Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

09/12/2017

Khuấy động nồi thuốc súng Jerusalem : Donald Trump muốn gì ?

Tổng hợp

Căng thẳng Jerusalem : Israel oanh kích Gaza, Mỹ bị cô lập ở Hội đồng bảo an (RFI, 09/12/2017)

Hai chiến binh Palestine bị chết rạng sáng ngày 09/12/2017 trong một trận oanh tạc của Israel nhắm vào một mục tiêu Hamas ở trung tâm dải Gaza. Israel tiến hành không kích nhằm đáp trả 3 hỏa tiễn mà Phong Trào Kháng Chiến Hồi giáo Hamas bắn vào Israel ngày 08/12 trong "ngày giận dữ" của người Hồi giáo.

gaza1

Người Thổ Nhĩ Kỳ phản đối quyết định của tổng thống Trump chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem, Istanbul, ngày 08/12/2017. Reuters/Osman Orsal

Hãng tin AFP, trích thông cáo của quân đội Israel, cho biết "vũ khí của không quân đã nhắm vào 4 cấu trúc của tổ chức khủng bố Hamas ở dải Gaza (…) gồm hai nhà máy sản xuất vũ khí, một kho vũ khí và một khu quân sự". Các trận oanh kích này còn làm khoảng 15 người khác bị thương (trong đó có trẻ em và phụ nữ), theo một quan chức an ninh của Phong trào Hamas, kiểm soát dải Gaza từ 10 năm nay.

Sau cộng đồng quốc, đến lượt 14 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp khẩn cấp ngày 08/12/2017, lần lượt lên tiếng phản đối quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đi ngược lại với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau giải thích thêm :

"Chưa bao giờ, ngay cả khi khai mào chiến tranh Iraq, Hoa Kỳ lại bị cô độc đến như vậy. 14 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhất trí lên án quyết định của Washington.

Ông Matthew Rycroft, đại diện ngoại giao của Anh Quốc, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, phát biểu : "Chúng tôi không đồng ý với quyết định của Mỹ về việc chuyển sứ quán nước này đến Jerusalem và đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trước khi đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Quyết định này không giúp gì cho tiến trình xúc tiến hòa bình trong vùng, một mục tiêu mà tôi biết rằng tất cả chúng ta cùng chia sẻ trong Hội Đồng này".

Với tinh thần đoàn kết hiếm hoi của Châu Âu, các đại sứ Pháp, Anh, Ý, Đức và Thụy Điển cùng lên án một quyết định không phù hợp với các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An. Định chế quốc tế này không công nhận bất kỳ thay đổi nào về đường biên giới được thông qua ngày 04/06/1967, trừ các quyết định thay đổi do các bên liên quan đạt được nhờ con đường đàm phán.

Ngược lại, tỏ ra ít bị lay chuyển về những cáo buộc trên, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cho rằng Washington là một đối tác đặc quyền. Bà Nikki Haley phát biểu : "Chúng tôi dấn thân trong tiến trình xúc tiến hòa bình giữa Israel và Palestine hơn bất kỳ những gì chúng tôi từng làm trong quá khứ".

Hội Đồng Bảo An ghi nhận, đồng thời thúc giục Hoa Kỳ đưa ra những đề xuất chi tiết để giải quyết hồ sơ Israel-Palestine".

Giáo chủ của Al Azhar hủy cuộc gặp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence

Sau phong trào phản ứng dữ dội của người dân và các giới chính trị gia, đến lượt lãnh đạo các cơ quan tinh thần Hồi giáo lên tiếng. giáo chủ Ahmed Al Tayeb của Đền thờ Al Azhar (Cairo), một trong những cơ quan tinh thần cao nhất của Hồi giáo theo hệ phái Sunni, tuyên bố hủy cuộc gặp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence, dự kiến diễn ra ngày 20/12, vì "không tiếp những người xuyên tạc lịch sử".

Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Alexandre Buccianti tại Cairo (Ai Cập), giáo chủ Ahmed Al Tayeb đã triệu tập một phiên họp của Hội đồng các bậc hiền nhân Hồi giáo và kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo cấp vùng quy tụ các nhà chức trách quan trọng nhất của Hồi giáo và Kitô giáo để đáp trả quyết định của Washington.

Cùng ngày 09/12, một cuộc họp bất thường cấp bộ trưởng diễn ra tại trụ sở của Liên Đoàn Ả Rập ở Cairo nhằm nghiên cứu hướng đáp trả đối với quyết định của tổng thống Mỹ.

RFI tiếng Việt

*******************

Jerusalem : Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump (RFI, 08/12/2017)

Thông báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động "khiêu khích" không đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông "bốc lửa". Trái lại, Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Saudi Arabia. Hư thực thế nào ?

jeru1

Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh của Donald Trump, ngay sau thông báo quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.© AFP/MOHAMMED ABED

Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo - đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời - là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng đồng Ả Rập và Hồi giáo bất bình.

Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên Hiệp Châu Âu cho đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại lấy một quyết định đầy rủi ro như thế ?

Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.

Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chổ, ông không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.

Kế hoạch của Donald Trump được ông mô tả là "hỏa tiễn hai tầng".Tầng thứ nhất, theo giải thích của tổng thống Mỹ : phải nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới.

Khi lý giải như thế, tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ hai : xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ. Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn "làm sáng tỏ vấn đề" để "bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình".

Theo hai viên chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, tổng thống Donald Trump hứa với chủ tịch Palestine Mamoud Abbas một dự án "làm hài lòng Palestine". Cụ thể ra sao, tổng thống Mỹ không nói rõ : đánh đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận ? Người tị nạn Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ ?

Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Saudi Arabia và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.

Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn xóa bài làm lại, "bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình".

Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra ba cách diễn giải.

Thứ nhất là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền thông Mỹ, ít cảm thông với tổng thống doanh nhân, thì cho là ông Trump muốn thu hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và nhất cộng đồng Tin Lành Phúc Âm mà trong kỳ bầu cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông .Đối với hai cộng đồng tôn giáo này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Ả Rập. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung quả bom "Jerusalem". Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10 tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc Hội năm 2018. Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.

Động cơ thứ hai là cá tính của Donald Trump. Ông thường tự hào là hành động theo linh tính. Thế nhưng, trong trường hợp chiến tranh Afghanistan, tổng thống Mỹ đã làm ngược lại và giải thích : theo linh tính, tôi nghĩ là phải bỏ Afghanistan, nhưng lý trí buộc tôi phải nghe theo cố vấn, nghe theo các tướng lĩnh và bộ trưởng quốc phòng James Mattis.

Trong vụ Jerusalem, tổng thống Trump nghe lời cố vấn của ai ? Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo. Áp lực thứ ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà tài trợ của Donald Trump và bạn thân của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.

Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của tổng thống Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Ả Rập mà cả thế giới cho đến Đức Giáo Hoàng đều phản đối.

Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là "không đúng lúc".

Tú Anh

********************

Hamas kêu gọi Palestine nổi dậy chống quyết định của Mỹ về Jerusalem (RFI, 08/12/2017)

Bạo lực có nguy cơ bùng dậy tại Palestine sau khi tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tổ chức Hamas kêu gọi "tiến hành chiến tranh ném đá" intifada, một chiến thuật đã được sử dụng hai lần trong quá khứ để chống lại quân đội Israel. Ngày 07/12/2017, hàng ngàn người Palestine đã xuống đường bày tỏ lòng phẫn nộ, đốt ảnh của tổng thống Mỹ Donald Trump. Thứ sáu 08/12, ngày cầu nguyện hàng tuần của đạo Hồi, được xem là ngày của "mọi nguy hiểm". Biểu tình được kêu gọi khắp thế giới Hồi giáo từ Trung Đông cho đến Châu Á.

jeru2

Tín đồ Hồi giáo hô khẩu hiệu và giương cao cờ Palestine sau buổi cầu nguyện tại khu phố cổ ở thành phố Jerusalem ngày 08/12/2017. Reuters/Ammar Awad

Trên mặt ngoại giao, hai tổ chức Palestine là Hamas và Fatah tìm cách xóa bỏ xung khắc, để đương đầu với tình huống mới.

Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Delteil tường thuật :

"Quan hệ giữa Mỹ và Palestine từ nay đã giá lạnh. Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence sắp viếng thăm Trung Đông trong khỏang một chục ngày tới đây, không còn được xem là khách quý ở West Bank.

Các nhà lãnh đạo Palestine không muốn thảo luận về hoà bình với chính quyền Mỹ. Mohamed Shtayyeh, một cán bộ của Fatah, đảng của chủ tịch Palestine, tuyên bố : Nói rằng chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem không làm tan vỡ tiến trình hòa bình là nói bậy. Bởi vì Israel và người Palestine chúng tôi đã đồng ý với nhau đây là chủ đề thương lượng, thế mà bây giờ (Mỹ) nói là không phải thế".

Người Palestine từ nay tìm một sức mạnh khác để bảo trợ cho tiến trình hòa bình. Nhưng trước hết, sau 10 năm phân hóa nội bộ, hai tổ chức Fatah và Hamas muốn đoàn kết lập một mặt trận chung. Mohamed Shtayyeh cho biết tiếp : "Chúng tôi gấp rút thi hành mọi biện pháp để hòa giải dân tộc. Chúng tôi không để cho mục tiêu này thất bại vì nó đáp ứng quyền lợi dân tộc Palestine. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc cho đến khi nào đạt được thành công viên mãn".

Cách nay một tuần, ban lãnh đạo Fatah còn tố cáo phe Hamas không tôn trọng các cam kết. Từ nay, giọng điệu hai bên đã thay đổi toàn diện. Cơ quan quyền lực Palestine nói đến khả năng bỏ các biện pháp cấm vận dải đất Gaza, nơi mà phe Hamas kiểm soát từ 10 năm nay."

Biểu tình tận Châu Á

Đề phòng tình hình vượt tầm kiểm sóat, Israel tăng cường hàng trăm cảnh sát ở Jerusalem. Tuy nhiên, theo Reuters, an ninh Israel không sử dụng biện pháp cản trở nào nhắm vào người Hồi giáo đến thánh địa cầu nguyện.

Sáng nay tại Malaysia, để tỏ tình liên đới với Palestine, hàng ngàn tín đồ đạo Hồi mang biểu ngữ "đả đảo Donald Trump" biểu tình trước Toà Đại Sứ Mỹ ở Kuala Lumpur .

Quyết định của tổng thống Mỹ, gây phản ứng bất đồng trên khắp thế giới, là chủ đề thảo luận trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập khẩn cấp vào hôm nay 08/12/2017 theo yêu cầu của 8 thành viên, đứng đầu là Pháp.

Tú Anh

*********************

Jerusalem, thủ đô Israel : 5 điều cần biết về quyết định mạo hiểm của Trump (RFI, 07/12/2017)

Khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv đến thành phố thánh, tổng thống Donald Trump đoạn tuyệt với quan điểm của cộng đồng quốc tế và chấm dứt chính sách của Mỹ từ vài thập kỷ qua về Jerusalem.

jeru3

Cờ Mỹ và cờ Israel được treo bên ngoài tòa thị chính Jerusalem, ngày 07/12/2017. Reuters/Ammar Awad

RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin của AFP và hai nhật báo Pháp Libération và l’Humanité trong hai ngày 05-06/12/2017 để giải thích về vai trò của Jerusalem đối với thế giới Hồi giáo và Do Thái, cũng như quyết định mạo hiểm của tổng thống Mỹ.

