Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

22/01/2019

Vắng mặt Davos 2019, cơ sở tên lửa Bắc Hàn, Phụ nữ Việt bị hiếp

Tổng hợp

Davos 2019 vắng cả Trump, May, Putin, Macron và Tập Cận Bình (BBC, 22/01/2019)

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos tuần này sẽ vắng mặt một loạt lãnh đạo quốc tế vì họ đều đang phải đối phó với nhiều vấn đề nội bộ.

davos1

Tranh biếm họa tại Davos năm 2019 về chính Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump sẽ hủy chuyến công du đến khu nghỉ đông ở Thuỵ Sĩ, nơi WEF họp thường niên.

Lý do là một phần chính phủ Hoa Kỳ vẫn đóng cửa và ông Trump đang đấu nhau với phe Dân chủ về ngân khoản xây tường ngăn di dân ở biên giới Mexico.

Diễn đàn Davos, tổ chức từ 22-25/01 này, cũng sẽ không có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới dự.

Chính phủ Pháp liên tục phải đối phó với làn sóng biểu tình hàng tuần của phe Áo Vàng, và các cải tổ thị trường lao động ông Macron đưa ra chưa có hiệu quả.

Bà Theresa May ở nhà để lo Brexit với liên tục các thất bại của chính phủ Anh trong nỗ lực thuyết phục Hạ viện thông qua một thỏa thuận nào đó.

Anh đang chưa rõ có phải trưng cầu dân ý Brexit II, bầu cử Quốc hội lại, hay ra khỏi EU cuối tháng 3/2019 mà không đạt thỏa thuận nào.

Tổng thống Vladimir Putin cũng sẽ không đến Davos tuần này mà tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Moscow trước khi ông Abe tới Davos.

Moscow và Tokyo mong muốn đạt tiến bộ trong đàm phán để ký hiệp ước hòa bình vốn bế tắc về tranh chấp lãnh thổ từ sau Thế Chiến 2.

Nga sẽ chỉ cử bộ trưởng phát triển kinh tế Maxim Oreshkin đến Davos và quan chức Nga nói sự kiện này năm nay "chỉ đem lại thất vọng", theo TASS hôm 21/01.

Ngôi sao năm nào của Davos, Chủ tịch Tập Cận Bình, năm nay sẽ không đến dự diễn đàn.

Ông Tập từng công khai ca ngợi toàn cầu hóa và tự do kinh tế tại Davos năm 2017.

Rất nhiều vấn đề

Năm nay Trung Quốc cử Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đi Davos còn cả chủ tịch và thủ tướng ở nhà lo các vấn đề kinh tế.

davos2

Summer Davos hay Diễn đàn Kinh tế Thế giới Mùa hè vào tháng 9/2018 ở Thiên Tân, Trung Quốc. Từ đó đến nay, các ý kiến cho rằng 'vận đỏ' của kinh tế Trung Quốc sang 2019 đã kém tươi

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất từ 28 năm và cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ chưa thấy lối ra.

Mới hồi tháng 9/2018, Trung Quốc tổ chức 'Summer Davos' hay Diễn đàn Kinh tế Thế giới Mùa hè lần thứ 12 ở Thiên Tân.

Từ đó đến nay, không ít ý kiến cho rằng 'vận may' kéo dài của kinh tế Trung Quốc sang 2019 đã không còn.

Trung Quốc cho họ là 'nạn nhân' hàng đầu của chính sách thuế quan mà Hoa Kỳ áp đặt lên hàng loạt đối tác thương mại.

Chính sách đó bị phê phán ở nhiều nơi và Davos tuần này là dịp để Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tới phát biểu, giải thích vì sao Hoa Kỳ làm như vậy.

Tuy thế, chừng ba nghìn lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, diễn giả và nhất là các tổng giám đốc, nhà quản trị công nghệ cao sẽ đến Davos.

davos3

Oxfam : Tám người giàu nhất bằng một nửa nghèo nhất thế giới

Được biết chủ đề an ninh mạng sẽ được bàn thảo nhiều ở Diễn đàn Davos tuần này.

Trong số các gương mặt mới ở Davos có tân tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro.

Quan chức Ấn Độ cũng sẽ đến đông đảo và Thủ tướng Angela Merkel của Đức sẽ có mặt.

Từ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của nước này đến dự hội nghị Davos năm nay.

