Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

20/09/2017

Diễn đàn Liên Hiệp Quốc : Donald Trump tay mơ hay kịch sĩ ?

Tổng hợp

Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ (RFI, 20/09/2017)

Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

onu1

Quang cảnh phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 tại New York ngày 19/09/2017. Reuters/Brendan McDermid

Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên "thông qua các phương tiện ngoại giao".

Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-un.

Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là "quốc gia côn đồ". Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nếu Kim Jong-un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để "hủy diệt hoàn toàn", thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ ?

Thanh Phương

******************

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì ? (BBC, 20/09/2017)

Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại Liên Hiệp Quốc có thể là chưa có tiền lệ hoặc, ít nhất, sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.

onu2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 19/9

Cảnh báo Bình Nhưỡng xuống thang trước thách thức hạt nhân của nước này, Donald Trump đe dọa sẽ thanh toán một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Và ông nhấn mạnh tuyên bố của mình đối với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un trên Twitter.

"Nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xóa sổ Bắc Hàn", ông nói với các nhà lãnh đạo thế giới.

Ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn "đang thực hiện sứ mệnh tự kết liễu mình và chế độ Bắc Hàn".

Tôi không thể nhớ được ngôn từ của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào trên bục phát biểu tại Liên Hợp Quốc có nội dung tương tự thế, kể cả Qaddafi của Libya hay Chavez của Venezuela.

Tức là việc xóa sổ một quốc gia 25 triệu dân thì chưa có ai nói vậy.

Các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thấp thỏm chờ xem tân tổng thống có gì để nói, tức là có một sự tương phản rõ ràng với sự ngóng chờ bài diễn văn làm tôi nhớ lại thời điểm người tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama từng đọc.

Tổng thống Trump đã không tấn công chính tổ chức này, như nhiều người lo ngại ông sẽ làm như vậy sau sự phê phán gay gắt của mình rằng Liên Hiệp Quốc giống như một câu lạc bộ của giới chóp bu bất tài.

Thực tế là ông chấp nhận Liên Hiệp Quốc có một vai trò cho trật tự thế giới, mặc dù ở đây đa số cho rằng ông là người có tính cách biệt lập và đơn phương.

Tuy nhiên, ông củng cố lại quan ngại về cuộc chiến với Bắc Hàn, và lo ngại rằng ông sẽ hủy thỏa thuận hạt nhân theo đó cho Iran phát triển chương trình nguyên tử có giới hạn.

Ông Trump gọi thoả thuận với Iran là "sự hổ thẹn với Hoa Kỳ". Ông lên án Tehran là một "nhà nước bất trị không một xu dính túi" và xuất khẩu bạo lực.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tổng thống phải tái khẳng định lại trước Quốc hội sau mỗi 90 ngày rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này, và thỏa thuận này phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tỏ ý rằng ông có thể sẽ không làm như vậy khi thời hạn tiếp theo đến vào giữa tháng Mười khi có cơ chế kích hoạt một tiến trình để quốc hội rà soát có thể ngưng thỏa thuận này.

Ông Trump rõ ràng là nói với những người ủng hộ chính sách "Nước Mỹ là trên hết" - khi ông bắt đầu phát biểu về thành tựu kinh tế đạt được sau cuộc bầu cử.

Đối với cử tọa quốc tế của mình, ông đã đưa ra chính sách "Nước Mỹ là trên hết bằng ngôn ngữ chủ quyền quốc gia dưới cái vỏ của nguyên lý thành lập ra Liên Hiệp Quốc, là cách mà các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc như Trung Quốc và Nga thường dùng.

Về cơ bản, ông nói rằng mọi quốc gia nên đặt lợi ích của người dân nước mình trên hết. Dựa trên cơ sở đó họ có thể hợp tác để đối phó với những vấn đề bức thiết toàn cầu hơn là cho phép các tổ chức toàn cầu và các bộ máy hành chính đưa ra chương trình nghị sự.

Sự căng thẳng giữa một chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia thay vì các giá trị và lý tưởng phổ quát là trọng tâm của cuộc tranh luận đang tiếp diễn về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhưng điều đó khó có thể có nghĩa là xa rời con đường quốc tế hóa, chẳng hạn như việc Tổng thống rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris đã xảy ra.

