhóm giảm trên 4% là SSI giảm 6,48%, GVR giảm 5,56%, VRE giảm 5,23%, BID giảm 4,98%, BVH giảm 4,62%, STB giảm 4,44%, POW giảm 4,24%, PLX giảm 4%.
Độ rộng sàn HoSE cuối phiên chỉ còn 61 mã tăng/415 mã giảm. Smallcap giảm 2,41%, Midcap giảm 3,51% và VN-Index giảm 2,61%. Trong số các mã ngược dòng, 11 mã kịch trần thì chỉ còn lại DHG, CIG, ROS, APG, KPF là thanh khoản chấp nhận được.
Số giảm sàn ở HoSE là 25 mã, tập trung vào nhóm vừa và nhỏ và đại đa số là mất thanh khoản giá sàn. TNI, VIX, GEX, TCH, PTL… khớp hàng chục triệu cổ, chưa kể rất nhiều mã khác giao dịch hàng triệu cổ phiếu và mất thanh khoản.
"Đỏ sàn" sẽ còn tái diễn vì đó là cuộc "đánh tháo" cổ phiếu bất động sản ?
Giới kinh doanh cho rằng việc ‘đỏ sàn’ còn có nguyên do từ Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, theo đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có động thái siết việc huy động vốn thông qua trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước. Trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản chiếm gần 46% tổng lượng trái phiếu phát hành, tương ứng 201.900 tỷ đồng.
Thông tư số 16/2021/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 15/1/2022. Trong đó có quy định, tổ chức tín dụng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp : phát hành trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành ; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác tăng quy mô vốn hoạt động.
Thông tư này được cho là sẽ có tác động đặc biệt đến các doanh nghiệp bất động sản.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán SSI, trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản sẽ hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu/cổ phần của chính doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu chiếm 67%. Tỷ trọng các doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo cũng tương đối cao, chiếm 15,8%.
Đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
Sự suy giảm của nhóm cổ phiếu bất động sản gần đây được cho là liên quan tới Thông tư 16 nói trên.
Cũng theo SSI, các doanh nghiệp phát hành nhiều nhất trong thời gian gần đây là Vingroup, Novaland. Lãi suất bình quân các trái phiếu bất động sản trong quý III/2021 khoảng 10,3%, kỳ hạn bình quân là 4,1 năm.
Trong một diễn biến được cho là liên quan, Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) thuộc Tập đoàn Vingroup đã phát hành xong 6.530 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay theo kế hoạch đặt ra hồi đầu tháng 8. Trong đó, 4.370 tỷ đồng được phát hành theo hình thức chào bán ra công chúng và 2.160 tỷ đồng được phát hành theo hình thức chào bán riêng lẻ.
Trong thương vụ gần nhất, Vinhomes phát hành lượng trái phiếu trị giá 2.090 tỷ đồng hôm 25/11 cho 8 nhà đầu tư trong nước. Vinhomes cũng vừa đáo hạn lô trái phiếu trị giá 6.720 tỷ đồng kỳ hạn 18 tháng, phát hành vào ngày 30/5/2019. Gần đây, doanh nghiệp bất động sản của tỷ phú Vượng cũng bán hàng chục triệu cổ phiếu để thu về khoản tiền vài ngàn tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng vi khuẩn Corona và giá dầu
Trong ngày 9/3/2020, còn gọi là ngày thứ hai đen, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mấttrên 2014 điểm (tương đương7, 8%). Con số tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2008.
Chỉ số DAXcủa Đức giảm 916 điểm (7,95%), số điểm giảm nhiều nhất trong một ngày giao dịch kể từ vụ khủng bố 11/9/2001. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 431 điểm(8,40%). Anh với FTSE 100 giảm496 điểm (7,69%), Chỉ số EURO STOXX 50 tiêu biểu của khối đồng tiền EURO giảm 273 điểm (8,45%).
