Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tht vng hay lãnh đm v đi hi đng ?

Phạm Phú Khải, 10/02/2021

Trong 5 triu đng viên cng sn hin nay, hay c th hơn, 200 y viên Trung ương Đng này, thì tht s có được my người đ làm gương, là mu mc, cho người dân kính trng và noi theo ?

200-00

Đại hội XIII dự kiến bầu 200 Ủy viên Trung ương

Đi hi Đng cng sn Vit Nam ln th 13 din ra trong bu không khí vô cùng bí mt. S bí mt này cũng không có gì ngc nhiên, bi đây là mt trong nhng t chc chính trbí mt nht ca thế gii hin nay.

Không có bao nhiêu người Vit quan tâm hay bình lun gì nhiu v dàn "lãnh đo" đng, mc du Đng cai tr mt cách tuyt đi và toàn din lên toàn nước này. Tinh thn quan tâm và không khí tho lun ca người dân v s kin này có v vô cùng t nht, khác hn vi bu c M vào cui năm 2020, mc du cái đu liên quan trc tiếp, còn cái sau ch gián tiếp. Phi chăng là vì người Vit đu hiu rng ai lên lãnh đo, trong 5 năm ti hay xa hơn na, thì cũng chng to ra được s "h hi phn khi" gì. Có l h cam chc nó có thay đi được gì đâu mà quan tâm !

5 năm ? Tính ra cũng 1 phn 20 đi người, nếu sng th 100 tui. Đâu phi ngn ngi gì. Đâu phi là ngn đ "nín th qua sông" được. Trước đây, các nhà hoch đnh chính sách, các chiến lược gia, thường mun vch ra vin nh 5, 10 năm đ quc gia biết con đường mình s đi v đâu. Nhưng trong thi đi tin hc và toàn cu, và mi th xy ra tc đ như chưa tng thy, 1 năm còn quá lâu, hung chi 5 năm. Chng hn, cách đây ch hơn mt năm, trước khi Covid-19 bùng phát, chng ai ng được s thay đi cc ln din ra cho toàn nhân loi v mi mt, đ ri sau đó hu như tt c nhng chính sách và chiến lược ca mi chính quyn, t chc, doanh nghip và cá nhân phi thay đi đ thích nghi vi hoàn cnh mi.

Đi vi mt s người Vit, sng Vit Nam có khác gì mt cái tù ln. Nó là tù m, không có hàng rào, bc tường. Nhưng chng khác gì tù. Nhiu nhà hot đng ti Vit Nam, sau khi b nhiu năm tù đy ch vì dám bày t chính kiến ca mình, thường xuyên b "người l" canh gác, và không cho ra khi nhà khi có nhng s kin chính tr tế nh. Có khi b cm cung vài ngày mà không hiu vì sao. Chuyn bt thường ti Vit Nam xy ra quá thường nên tr thành bình thường là vy.

"Nht nht ti tù, thiên thu ti ngoi". Mt ngày trong tù đã dài, vy mà Đng cộng sản Vit Nam "thương mến" dân Vit đến đ kéo dài thêm 5 năm, và hơn na. Nó vô hn đnh. Cái "vô hn đnh" tr thành "bt đnh" này mi là lý do gây nh hưởng tai hi lên sc khe tinh thn ca toàn dân.

Vit Nam có 97 triu dân. Hơn na dưới tui 35. Đng cộng sản Vit Nam là đng duy nht và đc quyn. 5 triu đng viên chn ra khong 1,600 đi biu d đi hi này. Ri qua đó chn ra 200 y viên Ban Chp Hành Trung Ương, gm 180 chính thc và 20 d khuyết. Ri Trung Ương Đng bu chn B Chính Tr gm 18 thành viên. Và bu chn Tng Bí Thư.

Đng tiếp tcbu chn ông Nguyn Phú Trng làm lãnh đo hàng đu, mt người va ln tui va không có sáng kiến hay kh năng lãnh đo gì hết. Hơn na,ông Trng cũng t biết mình già ri, không được khe, mun xin ngh, nhưng Đng đã chn thì phi "chp hành".

Ông Trngca tng : "Đi hi đã bu ra Ban Chp hành T.Ư. khóa XIII gm 200 đng chí tiêu biu cho hơn 5 triu đng viên, có đ tiêu chun v phm cht, đo đc, năng lc, trình đ đ gánh vác trng trách mà Đng và nhân dân giao phó".

Ly thước đo gì đ đánh giá "phm cht, đo đc, năng lc và trình đ" theo nhn đnh ca ông Trng ?

Riêng v đo đc, trong 5 triu đng viên cng sn hin nay, hay c th hơn, 200 y viên Trung Ương Đng này, thì tht s có được my người đ làm gương, là mu mc, cho người dân kính trng và noi theo ?

Tính ra, c cho như Đảng cộng sản Việt Nam có 5 triu đng viên tht, thì 92 triu người Vit không có bt c mt tiếng nói gì hết, dù nh my, cho con đường mà đng dn dt trong 5 năm trước mt.

Trước khi Đi hi 13 xy ra, Đng n lc trit tiêu mi tiếng nói phê bình, phn bin, tng giam bao người vào tù vi các bn án khc nghit.

Mt s nhà hot đng ti Vit Nam chia s vi tôi, trước đi hi 13 này, rng hy vng sau đi hi thì nó lng đng hơn chút. D th hơn chút. Ch không khí ngt ngt khó th trước đi hi, và các v bt b thô bo, thy chán quá. Dù không mong đi s thay đi ln lao gì, h cũng mong có dàn lãnh đo Đng mi tr trung hơn, phóng khoáng hơn, không giáo điu bo th, như hin nay. D th hơn cũng tt ri.

Có l kết qu đi hi 13 này làm cho các nhà hot đng ti Vit Nam hoc là tht vng, hoc là lãnh đm ri.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 10/02/2021

**********************

Do dân, vì dân nhưng của dân thì phải phấn đấu !

Trân Văn, VOA, 08/02/2021

Cui tun va qua, nhng yêu cu mà bà Nguyn Th Kim Ngân, y viên B Chính tr nhim k 12, kiêm Chủ tịch quốc hội nhim k 14 đt ra đi vi Đoàn Ch tch ca y ban Trung ương Mt trn T quc Vit Nam khi tiến hành t chc bu c - chn la Đại biểu quốc hội, đi biu hi đng nhân dân các cp cho năm năm sp ti, khiến nhiu người hoc ngm ngùi, hoc phn n vì h thng chính tr Vit Nam tiếng là do h, vì h nhưng rõ ràng không phi ca h

quochoi01

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các Đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh : TTXVN - Hình minh ha.

***

Nếu không có gì thay đi thì ngày 23 tháng 5, dân chúng Vit Nam s b phiếu chnnhng người đi din cho ý chí, nguyn vng ca mình ti tt c các cp (phường xã, qun - huyn, tnh thành và Quc hi) trong giai đon t 2021 đến 2026.

Tuy là lãnh đo cơ quan đi din cho ý chí, nguyn vng ca c trăm triu người Vit và dù còn hơn ba tháng na mi ti thi đim người Vit b phiếu chn người đi din cho h trong nhng cơ quan dân c tt c các cp, song bà Ngân đã khơi khơi xác đnh,s có 207/500 cá nhân thuc các cơ quan trc thuc trung ương là Đại biểu quốc hội khóa ti và s cá nhân thuc các cơ quan đa phương đm nhn vai trò Đại biểu quốc hội nhim k mi s là 293/500 !

C như tường thut ca báo chí Vit Nam, bà Ngân nhân vt đi din cho đng đã hết sc thn nhiên thay dân đnh đot luôn cơ cucho Mặt trận Tổ quốc Vit Nam phi ra sc phn đu !

Cùng vi vic phi phn đu đ có t 25 đến 50 đi biu là người ngoài đng, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Vit Nam cơ quan trước nay vn gánh vác trng trách t chc bu c - còn được bà Ngân nhc nh phi phn đu đ đt nhiu ch tiêukhác. Chng hn Quc hi nhim k tiphi có khong 160 đi biu là đi biu tái đc c ! Phi có khong 50 đi biu dưới 40 tui ! T l ph n ti thiu phi là 35%. T l người thiu s ti thiu phi là 18% (1)

Nhng người am tường chính trường Vit Nam tng ước đoán, đi hi đng các cp đã ngn hàng ngàn t đ đng viên chn người đi din cho h trong t chc đng các cp sao cho đúng vi qui hoch nhân s lãnh đo đng nhim k mi ! Gi, s có bao nhiêu t na được chi đ đt b phiếu ca toàn dân trên phm vi toàn quc nhm la chn đi biu trong các cơ quan dân c t đa phương đến trung ương nhim k mi đt được nhng ch tiêu mà bà Ngân thay mt gii lãnh đo đng đ ra như va k ?

***

C như yêu cu ca bà Ngân, nếu Ủy ban trung ương ca Mặt trận Tổ quốc Vit Nam đt được ch tiêu v s lượng đi biu là người ngoài đng thì Quc hi cơ quan đi din cho ý chí, nguyn vng ca toàn dân - nhim k ti, cũng ch có t 5% đến 10% đi biu không phi là đng viên ! S lượng đng viên hin nay ca đng cộng sản Việt Nam tương đương bao nhiêu phn trăm dân s mà t l người ca đng trong cơ quan đi din cho ý chí, nguyn vng ca toàn dân chiếm t 90% đến 95% ? Vi t l này thì Quc hi là ca ai ?

Còn mt đim đáng chú ý khác là con s t 25 đến 50 đi biu là người ngoài đng du hết sc khiêm tn nhưng bà Ngân vn yêu cu phi phn đu vì xưa nay, h thng chính tr Vit Nam luôn vn hành theo quán tính khinh dân, không phi đng viên thì không xài. So vi Quc hi nhim k 13 (2011 2016), s lượng đi biu là người ngoài đng ca Quc hi nhim k hin nay (2016 2021) gim mt na, t 42 xung còn 21, ch đt t l khong 4,2 %. Đó chính là lý do phi phn đu !

Mc đ thm thu ca đng vào h thng chính tr sâu ti mc, hai người t ng c và trúng c Đại biểu quốc hội nhim k này (nhim k 14) cũng là đng viên (ông Phm Quang Dũng và ông Nguyn Anh Trí) !

Trong 21 Đại biểu quốc hội là người ngoài đng nhim k này, có tám người đi din các sc tc thiu s, sáu người đi din mt s tôn giáo và by người khác thuc nhiu gii khác nhau. C tri nh tên được bao nhiêu người do đã lên tiếng vì h ?

T hơn, mt trong s đi din cho nhiu gii khác nhau vn đã rt khiêm tn t nguyn xin rút lui trước khi Quc hi nhim k này hp phiên đu tiên vì có quc tch Malta (song tch) mà không khai báo (2) !

Trong vài khóa gn đây, Quc hi nhim k nào cũng có Đại biểu quốc hội là người ngoài đng gia đường gãy gánh. Quc hi nhim k này có Đi biu Nguyn Th Nguyt Hường xin thôi làm đi din cho ý chí, nguyn vng ca toàn dân vì trót nhn quc tch Malta. Quc hi nhim k trước thì có Đi biu Châu Th Thu Nga tiết l đã chi 30 t đ mua mt ghế ti Quc hi. Bà Nga đã b pht chung thân do "la đo" nhưng v chi 30 t mua ghế Quc hi vn chưa có câu tr li tha đáng (3) !

S lượngĐại biểu quốc hội là người ngoài đngtuy hết sc khiêm tn nhưng nhng trường hp như bà Hường, bà Nga, làm thiên h thêm mt ln ngm ngùi ? Ai chn h ? Chng l là hơn 90 triu dân vn ngoài đng ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/02/2021

Chú thích

(1) https://toquoc.vn/phan-dau-co-25-50-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-moi-la-nguoi-ngoai-dang-20210204155704744.htm

(2) https://vnexpress.net/khong-cong-nhan-tu-cach-dai-bieu-quoc-hoi-voi-ba-nguyen-thi-nguyet-huong-3437787.html

(3) https://tuoitre.vn/phong-ve/bo-15-trieu-usd-chay-vao-quoc-hoi-de-lam-gi-1167976.htm

Published in Diễn đàn

500 ông bà Nghị, 39 "Thùng nhân" và 60 kí lô mét Đường cao tốc cho 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sau hơn 40 năm

qh1

Người dân đóng thuế để nuôi các đại biểu, các ông bà Nghị nhưng các ông bà Nghị có xứng đáng với niềm tin - Ảnh minh họa một phiên họp Quốc hội 

39 "thùng nhân" và 2 triệu mỗi phút, 1 tỷ 1 một ngày

Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí trung bình cho mỗi phút họp Quốc hội ở Việt Nam là 2 triệu đồng, tương đương 1 tỷ một ngày [1]. Nếu tính từ ngày khai mạc (21/10/2019) đến nay thì kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV năm nay đã tiêu của dân hơn 30 tỷ đồng. Trong vai trò người nắm quyền lực tuyệt đối ở đất nước này, Đại biểu quốc hội kiêm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đương nhiên cũng tham dự. Điều đó cũng có nghĩa Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú trọng cũng góp phần vào công cuộc tiêu tiền của dân trong hơn tháng qua. Nhưng tiêu tiền của dân trong những dịp họp hội như thế nói cho cùng là chuyện đương nhiên, quốc gia nào cũng vậy. Vấn đề đáng nói ở đây là tiêu tiền của dân như thế nhưng có giúp ích gì cho dân hay không ? Hay nói khác đi, người dân đóng thuế để nuôi các đại biểu, các ông bà Nghị nhưng các ông bà Nghị có xứng đáng với niềm tin ; với những đồng tiền mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu của người dân đã đổ ra hay không ?

Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần phát biểu và nhấn mạnh, đất nước và dân tộc Việt Nam "chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay". Phải nói thật là, cho đến hôm nay tôi mới thật sự thấm thía về lời phát biểu này. Thấm thía vì lẽ theo tôi, Việt Nam là một dân tộc hào phóng và bao dung nhất nhì thế giới nên mới có chuyện hơn 90 triệu người (trong đó có 39 người vừa bỏ mạng trong thùng container vì vượt biên trái phép sang Anh) sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ một ngày cho gần 500 ông bà Nghị "chém gió" ở hội trường Diên Hồng trong ròng rã một tháng hơn. Đặc biệt, phải là một dân tộc rất giỏi chịu đựng nếu không muốn nói là đớn hèn, mê muội mới kiên nhẫn ngồi trước cái ti vi để xem và nghe một số ông bà Nghị trong tư cách lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành đọc và trả lời chất vấn chẳng khác gì các em học sinh phổ thông hay sinh viên đại học thảo luận trên lớp trong thời đại cờ mờ bốn chấm không.

Và riêng tôi lại càng thấm thía và ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng Đại biểu quốc hội kiêm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn không có một lời nào chia sẻ hay cảm ơn nào dành cho 39 đồng bào tôi (đa phần xuất thân ở vùng "đất học", "địa linh nhân kiệt" Nghệ - Tĩnh) đã bỏ mạng nơi xứ người. Không những vậy, các thuộc cấp của ông trên mặt trận tuyên truyền sau thời gian đầu "nắm tình hình" đã bắt đầu những cuộc phản công khi không ngần ngại mỉa mai, phê phán những con người xấu số kia vì tham giàu mà vượt biên trái phép làm ảnh hưởng đến quốc gia, quốc thể…

Than ôi, làm người ai mà không tham ! Nhưng người dân vì xuất phát điểm đói nghèo nên nếu họ tham âu cũng là lẽ thường trong cuộc sống của những người trần tục. Hơn nữa, họ cũng đã phải trả giá cho lòng tham ấy bằng chính sinh mạng của mình rồi. Nên dù không bênh vực nhưng với tôi những người dân xấu số kia dẫu sao vẫn đẹp hơn rất nhiều so với những kẻ miệng thì rao giảng "tất cả vì hạnh phúc nhân dân" nhưng lại "ăn không chừa một thứ gì của dân".

Từ bao giờ ở xứ sở này nếu quan mà tham thì bảo rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt còn người dân tham thì bảo "có chết cũng đáng đời". Nói thế mà không sợ cái lưỡi nó tụt mất hay sao ? Đồng ý rằng, xét trong từng sự việc cụ thể cũng nên đổ thừa, quy hết mọi chuyện xấu xa tệ hại là do chế độ. Nhưng vấn đề là anh đã và đang nắm trọn quyền lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối ở đất nước này nên nhất định cũng cần phải biện chứng và sòng phẳng với nhau. Nói khác đi, lâu nay anh cho rằng tất cả mọi thành tựu, hay cái cơ đồ của dân tộc được như hôm nay là do sự tài tình và sáng suốt của anh vậy thì nhất định anh cũng không nên ngụy biện hay trốn tránh, thoái thác trách nhiệm trước bất kỳ một sự cố nào xảy ra với thần dân mà anh đang dẫn dắt và cai trị hơn mấy chục năm qua. Không thể có chuyện thành tựu, thành công vượt bậc thì anh nhận hết cho riêng mình còn khi có biến cố, sự cố không hay thì anh phủi tay hay tệ hơn là đổ thừa cho các thế lực thù địch chống phá.

Ở một phương diện khác, khi anh phê phán những con người xấu số kia là "tham lam" và "nhận thức kém" (dù biết rủi ro mà vẫn chấp nhận đánh cược mạng sống của mình) thì liệu anh có vô can không ? Vì nói cho cùng cái "nhận thức kém" kia của người dân ngoài nguyên nhân thuộc về "căn tính" của dân tộc này thì còn là cái hệ quả tất yếu từ công cuộc "cải tạo" và "xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa" do chính anh thực hiện suốt mấy mươi năm qua ! Dân nào thì quan nấy và quan nào thì dân nấy ! Khi anh lên án người dân như vậy chắc gì anh đã đẹp và nhận thức tốt hơn hơn họ ? Mỗi ngày anh đều học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng anh vẫn tham ô, tham nhũng đó thôi. Và cũng vì anh quá tham lam và dối trá nên đất nước này mới sản sinh ra thêm một "người đốt lò vĩ đại" để anh tiếp tục tung hô ca ngợi còn gì ! ?

13 tỉnh miền Tây, 40 năm thống nhất và 60 kí lô mét đường cao tốc

Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam bộ là vùng đất màu mỡ, trù phú bậc nhất cả nước. Thế nhưng đây cũng là khu vực thiệt thòi nhất, ít được quan tâm đầu tư nhất vì thế đời sống người dân nơi đây cũng thuộc hàng thấp nhất, nghèo nhất (cả về tinh thần lẫn vật chất). Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay người ta chỉ nhớ đến hai điểm nổi bật làm nên "thương hiệu" của cả nước trong sự mai mỉa đó là : anh "Hai lúa" và "gái miền Tây" (nếu không lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc cũng đi bán bia ôm). Gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long còn được chú ý với nguy cơ sẽ bị nhấn chìm do biến đổi khí hậu (nước biển dâng) trong vài mươi năm tới…

Có một sự thật là cái nghịch lý "đất giàu nhưng dân nghèo" hay nói đúng hơn là sự bất công và vô lý này ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tồn tại hơn 40 năm qua kể từ ngày nước nhà thống nhất 1975. Có thể nói, ngoài tâm lý ỷ lại của cả người dân nơi đây thì nhận thức và thái độ kỳ thị, phân biệt vùng miền đến mức tham lam của những người nắm quyền điều hành lãnh đạo cao nhất của đất nước này từ bấy đến nay đang giết dần giết mòn Đồng bằng sông Cửu Long. Hay nói khác đi, vùng đất trù phú, giàu tiềm năng này sau 40 năm thống nhất đất nước đang đối mặt với nguy cơ hiện hữu chưa kịp phát triển đã lụn bại, lụi tàn. Hơn 40 năm thống nhất nhưng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ chỉ được những người có trách nhiệm cao nhất của đất nước đầu tư đúng 60 km đường cao tốc (Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương) và 4 cây cầu : Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống… đã nói lên tất cả. 

qh2

Bộ trưởng Giao thông và vận tải khẳng định năm 2020 sẽ thông xe cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Ảnh minh họa (Tuổi Trẻ)

Phải chăng đây cũng là lý do mà trong một buổi họp với lãnh đạo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh mới đây để bàn về việc phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Tiến Châu - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã cay đắng thốt lên rằng : "Không có 13 tỉnh thành cùng kêu thì chưa chắc có đường cao tốc sắp tới (đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận). Phải kêu, thậm chí phải khóc trung ương mới nghe !" [2]. Trong khi đó, mặc dù đã có rất nhiều tuyến đường sắt và cao tốc nhưng ngươi ta vẫn lập dự án, "nhờ cậy" Bắc Kinh tư vấn và tài trợ với tổng số vốn 100.000 tỷ cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Chưa bàn đến những rủi ro và bẫy nợ, bẫy an ninh chính trị do liên quan đến người "bạn vàng" của Đảng (vì đã có quá nhiều bài học cay đắng trước đó, tiêu biểu là dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa giải quyết xong) việc Chính phủ của ông Phúc đang xúc tiến để trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương này cho thấy nhận thức của ông trong vấn đề lựa chọn thứ tự ưu tiên để đầu tư và phát triển kinh tế các vùng miền hiện nay như thế nào. Hai năm trước ông Phúc đã ký Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long và chính ông cũng vừa phát biểu và nhấn mạnh rằng phải "tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững" [3]. Thế nhưng với những gì đang xảy ra thì đã tự chứng minh tất cả : Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị gạt ra rìa !

Trong tinh thần hòa hợp và đại đoàn kết dân tộc thì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cũng là đầu tư và phát triển cho đất nước. Khi ông Phúc nói "khai thông mọi nguồn lực…" chẳng lẽ lại không bao hàm việc "khai thông" về cơ sở hạ tầng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay sao ? Trong tư cách người đứng đầu Chính phủ cũng là Đại biểu quốc hội, lãnh đạo cấp cao của Trung ương lẽ nào ông Phúc không nghe thấy "tiếng khóc" của lãnh đạo và người dân 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ? Lẽ nào cái Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long mà ông đặt bút ký sau hai năm đã chính thức trở thành tấm giấy lộn không hơn không kém ?

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đối diện với rất nhiều vấn nạn. Những cánh đồng "cò bay thẳng cánh" với bạt ngàn cá tôm hay bốn mùa cây trái đang ngày một mất dần và xấu đi. Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay mỗi ngày đều chứng kiến từng đoàn người dìu dắt nhau để "đi Bình Dương bán nước tương" vì đất đai nơi quê nhà đã ngày một trở nên khó sống, khó ở. Đại biểu quốc hội kiêm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vốn nổi tiếng với thông điệp "Chính phủ kiến tạo và phục vụ" nhưng trong bối cảnh hiện nay lại chọn tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là thứ tự ưu tiên để đầu tư thay vì cho Đồng bằng sông Cửu Long (sau hơn 40 năm không có 1 mét đường sắt nào) thì có phải là nói một đằng làm một nẻo trước những cử tri vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay không ? Nói và làm như vậy thì làm sao dân tin và ủng hộ ? Người dân miền Tây tuy so với người dân các vùng miền khác tuy có chút quê mùa, thô kệch nhưng họ cũng biết thế nào là "kiến ngãi bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng". Mấy mươi năm qua mặc dù bị phân biệt đối xử và nhất là bị coi là ngu dốt nhất cả nước nhưng chính những con người bị xem là ngu dốt ấy chứ không phải ai khác đã nai lưng ra cày cấy để nuôi sống cả cái nước này ; và khi cần thì tất cả lại xúm vào mang họ ra làm niềm tự hào như một tiếng thơm để khoe với bè bạn thế giới trong sự ảo tưởng và giả trá : Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu !

Chỉ bấy nhiêu đó thôi thiết nghĩ nếu đàng hoàng và tử tế thì cả nước này phải biết cảm ơn và cúi đâu xin lỗi những người dân quê mùa, ít học nơi đây vì sự hiền hòa và bao dung, độ lượng của họ ! Nếu không thì như cách nói quê mùa, chơn chất và bộc trực họ sẽ nói : "làm người ai làm vậy" hoặc không thì "chơi vậy giang hồ coi ra cái ôn dịch gì ?"

Thay lời kết

Sau hơn 1 tháng họp Quốc hội và cũng với ngần ấy thời gian 39 người Việt từ khi được phát hiện đã chết trong thùng container ở Anh vẫn chưa chuyển hết về Việt Nam. Cái chết nào của con người cũng đau đớn. Những người dân Nghệ-Tĩnh chết trong thùng container hay các cô gái miền Tầy bị những người chồng Đài Loan, Hàn Quốc sát hạ hoặc tự tử đều như nhau cả.

Cho nên dù có biện minh thế nào thì chắc chắn gần 500 ông bà Nghị đang ngồi họp ở Hội trường Diên Hồng cũng phải đối diện với sự thật (nếu không bây giờ thì lịch sử và cháu con đời sau cũng sẽ phán xét) rằng : nếu bảo rằng Việt Nam hôm nay là quốc gia hạnh phúc, quốc gia đáng sống nhưng người dân dù nghèo hay giàu, xuất thân từ vùng "đất học" (Nghệ - Tĩnh) hay thất học (Đồng bằng sông Cửu Long) cũng có xu hướng từ bỏ cái "thiên đường xã hội chủ nghĩa" này để tìm đến xứ sở của "bọn dân chủ giả hiệu"– cái bọn tư bản chỉ biết bóc lột và giãy hoài mà không chịu chết ở bên kia bờ đại dương ? Hay các ông bà luôn miệng bảo xã hội, chế độ mình ưu việt hơn các nước khác trăm ngàn lần thì tại sao thần dân, đồng bào mình lại chấp nhận đánh cược cả sinh mạng để ra đi như thế ? Và ngay chính trong số các ông bà cũng đã và đang tìm mọi cách để con cái mình sang tị nạn giáo dục ở các nước tư bản giãy chết kia ; hay tìm mọi cách để có những tấm thẻ xanh chờ ngày "hạ cánh an toàn" để dứt áo ra đi khỏi dãy đất hình chữ S này.

Những điều trên không chỉ là những sự thật vì nó đã và đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta và bạn bè thế giới mà nó còn là sự thật, là câu hỏi của lương tâm và lương tri - đặc biệt là đối với các ông bà Nghị, các vị lãnh đạo cao nhất ở đất nước này nếu các vị cho rằng mỗi lời nói và việc làm của mình thật sự "vì hạnh phúc của nhân dân". Nên nhớ rằng, không khí mát mẻ trong lành ở hội trường Diên Hồng có được là nhờ tiền thuế của 90 triệu con dân nước Việt khắp nơi trên thế giới trong đó có 39 "thùng nhân" đã bỏ mạng ở Anh quốc và tất cả người dân nghèo khó tay lấm chân bùn ở "vùng trũng" Đồng bằng sông Cửu Long góp vào.

