Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên nói gì về tranh chấp đất đai giữa Giáo hội và chính quyền Hà Nội ?
Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa thánh La Mã bổ nhiệm vào vị trí tân Tổng Giám mục Giáo Phận Hà Nội, thay thế Hồng y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, người được Giáo hoàng Phan Xi Cô chấp nhận đơn từ chức và cho nghỉ hưu. Quyết định của Vatican được công bố lúc 12 giờ trưa hôm thứ Bảy 17/11/2018, giờ Rome, tức 6 giờ chiều Việt Nam.
Nhân dịp này, Diễm Thi của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn ngắn với tân Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội, Giuse Vũ Văn Thiên, về một số vấn đề liên quan Giáo hội Công giáo Việt Nam và mối quan hệ giữa Hà Nội với Vatican.
Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa Courtesy of baoconggiao.net
Diễm Thi : Trước hết Diễm Thi xin chúc mừng Giám mục trong vị trí mới là Tổng Giám mục Hà Nội. Thưa Giám mục, thời quan qua thì Giáo hội Việt Nam có những đóng góp gì cho sự phát triển chung của đất nước ạ ?
Giuse Vũ Văn Thiên : Trước hết tôi xin chào chị và kính chào quý vị thính giả. Trong suốt bề dày lịch sử truyền giáo tại Việt Nam 400 năm thì đóng góp rất là nhiều cho xã hội Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam.
Trước hết phải nói đến chữ viết mà chúng ta có hôm nay là nhờ sự cộng tác của các giáo sĩ người Châu Âu mà các Ngài muốn đem cho chúng ta nền văn minh mà hôm nay chúng ta được thừa hưởng.
Thứ hai nữa là rất nhiều công việc bác ái và hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực từ thiện và lĩnh vực giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn và bây giờ Giáo hội cũng đang cố gắng để tiếp tục truyền thống ấy. Tuy rằng ở Việt nam thì các nhà dòng và Giáo hội nói chung chỉ có thể có trường mẫu giáo mầm non thôi còn các cấp học cao hơn thì chúng tôi vẫn đang đề nghị với nhà nước và hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể có những trường học để có những hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục.
Diễm Thi : Hoạt động của Giáo hội có gặp sự trở ngại nào từ chính phủ Hà Nội không, thưa Giám mục ?
Giuse Vũ Văn Thiên : Như tôi vừa nói thì ngành giáo dục chỉ có thể mở lớp mẫu giáo mầm non thôi. Về bệnh viện công giáo thì chúng tôi cũng chưa thể thành lập dù Giáo hội rất là mong muốn. Trong một vài hoạt động tôn giáo thì chúng tôi vẫn còn những hạn chế. Ví dụ Giáo hội với tư cách là Giáo hội thì không được phép mua đất đai để xây dựng nhà thờ hoặc cơ sở tôn giáo. Đó là một trong những hạn chế rất là lớn.
Và nhìn chung thì những hoạt động tôn giáo như tổ chức lễ hay sửa nhà thờ, xây nhà thờ tại những nơi đã có sẵn thì không gặp khó khăn, nhưng những khu đô thị mới mà muốn xây nhà thờ thì chúng tôi vẫn còn gặp khó khăn. Và một vấn đề lớn khó khăn hiện nay là đất đai của Giáo hội, của các dòng tu mà nhà nước đã công hữu hóa ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.
Tổng giám mục Giuse cùng Đức Hồng Y Phêrô tiến vào Nhà Thờ Chính Tòa. Courtesy of baoconggiao.net
Diễm Thi : Tháng trước, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có gửi một đơn kiến nghị khẩn cấp đến chính quyền Hà Nội phản đối việc xây dựng trên khu đất thuộc sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, là trường Dũng Lạc. Theo Giám Mục thì hướng giải quyết như thế nào ?
Giuse Vũ Văn Thiên : Ngay hôm nay tôi mới nhận chức tại Hà Nội cho nên tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ vấn đề, nhưng nhìn chung thì với tư cách là một người lãnh đạo Giáo hội thì chúng tôi cũng mong muốn là Nhà nước giải quyết cho chúng tôi những phần đất đai thuộc về Giáo hội.
Và chúng tôi, đương nhiên với tư cách là người lãnh đạo Giáo hội thì chúng tôi cố gắng để bảo vệ tài sản của Giáo hội, bởi vì đó cũng là yêu cầu rất cấp thiết.
Về vụ việc thì tôi chưa nắm rõ bởi hôm nay tôi mới nhận địa phận một cách chính thức, nên tôi chưa thể nói điều gì rõ hơn hay sâu hơn được.
Diễm Thi : Ở Việt Nam có những trường hợp Nhà nước mượn nhà của bên Giáo Hội nhưng lại không trả khi Giáo hội cần. Vậy Giáo hội sẽ phải làm gì, thưa Giám mục ?
Giuse Vũ Văn Thiên : Trong những lần gặp gỡ các vị đại diện trong chính quyền thì chúng tôi cũng vẫn nói cái điều mà chị vừa nói. Chúng tôi cũng mong muốn làm sao để thể hiện được sự công bằng, bởi vì khi Giáo hội có nhu cầu thì chúng tôi cũng vẫn nhiều lần đề nghị, và chúng tôi hy vọng có sự cảm thông hơn giữa Nhà nước và chính quyền với nhu cầu chính đáng của Giáo hội.
Diễm Thi : Thưa Giám mục, hồi tháng 5, Vatican có cử một tân đại diện không thường trú cho Việt Nam và vị này cũng đã đến Việt Nam. Qua gặp gỡ thì Giám Mục thấy có dấu hiệu tích cực nào giữa Vatican và Việt Nam ạ ?
Giuse Vũ Văn Thiên : Vị đại diện không thường trú bây giờ là vị đại diện thứ hai, kế nhiệm Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli. Tôi đã gặp Ngài rồi và tôi thấy đường hướng của Ngài rất cởi mở, rất là gần gũi, và trong các cuộc trao đổi thì đương nhiên những vấn đề nội bộ chúng tôi cũng không được biết rõ nhưng Ngài cũng cho biết có những tín hiệu lạc quan và chúng tôi cũng hy vọng như vậy.
Diễm Thi : Cám ơn Giám mục đã dành thời gian cho RFA. Kính chúc Giám mục và Giáo hội Việt Nam một mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới hạnh phúc.
Giuse Vũ Văn Thiên : Tôi cám ơn chị. Tôi xin gửi đến chị và thính giả những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Một mùa Giáng sinh tràn đầy hồng ân của Chúa, thanh bình và một năm mới hạnh phúc với những điều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống. Tôi xin trân trọng kính chào.
****************
Theo AsiaNews, ngày 19/12/2018, cuộc họp vòng VII Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Tòa thánh Vatican sẽ diễn ra tại Hà Nội. Vatican không cho biết những vấn đề sẽ được bàn thảo tại vòng làm việc lần này là gì nhưng một vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm giữa Tòa thánh và Việt Nam là việc tiến cử các giám mục.
Bên cạnh đó là vấn đề tài sản giáo hội mà chính phủ Hà Nội mượn hay trưng thu trước đây và nay không trao trả với lý do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Tại Việt Nam, có khoảng 6 triệu giáo dân Công giáo trung thành với Giáo hội Hoàn Vũ dưới sự lãnh đạo của Giáo Hoàng Francis. Giáo hội Công giáo Việt Nam có khác với Trung Quốc là không có hai thành phần gồm giáo hội tuyệt đối trung thành với Vatican, thường được gọi là ‘giáo hội thầm lặng’ và giáo hội do chính quyền Bắc Kinh kiểm soát. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội cũng luôn muốn can thiệp vào hoạt động của giáo hội thông qua tổ chức có tên ‘Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước’.
Diễm Thi thực hiện
Nguồn : RFA, 18/12/2018
Một số chuẩn bị cho đại hội đảng 13 (RFA, 07/12/2018)
Quân ủy Trung ương Việt Nam vào ngày 6 tháng 12 tiến hành hội nghị giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp Hành Trung ương đảng cộng sản nhiệm kỳ 2021-2026.
Chuẩn bị cho Đại Hội Đảng tại Hà Nội hôm 12/1/2016 - AFP photo
Đích thân ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng, chủ trí hội nghị. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là bí thư Quân Ủy Trung ương.Bên cạnh đó còn có thủ tướng chính phủ và bộ trưởng quốc phòng cùng tham dự.
Ông đại tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng có báo cáo nêu ra rằng qui hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc hệ trọng, thường xuyên của đảng. Theo người đứng đầu quân đội Việt Nam thì trong thời gian qua, công tác qui hoạch cán bộ trong quân đội được tiến hành chặt chẽ, đúng nguyên tắc, đúng qui trình.
