Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại bàng bay đi, còn chim sẻ ở lại

Hàn Lam, VNTB, 07/08/2022

Những ngày qua, thông tin Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Công ty Tân Tạo, mã chứng khoán : ITA) đã chi tạm ứng hơn 1.936 tỷ đồng cho bà Maya Danglas (tên mới của bà Đặng Thị Hoàng Yến), Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, để tham gia các dự án đầu tư tại Mỹ khiến nhiều cổ đông của ITA băn khoăn vì số tiền chuyển ra nước ngoài quá lớn.

daibang0

Bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện trên truyền hình Mỹ với tên mới là Maya Dangelas

Trên bảng cân đối kế toán, giá trị khoản mục các khoản phải thu của ITA tại ngày 30-06-2022 ghi nhận gần 9.946 tỷ đồng, gấp đôi đầu năm. Trong đó, Công ty đã hạch toán chi tạm ứng số tiền 1.937 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến (hay Maya Dangelas) với mục đích tham gia dự án tại Mỹ.

Việc ITA tạm ứng cho vị Chủ tịch đang sinh sống ở nước ngoài số tiền chiếm gần 15% tổng tài sản (13.246 tỷ đồng tại ngày 30-06-2022) của công ty diễn ra trong bối cảnh ITA đang vướng vào ồn ào liên quan đến việc không công bố thông tin mở thủ tục phá sản trong tháng 6-2022 nên việc có nhiều cổ đông lo lắng là điều dễ hiểu.

Theo Luật Doanh nghiệp và Bộ Luật tố tụng dân sự… thì cổ đông, nhóm cổ đông nắm giữ 1% cổ phần doanh nghiệp có quyền nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người quản lý để yêu cầu hoàn trả lợi ích, hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác, trong trường hợp liên quan đến vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty.

Trước đó, bà Maya Dangelas có đưa ra giải thích là Công ty Tân Tạo đã tham gia đầu tư khu công nghệ cao và dược phẩm tại Mỹ nhưng do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên tiến độ đã bị chậm lại.

"Chúng ta liên doanh với các đối tác tại Mỹ bao gồm cả các trường đại học tại thung lũng Silicon như Stanford. Mục tiêu của liên doanh là niêm yết trên thị trường chứng khoán New York trong vòng 2 – 3 năm tới. Khu công nghệ cao nằm tại vị trí đắc địa kế cận sân bay, có rất nhiều lợi thế. Đây là dự án đầu tiên thuộc loại này được cấp giấy phép của bang California để sản xuất tinh chất thuốc chữa bệnh, sản phẩm phục vụ sức khỏe, ăn uống, giải khát, mỹ phẩm.

Công ty đang tiếp tục đàm phán đối tác khác để có thêm quỹ đất phát triển. Hằng năm sẽ thông tin đến quý cổ đông và nhà đầu tư về kết quả của dự án" – bà Maya Dangelas cam kết với cổ đông.

Liệu có phải là cảnh báo của "đại bàng bay đi, còn chim sẻ ở lại" ?

Báo cáo cho thấy trong quý II/2022, doanh thu thuần của ITA đạt gần 310 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 118 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp tụt giảm từ mức hơn 230 tỷ đồng cuối năm 2021 xuống còn hơn 20 tỷ đồng vào cuối quý II/2022.

Hiện ITA không có duy trì các khoản vay nợ ngân hàng trong nhiều năm và không chịu áp lực lãi vay.

ITA hiện là chủ đầu tư khu công nghiệp Tân Tạo 443 ha tại Thành phố Hồ Chí Minh ; Khu công nghiệp Tân Đức 545 ha tại Long An ; Quần thể khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ thành phố tri thức Tân Đức E.City, quy mô hơn 1.142 ha tại Long An.

Quy mô tài sản của ITA là hơn 13.000 tỷ đồng tập trung vào các khoản phải thu, bao gồm tạm ứng cho các bên liên quan (được đề cập bên trên) và giá trị tồn kho đầu tư vào các dự án E. City Tân Đức, khu công nghiệp Tân Đức tại Long An và khu công nghiệp Tân Tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Đại học Tân Tạo 812 tỷ đồng. Các khoản đầu tư liên quan đến dự án nhiệt điện Kiên Lương chiếm tài sản lớn nhưng đang vướng mắc pháp lý.

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo của công ty là khoản phải thu khác tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, từ mức 2.046 tỷ đồng vào cuối 2021 lên 3.947 tỷ đồng tính tới cuối quý II/2022, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, chủ yếu là khoản chi tạm ứng cho bà Maya Dangelas (tên mới của Đặng Thị Hoàng Yến, đang định cư tại Mỹ), Chủ tịch HĐQT công ty, là 1.937 tỷ đồng, chiếm 56% khoản phải thu ngắn hạn khác như đã đề cập ở phần đầu bài viết này.

