Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

18/03/2020

Covid-19 : Phương Tây gia tốc phòng chống đại dịch

Tổng hợp

Virus corona : Khối Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa ngăn dịch (RFI, 18/03/2020)

Ngày 17/03/2020, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức quyết định đóng cửa các biên giới bên ngoài của khối này để cố ngăn chận đại dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

phuongtay1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, trong buổi họp báo sau cuộc họp khối G7 ngày 16/03/2020 tại Bruxelles, Bỉ. Reuters - JOHANNA GERON

Trong một cuộc họp từ xa qua video, các lãnh đạo của 27 nước thành viên đã thông qua đề nghị của Ủy Ban Châu Âu cấm các chuyến đi "không cần thiết" từ các nước khác đến Liên Hiệp Châu Âu. Theo lời ông Charles Michel, chỉ tịch Hội Đồng Châu Âu, biện pháp nói trên, mà toàn bộ các nước thành viên phải thực hiện, sẽ có hiệu lực "nhanh nhất có thể được".

Trong bài phát biểu tối thứ Hai16/03, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo trước là việc đóng cửa biên giới bên ngoài của Liên Hiệp Châu Âu sẽ có hiệu lực từ trưa 17/03. Về phần thủ tướng Đức Angela Merkel, tối 17/03, bà khẳng định là biện pháp này được áp dụng "ngay lập tức".

Theo đề nghị của Ủy Ban Châu Âu, quyết định về việc đóng cửa biên giới bên ngoài có dự trù một số ngoại lệ đối với các công dân Châu Âu và gia đình của họ, những người cư trú lâu năm ở Châu Âu, các nhà ngoại giao, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, những người qua lại biên giới để làm việc... Các công dân của Anh Quốc, quốc gia đã ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 31/01, cũng được xem là trường hợp ngoại lệ.

Lệnh cấm nhập cảnh Châu Âu là điều mà Pháp vẫn yêu cầu, nhất là để thuyết phục các nước thành viên khác đừng đóng cửa các biên giới quốc gia. Cho tới nay, tổng cộng đã có 10 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu hoặc của không gian tự do đi lại Schengen đang kiểm soát chặt chẽ biên giới của họ để ngăn chận dịch virus corona.

Tối 17/03, phủ tổng thống Pháp nhấn mạnh : "Tổng thống Emmanuel Macron đã cực lực chỉ trích những biện pháp đóng cửa biên giới bên trong Liên Hiệp Châu Âu mà không có sự phối hợp. Những biện pháp này không hiệu quả về mặt y tế, mà lại gây tác hại cho kinh tế". Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng đã nhiều lần cảnh báo về hậu quả của việc đóng cửa các biên giới bên trong Liên Hiệp Châu Âu đối với việc tự do lưu thông của công dân và hàng hóa, nhất là các sản phẩm y tế.

Trong bài phỏng vấn được đăng trên tờ nhật báo Đức Bild ngày 18/03, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhìn nhận là toàn bộ các lãnh đạo chính trị của Liên Hiệp Châu Âu đã không đánh giá đúng tầm mức nguy hiểm của đại dịch Covid-19.

Cũng vì lý do dịch bệnh mà cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trên nguyên tắc diễn ra trong hai ngày 26 và 27/03 tại Bruxelles sẽ được thay thế bằng cuộc họp từ xa qua video, theo thông báo của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel hôm 17/03.

Thanh Phương

*******************

Virus Corona : Châu Âu và những biện pháp phòng ngừa khác nhau (RFI, 18/03/2020)

Ý là quốc gia đầu tiên tại Châu Âu ban hành lệnh "phong tỏa" toàn quốc và đang lo ngại dịch tràn xuống miền nam. Tây Ban Nha và Pháp noi gương Roma. Đức từng bước đóng cửa với các nước láng giềng và tuyên chiến với virus corona trên mặt trận kinh tế. Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng. Còn tại Budapest, chính quyền vẫn cho rằng "người nhập cư mang bệnh đến cho Hungary".

phuongtay2

Thủ đô Luân Đôn Anh Quốc thời dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 18/03/2020 Reuters - HANNAH MCKAY

Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng

Tính đến ngày 17/03/2020, Anh Quốc có hơn 1.500 ca nhiễm, 53 người tử vong. Vào lúc nhiều quốc gia tại Châu Âu đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học cũng như các địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp, chính quyền Anh mới chỉ đưa ra các khuyến cáo tránh tụ tập và lui tới những nơi đông người. Luân Đôn vẫn cho phép tổ chức một số sự kiện thể thao.