Vậy nên, xin các ông bà Nghị hãy một lần nghiêm túc quay lại để nhìn lại chính mình, nhìn lại để "đừng lớn lối khi dân lành ốm đói, vẫn còng làm cho thắng lưng ăn" [4].

Cần Thơ, 27/11/2019

Quách Hạo Nhiên

Nguồn : viet-studies, 17/11/2019

------

Chú thích nguồn tham khảo :

[1] https://dantri.com.vn/kinh-doanh/mot-ngay-hop-quoc-hoi-chi-phi-len-toi-1-ty-dong-1384098672.htm

[2] https://tuoitre.vn/13-tinh-thanh-phai-cung-keu-dau-tu-giao-thong-dong-bang-song-cuu-long-20191120175845462.htm

[3] https://tuoitre.vn/khai-thong-nguon-luc-van-hanh-thong-suot-dua-dat-nuoc-phat-trien-nhanh-ben-vung-20191125212400285.htm

[4] "Nhìn Từ xa Tổ quốc" – Thơ Nguyễn Duy

Published in Diễn đàn

"Không biểu quyết" mang tính chất biểu hiện không rõ ràng, nó không cho thấy vị đại biểu kia đang nghĩ gì hoặc thể hiện chính kiến như thế nào, nó chỉ cho thấy sự vô dụng và bất lực của những đại biểu – vốn được "đảng cử" là chính, dân bầu là phụ. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm trong vai trò và vị trí của một người đại diện cho cử tri.

bieuquyet1

Đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua một dự luật trong một phiên họp của Quốc hội - Ảnh minh họa (Quốc hội Việt Nam)

Vừa qua, Quốc hội Việt Nam thảo luận và thông qua hàng loạt luật quan trọng, chi phối các khía cạnh đời sống quốc gia.

Bỏ qua những màn tranh tụng, điều có thể thấy là hầu hết các lần biểu quyết thông qua sẽ có những đại biểu không biểu quyết.

Luật Quản lý thuế sửa đổi có 4 đại biểu không biểu quyết, Luật Phòng, chống tham nhũng có 17 đại biểu không biểu quyết ; Luật quốc phòng có 1 đại biểu không biểu quyết, Luật an ninh mạng có 15 đại biểu không biểu quyết và mới nhất, vào sáng ngày 14.6 đã có 18 vị đại biểu không biểu thống thông qua quy định "đã uống rượu, bia là không lái xe".

Câu chuyện "không biểu quyết" tưởng chừng như thể hiện quyền tự do ý chí của đại biểu nhưng thực ra lại không hề đơn giản. Bởi khi một cá nhân mang chức danh Đại biểu quốc hội, ông (bà) ta phải đứng về phía tâm lý và nguyện vọng của cử tri. Hoặc ông (bà) ta đồng ý với điều đó, hoặc là không.

"Không biểu quyết" mang tính chất biểu hiện không rõ ràng, nó không cho thấy vị đại biểu kia đang nghĩ gì hoặc thể hiện chính kiến như thế nào, nó chỉ cho thấy sự vô dụng và bất lực của những đại biểu – vốn được "đảng cử" là chính, dân bầu là phụ. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm trong vai trò và vị trí của một người đại diện cho cử tri.

Vào tháng 6/2018, trước câu hỏi liên quan đến việc Quốc hội có thể công bố danh tính của những đại biểu đồng ý, không đồng ý thông qua Luật an ninh mạng không, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong biểu quyết của Quốc hội Việt Nam hiện nay thực hiện theo hình thức công khai kết quả, nhưng không công khai danh tính trên bảng điện tử.

Nếu trên cơ sở của nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", thì quan điểm của ông Nguyễn Hạnh Phúc hoàn toàn sai. Vì thứ nhất, Đại biểu quốc hội dù "đảng cử", nhưng người dân vẫn phải bầu, nó mang tính chất trao quyền lực nhà nước và sự kỳ vọng của người dân vào chính con người đại diện của mình. Bên cạnh đó, một Đại biểu quốc hội phải thể hiện rõ ràng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, và cử tri cũng cần biết, nếu họ không thể đủ năng lực để tranh tụng công khai, thì họ làm gì ở hội trường Quốc hội với lá phiếu quyền lực trong tay. Thế nhưng đòi hỏi đó đã bị chối từ, vì nhiều cách giải thích quan quyền khác nhau.

Quay trở lại vấn đề, vì biểu quyết mang tính chính kiến, nên một cử tri sẽ thấy trọng vọng với một đại biểu tán thành hoặc không tán thành, bởi ít nhất nó cho thấy cử tri đó cũng đã làm được cái thao tác thể hiện họ là Đại biểu quốc hội chứ không phải thường dân. Còn "không biểu quyết" thì nghĩa là gì, tại sao không biểu quyết, vì lý do gì mà những đại biểu dám tước đi quyền lực nhà nước mà người dân trao cho họ, và tại sao họ lại thoái thác trách nhiệm mà cử tri trao cho đó. Không chỉ là Luật về an ninh mạng, mà ngay cả những luật liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội như Luật Phòng chống tác hại rượu bia với quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe", được kỳ vọng như một biện pháp ngăn chặn những ma men lái xe, xóa sổ nhiều gia đình trong thời gian vừa qua lại xuất hiện những vị đại biểu… không biểu quyết.

Liệu đây có phải là truyền thống đùn đẩy, chối bỏ vai trò trách nhiệm đại biểu cử tri do nhân dân giao phó ?.

Nếu Quốc hội không công khai danh tính người tán thành hay phản đối, thì hãy công khai ngay lập tức danh tính những người không biểu quyết, để thông qua đó, người dân có thể tranh tụng hoặc chất vấn vị đại biểu đó về vai trò và trách nhiệm của họ trong thực hiện lá phiếu cử tri của mình. Trên hết, việc không biểu quyết cho thấy tư cách vô dụng của vị đại biểu đó, và yếu tố này là thứ mà cử tri không cần.

Khi Quốc hội không chịu công khai danh tính những đại biểu bỏ phiếu, không bỏ phiếu thì Quốc hội đã nợ người dân sự minh bạch. Khi Đại biểu quốc hội không biểu quyết, thì Đại biểu quốc hội đó đã nợ người dân một trách nhiệm. Cả hai biến hình thức công khai bỏ phiếu trở thành một thứ phế phẩm về bỏ phiếu, bằng cách kín hóa tính danh đại biểu, trong khi các chỉ số lần lượt hiển thị trên màn hình. Nó tạo ra sự nghi ngờ, liệu con số khi thông qua ngân sách hay các văn bản luật, có hợp lệ hay không ?.

Tại Mỹ, đất nước mà nền dân chủ vẫn chưa phải là hình mẫu cho mọi quốc gia, thì tính dân trị của nước này thể hiện rõ ràng ngay trong cách thức thể hiện và giám sát cách thức thể hiện quyền lực của những đại diện cử tri, với công nghệ đếm tay nhằm đảm bảo sự minh bạch, dân chủ. Trong khi đó, với nút bấm hàng tỷ bạc, những vị đại biểu ở Việt Nam tha hồ bấm theo sở thích, thói quen, dẫn đến lười suy nghĩ, thậm chí có thể dẫn đến sự vận động hành lang của các doanh nghiệp mà không ít người đặt ra.

Để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do Nhân dân bầu ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân,… thì trước hết phải xóa sổ những Đại biểu quốc hội không biểu quyết. Bởi người dân không thể tốn chi phí để những vị đại biểu đó ngồi đó, và không làm gì cả. Để từ đó, đi dần đến xóa sổ hình thức biểu quyết bằng nút bấm, quay trở lại hình thức đếm tay như một cách thể hiện trách nhiệm, minh bạch, chính kiến và sự dân chủ.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 15/06/2019

Published in Diễn đàn

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói tiếng nói của Phó ban Dân nguyện : Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cao cấp, mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, như là chúa tể rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng… Có người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách, thì thử hỏi, sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng và ủng hộ ?

daibieu01

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói tiếng nói phẫn nộ của người dân trước sự hư hỏng đến ngông cuồng, sa đọa đến bệnh hoạn của đội ngũ quan chức nhà nước

Lời ông nghị Nhưỡng nhưng đó là tiếng nói ai oán của hiện thực đất nước, là tiếng nói phẫn nộ của người dân trước sự hư hỏng đến ngông cuồng, sa đọa đến bệnh hoạn của đội ngũ quan chức nhà nước cộng sản phần lớn là con ông cháu cha được thể chế cộng sản nuông chiều, o bế và cơ cấu, qui hoạch làm quan nên không những họ coi khinh nhân dân mà họ còn coi khinh cả pháp luật.

Ông Trần Tuấn Anh nếu không phải con ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương được thể chế nhà nước cộng sản qui hoạch đặt lên ghế bộ trưởng bộ Công thương thì ông không dám và không thể ngông nghênh đến mức điều cả xe mang biển số 80A của Chính phủ đến tận chân cầu thang máy bay đón vợ con ông đi chơi xa về. Hơn hai trăm khách đi máy bay phải đứng chen chân trong máy bay nhường lối thênh thang cho vợ con ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh ra khỏi máy bay, lên ô tô rồi khách mới được ra khỏi máy bay.

Bản thân tổng thống, thủ tướng các nước giầu có đi công cán cũng không có xe ra tận cầu thang máy bay đưa đón. Rõ ràng ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã không có hiểu biết sơ đẳng rằng người dân đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước để phục vụ dân. Ông không nhận thức được rằng chức phận đích thực và cao cả, vẻ vang nhất của quan chức nhà nước là công bộc của dân. Ông đã tự coi ông như vua chúa ngày xưa có sứ mệnh cai trị dân do đó vợ con ông phải được hầu hạ, cung phụng như vợ con vua chúa.

Một ông quan nhỏ chỉ là giám đốc sở một tỉnh nghèo miền núi cũng có biệt phủ tòa ngang dãy dọc trên mấy quả đồi rộng 1,3 ha thì đến vua Hoàng Chí Sình của cả tộc người H’ Mông ở miền rừng đất rộng người thưa Hà Giang thời thực dân phong kiến cũng không có được. Những ông quan cộng sản ngày nay có biệt phủ nguy nga trên đất bạt ngàn như vậy không phải chỉ có một ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Những biệt phủ Phạm Sỹ Quý có ở khắp nơi trên đất nước này, có cả ở Mỹ, Canada, Úc… Hầu như mỗi ông quan của nhà nước này là một Phạm Sỹ Quý. Vì vậy luật pháp nhà nước này không dám đụng đến ông quan Phạm Sỹ Quý. Cũng không hiếm những ông quan có lâu đài 150 tỉ như ông quan đầu tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung. Cuộc sống của những ông quan và vợ con ở những lâu đài như vậy thì đương nhiên phải hơn hẳn những tri phủ, chánh tổng, thái tử, hoàng thân thời phong kiến thối nát.

Một năm chỉ có 365 ngày. Trừ những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết thì số ngày làm việc trong năm chỉ còn hơn 200 ngày. Năm chỉ có hơn 200 ngày làm việc mà ông cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bôn ba nước ngoài tới 163 ngày. Những ngày ít ỏi ở trong nước thì ông lại có mặt trong mọi cuộc vui tiệc tùng triền miên khởi công dự án, khánh thành công trình, khai trương hội chợ. Đó không phải là cuộc sống ăn chơi phè phỡn thì là gì ?

Ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng liền đưa con trai lên bệ phóng quyền lực ở nơi màu mè lớn, lương bổng cao ngay trong bộ của mình. 22 tuổi vào làm việc ở ban đầu tư Tổng công ty tài chính dầu khí. 24 tuổi ủy viên hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí PVFI. 25 tuổi, Tổng giám đốc PVFI. 27 tuổi Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu bộ Công thương. 29 tuổi Phó tổng giám đốc tổng công ty giầu có, lương cao nhất của bộ Công thương : Tổng công ty SABECO. Đó không phải là lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ thì là gì. Sự lợi dụng chức vụ quyền hạn để vun vén đủ thứ đang diễn ra ngang nhiên, rầm rộ trên diện rộng từ bộ máy nhà nước trung ương đến tận chính quyền phường xã.

Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến rải con cháu họ hàng chiếm ghế quan chức trong tỉnh nếu không phải là sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử thì là gì ?

Quốc hội là cơ quan quyền lực của dân, nói tiếng nói của dân. Nhưng quan chức đảng và nhà nước tràn vào chiếm hơn 90 phần trăm ghế quyền lực của dân. Chỉ còn vài ghế quốc hội tượng trưng dành cho dân. Vì vậy khi ở nghị trường có tiếng nói lẻ loi của dân động đến hư hỏng, tội lỗi của quan chức trong bộ máy nhà nước thì quan chức nhà nước đang diễn vai diễn đại biểu của dân liền vất bỏ râu ria áo mão cân đai của vai diễn để hiện nguyên hình là quan chức nhà nước độc tài cai trị dân, trấn áp tiếng nói của dân.

Ông nghị Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện quốc hội mới chỉ nói một phần ngàn bức xúc của dân về sự ăn tàn phá hại của bộ máy quan chức nhà nước độc tài thì ông nghị Nguyễn Hữu Cầu liền vất bỏ vai diễn đại biểu của dân ở nghị trường, trở về ghế Đại tá giám đốc công tỉnh và biến nghị trường thành phòng hỏi cung : Tôi đề nghị đại biểu Nhưỡng trả lời cho tôi một câu thôi : Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn ở nước ngoài như quan lại ngày xưa ? Nói cho Quốc hội biết. Đảng, Nhà nước sẵn sàng xử lý. Nếu không, người ta cứ nghĩ đất nước có một màu tối. Tôi thấy không đồng tình".