Tin cho biết tại hội nghị việc bỏ phiếu giới thiệu nhân sự quân đội qui hoạch được tiến hành ; tuy nhiên danh sách chưa thấy công bố.
Quân đội và Công an là hai lực lượng được đảng cộng sản Việt Nam mệnh danh là ‘thanh kiếm và lá chắn’ để bảo vệ chế độ.
Cũng tin liên quan, vào ngày 5 tháng 12 Thường trực Tiển Ban Văn kiện Đại hội XIII của đảng cộng sản Việt Nam cũng tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin cho biết đảng cộng sản Việt Nam dự kiến tiến hành đại hội đảng lần thứ 13 vào quí 1 năm 2021 và tiểu ban văn kiện là một trong 5 tiểu ban chuẩn bị cho kỳ đại hội sắp tới.
Tiểu ban văn kiện được cho biết có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ; chuẩn bị báo cáo chính trị trình đại hội đảng lần thứ 13.
Truyền thông trong nước cho biết ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị Tiểu ban nên tranh thủ sự tham gia đóng góp ý kiến của những vị nguyên lãnh đạo đản, giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý. Tuy nhiên việc đóng góp theo nguyên tắc dân chủ cần phải theo nguyên tắc, có sự thống nhất ; đặc biệt đối với những vấn đề mà theo lời ông Nguyễn Phú Trọng là vấn đề lớn.
Đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam tiến hành đại hội 5 năm một lần để đưa ra đường lối chỉ đạo điều hành đất nước.
Một số nhân sĩ, trí thức cũng như giới hoạt động kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam từ bỏ vai trò cai trị độc tôn, thực hiện đa nguyên- đa đảng, cải tổ thể chế để giúp đất nước tiến lên, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu so với các nước khác trên thế giới và cả trong khu vực như hiện nay.
*****************
Tranh chấp đất đai là vấn đề nóng ở Việt Nam (RFA, 07/12/2018)
Kiểm toán nhà nước Việt Nam thừa nhận tình trạng sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến, kéo dài và chậm xử lý gây hậu quả lớn về kinh tế và xã hội.
Công ty cổ phần Xây Dựng Bắc Nam 79 - Ảnh chụp màn hình. Courtesy of VTC.
Một số vụ việc được Kiểm toán nhà nước Việt Nam nêu ra như các vụ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi là Vũ Nhôm, Đinh Ngọc Hệ, biệt danh Út Trọc, vụ dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm…
Thừa nhận vừa nêu của Kiểm toán Việt Nam được đưa ra tại hội thảo tổ chức vào ngày 6 tháng 12. Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán nhà nước được dẫn lời rằng thực trạng hoạt động quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường tại Việt Nam trong thời gian gần đây có những tồn tại, hạn chế tác động đến phát triển kinh tế, xã hội, lãng phí, thất thoát nguồn lực xã hội và gây bức xúc xã hội.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh có mặt tại hội thảo nhấn mạnh giai đoạn 2014 – 2018 đã có nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, diễn ra phổ biến, phức tạp ở hầu hết các nội dung và các cấp quản lý.
Các sai phạm về quản lý sử dụng đất được kể ra như tình trạng lấn chiếm đất công ở khắp nơi ; đất đai bị hủy hoại vì khai thác khoáng sản ; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển đổi mục đích như biến đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất ở, đất kinh doanh trái luật dẫn đến hậu quả bị hoang hóa, mất giá trị.
Nguyên nhân của những sai phạm trên được chuyên gia nhấn mạnh hiếm khi thực hiện cá nhân riêng lẻ mà thực hiện theo tổ chức, theo nhóm có sự dung túng, bao che của nhiều cán bộ và tổ chức nhà nước.
Một số cơ quan chức năng Việt Nam vừa qua cũng thừa nhận khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai chiếm đến ba phần tư các vụ người dân phải đến kêu tại các cơ quan tiếp công dân ở địa phương và trung ương.
Quy hoạch đất đai cũng là nội dung chính được bàn thảo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 6/12 với phần chất vấn của đại biểu với các lãnh đạo sở, ngành và Ủy ban nhân dân Thành Phố.
Truyền thông trong nước đưa tin cho biết các đại biểu đã đặt câu hỏi và trình bày nhiều vấn đề gây bức xúc trong dư luận bấy lâu liên quan đến quy hoạch đất đai.
Cụ thể, đại biểu Trần Quang Thắng dẫn trường hợp một người dân ở huyện Nhà Bè được cấp nền khi bị thu hồi đất nhưng 20 năm vẫn chưa được giải quyết. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 6 Lê Hòa Bình trả lời xác nhận việc chậm trễ là do sai sót.
Tình trạng nhiều dự án nằm trong quy hoạch đất công viên, cây xanh chậm triển khai gây lãng phí tài nguyên đất được đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa chất vấn. Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc cho biết cơ quan này đang phối hợp với các quận, huyện rà soát, nếu bất cập thì sẽ điểu chỉnh.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng trả lời các câu hỏi của đại biểu cho biết thành phố xác định có 547 dự án phải thu hồi chủ trương cho chậm thực hiện liên quan đến Nghị quyết 16. Đối với nghị quyết 21, ông Thắng cho biết thành phố đã rà soát trên 2.800 dự án và 180 dự án trình thu hồi chủ trương. Ông này cũng cho hay vấn đề giá bồi thường là nguyên nhân khiến nhiều dự án chậm trễ.
*****************
Việt Nam xem xét phê chuẩn Công ước 98 của ILO (RFA, 07/12/2018)
Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam vào ngày 5 tháng 12 tổ chức cuộc hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh để tham vấn về khả năng phê chuẩn, áp dụng Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể tại Việt Nam và đệ trình lên Quốc hội để phê duyệt vào năm tới. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 5/12.
Một công nhân xưởng sửa chữa tàu lửa tại nhà máy Gia Lâm ở Hà Nội hôm 10/5/2017. AFP
Theo Vietnam News, tại buổi hội thảo, bà Sarah Galeski, đồng Chủ tịch Tiểu ban Nguồn nhân lực và Đào tạo Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết Việt Nam gần đây đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm tới.
Báo này trích dẫn lời bà Sarah Galeski nói rằng cả CPTPP và EVFTA đều yêu cầu Việt Nam tái xác nhận các cam kết của mình theo Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc cơ bản và quyền cho người lao động.
Những quyền này nằm trong tám công ước cơ bản của ILO, trong đó có ba công ước chưa được Việt Nam phê chuẩn, bao gồm công ước 98 về thương lượng tập thể.
Bà Sarah Galeski hy vọng Việt Nam sẽ phê chuẩn công ước này vào năm tới. Bà nói thêm rằng mặc dù Việt Nam chưa phê chuẩn công ước nhưng Bộ Luật Lao động sửa đổi hiện hành của Việt Nam đã có nhiều khái niệm then chốt, chẳng hạn như Điều 8.1 của Bộ luật Lao động hiện hành. Theo đó người sử dụng lao động bị cấm phân biệt đối xử với nhân viên trên cơ sở tham gia công đoàn của nhân viên. Người sử dụng lao động cũng bị hạn chế trong việc chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên cũng là nhân viên công đoàn.
Cũng tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết quyền thương lượng tập thể là rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến lợi ích tập thể.
Theo TTXVN, tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng Việt Nam cần hành động để thể hiện sự nỗ lực trong việc tham gia Công ước 98 ; phấn đấu được ký kết vào đầu năm 2019 để tháng 3/2019 Nghị viện Châu Âu xem xét. Các đại biểu cũng đã thảo luận các vấn đề về việc bảo vệ tổ chức Công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử, hành vi can thiệp ; các vấn đề thương lượng tập thể và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật khi tham gia Công ước 98.
Giới hoạt động công đoàn độc lập hy vọng cơ quan chức năng thuộc chính phủ Hà Nội sẽ thực tâm thi hành những cam kết ký với quốc tế trong việc bảo đảm những quyền căn bản cho người lao động.
Cuối cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).
Bình Định : Tự thiêu phản đối cưỡng chế nhà.
Năm 1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.
Năm 2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng minh cho yêu cầu của họ.
Năm 2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…
Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…
Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức "thanh tra" về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.
Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ - thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế, chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức. Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.
Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh !
***
Tuần trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai năm sau (2010) Sở Tài nguyên và môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để phục hóa.
Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta "rừng", chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác. Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.
Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác - sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho riêng Công ty Long Sơn ?..
Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và "công nhân" dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình "cưỡng chế - thu hồi đất", "công nhân" của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ "dám" bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là của họ.
Suốt tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động trước tất cả các đợt "cưỡng chế - thu hồi đất" mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị "công nhân" của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do "công nhân" của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…
Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn "cưỡng chế - thu hồi đất" để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức "cưỡng chế - thu hồi đất"...
Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 "công nhân" Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt "cưỡng chế - thu hồi đất" mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi "công nhân" Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…
Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì "giết người", Đoàn Văn Diện vì "che giấu tội phạm"… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí "lên huyện, lên tỉnh" để tìm… "sự thật" !
Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì "hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.
Dư luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.
Bây giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.
Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt "cưỡng chế - thu hồi đất", không bồi thường cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt "cưỡng chế - thu hồi đất", trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn "cưỡng chế - thu hồi đất" trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm "giải độc dư luận"…
Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ "cưỡng chế - thu hồi đất" trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.
Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ "giết người" thành "giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh" (hình phạt tối đa là bảy năm tù) ?
Yếu tố chính để xác định một cá nhân "giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh" là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì "hành vi trái pháp luật". Xác định ông Hiến "giết người" – phạt tử hình một thường dân - đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm "hành vi trái pháp luật" của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016. Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất, giao rừng theo kiểu như vậy.
Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm không phạm tội "giết người" mà là "giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh", dù như thế mới thật sự là "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc "ổn định chính tri", chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự "khoan hồng, nhân đạo" !..
***
Đã hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt Nam "giải quyết dứt điểm" chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và vẫn tiếp tục kêu oan (3).
Bà Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có "bằng khoán điền thổ" do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy là "gia đình có công với cách mạng" nhưng bà Đê không giữ được lô đất đó vì chính quyền huyện Bình Chánh "mượn", một phần giao cho Bến xe miền Tây, một phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích (6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh "mượn" là ông Nguyễn Văn Nhờ - lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng miền Tây.
Bà Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh "mượn" của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự nghiệp xin lại đất...
Bởi có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất mà chính quyền huyện Bình Chánh "mượn" của bà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu hàng chục tỉ/năm.
Sau 28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh xem xét – giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng - sai, rồi kết luận khiếu nại của bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận, họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế mà vẫn chưa xong vì chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi, con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương ! Dường như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/09/2018
Chú thích
(1) http://tieudung.vn/doi-song/binh-phuoc :-tu-sat-vi-cho-rang-2-ban-an-cua-toa-bat-cong-28577.html
Dân Đồng Tâm kỷ niệm một năm biến cố 15/4 (RFA, 16/04/2018)
Hôm qua, nhằm đánh dấu một năm biến cố Đồng Tâm, hàng trăm dân làng đã tổ chức buổi kỷ niệm, điểm lại những nét chính trong toàn bộ quá trình "vừa gìn giữ người, vừa bảo vệ đất" cũng như thảo luận những diễn biến tiếp theo.
Cụ Lê Đình Kình đã trở nên tàn phế ở tuổi 83 với chiếc nẹp kim loại dài 27 phân trong xương đùi
Dân làng Đồng Tâm cho biết trong suốt vài tuần qua đại diện chính quyền Hà Nội đã nhiều lần tiếp cận các thành viên của Tổ Đồng Thuận mà đứng đầu là cụ Kình, vừa khuyên nhủ vừa răn đe nhằm ngăn cản buổi kỷ niệm diễn ra.
Tuy nhiên, quan điểm của cụ Kình cũng như toàn thể Tổ Đồng Thuận là rất rõ ràng. Buổi lễ kỷ niệm hoàn toàn không phải là để "liên hoan ăn mừng" như cách hiểu của chính quyền Hà Nội, bởi lẽ đối với dân làng Đồng Tâm, 15/4/2017 là một ngày bi thương khi họ bất đắc dĩ phải phản kháng lại lực lượng cưỡng chế hàng trăm người được trang bị kỹ càng.
Cụ Kình còn cho biết thêm, cá nhân cụ, nghiêm trọng hơn, đã trở nên tàn phế ở tuổi 83 với chiếc nẹp kim loại dài 27 phân trong xương đùi, cũng chính trong ngày bi thương ấy, thì sao có thể lấy làm vui mừng cho được ?
Đuối lý trước sự quyết liệt của cụ Kình và Tổ Đồng Thuận, cuối cùng, chính quyền Hà Nội đã phải để cho buổi kỷ niệm được diễn ra theo kế hoạch của dân làng.
Trong buổi kỷ niệm được phát trực tiếp trên Facebook, đại diện dân làng tiếp tục nhấn mạnh vào hai kiến nghị chính. Một là, UBND Hà Nội cần phải có quyết định chính thức về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, phù hợp với động thái trên thực địa của quân đội (đã đào hào xây tường phân định ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp Đồng Tâm) để bà con yên tâm canh tác sản xuất. Hai là sớm đình chỉ điều tra đối với vụ án "bắt giữ người trái phép" được khởi tố ngày 13/6/2017 để dân làng không còn hoang mang về tình trạng pháp lý của mình thêm nữa.
Không sớm có những hành động dứt khoát theo hướng an dân, chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ chỉ mua thêm những rắc rối cho mình, một khi vấn đề Đồng Tâm vẫn âm ỉ kéo dài.
Nguyễn Anh Tuấn
*****************
Công an bao vây buổi lễ kỷ niệm 1 năm khủng hoảng Đồng Tâm (RFA, 16/04/2018)
Hàng ngàn người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 15 tháng 4 tổ chức buổi lễ kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra biến cố mâu thuẫn đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương, bất chấp việc chính quyền trước đó đã tìm đủ mọi cách cản trở buổi lễ.
Một góc khung cảnh buổi lễ kỷ niệm 1 năm khủng hoảng đất đai Đồng Tâm. Ảnh chụp màn hình video trên Facebook.
Người dân địa phương cho RFA biết có khoảng 2 ngàn người dân từ các thôn xóm khác nhau đã tới tham dự. Buổi lễ có sự tham gia của cụ Lê Đình Kình, một trong bốn người năm ngoái bị bắt giữ liên quan đến vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm. Ngoài ra còn có bà Nguyễn Thị Lan, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch xã Đồng Tâm. Bà Lan được nói bị bãi nhiệm vì đứng lên bảo vệ người dân khi mâu thuẫn xảy ra.
Vào chiều tối ngày 16 tháng 4, cụ Lê Đình Kình cho RFA biết chính quyền đã làm nhiều biện pháp để ngăn cản buổi lễ nhưng đều thất bại :
"Những khu vực họ tưởng mình dự kiến làm là họ tổ chức suốt các hoạt động khép kín từ hôm mùng 10 đến chiều hôm 15. Thí dụ, nhà văn hóa thôn Hoành là nơi giữ 38 cán bộ cảnh sát, là họ cho hoạt động từ mùng 10. Phụ nữ họp, rồi thanh niên họp, rồi họ san sửa lát gạch lại, cho đông y về khám bệnh cấp thuốc miễn phí".
Cũng theo lời cụ Kình, mặc dù chính quyền tìm cách cản trở như vậy nhưng buổi lễ vẫn diễn ra thành công bởi vì ban tổ chức giấu kín thông tin về địa điểm tổ chức đến tận phút chót.
Cụ Kình nói rằng hàng ngàn công an đã được sắp xếp vây kín mọi nẻo đường đến xã Đồng Tâm, cũng như bao quanh khu vực lễ kỷ niệm :
"Công an họ về bao vây ở khu vực chung quanh, tập trung khoảng 200 công an có cả vòi rồng, có cả xe bắt người. Còn ở trong xã hôm qua cũng phải vài ba trăm công an nữa. Tất cả phải đến hàng ngàn công an bao vây chung quanh".
Một số nguồn tin cho biết trước đó cơ quan chức năng đã thuyết phục người dân đừng tổ chức buổi lễ này, và còn có những lời lẽ răn đe họ.
Một ngày trước buổi lễ, lực lượng an ninh đã canh cửa nhiều nhà hoạt động, không cho họ ra khỏi nhà như nhà hoạt động Trần Thị Thảo, nhà báo Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyên Bình, Phan Khang,…
Vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền xảy ra đã lâu nhưng lên đỉnh điểm vào tháng 4 năm ngoái khi công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm trong đó có cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi và khiến cụ bị thương nặng trong quá trình bắt giữ. Người dân phẫn nộ với việc làm này của chính quyền nên họ đã giam 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.
