Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

12/03/2017

Bất đồng trong nội bộ chính phủ Donald Trump

tổng hợp

Công tố viên cao cấp của Mỹ : Tôi bị sa thải (BBC, 12/03/2017)

Một công tố viên liên bang của New York, người đã từ chối từ chức khi ông và 45 công tố viên khác đã bị chính quyền của ông Trump yêu cầu rời chức vụ, nói rằng ông đã bị sa thải.

noibo1

Ông Preet Bharara nói chính ông Donald Trump đã đề nghị ông ở lại chức vụ.

Preet Bharara nói trên mạng Twitter rằng : "Tôi không từ chức. Cách đây một lát, tôi đã bị sa thải".

Ông Bharara lúc đầu được Tổng thống Donald Trump yêu cầu ở lại vị trí, khi họ gặp nhau sau cuộc bầu cử.

Nhưng vào ngày thứ Sáu, ông được đưa vào danh sách các công tố viên do cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, mà được Bộ Tư pháp yêu cầu rời chức vụ.

Thông điệp trên Twitter của ông Bharara tiếp tục :

"Là Chưởng lý Hoa Kỳ tại Quận Nam New York (South District New York) mãi mãi sẽ là vinh dự lớn nhất trong sự nghiệp chuyên nghiệp của tôi".

Các vị tổng thống thường yêu cầu những người được chính quyền trước đó bổ nhiệm từ chức.

Nhưng việc ông Bharara mới được đưa vào danh sách là một bất ngờ đặc biệt.

Trước đó, ông nói với các phóng viên vào hồi tháng Mười rằng ông đã được ông Trump đề nghị ở lại, và ông đã đồng ý.

'Danh sự và xuất sắc'

noibo2

Preet Bharara, giống như nhiều công tố viên Hoa Kỳ bị sa thải, đã phục vụ 'với danh dự và sự xuất sắc', theo Tổng chưởng lý New York.

Vị Công tố viên nổi lên sau khi theo đuổi các vụ kiện tham nhũng và các vụ kiện chống lại các chủ ngân hàng phố Wall.

Ông cũng đã khởi tố cả các nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Trong số những vụ mà ông đang làm là một cuộc điều tra về việc gây quỹ của thị trưởng New York Bill de Blasio, cũng như vụ nhân viên Fox News kiện hãng này do quấy rối tình dục.

Sau khi được thông báo hôm thứ Bảy rằng ông đã từ chối từ chức, thượng nghị sĩ hàng đầu của New York, Brian Kolb nói : "Tốt cho Preet, ông ấy đang làm công việc mà ông được chỉ định để làm !"

Vào thứ Bảy, Tổng chưởng lý New York Eric Schneiderman nói trong một tuyên bố :

"Quyết định đột ngột và không thể giải thích được của Tổng thống Trump về việc bãi bỏ hơn 40 Chưởng lý Hoa Kỳ một lần nữa gây ra sự hỗn loạn trong chính phủ liên bang".

"Preet Bharara, giống như nhiều công tố viên Hoa Kỳ bị sa thải trong tuần này, đã phục vụ với danh dự và sự xuất sắc".

Tuy nhiên, chiến lược gia của đảng Cộng hòa Brian Walsh đã lập luận rằng việc sa thải là "không có gì mới" vì "các chưởng lý Hoa Kỳ phục vụ 'làm đẹp lòng' [tổng thống], ngay cả Preet".

Văn phòng của ông Bharara và Bộ Tư pháp đã từ chối bình luận thêm, theo hãng tin AP.

*************************

Mỹ : Sắc lệnh nhập cư mới của tổng thống Trump gặp thất bại đầu tiên (RFI, 12/03/2017)

noibo3

Người biểu tình chống sắc lệnh nhập cư của tổng thống ngày 9/03/2017 tại New York, Hoa Kỳ và khẩu hiệu : "Người nhập cư làm nước Mỹ mạnh hơn" REUTERS/Ashlee Espinal

Sắc lệnh về nhập cư mà tổng thống Donald Trump vừa ký hôm thứ Hai (06/03) đã gặp thất bại đầu tiên : Một thẩm phán của tiểu bang Wisconsin đã ra lệnh tạm ngưng thi hành riêng cho một đối tượng gia đình Syria. Trường hợp cá biệt này có thể trở thành tiền lệ để các tiểu bang khác noi theo, trong bối cảnh Wisconsi không phải là tiểu bang duy nhất muốn kháng quyết định cấm nhập cư của tổng thống Mỹ.

Thông tín viên RFI tại Washington, Jean-Louis Pourtet :

Một người Syria năm 2014 đến Hoa Kỳ để chạy thoát khỏi cái chết gần như chắc chắn đã nộp đơn xin tị nạn cho vợ và con gái ông hiện vẫn còn ở lại Aleppo. Hồ sơ của ông sắp sửa được cứu xét thì có sắc lệnh nhập cư ngày 27 tháng Giêng của tổng thống Trump cấm người tất cả người Syria nhập cảnh vào Mỹ.

Người tị nạn này, giấu tên vì lý do an ninh cá nhân, đã đệ đơn lên thẩm phán bang Wisconsin đề nghị tòa án ra lệnh đình chỉ tạm thời sắc lệnh trên để giúp ông đoàn tụ gia đình. Thẩm phán Willian Conley đã chấp nhận đơn và phát xét các lập luận của đơn nguyên là có lý vì lý do đưa ra là người thân của ông ở Syria đang gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Dù lệnh cấm nhập cảnh chỉ được gỡ bỏ đối với gia đình này, quyết định trên có thể là tiền lệ cho các trường hợp khác, vì có 6 tiểu bang đã đưa đơn kiện hoặc sắp làm như vậy để tạm ngừng thi hành sắc lệnh.

Cũng như tổ chức bảo vệ các quyền tự do dân sự ở Mỹ ACLU, các tiểu bang trên nhận thấy sắc lệnh mới của tổng thống vẫn tiếp tục bộc lộ thái độ bài người Hồi Giáo và kỳ thị nguồn gốc chủng tộc.

Với Nhà Trắng, sắc lệnh mới chỉ có mục đích duy nhất là bảo vệ nước Mỹ khỏi sự xâm nhập của những phần tử thánh chiến. Lập luận này được một bộ phận dư luận đồng tình.

Quay lại trang chủ
Read 638 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)