Jerusalem : Vùng đất thiêng của 3 tôn giáo

Khu Thành Cổ Jerusalem là vùng đất thánh của ba tôn giáo : Do Thái, Hồi giáo, Kitô giáo với vài tỉ tín đồ trên thế giới. Trước hết là quần thể Đền Thờ, được người Hồi giáo gọi là Haram Al Sharif, còn người Do Thái gọi là Núi Đền (Temple Mount).

Đối với người Hồi giáo, đây là địa danh thiêng liêng thứ ba với Nhà thờ Al-Aqsa có mái vòm bạc, vì theo truyền thuyết, khu vực này là nơi xa nhất mà nhà tiên tri Mahomet đã đến. Nổi bật chính giữa là đền thờ Mái vòm (Dome of the Rock) dát vàng tráng lệ được dựng trên khối đá nơi nhà tiên tri thăng thiên.

Đây cũng là vùng đất thánh của người Do Thái, nơi ngôi đền của họ đã được dựng lên. Phía dưới là bức tường Than Khóc, trước từng là tường đỡ, và hiện là di tích cuối cùng của Ngôi đền Do Thái thứ hai bị người La Mã phá hủy năm 70. Đây là địa danh thiêng liêng nhất để người Do Thái cầu nguyện.

Vì các lý do lịch sử, Quần thể Đền Thờ hiện do Jordan canh giữ, nhưng mọi lối vào khu vực này bị lực lượng quân sự Israel kiểm soát. Người Do Thái được phép vào nhưng không được cầu nguyện.

Cuối cùng, cũng trong Thành Cổ Jerusalem có nhà thờ Mộ Thánh Holy Sepulchre, địa điểm thiêng liêng của người theo Kitô giáo, được xây ở nơi chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá và được khâm liệm.

Đối với cả Israel và Palestine, Jerusalem là cột mốc quốc gia và tôn giáo mang ý nghĩa sâu sắc. Với người Palestine, bị tước quyền độc lập, việc bảo vệ Jerusalem và đền Al-Aqsa còn là lời kêu gọi đoàn kết giữa những người theo đạo Hồi.

Jerusalem : Thành phố của cầu nguyện và xung đột

Kế hoạch Phân chia của Liên Hiệp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó thành ba thực thể : một Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả Rập và Jerusalem, thành phố phi quân sự, có vị thế là một "thể tách biệt" (corpus separatum), được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc.

Kế hoạch này được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng lại bị giới lãnh đạo Ả Rập bác bỏ. Sau khi người Anh rời vùng đất và khi chiến tranh Israel-Ả Rập lần thứ nhất kết thúc, Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordan. Tuy nhiên, sau cuộc chiến Sáu Ngày vào năm 1967, Israel chiếm luôn cả Đông Jerusalem và sáp nhập vào quốc gia Do Thái. Năm 1980, một đạo luật lập quy chế Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không chia cắt được"của Israel.

Ngày 05/12/2017, chính phủ Israel nhắc lại : "Jerusalem là thủ đô của dân tộc Do Thái từ 3.000 năm và là thủ đô của Israel từ 70 năm nay". Jerusalem được nhắc đến ở đây gồm cả Đông và Tây của thành phố "thống nhất".

Chính quyền Palestine cũng muốn biến Đông Jerusalem thành thủ đô của một Nhà nước Palestine độc lập tương lai. Còn Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) không công nhận Nhà nước Israel và nhắc đến Jerusalem (không phân biệt Đông-Tây) là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai.

Lập trường của cộng đồng quốc tế

Từ nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế không thay đổi lập trường về quy chế của Jerusalem. Liên Hiệp Quốc không công nhận việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem và tuyên bố đạo luật 1980 của Israel là vi phạm luật pháp quốc tế.

