Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

09/03/2018

Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên : Hai lãnh tụ hiếu thắng sẵn sàng gặp nhau

Tổng hợp

Trump nói sẵn lòng gặp Kim trong cuộc gặp mặt đầu tiên từ trước tới nay (VOA, 09/03/2018)

Tổng thng Donald Trump hôm th Năm nói ông sn lòng gp g lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un trong hi ngh thượng đnh M-Triu Tiên đầu tiên, đánh du mt din biến có th là mt bước đt phá đy kch tính trong căng thng ht nhân vi Bình Nhưỡng.

hai1

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un và Tng thng M Donald Trump

Ông Kim đã cam kết "gii tr ht nhân" và đình ch các cuc th nghim ht nhân hoc phi đn, Trưởng Văn phòng An ninh Quc gia ca Hàn Quốc, Chung Eui-yong, nói vi các phóng viên ti Nhà Trng sau khi báo cáo vi ông Trump v cuc hp ca các quan chc Hàn Quc vi ông Kim hôm th Hai.

"Một cuc gp g đang được lên kế hoch", ông Trump tweet sau khi nói chuyn vi ông Chung, người loan báo ông Trump tỏ ý sn sàng ngi xung vi Kim trong mt din biến mà có th s là canh bc chính sách đi ngoi ln nht ca ông k t khi nhm chc.

Ông Chung cho biết ông Trump, đáp li li mi ca ông Kim, đã đng ý gp mt vào tháng 5, và mt quan chc cấp cao ca M sau đó nói rng vic này có th xy ra "ch trong vòng vài tháng, vi thi đim và đa đim chính xác s được n đnh".

Ông Trump trước đó đã nói ông sn lòng gp ông Kim trong hoàn cnh phù hp nhưng đã nói rng khi đó chưa phi lúc đ hi đàm. Ông đã chế giu Ngoi trưởng M Rex Tillerson hi tháng 10 là "lãng phí thi gian ca mình" tìm cách hi đàm vi Triu Tiên.

Trước đó trong ngày th Năm, ông Tillerson nói trong mt chuyến công du Châu Phi rng dù "các cuc hi đàm v các cuc hi đàm" có thể xy ra vi Bình Nhưỡng, song đàm phán gii tr ht nhân dường như vn còn là mt chng đường dài.

"Kim Jong-un nói về gii tr ht nhân vi các Đi din Hàn Quc, không ch là đình ch", ông Trump nói trên Twitter ti th Năm. "Thêm na, Triu Tiên sẽ không th nghim phi đn trong thi gian này".

Ông Trump nói thêm : "Đang đạt được nhng tiến b to ln, nhưng các chế tài s vn gi nguyên cho đến khi đt được tha thun".

******************

Tổng thống Donald Trump sắp gặp lãnh tụ Bắc Hàn (RFA, 09/03/2018)

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phải mất vài tuần để chuẩn bị.

hai2

Bảng điện tử thể hiện tin Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp lãnh tụ Băc Hàn Kim Jong-un. Hình chụp ở Tokyo ngày 9/3/2018 - AFP

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết hôm thứ Sáu, 9/3/2018, trong chuyến thăm Djibouti và khẳng định thêm quyết định trên được đưa ra bởi chính tổng thống Donald Trump.

Hôm thứ năm ngày 8/3, Tổng thống Trump cho biết ông đã sẵn sàng cho cuộc gặp trực tiếp với lãnh tụ Kim Jong-un. Đây được coi là một bước đột phá trong việc giảm căng thẳng bán đảo Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Cũng trong ngày thứ năm 8/3, sau cuộc gặp với lãnh tụ Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, ông Chung Eui-yong, người đứng đầu văn phòng An ninh Quốc gia của Nam Hàn cho biết lãnh tụ Bắc Hàn cam kết sẽ phi hạt nhân hóa và ngưng việc thử nghiệm tên lửa cũng như hạt nhân.