Tại Châu Á, Thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 5%, chỉ số chứng khoán của Nam Hàn mất trên 4%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite Index giảm 3%và Chỉ số chứng khoán Thâm Quyến mất 4%.
Góp thêm vào những bất ổn của thị trường chứng khoán. Ngày 7/3, À Rập Saudi công bố tăng lượng sản xuất dầu củng như giảm giá dầu như một động thái tuyên chiến giá dầu với Nga sau khi hội nghị đàm phán của các quốc gia sản xuất dầu (OPEC) không đạt được thỏa thuận. Giá dầusụp xuống còn 31 USD,giảm hơn 30%. Đây là mức thiệt hại lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh Vịnh 1991.
Chứng khoán toàn cầu cònmất điểmthêmtrong ngày 12/3 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đình chỉ mọi chuyến bay đến từ Châu Âu trong vòng 30 ngày.Trump biện minh đây là một trong những biện pháp kiểm soát dịch bệnh đến từ vi khuẩn "nước ngoài" corona.
Một tháng thê thảm cho thị trường chứng khoánthế giới và ViệtNam
Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán khắp nơiđềulao dốc mạnh.
Tính từ ngày 14/2 đến 13/3/2020
Chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mấttrên 21%. Chỉ số S&P TSX Composite (Gia Nã Đại)mất gần 30%và chỉ số BOVESPA(Ba Tây)mất 26%. Tại Châu Âu, chỉ số DAX giảm 32%, CAC 40 giảm 32%., FTSE 100 giảm 27%,Chỉ số EURO STOXX 50 giảm 32%, chỉ số RTS Nga mất 32%. Tại Châu Á, thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 26%,chỉ số HangSeng (Hồng Kông)13,5%. Chỉ số Senxex (Ấn Độ)mất 17. Tại Úc, chỉ số ASX-Úc mất 24%. Tại Kenia, Châu Phi, chỉ số NSE 20 giảm14%.
Chỉ số thế giới MSCI giảm gần 30%. Chỉ số MSCI bao gồm cổ phiếu của 1650 doanh nghiệp lớn và trung của 23quốc gia kỹ nghệ : Mỹ, Gia Nã Đại, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Hòa Lan, Na Uy, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha,Thụy Sĩ, Do Thái, Úc, Hồng Kông, Nhật, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba…
Đại dịch Covid-19 tác độngnghiêm trọng tới thị trường tài chính thế giớivà thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chỉ số chứng khoán VN-Index lao dốc mạnh, giảm 18,7%, từ 935 điểm xuống 761điểm - về mốc thấp nhất từ tháng 11/2017. Cổ phiếu các nhóm ngànhkhai khoáng, bán lẻ, ngân hàng, tiện ích, vật liệu xây dựng, chứng khoán, công nghệ - thông tin, bất động sảnbị giảm mạnh. Thêm vào đó thông tin Việt Nam tạm dừng miễn thị thực với công dân 8 nước gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha được công bố đã khiến cổ phiếu hàngkhônglại càng mất giá.
Chỉ trong 5 phiên giao dịch của tuần(09/3-13/3/2020)vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi"mất 26,3 tỷ USD. Các nhà phân tích tài chính tiên liệuthị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục bốc lửa và chỉ số VN-Index có nguy cơ xuống dưới mốc 550 điểm.
Triển vọng thị trường tài chính ổn định ?
Đại dịch Covid-19 lan rộng nhanh chóng. Tính đến sáng 15/3, trên thế giới đã có 153.957 người mắc Covid-19, 5.793 người tử vong, trong đó :
- Trung Quốc : 3.189 người tử vong.
- 147 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc : 2.604 người tử vong.
Ngày 14/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi Châu Âu là "tâm dịch" Covid-19 của thế giới, xác nhận 1.266 bệnh nhân tử vong trong số 17.660 người nhiễm bệnh, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Trong cuộcphỏng vấn của tạp chí Spiegel (Đức) vào ngày 27/2/2020, nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đãtiên đoáncuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm từ 30-40%. DịchCovid-19 sẽ làmsuy thoái kinh tế toàn cầu, nhất làTrung Quốc.