Nghị quyết 478 của Liên Hiệp Quốc năm 1980 kêu gọi các nước có cơ quan ngoại giao tại Jerusalem rời khỏi thành phố. Sau đó, khoảng 30 nước lần lượt chuyển trụ sở đến Tel-Aviv. Costa Rica và Salvador là hai nước cuối cùng rời khỏi Jerusalem năm 2006. Theo lập trường của Liên Hiệp Quốc, quy chế cuối cùng của Jerusalem phải do các bên liên quan đàm phán.

Năm 1993, các thỏa thuận lịch sử Israel-Palestine được ký ở Oslo (Na Uy) giữa hai lãnh đạo Yitzhak Rabin và Yasser Arafat dưới sự bảo trợ của Bill Clinton đã không đề cập đến quy chế của Jerusalem, vấn đề về các khu chiếm đóng Do Thái trong các vùng đất Palestine và sự hồi hương của di dân Palestine, dù đây là ba chủ đề chính của tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai bên. Hiện đây vẫn là những vấn đề nhạy cảm.

Từ lập trường của Hoa Kỳ đến ý đồ của Trump về Jerusalem

Năm 1995, tổng thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh công nhận : "Từ 1950, Jerusalem là thủ đô của nhà nước Israel". Nghị Viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act). Để đạo luật này được áp dụng, sứ quán Mỹ, hiện đang ở Tel-Aviv giống như đa số các nước công nhận Nhà nước Israel, phải được chuyển đến Jerusalem. Tuy nhiên, có một điều khoản trong luật này cho phép tổng thống Mỹ đương nhiệm hoãn thời hạn áp dụng.

Cứ 6 tháng một lần, ba người tiền nhiệm Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama ký vào điều khoản hoãn áp dụng luật. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump miễn cưỡng ký vào điều khoản này lần đầu tiên vào tháng 06/2017. Cuối cùng, ngày 06/12/2017, chủ nhân Nhà Trắng công nhận Jerusalem "là thủ đô không thể chia cắt được của Nhà nước Israel", theo đúng tuyên bố trong thời gian ông vận động tranh cử.

Chuyển sứ quá Mỹ về Jerusalem : Chuyện gì xảy ra tiếp theo ?

Theo tác giả Pierre Barbancey trên nhật báo L’Humanité (05/12/2017), ký quyết định chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem là một yếu tố trong kế hoạch mới của chính quyền Mỹ nhằm giải quyết "cuộc xung đột Israel-Palestine". Và quan trọng hơn là nhằm mở đường để Washington thực hiện mục tiêu cuối cùng là đối đầu với Iran ; chống Iran cũng là mục tiêu của Israel cùng với nhiều nước Ả Rập khác, mà đứng đầu là Saudi Arabia.

Ngày 03/12, con rể kiêm cố vấn của tổng thống Mỹ, Jared Kushner, giải thích về kế hoạch mới của Mỹ như sau : "Rất nhiều nước Trung Đông muốn cùng một điều : tiến bộ kinh tế, hòa bình cho dân tộc của họ. Họ nhận thấy các mối đe doạ trong vùng và tôi nghĩ rằng họ nhìn thấy Israel, một kẻ thù truyền kiếp, thực ra đã trở thành một đồng minh tự nhiên của họ vì Iran, vì tổ chức Nhà Nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Đông".