Trong kỳ, ITA đã thu hồi vốn góp đầu tư vào các công ty khác để dịch chuyển dòng tiền tạm ứng trên cho bà Yến. Cụ thể, ITA đã giảm giá gốc khoản đầu tư vào Công ty Phát triển năng lượng Tân Tạo từ 1.752 tỷ đồng xuống 97 tỷ đồng nhưng không giảm tỉ lệ sở hữu (19%) ; giảm đầu tư Ngân hàng TMCP Quốc dân xuống còn gần 1.209 tỷ đồng, tương đương gần 121.000 cổ phiếu, giảm mạnh so với mức hơn 7.100 tỷ đồng (hơn 600.000 cổ phiếu) hồi cuối 2021.

Những lo lắng trong chuyện "đại bàng bay đi, còn chim sẻ ở lại" là dễ hiểu, vì với số tiền lớn gần 2.000 tỷ đồng thì cổ đông và nhà đầu tư cần phải được lãnh đạo công ty giải thích chi tiết, rõ ràng từng hạng mục, từng dự án đầu tư vào đâu để hiểu rõ.

Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 07/08/2022

************************

Tân Tạo Việt Nam chuyển hơn 1.900 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến ở Mỹ

RFA, 03/08/2022

Tân Tạo Việt Nam chuyển hơn 1.900 tỷ đồng (83 triệu USD) cho bà Đặng Thị Hoàng Yến ở Mỹ

hatang2

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ của Tân Tạo -  RFA edit

Hơn 1.900 tỷ đồng được Công ty Đầu tư & Công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở Việt Nam chuyển cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị Maya Dangelas, tức bà Đặng Thị Hoàng Yến, đang ở Hoa Kỳ.

Truyền thông Việt Nam loan tin ngày 2/8, dẫn báo cáo tài chính mới của ITA như vừa nêu. Theo đó, khoản tiền vừa nêu được chi tạm ứng cho một dự án đầu tư tại bang California. Dự án được đề cập đến là dự án phát triển một khu công nghiệp dược phẩm và y tế cao cấp. Tin nói dự án đã được cấp phép và đang hoàn tất các thủ tục để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá của khu.

ITACO tăng chi tạm ứng cho bà Maya Dangelas ở Mỹ nên phải rút vốn hơn 1.650 tỷ đồng tại Công ty Phát triển Năng lượng Tân Tạo. Việc ITACO chi tạm ứng cho bà Maya Dangelas được nói bắt đầu từ cuối năm 2020 với số tiền 14 tỷ đồng, đến cuối năm 2021 là 59 tỷ đồng.

Vào ngày 5/7 vừa qua, ITACO ra thông cáo báo chí cho biết công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam này hiện không còn lựa chọn nào khác phải khởi kiện Chính phủ Việt Nam sau khi phía Việt Nam đòi bán các tài sản trị giá hàng tỷ đô la vì ITACO không trả một khoản nợ khoảng 900.000 đô la liên quan đến một thầu phụ của ITACO trong khi ITACO không hề có liên quan đến hợp đồng này.

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, báo chí Việt Nam loan tin cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị của ITACO là bà Yến đã gửi đơn kêu cứu gửi lãnh đạo Nhà nước. Theo đơn này, bà Yến cho biết vào tháng 5 và tháng 6, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi nhiều công văn yêu cầu Tân Tạo công bố thông tin Tòa án mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56 ngày 25/1/2018 của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh.

Theo bà Yến, Công ty Quốc Linh trước đó đã yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm buộc Tân Tạo phải thanh toán 21,34 tỷ đồng gồm cả lãi và nợ gốc theo bản án được Tòa án xét xử từ năm 2017.

Cũng theo bà yến, hợp đồng giữa Quốc Linh với VietNam Land liên quan đến vụ kiện này không liên quan đến Tân Tạo. Tổng giám đốc VietNam Land là chồng cũ của bà Yến có tên Jimmy Trần hiện đang bị truy tố vì tội lừa đảo.

Vào ngày 14/7 truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) tiếp tục yêu cầu ITACO công bố thông tin liên quan vụ việc mở thủ tục phá sản dù trước đó công ty đã yêu cầu tạm hoãn vì chưa có quyết định cuối cùng của các cấp có thẩm quyền.

Nguồn : RFA, 03/08/2022

**********************

Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút gần 2 nghìn tỷ đồng sang Mỹ

Mạnh Hà, VietnamNet, 03/08/2022

Chủ tịch Itaco Đặng Thị Hoàng Yến rút gần 2 nghìn tỷ đồng (khoảng 83 triệu USD) tiền tạm ứng cho dự án tại Mỹ, vào khoảng thời gian bà kêu cứu về việc buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo.

hatang3

Bà Đặng Yến, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Tạo, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Thành phố Hồ Chí Minch, ngày 7 tháng 6 năm 2010. Ảnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới (www.weforum.org) / Ms. Sikarin Thanachaiary

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - Itaco (ITA), chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến tạm ứng 1.940 tỷ đồng (khoảng 83 triệu USD) cho việc tham gia dự án tại Mỹ.

