Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Càng đến gần Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII dự trù trong năm nay (2023), Đảng càng rối ren chuyện nhiều đảng viên, nhất là giới trẻ, đã phai nhạt lý tưởng.

tudienbien1

Chân em không đủ dài để đi từ Nam ra Bắc. Nhưng trái tim em đủ lớn để ôm trọn Tổ quốc cùng anh. Ảnh Facebook Bộ đội Cụ Hồ

Lý do lấy phiếu nhằm (1) : "Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (2). Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ ; giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác ; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ".

Nhưng tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong Đảng đã đến mức báo động đe dọa sự sống còn của chế độ.

Bằng chứng này được được Đảng thừa nhận trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa đảng XII (tháng 10/2016), đứng đầu là : "Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từng nói : "Suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng, xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng là điều nguy hiểm nhất với sự tồn vong của Đảng và chế độ".

Vì vậy Đảng ra lệnh phải đấu tranh "chống các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội".

Nhưng nhiều đảng viên, nhất là giới trẻ, chiếm 80% trong hàng ngũ ngót 500.000 quân tại ngũ đã "phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, Nhân Dân, 05/04/2023).

Tại sao ? Ông Phúc trả lời : "Có những người bị chi phối bởi quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cho rằng sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự thật là, đó là sự tan vỡ của một mô hình với những hạn chế và khuyết điểm hoàn toàn có thể điều chỉnh, sửa chữa được".

Quan điểm bảo thủ, giáo điều này không có nền tảng. Nếu sửa được thì cả khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã không tan rã cùng lượt với Nga. Hơn nữa, sau 31 năm (1992-2023) từ khi nhân dân Nga đứng lên lật đổ 70 năm cai trị hà khắc của Đảng cộng sản, không có nước nào trên thế giới tuyên bố từ bỏ chế độ dân chủ để theo chế độ cộng sản, hay xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, thế giới chỉ còn lại 5 nước còn theo chế độ cộng sản, đó là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên, nhưng không kết nối thành một khối. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, 3 nước còn lại nằm trong nhóm các nước nghèo và lạc hậu.

Để tránh suy thoái hơn nữa, ông Nguyễn Trọng Phúc kêu gọi : "Phải chú trọng công tác giáo dục, học tập, nghiên cứu lý luận chính trị một cách căn bản, sâu sắc, có hệ thống. Giáo dục sâu sắc, thiết thực lý luận chính trị có ý nghĩa rất quan trọng củng cố sức mạnh của Đảng về tư tưởng, chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự phai nhạt lý tưởng cách mạng".

Ông nói : "Phòng ngừa sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng cần phải tu dưỡng, rèn luyện tính tiên phong, đức hy sinh và phẩm chất đạo đức cách mạng. Hiểu biết sâu sắc đất nước, dân tộc mình, tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc và không ngừng học tập. Học tập để nâng cao trình độ trí tuệ, hiểu biết lý luận, nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để hành động tự giác, có hiệu quả".

Rất tiếc, ông Nguyễn Trọng Phúc không phải là người đầu tiên đã tha thiết kêu gọi như thế. Việc này Đảng đã làm từ lâu rồi nhưng đảng viên bỏ ngoài tai. Bệnh lười nghiên cứu và học tập Nghị quyết ; bệnh trên bảo dưới không nghe và trốn tránh trách nhiệm trong hàng ngũ cán bộ đảng viên không còn là chuyện bất thường nữa.

Quân đội đang diễn biến

Điều nhức nhối mà Đảng lo nhất hiện nay là tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong hàng ngũ thanh niên, những người mà Đảng vẫn kỳ vọng : "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".

Bằng chứng được nêu trong một bài viết của Lê Thị Kim Liên – Giảng viên Khoa Công tác đảng và dân vận (Trường Chính trị Phạm Hùng Tỉnh Vĩnh Long) : "Trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, nhiều thanh niên đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, lười học tập chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Bà Liên viết : "Hiện nay, một bộ phận cán bộ, đoàn viên và thanh niên vẫn còn mơ hồ, chưa nhận thức đúng về "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và tác hại của nó đối với sự tồn vong của Đảng, của chế độ".

Tình trạng này càng nguy hiểm cho chế độ một đảng cầm quyền khi giới thanh niên trong quân đội "chệch hướng" như Học viện Chính trị xác nhận : "Hiện nay, một bộ phận đoàn viên, thanh niên ở đơn vị cơ sở có nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ; có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lười học tập và rèn luyện, giải quyết các mối quan hệ còn chưa hài hòa, có hiện tượng gây gổ, mất đoàn kết ; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc" (Học viện Chính trị, ngày 15/03/2023).

Ngoài ra, Học viện Chính trị còn nhìn nhận : "Một số đoàn viên, thanh niên có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, buông thả, không khép mình vào tổ chức ; nghiêm trọng hơn, còn một số ít đoàn viên, thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, bị lôi kéo, kích động, truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu độc… Những biểu hiện trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội, đến phẩm chất người quân nhân cách mạng, hình ảnh "Bộ đội cụ Hồ".

Để đối phó với nguy cơ lan rộng, bài viết của Học viện Chính trị khuyến nghị tăng cường giáo dục chính trị cho Thanh niên trong các đơn vị quân đội như : "đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống đối với đoàn viên, thanh niên, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biễn hòa bình" của các thế lực thù địch".

Cụ thể là phải : "Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy đơn vị đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên".

Học viện Chính trị nói : "Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên ở các đơn vị cơ sở trong quân đội, nhằm giúp cho các cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy đơn vị nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên".

