Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

20/11/2019

Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông : lời qua tiếng lại

Tổng hợp

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (RFA, 20/11/2019)

Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba 19/11 đã thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông với số phiếu gần như tuyệt đối trong bối cảnh bạo lực leo thang sau 5 tháng biểu tình đòi dân chủ ở thành phố từng là thuộc địa của Anh.

hktq1

Ảnh minh họa : Chủ tịch Đại học Bách Khoa Hong Kong phát biểu với báo giới ngày 20/11/2019 - AFP

Theo hãng tin Reuters, dự luật này hiện đã trở lại Hạ viện, nơi đã phê chuẩn dự luật này vào tháng trước. Hai viện sẽ phải tìm ra sự khác biệt của họ trước khi bất kỳ dự luật nào có thể được gửi đến Tổng thống Donald Trump xem xét.

Thượng viện cũng thông qua dự luật thứ hai, đồng ý sẽ cấm xuất khẩu một số loại đạn kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông.

Dự luật này cấm xuất khẩu các mặt hàng như hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng gây choáng.

Theo dự luật đầu tiên của Thượng viện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ phải chứng đặc biệt của Mỹ nhằm củng cố vị thế là một trung tâm tài chính thế giới.

Nó cũng sẽ cung cấp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông

Theo Thượng nghị sỹ bang nhận ít nhất mỗi năm một lần rằng, Hồng Kông có đủ quyền tự chủ trước Trung Quốc hay không để phù hợp với điều kiện xem xét hưởng giao dịch Arkansas Tom Cotton hôm 19-11 phát biểu trước Thượng viện trước khi dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được thông qua thì dự luật này khi thành luật có thể đóng băng tài sản các quan chức chịu trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.

Sau khi có tin Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền cho đặc khu này, một số sinh viên biểu tình giương cao lá cờ Hoa Kỳ bên trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hương Cảng vào sáng ngày 20 tháng 11 năm 2019.

Một số ít người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn cố thủ trong trường đại học Hồng Kông bất chấp cảnh báo của bà đặc khu trưởng Carrie Lam vào ngày 19 tháng 11.

Hãng tin Reuters hôm 20-11-2019 chụp lại bức ảnh khẩu hiệu "Không bao giờ đầu hàng !" trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông, khi vẫn còn một số ít người biểu tình chống chính phủ cố thủ ở đây.

Cũng tin liên quan, hôm 19/11/2019 tại Geneva, Thụy Sĩ - ông Rupert Colville, Người phát ngôn của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Hồng Kông thực hiện giải pháp nhân đạo cho vụ việc bao vây trường đại học Bách khoa Hương Cảng kéo dài đã nhiều ngày.

****************

Thượng Viện Mỹ hậu thuẫn Hồng Kông, Bắc Kinh phẫn nộ (RFI, 20/11/2019)

Thượng Viện Mỹ vào hôm qua, 19/11/2019 đã nhất trí thông qua một văn kiện ủng hộ "Nhân Quyền và Dân Chủ ở Hồng Kông" (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) và còn đe dọa đình chỉ quy chế kinh tế đặc biệt mà Washington đang dành cho Hồng Kông. Bắc Kinh đã rất bực tức.

hktq2

Ảnh minh họa : Cảnh sát chận bắt sinh viên ở khu ký túc xá Đại học Bách Khoa Hồng Kông,18/11/2019. Reuters/Thomas Peter

Văn kiện về "Nhân Quyền và Dân Chủ ở Hồng Kông", sẽ còn phải chuyển xuống Hạ Viện. Trong tháng qua, Hạ Viện cũng đã thông qua một văn kiện tương tự. Giờ đây các nghị sĩ sẽ thống nhất hai văn bản, trước khi bỏ phiếu thông qua lần cuối và có thể đưa ra để tổng thống Trump ký ban hành.

Các thượng nghị sĩ Mỹ vào hôm qua cũng đã thông qua quyết định cấm bán cho cảnh sát Hồng Kông hơi cay, đạn cao su, cũng như thiết bị khác để trấn áp biểu tình.

Trung Quốc đã rất tức giận trước các động thái của Thượng Viện Mỹ, và lên tiếng cảnh cáo là sẽ có biện pháp trả đũa nếu văn kiện về Hồng Kông được thực sự thông qua.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng mục tiêu của Mỹ chỉ là "hỗ trợ những kẻ cực đoan và phần tử chống Trung Quốc đang cố gây hỗn loạn ở Hồng Kông, với mục tiêu là cản trở sự phát triển của Trung Quốc bằng cách lợi dụng vấn đề Hồng Kông".