Và cũng không phải là việc thể hiện theo lối giao dịch hợp đồng của ông Trump : tức là đối với doanh nhân New York thì đó đơn thuần chỉ là việc chấm dứt các giao dịch tồi tệ đối với Mỹ sao để có được những giao dịch tốt hơn.

Người ta thấy rằng thỏa thuận gì về Bắc Hàn mà ông có thể có được từ việc đe dọa cho ngày tận thế thì không được tỏa sáng trong bài phát biểu của mình.

Các thành viên Liên Hợp Quốc có cảm giác tự hỏi rằng làm thế nào Bình Nhưỡng có thể bị lôi kéo hoặc buộc phải bàn đàm phán với ông Trump, người đang xa rời thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ từng đồng ý với Iran.

Hoặc liệu tổng thống Trump đang cố gắng dựa vào sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc cho các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn, trong sử dụng ngôn từ "Nếu không theo chúng tôi thì là chống lại chúng tôi", lối nói về Trục Ma Qủy của chính quyền Bush.

"Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng và có khả năng (hành động quân sự), nhưng hy vọng điều này sẽ không cần thiết", ông nói. "Đó là những gì trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc cần phải có, đó là những gì Liên Hợp Quốc và đã và đang làm.

Và rất có thể là những người trong bộ máy của ông đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao chiếu trên.

Nhưng nếu không có các kênh liên lạc thì Bắc Hàn không có cách nào hiểu được những lời đao to búa lớn đầy mùi vị leo thang đáng kinh ngạc của Tổng thống Mỹ.

"Khi căng thẳng gia tăng, thì cơ hội tính toán sai lầm cũng nhiều", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết trước khi ông Trump đọc bài diễn văn. "Nói mạnh có thể dẫn tới sự hiểu sai chết người".

Bắc Triều Tiên : Nhật-Hàn hoan nghênh đe dọa của Donald Trump (RFI, 20/09/2017)

Tuyên bố của tổng thống Donald Trump đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên được hai đồng minh Đông Bắc Á ủng hộ. Tokyo và Seoul xem đây là một động thái mới có thể làm cho chế độ Bình Nhưỡng ý thức hiểm nguy, dừng tay trước khi quá trễ.

onu3

Truyền hình Hàn Quốc phát hình ảnh tên lửa Bắc Triều Tiên bay ngang không phận Nhật Bản ngày 15/09/2017. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo Reuters, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga tuyên bố "cảm kích cách tiếp cận mới của tổng thống Donald Trump thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ hạt nhân cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế nhất là Nga và Trung Quốc hợp tác gây thêm áp lực".

Hàn Quốc cũng phản ứng tương tự. Thông báo của phủ tổng thống khen ngợi thái độ "cứng rắn và rõ ràng trước những vấn đề sinh tử, duy trì hòa bình và an ninh mà Liên Hiệp Quốc đương đầu". Dù vậy, Seoul thận trọng, không đổ dầu vào lửa

Từ thủ đô Hàn Quốc, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích :

"Hàn Quốc tìm cách làm nhẹ đi phần nào những lời tuyên bố bốc lửa của Donald Trump : "Hoa Kỳ chỉ lập lại quan điểm cố hữu, theo đó, mọi giải pháp đều được xem xét. Tổng thống Mỹ chỉ lưu ý tính chất khẩn cấp của vấn đề để gây sức ép buộc Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán vì đó là giải pháp khả thi duy nhất". Trên đây là lời bình luận ôn hòa của một viên chức chính phủ nhằm xoa dịu tình hình.

Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia của chính phủ Hàn Quốc xem lời đe dọa của tổng thống Donald Trump sẽ gây tác dụng ngược. Bắc Triều Tiên sẽ kiên quyết hơn, tranh thủ thời gian, trang bị vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt cũng như gia tăng các hành động thách thức. Bộ máy tuyên truyền của chế độ sẽ khai thác tuyên bố của Donald Trump để gây thêm ấn tượng trong dân chúng là họ bị kẻ thù bao vây.

Thêm vào đó, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân của Iran. Vô tình, Donald Trump bắn tín hiệu với Bình Nhưỡng là không nên tin cậy vào lời hứa của Mỹ cho dù có ký kết một hiệp ước".

