Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Washington không để Trung Quốc đe dọa việc làm và ngành công nghiệp Hoa Kỳ

Thanh Hà, RFI, 08/04/2024

Trong ngày cuối cùng chuyến công tác 5 ngày tại Trung Quốc, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen hôm nay 08/04/2024 cho biết "không loại trừ khả năng áp thuế" hàng hóa Trung Quốc. Washington không để tái diễn nguy cơ chính sách trợ giá của Bắc Kinh tạo cạnh tranh bất bình đẳng, "hủy hoại 2 triệu việc làm của người Mỹ" như trong quá khứ.

mytrung1

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 08/04/2024. Reuters - Florence Lo

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ cũng đã cảnh cáo các doanh nghiệp Trung Quốc không nên tiếp tay với Nga trong cuộc chiến Ukraine. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của bà Yellen trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn là cạnh tranh bất bình đẳng đe dọa công nghiệp và việc làm của dân Mỹ.

Họp báo sáng nay tại Bắc Kinh trước khi lên đường về nước, bà Yellen giải thích : "Hơn một thập niên trước đây, nhờ các biện pháp trợ giá ở quy mô lớn của chính quyền, hàng của Trung Quốc bán ra với giá thấp" qua đó hủy hoại nhiều mảng công nghiệp của thế giới và Hoa Kỳ". Trong các cuộc trao đổi với các giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh, thông điệp của chính quyền Mỹ rất rõ ràng đó là "tổng thống Joe Biden và tôi sẽ không chấp nhận để trường hợp này tái diễn".

Hãng tin Anh Reuters lưu ý, bộ trưởng Tài Chính Mỹ để ngỏ khả năng "đánh thuế" nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, tuy nhiên bà Yellen không nói rõ biện pháp đó sẽ có được áp dụng cho các mặt hàng như bình điện ô tô, ô tô điện hay pin mặt trời hay không… Mỹ cũng như Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản, Mêhicô và Philippines lo ngại khả năng sản xuất của Trung Quốc quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, do vậy, trong một số lĩnh vực, như là ô tô điện hay pin mặt trời, hàng của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới.

Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc trợ giá ô tô điện

Ô tô điện Trung Quốc, trọng tâm đối thoại giữa bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) và bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire hôm nay tại Paris. Đến Pháp trong hai ngày 7 và 08/2024 ông Vương Văn Đào sáng nay tuyên bố những cáo buộc Trung Quốc trợ giá ô tô điện, tạo cạnh tranh bất bình đẳng với xe của Mỹ và Châu Âu là "không có cơ sở". Quan chức Trung Quốc này thậm chí tố cáo Liên Âu "bảo hộ mậu dịch". Các hiệu xe BYD hay Geely đang bị điều tra. Để "giải độc" hồ sơ này, bộ trưởng Thương Mại Vương Văn Đào công du nhiều nước Châu Âu. Sau chặng dừng tại Paris, ông sẽ lên đường sang Roma, Ý trước khi đến Bruxelles, để thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu tránh tăng thuế hải quan đánh vào các sản phẩm "sạch" của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị công du nước Pháp vào tháng 5/2024.

Thanh Hà

***************************

Bộ trưởng Yellen : Mỹ không chấp nhận để các ngành mới bị hàng nhập khẩu Trung Quốc hủy hoại

Reuters, VOA, 08/04/2024

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 8/4 đã cảnh báo Trung Quốc rằng Washington sẽ không chấp nhận để các ngành mới bị hàng nhập khẩu của Trung Quốc hủy hoại khi bà kết thúc bốn ngày họp để thuyết phục Bắc Kinh hạn chế năng lực sản xuất quá mức.

mytrung2

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có chuyến công du Trung Quốc thứ hai trong vòng 9 tháng

Bà Yellen phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Tổng thống Joe Biden sẽ không cho phép lặp lại ‘cú sốc Trung Quốc’ vào đầu những năm 2000, khi làn sóng nhập khẩu của Trung Quốc đã phá hủy khoảng 2 triệu việc làm trong ngành sản xuất chế tạo của Mỹ.

Tuy nhiên, bà không đe dọa áp đặt thuế mới hoặc có các hành động thương mại khác nếu Bắc Kinh tiếp tục chương trình tài trợ khổng lồ của nhà nước cho xe điện, pin, tấm pin mặt trời và các mặt hàng năng lượng xanh khác.

Bà Yellen đã nhân chuyến công du thứ hai của mình đến Trung Quốc trong chín tháng để than phiền rằng đầu tư quá mức của Trung Quốc đã tạo dựng năng lực sản xuất vượt xa nhu cầu trong nước, trong khi xuất khẩu gia tăng nhanh chóng các mặt hàng này đang đe dọa các công ty ở Mỹ và các nước khác.

Bà cho biết một diễn đàn trao đổi mới được thành lập để thảo luận về vấn đề sản xuất dư thừa nhưng cần thời gian để đạt được giải pháp.

Bà Yellen đã nhắc đến những điểm tương đồng mà ngành thép của Mỹ đã phải gánh chịu trong quá khứ.

"Chúng tôi đã thấy chuyện này trước đây", bà nói với các phóng viên. "Hơn một thập kỷ trước, sự hỗ trợ ồ ạt của chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến thép Trung Quốc với chi phí thấp hơn tràn ngập thị trường toàn cầu và tàn phá các ngành công nghiệp trên toàn thế giới và ở Mỹ".

Bà Yellen nói thêm : "Tôi đã nói rõ rằng Tổng thống Biden và tôi sẽ không chấp nhận việc đó một lần nữa".

Khi thị trường toàn cầu tràn ngập các sản phẩm Trung Quốc giá rẻ giả tạo, bà nói, ‘khả năng tồn tại của các hãng Mỹ và các hãng nước ngoài khác bị đặt dấu hỏi’.

Bà Yellen cho biết các cuộc trao đổi của bà với các quan chức Trung Quốc đã thúc đẩy lợi ích của Mỹ và rằng những lo ngại của Mỹ về năng lực sản xuất dư thừa cũng được đồng minh ở châu Âu, Nhật Bản, Mexico, Philippines và các thị trường mới nổi khác chia sẻ.

Quốc hội Trung Quốc, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, hồi tháng 3 cho biết rằng chính phủ của họ sẽ có các bước hạn chế tình trạng dư thừa năng suất.

Nhưng Bắc Kinh nói rằng sự tập trung gần đây của Mỹ và châu Âu vào những rủi ro từ năng lực sản xuất suất dư thừa của Trung Quốc là sai lầm.

Các quan chức Trung Quốc nói những chỉ trích này đã đánh giá thấp sự đổi mới của các công ty của họ trong các ngành then chốt và phóng đại tầm quan trọng của sự hỗ trợ nhà nước trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

Họ cũng nói rằng thuế quan hoặc các hạn chế thương mại khác sẽ tước đi của người tiêu dùng toàn cầu các lựa chọn thay thế năng lượng xanh quan trọng để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Các rào cản thương mại đối với xe điện Trung Quốc sẽ gây gián đoạn cho ngành đang phát triển này và trái với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho biết trong một tuyên bố được đài truyền hình trung ương CCTV và tờ China Daily đăng tải.

Tân Hoa Xã dẫn lời Thủ tướng Lý Cường nói rằng Mỹ nên ‘kiềm chế trước việc biến các vấn đề kinh tế và thương mại trở thành các vấn đề chính trị hoặc an ninh’ và xem xét vấn đề năng lực sản xuất từ ‘góc độ thị trường và toàn cầu’.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã lên tiếng phản đối gay gắt hơn trong một cuộc họp bàn tròn với các hãng xe điện Trung Quốc ở Paris. Ông nói rằng những tuyên bố của Mỹ và châu Âu về công suất xe điện dư thừa của Trung Quốc là không có căn cứ.

Thay vì trợ cấp, các hãng xe điện của Trung Quốc đã dựa vào đổi mới công nghệ liên tục, hệ thống chuỗi cung ứng và sản xuất hoàn hảo và cạnh tranh thị trường đầy đủ, ông Vương nói trong chuyến công tác của mình để thảo luận về cuộc điều tra chống trợ cấp của Liên Hiệp Châu Âu.

Bà Yellen cho biết giải pháp ngắn hạn khả dĩ là Trung Quốc thực hiện các bước để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng với sự hỗ trợ cho các hộ gia đình và người về hưu, đồng thời chuyển mô hình tăng trưởng ra khỏi đầu tư vào phía cung.

Reuters

Nguồn : VOA, 08/04/2024

Published in Quốc tế

Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu 4 tỷ đô la để "cạnh tranh" với Trung Quốc

Minh Phương, RFI, 12/03/2024

Hôm 11/03/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Hoa Kỳ phải sử dụng "toàn bộ những công cụ sẵn có" để cạnh tranh với Trung Quốc, vào lúc chính quyền Biden công bố dự toán ngân sách cho tài khóa 2025. Theo Reuters, thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Quản lý và Tài nguyên Rich Verma cho biết bộ này đã yêu cầu một ngân sách 4 tỷ đô la tài trợ bắt buộc trong 5 năm để hướng tới mục tiêu "vượt" Trung Quốc.

my1

Dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc bị chỉ trích là công cụ thao túng của Bắc Kinh. Reuters

Số tiền này bao gồm 2 tỷ đô la để thành lập quỹ cơ sở hạ tầng quốc tế mới, nhằm tạo ra một nguồn tài trợ đáng tin cậy hơn để thay thế nguồn tài trợ hiện nay của Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ "các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bền vững, có khả năng mang lại thay đổi lớn". Hai tỷ đô la còn lại sẽ được dành cho các khoản đầu tư nhằm giúp các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đẩy lùi "những nỗ lực săn mồi" của Trung Quốc.

Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã yêu cầu một khoản tài trợ tự nguyện 4 tỷ đô la để hỗ trợ các nước và hợp tác ngoại giao trong khu vực.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Verma tuyên bố : "Chúng ta phải sử dụng tất cả các công cụ có sẵn bất cứ khi nào có thể để vượt qua Trung Quốc". Ông nhấn mạnh yêu cầu của Bộ Ngoại giao cho tài khóa 2025 sẽ giúp Mỹ "tiếp tục đầu tư vào nền tảng sức mạnh trong nước, liên kết với các đối tác cùng chí hướng để củng cố lợi ích chung và đối đầu với những thách thức do Trung Quốc đặt ra". 

Những nỗ lực của Hoa Kỳ tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển từ lâu đã bị lấn át bởi Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ca Trung Quc xây dng mng lưới cơ s h tng và năng lượng kết ni Châu Á vi Châu Phi và Châu Âu thông qua các tuyến đường b và đường bin.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay 1,34 nghìn tỷ đô la từ năm 2000 đến năm 2021. Tuy nhiên, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã gp ch trích t phương Tây và mt s quc gia tiếp nhn như Sri Lanka và Zambia, cho rng Bc Kinh đang giăng ra các by n, khiến nhiu nước phi gánh các khon n mà h không đủ kh năng hoàn tr.

Cũng trong ngày hôm qua, bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định cần phải mở rộng kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn Trung Quốc mua chip máy tính tiên tiến và thiết bị sản xuất, có thể được sử dụng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của nước này.

Minh Phương

************************

Donald Trump yêu cầu hoãn phiên tòa hình sự về vụ Stormy Daniels

Minh Phương, RFI, 12/03/2024

Hôm 11/03/2024, cựu tổng thống Donald Trump đã yêu cầu hoãn phiên tòa hình sự, xét xử việc ông dùng tiền tranh cử để bịt miệng nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels, dự kiến ​​din ra vào ngày 25/03 ti New York. Trước đó, vào năm 2016, nht báo The Wall Street Journal đã dn ngun tin giu tên cho biết lut sư ca ông Trump đã đứng ra dàn xếp tr tin cho n din viên Daniels để bà không công khai mi quan h vng trm vi v t phú.

my2

Nữ diễn viên Stormy Daniels, New York, Mỹ, ngày 23/2/2018. © Reuters / Eduardo Munoz

Từ Miami, thông tín viên RFI David Thomson cho biết thêm chi tiết :

"Trong bốn phiên tòa hình sự mà ông Donald Trump phải đối mặt, đây là phiên tòa duy nhất chưa bị hoãn. Các luật sư của ông vừa đệ đơn lên thẩm phán Manhattan để để xin hoãn phiên tòa này lại. Ban vận động tranh cử của Trump đang làm đủ mọi cách để đảm bảo không một phiên tòa nào có thể bắt đầu trước cuộc bầu cử tổng thống. Lập luận mà họ đưa ra rất đơn giản : Phiên xử vụ Trump bỏ ra 130.000 đô la để bịt miệng một nữ diễn viên khiêu dâm không thể bắt đầu khi mà Tòa án Tối cao chưa đưa ra quyết định về quyền miễn trừ truy tố của Donald Trump.

Lập luận này cũng đã được cựu tổng thống sử dụng để trì hoãn phiên tòa chính yếu, xử ông về cáo buộc đã xúi giục vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 06/01/2021. Ngày mở phiên xử cũng đã bị dời lại theo quyết định này của Tòa án Tối cao. Trump tin rằng sẽ được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn đối với mọi hành vi của ông với tư cách là tổng thống, lập luận mà một tòa phúc thẩm đã bác bỏ.

