Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

18/08/2019

Căng thẳng gia tăng trong vùng Kashmir và Vùng Vịnh

Tổng hợp

Hội đồng Bảo an : Kashmir là vấn đề riêng giữa Ấn Độ và Pakistan (RFI, 17/08/2019)

Hôm 16/08/2019, Hội đồng Bảo an họp bàn về tình hình vùng Kashmir hiện đang có tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Cuộc họp kín kết thúc mà không có bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Hội đồng Bảo an cho rằng Kashmir là vấn đề chỉ liên quan đến hai nước Ấn Độ và Pakistan.

cang1

Hội đồng Bảo anh thảo luận về tình hình Kashmir. Ảnh minh họa LOEY FELIPE / SC CHAMBER / AFP

Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki giải thích :

"Khi đề nghị Hội đồng Bảo an tổ chức cuộc họp này, Pakistan, vốn được Trung Quốc ủng hộ, hy vọng vụ việc được nâng lên tầm quốc tế. Nhưng cuối cùng thì đa phần thành viên Hội đồng Bảo an cho rằng đây là vấn đề song phương và do hai nước Ấn Độ - Pakistan tự giải quyết.

Không có tuyên bố chung, và như vậy, cũng không có quyết định nào được đưa ra. Nhưng ít nhất thì đây cũng là một cuộc họp mang tính lịch sử. Lần gần đây nhất Hội đồng Bảo an thảo luận về vùng Kashmir là vào năm 1971, cách nay gần 50 năm. Điều này có thể là do các nước thành viên Hội đồng Bảo an không mặn mà với việc can thiệp, vào thời điểm này, vào cuộc khủng hoảng giữa hai cường quốc nguyên tử khu vực.

Đại sứ Pakistan tại Liên Hiệp Quốc hoan nghênh việc tiếng nói của người dân vùng Kashmir đã được lắng nghe. Còn đại diện Trung Quốc cho biết lo ngại về tình hình và khả năng xảy ra các vi phạm nhân quyền tại vùng Kashmir. Đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc, người bác bỏ những cáo buộc nói trên, thì nở nụ cười tươi, chắc chắn vì hài lòng về kết quả cuộc họp.

Kể từ khi xóa bỏ quy chế đặc biệt của vùng Kashmir cách nay 12 ngày, New Delhi luôn cho rằng không cần có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Donald Trump kêu gọi chính quyền hai nước đối thoại. Tổng thống Mỹ đã điện đàm với thủ tướng Pakistan. Hồi tháng 07, ông Donald Trump đã từng đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa New Delhi và Islamabad".

Thùy Dương

******************

Chỉ huy hải quân Iran "đe dọa ngầm" về an ninh vùng Vịnh ? (BBC, 18/08/2019)

Sự hiện diện của Mỹ và Anh ở Vùng Vịnh Ba Tư mang lại sự bất an, người đứng đầu lực lượng hải quân Vệ binh Cách mạng Iran, Alireza Tangsiri, được hãng thông tấn ILNA đưa tin nói.

cang2

Các binh sĩ Iran tham gia ngày lễ Vịnh Ba Tư tại eo biển Hormuz, thuộc vùng Vịnh vào ngày 30/4/2019

Căng thẳng tăng vọt giữa Iran và Mỹ, Anh ở vùng Vịnh sau khi Cộng hòa Hồi giáo Iran bắn hạ một phi cơ không người lái của Mỹ hồi tháng 6/2019 và bắt giữ một tàu chở dầu của Anh hồi tháng 7/2019 vì "vi phạm" các quy định hàng hải.

cang3

Iran có thể cung cấp an ninh ở vùng Vịnh bằng cách thành lập liên minh với các quốc gia khác trong khu vực, theo chỉ huy hải quân của Iran

Iran đã bắt giữ tàu chở dầu hai tuần sau khi Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu bằng cách đưa dầu đến Syria, một đồng minh thân cận của Iran.

"Sự hiện diện của Mỹ và Anh trong khu vực này có nghĩa là sự bất an", ông Tangsiri nói.

Iran có thể cung cấp an ninh ở vùng Vịnh bằng cách thành lập liên minh với các quốc gia khác trong khu vực, chỉ huy hải quân của Iran nói.

'Đe dọa ngầm'

Cho hay Iran muốn hòa bình và ổn định ở vùng Vịnh, tuy nhiên ông Tangsiri dường như đã đưa ra một đe dọa ngầm khi nói rằng nếu một con tàu sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà bị nhắm mục tiêu ở vùng Vịnh, các quốc gia ở phía nam vùng này sẽ không có nước uống vì ô nhiễm, theo hãng tin Mehr.