Theo báo cáo, ITA ghi nhận doanh thu thuần quý II/2022 đạt gần 310 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 118 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp tụt giảm từ mức hơn 230 tỷ đồng cuối 2021 xuống còn hơn 20 tỷ vào cuối quý II/2022 (1 tỷ VND bằng 42.755 USD).

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo của Itaco là khoản phải thu khác tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, từ mức 2.046 tỷ đồng vào cuối 2021 lên 3.947 tỷ đồng tính tới cuối quý II/2022. Mức tăng lên tới trên 1.900 tỷ đồng.

Trong đó, chủ yếu là khoản chi tạm ứng cho bà Maya Dangelas (Đặng Thị Hoàng Yến) - Chủ tịch Hội đồng quản trị là 1.937 tỷ đồng, chiếm 56% khoản phải thu ngắn hạn khác.

Cũng theo báo cáo, Itaco có khoản đầu tư vào Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân giảm xuống còn gần 1.209 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 7.100 tỷ đồng hồi cuối 2021.

hatang4

Bà Maya Dangelas (Đặng Thị Hoàng Yến) tạm ứng 1.940 tỷ đồng.

Trước đó, hồi cuối tháng 6, bà Đặng Thị Hoàng Yến có đơn kêu cứu sau thông tin lan truyền về việc Buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - ITACO (ITA) Dr. Maya Dangelas (Đặng Thị Hoàng Yến) có đơn gửi các nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam về thông tin buộc phá sản Tập đoàn Tân Tạo.

Vào cuối tháng 6, cổ phiếu ITA chứng kiến những phiên bị bán tháo dữ dội với dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị sau khi thông tin Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) bị mở thủ tục phá sản sau 4 năm tranh chấp được lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm những ngày qua.

Tuy nhiên, trong phiên 2/8, cổ phiếu ITA tăng trần thêm gần 7% lên 8.040 đồng/cổ phần.

Trước đó, ITA bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định mở thủ tục phá sản từ năm 2018, nhưng đến nay, thông tin này chưa được công khai rộng rãi.

Vụ việc bắt đầu từ việc một doanh nghiệp có tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh) yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Itaco. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc ITA mối quan hệ với chủ nợ Công ty Quốc Linh không phải là căn cứ để tiến hành thủ tục phá sản. Cho đến nay, nguyên nhân của kết luận phá sản vẫn chưa được công bố.

Trong 4 năm qua, Itaco vẫn công bố thông tin về báo cáo tài chính kiểm toán, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông. Kiểm toán Báo cáo tài chính 2021 được thực hiện bởi EY đã nêu ý kiến báo cáo phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của tập đoàn tại ngày 31/12/2021.

hatang5

Bà Đặng Thị Hoàng Yến. Ảnh : Hoàng Hà

Trong đơn kêu cứu, bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết, vào tháng 5, tháng 6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi nhiều công văn yêu cầu Công ty Tân Tạo công bố thông tin Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Tân Tạo. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56/2018/QĐ-MTTPS ngày 25/1/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh).

Công ty Quốc Linh không đề nghị thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự mà yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm buộc Công ty Tân Tạo phải thanh toán cho Công ty Quốc Linh theo Bản án của Tòa án xét xử năm 2017 là hơn 21,4 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là hơn 14,3 tỷ đồng và lãi hơn 7,1 tỷ đồng).

Trong đơn, bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng cho biết, Công ty Tân Tạo đang đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm số 01/2021/KDTM-PT ngày 5/1/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và Bản án sơ thẩm số 07/2020/KDTM-ST ngày 18/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, Long An theo thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vì Bản án sơ thẩm, phúc thẩm nêu trên có rất nhiều sai phạm.

Cụ thể, theo bà Yến, Công ty Tân Tạo không có giao dịch kinh tế với Công ty Quốc Linh. Công ty Tân Tạo chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Theo bà Yến, trước đó, Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Việt Nam (VietNam Land) và Công ty Quốc Linh ký các Hợp đồng kinh tế để bơm cát san lấp khu Công nghiệp Tân Đức. Sau khi Tổng giám đốc VietNam Land bị sa thải vào tháng 5/2010 vì móc nối với các nhà thầu, kê khống khối lượng lên nhiều lần rút tiền công ty chia nhau. Vị này đã bỏ trốn về Mỹ. 

Sau đó hơn một năm, ngày 9/12/2011, Công ty Quốc Linh có đơn khởi kiện VietNam Land tại Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, Long An, yêu cầu khởi kiện là VietNam Land phải trả cho Công ty Quốc Linh hơn 14,3 tỷ đồng, gồm nợ gốc và tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền mua vật tư xây dựng. Ngày 13/3/2012, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa thụ lý vụ án giữa nguyên đơn là Công ty Quốc Linh, bị đơn là VietNam Land.