Sau đó đích thân chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, phải về xã Đồng Tâm nói chuyện với người dân, đưa ra cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân địa phương về vụ bắt giữ. Tuy nhiên đến ngày 13 tháng 6 năm ngoái, Cơ quan Điều Tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Đồng Tâm về hai tội danh ‘bắt giữ người trái pháp luật’ và hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản’.
Người dân Đồng Tâm luôn cho rằng họ phải đấu tranh giữ đất và mong muốn chính quyền giữ đúng cam kết, cũng như phải có giải quyết công tâm về khu đất bị cho là đất quốc phòng.
Thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là mới đây huyện ủy Mỹ Đức đã khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Như vậy là sau chuỗi sự kiện người dân bắt giữ rồi thả 38 cán bộ đảng viên và cảnh sát cơ động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết không khởi tố, nhưng sau đó cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội lại ra quyết định khởi tố triệu tập người dân Đồng Tâm, tới nay Bí thư đảng ủy xã bị khai trừ, cho thấy vụ việc vẫn còn căng thẳng.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm gặp dân hôm 22/4
Theo chiều hướng này vụ việc ở Đồng Tâm sẽ còn là điểm nóng dư luận trong một thời gian dài nữa, những tính toán rất có thể sai lầm của các bên không loại trừ sẽ dẫn đến tái diễn bùng nổ bạo lực. Về phía chính quyền cho thấy họ đã quyết ăn thua đủ và không muốn cho qua chuyện này, còn người dân thì có vẻ như cũng dám chấp nhận hy sinh.
Vậy làm sao để giảm tránh những vụ việc như Đồng Tâm về sau ?
Vai trò của Tòa án
Một điều thấy rõ trong vụ việc này là mặc dù tranh chấp kéo dài qua nhiều năm những đã không được Tòa án đứng ra phân định đúng sai về sự việc.
Cho đến thời điểm này những kết luận về đất đồng Sênh là đất quốc phòng hay đất của người dân đều chỉ là kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của các cấp chính quyền địa phương gồm xã, huyện và thành phố Hà Nội.
Theo thông tin bài báo 'Khai trừ Đảng Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm' trên báo Motthegioi cho biết thì, ngày 31/10/2016 UBND Thành phố Hà Nội đã có kết luận nội dung tố cáo của một số công dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm về việc việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, di dời một số hộ dân đang sử dụng đất tại khu vực sân bay Miếu Môn.
Huyện ủy Mỹ Đức cho rằng, mặc dù văn bản của thành phố Hà Nội đã khẳng định đất khu vực sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng nhưng bà Nguyễn Thị Lan đã không chỉ đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện đúng theo tinh thần trên nên đã kỷ luật khai trừ bà Lan.
Nhưng ở đây có một vấn đề, đó là kết luận của UBND thành phố Hà Nội là kết luận của người có trách nhiệm nghĩa vụ liên quan đến việc quản lý khu đất, đó không phải là kết quả giải quyết của một cơ quan trung gian công tâm, không thiên vị và bất vụ lợi, giúp tạo dựng sự tin tưởng của người dân vào kết quả giải quyết.
Nếu vụ việc tranh cãi về nguồn gốc đất được giải quyết bởi Tòa án, thì mặc dù ngành Tòa án Việt Nam hiện cũng còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng dù sao đó cũng là cách giải quyết khả dĩ trong việc đưa đến một kết quả đỡ bị chống đối.
Vì quy trình giải quyết của Tòa án là công khai, tại đó phía người dân được đưa ra mọi ý kiến lập luận, được cất lên tiếng nói và được lắng nghe, họ có cơ hội giãi bày tâm trạng, giải tỏa nỗi niềm, cái có ý nghĩa tinh thần không kém phần quan trọng so với việc đòi hỏi lợi ích vật chất.
Các binh sĩ và sĩ quan cảnh sát của chính quyền Hà Nội trong ngày được trao trả tự do ở Đồng Tâm, Hà Nội vài tháng trước đây.
Còn quy trình giải quyết khiếu nại là lối giải quyết áp đặt quan điểm của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Và người dân sẽ không thể tâm phục khẩu phục cho một lối giải quyết như vậy, mà điều này là rất quan trọng trong việc giữ ổn cố đời sống xã hội.
Thực tế cho thấy, khiếu nại đến cái người lấy đất mà mong người ta thay đổi ý kiến thì cái cơ chế như vậy luôn khiến cho người dân ở vào trạng thái tuyệt vọng.
Hơn cả pháp luật
Vấn đề bản chất tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm là do tồn tại sự thiếu rõ ràng về hồ sơ giấy tờ căn cứ.
Cho nên việc giải quyết vụ việc không chỉ đơn thuần căn cứ theo các quy định pháp luật hiện tại.
Có thể hình dung là mấy chục năm trước do nhu cầu của chiến tranh, một cấp chính quyền nào đó đã quyết định sử dụng khu đất ở Đồng Tâm làm sân bay. Nhưng ranh giới mốc giới không xác định rõ ràng và không lập hàng rào quản lý chặt chẽ, dẫn đến người dân tái sử dụng, đến nay chính quyền lại muốn lấy ra cho quân đội.
Nhiều vấn đề sẽ cần làm rõ như xác định gianh giới mốc giới ở đâu, chứng từ sổ sách có lưu giữ không, nhân chứng địa phương ý kiến thế nào, trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý đất ra sao, quyền lợi người dân sử dụng đất giải quyết thế nào ?
Phải dựa vào các dự kiện thực tế như vậy thì việc giải quyết mới thấu tình đạt lý, và quyền lợi chính đáng cho các bên mới được bảo đảm. Điều đó đòi hỏi sự việc phải được giải quyết bởi Tòa án chứ không thể do chính quyền địa phương giải quyết mà được.
Sự không rõ ràng của hồ sơ chứng cứ khiến cho việc vận dụng pháp luật bị hạn chế và cần đến nhiều nhận định chủ quan, khi đó càng cần đến sự xét đoán công tâm khách quan của Tòa án thay vì Ủy ban nhân dân là cơ quan có trách nhiệm liên quan.
Cho nên giải quyết vụ việc ở Đồng Tâm ngay từ ban đầu đã sai về cách làm, đó cũng do bởi pháp luật về giải quyết khiếu nại đã quy định như vậy và thực tế đáng buồn là Tòa án đã không được nhờ cậy.
Vẫn là Tòa án
Trong một xã hội ai sẽ là người đứng ra bảo vệ cho người dân trước sự xâm hại, mà rất nhiều khi kẻ xâm hại lại là chính quyền ?
Trả lời câu hỏi này, lịch sử văn minh nhân loại đã nghĩ ra mô hình chính quyền với ba quyền phân lập gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để nhánh quyền lực này sẽ khắc chế ngăn chặn nhánh kia bảo vệ người dân.
Khi phân chia quyền lực làm ba nhánh, người ta hy vọng rằng sự tha hóa thối nát nếu có sẽ xảy ra không đồng thời, và một trong các nhánh còn lại vẫn giữ được sự trung thành bảo vệ người dân.
Ở Việt Nam lâu nay ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp không được phân chia mà tập trung khiến cho quyền lực của các cấp chính quyền quá lớn tạo nguy cơ xấu đối với quyền lợi dân chúng.
Trong vụ việc ở Đồng Tâm thì chính quyền địa phương nắm giữ cả bà quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, người dân không có chỗ nương tựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi.
Tòa án đã không hề có vai trò và không hề được nhắc đến như là một thiết chế giải pháp có năng lực giải quyết vụ việc. Quyền hạn của Tòa án quá yếu kém nên không đảm đương được vai trò là định chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Rộng hơn một chút, rất nhiều vấn đề lộn xộn hiện nay trong đời sống xã hội đều có nguyên nhân là tư pháp yếu kém đã không đóng góp giúp ích được nhiều cho quản trị quốc gia. Nói cách khác, do Tòa án được thiết kế kém quyền trong hệ thống bộ máy nhà nước lâu nay, đó là nguyên nhân đã dẫn đến nhiều thực trạng xấu của đời sống xã hội.
Nay vụ Đồng Tâm đã xảy ra như vậy, để tránh những trường hợp tương tự về sau, đã đến lúc các ban ngành cần nhận ra vai trò của Tòa án trong quản trị quốc gia, tháo gỡ các xung đột quyền lợi.
Ngành tư pháp Việt Nam cần được tăng quyền để làm tốt hơn vai trò trò phân xử tranh cãi, ngăn chặn những sai trái lạm quyền của các cấp chính quyền. Để việc cưỡng chế người dân chỉ được thực hiện sau khi đã có quyết định giải quyết của Tòa án về vụ việc.