Phản ứng trước sự việc này, tại Bắc Kinh hôm thứ Năm 8/3, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị lên tiếng kêu gọi Mỹ và Bắc Hàn tiến hành các cuộc hội đàm càng sớm càng tốt, và cảnh báo rằng mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ.

******************

Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau 'sớm nhất có thể' (BBC, 09/03/2018)

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào tháng Năm để 'đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa vĩnh viễn'.

hai3

Chưa có tổng thống Hoa Kỳ nào từng đàm phán với một lãnh đạo Bắc Hàn

Tin mới nhất cho hay Trung Quốc "hoan nghênh tín hiệu tích cực" từ cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra giữa lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Bắc Hàn.

Các quan chức Hàn Quốc hiện đang ở Washington, được cho là chuyển tận tay thư mời của lãnh đạo Bắc Hàn tới ông Trump, đưa ra thông báo gây sốc này.

Ông Kim cũng cam kết 'phi hạt nhân hóa' và ngưng thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui-yong cho báo giới biết tại Nhà Trắng tối 8/3.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng các cuộc đàm phán như vậy thường là kết quả của nhiều năm ngoại giao thận trọng, do đó vẫn hoài nghi những gì mà cuộc họp được dàn xếp nhanh chóng có thể đạt được.

Cuộc gặp chưa từng có

Không có tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm nào từng đàm phán với một nhà lãnh đạo Bắc Hàn mà chỉ nhiều lần nỗ lực buộc nước này phi hạt nhân hóa.

Phóng viên BBC tại Seoul, Laura Bicker nói rằng điều quan trọng cần lưu ý là Bắc Hàn chưa tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, mà mới chỉ cam kết sẽ thực hiện.

Cũng chưa rõ Bắc Hàn yêu cầu những gì để đổi lấy cuộc đàm phán này.

Nhưng Kim Jong-un đã ghi điểm về mặt tuyên truyền, bà Laura bình luận.

Ông Trump cũng sẽ cảm thấy như một người chiến thắng, với những chính sách quyết liệt được cho là giúp đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán.

hai4

Các cuộc tập trận thường nhiên của Hoa Kỳ và Hàn Quốc khiến Bắc Hàn giận giữ

Ông Trump từng nhiều lần hạ thấp Kim Jong-un, và năm ngoái đe doạ ông Kim 'với sự giận giữ chưa từng thấy' nếu ông này tiếp tục đe dọa nước Mỹ. Thời điểm đó ông Trump cũng nói sẽ 'không có chuyện đàm phán với Bắc Hàn.'

Phái đoàn cấp cao Hàn Quốc vừa có những cuộc họp chưa có tiền lệ với ông Kim ở Bình Nhưỡng đầu tuần này sau Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc, sau đó họ đến Mỹ để trình bày tình hình với Tổng thống Trump.

Ông Trump cho rằng đây là "tiến bộ to lớn" nhưng vẫn sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cho tới khi thỏa thuận được ký kết.

Theo Matthew Carney viết trên ABCNews (9/03), cuộc hội đàm Trum - Kim sẽ được Trung Quốc chào đón vì mục tiêu của Bắc Kinh là giữ chế độ ở Bình Nhưỡng và tình trạng hiện hữu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong dư luận ở Châu Á cho rằng Bắc Kinh không kiểm soát được tiến trình hội đàm Mỹ - Triều.

Còn về phía Bắc Hàn, viết trên BBC Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng Việt Nam Cộng Hòa từng theo dõi Hòa đàm Paris tin rằng ông Kim Jong-un thực hiện một kế hoạch có từ đời cha và ông.

Về các vụ thử hỏa tiễn, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng viết :

"Ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ. Vậy ông ta theo đuổi mục tiêu gây áp lực tối đa là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại 'Nhà Kim' đã đưa ra để thống nhất đất nước".