Tú Anh

************************

Diễn văn của Trump ở Liên Hiệp Quốc bị chỉ trích (BBC, 20/09/2017)

Bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Liên Hợp Quốc đã bị một số quốc gia thành viên mà ông chỉ trích phản bác lại.

onu4

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 19/9

Ông Trump nói Iran nằm trong "nhóm nhỏ các chế độ vô lại", và nói rằng Mỹ sẽ "tiêu diệt hoàn toàn" Bắc Hàn nếu bị buộc phải làm như vậy.

Ngoại trưởng Iran nói : "Bài phát biểu đầy thù hận và thiếu hiểu biết của ông Trump thuộc về thời trung cổ", chứ không phải tại một phiên họp Liên Hiệp Quốc.

Bắc Hàn chưa đưa phản ứng về lời đe dọa của tổng thống Mỹ.

Bài phát biểu của ông Trump lẽ ra phác thảo viễn cảnh về một thế giới mà các quốc gia có chủ quyền muốn đem lại những điều tốt đẹp cho công dân của họ nhưng ông lại dành phần lớn thời lượng để nhắm vào điều mà ông gọi là "các chế độ vô lại" cũng như gọi đó là "tai họa của hành tinh chúng ta hôm nay".

Washington nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng về các vụ thử vũ khí vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông Trump cũng chỉ trích lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và nói : "Gã tên lửa đang lèo lái đất nước vào phi vụ tự sát".

"Nếu Mỹ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Bắc Hàn", ông nói thêm.

Reuters cho biết một thành viên trong khán phòng đã dùng tay che mặt bằng hai tay, và có những tiếng lầm bầm vang lên trong lúc ông Trump phát biểu.

Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom, nói với BBC : "Đó là bài phát biểu sai lầm, sai thời điểm và sai cả đối tượng".

*********************

Cuba phản đối phát biểu của ông Trump (VOA, 20/09/2017)

Hoa Kỳ và Cuba đã họp song phương ln th sáu hôm 19/9, vài gi sau khi Tng thng Hoa Kỳ gi chính ph Cuba là "tham nhũng và gây bt n" trong bài phát biu ca ông ti Đi hi đng Liên Hip Quc.

onu5

Mỹ, Cuba họp song phươ ng l ần thứ 6 hôm 19/9/2017

Trong một tuyên b ca Đi s Cuba ti Washington, La Havana mô t nhng nhn xét ca ông Trump là "thiếu tôn trng, không chp nhn được và là mt s can thip vào ni tình Cuba".

Các nhà ngoại giao hai nước cũng đã tho lun v "các cuc tn công vào sc khỏe" mà nn nhân là mt s nhân viên ca Đi s quán Hoa Kỳ ti Cuba.

Bộ Ngoi giao M nói trong mt tuyên b sau cuc hp :
"Hoa Kỳ nhắ
c li mi quan ngi sâu sc v s an toàn và an ninh ca cng đng Đi s quán Hoa Kỳ ti La Havana, và đòi chính quyn Cuba cấp bách xác đnh nguyên nhân gây ra nhng s c này và đm bo các cuc tn công đó phi chm dt".

Josefina Vidal, đại din cao nht ca Cuba ti Châu M, lp li rng La Havana bác b cáo buc, và khng đnh là không dính líu gì, và ngay c không biết gì v "các cuc tn công vào sc khe" nhm vào các nhà ngoi giao trên lãnh th ca h.

Ít nhất 21 người M là nn nhân ca điu mà B Ngoi giao M gi là "nhng s c" dn đến nhiu triu chng, gm mt thính lc, chn đng, nhc đu, tai vo ve, thm chí h còn gp vn đ v tp trung suy nghĩ và quên các t ng thông dng. Mt s nhà ngoi giao Canada và gia đình h cũng b nh hưởng.