Nhà kinh tế học nổi tiếng ở Trung Quốc, Trương Ngạn Nguyên, cảnh báo nước ôngsẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2020.Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc xuống từ 4% đến 5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã giảm hạ 0,4% triển vọng tăng trưởng của Trung Quốcxuống còn 5,6%, nhưng cảnh báo con số này còn có thể thay đổi.
So với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 17,2% trong tháng Một và tháng Hai, xuống mức hơn 292 tỷ USD.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 27,7% trong tháng Một và tháng Hai xuống còn 43 tỷ USD... Trong khi đó, mặc dù nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã tăng 2,5%, lên 17,6 tỷ USD, song Trung Quốc vẫn thặng dư thương mại hơn 25 tỷ USD với nền kinh tế lớn nhất thế giới.Cán cân thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã thâm hụt hơn 7 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2020.
Một cuộc chiến về giá dầu theo giới quan sát sẽ gây ra những hậu quả lớn về địa chính trị, tiếp tục đẩy các thị trường chứng khoán lao dốc thêm trong khi đã chao đảo nghiêm trọng vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.Jochen Stanyl, nhà phân tích thị trường của công ty chứng khoán CMC Markets cảnh báo cuộc chiến giá dầu sẻ trở thành "con thiên nga đen" kế tiếp cuả thị trường chứng khoán.Khái niệm này ám chỉ một biến cố có tác động lớn không tiên đoán được.
Adam Crisafulli, nhà sáng lập công ty Vital Knowledgekhẳng định "Giá dầu thôđã trở thành vấn đề lớn hơn dịch bệnh đối với các thị trường. Giá dầu đã giảm gần 50% và một số chiến lược gia trong ngành còn ước tính giá dầu có thể giảm xuống mốc 20 USD/thùng trong năm nay.
Nhằm đối phó các rủi ro kinh tế ngày càng tăng do dịch Covid-Ngân hàng quốc gia của nhiều nước đã có biện pháp giảm lãi xuất chỉ đạo, thu mua chứng khoán, trái phiếu trên thị trường. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ 0,5% lãi suất đồng USD về mức 1% - 1,25%và trưng dụng 1500 tỷ USD cho thị trường tài chính.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng hoài nghi về tác dụng của những chương trìnhgiảm lãi xuất hay "bơm" tiền vào thị trường chứng khoán. Họ cho rằng các ngân hàng có thể hạ lãi suất để kích thích hoạt động vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường về lâu dài.
Vũ Ngọc Yên
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
Rủi ro khi Trung Quốc vượt Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam (VOA, 20/04/2018)
Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong khi ảnh hưởng của Mỹ giảm dần
Cờ Việt Nam và Trung Quốc trước lễ đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Văn phòng Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội. Trung Quốc trong năm qua đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cảnh báo có nhiều rủi ro khi Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và làm cho mong muốn ‘thoát Trung’ của quốc gia Đông Nam Á ngày càng khó khăn.
Mỹ là những nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong 15 năm qua cho đến khi Trung Quốc chiếm lĩnh vị trí này vào năm ngoái, theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được Bloomberg trích dẫn.
Sự thay đổi này bắt đầu vào năm 2017 khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 33.5% so với năm trước đó trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 20%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Việt Nam dựa vào Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam trong nhiều mặt, bao gồm cả kinh tế và chính trị. Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump có chủ trương hướng nội bằng việc theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại mà ông gọi là "Nước Mỹ trên hết", Trung Quốc đã nổi lên để lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại bằng cách tăng cường thương mại và đầu tư ở khu vực Đông Nam Á.
