Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ukraine nhận vũ khí có tầm bắn xa hơn của Mỹ, Pháp và Ý

Thanh Hà, RFI, 04/902/2023

Ngoài bom tầm xa của Mỹ (GLSDB), đến mùa xuân này, Ukraine sẽ được Pháp và Ý trang bị thêm hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mamba có tầm bắn xa hơn các tên lửa mà Kiev hiện có. Tối 03/02/2023, bộ Quân lực Pháp thông báo đã phối hợp cùng với Roma để ngay từ "mùa Xuân này" sẽ chuyển giao cho Kiev "hệ thống phòng không tầm trung SAMP/T-Mamba". Hệ thống này tương đương với Patriot của Hoa Kỳ.

vientro1

Hệ thống tên lửa tầm trung SAMP/T – MAMBA do Pháp và Ý sản xuất sắp được giao cho Ukraine. © DGA Essais de missiles

Từ nhiều tháng qua, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây hỗ trợ, tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine để bắn chặn tên lửa của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu. SAMP/T-Mamba, do Ý và Pháp đồng chế tạo, là hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không, có tầm bắn hơn 100 km, có khả năng chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, chiến đấu cơ, drone và tên lửa hành trình. Hệ thống nói trên đã được điều sang Romania để bảo vệ khu vực mang tính chiến lược cao quanh hải cảng Constanta, hướng ra Biển Đen.

Về phía Pháp, trong tuần, Paris đã thông báo cấp thêm 12 hệ thống đại bác đa nòng Caesar 155 mm cho Ukraine, như vậy tổng cộng Kiev sẽ có tất cả 49 đại bác Caesar. Pháp cũng mới thông báo viện trợ cho Ukraine hệ thống radar Ground Master 200, có khả năng phát hiện các vật thể bay của đối phương cách xa 250 km. Một lợi thế của GM200 là loại radar này phát hiện các vật thể bay có thể là drone, bay ở tốc độ chậm và ở độ cao tương đối thấp, hay phát hiện chiến đấu cơ ở những độ bay cao hơn và nhanh hơn.

Nga chuẩn bị một đợt tấn công vào tháng 3/2023

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW của Mỹ hôm 02/02 trích dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine khẳng định tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội "chuẩn bị đợt tấn công Ukraine sắp tới đây". Moskva đề ra mục tiêu "kiểm soát toàn bộ các vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk từ nay cho đến tháng Ba". Vẫn theo nguồn tin trên, một hôm trước đó, Andriy Chernyak, một quan chức trong ngành tình báo của bộ Quốc phòng Ukraine, cũng đã tiết lộ thông tin tương tự trên nhật báo Kyiv Post.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết thêm kể từ ngày 11/02, phía Nga sẽ "vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống internet", cắt đứt mạng kết nối và các kênh liên lạc, tránh để các binh sĩ Nga bị phát hiện khi sử dụng điện thoại di động, hay để lộ kế hoạch tấn công ra ngoài. ISW ghi nhận quân đội Nga "đã rút kinh nghiệm từ nhiều thất bại và sơ sót trước đây, đe dọa đến an ninh" của các quân nhân Nga. Gần đây nhất là đợt tấn công nhắm vào căn cứ Makiivla làm ít nhất 89 binh sĩ tử vong.

Thanh Hà

***********************

M vin tr rc-két tm xa hơn cho Ukraine

Reuters, VOA, 04/02/2023

Mt rc-két mi có th tăng gp đôi phm vi tn công ca Ukraine trong cuc chiến vi Nga được bao gm trong gói vin tr quân s tr giá 2,175 t đô la M, Ngũ Giác Đài cho biết ngày 3/2.

vientro2

Bom Đường kính nh phóng t mt đt (GLSDB) ca M vin tr cho UKraine.

Loi vũ khí mi, Bom Đường kính Nh Phóng t Mt đt (GLSDB), s cho phép quân đi Ukraine tn công các mc tiêu khong cách gp đôi kh năng tiếp cn ca các rc-két hin được bn t H thng Rc-két Pháo binh cơ đng cao (HIMARS) do M cung cp.

GLSDB bn xa 151 km s đt tt c các tuyến tiếp tế ca Nga min đông Ukraine, cũng như mt phn ca Crimea mà Moscow đã sáp nhp vào năm 2014, vào tm bn ca rc-két này.

"Là mt phn ca gói Sáng kiến H tr an ninh Ukraine USAI, chúng tôi s cung cp bom Đường kính nh phóng t mt đt cho Ukraine", Chun tướng Patrick Ryder nói trong mt cuc hp báo ti Ngũ Giác Đài.

Cam kết vin tr ngày 3/2 m ra cơ hi cho nhiu đt chuyn giao bom Đường kính nh phóng t mt đt (GLSDB) na.

Khi các rc-két đến nơi, đây s là ln đu tiên Ukraine chng kiến tm bn rc-két ca mình tăng theo cp s nhân k t khi Hoa K trang b HIMARS vào cui tháng 6 năm 2022.

HIMARS có tm bn 77 km và là công c quan trng trong cuc phn công ca Ukraine chng li lc lượng Nga xâm lược.

Đáp li, phát ngôn viên Đin Kremlin Dmitry Peskov nói vi hãng tin RIA rng điu quan trng là đng quên nhng gì Tng thng Vladimir Putin đã nói Volgograd hôm 2/2. Trong mt bài phát biu, ông Putin nói : "Chúng tôi có phương tin đ đáp tr, và nó s không kết thúc bng vic s dng xe bc thép, mi người phi hiu điu đó".

Ngành công nghip

Trên 1,7 t đô la trong gói vin tr công b ngày 3/2 đến t ngun tài tr ca USAI, cho phép chính quyn ca Tng thng Joe Biden mua vũ khí t ngành công nghip thay vì t các kho vũ khí ca Hoa K.