Luật sư Hoàng Đức Thắng sống tại Anh Quốc cho biết, đến nay, phương pháp chống dịch của thủ tướng Boris Johnson và chính phủ được phần lớn công luận và giới khoa học ủng hộ. Trong cuộc sống hàng ngày, không có sự hốt hoảng hay dân chúng đua nhau đi mua nhu yếu phẩm tích trữ. Bài phỏng vấn thực hiện hôm 16/03/2020.

Dân Ý làm quen với cảnh phải "xếp hàng"

Nhìn sang Ý, với hơn 2.000 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm virus corona, từ hôm 11/03/2020, từ bắc chí nam đã bị đặt trong tình trạng "phong tỏa". Mọi di chuyển đều bị giới hạn tối đa. Anh Phạm Hoàng Dũng từ Romacho biết tình hình vẫn rất căng. Có thêm những vùng bị nhiễm và chính phủ đang lo dịch tràn xuống miền nam. Đây là vùng đất nông nghiệp nghèo, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Một điểm khác khiến Roma lo ngại đó chính là "tác phong lè phè" của dân ở miền nam nước Ý.

Budapest : Covid-19, "bệnh người nước ngoài đem vào cho Hungary" 

Tại Hungary, đến nay có hơn 50 ca lây nhiễm, và một bệnh nhân thiệt mạng. Budapest đã rất sớm ban hành tình trạng khẩn cấp chống dịch nhưng các biện pháp ngăn ngừa không triệt để như tại nhiều nước ở Tây Âu. Thông tín viên Hoàng Nguyễn giải thích.

Hungary có lẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Âu ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 11/3, tức là cùng lúc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là "đại dịch toàn cầu". Đây là điều mà như chính giới Hung khẳng định, chưa từng có trong lịch sử 30 năm nay, kể từ khi nước này thay đổi thể chế.

Cho tới nay, Hungary đã có 50 trường hợp lây nhiễm Covid-19, trong đó có 39 công dân Hungary, và 1 ca tử vong vì Coronavirus. Lãnh đạo nước này tuyên bố nước Hung chuyển sang giai đoạn thứ hai của dịch bệnh - giai đoạn lây nhiễm tập thể và nhiều khi sẽ không thể xác định chính xác ai gây nhiễm cho ai.

Từ 11/3 tới giờ, nội các Hungary cho thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus, hoạt động gần như 24/24h hàng ngày, và mỗi buổi chiều lại có họp báo rất được công luận theo dõi. Nước này cũng đang gấp rút cho xây dựng một bệnh viện dã chiến, thiết lập các khoa Truyền nhiễm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Mặc dù "vào cuộc" sớm như vậy nhưng các biện pháp của Hungary lại mang tính "nhẹ nhàng" : nước này chưa ban lệnh giới nghiêm (mà mới chỉ khuyến cáo các vị cao niên chớ ra đường), chưa đóng cửa các hàng quán, cửa hàng không thiết yếu (mà mởi chỉ hạn chế giờ mở cửa tới 15h), và mới hôm qua mới chỉ thị đóng biên giới.

Người dân Hungary, trong nhiều trường hợp cũng lao vào mua sắm các mặt hàng cần dùng cho đời sống thường nhật như gạo, thịt, bột, đường, giấy toilet... Khẩu trang và nước rửa tay đã hết từ lâu, cho dù chưa mấy người đeo khẩu trang. Đường sá vắng ngắt, nhưng hiện tượng hoảng loạn chưa thấy phổ biến.

Mục tiêu chính trị của Hungary

Cũng như ở một số nước Châu Âu, phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc ở mức nhẹ hơn là những hành động bất lịch sự, ác cảm với người Châu Á đã xảy ra tại Hungary hàng tháng trước, khi căn bệnh Covid-19 còn chưa xâm nhập vào Hung. Không có những trường hợp quá lớn, nhưng nhiều người Việt cho hay họ đã gặp phải.

