Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

29/12/2017

Trung Cận Đông : IS đang bị tiêu diệt, cái gì sau đó ?

Tổng hợp

Mattis trông đợi sự hiện diện dân sự lớn hơn của Mỹ ở Syria (VOA, 30/12/2017)

Bộ trưởng Quc phòng M Jim Mattis hôm th Sáu cho biết ông trông đi s nhìn thy mt s hin din dân s M ln hơn ti Syria, bao gm các nhà thu và các nhà ngoi giao, khi cuc chiến chng li nhng k ch chiến Nhà nước Hi giáo gn đến hi kết và trng tâm chuyn sang vic tái thiết và bo đm những k ch chiến không quay tr li.

daesh1

Bộ trưởng Quc phòng M Jim Mattis nói trng tâm Syria gi chuyn sang vic tái thiết và bo đm nhng k chủ chiến Nhà nước Hi giáo không quay tr li.

Mỹ có khong 2.000 binh sĩ Syria chiến đu chng li Nhà nước Hi giáo. Nhng phát biu ca ông Mattis có phn chc s khiến Tng thng Syria Bashar al-Assad tc gin. Ông Assad trước đây gi quân đi M là "nhng k xâm lược bt hp pháp".

"Những gì chúng tôi s làm là chuyn t điu tôi gi là tiến công, chuyn t phương sách chiếm đt mang tính tiến công sang n đnh hóa... bn s thy nhiu nhà ngoi giao M trên thc đa hơn", ông Mattis nói.

Trước đó ông đã nói rằng các lc lượng ca M s li Syria chng nào các chiến binh Nhà nước Hi giáo còn mun chiến đu và ngăn chn "ISIS 2.0" quay tr li.

Đây là lần đu tiên ông nói s có s gia tăng các nhà ngoi giao ti mt s nơi Syria chiếm li được t nhng k ch chiến Nhà nước Hi giáo.

"Khi bạn đưa vào nhiu nhà ngoi giao hơn, h s n lc phc hi các dch v như lúc đu, h s mang vào các nhà thầu, đi loi như vy", ông nói.

Các nhà thầu và các nhà ngoi giao cũng s xem xét hun luyn các lc lượng đa phương tháo d các thiết b n t chế và nm gi lãnh th đ giúp bo đm rng Nhà nước Hi giáo không tái chiếm lãnh th.

"Đó là một n lc để tiến ti s bình thường và vic này cn nhiu s h tr", ông Mattis nói. Không rõ s có bao nhiêu nhà ngoi giao M phc v Syria và khi nào thì bt đu. M đã đình ch quan h ngoi giao vi Syria do cuc ni chiến.

Lực lượng ca ông Assad, được ym trợ bi không lc ca Nga và dân quân được Iran hu thun, đã tái lp quyn kim soát phn ln lãnh th Syria trong sut hai năm qua.

Liên minh do Mỹ lãnh đo chng Nhà nước Hi giáo Syria đã nhiu ln nói rng h không có ch đích đánh nhau vi lc lượng của ông Assad, mc dù Washington mun ông ta t chc.

Khi được hi liu lc lượng chính ph Syria có th làm gián đon kế hoch ca M hay không, ông Mattis nói : "Đó có th s là mt sai lm".

*********************

2017 : Daesh bị thảm bại, nhưng cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn (RFI, 29/12/2017)

Năm 2017 kết thúc với sự kiện đáng chú ý : tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị thảm bại trên chiến trường.

daesh2

Lực lượng Dân Chủ Syria chiến thắng ở Raqqa, 'thủ phủ' tự phong của Daesh. Reuters/Erik De Castro

Tại Iraq và Syria, Daesh mất gần như toàn bộ các lãnh thổ mà chúng đã chiếm được trước đây. Liên quân quốc tế và quân đội các nước có liên quan có thể tự hào về chiến thắng này, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, Daesh tuy thất trận, mất lãnh thổ, nhưng cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn lâu mới kết thúc.

