Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 08 juillet 2018 20:52

Gió & Bão

 Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu.

Lubomir Zaoralek 

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Czech

gio1

Vào khoảng thời gian này năm ngoái, hôm 26 tháng 7 năm 2017, nhà báo Vi Yên đã lên tiếng phàn nàn :

"Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua ?".

Nào có riêng gì "vụ việc ở Đồng Tâm", ở Đồng Nai (hay bất cứ nơi đâu) cũng vậy thôi mà. Bởi vậy, vài tháng sau (hôm 31 tháng 10) nhà báo Bạch Hoàn lại đặt vấn đề : "Tôi tự hỏi, hàng triệu người nông dân trên khắp đất nước này có thấy đau đớn không khi đã bầu ra những đại biểu như thế ?".

Vi Yên và Bạch Hoàn, rõ ràng, chả có theo dõi gì sinh hoạt nghị trường gì ráo trọi nên không biết là dân biểu Ksor Phước đã từng có lời phát biểu để đời : "Đại biểu ở mọi nơi, khi xảy ra chuyện không ai lên tiếng".

Nếu quí vị dân biểu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cứ "ngậm tăm" mãi mãi thì chắc chắn cũng sẽ chả có điều tiếng chi cả vì dân chúng ở xứ sở này tuyệt nhiên không ai kỳ vọng (hay hy vọng) gì ráo trọi vào cái đám người vô tích sự này. Điều phiền hà là – đôi lúc – lại có vài vị dân biểu đang gà gật bỗng choàng tỉnh, nói láp giáp đôi câu rất khó nghe :

– Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân : "Luật sư biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà làm ngơ là không được".

– Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu : "Làm đặc khu phải theo nguyên lý ‘dọn tổ đón phượng hoàng".

– Phó Chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng : "Không được lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước".

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm : "Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc".

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thủy : "Xâm phạm an ninh quốc gia là tội bất trung, đại nghịch".

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Xuân : "Đề nghị xử hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước".

– Đại biểu quốc hội Đinh Văn Nhã : "Tôi cảm thấy ngân sách của ta là đỉnh cao về minh bạch !"

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Đức Kiên : "Người giàu thì đi ô tô, người nghèo đi xe máy, xe đạp. Rõ ràng BOT không ảnh hưởng đến dân nghèo".

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến : "Người bán trà đá tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới".

– Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân : "Tôi cho rằng Luật đặc khu cần làm càng sớm càng tốt, đi đôi với đó là các điều kiện đặc thù để bổ sung. Mình không ủng hộ thì sẽ là sai lầm".

gio2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình)

Cũng như tuyệt đại đa số những vị dân biểu đảng cử khác, thay vì đạo đạt ý nguyện của người dân, Nguyễn Văn Thân chuyên nói leo (hay nói theo) mọi "chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước". Ông chỉ khác với qúi bạn đồng viện ở điểm là bản thân, cùng cả gia đình, đang sinh sống ở Ba Lan - "nơi mà người dân có toàn quyền thể hiện các suy nghĩ, hành động, bất đồng quan điểm đối với các quy định, liên quan đến quyền lợi, của các tổ chức hay cá nhân, hoặc tập hợp các nhóm người ủng hộ cho một mục đích chính trị, hoặc nguyên nhân khác".

Hôm 18 tháng 6 năm 2018 vừa qua, BBC loan tin :

Ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan biểu tình phản đối.

Trên tờ Tuổi Trẻ, hôm 03/06/2018 ông Thân nói "không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và cần phải làm đặc khu, "càng sớm càng tốt".

Một số người Việt tại Ba Lan đã ngay lập tức phản ứng lại phát ngôn này và đã tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.

Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà chiều 16/06, hô vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Cũng trong hơn một tuần qua, nhóm vận động tại Ba Lan đã xin được trên 1200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.

Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.

gio3

Đơn tố cáo được gửi tới các nơi qua đường bưu điện. Ảnh chú thích : Dân Luận

Chuyện "song tịch" của Đại biểu Nguyễn Văn Thân đã được facebooker Hoàng Văn Dũng đứng đơn tố cáo (và chưa có hồi đáp chính thức từ Quốc hội Việt Nam) nên để hạ hồi phân giải. Giờ, chỉ xin có đôi lời về phản ứng của báo chí nhà nước – và của chính nhân vật này – sau "sự cố tụ tập đông người" trước tư gia của đương sự.

Về sự kiện này Tuổi Trẻ Online (27 tháng 6 năm 2018) cho hay :

"Trong những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một số cáo buộc đối với đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình) mang hai quốc tịch Việt Nam và Ba Lan, có căn hộ tại Ba Lan.

Những cáo buộc này đưa ra sau khi đại biểu Nguyễn Văn Thân phát biểu ở Quốc hội ủng hộ việc ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. 

Thậm chí đã xảy ra một số cuộc tụ tập, biểu tình trước nhà riêng, nơi vợ và con trai út của đại biểu Nguyễn Văn Thân đang cư trú tại Ba Lan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống của vợ con ông Thân".

Cũng theo số báo thượng dẫn, cá nhân ông Thân cũng lên tiếng phản đối :

"Còn vợ tôi là một người phụ nữ của gia đình, không quan tâm nhiều đến các hoạt động chính trị, con trai tôi còn nhỏ và cháu là một nghệ sĩ, họ không có lỗi gì để bị khủng bố tinh thần như vậy".

Tôi e rằng ban biên tập của báo Tuổi Trẻ, cũng như ông Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân không có chút khái niệm (hay hiểu biết) gì về khủng bố, và ảnh hưởng của loại hành vy đốn mạt này "đến tinh thần, cuộc sống" của nạn nhân. Để minh thị vấn đề, xin ghi lại một stt, viết hôm ngày 1 tháng 7 năm 2018, của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn :

"Năm 2013- 2014 nhà mình bị nhà cầm quyền cộng sản tấn công bằng ‘bom bẩn’ và gạch đá. Riêng mình bị đánh hai lần suýt chết, vậy mà công an lại muốn rao giảng cho mình về luật pháp... Tui không nói chuyện người khác để nhà cầm quyền bắt bẻ là ‘thông tin sai lạc’, tui nói chuyện của tui cho chắc cú".

Muốn "chắc cú" hơn nữa, xin nghe lời kêu cứu của cô Đỗ Minh Hạnh – nhà hoạt động về quyền của người lao động, từ thị trấn Di Linh – nói với RFA vào hôm mùng 4 tháng 7 vừa qua :

 "Vào lúc 11g30 phút khi hai cha con đang ngủ thì gia đình bị cắt điện và tấn công. Tấn công đầu tiên là căn phòng của ba Minh Hạnh, đập vỡ kính cửa phòng ba Minh Hạnh và xịt hơi cay vào. Rất may sáng hôm đó đã chặn một cái cửa để che cửa sổ cho nên họ chỉ xịt được hơi cay mà kính không văng vào đầu ba Hạnh. Ba Hạnh báo cho Hạnh là có hơi độc nên khi Minh Hạnh đi lấy khăn lấy nước giúp ba thì họ liên tục tấn công. Hai ba con Minh Hạnh tìm chỗ trú ẩn. Hơi độc làm ba Minh Hạnh cảm thấy khó thở. Minh Hạnh cảm thấy tay chân tê nóng rát, mặt cũng nóng rát. Họ ném đá nhiều hơn mọi ngày...".

gio4

Phòng ngủ bị ném gạch tại nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Ảnh : RFA

Theo Human Rights Watch : "Các vụ tấn công nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam tiếp tục xảy ra thường xuyên. Báo cáo của tổ chức này công bố vào tháng 6 năm ngoái ghi nhận 36 trường hợp các nhà hoạt động và blogger ở Việt Nam bị tấn công trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017".

Trong tất cả 36 trường hợp kể trên không hề có một vị dân biểu VN nào lên tiếng để bênh vựa hay bảo vệ nạn nhân. Báo chí nhà nước cũng thế, cũng đều câm như hến tuốt. Tác giả Vũ Thạch nhận xét rằng đây là "cách xóa bỏ trật tự xã hội nhanh nhất chính là khi những kẻ có trách nhiệm thực thi pháp luật cho phép họ công khai đạp lên pháp luật".

Sau khi "trật tự đã bị xoá bỏ" thì nạn nhân trong tương lai sẽ là ai ? Ai gieo gió sẽ gặt bão thôi. Mà bão, xe chừng, không còn xa lắm !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 08/07/2018 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Các viên chức Việt Nam hai quốc tịch, có còn ai nữa không ? (RFA, 20/06/2018)

Thêm một viên chức cao cấp của nhà nước Việt Nam bị cáo buộc có hai quốc tịch trong khi luật pháp của Việt Nam chỉ công nhận có một quốc tịch. Đó là ông Nguyễn Văn Thân, Đại biểu quốc hội Việt Nam, tỉnh Thái Bình, được cho là có quốc tịch Ba Lan cũng như làm ăn sinh sống tại quốc gia Đông Âu này.

hai1

Phiên họp của Quốc hội Việt Nam, 6/2018, đưa ra hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng, làm bùng phát những cuộc biểu tình hàng ngàn người trong cả nước. AFP

Hai Đại biểu quốc hội

Thông tin về việc ông Nguyễn Văn Thân có hai quốc tịch được tờ báo tiếng Việt ở Ba Lan, Đàn Chim Việt đưa ra vào ngày 17/6/2018, sau khi nhiều người Việt ở đây biểu tình trước ngôi nhà của ông Thân ở thủ đô Warsaw, với lý do là ông Thân là người ủng hộ mạnh mẽ dự luật đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm.