Nhiều doanh nghiệp phải trương biển "Chúng tôi là người Việt Nam" để tránh sự phân biệt, kỳ thị dành cho người Hoa. Chính cộng đồng người Hoa tại Hungary cũng phải dấy lên một phong trào vận động những người Hoa có uy tín trong xã hội Hung, hãy lên tiếng để giải tỏa niều hiểu nhầm, tin thất thiệt và sự kỳ thị vô căn cứ.

Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Orbán Viktor, trong một số phát biểu, vẫn tiếp tục coi là có mối quan hệ giữa dân nhập cư và dịch bệnh, và rằng "người nhập cư đã mang bệnh tới Hungary". Ám chỉ việc một số bệnh nhân đầu tiên của dịch Covid-19 là các sinh viên Iran theo học tại Hungary. Nhiều sinh viên Iran đã bị trục xuất, vì bị coi là không hợp tác với các biện pháp của chính quyền.

Đại diện của Tổ chức Ân xá Thế giới tại Hungary nhận xét : với việc ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Hung tiếp tục thâu tóm trong tay một quyền hành vô biên, mà thật ra không cần phải đến thế cũng có thể xử lý được tình trạng bệnh dịch. Đây rất có thể là một con bài trong tay nội các Hung, đê tiếp tục thi hành những bước đi phi dân chủ ở xứ này...

Người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế của Đức

Sát cạnh với Pháp là Đức, nơi số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày gần đây : hơn 6.000 bệnh nhân dương tính với virus corona. Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp cấm lui tới các nơi công cộng. Cộng đồng người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế rất tốt của Đức. Các hoạt động tại khu chợ Đồng Xuân ở Berlin suy giảm nhưng các doanh nghiệp vững tin vào chính sách hỗ trợ kinh tế của chính quyền Angela Merkel như trình bày của thông tín viên Lê Trung Khoa từ Berlin. 

Thanh Hà

******************

Pháp mạnh tay phạt 135 euro người vi phạm lệnh phong tỏa (RFI, 18/03/2020)

Người dân Pháp đang tập thích nghi với nhịp sống mới. "Ở nhà" tối đa, trừ năm trường hợp ngoại lệ và phải có tờ khai lý do. Sau thời gian đầu nhắc nhở, mức phạt những người vi phạm sẽ lên thành 135 euro từ ngày 18/03/2020, thay vì 38 euro.

phuongtay3

Cảnh sát nhắc nhở một du khách trên đại lộ Champs-Elysée, París, ngày 17/03/2020 sau khi lệnh cách ly có hiệu lực từ 12 giờ. để chống dịch virus corona. AFP

Năm trường hợp ngoại lệ gồm : đi làm, nếu công việc bắt buộc phải hiện diện (đài phát thanh, truyền hình, bác sĩ, lao công…), đi chợ mua nhu yếu phẩm, lý do gia đình hoặc giúp người cao tuổi, di chuyển trong phạm vi hẹp quanh nơi ở (mua thuốc, khám bệnh…) hoặc hoạt động thể thao cá nhân.

Trả lời đài Franceinfo sáng 18/03, ông Maddy Scheurer, phát ngôn viên của hiến binh, nhận xét : "Nhìn chung các quy định được tôn trọng trong ngày hôm qua (17/03)". Tuy nhiên, các biện pháp sẽ được siết chặt hơn. Người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định thay vì được giải thích, thông cảm như trong ngày đầu áp dụng. Pháp cũng có ý định cấm công dân Anh nhập cảnh nếu Luân Đôn không áp dụng biện pháp phong tỏa để ngăn dịch Covid-19.

Những biện pháp mạnh tay này được đưa ra trong bối cảnh số người nhiễm virus corona tại Pháp tiếp tục tăng nhanh, đã có thêm gần 1.100 ca mới chỉ trong vòng 24 giờ. Tính đến hết ngày 17/03, Pháp có 7.730 người bị nhiễm virus corona, trong đó có 699 ca nghiêm trọng và 175 người chết.

Theo khuyến cáo của bộ trưởng Y tế Pháp, khi bị sốt, chỉ được uống thuốc paracétamol để hạ sốt, cấm uống thuốc giảm đau ibuprofène và cortisone. Do nhu cầu quá cao, các hiệu thuốc buộc phải hạn chế số lượng bán cho mỗi người.