Công an cũng diễn biến

Vậy, đội ngũ thanh niên trong Lực lượng Công an có vững vàng không ?

Nhìn chung, rất khó phát hiện những chứng hư tật ấu của Công an do tình trạng giấu giếm của cấp lãnh đạo.

"Tuy nhiên với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật", theo lời bài viết năm 2022 của Bộ trường Công an Tô Lâm, "công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân vẫn còn hạn chế, bất cập : năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số ít cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở còn thấp, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ chưa cao, còn hình thức ; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chưa nghiêm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa được chú trọng, kịp thời, thiếu sắc bén. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu gương mẫu ; giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật đến mức phải bị xử lý" (Báo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 08/08/2022).

Trước đó 5 năm, ngày 28/10/2017, báo Công an Nhân dân đã viết : "Hơn 70 năm qua, lực lượng công an nhân dân luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Qua đợt sinh hoạt chính trị "tự soi, tự sửa" theo 27 biểu hiện nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, các tổ chức đảng trong Công an nhân dân chưa phát hiện có các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Tuy nhiên, vẫn có một số cán bộ, chiến sĩ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và đây được xem là những yếu tố tiềm ẩn, có thể sẽ dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Vì vậy, cùng với việc phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng của Bộ Công an ; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ, thì nhiệm vụ phòng ngừa những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong Công an nhân dân là hết sức quan trọng và cấp thiết".

Như vậy, lực lượng được đảng coi là "lá chắn", là "thanh bảo kiếm" bảo vệ đảng và chế độ cũng đang "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" như Quân đội.

Nên biết vào ngày 11/12/2017, trước Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khuyến cáo Thanh niên nên "tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị".

Hồi đó, ông Trọng đã phê bình : "Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua vẫn còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.

"Tình trạng tội phạm và tệ nạn trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, trong khi đó Đoàn còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn rộng nhưng chưa sâu".

Như vậy nếu đem những phê phán của ông Trọng năm 2017 so với tình hình suy thoái của thanh niên trong Quân đội và Công an năm 2022, ta sẽ thấy nguy cơ sống còn của đảng và chế độ là hiện thực.

Phạm Trần

(09/05/2023)

Published in Diễn đàn

Năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức đánh dấu 90 năm ngày thành lập.

dienbien0

Hình minh họa. Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đánh dấu 90 năm ngày thành lập.

Nhìn lại, lịch sử lãnh đạo của Đảng có thể khái quát thành hai thời kỳ khác biệt về tính chất : giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Một quá khứ chống xâm lăng hào hùng và một hiện tại ‘đổi mới’ nhiều trăn trở khi đất nước còn nghèo và tụt hậu.

Sau hơn 30 năm ‘đổi mới’, thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ đang đặt ra nhiệm vụ cải cách thể chế chính trị. Một trong những vấn đề cần ‘đột phá’ là cụ thể hoá mối quan hệ giữa Đảng và Chính phủ được quy định trong ‘Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ’ vốn đã ra đời trước đổi mới, nay đã lạc hậu.

‘Tự diễn biến, tự chuyển hoá’ được Đảng nhận định đang đe doạ sự tồn vong của chế độ. Những gì diễn ra trên chính trường, về hiện tượng, ủng hộ suy luận rằng quá trình này có nguy cơ cao hơn từ phía các quan chức chính phủ. Liệu đây có là lý do Đảng tập trung quyền lực.

Tuy nhiên, bản chất của sự việc không phải vậy.

Phải làm rõ bản chất quá trình ‘tự diễn biến, tự chuyển hoá’ của lãnh đạo đảng viên mới hy vọng cải cách thể chế đúng hướng.

Khởi đầu cải cách mạnh mẽ

Trong những năm đầu tiến hành chính sách ‘đổi mới’, Đảng không trực tiếp điều hành kinh tế là một trong những giải pháp cải cách cần thiết.

Chế độ tập trung quan liêu bao cấp lúc đó đẩy nền kinh tế trên bờ vực sụp đổ, khiến Đảng, một mặt, buộc phải xoá bỏ chế độ phân phối theo hiện vật, tem phiếu…

Mặt khác, dần bỏ ràng buộc về chính sách và bộ máy để giải phóng các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và lao động nông nghiệp…

Khi Đảng không trực tiếp điều hành thì các ban của Đảng song trùng với bộ máy điều hành như Ban Nông nghiệp, Ban Công nghiệp… cũng được giải thể…

Một loạt các cải cách không chỉ vực dậy nền kinh tế, mà còn giúp tăng trưởng GDP cao trên 7% trong suốt những năm 1990.

Khi Đảng không trực tiếp điều hành thì vai trò của Chính phủ trở nên mạnh mẽ hơn.

Trong giai đoạn này cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được nổi bật là người lãnh đạo quyết đoán với những giải pháp táo bạo, thực tế và có tầm nhìn.

dienbien2

Hình minh họa. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một lần phát biểu về báo cáo kinh tế trước Quốc hội ở Hà Nội hôm 15/10/1996 AFP

Đường dây 500 kw Bắc-Nam là một dấu ấn điều hành.

Người kế nhiệm cố Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp tục chính sách đổi mới vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Ông được cho là vị lãnh đạo ôn hòa, biết lắng nghe ý kiến tham mưu.

Tuy nhiên, Đảng cần một tính cách mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ. Đây là một trong những lý do khiến ông nghỉ hưu trước một năm khi nhiệm kỳ kết thúc.

Sai lầm là do tập thể lãnh đạo

Sai lầm chính sách là do nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Đảng, nên không thể kỷ luật cá nhân.

Điều đó xảy ra đối với nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người điều hành chính phủ hai nhiệm kỳ, Đại hội 10 và 11, từ năm 2006 đến đầu năm 2016.

Ông được quy hoạch từ khá trẻ, vào Bộ Chính trị năm 49 tuổi. Với tính cách tự tin, mạnh mẽ và được cho là người kế nhiệm cần thiết.

Các nhà quan sát đã từng bình luận rằng ông luôn thể hiện ‘quyết liệt’ trong phát biểu cũng như hành động, tạo ấn tượng về người lãnh đạo đổi mới đối trọng với bảo thủ.

Trong nhiệm kỳ của ông chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước là một sai lầm, được che đậy bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa giáo điều, đi ngược lại nguyên tắc thị trường.

Những hậu quả để lại là rất nghiêm trọng, không chỉ về kinh tế, tăng trưởng GDP giảm sút, mà còn là sự bất ổn thể chế.

dienbien3

Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016 AFP

Như đã biết, tại Hội nghị Trung ương 6 Khoá 11 năm 2014, Bộ chính trị, Ban bí thư đã nhận khuyết điểm ‘trước Ban chấp hành trung ương và nhân dân’ về chính sách sai lầm, quản lý yếu kém. ‘Đồng chí X’, cách gọi tránh nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được cho là trực tiếp điều hành phải chịu trách nhiệm. Bộ chính trị nhất trí và trình ra Ban chấp hành trung ương, nhưng đã không nhận được đồng thuận.

Hơn thế, ông Dũng không những không bị kỷ luật, mà còn tiếp tục được ‘tín nhiệm cao’ cho đến Đại hội 12 của Đảng.

David Brown, nhà bình luận chính trị quốc tế về vấn đề Việt Nam đã cho rằng "ông Dũng không phải là người nguy hiểm nhất vì ông đã xây dựng quyền lực của ông dựa trên chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng vì ông thiếu sự tôn trọng các tổ chức của đảng…".

Đây là một ‘rạn nứt’ thể chế, cụ thể là quan hệ giữa đảng lãnh đạo và chính phủ điều hành.

Đảng cảnh giác nguy cơ

‘Biến cố’ trên là nghiêm trọng. Đảng nhận định nguyên nhân là ‘tự diễn biến, tự chuyển hoá’ của cán bộ đảng. Hơn thế, có nguy cơ cao từ phía chính phủ.

Trong nhiệm kỳ Đại hội 12, ‘Chính phủ kiến tạo’ là mô hình điều hành khác trước. Dựa trên chủ nghĩa thực dụng các chính sách kinh tế được thực thi. Khuyến khích khởi nghiệp và tự do kinh doanh, tạo sức ép lên bộ máy hành chính bộ ngành và địa phương, gỡ bỏ rào cản pháp luật… là những đặc điểm nổi bật.

Trong bối cảnh trong nước quốc tế phức tạp, chứa đựng rủi ro mà nền kinh tế ba năm liền 2017-2019 đạt kết quả tăng GDP cao, trên 7%, là một thực tế ủng hộ ‘sáng kiến’ Chính phủ kiến tạo.

Lo ngại rủi ro ‘tự diễn biến’, Đảng dành sự quan tâm đặc biệt đến Chính phủ. Liên tục trong ba năm của nhiệm kỳ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham dự và chỉ đạo các Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước.

dienbien4

Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc AFP

Trong đó, cuối năm 2018, ông đã phát biểu rằng, tăng trưởng "… là thử thách ! … Nếu sang năm GDP tụt xuống là các đồng chí phải chịu trách nhiệm, chí ít phải bằng, còn không thì phải hơn năm nay. Nếu không đạt, gần sát Đại hội có khi người ta không bầu nữa đâu…".

Sự lưy ý về trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền cho thấy những lo ngại về rủi ro này.

‘Bề nổi của tảng băng trôi’

‘Tự diễn biến, tự chuyển hoá’ chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, còn phần chìm của nó, nguyên nhân thực sự của bất ổn thể chế cần được hiểu đó là cải cách hệ thống chính trị, vốn đã bị níu kéo bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa giáo điều, đã không theo kịp thực tế chuyển đổi sang thị trường.

Chính phủ - cơ quan điều hành kinh tế, là một bộ phận hữu cơ do Đảng phân nhiệm, có ‘nguy cơ’ cao hơn về ‘tự diễn biến’ mà thôi. Các quan chức bộ máy chính quyền, được nắm giữ ưu thế so sánh so với cán bộ chuyên trách đảng, có đặc quyền trực tiếp phân bố các nguồn lực xã hội, tài sản công. Khi thiếu cơ chế giám sát quyền lực độc lập, hiệu quả, thì quyền lực bị tha hoá và sự chiếm đoạt diễn ra.

Như vậy, thực tế đây là lỗi hệ thống, trong đó ‘một bộ phận không nhỏ’ lãnh đạo đảng viên, đã ‘tự diễn biến’, số còn lại đang và sẽ vẫn có nguy cơ cao, nếu không có cải cách thể chế đột phá trong quá trình chuyển đổi sang thị trường.

Đặc trưng quan trọng

Tình trạng tham nhũng đã trở nên nghiêm trọng trong xã hội ta hiện nay. Đặc trưng quan trọng, vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của tình hình này là sự lan rộng của ‘chủ nghĩa tư bản thân hữu’.

Đó là hệ thống trong đó các chủ doanh nghiệp, thực chất là nhà tư bản, thu đặc lợi nhờ các chính trị gia đặc quyền.

‘Chủ nghĩa tư bản thân hữu’ là đặc trưng của các chế độ độc đảng cộng sản như Trung Quốc, và cũng đang diễn ra trong một số quốc gia hậu Xô Viết, trong đó có cả chế độ độc tài trong thực tế, nhưng được cải trang dưới hình thức một nền dân chủ.

‘Nhân dân làm chủ’

‘Nhân dân làm chủ’, một vế còn thiếu của cơ chế ‘Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý…’ cần phải là đột phá trong cải cách thể chế.

Chuyển đổi càng sâu rộng sang thị trường đòi hỏi một thể chế dân chủ, hơn thế phải là dân chủ thực chất.

Đảng tập trung quyền lực, như ‘công việc nội bộ’, để chống tham nhũng, như ‘ta đánh ta’. Nếu không dựa vào dân bằng cơ chế thích hợp, cụ thể và hiệu quả, thì quyền lực sẽ có nguy cơ lớn như Lord Acton đã cảnh báo.

Nguy cơ một chế độ chuyên chế có thể được nguỵ trang dưới vỏ bọc nào, vẫn đang hiện hữu. Và một mô hình phát triển như vậy nhiều khả năng kết thúc thất bại.

Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng về thể chế "Tại sao các quốc gia thất bại", đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, của Daron Acemoglu và James Robinson có nhận định rằng, các xã hội có giới chóp bu độc quyền nắm giữ quyền và cơ hội tiếp cận của cải sẽ không thể tạo ra thịnh vượng lâu dài.

Phải chăng đó là lời tiên tri.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 05/02/2020

Giáo Sư Phạm Quý Thọ là nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Các nhà đối lập Việt Nam thách thức chính quyền trên Facebook (RFI, 31/08/2017)

Nếu trên 700 cơ quan truyền thông chính thức luôn bị Nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ, thì không gian mạng vẫn là nơi cất lên những tiếng nói phản biện tại Việt Nam. Một nhà hoạt động ở Hà Nội nói với Reuters : "Ở đây không giống như Trung Quốc, chính quyền không thể chặn Facebook".

facebook1

Cư dân mạng Anh Chí truy cập Internet tại quán cà phê Tự Do, Hà Nội, ngày 25/08/2017 - Reuters

Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi siết chặt internet để đối phó với các "thế lực thù địch"- không chỉ đe dọa an ninh mạng mà còn "bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước". Tuy nhiên khống chế internet tại một quốc gia có dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các tập đoàn cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu.

Việt Nam nằm trong top 10 nước có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới. Theo số liệu do các cơ quan We Are Social và Hootsuite cung cấp cho Reuters, hiện có đến 52 triệu tài khoản đang hoạt động, từ cá nhân cho đến các nhà quảng cáo. YouTube cũng rất thịnh hành, còn Twitter ít hơn.

Cũng giống như ở các nước Đông Nam Á khác, mạng xã hội vừa hỗ trợ cho kinh doanh, quảng bá đồng thời là phương tiện để chỉ trích chính phủ. Một số nhà ly khai thường xuyên hoạt động trên các mạng xã hội đã bị bắt giữ, trong chiến dịch trấn áp gần đây. Hiện có ít nhất 15 người đã bị bắt. Một trong số đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm đã lãnh án 10 năm tù giam. Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động ở Hà Nội cũng đã bị kết án 9 năm tù.

Tuy nhiên khoảng mấy chục nhà hoạt động khác hàng ngày vẫn tiếp tục đăng tải những bài viết chỉ trích chính phủ trên Facebook. Nhiều người có đến trên 100.000 "follower" (người theo dõi), có fabooker còn thu hút số lượng người theo dõi trên 400.000, gấp đôi các trang Facebook của chính phủ và bằng 1/10 số lượng đảng viên trên toàn quốc !

Ông Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, vốn là giáo viên và phiên dịch, chủ tài khoản "Anh Chí" có 40.000 người theo dõi, cho biết : "Chúng tôi tận dụng bất cứ cơ hội nào có được để cất lên tiếng nói : từ vấn đề môi trường, đất đai cho đến chủ quyền lãnh thổ".

Việt Nam hồi tháng Ba cố gắng gây áp lực lên Facebook và Google để gỡ xuống hàng ngàn bài viết chống chính quyền, thông qua các nhà quảng cáo, nhưng thành công của nỗ lực này khá hạn chế.

Một trong những lý do khiến khó thể siết chặt hơn, là đối với các nhà sản xuất bia, xe gắn máy cho đến công ty bảo hiểm, mạng xã hội là kênh tiếp thị chính để tiếp xúc với những người tiêu thụ trẻ tuổi, vốn ngày càng có ảnh hưởng hơn trong một nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng trên 6% một năm, thuộc loại nhanh nhất Châu Á. Còn đối với các nhà kinh doanh nhỏ thì Facebook lại càng thiết yếu. Một cửa hàng hoa vải mới mở ở Hà Nội nói với Reuters là đến 95% khách hàng đến từ Facebook và Instagram.

Cho dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập của Facebook và Google, nhưng Việt Nam là một điểm nóng đối với các thương hiệu mang tính toàn cầu. Châu Á-Thái Bình Dương cũng là khu vực mà Facebook có mức tăng trưởng nhanh nhất về doanh số, gần 60% trong năm ngoái. Theo ông Jeff Paine, giám đốc Asia Internet Coalition, mà trong số các thành viên có Facebook, Google và Twitter, thì nếu siết chặt việc kiểm soát internet, có thể làm giảm đi tính sáng tạo, tác động đến sự tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh tế mạng Việt Nam.

Facebook không trả lời Reuters, còn Google từ chối bình luận. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng chính quyền ủng hộ internet nhưng cố giảm thiểu "các hành vi gây tổn hại cho người sử dụng và những hành động bất hợp pháp như kích động bạo lực và lối sống đồi bại".

Ngược với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Facebook năm 2009. Bắc Kinh chỉ cho phép các mạng xã hội trong nước như WeChat và Vi Bác hoạt động, với các luật lệ khắt khe, cấm đoán mọi chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhiều từ khóa tìm kiếm bị cho vào danh sách đen, đã vậy chính quyền còn cho điều tra những trang web thu hút nhiều người truy cập nhất để tìm ra các vi phạm.

Facebook thỉnh thoảng chỉ bị chặn một thời gian ngắn tại Việt Nam trong những thời điểm nhạy cảm, nhưng chưa bao giờ kéo dài. Ông Shawn Crispin, đại diện Ủy ban Bảo vệ Nhà báo khu vực Đông Nam Á nhận định : "Chính quyền Việt Nam trong nhiều năm qua cố gắng ngăn chận các nhà báo độc lập và blogger sử dụng internet, nhưng đã thất bại trong cuộc chiến".

Tuy vậy, các nhà đối lập vẫn là mục tiêu có nguy cơ bị bắt giữ. Trước loạt trấn áp vừa qua, một số facebooker đã tuyên bố rút lui. Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, khi facebooker Hoàng Dũng của Con Đường Việt Nam thông báo ngưng đấu tranh, đã viết : "Chúng ta đã đi quá xa để có thể từ bỏ tất cả". Bà nói với Reuters : "Tự do có một quy luật rất kỳ lạ. Một khi đã biết đến giới hạn của tự do, người ta sẽ không bao giờ quay lui".

Thụy My

********************

Giới bất đồng thử thách giới hạn của nhà nước Việt Nam trên Facebook (VOA, 30/08/2017)

"Ở đây không ging như Trung Quc", nhà hot đng Vit Nam ‘Anh Chí’ nói ti mt quán bar n ào trên mt trong nhng con ph hp ca khu ph c Hà Ni. "H không th chn Facebook đây".

face1

Trang Facebook của chính ph Vit Nam có lượng follower ít hơn trang Facebook ca các nhà hot đng ni tiếng

Với 40.000 người theo dõi Facebook ca ông, ‘Anh Chí’ là mt trong những người ch trích ni tiếng Vit Nam, nhưng chc chn không phi là người có đông người theo dõi nht ti nước cng sn Vit Nam. Nhng n lc ca nhà nước nhm trn áp gii bt đng chính kiến đã va vào s phát trin nhanh chóng ca truyn thông xã hi nước ngoài.

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang trong tháng này kêu gi phi kim soát internet nghiêm ngt vì theo li ông "các thế lc thù đch" không ch đe da đến an ninh mng mà còn "phá hoi uy tín ca lãnh đo đng và nhà nước".

Nhưng kim soát internet ở mt quc gia phát trin nhanh có dân s tr không h d, đc bit là khi các công ty cung cp dch v li có tm c toàn cu. Trái li, Trung Quc ch cho phép các công ty internet trong nước hot đng theo các quy đnh nghiêm ngt.

Việt Nam là mt trong 10 nước hàng đu v s lượng người s dng Facebook. Theo kết qu nghiên cu mà Reuters nhn được t các t chc truyn thông xã hi We Are Social và Hootsuite, Vit Nam có hơn 52 triu tài khon đang hot đng. YouTube thuc Google và Twitter cũng rất ph biến.

Giống như các nơi khác Đông Nam Á, truyn thông xã hi giúp sc cho kinh doanh và truyn thông cũng như nhng người ch trích chính ph.

Một s nhà bt đng chính kiến đăng bài trên truyn thông xã hi đã b bt trong mt cuc trn áp ln tiếp sau nhng thay đi trong b máy đng cm quyn. Ít nht 15 người đã b bt năm nay.

Các blogger nổi tiếng như Nguyn Ngc Như Quỳnh, còn gi là "M Nm", và Trn Th Nga đã b kết án tù ln lượt là 10 và 9 năm. Nhng người ch trích chính ph cũng kêu ca về vic b nhng k không rõ danh tính hành hung và và hăm da.

Lượng người theo dõi lớn

Nhưng hàng chc nhà hot đng vn đăng nhng li ch trích hàng ngày.

Một s nhà hot đng có hơn 100.000 người theo dõi và ít nht mt người có trên 400.000 - gp đôi so với trang Facebook ca chính ph và gn bng 1/10 s đng viên cng sn trên c nước.

"Chúng tôi sử dng bt kỳ cơ hi nào có được đ lên tiếng : v vn đ môi trường, vn đ lãnh th, vn đ đt đai", ‘Anh Chí’ nói. Nhà hot đng Vit Nam này tên tht là Nguyn Chí Tuyến, 43 tui, ông còn là mt nhà giáo, mt dch gi và nhà xut bn.

Tháng 3 năm nay, Việt Nam đã c gây áp lc vi Facebook và Google đ g hàng ngàn ni dung b cho là chng chính ph bng cách da vào các nhà qung cáo, các bài viết tiếp tc được ph biến, cho thy thành công ca chính ph vn hn chế.

Một lý do rt khó hành đng mnh hơn là vì kinh doanh : t các hãng bia đến các hãng bo him cho đến các hãng sn xut xe máy Vit Nam, truyn thông xã hi là mt con đường tiếp th quan trọng đến vi người tiêu dùng tr và ngày càng giàu có hơn trong mt nn kinh tế có đà tăng trưởng hơn 6%, mt trong nhng mc tăng trưởng nhanh nht Châu Á.

Đối vi các doanh nghip nh, điu này rt quan trng : mt ca hàng hoa la mi Hà Ni nói với Reuters rng 95% khách hàng biết đến ca hàng qua Facebook hoc Instagram.

Simon Kemp, người sáng lp công ty tư vn tiếp th Kepios, nói : "Chúng ta thy các bn tr đang m doanh nghip trên nhng nn tng này và đt nhng thành công đáng k".

Jeff Paine, giám đốc điu hành ca Liên minh Internet Châu Á, có các thành viên bao gm Facebook, Google và Twitter, nói kim soát internet cht ch hơn có th chn đường đi mi và nh hưởng đến s tăng trưởng ca nn kinh tế k thut s Vit Nam, cũng như kh năng cạnh tranh ca nó.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói vi Reuters rng chính ph ng h internet, nhưng c gim thiu "các hành vi gây hi cho người s dng và các hành vi bt hp pháp như kích đng bo lc và li sng đi try".

Bài học Trung Quốc

Trung Quốc đã chn Facebook vào năm 2009 và ch cho phép các trang web trong nước như WeChat và Weibo hot đng theo nhng lut cm các ni dung khiêu dâm, bo lc hoc xúc phm Đng cộng sản.

Facebook thỉnh thong b chn Vit Nam - đôi khi vào những thi đim nhy cm - nhưng không bao gi kéo dài.

Shawn Crispin, đại din ti Đông Nam Á ca Ủy ban Bo v Nhà báo, nói : "Chính quyn Vit Nam đã c gng trong nhiu năm và cho đến nay vn không ngăn được các nhà báo và blogger đc lp s dng internet. Đó là mt trn đánh nghiêng v phn thua".

Điều đó không ngăn vic bt b các nhà hot đng.

Blogger Phạm Đoan Trang viết trên Facebook rng mt s nhà hot đng dường như đã rút lui trong bi cnh có nhng trn áp, nhưng bà nói s không nn chí.

Nhà hoạt đng này nói vi Reuters : 

"T do có mt quy tc rt thú v. Mt khi người ta biết được gii hn t do, h s không bao gi quay li".

***************************

Tổng bí thư kêu gọi đẩy lùi ‘tự diễn biến’ (RFA, 29/08/2017)

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 29 tháng 8 lên tiếng kêu gọi phải đẩy lùi cái được thủ lĩnh đảng cầm quyền gọi là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’.

face2

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp hôm 5/10/2016 tại Hà Nội. AFP

Kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng được đưa ra tại hội nghị Quân uỷ Trung ương sáng 29 tháng 8, tổ chức tại Trụ sở Bộ quốc phòng. Hội nghị có sự tham dự của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Vấn đề được Đảng cộng sản Việt Nam nói đến lâu nay là ‘tự diễn biến hòa bình’ nhằm nhắc nhở những thành phần trong đảng nhận chân ra những sai trái của Đảng cộng sản Việt Nam. Một số người lên tiếng kêu gọi cải tổ những sai lầm của đảng đối với dân tộc, đất nước. Tuy vậy, Đảng cộng sản Việt Nam gọi đó là ‘tự diễn biến hòa bình’ và dùng mọi biện pháp để ngăn chặn, vô hiệu hóa những tiếng nói đó.

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 juillet 2017 19:06

Tự diễn biến có cả tốt và xấu

Cụm từ 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' vốn thường được truyền thông ở Việt Nam nêu ra để răn đe và yêu cầu ngăn chặn, nhưng một cựu quan chức Đảng cao cấp vừa nêu 'tự diễn biến' có cả hướng tốt và hướng xấu.

tu1

Ông Vũ Ngọc Hoàng từng là Ủy viên trung ương Đảng, Phó Ban thường trực của Ban Tuyên giáo trung ương

Trong một bài trên báo Tuyên Giáo số tháng 6/2017, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng đã đặt lại và mở rộng vấn đề này để phê phán 'tự diễn biến, tự chuyển hóa theo hướng xấu' do các lợi ích nhóm gây nên.

Hiện nay ở Việt Nam có hai cách nghĩ, kể cả trong giới lãnh đạo về "tự diễn biến".

Một là niềm tin rằng đây là biểu hiện của "thoái hóa tư tưởng", khiến cán bộ cộng sản thụ động bị "đổi màu".

Hai là ý kiến nói có những thế lực thù địch nào đó đang thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" một cách "thâm độc, nguy hiểm".

Nhưng ông Vũ Ngọc Hoàng, viết bài từ Quảng Nam, cho rằng tự diễn biến, tự chuyển hóa theo hướng tốt "là sự vận động tự nhiên, theo đúng quy luật khách quan".

Đặc biệt, ông bác bỏ một quan điểm khá phổ biến tại Việt Nam từ ngày Đổi Mới là cần ủng hộ cách làm "tham nhũng nhưng được việc".

"Mấy năm trước cũng có một số ý kiến cho rằng có những người tuy có "lợi ích nhóm" nhưng họ có khả năng đổi mới thì nên giao cho họ làm, tham nhũng đủ rồi thì không tham nhũng nữa, còn tốt hơn là không "lợi ích nhóm" nhưng bảo thủ trì trệ ?"

Ông cho rằng "chẳng thể nào có thể dẫn dắt xã hội đi theo hướng tốt bằng những động cơ xấu, cá nhân chủ nghĩa và bè phái vụ lợi".

Tuy thế, ông Vũ Ngọc Hoàng cũng phê phán cả phái quan phương, bảo thủ, giáo điều, và mạnh dạn cho rằng cứ như thế cũng sẽ dẫn tới sự tan rã của hệ thống.

"Nếu như chủ quan, bảo thủ, bất chấp khoa học, không đủ nhạy bén và thông minh để nhìn ra lẽ đúng thì cũng có thể sai lầm, dẫn xã hội đi theo hướng xấu, thậm chí là đến bờ vực của sụp đổ, dù không cố tình như vậy".

Ông lên tiếng bảo vệ cho tư duy tự do, và cảnh báo việc quy kết cho những ý tưởng mới là sai trái, dù chưa có hành động.

"Suy nghĩ, tư tưởng của con người là cái tự do. Xã hội không thể không có tự do về tư tưởng. Chỉ có chế độ toàn trị mới quản lý, giám sát tư tưởng của con người".

"Mà toàn trị là thứ chống lại tự do - giá trị thiêng liêng đối với cuộc sống của con người. Toàn trị không phải là chế độ dân chủ và tiến bộ, mà là một chế độ lạc hậu, xa lạ và trái ngược với chủ nghĩa xã hội".

Đánh chú ý hơn, dù làm việc nhiều năm trong ngành tuyên giáo của Đảng Cộng sản, ông cho rằng "những ý muốn chủ quan, giáo điều, bảo thủ, không đủ cơ sở khoa học, thì chưa phải là căn cứ khoa học, cùng lắm thì đó cũng mới là ý kiến tư biện có lô-gich".

"Nếu diễn biến và chuyển hóa theo hướng tốt thì chẳng có gì đáng phải lo ngại..".

Ám ảnh Liên Xô tan rã

tu2

Ba lãnh đạo, Leonid Kravchuk (Ukraine), và Stanistav Shushkevich (Belarus - ngồi bên trái), cùng Boris Yeltsin (Nga- bìa phải) ký văn bản giải tán Liên bang Xô Viết

Chủ đề 'tự diễn biến' được bộ máy của Đảng Cộng sản nêu ra ở Việt Nam chủ yếu để phòng ngừa chính các cán bộ từ cao cấp trở xuống bị mất đi ý chí "cách mạng" theo mô hình cũ.

Trang Quân đội Nhân dân hôm 15/06/2017 nêu ra 'Một số giải pháp phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên'.

Bài báo cho rằng cần "thường xuyên tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và những hạn chế không thể tránh khỏi trên con đường phát triển".

Dù Việt Nam đang nỗ lực để được công nhận là nền kinh tế thị trường, luồng tư tưởng này vẫn phê phán chủ nghĩa tư bản và khẳng định "loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội", theo trang Quân đội Nhân dân.

Cách đặt vấn đề này vẫn còn bị ảnh hưởng nặng của tư duy "Liên Xô sụp đổ" và cho rằng chính vì nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khi đó không "vững vàng" nên nền chính trị của họ bị tan rã.

Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hà Đăng, viết hôm 16/01/2017 rằng khối Đông Âu tan rã là 'cơn động đất chính trị' của thế kỷ 20.

Trước đó, Tiến sĩ Hà Ngọc Tấn viết trên Quân đội Nhân dân rằng sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa là "bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho nhân loại tiến bộ".

Nhưng báo chí chính thống ở Việt Nam không nói đến các số liệu rằng nhiều năm sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ tan rã, các nước Đông Âu đều có nền kinh tế phát triển mạnh và thu nhập tiếp tục cao hơn Việt Nam.

Theo Ngân hàng Thế giới, tính đến hết năm 2015, Ba Lan có GDP đạt 545 tỷ đôla trên 38 triệu dân, Slovakia : 87,2 tỷ (5,4 triệu dân), Hungary : 121 tỷ (9,8 triệu dân), Romania : 177 tỷ (19,8 triệu dân), và Bulgaria : 50 tỷ (7,1 triệu dân).

tu3

Thu nhập bình quân đầu dân của Việt Nam so với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ tại Đông Âu

Nước cựu cộng sản Albania nghèo nhất Châu Âu cũng có GDP 11,3 tỷ đôla cho 2,8 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người là 4.280 đôla vẫn cao hơn Việt Nam (1.990 đôla).

Là quan chức tuyên giáo, ông Vũ Ngọc Hoàng thừa nhận tác động của tư duy cũ từ Liên Xô đến bộ máy ở Việt Nam, mà ông cho là có nhiều điều sai tư tưởng của Marx :

"Như tôi hiểu, trong tư duy cũ, từ Liên Xô và Trung Quốc đã tác động vào Việt Nam ta, cách hiểu, cách nghĩ về chủ nghĩa xã hội có nhiều điều không đúng khoa học, không đúng theo cách tư duy của K. Marx, đến nay qua đổi mới ta đã điều chỉnh khá nhiều...".

Đây không phải là lần đầu tiên ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ý kiến rõ rệt về các vấn đề mang tính hệ thống ở Việt Nam.

Hồi đầu năm 2016, khi còn ở cương vị Ủy viên trung ương Đảng, phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, ông đã nói trên tờ Tuổi Trẻ rằng "nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới".

Nguồn : BBC, 05/07/2017

Published in Diễn đàn

tuchuyenbien1

Hội thảo phòng chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa"

Cách đây 27 năm, cuối năm 1989, ông Trần Xuân Bách, ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu công khai, đề xuất vấn đề đa nguyên và phải cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế. Khi đó chưa có Nghi quyết số 04-NQ/TW khóa 11, ông Bách chưa bị ghép vào 1 trong 27 điều nhận diện "tự diễn biến, tự suy thoái" trong nội bộ đảng. Nhưng ông đã bị đảng thi hành kỷ luật.