Cụ thể, theo kế hoạch, một Nhà nước có thể sẽ được trao cho người Palestine trên một phần West Bank và trên dải Gaza nhưng hai phần này không được kết nối với nhau. Thêm vào đó là khoản trợ giúp 10 tỉ đô la để xây dựng Nhà nước này. Tuy nhiên, hai chủ đề về đàm phán quy chế của Jerusalem và quyền hồi hương của di dân Palestine bị trì hoãn vô thời hạn. Phía Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán với Israel. Có lẽ vì thế mà hình thành ý tưởng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Trước mắt, thế giới phản đối quyết định của Donald Trump. Còn "các nước Hồi giáo bị chia rẽ dường như đang trở nên đoàn kết" trước quyết định về Jerusalem của tổng thống Mỹ, theo nhận xét trên website Libération (06/12/2017). Nhiều lãnh đạo Hồi giáo trong vùng bắt đầu chạy đua để thể hiện là người bảo vệ Jerusalem.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, với tư cách là chủ tịch luân phiên của Tổ Chức Hợp Tác Hồi giáo gồm 57 nước, đã mời các thành viên họp thượng đỉnh đặc biệt tại Istanbul vào ngày 13/12. Jordan cũng yêu cầu Liên Đoàn Ả Rập tổ chức họp khẩn ngoại trưởng của 22 nước thành viên vào thứ Bẩy 09/12.

Là người gìn giữ hai thánh địa Hồi giáo đầu tiên (Mecca và Medina), vua Salmane của Saudi Arabia cũng không muốn để bất kỳ nước nào vượt qua. Tuy nhiên, đồng minh chính của Donald Trump tại Trung Đông lại rơi về thế khó xử và mới chỉ đưa ra những lời cảnh báo nhẹ nhàng về "bước đi nguy hiểm của Washington" có thể khiến "người Hồi giáo giận dữ". Saudi Arabia cũng muốn liên minh với Israel để chống lại kẻ thù số 1 trong vùng là Iran.

Cuối cùng, Iran cũng tranh thủ cơ hội để cạnh tranh với các quốc gia theo hệ phái Sunni khác trong việc bảo vệ Jerusalem. Tổng thống Hassan Rohani khẳng định là Iran "sẽ không dung thứ cho việc xâm phạm các thánh địa" và kêu gọi "người Hồi giáo phải đoàn kết trước âm mưu lớn này".

Dù là đối thủ, bị chia rẽ hay đồng minh, các nước Ả Rập Hồi giáo đang kêu gọi đoàn kết trong việc lên án quyết định của Donald Trump.

RFI tiếng Việt

***********************

Những điều cần biết về quyết định công nhận Jerusalem của Mỹ (VOA, 07/12/2017)

jeru4

Một phn C thành Jerusalem vi Mái vòm Đá ca đin th Hi giáo trên Núi Đn, ngày 5 tháng 12, 2017

Tổng thng M Donald Trump đã làm gì liên quan ti Israel ?

Donald Trump đã quyết đnh công nhn Jerusalem là th đô ca Israel, là tng thng đu tiên ca M làm như vy k t khi Israel được sáng lp vào năm 1948. Tel Aviv hin là nơi M và nhiu nước khác đt đi s quán.

Ông Trump dự đnh di đi s quán M ti Jerusalem, nhưng vic này có th mt đến hai năm. Lut ca M quy đnh tng thng ký sc lnh đc min sau mi sáu tháng xác đnh đi s quán vn đt ti Tel Aviv. Tun này, ông Trump l mt thi hn 6 tháng gn đây nht, nhưng các quan chc M nói rng ông sẽ ký vào sc lnh đc min và cũng yêu cu B Ngoi giao bt đu tiến trình di đi s quán.

Tại sao ông Trump công nhn Jerusalem ?

Ông Trump đang hoàn thành một li ha lúc vn đng tranh c rng ông s di đi s quán M Israel v Jerusalem. Ông theo đuổi lp trường ng h Israel mnh m khi còn là ng c viên đ ly lòng cơ s ng h ln ca ông là nhng người theo phái Phúc Âm và nhng người M gc Do Thái ng h Israel.

Lời ha ca ông Trump rt được lòng hai nhóm c tri đó, bao gm c ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson, người đã quyên góp 25 triu đôla cho mt y ban hành đng chính tr ng h ông Trump trong chiến dch tranh c.

Các quan chức chính quyn M nói rng vic công nhn Jerusalem là tha nhn "thc tế lch s và hin trng" ca Jerusalem.