Pháp không loại trừ khả năng quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp

Theo AFP, sau khi thông báo tăng trưởng của Pháp có thể đạt tăng trưởng -1% trong năm 2020, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire cho biết không loại trừ khả năng Nhà nước mua cổ phần, thậm chí "quốc hữu hóa, nếu cần thiết" một số doanh nghiệp để tránh tình trạng phá sản, sa thải hàng loạt. Đây là một trong những phương tiện để "bảo vệ các doanh nghiệp lớn của Pháp" được ông Bruno Le Maire nêu trong buổi họp báo qua video.

AFP nhắc lại giá trị cổ phiếu của một số tập đoàn, như Air France-KLM, bị mất giá nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các tập đoàn sản xuất ô tô Pháp như Renault, PSA hoặc Michelin đã phải đóng cửa các nhà máy ở Pháp. Airbus đã phải ngừng sản xuất ở Pháp và Tây Ban Nha trong vòng bốn ngày.

Thu Hằng

***************

Virus corona : Hà Lan không sử dụng biện pháp phong tỏa (RFI, 18/03/2020)

Trong bối cảnh Pháp và Anh đều bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh kể từ ngày 17/03/2020 : hạn chế đi lại và tụ tập trên toàn quốc để ngăn dịch Covid-19 lan rộng, Hà Lan, một nước gần cả Pháp lẫn Anh, đã không chọn phương thức của hai láng giềng, cho dù tính đến trưa 18/03, nước này đã có 1.710 ca nhiễm, trong đó có 43 người chết.

phuongtay4

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte là một, nếu không muốn nói là lãnh đạo duy nhất áp dụng chiến lược miễn nhiễm tập thể để chống dịch bệnh coronavirus. Reuters/Yves Herman

Thông tín viên RFI, Pierre Bénazet tường thuật từ Bruxelles : 

Thủ tướng Mark Rutte thiên về giải pháp "miễn dịch cộng đồng" bằng cách từ chối áp dụng các biện pháp mạnh như cô lập, đóng cửa cơ sở, hạn chế đi lại. Đối với ông, cần phải có tối đa người phát triển loại kháng thể chống Covid-19.

Theo thủ tướng Mark Rutte, nhiều người Hà Lan sẽ bị nhiễm virus corona, sẽ tự tạo ra kháng thể chống virus và càng có nhiều người miễn dịch thì càng ít khả năng người sức khỏe yếu kém hay già yếu bị lây nhiễm.

Với chủ trương cứ để cho virus di chuyển, chính quyền đã không ban hành các biện pháp như cô lập, đóng cửa các cơ sở đông người, vì việc cô lập hoàn toàn Hà Lan, theo thủ tướng Rutte, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến một năm mà không bảo đảm được là dịch Covid-19 sẽ không hoành hành trở lại một khi các biện pháp này được dở bỏ. 

Tuy nhiên, việc miễn dịch tập thể phải mất hàng tháng trời mới có được và để tránh tình trạng bệnh viện quá tải, chính quyền Hà Lan cũng đã thông báo đóng cửa hàng loạt trường học, quán cà phê, nhà hàng, cũng như các cửa hiệu hút cần sa (gọi là coffee shop) và các nhà chứa. 

Và cho dù người Hà Lan rất có kỷ luật, họ cũng đã tích trữ nhu yếu phẩm, và đặc biệt là đổ xô đến các coffee shop để mua cần sa về tích trữ. Do đó, chính quyền đã cho mở lại các coffee shop này - nhưng chỉ cho bán đem đi - để tránh tệ nạn buôn lậu ma túy.

Mai Vân

******************

Virus corona : Mỹ chuẩn bị kế hoạch cả nghìn tỉ đô la để đối phó (RFI, 18/03/2020)

Sau một thời gian có vẻ như bình chân như vại trước đại dịch virus corona (Covid-19), ngày 17/03/2020, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ tài chính khẩn cấp, với quy mô lớn chưa từng có, kể từ cuộc khủng hoảng 2007-2008. Chính quyền Donald Trump dự kiến cung cấp thêm từ 800 đến hơn 1 000 tỉ đô la cho các doanh nghiệp và các gia đình người Mỹ. 

phuongtay5

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các đại diện ngành du lịch, khách sạn, bị tác động vì virus corona, ngày 17/03/2020 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. Reuters - LEAH MILLIS

Theo AFP, tổng thống Donald Trump cho biết bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đang làm việc với Quốc Hội lưỡng viện về một chương trình trợ giúp ‘‘táo bạo và rất quan trọng’’. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ không nói rõ số tiền dự kiến cho kế hoạch, hiện đang được thảo luận, nhưng theo truyền thông Mỹ, sẽ có khoảng 850 tỉ được tung ra. Kênh truyền hình CNBC thậm chí còn nêu ra con số hơn 1.000 tỉ đô la. 

