Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

09/05/2019

Thỏa hiệp nguyên tử : chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Iran

Tổng hợp

Iran ngưng thực hiện một số cam kết trong hiệp định hạt nhân (RFI, 08/05/2019)

Hôm 08/05/2019, Iran thông báo sẽ ngưng thực hiện một số cam kết trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân ký với quốc tế vào năm 2015, để đáp lại việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định này cách đây một năm. Thông báo này chắc chắc sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Tehran với Washington.

gulf1

Tổng thống Iran Hassan Rohani, phát biểu trong cuộc họp chính phủ tại Tehran ngày 08/05/2019.Iranian Presidency / AFP

Trong một tuyên bố đọc trên đài truyền hình Nhà nước, tổng thống Rohani thông báo kể từ hôm nay, Iran sẽ ngưng việc gởi ra nước ngoài phần dư thừa của sản lượng uranium được làm giàu. Theo hiệp định hạt nhân ký với quốc tế, Tehran chỉ được phép giữ lại trên lãnh thổ Iran 300 kg uranium được làm giàu với tỷ lệ 3,67%. Iran cũng sẽ không gởi ra nước ngoài sản lượng nước nặng dư thừa. Trên nguyên tắc, Tehran chỉ được phép giữ 130 tấn nước nặng.

Tổng thống Rohani nói thêm là trong vòng 60 ngày, Iran sẽ thương lượng với 5 quốc gia tham gia ký kết hiệp định hạt nhân gồm Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc để tìm ra một giải pháp và bù đắp thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của Mỹ về dầu hỏa và ngân hàng.

Ông cũng cảnh báo là nếu sau 60 ngày mà vẫn chưa tìm ra một giải pháp nào thì Iran sẽ không tuân thủ mức giới hạn 3,67% và sẽ làm giàu chất uranium với những tỷ lệ cao hơn. Với mức cao hơn 20%, chất uranium được làm giàu có thể được sử dụng vào mục đích quân sự. Ông Rohani còn thông báo là Iran cũng sẽ khởi động trở lại công trình xây dựng lò phản ứng hạt nhân Arak.

Cuối cùng, tổng thống Rohani cảnh báo là nếu các cường quốc dùng quyết định của Tehran làm cớ để đưa hồ sơ hạt nhân Iran ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và để ban hành những trừng phạt mới đối với nước này, Tehran sẽ đưa ra những quyết định cứng rắn hơn.

Thông báo của Iran được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tehran với Washington. Hôm qua, Hoa Kỳ vừa loan báo điều oanh tạc cơ B-52 đến vùng Vịnh và cùng ngày trong chuyến viếng thăm thăm bất ngờ tại Bagdad, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đang chuẩn bị các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ trong khu vực. Trong chuyến viếng thăm Luân Đôn hôm nay, ông Pompeo sẽ cố thuyết phục đồng minh Anh Quốc ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu với Iran.

Phản ứng về quyết định nói trên của Iran, thủ tướng Benjamin Netayahu tuyên bố là Israel sẽ không để cho Tehran trang bị vũ khí hạt nhân. Về phần Trung Quốc, một trong sáu nước còn tham gia hiệp định hạt nhân Iran, phát ngôn viên bộ ngoại giao Cảnh Sảng kêu gọi tiếp tục duy trì hiệp định này. Trong khi đó, tại Nga, điện Kremlin lên án "áp lực phi lý" mà Iran đang gánh chịu, khiến nước này buộc phải ngưng thực hiện một số cam kết trong hiệp định hạt nhân 2015.

Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif hôm nay, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov kêu gọi các nước còn tham gia hiệp định hạt nhân Iran thực hiện các nghĩa vụ của mình để cứu vãn hiệp định này. Về phần ngoại trưởng Iran, ông cáo buộc ba nước Pháp, Anh, Đức đã không thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào của họ trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân.