Báo Đàn Chim Việt trích dẫn một nguồn tin cho rằng ông Thân có quốc tịch Ba Lan vào cuối năm 2014 trước khi ông trở thành Đại biểu quốc hội Việt Nam hiện hành. Báo Đàn Chim Việt cũng nói rằng ông Nguyễn Văn Thân, một trong vài ngàn người Việt đi du học hoặc hợp tác lao động ở Ba Lan thời kỳ chế độ cộng sản còn cai trị đất nước này, và khi chế độ này sụp đổ, ông Thân đã nắm được cơ hội buôn bán giữa Việt nam và Đông Âu, rồi trở nên giàu có, sau đó trở về Việt Nam làm ăn từ rất sớm.

Theo những thông tin chính thức từ phía nhà nước Việt Nam thì ông Nguyễn Văn Thân năm nay 63 tuổi, cư trú tại Hà Nội, có bằng Tiến sĩ khoa học tự nhiên, và được "Trung ương" đề cử ra ứng cử đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình. Trong những thông tin chính thức này không có chi tiết nào cho biết ông là một người đang sinh sinh sống và làm ăn ở nước ngoài cả.

Điều đặc biệt trong hệ thống của Việt Nam là có những ứng cử viên gọi là được "Trung ương" giới thiệu, như trường hợp ông Nguyễn Văn Thân. Điều này được giải thích là để thực hiện tính dân chủ tập trung. Thậm chí có những người không hề có quê quán, cũng như cư trú tại địa phương mà họ đại diện, như trường hợp ông Đinh Thế Huynh, một viên chức cao cấp của Đảng cộng sản, là đại diện cho thành phố Đà Nẵng mặt dù không có gì liên quan đến thành phố này cả.

Trong nhiều lần hỏi ý kiến các cử tri tại Việt Nam về việc bầu cử, đa số họ không quan tâm ứng cử viên là ai, lý lịch ra sao, có thành tích gì, và chuyện đi bầu cử hộ cũng không phải là hiếm.

Một người Việt đang sống tại Ba Lan là bà Tôn Vân Anh xác nhận với chúng tôi những thông tin mà báo Đàn Chim Việt đã loan tải, bà nói thêm với chúng tôi về ông Nguyễn Văn Thân, quan hệ của ông với người Việt tại Ba Lan :

"Theo một số thông tin riêng, và theo bình luận của một số người có quen ông ta thì ông ấy là một người mà nói nặng thì là trơ trẽn, còn nói nhẹ thì là quá là tự tin, về cái địa vị của ông ấy, là một người kinh doanh thành đạt và là một chính trị gia".

Không thấy Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cũng như cá nhân ông Nguyễn Văn Thân lên tiếng bình luận về những thông tin về ông. Chúng tôi cũng đã nhiều lần gọi điện thoại đến ông Thân nhưng không có người bắt máy.

Nếu thông tin về quốc tịch Ba Lan của ông Nguyễn Văn Thân là đúng thì đây là trường hợp thứ hai một thành viên Quốc hội Việt Nam có hai quốc tịch mà không khai báo. Trường hợp thứ nhất là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, một doanh nhân, và đại biểu quốc hội Hà Nội bị bãi chức vào năm 2017, vì có quốc tịch Malta, một đảo quốc nhỏ ở Châu Âu.

Khi bà Nguyệt Hường bị bãi chức, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho báo chí trong nước biết rằng Việt Nam chỉ công nhận có một quốc tịch, việc công nhận hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ, trong đó chủ yếu là áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. Các trường hợp này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Còn có ai khác không ?

Như vậy có các câu hỏi được đặt ra là liệu những trường hợp đặc biệt có nhiều quốc tịch theo luật Việt Nam có được phép trở thành đại biểu quốc hội hay không ? Và trường hợp cụ thể của ông Nguyễn Văn Thân là như thế nào ?

Chúng tôi có liên lạc với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Việt Nam, Tòa Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan để tìm câu trả lời nhưng không liên lạc được.

Chúng tôi có liên lạc được với ông Thân Đức Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhưng điều đáng ngạc nhiên là ông nói rằng ông không biết gì vì ông đã về hưu (?).

Trở lại câu chuyện ông Nguyễn Văn Thân và tư cách doanh nhân quốc tịch Ba Lan của ông, thì theo nhà quan sát Phạm Chí Dũng hiện sống ở Sài Gòn, thì những người Việt sống ở nước ngoài có gốc gác tương tự ông Thân, tức là học hành là làm ăn ở Đông Âu thời cộng sản, về Việt Nam làm ăn nhiều hơn người Việt ở các quốc gia khác, và điều đặc biệt là còn tham gia chính trị nữa.

"Từ trong nước ra đi thì có nhiều người trong số đó đã làm trong nhà nước, rồi sau đó rời nhà nước ra đi nước ngoài lao động hoặc làm ăn. Và đặc biệt đa phần những người đó gốc miền Bắc chứ không phải miền Trung hay miền Nam, họ rành hệ thống hành chính cũng như sự đi đêm trong hệ thống chính quyền. Khi họ về Việt Nam thì họ móc ráp với các quan chức Việt Nam để làm ăn".

Hiện nay tại Berlin đang diễn ra một phiên tòa xử vụ án công an Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức vào năm 2017. Tại phiên tòa này, các nhân chứng đã khai ra một nhân vật được cho là giúp đỡ công an Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc là ông Đào Quốc Oai, một người giàu có sống tại Cộng hòa Séc, và có quan hệ rất thân tình với các giới chức Việt Nam. Ông Oai cũng được cho là có những cơ sở làm ăn rất lớn tại thành phố Hải Phòng.

Bà Tôn Vân Anh nhận xét về sự xuất hiện những nhân vật người Việt sống tại Đông Âu trong chính trường Việt Nam :

"Từ quan hệ làm ăn kinh doanh với Đảng cộng sản, họ còn góp mặt cho một màn diễn về sự cởi mở của Đảng cộng sản. Đảng cộng sản muốn có những Việt kiều có chân trong Quốc hội, để mà thể hiện ra rằng Đảng cộng sản Việt Nam cũng cởi mở với các kiều bào, nhưng hóa ra đó chính là các kiều bào mà họ đào tạo ra".

Câu chuyện các viên chức Việt Nam có hai quốc tịch đã được đồn đãi từ lâu nay, tuy nhiên trừ trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, thì chưa có một trường hợp nào khác được chính thức xác nhận. Theo ông Phạm Chí Dũng, lý do quan trọng nhất thúc đẩy các viên chức Việt Nam tìm cách có hai quốc tịch là sự an toàn cho bản thân :

"Họ sợ môi trường Việt Nam là bất an, mà quả thật môi trường kinh tế xã hội chính trị Việt Nam bây giờ hết sức là bất an, ngày càng bất an. Đặc biệt tâm lý của các quan chức sợ bị trả thù rất là phổ biến. Họ sợ Việt Nam biến loạn, thay đổi chế độ, mà thay đổi chế độ thì họ sẽ bị người dân trả thù".

Theo ông Dũng, các viên chức Việt Nam có một nhân sinh quan, cách hành xử rất giống các viên chức của Đảng cộng sản Trung Quốc, trong việc tìm kiếm một quốc tịch thứ hai, trong việc tìm nơi sinh sống có an sinh xã hội, môi trường trong lành, để có thể bảo đảm số của cải mà họ có được, và tương lai cho con cháu họ.

Kính Hòa

********************

Một ‘Đại biểu quốc hội’ được ‘đặc quyền’ song tịch ? (Người Việt, 20/06/2018)

Hôm 20 tháng Sáu, cộng đồng mạng tiếp tục đặt câu hỏi vì sao một "Đại biểu quốc hội" như ông Nguyễn Văn Thân lại được "đặc quyền" song tịch (Việt Nam và Ba Lan) trong lúc những trường hợp tương tự như ông Thân khi bị phát giác đều bị tước quyền ở nghị trường.

hai2

Ông Nguyễn Văn Thân. (Hình : Website Quốc hội Việt Nam)

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thân được truyền thông Việt Nam dẫn phát ngôn tại Quốc hội : "Cần có các đặc khu để nó như là một trung tâm thu hút với những thử nghiệm mang tính đột phá và vượt trội. Thử nghiệm mà trong mấy năm có gì đó chưa ổn thì sẽ rút kinh nghiệm và sửa. Do đó, tôi tán thành việc thông qua Luật đặc khu tại kỳ họp này".