Trước đó, Bộ tư pháp Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ một tàu chở dầu Iran đang bị giam giữ, một ngày sau khi một thẩm phán ở Gibraltar ra lệnh thả.

Tàu chở dầu siêu cấp Grace 1 đang chở 2,1 triệu thùng dầu đã bị bắt giữ vào ngày 04/07/2019 vì bị nghi ngờ vận chuyển nhiên liệu bất hợp pháp đến Syria.

Một nỗ lực pháp lý vào phút chót của Hoa Kỳ để giữ cho tàu Grace 1 bị giam giữ đã bị Gibraltar từ chối hôm thứ Năm, 15/8.

cang4

Iran đã bắt giữ tàu dầu nước ngoài mới đây ở eo bi Hormuz khiến Anh và quốc tế quan ngại

Iran trước đây đã gọi việc giam giữ tàu này là "chặn giữ bất hợp pháp".

Hai tuần sau khi tàu Grace 1 bị bắt giữ, hôm 19/7, Iran đã bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh Stena Impero ở eo biển Hormuz.

Mặc dù Iran tuyên bố con tàu đã vi phạm "các quy tắc hàng hải quốc tế", việc bắt giữ Stena Impero được nhiều người tin là hành động trả đũa.

******************

Mỹ ra lệnh bắt giữ tàu chở dầu Iran ngoài khơi Gibraltar (VOA, 18/08/2019)

Mỹ ban hành lnh bt gi mt tàu ch du ca Iran vướng vào mt cuc đi đu gia Tehran và phương Tây trong n lc cui cùng nhm ngăn con tàu ri khi Gibraltar.

cang5

Tàu chở du Grace 1 ngoài khơi lãnh th Gibraltar thuc Anh, ngày 16 tháng 8, 2019.

Tàu Grace 1 bị Thy quân lc chiến Hoàng gia Anh thu gi ming phía tây ca Đa Trung Hi vào ngày 4 tháng 7 vì nghi ng vi phm các chế tài ca Liên minh Châu Âu bng cách ch du đến Syria.

Gibraltar dỡ b lnh giam gi hôm th Năm sau khi th hiến ca vùng lãnh thổ thuc Anh này nói rng ông đã có được cam kết bng văn bn t Tehran rng hàng hóa s không đến Syria.

Nhưng M đ trình mt kháng cáo pháp lí riêng bit đ ngăn con tàu ri đi vi lí do nó có nhng liên kết vi Lc lượng V binh Cách mng Hi giáo Iran (IRGC), b M đnh danh là mt t chc khng b.

Một tòa án liên bang Washington ban hành lnh thu gi con tàu, du mà nó đang ch và gn 1 triu đôla.

"Một mng lưới các công ty bình phong b cáo buc đã ra hàng triu đôla đ h tr cho các lô hàng như vy", công t viên liên bang Hoa Kỳ Đa khu Columbia, Jessie Liu, nói trong mt thông cáo báo chí.

"Mưu đ này liên quan đến nhiu bên có liên kết vi IRGC và được tiếp tay bi các chuyến hi hành la đo ca Grace 1".

*****************

Vừa được Gibraltar thả, tầu dầu Iran bị Mỹ ra lệnh bắt (RFI, 17/08/2019)

Một ngày sau khi tư pháp Gibraltar, vùng đất thuộc Anh, quyết định thả chiếc tàu chở dầu Grace 1 của Iran bị giữ từ đầu tháng 7, ngày 16/08/2019, Washington thông báo tòa án Mỹ đã phát lệnh bắt giữ con tàu nói trên, bị tình nghi vi phạm cấm vận chuyển dầu cho Syria.

cang6

Tàu dầu Grace 1. Reuters/Jon Nazca/File Photo

Hôm qua, một tòa án Mỹ đã phát lệnh bắt giữ chiếc tàu chở dầu nói trên. Quyết định được đưa ra sau đơn kiện của chính quyền Mỹ khẳng định chiếc tàu trên chở dầu cho Syria, theo thông cáo của công tố viên hạt Columbia, Jessie Liu.

Lãnh đạo chính quyền Gibraltar cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh giữ tài Grace1 sau khi nhận được thư bảo đảm của Tehran rằng con tàu không vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu đối với Syria. Trong khi đó, phát ngôn viên Ngoại Giao Iran, hôm qua khẳng định Tehran không hề bảo đảm với Gibraltar về việc tàu Grace 1 không tới Syria.

Đến hôm nay, bộ Ngoại Giao Anh chưa đưa ra bình luận gì về sự việc và coi đây là công việc của tư pháp ở lãnh thổ hải ngoại của Anh.