Vì sao Jerusalem, lâu nay là nguồn gc ca tranh cãi quyết lit, li quan trng như vy ?

Người Israel và người Palestine đu tuyên b Jerusalem thuc v h. Thành ph này cũng là nơi Israel đt chính quyn ca mình. Israel tuyên b toàn b Jerusalem là thủ đô ca h trong khi người Palestine xem khu vc phía đông thành ph, b Israel chiếm đóng trong cuc chiến tranh Trung Đông năm 1967, là th đô ca mt nhà nước Palestine tương lai.

Xung đột tp trung vào C thành Jerusalem, nơi có đin th thiêng liêng thứ ba ca Hi giáo và đa đim thiêng liêng nht ca Do thái giáo. Thành ph này lâu nay đã là mt vn đ gây tranh cãi đi vi người Do Thái và người Hi giáo khp thế gii.

Mặc dù Israel kim soát thành ph, vic Israel sáp nhp đông Jerusalem không được cng đng quc tế công nhn. Cng đng quc tế mun cuc xung đt kéo dài hàng thp niên này được gii quyết ti bàn đàm phán.

Jerusalem cũng là nơi có Nhà th M Thánh, được xây dng ti nơi mà nhiu Kitô hu tin rng Chúa Giêsu b đóng đinh và được chôn cất. Các giáo phái Công giáo Armenia và Công giáo Roma và Chính thng giáo Hy Lp chia nhau quyn trông coi nhà th này, nơi căng thng thường bùng lên v quyn kim soát nhng khu vc khác nhau.

Những h qu tim năng là gì ?

Quyết đnh ca ông Trump đảo ngược chính sách đi ngoi gn 70 năm qua ca M và các nhà phân tích cnh báo rng nó có th đe da nhng n lc điu gii mt tha thun hòa bình gia người Israel và người Palestine.

Các nhà lãnh đạo -rp cnh báo rng nó có th khơi mào các v bc phát bạo lc mi, và Nhà Trng đang chun b cho vin cnh này bng cách điu phi các kế hoch bo v công dân M nước ngoài.

Các quan chức an ninh Israel nói h đã chun b cho mi tình hung.

Ngoài việc khiến các đng minh quan trng trong thế gii Ả-rập tc gin, bước đi này cũng đe da làm các đng minh phương Tây ca M gin dữ.

*********************

Jerusalem : Thế cô lập của Donald Trump (RFI, 07/12/2017)

Israel rất hài lòng với tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem ngày 06/12/2017 như một "ngày lịch sử". Thị trưởng thành phố Jerusalem Nir Barkat ca ngợi quyết định "can đảm và đúng đắn" của chính quyền Trump.

jeru5

Người dân Palestine tại Jerusalem theo dõi diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ngày 06/12/2017. Reuters/Ammar Awad

Trong lúc cả thế giới chỉ trích tổng thống Mỹ làm tiêu tan viễn cảnh hòa bình cho Cận Đông. Chính quyền Palestine cho rằng với quyết định này, Washington "hủy hoại hòa bình".

Phản ứng gay gắt nhất đến từ Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ngay hôm 06/12/2017 thông báo triệu tập đại diện 57 nước thành viên của Tổ Chức Hợp Tác Hồi giáo (OCI). Thông tín viên đài RFI Alexandre Billette từ Istanbul tường trình :

"Rõ ràng là Recep Tayyip Erdogan muốn dẫn đầu phong trào chống Washington. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã tiếp quốc vương Jordan, điện đàm với lãnh đạo 7 nước Hồi giáo. Trong bối cảnh Ankara đang giữ chức chủ tịch luân phiên OCI, hôm qua, chính quyền thông báo sẽ triệu tập các nước thành viên tại Istanbul vào thứ Tư tuần tới (13/12). Đây sẽ là một cuộc họp bất thường chỉ nhằm để bàn về quyết định của Mỹ về quy chế Jerusalem.

