Tưởng như hai câu thơ "Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh" của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.
"Chẳng Chính phủ nào dự báo được hoa sữa nở tháng 5"
Ở đây tôi không nói thơ chung chung mà là nói thơ tình, cũng không nói thơ đi vào đời sống chung chung mà chỉ nói đi vào đời sống quan chức.
Tưởng như hai câu thơ "Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh" của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.
Cũng là bao che cho việc tăng giá điện nhưng Vương Đình Huệ dùng cách khác với Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành.
Trần Tuấn Anh đòi xử lý những cá nhân phê phán việc giá điện mà anh ta cho là xuyên tạc, còn Dương Quang Thành thì nói cả nước chỉ có 19 người phản đối tăng giá điện trên báo chí và trên mạng thôi, cho nên số này không đáng kể.
Hai ông này, ông thì tỏ giọng quyền chức hống hách, ông thì cho rằng dân chẳng biết gì nên phát ngôn rất ẩu, tạo nên làn sóng phẫn nộ của công luận.
Cư dân mạng còn tìm ra trang facebook của Dương Quang Thành, thậm chí tìm ra cả trang của thân mẫu và 2 con trai anh ta rồi vào bày tỏ sự phẫn nộ, để anh ta đếm comment xem có phải cả nước, số phản đối tăng giá điện chỉ có 19 người không. Phát ngôn của Thành tuy không hách dịch như Tuấn Anh nhưng bị chỉ trích rất nặng nề, có lẽ còn vì người ta cho rằng Thành tăng giá điện là để... nuôi hai đứa con đang học ở tư bản Hoa Kỳ.
Vương Dình Huệ thì nhẹ nhàng hơn, không mang tính thách thức đối đầu. Có thể dù đi theo cộng sản, làm đến phó thủ tướng nhưng cách nói của Huệ vẫn còn chất của "con nhà nghèo học giỏi" như báo chí đã ca ngợi. Tuy nhiên, chuyện ví von bằng thơ cũng gây nên nhiều giễu cợt của dân chúng.
Không chê việc Huệ đọc thơ trước quốc hội. Văn nghệ, ví von tí chút trong cuộc họp cũng vui. Nhưng cách lý giải của Huệ để bao biện cho việc tăng giá điện là không những không thuyết phục mà còn lảng tránh.
Vấn đề đặt ra gay gắt lúc này là đợt tăng giá điện vừa qua đúng sai thế nào thì Vương Đình Huệ lại lảng sang chuyện tăng giá vào lúc nào. Tăng giá và tăng vào lúc nào là hai khái niệm khác nhau. Người tiêu dùng không đồng ý với việc tăng giá, chứ không phải là việc tăng vào ngày 20/3.
Dù tăng vào lúc nào thì người tiêu dùng vẫn cứ phải chịu theo giá EVN độc quyền áp đặt. Còn chuyện chọn thời điểm thích hợp để tăng chẳng qua là để người tiêu dùng bớt cảm giác bị móc túi mà thôi.
Xin nhắc lại, nó chỉ là cảm giác. Đây là mẹo vặt lông vịt, làm thế nào bị vặt lông mà vịt không kêu, đến khi trần trụi cũng không biết. Việc này chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng từng bày cách : "thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt... làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên".
Theo hướng đó, Vương Đình Huệ lý giải, đổ tại thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu tháng 4 lại nóng thế và khẳng định tăng vào 20/3 là đúng, có nóng là tại ông trời mà thôi. Ai biết được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5 cho nên cái này Chính phủ không dự báo được.
Huệ khẳng định tăng vào thời điểm đó là đúng, vậy thì mức giá điện tăng có đúng không ? Phát biểu trước quốc hội không thấy anh ta khẳng định điều này.
Có một ý mà Huệ nói rất khó hiểu, "nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi". Có nghĩa là, tăng vào tháng 3 nên mức tăng mới chỉ có thế, còn nếu tăng sau đó, ví dụ tháng 6 thì mức tăng còn gấp đôi. Trong khi, nhu cầu tháng 6 vẫn cứ là nhu cầu của tháng 6. Chẳng tăng giá vào tháng 3 thì nhu cầu ở mọi thời điểm sau nó vẫn thế. Vậy Huệ có đảm bảo được đã tăng tháng 3 rồi thì giá điện không tăng nữa không ?
Cần rạch ròi các khái niệm, giá điện, tiền điện phải trả và nhu cầu dùng điện. Lý giải không rõ ràng của Vương Đình Huệ, lảng sang thời điểm tăng giá nhằm bảo vệ cho quan chức, chứ không đứng về người tiêu dùng, mặc dù anh ta xuất thân từ con nhà nghèo.
Vương Đình Huệ còn bênh vực cho giá điện bậc thang, cho rằng biểu giá lũy tiến giúp người nghèo có lợi. Đây là sự nhập nhằng vì EVN chẳng cho người nghèo một đồng nào hết, nếu có cảm giác ấy thì là móc ở túi nggười dùng điện ở các mức thang cao bỏ sang mà thôi.
Nhưng thôi, những gì Vương Đình Huệ giải thích gì xung quanh giá điện còn nhiều điều phải nói lại. Trở lại chuyện Huệ đọc thơ để bênh vực cho EVN, tức là đưa thơ vào đời sống quan chức, người viết bài cũng xin có mấy câu vè :
Tháng ba đột ngột mưa rào
Để Vương Đình Huệ đi vào đi ra
Điện tăng dân chúng kêu la
Trong phòng lạnh, Huệ đi ra đi vào :
- "Năm nay thời tiết thế nào
Biết đâu hoa sữa nở vào tháng năm"
Cho nên cái sự điện tăng
Chẳng qua là tại cái thằng không mưa.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : VNTB, 25/05/2019
Xử lý dân hay phải khởi tố Bộ Công thương và Trần Tuấn Anh ?
Thường Sơn, 21/05/2019
EVN, Petrolimex, Vũ Huy Hoàng trong quá khứ đen tối và Trần Tuấn Anh trong hiện tại đen đúa có phải là toàn bộ thủ phạm gây ra thảm họa tăng giá xăng dầu và điện khiến ít ra một nửa dân số Việt Nam bị móc túi trắng trợn, càng thêm khốn quẫn trong khi nền kinh tế đã lao vào năm suy thoái thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008.
Trần Tuấn Anh, vợ và vụ 'lấy xe công đón người nhà tận chân cầu thang máy bay'.
Theo chân Bộ Giao thông Vận tải đòi xử lý, và trong thực tế đã chỉ điểm cho công an bắt bớ một số lái xe dám phản đối nạn BOT ‘thu giá’ rừng rú, đến lượt Bộ Công thương của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đòi xử lý ‘những cá nhân cố tình xuyên tạc về việc tăng giá điện’.
Ngày 19/5/2019, báo chí nhà nước dẫn văn bản của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, trong đó :
"Vì vậy, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về chủ trường đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc điều chỉnh giá điện ; phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin trái chiều về giá điện.
Đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội".
Phản ứng trả đũa trên hiện ra sau khi dư luận xã hội và báo chí gầm gào phẫn nộ về việc tại sao EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã tăng giá điện đến 8,36% vào đầu năm 2019, nhưng đến khi tính giá điện cụ thể với các hộ gia đình thì lại xảy ra quá nhiều trường hợp người dân ngã ngửa khi mức thu hàng tháng vọt đến 50 - 70% so với tháng trước – một kiễu ăn cướp trắng trợn và bất chấp luân lý giữa ban ngày ban mặt trong chế độ ‘không biết đến cuối thể kỷ này có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’ (lời Nguyễn Phú Trọng).
Thời buổi đã trở nên đảo điên đến độ kẻ cướp đòi bắt người bị cướp.
Bế tắc toàn diện giai đoạn cuối của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được kết liễu bằng công cuộc vơ vét tàn mạt mang tính tư bản chủ nghĩa dã man của giới quan chức vẫn xưng hô là đồng chí : đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận.
EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thêm một lần nữa kể từ thời Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng đội mồ sống dậy bằng hình ảnh những bóng ma tài phiệt như thế.
Petrolimex và EVN được xem là cặp ‘anh em sinh đôi’. Nếu EVN bị lỗ đến 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn đầu tư trái ngành những năm 2007 - 2009, Petrolimex cũng đầu tư trái ngành tương tự và rước khoản lỗ đến 10.000 tỷ đồng. Giờ đây, doanh nghiệp này đang cố nại ra đủ thứ lý do như ‘tăng giá điện, xăng có lợi cho mọi người’, ‘tăng giá để tái cơ cấu ngân sách’, ‘tăng giá để bù đắp tỷ giá và giá thành’… Tất cả những lý do này đã bị dư luận phản ứng dữ dội và vạch trần bản chất ngụy trá của chúng.
Cấp trên trực tiếp của EVN và Petrolimex vẫn là Bộ Công thương - một ‘cá mập’ lớn mà suốt từ thời cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đến bộ trưởng đương nhiệm là Trần Tuấn Anh, con trai của Trần Đức Lương cựu chủ tịch nước và thuộc diện cán bộ ‘hót hay nhảy giỏi’, đều trắng trợn bao che cả hai tập đoàn tài phiệt trên không chỉ cho những âm mưu tăng giá điện và xăng dầu giảm ít tăng nhiều và trực chỉ ‘nâng lên một tầm cao mới’, mà còn về hàng loạt cú xả lũ thủy điện bất nhân của EVN từ năm 2013 đến nay ở các tỉnh miền Trung mà đã trở thành tác nhân chính giết sống ít nhất hàng trăm mạng dân nghèo nơi rốn lũ.
Nhưng EVN, Petrolimex, Vũ Huy Hoàng trong quá khứ đen tối và Trần Tuấn Anh trong hiện tại đen đúa có phải là toàn bộ thủ phạm gây ra thảm họa tăng giá xăng dầu và điện khiến ít ra một nửa dân số Việt Nam bị móc túi trắng trợn, càng thêm khốn quẫn trong khi nền kinh tế đã lao vào năm suy thoái thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008.
Thay vì ‘xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc’, lò của Nguyễn Phú Trọng phải làm ngay và làm nhanh việc khởi tố Bộ Công thương và bộ trưởng bộ này là Trần Tuấn Anh vì tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và nhiều tội danh khác về lũng đoạn thị trường, bóc lột dân chúng và ‘giết sống’ người nghèo.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 21/05/2019
****************
Xử lý người phản đối tăng giá điện là "cản trở sự phát triển"
Trung Khang, RFA, 20/05/2019
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vào ngày 19/5 vừa gửi văn bản cho Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị giao cho Bộ Thông tin và truyền thông xử lý những ai cố tình xuyên tạc về đợt "điều chỉnh giá điện" vừa qua.
Nhân viên EVN, ảnh minh họa. Courtesy EVN
"Tôi thấy cái này hơi buồn cười, áp đặt, những người phản đối tăng giá điện mà quy chụp họ xuyên tạc là không nên. Bây giờ xã hội rất văn minh, ai đúng ai sai người ta biết, mọi người đều nghĩ cho đất nước Việt Nam… Nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói : ‘Những kẻ nịnh ta là những kẻ hại ta, những kẻ nói mặt trái của ta là tốt với ta’, ta mới thấy mặt trái để sửa. Thế cho nên đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông xử lý những người xuyên tạc, thì ai là người xuyên tạc, thế nào là xuyên tạc, phải xác định rõ. Với cách tư duy như vậy thì đất nước khó phát triển".