Các qu USAI đã cam kết cũng s được s dng đ mua hai đơn v ha lc phòng không HAWK, h thng chng máy bay không người lái, pháo phn công và radar giám sát trên không, thiết b liên lc, máy bay không người lái PUMA và vt tư y tế.

Ngoài các qu ca USAI, khon vin tr vũ khí tr giá 425 triu đô la đến t các qu ca Thm quyn Rút tin ca Tng thng, cho phép tng thng ly t các kho d tr hin ti ca Hoa K trong trường hp khn cp.

Vin tr đó bao gm các loi đn dn đường chính xác hơn cho b phóng HIMARS, 190 khu súng máy hng nng và đn dược liên quan đ chng li máy bay không người lái, xe chng phc kích bng mìn, mìn sát thương cá nhân Claymore và vũ khí chng tăng Javelin.

Hoa Kỳ hin đã cam kết h tr an ninh tr giá hơn 29,3 t đô la cho Ukraine k t cuc xâm lược ca Nga.

(Reuters)

***********************

Hoa Kỳ đồng ý cấp bom tầm xa cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 03/02/2023

Sau nhiều tháng do dự, Hoa Kỳ đã đồng ý cấp bom tầm xa (longer-range bombs) cho Ukraine nhằm giúp nước này chiếm lại những vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng trong những tấn công đầu tiên năm 2022. Thông báo chính thức được công bố trong ngày 03/02/2023. 

vientro3

Ảnh do Bộ Tư lệnh Giao thông Hoa Kỳ cung cấp : Các xe quân sự Bradley tại North Charleston, bang South Carolina, Hoa Kỳ, ngày 25/01/2023. AP - Oz Suguitan

AP dẫn lời các quan chức Mỹ xin ẩn danh, hôm qua, cho biết, một phần trong gói viện trợ quân sự 2,17 tỷ đô la mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, sẽ là bom tầm xa : đó là loại bom có đường kính nhỏ được phóng đi từ mặt đất và có thể bay xa khoảng 150 km, còn được biết đến dưới tên gọi là GLSDB.

Gói hỗ trợ này còn bao gồm các thiết bị để kết nối tất cả các hệ thống phòng không khác nhau do phương Tây cung cấp và có thể tích hợp với hệ thống phòng không của chính Ukraine, giúp nước này phòng thủ tốt hơn trước các đợt tấn công bằng tên lửa của Nga. 

Bom tầm xa là hệ thống vũ khí tiên tiến nhất, sau xe tăng Abrams và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, mà Hoa Kỳ cuối cùng đã chấp nhận cung cấp cho Ukraine, sau nhiều lần từ chối vì e ngại Kiev sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, dẫn đến leo thang xung đột. 

Trước mối lo này từ Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Ukraine, Oleksyi Reznikov, hôm qua lên tiếng bảo đảm là sẽ không sử dụng các loại vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga, đồng thời nói thêm rằng Kiev vẫn cần đến các loại tên lửa có tầm bắn đến 300 km để đánh đuổi quân Nga xâm lược. 

Cho đến nay, tên lửa tầm xa nhất do Mỹ cung cấp chỉ có tầm bắn 80 km. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng không nêu rõ sẽ mất bao lâu để đưa loại bom này đến chiến trường Ukraine. 

Về phần mình, Hội Đồng Châu Âu, hôm qua, cũng loan báo gói tài trợ quân sự thứ 7 cho Ukraine trị giá khoảng 500 triệu euro, cũng như 45 triệu euro để hỗ trợ các chương trình đào tạo binh sĩ Ukraine. 

Minh Anh

***********************

Cấp vũ khí cho Ukraine : Tổng thống Nga dọa trả đũa phương Tây

Minh Anh, RFI, 03/02/2023

Ngày 02/02/2023, tại lễ kỷ niệm 80 năm trận Stalingrad chiến thắng quân phát xít Đức được tổ chức tại Volgorad (tên cũ là Stalingrad, tây nam nước Nga), tổng thống Vladimir Putin đe dọa "trả đũa" những nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.

vientro4

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 80 trận Stalingrad tại Volgograd, Nga, ngày 02/02/2023 via Reuters - Sputnik

Theo AFP, phát biểu tại lễ kỷ niệm, tổng thống Nga tạo dựng điểm tương đồng giữa cuộc tấn công của Nga chống nước láng giềng Ukraine và Đệ nhị Thế chiến. Ông tố cáo giới chức Ukraine là những thành phần "tân phát xít", chỉ huy cuộc "diệt chủng" cộng đồng nói tiếng Nga, đồng thời tuyên bố không từ một giới hạn nào để đáp trả những nước hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Có mặt tại Volgograd, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri tường trình : 

"Phát quốc ca Nga trên loa phóng thanh, bắn đại bác và trình diễn xe tăng được huy động cho chiến dịch đặc biệt như điện Kremlin vẫn thường nói, thông điệp mang tính biểu tượng to lớn được đưa ra vào thời điểm này, nhất là trận chiến Stalingrad đóng một vai trò quan trọng trong ký ức Nga : Đó là lịch sử đang tái diễn. 

Ở nước Nga này, luôn xem như là một sự kế thừa của Liên Xô, đối mặt với nước Đức của Hitler, do vậy, chính việc giao xe tăng của Đức là điều ông Vladimir Putin phản đối : "Thật không thể tin được là họ lại đe dọa chúng ta". Rồi ông nói tiếp : "Chúng ta có đủ phương tiện để đáp trả và điều này không chỉ giới hạn ở những chiếc xe bọc thép". 

Đương nhiên, đó là những lời lẽ bí hiểm nhưng lại làm bùng lên những đồn thổi về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, và nhất là trong giai đoạn mà rất nhiều người dự đoán sẽ có một đợt tấn công sắp tới của Nga.

Căng thẳng gia tăng thêm một nấc khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen nói đến khả năng đưa ra gói trừng phạt thứ 10 vào ngày 24/02 tới đây. 