Nhưng Tòa án Tối cao đã quyết định sẽ xem xét về quyền miễn trừ đó kể từ ngày 25/04, tức là một tháng tính từ ngày mà phiên tòa Manhattan dự kiến ​​bt đầu. Thm phán s phi công b trong tun sau v vic có chp thun cho hoãn phiên tòa hay không".

Cũng trong ngày hôm qua, Trump đã hứa là nếu tái đắc cử tổng thống, ông sẽ trả tự do cho những "con tin bị cầm tù sai trái" vì đã tham gia vào vụ tấn công Điện Capitol năm 2021. Theo số liệu mới nhất do bộ Tư Pháp Hoa Kỳ công bố vào tuần trước, khoảng 1.358 người đã bị buộc tội liên quan đến vụ này, trong đó có khoảng 500 người đã bị kết án tù.

Minh Phương

Published in Quốc tế

Quyền lực là gì, thế nào là một cường quốc ? Nhờ đâu Hoa Kỳ đã trở thành một siêu cường của thế giới ? Ngày nay Mỹ có còn có thể thực thi quyền lực với phần còn lại của thế giới hay đang đánh mất 7 lá bài quan trọng vào lúc đang phải lao vào cuộc tranh hùng với Trung Quốc ?

Nhà sử học Niall Ferguson, đại học Standford California, liệt kê "7 nhược điểm lớn" của Uncle Sam. Bài viết được đăng trên trang mạng tạp chí Pháp L’Express hôm 28/01/2024.

onclesam1

Joe Biden và Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh ở Woodside, gần San Francisco, ngày 15/11/2023 –afp.com/Brendan Smialowsky

Trong phần mở đầu tác giả viết : Sức mạnh nào lay chuyển được cả một dân tộc ? Đó là câu hỏi văn hào Nga Leon Tolstoi từng nêu ra trong tiểu thuyết Chiến Tranh và Hòa Bình. Nhà chính trị học người Mỹ Robert Dahl như đã tìm cách trả lời. Theo ông, người ta nói "A có quyền lực với B khi cưỡng ép B làm điều gì đó mà nhẽ ra hắn ta không làm". Trong lĩnh vực địa chính trị, khi nói đến một cường quốc, thông thường đó là khả năng của một quốc gia "khuyến khích hay bắt buộc một nước khác hành động để phục vụ lợi ích cho chính mình. Đồng thời một cường quốc có khả năng cưỡng lại những áp lực phải đối mặt".

Mỹ không còn là một siêu cường

Thực tế phũ phàng của ngày hôm nay là Hoa Kỳ không còn trong tư thế của A để bắt buộc B phải làm theo ý muốn. Giờ đây có mấy ai còn đoái hoài đến số phận của Afghanistan đã bị Mỹ bỏ rơi hồi 2021 ? Ukraina vẫn phải gồng mình chống trả quân Nga xâm lược, nhưng chiến tranh Ukraina đang bị đẩy vào bóng tối, viện trợ của Washington cho Kiev đang mai một dần. Xung đột ở Gaza được thảo luận ráo riết, nhưng lại ít ai đả động đến trường hợp những cánh tay nối dài của Iran đang lộng hành gây hỗn loạn ở Trung Đông. Cử tri Đài Loan đã bầu ra một vị tổng thống mới, nhưng nếu như Bắc Kinh không hài lòng với kết quả đó và quyết định phong tỏa hòn đảo này thì Mỹ sẽ tính sao ?

Ngần ấy tiêu điểm thời sự khiến sử gia Ferguson đề nghị có lẽ thay vì ca tụng những "nguồn gốc của sức mạnh Hoa Kỳ hiện đại", thì nên chăng đi tìm những "căn nguyên dẫn đến sự suy nhược của nước Mỹ ngày nay ?". 

Trước khi đưa ra danh sách 7 nhược điểm của Mỹ, giáo sư lịch sử trường Stanford bắt độc giả phải kiên nhẫn thêm một chút. Ông nhắc lại rằng : Khi trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới, từ năm 1872 theo đánh giá của nhà kinh tế học người Anh Angus Maddison, hơn bất kỳ một quốc gia nào khác, Hoa Kỳ đã nắm giữ trong tay những phương tiện dồi dào cho quân đội, hải quân và sau đó là rất nhiều các cơ quan an ninh quốc gia khác nữa… Nhưng cho đến tận năm 1940, Washington không hề sử dụng đến những công cụ đó để thể hiện quyền lực, cho dù ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ đã "ngang bằng, rồi vượt qua hẳn so với ngân sách phòng thủ của các cường quốc châu Âu" thời đó.

Hoài nghi về sức mạnh kinh tế của Mỹ

Câu hỏi giờ đây, liệu Mỹ có còn là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới hay không ? Câu trả lời sẽ là  nếu như chúng ta đo lường bằng đồng đô la, nhưng câu trả lời ấy cũng sẽ là không nếu như thước đo là sức mua tương đương (PPP).

Trong giả thuyết thứ, Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ từ 2016 và từ năm 2023 tính theo PPP, "kinh tế của Trung Quốc lớn gấp 5 lần" của Hoa Kỳ. Mấu chốt của tất cả vấn đề thu gọn trong ba nhữ PPP đó, bởi như giáo sư Niall Ferguson giải thích : Thí dụ như để trang bị vũ khí, hàng của Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với vũ khí của Mỹ, cho dù chất lượng không bằng. Song ngoại trừ lĩnh vực khá đặc biệt là trang thiết bị quân sự, phần còn lại, giao dịch thương mại vẫn được thanh toán bằng đô la. Do vậy Mỹ vẫn còn chiếm thế thượng phong nhờ vào "sức mạnh của đô la và nhất là trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc lại yếu kém" như hiện nay.

Có điều "từ nhiều năm nay, dưới những hình thức khác nhau, Hoa Kỳ tự hủy hoại những lợi thế đang có" và đã để lộ ít nhất 7 điểm yếu quan trọng. Những nhược điểm đó là gì ? Nhà sử học Ferguson, đại học Standford lần lượt đưa ra danh sách với nhiều phân tích kèm theo.

Chính sách đón nhận người nước ngoài, khung pháp luật đáng tin cậy

Trước hết, theo ông, sức mạnh của nước Mỹ là "người nhập cư nước ngoài" : Chỉ nơi này mới có khả năng thu hút những nhân tài trên thế giới và đó là một sức mạnh mà chỉ Hoa Kỳ mới có được. Bằng chứng là ngày nay, hơn một nửa trong số các công ty khởi nghiệp của Mỹ trị giá hơn một tỷ đô la trên các sàn chứng khoán là do người nước ngoài lập ra hay đồng sáng lập. Trung Quốc không có phép lạ để những nhà tỷ phú tương lai như Elon Musk (chủ nhân Tesla) hay Apoorva Mehta (sáng lập viên Instacart, ông vua dịch vụ giao hàng tận nhà) đến định cư. Thế nhưng rồi chính sách đón nhận người nhập cư của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã làm "mai một nguồn nhân sự" quý giá từ nước ngoài đem vào Mỹ.

Lợi thế thứ nhì của Uncle Sam so với Trung Quốc -và nhiều nơi khác trên thế giới – là nền tảng của một nhà nước pháp quyền. Đó là điều đã "thu hút nhân lực và đầu tư quốc tế", vì người ta tin tưởng vào hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ. Tiếc rằng trong những năm gần đây, uy tín đó của nước Mỹ cũng đang bị xói mòn. Trong bảng xếp hạng của tổ chức World Justice Project, Mỹ trượt 26 hạng.

Y tế - giáo dục

Một lợi thế thứ ba của Mỹ từng cho phép quốc gia này trở thành nền kinh tế thứ nhất toàn cầu là hệ thống giáo dục : Trong thế kỷ XIX và XX, Hoa Kỳ là nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất. Giờ đây chỉ cần nhìn vào bảng xếp hạng PISA, người ta chỉ còn ngậm ngùi nhìn thấy khoảng cách quá lớn giữa trình độ của các học sinh Mỹ so với học sinh ở Hồng Kông hay Singapore. Riêng về toán và khoa học, trẻ em Mỹ bị bỏ lại xa ở phía sau so với học sinh ở Estonia hay Ireland.

Về y tế, vào thế kỷ trước, người Mỹ tự hào là được nuôi dưỡng tốt và sống lâu hơn so với những dân tộc khác. Thực tế đó không còn nữa. Quân đội càng lúc càng khó tuyển lính, bởi thanh niên nếu không nghiện ngập thì cũng bị béo phì : chưa đầy 25% công dân Mỹ có lí lịch trong sạch và lành lặn để đi lính ! Điểm yếu thứ tư này như vậy liên quan đến cả từ vấn đề xã hội đến nguồn lực lao động của nước Mỹ. Những tác động kèm theo ảnh hưởng đến kinh tế và quốc phòng.

Trung Quốc đang bắt kịp Hoa Kỳ

Tác giả bài viết trên trang mạng của L’Express chẳng lẽ không quan tâm đến những điểm mạnh của Mỹ hiện nay, như khả năng sáng tạo, đầu óc cởi mở đón nhận những kiến thức mới, và nhất là túi tiền gần như không đáy của Hoa Kỳ ?

Giáo sư Niall Ferguson không phủ nhận nhờ giàu có mà Hoa Kỳ đã và còn đang thống lĩnh công nghệ cao. Washington có những phương tiện "có một không hai" từ vũ khí đến khả năng thu thập thông tin tình báo, các công cụ phản gián … để đối phó với mọi cuộc xung đột dù là "nóng" hay "lạnh".

Có điều Trung Quốc đang "mon men tiến đến gần" và thậm chí là thách thức trong một số lĩnh vực như khai thác trí thông minh nhân tạo, chiến tranh thông tin hay phát triển tên lửa siêu thanh …. Khác biệt giữa Mỹ với Trung Quốc ở đây là ông khổng lồ châu Á này "thừa sức sản xuất đại trà tất cả những công nghệ mới, từ chế tạo drone đến tên lửa siêu thanh". Có thể xem đây là nhược điểm số 5 của Mỹ so với Trung Quốc.

Người Mỹ thờ ơ với quyền lực mềm của nước Mỹ

Hai điểm cuối cùng khiến tác giả bài viết băn khoan liên quan đến chính sách chi tiêu quá trớn của Mỹ và sức thu hút của Hoa Kỳ đối với công luận Mỹ cũng như với công luận quốc tế.

Giáo sư Ferguson ghi nhận : ngân sách liên bang Hoa Kỳ luôn thiếu hụt trầm trọng. Hiếm ai trên thế giới mang nợ nhiều như nước Mỹ mà phần lớn là nợ nước ngoài. Điều may mắn là thế giới phải dung đồng đô la Mỹ và Hoa Kỳ dù có mang nợ nhưng vẫn rất dễ đi vay. Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Mỹ bại trận trong một cuộc chiến quyết liệt nào đó ? Mối lo ngại này giải thích vì sao từ trên dưới 50 năm qua, Washington thiên về các cuộc chiến kinh tế hơn là các cuộc xung đột vũ trang. Hiệu quả của các đòn chiến tranh kinh tế đến đâu, đấy lại là chuyện khác.

Cuối cùng về hình ảnh của nước Mỹ với công luận trong nước và thế giới, giáo sư trường đại học Stanford, Hoa Kỳ nhắc lại rằng : Hiện tại quyền lực mềm của Mỹ "vẫn còn lớn". Hình ảnh của nước Mỹ có sức lôi cuốn hơn hẳn so với của Trung Quốc. Nhưng tình cảm của chính những người Mỹ, của thanh niên Mỹ đối với Hoa Kỳ thì đang có nhiều "chuyển biến". Giáo sư Niall Ferguson cho rằng đây là một yếu tố quan trọng khi mà Hoa Kỳ cần động viên những người trai trẻ đó cầm súng chiến đấu. Nước Mỹ tự hào là một nền dân chủ trên tuyến đầu thế giới tự do … Công luận đồng lòng khi Hoa Kỳ phải can thiệp quân sự trong hai cuộc Thế Chiến, khi phải can thiệp trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) hay trong chiến tranh vùng Vịnh (1991). Thế nhưng rồi những cuộc chiến kéo dài như chiến tranh Việt Nam hay 20 năm chiến tranh Afghanistan đã khiến người Mỹ có một cái nhìn khác …

Mỹ nên chờ Trung Quốc tự sụp đổ từ bên trong ?

Vậy có thể rút ra được kết luận nào ở đây ? Nhà sử học Ferguson so sánh : Hoàn cảnh của nước Mỹ hiện tại tương tự như "cái thế của Vương quốc Anh giữa hai cuộc Đại Chiến Thế Giới (…) đặc biệt là khi mà cử tri và thành phần ưu tú trong xã hội không sẵn sàng chấp nhận trang bị cho nước Mỹ những khả năng răn đe".