Đó là nhận định của Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài chính, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do từ Hà Nội hôm 20/5/2019, liên quan vấn đề này.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long cũng là người từng nhiều lần lên tiếng cho rằng, biểu giá điện lũy tiến của EVN là bất hợp lý.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua e-mail hôm 20/5 từ Sài Gòn, nhận định :
"Công chúng rất bức xúc trước thông tin Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn có văn bản giải trình giá điện gởi thủ tướng chính phủ, trong đó, lại bao gồm cả nội dung "kiến nghị xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội".
Đánh giá sự việc dưới góc độ pháp lý, tôi nhận thấy sự bức xúc của công chúng là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Bởi lẽ, kiến nghị "xử lý" của ông bộ trưởng đã vi hiến một cách hiển nhiên khi xâm phạm vào hai trong số các quyền hiến định của công dân, bao gồm "quyền tự do ngôn luận" (điều 25 Hiến pháp) và "quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước" (khoản 1 điều 28 Hiến pháp)".
Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Khả Thành cũng cho rằng, Hiến pháp đã quy định công dân có quyền đóng góp mọi ý kiến với quốc gia mình. Bộ Công thương cho rằng nếu nói xấu thì mới đề nghị xử lý, tuy nhiên theo ông, khái niệm này rất mơ hồ, thế nào là nói xấu, thế nào là nói thật, cần phải rạch ròi về hai khái niệm này.
Trước đó, từ ngày 20 tháng 3 năm 2019, giá điện tại Việt Nam tăng thêm 8,36%. Theo Bộ Công Thương, giá điện sau khi tăng thêm 8,36% thì mỗi hộ gia đình phải trả thêm tiền điện là từ 7.000 đồng đến 77.200 đồng một tháng nếu sử dụng dưới 400 kWh. Còn các hộ kinh doanh dùng điện theo giá kinh doanh, sau khi tăng giá phải trả thêm 500 ngàn đồng một tháng, còn hộ sản xuất phải trả thêm gần 870 ngàn đồng một tháng...
Trên thực tế, tháng đầu tiên sau khi tăng giá điện, người dân phải trả tiền điện thêm rất nhiều lần, chứ không phải 8,36%.
Chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN khi trả lời Báo Tuổi Trẻ ngày 29/4/2019 cũng thừa nhận hóa đơn tiền điện trong tháng 4 năm 2019, tăng ít nhất 35%. Vì vậy người dân trên khắp cả nước lên tiếng phản đối cũng là lẽ được nhiên.
Chị Nguyễn Lai, một người dân từ Nha Trang khi trao đổi với chúng qua tin nhắn, đưa ra ý kiến của mình :
"Trong khi giá điện tăng một cách vô lý, gây bức xúc trong người dân. Thậm chí có vài tờ báo nhà nước rên rỉ cho mức lương của công nhân và dân nghèo. Trong khi đó, EVN thua lỗ do kinh doanh ngoài ngành rồi đè dân ra vặt lông vịt, thiết nghĩ người dân có quyền bức xúc trước giá điện tăng một cách vô lý như vậy. Bộ công thương kiến nghị xử phạt những cá nhân phản đối không khác gì vừa ăn cướp, vừa cào mặt ăn vạ".
Từ Sài Gòn, Nghệ sĩ Kim Chi cũng cho rằng, tăng giá điện là sai, vì tăng quá nhiều, và tăng bất thường. Chị cho rằng chuyện người dân phản đối là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, sao bây giờ lại đòi xử lý :
"Để xem họ xử lý thế nào, Chị cũng là một trong những người phản đối, chị có tham gia ký tên đó, sẵn sàng thôi… Chứ còn không thể cứ ‘cả vú lấp miệng em’ làm hoài như vậy được, Nhà nước làm ăn thua lỗ giờ tìm đủ cách móc túi dân, nên tôi cho rằng chuyện phản đối là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Đối với người dân thấp cổ bé họng không phải cứ lấy quyền để mà hăm dọa xử lý, đâu phải người dân này muốn đè đầu cưỡi cổ người ta hoài được đâu".
Trước phản đối của người dân, Bộ Công Thương cho rằng có 3 nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện sinh hoạt trong tháng 4/2019 của người dân tăng cao là do : sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao ; do tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36% vào ngày 20/3 và kỳ ghi chỉ số công-tơ của tháng 4 cũng nhiều hơn 3 ngày so với tháng 3.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, ngoài những tác động khác, điểm quan trọng nhất là biểu giá điện lũy tiến không đúng, không hợp lý. Ông đưa ra ví dụ :
"Tôi lấy một ví dụ, có 6 cái kính, nếu bán mỗi cái giá 1 đồng thì sẽ là 6 đồng, nếu bây giờ theo chính sách phân hóa giá bán 6 cái kính đó theo giá khác nhau, có nghĩa bán cho đối tượng này giá này, đối tượng khác giá khác, nhưng làm sao để tổng số tiền bán 6 cái kính cũng là 6 đồng chứ không phải trên 6 đồng. Nếu bán 6 cái kính đó trên 6 đồng là sai, là vi phạm, đó là nguyên tắc trên giá điện, nhưng họ lại bán cao hơn, đó là điểm bất hợp lý. Như vậy người dân than phiền về giá điện lên quá là đúng".
Trong khi Bộ Công thương kiến nghị chính phủ xử lý những ai bị cho là ‘cố tình xuyên tạc không đúng sự thật, không đầy đủ’ về đợt tăng giá điện bắt đầu từ ngày 20 tháng 3 vừa qua, thì đúng 2 tháng sau vào ngày 20/5/2019, Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu chính phủ phải có báo cáo minh bạch về cách tính giá điện, thời điểm tăng giá điện…
Trung Khang
Nguồn : RFA, 20/05/2019
**********************
Quốc hội đề nghị minh bạch việc tính giá điện (RFA, 20/05/2019)
Quốc hội Việt Nam hôm 20/5 yêu cầu chính phủ phải có báo cáo minh bạch về cách tính giá điện, thời điểm tăng giá điện.
Hình minh họa. Một công nhân điện đang kiểm tra một cột điện ở Hà Nội hôm 29/2/2016 - AFP
Phát biểu tại phiên khai mạc Quốc hội, kỳ họp thứ 7 khóa 14 hôm 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh yêu cầu chính phủ phải có báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá điện và xăng cùng tác động của việc tăng giá tới chỉ số giá tiêu dùng và các mặt kinh tế, xã hội.
Theo báo cáo của Quốc hội, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm tăng 2,71% so với cùng kỳ năm ngoái, và được coi là mức tăng thấp nhất trong ba năm qua. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm tăng 1,84% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái.
Trong các tháng qua, nhiều người dân Việt Nam và một số chuyên gia tỏ ra bất bình với việc Bộ Công thương cho tăng giá điện lên 8,36% hồi tháng 3 vừa qua, ngay sau khi có một loạt lần điều chỉnh giá xăng. Giá điện tăng đột ngột đã khiến hóa đơn của nhiều người dân trong tháng 4 tăng đột biến gấp nhiều lần.
Bộ Công thương hôm 19/5 có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chính phủ xử lý những ai cố tình xuyên tạc về đợt "điều chỉnh giá điện" vừa qua.
*******************
Kiến nghị ‘xử lý’ người bức xúc về giá điện, Bộ Công thương bị lên án (VOA, 20/05/2019)
Dư luận Việt Nam, bao gồm nhiều người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, đưa ra những lời lên án gay gắt nhằm vào Bộ Công thương trong dịp cuối tuần qua, sau khi bộ kiến nghị chính phủ "xử lý" những người có quan điểm phản đối đợt tăng giá điện gần đây.
Nhân viên ngành điện kiểm tra chỉ số công tơ ở Hà Nội
Kiến nghị của Bộ Công thương là một phần trong báo cáo đề ngày 17/5 gửi đến chính phủ, theo các bản tin của Thanh Niên, Người Lao Động và VnExpress.
Hôm 20/3, giá điện ở Việt Nam "tăng 8,36%", theo báo cáo chính thức của Bộ Công thương, mà bộ gọi đó là việc điều chỉnh giá "đúng quy định, quy trình, cũng như thời điểm".
Tuy nhiên, theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người dân viết rằng số tiền họ phải trả theo hóa đơn của tháng 4 tăng "từ 35 đến 75%" so với trước, kèm theo là vô số những lời lẽ bày tỏ bất bình cao độ về mức giá tăng vọt.
Vẫn theo ghi nhận của VOA, nhiều đài, báo chính thống ở Việt Nam như VOV, VietNamNet hay Zing News cũng đã đăng các bài cho hay, người dân "sốc", "choáng váng" về mức giá tăng. Bên cạnh đó, các báo đài trong nước trích dẫn ý kiến một số chuyên gia nói rằng cách tính giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có những điểm bất hợp lý.
Như là một động thái đáp trả những phản ứng kể trên, trong báo cáo mới đây, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông "chỉ đạo" các cơ quan báo chí "không đưa thông tin trái chiều về giá điện".
Đồng thời, bộ cũng kiến nghị "có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội".
Kiến nghị của bộ ngay lập tức vấp phải vô số lời lên án thể hiện trên các trang Facebook cá nhân cũng như trong hai diễn đàn "Góc nhìn Báo chí-Công dân" và "Bàn luận về Kinh tế-Chính trị" gồm tổng cộng trên 260.000 thành viên.
Hai nhà hoạt động được nhiều người biết đến, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải và nhạc sĩ Tuấn Khanh, đều coi kiến nghị đó là "ngu xuẩn". Ông Hải giải thích với VOA vì sao ông có cách nhìn như vậy :
"Khi anh ra một chính sách sai trái, người dân được quyền nêu ra chính kiến của mình. Đề xuất của Bộ Công thương vô tình dập tắt tiếng nói phản biện của người dân. Thứ hai, Bộ Công thương không thể giải thích được thế nào là chống phá, hoặc là gây rối được. Mà như thế anh làm sao xử lý được ? Xử lý bằng cách nào ?"
Chia sẻ với quan điểm của ông Chu Vĩnh Hải, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhận xét rằng kiến nghị của Bộ Công thương cho thấy bộ có một lối tư duy "không có luật pháp, không hiểu biết về hành chính, công quyền".
Nói thêm với VOA, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải nhận định rằng Bộ Công thương đang mắc "sai lầm lớn" khi tìm cách hình sự hóa một vấn đề giữa người dân với ngành điện.
Nhà báo thường lên tiếng vì dân chủ và tiến bộ xã hội cho rằng sai lầm của Bộ Công thương có nguy cơ đổ thêm dầu vào lửa, khi mà sự bất bình của người dân về giá điện chưa hề lắng xuống, tròn hai tháng kể từ ngày giá tăng.
Ông Hải mô tả về những gì ông quan sát thấy :
"Người dân bức xúc về giá điện khủng khiếp lắm. Vào tháng 4, kỳ thanh toán đầu tiên sau khi tăng giá điện, thì họ còn than vãn. Nhưng đến kỳ tháng 5 này, nhận hóa đơn điện, thấy mức tăng khủng khiếp quá, rất nhiều người đã khóc. Sáng nay (20/5), tôi đi nộp tiền điện, chính bản thân cô nhân viên thu tiền điện cũng mếu máo khóc. Cô ấy bảo ‘Chúng nó là đồ ăn cướp’. Người dân họ phẫn nộ lắm".