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tức thì đáp trả, xin trích, : "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để những gì mà phương Tây tổ chức đánh dấu một năm chiến dịch đặc biệt tại Ukraine không phải là những sự kiện duy nhất thu hút sự chú ý của thế giới". 

Minh Anh

Published in Quốc tế

Phương Tây cố giúp Ukraine vũ khí, Trung Quốc ủng hộ Nga nhưng chỉ nói suông

Quân Nga gia tăng áp lực lên Vuhledar ở Donetsk, vẫn với chiến thuật biển người. Các ủy viên Châu Âu đến tận Kiev để họp với chính phủ Ukraine - lần đầu tiên tại một quốc gia đang chiến tranh. Pháp tăng tốc gởi đại pháo Caesar cho Kiev, trong khi xe tăng hiện đại Abrams của Mỹ khó mà có mặt trên chiến trường năm nay. Phía Nga chỉ có thể dựa vào hai ‘Nhà nước côn đồ’ là Iran và Bắc Triều Tiên, Trung Quốc chỉ ủng hộ bằng miệng dù Kremlin khẩn cầu.

vukhi1

Các quân nhân Ukraine chuẩn bị khai hỏa một khẩu pháo Caesar do Pháp viện trợ tại một vị trí gần Avdiivka, Donetsk, ngày 26/12/2022. AP - Libkos

Ukraine : Chiến sự ác liệt tại Vuhledar với thủy quân lục chiến Nga

Liên quan đến Ukraine, Le Figaro có bài phóng sự về "Các cuộc giao tranh ác liệt xung quanh Vuhledar, nơi áp lực quân Nga tăng mạnh". Tại vùng đất ở miền tây nam Donetsk, đôi bên ăn miếng trả miếng, giành giựt từng vị trí. Từ một tuần qua, quân Nga thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến 155 liên tục tấn công thành phố mỏ Vuhledar nhỏ bé. Theo nhiều chuyên gia, Nga tìm cách đẩy lùi các đơn vị pháo của Ukraine đang thường xuyên đánh vào giao lộ đường sắt Volnovakha cách đó khoảng 15 kilomet, gây trở ngại lớn cho việc chuyển quân và thiết bị của Nga giữa Crimée và Donbass.

Lữ đoàn bộ binh cơ giới 72 của Ukraine vẫn giữ được nhiều vị trí. Một sĩ quan nói với đặc phái viên Le Figaro : "Dù tại Bakhmut hay ở đây, chiến lược của Nga luôn luôn là phá hủy, phá hủy và phá hủy, cho đến khi chúng tôi không còn gì để bảo vệ nữa". Những ngày gần đây, các trận đánh ác liệt đến nỗi bộ chỉ huy Ukraine hạn chế tối đa việc luân chuyển giữa hậu cứ và tiền phương.

Hồi tháng 11/2022, họ đã phải rút lui sau những tuần lễ bị dội bom ác liệt, nhưng trước đó đã tiêu diệt phần lớn quân của lữ đoàn 155, đa số là người vùng Viễn Đông. Hôm 06/11, lá thư của những người lính Nga sống sót gởi cho thống đốc Oleg Kozhemyako vong đăng trên nhiều kênh Telegram, cho biết có đến 300 thương vong, đã gây rúng động dư luận. Ba tháng sau, đơn vị thủy quân lục chiến này lại được bổ sung tân binh, quay lại với chiến lược cũ : xe bọc thép Nga đổ quân xuống, lớp lính đầu bị tiêu diệt lại đổ tiếp lớp khác…

Lần đầu tiên ủy viên Châu Âu họp tại một nước đang chiến tranh

Trong bối cảnh đó, "Các ủy viên của Liên Hiệp Châu Âu đến Kiev" hôm nay để họp với các bộ trưởng Ukraine và ngày mai dự hội nghị thượng đỉnh EU-Ukraine. Le Figaro cho biết vì lý do an ninh, danh sách các ủy viên tháp tùng bà Ursula von der Leyen không được thông báo.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) muốn gây ấn tượng khi đến tận Ukraine để hội đàm. Đây là lần thứ tư kể từ đầu cuộc chiến, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Kiev, và lần đầu tiên các ủy viên Châu Âu họp tại một đất nước đang chiến tranh. Bà cùng với chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tái khẳng định cam kết ủng hộ Ukraine, nạn nhân cuộc xâm lăng của Nga lâu dài "cho đến chừng nào còn cần thiết". Đồng thời cũng trấn an trước sự nôn nóng của Kiev muốn gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Cho đến nay, EU và các nước thành viên đã hỗ trợ Ukraine gần 60 tỉ đô la trên các mặt tài chánh, nhân đạo, quân sự… Đại diện ngoại giao EU, ông Josep Borrell loan báo sẽ huấn luyện 30.000 quân nhân Ukraine thay vì 15.000 như trước đây.

Chủ tịch quốc hội Ukraine : Không nên sợ hãi Nga

Trả lời phỏng vấn của Le Monde nhân chuyến thăm Paris, chủ tịch quốc hội Ukraine, Ruslan Stefanchuk bày tỏ sự tin tưởng là đất nước ông có thể trở nên thành viên EU vào năm 2024. Ông khẳng định sự cần thiết chi viện xe tăng, phi cơ cho Ukraine, và những tiến bộ mà Kiev đã đạt được trong nỗ lực hội nhập. Về những ý kiến lo sợ đối đầu trực tiếp với Nga, Stefanchuk nhấn mạnh chính Ukraine đang trên tuyến đầu, không chỉ để bảo vệ lãnh thổ nước mình, mà cả các giá trị phổ quát.