Trong kịch bản đó, sớm muộn gì một cuộc đối đầu quân sự cũng sẽ xảy ra và khi đó "thì ngay cả trong trường hợp giành được thắng lợi thì quốc gia liên quan cũng sẽ bị suy yếu". Cuối cùng trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung Quốc, lời khuyên nào cho Hoa Kỳ ? Sử gia Fergusson đại học Standford trả lời : "Có lẽ giải pháp thích hợp hơn cả là nên hoãn lại cuộc đối đầu (…) đợi cho đến lúc sức mạnh kinh tế của đối phương bị xói mòn, bị một căn bệnh nào đó làm suy yếu. Đây là kinh nghiệm bản thân với Liên Xô trước kia và rất có thể là điều sẽ xảy ra với Trung Quốc trước những yếu kém của nước này về mặt dân số và về những khó khăn tài chính đang lớn dần"

Niall Ferguson

Nguyên tác : "Face à la Chine, les sept faiblesses majeures des Etats-Unis", L'Express, 28/01/2024

Thanh Hà biên dịch

Nguồn : RFI, 31/01/2024

Published in Diễn đàn

Mỹ siết công nghệ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam hưởng lợi

Le Figaro hôm 14/08/2023 chú ý đến việc "Hoa Kỳ đẩy mạnh cuộc chiến công nghệ chống lại Trung Quốc". Cũng như người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống Joe Biden tiếp tục một cách có phương pháp chiến lược làm yếu đi công nghệ đối với Bắc Kinh.

1450625946

Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng - Ảnh: Getty Images

Ngay giữa mùa hè, tổng thống của đảng Dân Chủ đã ban hành nghị định cấm các nhà đầu tư Mỹ từ nay đến 2024 đưa những đồng đô la sang Hoa lục, trong những lãnh vực chủ chốt như trí thông minh nhân tạo (AI), máy tính lượng tử, chất bán dẫn ; tránh khả năng Bắc Kinh dùng vào mục đích quân sự hay giám sát. Điều chắc chắn là việc Mỹ ra đòn liên tục làm ảnh hưởng nặng nề đến vai trò "công xưởng công nghệ thế giới" của Trung Quốc. Từ nhiều tháng qua, các nhãn hiệu lớn về hàng điện tử của thế giới lần lượt loan báo giảm quy mô lắp ráp và sản xuất linh kiện tại Hoa lục.

Nikkei Asia cho biết, nhà sản xuất máy tính thứ nhì thế giới là HP chuẩn bị gia tăng sản lượng ở Thái Lan, Việt Nam, Mexico. Nhà sản xuất đứng thứ ba là Dell tìm cách ngưng sử dụng linh kiện Trung Quốc từ 2025, thậm chí không còn sản phẩm nào bán trên đất Mỹ được xuất xưởng tại Hoa lục kể từ 2027. Đầu năm nay, Sony quyết định chuyển dịch 90% sản xuất máy chụp hình ra khỏi Trung Quốc. Còn Apple di chuyển trọng tâm sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, số sản phẩm sản xuất ngoài Hoa lục từ 5% đã tăng lên 25%. Các quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ cũng chạy khỏi Trung Quốc, số tiền đưa vào Hoa lục trong năm 2022 đã sụt mất 80%.

Dân số bị lão hóa, giá thành sản xuất tại Trung Quốc cũng tăng lên. Một công nhân Trung Quốc tốn kém gấp bốn lần so với Ấn Độ và ba lần so với Việt Nam. Ấn Độ đưa ra chính sách trợ giá nhằm thu hút các công ty ngoại quốc, đến 5% tổng giá trị các sản phẩm được lắp ráp trong nước trong vòng 6 năm. Về phía Việt Nam, một số nhà cung cấp quan trọng cho Apple tập trung tại khu kỹ nghệ Deep C Two ở Hải Phòng. Nhà sản xuất MacBook cho Apple là Quanta Computer vừa khai trương một nhà máy ở Nam Định, còn Foxconn loan báo đầu tư thêm 300 triệu đô la vào Bắc Giang. Nhà phân tích Thibault Morel nhận xét, tất cả theo chiến lược "nearshoring", tức đưa các chuỗi sản xuất sang những nước lân cận với giá lao động rẻ hơn rất nhiều.

Lào bị chỉ trích vì bắt một luật sư nhân quyền theo lệnh Bắc Kinh

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực nhân quyền, Le Monde cho biết "Lào bị tố cáo bắt một nhà ly khai Trung Quốc theo lệnh Bắc Kinh", và các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lư Tư Vị (Lu Siwei). Việc bắt giữ luật sư nhân quyền đã trốn khỏi Hoa lục trong khi không hề có lệnh truy nã, đã đặt nước cộng sản nhỏ bé lệ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh vào tình thế khó xử, quốc tế đang phản đối mạnh mẽ.

Vientiane lấy cớ là "dùng giấy tờ giả" để bắt khi ông Lư qua cửa kiểm soát di trú để sang Thái Lan, rõ ràng là để gởi trả về Trung Quốc. Ông Peter Dahlin, thuộc tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders chuyên về các vụ "mất tích" của các nhà đối lập Trung Quốc tiết lộ, các luật sư không được phép gặp ông Lư Tư Vị, như vậy đây là một vụ án chính trị do cấp cao nhất trong chính phủ xử lý.

Lư Tư Vị nằm trong số những luật sư nằm trong tầm ngắm của chế độ Tập Cận Bình. Ông Lư biện hộ cho một trong số 12 nhà hoạt động Hồng Kông bị tuần duyên Trung Quốc chận bắt trong lúc vượt biên sang Đài Loan bằng xuồng cao tốc, sau đó ông bị trả đũa bằng cách gạch tên khỏi luật sư đoàn. Tháng 5/2021 khi lên đường sang Hoa Kỳ, Lư Tư Vị mới biết mình bị cấm xuất cảnh, chỉ có vợ và con gái được đi. Hai năm sau, tháng 7/2023, vị luật sư quyết định sang Mỹ sống cùng vợ con : ông bí mật qua Lào, nơi có hai thành viên tổ chức phi chính phủ ChinaAid chờ đợi. Tuy mang hộ chiếu có thị thực Thái Lan và Hoa Kỳ, ông Lư bị bắt hôm 28/07 tại một ga xe lửa trước khi lên tàu sang Thái.

Vòi bạch tuộc của Đảng cộng sản vươn sang các nước "đàn em"

Tại Luân Đôn hôm 07/08, các nhà đấu tranh Hồng Kông lưu vong đã đưa kiến nghị cho đại sứ quán Lào, và tại Vientiane các nhà ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại. Càng đáng lo hơn khi một nhà ly khai khác có bút danh Kiều Hâm Hâm (Qiao Xinxin), do tiến hành một chiến dịch đòi chấm dứt kiểm duyệt tại Trung Quốc, đã công an Lào đi kèm với an ninh Trung Quốc đến bắt tại nhà ở Vientiane. Đến ngày 09/08 gia đình ông Kiều ở Hoa lục mới được thông báo ông đang bị giam tại Hà Nam.

Trường hợp ông Kiều cho thấy an ninh Trung Quốc có cánh tay nối dài ở Đông Nam Á nhất là Lào và Cam Bốt. Nhà nghiên cứu Simon Menet nói với Le Monde, những vụ bắt bớ này trùng khớp với việc tăng cường hợp tác giữa công an Lào với an ninh Trung Quốc, cũng như ở Cam Bốt ; tương tự như các chiến dịch Fox Hunt rồi Sky Net. Tuy đã ký với Lào hiệp định dẫn độ năm 2022, Bắc Kinh vẫn ưu tiên cho các kênh không chính thống với đảng cộng sản nước đàn em vì nhanh chóng, linh hoạt hơn.

Nepal cũng đàn áp các nhà hoạt động Tây Tạng

Tương tự, La Croix nhận thấy "Trung Quốc dấn lên những con cờ ở Nepal". Bên cạnh các dự án hạ tầng, Bắc Kinh còn dùng nhiều cách để quyến rũ đất nước nhỏ bé vốn gần gũi về văn hóa với Ấn Độ. Bị kẹt giữa hai cường quốc, Nepal phải tỏ ra hữu nghị với cả hai, tuy nhiên không ngần ngại từ chối việc vay mượn của nước ngoài để tránh bẫy nợ. Số 200.000 du khách Trung Quốc hàng năm kéo theo việc buôn bán phát đạt, và Bắc Kinh tặng học bổng cho thanh niên Nepal. Với 5.000 người Nepal tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, tiếng Hoa mang lại cho họ nhiều cơ hội.

Trung Quốc cũng giành chiến thắng trong việc làm mờ nhạt chính nghĩa của Tây Tạng. Tại thủ đô Katmandu, người Tây Tạng vẫn đông đảo nhưng ngoài việc dán ảnh Đạt Lai Lạt Ma ở phía sau cửa hàng, họ phải im hơi lặng tiếng. Dưới sự can thiệp của Bắc Kinh, Nepal đàn áp các nhà hoạt động Tây Tạng, những ai vượt qua biên giới đều bị gởi trả.

Ukraine : Vũ khí phương Tây đến muộn, khả năng giải phóng lùi xa hơn

Tại Châu Âu, Libération nhận định "Tại Ukraine, một cuộc chiến dài hơi bắt đầu hình thành". Phương Tây chuyển giao vũ khí quá trễ trong khi quân Nga đã được trang bị tốt hơn so với thời kỳ đầu. Theo kế hoạch ban đầu thì quân đoàn 9 lo tìm ra những lỗ hổng trong phòng tuyến địch rồi quân đoàn 10 xuyên thủng, nhưng quân đoàn 9 đã quá mệt mỏi phải đưa quân đoàn 10 tăng viện.

Khó khăn lớn nhất là Nga đã gài mìn đến 30% miền nam Ukraine. Tình báo Mỹ ước tính từ đầu cuộc xâm lăng, đã có 50.000 lính Nga chết trận, và 17.000 ở phía Ukraine, hàng trăm ngàn quân nhân Ukraine bị thương, thường là bị cụt tay chân vì mìn. Và nếu việc huấn luyện phi công F-16 đã bắt đầu, thì F-15 phải chờ nhiều tháng nữa, việc hoãn lại cuộc phản công hầu như chính thức. Hôm 18/07, tướng Mỹ Mark Milley nhận định cuộc phản công sẽ "chậm chạp, vất vả, với cái giá cao (về người)". 

Quân Nga nay được trang bị tốt hơn và chừng như chiến đấu tích cực hơn. Ban tham mưu Nga lợi dụng những áp đặt của Âu-Mỹ lên Kiev về thời hạn cũng như loại vũ khí, huấn luyện, và cả việc Washington cố ý chậm lại nhịp độ để tránh leo thang, để tái tổ chức quân đội, xây dựng phòng tuyến kiên cố. Khi quân đội Ukraine đã sẵn sàng, được huấn luyện và trang bị, thì đã quá trễ, và lại không có phương tiện trước thành lũy Nga chạy dài 1.000 km. Hậu quả là mặt trận đóng băng từ nhiều tháng. Việc tiến công giải phóng được dời sang mùa đông, mùa xuân thậm chí mùa hè tới, dù sao cũng phải trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2024.

Khó dung thứ cho việc làm giàu bất chính thời chiến

Libération nhận thấy Tổng thống Zelensky lập tức rút kinh nghiệm, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng đã bắt rễ từ thời xô-viết. Ông cách chức cả trăm viên chức phụ trách các trung tâm tuyển mộ, những người bị sa thải phải ra trận, được thay thế bằng các thương binh từ mặt trận trở về. Le Monde  Le Figaro cùng có bài viết về vấn đề này. Truyền hình nhà nước Ukraine cuối tuần trước chiếu cảnh Evgeny Borisov, ủy ban quân sự Odessa phải ra trước tòa án binh, do nghi ngờ làm giàu bất chính trong thời chiến. Báo chí Ukraine tiết lộ Borisov có gia tài 4,6 triệu euro, và cuối năm ngoái đã mua một biệt thự trị giá 3,7 triệu euro ở Tây Ban Nha.

Trường hợp Borys Hlushak cũng được nêu ra : anh thanh niên 29 tuổi tuy bị thiểu năng trí tuệ vẫn bị cho ra mặt trận và ngay hôm sau thiệt mạng. Dmytro Kopanchuk, 22 tuổi, ủy viên hội đồng ở Rudkiv (Lviv) hôm 09/08 phải từ chức sau 8 tháng sống ở nước ngoài, trong khi nam giới từ 18 đến 60 tuổi bị cấm ra khỏi nước. Những vụ tai tiếng của các chính khách có liên quan đến đảng của tổng thống khiến tỉ lệ tín nhiệm đối với ông Volodymyr Zelensky từ 85% hồi tháng Hai xuống còn 80% cuối tháng Bảy.

Ukraine không thể không chiến thắng !

Song song với chống tham nhũng, Zelensky chuẩn bị cho công cuộc giải phóng Ukraine bằng mọi giá, xin từ đồng minh những vũ khí mang tính quyết định như phi cơ, xe tăng, hỏa tiễn... nhất là không thể chậm trễ như hiện nay. Hạn chót là cuối mùa hè 2024. Theo phát ngôn viên điện Kremlin, cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng Ba có thể bị hủy bỏ.