Đến đại biểu quốc hội còn bị trấn áp, truy bức ngay giữa nghị trường thì dân đen sống trong nhà nước độc tài, xã hội công an trị còn bị giày xéo khốn khổ đến mức nào !

Phạm Đình Trọng

(03/06/2019)

Published in Diễn đàn

HRW chỉ trích tình hình nhân quyền Việt Nam trong báo cáo cho Liên Hiệp Quốc (RFA, 17/12/2018)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân.

nq1

Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 3/12/19, ở Hà Nội. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thanhnien.vn

Báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nội dung nêu trên là cho kỳ UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22/01/2019.

Trong báo cáo đưa ra, Tổ chức Human Rights Watch nêu rõ Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm :

- Việt Nam kiểm soát truyền thông, khóa hoặc đóng các trang website nhạy cảm về chính trị, bắt bớ những người sử dụng mạng mạng xã hội để lên tiếng chỉ trích Chính phủ và Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, có hiệu lực vào năm 2019 để can thiệp sâu hơn liên quan quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của người dân.

- Việt Nam cấm đoán các hiệp hội thương mại độc lập, cũng như kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội, các nhóm sinh hoạt tôn giáo và các xã hội dân sự.

- Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ Luật hình Sự sửa đổi và tiếp tục sử dụng các điều luật mơ hồ như Điều 89 "phá rối an ninh", Điều 79 "có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân"… để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 136 người dưới các điều luật này vì họ bị cho là tạo ra mối đe dọa đối với Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động nhân quyền và blogger.

- Tình trạng người dân bị tra tấn và chết trong đồn công an ngày càng nhiều, và Công an Việt Nam không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp bị thiệt mạng khuất tất như vậy.

Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 năm 2019 rằng mặc dù Việt Nam hứa hẹn thay đổi theo các đề nghị của UNHRC tại UPR năm 2014, tuy nhiên qua các liệt kê trong báo cáo cho thấy Việt Nam không có dấu hiệu thay đổi như đã cam kết.

Trong khi đó, hồi đầu tháng 12, tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của UNHRC, đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.

********************

Có hay không chuyện đại biểu sợ chất vấn ngành công an ? (RFA, 17/12/2018)

Sau vụ Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát ngôn về vi phạm của ngành công an tại nghị trường rồi ngành này phản ứng gay gắt khiến công luận lại đặt vấn đề về hành xử của ngành Công an. Gần nhất tại phiên chất vấn giám đốc công an Thanh Hóa liên quan tín dụng đen, chỉ có 7 trên 94 đại biểu chất vấn. Có phải có tâm lý đại biểu sợ chất vấn ngành công an sau vụ Lưu Bình Nhưỡng ?

nq2

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII hôm 13/12/2018. Courtesy thanhhoa.gov.vn

Chế độ công an trị

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, tại buổi chất vấn Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, về tình trạng tín dụng đen bị cho là phức tạp trên địa bàn tỉnh này ; chỉ có 7 trên 94 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đăng ký chất vấn mặc dù đây là vấn đề có sự quan tâm lớn của nhân dân và cử tri trong tỉnh. Theo thuật lại của báo giới thì nhiều thời điểm hội trường rơi vào im lặng.

Mặc dù khó có thể so sánh giữa cấp độ trung ương và địa phương, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có thể có tâm lý đại biểu sợ chất vấn ngành công an sau vụ Lưu Bình Nhưỡng ?

Trao đổi với Đài Châu Á Tự Do liên quan vấn đề này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, cho biết :

"Tại sao các Đại biểu quốc hội ngại chất vấn ngành công an ? Tại vì ngành công an từ lâu đã đã được là chế độ công an trị mà. Đặc điểm của nó là dùng quyền lực để át đi những tiếng nói phản biện, đối lập, át đi những tiếng nói mà nêu ra những cái xấu của ngành công an. Theo một số người quen của tôi làm trong ngành kiểm sát, tòa án, nói thì thầm với tôi, thì sau vụ ông Lưu Bình Nhưỡng chất vấn ngành công an. Họ nói ông Lưu Bình Nhưỡng nói đúng đấy, nhưng chẳng qua ông cô đơn quá, cô độc quá. Cho nên tất cả đều bị át đi hết. Và ngành công như chúng ta đã biết là sau đó đã phản ứng rất dữ dội, thậm lấy truyền thông công an đa dọa hàm ý muốn bắt ông Lưu Bình Những. Nếu thế thì các Đại biểu quốc hội sao có thể lên tiếng được, vì họ đã quen với việc bị định hướng chính trị, quen sợ sệt chính trị, thì với với cái thói hống hách của công an làm sao Đại biểu quốc hội có thể liên tiếng nói".

nq3

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng Photo courtesy of quochoi.vn

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định liên quan vấn đế này :

"Cái suy đoán chỉ có 7 trên tổng số gần 100 đại biểu Hội đồng nhân dân ở Thanh Hóa chất vấn giám đốc công an Thanh Hóa về bê bối của ngành công an tín dụng đen, thì tôi nghĩ rằng nó cũng chưa hẳn là sau cú sốc của ông Lưu Bình Nhưỡng ngoài Quốc hội. Cái vụ ông Lưu Bình Nhưỡng với ngành công an thì cho đến bây giờ số liệu vẫn chưa được làm rõ… Cái đó nó làm gây chấn động dư luận cả nước".

Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, ngành công an do quyền lực quá lớn, là chế độ công an trị, cho nên nó sinh ra một lực lượng hư hỏng kiêu binh. Theo ông, ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu thế thì cũng không có một hành động gì là chơi xấu ngành công an. Vì ông Nhưỡng cũng là một đại biểu của chế độ, thì cũng biết công an là một lá chắn của chế độ, thì chơi xấu với ngành công an để làm gì. Nhưng thái độ của ngành công an lại ghim gút trả thù, ông Tạo cho rằng thái độ của ngành công an là rất dở và sai lệt.

E ngại chất vấn lẫn nhau

Còn theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, không chỉ e ngại chất vấn ngành công an, các Đại biểu quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam còn ngại chất vấn lẫn nhau. Theo ông họ được định hướng chính trị, và nếu không được bật đèn xanh từ cấp trên thì họ sẽ không hỏi, mà bằng chứng rõ nét nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông, liên quan vấn đề chống tham nhũng… hay liên quan đến những vấn đề nóng sốt của xã hội như vấn đề Đồng Tâm, Thủ Thiêm thì cũng có rất ít Đại biểu quốc hội đặt câu hỏi về vấn đề này. Ông Dũng cho biết, chỉ vài đại biểu trong tổng số 500 đại biểu quốc hội đặt câu hỏi về vấn đề này. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, trong khi mỗi ngày họp quốc hội tiêu tốn khoản 1 tỷ đồng, mà các đại biểu này quá thiếu liêm sĩ, vẫn nhận những đồng lương này, vẫn ngồi họp, ăn uống với nhau, vẫn phè phỡn và

"Thật ra tỷ lệ 7/94 ở Thanh Hóa cũng không phải là thấp đâu. Tức là khoảng 5 đến 10% chịu chất vấn đã là thành công cho một Quốc hội mà người ta gọi là Quốc hội Nghị gật, hoặc những Hội đồng nhân dân toàn là Nghị gật, im lặng, á khẩu… Cho nên tỷ lệ đó không phải là thấp, nhưng vấn đề câu hỏi xoáy vào vấn đề gì, câu hỏi có chất lượng hay không, câu hỏi có mang tính phản biện hay không, và có bật ra được những vấn đề mà người dân quan tâm hay không ? Hay chỉ là những câu hỏi xuôi chéo mát mái và làm vừa lòng nhau".

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng việc ở Thanh Hóa hay ở nơi khác, ít người phản biện và ít tiếng nói phản biện chất lượng, là một hiện tượng rất phổ biến, rất phổ cập ở Việt Nam. Mà khi nói đến phổ biến phổ cập ở Việt Nam thì nói một ít liên quan đến phổ cập giáo dục, như tình trạng "xâm hại tình dục" trong giáo dục nổi lên mấy ngày gần đây. Ông kết luận :

"Tôi cho rằng đó là một cái gì đó đi vào Quốc hội Việt Nam, tức là Quốc hội Việt Nam nói theo một cách nào đó cũng bị ‘xâm hại tình dục’, làm cho các đại biểu á khẩu".

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào 31 tháng 10 năm 2018, khi trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng thuộc doàn Bến Tre cho biết rất ủng hộ cuộc cách mạng trong ngành công an, tuy nhiên qua báo cáo ông thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất "khủng khiếp". Ông dẫn chứng tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94% ; chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86% ; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76%…

Ngay sau đó, nhiều tranh luận gay gắt đã diễn ra không chỉ trong nghị trường mà cả bên ngoài. Ngành công an cho rằng số liệu sai và đòi ông Lưu Bình Nhưỡng phải đính chính phát ngôn của mình, thậm chí nhiều tờ báo thuộc ngành công an còn yêu cầu xử lý đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.

Trung Khang

***********************

Facebook gián tiếp triệt tiêu nhân quyền của blogger Việt Nam ? (VNTB, 17/12/2018)

Facebook đang được sử dụng để bịt miệng các blogger chỉ trích chính phủ Việt Nam, theo Phóng viên không biên giới. Các nhà vận động cho biết có 26 nhân viên truyền thông bị cầm tù ở quốc gia Đông Nam Á này, theo hãng tin DW mới đây.

nq4

Blogger Việt Nam Bùi Thành Hiếu từng bị giam nhiều lần tại quê nhà

Các nhà vận động Phóng viên không biên giới (RSF) cho biết các blogger Việt Nam sống lưu vong đang bị kiểm duyệt vì lạm dụng một tính năng an toàn trên Facebook.

RSF cho biết mạng xã hội đã xóa các bài đăng và các tài khoản bị chặn vì bị cáo buộc vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng.

Christian Mihr, giám đốc điều hành của RSF cho biết : 'Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chính phủ Việt Nam rõ ràng đang lạm dụng không gian kỹ thuật số để ngăn chặn những tiếng nói quan trọng ở nước ngoài. Những người có trách nhiệm phải ngăn chặn các cuộc tấn công này và tôn trọng tự do báo chí'.

Bùi Thanh Hiếu, một blogger người Việt được cấp tị nạn chính trị ở Đức, là một trong những người có liên quan, theo RSF. Anh ấy viết về các bệnh xã hội ở quê nhà trên Facebook của anh, nhưng anh ấy đã nhiều lần bị cấm kể từ tháng giêng.

Hiếu đã bị cấm Facebook vào tháng 10 vì là 'người vi phạm nhiều lần' sau khi hình ảnh từ tài khoản của anh ta được sao chép và tải lên các tài khoản khác. Những chủ tài khoản sau đó đã buộc tội Hiếu vi phạm bản quyền.

'Tấn công độc hại'

Nhà báo Việt Nam Trung Khoa Le đã sống ở Đức từ năm 1993. Ông điều hành trang tin tức trực tuyến Thoibao.de. Ông đã bị chặn xuất bản một video chỉ trích chính phủ cộng sản của Việt Nam bằng tài khoản của mình. Facebook đã thừa nhận đã có một 'cuộc tấn công độc hại' và thực hiện một số thay đổi.

RSF cho biết đã có hơn 20 trường hợp tương tự như vậy.

Blogger và nhà hoạt động Đỗ Công Dương đã bị kết án năm năm tù vào tháng 9 với cáo buộc 'lạm dụng quyền tự do dân chủ'. Điều này đến chỉ vài tuần sau khi anh ta bị kết án bốn năm vì 'gây rối trật tự công cộng'.

Dương bị bắt vì đăng các bài báo và video báo cáo về quyền đất đai. Các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất của dân số Việt Nam có liên quan, do quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam, RSF báo cáo.

Nhà hoạt động và blogger Huỳnh Thục Vy đã bị kết án gần ba năm tù vào tháng trước. Vy, người đang mang thai đứa con thứ hai, bị kết án vì bôi nhọ quốc kỳ bằng sơn trắng.

Tôn trọng tự do báo chí

Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam được kiểm duyệt chặt chẽ. Những người công khai viết về các cuộc biểu tình của công nhân, giành đất hoặc tham nhũng trong các chính trị gia cấp cao phải đối mặt với sự khủng bố và nhà tù.

Theo RSF, có ít nhất 26 nhân viên truyền thông bị cầm tù tại Việt Nam, nơi các nhà chức trách nói riêng nhắm vào các nhà báo công dân nói riêng. Về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia.

Hoa Nghi

****************

Hàng loạt tài khoản Facebook bị cảnh báo vì dùng từ ‘Trung Cẩu’ (Người Việt, 17/12/2018)

Nhiều cá nhân dùng mạng xã hội Facebook bị nhận cảnh báo, xóa nội dung hoặc khóa tài khoản do đăng chữ "Trung Cẩu".

nq5

Nội dung cảnh báo do Facebook gửi các cá nhân đăng chữ "Trung Cẩu" lên trang nhà. (Hình : Facebooker gửi Người Việt)

Sự việc diễn ra trong ngày Thứ Hai, 17 tháng Mười Hai, năm 2018. Mạng xã hội truyền nhau thông tin, kể cả đăng tải ảnh chụp từ màn hình cho thấy Facebook gửi cảnh báo và xóa nội dung những bài viết có dùng chữ "Trung Cẩu". Không chỉ thế, những "comment" có sử dụng từ này cũng bị tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, công đồng mạng xã hội Việt Nam có vẻ không bất ngờ trước động thái này của Facebook. Ngược lại họ tỏ thái độ hứng thú trong việc đăng thử và chấp nhận bị xóa bài, nhận cảnh báo.