Tuy nhiên, trước áp lực của công luận, Bộ Chính Trị đã phải gấp rút chỉ đạo Quốc hội hoãn việc thông qua dự luật này đến kỳ họp sẽ diễn ra vào tháng Mười, 2018.

Ông Thân cũng đưa ra nhận định : "Thời hạn thuê đất đặc khu 99 năm hay 70 năm, 50 năm hay 30 năm cũng chỉ là yếu tố kích thích đầu tư, còn cơ chế, chính sách rồi trong quá trình thực hiện làm sao để nhà đầu tư người ta thấy, người ta yên tâm, tạo điều kiện cho người ta mới là điều quan trọng".

Báo điện tử VTC News trích lời ông Thân : "Người dân cũng thấy cần phải kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng ngại Trung Quốc lại có một cái gì không ổn".

Các phát ngôn của ông Thân công khai ủng hộ Luật đặc khu gây nhiều phản ứng giận dữ trên mạng xã hội. Tại Warsaw, Ba Lan, cộng đồng người Việt lập tức tổ chức các cuộc biểu tình "với quy mô hàng chục người" ngay trước căn nhà của ông.

Nhà báo Mạc Việt Hồng, chủ biên tờ Đàn Chim Việt ở Ba Lan tiết lộ trên trang Facebook cá nhân : "Quốc tịch Ba Lan mấy năm nay xin cực dễ. Không biết tí tiếng gì cũng xin được, về Việt Nam đến cả chục năm nhưng có định cư tại Ba Lan nhiều người quay sang xin cũng được quốc tịch. Trong các cuộc biểu tình gần đây, những người biểu tình đòi điều tra việc Đại biểu quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thân song tịch".

hai3

Biểu tình của cộng đồng người Việt trước nhà ông Nguyễn Văn Thân tại Warsaw. (Hình : Facebook Mạc Việt Hồng)

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Thân cũng như Ủy ban Thường Vụ Quốc hội hoàn toàn im lặng trước cáo buộc ông này "song tịch".

Theo một bài trên báo Doanh Nghiệp hồi năm 2016, ông Thân là chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và trong giai đoạn giữa 1980 đến giữa thập niên 1990, từng là "nghiên cứu sinh và thực tập sinh tại Đại học Tổng hợp Warsaw".

Trang Đàn Chim Việt cho biết : "Với những người Việt sinh sống tại Ba Lan trong thập niên 1990, ông Nguyễn Văn Thân được gọi vắn tắt là ‘soái Thân’. Soái Thân có tiếng trong giới làm ăn không chỉ ở Ba Lan mà cả Đông Âu thời đó. Ngôi nhà mà đoàn biểu tình đứng trước là nhà do ông Thân cùng vợ đứng tên mua từ năm 2008, 2009. Khu vực này rất đông người Việt Nam sinh sống. Ngay đối diện nhà ông là tòa nhà của tùy viên quân sự Việt Nam tại Ba Lan".

Hồi tháng Bảy, 2016, Hội đồng Bầu cử quốc gia chính thức xác nhận việc tước tư cách "Đại biểu quốc hội" khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường ở Hà Nội vì bà này bị phát giác có hai quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Malta.

Điều bi hài là việc phát hiện này được công bố "là từ cơ quan chức năng" trong khi việc thẩm tra lý lịch ứng viên Đại biểu quốc hội tại Việt Nam luôn được ghi nhận là "hết sức chặt chẽ và đúng quy trình". (T.K.)

********************

Biểu tình phản đối Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân (BBC, 18/06/2018)

Một doanh nhân trong những ngày gần đây đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng người Việt tại Warsaw.

hai4

Biểu tình trước nhà mà người biểu tình cho là của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân ở Warsaw, Ba Lan

Ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan biểu tình phản đối.

Trên tờ Tuổi Trẻ, hôm 03/06/2018 ông Thân nói "không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và cần phải làm đặc khu, "càng sớm càng tốt".

Một số người Việt tại Ba Lan đã ngay lập tức phản ứng lại phát ngôn này và đã tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.

Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà chiều 16/06, hô vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Cũng trong hơn một tuần qua, nhóm vận động tại Ba Lan đã xin được trên 1.200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.

Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.

Theo ban tổ chức cuộc biểu tình, họ có sự đồng ý của thành phố Warsaw và thông tin từ cộng đồng người Việt tại Ba Lan nói đây là ngôi nhà do ông Thân cùng vợ đứng tên mua từ năm 2009.

Thông tin chính thức trên truyền thông Việt Nam ghi rằng ông Nguyễn Văn Thân sinh năm 1955, tiến sĩ khoa học, là đại biểu quốc hội khóa 2016-2021, đại diện cho huyện Đông Hưng, Thái Bình, quê ông.

Ông Nguyễn Văn Thân còn là ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Mối liên hệ gắn bó của ông với Ba Lan từng được ông nhắc tới trong một cuộc trả lời phỏng vấn với trang tin Doanh nghiệp Hội nhập.

Hồi 4/2016 ông nói với trang tin này rằng ông "lập nghiệp ở Ba Lan và một số nước Đông Âu".

Gắn bó với Ba Lan và Đông Âu

Sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh trong thập niên 1980, ông đã tham gia hoạt động ở một hội doanh nghiệp tập hợp các doanh nhân ra đi từ Việt Nam sang Ba Lan qua các ngả du học, nhập cư, định cư.

Sau đó, ông về Việt Nam trong thập niên 2000 nhưng vẫn duy trì các liên hệ chặt chẽ với Cộng hòa Ba Lan.

Bà Mạc Việt Hồng cho hay theo nguồn tin của bà, ông Nguyễn Văn Thân "có thể đã nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan" vài năm trước khi chính thức trở thành đại biểu quốc hội ở Việt Nam vào năm 2016.

Số PESEL (mã số cá nhân cho người đóng thuế tại Ba Lan) trên hồ sơ xin quốc tịch trùng với ngày tháng năm sinh của đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân trong tiểu sử công khai của ông, theo nhà báo Mạc Việt Hồng.

Việc ông Nguyễn Văn Thân từ nhiều năm trước đã nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan khiến cộng đồng người Việt tại Warsaw đặt câu hỏi.

Một khẩu hiệu trong cuộc biểu tình hôm 16/06 là nhóm vận động người gốc Việt đã yêu cầu điều tra làm rõ việc có phải đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Thân có hai quốc tịch Việt Nam và Ba Lan hay không.

Hôm 17/06, ông Phạm Quốc Khánh, quyền Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thái Bình cho BBC biết ông "không rõ về vấn đề quốc tịch của ông Thân".

Ông Nguyễn Văn Thân "quốc tịch gốc vẫn là người Việt Nam", ông Phạm Quốc Khánh nói, bởi "trước khi vào quốc hội, hồ sơ lý lịch các ứng viên đã được điều tra làm rõ".

Tuy nhiên, "ông Thân là đại biểu do Trung ương gửi về và hồ sơ của ông Thân do Ban công tác Đại biểu Quốc hội nắm, nên Đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Bình không biết", ông Khánh nói.

Hồi tháng 7/2016, ở Quốc hội Việt Nam có vụ việc Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường "có hai quốc tịch", một của Việt Nam, một của Malta.

Theo phát biểu của Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia khi đó là ông Nguyễn Hạnh Phúc thì ngày 15/7 cùng năm, Hội đồng Bầu cử mới có thông tin "vi phạm Luật quốc tịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từ phía cơ quan chức năng".

"Ngay sau đó, bà Hường có đơn xin thôi làm đại biểu quốc hội," trang Zing.vn trích lời ông Hạnh Phúc.

Published in Việt Nam

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc quan ngại về luật An ninh mạng của Việt Nam (VOA, 15/06/2018)

Văn phòng Nhân quyền Liên Hip Quc chuyên trách Đông Nam Á mi đây tuyên b h "quan ngi" v vic quc hi Vit Nam hôm 12/6 thông qua Lut An ninh mng gây tranh cãi.

anninh1

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á hôm 14/6 ra tuyên bố v lut an ninh mng ca Vit Nam

Tuyên bố ca Văn phòng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc cũng được đăng ti trên trang Facebook và Twitter chính thức ca h hôm 14/6.

Văn phòng này cho rằng mt s điu khon trong lut mi thông qua "trái vi các nghĩa v ca Vit Nam theo Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính tr".

quan ca Liên Hiệp Quốc cũng đánh giá rng lut này trao cho chính quyền "nhiu quyn hn mi", cho phép h "ép buc" các công ty công ngh và nhà cung cp dch v phi chia s d liu máy tính, bao gm thông tin cá nhân, hoc phi t chi dch v và kim duyt bài đăng ca người s dng mà không cn có s xem xét ca nhánh tư pháp.