Trong bối cảnh lòng dân như vậy, kiến nghị của Bộ Công thương chỉ dừng lại như là một sự hăm dọa hay sẽ biến thành hành động trừng phạt cụ thể, đó là một điều "khó lường", theo nhạc sĩ Tuấn Khanh. Mặc dù vậy, ông phân tích với VOA rằng ở thời điểm này, nhà chức trách Việt Nam có thể chưa "xử lý" những người phản đối giá điện tăng :
"Nhận thức của người dân càng lúc càng nhiều, sự phẫn nộ càng lúc càng lớn. Việc họ làm được lúc này tôi nghĩ tương đối là khó. Tôi không tin là họ không làm, bởi vì đối với những người cộng sản, không có gì họ không dám làm. Nhưng lúc này, cái sự dám làm cũng phải cân nhắc rất nhiều. Đặc biệt là cân nhắc với tình thế lúc này đại hội đảng, mọi thứ họ đang muốn yên lành và họ muốn không có gì bất thường xảy ra trong xã hội".
Các báo Việt Nam cuối tuần qua cho hay, Bộ Công thương nói trong báo cáo của họ gửi tới chính phủ rằng trước sự bức xúc của nhiều người dân về biểu giá điện bậc thang bị cho là "đã lạc hậu", trong thời gian tới bộ "sẽ nghiên cứu, đề xuất biểu giá điện mới với mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ".
Giá điện tăng trong thời gian qua tiếp tục là vấn đề mà nhiều người trong nước bức xúc.
Công nhân công ty điện lực EVNSPC. (Ảnh minh họa) Courtesy EVNSPC
Trước phản ứng mạnh mẽ từ công luận, chính phủ sau phiện họp thường kỳ tháng Tư 2019 phải ra nghị quyết yêu cầu Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực EVN nhanh chóng giải trình đầy đủ phương án tăng giá điện để báo cáo cho ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước ngày 15 tháng Năm.
Trước đó, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ thị các bộ ngành như Thanh Tra Chính Phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, kiểm tra thông tin, làm rõ đúng sai liên quan đến sự điều chỉnh giá bán điện, cách tính giá và cả việc thu tiền điện trong thời gian qua.
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Năm, Bộ Công Thương chủ trì 3 đoàn kiểm tra cùng lúc đối với các công ty điện lực ở 3 miền liên quan đến tình hình thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ bình quân và qui định giá bán điện. Kết luận kiểm tra được thông báo là không có gì bất thường và hóa đơn tiền điện của khách hàng trong tháng tư tăng là vì do lượng điện sử dụng nhiều lên.
Tuy nhiên nhiều người trong nước kể cả giới chuyên môn đều không đồng thuận với giải thích từ phía Bộ Công Thương và EVN.
Nói với đài Á Châu Tự Do, nhà báo tự do Võ Văn Tạo phân tích :
Theo tôi biết khi EVN xin với thủ tướng tăng giá điện 8,4% thì đã được sự đồng ý. Sau vụ này thì báo Tuổi Trẻ có đăng là xã hội đang quan tâm đến chuyện này, tiêu đề là "Điện Lực Việt Nam Thừa Nhận Tăng Không Dưới 30%". Mặc dù EVN xin với chính phủ là tăng 8,4% mà thực tế lại tăng không dưới 30%.
Vẫn lời nhà báo Võ Văn Tạo, theo tính toán của công luận thì đây là thủ đoạn léo lắt, mập mờ của Tập Đoàn Điện Lực EVN vốn độc quyền trước giờ trong lãnh vực phát điện, truyền dẫn và phân phối. Ông nêu thí dụ giả định :
Ở Việt Nam lâu nay, mấy thập niên rồi, nguyên tắc là càng tiêu thụ nhiều thì lại càng phải chịu giá đắt. Thí dụ giá điện sinh hoạt một hộ gia đình thì qui định 50kw đầu tiên khoảng 450 Đồng, rồi 50 kw tiếp theo giá 900Đồng chẳng hạn, gọi là lũy tiến. Nên khi chuyên gia tính lại thì hộ gia đình đó tháng trước tiêu thụ giả sử 1.200kw chẳng hạn thì nó là khoảng 800.000VND, bây giờ sang phép tính mới này thì giá điện của hộ đó tự nhiên tăng lên 30% chứ không phải chỉ 8,4%. Dư luận nói đây là cái trò léo lắt của Điện Lực Việt Nam. Chính vì như thế nên thủ tướng phải yêu cầu thanh tra Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản phải kiểm tra lại việc tăng giá điện.
Hình minh họa. Thợ điện sửa đường dây điện ở một cột điện tại Hà Nội hôm 14/6/2012 AFP
Trong khi chờ đợi giải trình từ Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực cũng như chờ đợi quyết định dứt khoát từ phía chính phủ, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu sâu hơn việc tăng giá điện như thế nào, là ý kiến tiếp theo của chuyên gia tài chính Ngô Trí Long :
Câu hỏi đặt ra là tất cả những nghịch lý từ trước đến nay trong ngành điện dồn lại, ví dụ đầu tư ngoài ngành, ví dụ hạch toán chưa rõ ràng, năng xuất lao động hay tổn thất điện lớn thì phải chẳng hậu quả đổ lên đầu người tiêu dùng ?
Vấn đề bất cập nhất hiện nay, theo ông, vẫn là tiền điện thanh toán rất cao. Ông nêu câu hỏi là tại sao giá điện bình quân tăng 8,36% nhưng lại có những gia đình tăng đến 1,5, thậm chí 2 lần và hơn 2 lần. Ngóc ngách của vấn đề bất hợp lý đó, ông lý giải, chính là biểu giá điện không hợp lý :
Có nghĩa là khi chính phủ quyết định tăng giá điện bán lẻ bình quân là 8,36%, nghĩa là 1.864 đồng, thì giao cho cơ quan chức năng xây dựng cái biểu giá điện để làm sao khuyến khích người ta sử dụng ít điện, thứ hai là tiết kiệm sử dụng điện, thế thì với biểu giá điện như hiện nay thì không thực hiện đúng được cách tính so bằng giá điện bán lẻ bình quân. Mà nếu nguồn thu của ngành điện sẽ cao hơn giá bán lẻ bình quân thì cái đấy là bất hợp lý và chỉ có lợi cho nhà EVN.
Về phía người tiêu dùng, bà Bích, một cư dân ở Sài Gòn cho biết :
Nói chung, những doanh nghiệp sản xuất thì thấy bị ảnh hưởng nhiều, còn tiêu thụ điện dân dụng thì nếu xài nhiều phải trả thêm mấy chục đến 100 ngàn đồng. Xăng và điện tăng lên thì tất cả đều lên. Sắp tới đây lương thực thực phẩm đều lên hết vì siêu thị đã thông báo một số sản phẩm tăng lên mấy chục phần trăm.
Ông Trần Tuấn Kiệt, Giám đốc chi nhánh của công ty Louis Rice chuyên thu mua, gia công, chế biến và xuất khẩu lúa gạo, cho biết giá điện tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào :
"Tăng giá điện như vậy thì rất là ảnh hưởng và khó khăn lắm cho người nông dân và thương lái mua lúa đem về nhà máy để gia công, rồi doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ ngày xưa, tôi gia công gạo, ăn 270 đồng của người thương lái mua lúa khô để về nhà máy mình gia công ; bây giờ giá tăng lên, tôi tăng giá thì người ta không chấp nhận. Nói chung là rất khó khăn cho doanh nghiệp và người thu mua.
Theo tiến sĩ Ngô Trí Long, đây là cái ảnh hưởng đương nhiên khi giá điện tăng như vậy :
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp là vì chi phí đầu vào cao, giá thành còn cao, mà bây giờ yếu tố tăng nữa thì chắc chắn là giá thành và chi phí tăng. Chính điều đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
Theo chuyên gia tài chính và thị trường Ngô Trí Long, trong việc giải trình và xem xét vấn đề tăng giá điện bán lẻ, các cơ quan chức năng phải có đủ năng lực để cân nhắc, bảo đảm tính khách quan và công bằng thì mới thể hiện được tính minh bạch của vấn đề.
Thời hạn 15 tháng 5 mà thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa ra cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN đã qua và người tiêu dùng đang chờ giải trình theo như yêu cầu của người đứng đầu chính phủ.
Vừa qua nhiều người hết sức bất bình với phát biểu của một số cán bộ cấp cao như lời người phát ngôn Bộ Công Thương, Đổ Thắng Hải, rằng ‘giá điện tăng, mọi người đều được lợi’ ; hay của tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, nguyên ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rằng ‘người dân đang ủng hộ EVN tăng lên, không ai phàn nàn tăng giá điện.’
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 15/05/2019
Thủ tướng Phúc đã dung dưỡng cho độc quyền EVN như thế nào ?
Minh Quân, VNTB, 08/05/2019
Đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận, trong đó có phần ‘cống hiến’ không nhỏ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thằng khốn nào láo toét, dám nói giá điện của nước ta thấp so với khu vực thì bạn cứ nhét cái này vào mõm nó - một facebooker bình luận.
"Sau khi Thủ tướng có ý kiến phê duyệt, Bộ Công thương mới ban hành quyết định tăng giá" - quan chức Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thú nhận với báo chí.
Lời thú nhận trên là bằng chứng lộ diện và trần trụi nhất cho thấy tính ‘liêm chính’ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ lộ ra đến mức nào, sau khi Nguyễn Xuân Phúc vội vã chỉ đạo kiểm tra lại cách tính giá điện vì lo sợ bị dư luận xã hội phản ứng gay gắt và làm ảnh hưởng đến chính phủ mà bị người đời xem là ‘may là Kiến tạo, chứ Voi tạo hay Khủng Long tạo thì không biết đến thế nào’ của ông ta.
Tới giờ phút này, đã có thể kết luận rằng có một mối quan hệ đáng ngờ, rất đáng ngờ giữa chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Vào cuối tháng Sáu năm 2017, tức ngay trước khi ‘Thủ tướng chính phủ’ ký Quyết định số 34 về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020, ông Phúc đã ký phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN nhưng lại không có bất cứ một cải cách nào để xóa bỏ vai trò độc quyền tàn hại dân sinh của tập đoàn mà báo chí quốc tế đặt cho biệt hiệu "cậu ấm hư hỏng" này.
Trong đề án trên, EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối mà không hề có một chút hơi hướng nào về điều mà giới quan chức hay phủ dụ là "hướng đến thị trường điện cạnh tranh".
Cũng trong đề án trên, nhiều doanh nghiệp tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN mua điện và bán điện. Mặt khác, theo quyết định của chính phủ thì nhà nước nắm 100% vốn ở công ty này, như vậy tư nhân không hề có cơ hội để tham gia…
Dung dưỡng độc quyền đã "nối giáo" cho chuyên chế tăng giá điện.
Ngay sau đề án tái cơ cấu EVN được Thủ Tướng Phúc ký phê duyệt, nỗi lo sợ thường trực của nhân dân đã biến thành sự thật khi cũng chính thủ tướng này lại ký tiếp quyết định số 24/2017, thay thế quyết định số 69/2013 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Tám, 2017.
Quyết định trên cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%.
Nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế !
Đến khi đó, cùng với Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của "cá mập" EVN, sự nghiệp "lobby tăng giá" của EVN đã thành công bước đầu.
Có thể không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công thương phải xin ý kiến chính phủ, vì đối với nhóm lợi ích EVN và Bộ Công thương mà từ rất lâu rồi người ta vẫn ví là "nhóm cá mập" hay "bạch tuộc" chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để "bù giá vào dân". Vào những năm 2007-2009, EVN cũng là tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm.
Theo đó và trong trường hợp "nhân đạo" nhất, EVN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được tăng hai lần một năm, nghĩa là giá điện ngay trong năm 2017 sẽ tăng khoảng gần 10%.