Rất nhiều cá nhân đã viết lên tường nhà của họ những dòng chữ ngắn gọn có chữ Trung Cẩu trong đó. Kết quả là tất cả những ai thử đều nhận được cảnh báo. Trong đó, có một tài khoản bị Facebook khóa 3 ngày là ông Hoàng Huy Vũ.

nq6

Hình ảnh phản đối Luật An ninh mạng. (Hình : HRW)

Phóng viên Người Việt có liên lạc những cá nhân nhận cảnh báo từ Facebook thì được họ cho biết sự việc như sau :

"Khi ông Bổn (Nguyễn Đình Bổn) đăng bài đó, thì tôi có còm (comment), thay vì viết Trung Cẩu, thì tôi viết "Trung quần…" Vừa quay qua quay lại thì nó xóa. Xóa xong là tôi không "còm", không mở trang Facebook được. Nó báo là đã hết hạn".

"Trong vòng chưa đến 5 phút là bị thoát ra khỏi messenger, thoát ra khỏi Facebook luôn. Khi trở lại được là xóa dòng đó rồi, không vào được nữa".

Ngày 12 tháng Sáu vừa qua, bất chấp sự phản đối của người dân, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua với 86% đại biểu tán thành. Luật an ninh mạng đưa ra nhiều quy định từ việc cấm người dùng phát tán tài liệu bị cho là kích động biểu tình đến các tài liệu bị mà cơ quan chức năng nói là xúc phạm quốc kỳ hay lãnh đạo, lãnh tụ của Việt Nam,… Nếu bài viết vi phạm sẽ bị Google và Facebook gỡ xuống trong vòng 24 giờ.

Thêm vào đó, được biết là theo đạo luật an ninh mạng vừa mới được thông qua thì các công ty cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá nhân của người sử dụng cho cơ quan an ninh, bất kể có giấy triệu tập của tòa án hay không.

Luật an ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng, năm 2019.

Báo Financial Times hôm 12 tháng Mười Hai, 2018, có đăng tải 1 bài viết cho biết Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước, trong lúc chính phủ Hà Nội đang gây sức ép toàn cầu lên quyền lực của những gã khổng lồ Internet của Mỹ. (K.L)

****************

Singapore : Bốn người Việt bị tù vì trộm cắp quần áo trị giá gần 45.000 USD (Người Việt, 17/12/2018)

Cảnh sát Singapore vừa phá một trong những vụ trộm cắp quần áo lớn nhất từ trước đến nay do bốn người Việt Nam thực hiện, với các mặt hàng trị giá gần 45.000 USD, theo The Strait Times đưa tin hôm Thứ Hai, 17 tháng Mười Hai.

nq7

Uniqlo là chuỗi cửa hàng thời trang của Nhật Bản nhưng có mặt ở các nước Đông Nam Á như Singapore Malaysia, Thái Lan. (Hình : YOSHIKAZU TSUNO/AFP/Getty Images)

Bốn người Việt này bao gồm, Nguyen Thi Thu Huong, 31 tuổi, bị kết án một năm 11 tháng tù giam, và một người phụ nữ khác, Tran Thi Phuong Thao, 29 tuổi, một năm và 10 tháng tù giam. Hai can phạm khác là Duong Tuan Dat, 27 tuổi và Van Tu Nguyen, 30 tuổi, mỗi người nhận một năm và 11 tháng tù.

Cũng theo The Straits Times, tòa án Singapore có đủ bằng chứng để khẳng định bốn người này đã chuẩn bị kế hoạch từ khi ở Việt Nam. Sau đó họ đến Singapore thực hiện hành vi trộm cắp từ các cửa hàng Uniqlo và dự định sẽ bán các món hàng lấy cắp này khi trở về nước.

Strait Times dẫn lời Công tố viên Shana Poon nói rằng trước khi đến Singapore vào ngày 13 tháng Chín, bốn người này đã chuẩn bị sẵn các túi mua sắm đặc biệt được lót bằng nhôm để đảm bảo rằng các mặt hàng lấy được từ bất kỳ cửa hàng nào cũng sẽ không bị kích hoạt hệ thống báo động cảm biến.

Việc đánh cắp của cả nhóm diễn ra trót lọt cho đến khi Duong Tuan Dat ra khỏi một cửa hàng với túi đồ lấy cắp thì hệ thống báo động bất ngờ kêu lớn. Cả nhóm cố gắng chạy trốn trong lúc nhân viên của cửa hàng thời trang Uniqlo truy đuổi.

Cảnh sát được gọi đến và cả bốn người bị bắt trong một căn phòng tại một khách sạn ở đường Chin Swee vào ngày 16 tháng Chín.

Duong Tuan Dat đã nói với Thẩm phán Jill Tan rằng anh ta có ý định kháng cáo bản án tòa đã tuyên. (C.Thành)

******************

Cựu Đại Sứ Osius : ‘Trục xuất người Việt được thỏa thuận 2008 bảo vệ là trái tinh thần Mỹ’ (Người Việt, 17/12/2018)

Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius đả kích kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam bị bỏ tù vì phạm pháp trở lại Việt Nam là trái với thỏa thuận đã ký giữa hai nước.

nq8

Ông Ted Osius khi làm đại sứ chụp hình với một số học sinh đến tìm hiểu nhân dịp tòa đại sứ tổ chức hội chợ giáo dục cao đẳng và đại học Mỹ ngày 30/1/2015. (Hình : HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

"Tôi nghĩ rằng hoàn toàn không phải tinh thần Mỹ (un-American) khi rũ bỏ những người đã từng chiến đấu bên cạnh chúng ta hoặc lại là con của các quân nhân Mỹ. Bởi vậy, tôi đã chống lại (chủ trương của Tổng Thống Trump) và chống đối rất nhiều lần. Tôi đã gửi thông điệp đến ngoại trưởng hồi đó là ông Tillerson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis và cố vấn an ninh quốc gia McMaster. Tôi nói tôi không nghĩ điều đó đúng khi chúng ta thi hành chính sách này". Ông Ted Osius trả lời cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Sài Gòn với ký giả Michel Martin của đài phát thanh công cộng NPR (National Public Radio) ngày 16 tháng Mười Hai, 2018.

Hồi tháng Tư, 2018, ông Osius đã đột ngột từ chức đại sứ tại Việt Nam để phản đối kế hoạch trục xuất các người tị nạn Việt Nam vi phạm pháp luật ở Hoa Kỳ về Việt Nam gồm cả những người bị bắt giam trước năm 1995 tức trước khi hai nước thiết lập bang giao và đạt thỏa thuận để Hoa Thịnh Đốn trục xuất về nguyên xứ các người vi phạm pháp luật bị kết án.

Ông Osius hiện đang làm cố vấn cho công ty tư vấn đầu tư quốc tế Albright Stonebridge Group tại Sài Gòn. Ông cho hay, ông bị Hoa Thịnh Đốn thúc ép chính phủ Việt Nam nhận các người bị chính phủ Mỹ trục xuất hầu hết là những người đến nước Mỹ trong tư cách người tị nạn đã phải bỏ nước ra đi khi sau năm 1975.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài NPR, ông Osius kể trường hợp của một ông tên Tuấn ở San Jose, California, đến Mỹ khi tuổi còn vị thành niên. Ông Tuấn phạm tội ăn cắp xe, bị kết án 3 năm tù nhưng suốt 18 năm sau khi ra tù, ông ta không có rắc rối gì với pháp luật. Ông Tuấn lấy vợ, có con rồi xây dựng một công ty kinh doanh rất thành công, mỗi năm đóng thuế nửa triệu đô la cho chính phủ, thuê 45 nhân công. Hai năm qua, ông Tuấn bị bắt vào trại tạm giam chờ trục xuất về Việt Nam.

Theo ông Osius nói trong cuộc phỏng vấn : "Nên cân nhắc hoàn cảnh đã đưa người ta đến nước Mỹ. Tôi tin Quốc hội và phần lớn người Mỹ không ủng hộ trục xuất người tị nạn đã từng chiến đấu bên cạnh chúng ta thời thập niên 1960, 1970 hay chính là con của các quân nhân Mỹ".

Tổng Thống Trump đảo ngược tinh thần một thỏa thuận mà Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội ký kết năm 2008 về việc nhận lại người Việt sang Mỹ tị nạn sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Theo đó, người Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12 tháng Bảy, 1995, sẽ không là những người bị áp dụng các điều khoản trục xuất của thỏa thuận.

Đầu năm 2017, chính phủ Trump giải thích lại thỏa thuận vừa kể theo cách loại bỏ sự bảo vệ đối với những người vi phạm luật lệ để quyết định trục xuất một phần người tị nạn gốc Việt Nam tới nước này trước ngày 12 tháng Bảy, 1995. Theo cách diễn giải đó, khoảng hơn 8.000 người Việt tại Mỹ đối diện với nguy cơ bị trục xuất.

Khi các người tị nạn bị trục xuất về Việt Nam thì họ sẽ ra sao ?

"Tôi biết một thực tế là những người này sẽ không được đối xử tử tế. Họ không còn thân nhân, gia đình tại Việt Nam nữa. Mọi người trong gia đình của họ đều ở Mỹ cả". Ông Osius nói với NPR. "Họ không thể kiếm được việc làm tại Việt Nam vì họ sẽ không được cấp thẻ căn cước (CSVN gọi là thẻ Chứng Minh Nhân Dân). Họ nhiều phần rồi sẽ bị vào tù. Một chính phủ Mỹ tương lai sau này sẽ phải coi họ là những trường hợp nhân đạo và phải đưa họ trở lại Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ có lý khi đưa họ lại Việt Nam".

Thứ Năm tuần trước, 22 dân biểu liên bang gửi thư cho Tòa Bạch Ốc, Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao khuyến cáo chính phủ đừng làm ngược tinh thần thỏa hiệp đã ký với Việt Nam 10 năm trước, vì làm như vậy là vừa trái với tinh thần nhân đạo, vừa trái với thỏa hiệp. (TN)

Published in Việt Nam

Đã đành, Quốc hội cũng là một tổ chức của Đảng cộng sản được hình thành có chức năng hợp pháp hóa ý chí của cấp trên nhằm làm cho dân chúng, quốc tế cảm thấy có sự dân chủ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

Hơn 90% Đại biểu quốc hội là đảng viên, phần lớn đầy quyền uy, giàu có, quyền lợi của họ gắn chặt với thể chế của đảng. 

Thế nhưng, trên nghị trường nhiều "đại biểu" đã không cưỡng nổi một thứ "quán tính tư tưởng" phơi bày bản chất cai trị của nhà cầm quyền, nơi được gọi là "đại diện cho nhân dân". Họ tỏ ra khó chịu, chận họng, áp chế những tiếng nói lẻ loi phản ánh chút tâm tư của người dân trước thực tại xã hội và bênh vực quan chức, nhà cầm quyền ra mặt.

Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi hơn 90% đại biểu là đảng viên, phần lớn đầy quyền uy, giàu có, quyền lợi của họ gắn chặt với thể chế của đảng. 

Trong các kỳ họp quốc hội chủ yếu là những ý kiến tán đồng với báo cáo, tổng kết của cấp trên, cơ quan chức năng cộng thêm chút băn khoăn, thắc mắc chung chung, "vô thưởng vô phạt" gọi là cho có. Số đại biểu như Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc... dám nói lên chút thực trạng đất nước, xã hội, tình cảnh của người dân không đủ đếm trên đầu ngón tay. Có cảm giác ý kiến của họ chỉ mang chút "trang điểm" cho Quốc hội có phần "dân chủ". Thế mà những "chấm phá" trang trí đó cũng ít khi được quan tâm, ngược lại còn bị ngăn chặn, sỉ vả một cách thô bạo. Chưa nói phần lớn đại biểu còn lại thể hiện sự bàng quan, khó chịu hiện rõ trên nét mặt.

qh2

Dân oan Bùi Hữu Tuân tự thiêu ở cơ quan tiếp dân Trung ương

Những ý kiến phản ánh với đại biểu quốc hội không phải khi nào cũng có thể đi điều tra, xác minh những thông tin cơ quan, đoàn thể hay người dân phản ánh lên. Vì vậy, khi đại biểu nói lên dù chính xác hay không cũng mang tính gợi mở từ tiếng nói của người dân. Chính vì thế nên mới gọi là "thảo luận" ở nghị trường. Nếu ý kiến của đại biểu đưa ra luôn đúng 100% thì cần gì phải "thảo luận" nữa !

Nếu thực sự coi đại biểu quốc hội là của dân thì khi ai thấy tiếng nói kia sai thì cá nhân, tổ chức, ngành bị nói phải lấy tư cách được dân nuôi, đại diện cho họ phải từ tốn giải trình, thanh minh để dư luận hiểu. Nếu sự việc nghiêm trọng, giằng co chưa rõ ai đúng, ai sai thì phải tổ chức những buổi điều trần riêng chứ không thể cãi cọ ngay tại quốc hội. Qua thảo luận, tranh luận, thanh minh dân ta sẽ tự biết phải trái... Đằng này đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói về ngành công an cứ cho là sai, không chính xác, tức dân phản ánh không đúng mà ngay lập tức đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc công an Nghệ An -"hung thần của người bất đồng chính kiến và bà con giáo dân chống Formosa"- lập tức cự cãi gay gắt như một sự bị vu oan, giá họa cá nhân gây "cháy nhà, chết người".