"Ngoài ra, chúng tôi còn quan ngại rng lut này có th được s dng đ trn áp tiếng nói bt đng Vit Nam, và chúng tôi mun khuyến khích Chính ph Vit Nam mang li mt môi trường thun li, đó t do ngôn lun, c trc tuyến và ngoài đời thc, đu được bo v", tuyên b ca Văn phòng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc viết.

Luật an ninh mng đã được thông qua trong bi cnh mt s đi biu quc hi, chuyên gia công ngh thông tin, lut sư, nhà báo và các nhân vt có nh hưởng trên mng xã hi cùng nhiu người dân ch ra rng lut có nhiu điu khon mang tính cht làm gim t do internet và tăng kh năng lm quyn ca công an Vit Nam.

Những người không ng h d lut đã kêu gi quc hi không thông qua, nhưng ý kiến ca h đã không có tác dng.

quan của Liên Hiệp Quốc nói trong tuyên b mi đây rng h ly làm tiếc v vic "dường như đã thiếu s tham vn" vi công chúng cũng như các doanh nghip có th b nh hưởng bi lut mi, trước khi thông qua lut. Văn phòng này kêu gi chính ph Vit Nam cn phi đưa công dân và xã hội dân s tham gia vào vic xây dng lut pháp và làm chính sách.

anninh2

Giáo sư Đng Hu và các chuyên gia kêu gi quc hi Vit Nam sa mt s điu trước khi thông qua d lut an ninh mng, 5/6/2018

Tuyên bố ca Văn phòng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á được đưa ra sau khi có mt s phn ng quc tế v lut mi ca Vit Nam.

Cục Dân ch, Nhân quyn và Lao động của B Ngoi giao M ra tuyên b "bày t s tht vng" v vic quc hi Vit Nam thông qua lut an ninh mng.

Một thông cáo báo chí ca t chc Ân xá Quc tế nói lut này "có nguy cơ gây hậu qu tàn hi cho t do ngôn lun Vit Nam" và đng nghĩa là "hiện nay Vit Nam không còn ch an toàn nào đ mi người t do nói chuyn".

Tổ chc Phóng viên Không biên gii RSF có tr s ti Pháp nhn xét lut Vit Nam va thông qua "là bn sao t lut an ninh mng có hiu lc ti Trung Quc t tháng 6/2017". Mt đại din ca RSF đưa ra yêu cu rng các nhà lp pháp Vit Nam cn "thu hi lut mi khc nghit này".

Trên mạng xã hi, nhiu người s dng Vit Nam trong nhng ngày này đang kêu gi công chúng tham gia ký tên vào mt kiến ngh trên trang change.org nhm mục đích đ ngh Ch tch nước Trn Đi Quang không ký ban hành lut an ninh mng.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói trong tuyên b hôm 14/6 rng d kiến các vn đ liên quan đến quyn t do đưa ra ý kiến, biu đt và hi hp s được tho lun chi tiết vào đu năm 2019 trong các cuộc kim đim v Vit Nam theo cơ chế Đánh giá Đnh kỳ Toàn cu và ca y ban Nhân quyn Liên Hiệp Quốc v vic Vit Nam thc hin các cam kết ca mình theo Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính trị.

******************

Thấy gì qua chương trình phát trực tiếp chất vấn đại biểu đoàn Đại biểu quốc hội Hà Nội (RFA, 15/06/2018)

Trưa hôm 15/6/2018, trên mạng xã hội facebook có chương trình phát trực tiếp chất vấn các Đại biểu quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội. Thực hiện chương trình là chị Nguyễn Thị Tâm, dân oan Dương Nội (quận Hà Đông) và cộng sự.

anninh3

Ngày 12/6/2018, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật an ninh mạng, đại biểu bấm nút chấp thuận hay phản đối ?

Đây là một chương trình rất đặc biệt, một hình thức thực hiện quyền giám sát của cử tri đối với các đại biểu quốc hội rất độc đáo. Trong thời gian phát có tới 7.000 người theo dõi. Cho đến lúc này, tức 7 giờ sau, chương trình đã có 7.057 chia sẻ, 5.000 like.

Câu hỏi đặt ra cho các đại biểu quốc hội rất đơn giản : Ngày 12/6/2018, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua Luật an ninh mạng, đại biểu bấm nút chấp thuận hay phản đối ?

Đơn giản vậy nhưng xem ra lại là câu hỏi rất khó đối với các đại biểu quốc hội. Chương trình gọi điện thoại tới 20/30 đại biểu quốc hội đoàn Hà Nội. Có 10 đại biểu chưa tìm ra số điện thoại.

Kết quả nhận được như sau :

1. Đại biểu Nguyễn Doãn Anh : máy bận. Cuối chương trình gọi lại thì trả lời muốn hỏi thì đến cơ quan tôi làm việc để tôi trả lời. Nhưng hỏi địa chỉ cơ quan ở đâu thì... tắt máy.

2. Đại biểu Dương Minh Ánh : Nghe xong câu hỏi thì tắt gọi lại không được.

3. Đại biểu Nguyễn Quốc Bình : không liên lạc được.

4. Đại biểu Nguyễn Chiến (trưởng đoàn Luật sư Hà Nội) : tìm được 2 số. Số máy thứ nhất không liên lạc được. Gọi số thứ 2 có bắt máy nhưng nghe câu hỏi thì tắt máy.

5. Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (chánh án tòa án HN) : Có chuông nhưng không bắt máy.

6. Đại biểu Nguyễn Văn Cường : nói không muốn trả lời qua điện thoại, mời đến gặp trực tiếp.

7. Đại biểu Nguyễn Văn Được : không liên lạc được.

8. Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà : sau khi nghe câu hỏi thì để nguyên máy. Chờ 2’30" không trả lời.

9. Đại biểu Đào Thanh Hải : không liên lạc được.

10. Đại biểu Ngô Duy Hiếu : nói hôm 12/6 đi công tác.

11 Đại biểu Trần Thị Phương Hoa : vặn lại : "Tại sao chị được quyền hỏi hỏi tôi về việc ấy" rồi tắt máy.

Sau đó đại biểu này gọi lại, nói tôi theo số đông, khi bị hỏi riết thì thừa nhận bỏ phiếu thuận

(câu chuyện với đại biểu này có riêng 1 video, mời bạn đọc xem video thứ 2)

12. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh : trả lời lòng vòng. Khi chương trình yêu cầu trả lời thẳng vào câu hỏi thì nói tôi không thể trả lời câu hỏi này.

13. Đại biểu Nguyễn Thị Lan : nghe xong câu hỏi thì tắt máy.

14. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai : trả lời không đồng ý (tức bỏ phiếu chống).

15. Đại biểu Bùi Huyền Mai : nghe xong câu hỏi, nói tôi đang họp rồi tắt máy.

16. Đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc : nghe xong câu hỏi đột ngột tắt máy.

17. Đại biểu Lê Quân không bắt máy. Cuối chương trình gọi lại vào số thứ 2, nói không tiện trả lời, tắt máy.

18. Đại biểu Nguyễn Văn Thắng : nói nhầm số.

19. Đại biểu Dương Quang Thành : không bắt máy.

20. Đại biểu Nguyễn Anh Chí : không bắt máy. Gọi lại thì nói giọng rất gay gắt

Như vậy, trừ đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói bỏ phiếu chống, 1 người vắng mặt hôm bỏ phiếu, 3 người không liên lạc được, 1 người nhầm số, còn lại 15 người (75%) hoặc là tỏ ra khó chịu, hoặc là lẩn tránh, thái độ coi thường cử tri.

Qua buổi chất vấn này, cho thấy các đại biểu quốc hội không nhận thấy trách nhiệm của mình là đại diện cho dân, vào được quốc hội rồi tự coi mình là tầng lớp khác, trên dân, coi thường dân.

Đã có nhiều nhận xét không thiện cảm về quốc hội Việt nam, gọi những đại biểu quốc hội Việt Nam là nghị gật.

Buổi phát trực tiếp này cho thấy, những lời nhận xét về quốc hội Việt Nam chẳng còn là lời đồn, không ưa thì nói xấu nữa. Nó phản ảnh đúng tư cách, nhân cách, tri thức, trình độ văn hóa, tâm huyết của mỗi đại biểu. Đó là một sự thật cay đắng và đau xót cho cử tri Việt Nam. Đất nước rồi sẽ còn đi đến đâu khi vận mệnh được trao cho những đại biểu quốc hội như thế này ?

Chương trình trực tiếp hôm nay, nhiều người nhận xét là chương trình Livestream hay nhất. Chương trình không chỉ đơn thuần là chuyện chất vấn 20 đại biểu quốc hội xem ai bỏ phiếu thuận, ai bỏ phiếu chống một đạo luật. Ý nghĩa của nó là người dân, cử tri phải biết quyền của mình và sử dụng nó ra sao. Đại biểu quốc hội hay những lãnh đạo không phải là cái gì cao siêu, cấu tạo khác thường mà người dân không dám động đến. Chỉ khi nào lãnh đạo, nghị sĩ biết sợ dân như ở các nước dân chủ thì lúc ấy xã hội mới bình thường. Khi đó, những lời rêu rao dân chủ, tự do, hạnh phúc là những điều mặc nhiên, chứ không cần trương lên trên các khẩu hiệu hay ra rả phát ở các đài phát thanh, nhan nhản trên báo chí.