Còn kém "nhân đạo" hơn, không phải EVN mà chính là Bộ Công thương sẽ "trảm" dân. Nối tiếp truyền thống "đi đêm" và "bảo kê" từ thời Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, đương kim Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh của bộ này - nhân vật suýt thành công với người anh em cọc chèo Lê Phước Vũ trong dự án Thép Hoa Sen-Cà Ná ở Ninh Thuận, sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để "kết quả dân chúng" bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20% !
Quyết định tăng giá điện mà Thủ Tướng Phúc ký lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được báo cáo. Chi tiết cần đặc tả không kém là phần lớn vốn vay của EVN là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.
Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh : Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tương đương đến 22 - 23 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2019.
EVN - một tác nhân gây "nợ máu" cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi "thú tính" tăng giá điện bất chấp dân sinh. Nếu lấy lợi nhuận trước thuế những năm gần đây của EVN vào khoảng 5.000 tỷ đồng để tính mức bình quân cho các năm, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải liên tục tăng giá điện như thiêu thân hàng trăm năm nữa !
Bế tắc toàn diện giai đoạn cuối của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được kết liễu bằng công cuộc vơ vét tàn mạt mang tính tư bản chủ nghĩa dã man của giới quan chức vẫn xưng hô là đồng chí : đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận, trong đó có phần ‘cống hiến’ không nhỏ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Minh Quân
Nguồn : RFA, 08/05/2019
***************
EVN : Quả đấm thép đấm vào mặt nhân dân
Nguyễn Tường Thụy, RFA, 08/05/2019
Từ 20/3/2019, giá điện tăng đã làm cho người tiêu dùng lao đao và tất cả đều nhao lên mạng ta thán, rên rỉ. Quan chức của ngành nội thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tìm đủ mọi lời giải thích nhưng xem chừng khó thuyết phục được ai. Vì muốn nói thế nào thì choáng váng là cảm giác rất rõ khi người tiêu dùng phải móc hầu bao ra thanh toán tiền điện cho tháng 4. Mà chần chừ không nộp thì bị cắt điện ngay lập tức, "không nói nhiều". Thắc mắc, đơn từ không ai cấm nhưng hậu xét. Một số tờ báo chỉ ra, tiền điện không phải tăng quanh con số 8,3% mà thực tế tăng từ 35 đến 75%.
Việc tăng giá bán lẻ điện "cũng làm tăng hóa đơn tiền điện".
Thủ phạm là nắng nóng ?
Về việc tiền điện tăng, EVN nhanh nhẹn đổ ngay cho sử dụng tăng, sau đó yếu tố tăng giá chỉ là phụ : Việc tăng giá bán lẻ điện "cũng làm tăng hóa đơn tiền điện".
Chữ "cũng" cho thấy, EVN không thừa nhận tăng giá là thủ phạm chính mà chỉ là thứ yếu. Thủ phạm là do tiêu thụ nhiều điện kia. Tiêu thụ nhiều là bởi nắng nóng. Đồng ý nắng nóng là một yếu tố làm tăng lượng điện sử dụng. Tuy nhiên, thời tiết nóng lên hay lạnh xuống nó sẽ diễn ra từ từ. Không thể tự nhiên thời tiết đang tháng Chạp mà nhảy phắt lên tháng Sáu, nên cái nóng của tháng 4 so với tháng 3 không thể làm nhu cầu điện nhảy phắt lên trên dưới 50 % hoặc hơn được
Để thuyết phục do nắng nóng, tiêu thụ nhiều, EVN làm một bảng thống kê khá công phu. Theo đó, Hà Nội, có 8,63% số khách hàng tiêu thụ điện tăng gấp đôi, và 23.66% số khách hàng dùng điện tăng 1,5 đến 2 lần. Tuy nhiên, khi đưa ra con số ấy, EVN đã "quên" thống kê số khách hàng có điện năng tiêu thụ giảm.
Báo Tuổi trẻ có bài phân tích khá kỹ lưỡng và phát hiện ra cái lươn lẹo trong việc hút máu người tiêu dùng là chia lượng điện tiêu thụ ra 6 bậc, gọi là giá điện bậc thang và cho thấy ‘các con số được "nhảy múa" phi mã theo từng bậc’.
Để bảo vệ cho việc giá điện nhảy múa trên mỗi thang giá, EVN dẫn chứng một vài nước Đông Nam Á cũng áp dụng giá lũy tiến. Theo giá lũy tiến, càng dùng nhiều giá càng đắt, tức là tìm cách hạn chế dùng điện, cũng có nghĩa là sản xuất không đáp ứng được tiêu dùng. Điều đó nói lên mặt yếu kém của ngành điện trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy tại sao Việt Nam lại lấy mặt yếu kém của một vài nước để làm mẫu, coi như là đúng rồi để áp dụng cho mình ? Sao không lấy những cái hay, cái tích cực của các nước khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân để học tập ?
Trấn nhưng không an
Trước làn sóng phản đối tăng giá điện, ngành công thương trấn an rằng đã tính toán kỹ để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới các mặt hàng khác. Thế nhưng trên thực tế, thì mỗi lần tăng giá điện, nó làm biến động tất cả các mặt hàng tiêu dùng khác với một tỉ lệ tương ứng, mà những bà nội trợ đều cảm thấy rất rõ. Giá điện ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống sinh hoạt trong xã hội, vì lượng tiêu thụ nhiều và mọi cá nhân, gia đình, các tổ chức đơn vị kinh tế muốn tránh cũng không được.
Việc tăng giá điện làm tăng giá hàng tiêu dùng, dịch vụ lý giải như sau :
Nếu chi phí năng lượng trong giá thành 1 sản phẩm A nào đó chiếm 10 %, thì khi chi phí điện năng tăng 30 % thì giá thành sản phẩm ấy tăng lên 10% x 30% = 3 %.
Nhưng khoản mục năng lượng trong giá thành sản phẩm ấy chỉ là trực tiếp. Vì giá thành bao gồm rất nhiều khoản mục (nguyên vật liệu, năng lượng, lao động...) và mỗi khoản mục đều bị tăng bởi giá xăng rồi cho nên giá thành sản phẩm A không chỉ tăng lên 3% do tăng chi phí năng lượng trực tiếp mà còn bị tính chồng lên rất nhiều khoản chi phí năng lượng gián tiếp mà nó đã ém sẵn trong cách khoản mục khác cấu thành lên giá thành của sản phẩm A. Vì vậy, các mặt hàng không tăng theo mới là chuyện lạ.
Trước sự thật chi phí điện năng quá sức người tiêu dùng, có nhiều ý kiến đưa ra những lời khuyên an ủi, ví dụ, đắt quá thì đừng dùng thiết bị tiêu hao nhiều điện (như điều hòa) nữa. Người tiêu dùng tối dạ đến mấy cũng không cần đến lời khuyên này. Vấn đề ở chỗ phải xây dựng giá cả và chính sách giá sao cho hợp lý để người dân được hưởng thành quả do sự phát triển của sản xuất mang lại. Khuyên như thế khác nào khuyên quay trở lại thời kỳ nguyên thủy.
Cũng có ý kiến khuyên phải là người tiêu dùng thông minh, tránh dùng điện vào giờ cao điểm. Tránh cách nào đây khi đến một khoảng thời điểm nhất định trong ngày, rất nhiều gia đình cùng có nhu cầu. Nó chẳng khác gì lời khuyên đừng đi làm vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc giao thông. Đó là điều không thể.
Mặt khác, hóa đơn tiền điện cho mỗi gia đình được chia phắt ra 6 bậc, làm gì có chuyện chia ra bao nhiêu kwh thuộc giờ cao điểm, bao nhiêu kwh thuộc giờ thấp điểm. Cho nên tránh giờ cao điểm là điều vô nghĩa và không thể làm được.
Một kiểu an ủi nữa là đem so giá điện ở Việt Nam với thế giới và cho rằng, vẫn còn thấp. Đây là kiểu giải thích cùn vì họ cố lờ đi chi phí điện năng trên thu nhập của người Việt Nam so với thế giới ra sao.
Giá điện trên thế giới cao vì giá thành (bao gồm tiền lương) cao. Thu nhập của người Việt Nam thấp vài chục lần so với họ thì tiền lương trong giá thành điện có cao được vài chục lần như họ không, đòi cao sao được.
Một bản thống kê của baomoi.com cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 23% so với bình quân thế giới nhưng giá điện lại bằng 50% (số liệu 2017) (1).
Một thống kê khác cho thấy, tiền điện so với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là 3,53%, chiếm mức cao nhất trong bảng xếp hạng 17 nước.
Điều chỉnh giá điện chỉ là biện pháp tức thời
Trước làn sóng phản đối tăng giá điện, thủ tướng yêu cầu kiểm tra lại giá điện. Khi đó, Bộ Công thương mới thành lập các đoàn kiểm tra. Nên nhớ, chính Bộ Công thương quyết định tăng giá điện. Nay lại kiểm tra việc này, rõ ràng đây là chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi". Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải Thứ trưởng Bộ Công thương lại "khẳng định trước khi có quyết định tăng giá điện, Bộ Công thương đã trình Chính phủ phê duyệt thì Bộ mới ban hành quyết định". Việc này chưa rõ thực hư thế nào.
Việc điều chỉnh giảm giá điện lại nếu có chỉ là nhằm hạ nhiệt. Về lâu dài, người tiêu dùng sẽ bị giá điện hành còn nhiều
Có thể sau khi kiểm tra, Bộ công thương sẽ điều chỉnh giá điện theo hướng giảm xuống. Nếu vậy thì số tiền đã móc túi của người tiêu dùng giải quyết ra sao, trừ vào hóa đơn tháng tiếp theo hay lỡ lấy rồi thì thôi.
Việc điều chỉnh giảm giá điện lại nếu có chỉ là nhằm hạ nhiệt. Về lâu dài, người tiêu dùng sẽ bị giá điện hành còn nhiều. Theo truyền thống, giá điện chỉ tăng chứ không giảm.
Độc quyền, thủ phạm tăng giá tùy tiện
Nền kinh tế hiện nay tạm chia ra hai thành phần chính là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh. Hai thành phần kinh tế này không có sự bình đẳng và có những khác biệt đối nghịch. Một trong khác biệt ấy là những mặt hàng độc quyền như điện, nước, xăng dầu... nhà nước hoàn toàn định đoạt giá chứ không chịu chi phối của thị trường, do họ giành một mình một chợ. Vì vậy, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận giá cả do bên bán áp đặt. Họ phải cắn răng chịu đựng những cơn tăng giá tùy thích mà nguyên nhân là để bù đắp cho những khoản tiền vô lý nào đó, như thua lỗ do kinh doanh ngoài chức năng chẳng hạn.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn phải chịu đựng thái độ phục vụ của bên mua. Người dân tiếp xúc với các nhà cung cấp đều dễ nhận ra thái độ của nhân viên nhà điện thường lạnh lùng, hách dịch, chứ không khiêm nhường như nhân viên nhà mạng. Thị trường tư nhân không hề có chuyện, đắt thì đừng mua nữa, hoặc chê bai thì lần sau không bán cho nữa mà phải thương lượng, giải thích, nhân nhượng, vui vẻ chào mời thì mới tồn tại được. Độc quyền thì ngược lại.
Giá cả và thái độ phục vụ của ngành điện là thứ mà người tiêu dùng thấy trực tiếp nhất. Nhìn sâu thêm thì khu vực kinh tế nhà nước gây cho xã hội nhiều tiêu cực nhất, nó là những ổ tham nhũng. Sức tàn phá ngân sách của nó thật là kinh khủng.
