Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

10/11/2017

TPP-11 Đà Nẵng : người nói thành công kẻ nói thất bại

Tổng hợp

TPP 11 đạt đồng thuận ‘cốt lõi’ (VOA, 11/11/2017)

Mười mt nước thành viên ca Hiệp đnh Đi tác Thương mi Xuyên Thái Bình Dương không có M (TPP-11) nht trí vi nhau v các "yếu t ct lõi" ca tha thun, mt s khía cnh còn bt đng được gt sang mt bên đ thương lượng thêm, trong đó có lĩnh vc văn hóa và gii quyết tranh chp.

tpp1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau b cáo buc là đã gây tr ngi cho vic thông qua TPP11 vì không đến d cuc hp ca các lãnh đo các nước thành viên ti Đà Nng trong khuôn kh Hi ngh APEC.

Các thành viên TPP-11 đạt được đng thun khá mun vào đêm 10/11 bên l din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC ti Đà Nng, Vit Nam, ch vài gi sau khi b gây tr ngi bi Th tướng Canada, Justin Trudeau.

Kịch tính chính tr bao gm s vng mt ca ông Trudeau khiến mt cuc hp d trù ca các lãnh đo TPP cui cùng b hy b và báo đài quc tế loan tin rng Canada đã đi ý và cho các đng minh TPP "leo cây".

Bộ trưởng Thương mi Canada François-Philippe Champagne nói tin đó là mt "s hiu lm" và rng Canada đã dành thi gian cn thiết đ thúc đy các bin pháp bo v tt hơn cho các lĩnh vc liên quan đến môi trường và lao đng.

"Canada là vậy. Chúng tôi s không d dàng chung quyết bt c tha thun nào", ông nói vi các phóng viên hôm th Sáu (10/11). "Đó là nhm đm bo Canada, mt quc gia Thái Bình Dương, có th tiếp cn các th trường trong khu vc Thái Bình Dương. Đó là đt ra các điều kin mi trong khu vc".

Bộ trưởng Canada gi ý rng bt kỳ thay đi nào đi vi các quy tc thương mi liên quan đến ngành ô tô – mi quan tâm chính ca các nhà sn xut ô tô và các lãnh đo công đoàn Bc M - s được n đnh vào mt ngày sau đó.

Ông Champagne nói với các phóng viên rng : "Đc bit khi nói v lĩnh vc văn hoá, khi nói đến ngành ô tô, chc chn chúng tôi s dành thi gian tham kho ý kiến các bên liên quan đ đt được tha thun".

Các cuộc đàm phán ban đu bao gm Hoa Kỳ, nhưng Tổng thng Donald Trump đã rút M ra khi TPP. Ông vn đng mnh m đ chng li hip đnh này, gi đó là "mt s cưỡng đot liên tiếp đi vi đt nước chúng ta" và là "mt thm ha".

Khó khăn đối vi Canada và Mexico là c hai va đang đàm phán TPP va đang trong giai đoạn thương tho li hip đnh thương mi t do Bc M vi Hoa Kỳ, nghĩa là nhiu vn đ tương t đang được đt lên hai bàn đàm phán riêng bit.

Trước đó trong ngày 10/11, Th tướng Nht Bn Shinzo Abe đã coi Th tướng Trudeau là lý do khiến chưa th đt được tha thun cho TPP kp lúc.

Toàn bộ 11 quc gia tham gia TPP gm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nht Bn, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Vit Nam, đu nm trong khi 21 nước thành viên ca APEC.

"Các Bộ trưởng vui mng thông báo rằng h đã đng ý v các yếu t ct lõi ca Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn din và Tiến b (CPTPP)", 11 thành viên TPP tuyên b trong thông cáo.

"Các Bộ trưởng nht trí rng CPTPP duy trì tính tiêu chun cao, cân bng và hi nhp tng thể ca TPP đng thi đm bo li ích thương mi và các li ích khác ca tt c các bên tham gia và duy trì quyn điu chnh, bao gm tính linh hot ca các bên đ ra các ưu tiên v lp pháp và lut l".

*********************

Đàm phán TPP-11 tại Đà Nẵng thất bại (RFI, 10/11/2017)

Cuộc họp giữa lãnh đạo 11 nước còn lại trong hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã không diễn ra ngày 10/11/2017, tại Đà Nẵng theo dự kiến, do vẫn còn nhiều bất đồng về hiệp định này.

tpp2

Bộ trưởng Thương Mại Canada Francois-Philippe Champagne trả lời phỏng vấn Reuters bên lề thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 08/11/2017. Reuters/Jorge Silva

Từ Đà Nẵng, đặc phái viên Minh Anh tường trình :

"Theo dự kiến, bên lề thượng đỉnh APEC, lãnh đạo các nước TPP-11 họp lại vào đầu buổi chiều hôm nay (10/11) để bàn về việc thúc đẩy hiệp định này, nhưng cuối cùng thủ tướng Canada Justin Trudeau đã không đến dự, theo nguồn tin từ một quan chức Canada.