Một cuộc chiến không hồi kết tại Châu Âu với nguy cơ Vladimir Putin giành thắng lợi sẽ mang lại lợi thế cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump – vốn phản đối chiến tranh kéo dài. Hôm 10/08, ông Biden đã đề nghị Quốc hội thông qua viện trợ quân sự 13 tỉ đô la cho Ukraine, mục đích chứng tỏ quyết tâm đứng cạnh Kiev.

Libération nhắc lại, đừng quên đây là cuộc chiến ở trung tâm Châu Âu chống lại các chế độ độc tài, phản dân chủ luôn coi vũ lực là giá trị tối thượng. Không thể để thua trong cuộc chiến này : người Ukraine không chỉ chiến đấu cho đất nước mình mà còn nhằm vô hiệu hóa một thế lực đã phạm vô vàn tội ác chiến tranh, với những vụ sát nhân, cướp bóc, đày ải.

Ứng cử viên tổng thống bị ám sát, mối đe dọa cho Ecuador

La Croix chạy tựa trang nhất "Lộ Đức, ngọn lửa luôn soi sáng", nhân kỷ niệm 150 năm hành hương về Lourdes. Theo nhật báo công giáo, từ năm 1873, cuộc tập hợp tại địa điểm Đức Mẹ hiện ra đã giúp người hành hương vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng. Le Figaro quan tâm đến dự định cải cách của Đức giáo hoàng Phanxicô gây lo ngại, Libération nói về những người bị lỡ chuyến đi nghỉ hè. Les Echos đưa tít "Những mối đe dọa đối với rượu vang Pháp" : nấm mốc, lạm phát, sản xuất thừa. Le Monde nói về "Sinh thái, chủ thuyết mới để kiếm phiếu của đảng cực hữu".

Liên quan đến Châu Mỹ la-tinh, trong bài xã luận "Tại Ecuador, một tội ác đe dọa Nhà nước", Le Monde nhận định vụ ám sát ứng cử viên Fernando Villavicencio cho thấy đất nước nằm giữa hai nước sản xuất cocaine là Peru và Colombia không còn tương đối yên ổn như cách đây vài năm. Những băng đảng trong nước kết hợp với các tổ chức bên Colombia, Mexico, Albani tung hoành. Ông Villavicencio, cựu nhà báo tố cáo tham nhũng và các tập đoàn tội phạm ma túy, đã phải trả giá bằng mạng sống. Bằng bạo lực và thúc đẩy tham nhũng, các tổ chức tội phạm là mối đe dọa cho Nhà nước, nhưng đấu đá trong nội bộ những tháng gần đây đã trói tay chính quyền.

Thụy My

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ bác tuyên bố của Trung Quốc nói xua đuổi một khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông

RFA, 23/03/2023

Hoa Kỳ bác bỏ một tuyên bố của Trung Quốc đưa ra ngày 23/3 rằng lực lượng của Bắc Kinh đã xua đuổi một khu trục hạm của Mỹ ra khỏi vùng biển Hoàng Sa tranh chấp tại Biển Đông.

bd1

Khu trục hạm USS Milius (DDG69) tại căn cứ của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản hôm 22/5/2018 (minh hoạ) - Reuters

AP loan tin dẫn thông cáo của Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Hoa Kỳ cho rằng một tuyên bố đưa ra trong cùng ngày từ phía Trung Quốc là sai. Đó là tuyên bố của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam Quân đội Hoa Lục nói rằng đã buộc khu trục hạm USS Milius của Mỹ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông.

Trong trả lời AP, một đại diện của Hạm đội Bảy cho rằng khu trục hạm USS Milius đang tiến hành hoạt động thường kỳ ở Biển Đông và không hề bị xua đuổi. Hoa Kỳ tiếp tục cho chiến đấu cơ, chiến hạm hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép.

Đại diện của Hạm đội Bảy không cho biết rõ khu trục hạm USS Milius có đi sát vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa hoặc có đối đầu gì giữa hai phía hay không.

Thông cáo của phía Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Hoa Kỳ được đưa ra sau khi một phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc tuyên bố rằng Hải quân và Không quân Trung Quốc đã xua được chiến hạm Mỹ theo đúng luật pháp.

Vụ việc xảy ra vào khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực gia tăng do Washington đẩy mạnh ngăn chặn hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông và những nơi khác.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc chín đoạn mà Bắc Kinh tự vạch ra. Đường này bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế La Haye vào năm 2016 tuyên không có căn cứ cả về pháp lý lẫn lịch sử ; tuy vậy Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa.

Biển Đông là một tuyến hàng hải được đánh giá có tính chiến lược trên thế giới, hằng năm lượng hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường này lên đến chừng năm ngàn tỷ USD ; và vùng biển này còn giàu nguồn hải sản cũng như tài nguyên dầu mỏ.

************************

Trung Quốc loan báo đã "đuổi" một tàu chiến của Mỹ khỏi Hoàng Sa

Thùy Dương, RFI, 23/03/2023

Hôm 23/03/2023, Trung Quốc loan báo đã "đuổi" một tàu chiến của Mỹ khỏi vùng Biển Đông. Theo quân đội Trung Quốc, tàu khu trục USS Milius của Mỹ đã tiến gần "một cách bất hợp pháp" đến một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Washington đã bác bỏ thông tin mà họ cho là "dối trá".

bd2

Tàu khu trục Arleigh Burke USS Milius (DDG 69) di chuyển trên biển Philippines ngày 13/03/2023. AP - Petty Officer 1st Class Gregory

Theo AFP, thông cáo ngắn gọn của tướng Điền Quân Lý (Tian Junli), phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến Khu Nam Bộ của Trung Quốc, nhấn mạnh "các lực lượng hải quân và không quân đã được huy động để theo dõi và giám sát" tàu khu trục của Mỹ và đã "phát cảnh báo và buộc" tàu này rời khỏi khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến Khu Nam Bộ của Trung Quốc lên án hành động của Mỹ "gây phương hại cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông" và khẳng định quân đội Trung Quốc "vẫn cảnh giác và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia".

Về phía Mỹ, theo AFP, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khẳng định "tuyên bố của Trung Quốc là dối trá", tàu USS Milius "đang tiến hành các hoạt động thường lệ ở Biển Đông và không phải quay đầu ngược trở lại. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến bay, các chuyến hải hành và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép".

Hoa Kỳ vẫn thường xuyên điều tàu chiến đến Biển Đông nhằm bảo vệ "tự do lưu thông hàng hải", thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này. 

Thùy Dương

Published in Châu Á

Mỹ và 4 nước Ấn Độ-Thái Bình Dương tập trận : Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong tầm nhắm

Trọng Nghĩa, RFI, 16/03/2023

Hạm đội 7 của Mỹ phụ trách vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vừa cho biết : Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc vào hôm 15/03/2023 đã bắt đầu các cuộc tập trận chống tàu ngầm mang tên Sea Dragon 23.

haiquan1

Các tàu của Hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung tại vùng biển quốc tế phía đông bán đảo Triều Tiên ngày 22/02/2023. AP

Theo hãng tin Mỹ AP, cuộc tập trận đa quốc gia này diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo hai nước tham gia là Hàn Quốc và Nhật Bản họp thượng đỉnh để cải thiện quan hệ song phương nhằm củng cố liên minh với Washington trước các mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Trong một thông cáo báo chí, Hạm đội 7 cho biết là cuộc tập trận Sea Dragon 23 sẽ kết thúc sau hơn 270 tiếng đồng hồ tập huấn trên không "từ việc theo dõi các mục tiêu giả định cho đến bài tập cuối cùng là truy tầm một chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ".

Hạm đội 7 cũng cho biết là phi công và sĩ quan phi hành từ tất cả các quốc gia tập trận cũng sẽ tham gia các buổi tập huấn trong lớp theo nội dung "lên kế hoạch và thảo luận về chiến thuật phối hợp năng lực và thiết bị của nhau".

Thông cáo cho biết là Hải quân Mỹ đã cử hai máy bay trinh sát và tuần tra hàng hải P-8A Poseidon, đặt căn cứ tại đảo Guam, tham gia cuộc tập trận, nhưng không cho biết là sự kiện này sẽ kéo dài bao lâu cũng như diễn ra ở đâu.

Tuy nhiên, trong một thông cáo hôm nay, 16/03, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ đã cử một phi cơ P8I đến đảo Guam tham gia cuộc tập trân Sea Dragon từ ngày 15-30/03.

Theo AP, với khoảng từ 50 đến 70 chiến hạm và tàu ngầm, 150 máy bay và hơn 27.000 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến sẵn sàng được triển khai bất cứ lúc nào, Hạm đội 7 "thường xuyên tương tác và hoạt động với các đồng minh và đối tác để bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Vùng hoạt động đó bao gồm cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông, nơi mà các hành động của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc thường xuyên làm tình hình căng thẳng.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 16/03/2023

***************************

Tàu Trung Quốc "nhan nhản" trên vùng biển Việt Nam

Imran Vittachi, RFA, 16/03/2023

Việc Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng trên biển đồng thời dẫn tới các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc tại Việt Nam. Một tàu khảo sát 2.600 tấn của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam - một tổ chức nghiên cứu địa phương cho biết.

haiquan2

Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đi trong vùng biển mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 15/5/2014 – Hậu Đình/AP Photo

Tiếp sau sự vụ ở Philippines, nhiều tàu dân quân biển và tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện và tụ tập thành đoàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông – một tổ chức nghiên cứu của Việt Nam sử dụng dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết.

Dự án Đại Sự ký Biển Đông (SCSCI-South China Sea Chronicle Initiave) cũng đưa tin một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa chất 4, cũng đã lảng vảng bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều này cho thấy có thể đã có "một hoạt động nào đó" tại đây. 

Theo SCSCI, số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai. Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia được độc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và đáy đại dương.

Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những con tàu này.

"Các tàu Trung Quốc cũng đã hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 60 hải lý (111km)" – bà Vân Phạm, người quản lý của SCSCI nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Các tàu đánh cá và tàu dân quân biển thường được Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống.

Tàu khảo sát Trung Quốc

Trong khi đó, hôm thứ tư (15/3/2023), tàu nghiên cứu và khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã có mặt nhiều giờ trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát trước khi đi vào khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. 

Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của tuyến đường thủy chiến lược nhưng cho đến nay, Trung Quốc là nước có yêu sách chủ quyền lớn nhất. 

Trung Quốc và các nước láng giềng thỉnh thoảng có những bất đồng về hoạt động thăm dò dầu khí của Bắc Kinh trên biển.

haiquan3

Theo dõi hải trình của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 4 cho thấy tàu này xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 15/3/2023. Ảnh : Marine Traffic

Theo trang theo dõi tàu Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), tàu Hải Dương Địa chất 4 đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 17 tiếng đồng hồ trong ngày 15/3.

"Có vẻ như con tàu này đang tiến hành một hoạt động ở đây" - tổ chức SCSCI cáo buộc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa có bình luận về vấn đề này.

Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là "vi phạm chủ quyền của Việt Nam".

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

Ngay sau đó, năm 2020, cũng chính con tàu này đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tháng với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia .

Cuộc đối đầu lớn nhất từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí ở Biển Đông diễn ra vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Vụ việc này có sự tham gia của hàng chục tàu chấp pháp của cả hai nước và dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. 

Cuối cùng, Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau 2.5 tháng.

Các chiến dịch vùng Xám

Trung Quốc đã và đang tiến hành cái gọi là "các chiến dịch vùng xám", sử dụng các lực lượng phi truyền thống như dân quân biển để đạt được các mục tiêu kinh tế và an ninh.

Philippines, một quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gần đây cáo buộc các tàu dân quân biển Trung Quốc đã tràn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. 

Trong một diễn biến mới nhất, các tàu dân quân biển của Trung Quốc ngoài khơi đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát đã phân tán sau khi tập trung tại đảo này vào hồi đầu tháng ba năm nay - ông Ray Powell, Trưởng dự án Myoushu (Biển Đông) tại Đại học Stanford ở California cho biết.

Ngày 4/3/2023, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cho biết đã phát hiện thấy hơn 40 tàu dân quân biển được nghi là của Trung Quốc trong khu vực ngoài khơi cách đảo Thị Tứ (hay còn gọi là Pag-asa của Philippines) 4,5 đến 8 hải lý.

"Bằng cách định kỳ phân tán lực lượng của mình, hạm đội dân quân [biển] của Trung Quốc dường như cố ý làm cho các cơ quan thực thi pháp luật của Philippines khó khăn hơn khi theo dõi các chiến thuật kéo bầy đàn của họ" - ông Powel nói với RFA.

Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc phần lớn được tổ chức bởi các công ty đánh cá lớn của nước này.