Ngay sau đó các cơ quan ngôn luận của ngành công an nhao nhao phê phán, yêu cầu kỷ luật đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Báo An ninh thủ đô tổ chức cả cuộc phỏng vấn để ông Lê Văn Cương, Phó Giáo sư Viện chiến lược Bộ công an yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng "phải cải chính". Ông đã rà soát, điều tra hết ý kiến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chưa mà khẳng định "như đình đóng cột" phải cải chính ?

Rồi những bản tin, tờ báo vô danh ở đâu cũng nhao nhao sỉ vả đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, có hiện tượng mạo danh hội nông dân Bến Tre : "Nhân dân Bến Tre thất vọng vì đã bàu ông Lưu Bình Nhưỡng"(Kênh 13.net). Kênh 13. nét trưng cầu ý kiến dân Bến Tre nhanh thế ư ? Rồi câu lạc bộ sĩ quan về hưu bộ công an ở Hà Nội "gồm 1.800 cử tri" viết đơn gửi Ủy ban thường vụ quốc hội, đảng, đoàn quốc hội, tỉnh Bến Tre, Bộ trưởng Tô Lâm... phản đối ý kiến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Tất cả đồng thanh : "Đại biểu Lưu Bình nhưỡng làm mất uy tín ngành công an". Thiết nghĩ, uy tín của ngành nào chủ yếu là việc làm chứ lời nói sai của ai đó sao quyết định được ?

Đặc biệt, tờ "Đại biểu nhân dân" của Quốc hội đăng hàng loạt bài sỉ vả đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bằng những cái tít, lời dẫn bởi những câu văn tập tọe với thái độ chợ búa, xấc xược, ngạo mạn : "Bị dư luận tấn công, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chuyện nọ xọ chuyện kia (Đại biểu nhân dân, 6/11/2018), Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vô tình hay cố ý tấn công ngành công an ? (tác giả Thanh Thảo), "Ăn không nhai, nói không nghĩ trên nghị trường : Nguy hiểm vô cùng", Há miệng bênh vực cho Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bị chỉ trích, hù dọa, Đừng nghĩ đại biểu quốc hội nói thế nào cũng được, Nói thì dễ nhưng để người ta nể mới khó, ông nghĩ sĩ Nhưỡng à"...

Tôi làm báo quốc doanh 40 năm, cộng tác, viết bài cho nhiều tờ báo, quen biết rất nhiều nhà báo nhưng chưa thấy tờ báo nào vô cảm, ngạo mạn, hiểu biết thấp kém, lời lẽ ngạo mạn, chợ búa như tờ báo gọi là "Đại biểu nhân dân". Họ xúc phạm dân ta quá ! Không hiểu bà Nguyễn Thị Kim Ngân có đọc cái tờ báo do bà làm chủ quản hay không. Nếu bà đọc rồi mà đồng ý với cơ quan ngôn luận của mình như thế thì bà đang muốn bóp chết những tiếng nói trái chiều ở Quốc hội và đồng ý cho cơ quan ngôn luận của bà ứng xử hỗn hào với nhân dân, các đại biểu như Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (đã từng là đại biểu quốc hội khóa trước)... Một cơ quan quốc hội mang tiếng "Đai biểu nhân dân" mà trí tuệ, tư cách, đạo đức... thế sao ? 

qh3

Bà Nhung - dân oan Thanh Hóa bị chết ngay ở cổng cơ quan tiếp dân Trung ương.

Tôi cũng như bao người dân Đồng Tâm sẽ mãi mãi không thể xóa đi được ấn tượng ghê sợ về sự tráo trở ngay tại Quốc hội của đại tá công an Đào Thanh Hải phó giám đốc công an Hà Nội. Cụ Lê Đình Kình cùng rất nhiều người dân chứng kiến rõ ràng sáng ngày 15/4/2017 công an và quân đội lừa cụ Kình ra đồng Sênh rồi phó công an huyện Mỹ Đức Trần Thanh Tùng đá cụ Kình gẫy chân, bắt cóc cụ cùng mấy người nữa mang về Hà Nội trấn áp. Cụ Kình 83 tuổi, hơn 50 tuổi đảng, khẳng định mình bị đánh, nhiều người dân Đồng Tâm chứng kiến, giáp tết Mậu Tuất vừa qua (theo tường trình, bằng chứng của dân Đồng Tâm). Ông Trần Quốc Khánh, phó công an huyện Mỹ Đức về Đồng Tâm gặp cụ Kình nói về việc Trần Thanh Tùng, phó công an huyện Mỹ Đức đánh cụ, nếu cụ nhất trí "đích thân con sẽ chở Tùng về xin lỗi mong cụ bỏ qua" nhưng cụ Kình yêu cầu, người, cơ quan chỉ đạo Trần Thanh Tùng hôm đó phải công khai xin lỗi... Thế nhưng ngày 7/11/2017 giữa Quốc hội, Đại biểu quốc hội đại tá Đào Thanh Hải vẫn ngang nhiên tuyên bố "Bộ công an đã kiểm tra kỹ, công an không đánh gẫy chân cụ Kình" làm đại biểu Dương Trung Quốc phải gợi lại nhiều vụ có clip chứng minh sai phạm của công an rành rành mà họ còn "chối bay chối biến"...

Làn sóng phản đối tới tấp từ ngành công an và những người, cơ quan ủng hộ ngành này mạnh đến nỗi đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phải dùng Facebook để thanh minh rồi ca ngợi một cách thô thiển với ngành, tướng công an này, nọ... Từ nay chắc đại biểu Lưu Bình Nhưỡng "cạch đến già" không dám đụng vào ngành có chức năng "phán xét thiên hạ" này nữa.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói lên những hạn chế của ngành công an trong hoàn cảnh ngành này bị lộ những tội phạm không thể ngờ, một loạt tướng, tá hầu tòa, bị dẹp nhiều tổ chức, ít có ngày nào không có sự vụ công an bị dân lên án, kiện cáo, chiến sĩ bị hành hung, người chết trong đồn, clip công an đánh người, cãi lộn với dân... mà còn bị phê phán, cảnh cáo "hội đồng" như thế, chứng tỏ quyền uy của ngành công an đến mức nào !

qh4

Bà Hiền ở Văn Giang bị trấn áp dã man trong vụ cưỡng chế cướp đất

Thanh tra chính phủ có tội lớn nhất trong việc bao che, "giảm sự nghiêm trọng cho quan tham, dìm sai phạm của họ theo kiểu "để lâu cho cứt trâu hóa bùn", đã tạo ra hàng nghìn, vạn vụ khiếu kiện kéo dài dẫn đến biết bao người bị oan sai, người tự thiêu, chết tại cơ quan tiếp dân, bao người khuynh gia, bại sản, oan khuất chồng chất. Vụ Văn Giang dù Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thấy nhiều sai trái hứa với dân "Không làm xong vụ này (cho dân) thì chết không nhắm được mắt" nhưng họ "đánh trống bỏ dùi" mặc dân phải chống chọi với chính quyền, đại gia mang danh nhà nước có vũ trang, tòa án... dẫn đến nhiều người bị chết, thương tích, tù tội rồi mất oan sạch đất đai, vườn ruộng. Vụ Thủ Thiêm, họ thanh tra bao lần rồi để đến hơn 20 năm qua sai phạm vẫn tồn tại. Ngay ở lúc "nước sôi, lửa bỏng" giữa năm nay họ còn bao che cho bọn tham nhũng không hề đề cập đến sai phạm lớn nhất là 160 ha đất của dân định cư tại chỗ đã bị cướp...

Vụ Đồng Tâm, thành phố Hà Nội cùng sĩ quan Cục điều tra hình sự Bộ quốc phòng tổ chức tranh chấp 59 ha đất nông nghiệp của thôn Hoành, dân mỏi mòn kêu cứu thanh tra chính phủ nhưng họ làm ngơ để kẻ thuộc một bên tranh chấp (Thành phố Hà Nội, Bộ Quốc phòng) lại đứng ra thanh tra, phán xét phía bị tranh chấp dẫn đến dân Đồng Tâm phải rào làng đấu tranh để giữ đất, suýt xẩy ra đổ máu... Thế nhưng giữa Quốc hội bàn về phòng, chống tham nhũng trong kỳ họp vừa rồi, tổng thanh tra chính phủ Lê Minh Khái ngang nghiên đổ cho khách quan : "Một số thế lực lợi dụng tình hình khiếu nại để kích động...". Thói cai trị, phán xét dân của ông ta đã lập trình trong bộ não rồi. Dân ta có câu : "Bụt trên tòa gà nào mổ mắt". Dân ngu đến mức không oan sai nhưng nghe bọn "kích động" để từ miền Nam lần lữa ra tận Hà Nội chịu đói, khát, dãi dầu sương gió, lem luốc bụi đường, khuynh gia, bại sản cả 20 năm trời à ?

Đặc biệt, có kẻ gọi là "đại biểu nhân dân" như Ngô Tuấn Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) lại coi sự phiền toái của cơ quan, chính quyền lên trên oan sai, mất mát có khi cả cuộc đời của nhân dân. Ông ta oang oang ở Quốc hội : "Không cho phép tố cáo cán bộ khi đã về hưu vì sẽ khiến tình hình phức tạp...". Sao ông ta không nghĩ được dân còng lưng nuôi chính quyền để làm gì ?...

Không thể kể hết những tiếng nói mang danh đại diện cho dân nhưng sặc mùi kẻ cai trị, ngang nhiên, trắng trợn ủng hộ, bao che cho nhà cầm quyền và hệ thống quan chức sai phạm, tham nhũng tại Quốc hội.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 21/11/2018

Published in Diễn đàn

Đại biểu quốc hội tỷnh Bến Tre, Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng chấm dứt mọi ồn ào liên quan đến phản ánh sự sai phạm trong ngành công an : Tôi sẽ chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn các bạn.

Cấp thẩm quyền ở đây là Đảng đoàn Quốc hội. 

dbqh1

Nhiều người chỉ trích ông Lưu Bình Nhưỡng, cho rằng ông chỉ là một phép thử, và phép thử đó là nhằm... nhử mồi. Vì mục đích gì không biết, nhưng chắc chắn nó không hề tốt đẹp.

Tuy nhiên, những chỉ trích này là hơi quá đà và có phần phiến diện, bởi trong nội dung chia sẻ chính thức với báo giới, ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh ông - với tư cách là một thành viên ở tổ Đảng và với tư cách là một đảng viên, ông theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của pháp luật, và nghiêm túc chấp hành các quy định của Đảng.

'Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đảng', bởi nó gắn liền với sự nghiệp chính trị của ông Lưu Bình Nhưỡng, và là một người trưởng thành ngành Luật, từng giảng dạy về Luật tại trường Đại học Luật Hà Nội, ông hiểu hơn về yếu tố quyết định của điều lệ đảng, quy định của đảng đối với con đường công danh của ông.

Facebooker Trần Anh Tuấn bày tỏ bằng ngôn ngữ của nhà vật lý học Galileo, người đứng trước tòa án dị giáo đã tuyên bố rằng : Tôi nhìn nhận trái đất hình vuông dù sao trái đất vẫn quay. Ông Lưu Bình Nhưỡng, trong hoàn cảnh hiện nay cũng nên được cảm thông theo phương diện đó, bởi hoàn ông cũng không khác nhà khoa học trong xã hội đêm trường trung cổ đó là bao. 

Năm 2016, trong phiên họp Hội đồng bầu cử quốc gia vào sáng ngày 8/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, đại diện cho biết, có 496 người trúng cử Đại biểu quốc hội khóa XIV, trong đó chỉ 21 đại biểu trong số 496 đại biểu là người ngoài đảng (chiếm 4,2%), Quốc hội Khóa XIV có tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước đến nay. Phải đề cập thêm số liệu như vậy để hiểu hơn rằng, ông Lưu Bình Nhưỡng dù cố giành một chút quyền dân biểu như cách mà ông từng tuyên bố trên Facebook cá nhân, thì áp lực của hơn 96% đảng viên bao vây ông và khiến cho phần lệ thuộc đảng phải tạm khuất đầu cúi mặt.

Sự 'đầu hàng' nêu trên đã cho thấy nhiều vấn đề, một là tính chất đảng ủy công an và tiếng nói của giới công an trong hệ thống nghị trường Quốc hội là... bao trùm. Thứ hai, nó lột tả được nhiều vấn đề, trong đó, tiếng nói đại diện cho người dân dường như chưa bao giờ là trọng điểm của 1/2 vị đại biểu đang ngồi dự họp từ đó đến nay. Vì thế, nhà thơ Lưu Trọng Văn trong một chia sẻ về sự kiện này trên Facebook cá nhân đã bình một cách cay đắng : Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách đại biểu quốc hội đại diện cho dân của ông ở đâu ? Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok ! Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không Ok ?