***********************

Các bên lạc quan thận trọng về thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên (VOA, 09/03/2018)

Việc Tng thng M Donald Trump bt ng đng ý gp lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un Bình Nhưỡng "vào khong tháng Năm" đ tho lun vic chm dt chương trình hạt nhân ca Triu Tiên được đón nhn bng thái đ lc quan thn trng xen ln hoài nghi.

hai5

Giám đốc an ninh quc gia Hàn Quc thông báo vn tt cho Tng thng M v vn đ Triu Tiên, 8/3/2018.

Ông Chung Eui-yong, Giám đốc Văn phòng An ninh Quc gia Hàn Quc, loan báo tha thun vào ti th Năm 8/3. Ông có mt Washington đ thông báo tóm tt vi ông Trump và các quan chức Tòa Bch c v tiến b ngoi giao đt được trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hi đu tun. Ông cũng chuyn li mi do lãnh t Triu Tiên nói ming ti Tng thng Hoa Kỳ.

"Tổng thng Trump đánh giá cao bui làm vic vi các gii chc Hàn quốc và nói s gp ông Kim Jong-un vào khong tháng 5 đ đt gii pháp phi ht nhân hóa vĩnh vin", ông Chung cho hay.

Ông Chung cũng cho biết lãnh t Triu Tiêns không phn đi vic M và Hàn Quc ni li các cuc tp trn chung, d kiến s bt đu vào tháng 4.

Đánh giá về nhng chuyn đng mi nht liên quan đến vn đ ht nhân Triu Tiên, Thượng ngh sĩ M Lindsey Graham nói : "Sau nhiu cuc tho lun vi Tng thng Trump, tôi tin chc rng lp trường mnh m ca ông chng Triu Tiên và s hung hăng v hạt nhân ca h rt cuc đã mang li cho chúng ta hy vng tt nht trong nhiu thp k đ có th gii quyết mi đe da này mt cách hòa bình. Tôi không ngây thơ.Tôi hiu rng nếu quá kh là mt ch du v tương lai, thì có l Triu Tiên s ch nói suông ch không hành đng".

Tuy nhiên, ông Graham cảnh cáo Triu Tiên rng "điu xu nht" mà nước này có th làm khi gp g ông Trump là "tìm cách chơi x ông y". Thượng ngh sĩ Graham nhn mnh : "Nếu các người làm điu đó, đy cũng s là du chm hết đi vi các người và chế đ của các người".

Ông Robert Gallucci, trưởng đoàn đàm phán ca M trong cuc khng hong ht nhân Triu Tiên năm 1994, nói li mi ca Triu Tiên là mt "din biến đáng ngc nhiên và đáng hoan nghênh". Ông nói thêm : "Nếu các đi din ca hai chính ph có th gặp nhau, và sau rt là mt cuc hp thượng đnh được t chc, điu đó th hin tiến b ln trong vic gim căng thng và nguy cơ chiến tranh".

Ông Daniel Russell, cựu tr lý ngoi trưởng M đc trách Đông Á và Thái Bình Dương, nói : "Điu mi m không phi là lời đ ngh, mà là li hi đáp". Ông nói Triu Tiên "trong nhiu năm đã đ ngh tng thng Hoa Kỳ hãy đích thân làm vic vi các lãnh t Triu Tiên vi tư cách hai cường quc ht nhân bình đng làm vic vi nhau".

Ông Takashi Kawakami, Chủ tch Vin Thế gii hc, Đi hc Takushoku Tokyo, nhn đnh : "Tôi nghĩ M s ch xem cuc hi đàm Bc-Nam din ra vào tháng 4 ra sao trước khi đưa ra quyết đnh cui cùng, liu có gp [Triu Tiên] hay không. Tôi d đoán s có ba kch bn có th xy ra. Mt là Triu Tiên sẽ đng ý phi ht nhân hóa. Hai là Triu Tiên s đng ý vi Hoa Kỳ v đình ch và gi nguyên trng chương trình ht nhân. Và ba, là rút li cách tiếp cn ca h và quay li vi vic phóng tên la. Trong các kch bn đó, tôi thy kch bn th hai là có khả năng din ra nht, đi kèm là vic Nht kêu gi tiếp tc gây áp lc b gt ra bên l".