Ngày 5/5/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên Bản án phúc thẩm số 07/2017/KDTM-PT. Nội dung chính : Buộc VietNam Land liên đới cùng với Công ty Tân Tạo thanh toán cho Công ty Quốc Linh số tiền nợ gốc và lãi phát sinh từ hai hợp đồng ký ngày 30/12/2009 tổng cộng hơn 21,3 tỷ đồng.

Ngày 2/6/2017, Công ty Tân Tạo có Đơn đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm gửi Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 3/8/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 84 kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 4/7/2019, tiếp tục ra Quyết định giám đốc thẩm số 14/2019/KDTM-GĐT hủy toàn bộ hai Bản án Sơ thẩm số 01/2007/KDTM-ST và Phúc thẩm số 07/2017/KDTM-PT. Đưa về xét xử lại từ cấp sơ thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định : Tòa sơ thẩm, phúc thẩm buộc Công ty Tân Tạo liên đới cùng VietNam Land trả tiền cho Công ty Quốc Linh là không có căn cứ pháp luật.

Sau khi Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định trả lại vụ án xét xử lại từ cấp sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa đã xét xử và tuyên Bản án sơ thẩm số 07 ngày 18/9/2020. Nội dung chính vẫn như Bản án sơ thẩm số 01/2007 ngày 16/1/2017, theo đó Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa ra quyết định trái với Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên lập luận rằng Công ty Tân Tạo phải liên đới cùng VietNam Land trả nợ cho Công ty Quốc Linh số tiền gốc và lãi là hơn 27,7 tỷ đồng, bởi Tổng giám đốc bỏ trốn của VietNam Land là chồng cũ của Chủ tịch Công ty Tân Tạo nên phải có trách nhiệm.

Ngày 05/01/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên bản án phúc thẩm số 01/2022/KDTM-PT. Nội dung giữ nguyên bản án sơ thẩm số 07/2020/KDTM-ST ngày 18/09/2020 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa.

Ngày 2/2/2021, Công ty Tân Tạo có Đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm gửi Tòa án nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh ; ngày 28/1/2022 tiếp tục có văn bản gửi Tòa án nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh nhắc lại đơn đề nghị giám đốc thẩm. Đến nay, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn bản trả lời kháng nghị hay không kháng nghị giám đốc thẩm.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2021, ITA ghi nhận doanh thu cải thiện đáng kể từ 649 tỷ đồng lên 932 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 48% lên 265 tỷ đồng. Trong quý I/2022, doanh thu giảm 64% xuống 63,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 71% xuống 16 tỷ đồng.

Theo bà Yến, Itaco có tổng tài sản gần 13,3 nghìn tỷ đồng và là công ty niêm yết, công ty đầu đàn trong việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Việt Nam. Khoản tiền bị Công ty Quốc Linh ký buộc trả nợ chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản. Việc buộc Công ty Tân Tạo phải công bố phá sản là vô lý.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến vắng mặt trong 8 kỳ đại hội gần đây của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA). Bà Yến được cho là đang ở Mỹ và trong cuộc họp gần đây, bà Yến tham gia thông qua họp trực tuyến.

Mạnh Hà

Nguồn : VietnamNet, 03/08/2022

Published in Diễn đàn

Cựu Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng, b đơn trong v đòi bi thường 2,5 t đôla do cu đi biu Quc hi Đng Th Hoàng Yến khi kin ra tòa trng tài quc tế, s b tng đt thông báo trng tài vào hôm nay, 10/09/2019. T thành ph H Chí Minh, lut sư Nguyn Thanh Tuân có bài nhn đnh dưới đây, được VOA đăng ti nguyên văn.

tantao1

Sáng 10/07/2010, Tập đoàn Tân Tạo đã ký với Công ty Royal Haskoning Việt Nam hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho dự án cảng biển nước sâu Nam Du, thuộc quần đảo Nam Du (Kiên Giang). Ảnh minh họa.

***

Theo thông tin qua báo chí chính thức ca Vit Nam, D án đu tư Trung tâm nhit đin Kiên Lương và Cng nước sâu Nam Du ca Tp đoàn Tân To được chính ph (thi Th tướng Nguyn Tn Dũng) cp phép đu năm 2008. Như vy, vic làm th tc, xin cp phép và cấp giy phép đu tư cũng như vic thc hin mt phn d án đã được điu chnh bi Lut Đu tư 2005.

Theo Luật đu tư 2005, nhà đu tư s ký vi nhà nước (đi din bi chính ph) mt trong các loi Hp đng như hp đng BOT (Built-Operate-Transfer : Xây dng-Kinh doanh-Chuyển giao) ; BT (Built-Transfer : Xây dng - chuyn giao) và BTO (Built - Transfer Operate : Xây dng - Chuyn giao – Kinh doanh). Các khon Khon 17, 18 và 19 ca Điu 3 Luật Đu tư 2005, có định nghĩa cho các loi hp đng nói trên.