Ngoài điện thì xăng dầu và nước sinh hoạt cũng là những mặt hàng độc quyền mà người dân không tránh được. Cũng như giá điện, giá nước cũng được tính theo thang giá lũy tiến nhưng nước ít bị bêu tên vì chi phí nước sinh hoạt thấp hơn, ảnh hưởng không quá lớn đến người tiêu dùng. Do tính chất bán lẻ và không theo dõi được nên xăng dầu đành ngậm ngùi nhìn mấy người bạn độc quyền làm xiếc trên thang giá lũy tiến. Để bù lại, xăng dầu được tăng giá thoải mái và chăm chỉ hơn. Chỉ riêng từ 5/2 đến 2/5/2019, chưa đầy 3 tháng, xăng dầu tăng liền tù tì tới 5 đợt, xơi ngon lành 26% so với chưa đầy 3 tháng trước đó. Tính trung bình, cứ 17 ngày tăng một phát.
Kinh tế nhà nước và sự độc quyền sinh ra từ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa, từ chủ trương "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", từ chức năng kinh tế của nhà nước theo học thuyết Mác Lenin. Sự bất cập của khu vực kinh tế này, ai cũng thấy nhưng để gỡ nó ra khỏi nền kinh tế thì lại là quyền của những người không nghe, không thấy, không biết.
Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 10 tập đoàn kinh tế nhà nước trong đó có EVN. Người ta gọi những tập đoàn kinh tế nhà nước là những quả đấm thép. EVN là quả đấm thép đấm thẳng vào mặt nhân dân.
Nguyễn Tường Thụy (7/4/2019)
(1) https://baomoi.com/so-sanh-gia-nang-luong-cua-viet-nam-voi-cac-nuoc/c/30069555.epi)
******************
Thủ tướng Phúc ‘không biết’ hay tiếp tay cho phi mã giá điện ?
Phạm Chí Dũng, VOA, 06/05/2019
EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thêm một lần nữa kể từ thời Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng đội mồ sống dậy bằng hình ảnh những bóng ma tài phiệt tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận.
Nhiều gia đình đã hoảng hốt khi cần hóa đơn tiền điện tháng 4 với mức tăng gấp đôi, gấp ba so với tháng trước. Ảnh VTC News
Những bóng ma giữa ban ngày
Khác với từ ngữ ‘nhóm lợi ích’ như một giới hạn trên mà báo chí nhà nước chỉ dám nói đến thế và đang trở nên nhàm chán, tập đoàn tài phiệt không chỉ là nhóm vơ vét lợi ích mà còn móc nối cấu kết với giới quan chức cấp trung cao để can thiệp và thao túng chính sách kinh tế - xã hội trong một chính quyền ‘của dân, do dân và vì dân’.
Cấp trên trực tiếp của EVN và Petrolimex vẫn là Bộ Công thương - một ‘cá mập’ lớn mà suốt từ thời cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đến bộ trưởng đương nhiệm là Trần Tuấn Anh, con trai của Trần Đức Lương cựu chủ tịch nước và thuộc diện cán bộ ‘hót hay nhảy giỏi’, đều trắng trợn bao che cả hai tập đoàn tài phiệt trên không chỉ cho những âm mưu tăng giá điện và xăng dầu giảm ít tăng nhiều và trực chỉ ‘nâng lên một tầm cao mới’, mà còn về hàng loạt cú xả lũ thủy điện bất nhân của EVN từ năm 2013 đến nay ở các tỉnh miền Trung mà đã trở thành tác nhân chính giết sống ít nhất hàng trăm mạng dân nghèo nơi rốn lũ.
Nhưng EVN, Petrolimex, Vũ Huy Hoàng trong quá khứ đen tối và Trần Tuấn Anh trong hiện tại đen đúa có phải là toàn bộ thủ phạm gây ra thảm họa tăng giá xăng dầu và điện khiến ít ra một nửa dân số Việt Nam bị móc túi trắng trợn, càng thêm khốn quẫn trong khi nền kinh tế đã lao vào năm suy thoái thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008 ?
Thủ tướng và ‘người nhà thủ tướng’
"Sau khi Thủ tướng có ý kiến phê duyệt, Bộ Công thương mới ban hành quyết định tăng giá" - quan chức Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thanh minh với báo chí về việc tăng giá điện khi kể lể việc doanh nghiệp này đã đề xuất để "Bộ Công thương phối hợp các bộ ngành liên quan trình Chính phủ phương án tăng giá điện".
Lời thú nhận trên buộc phải phát ra sau khi dư luận xã hội và báo chí gầm gào phẫn nộ về việc tại sao EVN đã tăng giá điện đến 8,36% vào đầu năm 2019, nhưng đến khi tính giá điện cụ thể với các hộ gia đình thì lại xảy ra quá nhiều trường hợp người dân ngã ngửa khi mức thu hàng tháng vọt đến 50 - 70% so với tháng trước.
Lời thú nhận trên là bằng chứng lộ diện và trần trụi nhất cho thấy tính ‘liêm chính’ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ lộ ra đến mức nào, sau khi Nguyễn Xuân Phúc vội vã chỉ đạo kiểm tra lại cách tính giá điện vì lo sợ bị dư luận xã hội phản ứng gay gắt và làm ảnh hưởng đến chính phủ mà bị người đời xem là ‘may là Kiến tạo, chứ Voi tạo hay Khủng Long tạo thì không biết đến thế nào’ của ông ta.
Cùng lúc, trên mạng xã hội hiện ra thêm một bằng chứng ác nghiệt : một Quyết định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định này là của Thủ tướng chính phủ, mang số 34, được ký ngày 25/07/2017 và dóng dấu ‘MẬT’, trong đó duyệt mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Cần nhắc lại, theo phương án mà Bộ Công thương đưa ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá điện ở mức 8,36% từ ngày 20/03/2019. Mỗi kWh điện sẽ tăng gần 144 đồng, lên mức bình quân 1.864,44 đồng so với giá bán điện thương phẩm bình quân trước đó là 1.720 đồng/kWh.
Như vậy, chắc chắn giá điện sẽ còn tăng nữa, chưa tính đến lời đe dọa của quan chức Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN - rằng ‘giá diện sẽ tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay nếu giải tán EVN’ khi bị báo chí truy buộc nguồn gốc độc quyền của EVN đã dẫn đến tình trạng tăng giá vô tội vạ.
Quyết định số 34 của ‘Thủ tướng chính phủ’ được đóng dấu ‘MẬT’ là một thủ đoạn chính trị để phục vụ cơ chế tăng giá lén lút và bất chấp như thế. Bất cứ ai sống lâu năm trong một chế độ độc tài đều biết thủ đoạn này là món ăn khoái khẩu của những kẻ chỉ muốn ngu dân. Mới đây, ngay sau khi bị dư luận lên áp dữ dội về giá xăng dầu và điện tăng phi mã, Bộ Công thương của Trần Tuấn Anh còn đòi đưa kế hoạch tăng giá xăng dầu và điện chưa công bố của ngành này vào diện… ‘bí mật nhà nước’.
Còn với bằng chứng về Quyết định số 34 của ‘Thủ tướng chính phủ’ trên, ngay cả những dư luận viên cùng nhóm bồi bút của chính phủ và Bộ Công thương cũng không thể ngụy biện là ‘thủ tướng không biết việc tăng giá điện’.
Chưa kể đến một luồng dư luận xã hội đang cho rằng trong âm mưu tăng giá điện kể từ sau đại hội 12 đến nay còn có vai trò và có ‘dây máu ăn phần’ của ‘người nhà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’.
Vậy Thủ tướng Phúc về thực chất có vai trò gì trong thảm họa tăng giá điện và xăng dầu ?
Dung dưỡng độc quyền và ‘bù giá vào dân’
Tới giờ phút này, đã có thể kết luận rằng có một mối quan hệ đáng ngờ, rất đáng ngờ giữa chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với EVN.
Vào cuối tháng Sáu năm 2017, tức ngay trước khi ‘Thủ tướng chính phủ’ ký Quyết định số 34 về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020, ông Phúc đã ký phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN nhưng lại không có bất cứ một cải cách nào để xóa bỏ vai trò độc quyền tàn hại dân sinh của tập đoàn mà báo chí quốc tế đặt cho biệt hiệu "cậu ấm hư hỏng" này.
Trong đề án trên, EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối mà không hề có một chút hơi hướng nào về điều mà giới quan chức hay phủ dụ là "hướng đến thị trường điện cạnh tranh".
Cũng trong đề án trên, nhiều doanh nghiệp tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN mua điện và bán điện. Mặt khác, theo quyết định của chính phủ thì nhà nước nắm 100% vốn ở công ty này, như vậy tư nhân không hề có cơ hội để tham gia…
Dung dưỡng độc quyền đã "nối giáo" cho chuyên chế tăng giá điện.
Ngay sau đề án tái cơ cấu EVN được Thủ tướng Phúc ký phê duyệt, nỗi lo sợ thường trực của nhân dân đã biến thành sự thật khi cũng chính thủ tướng này lại ký tiếp quyết định số 24/2017, thay thế quyết định số 69/2013 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, có hiệu lực từ ngày 15/08/2017.
Quyết định trên cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%.
Nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế !
Đến khi đó, cùng với Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của "cá mập" EVN, sự nghiệp "lobby tăng giá" của EVN đã thành công bước đầu.
Có thể không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công thương phải xin ý kiến chính phủ, vì đối với nhóm lợi ích EVN và Bộ Công thương mà từ rất lâu rồi người ta vẫn ví là "nhóm cá mập" hay "bạch tuộc" chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để "bù giá vào dân". Vào những năm 2007-2009, EVN cũng là tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm.
Theo đó và trong trường hợp "nhân đạo" nhất, EVN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được tăng hai lần một năm, nghĩa là giá điện ngay trong năm 2017 sẽ tăng khoảng gần 10%.
Còn kém "nhân đạo" hơn, không phải EVN mà chính là Bộ Công thương sẽ "trảm" dân. Nối tiếp truyền thống "đi đêm" và "bảo kê" từ thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đương kim Bộ trưởng Trần Tuấn Anh của bộ này - nhân vật suýt thành công với người anh em cọc chèo Lê Phước Vũ trong dự án Thép Hoa Sen-Cà Ná ở Ninh Thuận, sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để "kết quả dân chúng" bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20% !
Quyết định tăng giá điện mà Thủ tướng Phúc ký lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được báo cáo. Chi tiết cần đặc tả không kém là phần lớn vốn vay của EVN là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.
Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh : Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tương đương đến 22 - 23 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2019.
EVN - một tác nhân gây "nợ máu" cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi "thú tính" tăng giá điện bất chấp dân sinh. Nếu lấy lợi nhuận trước thuế những năm gần đây của EVN vào khoảng 5.000 tỷ đồng để tính mức bình quân cho các năm, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải liên tục tăng giá điện như thiêu thân hàng trăm năm nữa !
Bế tắc toàn diện giai đoạn cuối của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được kết liễu bằng công cuộc vơ vét tàn mạt mang tính tư bản chủ nghĩa dã man của giới quan chức vẫn xưng hô là đồng chí : đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận, trong đó có phần ‘cống hiến’ không nhỏ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 06/05/2019
*********************
Đỗ Thành Nhân, VNTB, 06/05/2019
Cả nước đang vào đợt nắng nóng và càng nóng hơn khi EVN phát hành hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Giá điện tăng vô lý này có sự góp phần không nhỏ của Bộ Công thương.