Chính giới Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả phe đối lập, đồng thanh lên án chính sách của Mỹ, xem đây là "một sai lầm nghiêm trọng", hay tệ hơn nữa, như lời bộ trưởng Tư Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định của Hoa Kỳ về Jerusalem là một "đám cháy khó dập tắt".

Đối với ông Erdogan, giải quyết được khủng hoảng này sẽ giúp ông tăng uy tín đối với công luận trong nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm hài lòng thành phần cử tri thuộc cánh bảo thủ luôn rất quan tâm đến vấn đề của Palestine. Recep Tayyip Erdogan không thể lơ là với số này trong lúc mà tỷ lệ tín nhiệm của ông đang chựng lại kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp hồi tháng Tư vừa qua".

Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia tuyên bố "không bao giờ chấp nhận" Jerusalem là thủ đô của Israel. Còn nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới là Indonesia thì bày tỏ mối lo ngại "sâu sắc" về ổn định tại vùng Cận Đông.

Saudi Arabia, một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lên án một hành động "vô trách nhiệm" của Nhà Trắng. Iran nói tới viễn cảnh một "cuộc chiếm ném đá Intifada" khác sắp mở ra.

Anh, Pháp, Đức đều không tán đồng quyết định của tổng thống Mỹ. Về phía Liên Hiệp Quốc, họp báo chiều 06/12, tổng thư ký Antonio Guterres đã mạnh mẽ lên án một quyết định "đơn phương" từ phía Hoa Kỳ. Ngày 07/12, Hội Đồng Bảo An họp khẩn tại New York về hồ sơ này.

Thanh Hà

**********************

Cộng đồng quốc tế lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel (RFI, 07/12/2017)

Các nước Hồi giáo trên thế giới, từ Saudi Arabia đến Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia, Malaysia đồng loạt phản đối tổng thống Donald Trump quyết định dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Châu Âu lo ngại bạo động lại dấy lên tại Cận Đông. Liên Hiệp Quốc họp khẩn sáng 07/12/2017 tại New York sau quyết định đơn phương của tổng thống Hoa Kỳ.

jeru6

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố văn bản công nhận Jerusalem là thủ đô của Israël, ngày 06/12/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ thủ đô Washington trở lại với một quyết định được coi là lịch sử của tổng thống Mỹ thứ 45 : Donald Trump đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao lâu đời của Mỹ về Cận Đông.

"Donald Trump coi đây là "một cách tiếp cận mới". Qua việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tổng thống Hoa Kỳ đã đơn phương xếp lại quân cờ. Theo ông, đây chỉ đơn thuần là việc nhìn nhận "một thực tế trên hiện trường". Tuy nhiên, tổng thống Trum nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về phe nào trên vấn đề đường biên giới và chủ quyền của Israel tại Jerusalem. Trong bài diễn văn ngày hôm qua (06/12), tổng thống Trump đã nhắc lại Mỹ tha thiết với giải pháp thành lập hai nhà nước, Israel và Palestine, với điều kiện giải pháp đó phải được cả đôi bên chấp nhận.

Tổng thống Mỹ ý thức được rằng chiến lược của ông mang tính rủi ro cao và tuyên bố về quy chế của thành phố Jerusalem có nguy cơ làm dấy lên một làn sóng bạo động. Do vậy, Donald Trump đã kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và chừng mực.

Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sẽ thực hiện quyết định của Nhà Trắng, chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. Thông cáo này cho biết thêm Hoa Kỳ đặt an ninh của các công dân Mỹ lên trên hết và đã có các biện pháp để bảo vệ công dân Mỹ sống trong các khu vực liên quan. Đây là một cách gián tiếp nhìn nhận mức độ nguy hiểm trong tính toán của Nhà Trắng".

Thanh Hà

Quay lại trang chủ
Read 847 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)