Cách tiếp cn "áp lc ti đa" ca ông Trump đã lãnh đo các n lc quc tế nhm áp đt các bin pháp trng pht nng n vào năm 2017, gm cm Triu Tiên xut khu than, quặng st, qun áo và hi sn tr giá hàng t đôla. Chính quyn ông Trump cũng nhn mnh h sn sàng s dng sc mnh quân s, nếu cn, đ loi b mi đe da ht nhân.

*****************

Ngoại giao : Bước đi hoàn hảo của Bắc Triều Tiên (RFI, 09/03/2018)

hai6

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (thứ ba từ trái qua) và phái đoàn Hàn Quốc, tại Bình Nhưỡng, ngày 06/03/2018. Yonhap via Reuters

Trong cuộc gặp các đặc sứ Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng ngày thứ Ba 06/03, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đề nghị tổ chức thượng đỉnh Hàn - Triều vào tháng 4 tới đây, đồng thời cho biết sẵn sàng đối thoại với Mỹ về hồ sơ hạt nhân.

Chuyên gia Théo Clément, trên trang mạng Asialyst ngày 07/03/2018 nhìn lại từng bước đi ngoại giao của Kim Jong-un và đưa ra đánh giá về "Thượng đỉnh Liên Triều : Bước đi hoàn hảo của Bình Nhưỡng". RFI xin giới thiệu bài viết.

Ngay cả những pháp sư Triều Tiên có lẽ cũng không thể đoán trước được tình hình đảo ngược nhanh như vậy. Chỉ trong vòng có vài tháng, các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng cất vào tủ bộ quân phục và khoác lên người bộ Âu phục để ngồi đàm phán cùng với Seoul.

Sự thay đổi ngoạn mục này, theo ông Théo Clement, đó là do những tính toán chiến lược của Bình Nhưỡng. Không những Bắc Triều Tiên dứt khoát muốn chứng tỏ nước này là một tác nhân hoàn toàn có lý trí, mà còn có đủ khả năng dàn dựng và làm chủ các bước đi ngoại giao.

Thế Vận Hội Mùa Đông : Cơ hội "ngàn vàng" ?

Trước hết, Bắc Triều Tiên chủ động đưa ra sáng kiến ngoại giao. Bài diễn văn đầu năm của ông Kim Jong-un là nền tảng cho sự hâm nóng đột ngột quan hệ liên Triều. Tận dụng lúc chuyển giao năm mới, "lãnh đạo Tối cao" đặc biệt giải thích rằng nếu như khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên là có thể đưa vào tác chiến -điều mà giới chuyên gia vẫn còn nghi ngờ - thì Thế Vận Hội mang đến một cơ hội tốt để nối lại liên hệ với các "đồng bào" phía Nam.

Tổng thống Moon Jae-in vì thế mà khó có thể từ chối đề nghị của Bình Nhưỡng. Sự xích lại gần Bắc Triều Tiên không chỉ là một trong những lời hứa lúc vận động tranh cử tổng thống Hàn Quốc, mà đây còn là một sự bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Mùa Đông, mà ông gọi là "Thế Vận Hòa Bình".

Hơn nữa, miền Bắc cũng rất khôn khéo trong việc thành lập những phái đoàn khác nhau gởi đến miền Nam trong suốt mùa thế vận. Điều đó cho phép Bình Nhưỡng chứng minh được sự thành tâm về những cam kết của mình với Seoul, đồng thời gợi mở trong công chúng Hàn một ý tưởng chắc chắn là ít định kiến hơn về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (RPDC).

Nhất là việc cử ông Kim Yong-nam, người đứng đầu chính phủ - cho dù đây chỉ là chức danh hình thức, là một nước đi đặc biệt tinh tế. Khi làm việc này, Bình Nhưỡng đã thể hiện rõ ý đồ tận dụng sự hâm nóng này để đề cập đến những chủ đề khác nhạy cảm và quan trọng hơn là việc trao đổi các đoàn nghệ thuật và thể thao.