Theo chủ tịch quốc hội Ukraine, một cuộc chiến tranh khốc liệt, bất công nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến đang diễn ra, và điều tệ hại nhất chính là nỗi sợ. Quốc hội Ukraine, dù trước đây có nhiều nhóm với chính kiến khác nhau, đã tạm gác bất đồng sang một bên, vẫn họp đều đặn tại trụ sở dù biết rằng một hỏa tiễn Nga có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Các dân biểu vẫn làm bổn phận của mình thay vì nhường bước cho nỗi sợ Nga, và cái chết.

Pháp tăng tốc gởi đại pháo Caesar cho Ukraine

Về phía bộ trưởng Quân lực Pháp Sébastien Lecornu từ hôm thứ Ba đã thông báo gởi thêm 12 khẩu đại pháo Caesar cho Ukraine. Đây là con số đáng kể so với lượng dự trữ của Pháp, cộng với 18 khẩu đã chi viện kể từ đầu cuộc chiến. Những khẩu Caesar mới sẽ được nhà sản xuất Nexter giao thẳng cho Kiev.

Bố trí trên một xe tải, những khẩu đại bác 155 ly của Caesar có thể bắn xa đến 40 kilomet. Đan Mạch vào giữa tháng Giêng cũng đã hứa tặng 19 khẩu Caesar đã đặt mua. Theo Le Monde, công ty Nexter từ nay có thể hoàn thành 4 khẩu đại pháo mỗi tháng thay vì 18 đến 24 tháng hồi trước chiến tranh. Với giá 5 triệu euro/khẩu, đơn đặt hàng cho Ukraine lên đến 60 triệu euro. Bên cạnh đó, đạn 155 ly cũng được giao kèm với Caesar nhờ Úc cung cấp thuốc súng. Trả lời Le Figaro, bộ trưởng Lecornu cho biết dùng cách giao gối đầu các khẩu đại pháo để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của Kiev. Kỹ nghệ Pháp phải chuyển sang kinh tế thời chiến, để có thể tự chủ chiến lược về quốc phòng.

Cho dù cuộc chiến ngưng lại ngay ngày mai, Ukraine cũng như Pháp đều cần tự vệ và răn đe những kẻ xâm lăng tiềm tàng. Những khẩu Crotale đã chi viện cho Kiev sẽ được thay thế bằng loại Mica VL vào năm 2024, và hệ thống phòng không Samp-T cũng sẽ có thế hệ mới. Việc bảo vệ không gian, đáy biển, internet sẽ được chú trọng, riêng lục quân sẽ thay đổi sâu sắc về công nghệ, với những vũ khí mới như drone chẳng hạn. Hiện có bốn loại drone Pháp cần tăng cường : drone chiến thuật Patroller - sẽ được vũ trang, drone tiếp xúc - đã chứng tỏ hiệu quả ở Ukraine, drone tự hủy, và robot tác chiến mặt đất.

Xe tăng Abrams khó thể tham chiến trong năm nay

Cũng về vũ khí, Le Figaro giải thích "Vì sao Hoa Kỳ phải mất nhiều tháng nữa mới giao được các xe tăng Abrams cho Ukraine". Wall Street Journal dẫn lời các viên chức cao cấp Mỹ ước tính những chiếc xe tăng hạng nặng thuộc loại tân tiến nhất thế giới này chỉ có thể hiện diện trên chiến trường kể từ cuối 2023, thậm chí đầu năm 2024. Quá lâu, trong lúc chiến trường luôn nóng bỏng.

Có ba khả năng : rút các xe tăng này từ kho dự trữ quốc gia, yêu cầu các đối tác chuyển giao, hay sản xuất thêm xe mới. Lầu Năm Góc đã bác ngay giải pháp đầu, vì M1A2 có công nghệ nhạy cảm, luật liên bang cấm xuất khẩu. Trong số đó có lớp giáp bằng uranium đã được làm nghèo và hệ thống tương tác đi kèm mà người Mỹ không muốn để rơi vào tay kẻ địch. Nếu dùng những xe hiện có phải thay vỏ giáp mới bằng lớp khác, như vậy không thể xong trước cuối 2023.

Thương lượng với các nước nhập xe tăng Abrams không có công nghệ nhạy cảm (gồm Saudi Arabia, Úc, Ai Cập, Iraq, Kuwait, Morocco, và sắp tới là Ba Lan và Đài Loan) ? Chuyên gia vũ khí Marc Chassillan cho rằng rất phức tạp, vì phải đưa về Mỹ để điều chỉnh, và nhất là không dễ gì các nước này chịu giao, do tình hình biên giới của họ cũng căng thẳng.

Giải pháp thứ ba có vẻ khả thi nhất : sản xuất xe mới, hiện đại hóa xe cũ, chẳng hạn General Dynamics có một số xe tăng Abrams thế hệ đầu. Tuy nhiên, nhà máy này đang bận rộn với nhiều đơn đặt hàng. Và phải đưa những cỗ máy nặng 60 tấn này xuyên Đại Tây Dương rồi chuyển sang xe lửa. Đạn pháo đi kèm không thể dùng uranium mà là tungstène. Tiếp đến phải huấn luyện phía Ukraine… nói chung hết sức rắc rối. Chuyên gia Yann Boivin cho rằng loan báo của Mỹ chỉ có tác động chính trị, hơn nữa tổng thống Volodymyr Zelensky đã cho rằng nếu xe tăng Mỹ không đến nơi trước tháng Tám sẽ "quá trễ".

Palantir, start-up Mỹ mang lại ưu thế công nghệ cho Ukraine

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos đề cập đến Palantir, một tên tuổi lớn chuyên về dữ liệu. Công ty do tỉ phú Peter Thiel thành lập đã vượt mức thu nhập 1 tỉ đô la nhờ giúp Hoa Kỳ và Anh tổ chức về y tế trong đại dịch, và nay càng trở nên cần thiết trong cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Tổng giám đốc Alex Karp cho biết ông không có quyền bình luận về chủ đề này, nhưng đề nghị nhà báo đọc một bài viết trên Washington Post, theo đó Palantir đã mang lại lợi thế công nghệ quyết định cho lực lượng Ukraine. Nhờ một bản đồ tương tác theo thời gian thực cho biết vị trí của quân Nga, quân đội Ukraine có thể gọi pháo tấn công một cách nhanh chóng và cụ thể. Bản đồ này được Palantir lập ra từ các dữ liệu của các vệ tinh thương mại, drone thám thính, cảm biến nhiệt và thông tin tình báo trên thực địa.