Nghiên cứu của Andrew Erickson và Conor Kennedy vào năm 2016 cho biết : Ước tính duy nhất về quy mô của lực lượng dân quân biển Trung Quốc là từ một nguồn xuất bản năm 1978. Theo đó, nhân sự của lực lượng này vào thời điểm đó là 750.000 người, hoạt động trên khoảng 140.000 tàu. Con số này có khả năng đã tăng lên đáng kể kể từ đó.

Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có 8 triệu dân quân trên toàn quốc, bao gồm cả dân quân biển.

Imran Vittachi

Nguồn : RFA, 16/03/2023

Published in Châu Á

Mỹ tương kế tựu kế, dùng vụ khinh khí cầu xâm nhập để tố cáo với thế giới tham vọng bá chủ của Bắc Kinh, thách thức chủ quyền nhiều quốc gia. Rộ tin lãnh đạo tình báo Ukraine – một chỉ huy quân sự có quan điểm giành lại toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm đóng – sẽ trở thành bộ trưởng quốc phòng. Tin đưa ra ngay trước chuyến công du Châu Âu của tổng thống Zelensky.

mytrung1

Ảnh trào phúng : nước Mỹ tràn ngập khính khí cầu Trung Quốc. Reuters – Dado Ruvic

Trừng phạt của Liên Âu phát huy tác dụng : Thu nhập dầu khí của Nga bắt đầu sụt giảm phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Phong trào đặt hoa tưởng niệm người Ukraine chết do tên lửa Nga có mặt tại khoảng 60 thành phố Nga, chính quyền nhiều nơi nhắm mắt làm ngơ. Trên đây là các chủ đề chính của tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Hoa Kỳ là tâm điểm thời sự quốc tế đầu tháng 2/2023 này. Vào thời điểm vụ việc được Washington loan báo ngày 02/02, Bắc Kinh dường như không coi là quan trọng. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tỏ ý "lấy làm tiếc" về vụ việc, nhưng cho rằng đây chỉ là một "khinh khí cầu nghiên cứu khí tượng" dân sự, di chuyển tự động, bị lạc vào đất Mỹ. Một bài viết trên Hoàn Cầu Thời Báo ấn bản Anh ngữ, của đảng Cộng Sản Trung Quốc, thậm chí còn châm biếm nước Mỹ, việc để cho một khinh khí cầu xâm nhập không phận cho thấy "hệ thống phòng không của Mỹ chỉ để làm cảnh, chứ không đáng tin" (dẫn lại theo nhà báo Pierre-Antoine Donnet, thành viên trang mạng chuyên về thời sự chính trị Châu Á Asialyst).

Bản thân nhà báo Pierre-Antoine Donnet, trong một cuộc trả lời phỏng vấn RFI ngay sau khi Washington loan báo về vụ việc, cũng phủ nhận là biến cố này có khả năng dẫn đến khủng hoảng ngoại giao Mỹ - Trung, và không thể có chuyện chuyến đi dự kiến của ngoại trưởng Antony Blinken bị hủy bỏ. Nhà báo Asialyst giải thích :

"Không, không, việc này chắc chắc sẽ không xảy ra. Hai việc này không thể đặt trên cùng một cấp độ. Tôi nghĩ rằng có sự chia sẻ một mong muốn chung, giữa Washington và Bắc Kinh, về việc cần hạ nhiệt căng thẳng… Không, Blinken vẫn sẽ đi. Ông ấy sẽ đến Bắc Kinh ngày Chủ nhật. Ông ấy có kế hoạch không chỉ gặp đồng nhiệm Trung Quốc, mà còn cả lãnh đạo Tập Cận Bình. Tôi cho rằng kết quả của cuộc gặp này sẽ không mang lại gì nhiều cho phía Mỹ, bởi họ cũng không trông đợi gì nhiều ở Trung Quốc, nhưng ít nhất thì đây cũng là việc đối thoại được tái lập, kể từ cuộc hội kiến Tập Cận Bình – Joe Biden ở thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia".

Thế rồi sự việc diễn biến như chúng ta đã biết. Chuyến đi Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ bị hủy. Quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu. Chính quyền Biden tổ chức nhiều cuộc họp với giới ngoại giao quốc tế tại Washington và Bắc Kinh, với đại diện của khoảng 40 quốc gia. Mỹ tố cáo Trung Quốc duy trì một đội khinh khí cầu gián điệp quân sự trên toàn cầu, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền hàng chục quốc gia.

Về phía Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội, lên án Washington chuyện bé xé ra to. Hoàn Cầu Thời Báo hôm 09/02/2023 dẫn lời một cựu sĩ quan tình báo thủy quân Mỹ, ông Scott Ritter, khẳng định tính chất không đáng sợ của khinh khí cầu nói trên, và khẳng định đây là một nỗ lực đã được lên kế hoạch để kích động "tình cảm sợ hãi Trung Quốc".

"Làm mất mặt giới lãnh đạo Trung Quốc"

Ý đồ thực sự của Trung Quốc đằng sau vụ khinh khí cầu là gì ? Vì sao Mỹ lại phản ứng như vậy ? Ắt hẳn còn nhiều vấn đề mà phải với thời gian mới có thể làm sáng tỏ hơn. Nhưng trước mắt, theo một số nhà quan sát, dù giả thiết nào là đúng, và gạt ra một bên các tranh cãi trong nội bộ nước Mỹ, vụ việc này vẫn là một "thất bại với Tập Cận Bình".

Nhà bình luận Luc de Barochez của tuần báo Pháp Le Point nhận định : vụ việc khinh khí cầu Trung Quốc xuất hiện trên đất Mỹ thoạt tiên có vẻ như mang lại lợi thế cho Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Washington, nhưng "hành trình ly kỳ và bất thường" (son odyssée) của khinh khí cầu sau đó "rút cục lại đặc biệt có ích cho Mỹ". Việc Không quân Mỹ bắn hạ khinh khí cầu bị cáo buộc gián điệp đã "làm mất mặt ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc". Hình ảnh Trung Quốc trong công luận Mỹ vốn đã xuống cấp càng thêm xuống cấp.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ đã đưa ra hàng loạt thông điệp cho thấy vụ khinh khí cầu hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát. Theo một số giới chức tình báo quân đội Mỹ, khinh khí cầu đã bị phát hiện ngay từ ngày 27/01, tức một ngày trước khi phương tiện này xâm nhập vào bang miền tây bắc Alaska. Còn theo bộ quốc phòng Mỹ, Hoa Kỳ đã có các biện pháp ngăn cản khinh khí cầu thu thập thông tin. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Mỹ phát hiện khinh khí cầu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ những năm gần đây. Đài CNN hôm 10/02 cho biết "cộng đồng tình báo" Mỹ đã hoàn thiện phương thức cho phép theo dõi phi đội khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc "theo thời gian thực", kể từ năm ngoái. Phát biểu hôm 08/02, người phát ngôn Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder cũng khẳng định, việc để cho khinh khí cầu nói trên xuyên qua lãnh thổ Mỹ là "một cơ hội duy nhất" để nắm bắt thêm nhiều thông tin về "chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc".

Mỹ phản công ngoại giao, tố Trung Quốc bán thiết bị quân sự cho Nga

Chính quyền Mỹ đã tỏ ra rất chủ động, và khinh khí cầu Trung Quốc không thực sự đe dọa an ninh quốc gia. Vậy vì sao Hoa Kỳ lại làm lớn chuyện ? Phải chăng chỉ duy nhất nhằm tố cáo tham vọng do thám quân sự của Bắc Kinh ?

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và thái độ mập mờ của Trung Quốc trong quan hệ với Nga ắt hẳn đóng vai trò quan trọng trong vụ khủng hoảng ngoại giao khinh khí cầu gián điệp và việc chuyến đi của ngoại trưởng Mỹ bị hủy. Trở lại với các diễn biến chính trong quan hệ tay ba Mỹ - Trung – Nga trước khi bùng lên vụ khinh khí cầu, có thể thấy chuyến công du của ngoại trưởng Antony Blinken, nếu diễn ra, không những khó mang lại kết quả cụ thể, mà có thể khiến Mỹ lâm vào thế bất lợi. Như chúng ta biết, chuyến đi của ông Blinken mang lại một số hy vọng hãm lại đà xuống cấp của quan hệ Mỹ - Trung, với một số diễn biến ít nhiều mang lại lạc quan trước đó.

Thế nhưng chỉ ba ngày trước chuyến công du đã lên kế hoạch, ngày 30/01, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) lên án Mỹ đã "kích phát" cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngày 31/01, Moskva thông báo lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công du Nga những tuần tới. Đúng vào dịp tròn một năm Trung Quốc và Nga tuyên bố tình hữu nghị "không giới hạn" (ngày 04/02/2022), ít tuần sau là cuộc xâm lăng của Nga chống Ukraine, Bắc Kinh vẫn bị nghi ngờ là đã ngầm ủng hộ chính quyền Putin trong quyết định tấn công Ukraine. Washington ắt hẳn không thể làm ngơ trước lập trường gần như ngang nhiên ủng hộ cuộc can thiệp quân sự Nga của Bắc Kinh.

Mỹ đã tỏ rõ thái độ bất bình về quan hệ Trung – Nga. Ngày 04/02, tức một ngày sau khi chuyến đi của ngoại trưởng Blinken bị hủy, nhật báo Mỹ Wall Street Journal loan tải một kết quả điều tra của C4ADS, tổ chức phi chính phủ Mỹ chuyên về các đe dọa an ninh quốc gia. Dựa trên các dữ liệu của hải quan Nga, C4ADS cho biết : bất chấp các trừng phạt quốc tế, nhiều công ty nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp cho Nga hàng chục nghìn lô hàng lưỡng dụng, tức hàng hóa có thể sử dụng cho quân sự, trong đó bao gồm phụ tùng máy bay chiến đấu, thiết bị định vị, thiết bị gây nhiễu sóng…

Tố cáo phi đội khinh khí cầu do thám Trung Quốc, tố cáo Bắc Kinh tiếp tục hậu thuẫn Nga về quân sự trong cuộc chiến Ukraine. Trong cuộc phản công ngoại giao đầu tháng 2/2023, chiến tranh Ukraine tiếp tục là đầu mối chủ yếu của căng thẳng Mỹ - Trung.

Ukraine : Chỉ huy tình báo có thể làm bộ trưởng quốc phòng

Đúng vào lúc quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung chìm trong khủng hoảng khinh khí cầu gián điệp, tổng thống Ukraine có vòng công du chớp nhoáng và khá bất ngờ tại Châu Âu. Ông Zelensky đến Anh rồi ghé Pháp, trước khi cùng tổng thống Pháp tham dự thượng đỉnh đầu tiên trong năm của Liên Âu tại Bruxelles. Mục tiêu là tìm sự hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Châu Âu đặc biệt về quân sự.

Lịch trình ngoại giao sôi động của tổng thống Zelensky khiến công chúng có thể ít để ý đến một diễn biến đáng chú ý khác trong nội bộ Ukraine. Ngay trước chuyến công du của Zelensky, rộ lên thông tin về bộ quốc phòng Ukraine có thể đổi lãnh đạo. Thông tín viên Stéphane Siohan từ Kiev cho biết cụ thể :

"Ngày Chủ nhật 04/02, ông Oleksiy Reznikov đã tổ chức một cuộc họp báo để trả lời về khả năng ông từ chức. Theo bộ trưởng quốc phòng điều đó chỉ phụ thuộc vào quyết định tổng thống Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông có uy tín của Ukraine, bao gồm cả báo Ukrainska Pravda, đã đưa ra giả thuyết về việc thay thế ông ở vị trí đứng đầu bộ quốc phòng sẽ là thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu GUR, tức tình báo quân đội Ukraine.

Oleksiy Reznikov là một luật sư, và là thủ trưởng đầu tiên của bộ quốc phòng không xuất thân từ giới quân đội. Có mặt khắp nơi kể từ khi chiến tranh bắt đầu, được đánh giá là được lòng dân, uy tín của ông Oleksiy Reznikov sụt giảm trong những tuần gần đây. Cụ thể là báo chí tiết lộ bộ quốc phòng đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm cho quân đội với giá cao gấp ba lần so với thị trường. Nếu như ông Reznikov không có vai trò cá nhân trong vụ này, thì đòi hỏi về sự minh bạch từ một bộ phận công luận, và các nhà tài trợ quốc tế, chắc chắn đã thúc đẩy văn phòng tổng thống xem xét việc cải tổ nội các.

Theo nghị sĩ David Arakhamia, người đứng đầu của phe tổng thống trong Quốc Hội Ukraine, ông Oleksiy Reznikov sẽ trở thành bộ trưởng bộ Công Nghiệp Chiến Lược nhưng chỉ khi Quốc Hội bỏ phiếu chấp thuận, ông mới có thể được thay thế bởi Kyrylo Budanov, một sĩ quan cao cấp 37 tuổi, chuyên gia về "các chiến dịch đặc biệt" của Nga. Thay đổi lãnh đạo bộ quốc phòng có thể diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine trong những ngày tới có thể phải đối mặt với một cuộc phản công của Nga ở vùng Donbass".