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào sáng nay, 20/11, đã triệu mời đại biện Mỹ William Klein lên để "phản đối" văn kiện của Thượng Viện Mỹ.

Tại Hoa Kỳ , thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, Marco Rubio, khẳng định : "Thượng Viện Mỹ đã gởi một thông điệp rõ ràng đến người Hồng Kông đang đấu tranh cho các quyền tự do mà họ gắn bó từ lâu… (và) không thể không phản ứng khi Bắc Kinh phá vỡ quyền tự trị của Hồng Kông".

Trong một thông cáo, thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Bob Menendez, ở Ủy Ban Đối Ngoại, nhấn mạnh là văn bản thông qua "cho thấy rõ là Hoa Kỳ bảo vệ khát vọng chính đáng của dân chúng Hồng Kông".

Mai Vân

***************

Trung Quốc thề 'trả đũa' nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong (BBC, 20/11/2019)

Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ, và cảnh báo sẽ trả đũa nếu Tổng thống Trump ký duyệt Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, sau khi dự luật này được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua.

hktq3

Người biểu tình Hong Kong thường vẫy cờ Hoa Kỳ trong các cuộc biểu tình trong nhiều tháng qua

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Ma Zhaoxu đã triệu tập William Klein, Cố vấn Bộ trưởng Đại sứ quán Hoa Kỳ.

"Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ và Mỹ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", tuyên bố nói trên viết.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Mỹ kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong bắt đầu cách đây năm tháng.

Hôm 19/11, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật bảo vệ quyền con người ở Hong Kong trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh tay đàn áp phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra nhiều tháng qua, theo Reuters.

Sau cuộc bỏ phiếu bằng miệng, dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong sẽ được gửi đến Hạ viện, nơi đã thông qua phiên bản của họ về dự luật này.

Thượng viện sau đó thông qua dự luật thứ hai, cấm xuất khẩu một số vũ khí giải tán đám đông cho lực lượng cảnh sát Hong Kong. Những loại vũ khí bị cấm gồm hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng chích điện.

Liệu ông Trump có ký thành luật ?

Nhà Trắng chưa đưa ra phản hồi chính thức về quyết định này của Thượng viện.

Và hiện vẫn chưa cho biết liệu ông Trump có sẽ ký hay phủ quyết dự luật Nhân quyền Hong Kong.

Một quan chức giấu tên nói nếu dự luật này đến bàn Tổng thống Trump thì có thể sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt giữa các trợ lý của ông Trump lo lắng nó có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc và những người tin rằng đã đến lúc phải đứng lên chống lại Trung Quốc về nhân quyền và quan điểm của nước này về Hong Kong.

hktq4

Joshua Wong cùng các nhà hoạt động Hong Kong ra điều trần trước Ủy ban Điều hành của Quốc hội đặc trách về Trung Quốc tại Thượng viện Mỹ hồi tháng 9

Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói :

"Những người dân Hong Kong nhìn thấy trước được những gì sẽ diễn ra - họ nhận thấy một quyết tâm không ngừng nghỉ nhằm làm xói mòn quyền tự trị và quyền tự do của họ" và cáo buộc Bắc Kinh về "bạo lực và đàn áp".

Theo phiên bản của Thượng viện về dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, ít nhất mỗi năm một lần, sẽ phải xem xét xem Hong Kong có đủ quyền tự chủ, đủ điều kiện để tiếp tục nhận được sự đối đãi đặc biệt từ Hoa Kỳ và củng cố vị thế là một trung tâm tài chính của thế giới hay không.

Dự luật cũng sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức liên đới đến các vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.

Người biểu tình ở Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình trên đường phố trong bối cảnh bạo lực ngày càng gia tăng và lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường phản ứng để ngăn chặn tình trạng bất tuân dân sự này.

Gửi một thông điệp đến Tập Cận Bình

Lãnh đạo Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer nói sau khi thông qua dự luật :

"Chúng tôi đã gửi một thông điệp tới Chủ tịch Tập Cận Bình : Sự đàn áp tự do của ông, dù ở Hong Kong, Tây Bắc Trung Quốc hay bất cứ nơi nào khác, sẽ không được để yên.