Được khai sinh tại Hoa Kỳ sau sự kiện ngày 11 tháng 9, ban đầu Palantir được tài trợ từ In-Q-Tel, quỹ đầu tư của CIA, nhưng nay quỹ này đã rút vốn. Khách hàng của start-up ban đầu chỉ toàn những cơ quan chính phủ như CIA, FBI, NSA, quân đội Mỹ… và từ 2016 có cả DGSI, cơ quan phản gián Pháp. Hiện nay doanh số của Palantir có đến một nửa từ lãnh vực tư nhân. Tuy nhiên, tổng giám đốc Alex Karp từ chối làm việc với Nga và Trung Quốc. Theo ông, trên thực tế thế giới đang trong tình trạng chiến tranh, đang hướng về một sự đối đầu giữa phương Tây và Trung Quốc. Mối đe dọa này còn quan trọng hơn cả biến đổi khí hậu, tuy các chế độ độc tài trên đây hiện đang tập trung vào việc kiểm soát dân chúng nước họ.

"Chiến lang" Trung Quốc gào thét ít hơn để tranh thủ phương Tây

Về Trung Quốc, Le Figaro nhận thấy quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới không muốn trở thành kẻ chịu thiệt thòi từ cuộc chiến Ukraine. Theo Viện Kiel, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự và kinh tế khoảng 100 tỉ đô la cho Kiev kể từ đầu cuộc xâm lăng. Phía Nga chỉ có thể dựa vào hai "Nhà nước côn đồ" là Iran và Bắc Triều Tiên. Còn Trung Quốc, nước xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao số 1 và vũ khí đứng thứ 4 thế giới, lại án binh bất động trước lời khẩn cầu của Kremlin.

Nếu Bắc Kinh đứng về phía Moskva cùng một cách chính thức như phương Tây yểm trợ Kiev, lợi thế có thể nghiêng về phía Nga. Nhưng Trung Quốc không thể tự cho phép bị cô lập, vì đang lệ thuộc nặng nề vào thương mại quốc tế. Đặc biệt, Bắc Kinh từ lâu vẫn cố gắng quyến rũ Châu Âu để làm yếu đi liên minh giữa châu lục này và Hoa Kỳ. Paul Heer, cựu nhân viên CIA được Financial Times trích dẫn, cho rằng "Putin đã trở thành nguồn gây rắc rối cho Tập Cận Bình, nếu không phải là gánh nặng". Trung Quốc đã phải vội vã di tản 6.000 công dân khi cuộc chiến nổ ra, và Tập Cận Bình yêu cầu Vladimir Putin không sử dụng vũ khí nguyên tử.

Để tỏ dấu hiệu hòa dịu với phương Tây, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một trong những tiếng nói hung hăng nhất trong số các "chiến lang" đã bị cách chức phát ngôn viên, chỉ còn giữ một vai trò hạng hai trong bộ ngoại giao Trung Quốc. Và những "chiến binh sói" đã bớt gào thét hơn, trừ vấn đề Đài Loan.

Tuy vậy, Châu Âu vẫn hoài nghi vì Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Putin và từ chối làm áp lực để chấm dứt chiến tranh. Một số nước kêu gọi Trung Quốc đứng ra làm trung gian hòa giải, nhưng theo Le Figaro, việc này là bất khả. Để thuyết phục Bắc Kinh gây sức ép lên Moskva, chính quyền Biden phải hoàn toàn thay đổi chính sách với Trung Quốc. Washington sẽ phải nhẹ tay hơn với một quốc gia đang mưu toan giành lấy vai trò đại cường số một thế giới của mình, một bước đi mà nước Mỹ chưa thể sẵn sàng.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nhiều trở ngại cho việc cấp chiến đấu cơ cho Ukraine

Thanh Phương, RFI, 01/02/2023

Trong khi một số nước phương Tây tuyên bố sẵn sàng cấp máy bay tiêm kích cho Ukraine, thì nhiều đồng minh của Kiev, trong đó có Hoa Kỳ, e ngại làm như vậy sẽ đẩy nước Nga leo thang quân sự. Nguy cơ xung đột với Nga chỉ là một trong nhiều trở ngại cho việc đáp ứng yêu cầu của Ukraine về chiến đấu cơ

vientro1

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Bồ Đào Nha bay biểu diễn nhân kỷ niệm 100 năm chuyến bay đầu tiên vượt Nam Đại Tây Dương tại Lisboa ngày 03/04/2022. AP - Armando Franca

Vừa mới được phương Tây hứa cấp chiến xa hạng nặng, hôm 25/01/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh viện trợ luôn cả chiến đấu cơ để chống trả quân xâm lược Nga. Thứ Hai vừa qua, trên mạng Twitter, quân đội Ukraine còn gợi ý với Hà Lan : "Chúng tôi thật sự rất cần những chiếc F-16 !" Đây là loại chiến đấu cơ được trang bị cho không quân nhiều nước thành viên khối NATO.

Mặc dù chính quyền Kiev khẩn thiết kêu gọi, các nước đồng minh của Ukraine cho tới nay vẫn chưa đồng nhất ý kiến và chưa thể đưa ra quyết định chung. Các nước như Hà Lan, Ba Lan, hay Slovakia thì cho biết đang "ráo riết xem xét" việc cấp chiến đấu cơ cho Kiev. Những nước khác, như Pháp, thì tỏ ra rất thận trọng. Ngày 30/01 vừa qua, tại La Haye, khi được hỏi về vấn đề này, tổng thống Emmanuel Macron chỉ trả lời : "Về nguyên tắc thì không có gì cấm cản". Về phần Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden đã thẳng thừng từ chối giao chiến đấu cơ Mỹ F-16 cho Ukraine.