****************

Phát hiện cơ sở tên lửa Bắc Hàn 'chưa khai báo' (BBC, 22/01/2019)

Một trong 20 căn cứ vận hành tên lửa đạn đạo chưa được khai báo ở Bắc Hàn đóng vai trò là một trụ sở tên lửa, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) công bố hôm 21/1.

davos4

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được nhìn thấy trongcuộc diễu binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng hồi tháng 2/2018

Reuters dẫn báo cáo cho biết : "Cơ sở vận hành tên lửa Sino-ri và tên lửa Nodong được triển khai tại địa điểm này phù hợp với chiến lược quân sự hạt nhân được phỏng đoán của Bắc Hàn".

Việc phát hiện một trụ sở tên lửa chưa được khai báo diễn ra ba ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump loan báo ông "hướng tới" một hội nghị thượng đỉnh khác để thảo luận về phi hạt nhân hóa với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào cuối tháng 2/2019.

CSIS cho biết căn cứ Sino-ri chưa bao giờ được Bình Nhưỡng công khai và vì thế mà "dường như không phải là đối tượng của các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa".

Báo cáo lưu ý rằng các căn cứ vận hành tên lửa lẽ ra phải được khai báo, xác minh và dỡ bỏ trong bất kỳ thỏa thuận phi hạt nhân hóa nào.

"Bắc Hàn sẽ không đàm phán về những điều mà họ không tiết lộ", ông Victor Cha, một trong những tác giả của báo cáo cho biết. "Có vẻ như họ đang không nghiêm túc. Họ vẫn muốn có năng lực hạt nhân, ngay cả khi họ tuyên bố phá hủy các cơ sở đã được khai báo".

Nằm cách khu phi quân sự 212 km về phía bắc và rộng 18 km2, khu phức hợp Sino-ri đóng vai trò then chốt trong việc phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến Nam Hàn, Nhật và thậm chí cả đảo Guam, lãnh thổ Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, báo cáo viết thêm.

davos5

Thượng đỉnh lần thứ nhất diễn ra tại Singapore

Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã chọn xong địa điểm diễn ra cuộc gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cuối tháng Hai.

"Chúng tôi đã chọn được quốc gia nhưng sẽ thông báo sau".

"Kim Jong-un rất mong đợi sự kiện và tôi cũng thế", ông Trump nói với các phóng viên.

Hiện giới phóng viên nước ngoài đang đồn đoán Việt Nam là nơi được chọn.

AFP dẫn nguồn chính phủ Việt Nam nói "chuẩn bị hậu cần" đang diễn ra, có thể ở Hà Nội hay Đà Nẵng.

Hôm thứ Sáu, Nhà Trắng đã thông báo cuộc gặp lần hai giữa ông Trump và ông Kim sẽ diễn ra tháng Hai, theo sau chuyến thăm Washington của một tướng Bắc Hàn.

Kim Yong-chol, cánh tay phải của Kim Jong-un, đã gặp Tổng thống Trump hôm thứ Sáu, trong cuộc gặp kéo dài tới 90 phút.

Việt Nam 'sẵn sàng tạo điều kiện'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói Việt Nam sẵn sàng làm nơi tổ chức cuộc này.

Trang Bloomberg cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với họ rằng Việt Nam sẵn sàng tổ chức cuộc gặp, mặc dù Việt Nam chưa được chọn.

"Chúng tôi không biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc họp".

"Việt Nam đã phối hợp rất tốt với Hoa Kỳ trong quan hệ phát triển kinh tế và thương mại cũng như trong các lĩnh vực khác".

Ông Nguyễn Xuân Phúc trả lời phóng viên Haslinda Amin của Bloomberg TV.

Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong một "chuyến thăm chính thức cấp nhà nước" vào tháng 2.

Chỉ vài giờ trước khi ông Kim Yong Chol tới Mỹ, Tổng thống Trump - vốn đã tuyên bố chỉ một ngày sau kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singpore hôm 12/6/2018 rằng mối đe dọa từ Bắc Hàn đã hết - công bố việc củng cố chiến lược phòng thủ tên lửa, là chiến lược coi Bắc Hàn như một "mối đe dọa đặc biệt".

Cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều diễn ra hồi năm ngoái là cuộc gặp lịch sử đầu tiên từ trước tới nay giữa hai đương kim lãnh đạo của hai nước.

******************

Cô gái Iraq đòi công lý cho nạn nhân Việt bị hiếp trong chiến tranh (VOA, 18/01/2019)

Một cô gái Iraq tng b chiến binh Nhà nước Hi giáo buc làm nô l tình dc hôm 16/1 đã lên tiếng đòi công lý cho nhng ph n Vit tng b lính Hàn Quc hãm hiếp trong Chiến tranh Vit Nam.

nq5

Cô Nadia Murad trong buổi lễ nhận giải Nobel Hòa bình cuối năm 2018.