Nguyễn Tường Thụy

Published in Việt Nam

Đó là quyết định của Ban bí thư trong cuộc họp diễn ra hôm 4/5 sau khi đánh giá các vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên.

cach1

Bà Phan Thị Mỹ Thanh - Ảnh : Hà My

Ban bí thư khẳng định : Những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân bà Thanh.

Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng ; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Thanh theo quy định của pháp luật.

Kết quả trên đây được đưa ra sau khi Ban bí thư xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương tại Tờ trình số 111-TTr/UBKTTW, ngày 27/4 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Theo đó, Ban bí thư nhận thấy Trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp từ năm 2003 đến tháng 01/2009, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Không chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất trong khi đã thu tiền của các hộ dân ; đồng ý để kế toán Sở Công nghiệp gửi số tiền còn lại của Dự án vào Công ty Gỗ Tân Mai.

Khi chuyển công tác, bà Thanh đã không bàn giao dự án cho người kế nhiệm, dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.

Ưu ái doanh nghiệp gia đình

Với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 9-2014), bà Thanh đã ký nhiều văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng không xem xét nội dung tham mưu của sở, ngành chuyên môn, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư dự án.

Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ký Quyết định số 2230/QĐ-UBND, ngày 21/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án lấn Sông Đồng Nai không báo cáo, xin ý kiến các bộ, ngành trung ương theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Ký một số quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thể hiện sự ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của gia đình thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực do bà phụ trách, trong đó có dự án không thuộc lĩnh vực được phân công trực tiếp phụ trách, báo cáo sai sự thật về khối lượng, tiến độ đã thực hiện của dự án, nhằm mục đích trục lợi cho doanh nghiệp của gia đình mình.

Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng quy chế về công tác đối ngoại ; nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân, giải quyết việc riêng ; thậm chí có lần xuất cảnh ra nước ngoài không báo cáo tổ chức theo quy định.

"Chuỗi" sai phạm của bà Mỹ Thanh

Sai phạm lần 1 :

Đầu tháng 7/2017, Ủy ban kiểm tra trung ương xác định vi phạm của bà Thanh là nghiêm trọng :

- Vi phạm Luật phòng chống tham nhũng, tham gia điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng là công ty của chồng, ký các văn bản trái luật…

- Trong thời gian làm phó chủ tịch UBND tỉnh, ký văn bản lấy ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp của chồng (Hợp tác xã An Phát) để bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT Tân Cang (Thành phố Biên Hòa) trái pháp luật

- Kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước

Sai phạm lần 2 :

Giữa tháng 3/2018, Ủy ban kiểm tra trung ương thông báo kết quả kiểm tra các dấu hiệu sai phạm đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015-2020), trong xác định bà Thanh có thêm nhiều sai phạm :

- Gây ra hậu quả rất nghiêm trọng khi làm dự án khu tập thể Sở Công thương.

- Trong thời gian làm phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, ký nhiều văn bản trái quy định, ưu ái cho công ty gia đình

- Vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng trong việc đi nước ngoài…

Giữa tháng 4, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố sai phạm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng. Đây cũng là công ty chồng mà bà Thanh đặt bút ký các văn bản trái luật.

Trong tháng 4/2018, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã chỉ đạo các ban đảng tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm. Đối với trường hợp bà Thanh, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã bỏ phiếu đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng

Lê Kiên - SĐ

Published in Việt Nam

Án chung thân cho cựu đại biểu ‘chạy’ vào quốc hội (VOA, 16/10/2017)

Cựu đi biu quc hi Châu Th Thu Nga, người tng khai chi 1,5 triu đôla đ chy vào cơ quan lp pháp ca Vit Nam, vừa b tòa án Hà Ni tuyên án tù chung thân vì v ti la đo chiếm đot tài sn, theo truyn thông trong nước.

db1

Cựu đi biu Quc hi Châu Th Thu Nga b tòa án Hà Ni tuyên án tù chung thân vì về ti la đo chiếm đot tài sn.

Báo Tiền Phong đưa tin, sau 2 tun xét x và ngh án, Tòa án thành ph Hà Ni hôm 16/10 đã tuyên án tù chung thân đi cu Ch tch Tp đoàn Đầu tư xây dng Nhà đt - Housing Group, trong khi 9 đng phm khác ch b tuyên án t 36 tháng tù treo đến 6 năm tù giam.

Tại tòa, bà Nga khng đnh không la đo khách hàng, trong khi các lut sư bào cha ca Nga cho rng không đ căn c kết ti bà Nga phạm ti la đo, và v án có du hiu vi phm t tng, cn tr h sơ điu tra li.

Ngoài án tù, Bà Châu Thị Thu Nga phi bi thường hơn 54 t đng. Hi đng xét x được báo VietnamNet dn li nói rng bà Nga và công ty Housing Group phi liên đi bi thường cho 501 người b hi s tin chiếm đot hơn 242 t đng, trong đó công ty Housing Group do bà Nga làm ch tch phi bi thường hơn 187 t đng.

Trong một phiên xét x, bà Nga, cu đi biu Quc hi khóa 13, nói rng bà tr 1,5 triu đôla (khong 30 t đng) đ "chy" cho mt chiếc ghế trong Quc hi.

Bà Nga hai lần xin được khai báo v khon tin này trước tòa hôm 5/10, nhưng không được ch ta cho phép vì "không nm trong phm vi v án", theo báo chí trong nước.

Ông Nguyễn Đình Hà, mt ng c viên đi biểu Quc hi ti Hà Ni cho VOA biết phn ng ca ông v vic "chy ghế" này : "Thông tin v vic bà Châu Th Thu Nga khai nhn "chy vào Quc hi" hết 1,5 triu đôla đã có t trước khi phiên x s thâm đi vi bà din ra. Tôi cũng đã tng nghe người n, người kia nói v nhng trường hp "chy ghế" khác, không ch quc hi, mà trong h thng các cơ quan, đơn v s nghip ca nhà nước nói chung. Nhưng đây là ln đu có mt s khai nhn c th, mong mun công b s tht v chuyn hi l, nhn hi l đ có ghế đi biu quc hi".

Là một mt ng viên đi biu quc hi đc lp ca kỳ bu c quc hi khóa 14, ông Hà đánh giá vic "chy ghế" này th hin "mt s bt minh, bt công đáng phi làm rõ, loi b và nghiêm tr người phm pháp, đ cho nhng kỳ bu c sau được minh bch, công bng và thc s dân ch hơn".

Ông Hà nói thêm rằng nhng khiếm khuyết trong h thng bu c cũng cn phi được sa đi, nhm bo đm quyn ca công dân v ng c, cũng như giúp loi b nhng ng viên như bà Nga, và nhiu đi biu bi miễn tư cách trong thi gian qua.

Ông Hà nói hiện mi li khai ca bà Nga v chuyn "chy ghế" đu b bưng bít, gii truyn thông đưa tin v phiên tòa không th nghe thy li khai liên quan đến ch "chy", bt k là chy ghế đi biu quc hi hay "chy d án". Do vy, ông không th đưa ra nhn đnh chính xác v vic bà Nga "chy" như thế nào.

Tuy nhiên, ông nhận đnh rng trên thc tế mi cuc bu c ti Vit Nam, các ng viên trúng c đu là nhng người nm trong "cơ cu, thành phn", "đã được Đng Cng sản và Mt Trn T quc các cp trước đó sp đt, nên vai trò lá phiếu ca c tri dường như có vai trò không đúng mc". Do vy, ông Hà phng đoán rng bà Nga "chy" đ được nm trong danh sách được "cơ cu, thành phn" trong Quc hi.

Khi được hi v này có tác động như thế nào đi vi uy tín ca quc hi Vit Nam, ông Hà nói : "V vic bà Nga khai nhn "chy vào Quc hi" bc l mt hin tượng, mt l hng to ln trong h thng bu c ti Vit Nam, t đó nh hưởng đến tính chính danh ca Quc hi đương nhiệm".

Ông Hà đặt nghi vn : "Còn bao nhiêu v đi biu có ghế là do "chy" na ?". S vic này cũng đt mt du hi ln v tính dân ch, quyn lc thc tế ca người dân trong mi kỳ bu c, chưa nói đến là s vn hành ca toàn b cơ chế vn hành nn chính tr tại Vit Nam".

"Niềm tin ca người dân vào Quc hi, uy tín ca Quc hi vi c tri sau hàng lot kỳ vng, ri tht vng như chm ban hành Lut v Hi, Lut Biu tình ; thông qua Điu 19.3 trong B lut hình s sa đi..., nay li b h thêm mt bc nghiêm trọng na, liên quan đến tính chính danh".