Chỉ huy tình báo quân sự Budanov nổi tiếng là người gần như duy nhất đã dự đoán chính xác thời điểm và địa điểm của cuộc tấn công của Nga ngày 24/02 năm ngoái. Ngay sau thông tin nói trên, Kiev phát đi một thông điệp khác cho biết việc bổ nhiệm được hoãn lại để cân nhắc các hệ quả, trong bối cảnh Nga chuẩn bị đánh lớn.

Dù tướng tình báo có trở thành bộ trưởng quốc phòng hay không, nhưng chính quyền Kiev đã phát đi tín hiệu cứng rắn với lực lượng xâm lược Nga. Tướng Budanov cũng nổi tiếng với dự báo Ukraine thâu hồi bán đảo Crimea ngay trong năm nay. Báo Anh Times dẫn một số nguồn tin từ bộ quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine sẽ sử dụng các tên lửa tầm xa hơn mà Anh cam kết sớm cung cấp, có thể bao gồm các tên lửa Harpoon, để tấn công vào sâu hơn trong các vùng chiếm đóng, trong đó có bán đảo Crimea.

Trừng phạt Châu Âu có kết quả : Thu nhập dầu khí của Nga sụt phân nửa

Phương Tây không chỉ hậu thuẫn Ukraine về phương tiện quân sự trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga. Cắt giảm các nguồn thu của Nga, đặc biệt về năng lượng, như dầu, khí, than đá, là mặt trận thứ hai. Nhiều người cho rằng các nỗ lực của Châu Âu cắt giảm dầu khí xuất khẩu của Nga chưa thu được mấy kết quả. Tuy nhiên, có một sự thật mà chính Moskva cũng buộc phải thừa nhận là thu nhập từ dầu khí của Nga đã bắt đầu sụt giảm mạnh.

Theo số liệu của bộ Tài chính Nga, được báo Pháp La Tribune dẫn lại hôm 10/02, thu nhập dầu khí trong tháng 1/2023 của Nga sụt đến giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo tháng 12 thất thu. Tình hình tài chính ắt sẽ thêm tồi tệ với Nga sau biện pháp ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế, trong đó có diesel, mà Liên Âu vừa thông qua hôm 05/02.

Trước chiến tranh, tiền thu từ dầu khí chiếm 45% ngân sách công của Nga. Theo La Tribune, bán được ít dầu khí hơn, dự trữ ngoại tệ của Nga đang sụt mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, dự trữ của Nga sụt 15% (dự trữ ngoại tệ của Nga hiện gần 150 tỉ đô la, tương đương 7,8% GDP). Nhìn về tổng thể, thu nhập từ dầu khí trong năm 2022 vừa qua của Nga tăng khá nhiều so với năm trước 2021 (tăng 28%), do giá dầu khí tăng. Nhưng với xuất khẩu dầu khí giảm mạnh như hai tháng qua, điện Kremlin ắt sẽ phải đau đầu trong những tháng tới.

Đặt hoa tưởng niệm người Ukraine tại 70 đô thị Nga

Trong lúc quân đội Nga bị kìm chân trên các chiến trường tại Ukraine, ở trong nước bắt đầu bùng lên một phong trào chống chiến tranh âm thầm, nhưng có mặt khá rộng khắp. Đó là phong trào đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Ukraine trong cuộc can thiệp quân sự Nga. Theo số liệu được báo mạng độc lập Moscow Times cập nhật hôm 08/02, việc đặt hoa tưởng niệm diễn ra tại khoảng 70 đô thị Nga.

balloon2

Một người phụ nữ cầm tấm bảng ''Ukraine không phải là kẻ thù, mà là anh em của chúng ta'', trước tượng đài nhà văn người Ukraine Lesya Ukrainka, nơi nhiều người đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào một khu chung cư ở thành phố Dnipro (Ukraine), Moskva, ngày 21/01/2023. © REUTERS - STRINGER

Phong trào bùng lên sau vụ nhà dân ở thành phố miền trung Ukraine Dniepro bị tên lửa tấn công, khiến ít nhất 40 người chết giữa tháng 1/2023. Vụ tấn công nhà chung cư ở Dniepro khiến tình cảm căm thù chính quyền Nga tăng thêm một nấc. Dniepro vốn là một thành phố đông đảo dân cư nói tiếng Nga, và cư dân ở đây có nhiều thân nhân ở bên kia biên giới.

Hoa tưởng niệm, đồ chơi cho trẻ em để tưởng nhớ những em nhỏ bất hạnh…, được đặt trước các tượng đài danh nhân người Ukraine, như hai văn hào Taras Shevchenko và Lesya Ukrainka cũng như các tượng đài khác, trong có tượng đài nạn nhân thời chế độ toàn trị cộng sản. Tại nhiều nơi, có thể thấy những ruban xanh da trời và vàng, mầu quốc kỳ Ukraine. Nhiều người cũng biểu tình với khẩu hiệu chống chiến tranh. Theo nhà báo Nga Anastasia Tenisheva, phong trào đặt hoa tưởng niệm này có thể so với phong trào tương tự bùng lên sau vụ sát hại nhà đối lập nổi tiếng Boris Nemtsov, cựu phó thủ tướng bị bắt chết ngay sát điện Kremlin hồi 2015, và hiện thời vẫn tiếp tục lan tỏa.

Điểm đáng chú ý, theo nhà báo Anastasia Tenisheva, là đàn áp của cảnh sát không mạnh bằng các cuộc trấn áp nhắm vào những người chống chiến tranh hồi chiến dịch quân sự vừa bắt đầu, hay sau đợt động viên một phần hồi tháng 9. Theo một số quan sát tại chỗ, nhiều điểm đặt hoa tưởng niệm tại thành phố Saint Petersbourg đã không bị chính quyền dẹp bỏ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

T nay đến năm 2030, kinh tế Trung Quc s tiếp tc tiến đến gn nước M hơn ; nhưng sau đó tc đ s gim dn vì ch trương ch huy, kim soát ca chế đ đc tài s ng trn". Trung Quc có th s không bao gi ln hơn kinh tế M.

tqhk1

Huy hiệu Trung Quốc và quốc kỳ Hoa Kỳ - Hình minh ha.

Đi vi ông Tp Cn Bình, 2022 là mt năm "tin cát hu hung". Đu năm, ông được phong nhm thành v hoàng đế mi ca nước Trung Hoa cng sn. Ông đã thành công tr được bnh dch Covid, s dân b nhim bnh và s người chết thp nht thế gii. Ông có th khoe khoang rng chế đ chính tr đc đng, đc quyn ca ông có hiu qu tt hơn các nước dân ch t do. Ông kêu gi c loài người hãy noi gương sng theo li ca người Trung Quc.

Cui năm, ông Tp Cn Bình bt buc phi "quo ch U", đi chiu 180 đ. Chế đ công an có th bt giam bt c mt người nào không tuân phc bn nm quyn, vi h thng kim soát ti tân bng trí khôn nhân to, có th nhn mt, gi tên hàng t người dân, biết rõ ai đã làm gì, đâu, ngày gi nào. Nhưng công an không nhn din được và không bt được my con virus !

Chưa đy mt tháng, s người mc bnh vt lên gn mt na dân s 1.4 t, và đang tiếp tc tăng thêm. Nhiu t chc nghiên cu tiên đoán s người chết trong năm 2023 s lên mt đến hai triu. Nguyên nhân ch yếu là do chính sách sai lm ngay t nhng ngày đu.

Chính quyn cng sn ch lo kim soát và cm đoán dân, nhưng không lo vic chng nga đy đ ; bây gi nước đến chân mi nhy. H thng y tế không đ nhân lc và phương tin chng bnh dch vì ngay t khi bnh dch bt đu nhà nước quá t tin, không lo xây dng thêm bnh vin, không hun luyn thêm nhân viên. Người Trung Hoa trong lc đa ít mc bnh nh các lnh cm đoán, li ít chu chng vaccine, cho nên bây gi khó đt được tình trng "min nhim tp th" như các nước khác.

Ngoài bnh dch Covid, Tp Cn Bình còn mt mi lo ln khác : Kinh tế s gim tc đ trong vài năm ti và trong tương lai khó lòng tr li "thi vàng son" trước đây. Trong cuc chy đua kinh tế vi M, Trung Quc khó vượt lên như nhiu người đã nghĩ.

Vài chc năm trước, Ngân hàng Đu tư Goldman Sachs đoán kinh tế Trung Quc s qua mt nước M vào khong năm 2025, tc là ch còn ba năm na thôi. Sau đó, Goldman Sachs dè dt đy xa thêm 10 năm, đoán đến năm 2035. Trung tâm Nghiên cu Kinh tế Nht Bn (Center for Economic Research) tng tiên đoán vào năm 2028 Trung Quc s vượt M, sau cũng đy lùi ti năm 2033. Nhưng gn đây nht, chính trung tâm này thy phi hoãn vài chc năm na. Hin nay, nhiu nhà kinh tế thy câu tr li là "Kinh tế Trung Quc không bao gi ln hơn M !"

Trung Quc vn còn trên đà phát trin nhanh, vi t l tăng trưởng ca Tng Sn Lượng Ni Đa (GDP) t 4% đến 5% như h ước tính, so vi t l trên dưới 2% ca M. Hin GDP Trung Quc bng 70% ca M, nếu tính tr giá s sn xut bng đô la. Nhưng nếu tính bng "kh năng tiêu th" (purchasing power parity) thì nước Trung Quc giàu hơn nước M t năm 2016, vì giá các hàng hóa, dch v đó r hơn.

Tuy nhiên, mt nước giàu hơn không có nghĩa là mi người dân đu giàu hơn. Đem chia li tc quc gia (GDP) cho dân s, li tc bình quân ca người Trung Quc tr giá khong $10,000 đô la, người M được hưởng gp sáu ln. Nếu kinh tế Trung Quc tăng trưởng 4.75% (t nay s rt khó) so vi 2% M, thì Trung Quc s qua mt M trong 15 năm na ; nhưng lúc đó li tc bình quân mi người Trung Quc cũng ch bng mt phn tư người M. Mt quc gia giàu gp bn ln nước đi th s sn vn đu tư vào các công trình nghiên cu khoa hc, k thut đ tiến nhanh thêm, và tăng sc mnh quân s d dàng hơn.

Chướng ngi ln nht khiến kinh tế Trung Quc không tiến lên hơn M được là chế đ cng sn. Đng quen đường li ch lo kim soát và ngăn cm, không chp nhn các quyn t do ca người dân. Tr ngi th nhì, không th nào tránh được dù có chm dt chế đ cng sn, là dân s Trung Quc bt đu gim bt ; s người làm vic ngày càng ít hơn, s người già tăng lên.

Các chế đ đc tài thường nuôi o tưởng rng chính sách ch huy có hiu qu hơn kinh tế t do. Loài người đã thí nghim hai li làm kinh tế đó trong thế k 20. Cng sn đc tài Liên Xô đã gia tăng sn lượng công nghip nhanh chóng, nhưng cui cùng phi ng trn". Vì con người ta không ai mun làm vic bng hai ch đ cho các v th trưởng mua đài, mua xe. Trong thế k 20, cuc thí nghim kinh tế Trung Quc cũng thành công t thp niên 1980 nh áp dng mt s cách làm ăn ca tư bn. Nhưng h s ng trn" ln na, vì không chp nhn mt yếu t mnh nht trong kinh tế tư bn là quyn t do suy nghĩ, sáng chế, phát trin, và chp nhn th thách trước các v đu tư ri ro, bt đnh.

Cng sn Trung Quc vn đ cao khu vc quc doanh mc dù h làm ăn thiếu hiu qu. Tài nguyên được dn cho các xí nghip nhà nước, chc chn là phí phm. Tp Cn Bình đã thi th quyn sinh sát trên c các ngành công nghip đin t và tin hc hàng đu, như các công ty Alibaba hay Didi. Chính sách đó s làm cho kinh tế Trung Quc chm phát trin vì thiếu sáng kiến, không canh tân, tai hi hơn c nhng lnh cm vn v k thut tiên tiến ca Joe Biden. Bn thân ông Tp Cn Bình là chướng ngi ln nht, vì trong các năm sp ti ông ta s ch tiếp tc lo cng c quyn lc, càng nhiu tr ngi thì càng cng rn hơn.

Dân s Trung Quc có du hiu ngưng tăng trưởng t năm 2020 và s bt đu gim bt trong my năm ti. Tp chí Hoàn Cu Thi Báo ca Trung Cng báo trước dân s s bt đu xung t năm 2021 đến 2025, theo d đoán ca các quan chc, bn tin Reuters tường thut vào tháng By năm nay. Trong năm 2021, s tr em mi sinh nhiu tnh xung thp nht so vi 10 năm trước ; trong c nước ch sanh được 10,6 triu em bé, gim 1.4 triu so vi năm 2020. Ti tnh H Nam, s tr sơ sinh ch có 500,000, thp nht trong 60 năm. Ch có tnh Qung Đông có mt triu em bé ra đi.