Ngô Ngọc Trai
Nguồn : BBC, 23/10/2017
Tác giả Ngô Ngọc Trai là luật sư hiện đang hành
LTS : Tranh chấp đất đai hiện nay ở Việt Nam không còn là một bí mật quốc gia hay một vấn đề nhạy cảm cấm bàn đến. Cho dù bị cấm đoán và ngăn cản, những tin tức về cuộc đấu tranh bảo vệ đất và ruộng vườn của nông dân chống lại những cường hào ác bá địa phương và quân đội đã được loan truyền nhanh chóng cả trong lẫn ngoài nước.
Qua những tin và hình ảnh nhận được, người ta thấy những người dân quê Việt Nam không còn sợ hãi như trước, không những thế họ còn biết tổ chức và quy tụ quanh một địa bàn để bảo vệ phương tiện sống của thôn làng. Lực lượng an ninh được cử đến đàn áp và giải tỏa đất cho những tập đoàn địa ốc quốc nội và Trung Quốc vào xây cất. Trước đây và bây giờ, những tư bản đỏ (tỷ phú đô la) của chế độ và giới tài phiệt Trung Quốc đội lốt công ty Việt Nam đã không ngừng truy tìm những vùng đất tốt có trị giá thương mại cao để xây dựng nhà cửa và cơ ngơi rồi bán lại với giá cao gấp ngàn lần sau khi trưng thu đất đai của nông dân và ngư dân Việt Nam.
Lần này những quan tham và tư bản đỏ đã đi quá xa, không còn tìm được đất tốt ở trung tâm của thành phố lớn, họ đi lần vào những vùng ngoại ô, cạnh nhiều con sông và dọc bờ biển để chiếm thêm đất, dưới danh nghĩa quốc phòng hay an ninh. Trên những vùng đất mới này, các sứ quân địa phương và giới quan tham đã và đang gặp phải sự chống đối quyết liệt của những người nông dân không còn gì để mất.
Một cách tóm tắt, giới tài phiệt địa ốc chỉ cấu với của quan tham (cắc ké địa phương) để ký những hợp đồng tương nhượng không qua thương lượng với những nông dân đang sinh sống trên những mảnh đất đó. Đến ngày và giờ thi hành dự án hay hợp đồng, họ đưa xe ủi và nhân công vào xây dựng và khai thác, nhưng lần này họ gặp phải sự chống đối mãnh liệt của người nông dân. Như thường lệ, các chính quyền địa phương (huyện, xã, tỉnh, thành phố) cử lực lượng an ninh và cảnh sát cơ động đế giải tỏa và bắt những người cầm đầu, thế là xong. Rắn mất đầu thì quan tham tha hồ tự tung tự tác.
Một yếu tố mà phía chính quyền cộng sản không lường trước được là những thành phần an ninh, công an và cảnh sát cơ động được cử đến phần lớn là những con em của những gia đình nông dân địa phương đang bị chiếm đoạt đất. Những thanh niên này không thể trấn áp chính gia đình của họ hay người thân của họ, do đó tình trạng cứ nhùn nhằng, chính quyền chỉ biết hăm dọa, cô lập và gây chia rẽ, họ chỉ chực chờ phong trào bảo vệ đất mệt mỏi thì đưa người vào tiến chiếm.
Nhưng tình hình hiện nay không còn như trước. Những phương tiện thông tin hiện đại đang đưa những vụ cưỡng chế, trấn áp ra trước ánh sáng công luận. Con cháu những nông dân Việt Nam ngày nay biết sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại và tự phát kết hợp lại cùng nhau để kêu cứu và tố cáo bất công.
Cho dù chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay đang cố gắng bịt miệng và trói tay những công ty chuyên tải thông tin quốc tế như Yahoo, Google, Facebook, Twitter, nhưng chỉ là dã tràng xe cát. Khi một thông tin bị xóa đi thì hàng chục thông tin khác sẽ hiện lên. Những cường quốc kỹ thuật như Trung Quốc, Nga còn không kềm chế được thông tin lề trái thì làm sao chính quyền cộng sản Việt Nam có thể làm được. Ý định thành lập một trang mạng xã hội đậc trưng Việt Nam dưới quyền kiểm soát của nhà nước là một "utopie".
Trong những ngày sắp tới, những vụ chiếm đoạt đất đai bất chính ở Việt Nam sẽ được đưa ra ánh sáng ngày càng nhiều hơn nữa. Đây là những ung nhọt của xã hội Việt Nam, và những mụn ung nhọt này đang đến ngày phát tác hàng loạt. Khi phong trào bảo vệ đất đai và nguồn sống của người dân Việt Nam lan rộng trên khắp cả nước, sự tồn tại của chế độ đang được đếm ngược.
Nguyễn Văn Huy
*******************
Dân biểu tình đòi minh bạch việc bồi thường (RFA, 20/04/2017)
Một số người dân xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh vào 10 giờ sáng ngày 20 tháng 4, kéo nhau đến trụ sở ủy ban nhân dân xã biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng do thảm họa môi trường mà Formosa gây nên.
Hàng ngàn người dân tụ tập tại UBND huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh hôm 3/4/2017. Courtesy of danquyenvn
Mạng Việt Nam Thời báo dẫn nguồn tin riêng cho biết đây là lần đầu tiên người dân xã Xuân Hội đứng lên biểu tình. Họ mang theo thuyền, thúng và ngư lưới cụ đến ủy ban xã để phản ánh rằng người không đáng được nhận đền bù thì lại đền bù còn người đáng được nhận thì lại không được và cho rằng danh sách đền bù không minh bạch.
Tin cho biết thêm rằng cuộc biểu tình lần này không có sự can thiệp của an ninh và các cán bộ xã đã lẩn trốn, chỉ cho lãnh đạo cấp thấp ra đối thoại với dân. Cuộc biểu tình được cho biết là kết thúc lúc 12g.
Xã Xuân Hội nằm cách nhà máy Formosa khoảng 100 km. Được biết trước khi xảy ra thảm họa nghề biển vùng này rất phát triển, người dân có cuộc sống khấm khá. Nhưng từ khi xảy ra thảm họa đời sống của bà con lâm vào cảnh khốn khó.
**********************
Chủ đất ném bom xăng vào lực lượng cưỡng chế (RFA, 20/04/2017)
Đất của ông Nguyễn Văn Bé ở Kiên Giang bị cưỡng chế hôm 20/4/2017. Courtesy of vietnamnet.vn
Sáng thứ Năm 20 tháng Tư, công an ở Phú Quốc, Kiên Giang bị ném bom xăng khi đến thu hồi đất của một hộ dân ở Gành Dầu, Bãi Dài.
Đó là đất của ông Nguyễn Văn Bé ở ven Bãi Dài mà theo lời chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gành Dầu, bà Lê Thị Hằng, thì phải thu hồi để làm bãi tắm công cộng. Bà Hằng cho biết khu đất này được tiền đền bù thấp hơn một hộ dân khác 200 triệu Đồng là do diện tích đất trại của ông nhỏ hơn.
Chủ hộ Nguyễn Văn Bé và người nhà đã phản ứng bằng cách ném chai lọ có chứa xăng vào lực lượng cưỡng chế gờm khoảng 100 người.
Tin nói sau khi được thuyết phục thì ông Nguyễn Văn Bé bằng lòng giao đất, tuy nhiên yêu cầu hỗ trợ 500 triệu Đồng của ông không được chấp thuận.
Bà chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gành Dầu ở Phú Quốc giải thích là nếu làm theo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Bé thì các hộ dân khác sẽ khiếu nại. Vẫn theo lời bà, để giúp ông Bé ởn định cuộc sống, xã đồng ý cho ông mượn trên 3.000 mét vuông đất trong khu tái định cư với thời hạn một năm.
70% đơn khiếu nại lên quốc hội đều liên quan đến các vấn đề về đất đai, là thông tin được trưởng Ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải đưa ra trong buổi họp ngày 17 tháng tư vừa qua ở quốc hội.
Đây là cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 sắp tới, và bà Nguyễn Thanh Hải cho biết mỗi tuần Ban Dân Nguyện nhận được khoảng 500 đơn, trong đó số lượng khiếu nại việc cưỡng chế, trưng thu mặt bằng, đền bù đất đai chiếm 70%.
Bà Nguyễn Thanh Hải còn đề nghị là báo cáo tiếp dân cũng như xử lý đơn thư khiếu nại nên được trình bày tại hội trường quốc hội thay vì chỉ thảo luận tại Thường Vụ Quốc Hội và gởi đến đại biểu quốc hội như hiện nay.
