Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đàm phán Stockholm thất bại : Donald Trump đã bị Bình Nhưỡng đánh lừa ? (RFI, 07/10/2019)

Đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên lại rơi vào bế tắc. Thứ Bảy, 05/10/2019, tại Stockholm, Bắc Triều Tiên bất ngờ thông báo ngưng đàm phán với Mỹ sau 8 tiếng thương lượng.

bachan1

Đặc phái viên Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên Stephen Biegun ra khỏi trụ sở bộ Ngoại giao Thụy Điển, nơi diễn ra cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên, Stockholm, ngày 04/10/2019 Reuters/Niklas Pollard

Sau hai thất bại liên tiếp, thượng đỉnh Hà Nội (2/2019) và đàm phán Stockholm (05/10/2019), có một câu hỏi được đặt ra : Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị Bình Nhưỡng đánh lừa ?

Sau cuộc đàm phán ở thủ đô Thụy Điển, có một điều chắc chắn là nước Mỹ bị biến thành trò hề, bị nhạo báng. Bởi vì Bắc Triều Tiên đang "ăn miếng trả miếng" với Hoa Kỳ. Tại Hà Nội, Donald Trump đã làm cho Kim Jong Un ngỡ ngàng, cảm thấy bị "mất mặt" khi nguyên thủ Mỹ bất ngờ "rời bàn đàm phán". Lần này, đến lượt đặc sứ Bắc Triều Tiên Kim Myong Gil đã làm cho đồng nhiệm Mỹ, Stephen Biegun, không kịp trở tay khi đột ngột "rời bàn đàm phán".

Không những thế, Bình Nhưỡng đến với cuộc đàm phán trong thế "khó nuốt", sẵn sàng "nã pháo" Washington. Từ việc muốn đàm phán với Mỹ không cần điều kiện tiên quyết, Bắc Triều Tiên nay chuyển sang thế chủ động, thương lượng có điều kiện. Chế độ họ Kim tuyên bố chỉ ngồi lại vào bàn đàm phán chừng nào Hoa Kỳ "chấm dứt thái độ thù nghịch".

Theo nhận định của giới chuyên gia, được tờ Le Figaro trích dẫn, cách biệt quan điểm giữa hai nước còn quá lớn. Sự việc cho thấy rõ "Bình Nhưỡng không có ý định phi hạt nhân hóa. Bắc Triều Tiên muốn được nhìn nhận như là một cường quốc hạt nhân. Do đó, (chiến thuật của Bình Nhưỡng là) được ăn cả ngã về không. Trong một chừng mực nào đó, họ sẵn sàng thương lượng về việc kiểm soát vũ khí", theo như phân tích của chuyên gia Mason Richey, đại học Hankuk tại Seoul.

Về phần mình, ông Corentin Sellin, giáo sư sử học, chuyên nghiên cứu về Hoa Kