Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Làm gì để có tự do báo chí ?

Triệu Tử Long, VNTB, 01/05/2021

Trong bài báo "Press Freedom Isn’t Free " xuất bản từ tháng 8/2016, thì nhìn lại năm 2015, cho thấy ước tính chỉ có 13% dân số thế giới sống ở các nước "nơi có việc mạnh mẽ đưa các tin tức chính trị, sự an toàn của các nhà báo được đảm bảo, sự xâm nhập của nhà nước vào các vấn đề truyền thông là tối thiểu, và báo chí không phải là đối tượng của những áp lực pháp lý hoặc kinh tế nặng nề".

tudo1

Hiểu theo nghĩa đơn giản, một khi Bộ Chính trị ‘cho chủ trương’ thì rất có thể ‘tự do báo chí’ sẽ có bước đầu là tư nhân được quyền ‘làm báo’.

87% còn lại của dân số thế giới, ở một số nước, các chế độ độc tài sẽ chỉ đơn giản là bỏ tù hay ám sát các phóng viên, những người quá "tò mò".

Giả dụ như sắp tới đây Luật Báo chí của Việt Nam sẽ tu chỉnh theo hướng không hạn chế quyền về ‘báo’ và ‘tạp chí’ ; đồng thời lộ trình mở dần qua việc cho phép tư nhân được quyền làm ‘tạp chí’, để dần về sau có thể mở rộng sang ‘báo’, thì diện mạo làng báo của Việt Nam liệu có thể gọi là ‘tự do báo chí’ ?

Câu trả lời là không hẳn.

Không hẳn, vì dẫu tư nhân làm ‘tạp chí’, hay ‘báo’ thì về nguyên tắc vẫn chịu sự định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương và cụ thể ở cấp địa phương nơi có trụ sở tòa soạn.

Ông Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội dưới thời Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, có nhận định  như sau : "Thế nào là tự do ngôn luận và thế nào là tự do báo chí ?

Đọc ra thì đó là câu chuyện ấu trĩ tưởng ai cũng biết, nhưng rõ ràng vấn đề làm nó như thế nào ? Thế nào là tự do báo chí ? Tự do báo chí thì có tin người ta cứ đưa và người ta chịu trách nhiệm về nguồn tin đó. Ở Việt Nam thì không đơn giản. Đưa phải có định hướng, đưa phải có chỉ đạo. Tức là đưa mà trái ý, thì người đưa mà có thẩm quyền đi đứt trước.

Tôi nói là còn có khả năng bị phạt tiền, rồi tù tội vân vân. Cho nên tất cả những cái đó đòi hỏi luật lệ phải chi tiết và nó đòi hỏi đảm bảo điều luật ấy phải được thực hiện, thì ở Việt Nam không có đảm bảo đó.

Đó là cái không biết chừng nào sẽ có ? Điều luật mà không có, viết ra cứ lửng lờ như thế, thì thế nào là tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận như nói là gặp nhau trong quán nhậu mình phát biểu, thì cái đó có phải tự do ngôn luận không ?

Hay tự do ngôn luận là có quyền lập diễn đàn phản biện lại ? Còn bây giờ như tôi biết là các tổ chức Mặt trận, các tổ chức đoàn thể có quyền là giám sát và phản biện. Nhưng sự giám sát và phản biện, người ta lại ngoáy vô cái chỗ là phản biện là phản biện những dự thảo văn bản của Đảng, của nhà nước, của luật pháp, như vậy thì gọi là góp ý, chứ sao gọi là phản biện được ? Sao lại xài chữ nghĩa như thế được ?

Phản biện "dự thảo văn bản" – thì phản biển dự thảo văn bản là thế nào ? Từ ‘góp ý’ chứ làm sao gọi là ‘phản biện’ được ?.

Có quyền phản biện những chủ trương mà đưa ra không thiết thực, thì người ta có quyền phản ứng, chống lại không ? Thì ở Việt Nam là không được, làm cái đó coi chừng vi phạm pháp luật.

Cho nên cái gọi là giám sát, phản biện cũng lững lờ. Còn giám sát là thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc, chứ không có phản biện độc lập. Nếu ai không đồng ý cái gì, lên tiếng độc lập, thì cái đó cũng là không an toàn mà phải qua hệ thống tổ chức, như vậy hệ thống tổ chức, họ lọc hết.

Làm sao mà có thể phản biện trung thực được ? Cho nên ở Việt Nam chữ nghĩa nó có nhưng mà không có cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó, không có cái luật như thế. Thì đó là điều cần phải đòi hỏi ở Việt Nam".

Đơn giản hơn nhiều – theo một nhà báo hiện sống ở Sài Gòn, để có thể đáp ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính là cần lắng nghe ý kiến phản biện , trước mắt cần chấm dứt việc hạn chế quyền làm ‘báo’ – ‘tạp chí’ của tất cả các tòa soạn được ghi ở Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 .

Giáo dục từ bậc phổ thông cơ sở đến đại học, hiện tại đều cho phép tư nhân đầu tư và Đảng vẫn quản lý tốt mọi mặt, không lo ngại gì về các ‘diễn biến hòa bình’, ‘tự chuyển hóa’. Vậy thì báo chí, lẽ nào tiếp tục là ‘vùng cấm’, là nơi độc quyền của cơ quan nhà nước ?

Theo quan điểm của Lênin, báo chí tư nhân trong quốc gia được nhìn nhận như một yêu cầu không thể thiếu khi có tự do sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa.

Theo ông, báo chí tư nhân là chỉ do nhà nước quản lý bằng luật pháp, thay cho các sắc lệnh cấm đoán khi nhà nước vô sản mới thiết lập mấy năm đầu ; còn sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng cộng sản Nga đối với báo chí, cần được nhìn nhận là phải "phục vụ" các tờ báo nhà nước, tư nhân làm đúng trách nhiệm, chức năng của báo chí đối với đất nước, nhân dân.

Sinh tiền, Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, "Tự do báo chí  là là nhu cầu tinh thần quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, là đòi hỏi cơ bản của quyền con người".

Vậy thì cớ gì mà lại hạn chế trong phân biệt của quyền làm ‘báo’, và ‘tạp chí’ như nội dung của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 ?

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 01/05/2021

*************************

Bầu cử : hãy kỳ vọng vào dân chủ

Lynn Huỳnh, VNTB, 01/05/2021

Giá của đôi chân tự do ?

Một ngôi sao ca nhạc trẻ đang quay video clip ca nhạc trong công viên trước sự chứng kiến của rất nhiều fans và người bộ hành qua lại.

tudo2

"Tự do không bao giờ miễn phí – Freedom is not free". Dân chủ cũng vậy thôi.

Để chứng minh với mọi người tấm lòng đạo đức biết thương người của mình, đồng thời nhân dịp để lưu lại hình ảnh thật PR cho album chuẩn bị phát hành, ngôi sao đến bên cạnh một người đàn ông cụt hai đôi chân đang ngồi trên một băng ghế gần đấy.

Ngôi sao liền rút ra trong túi mình một nắm tiền rồi dúi vào trong tay ông. Mọi người ồ lên cảm phục ngôi sao ca nhạc. Thế nhưng, khác với dự đoán của mọi người, thay vì người đàn ông tàn phế nhận tiền mở lời cám ơn, ông ta khoác tay từ chối và nhẹ nhàng cất giọng :

– Em giữ lấy mà dùng. Số tiền này chưa đủ trả cho đôi chân tôi và ơn tôi đã cho em và gia đình em.

– Hả ? Ông nói cái gì ? (Ngôi sao sửng sốt)

Gã phế nhân không nói gì chỉ gật gật đầu.

Mọi người trố mắt nhìn. Chàng ngôi sao càng không hiểu. Anh ta đến gần nhìn kỹ lại gã cụt chân. Hai chân hắn cụt đến đầu gối. Ngôi sao nhạc trẻ nhíu mặt :

– Cháu có bà con với ông à ?

– Không. (Người đàn ông lắc đầu)

– Ông là bạn với cha mẹ cháu à ?

Gã phế nhân vẫn lắc đầu.

– Nếu không thì sao ông phải hy sinh đôi chân để cứu mạng cháu chứ ? Chuyện này xảy ra khi nào ? Ông là ai ?

Thấy câu chuyện có phần hấp dẫn, đạo diễn ra hiệu vẫn cho quay máy thu hình. Lần này quay cận mặt gã tàn phế. Ông ta vẫn ung dung ngồi bình thản, ngẩng mặt lên nhìn ngôi sao, thoáng buồn :

– Tôi à ? Ồ không ! Tôi chỉ đơn giản là một người lính thôi chú em ạ. Chân tôi à ? Sao các em mau quên thế nhỉ ? Sự tự do của mọi người phải có giá để trả, nó không bao giờ miễn phí !

Dân chủ cũng vậy thôi, càng không là miễn phí, và cái giá của nó là đắt hay vừa phải là còn tùy vào thời gian chờ đợi của dân chủ.

Dân chủ là gì ?

Một tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nói rằng, dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định.

Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận ; đồng thời, các cơ quan quyền lực phải do bầu cử mà ra.

Ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính chất cưỡng chế nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã hội.

Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ, hay đúng hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần tuý.

Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở pháp lý cho sự nảy sinh dân chủ, bởi lẽ những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ vững chắc và bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do lựa chọn người đứng đầu quốc gia, chức sắc tôn giáo hay quyền tự do phế truất… cũng như không thể giúp cho các công dân có quyền tự do ứng cử vào các cơ quan của Nhà nước và chính quyền địa phương để tham gia vào việc giám sát, thực thi, điều hành và quản lý tất cả mọi hoạt động của xã hội và của Nhà nước.

Những điều này chỉ có thể được hiện thực hoá từng bước tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội đó, ở trong một xã hội mà những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp.

Giá của dân chủ là ‘đắt’ hay ‘vừa phải’ còn tùy thời gian chờ – đợi

Như vậy, quyền dân chủ trước hết là quyền con người ; hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác.

Bởi vì, sự giải phóng về chính trị là điều kiện tiên quyết đối với mọi sự giải phóng khác của con người, bình đẳng về chính trị là tiền đề của mọi sự bình đẳng.

Hay nói cách khác, các quyền về chính trị như tự do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí…, một mặt, là tiền đề cho việc hiện thực hoá các quyền khác, mặt khác, là sự phản ánh về mức độ giải phóng "năng lực bản chất người" của mỗi cá nhân.

Và từ những góc nhìn trên cho thấy lá phiếu cử tri cho ngày Chủ nhật 23 tháng 5 sắp tới đây, đừng vội bi quan khi cho rằng ‘mọi sự đã rồi’. Xin luôn nhớ rằng, dân chủ chưa bao giờ là món quà miễn phí mà thể chế chính trị luôn sẵn lòng dành cho công chúng.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 01/05/2021

Published in Diễn đàn

Việt Nam lần đầu vào nhóm các nền kinh tế ‘tự do trung bình’

VOA, 09/03/202

Việt Nam tăng hạng trên bảng Chỉ số Tự do Kinh tế của Viện nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ mới công bố, trong đó quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên lọt vào nhóm các nền kinh tế có chỉ số “tự do trung bình.”

tudo1

Khách hàng mua vàng trong ngày Vía Thần Tài ở Hà Nội hôm 21/2. Nền kinh tế Việt Nam có sự cải thiện trong năm qua và lọt vào danh sách "tự do trung bình" trên Chỉ số Tự do Kinh tế 2021 của Heritage Foundation.

Trên bảng Chỉ số Tự do Kinh tế 2021 thường niên mà Heritage Foundation (Quỹ Di sản), một viện nghiên cứu chính sách bảo thủ có trụ sở ở thủ đô Washington, công bố hôm 4/3, Việt Nam đứng thứ 90 trong tổng số 178 quốc gia được đánh giá, với Singapore ở vị trí dẫn đầu.

Với việc ghi thêm 2,9 điểm chủ yếu do tình hình tài chính trong nước được cải thiện, Việt Nam có tổng số 61,7 điểm và tăng 15 bậc để để lần đầu tiên lọt vào nhóm kinh tế “tự do trung bình”, trong đó có một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha (hạng 39) và Pháp (64) cùng nhiều nước Nam Mỹ và châu Phi. Các quốc gia châu Á khác lọt vào nhóm có thang điểm từ 60 đến 69,9 còn gồm Thái Lan (42), Indonesia (56), Brunei (57), và Philippines (73).

Trong 12 tiêu chí đánh giá, Việt Nam tăng điểm trong các hạng mục về quy mô chính phủ và sự hiệu quả của các điều luật. Trong số đó, Việt Nam, một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch gây khủng khoảng trên khắp thế giới, đã có sự cải thiện đáng kể nhất về mức chi của chính phủ, gánh nặng thuế và sức khoẻ tài chính.

Theo Heritage, chi tiêu chính phủ của Việt Nam đạt mức 21,6% GDP trong 3 năm qua, và mức thâm hụt ngân sách ở mức trung bình 2,9% GDP trong khi nợ công tương đương với 42,9% GDP. Viện nghiên cứu Mỹ cho rằng đây là một sự tiến bộ so với năm trước đó.

Tuy nhiên mức tụt điểm nhiều nhất của Việt Nam là chỉ số về tự do thương mại cùng với quyền sở hữu trí tuệ và sự hữu hiệu về tư pháp.

Nhà nước Việt Nam tiếp tục tham gia vào ngành tài chính, và theo đánh giá của Heritage, tự do kinh doanh ở quốc gia Đông Nam Á có sự sụt giảm nhẹ so với các nước khác. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn đang được triển khai và “thực thi không đồng đều,” theo viện nghiên cứu của Mỹ. Heritage cho rằng quyền sử dụng đất “vẫn còn là một vấn đề” ở Việt Nam trong khi “nền tư pháp kém phát triển lại vấp phải nạn tham nhũng” và “chịu sự quản lý của Đảng Cộng sản, cơ quan kiểm soát các toà án các cấp.”

Theo đánh giá của Heritage, tham nhũng vẫn là một vấn đề lớn trong toàn bộ chính phủ Việt Nam.

Trong số 40 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 17 với điểm tổng thể cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, theo nhận định của Heritage, nơi công bố bảng chỉ số từ năm 1995.

Nhìn chung trên toàn thế giới, Chỉ số Tự do Kinh tế 2021 tiếp tục cho thấy tự do kinh tế là tiêu chuẩn với phần lớn các quốc gia nằm trong nhóm “tự do trung bình”, trong đó có Việt Nam.

Ngoài Singapore ở vị trí số 1, bốn nước còn lại trong nhóm các nền kinh tế “tự do” gồm có New Zealand, Australia, Thuỵ Sỹ và Ireland, lần lượt từ vị trí thứ 2 đến thứ 5 trên bảng Chỉ số Tự do Kinh tế, mà Heritage dùng để đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các nền kinh tế trên thế giới dựa trên việc đánh giá các yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế.

Mỹ và Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất và thứ 3 thế giới lần lượt ở thứ hạng 20 và 23, nằm trong nhóm các nền kinh tế “gần tự do”, trong đó có Anh (7) và Đức (29).

Trung Quốc tụt hạng xuống vị trí thứ 107 trong nhóm các nền kinh tế “hầu như không tự do”, trong đó có hầu hết là các quốc gia châu Phi và một số nước châu Á như Bangladesh (120), Ấn Độ (121), Miến Điện (135) và Lào (141).

“Thế giới tự do đang phải đối mặt với thách thức ghê gớm từ một nước Cộng sản đang trỗi dậy là Trung Quốc, hiện đang tìm kiếm sự thống trị đối với nền kinh tế ghế giới bằng những ý tưởng kinh tế không tự do,” Chủ tịch Heritage Foundation, Kay James, nói trong thông cáo báo chí khi công bố Chỉ số Tự do Kinh tế 2021 hôm 4/3. Bà kêu gọi “các quốc gia tự do cần phải đứng lên trước thách thức này, đẩy lùi và thúc đẩy tự do hơn nữa vì sức khoẻ tài chính và thể chất của chính người dân của họ.”

Nguồn : VOA, 09/03/2021

******************

Chỉ số tự do kinh tế 2021 : Việt Nam lần đầu lọt vào nhóm "tự do trung bình"

RFA, 05/03/2021

Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vừa công bố Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 cho thấy, điểm số tự do kinh tế của Việt Nam là 61.7. Điểm số này giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.

tudo2

Các container hàng hóa tại cảng Hải Phòng - Reuters

Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vừa công bố Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 cho thấy, điểm số tự do kinh tế của Việt Nam là 61.7. Điểm số này giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.

Như vậy năm nay, lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nước có "tự do trung bình" (Moderately Free), tăng 2.9 điểm và thăng 15 hạng so với năm ngoái (nhóm hầu như không tự do) chủ yếu là do sức khỏe tài chính được cải thiện.

Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.

Theo tổ chức này, xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.

Tổ chức này cũng chỉ ra trở ngại lớn nhất đối với sự tự do kinh tế lớn hơn ở Việt Nam vẫn là chế độ pháp quyền cực kỳ yếu kém của đất nước do tham nhũng trong cơ quan tư pháp cấp thấp và trong nhiều doanh nghiệp nhà nước không được cải tổ và kém hiệu quả.

Trong khi đó, Đài Loan đạt được thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử 27 năm của Chỉ số Tự do Kinh tế, leo năm bậc lên vị trí thứ 6 trong tổng số 184 nền kinh tế.

Với số điểm 78,6 trên 100, tăng 1,5 điểm so với Chỉ số năm 2020, Đài Loan được xếp vào loại "Gần như tự do" cùng với 78 nền kinh tế khác, trước Nhật Bản ở vị trí thứ 23 và Hàn Quốc ở vị trí thứ 24. Trung Quốc đứng ở vị trí 107.

Chỉ số tự do kinh tế đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới được công bố thường niên bởi tạp chí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản có ảnh hưởng gián tiếp đến nguyên tắc luật lệ, chính sách thuế cũng như các chính quyền.

********************

Việt Nam tiếp tục bị xếp vào nhóm không có tự do

RFA, 04/03/2021

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm quốc gia không có quyền tự do theo báo cáo Tự do trên Thế giới năm 2021 mà tổ chức Freedom House công bố vào ngày 3 tháng 3.

tudo3

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm quốc gia không có quyền tự do theo báo cáo Tự do trên Thế giới năm 2021 mà tổ chức Freedom House công bố vào ngày 3 tháng 3.- Screen capture from Freedom House

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm quốc gia không có quyền tự do theo báo cáo Tự do trên Thế giới năm 2021 mà tổ chức Freedom House công bố vào ngày 3 tháng 3.

Báo cáo thường niên của Freedom House, trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ, đưa ra nhận định đây là năm thứ 15 quyền tự do trên toàn cầu bị suy giảm. Tình trạng suy thoái dân chủ gia tăng.

Với tựa ‘Democracy under seige’, tạm dịch ‘Dân chủ bị vây hãm’, báo cáo đánh giá trong năm 2020 khoảng cách giữa những nhóm được lợi và những nhóm chịu tổn hại thêm cách biệt. Hiện nay có ít hơn một phần năm người dân trên thế giới được sống trong một đất nước có đầy đủ các quyền tự do.

Báo cáo được thực hiện qua theo dõi những khuynh hướng trên toàn cầu về các quyền chính trị và quyền tự do dân sự tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo năm nay cho rằng vào khi tình trạng bất an gây nên bởi dịch bệnh chết người, những bất toàn về kinh tế cùng xung đột bạo lực lan tràn trên thế giới, những người bảo vệ dân chủ phải chịu đựng những tổn thất mới trong cuộc đấu tranh chống lại những kẻ toàn trị mà đang chuyển cán cân quốc tế nghiêng theo hướng có lợi cho phía bạo quyền.

Việt Nam năm nay tiếp tục bị xếp vào nhóm không có tự do với tổng điểm số là 19 trên thang điểm 100. Cụ thể 3 điểm cho các quyền chính trị và 16 điểm cho các quyền tự do dân sự.

Như vậy theo báo cáo năm ngoái, Việt Nam bị mất 1 điểm.

Trả lời RFA từ Đức Quốc hôm 4/3, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một cựu tù chính trị, nhận định về việc này :

"Trong năm 2020, rõ ràng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền một cách rất nghiêm trọng. Theo thống kê của các Tổ chức nhân quyền, đã có ít nhất 32 nhà hoạt động bị bắt trong năm 2020. Ngoài ra có 30 người khác bị đưa ra xét xử rất là nặng, trong đó có một thành viên của Hội Anh em Dân chủ bị xử tới 12 năm tù và những thành viên của Hội nhà báo Độc lập xét xử vào những ngày đầu năm 2021, trong đó ông Phạm Chí Dũng bị xử tới 15 năm tù. Rõ ràng nhân quyền Việt Nam năm qua rất là kém, trong khi đó nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn áp lực Facebook đóng, khóa tài khoản của hầu hết các nhà hoạt động trong nước, hầu như 100% nhà hoạt động đều bị khóa từ 1 đến rất nhiều lần".

Published in Việt Nam

Tư nhân không được phép liên kết báo chí về "chính trị"

Thới Bình, VNTB, 13/122020

Luật Báo chí của Việt Nam cho phép tư nhân liên kết ‘làm báo’ với các tòa soạn báo chí Nhà nước, miễn đó không phải là nội dung "chính trị".

baochi1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho tác giả và nhóm tác giả đoạt giải 

Có ý kiến là đừng nghĩ việc liên kết chưa được cho phép trong các lãnh vực "nhạy cảm" như chính trị – xã hội để tự yên tâm. Nhà làm luật phải lường hết mọi khả năng để thấy trong thời đại thông tin tràn ngập như hiện nay, việc phân lãnh vực "được phép liên kết", lãnh vực "không được phép liên kết" là không khả thi.

Ví dụ : Tường thuật một phiên họp của Quốc hội về việc sửa đổi luật thuế có thể coi là hoạt động chính trị – xã hội cũng được, hay hoạt động kinh tế cũng ổn ; đưa tin về một giải thi đấu thể thao rõ ràng là chuyện thể thao, nhưng làm phóng sự về các đường dây cá độ bóng đá thì sao ?

Chính trị là "vùng cấm" ?

Liên kết trong hoạt động báo chí được quy định tại "Điều 37 Luật báo chí 2016 như sau :

1. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây :

a) Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này ;

b) Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam ;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài ;

d) Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội ;

đ) Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.

3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự – chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.

4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.

6. Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra : thế nào là chính trị trong báo chí ?

Quy định nói trên với ràng buộc tư nhân có thể tham gia sản xuất trong lãnh vực truyền hình, nhưng phải thỏa mãn tỷ lệ "kênh thời sự – chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này".

Báo in, báo điện tử thì tư nhân không được quyền liên kết trong nhóm nội dung "chính trị".

"Chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, xét về mặt hoạt động của con người trong xã hội có Nhà nước, có kết cấu giai cấp, tầng lớp, các lực lượng (tập đoàn, nhóm, giới…) cùng tham gia vào đời sống chính trị (tham chính), cùng có quan hệ với chủ thể chấp chính, tức là lãnh đạo và cầm quyền, quản lý và quản trị xã hội (thống quản).

Các lĩnh vực của đời sống xã hội, như Hồ Chí Minh xác định là có bốn mặt ngang nhau, không được xem nhẹ một mặt nào, cũng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau : kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí riêng của nó trong cấu trúc xã hội tổng thể. Nòng cốt của cấu trúc này là kinh tế và chính trị" – trích bài báo "Nhận thức về thể chế chính trị", tác giả GS. TS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, đăng trên tạp chí điện tử Quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản là Học viện Hành chính Quốc gia (1).

Dù là tờ báo trong lĩnh vực nào thì yêu cầu chung là những tờ báo đó phải thỏa mãn về "yêu cầu tính Đảng" (2).

Như vậy, cho dẫu việc liên kết chưa được cho phép trong các lãnh vực "nhạy cảm" như chính trị – xã hội (luật hiện cho phép liên kết trong lãnh vực "an sinh xã hội"), thì vẫn phải thỏa mãn "yêu cầu tính Đảng". Điều này cho thấy việc hạn chế quyền liên kết, trên thực tế là đã tạo ra các vùng cấm nghi kỵ của sự yếm thế ở nhà quản lý.

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 13/12/2020

Chú thích :

(1)https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/07/18/bai-2-nhan-thuc-ve-the-che-chinh-tri/

(2)http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tinh-dang-cua-nen-bao-chi-cach-mang-viet-nam/128330

************************

Để thêm nguồn thu ngân sách, hãy cho tư nhân được quyền làm báo !

Cỏ May, VNTB, 12/12/2020

Ở hầu hết các nước, báo chí chủ yếu là của tư nhân và trên thực tế, chưa có trường hợp nào báo chí trở thành mối nguy hiểm đối với các chính thể "của dân, do dân, vì dân".

baochi2

Vậy thì – giả dụ như với riêng Việt Nam, một khi cho phép tư nhân được quyền tự do làm báo, liệu sẽ ‘trị’ về "mối nguy hiểm đối với chính thể" như thế nào ?

Báo chí vẫn là "công – tư hợp doanh" ?

Tính từ sau khi chế độ kinh tế bao cấp được xóa bỏ, đã có tiền lệ về báo chí tư nhân. Có thể nhắc tới Công ty Phát triển và Đầu tư công nghệ (FPT) là một doanh nghiệp tư nhân đã thành lập báo điện tử VnExpress từ năm 2001. Tờ báo tư nhân này kịp trở thành báo điện tử hàng đầu của Việt Nam, và nằm trong top 500 báo điện tử có nhiều độc giả nhất thế giới trước khi Thủ tướng Chính phủ giao nó cho Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý vào năm 2008.

Một số tên tuổi nổi tiếng khác trong báo giới Việt Nam như báo điện tử VietNamNet, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do các doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) thành lập.

Khi các doanh nghiệp này được cổ phần hóa, đài và báo của họ không còn là của doanh nghiệp nhà nước nữa. Mãi đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ mới giao VietNamNet và Đài truyền hình VTC cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

Ngoài ra, do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,… Các doanh nghiệp này này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.

Tư nhân cần sự chính danh để bảo đảm đồng vốn đầu tư

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ thái độ dè dặt, chỉ chấp nhận sự tham gia của tư nhân vào hoạt động báo chí dưới hình thức liên kết với cơ quan báo chí "nhà nước".

"Việc cho phép ‘liên kết’ hay mua bản quyền măng-sét thật ra chỉ là sự thừa nhận một thực tế đã diễn ra cách đây hơn hai mươi năm. Những năm sau đổi mới kinh tế, vào thập kỷ 90 đã xuất hiện hàng loạt báo tư nhân ; một số người thầu lại dưới danh nghĩa phụ trương, phụ san của các báo. Lúc đó báo chí tư nhân hoạt động khá mạnh mẽ, sau đó Nhà nước siết lại" – nhà báo Phạm Chí Dũng có nhận xét như vậy trong một trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh quốc tế Pháp – Radio France internationale, RFI (*).

Trên thực tế thì nhiều tờ báo nước ngoài được "nội địa hóa" là do các công ty tư nhân đứng ra mua bản quyền sử dụng măng-sét, nội dung để in ấn ở Việt Nam.

Có người nói phía nhà nước đã ‘mắt nhắm – mắt mở’ trong chuyện "nội địa hóa". Bởi vì trên thế giới không thấy cơ quan nhà nước nào làm những tờ như Her WorldCosmopolitanElle… Nhu cầu của độc giả rất phong phú ; ngoài lãnh vực giải trí, còn các lãnh vực khác rất cần "xã hội hóa" theo hướng này như thông tin về khoa học, công nghệ, du lịch.

Xã hội cũng cần các tổ chức tư nhân làm các dạng hồ sơ về kinh tế để bạn đọc có thể tra cứu thông tin, nhất là để phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán với quy mô ngày càng lớn như hiện nay.

Dĩ nhiên để báo chí tư nhân khẳng định được vị thế của mình thì cần đến sự chính danh. Hiện tại thì sự khác biệt giữa "tư nhân hóa" báo chí và tư nhân tham gia làm báo, vẫn nằm ở chỗ quyền sở hữu.

Sở hữu măng-sét báo vẫn sẽ là cơ quan báo chí nhà nước, tư nhân chỉ tham gia liên kết. Và lẽ ấy nên hệ lụy đương nhiên là không tư nhân nào với tầm nhìn dài hạn, một ý hướng xây dựng lâu dài chịu liên kết theo kiểu dễ lâm cảnh "được chim bẻ ná, được cá quên nơm" ấy lắm.

Bỏ tù chủ báo tư nhân bao giờ cũng dễ dàng hơn !

Có ý kiến rằng nếu lo ngại báo chí tư nhân trở thành mối nguy hiểm đối với chính thể, thì cứ việc hoàn chỉnh các quy định pháp luật liên quan, trong đó có các khoản ‘phạt vạ’ thật nặng cho những vi phạm.

Dẫn chứng luôn, khi tóm tắt một số nội dung nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại họp báo công bố luật của Văn phòng Chủ tịch nước sáng 11/12/2020, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, bà Đặng Hoàng Oanh cho biết, luật đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều. Trong đó, 16 điều sửa đổi, bổ sung toàn diện ; sửa kỹ thuật 11/142 điều ; bổ sung mới 4 điều ; bãi bỏ 3 điều.

Điểm đáng chú ý của luật lần này là sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực quản lý nhà nước gồm : Giao thông đường bộ ; phòng, chống tệ nạn xã hội ; cơ yếu ; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia ; giáo dục ; điện lực ; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thủy lợi ; báo chí ; kinh doanh bất động sản.

Theo bà Đặng Hoàng Oanh, nếu báo chí vi phạm hành chính thì mức phạt tối đa lâu nay là 100 triệu, thì giờ đây sẽ lên tới 250 triệu đồng. Như vậy, việc ‘thẳng tay’ phạt lúc báo chí tư nhân vi phạm, vẫn sẽ ‘thoải mái’ hơn nhiều so ‘bắt vạ’ báo ‘quốc doanh’ thường dễ đụng chạm đến ‘bề trên’ chủ quản.

Thậm chí bỏ tù theo kiểu "chính trị hóa" các tay làm báo tư nhân vẫn dễ dàng hơn…

Cỏ May

Nguồn : VNTB, 12/12/2020

Chú thích :

(*)https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20160405-luat-bao-chi-tu-nhan-van-chua-duoc-ra-bao-va-tu-do-ngon-luan-bi-han-che

Published in Diễn đàn

Một trong những nội dung theo Nghị định 119/2020 của Chính phủ Việt Nam về Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản... với nhiều mức phạt tăng mạnh trong hoạt động báo chí là từ ngày 1/12/2020, báo chí nào bị cho là thông tin sai sự thật có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng.

tdbc1

Một sạp bán báo tại Việt Nam. Photo : RFA - Ảnh minh họa

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1 /12/2020 từ Việt Nam, liên quan quy định này ông nói :

"Quy định xử phạt này tôi cũng có nghe, số tiền phạt như vậy là quá lớn, tại Việt Nam thì 100 triệu không hề đơn giản trong hoàn cảnh hiện nay. Ngoài ra, thế nào là sai sự thật, thế nào là đúng sự thật rất là khó xác định, nhất là những vấn đề tiêu cực của xã hội, và những vấn đề của hệ thống. Hay vấn đề tham nhũng chẳng hạn, khi đồn thổi thì nói không phải, sau đó lại bắt đúng người mà người ta đã đồn rồi. Việc xác định sự thật rất khó khăn, mà phạt nặng như vậy thì rất khó khăn cho người làm báo hiện nay".

Cụ thể theo Nghị định 119, nếu hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng, bị phạt từ 5-10 triệu đồng, hay nặng hơn là từ 50-70 triệu đồng. Trong khi trước đây chỉ phạt 1-3 triệu đồng hay 5-10 triệu đồng.

Còn nếu gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, phạt từ 70-100 triệu đồng so với trước đây chỉ phạt 20-30 triệu đồng. Ngoài việc buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải, còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1-12 tháng. Trong khi trước đây chỉ đình chỉ từ 1 đến 3 tháng.

Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia toàn thế giới về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2020. Đây là xếp hạng do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới –RSF- công bố vào ngày 21/4/2020.

Với đất nước bị xếp hạng thấp về tự do báo chí thì như thế nào là ‘báo chí thông tin sai sự thật’ ? Và xử phạt như vậy có hợp lý ?

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, từng giữ chức Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 1/12/2020, từ Sài Gòn nhận định :

"Quan trọng nhất là nghị định này họ không định nghĩa rõ khái niệm về sự thật, nó mơ hồ nên việc sử phạt theo tôi là không khả thi. Thứ hai khi nói về sự thật theo tôi hiểu thì chính phủ ra quy định này liên quan công bộc và an ninh quốc gia. Ở đây cần phân biệt giữa đời tư công dân và đời tư công bộc, và những vấn đề liên quan an ninh quốc gia. Ví dụ như sự thật liên quan ngày chết ông Hồ Chí Minh, nếu như trước đây ai nói ổng chết ngày 2/9 là vi phạm sự thật, nhưng sau này ai cũng biết ổng chết vào ngày 2/9. Như vậy sự thật ở đâu ?"

Ngoài ra Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già còn nêu ví dụ sự thật về Công hàm Phạm Văn Đồng và Mật nghị Thành Đô. Hay mới nhất đây đó là sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung, ông nói tiếp :

"Tôi nhấn mạnh sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung với tư cách là một công bộc, thì người dân có quyền biết, có quyền giám sát, có quyền đặt câu hỏi. Thế ông Chung có thật sự bị ung thư hay không, hay ổng có tiền sử bệnh tâm thần như báo chí đưa tin hay không ? Như vậy nói tóm lại cái sự thật mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra thì sự thật đó là của họ tự định đoạt, họ muốn thật thì là thật, họ muốn giả thì là giả".

Qua những thông tin không rõ ràng trên báo chí thời gian qua như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, hay thông tin về bà cựu thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, thông tin về sức khỏe Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng... thì Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho rằng nó đặt cho người đưa tin vào tình trạng rất bấp bênh về sự an toàn. Ông nói tiếp :

"Tôi cho rằng nghị định xử phạt về đưa tin không đúng sự thật, nó chỉ có giá trị trong thời đoạn hiện nay, tức là thời đoạn chuẩn bị cho Đại hội đảng, nên họ muốn răng đe. Chứ sau kỳ Đại hội đảng, thì tôi nghĩ đâu cũng vào đó, bởi vì cái đất nước này không tồn tại sự thật từ rất lâu rồi. Và sự thật này do người cộng sản họ định đoạt, thì như vậy nó không còn là sự thật đúng nghĩa của nó".

Theo RSF, do truyền thông Việt Nam bị chỉ đạo bởi Đảng cộng sản, các nguồn thông tin độc lập duy nhất được loan đi là từ các bloggers, các nhà báo độc lập. Đảng cộng sản Việt Nam biện giải cho việc bỏ tù những bloggers, nhà báo độc lập như thế bằng cách căn cứ ngày càng nhiều hơn vào các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Theo đó thì ‘những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước’ bị trừng trị bởi những bản án dài năm.

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/12/2020 từ Việt Nam liên quan vấn đề này, Nhà báo Nguyễn An Dân cho biết ý kiến của mình :

"Tự do báo chí hiện nay tại Việt Nam đang thụt lùi. Sau khi Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định quy hoạch báo chí, nhiều phóng viên đã liên hệ tôi nói họ rất nản... Họ nói cái cần quản lý thì không quản lý, cần phải bảo vệ phóng viên đi tác nghiệp báo chí, người bảo vệ không có mà cứ lo xử phạt, tự do báo chí ngày càng đi xuống".

Liên quan Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản... có hiệu lực từ ngày 1/12. Dưới một góc nhìn khác, Nhà báo Nguyễn An Dân nhận định :

"Việc ra quyết định xử phạt như thế này để hạn chế việc các phe phái trong đảng mượn báo chí của đảng để đánh nhau trên truyền thông, đưa tin có lợi cho phe phái của mình. Theo tôi là cần thiết để tránh cho dân bị hỗn loạn tin tức. Thứ hai là cái gì đúng sai thì cứ dùng luật báo chí để phân xử. Trước giờ nhà nước quản lý báo chí theo ý chí chính trị của cá nhân lãnh đạo, của đảng, theo tôi giờ xử phạt như vậy là tốt, việc này sẽ giúp tránh nhiễu loạn thông tin khi phe phái đánh nhau trước mỗi kỳ đại hội sắp xếp nhân sự chức vụ".

Theo Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trong năm 2019 Việt Nam đã bỏ tù 12 nhà báo và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ.

Các nhà báo mới nhất bị bắt là các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập như ông Phạm Chí Dũng, nhà báo Phạm Thành...

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhận định thêm :

"Tự do báo chí tại Việt Nam hầu như không có gì khả quan hơn, mà nó còn siết chặt lại, như số tiền phạt tăng lên như thế. Còn tự do ngôn luận trên không gian mạng thì trước đây có rộng mở đôi chút, nhưng từ khi có Luật An Ninh Mạng, bắt bớ rất là nhiều thì nó cũng có hạn chế. Nhưng ít nhất tự do ngôn luận trên không gian mạng cũng đỡ hơn trên báo chí".

Trước đó, Báo cáo về Tự do Báo chí Thế giới 2019 cũng xếp Việt Nam vào hạng thứ 176 trong số 180 quốc gia, tức là không có tự do báo chí.

Nguồn : RFA, 01/11/2020

Published in Diễn đàn

Cần đến báo chí là một kênh thuần ‘lên’ tiếng nói của người dân

Nguyễn Nam, VNTB, 21/11/2020

Hiện có ý kiến lo ngại về ‘lỗ hổng’ giám sát các cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường khi không tổ chức hội đồng nhân dân cùng cấp. Song, theo nhiều chuyên gia, không thiếu cơ chế để giám sát, kiểm soát, vấn đề cần thiết lập cơ chế giám sát phù hợp.

tudo1

Tôn chỉ, mục đích của những tờ báo này phải là luôn tôn trọng tiếng nói của người dân, bất kể đó là tiếng nói trái chiều – dĩ nhiên là sẽ có những đối thoại tương ứng về các phản biện được gọi là ‘trái chiều’ ấy

Một trong số kênh giám sát đó, là những tờ báo chỉ làm mỗi công việc ghi nhận tiếng nói đa chiều của người dân, và các phản hồi từ cơ quan công quyền.

Lâu nay, thường nằm phía dưới măng-sét tên tờ báo, là dòng chữ đại để nội dung như với tờ Sài Gòn Giải Phóng "Cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh".

Dưới măng-sét Tuổi Trẻ, là "Cơ quan của Đoàn Thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh". Với báo Thanh Niên, thì, "Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam". Ở báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, là : "Cơ quan ngôn luận của Công an Thành phố Hồ Chí Minh". Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh : "Cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh".

Pháp luật về báo chí của Việt Nam có giới hạn về quyền hành nghề của người làm báo, là chỉ được phép đưa tin đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí ; tức về nguyên tắc, báo của Đảng bộ, chỉ thuần tin tức về hoạt động của Đảng. Tương tự, báo Tuổi Trẻ chuyên nói về hoạt động Đoàn ; báo Thanh Niên là nơi ghi nhận các hoạt động trong phạm vi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, do không có tờ báo nào, nên tiếng nói của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, đành phải ‘cậy nhờ’ vào những tờ báo ở các tổ chức khác của Đảng, Đoàn thể chính quyền.

Như vậy, trước băn khoăn ai sẽ giám sát chính quyền đô thị cấp quận, cấp phường trong mô hình "Chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh", thì một kênh truyền thông cần thiết là báo chí của tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Những tờ báo này có trách nhiệm ghi nhận tất cả ý kiến của người dân về mọi mặt – nghĩa là không có vùng cấm, không phải chịu bất kỳ giới hạn nào của định hướng đối với báo chí kiểu như lâu nay.

Nói một cách khác, tôn chỉ, mục đích của những tờ báo này là luôn tôn trọng tiếng nói của người dân, bất kể đó là tiếng nói trái chiều – dĩ nhiên là sẽ có những đối thoại tương ứng về các phản biện được gọi là ‘trái chiều’ ấy.

Hơn thế, một khi có kênh báo chí chuyên ghi nhận và chuyển tải tiếng nói của người dân, thì đây còn là khẳng định của một quyền Hiến định về lá phiếu cử tri – tức bảo đảm quyền được bầu, bãi nhiệm của người dân.

Hiến pháp đã hiến định quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân chứ không phải Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp, vì thế cần tạo lập một thể chế phù hợp với quyền đó, thiếu thì phải lập thêm, chưa có thì phải xây dựng để người dân thể hiện quyền của mình. Đó là quyền được bầu, quyền được bãi nhiệm chính quyền. Và cần có những tờ báo chuyên phụng sự các quyền lực hiến định ấy của người dân.

Còn từ góc độ luật pháp, thể chế, cơ chế kiểm soát cơ quan hành chính các cấp hiện hành, nếu cơ quan hành chính làm sai thì các cơ quan kiểm soát, giám sát của Đảng, nhà nước có thể vào cuộc xử lý trách nhiệm – một chuyên gia về chính sách công cho biết.

Bình thường cơ quan hành pháp chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, phải báo cáo trước Hội đồng nhân dân, chịu sự chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân ngang cấp. Với mô hình chính quyền đô thị, khi không còn Hội đồng nhân dân ngang cấp ở quận, ở phường thì Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giám sát Ủy ban nhân dân cấp quận.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận ngoài báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phải báo cáo trước Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu hội đồng sẽ chất vấn trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp quận. Theo định kỳ lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ lấy phiếu tín nhiệm với chủ tịch Ủy ban nhân dân quận như các chức danh khác được Hội đồng nhân dân bầu ra.

Về lý thuyết, hiện Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ chế đối thoại, khi hoạt động cơ quan hành chính cấp quận có vấn đề, người dân kiến nghị về các bất cập trong hoạt động của các cơ quan hành chính thì Hội đồng nhân dân sẽ yêu cầu lãnh đạo quận giải trình, các ban trực thuộc Hội đồng nhân dân cũng có quyền yêu cầu chủ tịch quận giải trình về các vấn đề đại biểu hội đồng, người dân, dư luận quan tâm.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 21/11/2020

***********************

Báo chí tư nhân mang đến lợi ích gì cho Đảng cộng sản Việt Nam ?

 Lynn Huỳnh, VNTB, 21/11/2020

Cơ quan Tuyên giáo nói rằng báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân, để quần chúng nhân dân thông qua đó, nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức, cơ quan đó.

tudo2

Luật báo chí Việt Nam hiện không thừa nhận các tổ chức báo chí tư nhân. Tư nhân không có quyền ‘sản xuất báo chí’.

Sinh viên khoa báo chí ở trường đại học, cũng được dạy rằng, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân, đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước và nước ngoài, làm "đòn xoay chế độ", góp vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng đất nước. Báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nói chuyện với các thế hệ nhà báo Việt Nam, Người nói về đề tàicủa mình : "Tất cả những bài Bác viết chỉ có một "đề tài" là : chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó".

Theo những gì đúc kết trong cuộc đời làm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Điều này được khẳng định khi Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng.

Báo chí là bộ phận của công tác tư tưởng, luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục vụ mục tiêu của cách mạng. Báo chí là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Có mục đích chiến đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ của báo chí vô sản – Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại huấn thị như vậy.

Các tài liệu của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nói rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : mục đích của báo chí là "cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do".

Từ việc nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sáng lập ra nhiều báo. Le Paria là tờ báo cách mạng đầu tiên do Người sáng lập tại Pháp. Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh niên trên thực tế, đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Như vậy có thể thấy rằng nhờ vào quyền tự do của báo chí tư nhân, đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh thêm vũ khí sắc bén trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nền báo chí cách mạng cũng hình thành từ quyền tự do báo chí tư nhân ấy, do vậy nên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam rất cần đến những tờ báo tư nhân cùng chung sức. Đây cũng từng là đề xuất của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, khi ông kiên trì kêu gọi cho quyền tự do của báo chí tư nhân.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 21/11/2020

**********************

Tư nhân không thể chung sức xây dựng nền báo chí cách mạng ?

Nguyễn Huỳnh, VNTB, 21/11/2020

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc". Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta".

tudo3

Vì sao cống hiến bất vụ lợi chỉ giới hạn trong đội ngũ các nhà báo thuộc hệ thống báo chí của Đảng, và các hội, đoàn của Nhà nước ?

Đoạn trích diễn văn ở trên là của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2020).

Bên lề của diễn văn trên, có ý kiến luận bàn rằng, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí là cơ sở lý luận để Đảng ta nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng nền báo chí cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; một nền báo chí dân chủ, trung thực, khoa học và hiện đại vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội ; một nền báo chí hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, hướng tới sự phát triển con người toàn diện ; một nền báo chí mà người làm báo luôn có ý thức trách nhiệm chính trị xã hội.

Đó là ý thức về một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là các gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng.

Vậy thì vì sao trong chuyện cống hiến bất vụ lợi đó lại chỉ giới hạn trong đội ngũ các nhà báo thuộc hệ thống báo chí của Đảng, và các hội, đoàn của Nhà nước ?

Việt Nam đã chấp nhận nền kinh tế tư nhân trong vai trò chủ đạo ‘ngang hàng’ với các tập đoàn kinh tế của Chính phủ. Vậy thì vì sao còn ngần ngại khi cho rằng báo chí tư nhân không thể chung sức vì sự nghiệp chung là xây dựng đất nước hùng mạnh dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Trong tiết học bồi dưỡng chính trị hàng năm dành riêng cho các lãnh đạo báo chí, người ta thấy là luôn được viện dẫn về Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Theo đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh xem báo chí là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đòi hỏi năng lực cao về trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực nghề nghiệp.

Báo chí phải là sự tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Mỗi bài viết đều phải chứa đựng hàm lượng cao chất xám và nhiệt huyết cao của người viết. Hồ Chí Minh nói, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Người làm báo phải phấn đấu rèn luyện không mệt mỏi và phải nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

Hồ Chí Minh khẳng định : "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa ; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động".

Người nhấn mạnh tính giai cấp, tính định hướng chính trị của các phương tiện thông tin đại chúng. Bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng nào khi xây dựng một chương trình, xuất bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp ứng nhu cầu của độc giả… đều hàm chứa định hướng chính trị.

Theo Hồ Chí Minh, nhà báo làm ra sản phẩm lao động là các giá trị tinh thần cụ thể được xã hội hóa ở mức rất cao. Nếu nhà báo không có trách nhiệm sâu sắc đối với sản phẩm mà mình làm ra thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì thế hơn ai hết nhà báo phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của xã hội.

Tất cả các nội dung kể trên nếu đặt ra với báo chí tư nhân như một điều kiện cần và đủ để cấp một giấy phép làm báo, có lẽ sẽ giúp tránh được sự hoài nghi của chuyện Đảng dường như vẫn đang thiếu tự tin trong thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

**********************

Doanh nghiệp đang sợ báo chí cách mạng !

 Thới Bình, VNTB, 20/11/2020

Ở Việt Nam chỉ có báo chí của Đảng – Nhà nước, do vậy thật trớ trêu khi có nhiều chủ doanh nghiệp kể là họ sợ mấy ông, bà nhà báo dữ lắm…

tudo5

"Hóa ra báo chí cách mạng cũng có thể dễ dàng mua được bằng tiền !"

Tại một cuộc hội thảo về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khá nhiều doanh nghiệp đã phàn nàn về những tiêu cực của báo chí cách mạng, như sự thiếu tích cực của báo chí, thông tin không chính xác… gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đây có thể là "lỗi" về mặt nhận thức thuần túy, về chuyên môn do nắm bắt thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác.

Nhưng – nói theo ngôn ngữ Tuyên giáo Đảng, cũng có một nguyên nhân khác, đó là do bản thân nhà báo khi đến doanh nghiệp với động cơ không trong sáng, vụ lợi. Tuy nhiên, đôi khi sai phạm của nhà báo cũng bắt nguồn từ động cơ của chính doanh nghiệp. Bởi một số doanh nghiệp mượn báo chí để nhằm vào những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh…

"Hóa ra báo chí cách mạng cũng có thể dễ dàng mua được bằng tiền !"

Một vài chủ doanh nghiệp chắt lưỡi mai mỉa như vậy, và còn ‘chua’ thêm rằng nếu đó không phải là đóng mác của ‘báo chí cách mạng’, thì chắc chắn giới chủ doanh nghiệp với đội ngũ luật sư làm trợ lý, sẽ chẳng chút ngần ngại gì mà không lôi mấy tay nhà báo lẫn tòa soạn báo kiểu này ra hầu tòa.

"Thử nghĩ, cứ sắp vào ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày Thương binh – liệt sỹ, ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…, là luôn có mấy ông, bà nhà báo từ những tòa soạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án nhân dân tối cao, của báo Thanh Tra, báo Quốc hội… gọi điện mời tham gia quảng cáo chào mừng mấy ngày lễ kỷ niệm cách mạng đó.

Làm sao từ chối vì người mời cũng ‘đóng mác’ nhà báo cách mạng ?" – một chủ doanh nghiệp xuất thân là sinh viên trường luật, nói thêm rằng thật ra cũng thông cảm, vì phần trăm hoa hồng từ hợp đồng đăng quảng cáo thường lên tới hàng triệu đồng – "Không ai làm cách mạng dẫu chuyên chính vô sản đến đâu đi nữa, mà không cần đến tiền cả đâu !".

Cuộc sống của doanh nghiệp vô vàn khó khăn, họ ngại khi báo chí cách mạng nói không đúng, không hết về họ ; và cũng bởi báo chí cách mạng thường phản ánh những tiêu cực nhiều hơn tích cực về họ. Hơn thế, một khi đã đóng dấu là ‘báo chí cách mạng’ thì trong nếp nghĩ, ít ai dám ‘đụng’ tới mấy ‘nhà báo cách mạng’ đang nhân danh quyền lực tối thượng đó qua hai từ ‘cách mạng’.

Một chủ doanh nghiệp ‘khéo miệng’ hơn, khi phát biểu ý kiến kiểu dĩ hòa – vi quý thế này với những ai nhân danh cho cái gọi là ‘nhà báo cách mạng’ :

"Trong bối cảnh xã hội hiện đại, trước một bầu thông tin rất lớn từ báo chí chính thống, các mạng xã hội… nhưng tiếng nói từ báo chí chính thức lúc nào cũng quan trọng, đưa những thông tin một cách có trách nhiệm. Và đó chính là những thông tin tham khảo, định hướng quan trọng của doanh nghiệp.

Báo chí chính là diễn đàn của doanh nghiệp, qua báo chí môi trường kinh doanh của nền kinh tế được phản ánh, là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ. Báo chí cũng là kênh để các doanh nghiệp kết nối với nhau, quảng bá hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Thậm chí báo chí là người thầy cho doanh nghiệp.

Không phải những lúc vui báo chí mới chia sẻ cùng doanh nghiệp mà ngay cả khi doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn báo chí cũng vẫn đồng hành, giống như bầu khí quyển của doanh nghiệp.

Do đó, tôi ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong vấn đề quy hoạch báo chí nhằm xây dựng đội ngũ báo chí chuyên nghiệp. Song dù vậy, báo chí cũng cần có vai trò phản biện, dũng cảm nói lên tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, có tính chất xây dựng. Điều này cũng nói lên trách nhiệm xã hội, chính trị của báo chí là vô cùng quan trọng".

Một chủ doanh nhân khác lại đưa ra một thách thức : "Kinh tế tư nhân làm ăn sòng phẳng, vậy sao không cho tư nhân bỏ vốn vào làm báo tư nhân ? Luật Doanh nghiệp không có điều khoản nào hạn chế về quyền được đầu tư sản xuất báo chí, song trên thực tế thì tư nhân chỉ được quyền hùn hạp với tòa soạn báo chí nhà nước trong vài công đoạn nào đó mà họ cần đến nhiều đồng vốn của tư nhân, còn lại thì họ vẫn là độc quyền…".

Thới Bình ghi

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

Published in Diễn đàn

Báo chí tư nhân mang đến lợi ích gì cho Đảng cộng sản Việt Nam ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 19/11/2020

Cơ quan Tuyên giáo nói rằng báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân, để quần chúng nhân dân thông qua đó, nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức, cơ quan đó.

baochi1

Luật báo chí Việt Nam hiện không thừa nhận các tổ chức báo chí tư nhân. Tư nhân không có quyền ‘sản xuất báo chí’.

Sinh viên khoa báo chí ở trường đại học, cũng được dạy rằng, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân, đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước và nước ngoài, làm "đòn xoay chế độ", góp vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng đất nước. Báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nói chuyện với các thế hệ nhà báo Việt Nam, Người nói về đề tài của mình : "Tất cả những bài Bác viết chỉ có một "đề tài" là : chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó".

Theo những gì đúc kết trong cuộc đời làm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Điều này được khẳng định khi Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng.

Báo chí là bộ phận của công tác tư tưởng, luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục vụ mục tiêu của cách mạng. Báo chí là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Có mục đích chiến đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ của báo chí vô sản – Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại huấn thị như vậy.

Các tài liệu của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nói rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : mục đích của báo chí là "cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do".

Từ việc nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sáng lập ra nhiều báo. Le Paria là tờ báo cách mạng đầu tiên do Người sáng lập tại Pháp. Ngày 21-6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh niên trên thực tế, đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Như vậy có thể thấy rằng nhờ vào quyền tự do của báo chí tư nhân, đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh thêm vũ khí sắc bén trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nền báo chí cách mạng cũng hình thành từ quyền tự do báo chí tư nhân ấy, do vậy nên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam rất cần đến những tờ báo tư nhân cùng chung sức. Đây cũng từng là đề xuất của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, khi ông kiên trì kêu gọi cho quyền tự do của báo chí tư nhân.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 19/11/2020

**********************

Chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cần báo chí tư nhân

Triệu Tử Long, VNTB, 19/11/2020

Theo quyết định của Quốc hội, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn Hội đồng nhân dân cấp quận, phường, và sẽ có thành phố trong thành phố.

baochi2

Sở dĩ cần đến kênh truyền thông của báo chí tư nhân, là để phù hợp với mô hình quản trị "Chính quyền đô thị".

Nhà chức trách nói rằng việc không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường thì quyền đại diện của cử tri sẽ được mở rộng thông qua các kênh đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, các tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc…

Như vậy quyền đại diện của cử tri được nâng lên một mức cao, tạo điều kiện để chính quyền vận hành thể hiện sự công bộc, lấy hiệu quả cuộc sống, an lành, ấm no của người dân là thước đo hiệu quả bộ máy cấp cơ sở.

Việc giám sát của người dân thông qua các kênh mở rộng xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu của cử tri buộc cán bộ, công chức phải thực hiện trách nhiệm xây dựng chính quyền vững mạnh, bảo đảm cuộc sống yên bình của người dân. Bên cạnh đó đảm bảo tiết kiệm ngân sách có đủ điều kiện thêm lực cho chương trình đầu tư phát triển, chính sách dân sinh.

Trong bối cảnh dự kiến sẽ như trên, cho thấy để giúp cử tri có thêm kênh ghi nhận ý kiến đa chiều qua hình thức báo chí, và để tiết kiệm ngân sách, cần chấp nhận các tòa soạn báo chí tư nhân hoạt động độc lập, không còn phải buộc ‘liên kết’ như lâu nay với tờ báo nào đó thuộc nhà nước.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyên Hữu Đổng, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phân tích như sau :

"Các mặt đối lập cơ bản trong khái niệm báo chí là báo và chí. Nhìn từ góc độ các mặt đối lập song – hành, báo được nhìn nhận là hiện tượng thông tin của cộng đồng, quốc gia ; còn chí là các tiêu chí thông tin của cộng đồng, quốc gia.

Nhìn nhận từ góc độ các mặt đối lập nhân – quả, báo được nhìn nhận là các mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia ; còn chí là các tiêu chí thực hiện mục tiêu thông tin của báo chí được thông báo trong cộng đồng, quốc gia.

Do vậy, khi nói đến báo chí là phải đề cập đến các mặt đối lập của chủ thể báo chí. Trong thể chế quốc gia hiện đại có các mặt đối lập chung là "nhà nước pháp quyền" và "xã hội dân sự". Theo đó, thể chế báo chí quốc gia cũng có các mặt đối lập chung về chủ thể là báo chí của nhà nước và báo chí của xã hội – tư nhân.

Trong các thể chế quốc gia hiện đại, việc tồn tại báo chí tư nhân là một hiện tượng khách quan. V.I.Lênin – Người sau khi trải qua kinh nghiệm thực tiễn xây dựng xã hội mới ở nước Nga sau bốn năm cầm quyền nhận thấy có nhiều sai lầm, vào năm 1921, đã chỉ ra rằng : "…giai cấp vô sản chủ trương không phải là thủ tiêu báo chí tư nhân, mà là bắt báo chí tư nhân phải chịu một sự kiểm soát nào đấy của nhà nước, và là lái nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Sắc lệnh quy định việc nhà nước nắm độc quyền quảng cáo có nghĩa là trong nước vẫn còn có báo chí tư nhân như hiện tượng thông thường, có nghĩa là vẫn còn có chính sách kinh tế đòi hỏi phải có những quảng cáo tư nhân, vẫn còn có chế độ tư hữu, vẫn còn có cả một loạt những xí nghiệp tư nhân cần rao hàng và quảng cáo". (V.I.Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, M, tập 44).

Theo quan điểm của Lênin, báo chí tư nhân trong quốc gia được nhìn nhận như một yêu cầu không thể thiếu khi có tự do sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa. Theo ông, báo chí tư nhân là chỉ do nhà nước quản lý bằng luật pháp, thay cho các sắc lệnh cấm đoán khi nhà nước vô sản mới thiết lập mấy năm đầu ; còn sự lãnh đạo của các đảng viên Đảng cộng sản Nga đối với báo chí cần được nhìn nhận là phải "phục vụ" các tờ báo nhà nước, tư nhân làm đúng trách nhiệm, chức năng của báo chí đối với đất nước, nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí tư nhân ở Việt Nam có cần hay không ? Câu trả lời là rất cần. Tuy nhiên, trong thực tế thì báo chí tư nhân lại đang bị "rào lại" đường đi của mình ; tức báo chí tư nhân đang bị "cấm đường" (lề trái) – đường ngược chiều, mà lẽ ra nó phải được đi theo đúng quy luật khách quan.

Điều đó chỉ ra rằng, ở Việt Nam, cần phải hình thành và tôn trọng sự tồn tại của báo chí tư nhân. Báo chí tư nhân tương tự như "lề trái" của con đường ; còn báo chí nhà nước tương tự như "lề phải" của con đường đi đến xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, con đường này được coi như "đường cao tốc" với hai bên đường ngược chiều nhau (đường của kinh tế "nhà nước" – công, và đường của kinh tế "xã hội" – tư nhân) ; còn dải ngăn cách ở giữa tượng trưng như luật pháp (công lý) của Quốc gia…".

Như phân tích ở trên, cho thấy cùng với "Chính quyền đô thị", cần đến sự chung sức phụng sự xã hội của kênh truyền thông báo chí tư nhân.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 19/11/2020

***********************

Tự do là gì ?

Trần Thảo Nguyên, VNTB, 18/11/2020

baochi3

Quyền tự do biểu đạt chính trị ở Việt Nam dường như là điều cấm kỵ ? !

Bởi nếu không cấm kỵ thì chắc hẳn sẽ không có chuyện năm cơ quan độc lập của Liên Hiệp Quốc đã chất vấn chính phủ Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập, Nhà xuất bản Tự Do (*).

Tự do là gì ? Ngẫm lại chuyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân :

Tôn Ngộ Không 500 năm bị dè dưới một hòn đá lớn…

– Đời người làm sao dài được đến thế ? chẳng có tự do !

Vùng vẫy mãi, Tôn Ngộ Không chỉ ngoi ra được cái đầu !

Cái đầu ? suy tư về tự do ?

– Sức mạnh cơ bắp có đem lại tự do không ? không được. Người ta bị ràng buộc bởi nhiều thứ trần tục làm sao có tự do được, thân xác ta vẫn dính chặt vào trần thế, làm sao có được tự do ?

– Nhưng tự do là khát vọng cháy bỏng trong ta.

Cái đầu nghĩ vậy và cơ bắp lại tiếp tục vùng vẫy nhưng vẫn không sao thoát khỏi kiếp trần.

Ngộ Không ngước mắt nhìn bầu trời và suy ngẫm về mong ước tự do.

Bỗng Phật Bà Quan âm bay ngang qua nháy mắt, vẫy gọi, Ngộ Không như được tiếp thêm sức mạnh vùng ra được khỏi khối đá đè nặng mấy trăm năm và cân đẩu vân – bay lên bầu trời tự do…

– Vậy là có tự do, ai cho ta tự do ? tự ta, đức tin của ta, ý chí của ta – tự do là ở chính trong ta, tâm hồn ta, suy tư của ta sẽ cho ta sức mạnh vươn tới tự do.

– Tự do là gì nhỉ ? tự ta cho ta tự do,vậy nó là của cá nhân ta chứ !

Có tự do rồi Ngộ Không xin được cùng thầy trò Đường Tam Tạng đi Tây Trúc lấy kinh. Đường đi xa lắm, quanh co, đầy những rắn rết, yêu quái, những đói khát và cả dục vọng…

Hội NB- Tự do tinh thần có thể giải thoát cho ta, giúp ta bay bổng nhưng ta không thể xa nổi được cõi trần ! Phải trao tự do của ta cho cuộc sống trần gian này, khổ đau, gian truân nhưng cũng thấm đẫm tình người. Sự giận dữ, đớn đau.. có đấy nhưng chỉ xảy ra trong chốc lát để rồi người ta lại tha thứ cho nhau, yêu thương nhau mà tồn tại.

– Tự do phải chia sẻ cho mọi người, không thể là của riêng mình được !

Trẻ con xem Tây Du Ký có câu đồng dao này : Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, Chư Bát Giới vừa dại vừa ngu, Đường Tăng có mắt như mù để cho Ngộ Tĩnh gánh gù cả lưng.

Trực giác mách bảo cả thôi, con trẻ tinh thật, câu đồng dao chứa đựng cả cuộc sống, nói lên được bản chất của cuộc sống người ở cõi trần gian này. Trong mỗi cá nhân ta, ai chả có ít nhiều thông minh như Tôn Ngộ Không, ai chả có một chút ngờ ngệch đáng yêu như Đường Tăng, ai chả có một tý tham lam trần tục như Trư bát giới, ai chả có một chút nhẫn nại, siêng năng như Sa Tăng (Ngộ tĩnh)… Con người mà.

Có tự do, tinh thông hơn, nhìn xa hơn, nhưng Ngộ Không vẫn không thể xa rời hẳn đoàn người đang hành trình về Tây Trúc – hắn không thể xa được cuộc sống Người.

Một lần Ngộ Không thử cân đẩu vân bay tít tận trời xanh, bay mãi, bay mãi, lúc đỗ lại mới nhận ra rằng mình không thể vượt ra khỏi bàn tay của Phật !

A, cái chủ quan vẫn không thể thoát ly cái khách quan một cách tuyệt đối !

Ngộ Không chớp chớp mắt và tự nhủ rằng : Tự do là thế đấy !

Từ câu chuyện trong tiểu thuyết kể trên, cho thấy với tình cảnh Việt Nam lúc này, khi mà một số thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam bị khởi tố vì liên quan đến quyền tự do đó, đưa đến một nghịch lý đầy thách thức vào cuối nhiệm kỳ của Đảng, đó là với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Báo chí, công dân có quyền lập diễn đàn của mình dưới nhiều hình thức – hoặc tham gia trao đổi các vấn đề kinh tế – xã hội trên các cơ quan ngôn luận "của Nhà nước" ; hoặc thành lập diễn đàn của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của diễn đàn, thì vì sao lại bắt bỏ tù những người đang cổ võ cho tự do báo chí, tự do biểu đạt như công dân Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Nguyễn Tường Thụy…

Trước một việc sớm muộn cũng diễn ra, có lẽ ở nhiệm kỳ mới sắp tới của Đảng, cần chủ động nghiên cứu, ban hành quy phạm pháp luật để điều chỉnh, sẽ tốt hơn là ứng phó một cách thụ động về quyền tự do báo chí đã được Hiến định.

Trần Thảo Nguyên

Nguồn : VNTB, 18/11/2020

Chú thích :

(*)https://vietnamthoibao.org/vntb-lien-hiep-quoc-chat-van-viet-nam-ve-thanh-vien-hoi-nha-bao-doc-lap-viet-nam-bi-giam-giu/

*************************

Tự do – gương mặt đẹp đẽ nhất…

Vân Khanh, VNTB, 19/11/2020

Để có thể được những tờ báo đủ dũng khí đeo đuổi quá trình dân chủ hóa xã hội, thì những tòa soạn này phải là nơi không chịu sự điều chỉnh của những nội dung định hướng tuyên truyền định kỳ mà cơ quan Tuyên giáo Trung ương bắt buộc.

baochi4

Báo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền "xin cho".

Dưới tác động của cuộc cách mạng thông tin và mạng internet, "ở mọi nơi, các hệ thống thứ bậc đang bị thách thức từ bên dưới và phải tự biến đổi thành các cấu trúc theo chiều ngang và có tính cộng tác hơn". Với mạng internet nối mạng toàn cầu thì sự bưng bít thông tin là chuyện ngớ ngẩn. Có khi, chính sự bưng bít ấy lại gợi thêm sự tò mò đến người đọc tự tìm lấy thông tin cho mình qua mạng.

Lịch sử báo chí Việt Nam mà sinh viên được học, có kể rằng vào năm 1936, một cuộc tranh luận xảy ra nảy lửa giữa các tờ báo liên quan đến… "tự do ngôn luận". Bắt đầu từ các tờ Phong Hóa, Ngày Nay… khơi mào "nổ" với các việc như đưa "tối hậu thư, khai chiến với hết thảy các báo Đông Pháp" để đạt cái gọi là : Xin (báo chí) được tự do ngôn luận !

Ngay sau đó, các tờ như Bắc Hà, Nghe Thấy… công kích dữ dội về cái được gọi là xin được tự do báo chí ấy. Đến Sông Hương của Phan Khôi (số ngày 14-11-1936) đã đưa ra lời "phán quyết" trò "lố bịch" khi kêu gọi tất cả các báo ở xứ Đông Dương bấy giờ kêu gọi "xin tự do ngôn luận"… Trên Sông Hương viết : "Tự do, chúng tôi biết là vật xưa nay chỉ có người ta tự tạo lấy cho mình, khi chưa được thì hẵng nhịn nhục và chờ đợi, chứ chẳng phải là vật có thể xin mà được. Nếu xin mà được cái ấy, chúng tôi quyết nó không phải là cái tự do".

Và Sông Hương không ngần ngại trình bày một thực tế : "Các báo xứ ta hiện nay ngôn luận không được tự do, điều ấy Chánh phủ vẫn biết, há còn phải đợi kêu ca ? Biết mà không để ngôn luận tự do, là vì Chánh phủ thấy chưa có gì buộc mình phải làm như thế…".

Sau đó, trên Sông Hương số ngày 5-12-1936, lại có một bài viết khác tiếp tục về đề tài này với tiêu đề : "Dù được ngôn luận tự do, chúng ta cũng chưa chắc sử dụng được cái quyền ấy".

Bài báo một lần nữa chỉ rõ : "Tự do ngôn luận là một cái quyền trong các thứ dân quyền. Đã là cái quyền thì phải do dân dùng sức mạnh của mình giành lấy mà được, chứ không phải do người bề trên ban cho mà được". Và nếu "xin mà chính phủ cho, chúng tôi e cho báo giới ta cũng không ngôn luận tự do được, vì theo thực sự, nó vốn không phải cái quyền của chúng ta mà chỉ là cái ơn của chính phủ ban cho chúng ta…", "Cái ơn đã vô ích thì việc quái gì phải xin ?".

Cuộc tranh luận này kéo dài tiếp sau đó, liên quan đến việc có hay không thành lập "nghiệp đoàn" báo chí và "tầm ảnh hưởng của báo chí lên Chánh phủ".

Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những tranh luận không hồi kết… Chính vì thế, vấn đề tự do ngôn luận hay tự do báo chí trên đất nước này, cho đến vẫn còn "ẩn nấp" như một điều "kỵ húy". Thi thoảng đọc lại những bài báo của Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam, Hoài Thanh… gần trăm năm về trước, vẫn thèm, các cụ ít nhiều đã làm được một điều là "tự do là do con người tự tạo lấy, chứ không phải vật có thể xin mà được" !

Thi sĩ Tố Hữu từng bày tỏ tình yêu trai gái thấm đượm sắc màu giai cấp thế này trong thi phẩm "Bài ca Xuân 61 :

"Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu…".

Cứ lấy ý tứ mà suy thì Tố Hữu chỉ dành tình cảm cho cái riêng (em yêu) chỉ chiếm 1/3 trái tim tươi đỏ của ông, còn hai phần nữa ông dành cho Đảng và cho thơ. Nhưng Đảng và thơ đối với ông, cũng chỉ là một. Bởi vậy, trái tim tươi đỏ của ông có đến 2/3 là dành cho Đảng, dành cho thơ viết vì cách mạng.

Nịnh đến thế là cùng, nhưng không sao cả, đó là quyền tự do trong tình yêu của Tố Hữu.

Cũng quyền tự do trong tiếng nói trái tim, thi sĩ Chế Lan Viên viết những câu thơ rướm máu của cả một thế hệ, và qua đó lại là một hoài nghi cho thế nào là quyền tự do :

"Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?

Tôi ! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong

Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm

Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ

Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ !

Ai chịu trách nhiệm vậy ?

Lại chính là tôi !

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời

Tôi ú ớ

Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

Mà tôi xấu hổ

Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay

Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười"…

Bài thơ của Chế Lan Viên cho thấy danh dự là một cảm giác mang chất lượng sở hữu cá nhân. Khi nào danh dự trở thành sở hữu cá nhân, thì đó chính là điểm phát triển cao nhất của ý thức về đạo đức. Báo chí tư nhân chính là một danh dự tử tế như vậy.

Vân Khanh

Nguồn : VNTB, 19/11/2020

**************************

Quyền sở hữu ‘măng-sét’ tờ báo ?

Loan Thảo, VNTB, 19/11/2020

Luật báo chí Việt Nam hiện tại cho tư nhân tham gia làm báo theo hành lang như sau : "Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật".

baochi5

Sự khác biệt giữa "tư nhân hóa" báo chí, và tư nhân tham gia làm báo, có lẽ nằm ở chỗ quyền sở hữu. Sở hữu măng-sét báo vẫn sẽ là cơ quan báo chí nhà nước, tư nhân chỉ tham gia liên kết.

Như vậy cá nhân có thể liên kết với các tờ báo không những trong các lãnh vực như "thiết kế, trình bày, in báo, quảng cáo, phát hành", họ còn được "sản xuất các sản phẩm báo chí in, báo chí điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo".

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú nhận xét : "Sự khác biệt giữa "tư nhân hóa" báo chí và tư nhân tham gia làm báo có lẽ nằm ở chỗ quyền sở hữu. Sở hữu măng-sét báo vẫn sẽ là cơ quan báo chí nhà nước, tư nhân chỉ tham gia liên kết. Nhưng ở đây có hai vấn đề lớn.

Một là không tư nhân nào với tầm nhìn dài hạn, một ý hướng xây dựng lâu dài chịu liên kết theo kiểu này. Có thể nói ngay, liên kết kiểu này sẽ dẫn tới sự chụp giật, nhắm tới lợi ích ngắn hạn. Từ đó nỗ lực ngăn chận tình trạng "thương mại hóa" báo chí sẽ càng khó khăn, khi không có gì bảo đảm các cá nhân liên kết không vì lợi nhuận mà dùng các chiêu trò câu khách rẻ tiền.

Rất nhiều tờ báo nghiêm túc phải trải qua nhiều năm chịu lỗ để xây dựng tên tuổi, uy tín và một khi chưa có sự bảo đảm đó, khó lòng thu hút các cá nhân muốn liên kết lâu dài bỏ vốn ra để xây dựng cái không phải là của mình.

Ở hướng ngược lại, cũng khó lòng kiểm soát để cơ quan báo chí đứng tên duy trì được các chuẩn mực nhất định, một khi liên kết với bên ngoài để thực hiện sản phẩm báo chí. Các sai sót trong các chương trình truyền hình liên kết chứng tỏ điều đó.

Hai là, mặc dù các lãnh vực được phép liên kết đã được liệt kê rõ nhưng bất kỳ hoạt động kinh tế – xã hội nào cũng có sự chồng lấn. Tường thuật một phiên họp của Quốc hội về việc sửa đổi luật thuế có thể coi là hoạt động chính trị – xã hội cũng được hay hoạt động kinh tế cũng ổn ; đưa tin về một giải thi đấu thể thao rõ ràng là chuyện thể thao nhưng làm phóng sự về các đường dây cá độ bóng đá thì sao ?

Cho nên đừng nghĩ việc liên kết chưa được cho phép trong các lãnh vực "nhạy cảm" như chính trị – xã hội để tự yên tâm, nhà làm luật phải lường hết mọi khả năng để thấy trong thời đại thông tin tràn ngập như hiện nay, việc phân lãnh vực "được phép liên kết", lãnh vực "không được phép liên kết" là không khả thi".

Một vướng mắc cứ như đèn cù ở đây là liên quan đến yêu cầu "định hướng" trong việc làm báo.

Định hướng này nghiệt một nỗi là đến từ cơ quan quản lý thuộc Đảng, chứ không phải là cơ quan chuyên trách trong hệ thống quản lý pháp luật nhà nước. Về nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, báo chí có thể không buộc phải thực hiện các yêu cầu định hướng đó, song như tường thuật dưới đây sẽ cho thấy rất rõ rằng về hệ lụy với bất kỳ ai dám từ chối :

"Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, năm 2020, các cơ quan chỉ đạo quản lý, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí phải coi trọng công tác thông tin tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội 13 của Đảng ; làm rõ những thành quả quan trọng mà các ngành, địa phương đã đạt được trong thực hiện nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.

Báo chí phải tăng cường các tuyến bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, sắc sảo và thuyết phục ; đồng thời, phải hết sức tỉnh táo trước việc lợi dụng báo chí để đấu đá nội bộ, cạnh tranh phe nhóm" (*).

Như vậy, dù quyền sở hữu ‘măng-sét’ là của ai đi nữa, thì tất cả tòa soạn báo chí ở Việt Nam vẫn phải chịu dưới quyền một ông tổng biên tập chung là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Loan Thảo

Nguồn : VNTB, 19/11/2020

Chú thích :

(*)http://baosoctrang.org.vn/trong-nuoc/ong-vo-van-thuong-khac-phuc-cac-bieu-hien-tu-nhan-hoa-bao-chi-33893.html

************************

Không báo chí tư nhân vẫn đảm bảo tự do ngôn luận ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 18/11/2020

"Lâu nay người dân đã giám sát phản biện trên báo chí nhưng có thể chưa nhiều. Một khi chúng ta quy định trong luật rồi, người dân sẽ nhận thức đầy đủ hơn về quyền của mình để thực thi quyền ấy trong thực tiễn cuộc sống. Đó là điều rất có ý nghĩa trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân".

baochi6

Phát biểu ở trên là của một cựu lãnh đạo Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh : "Tuy không cho phép thành lập báo chí tư nhân nhưng hiện chúng ta có hàng ngàn ấn phẩm báo chí của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội hội nghề nghiệp đại diện cho người dân đủ sức là diễn đàn để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Với thực tế như vậy không có vướng mắc gì trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân".

Không được nhẹ nhàng như phát biểu trên, một quan chức khác thuộc khối báo Đảng, nhận định với tâm thế ‘thiếu tự tin’ : "Những năm gần đây, hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và mạnh mẽ, các quan điểm, xu hướng mới du nhập vào nước ta là tất yếu, không thể tránh khỏi và quá trình này cũng là "thời cơ" để các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh âm mưu "diễn biến hòa bình".

Trong lĩnh vực báo chí, chiêu bài "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" trở thành "vũ khí" để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Chính vì vậy, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí là yêu cầu quan trọng, cấp thiết, là cơ sở vững chắc để tránh "bẫy tự do báo chí" của các thế lực thù địch trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế của nước ta".

Theo vị nhà báo quan chức Đảng, thì, cứ việc "Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí sẽ bảo đảm cho sự thống nhất về tư tưởng, giúp báo chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, không bị động trước sự tấn công của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trên mặt trận tư tưởng, tránh được "bẫy tự do báo chí", đồng thời bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí và thúc đẩy sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập quốc tế".

Tuy nhiên có một luồng ý kiến trái ngược cũng đứng trên lập trường chuyên chính của người cộng sản, đại ý có phản đề thế này :

"Trước kia, do lề trái của lĩnh vực kinh tế là kinh tế tư nhân trong con đường đi tới xã hội tốt đẹp bị rào lại, nên đã xảy ra hiện tượng "phá rào", tạo nên thành phần kinh tế tư nhân trước khi đổi mới (1986).

Hiện nay, việc phá rào của báo chí trong lĩnh vực văn hóa là báo chí tư nhân, hay việc lập ra các tổ chức chính trị, xã hội độc lập trong lĩnh vực chính trị, xã hội là các hiện tượng tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi.

Báo chí tư nhân trong các lĩnh vực văn hóa, như văn học, nghệ thuật, y tế, giáo dục… chính là các giác quan bên trái của con người, văn hóa "đa dạng" của quốc gia.

Trong thể chế quốc gia mà thiếu báo chí tư nhân sẽ làm cho văn hóa trở nên "đơn dạng", đơn điệu, ngày càng xuống cấp về các chuẩn mực ; điều đó cũng chẳng khác nào con người bị khiếm thính, khiếm thị… cả khuyết về khiếu giác, còn quốc gia thì bị khiếm khuyết về giáo dục, y tế, văn học, nghệ thuật…

Do vậy, những người lãnh đạo có chức trách của quốc gia cần phải nhận thấy rõ sự đa dạng khách quan của văn hóa, trong đó có báo chí, nhận thức rõ chức năng của các loại hình báo chí, xây dựng các đạo luật và phương pháp quản lý báo chí đúng đắn, phù hợp, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa".

Vậy thì câu trả lời rõ ràng ở đây, là để bảo đảm tự do ngôn luận với quyền được nói, được biết không phải chịu sự giới hạn của định hướng trong tuyên truyền từ cơ quan Tuyên giáo Trung ương đối với báo chí, đương nhiên là rất cần đến việc chấp nhận cạnh tranh của báo chí tư nhân, hoạt động theo luật pháp chung, không chịu bất kỳ ràng buộc định hướng nào khác ngoài pháp luật.

***

Về tự do báo chí

Phan Đăng Lưu (*)

Tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền, vì nhiều lẽ :

1. Khi các báo được tự do xuất bản thì chỉ những tờ báo có dân chúng ủng hộ mới có thể sống, còn không thì chết hoặc sống ngắc ngoải, chẳng có ảnh hưởng gì đáng sợ.

2. Một tờ báo đã sống, đương nhiên nó đại diện cho một tầng lớp dân chúng, nó diễn đạt tất cả hoài vọng và chí hướng của đám dân ấy. Nhà cầm quyền muốn cai trị được hoàn thiện, không thể bỏ qua những hoài vọng hoặc chí hướng của đám dân này. Tất nhiên cũng cần đọc hết tờ báo ấy.

3. Một tờ báo nói vượt qua trình độ dân chúng, kêu gào dân chúng làm những việc tày trời không bao giờ dẫn đạo được dân chúng, sẽ bị dân chúng gạt qua bên mặt trận nghịch thù.

4. Một tờ báo sống một cách mạnh mẽ, có ảnh hưởng trong dân chúng, đưa ra những vấn đề trái ngược với quyền lợi của nhà cầm quyền, cũng chẳng có hại cho cuộc trị an. Nó chỉ là một tiếng còi báo trước cho chánh phủ hãy thay đổi chính sách cai trị đi để chuộc ong dân.

Căn cứ vào những lẽ đó, chúng tôi quả quyết rằng tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền. Có hại chăng là một chánh sách cai trị hẹp hòi, đi ngược với sự tiến hóa của dân chúng mà thôi.

Báo Dân Tiến (số ra ngày 10/11/1938)

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 18/11/2020

(*) Phan Đăng Lưu (1902-1941) là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Gọi là ‘tòa soạn chính danh’ vì các tờ báo này được Nhà nước Việt Nam cấp phép hẳn hoi, giấy phép vẫn còn hiệu lực.

baochi1

Việt Nam ký đủ các công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, trong đó có tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng, nhưng Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu phải ‘dừng hoạt động xuất bản’, với lý do ‘quy hoạch báo chí’, thì phải dừng

Các tòa soạn hoạt động theo đúng hành lang pháp lý của Hiến pháp, của Luật Báo chí. Điều đó có nghĩa những tờ báo này chỉ có thể bị đình bản trong các trường hợp như vi phạm pháp luật, giấy phép hết hạn và không được cấp lại, tự dừng xuất bản vì lý do vốn liếng…

Thế nhưng ngay tuần lễ chuẩn bị đón mừng năm mới Canh Tý, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, phiên bản báo giấy lẫn báo điện tử đều được Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu phải ‘dừng hoạt động xuất bản’ với lý do ‘quy hoạch báo chí’. Yêu cầu này tương tự như người dân ở bán đảo Thủ Thiêm, ở khu vườn rau Lộc Hưng đang sống yên ổn, bổng ‘đùng một cái’ nhận mệnh lệnh hành chính là phải ‘dỡ bỏ nhà cửa’, chờ ‘quy hoạch’ xong thì sẽ biết được ở đâu, làm gì…

"Việt Nam ký đủ các công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, trong đó có tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng, nhưng không có một tổ chức tự do được thành lập để bảo vệ các quyền này và tương tự Việt Nam còn thiếu các cơ chế để đảm bảo thực thi các điều luật liên quan" – Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, có lần đã nhận xét như vậy với giới truyền thông quốc tế.

Lâu nay, người ta vẫn quen với nhìn nhận về các câu hỏi như sau đối với nền báo chí tại Việt Nam : Thế nào là tự do báo chí ? Tự do báo chí thì có tin người ta cứ đưa và người ta chịu trách nhiệm về nguồn tin đó. Ở Việt Nam thì không đơn giản. Đưa phải có định hướng, đưa phải có chỉ đạo. Tức là đưa mà trái ý, thì người đưa mà có thẩm quyền đi đứt trước.

"Có quyền phản biện những chủ trương mà đưa ra không thiết thực, thì người ta có quyền phản ứng, chống lại không ? Ở Việt Nam mà cứ máy móc phản biện là không được, làm cái đó coi chừng vi phạm pháp luật. Vụ việc nhà báo Phạm Chí Dũng là một ví dụ". Luật sư Trần Quốc Thuận nhắc nhở.

Trong một hội luận trên kênh BBC ngày 10/5/2019, nhà báo Phạm Chí Dũng đã đưa ra đề xuất : "Tôi chỉ có hai đề nghị ngắn thôi. Một là nên bỏ ngay khái niệm ‘báo chí Cách mạng’, mà nên đổi ngược lại là cách mạng báo chí. Và điều thứ hai, chính quyền Việt Nam phải có sự thay đổi, trả tự do cho những người đấu tranh cho tự do báo chí và lo cho quyền lợi của người dân".

Cả hai ‘đề nghị ngắn’ đó khả năng không thể thực hiện được ở Việt Nam lúc này, bởi ngay cả những tờ báo thuộc hệ thống Nhà nước cũng đang lâm cảnh dở khóc dở cười, khi họ buộc phải ‘dừng hoạt động xuất bản’ để phục vụ cho bản quy hoạch báo chí, mà người chỉ đạo chấp bút bản quy hoạch này là cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn, người vừa bị án hình sự sơ thẩm tuyên 14 năm tù.

"Tao muốn làm người lương thiện ! Ai cho tao lương thiện ?" – Đấy là câu nói của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, nó khiến cho những ai có lương tri đếu cảm thấy đau lòng, đều phải ưu tư. Những tưởng tâm trạng chua xót, bi thương và bế tắc ấy chỉ có trong truyện Chí Phèo, chỉ có trong thời kỳ trước Cách Mạng Tháng 8/1945, thế mà trong xã hội hiện tại vẫn không có không ít người phải đau đớn thốt lên rằng : "Ai cho tôi làm người lương thiện ?".

"Tự do báo chí và quyền làm báo của các tòa soạn chính danh ư ? Hãy nhìn vào tình cảnh của Thời báo Kinh tế Việt Nam sẽ thấy ngay về những Chí Phèo hôm nay trong làng báo chí cách mạng Việt Nam" – Ông Xứng, một đại lý phát hành sách báo khá tên tuổi ở Sài Gòn, cảm thán.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 18/01/2020

Published in Diễn đàn

Báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/9 gây xôn xao dư luận khi đăng cùng lúc hai bài lên án tập đoàn Sun Group.

phunu1

Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills, do Sun Group đầu tư

Lời giới thiệu của tòa soạn, nêu quan điểm chính thức của tờ báo, nói Sun Group "được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương".

Do một nhóm doanh nhân người Việt trở về từ Ukraine thành lập, khởi nghiệp tại Đà Nẵng, Sun Group hiện là một tập đoàn nổi tiếng về du lịch, bất động sản…

Bài báo tựa "Sun group - 'ông trời' không từ trên cao" lên án một khu du lịch của tập đoàn :

"Bà Nà - nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng - là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng".

phunu0

Bài thứ hai lấy tựa "Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo".

Trong bài này, phóng viên cáo buộc một nhà sư, đại đức Thích Thanh Toàn, có những hành vi "bẩn thỉu" và dường như có quan hệ thân thiết với một Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group.

Bài báo cũng mô tả về cuộc gặp với vị Phó chủ tịch này, và sau đó, một chiếc túi Dior "với giá 2.500 euro" được Sun Group gửi cho phóng viên.

Sun Group, và Đại đức Thích Thanh Toàn, chưa lên tiếng phản hồi về những cáo buộc trong hai bài báo.

Chủ tịch tập đoàn Sun Group là ông Lê Viết Lam, sinh năm 1969 tại Thanh Hóa.

Theo tiểu sử chính thức, năm 1993, ông Lê Viết Lam cùng ông Phạm Nhật Vượng (người sáng lập Vingroup sau này), bà Phạm Thúy Hằng và bà Phạm Thu Hương và một số người khác thành lập công ty Technocom, kinh doanh lĩnh vực thức ăn đóng gói, chủ yếu là mì ăn liền với thương hiệu Mivina.

Năm 2007, ông Lam thành lập Sun Group ở Đà Nẵng, tập trung vào đầu tư xây dựng, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.

Công ty của ông có các khu du lịch lớn ở Việt Nam như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders tại Đà Nẵng, Sun World Fansipan Legend tại Lào Cai, Sun World Hon Thom Nature Park tại Phú Quốc, Sun World Halong Complex ở Quảng Ninh…

phunu3

Rừng do kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải... xin phép Sun Group

Năm 2018, báo chí nước ngoài đăng nhiều tin, hình ảnh đẹp về việc ra mắt của Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills, được xem là một điểm nhấn du lịch.

Sun Group cũng điều hành các khu du lịch hạng sang ở Việt Nam, như InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng) và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc).

Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, Sun Group còn gây tiếng vang với ba dự án ở Quảng Ninh. Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.

Phản ứng trên mạng xã hội

Do tầm vóc của Sun Group, hai bài của tờ Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh lập tức gây tranh luận.

Viết trên Facebook cá nhân, nhà báo Hàn Ni chia sẻ : "Lâu nay Sun Group, Vingroup vốn là "vùng cấm" đối với nhiều phóng viên vì các công ty này bỏ ra hàng tỷ đồng/năm để "hợp tác truyền thông" với lãnh đạo các báo nên phóng viên có viết cũng chẳng được đăng".

"Đó là lý do, loạt bài điều tra của báo Phụ Nữ lần này được đánh giá cao là vậy !"

Còn bà Nguyễn Lan Anh, giám đốc điều hành của Endeavour Vietnam và có nhiều năm kinh nghiệm làm báo, cho rằng "có quá nhiều điều chưa ổn về nghiệp vụ báo chí" trong hai bài của Phụ Nữ.

"Tôi hy vọng tờ Phụ Nữ sẽ thể hiện nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn ở những bài kế tiếp", bà Lan Anh nhận định.

Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh từng chỉ trích Vingroup

Tổng biên tập báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh là bà Lê Huyền Ái Mỹ, sinh năm 1974.

Tốt nghiệp đại học sư phạm ở Huế, bà Ái Mỹ làm việc ở báo Phụ Nữ từ 1997, lên đến Phó tổng biên tập phụ trách nội dung trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất của báo năm 2014.

Tháng 8/2018, báo Phụ Nữ đã từng gây dư luận khi đăng bài phê phán Vingroup, trong đó có bài "Central Park giống hệt cái 'mỏ hàn' đe dọa sông Sài Gòn".

Tờ này còn đăng bài, với câu khẳng định : "Câu hỏi : công viên Vinhomes Central Park có vi phạm hành lang bảo vệ kênh, sông, rạch không ? Có ! Rõ ràng là lấn sông, dù họ xây dựng năm 2016, trước khi có quyết định về hành lang kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh".

Các bài viết về Vingroup của tờ Phụ Nữ vẫn còn nguyên trên trang của họ.

Báo chí Việt Nam 'có tự do'

Về Sun Group, trước loạt bài của tờ Phụ Nữ, một báo khác là Người Đô Thị cũng từng đăng các bài phê phán Sun Group.

Ví dụ một bài tháng 11/2018 của Người Đô Thị viết : "Dự án công viên Đại Dương Sơn Trà của tập đoàn Sun Group có dấu hiệu tái khởi động sau một thời gian im tiếng. Phải gọi thẳng bản chất của dự án này là rắp tâm chiếm nốt phần vùng biển đẹp nhất khu vực biển Đà Nẵng khi yêu cầu giao toàn bộ 100 ha đất ở khu vực Thọ Quang".

Một số nhà báo tại Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với BBC, cho rằng cần có cái nhìn phân tích khác về tình hình báo chí hiện nay ở Việt Nam.

Các tổ chức cổ vũ tự do báo chí như Phóng viên không biên giới thường xuyên xếp Việt Nam ở chót bảng.

Còn chính phủ Việt Nam lại khẳng định Việt Nam hoàn toàn có tự do báo chí.

Một nhà báo nói với BBC : "Sự thật có lẽ là màu xám, chứ không phải đen hay trắng".

"Ngoại trừ các vấn đề vẫn phải chờ chính quyền cho phép như Trung Quốc, tham nhũng cấp cao…, các vấn đề khác - trong đó có điều tra về các tập đoàn tư nhân - hoàn toàn do ban biên tập các báo tự quyết định".

Một lý do là vì báo chí Việt Nam, từ mấy năm qua, chịu sức ép của việc ngày càng mất độc giả trong lĩnh vực báo in.

Nhiều tờ báo, từng một thời bán hàng trăm ngàn bản, thì nay chứng kiến số bản in rút ngắn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người đọc tin qua mạng và Facebook.

Ngẫu nhiên, chính sức ép này buộc báo chí Việt Nam tìm kiếm các chủ đề mà độc giả quan tâm.

Một mặt trái của hiện tượng này là sự nổi trội của các nội dung gây sốc - hậu trường, tình ái ngôi sao - để "câu view".

Nhưng mặt khác, để duy trì độc giả, một số tờ báo cũng cố gắng làm các loạt bài điều tra của riêng họ.

Một nhà báo khác, quen thuộc với loạt điều tra của tờ Phụ Nữ về Vingroup năm 2018, đồng ý.

Người này cho BBC hay sau khi Phụ Nữ đăng các bài, những người phụ trách truyền thông của Vingroup quyết định không can thiệp hay gây sức ép với báo.

"Vingroup muốn xóa đi ấn tượng rằng họ không cho báo chí 'nói xấu'".

"Gần đây tờ Financial Times đăng bài dài về Vingroup, và sau đó, tác giả bài này vẫn đi lại vào Việt Nam, viết bài bình thường".

Gần đây, viết trên BBC, cây bút Hoàng Trúc phân tích hiện tượng các báo và doanh nghiệp Việt Nam ký "hợp đồng truyền thông".

"Khi đặt tôi viết bài, các tòa soạn ở Việt Nam cũng căn dặn không nêu tên các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, Masan, VietJet… cũng đâu trên dưới chục cái tên như vậy.

Đây cũng là lý do tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo", tác giả viết.

Theo góc nhìn này, việc điều tra các doanh nghiệp tư nhân - được phép hay không - có thể là nằm trong quyền hạn, khả năng, ý chí của ban biên tập một tờ báo.

"Cái gì cũng đổ cho kiểm duyệt, cho Đảng, trong khi viết hay không viết về các nhóm lợi ích, nhiều trường hợp, chỉ là do ban biên tập có dám hay không", một nhà báo nói với BBC.

Nguồn : BBC, 23/09/2019

Published in Diễn đàn

Từ thế kỷ XIV, trong Kê minh tập sách, Bà Bích Châu (1), một phi hậu của vua Trần Duệ Tông từng nói : "Nguyện cầu trực gián, sử thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai". Nghĩa là "Xin cầu lời nói thẳng, để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở". Mở cổng thành, nghĩa là để có thông thương đi lại tự do dễ dàng, một nhu cầu bình thường của cuộc sống. Trong thời hiện đại mở cổng thành, chính là làm cho đi lại, giao thương thông thoáng, tự do. Các hiệp định tự do mậu dịch thuộc ý nghĩa này.

baochi1

Tự do diễn đạt ?

Ngôn lộ, nghĩa là đường ngôn luận. Từ bảy, tám trăm năm trước, tổ tiên ta đã có quan niệm khá hiện đại, ngôn lộ. Bấy giờ Bà Bích Châu, chỉ đề cập đến đường ngôn luận rộng mở là nhằm làm cho nhà vua có thể lắng nghe những thỉnh cầu của dân chúng, lắng nghe những lời can gián của quần thần. Điều đó cũng phản ảnh một tư tưởng thân dân của Đời Trần, khi Thiền sư Phù vân tâu với vua Trần Thái Tông : "Xin nhà vua lấy ý của thiên hạ (dân) làm ý của mình, lấy lòng thiên hạ làm lòng của mình". Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng ấy thật nhân văn và tiến bộ. 

Ngày nay, chúng ta cần biết bao nhiêu, sự tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ấy, làm cho cổng thành và đường ngôn luận rộng mở. Vì không biết lắng nghe Dân, nghe Trí thức chân chính phản biện, đề xuất, đảng Cộng sản đã đưa Đất nước ta vào biết bao là rối loạn, khủng hoảng, hết cải cách ruộng đất đến cải tạo công thương, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội ! Luôn khẳng định võ đoán và sai lầm một học thuyết ngoại lai đã phá sản. Đã chủ trương biết bao nhiêu chính sách và kế hoạch khiến cho tài nguyên, tài sản của dân của nước, một phần lớn chui vào túi tham của cán bộ đảng viên cầm quyền, kinh tế hư hỏng, xã hội suy đồi, khoa học và giáo dục lạc hậu, thua kém xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Những lỗi lầm và hư hỏng ấy, những người có trí tuệ đã dự báo, nhưng lãnh đạo đảng vẫn để ngoài tai, hơn nữa lại còn gạt họ ra bên lề xã hội. Đến nỗi với tư tưởng mỵ dân nhưng Hồ chí Minh cũng phải để lại Di chúc "phải tiến hành một cuộc chiến (tranh) chống lại những hư hỏng cũ kỹ". 

Hiện nay, làm sao để tiếng nói của Dân, của Trí thức được tôn trọng, làm sao để thực hiện được lời của K. Marx : "Dân chủ nghĩa là Chính phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội". Cả đảng lãnh đạo, cả chính phủ cầm quyền, đều phải đặt dưới sự kiểm soát của xã hội. Nhưng nếu không có tự do báo chí thử hỏi làm sao thực hiện nguyên tắc dân chủ đó. Điều thú vị là những tư tưởng hiện đại đó của Marx là khi ông còn đi theo khuynh hướng Hegel mới, còn theo tư tưởng tư sản dân quyền, mãi mấy chục năm sau ông mới theo khuynh hướng cộng sản ảo tưởng và lầm lạc.

Báo chí là sản phẩm tinh thần của thời hiện đại, để xã hội thực hiện quá trình tự giáo dục, đổi mới mình không ngừng, hoàn thiện mình không ngừng, kiếm tìm văn minh và hạnh phúc, nâng cao năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, thực hiện giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của mình. Ngay trong đảng , từ những ngày đầu, F. Engels đã nêu yêu cầu quyền làm chủ của đảng viên, ông nói "phải chấm dứt ngay một tình hình tế nhị. Cớ sao các đảng viên thường, thay cho coi quan chức của mình (ông không gọi là leader, mà gọi là quan chức, bởi họ do toàn đảng bầu ra trả lương để làm việc cho mình), là công bộc (người phục vụ chung), mà quay ra coi họ là đám quan-liêu-không-bao-giờ-mắc-sai-lầm". Từ thời đó đên nay, định nghĩa của Engels là hoàn toàn chính xác. Ngay trong đảng báo chí không tự do, nên lũ quan liêu không bao giờ mắc sai lầm, đã gây không biết bao tội lỗi, tiếp tục lừa dối dân lừa dối đảng viên thường. 

Trong xã hội, không có tự do báo chí, nên những thói hư tật xấu của chế độ và chủ nghĩa cứ từ từ lan tỏa, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Chống tham nhũng cũng chỉ đánh từ vai đánh xuống, còn cái gốc của tệ tham những là thể chế là hệ thống cầm quyền toàn trị không được mổ xẻ, phân tích… làm sao loại trừ được tham nhũng. Đông Kinh Nghĩa Thục một phong trào canh tân đất nước đầu thế kỹ XX nói : Chính phủ chẳng qua cũng là người dân nắm quyền. Ý nói hôm qua họ là dân đựơc bầu một cái là trở thành nhà cầm quyền. Vậy nếu không có tự do báo chí làm sao xã hội giám sát được họ. Ở điểm này những người cọng sản hành xử như những kẻ lừa mỵ và mâu thuẫn.Họ nêu khẩu hiệu tự do, hạnh phúc, họ nêu khẩu hiệu xây dựng đảng trong sạch, đạo đức. Nhưng họ không muốn có tự do báo chí để nâng cao đạo đức và nhận thức của họ. Nên mọi chuyện rồi chỉ như con kiến leo vào leo ra mà thôi. 

Vào thế kỷ XVIII, một thế kỷ Ánh sáng của Nhân loại, để dự báo cho một tiến trình vĩ đại và đầy bất trắc, của thế giới mới, Thánh Alcuin, nhà triết học, thần học, người được coi như cha đẻ nền giáo dục đại học Anh quốc có môt câu triết lý thâm thúy : 

"Thiên chức của trí thức là : làm ngay ngắn những sai lầm, kiện toàn những đúng đắn và thăng hoa những điều thánh thiện". 

Xã hội ta hiện nay, còn biết bao điều sai lầm cần đính chính, biết bao điều đúng đắn chưa được cũng cố vững chắc, biết bao thánh thiện không dược tôn vinh quý trọng và noi theo. Tự do báo chí phải làm điều đó ! Thôi đừng dẫn lời một vị Thánh. Hãy nhắc lại mấy lời của K. Marx, vị tổ sư của mấy người lãnh đạo đáng kính hiện nay của đất nước, để không phải thấy họ thông minh và đức hạnh. Mà là để tấy họ lú lẫn chừng nào. 

Ông Marx nói : 

"Báo chí tự do, đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới. Nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm, như mọi người đều biết, thì có cơ cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức, là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do đó là tinh thần quốc gia, mà mọi túp nhà tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết". 

Ôi, anh Trọng, anh Thưởng, anh Thiện, anh Hùng, anh gì chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, các anh không phải loại mù chữ để đến nỗi không đọc được, nó đã được in trong Marx-Engels toàn tập TI, trg 100, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1995. Chính các anh là lũ phản đồ (học trò phản phúc), nhắm mắt không nghe lời thầy, để tiếp tục lừa dân hại nước, mà suy cho cùng lại là hại chính cái đảng của mình. Marx nói ở đâu có báo chí ở dó có tự do báo chí. Các anh không thể mãi mãi đặt vòng kim cô trên dầu của nhân dân được. Dự định đưa đất nước tiến lên hiện đại với tiêu chí : giàu mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng mà để nền báo chí được xếp hạng kém tự do nhất hành tinh (2). Đó là một hài kịch vĩ đại. Có phải người ta đã dự báo rằng, kết thúc một thời đại để chuyển sang thời đại mới bao giờ cũng bằng bi hài kịch chăng.

Nguyễn Khắc Mai

Nguồn : VNTB, 18/06/2019

(1) Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và Ngôi Đền thiêng bên cửa biển, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2015.

(2) Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới mới đây xếp Việt Nam 176/180 nước có nề báo chí kém tự do nhất

Published in Diễn đàn

"Thực hiện chủ trương chống tiêu cực gian lận thương mại của lãnh đạo tòa án, kính mời anh tham gia cộng tác với cơ quan báo chí của tòa án…".

ongke1

Dùng ông kẹ chống tham nhũng. Sáng 14/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức sơ kết 7 năm thực hiện Kết luận 29-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng" trên địa bàn tỉnh.

Có một nền báo chí ‘ký sinh’…

Nhà báo C.M.T kể rằng vào chiều hôm 14/6, ông nhận cuộc điện thoại di động từ số máy 0911341534 của một người tự xưng là ‘báo tòa án ở Hà Nội’ (người này phát âm là "Hà Lội"), nói rằng thực hiện chủ trương phòng chống tiêu cực gian lận thương mại của Nhà nước, báo tòa án có mở chuyên trang về ‘phòng chống tiêu cực’, và muốn được doanh nghiệp tham gia ủng hộ quảng cáo nhân ngày lễ lớn Nhà báo Việt Nam… (lược thuật từ thoại được ghi âm).

Cớ sự ở đây là nhà báo C.M.T còn đứng tên thành lập một doanh nghiệp mã ngành truyền hình, giấy phép hoạt động được cấp theo Luật Doanh nghiệp. Lẽ đó nên không ít lần nhân viên/cộng tác viên quảng cáo ở nhiều tòa soạn báo chí tại Hà Nội nhầm lẫn khi chào mời thương mại. 

"Lần này họ lại trương luôn tấm biểu ngữ nhân danh tòa án trong chống tiêu cực gian lận thương mại, hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo, nhằm hưởng lợi từ phần hoa hồng từ 40 đến 50% sau thuế trích ở hợp đồng quảng cáo này. Có lẽ họ muốn dùng ông kẹ tham nhũng để vòi vĩnh tiền bạc, kiểu như vụ đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc !". Nhà báo C.M.T nói thêm rằng ông đã ghi âm lưu toàn bộ lời thoại ở cuộc điện ‘nhát ma’ đó.

Nhà báo C.M.T vốn có thời gian dài làm việc ở một cơ quan báo chí trong ngành pháp luật. Ông cũng từng tham gia công việc điều hành tòa soạn, nên ông chia sẻ với người viết rằng rất thông cảm với áp lực cơm gạo của những tờ báo ở nền báo chí cách mạng ‘kiểu như vậy’. 

"Cái gốc ở đây là báo chí cần phải có độc giả thực sự. Khi ấy, doanh nghiệp tự khắc tham gia cùng tòa soạn, vì chỉ đến lúc đó việc quảng cáo thương mại mới có giá trị về tiếp thị nhận diện sản phẩm". Nhà báo C.M.T nhận xét.

Khát khao tự do chứ không phải là cái loa của ai đó !

"Mặc dù phải chịu sức ép chỉ đạo từ các cấp, nhưng đã có một thời tờ Tuổi Trẻ trong suy nghĩ của chúng tôi, chính là ngôi nhà hạnh phúc của người làm báo tự do về mặt tư duy đề tài, về nội dung. Đó chính là sức hấp dẫn không giới hạn của Tuổi Trẻ - với người này người nọ là một thời – nhưng khát khao của người viết – đó là cái mãi mãi – bởi vì báo chí không thể thiếu tự do. 

Đó là một thời để tự hào, để kiêu hãnh của tờ báo Tuổi Trẻ, của những cây viết có cá tính, của những tổng biên tập, phó tổng biên tập, các trưởng, phó ban luôn hiểu rõ khi không biết khát khao tự do ở nền báo chí gọi là cách mạng, thì tờ báo ấy sẽ... thoi thóp, vì chẳng còn mấy độc giả. Khi lượng phát hành tuột dốc, đồng nghĩa các trang quảng cáo sẽ nghèo nàn đi và nhiều tòa soạn đành chọn giải pháp ‘hù dọa’ để kiếm quảng cáo". Nhà báo C.M.T chia sẻ, và nhớ lại một thuở mới chập chững vào nghề ở báo Tuổi Trẻ thập niên 80, thế kỷ trước.

Theo nhà báo C.M.T, với báo chí in vẫn có thể ổn định theo hướng tăng dần số lượng phát hành, cạnh tranh một cách tử tế với báo điện tử, mạng xã hội…, nếu như tự do thông tin luôn được thượng tôn, tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng, bị cường quyền áp bức… luôn được các báo ghi nhận đa chiều, đăng tải mà không ngại bất kỳ sức ép nào.

Có những sự thật nhìn qua ‘lăng kính định hướng’

"Ngay cả trong chuyện họp hành công khai của chính quyền, báo chí cũng không tường thuật đầy đủ. Như hôm cuối buổi sáng ngày 04-6, hàng loạt báo điện tử đưa tin về vụ bổ nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải, để đến đầu giờ chiều thì báo đồng loạt đưa tin ông Hải gửi đơn từ chức.

Số là bữa phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến thực hiện nghi thức trao quyết định về nhân sự cho ông Đoàn Ngọc Hải, chỉ có 2 tờ báo được phép cử phóng viên đến để chụp hình đưa tin. Làng báo Sài Gòn lâu nay vẫn có truyền thống rủ rê nhau kiểu ‘đồng hội – đồng thuyền’ khi nhận được những nguồn tin dự báo sẽ làm nên tuyến bài nóng.

Các nhà báo có thẻ tác nghiệp ở trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đường hoàng đi cùng đồng nghiệp có ‘giấy mời’ là Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên tham dự. Vào hội trường được chừng 5 phút, lập tức có một viên chức tên Dũ đến gặp nhóm nhà báo có ‘thẻ tác nghiệp ở UBND Thành phố’ và ‘thẻ Nhà báo’, nhưng không có ‘giấy mời’ buộc phải rời khỏi trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Dũ nói đây là lệnh của phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến…

Rõ ràng thái độ trịch thượng kiểu đó của các quan chức, nếu được đăng tải công khai trên báo giấy, báo điện tử thì chắc hẳn sẽ thu hút độc giả…". Nhà báo C.M.T kể về một trường hợp nhũng nhiễu quyền lực mà báo chí nếu đăng, sẽ dễ phải đối mặt với vô số ‘kiếm chuyện’ cho ‘đánh nguội’ trả đũa từ các quan chức trong bộ máy công quyền.

Một dẫn chứng tiếp theo được nhà báo C.M.T đưa ra, là các bản tin tường thuật trên báo chí vụ giang hồ đe dọa nhóm cán bộ công an ở Biên Hòa. 

Trong vụ việc này, báo chí đưa tin từ ‘các thể loại báo cáo’ của Công an tỉnh Đồng Nai. Đại khái là, sau khoảng 30 phút có mặt, lực lượng công an đã giải tán được đám đông hiếu kỳ vây quanh hiện trường. Công an cũng đưa một số người và phương tiện có liên quan về trụ sở để lấy lời khai phục vụ công tác điều tra. Những người ngồi trong xe 4 chỗ cũng đã được đưa về trụ sở công an để làm việc. Công an tỉnh hiện đang chỉ đạo Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ những sai phạm của những người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật [*].

"Nhà báo Nguyễn Hồng Lam của báo Công an Nhân dân, quan sát :

"Gây tắc đường, làm chủ tình hình suốt 2 giờ đồng hồ, buộc cơ quan công thực thi pháp luật phải thương thuyết, điều đình... sau đó bỏ đi tỉnh bơ, đó chính là điều mà nhóm giang hồ - dưới sự chỉ đạo của ai đó - muốn xảy ra, muốn dư luận, công luận, thậm chí cả báo giới chứng kiến, ghi nhận và đề cập. 

Vì thế, chúng chỉ xì bánh xe để không thể rời đi, gây áp lực chứ không động thủ, đập phá hay hành hung. Những gì xảy ra chứng tỏ vụ việc không hề manh động mà hoàn toàn có chủ đích, có đạo diễn. Hành động thể hiện đám xăm trổ hoàn toàn chủ động, kiểu ‘diễn’ đầy chất điện ảnh của mèo vờn chuột, của kẻ mạnh, của kẻ đang chi phối mọi diễn biến...".

Dĩ nhiên đoạn trích nói trên, cho đến nay vẫn chưa được duyệt đăng trên chính báo ngành của lực lượng công an. Với nền báo chí như vậy, thử hỏi người dân tìm đọc sự thật gì trên báo chí hôm nay ? Ế ẩm và đành sống mòn bằng hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo là thực tế ở nhiều tờ báo…". Nhà báo C.M.T biện giải.

Hệ lụy của "nền báo chí Cách mạng Việt Nam" ?

Trở lại với cuộc điện thoại từ số máy 0911341534. Mục đích của cuộc gọi là các nhân viên/cộng tác viên ở bộ phận Phát hành – Quảng cáo ở tờ báo tự giới thiệu là "báo tòa án" (trên thực tế, cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao chỉ có báo Công Lý – tên trước đây là báo Người bảo vệ công lý ; cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có báo Bảo vệ pháp luật), nhằm thực hiện việc hiếu hỉ của ngày được Nhà nước tôn vinh là "Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam 21 tháng 6".

"Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam" được lấy mốc phát hành số đầu tiên của báo Thanh Niên, ra số 1 vào ngày 21/6/1925, trụ sở báo ở số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc vừa là Tổng biên tập, vừa là phóng viên. Măng-sét (manchette, tên tờ báo) viết hai chữ Thanh Niên bằng Hán văn và Việt văn.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam. Ngày 21/6/2000, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là "Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam".

Như vậy, nền báo chí hiện tại buộc phải răm rắp nghe theo những định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Đảng là chuyện đương nhiên. Hệ lụy của nền báo chí cách mạng là một khi sự thật được nhìn qua lăng kính tuyên giáo, tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn mà những sự thật được ghi nhận và diễn thuật khác nhau.

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, Gia Định báo được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Gia Định báo đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910. Các báo tư nhân khác có Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910)...

Gia Định báo được ghi nhận công lao cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam. 

Hy vọng rằng mai này nếu có ngày để vinh danh cho quyền tự do báo chí Việt Nam, thì đó sẽ là ngày 15 tháng tư – ngày kỷ niệm số phát hành đầu tiên của tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ : Gia Định báo.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 16/06/2019

Chú thích :

[*] Ngày 12/6, tại nhà hàng Lam Viên ở xã Hiệp Hòa, Thành phố Biên Hòa có 2 nhóm ngồi ăn uống rồi xảy ra mâu thuẫn. Tại phòng VIP 8, ông Nguyễn Tấn Lương (ngụ Thành phố Biên Hòa), ông Lê Võ Trường Hải (còn gọi là "Hải bất cần đời", ngụ tỉnh Đắk Lắk) cùng 8 người. Nhóm thứ hai ngồi ở phòng VIP 2 (trong giờ hành chánh), gồm ông Phạm Văn Hiền (ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai), trung tá Nguyễn Quang Trường (đội phó Đội cảnh sát 113), trung tá Đinh Tú Anh (đội trưởng Đội cảnh sát trật tự, Công an Đồng Nai) và đại tá Huỳnh Bảo Hùng - nguyên trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Đồng Nai. 

Published in Diễn đàn