Nụ cười và nước mắt

Tại Thế Vận Hội lần này, người ta còn được chứng kiến những hình ảnh tương phản. Giọt nước mắt xúc động của ông Kim Yong-nam khi nhìn thấy đoàn vận động viên hai miền Nam - Bắc diễu hành chung với dưới lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất.

Hay gương mặt lạnh lùng của phó tổng thống Mỹ Mike Pence với các đại biểu trong phái đoàn Bình Nhưỡng cũng như khi đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên diễu hành qua lễ đài.

Nhưng chính Kim Yo-jong, em gái út của lãnh đạo Kim Jong-un mới là người đánh dấu tâm trí của giới quan sát. Mọi ống kính trên thế giới đều như tập trung vào người phụ nữ có nụ cười rạng rỡ, tân thời, thể hiện quyền lực và cương nghị.

Chính cô mới là người tận tay trao cho tổng thống Hàn Quốc bức thư của anh trai, mời ông đến thăm Bình Nhưỡng để tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều như dưới thời chính sách "ngoại giao Vầng Thái Dương" giai đoạn 1998 - 2008.

Phi hạt nhân hóa ư ?

Tác giả nhắc lại chính trong giai đoạn "Vầng Thái Dương" mà một loạt các dự án xích lại gần nhau giữa hai miền đã được thiết lập : Thành lập tổ hợp công nghiệp Kaesong, khánh thành đặc khu du lịch trên dãy núi Kim Cương (Kumgang), thu hút hàng triệu người Hàn Quốc đến tận năm 2008.

Thế nhưng, cũng chính trong giai đoạn này, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006. Điều này cho thấy rõ hơn những mâu thuẫn khác nhau trong các tính toán chiến lược và chính trị của Bình Nhưỡng.

Cho dù chính phủ Hàn Quốc hiện nay có vẻ muốn nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul vẫn là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ vốn tỏ ra không mấy lạc quan về các kết quả có thể đạt được qua việc nối lại đối thoại liên Triều.

Do vậy, từ Barack Obama cho đến Donald Trump, nước Mỹ tỏ ra rất ngần ngại tiến hành đàm phán với Bắc Triều Tiên chừng nào mà Bình Nhưỡng vẫn từ chối chấm dứt chương trình hạt nhân. Trong nhiều năm trời, chính sách ngoại giao quá cứng nhắc đó chỉ "có ích" là giúp đổ lỗi cho Bắc Triều Tiên, vốn dĩ nhiều lần khẳng định là không từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân.

Thế nhưng, thông tin mà các đặc sứ Hàn Quốc mang về sau chuyến đi Bình Nhưỡng ngày 05 và 06/03/2018 lại hoàn toàn không phải như thế. Chính bản thân Kim Jong-un dường như đã khẳng định : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên rất có thể đi đến giải trừ hạt nhân nếu các điều kiện an ninh được hội đủ.

Và điều còn gây ngạc nhiên hơn là Kim Jong-un còn tỏ ra tương đối thông cảm về những cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn, vốn được dời lại cho đến tháng 4 do Thế Vận Hội Mùa Đông. Thường xuyên bị tố cáo như là một cuộc tổng dượt chuẩn bị xâm lược quân sự Bắc Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng rất thù ghét những cuộc tập trận này.

Tổ hợp công nghiệp Kaesong

Sự mềm dẻo bất ngờ này có thể gây ngạc nhiên, nhưng có thể khó có sức thuyết phục trong chừng mực là từ nhiều năm qua, Bắc Triều Tiên công khai giải thích là không có chuyện đàm phán về chương trình hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, tiến hành đàm phán với Hàn Quốc dưới thời phe dân chủ cầm quyền và phe này có thể chấp nhận một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, thì đây là một cơ hội đối với Bình Nhưỡng và Bắc Triều Tiên làm việc này với hai mục tiêu.