Trong phần ni dung ch yếu ca các hp đng đu tư gia nhà đu tư và chính ph luôn có điu khon v gii quyết tranh chp (Điu 12 Lut Đu tư 2005), trong đó cho phép áp dụng Cơ chế gii quyết tranh chp ti Tòa án Vit Nam, bng Trng tài Vit Nam, Trng tài nước ngoài hay Trng tài quc tế.

Tuy nhiên, ngoài việc phi chn Tòa án Vit Nam hay trng tài Vit Nam, Lut Đu tư 2005 chỉ cho phép chọn trng tài nước ngoài hay trng tài quc tế trong mt s trường hp nht đnh. C th là : ch được chn trng tài nước ngoài, trng tài quc tế khi "tranh chấp mà mt bên là nhà đu tư nước ngoài hoc doanh nghip có vn đu tư nước ngoài hoc tranh chp gia các nhà đầu tư nước ngoài vi nhau" (khoản 3 Điu 12) ; hoc (theo khon 4 Điu 12) : "…tranh chấp gia nhà đu tư nước ngoài vi cơ quan qun lý nhà nước Vit Nam liên quan đến hot đng đu tư trên lãnh th Vit Nam… mà trong hợp đng đu tưđã có thỏa thuận chọn trng tài nước ngoài, trng tài quc tế, hoc phi theo quy đnh ca điu ước quc tế tương ng mà Vit Nam là thành viên.

Theo quy định ti khon 2 Đu 76 (Hiu lc thi hành) ca Lut Đu tư 2015, k t ngày 01/7/2015, Lut đu tư 2005 hết hiu lc thi hành. Tuy nhiên, quy đnh v Gii quyết tranh chp (Điu 14 Lut đu tư 2015) v cơ bn không thay đi nhiu sơ vi Điu 12 ca Lut 2005.

Như vy, vic nhà đu tư Tân To Group kin chính ph Vit Nam khi tranh chp liên quan đến Hp đng đu tư đã ký trước đây gia hai bên, và nếu tranh chp được đưa ra mt Tòa án Trng tài hay Trung tâm Trng tài quc tế (như ICC hay PCA)... và gii quyết theo quy tc t tng trng tài UNCITRAL như thông tin đã đưa, thì cá nhân tôi cho là cũng có vài điu cn phi xem xét :

Thứ nht là, Tân To là mt doanh nghip Vit Nam, được cp giy phép đu tư và đã đu tư vào các d án theo Lut Đu tư 2005 vi tư cách nhà đu tư trong nước, thuc khon 2 Điu 12 Lut 2005 và Khon 2 Điu 14 Lut 2015 (Tranh chp gia nhà đu trong nước vi cơ quan có thm quyn ca Vit Nam ch s dng Tòa án hoc Trng tài Vit Nam). Vy, vic Tp đoàn Tân To kin nước ngoài theo cơ chế trng tài nước ngoài và áp dng quy tc trng tài quc tế trên cơ s nào ?

Thứ hai, chúng tôi hiu rng bà Đng Th Hoàng Yến bây gi có th đã có quc tch nước ngoài (M, chng hn). Tuy nhiên, vic bà tr thành công dân M liu có to cho bà đy đ các quyn ca nhà đu tư M vào Vit Nam theo Hip đnh v đu tư song phương gia M và Vit Nam, có hiu lc (hi t - retroactive) ngay c đi vi tài sn đu tư ca bà trong các d án đu tư được cp phép khi bà còn chưa phi là công dân M, hay không ? Nói cách khác, Lut đu tư 2005 và 2015 ca Vit Nam hay Hip đnh bo h đu tư Vit – M s được áp dng trong vic gii quyết tranh chp này ?

Thứ Ba, cũng còn có mt đim thu hút s quan tâm ca gii lut sư Vit Nam, là vn đ tư cách b đơn ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng. Trên thc tế, ông Dũng có th được tm gi (mt cách không chính xác lm), là "Người cp phép đu tư", nhưng ông y đã v ngh trước khi Nguyên đơn b thu hi giy phép. Ngoài ra, ông Dũng không cp phép đu tư vi tư cách cá nhân mà là vi tư cách người đoc giao thm quyn cp phép đu tư, tc là ông y, hay người được ông y y quyền cp phép, đã tha y quyn cùa nhà nước đ thc hin hành vi công v khi cp phép. Như vy, vic ông Dũng đã ngh hưu mà còn tr thành b đơn trong v kin nghe có v l lm…

Hãy chờ xem nhiu điu còn phía trước.