Hai chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh và Phạm Chí Dũng nhận định với VOA rằng chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Trump là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sụt giảm tầm ảnh hưởng về kinh tế thương mại đối với Việt Nam và tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
"Gần đây một số chính sách của Hoa Kỳ có tính chất bảo hộ nhiều hơn và vì vậy cho nên có thể sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định cho xuất khẩu của Việt Nam," theo TS Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một tuyên bố tăng thuế nhập khẩu đối với sắt và nhôm tại Nhà Trắng ở Washington hôm 8/3. Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu nhôm vào thị trường Mỹ.
Ngay sau khi lên nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2017, ông Trump lập tức rút Mỹ ra khỏi hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Việt Nam được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất, mà theo ông nói để bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ. Trong những tháng gần đây vị tổng thống này đã áp dụng tăng các mức thuế đối với nhiều mặt hàng như nhôm, thép, tôm và cá - là những mặt hàng mà Việt Nam xuất nhiều sang Mỹ. Ông Trump cũng đưa Việt Nam vào danh sách 16 nước có thể gây hại cho kinh tế Mỹ. Việt Nam đứng thứ 5 với mức thặng dư thương mại 38.3 tỷ USD trong cán cân thương mại với Mỹ.
*******************
Bloomberg : Việt Nam là thị trường IPO 'nóng' nhất Đông Nam Á (VOA, 20/04/2018)
Việt Nam đang trở thành thị trường IPO (Initial Public Offering- đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) 'nóng' nhất khu vực Đông Nam Á trong lúc nền kinh tế của đất nước hơn 90 triệu dân này đang thăng hoa, theo Bloomberg.
Bên ngoài trụ sở Thị trường chứng khoán Hà Nội trên phố Tràng Tiền. Việt Nam được Bloomberg đánh giá là thị trường IPO náo nhiệt nhất khu vực Đông Nam Á.
Tạp chí kinh doanh và phân tích thị trường cho biết trong năm 2017 thị trường IPO (đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) của Việt Nam tăng đến 6 tỷ USD.
Bloomberg cho rằng chứng khoán trên thị trường Việt Nam còn đắt giá hơn cả nhóm cổ phiếu công nghệ ở Thâm Quyến của Trung Quốc.
Nền kinh tế phát triển mạnh cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu đã tạo ra sức mua lớn và góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát với nhiều thương vụ IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á, theo dữ liệu của Bloomberg.
Thương vụ chào bán cổ phần của Vinhomes với giá 2 tỷ USD tới đây có thể trở thành thương vụ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Ngân hàng Techcombank dự kiến cũng sẽ huy động 922 triệu USD trong đợt IPO sắp tới.
Tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy có sự thận trọng trong "cơn sốt" IPO đang diễn ra ở thị trường náo nhiệt nhất trong khu vực này, theo nhận định của Bloomberg.
Nhưng Bloomberg cũng cho biết các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng hơn đối với các thương vụ cổ phần hóa. Hiện tại, Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty quốc doanh. Thị trường tăng trưởng tốt được xem là thuận lợi cho nhà nước trong quá trình thoái vốn khỏi các doanh nghiệp.
Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng, theo Bloomberg.
Trải qua hàng loạt sóng gió những năm đầu thập niên này, kinh tế Việt Nam đang rất ‘khỏe mạnh’. GDP của Việt Nam đã tăng 7,4% trong quý 1/2018, mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
Tiêu biểu cho sự đi lên của Việt Nam là Vingroup. Tập đoàn này hôm 2/9/2017 đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ôtô và xe máy có tên VinFast ở Hải Phòng với vốn đầu tư từ 1 tới 1,5 tỷ đôla trong giai đoạn đầu tiên.
Việt Nam được Bloomberg đánh giá là có thể sẽ trở thành công xưởng của thế giới tiếp theo ở Châu Á trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét để tái gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Bloomberg cảnh báo dường như thị trường đang tỏ ra quá lạc quan với thông tin này và chỉ cần nhà đầu tư chọn nhầm thời điểm là sẽ lập tức bị "bỏng" bởi thị trường đang quá "nóng".