Lợi ích của Đảng hay lợi ích của Dân, cũng chỉ là một sự lựa chọn. Và không có một sự lựa chọn 'kết hợp' nào ở đây, vì bản thân nếu anh đã hướng về Dân, thực hiện đúng quy trình Dân biểu, thì đồng thời tính đảng của anh sẽ sụp giảm. Và có khả năng, kỳ sau, anh sẽ rời khỏi Hội trường Quốc hội vì sự 'sa sút' tính Đảng đó. Câu hỏi trên của nhà thơ Lưu Trọng Văn vì thế trở nên rất khó cho những đại biểu quốc hội như ông Lưu Bình Nhưỡng, và những người có tâm thế giống như ông. 

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trong một động thái có vẻ có liên quan, đã bày tỏ về bài viết 'Phân tích sai lầm của giáo sư Chu Hảo' [báo Tiền Phong] trên Facebook cá nhân bằng cụm từ ngắn gọn 'thật đáng tiếc'. Một Facebooker khác lập tức phản hồi bên dưới, 'Đáng tiếc cho dân'. Tiếc cho dân, không phải vì bản thân Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, mà cả vì chuyện Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã bị áp chế bởi yếu tố 'Đảng đoàn Đại biểu quốc hội'.

Trở thành một dân biểu thực ra là cực kỳ dễ dàng ở Việt Nam, nhất là xuất xứ từ những hạt giống đỏ, những chồi non được ươm mầm bởi chế độ, nhưng để làm rõ nét tính chất Dân biểu - tức làm tròn 'tư cách là người đại biểu hoạt động chuyên trách của Nhân dân, vì sự cẩn trọng và tôn trọng nguyên tắc pháp luật' không bao giờ dễ dàng. Và những người làm, kiên trì thực hành điều đó sẽ khó ngoi lên trong hệ thống chính trị hiện tại, khi mà chiếc mũ quy chụp 'suy thoái tư tưởng, hay tự diễn biến, tự chuyển hóa' dễ dàng đặt lên đầu bất kỳ ai chạm vào lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm của chế độ. 

Nhà báo Lê Phú Khải trong một bài viết gần đây về Giáo sư Chu Hảo đã đặt câu hỏi 'Tại sao Chu Hảo', và người viết cũng đặt câu hỏi tương tự : Tại sao Lưu Bình Nhưỡng. Đặt không phải để giải thích hay diễn giải bản chất con người Đại biểu quốc hội này, mà đặt để tái khẳng định rằng, tính chất Đảng viên đã đẩy lùi tính Dân biểu của hàng trăm vị đại biểu quốc hội trong hàng thập niên qua. Chính vì thế, vai trò giám sát của Quốc hội trước các chủ trương lớn của đảng (vốn được coi là hệ quả của quyết tâm chính trị thuộc Bộ Chính trị) là vô cùng yếu kém, tính chất phản biện đúng vai trò rất mờ nhạt, và đất nước đã rơi vào nhiều cuộc khủng hoảng là vì thế.

Tại sao Lưu Bình Nhưỡng sẽ là một câu hỏi về tâm và tầm của một đại biểu quốc hội, chừng nào tâm và tầm còn phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của đảng, chừng đó tâm và tầm cũng nằm trong vòng kim cô của đảng, và câu nói của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước 'là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng' thực ra cũng chỉ là câu nói vô thưởng vô phạt mà ông Lưu Bình Nhưỡng lỡ tin theo,... và đến giờ phải trả giá.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 13/11/2018 

Published in Diễn đàn

Bà Kim Ngân cần kết luận về ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng ? (BBC, 08/11/2018)

Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân có ý kiến kết luận về phát ngôn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

congan1

Ông Lưu Bình Nhưỡng trả lời phỏng vấn báo giới Việt Nam bên lề một phiên họp Quốc hội năm 2017

Phát ngôn được cho là 'gây sốc' của Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng được ông đưa ra hôm 31/10 tại nghị trường, rằng "Vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp".

Ngày 5/11, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội.

Văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về "một số đánh giá chưa chính xác", "gây dư luận không tốt" của Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, theo Công an nhân dân.

'Suy diễn, quy chụp'

Văn bản nói trên cho hay số liệu ông Nhưỡng "tự tính" và báo cáo trước Quốc hội "là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân".

Theo đó, ngành công an đưa ra các con số mà ngành này tự tính, khác hoàn toàn số liệu ông Nhưỡng đưa ra.

Cụ thể, số tin báo, tố giác không thụ lý chỉ chiếm tỷ lệ 0,07%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 94%.

Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chậm gửi chiếm 0,03%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 86%.

Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn chiếm tỷ lệ 2,82%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 99,76%

Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết chiếm tỷ lệ 0,01%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 100%.

Ngoài ra, văn bản nêu các thành tích của ngành công an Việt Nam với các con số đấu tranh tội phạm và phá án "vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra".

congan2

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân

Bên cạnh đó là các con số về sự hi sinh của các chiến sỹ công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, với bảy cán bộ chết, gần trăm người bị thương chỉ trong nửa đầu năm 2018.

Văn bản này cũng nhắc đến "một tài khoản Facebook có tên Lưu Bình Nhưỡng" đăng tải bài viết về tiêu cực của ngành công an, khiến nhiều tài khoản Facebook "phản động", "lợi dụng vấn đề" để "công kích, bôi nhọ lực lượng công an".

Trong văn bản nói trên, Đảng ủy Công an Trung ương "kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước", đồng thời yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính lại nhận định của ông.

congan3

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại nghị trường

'Kém tính toán' hay 'có động cơ' ?

Cùng thời điểm, nhiều báo chính thống của Nhà nước Việt Nam đăng các bài viết phê phán ông Lưu Bình Nhưỡng.

Hôm 8/11, tờ  An ninh Thủ đô đăng một bài phỏng vấn dài Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an.

Theo đó, ông Cương nói ý kiến của ông Nhưỡng "hoàn toàn không đáng tin cậy, không đúng sự thật", hoặc do ông Nhưỡng "kém tính toán", hoặc "có động cơ với ngành công an".

Ông Cương "yêu cầu ông Lưu Bình Nhưỡng phải xin lỗi lực lượng Công an về những phát ngôn sai sự thật".

Một bài viết của Hội nông dân Việt Nam cho hay "người dân Bến Tre thất vọng khi bầu ông Lưu Bình Nhưỡng vào Quốc hội".

Bài báo đăng hôm 6/11 viết rằng "phát ngôn "khủng khiếp" của ông Nhưỡng về ngành công an "gây hoang mang tột độ trong lòng dân".

Một số cử tri được phỏng vấn trong bài báo tỏ thái độ "bàng hoàng" và yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính thông tin.

Cử tri Lê Văn Việt (Chợ Lách, Bến Tre) được dẫn lời, nói "thất vọng" vì "đã bỏ nhầm phiếu" cho ông Nhưỡng.

congan0

Công an canh giữ an ninh phô trương lực lượng - Ảnh minh họa

'Tôi không bịa'

Một ngày sau phát biểu 'gây bão' nói trên, ông Lưu Bình Nhưỡng nói với các phóng viên Việt Nam rằng ông "không bịa" ra các con số đó.

Tờ Tiền Phong cho hay bên lề phiên họp Quốc hội hôm 6/1, ông Nhưỡng nói đánh giá của ông là về tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp, được nêu trong một phụ lục báo cáo riêng.

Ông Nhưỡng cũng nói các con số này đều có trong báo cáo chứ ông không "tự nghĩ ra" hay "tự lấy số liệu này chia cho số liệu khác".

"Không có chuyện tôi bịa ra tất cả những điều đó để làm gì", ông Nhưỡng được dẫn lời, cho hay.

Trước đó, một tài khoản Facebook mang tên ông đăng một bài viết dài chia sẻ lại việc ông phát ngôn 'gây bão' ở nghị trường.

Trong đó, ông Nhưỡng nói "không mong gì hơn ngoài mục đích muốn tâm sự" với "thế hệ 4.0" quan tâm tới các vấn đề của đất nước.

Ông Nhưỡng cũng cho hay ngay trong chiều hôm 31/10, Chủ tịch Quốc hội đã "cho phép trao đổi" và ông đã "báo cáo rõ nguồn tài liệu, cách tính và cách so sánh" của ông.

Mạng xã hội nói gì ?

Luật sư Luân Lê viết trên Facebook cá nhân rằng "cần phải ủng hộ những tiếng nói và sự chất vấn của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng".

"Ông Nhưỡng với tâm thế một đại biểu chuyên trách đã làm rất tốt vai trò của một người đại diện cho cử tri là nhân dân. Ông không né tránh hay ngại va chạm, ngay cả với một siêu Bộ quyền lực nhất của chế độ, đó là ngành công an".

"Ông Nhưỡng, là người có những quan điểm thẳng thắn, rõ ràng và rất tâm huyết với những sự việc nóng đối với nhân dân cả nước. Ông xông xáo và đặt mình vào vị trí của những người mà ông đại diện trực tiếp cho, đó là người dân toàn xã hội".

"Hãy đồng hành cũng những sự chính trực và nhất là đối với những nhân tố có vị thế chính trị để mỗi chúng ta đều có thể được nghe thấy những tiếng vang của lòng tận tuỵ, sự nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm của những con người còn lương tri trên mảnh đất đã quá cạn kiệt lòng trung thực và sự quả cảm, tình yêu đối với con người và tổ quốc này".

"Đừng để ông ấy đơn độc. Đây là những thời khắc quan trọng để cho những giá trị tốt đẹp còn được trồi mọc lên giữa lòng sa mạc của sự hủy hoại, lụi tàn, suy biến".

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho hay ông Nhưỡng là thầy của mình ở Đại học Luật Hà Nội.

"Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ "khủng khiếp" khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu", ông Trai chia sẻ trên Facebook cá nhân.

Nêu ví dụ một số vi phạm tố tụng điển hình, ông Trai viết : "Với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế".

"Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân".

*******************

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng : 'Số liệu về công an không phải tôi bịa ra' (Tuổi Trẻ, 06/11/2018)

Liên quan đến phát biểu "gây bão" về con số giải quyết tin báo tội phạm, lĩnh vực phụ trách của ngành công an, bên hành lang Quốc hội sáng nay 6/11 đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng.

daibieu1

Dân biểu Lưu Bình Nhưỡng và Dân biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận - Ảnh : Internet (Một Thế Giới)

 

Ông Nhưỡng nói ông đưa ra số liệu như trong phát biểu là "theo cách hiểu, cách nhìn của ông chứ không phải tự chia, không tự suy luận".

* Ông có thể giải thích bối cảnh cũng như ý định mà mình đã đưa ra con số liên quan trong phát biểu trước Quốc hội đó ?

- Tôi nghĩ rằng con số mà Bộ Công an đưa ra là để đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ với công việc đó. Còn tôi thì đánh giá mức độ, tỉ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong lĩnh vực tư pháp. Cái này đã được nêu trong phụ lục báo cáo riêng.

Như thế thì cách nhìn nhận của hai vấn đề của tôi và ngành công an là khác nhau nên không thể lấy cái vấn đề của Bộ Công an đã lý giải mà nói rằng tôi đã nghĩ sai, rồi có phát biểu sai về vấn đề này được.

* Trước Quốc hội, con số mà ông đưa ra đã gây rất nhiều suy nghĩ. Sau đó đại tá Nguyễn Hữu Cầu - giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - đã đứng lên tranh luận. Ông nói gì về điều này ?

- Hôm đó tôi là người đưa ra chất vấn với các bộ trưởng, trưởng ngành nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Đây là điều rất đáng tiếc. Việc chất vấn là quyền của đại biểu, các chủ thể phải có trách nhiệm trả lời, thậm chí là yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin để làm cho rõ. 

Chứ đây không phải là tranh luận của đại biểu này với đại biểu khác, đây không phải là một phiên thảo luận. Đặc biệt là đại biểu này không được chất vấn đại biểu khác, nếu chất vấn thì chúng ta chưa hiểu về vấn đề chất vấn, các quy trình chất vấn.

Tranh luận thì các đại biểu có quyền tranh luận với nhau. Còn việc chất vấn mà đại biểu lại đi trả lời thay thủ trưởng của mình, chiếm quyền của trưởng ngành thì sao ? 

Đặc biệt, tôi đã cảnh báo, nếu là tài liệu mật thì không được phép công bố và khi nêu nội dung đó thì tôi cũng không công bố.

* Có ý kiến nói cách tính cơ học của ông là sai phương pháp toán học dẫn đến một con số gây nhiều hoài nghi. Ông có nghĩ là mình đã sai và cần thiết phải đính chính thông tin đã đưa ra ?

- Hôm đó tôi nêu 3 vấn đề của 3 ngành. Vì hạn chế thời gian nên tôi chưa nói hết được vấn đề, nói hết nghĩa. Tuy nhiên buổi sáng hôm sau khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói về vấn đề đó thì tôi cũng đã nói lại. Tôi khẳng định là chỉ nêu tỉ lệ vi phạm giữa các cơ quan trong hoạt động tư pháp. 

Cái đó có tiêu đề, có báo cáo đàng hoàng chứ không phải tôi nghĩ ra rồi lấy số liệu này rồi chia cho số liệu khác. Đây là nằm trong cùng một hệ quy chiếu, có thể là do cách nói của tôi nhanh, tôi chưa nói hết được vấn đề. Ở đây không có chuyện tôi bịa ra để rồi làm một cái điều gì đó.

* Xin cảm ơn ông !

Thái Bá Dũng

************************

"Phát biểu gây bão của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng"

Sáng 31/10 tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) có chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung : "Đối với lĩnh vực công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...

daibieu2

Phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận

Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này".