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhấn mạnh là các trợ giúp tài chính sẽ phải được cung cấp không chậm trễ, cho không chỉ các gia đình, mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện đang điêu đứng vì khủng hoảng. Cùng với ngành khách sạn, các hãng hàng không đang ở trong ‘‘tình trạng bi đát’’ còn hơn cả sau vụ khủng bố tấn công ngày 11/09/2001. 

Trước đó, Ngân Hàng Trung Ương cũng ban hành một loạt các biện pháp để bảo đảm là nền kinh tế hấp thu tốt hàng nghìn tỉ đô la đã được Ngân Hàng Trung Ương bơm thêm vào từ khoảng một tuần này. Đây là lần đầu tiên Ngân Hàng Trung Ương tái lập cơ chế, vốn đã được sử dụng trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008 : Đó là bảo đảm các ngân hàng có khả năng cấp tín dụng cho các cá nhân và các doanh nghiệp, để việc trả nợ không gặp khó khăn. Bởi nếu người dân và doanh nghiệp Mỹ không có tiền hoàn các khoản nợ đến hạn, thì khủng hoảng do Covid-19 sẽ thêm phần tồi tệ. 

Hôm thứ Hai 16/03, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào suy thoái. 

Trọng Thành

******************

Chính quyền Tổng thống Trump muốn triển khai gói kích cầu nghìn tỷ đô (VOA, 18/03/2020)

Chính quyền ca Tng thng Trump hôm 17/3 mun trin khai gói kích cu tr giá mt nghìn t đôla, trong đó có bao gm c khon tng công dân M mi người lên ti 1 nghìn đô, nhm gim tác đng kinh tế ca dch virus Corona, theo Reuters.

phuongtay6

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tin cho hay, hiện tất c 50 bang ca M đã ghi nhn các ca nhim Covid-19 vi tng s các ca vượt quá 6.400 người.

Tổng thng Trump nói rng M đã đt được tiến b trong chiến dch chng Covid-19 đang lây lan nhanh.

Theo Reuters, ông Trump dự đoán rng kinh tế M s "phc hi chóng vánh" khi các ca lây nhim chm li.

Hãng tin Anh nói rằng sau nhiu ngày có tuyên b gim nh mc đ tác đng ca Covid-19 và tp trung vào th trường chng khoán, chính quyn ca ông Trump đã bắt đu thúc đy các hành đng nhanh chóng nhm ngăn chn các đng v kinh tế ln nhân mng.

Reuters nói rằng gói kích cu tr giá mt nghìn t đôla bao gm c khon 50 t đôla dành cho các hãng hàng không đang đi mt vi kh năng b phá sn.

*******************

Virus corona : Hy Lạp cô lập các trại tị nạn trên các đảo (RFI, 18/03/2020)

Tại Hy Lạp, sinh hoạt đã chậm lại hẳn do dịch virus corona (Covid-19) hoành hành và vì những biện pháp giới hạn đã được ban hành. Tính đến trưa 18/03/2020, trên toàn quốc đã có 387 ca nhiễm, với 5 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vấn đề ở Hy Lạp là số người tị nạn đông đảo, nên chính quyền đã quyết định cô lập các trại người xin tị nạn trên các đảo ở biển Aegean (Egée).

phuongtay7

Người tị nạn tại trại Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 13/12/2019. Reuters/Giorgos Moutafis

Biện pháp cô lập lúc ban đầu dự kiến kéo dài hai tuần, và liên quan đến khoảng 40.000 người trên 5 đảo gần Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đảo Lesbos.

Thông tín viên RFI tại Athens, Joel Bronner, tường thuật : 

Biện pháp cô lập lại có nguy cơ làm tăng cảm giác bị bỏ rơi đối với những người xin tị nạn ở vùng biển Aegean. Nhiều quan sát viên, đứng đầu là các tổ chức phi chính phủ, rất lo ngại về hậu quả của dịch Covid-19 do điều kiện sống đã rất tồi tệ tại đây.