Trở ngại chính cho việc giao máy bay tiêm kích cho Kiev đó là nguy cơ leo thang trong cuộc chiến tranh Ukraine. Đây là lập luận mà Đức đưa ra để biện minh cho quyết định không cấp thiết bị quân sự này cho Ukraine. Trả lời báo chí Đức hôm Chủ nhật 29/01, thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố : "Vấn đề thậm chí không được đặt ra". Ông còn trấn an : "Không hề có chiến tranh giữa NATO và Nga". Sau khi Đức bật đèn xanh cho việc cấp chiến xa hạng nặng Leopard 2 cho Ukraine, đại sứ Nga tại Berlin đã tuyên bố trên mạng Telegram : "Đây là một quyết định cực kỳ nguy hiểm, sẽ đưa cuộc xung đột lên một cấp độ cao hơn".

Về phần mình, Pháp cũng không tính đến việc giao chiến đấu cơ Rafale hay Mirage 2000 cho Kiev, với lý do là nhu cầu thiết yếu của quân đội Ukraine hiện nay là các khẩu pháo, hệ thống phòng không và xe thiết giáp.

Ngoài nguy cơ leo thang quân sự với Nga, lý do thứ hai khiến nhiều nước phương Tây không muốn giao chiến đấu cơ cho Kiev, đó là sẽ rất khó mà bù đắp lại các phi đội, chẳng hạn như đối với Hoa Kỳ, sẽ không thể nhanh chóng sản xuất những chiếc F-16 để thay thế cho những chiếc được cấp cho Kiev.

Một lý do khác, đó là chiến đấu cơ chưa hẳn sẽ giúp quân đội Ukraine giành lợi thế nhiều trước quân Nga. Trả lời nhật báo Le Parisien ngày 26/01/2023, chuyên gia về vũ khí Stéphane Audrand lưu ý là cả hai bên Ukraine và Nga đều có một hệ thống phòng không dày đặc, cho nên bay trên một máy bay tiêm kích "khá là nguy hiểm".

Mặt khác, còn phải tính đến việc đào tạo phi công để lái các chiến đấu cơ của phương Tây và bảo trì các máy bay đó. Trên tờ Le Monde ngày 30/01/2023, Jean-Christophe Noel, một nhà nghiên cứu nguyên là phi công máy bay tiêm kích, cho biết học lái chiến đấu cơ lâu hơn nhiều so với học lái xe tăng. Theo ông, tùy kinh nghiệm của phi công, điều khiển F-16 không phức tạp lắm, nhưng để làm chủ được hệ thống vũ khí của loại phi cơ này, phải mất từ 6 đến 8 tháng luyện tập.

Nói chung, cấp chiến đấu cơ cho Ukraine sẽ rất tốn kém, huy động những nguồn tài chính mà theo lẽ có thể được dùng cho việc tăng cường các phương tiện khác, chẳng hạn như hệ thống phòng không, quân xa, đạn dược …

Thanh Phương

**********************

Ukraine thông báo sẽ nhận được ít nhất 120 xe tăng hạng nặng của phương Tây

Thanh Phương, RFI, 01/02/202

Hôm 31/01/2023, trên mạng Facebook, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thông báo là tổng cộng số xe tăng hạng nặng mà các nước phương Tây hứa cấp cho Kiev là " khoảng từ 120 đến 140 chiếc". Ông cho biết thêm những xe tăng đó là Leopard 2 do Đức sản xuất, Challenger 2 của Anh và Abrams của Mỹ. 

vientro2

Binh sĩ Ba Lan học sửa chữa xe tăng Leopard 2 PL tại Swietoszow, Ba Lan, ngày 31/01/2023. Reuters - KUBA Stezycki

Đây là lần đầu tiên Kiev tiết lộ tổng số xe tăng mà các đồng minh phương Tây hứa sẽ cấp cho quân đội Ukraine để chống trả quân xâm lược Nga. Tuy nhiên, tiến trình chuyển giao các chiến xa đó sẽ kéo dài nhiều tháng do phải mất thời gian để huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine. 

Anh Quốc dự trù sẽ giao cho Kiev các xe tăng Challenger vào cuối tháng 3, Đức thì sẽ gởi các chiếc Leopard đầu tiên vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4. Nhiều nước Châu Âu khác như Ba Lan cũng sẽ viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine. 

Một số quốc gia khác như Pháp còn do dự, chưa muốn lấy xe tăng từ kho vũ khí để viện trợ cho Kiev, vì lo ngại làm suy yếu khả năng quân sự của mình. 

Tuy vậy, hôm qua, Paris thông báo cấp thêm cho quân đội Ukraine 12 đại bác Caesar 155 ly, ngoài 18 khẩu đại bác đã giao cho Kiev trước đó. Nhưng các khẩu đại bác rất chính xác đó không có tầm bắn hơn 100 km mà quân đội Ukraine cần để phá hủy các kho đạn và hệ thống cung ứng của quân Nga. 

Về phần Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden hôm qua cho biết sẽ thảo luận với đồng nhiệm Ukraine Zelensky về những yêu cầu viện trợ quân sự bổ sung mà ông đưa ra. Sau xe tăng hạng nặng, tổng thống Ukraine đang hối thúc phương Tây cung cấp các tên lửa tầm xa và chiến đấu cơ. 

Israel sẽ cấp viện trợ quân sự cho Ukraine

Trong khi đó, thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm nay thông báo là Israel dự trù viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kiev và Moskva. Cho tới nay, ông Netanyahu vẫn tránh ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, vì không muốn làm mích lòng Nga, hiện vẫn kiểm soát không phận nước Syria láng giềng. 