Trước tiên, việc đối thoại trực tiếp với Seoul gạt bỏ trên thực tế Washington ra lề và cho phép dồn Seoul vào tình thế bấp bênh giữa một bên là viễn cảnh quốc gia thống nhất trong tương lai và bên kia là các cam kết của Hàn Quốc đối với đồng minh Hoa Kỳ.

Khi giúp cho Moon Jae-in có được những thắng lợi ngoạn mục trong chính sách Bắc Triều Tiên (sự xích lại gần nhau kể từ khi có Thế Vận Hội đương nhiên là một thành công mang tính lịch sử), Bình Nhưỡng buộc chính quyền thuộc phe dân chủ ở Hàn Quốc phải ít nhiều trực diện chống lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương.

Thực vậy, do không có các thương lượng song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington, việc có thể phi hạt nhân hóa mà Kim Jong-un nêu ra chỉ có trọng lượng nếu như Seoul thuyết phục được Hoa Kỳ về sự thành tâm của Bắc Triều Tiên.

Mặt khác, nói đến thượng đỉnh liên Triều là chắc chắn nói đến việc nối lại đối thoại hợp tác kinh tế Bắc-Nam, thậm chí có thể cả việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong mà Seoul đã đóng cửa từ ngày 10/02/2016, sau vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.

Ngoài việc mang lại một nguồn thu nhập mới về ngoại tệ và công nghệ, việc tái triển khai cơ chế hợp tác kinh tế sẽ là một thắng lợi chính trị đối với Bình Nhưỡng vì điều này có thể cho phép xóa bỏ hoặc ít ra là đình chỉ các biện pháp trừng phạt kinh tế hiện đang ngăn cản gần như toàn bộ mọi hợp tác kinh tế Bắc-Nam

Đình chỉ trừng phạt

Chia rẽ quan hệ Mỹ-Hàn đồng thời xích lại gần các đồng bào ở miền Nam, đó là chiến lược ít tốn kém đối với Bình Nhưỡng. Các thỏa hiệp mà Kim Jong-un đưa ra trong những cuộc thảo luận với các sứ giả Hàn Quốc thật là ngoạn mục, nhưng đó chỉ là những thỏa hiệp bề mặt.

Được đào tạo bởi Washington về nghệ thuật đòi hỏi những nhượng bộ quan trọng tới mức làm cho tất cả các cuộc thảo luận bế tắc, chắc chắn Bắc Triều Tiên sẽ đưa ra điều kiện cho tiến trình phi hạt nhân hóa là việc rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Hàn Quốc, thậm chí cả Nhật Bản. Đương nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.

Lịch sử sẽ được viết tiếp, nhưng chiến lược này của Bình Nhưỡng đã thành công và giờ đây, điều này không còn gây nghi ngờ gì nữa. Thậm chí Bắc Triều Tiên còn thu được thắng lợi kép : không những bảo tồn được khả năng răn đe hạt nhân sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, được dự kiến trong tháng Tư, mà Bắc Triều Tiên còn tìm được cơ hội tốt để chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn, thậm chí có thể đạt được cả việc đình chỉ áp dụng các trừng phạt.

(Théo Clément là nghiên cứu sinh trường Ecole Normale Surperieure ENS Lyon và đại học Vienna, chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung - Triều và từng có thời gian đến giảng dậy tại Bắc Triều Tiên).

*********************

Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un : Mỹ-Hàn-Triều đều hưởng lợi (RFI, 09/03/2018)

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết.

hai7

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh ghép của Reuters)

Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Bắc Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận hôm qua 08/03/2018 đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn ?

Thông báo về một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Bắc Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang hồi tháng Hai. Song song với chiến dịch ngoại giao thể thao là những cuộc tiếp xúc trong không khí hòa dịu hiếm có giữa hai miền Triều Tiên.