Theo truyền hình Iran, tên Grace 1 đã bị xóa trên thân tàu. Con tàu cũng không còn mang cờ hiệu Panama. Con tàu sẽ được lấy tên mới Adrian Darya và hoạt động với cờ hiệu Iran.

Tàu chở dầu Iran mang hơn 2 triệu thùng dầu bị Hải Quân Hoàng Gia Anh giữ ngoài khơi Gibraltar ngày 4/7 vừa qua. Sự vụ đã làm dấy lên căng thẳng giữa Luân Đôn và Iran. Tehran sau đó đã đáp lại bằng việc bắt giữ 3 chiếc tầu dầu khác, trong đó một tàu mang cờ hiệu Anh, hôm 19/7, trong vùng biển Iran.

Anh Vũ

*******************

Mỹ - Iran : Tàu chở dầu Grace 1 bị Mỹ ra lệnh bắt giữ (BBC, 17/08/2019)

Bộ tư pháp Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ một tàu chở dầu Iran đang bị giam giữ, một ngày sau khi một thẩm phán ở Gibraltar ra lệnh thả.

cang7

Siêu tàu chở dầu Grace 1 mà hiện đang neo đậu tại eo biển Gibraltar chuyên chở 2,1 triệu thùng dầu

Tàu chở dầu siêu cấp Grace 1 đang chở 2,1 triệu thùng dầu đã bị bắt giữ vào ngày 04/7/2019 vì bị nghi ngờ vận chuyển dầu bất hợp pháp đến Syria.

Một nỗ lực pháp lý vào phút chót của Hoa Kỳ để giữ cho tàu Grace 1 bị giam giữ đã bị Gibraltar từ chối hôm thứ Năm, 15/8.

Iran trước đây đã gọi việc giam giữ tàu này là "chặn giữ bất hợp pháp".

Hai tuần sau khi tàu Grace 1 bị bắt giữ, hôm 19/7, Iran đã bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh Stena Impero ở eo biển Hormuz.

Mặc dù Iran tuyên bố con tàu đã vi phạm "các quy tắc hàng hải quốc tế", việc bắt giữ Stena Impero được nhiều người tin là hành động trả đũa.

Công ty bình phong rửa tiền ?

Lệnh bắt giữ được một tòa án liên bang Hoa Kỳ ban hành tại Washington vào thứ Sáu và được gửi tới cơ quan "Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ (USMS) và/hoặc bất kỳ nhân viên thực thi pháp luật được ủy quyền hợp pháp nào khác".

cang8

Bà Jessie Liu, Công tố viên Liên bang Mỹ, nói : tàu Grace 1 và công ty Paradise Global Trading LLC của Iran có liên can tới nhiều vi phạm luật Mỹ và quốc tế

Lệnh này kêu gọi bắt giữ chiếc tàu chở dầu và thu giữ dầu vận tải trên tàu.

Lệnh cũng yêu cầu thu giữ 995.000 đô la từ một tài khoản tại một ngân hàng Mỹ giấu tên liên kết với Paradise Global Trading LLC, một công ty của Iran.

Bộ tư pháp Mỹ cho biết tàu Grace 1 và công ty trên có liên can đến gian lận ngân hàng, rửa tiền, vi phạm các đạo luật tịch thu tài sản khủng bố và đặc biệt là luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, một đạo luật trao quyền hành động cho Tổng thống Mỹ trong trường hợp có chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc tế.

"Một mạng lưới các công ty bình phong bị cáo buộc đã rửa hàng triệu đô la để hỗ trợ cho các lô hàng như vậy", Công tố viên Liên bang Jessie Liu nói.

Bà cũng nói thêm rằng các bên liên quan có liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, mà Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố nước ngoài.

Sẽ không tới Syria ?

Chính phủ của Gibraltar nói họ đã nhận được sự đảm bảo từ Iran rằng tàu Grace 1 sẽ không đi tới các quốc gia "chịu lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu" - đó là Syria.

Thủ hiến ở vùng lãnh thổ Anh Fabian Picardo tại Gibraltar nói thêm :

"Chúng tôi đã tước một lượng dầu thô với trị giá hơn 140 triệu đô la từ chế độ Assad ở Syria".

Trước đó, sau khi một thẩm phán ra lệnh thả chiếu tàu chở dầu, ông Picardo nói với BBC rằng con tàu sẽ có thể rời đi ngay khi khâu hậu cần kỹ thuật giải quyết xong :

"Có thể là hôm nay, có thể là ngày mai", ông cho biết.

Cả Anh và Gibraltar đều chưa hồi đáp lệnh bắt giữ nói trên của Hoa Kỳ.

Quay lại trang chủ
Read 486 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)