Đến nay, sau 27 năm, kể từ khi ông Bách bị thi hành kỷ luật, vấn đề cấp thiết phải "cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế" lại được bàn luận sôi nổi, nhằm mở ra con đường tiếp tục phát triển của đất nước, của dân tộc. Vậy bài phát biểu của ông Bách từ năm 1989 có còn giá trị thời sự đến hôm nay hay không ?

Ông Trần Xuân Bách, tên thật là Vũ Thiện Tuấn, sinh ngày 23/5/1924, quê tại xã Nam Ninh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, mất ngày 01/01/2006 tại Hà Nội. Ông Bách là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986. Ông được đảng giao nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, làm Trưởng ban Đối ngoại của Trung ương đảng, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trước đó, ông Bách đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau : Giám đốc công an Khu 3 ; Chánh văn phòng Liên khu ủy 3 ; Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Nam Hà ; Bí thư trung ương đảng từ năm 1982, Chánh văn phòng trung ương đảng ; Tổng thư ký Ủy ban trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam ; đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV ; ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa III, IV.

Cuối năm 1989, diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa rất căng thẳng, phức tạp và tác động dây chuyền đến Việt Nam. Trần Xuân Bách đã có một bài phát biểu công khai với tiêu đề "chủ nghĩa xã hội đích thực" là gì, trong đó ông đã đưa ra vấn đề đa nguyên, cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế. Tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 vào tháng 3/1990, bài phát biểu của ông đã bị phê phán gay gắt là đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hai người phê phán kịch liệt nhất là ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư và ông Đào Duy Tùng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ông đã bị đảng kỷ luật, cách chức khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Toàn bộ bài phát biểu đó của ông Bách đã được đăng ngày 9/1/2006 tại Thư viện Talawas, mục Chính trị Việt Nam, với đầu đề "Trần Xuân Bách : Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì ?".

Nội dung chủ yếu của bài phát biểu đó như sau : "Chỉ còn 10 năm nữa là bước sang thế kỷ XXI. Dân tộc nào bị tụt hậu vào giữa thế kỷ đó là nguy hiểm vô cùng vì đây là thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, của bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế. Xử lý vấn đề này không thể một nhóm, một người nào làm được. Cả dân tộc phải chuẩn bị và làm công việc này.

Tình hình chung hiện nay là biểu hiện của tư duy khoa học đang lấn át tư duy giáo điều. Lịch sử đang thay đổi mạnh. Marx không trao cho chúng ta Kinh Thánh. Marx sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cổ điển. Ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Marx. Ngay thời Lenin, khi Lenin đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) thì cũng đã đổi khác so với những dự báo của Marx rồi. Cho đến nay ta thấy có nhiều kiểu chủ nghĩa xã hội : kiểu của Stalin, kiểu của Mao Trạch Đông, kiểu của Pôn Pốt. Bây giờ đang có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Những dòng ý kiến khác nhau đó thể hiện quá trình trưởng thành, không sợ gì cả. Ta đã chọn một mô hình lai ghép giữa chủ nghĩa xã hội phương Tây và chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi 2 thứ giáo điều ấy.

Đai hội VI đã khởi động theo 2 xu thế chủ yếu là chuyển sang kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa. Dân chủ không phải là ban ơn cũng không phải là mở rộng dân chủ. Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử. Dân chủ không phải là ban phát. không phải do tấm lòng của người lãnh đạo này hay của người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.

Từ 2 vấn đề đó, xẩy ra vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào ? Có nước tự cho mình không cần đổi mới thì đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh còn đổi mới chính trị thì cứ chầm chậm cũng đã bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị đã bục to. Có nước làm cả hai nhưng không nhịp nhàng đã gặp khó khăn. Hai lĩnh vực này phải làm nhịp nhàng, không đi chân trước chân sau, không đi tấp tểnh một chân.

Ngày 25/11/1989 Bộ Chính trị đã họp và đánh giá tình hình và nguyên nhân khủng hoảng ở các nước Đông Âu. Cuộc khủng hoảng ở các nước đó diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế phát triển mạnh, ý thức độc lập và dân chủ tăng nhanh, thông tin bùng nổ. Trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng có nguyên nhân là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa. Trong lúc này, vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ. Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường. Kế hoạch phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường. Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân. Đảng phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội ".

Ngày 30/10/2016 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết số 04/NQ/TW chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng. Chiếu theo nghị quyết này, bài phát biểu công khai của ông Bách cuối năm 1989 chắc chắn bị ghép vào tội danh "đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hóa". Nhưng theo hồi ký của nhà báo lão thành Tống Văn Công, người đã nhiều lần được gặp và trao đổi ý kiến với ông Bách thì những ý kiến của ông Bách trong bài phát biểu công khai năm 1989 là chính xác và vẫn còn giá trị thời sự đến ngày hôm nay.

Theo ông Nguyễn Trung thì "Thế giới hôm nay đã sang trang làm phá sản mọi ý thức hệ và mọi thứ chủ nghĩa. Sức mạnh nội lực quốc gia và ý chí dân tộc là yếu tố quyết định trong thế giới sang trang. Quốc gia hôm nay phải được phát triển như thế nào, cùng đi với cả thế giới ra sao để tồn tại và phát triển. Đó là con đường dân tộc và dân chủ, nhưng hôm nay đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng con người và thể chế vận hành quốc gia". Chắc rằng sẽ còn nhiều ý kiến khác nữa xung quanh chủ đề này. Xin nhường để các bạn đọc cùng xem xét và cùng thêm nhận xét.

Hà Huy Tùng

Nguồn : Anhbasam, 24/12/2016

Published in Diễn đàn