Bà Nga trở thành đi biu quc hi khóa 13 năm 2011, nhưng b min nhim v trí này năm 2015 sau v bê bi "bán nhà o" tr giá hàng trăm t đng.

*******************

Án chung thân tuyên đối với cựu đại biểu Quốc hội (RFA, 16/10/2017)

Cựu đại biểu quốc hội Việt Nam, bà Châu Thị Thu Nga lãnh án tù chung thân.

db2

Bà Châu Thị Thu Nga trong phiên tòa chiều ngày 16 tháng 10 năm 2017. Screen capture of ANTV's video

Ngoài ra còn có 9 người bị cáo buộc là đồng phạm với bà Nga bị kêu án từ 24 tháng cho đến 7 năm tù giam.

Bản án được tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên vào chiều ngày 16 tháng 10.

Cáo trạng của tòa nói rằng bà Nga phạm tội lừa đảo chiếm đoạt một số tiền trị giá 350 tỉ đồng.

Tuy nhiên bà Nga nói rằng vẫn còn có nhiều điều oan ức mà tòa chưa làm rõ cho bà.

Bà Châu Thị Thu Nga năm nay 52 tuổi là đại biểu quốc hội và cũng là một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc. Bà bị bắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, với cáo buộc lừa đảo liên quan đến công ty địa ốc do bà làm chủ.

Trong diễn biến của phiên tòa vừa qua luật sư bào chữa của bà Nga cho biết trong hồ sơ bà này có khai đã dùng tiền đút lót để được bầu làm đại biểu quốc hội, nhưng tòa án đã không cho bà này khai báo việc chạy ghế đại biểu quốc hội như thế. Lý do vì tòa nói là không có liên quan đến vụ án đang được xét xử.

Published in Việt Nam

Cử tri Đồng Nai đòi bãi nhiệm đại biểu quốc hội (BBC, 08/10/2017)

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, đang phải đối mặt với sức ép từ cử tri, khi nhiều người lên tiếng đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà, theo báo Tuổi Trẻ.

dongnai1

Dù đã bị kết luận là vi phạm Luật tham nhũng nhưng bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Đồng Nai

Trước đó Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận bà Thanh đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và các quy định đảng viên không được làm.

Theo báo Tuổi Trẻ, khi còn đương chức giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện Nhơn Trạch, bà Thanh vẫn tham gia điều hành công ty của chồng là Công ty Cường Hưng. Bà Thanh đã ký kết chấp thuận công ty này đầu tư dự án khu dân cư thương mại.

Ngoài ra, bà còn ký kết các văn bản không thuộc lĩnh vực phụ trách và không minh bạch trong kê khai tài sản.

'Không xứng đáng làm đại biểu của dân'

"Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo, sao vẫn để bà Thanh là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội và cho đi tiếp xúc cử tri ?" báo này dẫn lời một cử tri tên Hồ Ngọc Khản tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 6/10.

Một cử tri khác tên Hoàng Mai thì nói bà Thanh "tiếp sức cho chồng, không xứng đáng làm đại biểu của dân."

"Đại biểu do cử tri bầu ra nhưng khi bà Thanh không đủ phẩm chất của một đại biểu thì Quốc hội phải xử lý càng sớm càng tốt. Đừng để cử tri mất lòng tin và làm ảnh hưởng đến đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai," báo Tuổi Trẻ dẫn lời cử tri Đậu Văn Tạo.

Trả lời cử tri, Phó trưởng đoàn đại biểu, Bùi Xuân Thống nói : "Chị Thanh với tư cách trưởng đoàn sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, còn ở tư cách đại biểu thì do Quốc hội quyết định. Chị Thanh còn là người của Ban Bí thư quản lý nên trường hợp của chị Thanh sẽ do Ban Bí thư và Quốc hội quyết định trong kỳ họp sắp đến".

Lấy ngân sách hỗ trợ dự án BOT của chồng

Năm 2013, bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát, do ông Đỗ Tịnh, chồng bà thanh quản lý để làm dự án BOT, làm đường, lập trạm thu phí.

Bà Thanh ký văn bản dùng ngân sách để hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án BOT.

Các doanh nghiệp khai thác đá ở khu vực này nói với bảo Tuổi Trẻ rằng đây là tuyến đường không nhất thiết phải làm BOT vì đầu tư không nhiều tiền, gây tăng chi phí đầu ra cho các đơn vị.

"Thấy bà Thanh ký giao cho Hợp tác xã An Phát của chồng bà làm BOT để thu phí là bất hợp lý nhưng không ai dám nói," báo này dẫn lời một doanh nghiệp đá.

Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 6/10, bà Thanh vẫn tham gia với tư cách phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội nên có nhiều cử tri bức xúc lên tiếng.

********************

Đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội với bà Phan Thị Mỹ Thanh (Tuổi Trẻ, 08/10/2017)

Cử tri Đồng Nai lên tiếng đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội - vì bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của dân.

dongnai2

Bà Phan Thị Mỹ Thanh tiếp xúc cử tri huyện Nhơn Trạch vào sáng 2/10. Tại đây, bà Thanh trả lời nhiều thắc mắc của cử tri, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng - Ảnh: H.M.

"Không còn uy tín"

Tối 6/10, tại một buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, cử tri Hồ Ngọc Khản (Phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa) nói : "Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo, sao vẫn để bà Thanh là trưởng đoàn Đại biểu quốc hội và cho đi tiếp xúc cử tri ?".

Tại thị xã Long Khánh, cử tri Hoàng Mai (xã Bình Lộc) cũng yêu cầu bãi nhiệm tư cách Đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh. Theo ông Mai, trung ương kết luận bà Thanh vi phạm Luật phòng chống tham nhũng, tiếp sức cho công ty của chồng, không xứng đáng là đại biểu của dân nữa.

Cử tri Đậu Văn Tạo (thị xã Long Khánh) cũng thấy kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho thấy rõ ràng là bà Thanh không còn xứng đáng là đại biểu của dân, càng không xứng đáng làm phó bí thư Tỉnh ủy.

"Việc xử lý chậm chạp, để bà Thanh đi tiếp xúc với dân, nói chuyện chống tham nhũng, làm sao dân nghe. Đại biểu do cử tri bầu ra nhưng khi bà Thanh không đủ phẩm chất của một đại biểu thì Quốc hội phải xử lý càng sớm càng tốt. Đừng để cử tri mất lòng tin và làm ảnh hưởng đến đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai", cử tri Tạo nói.

Các ý kiến này đều đã được ghi lại để tổng hợp báo cáo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

Chờ trung ương quyết định

Trao đổi lại với cử tri, đại biểu Bùi Xuân Thống - phó trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai - giải thích: "Chị Thanh với tư cách trưởng đoàn sẽ do Ủy ban Thường vụ quốc hội quyết định, còn ở tư cách đại biểu thì do Quốc hội quyết định. Chị Thanh còn là người của Ban Bí thư quản lý nên trường hợp của chị Thanh sẽ do Ban Bí thư và Quốc hội quyết định trong kỳ họp sắp đến".

Trong lúc chờ đợi, các đại biểu khác của Đồng Nai đang phải "chịu trận" với cử tri khi nhắc đến bà Phan Thị Mỹ Thanh, một đại biểu không muốn nêu tên cho hay. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc cử tri ở Đồng Nai đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà Thanh, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) nói : "Cử tri không còn tín nhiệm, đề nghị bãi nhiệm là nguyện vọng, ý kiến của họ. Còn việc bãi nhiệm tư cách của chị Thanh phải căn cứ trên các quy định pháp luật, tiêu chuẩn đại biểu...".

"Nhưng nguyện vọng, bức xúc của cử tri về tư cách Đại biểu quốc hội là cơ sở rất quan trọng để Quốc hội xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu", ông Nhưỡng nói.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) : Việc bãi nhiệm được thực hiện theo điều 40 Luật tổ chức Quốc hội. Theo đó, "khi Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm".

Trường hợp cử tri thấy cần phải bãi nhiệm đại biểu do mình bầu ra thì có thể tiến hành bằng cách: tập thể cử tri có đơn đề nghị xem xét tư cách Đại biểu quốc hội gửi đến ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam địa phương - nơi hiệp thương giới thiệu đại biểu ứng cử. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của địa phương thấy có cơ sở sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Tiến sĩ Lê Văn In (nguyên phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP - nay là Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh) : Cần bãi nhiệm tư cách Đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra vào cuối tháng 10 này. Để một đại biểu bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật cảnh cáo, cử tri không còn niềm tin, làm trưởng đoàn dẫn đầu đoàn Đại biểu quốc hội của tỉnh đi dự kỳ họp là không ổn.

Trường hợp này Mặt trận Tổ quốc cần thể hiện vai trò giám sát của mình để cùng với cử tri loại bỏ sớm Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Một đại biểu thuộc đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh : Theo quy định, Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Bà Thanh là phó bí thư Tỉnh ủy, nên quy trình xử lý tư cách Đại biểu quốc hội với bà Thanh phải sau khi xử lý xong về mặt Đảng.