Thanh Phương

****************

Pháp : EU sẽ tái lập chế tài nếu Iran đi ngược lại thỏa thuận hạt nhân (VOA, 08/05/2019)

Các nước Châu Âu s tái áp đt các chế tài lên Iran nếu nước này đi ngược li các cam kết theo tha thun ht nhân, Reuters dẫn một ngun tin t văn phòng Tng thng Pháp cho biết hôm th Ba, sau khi Tehran tuyên b s hn chế tuân th mt năm sau khi Washington rút khi tha thun.

gulf2

Hàng không mẫu hm USS Abraham Lincoln lp Nimitz đi qua Eo bin Gibraltar vào Đa Trung Hi, ngày 13 tháng 4, 2019.

Iran nói thông báo của M điu mt hàng không mu hm đến Trung Đông là tin cũ xài li cho chiến tranh tâm lý, và nói rằng h s sm công b kế hoch rút li mt s cam kết ca h theo tha thun năm 2015.

Căng thẳng đã tăng lên trước dp k nim mt năm tròn Tng thng Donald Trump rút khi tha thun ht nhân, theo đó Iran đng ý kim chế chương trình hạt nhân đ đi ly vic d b các chế tài quc tế.

Chính quyền Trump đã khôi phc các chế tài ca M và m rng chúng, trên thc tế ra lnh cho các quc gia trên thế gii ngng mua du ca Iran hoc đi mt vi các chế tài nhm vào chính h.

Iran vẫn tiếp tc tuân th tha thun. Các đng minh Châu Âu ca Washington, vn phn đi M rút đi, đã c gng nhưng không tìm được cách gim bt tác đng kinh tế t hành đng ca M trong khi thúc gic Iran tiếp tc tuân th tha thun.

Truyền thông Iran đưa tin Tehran sẽ viết thư cho các nước còn kí kết tha thun - các đng minh ca M là Anh, Pháp và Đc cũng như Nga và Trung Quc - vào ngày th Tư đ cung cp cho h thông tin chi tiết v kế hoch "thu hp các cam kết ca mình" theo tha thun.

Các bản tin ca truyền thông nhà nước Iran cho biết Iran không đnh rút khi tha thun, nhưng s khôi phc mt s hot đng ht nhân đã b đình ch theo tha thun.

Nguồn tin t văn phòng Tng thng Pháp cho Reuters biết các nước Châu Âu chưa biết chính xác nhng bước mà Iran hin đang đnh thc hin, nhưng h s phi tái áp đt các chế tài lên Iran nếu nhng bước đó ngang vi vic đi ngược li tha thun.

Các quan chức M nhng ngày gn đây đã nói v thông tin tình báo cho biết có mi đe da quân s t Iran, dù h không đưa ra chi tiết c th.

Cố vn an ninh quc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm Ch nht nói rng M đang trin khai nhóm hàng không mu hm tn công Abraham Lincoln và một lc lượng đc nhim máy bay ném bom đến Trung Đông đ cnh báo v các mi đe da ca lc lượng Iran.

Nhưng Keyvan Khosravi, phát ngôn viên ca Hi đng An ninh Quc gia Ti cao Iran, nói tàu Abraham Lincoln vn theo lch trình s ti Vùng Vnh và cho rằng thông báo này là mt n lc "vng v" xài li tin tc cũ cho "chiến tranh tâm lý".

Mỹ thường luân phiên điu hàng không mu hm ti Vùng Vnh đ gi vai trò dn đu Hm đi 5 đt ti Bahrain. Hàng không mu hm trước đó trong khu vc, John C Stennis, đã rời đi vào tháng 4 đ v nhà khi hết đt điu đng.

Quyền B trưởng Quc phòng M Patrick Shanahan hôm th Hai nói ông đã chp thun vic điu đng nhóm hàng không mu hm tn công và máy bay ném bom do có các ch du ca mt "mi đe da khn từ lc lượng ca chế đ Iran". Ông không đưa ra chi tiết v thông tin tình báo làm căn c cho quyết đnh này.