Dư luận đã nói quá nhiều về việc tăng giá điện của EVN, còn Bộ Công thương thì có vẻ như… vô can và chuẩn bị kiểm tra theo yêu cầu của Thủ tướng.
Ai cũng biết căn cứ pháp lý để EVN tăng giá điện là thực hiện theo Quyết định số 468/QĐ-Bộ Công thương, Quy định về giá bán điện, ngày 20/03/2019 là của Bộ Công thương. Phân tích quyết định 468, cho thấy Bộ Công thương với EVN làm xảo thuật, tìm mọi cách ép người sử dụng điện. Với thị trường hơn 90 triệu dân phải sử dụng điện 24/24 thì chỉ cần chênh lệch một con số rất nhỏ thì cũng sẽ tạo ra một giá trị rất lớn.
Điện là mặt hàng do nhà nước quyết định giá và công bố trước cho người sử dụng điện. Tuy nhiên Quyết định 468 ký vào ngày 20/03/2019 và có hiệu lực cũng từ ngày 20/03/2019.
Bộ Công thương không thể làm việc từ 0 giờ đêm ; nên ngày 20/03/2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký quyết định và các thủ tục hành chính phát hành văn bản, đến khi người mua điện cả nước thực hiện giá điện mới : sớm nhất là 8 giờ sáng. Trong khi người sử dụng điện từ lúc 0 giờ, tức là người sử dụng điện đã bị ép nâng khống giá điện ít nhất là 7 giờ. Tính trên cả nước thì con số không nhỏ.
Nhà nước phạt các cơ sở kinh doanh không công bố, niêm yết giá hay bán hàng cao hơn giá niêm yết ; Bộ Công thương lại cho phép EVN thu tiền điện cao hơn giá công bố suốt 7 giờ.
Chính phủ thanh tra : có xử phạt vi phạm hành chính Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hay không và có hoàn trả tiền điện chênh lệch lại cho người sử dụng ?
Mặt hàng điện khác với xăng dầu, không ai đầu tư bình Acquy để trữ điện giá rẻ. Vậy mà Bộ Công thương điều hành giá điện giống Việt Cộng trong chiến tranh : đánh du kích và bất ngờ làm cho địch trở tay không kịp.
Tăng giá điện lần này sau 7 giờ sử dụng ; còn quyết định tăng giá điện gần đây (năm 2017) có hiệu lực trước chưa đầy 16 giờ. Bộ Công thương và EVN xem người sử dụng điện như … địch, tạo bất ngời trong điều hành để cho doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh phương án tài chính sản xuất kinh doanh.
Dư luận đã nói quá nhiều về thủ đoạn tính tăng giá điện của EVN ; ở đây tôi chỉ phân tích xảo thuật tăng giá điện của EVN, tất nhiên có Bộ Công thương hổ trợ.
Quyết định 468 tăng giá điện căn cứ vào Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Theo đó : giá bán lẻ điện sinh hoạt có 6 bậc, cơ cấu giá tỷ lệ với nhau : bậc 1 : 92%, bậc 2 : 95%, bậc 3 : 110%, bậc 4 : 138%, bậc 5 : 154%, bậc 6 : 159% (Quyết định 28, phần Phụ lục, mục 4.1).
Tuy nhiên EVN đề xuất Bộ Công thương lại cố tình làm trái với Quyết định 28 của Thủ tướng, đó là tăng giá điện bậc 1 với tỷ lệ thấp hơn 5 bậc còn lại. Có nghĩa là các bậc sau mức tăng cao hơn bậc trước, người sử dụng khó phát hiện.
Mục đích : người sử dụng điện không có cảm giác tăng giá cao - đây là nghệ thuật vặt lông không đau, để vịt không kêu.
Phân tích hai phương án tính giá điện theo Quyết định 28.
Trong đó :
* Giá theo cơ cấu bậc 2 = Giá theo cơ cấu bậc 1 x Cơ cấu giá bậc 2 / Cơ cấu giá bậc 1 ; …
* Chênh lệch = Giá bán lẻ - Giá theo cơ cấu.
Theo kết quả tính như Hình 1, thì giá bán lẻ tăng so với giá theo cơ cấu (làm tròn) bậc 2 : 1 đồng ; bậc 3 : 8 đồng ; bậc 4 : 19 đồng, bậc 5 : 25 đồng, bậc 6 : 27 đồng.
Theo Quyết định 468, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh, còn Quyết định 28, Điều 4.2 "được phép điều chỉnh trong phạm vi ± 2% so với tỷ lệ được quy định"
Trong đó :
* Giá theo cơ cấu = Giá bán lẻ điện bình quân x Cơ cấu giá
* Chênh lệch = (Giá bán lẻ - Giá theo cơ cấu) / Giá theo cơ cấu
Theo kết quả tính như Hình 2, thì giá bán lẻ giảm so với giá theo cơ cấu đối với bậc 1 : 2,17%, và bậc 2 : 2,10% không nằm trong "phạm vi ± 2%" theo quyết định của Thủ tướng.
Chỉ các phép tính số học đơn giản, không cần đến trình độ tú tài ; nhưng EVN-Bộ Công thương vẫn không thích tính đúng ; bên trình, bên duyệt cùng bắt tay nhau làm xảo thuật giá điện, tìm mọi cách để nâng giá, thậm chí xảo thuật qua mặt luôn quyết định của Thủ tướng.
Thanh tra Chính phủ sẽ làm rõ "làm rõ đúng, sai việc tăng giá điện", hy vọng thanh tra sẽ lắng nghe dự luận, làm minh bạch những góc khuất trong việc tính toán và cấu thành nên giá điện.
Ơn Bộ Công thương, ơn chính phủ : giảm xiết cổ chút nào may mắn cho dân chút đó !
Đỗ Thành Nhân
Nguồn : VNTB, 06/05/2019
- Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, ngày 07/04/2014 : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-28-2014-QD-TTg-co-cau-bieu-gia-ban-le-dien-225738.aspx
- Quyết định số 468/QĐ-Bộ Công thương, ngày 20/03/2019 : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-648-QD-Bộ Công thương-2019-dieu-chinh-muc-gia-ban-le-dien-binh-quan-va-quy-dinh-gia-ban-dien-409426.aspx
*********************
Quyết định 34 - bằng chứng về Thủ tướng Phúc 'dính' EVN ?
Minh Quân, VNTB, 06/05/2019
Với phần hành điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế, làm thế nào Nguyễn Xuân Phúc xóa được nghi ngờ về ‘người nhà thủ tướng’ dây máu ăn phần trong thị trường độc quyền phân phối điện và vai trò ‘bảo kê’ của Phúc cho những tập đoàn tài phiệt hút máu dân ?
Hình ảnh Quyết định số 34 được cho là của ‘Thủ tướng chính phủ’. Nguồn : facebook Thanh Hieu Bui.
"Sau khi Thủ tướng có ý kiến phê duyệt, Bộ Công thương mới ban hành quyết định tăng giá" - quan chức Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thanh minh với báo chí về việc tăng giá điện khi kể lể việc doanh nghiệp này đã đề xuất để "Bộ Công thương phối hợp các bộ ngành liên quan trình Chính phủ phương án tăng giá điện".
Lời thú nhận trên buộc phải phát ra sau khi dư luận xã hội và báo chí gầm gào phẫn nộ về việc tại sao EVN đã tăng giá điện đến 8,36% vào đầu năm 2019, nhưng đến khi tính giá điện cụ thể với các hộ gia đình thì lại xảy ra quá nhiều trường hợp người dân ngã ngửa khi mức thu hàng tháng vọt đến 50 - 70% so với tháng trước.
Lời thú nhận trên là bằng chứng lộ diện và trần trụi nhất cho thấy tính ‘liêm chính’ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ lộ ra đến mức nào, sau khi Nguyễn Xuân Phúc vội vã chỉ đạo kiểm tra lại cách tính giá điện vì lo sợ bị dư luận xã hội phản ứng gay gắt và làm ảnh hưởng đến chính phủ mà bị người đời xem là ‘may là Kiến tạo, chứ Voi tạo hay Khủng long tạo thì không biết đến thế nào’ của ông ta.
Cùng lúc, trên mạng xã hội hiện ra thêm một bằng chứng ác nghiệt : một Quyết định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định này là của Thủ tướng chính phủ, mang số 34, được ký ngày 25/07/2017 và đóng dấu ‘MẬT’, trong đó duyệt mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
Cần nhắc lại, theo phương án mà Bộ Công thương đưa ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng giá điện ở mức 8,36% từ ngày 20/3/2019. Mỗi kWh điện sẽ tăng gần 144 đồng, lên mức bình quân 1.864,44 đồng so với giá bán điện thương phẩm bình quân trước đó là 1.720 đồng/kWh.
Như vậy, chắc chắn giá điện sẽ còn tăng nữa, chưa tính đến lời đe dọa của quan chức Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN - rằng ‘giá diện sẽ tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay nếu giải tán EVN’ khi bị báo chí truy buộc nguồn gốc độc quyền của EVN đã dẫn đến tình trạng tăng giá vô tội vạ.
Quyết định số 34 của ‘Thủ tướng chính phủ’ được đóng dấu ‘MẬT’ là một thủ đoạn chính trị để phục vụ cơ chế tăng giá lén lút và bất chấp như thế. Bất cứ ai sống lâu năm trong một chế độ độc tài đều biết thủ đoạn này là món ăn khoái khẩu của những kẻ chỉ muốn ngu dân. Mới đây, ngay sau khi bị dư luận lên áp dữ dội về giá xăng dầu và điện tăng phi mã, Bộ Công thương của Trần Tuấn Anh còn đòi đưa kế hoạch tăng giá xăng dầu và điện chưa công bố của ngành này vào diện… ‘bí mật nhà nước’.
Còn với bằng chứng về Quyết định số 34 của ‘Thủ tướng chính phủ’ trên, ngay cả những dư luận viên cùng nhóm bồi bút của chính phủ và Bộ Công thương cũng không thể ngụy biện là ‘thủ tướng không biết việc tăng giá điện’.
Chưa kể đến một luồng dư luận xã hội đang cho rằng trong âm mưu tăng giá điện kể từ sau đại hội 12 đến nay còn có vai trò và có ‘dây máu ăn phần’ của ‘người nhà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’.
Với phần hành điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế, làm thế nào Nguyễn Xuân Phúc xóa được nghi ngờ về ‘người nhà thủ tướng’ dây máu ăn phần trong thị trường độc quyền phân phối điện và vai trò ‘bảo kê’ của Phúc cho những tập đoàn tài phiệt hút máu dân ?
Minh Quân
Nguồn : VNTB, 06/05/2019
*********************
Giá điện tăng : trách nhiệm chính thuộc về thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 06/05/2019
"Họp chính phủ thường kỳ, thủ tướng yêu cầu báo cáo việc tăng giá điện" là nội dung ở nhiều bản tin báo chí đăng tải vào cuối giờ chiều ngày 4-5. "Việc này, bộ trưởng Bộ Công thương, chủ tịch, tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cũng thấy cần thiết phải báo cáo lại trước chính phủ, trước nhân dân về vấn đề này". Báo chí dẫn lời phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc (1).
"Việc tăng giá điện vừa qua đã gây tâm tư trong nhân dân"
Nếu căn cứ vào Luật Điện lực, thì yêu cầu "cần thiết phải báo cáo lại trước chính phủ" của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho thấy năng lực về quản trị đất nước của người đứng đầu chính phủ quá yếu kém. Tuy vậy, do không phải chịu áp lực của bất kỳ cạnh tranh nào trong ‘ghế thủ tướng’, nên ông Nguyễn Xuân Phúc an tâm tiếp tục ‘ngồi’ đến hết nhiệm kỳ.