Tuần qua, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới đã kêu gọi chính quyền Hy Lạp cho di tản ngay người trong tất cả các trại ở các đảo Lesbos, Samos, Chios, Kos và Levros, để tránh bị virus lây nhiễm nhanh chóng. 

Bên trong và chung quanh các trại quá tải này, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Tất cả những lời khuyên như rửa tay đều đặn, không có ý nghĩa gì khi mà, như Y Sĩ Không Biên Giới đã nhấn mạnh, một số nơi ở trại Moria, lớn nhất Châu Âu, chỉ có một vòi nước cho 1.300 người. Đó là chưa kể đến việc người tị nạn phải sống sát cạnh nhau.

Giờ đây mọi hoạt động trong các trại bị đình chỉ và không người ở ngoài nào được đến đấy. Việc ra khỏi trại để đến những cửa hàng hiếm hoi còn mở cửa, như nhà thuốc, siêu thị, chính thức được khuyến cáo là không nên. 

Các biện pháp hiện tại có vẻ rất khó chịu đựng nổi, và làm dấy lo ngại rằng bạo đông sẽ lại bùng lên.

Mai Vân

*******************

Nga tung tin sai, ‘reo rắc’ sợ hãi về Corona ở phương Tây (VOA, 18/03/2020)

Truyền thông Nga đã m "chiến dch ln, phát tán các thông tin sai" v virus Corona, gây s hãi và mt lòng tin ln nhau phương Tây, Reuters đưa tin, dn báo cáo ca Liên minh Châu Âu.

phuongtay8

Một người Nga ở Saint Petersburg.

Báo cáo nói rằng chiến dch ca Nga đã dùng tin gi bng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Italia, Đức và Pháp đ gây nhiu lon cũng như làm cho EU khó có th truyn ti phn ng ca t chc này v dch bnh.

Điện Kremlin hôm 18/3 đã bác b các cáo buc mà Nga nói là vô căn c này.

Reuters dẫn báo cáo ni b dài 9 trang đ ngày 16/3, trong đó nói rng "chiến dch ln, phát tán các thông tin sai ca truyn thông nhà nước ca Nga cũng như các cơ quan tin tc thân Kremlin vn tiếp din" nhm "làm trm trng thêm cuc khng hong v y tế công các nước phương Tây".

Dữ liu ca EU ghi nhn gn 90 trường hp tung tin sai v virus Corona k t ngày 22/1.

Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, ch ra điu ông nói là vic thiếu dn chng c th cũng như đường dn ti các cơ quan báo chí c th trong tài liu ca EU.

****************

Nga : Người không tự cách ly vì Covid-19 có thể bị tống giam (VOA, 08/03/2020)

Chính quyền thành ph Moscow hôm 8/3 đe da s tng giam lên ti 5 năm đi vi nhng người pht l yêu cu t cách ly hai tun ti nhà sau khi ti các nước b tác đng mnh bi dch Covid-19, theo Reuters.

phuongtay9

Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc diệt khuẩn trên đường phố.

Tin cho hay, chính quyền th đô ca Nga đã công bố tình trạng "cnh giác cao" vì Covid-19 cũng như áp đt thêm các bin pháp nhm ngăn chn s lây lan ca virus này.

Theo chính quyền Moscow, nhng ai có triu chng ca Covid-19 sau khi tr v t các nước như Trung Quc, Hàn Quc, Iran, Pháp, Đc, Italia và Tây Ban Nha thì phải t cách ly ti nhà trong vòng 14 ngày.

quan ph trách y tế ca Moscow, theo Reuters, hôm 8/3 nói rng nhng ai pht l quy đnh trên s đi mt vi hình pht nghiêm khc, trong đó có vic có th b tng giam lên ti 5 năm.

quan này nói rng chính quyn s kim tra vic t cách ly bng cách sử dng h thng camera an ninh.

Reuters dẫn li cơ quan này nói rng các cư dân t cách ly có th đưa chó đi do, nhưng ch khi có ít người nht trên đường ph và h phi đeo khu trang.

Tin cho hay, tới nay, có 15 ca nhim Covid-19 Nga.

Quay lại trang chủ
Read 688 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)