**********************

Căng thẳng Mỹ-Iran đe dọa hiệp ước TNP (RFI, 08/05/2019)

Tương lai của Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân (gọi tắt theo tiếng Pháp là TNP) sẽ ra sao ? Câu hỏi này đang được đặt ra ngày càng khẩn thiết, nhất là với việc Iran đang dọa sẽ rút ra khỏi hiệp ước này để đáp lại việc Hoa Kỳ đơn phương tái lập các trừng phạt đối với Tehran.

gulf3

Tổng thống Iran Hassan Rohani (phải) xem triển lãm thành tựu công nghệ hạt nhân Iran, ngày 09/04/2019 tại TehranIranian Presidency / AFP

Trong một năm nữa sẽ diễn ra hội nghị nhằm xem xét việc thực hiện TNP, mà cộng đồng quốc tế đã đạt được vào năm 1968 và có hiệu lực kể từ năm 1970. Hiệp ước nay đã được hầu như toàn bộ các quốc gia trên thế giới ký kết, cụ thể là 188 trên 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã tham gia TNP.

Mặc dù đã có một số tiến bộ (từ 70 000 đầu đạt hạt nhân trên thế giới trong thập niên 1980 xuống còn 15 000 hiện nay), cộng đồng quốc tế vẫn chưa đạt được mục tiêu loại trừ nguy cơ của bom nguyên tử. Vào năm 1968 chỉ có 5 cường quốc nguyên tử, nay con số này nay đã lên đến 9 quốc gia, với Israel, Ấn Độ, Pakistan và mới đây là Bắc Triều Tiên gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vào năm 2017, ICAN, liên minh của gần 500 tổ chức phi chính phủ hoạt động về giải trừ vũ khí hạt nhân, đã được trao giải Nobel Hòa bình, cho thấy là thế giới ý thức nhiều hơn về nguy cơ của bom nguyên tử, thế nhưng, thái độ của các cường quốc hạt nhân thì vẫn không có gì thay đổi.

Trong hội nghị xem xét việc thực hiện TNP vào năm 2015, các quốc gia ký kết đã không đồng ý được với nhau về những bước tiếp theo. Trong tuần này, các nước đang họp lại tại New York để chuẩn bị cho hội nghị năm 2020, với hy vọng có thể đạt được những tiến bộ cụ thể. Nhưng nếu hội nghị lần tới vẫn gặp bế tắc, liệu TNP sẽ còn giá trị ?

Theo nhận xét của ông Jean-Marie Collin, phát ngôn viên của tổ chức ICAN France, trả lời RFI Pháp ngữ, bối cảnh hiện nay rất là bất lợi :

"Có rất ít hy vọng. Bởi vì chúng tôi nhận thấy là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, đã ký kết hiệp ước và trong những năm gần đây đã chấp nhận những biện pháp mà họ đã biểu quyết thông qua, nhưng họ lại không thực hiện các biện pháp đó.

Nếu vào năm tới, TNP lại gặp trắc trở, chúng ta sẽ gặp nguy cơ phổ biến hạt nhân thật sự, đó sẽ là một bước lùi lớn. Chúng ta sẽ quay trở lại thời kỳ của những thập niên 1950, 1960, với nguy cơ là sẽ có đến 25 quốc gia sở hữu bom nguyên tử. Và đó sẽ là lỗi của những quốc gia hiện đang có vũ khí hạt nhân."

Bắc Triều Tiên đã rút khỏi TNP vào năm 2003 và từ đó đã dần dần trở thành một quốc gia sở hữu bom nguyên tử. Chính là để tránh nguy cơ tương tự mà các cường quốc đã thuyết phục Iran ký hiệp định hạt nhân 2015. Nhưng nay Tehran vừa thông báo ngưng thực hiện một số cam kết trong hiệp định này.

Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif vào cuối tháng Tư vừa qua đã tuyên bố một trong những phương án mà Iran dự trù để đáp lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đó là rút khỏi hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Tehran đã từng dọa rút khỏi TNP sau khi tổng thống Trump vào tháng 05/2018 quyết định đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.

Quay lại trang chủ
Read 475 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)