Những sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong thời gian giữ các cương vị tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Công thương, bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, chủ tịch hội đồng thành viên.

Trong thời gian giữ cương vị ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Thanh có các vi phạm như: ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Bà Thanh còn ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách, vi phạm quy chế làm việc và vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư. Ngoài ra, bà Thanh không minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng công bố kết luận thanh tra về sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh và một số cá nhân trong việc thực hiện dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất (thành phố Biên Hòa).

Hà Mi - Ái Nhân

Published in Việt Nam
samedi, 07 octobre 2017 15:34

Xử sắt đá vụ Châu Thị Thu Nga ?

Hôm 5/10 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án cựu Đại biểu quốc hội Châu Thị Thu Nga về tội lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng mua nhà, trong dự án bất động sản của doanh nghiệp mà bà Nga là chủ tịch Hội đồng quản trị.

xu1

Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội bắt đầu thẩm vấn, xét hỏi bị cáo Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm để làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt gần 400 tỷ đồng.

Tại phần xét hỏi bà Nga muốn khai ra số tiền mấy chục tỷ đồng chạy Đại biểu quốc hội nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ngắt không cho bà Nga khai báo với lý do vấn đề này đã được tách ra làm một vụ án khác để điều tra.

Việc không cho khai báo đã gây phẫn nộ trong dư luận vì người dân rất muốn biết số tiền bà Nga chạy Đại biểu quốc hội đã đưa cho ai, ai đã cầm số tiền này để giúp bà Nga trúng cử Đại biểu quốc hội ?

Cũng theo thông tin báo chí thì quá trình điều tra trước đó người được khai ra đã phủ nhận việc nhận tiền, và khi cho hai bên đối chất thì hai bên giữ nguyên quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau.

Vậy làm thế nào để xử lý hành vi tham nhũng trong trường hợp này ?

Bài học từ Singapore

Trong cuốn hồi ký của ông Lý Quang Diệu có tiêu đề 'Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất', ông Diệu đã tường thuật lại công cuộc chống tham nhũng của đất nước Singapore do ông khởi xướng, điều đã giúp cho đất nước ông xếp vào hàng ngũ các quốc gia ít tham nhũng nhất khu vực Châu Á vào năm 1997, trên cả Hồng Kong và Nhật Bản, xếp thứ 7 trên toàn thế giới cho thành tích vắng mặt tham nhũng vào năm 1998.

xu2

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người khởi xướng chương trình sắt đá chống tham nhũng ở Singapore cuối những năm 1990.

Từ năm 1960 vấn đề tham nhũng tại Singapore được ông nêu ra không khác gì tình trạng tham nhũng trong mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam ngày nay. Tham nhũng trong bộ máy hành chính quan liêu từ nhỏ đến lớn trong các phạm vi như thủ tục hải quan, cảnh sát giao thông, chăm sóc bệnh viện, xây nhà trái phép, v.v.

Đối với những đối tượng nhỏ ông Lý Quang Diệu đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, hủy bỏ việc cấp giấy phép hoặc phê chuẩn trong những việc ít quan trọng.

Để đấu tranh đối với đối tượng cao cấp ông Lý Quang Diệu đã thực hiện một chương trình sắt đá, đó là tiến hành sửa luật nâng cao khả năng diệt trừ tham nhũng. Trong đó ông cho biết 'Luật hiện hành quy định chứng cứ do kẻ đồng phạm khai ra không có giá trị tin cậy trừ khi được chứng minh. Chúng tôi đã thay đổi, cho phép các quan tòa chấp nhận lời khai của kẻ đồng phạm là chứng cứ'.

Là một luật sư trước khi tham gia hoạt động chính trị, ông Lý Quang Diệu đã rất biết vận dụng các yếu tố pháp lý trong việc làm sạch bộ máy.

Trong đó thay đổi hiệu quả nhất mà ông thừa nhận đó là vào năm 1960 luật pháp cho phép quan tòa xem những chứng cứ cho thấy kẻ bị tố cáo đang sống ở mức sống vượt quá khả năng kinh tế của anh ta hoặc có những tài sản mà thu nhập của anh ta không thể giải thích được, đó là bằng chứng xác thực chứng minh rằng người bị tố cáo đã nhận hối lộ.

Ông cũng kể lại một loạt các nhân sự cao cấp trong đó có những người là đồng chí thân thiết công tác với ông nhiều năm bị cáo buộc tham nhũng, họ đã nhận những khoản tiền của doanh nghiệp để có những chính sách làm lợi cho doanh nghiệp. Những người này đều bị xử lý nghiêm khắc, người thì đi tù, người thì tìm đến cái chết để tránh nỗi đau đớn quá mất mặt do bị khai trừ xử lý.

Việt Nam thì sao ?

Thật đáng ngạc nhiên là từ lâu nay pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định lời khai của bị can hay kẻ đồng phạm đều đã là chứng cứ.

Tức là cái quy định được sửa đổi có tính chất sắt đá mang hơi hướng quân phiệt độc tài của ông Lý Quang Diệu thì lại là cái đã có từ lâu ở Việt Nam.

Lời khai cũng là chứng cứ, luật Việt Nam đã quy định vậy, nhưng việc vận dụng thì lại có nhiều 'uyển chuyển linh động' theo kiểu đối với dân thường thì không cho nó thoát, nhưng đối với quan chức ví như trong vụ bà Châu Thị Thu Nga thì lại đòi hỏi phải thêm những bằng chứng rõ ràng hơn.

Đòi hỏi những bằng chứng rõ ràng hơn là một điều đáng hoan nghênh, nhưng nếu không thể có thêm những bằng chứng rõ ràng hơn thì sao ? Sẽ thế nào nếu Tòa án không tuyên là có tội trong khi dân chúng đều tin là có tội ? Việc làm của tòa án có thể đi ngược lại với nhận thức duy lý của con người ?

xu3

Bà Châu Thị Thu Nga bị Quốc hội bãi nhiệm tư cách Đại biểu vào tháng 6/2015

Đòi hỏi những bằng chứng rõ ràng để kết án, đó là một cách làm tốt, nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào việc phải có bằng chứng rõ ràng mới có thể kết án thì đó lại là một cách làm sai, bộc lộ nhận thức giản đơn về những vấn đề vốn dĩ phức tạp của khoa học tư pháp vốn đòi hỏi phải vận dụng đến những đặc tính lý trí con người.

Việc xử án cứ phải có chứng cứ rõ ràng là cách làm không tôn trọng tính phức tạp của thực tiễn, theo lẽ rằng không phải vụ án nào cũng có chứng cứ rõ ràng, không phải khi nào chân lý cũng biểu lộ rõ rệt về sự đúng sai, mà nhiều khi thực tế chỉ cung cấp bày ra trước mắt những sự thiếu hụt không đầy đủ, đòi hỏi tư duy lý trí con người phải vận động bù đắp vào để thấy được chân lý.

Bổ trợ cho điều đó con người đã xây dựng quy trình thủ tục tư pháp gồm Hội đồng xét xử nhiều người và quy trình xét xử theo hai cấp, để nhằm đạt đến sự đúng đắn chính xác trong phán đoán ngõ hầu đạt đến chân lý khách quan. Còn nếu cứ phải có chứng cứ rõ ràng thì chỉ cần một người xét xử là được và cũng chẳng cần phải xét xử qua hai cấp.

Xử lý tham nhũng cần sắt đá

Ông Lý Quang Diệu đã xây dựng một xu hướng quan điểm xem tham nhũng trong các cơ quan chính quyền là sự đe dọa đối với xã hội. Ông đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức cao và xây dựng những nguyên tắc chính trị pháp lý khoa học chặt chẽ.

Ở Việt Nam lâu nay quyết tâm phần nhiều mới chỉ ở lời nói, còn thì các nguyên tắc hoạt động chính trị và pháp lý thì lại lỏng lẻo thiếu chiều sâu, thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học.

Nhiều ban ngành cấp cao không muốn bị trói buộc vào những quy chế pháp lý có tính chế tài, muốn làm sai mà không bị xử lý, đây cũng là thuộc tính của độc tài. Trong khi ông Lý Quang Diệu xây dựng một khung khổ thể chế để ràng buộc quan chức nhà nước thì ở Việt Nam pháp luật chỉ để xử lý người dân.

Trong vụ việc chạy Đại biểu quốc hội của bà Châu Thị Thu Nga đây là vấn đề tham nhũng mà thế giới họ đã gặp phải từ lâu và họ đã xử lý được rồi, vấn đề của Việt Nam là có đủ sự quyết tâm sắt đá hay không mà thôi.