Luật sư Nguyễn Thanh Tuân

N.T.Tuan Lawyer & Associates

105D (1st Fl) Ngo Quyen Str., D. 5

Ho Chi Minh City - Vietnam

Published in Diễn đàn

‘Đại gia mất tích’ Đặng Thị Hoàng Yến đổi tên Mỹ, kiện Nguyễn Tấn Dũng ra tòa quốc tế

Cát Linh, Người Việt, 09/09/2019

Cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là bị đơn duy nhất trong một vụ kiện mang tính quốc tế, trong đó nguyên đơn là "đại gia", cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

daigia1

Cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

Đòi bồi thường 2,5 tỷ USD

Văn bản do văn phòng Luật sư Charles H. Camp, P.C ở Houston, tiểu bang Texas đưa ra, thay thế cho thông cáo báo chí, ghi rõ đây là vụ kiện giữa nguyên đơn là Dr. Maya Dangelas, tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài (arbitration) khởi kiện chống lại (against) cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Điều thú vị, trong văn bản của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, Dr. Maya Dangelas cũng chính là bà Đặng Thị Hoàng Yến, nguyên Đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam khóa 13, người được truyền thông tại Việt Nam mô tả là "đại gia mất tích".

Cũng theo thông báo này, bà Yến, chủ tịch Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo, khởi kiện chống lại ông Nguyễn Tấn Dũng, vì khiến công ty của bà bà thiệt hại 2,5 tỷ USD về lợi nhuận và đầu tư trong thời gian ông Dũng còn tại vị.

"Công ty của tôi lẽ ra thu hàng tỷ Mỹ kim từ dự án nhiệt điện Kiên Lương. Số tiền này là cơ hội của việc làm và giáo dục cho người nghèo ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Đối với tôi, thủ tục tố tụng trọng tài này không chỉ là một câu chuyện pháp lý, mà nó là ý nghĩa của cuộc đời tôi". Theo lời bà Yến được văn phòng Luật sư Charles H. Camp trích dẫn trong bản thông báo.

Khơi lại chuyện xưa

Theo Thông báo của Trọng tài (Notice of Arbitration), khi còn làm thủ tướng, vào ngày 15/07/2007, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thực hiện một dự án đầu tư cho khu công nghiệp, nhà máy điện và cảng biển nước sâu ở Quận Kiên Lương với Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA).

Chín năm sau khi hợp đồng trên được thực hiện, ông Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định dỡ bỏ dự án. Hành động này vi phạm trực tiếp đến quyền hạn và các thỏa thuận giữa ITA và chính phủ Việt Nam.

Sự kiện này, truyền thông trong nước từng loan tin.

Năm 2016, trang báo mạng "Bất Động Sản" tại Việt Nam ghi nhận : "Nhiệt điện Kiên Lương là một trong những dự án quy mô lớn nhất của ITA thuộc Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Dự án có quy mô 4.400-5.200 MW, vốn đầu tư gần 7 tỷ USD".

"Được chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2008, dự án Nhiệt điện Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009 và đến 2013 đi vào hoạt động.

Đến năm 2018, trên tờ Sputnik Việt Nam đăng một bài viết tên : "Bế tắc dự án nhiệt điện tỷ đô : Do quyết định của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?"

Trong đó, ghi rõ : "Ngay sau khi ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án, trong lúc Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo đang tích cực triển khai dự án thì ngày 29/12/2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ quyết định rà soát loại bỏ dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 khỏi quy hoạch điện VII".

Cũng theo Sputnik Việt Nam, "khi ngừng dự án Kiên Lương 1, tập đoàn Tân Tạo đã chịu rất nhiều sức ép từ đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài".

Theo TEC, chính quyết định loại bỏ dự án Kiên Lương 1 ra khỏi quy hoạch điện VII điều chỉnh là nguyên nhân chính dẫn đến việc dự án không thể triển khai được.

Văn phòng Luật sư Tony Buzbee, một trong 4 đại diện pháp lý của bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết : "Hồ sơ khởi kiện này nhằm yêu cầu cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm về hành động của mình ở phương diện bộ máy chính quyền (cũ) và cả cá nhân của ông ta, gây ra việc thân chủ của tôi mất các khoản tiền đầu tư và lợi nhuận".

Trong thông báo của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, theo quy định của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) thì phương thức trọng tài sẽ được áp dụng cho tranh chấp này. Nơi trọng tài giải quyết được đề nghị là Paris, bởi vì nơi đây được thế giới nhìn nhận là một địa điểm hàng đầu về trọng tài quốc tế.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện ở Paris ?

Điều đó cũng chính là câu trả lời mà bà Amanda Orr, phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến cho nhật báo Người Việt biết.

"Paris đã được đề xuất là nơi diễn ra tòa trọng tài vì nó được công nhận trên toàn thế giới với vai trò nổi bật và hàng đầu về trọng tài quốc tế. Nó cũng được công nhận là một cơ quan tài phán thân thiện với trọng tài, nơi các tòa án hỗ trợ trọng tài trong suốt quá trình tố tụng và cả khi phán quyết được đưa ra. Tòa Trọng Tài Paris là nơi trung lập cho các bên, giữa nguyên đơn mang quốc tịch Hoa Kỳ và bị đơn mang quốc tịch Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp hiện tại".

Vụ kiện này, vô hình trung làm cho mọi người nhớ đến vụ án vua "chả giò" Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ‘thế kỷ’ đòi bồi thường 1,25 tỷ USD vào tháng Tư vừa qua.