Trong một sự kiện din ra ti tr s Quc hi Anh nhm kêu gi chm dt tình trng bo lc tình dc trong các cuc xung đt, cô Nadia Murad nói rng cô "t hào là mt tiếng nói đi din cho tt c các nn nhân bo lc tình dc trong xung đt".

Thiếu n tng đot giNobel Hòa bình năm 2018 nói tiếp : "[Con] lai Đi Hàn sng trong bóng ti ca xã hi Vit Nam đã quá lâu ri. Các nn nhân và gia đình h đáng được tha nhn trong khi chúng ta cùng nhau n lc đ đt được công lý".

Trong một đon video v bui l đăng trên trang có tên "Công lý cho [con] Lai Đại Hàn" mà phóng viên VOA tiếng Vit đã xem, bà Trn Th Ngi, mt trong các nn nhân, k trong nước mt giây phút bà b lính Hàn Quc được trang b súng ng và lu đn hãm hiếp lúc 24 tui nhiu thp k trước.

nq6

Bà Trần Thị Ngải, một trong các nạn nhân bị binh sĩ Hàn Quốc hãm hiếp trong Chiến tranh Việt Nam

Với người con trai, anh Trn Văn Ty, người sáng lp chiến dch "Công lý cho [con] Lai Đi Hàn", đng bên cnh, người ph n 78 tuổi nói : "Tôi mong mun chính ph ca Vương quc Anh, nhng người cao cp hôm nay tôi gp, ng h dùm đ đưa [s vic] ra ánh sáng đ ra ni nhc ca chúng tôi", bà nói.

Theo thông cáo trên trang "Công lý cho [con] Lai Đại Hàn", ông Jack Straw, cu Ngoi trưởng Anh và là đi s quc tế ca chiến dch, đã "kêu gi Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc tiến hành mt cuc điu tra toàn din v tình trng bo lc tình dc thi Chiến tranh Vit Nam".

Hồi năm 2015, bà Ngi cùng vi 9 người ph n khác đã gi thư ngỏ ti Văn phòng Tng thng Hàn Quc khi đó là bà Park Geun-hye, yêu cu công khai xin li vì nhng gì lc lượng ca nước này gây ra đi vi h hàng chc năm trước.

Trả li VOA Vit Ng khi đó, anh Ty, người sáng lp chiến dch "Công lý cho [con] Lai Đi Hàn", cho biết đã mt s ln ti Hàn Quc đ tìm cha, nhưng vô vng.

Anh kể, có ln, khi ti tr s ca hi cu chiến binh ca nước này nhưng h nói vi anh rng " Vit Nam, không có mt người con nào ca lính Đi Hàn c, và đừng bao gi nói vi h v điu đó".

Anh từng cho hay cũng đã nhiu ln viết như gi ti các cp ca Hàn Quc, nhưng không nhn được hi âm. Tuy nhiên, anh Ty cho biết s không dng li cho ti khi nào nhn được li xin li.

Anh nói tiếp : "Tôi tha thiết yêu cầu chính ph Hàn, nhân dân Hàn hãy lên tiếng, tr li danh d cho m chúng tôi. Nhng người m chúng tôi đau bênh già yếu, mà đ chết đi trong s nhc nhã thì chúng tôi c phi gi cái ni nhc nhã đó mà chúng tôi sng hay sao ? Hãy tr li cho chúng tôi quyền sng, ch không phi đ cho chúng tôi sng ti mt đt nước mà chúng tôi không có t do".

Chính phủ Vit Nam chưa công b con s thng kê các nn nhân b binh sĩ Hàn Quc tn công tình dc, nhưng theo bc thư ca các nn nhân, hin có khong 800 phụ n trong s hàng nghìn người tng b hãm hiếp vn còn sng.

Có khoảng hơn 300 trăm nghìn binh sĩ Hàn Quc cùng vi lc lượng M tham chiế Vit Nam.

Viễn Đông

********************

Phụ nữ Việt bị lính Đại Hàn hiếp thời chiến tới Anh đòi công lý (BBC, 18/01/2019)

Phát biểu tại một sự kiện trong Điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh nhằm kêu gọi chấm dứt bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột tại London, bà Trần Thị Ngải, kể về việc bị một lính Hàn Quốc hãm hiếp trong Chiến tranh Việt Nam khi mình 24 tuổi.

davos6

Bà Trần Thị Ngải nói về việc bị hãm hiếp tại quê nhà ở Phú Yên trong Cuộc chiến Việt Nam.