Theo Bộ Công an, sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan điều tra, gây dư luận không tốt.

Hôm qua 5/11, Bộ Công an cũng đã ra thông báo chính thức phản hồi đối với chất vấn trên của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Nguồn : Tuổi Trẻ

******************************

Bộ Công an phản hồi ý kiến của Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Tuổi Trẻ, 05/11/2018)

TTO - Nhận định của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng rằng "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp" đã gây rất nhiều tranh cãi trên nghị trường Quốc hội. Bộ Công an vừa phản hồi, đưa ra những con số khác hoàn toàn số liệu của ông Nhưỡng.

daibieu3

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Ảnh : VTV

Nội dung phản hồi của Bộ Công an cho rằng : "Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi qua phát thanh và truyền hình trực tiếp. Bộ Công an rất trân trọng tất cả các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch vững mạnh, đóng góp cho lực lượng công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình hiện nay. 

Quan điểm của Bộ Công an là không chấp nhận các vi phạm trong hoạt động điều tra và đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế các vi phạm. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung : "Đối với lĩnh vực công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này".

Điều đáng nói là sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan điều tra, gây dư luận không tốt. Do đó rất cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu rõ vấn đề, đây cũng là ý kiến phát biểu của một số Đại biểu quốc hội sáng 1/11/2018.

Theo số liệu của Bộ Công an về vấn đề trên cụ thể như sau :

Tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1/10/2017 đến 30/09/2018), các cơ quan điều tra đã tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó, cơ quan điều tra trong Công an nhân dân tiếp nhận và giải quyết 118.731 tin chiếm 98,83% (1,17% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như cơ quan điều tra Quân đội nhân dân ; cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân ; cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm...).

Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỉ lệ giải quyết đạt 87,20%).

So với tổng thể chung số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên chiếm tỉ lệ rất nhỏ, cụ thể là :

Số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là 82/118.731 tin, chiếm tỉ lệ 0,07%.

Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện Kiểm sát của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là 37/118.731 tin, chiếm 0,03%.

Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là 3.360/118.731 tin, chiếm tỉ lệ 2,82%.

Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là 33, chiếm tỉ lệ 0,01%.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Nga, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, cũng cung cấp thông tin đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho thấy đánh giá tình hình của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không chính xác.

Tối 5/11, trả lời phóng viên Tuổi trẻ về việc Bộ Công an đăng tải thông tin chính thức trên Cổng thông tin của Bộ liên quan đến chất vấn trước Quốc hội của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, ông Nhưỡng nói rằng đã biết thông tin trên nhưng hiện tại chưa có ý kiến gì, nếu nhận được yêu cầu chính thức của các cơ quan chức năng thì ông sẽ hồi đáp.

Thân Hoàng-Lê Kiên

Published in Việt Nam

Ông Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ Công an

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 31/10, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đơn vị tỉnh Bến Tre đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và đưa ra con số mà theo nhận định của vị đại biểu quốc hội này thì cơ quan điều tra của công an có vi phạm rất lớn. Cụ thể không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...

daibieu1

Biểu tượng mạng xã hội facebook trên một chiếc laptop. AFP

Một ngày sau đó, trả lời phỏng vấn báo An Ninh Thủ Đô, Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội nói rằng Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng khi bình luận về những con số vi phạm của hoạt động tư pháp, thì lại có cách tiếp cận và diễn đạt không ‘gãy gọn’, dẫn tới cách hiểu sai rất tai hại, và ông cho rằng ông Lưu Bình Nhưỡng cần phải đính chính, thậm chí xin lỗi.

Sang ngày 5 tháng 11, truyền thông Việt Nam dẫn thông cáo của Bộ Công an trên cổng Thông tin điện Tử của Bộ này rằng những số liệu mà Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đưa ra trong phiên chất vấn sáng 31/10/2018 là không chính xác.

Trong khi đó, tờ Soha hôm 2/11 trích dẫn lời ông Lưu Bình Nhưỡng rằng trước khi phát biểu ông đã xin phép Chủ tịch quốc hội không công bố số liệu và ông đã tính tỷ lệ phần trăm để công bố. Ông nhấn mạnh :

Tôi có thể nói thái độ rắn chắc, ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng tôi khẳng định không nói gì sai trái và tôi có bằng chứng về vấn đề đó. Nếu tôi sai tôi phải xin lỗi ngay, đính chính còn không sai thì không phải làm điều đó.

Tâm thư từ một vị Đại biểu quốc hội

Hôm 3/11/2018, trên mạng xã hội lan truyền bức tâm thư của vị Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến việc chất vấn Bộ trưởng bộ Công an tại Quốc hội hôm 31/10/2018.

Đầu thư ông giới thiệu ông là tiến sĩ luật học, Đại biểu quốc hội Khóa 14, đơn vị tỉnh Bến Tre, hiện là Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Trong thư có đoạn viết :

"Với tư cách là người đại biểu hoạt động chuyên trách của nhân dân, vì sự cẩn trọng và tôn trọng nguyên tắc pháp luật, sự điều hành của Chủ tịch nên tôi chỉ nêu tỷ lệ phần trăm vi phạm của cơ quan điều tra trong các lĩnh vực đã được thống kê trong báo cáo gửi cho Đại biểu quốc hội nghiên cứu, thảo luận. Và tôi cũng đã cam đoan trước quốc dân đồng bào cử tri cả nước là tôi không nói sai, không hề bịa đặt, không sử dụng bất kỳ thông tin, tài liệu "ngoài luồng" và đặc biệt không áp đặt quan điểm cá nhân với dụng ý xấu xa".

Chỉ trong hai ngày, bức tâm thư của ông Lưu Bình Nhưỡng có hơn 5.000 lượt share, 15.000 lượt like với gần 900 lời bình luận.

Đây là lần đầu tiên một vị Đại biểu quốc hội dùng mạng xã hội để tâm sự với người dân khi họ có điều cần giải thích.

Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, người chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế, trao đổi với RFA về việc một vị đại biểu quốc hội Việt Nam phải dùng đến mạng xã hội để phân trần như vừa nêu :

Mạng xã hội đã là một phần đời sống của hàng tỷ người dân trên thế giới và, dĩ nhiên, Việt Nam cũng không thể là trường hợp ngoại lệ. Tôi nghĩ nhà cầm quyền cũng như người dân Việt Nam đã ý thức rất rõ về sức mạnh của thứ quyền lực mới này.

Không còn là mạng ảo

Buổi chiều 31/10, cùng ngày xảy ra phiên chất vấn của ông Lưu Bình Nhưỡng, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng xác nhận :

Mạng xã hội không còn ảo nữa mà là thật rồi, không nên bỏ trống trận địa này. Người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn trên không gian mạng. Cái tốt lớn lên, cái xấu sẽ giảm đi. Đồng thời, phải truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, không thể cái gì ta xem cũng tin ngay.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một blogger từng nhận giải thưởng Netizen tại Pháp vào năm 2013 khẳng định :

Không thể chối cãi là mạng xã hội đã trở thành một kênh thông tin quan trọng của người dân mà nhà cầm quyền muốn phủ nhận nó cũng không được. Những thông tin từ mạng xã hội do người dân đưa lên dần dần trở thành nguồn tin tham khảo quan trọng cho báo chí lề đảng.

Cũng theo ông Chênh thì những ý kiến, những phản hồi từ mạng xã hội facebook - mà ông gọi là một kênh thông tin - đã có tác dụng nhất định, như nhiều quyết định sai trái của quan chức hay của cơ quan công quyền đã bị phê phán và đã sửa sai, hay nhiều vụ án lớn phát sinh cũng từ tố giác của người dân qua kênh này.

Ông nhận xét lý do ông Lưu Bình Nhưỡng dùng mạng xã hội để lên tiếng trong sự việc vừa qua :

Nhà cầm quyền và quan chức các cấp không thể không đón nhận thông tin và dư luận từ kênh nầy để điều chỉnh. Do vậy khi ông Lưu Bình Nhưỡng bị công an tấn công, ông không biết kêu cứu vào đâu, đành kêu cứu sự ủng hộ của dư luận thông qua mạng xã hội. Đó là lý do tại sao ông ta giải bày hay "điều trần" sự việc lên mạng xã hội.

Còn với Luật sư Vũ Đức Khanh thì ông cho rằng việc một số cá nhân và đoàn thể xã hội ngày càng sử dụng nhiều hơn không gian mạng này để biểu lộ quan điểm, chính kiến là phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Ông nói thêm :

Cách tiếp cận này sẽ giúp lãnh đạo gần gũi và nhanh chóng với các thành phần xã hội chịu tác động trực tiếp của nó, góp phần kiến tạo môi trường sinh hoạt tự do, dân chủ và lành mạnh hơn. Nó cũng cho thấy những phương tiện, công cụ truyền thông đại chúng cổ điển đã mất dần ảnh hưởng để nhường bước cho trào lưu mới.

Với mạng xã hội rộng khắp và phổ biến trên toàn cầu như hiện nay, Luật sư Vũ Đức Khanh khuyến cáo Chính phủ Việt Nam nên có cái nhìn thông thoáng hơn để đưa đất nước bắt kịp trào lưu của thế giới.

Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện có 53 triệu người sử dụng Facebook trên tổng số dân hơn 93 triệu. Do đó mạng xã hội này rõ ràng đang là một kênh hàng đầu cho người dùng bày tỏ quan điểm của họ.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 05/11/2018

Published in Diễn đàn

Trường hợp Nguyễn Sỹ Cương :

Phát biểu, trong phiên chất vấn chiều 30/10/2018, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng "trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm". Ông đưa dẫn chứng sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội, xuất hiện nhiều phát ngôn "xúc phạm đến các bộ trưởng", thậm chí có cá nhân đăng lên câu "đại diện cho dân, đi ngược lòng dân".

daibieu1

Quốc hội Việt Nam họp ở Hà Nội ngày 22/10/2018 - Hình minh họa. AFP

Từ đó, ông chất vấn, yêu cầu Bộ Công an "có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không ?" [1].

Hiểu biết, và thái độ của đại biểu quốc hội như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương là hạn chế, và đáng chê trách.

Quan chức, càng cao cấp càng nên biết lắng nghe, cả những lời chê chửi từ dân. Thậm chí, là một chiếc guốc phản kháng, như trường hợp Thủ Thiêm. Bộ trưởng, hay đại biểu quốc hội, không phải "bố mẹ" dân để trông xuống mà mắng mỏ những lời góp ý, phê trách của dân là "xúc phạm".

Hiểu biết, và thái độ như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, tôi cho là hách dịch, kém văn hóa.

Ngô nghê, tục tĩu :

Ngoài thái độ cao ngạo, hách dịch như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, còn nhiều hiện tượng ngô nghê, tục tĩu khác.

Bàn việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế, nhưng ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch quốc hội, lại có cách ví von rất tục tĩu : "Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…" [2].

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phát biểu trước quốc hội về nhóm "giải pháp 3 chân" cho ngành y tế. Bà say sưa nói về "cái chân thứ 3", tỉ mỉ chi tiết mãi hình tượng "chân thứ 3", khiến cả quốc hội được phen cười… vỡ mồm ! Tôi không tin là bà Tiến không biết "chân thứ 3" thường được dân gian dùng để gọi … [3].

Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị Phó Chủ tịch quốc hội như ông Phùng Quốc Hiển, một nữ Bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại có thể vô tư, hồn nhiên tục tĩu như vậy trước quốc hội.

Đó là chưa kể nhiều trường hợp, từ đại biểu quốc hội, quan chức chính phủ, đến Thủ tướng, Tổng Bí thư… cứ hay hồn nhiên "trên nóng dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe", "trên phát động, dưới nằm im"…

Do tư duy tục tĩu ? Hay có thể, do trình độ hạn chế, lúng túng không tìm ra cách nào khác để diễn đạt ?

Rồi nhiều trường hợp ngô nghê khác. Đến mức, dân tình hay ví đại biểu quốc hội như mấy cậu hề Xuân Bắc, Trấn Thành, Hoài Linh…

Quyền cử tri :

Trước những hiện trạng trên, thái độ cử tri là gì ?

Quyền lực giám sát, nói ra thì mông lung. Nhưng cụ thể là tỏ bày, nhận xét, đánh giá, thậm chí là chê chửi. Chê chửi, thậm chí vung chiếc guốc vào mặt đại biểu cũng là một phương cách bày tỏ.

Trước những phát biểu với tư duy hống hách như Nguyễn Sỹ Cương, tục tĩu như Phùng Quốc Hiển, Nguyễn Thị Kim Tiến… Dân không chửi mới lạ.

Biết nghe dân chửi để sửa mình, ấy mới là thái độ thực sự văn hóa.

Và nên nhớ, không chỉ tỏ bày, nhận xét, chê chửi. Không chỉ là những chiếc guốc như trường hợp Thủ Thiêm, cử tri còn một quyền lớn hơn : bãi nhiệm, phế truất đại biểu quốc hội.

Có vẻ như khi phát biểu đòi trị dân, xử dân, ông Cương quên mất điều này.

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 01/11/2018

___________

[1] https://news.zing.vn/thu-thap-chung-xu-ly-doi-tuong-xuc-pham-nhan-pham-ca-nhan-tren-mang-post888838.html

[2] https://tuoitre.vn/viet-nam-cho-nao-cung-dep-khong-phai-ai-cung-cho-vao-20180111111303142.htm

[3] https://www.youtube.com/watch?v=UMNVjzCB8EM

Published in Diễn đàn