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Vũ khí Mỹ cho Ukraine : Những bài học từ cuộc chiến Iraq, Afghanistan

Minh Anh, RFI, 24/01/2023

Bất chấp những áp lực đối với phương Tây trong việc cung cấp các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Ukraine, chính quyền Biden tỏ ra chưa sẵn sàng đáp ứng. Nhà nghiên cứu James R. Webb trên trang mạng Responsible Statecraft ngày 23/01/2023 nhận xét, những kinh nghiệm chiến đấu gần đây của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan cung cấp nhiều thông tin về dòng vũ khí hiện đại của Mỹ, và cho thấy rõ khả năng thích ứng của quân địch có thể lấn át các ưu thế từ sự vượt trội công nghệ.

vientro1

Hệ thống pháo đa nòng Himars của Mỹ trong một cuộc thao dượt ở Latvia ngày 26/09/2022. AP - Roman Koksarov

Iraq : Vũ khí Mỹ giúp IS bành trướng lãnh thổ

Bài học thứ nhất là từ Iraq. Cuộc chiến bắt đầu với chiến dịch quân sự nổi tiếng "Cú sốc và Kinh hoàng", tháng 3/2003. Với tiến bộ về kỹ thuật và quân sự, Hoa Kỳ đã nhanh chóng chiếm được Bagdad trong vòng chưa đầy một tháng. Yếu thế hơn, quân nổi dậy Iraq đã nhanh chóng chuyển sang chiến tranh du kích, biến những con phố chật hẹp đông dân cư thành không gian chiến đấu mới, với những loại vũ khí tự chế. Thiệt hại nhân mạng từ những loại "bom ven đường", được chế tạo từ các vật dụng vô hại, như điện thoại di động, dụng cụ mở cửa nhà xe…, chiếm đến 60% số ca tử vong của lính Mỹ.

Từ 150 người chết lúc bắt đầu chiến dịch, số lính Mỹ thiệt mạng tăng lên thành 4.500 người vào thời điểm tổng thống Barack Obama hoàn thành việc rút quân vào năm 2011. Tình hình này còn thêm trầm trọng với sự trỗi dậy của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS ) ở Iraq. Một lượng rất lớn vũ khí hiện đại của Mỹ như xe chở quân Humvee (2.300 chiếc), đại pháo M198 Howitzers (52 khẩu), súng máy (74 ngàn khẩu), xe tăng M1A1 Abrams (40 chiếc) và nhiều loại hệ thống vũ khí khác đã rơi vào tay của IS, khi tổ chức này chiếm được một số thành phố của Iraq. Nhờ vậy IS đã có thể bành trướng lãnh thổ đến tận Syria, buộc Hoa Kỳ phải điều quân trở lại Iraq.

Afghanistan : Mỹ "biếu" công nghệ drone cho Iran và Trung Quốc

Kinh nghiệm thứ hai là tại Afghanistan. Cuộc chiến cho thấy khả năng điều chỉnh chiến thuật rất hiệu quả của phe Taliban đối với quân đội Mỹ. Nhưng điều quan trọng hơn hết chính là mức độ tiếp xúc lâu dài với công nghệ Mỹ đã dẫn đến việc chúng được sử dụng để chống lại Mỹ như thế nào. Iran đã có thể phát triển công nghệ chế tạo drone nhờ vào việc bắt được hai loại drone được cho là "hiện đại" nhất vào thời đó là Sentinel và Predator của Mỹ trong các năm 2009 và 2011. Thành công này của Iran đã được thể hiện rõ trên chiến trường Ukraine khi Teheran cung cấp cho Nga nhiều drone "tự sát".

Hơn nữa, có nhiều tài liệu khẳng định vào lúc chính quyền Kabul sụp đổ năm 2021, phe Taliban đã tịch thu được rất nhiều thiết bị quân sự của Mỹ trị giá ít nhất là 7 tỷ đô la. Một số thì rơi vào tay Iran, số khác có lẽ cũng đã được chia sẻ với Trung Quốc như lời hứa của Taliban.

Những quan sát gần đây cũng đã cho thấy quân đội Nga đã từng bước thích ứng như thế nào với loại tên lửa đa nòng Himars của Mỹ, và có thể đã có đủ thông tin về hệ thống này, cho phép quân Nga dần dần giảm thiểu đáng kể tác động của Himars, theo như một báo cáo của Rob Lee và Michael Kofman, Viện Nghiên Cứu Chính Sách Đối Ngoại Mỹ.

Himars đã hết tác dụng với Nga ?

Điều đáng nói là công nghệ hệ thống pháo phản lực tiên tiến này, vốn chỉ được chia sẻ với các nước đồng minh trong khối NATO, còn là trụ cột cho Kế hoạch tái cơ cấu lực lượng thủy quân lục chiến 2030 (Marine Corps Force Design 2030 Concept), nhằm bảo vệ các vùng duyên hải ở Thái Bình Dương chống sự xâm lăng tiềm tàng từ Trung Quốc. Thế nên, sẽ là quá ngây thơ nếu nghĩ rằng Nga sẽ không chia sẻ thông tin với Trung Quốc trong cuộc chiến chống Himars của Mỹ.

James R. Webb cảnh báo, phương Tây cần phải cảnh giác trước việc ồ ạt thông báo chuyển giao nhiều loại vũ khí hiện đại cho Ukraine, một quốc gia mà nạn tham nhũng vẫn hoành hành từ trước chiến tranh và nhất là khi chưa có gì cho phép bảo đảm là những loại vũ khí này một ngày nào đó không rơi vào tay kẻ xấu.