Riêng lp người trong tui làm vic Trung Quc đã lên cao nht vào năm 2015, ri bt đu xung, s người già tăng lên. Hin nay, c 100 người trong tui làm vic nuôi 22 người v hưu ; đến cui thế k này c 100 người còn đi làm phi nuôi 120 người đã ngh vic. Dân s Trung Quc s già hơn dân M. Đến năm 2040, người tui đng gia (median age) bên Trung Quc là 46.3 tui, người M là 41.6 tui. Tình trng dân chúng già hơn s khiến kinh tế Trung Quc phát trin chm li.

Người ta có th gi vng được t l phát trin dù s nhân công gim bt, nếu gia tăng sn năng ca nhng người làm vic, bng máy móc, k thut, nht là các tiến b trong tin hc. Nhưng trên mt này, chính sách ca ông Tp Cn Bình s khiến sn năng ca người Trung Hoa không tiến nhanh được bng các công nhân M.

Trong khi đó thì chính ph M bt đu ngăn cn không cho kinh tế Trung Quc qua mt. Nước M s đt mua nơi khác và sn xut ly nhiu thiết b trước đây vn mua bên Trung Quc. Hơn na, s cm vn đ không cho Trung Cng mua các k thut tin hc, vi tính đ hc hi.

Tháng 10 va qua, b Thương mi M đã đưa ra các lut l cm bán các k thut chế to cht bán dn mi cho Trung Quc. Theo kinh nghim, khi chính ph M cm không bán cht bán dn cho Huawei, công ty này đã b tê lit mt thi gian dài. Tiếp theo, s có các lut l hn chế vic đu tư ca các công ty M vào Trung Quc. Quc hi và chính ph M còn quyết đnh giúp các công ty làm cht bán dn M, mt điu trái ngược vi nguyên tc kinh tế t do, ch vì mun ngăn chn nh hưởng ca Trung Cng.

"Chúng ta thy c mt bin thay đi trong quan h M và Trung Quc, mt bước nhy xa chưa tng thy", như li ông Clete Willems, người hoch đnh chính sách vi Trung Cng trong chính ph Donald Trump. "Chính quyn M coi s phát minh, sáng chế ca người Trung Quc trong nước h cũng là mt mi đe da v an ninh đi vi nước M !"

T nay đến năm 2030, kinh tế Trung Quc s tiếp tc tiến đến gn nước M hơn ; nhưng sau đó tc đ s gim dn vì ch trương ch huy, kim soát ca chế đ đc tài s ng trn". Trung Quc có th s không bao gi ln hơn kinh tế M.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 29/12/2022

Published in Diễn đàn

Trung Quốc vẫn nung nấu tham vọng đặt chân lên Mặt Trăng

RFI, 04/09/2022

Vụ phóng tên lửa đẩy cực mạnh của cơ quan không gian Mỹ NASA đã phải hoãn lại ở vào phút chót ngày 03/09/2022, đây là lần thứ hai sự kiện bị lỡ. Trong khi đó, được đặt chân lên Mặt Trăng vẫn luôn là tham vọng lớn của Bắc Kinh. Những ngày này, người Trung Quốc đang tất bật với các công việc hoàn tất xây dựng trạm không gian riêng của mình, chuẩn bị cho các chương trình nghiên cứu không gian và tiếp đó sẽ là đưa người lên Mặt Trăng.

mattrang1

Ảnh tư liệu : Tên lửa đẩy Trường Chinh-2F phóng tàu Thần Châu 14 của Trung Quốc vào không gian ngày 05/06/2022. © AP - Li Gang

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde,

Tại Trung Quốc, các tên lửa "Trường Chinh" cuối tuần này vẫn làm việc, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh dò tìm từ xa và chuẩn bị phóng các modun của trạm không gian Trung Quốc. Người Trung Quốc trong đầu vẫn mơ đến các vì sao và Mặt Trăng không phải là xa. Cho dù mục tiêu một ngày nào đó họ bước chân trên mặt trăng vẫn còn chưa rõ ràng. Giờ đây người ta nói phải đến năm 2030.

Khi bắt tay xây dựng trạm Thiên Cung, Bắc Kinh đặt mục tiêu đưa người lên mặt trăng vào năm 2024. Trạm không gian này sẽ phải hoàn tất trong những tuần tới và sẽ giúp Trung Quốc từ nay đến cuối năm nay thực hiện các chuyến đưa phi hành đoàn lên trạm quỹ đạo.

Các công đoạn để vươn tới mặt trăng của Trung Quốc cho đến giờ đều rất thành công : 2013 khởi đầu các sứ mệnh Thường Nga (Cheng’e) và Thỏ Ngọc (Yutu). Các bánh xe của cỗ máy tự hành này lần đầu đã được dính bụi Mặt Trăng. Năm 2019, một cỗ xe nhỏ khác cũng đã được đặt lên mặt khuất của trăng, điều chưa từng xảy ra. Năm 2020, một xe tự động khác của Trung Quốc đã trở lại Mặt Trăng và mang về trái đất những mẫu đất ở các miệng hố trên Mặt Trăng.

Giai đoạn tới sẽ nghiên cứu phần cực nam của trăng. Nhiệm vụ kéo dài tới 2026 này nhằm chuẩn bị cho các chuyến bay có người và một dự án trạm không gian quốc tế nghiên cứu mặt trăng, được xây dựng cùng với đối tác Nga.

Nguồn : RFI, 04/09/2022

************************

Mỹ : NASA chuẩn bị phóng phi thuyền Artemis lên Mặt Trăng

Thùy Dương, RFI, 03/09/2022

Sau khi bị hoãn hôm thứ Hai 29/08/2022 do vấn đề kỹ thuật, hôm 03/09 siêu phi thuyền trong chương trình Artemis của Mỹ được NASA phóng lên Mặt Trăng từ Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Mũi Canareval.

mattrang2

NASA trước giờ phóng phi thuyền Artemis lên Mặt trăng từ Mũi Canaveral- Florida. Ảnh ngày 30/08/2022. © AP - Joel Kowsky

Một hôm trước khi siêu phi thuyền con thoi đầu tiên của chương trình Artemis được phóng thử nghiệm lên Mặt trăng, đã có rất đông người đổ về bang Florida của Mỹ để chứng kiến thời khắc lịch sử 50 năm sau chuyến bay đầu tiên lên Mặt trăng trong chương trình Appolo. Nhà chức trách ước tính vụ phóng thử nghiệm của NASA hôm nay thu hút khoảng 400.000 người đến tận nơi xem.

Từ Mũi Canaveral, thông tín viên David Thomson gửi về bài phóng sự :

Bà Carole cùng người chồng tên là Wayne đã đến đây 24 tiếng trước giờ phóng tên lửa của chương trình Artemis. Họ ngồi chờ 24 tiếng trên những chiếc ghế gấp thường được dùng khi đi cắm trại, vì nhất quyết không để lỡ mất sự kiện các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng.

Bà Carole nói : "Vâng, đúng là việc qua đêm ở đây cũng hơi điên rồ thật. Chúng tôi cũng đã tự hỏi tại sao lại phải làm vậy. Nhưng mà đây là chuyến bay thử để đến năm 2024 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt trăng. Tôi thấy việc được bay lên Mặt trăng thật là tuyệt vời".

Cũng giống như cặp vợ chồng đã nghỉ hưu và đến từ Orlando, theo dự kiến, hàng trăm ngàn người sẽ đến khu vực xung quanh Trung Tâm Không Gian Kennedy, nơi mà hôm nay NASA phóng thử tên lửa SLS lên Mặt trăng, theo lần dự kiến thứ hai. Các vị trí đều rất đắt giá, nhất là vị trí của ông bà Wayne và Carole, chỉ cách có một đoạn là đến trục phóng của siêu tên lửa dài 98 m. Tên lửa được trông thấy rõ từ xa, ở phía bên kia vịnh.

Bà Carole nói thêm : "Anh hãy nhìn ra đằng kia, phía bên trái. Đấy là bệ phóng đấy. Tôi nổi hết da gà khi nhìn thấy bệ phóng. Các động cơ của nó mạnh gấp đôi những động cơ khác. Vì thế tiếng ồn sẽ rất lớn. Tôi rất phấn khích".

Thứ hai tuần trước, Carole đã có mặt trong lần phóng thử nghiệm đầu tiên, chờ suốt 18 tiếng đồng hồ, thế mà rốt cuộc vụ phóng tên lửa bị hủy do trục trặc động cơ. Hôm nay, NASA dự báo mức độ thuận lợi về điều kiện thời tiết là 60% cho cuộc phóng thử nghiệm tên lửa lên Mặt trăng.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc : Chính phủ mềm dẻo hơn, Quốc hội cứng rắn hơn

Mỹ hạ sát thủ lĩnh Al-Qaeda, hơn 20 năm sau vụ tấn công Tháp Đôi ; chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Loan bỏ ngoài tai đe dọa của Trung Quốc là các chủ đề quốc tế hàng đầu của báo chí Pháp hôm 03/08/2022. Về thời sự trong nước, hợp tác gia tăng giữa đảng cầm quyền và một số đảng đối lập về nhiều vấn đề quốc kế dân sinh cấp bách, là chủ đề lớn khác. Hạn hán kỷ lục, du lịch trở lại như trước đại dịch cũng là chủ đề trang nhất nhiều báo.

tqhk1

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và phó tổng thống Kamala Harris trong buổi trình bày "Thông điệp Liên bang 2022" trước Quốc hội lưỡng viện, điện Capitol, Washington DC, ngày 01/03/2022 © Reuters

Từ hai tuần nay, khả năng lãnh đạo Hạ Viện Mỹ đi Đài Loan treo lơ lửng, Bắc Kinh liên tục đưa ra các đe dọa nhằm gây áp lực buộc bà Pelosi hủy bỏ chuyến đi. Rút cục, chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã đến Đài Bắc tối qua 02/08. "Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi phớt lờ các cảnh báo của Trung Quốc" là một hồ sơ trang nhất của Le Figaro. Les Echos chạy tựa "Đài Loan : Không khí căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington". "Đài Loan : Nancy Pelosi, một chuyến đi trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao cao độ", tựa của Libération. La Croix nhấn mạnh : "Nancy Pelosy, cơn ác mộng với Trung Quốc".

"Vì sao tôi dẫn đầu đoàn dân biểu đến Đài Loan ?"

Le Figaro đặc biệt chú ý đến tuyên bố cứng rắn của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, khẳng định chuyến đi này có mục tiêu "cam kết không gì lay chuyển nổi của Hoa Kỳ bảo vệ nền dân chủ đầy sức sống của Đài Loan". Ngay sau khi bà Pelosi hạ cánh tại Đài Bắc, trang mạng Washington Post đăng tải một bài viết, do chủ tịch Hạ Viện Mỹ ký tên, nhan đề "Vì sao tôi dẫn đầu đoàn dân biểu đến Đài Loan".

Le Figaro coi đây là "một thách thức bổ sung nhắm vào chính quyền Trung Quốc", từ phía Hoa Kỳ. Bà Pelosi nhấn mạnh : "Nền dân chủ năng động và vững vàng, và thật đáng tự hào, do một phụ nữ, tổng thống Thái Anh Văn lãnh đạo, đang bị đe dọa. (…) Chúng ta không thể thờ ơ, trong lúc Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục đe dọa Đài Loan và nền dân chủ Đài Loan".

Pelosi, "một đối thủ dai dẳng của Bắc Kinh"

Nhân vật trung tâm trong chuyến đi Đài Loan khiến Bắc Kinh giận dữ là ai ? Nhật báo công giáo La Croix có bài phác họa "chân dung" chủ tịch Hạ Viện Mỹ, "một đối thủ dai dẳng của Bắc Kinh". La Croix nhắc lại, đây không phải là lần đầu tiên bà Pelosi thách thức chế độ cộng sản Trung Quốc. Năm 1991, dân biểu Pelosi (bang California) từng đến quảng trường Thiên An Môn giương khẩu hiệu tưởng niệm những người tranh đấu vì dân chủ bị chính quyền Trung Quốc thảm sát tại đây hai năm trước. Tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc là nỗ lực không ngừng nghỉ của chính trị gia Pelosi. Nhờ nỗ lực của bà, tổng thống Barack Obama đã có cuộc hội kiến với Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ chính trị và tinh thần của người Tây Tạng, mà Bắc Kinh coi như một đối thủ đáng gờm, tại thủ đô Washington năm 2016.

Theo nhà chính trị học, nhà báo Marie-Christine Bonzom, chuyên gia về Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Pelosi là người kiên định chủ trương nâng nhân quyền thành một vấn đề chính trong quan hệ Mỹ - Trung. Chuyến đi Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, và những chỉ trích từ phía Lầu Năm Góc, là vì mục tiêu này.