Nơi diễn ra vụ kiện cũng chính là Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris, Pháp.

Thế nhưng, bị đơn trong vụ kiện của "vua chả giò" là chính phủ Việt Nam và phiên tòa có đại diện hợp pháp của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Lần này, bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà theo nhiều nguồn tin "biết chuyện" cho biết là đang bị "giam lỏng tại gia".

Như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ hiện diện tại phiên tòa bằng cách nào ?

Phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến trả lời nhật báo Người Việt : "Ông ta (Nguyễn Tấn Dũng) có thể lựa chọn xuất hiện hoặc không tại phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, vụ kiện vẫn diễn ra".

Một vấn đề pháp lý khác của vụ này cũng đáng được lưu ý. Đó là, năm 2017, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là người đã chỉ đạo : "Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thu hồi chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 của Tân Tạo".

Lý do được đưa ra là "Dự án để quá lâu mà không làm thì thu hồi, bất cứ nhà đầu tư nào cũng vậy".

Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài mà bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện chống lại cá nhân cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, liệu có đúng luật tố tụng ?

Điều này được bà Amanda Orr cho biết : "Tùy thuộc vào việc ông Nguyễn Tấn Dũng có quyết định cho luật sư bào chữa của ông triệu tập đương kim thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc] hoặc hệ thống chính quyền hiện tại của đương kim thủ tướng, hay không".

Một sự kiện như "đại gia mất tích" Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không thể không gây bàn tán trong dư luận.

Cộng đồng mạng cũng không bỏ lỡ dịp để "khơi" lên những tình tiết "nóng bỏng". Chẳng hạn như mối liên hệ "đặc biệt" giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Một luật sư giấu tên, cư ngụ ở Houston, Texas cho biết theo ông, đây là trò "con kiến kiện củ khoai".

"Bởi lẽ ở chế độ cộng sản Việt Nam, cương vị thủ tướng có thể nói là bất khả xâm phạm. Thêm vào đó, ai cũng biết bà Yến là phe Trương Tấn Sang. Trong nước, Nguyễn Tấn Dũng đang thất thế, cho đó Trương Tấn Sang chỉ có thể liên minh với Nguyễn Phú Trọng để phụ hồi lại điều gì đó".

Cát Linh

*******************

Bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa trọng tài quốc tế

VOA, 10/09/2019

Cựu Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng, b đơn trong v đòi bi thường 2,5 t đôla do cu Đi biu quc hi Đng Th Hoàng Yến khi kin ra tòa trng tài quc tế, s b tng đt thông báo trng tài vào hôm nay, 10/09/2019, theo thông tin t văn phòng lut ca nguyên đơn.

daigia2

Cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Vào tối ngày 09/09, Văn phòng Công ty Lut Buzbee ca Lut sư Anthony Buzbee Texas, mt trong 5 lut sư ca bà Maya Dangelas, tên mi ca bà Yến sau khi nhp quc tch M, email cho VOA : "Cu Th tướng Vit Nam s b tng đt Thông báo Trọng tài (Notice of Arbitration) vào ngày mai và như vy th tc t tng trng tài s chính thc bt đu".

Trước đó, hôm 06/09, trang PR News Wire trích thông cáo ca Văn phòng Luật sư Charles H. Camp th đô Washington, mt lut sư trong t hp các lut sư đi din bà Dangelas, cho biết đây là v kin gia nguyên đơn là tiến sĩ Maya Dangelas, tiến hành th tc t tng trng tài khi kin cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng vì đã làm cho công ty ca bà thit hi 2,5 t đôla v li nhun và đu tư trong d án Nhit đin Kiên Lương tnh Kiên Giang trong thi gian ông Dũng còn tại v.

Văn phòng Công ty Luật Buzbee cho VOA biết thêm : "Vic ông Nguyn Tn Dũng hy b d án này là hết sc vô lý và da trên nhng lý do mang tính cá nhân ch không liên quan gì đến nhim v ca ông khi ông đm nhn cương v Th tướng Vit Nam".

"Tiến sĩ Dangelas và các công ty ca bà đã đu tư hơn 250 triu đôla vào vic phát trin D án Nhit đin Kiên Lương và bà đang phi chu nhng thit hi đáng k, không ch v chi phí đu tư và phí pháp lý, mà còn mt mt khong li nhun khng l", công ty Luật Buzbee cho biết thêm.

daigia3

Trang SE Texas Record đăng tin bà Maya Dangelas kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Photo SE Texas Record

Bà Dangelas khởi kin ông Dũng thông qua y ban Lut Thương mi Quc tế ca Liên Hip Quc (UNCITRAL) và nơi trng tài gii quyết được đ ngh là ti th đô Paris ca Pháp, theo trang PR News Wire.