Theo bà trưởng Ban Dân Nguyện này, quá trình giám sát cho thấy nhiều bất cập, có tình trạng né tránh tiếp dân, không nghiêm túc trong việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại ở địa phương, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự ngay tại địa phương đó.
*************************
Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh (VOA, 20/04/2017)
Cuộc đụng độ giữa dân và nhà chức trách tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017. (Facebook)
Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.
Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.
Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.
Người dân nói chính quyền đã tìm cách "thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt" ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.
Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản "biến" khu đất đó thành ruộng công ích.
Việc làm này không thông qua một cuộc họp với dân, không có sự đồng ý và chữ ký của dân. Họ khẳng định sự thay đổi này là sai Luật đất đai 2013. Điều này dẫn đến hậu quả là khi chính quyền dự định lấy khu đất hơn 50,000m2 của Vọng Đông để làm một khu công nghiệp, người dân có thể bị thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).
Thời gian gần đây, người dân đã gửi đơn khiếu kiện. Chính quyền đã tìm cách đối thoại. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do người dân không chấp nhận mức giá đền bù mới đề xuất là 21.000 đồng/m2.
Ngày 20/4, hàng trăm cảnh sát cơ động đã "cưỡng chế" khu đất. Xô xát đã xảy ra nhưng đến cuối ngày, chính quyền chưa lấy được đất.
Nhà hoạt động Đường Văn Thái, người sống ở Hà Nội cách Vọng Đông 5 km và có bạn bè là người địa phương gửi nhờ đăng thông tin lên Facebook, cho VOA biết thêm :
"Hiện nay là bà con đã ra về và nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất. Thậm chí họ đã mua những quan tài, họ đang đốt hương ở sẵn ngoài đó. Họ dựng lều, dựng trại ở khu đất đó để giữ đất".
VOA đã cố liên lạc với các quan chức địa phương để kiểm chứng thông tin vào chiều muộn cùng ngày, song không có kết quả.
Vụ việc mới nhất này xảy ra vào lúc đối đầu cũng liên quan đến tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, vẫn bế tắc trong 6 ngày qua. Người dân ở Đồng Tâm đã chống trả một nỗ lực cưỡng chế đất từ ngày 15/4. Hiện giờ, họ cố thủ trong thôn Hoành, cầm giữ 20 người gồm nhiều cảnh sát cơ động và một số cán bộ địa phương.
Nhà chức trách trong những ngày qua đã không cho báo chí chính thống đăng các bài chi tiết về vụ Đồng Tâm, trong khi mạng xã hội có nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí trái ngược nhau, về những diễn biến ở đó.
Tuy nhiên, ông Đường Văn Thái cho hay người dân ở Vọng Đông, Bắc Ninh, không hề biết về vụ Đồng Tâm :
"Hầu như mọi người không biết. Hầu như là mọi người dân ở đây là họ rất là thuần túy bởi vì ở đây là cái vùng nông nghiệp thuần túy. Và họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế".
Ông Thái từng làm việc cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, nhưng đã từ bỏ đảng và nghỉ việc nhà nước năm 2015 do thấy những bất công trong các hoạt động thu hồi và đền bù đất đai của nhà nước. Hiện nay ông tích cực hoạt động vì quyền đất đai của người dân.
Tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, thậm chí có vụ dẫn đến bạo lực chết người như ở Đắc Nông hồi tháng 10/2016. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã kêu gọi quốc hội sửa luật đất đai, công nhận quyền tư hữu, cũng như rà soát lại các quy định về thu hồi và bồi thường.
********************
Cưỡng chế đất ở Bắc Ninh (RFA, 20/04/2017)
Công an, cảnh sát cưỡng chế đất ở Bắc Ninh sáng 20/4/2017. Photo : Thái Văn Đường
Gần 1000 người gồm công an và lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế thu hồi 14 mẫu đất tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tin được truyền đi trên trang cá nhân của Facebooker Thái Văn Đường vào khoảng 6 giờ chiều ngày 20 tháng 4.
Những hình ảnh và video clips do người này đăng tải cho thấy rất nhiều cảnh sát cơ động mang khiên chắn và đội mũ bảo vệ tập trung vào khu đất của thôn Vọng Đông.
Cũng từ nguồn tin này, vào ngày 19/4/2017, chính quyền đã cử nhiều công an về làng và dọa vào 6h30 sáng ngày 20/4/2017 sẽ cưỡng chế. Nhưng do tình hình dân căng thẳng, chính quyền dùng biện pháp mời dân đến họp để thương lượng, sau đó hơn 500 cảnh sát cơ động vào cưỡng chế người dân mà không có thông báo. Tin cho biết có người già bị ngất và gãy tay, có số người bị bắt lên xe với lý do quay phim, chụp hình.
Em chỉ nắm được họ đưa gần 1000 lực lượng vào cưỡng chế. Bà con đã cắm chốt, cắm lều, dựng bạc ở ngoài khu đất bị thu hồi nhiều ngày nay rồi. bà con mua sẵn cả mấy cái quan tài đã đốt hương sẵn để ngoài đó. khi lực lượng vào đánh thương 1 cụ già và đánh gãy tay 1 người dân, bắt đi những người quay phim chụp ảnh.
Theo nội dung ghi trên trang cá nhân của Thái Văn Đường, Thôn Vọng Đông có khu ruộng có tên là đồng Cốc với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn với sản lượng cao so với các khu ruộng khác. Chính quyền cấp xã và các tổ chức liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng nhiều lần yêu cầu người dân bàn giao số đất trên nhưng người dân không đồng ý với tiền đề bù là 21,000 đồng/m2.
***********************
Cưỡng chế đất bằng vòi rồng, bắt 11 người dân (RFA, 19/04/2017)
Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017. Photo courtesy of baonhandan
11 người dân bị bắt giữ trong một vụ cưỡng chế đất tại Lai Châu vào sáng thứ Ba, ngày 18 tháng Tư.
Báo giới trong nước đưa tin trong ngày 19 tháng Tư cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu ra quyết định tiến hành cưỡng chế đối với 4 gia đình, đang cư ngụ tại tổ dân phố số 23, tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu do lấn chiếm hơn 60 mét vuông đất của một gia đình hàng xóm và lấn chiếm gần 1000 mét vuông đất công thuộc dự án đã thu hồi, hiện thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Đông Phong.
11 thành viên của năm gia đình vừa nêu bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế đất diễn ra vào sáng ngày 18 tháng Tư vì bị cáo buộc chống người thi hành công vụ, làm cho hơn chục người của lực lượng cưỡng chế bị thương.
Ngoài thông tin do truyền thông Nhà nước loan đi như vừa nêu, vào ngày 18 tháng tư một video clip về vụ cưỡng chế được đưa lên mạng xã hội cho thấy cảnh cơ quan chức năng dùng vòi rồng để tiến hành biện pháp cưỡng chế ; trong khi có tiếng phản đối của người trong cuộc.
**********************
Bắc Ninh còn nóng hơn Mỹ Đức (tin riêng, 20/04/2017)
Hôm 20/04/2017 đã có gần 1.000 người trong đó (công an và lực lượng chức năng) đã vào khu đất 14 mẫu của thôn Vọng Đông xã Yên Trung huyện Yên Phong, Bắc Ninh để cưỡng chế với lý do thu hồi đất mà người dân không được đền bù đồng nào.
Công an, cơ động, giao thông đều chốt chặn ở các ngả đường dẫn tới Vọng Đông, Yên Phong, Bắc Ninh
Thôn Vọng Đông chúng tôi có khu ruộng có tên là đồng Cốc, nơi người dẫn đã trồng trọt canh tác bao đời nay. Với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn – nơi mang về sản lượng tốt nhất so với các khu ruộng khác. Số ruộng này theo luật đất đai thì là ruộng lâu dài của dân chứ không phải là ruộng công ích. Người dân thôn Vọng Đông vẫn đóng thuế, sản lượng đầy đủ.
Cụ thể :
Từ 1982 – 1988 chia lao động nhà nước thu sản lượng phải trả 80 – 90 kg/sào
Từ 1988 – 1993 chia theo 5 hạng mức nhà nước thu sản lượng 80 – 90 kg/sào
Từ 1993 – 1999 chia là 7 loại nhà nước thu sản lượng 80 – 90 kg/sào
Từ 1999 – 2004 chia thành 1 hạng vẫn thu thuế theo sản lượng 80 – 90 kg/sào.
Từ 2004 – 2014, hợp tác xã chia cho mỗi khẩu 2 thước.