"Duy trì nguyên trạng" : Thỏa hiệp Mỹ - Trung ngày một mong manh

Về phần mình, Les Echos trong hồ sơ chính "Chuyến đi của Nancy Pelosi đến Đài Loan khiến chế độ Bắc Kinh giận dữ", chú ý đến việc chuyến bay của bà Pelosi đến Đài Loan – được coi là một hành động chọc giận Trung Quốc – đã diễn ra mà không gặp trở ngại gì.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở sự an toàn của chuyến đi, mà là quan hệ Mỹ - Trung, hòa bình của khu vực. Les Echos vạch ra "hai điểm thỏa hiệp về ngoại giao" cho phép hòa bình tạm thời được duy trì tại khu vực eo biển Đài Loan trong nhiều thập niên. Thứ nhất là việc Hoa Kỳ không công nhận chính thức Đài Loan, nhưng hỗ trợ hòn đảo về quân sự. Đây là điều thường được gọi là chính sách "mập mờ chiến lược". Về phần mình, Trung Quốc đặt mục tiêu "thống nhất hòa bình", khi điều kiện thuận lợi. Thỏa hiệp nói trên "ngày càng trở nên mong manh" trong bối cảnh sức mạnh Trung Quốc gia tăng, và cục diện địa chính trị quốc tế ngày càng căng thẳng.

Mỹ ''yếu đuối" hay quá đà ?

Ý nghĩa của chuyến đi của bà Pelosi, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng nói trên, và chính sách "mập mờ  chiến lược" của chính quyền Mỹ về vấn đề Đài Loan, được nhìn nhận rất trái ngược tại Hoa Kỳ, theo Les Echos. Đối với bên chủ trương cần cứng rắn hơn với Trung Quốc, việc tổng thống Joe Biden tuyên bố công khai về việc bà Pelosi không nên đi Đài Loan, theo lời khuyên của Bộ Quốc phòng Mỹ, là "một dấu hiệu yếu đuối".

Bắc Kinh hợp tác mạnh hơn với Nga để "rửa nhục" ?

Ngược lại, những người phản đối thì lên án tính chất "bất cẩn của chuyến đi, vào lúc cuộc chiến tranh tại Ukraine vẫn chưa chấm dứt". Theo quan điểm này, chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi – một hành động vượt qua lằn ranh đỏ với Bắc Kinh – có thể khiến chính quyền Tập Cận Bình thay đổi lập trường (vốn giữ khoảng cách với Moskva cho đến nay, để quan hệ làm ăn với phương Tây không bị ảnh hưởng). Bắc Kinh có thể siết chặt hợp tác với nước Nga Putin, để "rửa nhục", sau chuyến đi vỗ mặt của bà Pelosi. Sự hợp tác gia tăng của hai cường quốc hạt nhân, chống lại Mỹ, không báo hiệu điều tốt lành.

Đài Loan : "Nửa thận trọng, nửa hoan hỉ"

Nhật báo Libération có hai bài viết đáng chú ý về chuyến đi của bà Pelosi. Bài thứ nhất nói về phản ứng "nửa thận trọng, nửa hoan hỉ" của phía Đài Loan. Thận trọng là điều rõ ràng. Kể từ khi có thông tin về chuyến đi tháng 8 của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, chính quyền Đài Bắc tránh bình luận về vấn đề này, cho đến khi chiếc máy bay của Không lực Hoa Kỳ đưa bà Pelosi hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn (Shongshan), Đài Bắc, 22 giờ 45 phút ngày thứ Ba, 02/08. Theo nhà nghiên cứu Ho Cheng-hui, chính quyền Đài Loan chọn thái độ im lặng trong hồ sơ này, để tránh bị cộng đồng quốc tế hiểu sai là những nhân tố gây bất ổn xuất phát từ Đài Loan.

Tuy nhiên, giới chính trị Đài Loan không giấu được sự hoan hỉ. Một cựu phát ngôn viên của phủ tổng thống Đài Loan, Kolas Yotaka, nhấn mạnh đến việc chuyến công du của bà Pelosi khiến "Đài Loan ít bị cô lập hơn". Cách đây ít hôm, nghị sĩ thuộc phe đa số Wang Ting-yu, lo lắng với câu hỏi : "Nếu chuyến đi này bị hủy do các đe dọa từ Trung Quốc, thì điều này có ý nghĩa gì với thế giới ?".

Dù sao, trong quan điểm của đông đảo người dân Đài Loan, chuyến đi này chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Hiện tại tình hình ven eo biển đã khét mùi thuốc súng. Mỗi chuyến thăm của các chính trị gia nước ngoài đến hòn đảo Trung Hoa dân chủ đều đi kèm với các đe dọa can thiệp của Trung Quốc, các cuộc tập trận đằng đằng sát khí. Áp lực cũng gia tăng với Đài Loan, khi Bắc Kinh quyết định cấm nhập khẩu thực phẩm của hàng trăm doanh nghiệp Đài Loan. Nhiều trừng phạt kinh tế và quân sự khác có thể sẽ tiếp tục được đưa ra. Libération cũng thuật lại một góc nhìn khác của không ít người dân Đài Loan, lo ngại Trung Quốc có thể theo gương Nga (xâm lăng Ukraine) tấn công Đài Loan. Đài Loan "chỉ là một con tốt trong cuộc đối địch giữa các đại cường" là suy nghĩ của một sinh viên.

Chính phủ xoa dịu, Quốc hội cứng rắn hơn với Trung Quốc

Cũng Libération, trong một bài viết khác, đã nhấn mạnh đến nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm không để chuyến đi của chủ tịch Hạ Viện châm ngòi cho xung đột Mỹ - Trung bùng phát.

Ngày 01/08/2022, vào lúc bà Pelosi khởi sự vòng công du Châu Á, khả năng đến Đài Loan treo lơ lửng, Libération ghi nhận : đô đốc John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Hoa Kỳ, được cử ra để trấn an Bắc Kinh, đã thừa nhận là chuyến đi này làm gia tăng "nguy cơ sai lầm trong tính toán… có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn".

Dù sao đây cũng là dịp mà chính phủ Mỹ (cụ thể là trong cuộc điện đàm Biden – Tập Cận Bình) nhắc nhở với Trung Quốc rằng nền dân chủ Mỹ dựa trên nguyên tắc phân  quyền, chính phủ không thể quyết định thay Quốc hội. Tính chất độc lập của các nhánh quyền lực của nền dân chủ Mỹ có thể sẽ còn tiếp tục khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, bất chấp thái độ có phần hòa dịu của bên hành pháp. Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đang ngày càng hướng đến một thái độ thống nhất cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Sau khi đã thông qua đạo luật về chíp điện tử tuần trước ("Chips and Science Act"), dự kiến với 280 tỉ đô la đầu tư, sẽ đưa sản xuất chất bán dẫn về lại nước Mỹ, hai phe Dân chủ và Cộng hòa đang vận động để đưa ra Thượng Viện dự luật mới về Đài Loan ("Taiwan Act Policy"). Mục tiêu chính là siết chặt quan hệ quân sự, ngoại giao Mỹ - Đài. Luật có thể buộc chính quyền Biden phải áp đặt các trừng phạt chống lại các giới chức Trung Quốc bị quy trách nhiệm làm căng thẳng gia tăng. Căng thẳng do chuyến bay SPAR19 đưa bà Pelosi đến Đài Bắc chắc chắn sẽ không hạ nhiệt, Libération dự đoán.

Hạ sát thủ lĩnh Al-Qaeda : Trả thù thành công, nhưng…

Vụ tấn công tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda là tựa đề trang nhất Le Monde. Công dân Ai Cập Ayman Al-Zawahiri là bộ não của cuộc tấn công 11/09/2001, chỉ huy mạng lưới thánh chiến Al-Qaeda kể từ khi Ben Laden bị hạ sát. Vụ hạ sát thủ lĩnh Al-Qaeda diễn ra một năm sau việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn. Theo Le Monde, tổng thống Biden muốn "thuyết phục quốc tế là đã thành công trong việc tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố ở nước ngoài", với cuộc tấn công nhắm vào thủ lĩnh Al-Qaeda ngay tại thủ đô Kabul, hiện nằm dưới sự kiếm soát của chế độ Taliban.

Le Figaro cũng dành trang nhất cho việc "Nước Mỹ thanh toán được món nợ ngày 11/09 với Al-Qaeda". Xã luận nhật báo thiên hữu, nhan đề "Sự phục thù của chú Sam", nhấn mạnh đến thành công của chính quyền Biden, tiêu diệt được kẻ tội phạm, thủ phạm của vụ khủng bố giết chết 2.977 người Mỹ, cũng như đưa hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo vào con đường khủng bố. Mặt khác Le Figaro lưu ý, đây chỉ là một thành công nhỏ, bởi kể từ khi Mỹ rút quân, thủ đô Kabul ở Afghanistan biến thành một ốc đảo bình yên cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Nhật báo La Croix cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ nguy hiểm Al-Qaeda – Taliban. Libération thiên tả cũng cùng một hướng nhận định với Le Figaro, với tựa lớn trang nhất "Thủ lĩnh Al-Qaeda đã chết, nhưng tổ chức này vẫn hoạt động". "Al-Qaeda bị mất đầu, nhưng chưa chết", mạng lưới này vẫn tiếp tục hoạt động mạnh, nhất là tại địa bàn ở Châu Phi, đặc biệt ở Mali là ghi nhận của Libération.

Quốc hội Pháp : Đối lập thỏa hiệp với đảng cầm quyền, một xu thế mới

Hợp tác khi nào có thể giữa đảng cầm quyền và đối lập, thay vì đối đầu quyết liệt không khoan nhượng, là một xu thế mới trong chính trường Pháp, cụ thể là tại Quốc hội Pháp. La Croix chạy tựa trang nhất : "Quốc hội : Từ bão tố đến con đường của lý trí". Nhật báo công giáo nhận định : "Bị mất đa số tuyệt đối, Quốc hội lấy lại được sức sống với nỗ lực của các dân biểu đối lập. Thượng Viện do cánh hữu kiểm soát tìm lại được vai trò trụ cột trong việc xác lập các thỏa hiệp với chính phủ".

Xã luận của La Croix, nhan đề "Tuy nhiên, họ cũng đã bỏ phiếu thuận", khẳng định sự chuyển biến đáng chú ý của nền chính trị Pháp. Đó là sau cuộc bầu cử Quốc hội, thoạt tiên nhiều người đã đánh cược vào tình trạng một đất nước "không thể điều hành", với việc phe cầm quyền mất đa số tuyệt đối, và giai tầng chính trị có thể cự tuyệt với "văn hóa thỏa hiệp". Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất chấp thái độ đối kháng dữ dội giữa đảng cầm quyền với các đảng phái đối lập, được thể hiện rõ ràng trong những tuần lễ đầu tiên của Quốc hội mới, rút cục nhiều luật đã có đa số tuyệt đối để được thông qua. Cụ thể là luật về an toàn dịch tễ, về cải thiện sức mua. Việc các dân biểu đối lập chấp nhận thực thi trách nhiệm với xã hội, thay vì chống lại đảng cầm quyền một cách có hệ thống, là "một tin mừng", theo La Croix.

Đối với La Croix, một nền dân chủ không đơn thuần chỉ là câu chuyện của các thể thức (của việc bầu cử, của các định chế…), mà còn là một "tâm thế". Cử tri trông đợi các đại biểu dân cử thực thi sứ mạng được giao phó, với các lời lẽ mang tính xây dựng, trước công luận. "Thái độ cân nhắc, sự trở lại của hoạt động tranh luận tại Quốc hội sẽ giúp khôi phục được lòng tin trong cử tri". La Croix cũng cho biết, ra hè Quốc hội sẽ đối mặt với các dự luật phức tạp hơn, khó đạt đồng thuận hơn, như luật về bảo hiểm thất nghiệp, nhập cư hay năng lượng tái tạo.

"Mùa hè đẹp của nền du lịch Pháp"

Vẫn về nước Pháp, nhật báo kinh tế chọn thành công của ngành du lịch Pháp làm chủ đề trang nhất : "Mùa hè đẹp của nền du lịch Pháp". Ngành khách sạn, nhà hàng lấy lại được mức hấp dẫn như trước đại dịch, bất chấp sự vắng mặt của du khách từ Châu Á. Thế mạnh của nước Pháp là các địa điểm du lịch về văn hóa. Mục xã luận của Les Echos thì gọi du lịch là "mỏ vàng", cần trở thành ưu tiên quốc gia. Les Echos kêu gọi chính quyền chú trọng nhiều hơn đến vai trò của các công ty vừa và nhỏ, với sự năng động của mình, có thể giúp cho nước Pháp nhanh chóng tìm lại được tăng trưởng (du lịch vốn chiếm 10% GDP), thay vì đặt mục tiêu quá nặng vào việc đưa lĩnh vực sản xuất, chế tạo trở lại Pháp, một hoạt động mà theo Les Echos đòi hỏi nhiều thời gian và đầu tư gấp bội.

Hạn hán kỷ lục từ 1959

Cũng là mùa hè, nhưng Le Monde đặc biệt lo ngại về tình trạng hạn hán kỷ lục. Tháng 7 vừa qua được coi là tháng khô hạn kỷ lục tại Pháp từ năm 1959. Trong số báo này, Le Monde dành bốn phóng sự để mô tả tình trạng hạn hán nguy hiểm ở bốn địa phương.

Trọng Thành

Published in Châu Á
Trang 1 đến 8