********************

Liên Hiệp Quốc : Tổng thống Pháp cổ vũ hợp tác đa phương (RFI, 20/09/2017)

Ngày 19/09/2017, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài diễn văn đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc. Theo các nhà quan sát, khi nhấn mạnh hợp tác đa phương là nền tảng và tương lai của quan hệ quốc tế, tổng thống Pháp đã thể hiện rõ sự khác biệt với tổng thống Mỹ Donald Trump.

onu6

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn tại cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, New York, ngày 19/09/2017. Reuters/Eduardo Munoz

Theo ông, đây là phương tiện duy nhất cho phép cộng đồng quốc tế hóa giải được các khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng hiện nay như khủng bố, di cư, biến đổi khí hậu. Emmanuel Macron đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng bài phát biểu dài 30 phút này.

Thông tín viên Valerie Gas tường trình từ New York :

"Emmanuel Macron đọc diễn văn hơi trễ, thời gian để ông trau chuốt bài phát biểu. Ngay từ những câu đầu tiên, tổng thống Pháp đã muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc ông có cơ hội được trình bày.

"Tôi có hân hạnh được phát biểu trước Quý vị. Tôi biết tôi phải chịu ơn ai về điều này. Tôi phải chịu ơn tất cả những người mà cách nay hơn 70 năm, đã đứng lên chống lại một chế độ tàn bạo, xâm chiếm nước Pháp, quê hương tôi".

Nhắc lại lịch sử cũng là một cách để nguyên thủ Pháp nhấn mạnh rằng chúng ta đã từng có lúc quên đi các giá trị nền tảng của Liên Hiệp Quốc, đó là sự khoan dung, tình đoàn kết nhân loại, tự do. Các giá trị mà tổng thống Pháp coi là của chính mình.

"Tôi biết rằng, nước Pháp có nghĩa vụ cất lên tiếng nói thay cho những người thấp cổ bé họng. Tôi muốn là người nói thay cho những ai bị quên lãng, như em Bana, một học sinh ở Aleppo, Syria (thành phố bị chiến tranh tàn phá)".

Chọn Bana Ousmane, hình tượng tiêu biểu cho các khủng hoảng toàn cầu, tổng thống Pháp hy vọng là bài phát biểu của ông mang một ý nghĩa cụ thể, phát biểu có mục tiêu cho thấy cộng đồng quốc tế phải có các hành động tập thể.

"Mỗi lần mà các đại cường quốc ngồi bên bàn Hội Đồng Bảo An nhường bước cho tiếng nói của những kẻ mạnh nhất, chính là lúc họ không còn tôn trọng nguyên tắc đa phương, nền tảng của luật pháp".

Cảnh cáo cũng là để thuyết phục. Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh : "Chúng ta bắt buộc phải liên đới với nhau trong một cộng đồng cùng chung số phận".

Đối mặt với tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hung hăng hiếu chiến, tổng thống Pháp dựa vào tình đoàn kết nhân loại và chủ trương hòa dịu".

Dấu ấn phong cách của tổng thống Pháp

Cùng với bài diễn văn nói trên, tổng thống Pháp có một loạt các hoạt động thể hiện phong cách riêng của ông, đó là kết hợp bày tỏ quan điểm chân thành và đối thoại xây dựng. Ngày hôm qua, dự án Hiệp ước thế giới về môi trường do Pháp chủ trương nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia thuộc năm Châu lục. Khối các nước Châu Phi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến nói trên.

Hôm qua, nguyên thủ Pháp cũng có cuộc đối thoại "trực diện và cô đúc" (theo những người có mặt trực tiếp) với tổng thống Iran Hassan Rohani, quốc gia mà tổng thống Mỹ đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận về hạt nhân. Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh : Phá bỏ hiệp ước hạt nhân với Iran sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng".

Theo AFP, hôm thứ Hai vừa qua, Emmanuel Macron có cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ. Bất chấp các bất đồng giữa hai bên, sau buổi hội kiến nói trên, ông Donald Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tổng thống Pháp, khi khẳng định : Đó là một con người mạnh mẽ, thông minh, tôi có vinh dự được tiếp xúc với ông ấy.

Theo các cố vấn của tổng thống Pháp, trong buổi đối thoại này, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra lưỡng lự trong vấn đề khí hậu, và yêu cầu một buổi gặp khác, dường như để có thể thương thuyết về việc ở lại Thỏa thuận khí hậu Paris, với điều kiện đóng góp tài chính của Mỹ được cắt giảm.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ
Read 692 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)