Sự tham nhũng hại dân bắt đầu từ đây.
Người dân đã dựng lán trại để canh đất và mang theo cả quan tài vào canh khu đồng Cốc.
Năm 2014, khu trường mẫu giáo của thôn bị dột nát, ông trưởng thôn và bí thư(từ đây gọi là "kẻ hại dân") họp dân mượn khu đất đồng Cốc bán thầu 03 (ba năm) lấy tiền sửa chữa. Theo nghị quyết họp dân, trong quá trình bán thầu, nếu khu công nghiệp về thì phải trả lại cho dân.
Khi hợp đồng bán thầu mới 1,5 năm thì tỉnh và huyện Yên Phong mở rộng khu công nghiệp Yên Phong. Hai kẻ hại dân đã "tự ý" ký biên bản biến số ruộng 14 mẫu trên thành "ruộng công ích" để bán mà không tổ chức họp dân – không có sự đồng ý, chữ ký của dân. Trong khi số ruộng công ích theo luật đất đai là 5% thì thôn Vọng Đông đã có thừa. Việc biến số ruộng trên thành đất công ích khiến cho giá trị đền bù mỗi sào chỉ là 30 triệu đồng. Trong khi giá trị thực là 158 triệu/sào. Người dân Vọng Đông đang có nguy cơ lớn mất trắng số tiền lên đến xấp xỉ 22 tỷ đồng. Việc biến 14 mẫu ruộng ở đồng Cốc là sự vi phạm trắng trợn luật pháp. Tạo ra sự bức xúc rất lớn trong dân. Hiện nay ông bí thư đã phải từ chức.
Việc chính quyền xã Yên Trung đưa số ruộng khu đồng Cốc vào diện đất công ích là sai với luật đất đai 2013.
Chính quyền cấp xã và các tổ chức liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng nhiều lần yêu cầu người dân bàn giao số đất trên nhưng không được người dân đồng ý. Sau nhiều lần đối thoại, cơ quan liên quan có nghị định mới bổ sung chi trả với giá 21,000 đồng/m2 là quá rẻ mạt làm cho nhân dân vô cùng bức xúc.
Những người dân đứng lên đại diện cho người dân lo việc đối thoại, khởi kiện đã nhận được nhiều yêu cầu từ phía chính quyền, công an dừng việc đấu tranh cho người dân, nhưng với sự việc sai pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân thôn Vọng Đông, những người đại diện thôn Vọng Đông đã không thỏa hiệp nên có lúc còn bị bóng gió đe dọa.
Ngày 19/4/2017, chính quyền đã cử nhiều công an về làng và dọa 6h30 sáng ngày 20/4/2017 vễ cưỡng chế san đất. Nhưng do tình hình dân căng thẳng, chính quyền đã giả bộ hòa hoãn lừa dân trưa về họp để thương lượng , sau đó hơn 500 Cảnh sát cơ động đã vào cưỡng chế người dân mà không đọc tuyên bố thông qua dân. Có một số người già bị ngất và gãy tay. Một số người bị bắt lên xe và quay phim chụp hình.
Lòng người dân thôn Vọng Đông đang vô cùng bức xúc. Người dân đã dựng lán trại để canh đất và mang theo cả quan tài vào canh khu đồng Cốc. Người dân thà theo kiện đến cùng chứ không chịu mất đất.
Nguồn fb. Quyet Ho, Chau Văn Điện và Thái Văn Đường
Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu (BBC, 19/04/2017)
Báo chí trong nước từ lâu đã nói về bức xúc đất đai của người dân Đồng Tâm do sự nhập nhằng đất quốc phòng và đất nông nghiệp và sai phạm kéo dài của lãnh đạo cấp địa phương.
Người dân xã Đồng Tâm chặn lối vào làng
Truyền thông từ cách đây khoảng ba năm đã nói về điều họ gọi là sự mập mờ trong quá trình "dồn điền đổi thửa" theo đó hàng loạt cán bộ xã Đồng Tâm sở hữu hàng ngàn mét vuông đất.
Đây là một trong những lý do gây bức xúc cho người dân xã Đồng Tâm về vấn đề tranh chấp đất đai.
Báo Hà Nội Mới từ năm 2014 dẫn lời giới chức huyện Mỹ Đức xác minh quỹ đất công dự trữ thuộc quản lý của UBND huyện Mỹ Đức để lại từ năm 1993 là 27.7%, tương đương 103 ha trong khi Luật Đất đai năm 2013 của chính phủ nói đất công dự trữ không được vượt quá 5%.
Báo này khi đó nói quỹ đất công thực sự đã lên đến 40%, tương đương 194 ha.
Nhiều đất đai dọc tỉnh lộ 429 thuộc Đồng Tâm đã bị khoanh lô
Trong khi đó VTC cùng giai đoạn này đưa tin cả xã Đồng Tâm có gần 10.000 dân nhưng số khẩu được chia ruộng đất canh tác là hơn 7.000 khẩu.
Nhưng trong năm 2005-2006 khi xã Đồng Tâm tổ chức đăng ký triển khai chủ trương dồn điền đổi thừa, thì chỉ có 12 hộ đăng ký xin chuyển đổi ruộng đất quỹ đất công nhưng có đến 11 hộ là cán bộ hoặc người thân của cán bộ xã.
VTC khi đó nói nhiều người dân đã chịu không nhận đất vì không đồng tình với cách phân chia đất đai.
Trong khi đó, VietnamNet và Tiền Phong cùng giai đoạn năm 2014 ghi nhận hàng loạt cán bộ xã sở hữu hàng ngàn mét đất với trường hợp Bí thư Đảng uỷ Xã Nguyễn Ngọc Sơn có tới hơn 2000 m2.
Bài 'Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng' của VietnamNet dẫn lời Cụ Lê Đình Kình nói "chủ sở hữu của những ô hàng ngàn mét vuông, thửa đất vàng này là các cán bộ cốt cán của xã".
VTC đã làm một phóng sự điều tra về thực trạng quỹ đất khổng lồ tại xã Đồng Tâm năm 2014
Điều này cũng được Phó Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội ghi nhận vào ngày 24/4/2014 sau khi nhận nhiều đơn tố cáo của người dân.
Trong một video clip được đưa lên mạng mới đây, cụ Lê Đình Kình, đại diện dân xã Đồng Tâm, đã giải thích tranh chấp đất cho lãnh đạo địa phương và đại diện của Viettel, và Cụ Kình nói ông chính là người viết tờ đơn cho phép "một người tên Chanh" mượn đất.
Bài viết 'Phù phép' đất công thành đất tư của báo Hà Nội Mới đăng năm 2014 cho biết 40 năm trước Hợp Tác xã Nông nghiệp Đồng Tâm cho một bộ đội tên Nguyễn Văn Chanh mượn một mảnh đất có diện tích 360 m2 để làm nhà ở tạm và nếu không ở nữa thì phải trả lại đất cho Hợp tác xã này".
Tuy nhiên khi ông Chanh chuyển về Thái Bình vào năm 1990 thì không hiểu vì sao khi đó UBND xã Đồng Tâm không lấy lại đất mà lại cho phép ông Chanh bán số đất mượn, theo ông Kình.
Báo Hà Nội Mới cũng ghi nhận khi đó UBND còn cho phép một người tên là Viễn sử dụng 12.000 m2 ngay mặt tiền tỉnh lộ 429 và năm 2008 người này bán hàng ngàn mét vuông cho nhiều cá nhân khác và ông Viễn liên tục chuyển nhượng cho các cá nhân khác hàng nghìn mét vuông đất và thu lợi hàng trăm tỷ đồng.
Ông Hoàng Mạnh Sơn chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức ra thông báo số 65/TB-UBND ngày 23/5/2014 khi đó nói "diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn sử dụng là đất quốc phòng".
Các vụ việc bùng phát lên trong tháng Tư năm nay lại thu hút báo chí và dư luận vào vấn đề đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
******************
Cưỡng chế đất Mỹ Đức : Hà Nội đồng ý đối thoại với dân (RFI, 19/04/2017)
Hôm 19/04/2017 tình hình tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay còn 20 người vẫn bị giữ lại, sau khi người dân đã thả 18 cảnh sát cơ động và cán bộ. Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giao nhiệm vụ đối thoại với dân, trong khi Thành ủy công nhận hơn phân nửa nội dung tố cáo của dân Mỹ Đức là có cơ sở.