Bộ trưởng Thương Mại Canada, François-Philippe Champagne, hôm qua (09/10) đã lên tiếng bác bỏ thông báo của phía Nhật Bản cho rằng cuộc họp giữa các bộ trưởng Kinh Tế TPP-11 đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc cho phép thúc đẩy tiến trình đàm phán.

Cho dù một viên chức chính phủ Tokyo cho biết là "đã đạt được thỏa hiệp cơ bản cấp bộ trưởng" nhưng đàm phán về TPP sẽ được tiếp tục trong ngày hôm nay, do các bên vẫn còn bất đồng trên một số điểm

Dường như Canada và một số nước như Việt Nam, Malaysia đã có những bất đồng trên một số điểm. Canada muốn duy trì "các tiêu chuẩn quan trọng" trong thỏa thuận, như bảo đảm duy trì quyền của người lao động tại các nước tham gia. Việt Nam và Malaysia, hai nền kinh tế mà khu vực nhà nước chiếm đa số, giờ lại không muốn nhượng bộ trên những lĩnh vực được cho là nhậy cảm này.

Bộ trưởng Công Thương Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, khi trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về TPP trong cuộc họp báo hôm qua đã khẳng định các bên vẫn nỗ lực duy trì TPP như một hiệp định "chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu phát triển trong khu vực"".

*********************

TPP cần 'cấp cứu' sau khi Canada bỏ họp ? (BBC, 10/11/2017)

Đàm phán nhằm khôi phục hiệp định TPP đã gặp khó khăn sau khi cả Thủ tướng Canada Justin Trudeau và bộ trưởng ngoại thương của chính phủ ông, François-Philippe Champagne đều không đến họp vào buổi tối 10/11 tại Đà Nẵng.

tpp3

Thủ tướng Justin Trudeau sẽ một mình buông tay để TPP chìm luôn ?

Cuộc họp do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì đã phải hoãn lại vì đoàn Canada không xuất hiện.

Theo Reuters, ông Trudeau không hề nêu ra một lời giải thích về chuyện "bỏ ký kết".

Trước đó, các đoàn dự APEC như New Zealand và Canada đã nêu chỉ dấu họ đặt câu hỏi về TPP-11.

Dù không ai nói ra là nước họ sẽ bỏ TPP, cả thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern và thủ tướng Justin Trudeau của Canada đều bình luận về TPP theo hướng còn chưa dễ hoàn tất đàm phán.

Theo Reuters, các đoàn đã nêu ra "những bình luận trái ngược nhau" về TPP-11 hôm thứ Ba 9/11 tại Đà Nẵng.

Nhật Bản thì nói một đồng thuận "đã đạt được trên nguyên tắc", nhưng ngay sau đó Canada bác bỏ điều này.

Trước khi tới Việt Nam, ông Trudeau đã nói "Canada không vội vàng với TPP".

Còn bà Jacinda Ardern, sau khi lên làm thủ tướng New Zealand ở tuổi 37, nhờ thành lập chính phủ liên minh do đảng Lao Động cánh tả của bà dẫn dắt đã nói :

"Cho dù đó là TPP hay bất kỳ thỏa thuận nào khác, cần phải đảm bảo rằng chúng ta có thể cấm người nước ngoài mua các ngôi nhà đã có sẵn tại New Zealand".

tpp4

Không phải ai cũng thích APEC : Biểu tình đòi 'Vứt APEC' ở Manila, Philippines

Dù vậy, trả lời báo chí ở Đà Nẵng hôm 10/11, Bộ trưởng thương mại New Zealand, David Parker nói "không phải nước ông cản trở TPP".

Ông nói, "có một nước khác" đã làm chuyện đó nhưng không nêu tên nước nào,

Từ 12 xuống 11

Lúc đầu có tin nói 11 nước còn lại - sau khi Mỹ rút - sẽ thông qua một tuyên bố căn bản tại APEC.

Nhưng Canada xác nhận cuộc họp thứ Sáu không diễn ra.

Một viên chức Canada được dẫn lời : "Chúng tôi cần làm đúng việc này, và sẽ mất thời gian".

Canada là nền kinh tế lớn thứ hai chỉ sau Nhật trong nhóm TPP-11.

Nhưng hôm thứ Tư, Canada tuyên bố sẽ không vội tham gia một thỏa thuận mới.