Trang PR News Wire trích lời bà Dangelas nói : "Công ty ca tôi lẽ ra thu v hàng t đôla t d án nhit đin Kiên Lương. S tin này là cơ hi đ gii quyết công ăn vic làm và giáo dc cho người nghèo Vit Nam và Hoa Kỳ. Đi vi tôi, th tc t tng trng tài này không ch là mt câu chuyn pháp lý, mà nó có ý nghĩa đối vi cuc đi tôi".

Cũng theo thông báo trọng tài, vào năm 2007 ông Nguyn Tn Dũng đng ý cho Công ty cổ phần Đu Tư Công Nghip Tân To (ITA) thuc Tp đoàn Tân To tiến hành d án đu tư khu công nghip, nhà máy nhit đin, và cng nước sâu huyn Kiên Lương nhưng 9 năm sau khi thc hin hp đng thì ông Dũng hy b d án này.

VOA chưa liên lc được vi cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng, Văn phòng Chính ph, và B Ngoi giao Vit Nam đ tìm hiu v phn ng ca h trước v kin này.

Trang Vietnam Finance dẫn li B Công Thương cho biết nguyên nhân tm dng d án Nhit đin Kiên Lương là vào ngày 18/3/2016, Th tướng Nguyn Tn Dũng đã ký quyết đnh 428/QĐ-TTg phê duyt điu chnh Quy hoch phát trin đin lc quc gia giai đon 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, trong đó không có d án Nhit đin Kiên Lương.

Chưa đy mt tháng sau, vào ngày 6/4/2016, Th tướng Nguyễn Tấn Dũng ri chính trường Vit Nam, do không đ phiếu bu Quc hi đ ti v.

Văn phòng Luật sư Charles H. Camp còn cho biết rng Tiến sĩ giáo dc Maya Dangelas chính là bà Đng Th Hoàng Yến, Ch tch Tp đoàn Tân to.

Truyền thông Vit Nam cho biết bà Đng Th Hoàng Yến tng là Đại biểu quốc hội Vit Nam khóa 13 t năm 2011 nhưng tháng 5/2012 thì bà viết đơn t nhim và sau đó b Quc hi bãi nhim vi lý do "đã khai không trung thc, làm cho c tri và t chc hiu không đúng v tiu s và quá trình hot đng ca bn thân".

Bà Amanda Orr, phát ngôn cho công ty Luật The Buzbee nói vi nht báo Người Vit ti California rng : "Paris đã được đ ngh làm nơi phân x trng tài vì nó được công nhn trên toàn thế gii vi vai trò ni bt và hàng đu v trng tài quc tế…Tòa Trng Tài Paris là nơi trung lp cho các bên, gia nguyên đơn mang quc tch Hoa Kỳ và b đơn mang quc tch Vit Nam nhm gii quyết tranh chp hin ti".

"Ông ta (Nguyễn Tn Dũng) có th la chn xut hin hoc không ti phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, v kiện vn din ra".

Khi được hi liu Chính ph Vit Nam hay th tướng đương nhim là ông Nguyn Xuân Phúc có là mt phn trong b đơn, bà Orr nói : "Tùy thuc vào vic ông Nguyn Tn Dũng có quyết đnh cho lut sư bào cha ca ông triu tp đương kim th tướng [Nguyn Xuân Phúc] hoặc h thng chính quyn hin ti ca đương kim th tướng, hay không".

daigia4

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hà Nội, ngày 15/02/2016.

Trong một v kin khác Houston, trang SE Texas Record cho biết bà Dangelas ri Vit Nam năm 2012 và nhp quc tch M năm 2015.

Bà Yến là người sáng lp công ty ITA t năm 1993 và gi chc Ch tch HĐQT ITA k t năm 1996 ti nay dù vng mt ti Vit Nam.

Bà hiện vn là ch tch HĐQT Trường Đi hc Tân To, tng là Ch tch ca Din đàn Doanh nghip Vit Nam - Hoa Kỳ, Thành viên ca Hi đng tư vn kinh doanh y ban Kinh tế Xã hi khu vc Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), thành viên Hi đng tư vn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), thành viên của Chương trình ngh s toàn cu Khu vc Đông Nam Á ca Din đàn kinh tế thế gii. Bà cũng là ch ca ông Đng Thành Tâm, mt nhà kinh doanh bt đng sn và cu Đại biểu quốc hội Vit Nam.

Luận văn tiến sĩ vào tháng 4/2019 ti trường University of New England của bà Đng Th Hoàng Yến có ta đ : "S cn thiết phi ci cách Giáo dc đi hc Vit Nam đ phù hp vi nhu cu nhà tuyn dng".

Các dữ liu quyên góp bu tng thng M năm 2016 cho biết bà Dangelas sng ti thành ph Houston, Texas và có đóng góp cho cuộc vn đng bu c ca Tng thng Donald Trump.

Từ khi b bãi nhim, truyn thông trong và ngoài nước gi bà Yến là "Đi biu quc hi mt tích".

VOA tiếng Việt

Published in Diễn đàn