ác giả là luật sư hành nghề tại Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để "chiến đấu" với thực phẩm bẩn : "Cả dân tộc quyết tâm như một thời chúng ta đánh Mỹ để cứu dân tộc chúng ta tránh khỏi thực phẩm bẩn"

chau1

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới : Các đại biểu quốc hội : Nguyễn Thị Kim Ngân, Hoàng Hữu Phước (khóa trước), Nguyễn Thị Xuân, Trịnh Ngọc Phương, Đỗ Văn Đương (khóa trước), Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyễn Thị Thủy, Ngọ Duy Hiểu.

Lời phát biểu của ông gây nên rất nhiều lời đàm tiếu trong cư dân mạng. Có lẽ ông Hiểu muốn nói đến tinh thần quyết tâm, hăng hái, đoàn kết, hy sinh của thời kỳ chống Mỹ. Nhưng tinh thần chống Mỹ cũng có nhiều vấn đề phải bàn. Tinh thần ấy đã đem lại cái được duy nhất là đất nước không còn chia cắt, còn bản chất cuộc chiến tranh và hệ lụy của nó, 42 năm qua đã tốn khá nhiều bút mực của các học giả. Có thể tóm gọn rằng, tinh thần chống Mỹ đã làm hao người tốn của một cách khủng khiếp ; một nửa nước giàu có thành nghèo đói, lạc hậu như nhau, xã hội hỗn loạn, lòng người ly tán và giờ đây tụt hậu so với thế giới hàng năm chục đến một vài trăm năm. Tinh thần ấy đã đuổi đi thêm một nền văn minh nhân loại.

Không thể không đặt câu hỏi tại sao, trong 4 quốc gia bị chia cắt có cộng sản cùng thống trị thì chỉ có Việt Nam dùng bạo lực để thống nhất đất nước còn 3 nước kia thì không. Trung Quốc chỉ hô hào trên miệng chứ không tấn công Đài Loan mặc dù họ cổ động hàng xóm làm chuyện đó. Trong thời kỳ quan hệ giữa hai đảng rạn nứt, mặc những bức điện mừng kỷ niệm thành lập đảng hay mừng quốc khánh Trung Quốc của Việt Nam kích đểu rằng chúng tôi luôn ủng hộ các đồng chí giải phóng Đài Loan, thu hồi lãnh thổ về một mối nhưng Trung Quốc vẫn để nguyên trạng cho đến tận bây giờ. Sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Bắc Triều Tiên cũng chỉ hung hăng đe dọa chứ không phát động chiến tranh thôn tính Hàn Quốc. Đông Đức cũng không phát động tinh thần chống Phương Tây đánh Tây Đức để đến năm 1989 nước Đức thống nhất một cách ngoạn mục. Không nước nào dám bắt chước Việt Nam, mặc dù họ vẫn cổ vũ, tuồn vũ khí, phương tiện chiến tranh cho Việt Nam như kiểu suỵt chó vào bụi rậm. Cho đến bây giờ, nhìn vào Việt Nam, họ thấy cái sự không dám của mình là đúng đắn.

Trở lại chuyện ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để "chiến đấu" với thực phẩm bẩn. Không hiểu tinh thần chống Mỹ có liên quan gì đến việc chống thực phẩm bẩn ? Hẳn là ý ông Hiểu coi tấn công vào bọn làm hàng giả, hàng độc hại như đánh giặc. Thời buổi này mà ông còn cho rằng, chỉ cần hăng hái thì việc gì cũng làm được. Hẳn nhiều người đã biết đến câu "ngu dốt cộng nhiệt tình bằng phá hoại". Chiến tranh khác hẳn với xây dựng đất nước, với việc tổ chức quản lý xã hội. Còn cái tinh thần chống Mỹ đem lại hệ lụy như thế nào thì như người viết vừa sơ giải.

Không riêng gì ông Ngọ Duy Hiểu, trước đó nhiều đại biểu quốc hội khác có những phát ngôn rất ngô nghê, nhảm nhí, nghe nó cứ ngồ ngộ, hay hay thế nào. Tuy thế, có thể thấy họ có sự toan tính riêng. Những phát ngôn đó đều không đứng về phía nhân dân mặc dù họ được coi là đại biểu của dân.

Năm 2011 ông nghị Hoàng Hữu Phước bỗng dung nổi tiếng về những lời phát biểu có vẻ văn hoa uốn éo nhưng khuynh tả của mình. Ông căm thù biểu tình, cho rằng biểu tình là chống lại chính phủ, là làm ô danh đất nước. Từ sự đột ngột nổi tiếng ấy, người ta tìm hiểu về ông, biết thêm nhiều chuyện trong đó có chuyện ông bắt chước Tô Tần hiến kế liên hoành cho Saddam Hussein, xin làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho hắn để công du thuyết phục các nước. Vì thế người ta nghi ngờ ông bị tâm thần.

Cũng năm 2011, cố vẽ một điểm sáng le lói cho bức tranh kinh tế ảm đạm, ông nghị Đỗ Văn Đương bày tỏ : "Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực ! Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn".

Câu nói của ông được đề cử giải hoa Titan Arum (một loại hoa thối nhất thế giới, còn gọi là hoa xác chết) của một diễn đàn. Giải này dành cho các phát biểu "củ chuối nhất và vớ vẩn nhất năm 2011".

Từ đó người ta gọi ông bằng cái tên thân thuộc và dân dã là "Nghị rau muống".

Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy ; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì thể hiện chất nghị nô của mình bằng câu nói con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc : "Nếu con em cán bộ lãnh đạo mà có sự trưởng thành và được các Đại hội Đảng tín nhiệm hoặc được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách quan trọng thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc ta, của Đảng ta. Tôi nghĩ là vậy. Đó là sự kế thừa, giữ gìn và biết phát huy truyền thống đó để kế tục sự nghiệp của cha ông. Đó phải là điều hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ ?".

Mới đây, Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc công an tỉnh, đại biểu tỉnh Đắk Lắk đề nghị xử lý hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo, mặc dù hành vi đó đã được điều chỉnh bởi điều 122 (tội vu khống) hoặc điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Có lẽ ý thị Xuân là động đến lãnh đạo cần phải qui định tội danh riêng, nặng hơn.

Khi làn sóng phản đối Nguyễn Thị Xuân chưa lên tới đỉnh thì tiếp theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng luật sư phải tố giác thân chủ : "nếu không tố cáo thân chủ thì luật sư sẽ bị khởi tố về tội "che giấu tội phạm" làm xôn xao công luận, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của báo chí và đặc biệt là giới luật sư. Điều mai mỉa là Nguyễn Thị Xuân có hoc vị đến tiến sĩ về ngành luật.

Mới ngày hôm qua, 9/6 thôi, ông Trịnh Ngọc Phương, ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đại biểu Tây Ninh lại hăng hái không kém khi cho rằng người dân Đồng Tâm… đàn áp công an, chồng thêm độ cao của làn sóng phản đối những phát ngôn quái đản của đại biểu quốc hội : "Ý kiến của đại biểu Nhưỡng về việc cảnh sát áp đảo người dân trong vụ Đồng Tâm là sai sự thật, mà chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại nhóm người thực thi nhiệm vụ".

Bệnh phát ngôn bừa bãi không loại trừ cả Chủ tịch Quốc hội. Ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch quốc hội 1 ngày, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng biểu tình bảo vệ biển đảo của Tổ quốc gây ồn ào, kích động. Bà ta đặt câu hỏi họ đã làm gì cho đất nước rồi khẳng định "chưa làm gì cả". Tuy nhiên, bà Ngân cũng chỉ là học trò người tiền nhiệm của bà - ông Nguyễn Sinh Hùng khi ông này chầy cối cho rằng dân bầu ra Quốc hội nên Quốc hội sai thì dân phải chịu : "Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai ?

Những phát biểu ngô nghê, ấu trĩ, khuynh tả của các đại biểu quốc hội không chỉ có bấy nhiêu. Điều cần đặc biệt lưu ý là, về danh nghĩa, họ là đại biểu cho lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, những phát biểu ấy đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, tấn công vào nhân dân. Việc làm của họ không xuất phát tự lợi ích của nhân dân mà chỉ muốn nắm chặt bàn tay sắt, nhăm nhe bảo vệ đảng của họ (tỉ lệ đảng viên chiếm 95-96% Quốc hội).

Sự hăng hái thái quá của những đại biểu này có thể ví như những cháu ngoan Bác Hồ lớn tuổi. Nó khác một điều là những cháu ngoan Bác Hồ chưa hiểu biết gì về chính trị xã hội, người lớn bảo sao nghe vậy còn họ đã từng trải, có bằng cấp, bằng cao là đằng khác. Phát ngôn của họ có nguyên nhân từ sự ấu trĩ về chính trị về pháp luật hay vì tham vọng thăng tiến, muốn ghi điểm, muốn làm hài lòng lãnh đạo ? Sự hăng hái ấy là sự hăng hái của kiểu "Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi". Nhưng rồi mà xem, ở xã hội này, những người như thế, ghế sẽ vững hơn, dễ thăng tiến hơn. Chả trách đất nước cứ lẹt đẹt mãi.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 11/06/2017 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3