"Ông không thể là một nhà lãnh đạo vĩ đại - và ông không thể là một quốc gia vĩ đại - khi ông chống lại tự do, khi ông quá tàn bạo với người dân Hong Kong, ngay cả với người già và trẻ con tham gia biểu tình".

Tân Cương, ở Tây Bắc Trung Quốc, là nơi sinh sống của nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nhiều người trong số họ đã bị giam giữ trong những trại mà Trung Quốc gọi là "các trại giáo dục", nhưng Hoa Kỳ gọi đó là những trại tập trung.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong tháng này rằng Trung Quốc đã tỏ rõ quan điểm với Hoa Kỳ về dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong và yêu cầu Mỹ không thông qua dự luật. Và rằng dự luật sẽ không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ và cả lợi ích riêng của Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết "Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi những biện pháp mạnh mẽ để đáp trả một cách chắc chắn, để kiên quyết bảo vệ các quyền lợi chủ quyền, an ninh và phát triển".

Trump đã gây ra nhiều nghi vấn về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các quyền tự do ở Hong Kong khi vào tháng 8, ông đã gọi các cuộc biểu tình là "bạo loạn" và đó là vấn đề Trung Quốc sẽ tự giải quyết.

Kể từ đó, Trump đã kêu gọi Trung Quốc xử lý vấn đề này một cách nhân đạo, đồng thời cảnh báo rằng nếu có bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra ở Hong Kong, thì các cuộc đàm phán thương mại sẽ chấm dứt.

*****************

Hồng Kông : Thua ở đại học Bách Khoa nhưng phong trào sẽ tiếp diễn RFI, 20/11/2019)

Cuộc đọ sức bất cân xứng tại đại học Bách Khoa Hồng Kông bước sang ngày thứ tư. Trong số 900 sinh viên, học sinh cố thủ lúc ban đầu, hơn 200 bị bắt và truy tố, đa số chạy thoát và cho đến ngày 20/11/2019, vẫn còn lại hơn 50 thanh thiếu niên vẫn kiên quyết bám trụ trong vòng vây cảnh sát.

hktq5

Một góc bên trong trường đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 20/11/2019 - Reuters/Adnan Abidi

Dù kết cục ra sao, nhiều dấu hiệu cho phép giới phân tích suy đoán phong trào tranh đấu vì quyền tự trị vẫn tiếp diễn.

Vào lúc công luận lo ngại đại học Bách Khoa Hồng Kông sẽ là Thiên An Môn thứ hai, phong trào tranh đấu đòi Bắc Kinh tôn trọng công thức "một quốc gia hai chế độ" có lý do lên tinh thần.

Trước hết, về phản ứng quốc tế : Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh tìm một giải pháp ôn hòa. Còn tại Hoa Kỳ, được xem là điểm tựa tinh thần của phong trào dân chủ nói chung và sinh viên nói riêng, Thượng Viện Mỹ thông qua "Nghị quyết ủng hộ Nhân quyền và Dân chủ" tại Hồng Kông với những biện pháp trói buộc mà Bắc Kinh , trong phản ứng giận dữ, lên án Washington "yểm trợ cho các phần tử cực đoan chống Trung Quốc, gieo rắc bất ổn".

Nếu Bắc kinh làm mạnh, áp bức nhân quyền và các quyền tự do tại Hồng Kông thì đặc khu này, con gà đẻ trứng vàng, ngõ giao lưu tài chính của Hoa lục sẽ mất quy chế ưu đãi. Tuyên bố của thượng nghị sĩ Marco Rubio rất rõ ràng : Mỹ sẽ ở bên các bạn Hồng Kông, sẽ không ngồi yên để Bắc Kinh phá hoại quy chế tự trị.

Một nhân vật đáng tin cậy nhập cuộc

Nội bộ Hồng Kông cũng không thiếu những tín hiệu hòa dịu từ phe thân Trung Quốc. Từ đầu tuần, Tăng Ngọc Thành (Tsang Yuk Shing) lãnh đạo đảng DAB (Liên minh Dân chủ Tiến bộ), cánh tay nối dài của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã trực tiếp đứng ra làm trung gian hòa giải. Ông vào đại học Bách Khoa tiếp xúc với ban lãnh đạo, cam kết với người biểu tình là người lớn không bị đánh đập, trẻ vị thành niên được tự do ra về. Tăng Ngọc Thành được xem là "cố vấn" đáng tin cậy của Bắc Kinh, từng là chủ tịch Nghị viện Hồng Kông từ 2008 đến 2016 trong tư thế rất trung lập, không thiên vị.