Canada và Mexico, đều có trong nhóm TPP-11, lại đang thương lượng với chính quyền Mỹ về hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP khi ông nhậm chức.

Sự vắng mặt của Mỹ khiến một số nước không còn mặn mà, nhưng Nhật Bản vận động mạnh mẽ cho một hiệp định mới.

Mới đầu ngày thứ Sáu, Thủ tướng Malaysia Najib Razak còn nói "khá tự tin" rằng có thể đạt thỏa thuận.

Bên cạnh Malaysia có Singapore và Nhật Bản là những nước mặn mà nhất với TPP.

Tại hội nghị APEC hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi ra thông điệp mạnh mẽ về thương mại.

tpp5

Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand ngỡ ngàng trước món quà : chân dung của chính bà được Thủ tướng VN trao tặng. Tuy thế New Zealand vẫn có quan điểm khác Việt Nam về TPP

Ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không "dung thứ" cho những lạm dụng thương mại và đòi chính sách bình đẳng, công bằng.

Ông Trump cũng nói Mỹ sẽ không tham gia các hiệp định đa phương.

Trong khi đó phát biểu ở APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kêu gọi "duy trì đa phương".

Theo phóng viên kinh doanh của BBC News Karishma Vaswani từ Đà Nẵng thì các đoàn của 11 nước còn có ngày mai, 11/11 để quyết định về TPP.

Phóng viên của chúng tôi cũng nói Canada muốn có đảm bảo rõ hơn về quyền lợi của người lao động trong các điều khoản của TPP.

Quá nhiều xu hướng và cách nhìn khác nhau

Một lý do nữa mà chính phủ Trudeau nêu ra là đàm phán TPP có thể gây khiến thỏa thuận ba nước Bắc Mỹ, gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico trở nên "phức tạp hóa".

Hôm 09/11, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà bình luận thời sự từ Ottawa, Canada đã nêu đánh giá của ông về khả năng thành công hay không của vòng đàm phán TPP lần này.

Nói về hội nghị APEC trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, ông cho hay :

"Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới thông qua APEC là động cơ thúc đẩy cho phát triển của Việt Nam. Liệu APEC có đạt được gì [cho Việt Nam] không ? Theo những nguồn tin chúng ta biết được thì không. Ngay như hồi đầu tuần, Nhật Bản đã cố gắng khởi động lại TPP nhưng vào giờ chót thì có lẽ là đã không thành công. Theo tôi, APEC 2017 sẽ không có điểm gì xuất sắc hết".

TPP có tham vọng bỏ thuế quan cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mà tỷ trọng trao đổi thương mại năm 2016 đạt 356 tỷ USD.

Còn ông Jenik Radon, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia thì từng nói với BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị kinh doanh tại Đà Nẵng trong tuần :

"Ý tưởng về TPP là tốt nhưng tôi không thích chi tiết của nó bởi có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng sự thiếu rõ ràng này".

Với nước chủ nhà của hội nghị APEC năm nay là Việt Nam, nếu TPP-11 được thông qua, nền kinh tế nước này có thể có thêm vài phần trăm tăng trưởng mỗi năm, theo giới quan sát.

Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Giang của BBC từ London thì hội nghị APEC ở Đà Nẵng đang nâng cao vị thế của Việt Nam nhưng lại diễn ra vào thời điểm "hội tụ nhiều yếu tố đe dọa" tự do hóa thương mại toàn cầu.

Làn sóng chống tầng lớp trên, gọi là nhóm 1% hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa về kinh tế, đang dâng lên không chỉ ở Châu Mỹ, Châu Âu, anh nói.

Ngoài ra, cái nhìn về kinh tế và chính trị quốc tế của những lãnh đạo trẻ như ông Trudeau và bà Ardern, thuộc một thế hệ hoàn toàn khác với các nhân vật cùng dự họp, cũng có tác động đến nghị trình chung.

tpp6

Bà Jacinda Ardern và ông Justin Trudeau trẻ hơn và thuộc một thế hệ khác hẳn các lãnh đạo còn lại của APEC

Vì thế, việc Canada hay New Zealand nêu ra quyền của người lao động hoặc nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng bản địa là dễ hiểu.

Về cơ bản, câu hỏi cho TPP là ai sẽ được lợi và ai thua thiệt vì thương mại toàn cầu.

Một trong những quyết định đầu tiên của tân chính phủ Ardern là cấm người nước ngoài mua nhà ở nước họ để bảo vệ người mua New Zealand.

Ngoại kiều mà đa số là người Trung Quốc đã mua ồ ạt nhà cửa ở New Zealand những năm qua.

Quay lại trang chủ
Read 605 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)