Nhà nghiên cứu Mỹ kết luận : Việc gởi nhiều vũ khí tiên tiến đến Ukraine chưa hẳn là một liều thuốc chữa bách bệnh. Lịch sử những cuộc chiến lớn mà Mỹ từng tham gia, từ Việt Nam, Iraq cho đến Afghanistan đều cho thấy lợi thế công nghệ chỉ là tạm thời cho đến khi kẻ thù thực hiện các điều chỉnh để giảm thiểu lợi thế đó !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 24/01/2023

************************

Hoa Kỳ quan ngại Trung Quốc có thể hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine

VNTB, 24/01/2023

Theo các nguồn tin, chính quyền Biden đã đối chất với chính phủ Trung Quốc về bằng chứng cho thấy một số công ty nhà nước Trung Quốc có thể đang hỗ trợ cho chiến tranh của Nga ở Ukraine, khi họ cố xác định xem Bắc Kinh có biết về các hoạt động đó hay không.

vientro2

Hoa Kỳ tin rằng chính phủ Trung Quốc muốn giúp đỡ Nga và không trung lập như họ tuyên bố.

Các nguồn tin từ chối nêu chi tiết ngoại trừ nói rằng gồm có hỗ trợ kinh tế và quân sự phi sát thương , các hoạt động này tạm ngưng khi Nga bị Hoa Kỳ và các đồng minh trừng phạt sau khi quân Nga xâm chiếm Ukraine.

Xu hướng này đáng lo ngại đến mức Mỹ đã nêu vấn đề này với Trung Quốc và cảnh báo về tác động của việc hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến Nga-Ukraine.

Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia cũng như Cơ quan Tình báo Trung ương từ chối bình luận về sự việc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng không có phản hồi gì. Quan chức Mỹ đồng ý rằng mối quan hệ Nga-Trung hiện cực kỳ thân thiết và Trung Quốc đang hỗ trợ Nga nhiều hơn trước.

Những người quen thuộc với suy nghĩ của chính quyền đã mô tả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là cố ý hỗ trợ Nga trong chiến tranh. Chính quyền Biden đang xem xét bằng chứng thu thập được để xác định tầm quan trọng của việc ủng hộ này.

Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Ukraine một phần dựa vào việc cô lập chính phủ và tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế cũng như cản trở nỗ lực gây chiến của tổng thống Nga Putin. Sự hỗ trợ ngày càng tăng từ Trung Quốc có thể làm suy yếu đáng kể chiến lược đó.

Và nếu Biden và các cố vấn của ông xác định chính phủ Trung Quốc có liên quan hoặc ngầm chấp nhận hành động của các doanh nghiệp nhà nước đó, thì họ sẽ buộc phải quyết định sẽ phản ứng lại ở mức nào 

Điều đó có thể có nguy cơ mở ra một lĩnh vực tranh chấp hoàn toàn mới vào thời điểm Mỹ đang tìm cách cân bằng mong muốn có mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh trước các động thái hạn chế quyền tiếp cận vi mạch cao cấp của Trung Quốc cũng như đối đầu với Trung Quốc vì những gì mà họ coi là hành động hung hăng hơn đối với Đài Loan.

Hoa Kỳ tin rằng chính phủ Trung Quốc muốn giúp đỡ Nga và không trung lập như họ tuyên bố.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã gặp Phó Thủ tướng Lưu Hạc vào tuần trước và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken dự kiến sẽ thăm Bắc Kinh vào tháng 2, chuyến thăm đầu tiên như vậy kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát khiến phải ngừng các chuyến công du vào đầu năm 2020.

Nga và Trung Quốc đã tuyên bố mối quan hệ "không giới hạn" trước chiến tranh và các quan chức Mỹ tin rằng ban đầu Trung Quốc có ý định bán vũ khí sát thương cho Nga sử dụng trên chiến trường. Nhưng chính quyền Biden cho rằng Trung Quốc đã thu nhỏ lại kế hoạch đó và nói rằng họ không hết sức giúp đỡ cuộc xâm lược của Putin.

Chính quyền Biden tin rằng chính phủ Trung Quốc muốn giúp đỡ Nga và không trung lập như họ tuyên bố. Trung Quốc cũng đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại của họ bất chấp yêu cầu của Mỹ rằng các quốc gia khác phải tránh xa Nga.

Về nguyên tắc, Trung Quốc bác bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào ngoài những biện pháp đã được thống nhất tại Liên Hợp Quốc và coi việc Mỹ kêu gọi các nước khác hạn chế thương mại là vi phạm chủ quyền. Nhập khẩu từ Nga của Trung Quốc đã tăng gần 50% so với một năm trước đó vào năm 2022, trong khi xuất khẩu tăng 13%.

Có hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, một số do chính quyền trung ương kiểm soát trực tiếp với các giám đốc điều hành ngang hàng với các bộ trưởng và những doanh nghiệp khác chịu sự giám sát ít trực tiếp hơn. Tất cả đều chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, ngay cả khi không phải lúc nào cũng bị giám sát kỹ hoạt động chi tiết.

Xu hướng này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm những gì các quan chức Hoa Kỳ đã nói trước công chúng. Sau khi gặp một quan chức cấp cao của Trung Quốc vào tháng 7, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ mối quan ngại của mình về "sự liên kết của Trung Quốc với Nga".

Theo truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm vào cuối tháng 12, Tập Cận Bình và Putin đồng ý hợp tác về thương mại, năng lượng, tài chính và nông nghiệp. Tập Cận Bình nói với Putin rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc tìm giải pháp cho "cuộc khủng hoảng" Ukraine, mặc dù con đường dẫn đến các cuộc đàm phán hòa bình sẽ không suôn sẻ.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ sâu hơn cho Moscow sẽ bị cắt giảm so với những dấu hiệu gần đây cho thấy Trung Quốc đang cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ sau nhiều tháng căng thẳng gia tăng. Sau cuộc gặp ở Bali vào năm ngoái, Tổng thống Joe Biden và Tập Cận Bình nói rằng "chiến tranh hạt nhân không nên xảy ra" và họ phản đối "việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine", theo tuyên bố của Nhà Trắng.

(Tổng hợp)

Nguồn : VNTB, 24/01/2023

Published in Quốc tế