Giới phóng viên Hồng Kông nghi ngờ "nhiệm vụ" của sứ giả Tăng Ngọc Thành khi vào đại học Bách Khoa là để cứu cháu gái của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ.

Thế nhưng, theo hãng tin Asia Times, trong bối cảnh tình hình bế tắc vì thái độ cứng rắn của hai phe, sự kiện Tăng Ngọc Thành đứng ra làm trung gian hòa giải chắc chắn là có sự đồng ý của Bắc Kinh, và đây là tín hiệu tốt. Ít ra là tránh được một vụ Thiên An Môn thứ hai.

Vấn đề là tình hình sẽ ra sao ?

Nhìn từ Tây phương, khi được RFI đặt câu hỏi, chuyên gia Eric Florence, đại học Liège, vương quốc Bỉ cho rằng "với sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng địa phương, phong trào tranh đấu sẽ tiếp tục", nhưng chưa rõ theo hình thức nào.

Trong số năm yêu sách, chính quyền Hồng Kông mới thỏa mãn đòi hỏi thứ nhất là bỏ luật dẫn độ, điểm phát khởi của phong trào.

Từ Hồng Kông, nhà chính trị học Phương Chí Hằng (Brian Fong) nhìn sâu hơn. Ông xem phong trào phản kháng hiện nay là "cuộc cách mạng nước", uyển chuyển, tùy nghi ứng biến. (Le Monde 15/11/2019). Ngày nào mà nghị viện và chính phủ chưa được bầu một cách tự do thì luật dẫn độ hay bất cứ một mưu toan nào khác nhằm phá hỏng công thức "một quốc gia hai chế độ" cũng có thể được Bắc Kinh tiến hành.

Dân Hồng Kông một lòngphe thân Bắc Kinh chia rẽ

Điều lý thú, vẫn theo nhà chính trị học Phương Chí Hằng, là lực lượng của phe "đỏ" không mạnh và không thống nhất. Phe "tả khuynh" trung thành với Bắc Kinh, trong đó có thành viên đảng DAB, tuy kiểm soát nghị viện, trên thực tế chỉ là thiểu số. Phần gọi là "thân Bắc Kinh" thì họ là đại diện của giới doanh nghiệp, công chức… và chống luật dẫn độ. Trong phe này có đảng Tự Do, còn đòi thành lập cơ quan điều tra độc lập chống cảnh sát bạo hành. Phe này luôn giữ lập trường cách biệt với phe chính phủ.

Nói cụ thể là không người nào dám ủng hộ đường lối bạo lực của Bắc Kinh vì sợ mất uy tín với dân Hồng Kông và với các đối tác thương mại.

Vậy thì tại sao chính quyền đặc khu lại có quyết định sai lầm gây ra làn sóng phản đối ? Theo Phương Chí Hằng, đó là do "Trung Quốc tự tin quá trớn". Chế độ Tập Cận Bình tưởng đâu có đủ khả năng kiểm sóat tình thế, nên đẩy con chốt đi quá xa, ở Hồng Kông cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Các nhân tố "đồng minh khách quan" này là cơ may cho phong trào dân chủ Hồng Kông.

Tú Anh

*******************

Sinh viên Việt tại Đại học Bách khoa Hong Kong ‘chưa biết bao giờ quay trở lại’ (VOA, 20/11/2019)

Sinh viên Việt Nam tại Đi hc Bách khoa Hong Kong, tâm đim ca cuc đi đu bo lc gia cnh sát và người biu tình hôm 17/11, quyết đnh v nước, nhưng "chưa biết bao gi quay tr li".

hktq6

Một sinh viên Hong Kong b cnh sát bt hôm 18/11.

Chị Hoàng Th Xuân Hương, nghiên cu sinh ngành điu dưỡng, cho VOA tiếng Vit biết rng "t cui tun trước, nhà trường đã gi thư sơ tán khn cp toàn b sinh viên, giáo viên trong trường", và rng vic nghiên cu ca ch "không b gián đon" do "có th tiến hành ti nhà".


"Tuy nhiên, do trườ
ng b phá, khu văn phòng ca em là nơi các bn sinh viên chn làm đim chiến đu vi cnh sát nên hin ti em quyết đnh v Vit Nam mt thi gian. Cũng chưa biết bao gi mi quay tr li Hong Kong", ch Hương nói, và cho biết thêm rng "tại mt s trường ít b phá hoi thì các bn sinh viên đã quay tr li hc tp".