"Tôi cố gắng chống cự nhưng ông ta nắm lấy tay tôi, khống chế tôi trong phòng và đóng cửa lại và cưỡng hiếp tôi nhiều lần.

"Ông ta hãm hiếp khi vẫn mặc đồ lính, đeo súng và tôi hết sức sợ hãi".

Nay đã gần 80 tuổi, bà Ngải gửi lời cảm ơn tới những người tham gia chiến dịch "Công lý cho Lai Đại Hàn" (Justice for Lai Dai Han - JLDH) lên tiếng để tìm công lý cho bà và các nạn nhân khác tại Việt Nam.

Chiến dịch vận động toàn cầu

Trong khi đó, ông Jack Straw, cựu ngoại trưởng Anh và là đại sứ quốc tế chiến dịch này đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra toàn diện về bạo lực tình dục trong Chiến tranh Việt Nam tại sự kiện được tổ chức trong trụ sở Quốc hội Anh hôm 16/1.

Cùng tham gia sự kiện và phát biểu ủng hộ cuộc vận động còn có bà Nadia Murat, người được giải Nobel Hòa bình 2018.

Là người Yazidi, bà Murat đã bị nhóm Hồi giáo IS giam cầm và hãm hiếp như 'nô lệ tình dục'.

Sau đó, bà Murat đã trở thành nhà vận động chống bạo lực tình dục trong các cuộc chiến.

Người ta tin rằng có hàng ngàn trẻ em mang trong mình hai dòng máu Hàn Quốc và Việt Nam sinh ra trong Chiến tranh Việt Nam.

Chiến dịch JLDH đại diện cho họ và những người mẹ của họ, với khoảng 800 người vẫn còn sống đến nay, đưa ra các cáo buộc đã bị lính Hàn Quốc tấn công tình dục hoặc cưỡng hiếp trong chiến tranh tại Việt Nam.

Con trai bà Trần Thị Ngải là Trần Văn Ty, có mặt tại buổi lễ ở London, lên tiếng yêu cầu "chính phủ Hàn Quốc phải công nhận Con lai Đại Hàn" như ông.

Trước các khách mời gồm nhà báo, văn nghệ sỹ, một số thành viện Thượng Viện và Hạ Viện Anh, ông cho biết ông đã "viết thư cho sáu đời tổng thống Hàn Quốc" mà chưa được trả lời.

Ông phê phán thái độ của chính giới người Hàn muốn "quên đi" những người như ông.

Từ năm 1964 đến năm 1973, khoảng 320.000 binh sĩ Hàn Quốc được điều đến Việt Nam để tham chiến cùng binh lính Mỹ.

Hàn Quốc chưa bao giờ công nhận những cáo buộc chống lại quân đội của mình và chưa bao giờ điều tra. Một số phụ nữ cho rằng họ bị hãm hiếp lúc chỉ mới 12 hoặc 13 tuổi, theo thông cáo báo chí của JLDH.

Tại sự kiện này ông Jack Straw, hiện vẫn là nhân vật có uy tín trong chính trị Anh nói :

"Đối mặt với hành vi không thể chấp nhận được của binh lính là khó khăn đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy tìm kiếm sự thật không chỉ khiến nạn nhân và gia đình họ thấy quá khứ được khép lại mà còn có thể làm cho một quốc gia và các giá trị của nó được củng cố.

"Tôi thúc giục các người bạn ở Hàn Quốc lưu tâm tới việc này và để Liên Hiệp Quốc thực hiện yêu cầu điều tra mà chúng tôi đưa ra.

davos7

Quân Đại Hàn dùng xe ủy phá nhà dân ở Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản

"Các nạn nhân của bạo lực tình dục và những người con Lai Đại Hàn đáng được công nhận và đây là cơ hội để chữa lành vết thương. Chúng ta phải chứng minh cho thế giới thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết chấm dứt bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang.

Lord William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, người đồng sáng lập của Sáng kiến Chống Bạo lực Tình dục nói tại sự kiện hôm 16/1 :

"Xóa vùng cấm cho tội ác của bạo lực tình dục trong xung đột là một phần thiết yếu để bảo đảm một thế giới công bằng và hòa bình.

"Nay đã có một hồ sơ đầy thuyết phục để một cơ quan điều tra dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc giúp đảm bảo những hành động tàn bạo này có thể được ngăn chặn và mang lại công lý cho tất cả", ông Hague nói tại sự kiện hôm 16/1.

Quay lại trang chủ
Read 525 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)