"Điều tiết điện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật". Điều 3.11 Luật Điện lực viết như vậy. Nhà nước ở đây được hiểu là người đứng đầu chính phủ trong một nhiệm kỳ của quốc hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là người có bổn phận ‘điều tiết điện lực’ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hơn, vai trò của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở đây là :
"Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện ; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh".
(trích Điều 4.2, Luật Điện lực)
Giả dụ trong trường hợp yêu cầu "bộ trưởng Bộ Công thương, chủ tịch, tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cũng thấy cần thiết phải báo cáo lại trước chính phủ" mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra (nguồn đã dẫn), cho kết quả "sẽ sửa lại biểu giá điện cho phù hợp" như một tuyên bố của thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng với báo chí (2), thì liệu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tiếp tục yêu cầu xem xét về trách nhiệm hình sự của các bên liên quan, được quy định tại Điều 7 của Luật Điện lực về "Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện" là :
"Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện".
Xét về mặt quản lý nhà nước về chính sách liên quan đến thị trường điện lực, cho thấy dường như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn hạn chế tầm nhìn và không tôn trọng các quy định liên quan của pháp luật về vấn đề "thị trường điện lực".
"Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện lực nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả", Điều 17.3 của Luật Điện lực đã trao cho thủ tướng chính phủ trách nhiệm như vậy.
Người tiền nhiệm của ông Nguyễn Xuân Phúc là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành quyết định "Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam", vào ngày 08/11/2013. Theo nội dung của quyết định này, thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 03 cấp độ sau :
1. Thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1) : Tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đến hết năm 2014.
2. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (cấp độ 2) :
a) Từ năm 2015 đến năm 2016 : Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm ;
b) Từ năm 2017 đến năm 2021 : Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
3. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (cấp độ 3) :
a) Từ năm 2021 đến năm 2023 : Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm ;
b) Từ sau năm 2023 : Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Đến nay, quyết định nói trên đã được người kế nhiệm là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện đến đâu là điều cần làm rõ ; đặc biệt với tuyên bố mới đây trên báo chí của ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là "giải tán EVN hoặc giải tán các doanh nghiệp nhà nước đang làm điện thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay" (3).
Trách nhiệm của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến đâu và cần phải xử trí như thế nào trong việc giá điện tăng, là điều cần phải được làm rõ và công khai cho nhân dân biết. Qua đó còn góp gióng lên hồi chuông cảnh báo về năng lực quản trị quốc gia của những quan chức trong bộ máy cầm quyền ở thể chế độc đảng toàn trị.
Nguyễn Hồng Phúc
Nguồn : VNTB, 06/05/2019
Ghi chú :
*****************
Giá điện tăng và sự ngờ vực về chủ nghĩa dân túy của Nguyễn Xuân Phúc
An Viên, VNTB, 06/05/2019
Lòng dân thì 'phấn khởi' trước chỉ đạo Chính phủ, trong khi tăng giá cũng bởi Chính phủ, chỉ đạo thanh kiểm tra cũng bởi Chính phủ.
Tăng giá điện từ ngày 20/03/2019: EVN tăng thu 20.000 tỉ đồng
Giá điện tăng cao bất ngờ, gây bất bình trong nhân dân, và điều này đang xảy ra.
Diễn biến của sự kiện này đang theo hướng Chính phủ lẫn Bộ Công thương sẽ thanh tra, và nếu có vi phạm sẽ tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc.
Nhưng trong câu chuyện giá điện tăng, liệu có tồn tại một màn kịch về chủ nghĩa dân túy ?.
Bộ Công thương là con cưng của Chính phủ, và Bộ này lại là cơ quan chủ quản trực tiếp của EVN. Thế nhưng có vẻ diễn biến tăng giá điện thời gian qua dường như cho thấy, Chính phủ và bản thân Bộ Công thương đã không được báo cáo đầy đủ. Nghĩa nôm na, về mặt trách nhiệm quản lý thì Chính phủ lẫn Bộ Công thương hoàn toàn… vô trách nhiệm.
Sở dĩ phải dẫn dắt như vậy, chính là vì tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.2019 vào chiều 4.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc tăng giá điện vừa qua gây tâm tư trong nhân dân. Do đó, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá, từ đó, công khai kết quả. Tiếp đó, Phó Tổng Thanh tra chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định đầu tuần tới sẽ thanh tra việc tăng giá bán điện.
Về phía Bộ Công thương, cũng tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu rằng : Nếu cách tính giá điện của EVN sai, phải xin lỗi và khắc phục ! Và Bộ Công thương cũng lập ba đoàn kiểm tra về giá điện.
Từ phản ứng cho đến quyết định "lập đoàn thanh tra" đã cho thấy rằng, bản thân Bộ Công thương lẫn người đứng đầu Chính phủ chưa thực sự "nắm" được EVN, ngay cả trong giá điện. Và với sự chỉ đạo mang tính "quyết liệt" lần này, Chính phủ kiến tạo lại một lần nữa làm nức lòng dư luận xã hội, họ chờ đợi một quyết định công minh về giá điện hơn trong tương lai.
Thế nhưng, thanh tra nội bộ ngành là điều mà ai cũng sẽ biết nó hoàn toàn không hiểu quả, đặc biệt nếu như việc tăng giá điện là sự thống nhất từ trên xuống (Chính phủ đến EVN).
Ông Đỗ Thắng Hải lại một lần nữa trở thành tâm điểm trong cuộc họp báo Chính phủ, khi ông chia sẻ rằng, trước khi có quyết định tăng giá điện thì Bộ Công thương đã đánh giá tác động của việc tăng giá điện để trình Chính phủ, bao gồm việc tăng ảnh hưởng đến giá cả mặt hàng, CPI ra sao… Nếu căn cứ quan điểm này của ông thì Chính phủ phải biết được giá điện tăng như thế nào và tác động của nó ra sao, chứ không phải là đứng ngoài cuộc quyết định hay chủ trương về giá điện này. Hay nói đúng hơn, tăng giá điện là sự đồng thuận và có tính chất chỉ đạo từ phía Chính phủ (?).
Nhưng nếu như thế, thì tại sao Chính phủ có vẻ như đứng ngoài cuộc, và hình dung như EVN đã vượt quyền ?
Chủ nghĩa dân túy !
Nhà báo Mai Quốc Ấn trên Facebook cá nhân của mình cũng đề cập về "chính trị dân túy" trong bối cảnh giá điện tăng".
"Điều dễ thấy nhất là EVN không tự ý tăng giá. Vậy đoàn kiểm tra giá điện gồm thanh tra của Chính phủ (thuộc quyền quản lý của Thủ tướng) và cán bộ hai bộ sẽ thanh tra được đến đâu khi xét về bản chất thì họ đang thanh tra chính hệ thống của mình ?", Facebooker Mai Quốc Ấn chia sẻ.
Nhà báo, Facebooker Phạm Việt Thắng cũng chia sẻ về sự kiện tăng giá điện : " May mới là kiến tạo, chứ voi tạo hay khủng long tạo, thì xăng, điện... tăng chưa biết bao nhiêu mà kể. Tăng thế mới chỉ là... kiến".
Điều đó cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ đã nhìn ra rằng, việc tăng giá điện lần này là đến từ chủ trương Chính phủ, nhưng sự phản ứng của người dân đối với giá điện lại một mình EVN gánh chịu qua các đợt "thanh tra" sắp tới.
Câu chuyện tăng giá điện cho thấy ngân khố quốc gia đang suy kiệt, bởi lẽ, bản thân EVN thông qua tăng giá điện từ ngày 20/03, ước thu hơn 20.000 tỷ đồng với mức tăng giá điện 8,36%. Khi giá điện tăng, thì giá xăng cũng đã tiếp tục tăng mạnh.
Đi xa hơn "Thủ tướng chỉ đạo" cũng đã cho thấy thêm một vấn đề, có vẻ "chủ nghĩa dân túy, chính trị dân túy" đang được Chính phủ kiến tạo vận dụng hết sức linh hoạt, để cho thấy tính chất kiến tạo, nhưng thực chất lại không hề kiến tạo.
Lòng dân thì phấn khởi trước chỉ đạo Chính phủ, trong khi tăng giá cũng bởi Chính phủ, chỉ đạo thanh kiểm tra cũng bởi Chính phủ.
Và dù có chỉ đạo hay không chỉ đạo thanh kiểm tra giá điện lần này, thì vật giá vẫn "thức thời" leo thang, và không có cách nào để giật lùi giá trở lại.
An Viên
Nguồn : VNTB, 06/05/2019
*******************
Cần thì "mình" lại… Đ.M "mình" thôi !
Đồng Phụng Việt, RFA, 05/05/2019
Vậy là "mình" lại phải tự thóa mạ "mình" ! Thiệt tình là "mình" không dè việc tăng giá điện lại làm dân của "mình" giận dữ đến như vậy. Lần này, mức độ giận dữ chắc chắn không dừng ở chuyện rủa sả mà sẽ tiếp tục tăng cùng với giá xăng, giá các loại dịch vụ, sản phẩm khác... Cứ như thế, "mình" khó mà duy trì tham vọng "nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị"...
Giá bán lẻ điện tăng giúp ngành điện thu được 20.000 tỷ đồng, trong số đó hơn 6.000 tỷ thuộc về ngân sách nhà nước.
Đứa khác gặp tình huống này chắc "vò đầu, bứt tai" còn lâu mới nghĩ ra kế thoát hiểm nhưng "mình" thì khác. Vì "mình" là… "mình" nên "mình" lại… Đ.M "mình" thôi !
Hôm trước, cho dù "mình" mới cử một "thằng" Thứ trưởng thay "mình" bảo với toàn dân, giá điện tăng, tất cả đều... có lợi, bây giờ, nhân tâm không… thuận lợi thì "mình" bảo "thằng" thủ tướng chỉ đạo kiểm tra. Chừng đó chắc chắn chưa đủ để dân hạ hỏa, thành ra "thằng" Thủ tướng "tiền hô" xong là phải có ngay ba đoàn thanh tra "hậu ủng" và ngay sau đó phải có thêm một "thằng" Thứ trưởng khác hứa sửa biểu giá điện...
Dân của "mình" đã lười nghĩ lại mau quên, mình biểu diễn vài kiểu vuốt đầu, vỗ thêm vài cái vào mông thì đâu sẽ lại vào đấy thôi ! Đâu phải tự nhiên mà dân được gọi là… "khu đen". "Khu đen" thường chẳng bao giờ bận tâm truy nguyên, chẳng hạn quyết định giá điện tăng đến từ đâu. Ở xứ của "mình", Bộ Chính trị không gật, thủ tướng không ừ, tằng tổ Bộ Công thương sống dậy bảo làm, nó cũng chẳng dám duyệt cho EVN tăng giá điện...
Dân của "mình" đến lạ ! Cứ thấy "mình" lên tiếng… Đ.M "mình" là quên ráo. Cho nên "mình" lại dõng dạc… Đ.M mình thôi ! Cứ như là EVN tùy tiện làm bậy, không liên quan gì đến Bộ Công thương. Còn Bộ Công thương thì là con thằng hàng xóm, chẳng dây mơ, rễ má, ruột rà gì với… chính phủ. Làm lãnh đạo ở xứ của "mình" cũng giống như… ảo thuật gia, ném xong hòn đá, giấu xong hai tay là có quyền gào lên, Đ.M thằng nào liệng đá và "khu đen" hoan hô rần rần, có thằng còn chảy cả nước mắt, nước mũi vì cảm động, hay đấm ngực ăn năn vì đã trách lầm "mình" ấy chứ !