Trong suốt năm 2017, Daesh đã liên tục hứng chịu thất bại. Tại Iraq, sau 9 tháng giao tranh dữ dội, quân đội và lực lượng dân quân tự vệ Shia dưới sự hỗ trợ của liên quân quốc tế chống thánh chiến khủng bố do Hoa Kỳ dẫn đầu đã đẩy lui được quân Daesh ra khỏi Mossoul, thành phố lớn thứ hai của Iraq.

Tình hình ở Syria cũng tương tự. Liên quân chống khủng bố dựa vào Lực Lượng Dân Chủ Syria FDS do người Kurdistan chiếm đa số cũng đã xua đuổi được quân thánh chiến ra khỏi Raqqa, thủ phủ tự phong của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Các cuộc giao tranh khốc liệt tại hai thành phố lớn này đã để lại hậu quả to lớn : Thiệt hại nhân mạng ước tính lên đến hàng ngàn người và những gì phe thắng có được là những bãi chiến trường đổ nát.

Đương nhiên, mất lãnh thổ, nhóm Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã bị tước đi các cơ sở hạ tầng và các nguồn tài chính (chủ yếu dựa vào khai thác dầu hỏa), những yếu tố cơ bản cho phép Daesh tự phong "Nhà nước". Đó cũng là những nguồn tài chính chủ chốt cho phép quân khủng bố gieo rắc kinh hoàng tại Châu Âu trong những năm qua.

Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo Daesh tuy "thua trận" nhưng chưa "thua cuộc chiến". Nhiều khu vực trên địa cầu vẫn chưa thoát khỏi mối hiểm họa thánh chiến, bất kể đó là Libya, Syria, Iraq, Sahel hay Afghanistan…

Hơn nữa, cuộc chiến mà Daesh tuyên chiến với thế giới tự do thông qua các hành động khủng bố vẫn dai dẳng. Phương pháp hèn hạ tấn công vào người dân vô tội, thông qua những "con sói đơn độc" làm cho việc dự phòng thêm khó khăn, nhất là tại các quốc gia dân chủ.

Như nhận định của chuyên gia Romain Caillet được RFI trích dẫn, tuy mất lãnh thổ nhưng Daesh "vẫn còn dự án, còn hệ tư tưởng và một bộ phận quân thánh chiến" và "bản thân tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã dự đoán trước kết quả này".

Ông lưu ý rằng có một sự chuyển dịch tư tưởng giữa Daesh và al-Qaida : "Lúc ban đầu, khi một số thanh niên Pháp, Nga, Tunisia hay Saudi Arabia tham gia thánh chiến tại Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo lúc ấy là một nhóm khủng bố mang tính khu vực và al-Qaida là một tổ chức xuyên quốc gia. Giờ đây, vào lúc các nhánh al-Qaida địa phương ngày càng xích lại gần hơn với tư tưởng quốc gia, thì Daesh lại chiếm lấy vị trí xuyên quốc gia của al-Qaida, dấn thân vào một cuộc chiến toàn diện chống cả thế giới".

Minh Anh

*******************

Syria : Phe nổi dậy rút khỏi các căn cứ cuối cùng sát biên giới với Lebanon (RFI, 28/12/2017)

daesh3

Một góc thủ đô Damascus, Syria. (Ảnh minh họa)LOUAI BESHARA/AFP

Quân đội chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy vừa đạt thêm một thỏa thuận mới, theo đó các chiến binh nổi dậy sẽ từ bỏ các vị trí cuối cùng tại khu vực biên giới Lebanon-Syria.

Từ Beyrut, sáng hôm nay, 28/12/2017, thông tín viên Paul Khalifeh cho biết cụ thể :

Kết thúc chiến dịch khởi sự từ ngày 28/09, quân đội Syria đã lấy lại được một phần lớn vùng, vốn do quân nổi dậy và thánh chiến kiểm soát, ở phía tây nam thủ đô Damascus, tại tam giác chiến lược nằm giữa tỉnh miền nam Qneitra, biên giới Lebanon và cao nguyên Golan của Syria, bị Israel chiếm giữ.