Không ít các chuyên gia phân tích tỏ hoài nghi cho rằng chấp nhận nguyên tắc một cuộc gặp thượng đỉnh trong khi mà chưa đàm phán ngoại giao gì trong hậu trường tức là Mỹ đã cho không Bắc Triều Tiên những gì mà họ đang tìm kiếm.

Ông Jeffrey Lewis, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Middlebury nhận định : "Bắc Triều Tiên từ 20 năm qua đã cố gắng có được một cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ. Đó chính xác là mục tiêu ưu tiên của chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng".

Theo chuyên gia Lewis thì Kim không mời gặp Trump để giao nộp vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà là nhằm để "chứng minh rằng đầu tư vào khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã buộc Hoa Kỳ đối xử với Bắc Triều Tiên bình đẳng".

Chuyên gia Antoine Bondaz, giảng viên trường Khoa học Chính trị Pháp thì cho rằng, một cuộc gặp thượng đỉnh như vậy có lợi cho cả hai bên. Trả lời phỏng vấn RFI, chuyên gia Bondaz phân tích :

"Bắc Triều Tiên và Kim Jong-un đã đạt được mục tiêu chính trị của mình. Ngay từ tháng 11 năm 2016, Kim Jong-un đã tuyên bố hoàn thiện sức mạnh quân sự và hạt nhân. Giờ đây ông ta triển khai sáng kiến ngoại giao. Còn ông Trump tỏ cho thấy cũng là người thắng. Bởi vì sau ông là cộng đồng quốc tế gây áp lực tối đa với Bắc Triều Tiên, vì ông không phải là người đầu tiên nhượng bộ, Bắc Triều Tiên đã thông báo ngừng tạm thời các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo".

Lời mời của Kim Jong-un được Donald Trump đón nhận nhanh chóng không theo các thể thức ngoại giao thông thường để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh. Vì thế mà dư luận vẫn rất thận trọng, nhất là khi tính tới những khả năng nhượng bộ. Chuyên gia Bondaz khẳng định :

"Phía Mỹ sẽ không có nhượng bộ về các trừng phạt quốc tế chừng nào chưa có các biện pháp cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân. Vì thế vẫn phải tôn trọng trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề đặt ra giờ đây không còn là chuyện có đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng nữa mà là các nhượng bộ mà Mỹ và Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận".

Cốt lõi của mọi cuộc đàm phán trong hồ sơ Bắc Triều Tiên vẫn là giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Liệu mục tiêu này có đạt được trong cuộc đối thoại tay đôi giữa Kim Jong-un và Donald Trump hay không ? Về điểm này chuyên gia Bondaz nhận định :

"Vấn đề giải trừ hạt nhân trong ngắn hạn không phải là kịch bản khả tín hiện nay. Nhưng cái mà Bắc Triều Tiên có thể làm, ngoài việc ngưng các vụ thử, là ngừng cả chương trình hạt nhân. Tức là không chế tạo vũ khí hạt nhân, làm giàu thêm urnium nữa. Ngừng cả chương trình nhất thiết phải có các cuộc thị sát và thanh sát quốc tế nhất là của AIEA. Đây chính là điều mà Bắc Triều Tiên trong quá khứ cực kỳ hay thay đổi".

Những cử chỉ thiện chí của hai bên đang củng cố bầu không khí hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên. Sau các nỗ lực ngoại giao làm cầu nối cho đối thoại, chính quyền Moon Jae-in dường như đã được Washington và Bình Nhưỡng lắng nghe thấu hiểu hơn. Seoul trở thành nhân tố tích cực tìm kiếm cơ hội giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, một trong những hồ sơ gai góc nhất thế giới hiện nay.

Vẫn còn quá sớm để nói đến nội dung hay kết quả được đặt lên bàn cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Có điều chắc chắn là cuộc đối thoại, nếu diễn ra, sẽ không hề dễ dàng chút nào, như ngoại trưởng Trung Quốc, hôm nay đã cảnh báo, đó sẽ không phải là "ván bài giải trí".

Anh Vũ

Quay lại trang chủ
Read 642 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)