***
Ở xứ của "mình", ai cũng biết Đ.M là gì, tuy nhiên có Đ.M thì cũng như thiên hạ, người ta phải tự cân nhắc cả về đối tượng lẫn nơi chốn. Chẳng ai lại Đ.M… chính họ. Xoàng thế đấy !
"Mình" khác. "Mình" là ngoại lệ. Cần là "mình"... Đ.M chính "mình", không chỉ trước dân của mình mà còn trước mặt thiên hạ. Có gì mà… thẹn !
Đầu thập niên 2000, hồi "mình" đàm phán ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, "mình" khăng khăng đòi Mỹ phải ghi vào văn kiện rằng mình đang xây dựng chủ nghĩa xã hội nên không có "kinh tế thị trường". Tổ cha "thằng" Mỹ ! Nó "Ừ !" và chờ "mình"… khoe từ làng trên tới xóm dưới, không chừa xó xỉnh nào là "mình" chừa bô bô rằng"mình"… tài, "mình" buộc được thằng Mỹ phải nhượng bộ, đơn phương thực thi nhiều điều khoản mà "mình" được miễn trừ…
Thiệt tình là "mình" không ngờ "thằng" Mỹ và một lô, một lốc những "thằng" ất ơ khác sẽ khai thác yếu tố đó, sẽ dùng yếu tố đó chứng minh gía thành các loại sản phẩm của "mình" không phải là giá thực, chúng nó đồng thanh vin vào đó để bảo rằng, đã không có "kinh tế thị trường" thì giá thành tất nhiên là phi thị trường do tác động của đủ thứ yếu tố, nào là trợ cấp, bù lỗ, lãi vay ưu đãi,… để thi nhau áp thuế chống phá giá trên đủ thứ sản phẩm của "mình"…
Cả lò chúng nó rõ là thâm độc, nham hiểm. Khi "mình" đòi, chúng nó gật, lúc "mình" khoe "mình"… tài, chúng nó làm thinh, chúng nó chờ đến khi "mình" dồn hết sức vào xuất khẩu kiếm tiền, mới thay nhau đem thuế chống bán phá giá ra vả liên tục vào mặt "mình". May cho dân của "mình", khi đứng ra đối phó lại chính là… "mình". Hà cớ gì không tự "mình"… Đ.M chính mình, lạy lục, xin chúng nó công nhận "mình" là quốc gia có… "nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh" ?
Không may cho "mình" là "mình" vừa mới khoe thêm với dân của "mình" rằng sắp thuyết phục được thiên hạ công nhận "mình" có "nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh" thì họ lại sôi sùng sục vì hết giá điện tăng tới giá xăng tăng, họ sợ không còn cửa sinh tồn vì vật giá đồng loạt gia tăng. Còn gì quan trọng hơn "ổn định chính trị ? Thôi thì đành cử một "thằng" Phó Thủ tướng, nhảy ra trấn an rằng đã… chỉ đạo, các ngành, các cấp phải kiểm soát thị trường, không để giá cả gia tăng ! Tạm thời cứ kệ mẹ… "kinh tế thị trường" ! Sắp tới, cần thì "mình" lại tiếp tục… Đ.M "mình" trước mặt thiên hạ thôi !
Dù gì thì dưới gầm Trời này, chẳng "thằng" nào, "con" nào đủ khả năng liên tục Đ.M chính nó ở đủ mọi nơi, trong đủ mọi chuyện, trước mặt bất kỳ ai như "mình" ?
Cả dân của "mình" lẫn thiên hạ không Đ.M chính họ vì tôn trọng người sinh ra họ. "Mình" không màng vì mẹ "mình" – xứ sở của "mình", nơi chôn nhau, cắt rốn của "mình" - không đủ thiêng liêng, không đáng kính, vàng có tan, ngọc có nát, "mình" cũng chẳng lấy thế làm điều. Nếu Đ.M chính "mình" mà giữ được quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối thì đừng có… lo, "mình" còn Đ.M "mình" rõ to và rõ nhiều. Thế thôi !
Này ! Lưu manh, trâng tráo… thì sao ? Không như vậy thì làm sao vô địch, bách chiến, bách thắng và… muôn năm ?
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 05/05/2019 (DongPhungViet's blog)
Trong khi các cuộc biểu tình ‘Áo vàng’ phản đối tăng giá nhiên liệu đang bùng lên ở Pháp, Bỉ và Malaysia thì giới quan chức ‘cá mập’ ở Việt Nam vẫn thản nhiên soạn thảo kế hoạch và các phương án tăng giá điện như một kiểu bù lỗ vào dân.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc xây dựng kịch bản giá điện năm 2019 thì sẽ thực hiện theo kế hoạch cung cấp điện năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành. Ảnh vne
‘Phương án giá thấp nhất’ và thủ đoạn ban ơn
Tháng Mười Hai năm 2018, Bộ Công thương đưa ra 4 kịch bản về giá điện năm 2019. Quan chức công bố là Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải - nhân vật mà từ lâu được dư luận xem là nằm trong nhóm lợi ích điện lực và cổ súy nhiệt tình một cách đầy nghi ngờ cho các chiến dịch EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) tăng giá điện bất chấp quẫn bách dân sinh.
Cứ theo cái cách mà Đỗ Thắng Hải nêu, khả năng tăng giá điện vào năm 2019 là hiển nhiên, là ‘không cho chúng nó thoát’. Quyền duy nhất của ‘chúng nó’ - tức dân chúng nói chung và nhất là cái phần thảm thương nhất của xã hội - chỉ còn là lựa chọn một trong 4 phương án mà Bộ Công thương ‘định hướng’. Nhưng đó cũng chỉ là sự lựa chọn mang tính ‘tham khảo’, bởi không phải dân mà chính Bộ Công thương và tập đoàn lợi ích điện lực mới là những kẻ quyết định. Một cách khôn ngoan và lọc lõi, những kẻ này đã làm khá nhuần nhuyễn một thủ đoạn tâm lý : sau khi vống lên nhiều phương án tăng giá điện, nhóm này ban ơn cho dân chúng bằng cách chọn ‘phương án tăng giá thấp nhất’ như cái cách ‘tăng giá phải như vặt lông vịt, vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên’.
Tròn một năm sau cú đánh úp giá điện vào một đêm tối trời cuối năm 2017, một lần nữa EVN và Bộ Công thương sẽ tái hiện hành vi đen tối đó.
Ngày 1/12/2017, chế độ "thu cùng diệt tận giai đoạn cuối" đã bất chấp tiếng kêu oán thán của nhân dân và khuyến nghị của giới trí thức khi giáng thêm một đòn xây xẩm mặt mày người nghèo và doanh nghiệp : giá điện tăng thêm 6,08% thành 1.720,65 đồng/1kw chưa kể thuế VAT.
Khi đó, Chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo và hành động’ của Thủ tướng Phúc và Bộ Công thương - cơ quan kế thừa kẻ tội đồ tham nhũng, ‘cõng rắn cắn gà nhà’ và ‘tăng đủ thứ’ là cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - đã có một "kịch bản hoàn hảo", rất lạnh lùng và tàn nhẫn, khiến dân tình và báo chí không kịp trở tay.
"Giá điện bị ‘đánh úp’ : Người dân than trời !" - một ít tờ báo nhà nước lại rền rĩ, trong lúc hai tầng lớp thu nhập trung bình và người nghèo Việt Nam còn nặng gánh lo toan về chuyện vừa tiện tặn vừa khốn khó hơn cả những năm trước.
Thủ đoạn Bộ Công thương đã hoàn thành phương án tăng giá điện với "kịch bản thấp nhất có thể" là giá điện sẽ tăng 6,08% - trùng với chỉ đạo của quan chức Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - để một tháng rưỡi sau đó đã bất ngờ công bố tăng giá điện đúng tỷ lệ 6,08%, cho thấy đây là một kịch bản đã được giới lãnh đạo ngành công thương, EVN và lãnh đạo chính phủ tính sẵn để đưa xã hội và người tiêu dùng vào thế đã rồi.
Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản của "cá mập" EVN. Đặc biệt dưới thời bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, EVN đã nhập khẩu giá điện từ Trung Quốc cao gấp 3 lần giá thành sản xuất điện trong nước trong một thời gian rất dài. Các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân chúng vào năm 2013 và 2016 mà đã giết sống đến 70 - 80 dân nghèo… Nhưng tất cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào xử lý.
Bản thành tích ‘chúa chổm’
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc chính thể độc đảng đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa : những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết "giá chỉ có tăng chứ không giảm" như EVN đã đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 30.000 tỷ đồng.
Trong suốt nhiều năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt nhiều năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn.
Nhưng những cú tăng giá ‘nhân đạo’ vào những năm trước đã không đủ để bù lỗ cho EVN. Đến quý 1 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lần đầu tiên phải thừa nhận thế cùng quẫn của "đứa con hoang đàng" của mình : Nếu không tăng và thậm chí không tăng mạnh giá điện, EVN sẽ phá sản !
Nếu EVN phá sản, đó sẽ là thất bại ghê gớm đối với cơ chế độc quyền nhà nước "nói mãi vẫn không chuyển" và "ăn của dân không chừa thứ gì." Nhưng trên tất cả, đó sẽ một sự báo oán lớp dân chúng cùng các đời con cháu của họ không biết làm gì nên tội.
Nếu không tăng giá "bù lỗ vào dân", phá sản là chắc chắn. Bởi vào những năm 2007-2009, EVN đã trở thành tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Cho đến năm 2018, hậu quả đầu tư lỗ lã và chôn vốn ấy vẫn chưa được EVN xử lý xong.
Cuối năm 2017, một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.
Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh : Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện thời, EVN nằm trong nhóm quán quân về "chúa chổm" trong số các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Núi lỗ ba chục ngàn tỷ đồng từ 10 năm trước vẫn kéo dài hậu quả cho đến tận ngày hôm nay, nhưng cái di họa tàn bạo và kinh khủng nhất là EVN đã bắt cả dân tộc phải chịu chung núi lỗ mà nó gây ra.
Vẫn ‘cừu’ hay sẽ vùng lên ?
Tán tận lương tâm phải là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
2019 sắp ập đến - lại thêm một năm ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ và ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ - như lời của Nguyễn Ái Quốc trong ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ vào nửa đầu thế kỷ trước.
‘Tăng giá phải như vặt lông vịt, vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên’ - thói lưu manh thuế má đã đạt đến đỉnh tinh vi và táng tận của nó. Giá xăng dầu, giá điện, thuế VAT, thuế đất và vô số sắc thuế khác bùng nổ đang nhấn chìm dân tộc Việt xuống cơn quằn quại của những con cừu không lối thoát nhưng phản ứng cùng lắm cũng chỉ dám ‘be be’.
Không thể rõ ràng hơn, EVN nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn chính phủ của Thủ tướng Phúc lại đang "tiếp tay" cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.
Phản ứng của người dân, như báo chí trong nước đã phải dùng đến từ "phẫn nộ", sẽ không thể kéo dài tâm thế chịu đựng mãi. Nếu ở những quốc gia như Bulgaria, toàn bộ chính phủ đã phải từ chức vào đầu năm 2013 sau cú tăng giá điện của hai tập đoàn điện lực tư nhân mà đã khiến cho hàng chục ngàn người dân Sofia đổ ra đường biểu tình, xã hội Việt Nam cũng có thể là một hình ảnh tương tự trong không quá lâu nữa.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 14/12/2018