Quân đội chính phủ đã chiếm lại được từ 80 đến 120 cây số vuông, nằm trong tay các lực lượng nổi dậy, và thánh chiến từ năm 2012. Các nguồn tin từ đối lập thừa nhận bước tiến của quân đội Syria, trong những ngày gần đây, đã kiểm soát được thêm một loạt ngọn đồi. Quân đội Damascus đã đẩy lùi phe nổi dậy tại căn cứ địa cuối cùng của họ tại Beit-Jin, trên sườn núi Hermon, ngọn núi cao 2.800 mét, nằm ở vùng biên giới giữa Lebanon và Syria. Phần cực nam của dãy núi này nằm dưới sự kiểm soát của Israel kể từ năm 1967.

Bị mất đất và nhiều tuyến đường tiếp liệu, phe nổi dậy cuối cùng đã chấp nhận đề nghị sơ tán, mà quân đội Syria đưa ra. Các chiến binh nổi dậy sẽ dời đến tỉnh Idleb, phía bắc, và tỉnh Deraa, phía nam.

Nếu cuộc sơ tán nói trên diễn ra như dự kiến, phe nổi dậy sẽ không còn một vị trí nào tại vùng biên giới Syria và Lebanon. Dự án của Israel tạo một vùng đệm dọc cao nguyên Golan, để đẩy lùi lực lượng vũ trang Hezbolah của Lebanon, sẽ không thể trở thành hiện thực".

Trên thực địa, liên quan đến lực lượng thánh chiến Hồi giáo đang tiếp tục bị đẩy lùi ở khắp nơi, tướng Anh Felix Gedney – một chỉ huy của liên minh quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu - tối qua tuyên bố liên quân "không có ý định" tấn công vào tàn quân Daesh hiện diện tại các khu vực do chính quyền Damascus kiểm soát. Theo liên quân, hiện Daesh còn khoảng 1.000 chiến binh ở Iraq và Syria.

Còn tại Moskva, tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay tham dự lễ trao tặng huân huy chương cho hàng trăm quân nhân, tham gia chiến dịch quân sự tại Syria. Ông Putin biểu dương vai trò "đặc biệt quan trọng" của nước Nga trong cuộc chiến chống Daesh tại Syria, kết thúc với thắng lợi. Giữa tháng 12, Nga thông báo rút một phần lớn các lực lượng, được triển khai tại Syria từ tháng 9/2015, để hậu thuẫn chế độ Damascus.

Pháp kêu gọi Saudi Arabia ngừng phong tỏa Yemen

Trong lúc chiến sự lắng xuống tại Syria, bạo lực tiếp tục dữ dội ở nước láng giềng Yemen. Hôm qua, thêm gần 70 thường dân thiệt mạng trong một cuộc không kích của liên quân quốc tế - do Saudi Arabia đứng đầu – chống lại quân nổi dậy Houthi, theo một điều phối viên nhân đạo Liên Hiệp Quốc có mặt tại chỗ.

Cũng hôm qua, theo phủ tổng thống Pháp, tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi quốc vương Saudi Arabia Salmane "dỡ bỏ hoàn toàn phong tỏa" đối với Yemen, quốc gia hơn 26 triệu dân, hiện đang nằm trong "tình trạng khủng hoảng nhân đạo" nghiêm trọng nhất thế giới, theo nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc. 80% dân thường nước này phụ thuộc vào trợ giúp quốc tế về y tế, nước và thực phẩm. Hơn một triệu người là nạn nhân của dịch tả.

Tổng thống Pháp nhấn mạnh là "không có giải pháp quân sự cho xung đột tại Yemen" và kêu gọi hai bên xung đột trở lại bàn đàm phán.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ
Read 682 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)