Hãng tin Reuters dẫn li các nhân chng cho biết rng hôm nay, 20/11, vn còn khong 100 người biu tình kt li Đi hc Bách khoa Hong Kong, trong vòng vây ca cnh sát chng bo lon, sau khi hơn 1.000 người đã b bt gi k t hôm 18/11.

Tin cho hay, một s đã tìm cách thoái lui qua cng thoát nước thi nhưng không thành công vì b chính quyn chn li.

hktq7

Một người biu tình tìm cách thoái lui qua đường ng thoát nước thi.

Chị Hương cho biết rng tính c ch, "có ba người Vit Nam đang theo hc" ti Đi hc Bách khoa Hong Kong. "Hai người là nghiên cu sinh và mt bn là sinh viên năm th hai. Hai bn sinh viên kia đã v nước t ngay hôm có biu tình đp phá ti trường", chị cho biết.

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 18/11 thông báo đã "h tr theo yêu cu 40 sinh viên Vit Nam đang theo hc đi hc, thc s và tiến s Hong Kong v nước an toàn". "Hin còn 10 sinh viên Vit Nam và mt s giáo viên, ging viên đang ti các khu vc an toàn", theo thông báo trên Cng thông tin đin t v công tác lãnh s.
Công dân Việ
t Nam cũng được khuyến cáo "cn thc hiện theo hướng dn ca cơ quan chc năng s ti, hn chế đến các khu vc t tp đông người đ tránh xy ra nhng ri ro đáng tiếc" khi ti Hong Kong.

Mấy ngày qua, cuc đi đu gia người biu tình và cnh sát Đi hc Bách khoa Hong Kong đã thu hút s quan tâm của người Vit và đã tr thành mt trong các tin tc được người Vit tìm kiếm nhiu nht trên Google.

Bình luận hôm 20/11, Facebooker Trương Huy San viết : "Ti hôm kia, khi cnh sát vây ráp sinh viên căng thng nht trường Bách khoa Hong Kong, đang đnh hi, ti sao Bc Kinh hung hãn như thế mà Nhà Trng không phát ngôn gì, thì đài M đưa tin, Nhà Trng cho rằng, "Đàm phán tiến trin tt vì phía Trung Quc rt xây dng" ; Trung Quc cũng nói, "Phía M rt xây dng".

Người được nhiu cư dân mng biết ti vi tên gi Osin Huy Đc viết thêm : "'Gi mi đc được bài viết ca t The Guardian, cho biết, Trump "hứa với Tp là s không nhc gì ti Hong Kong chng nào đàm phán mu dch chưa xong". T nhiên cm thy cay đng. S vĩ đi ca nước M là bo v được các giá tr ph quát trên nn tng t do ch s vĩ đi ca nước M đâu ch nm "cán cân thương mi".

hktq8

Một sinh viên b cnh sát bt hôm 18/11 khi tìm cách ri Đi hc Bách khoa Hong Kong.

Trên trang Facebook cá nhân, chị Hoàng Th Xuân Hương dn li bài viết ca mt người tên Nguyn Hng Quý cũng hc Hong Kong, trong đó có đoạn : "‘Chuyn ca người Hong Kong, đ cho người Hong Kong gii quyết’ – sư huynh ca mình đã nói vi mình như vy, và mình thy nó hoàn toàn có lý".

"Không thể ph nhn biu tình Hong Kong mang đến rt nhiu bt tin và lo âu cho chúng mình, nhưng bn thân mình cho rng, mình đã la chn đến Hong Kong, thì lúc nó phn vinh rc r, hay lúc nó bi thương bt n, thì mình đu phi chp nhn", ch Quý viết.

Trong một din biến liên quan ti căng thng Hong Kong, B Ngoi giao Trung Quc hôm 20/11 cho biết đã triu tp mt nhà ngoi giao ca Đi s quán M Bc Kinh, sau khi Thượng vin M nht trí thông qua D lut Dân ch và Nhân quyn Hong Kong.

Phát ngôn viên Cảnh Sng nói rng d lut này "pht l s tht, áp dng tiêu chun kép và can thiệp trng trn vào công vic ni b ca Hong Kong cũng như Trung Quc". "Trung Quc lên án và hoàn toàn bác b vic này", ông Cnh nói.

Viễn Đông

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tổng hợp
Read 544 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)