Các cảnh sát cơ động bị dân Mỹ Đức, Đồng Tâm bắt làm con tin tại nhà văn hóa thôn. Facebook
Báo chí trong nước dẫn lời phó bí thư thành ủy Đào Đức Toàn cho biết, sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức. Thành ủy đã phân công cho chủ tịch Nguyễn Đức Chung chủ động đối thoại giải quyết, tuy nhiên hiện nay việc tiếp xúc chỉ mới qua điện thoại. Ông Toàn nói rằng các kiến nghị của người dân về đất đai sẽ được xem xét thỏa đáng nhằm ổn định tình hình.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày hôm qua 18/4 ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói rằng trong số 48 nội dung khiếu tố liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, có 25 nội dung là có cơ sở. Đây là kết luận của ủy ban thành phố từ ngày 31/10/2016.
Cũng trong hôm qua, chính quyền mới loan báo trước đây đã khai trừ 8 đảng viên, kỷ luật 7 cán bộ xã, khởi tố 3 cán bộ và bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến vụ Mỹ Đức.
Hôm nay đại biểu Quốc Hội Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách nhận định yêu cầu được đối thoại với chủ tịch Hà Nội của người dân Mỹ Đức là chính đáng. Ông thắc mắc vì sao lại để cho sự việc kéo dài nhiều năm như vậy.
Hiện nay vẫn còn 20 người gồm lãnh đạo, công an và cán bộ huyện bị giữ tại nhà văn hóa thôn ; mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị chặn không cho người lạ ra vào. Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, nguyên bí thư xã là đại diện người dân, bị bắt và gây thương tích, vừa được phẫu thuật xong và đang được công an giám sát tại bệnh viện.
Hôm qua dư luận tỏ ra giận dữ trước phát biểu của thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc công an Hà Nội, cho rằng sự kiện ở Mỹ Đức là "vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh". Người ta cho rằng sở dĩ chính quyền không tổ chức đột kích để giải thoát con tin, là do các cảnh sát cơ động bị bắt được giam giữ rải rác trong làng một cách bí mật, người ngoài không biết được địa điểm. Hôm nay phía chính quyền đã tỏ ra hòa hoãn hơn.
Tin giờ chót vào khoảng 21 giờ 30 Việt Nam trên mạng xã hội cho hay : "Có 300 xã hội đen vác dao kiếm kéo vào làng, bà con ra nghênh chiến" nên tạm thời số này đã rút đi. Không khí được mô tả là "sôi sục như thời chiến, tiếng kẻng gõ liên tục khắp làng". Dân làng được thông báo sẽ cắt điện tại nhà văn hóa nơi giữ con tin. Trong khi trước đó người dân rất phấn khởi khi nghe tin sẽ đối thoại, ảnh của chủ tịch thành phố được photocopy cho mọi người để chuẩn bị đón tiếp vì đa số không biết mặt ông Nguyễn Đức Chung.
Theo tờ Người Cao Tuổi trước đây, khu vực Miếu Môn gấn xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, có một sân bay dã chiến thời chiến tranh. Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung, năm 1980 chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208 hecta đất vì mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36 hecta là đất nông nghiệp của xã.
Do không thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp cho ủy ban xã Đồng Tâm, và năm 2015 bộ Quốc Phòng cho thu hồi trên 50 hecta đất quốc phòng giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, trong đó có 46 hecta thuộc xã Đồng Tâm.
Người dân khiếu nại chính quyền xã cấp đất nông nghiệp cho một số cá nhân tư lợi, trong khi xã cho rằng đây là đất quốc phòng. Ngày 30/03/2017 Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng", Cục Điều tra Hình sự bộ Quốc phòng khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".
Thụy My
*********************
Đồng Tâm : Đất quốc phòng hay đất nông nghiệp ? (BBC, 18/04/2017)
Chủ đề tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã nhiều lần được truyền thông trong nước đề cập đến.
Cụ Lê Đình Kình giải thích trong một video về tình hình đất đai ở xã Đồng Tâm
Các tường thuật, cả dạng báo viết lẫn báo hình, đã được đưa từ nhiều năm trước.
Mới đây nhất, sau diễn biến 'chính quyền bắn dân dân bắt cảnh sát' hôm 15/4, sau hai ngày đầu không đăng tin, từ 17/4 nhiều báo có bài nói về tình trạng "vi phạm trên đất quốc phòng", sau khi Thành ủy Hà Nội chính thức ra thông tin vào chiều 16/4.
Tuy nhiên, dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.
BBC điểm lại một số thông tin đăng trên báo ở Việt Nam về vụ việc.
Nhập nhằng giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp
Hồi đầu năm 2016, báo Người Cao Tuổi có bài 'Chuyện lạ : Xẻ 'đất công' để bán ?' dẫn nguồn đơn thư khiếu nại của dân địa phương theo đó nói hồi đầu thập niên 1980 Chính phủ có quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, cùng đất của một số xã khác lân cận để chuyển sang phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.
Diện tích đất trên được giao cho Lữ đoàn 28 thuộc Quân chủng Phòng không, Không quan quản lý, với mục đích xây dựng sân bay Miếu Môn.
Do dự án không khả thi nên tới 2007, Lữ đoàn 28 đã bàn giao lại diện tích từng là đất nông nghiệp này lại cho UNBD Đồng Tâm, với việc xác định lại mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp được tiến hành vào ngày 30/7 năm đó, báo Người Cao Tuổi viết.
Vụ việc lại được truyền thông trong nước đồng loạt nhắc lại sau khi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ra tiếp thông tin vào sáng 18/4/2017.
Báo Thanh Niên cùng ngày 18/4 nói rằng vào tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng đã giao cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 với "các mốc giới không thay đổi".
Tuy nhiên, các báo không nhắc tới việc bàn giao xác định mốc giới giữa địa phương và đơn vị Lữ đoàn 28 hồi 2007.
Đoạn video clip được cho là ghi lại buổi gặp đầu tiên giữa đại diện Viettel với đại diện dân xã Đồng Tâm về chuyện bàn giao đất dự án, hồi đầu năm 2017
Về phần mình, người dân địa phương từ nhiều năm nay nói rằng dựa vào giới mốc đã được xác định hồi tháng 7/2007 thì phần đất mà giới chức nói là dân vi phạm trên thực tế không thuộc đất quốc phòng mà nằm trong phần đất nông nghiệp của xã.
Báo Người Cao Tuổi trong bài đăng hồi 2016 mặc dù ghi nhận rằng theo một văn bản của Lữ đoàn 28 cũng như tuyên bố của cán bộ xã Đồng Tâm thì diện tích đất mà người dân khiếu nại 'là đất của quốc phòng', nhưng nói việc 'xác minh' của phóng viên cho thấy những lô đất này 'có dấu hiệu nằm ngoài mốc giới đất quốc phòng'.
Trong một video clip đăng trên mạng xã hội, một cụ ông cao tuổi, được cho là cụ Lê Đình Kình đại diện dân xã Đồng Tâm, giải thích rằng diện tích đất dân đang khiếu nại trước đây 'từng nằm trong dự án [an ninh quốc phòng]... nhưng chưa bị thu hồi' và đã được trao lại cho xã vào năm 2007.
Cụ ông cũng giải thích chỗ đất này hoàn toàn nằm ngoài khu vực 47,36ha đất mà xã Đồng Tâm đã giao cho nhà nước hồi 37 năm trước.
BBC được gia đình cụ ông Kình, người hiện đang nằm điều trị ở Bệnh viện Việt Đức sau vụ bị bắt đi hôm 15/4/2017 xác nhận rằng đoạn video đó được ghi cách đây khoảng hơn một tháng, khi đại diện Viettel lần đầu tiên tới tiếp xúc với người dân địa phương, với đại diện là cụ Kình, để trao đổi về vấn đề đất đai được giao cho Viettel.
Cụ Kình nói trong video clip là vào cuối 2016, chính quyền huyện Mỹ Đức đã đưa khoảng gần 600 công an, an ninh, cảnh sát cùng xe vòi rồng, xe thùng bắt người xuống cưỡng chế đất đang có khiếu kiện này, khiến người dân phản đối mạnh mẽ và từ đó dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp căng thẳng diễn ra vào đầu năm 2017.
Hôm 15/4/2017, chính quyền địa phương mời đại diện người dân trong xã 'ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".
Sau đó, đã xảy ra chuyện giới chức bắt chín người dân xã, và đổi lại, phía dân Đồng Tâm bắt hơn 30 công an, an ninh.
Tất cả người dân Đồng Tâm bị bắt hôm 15/4 đều đã được thả, trừ cụ ông Kình hiện đang phải nằm viện vì 'phải phẫu thuật xương đùi', một người cháu ngoại của cụ ông Kình nói với BBC hôm 18/4.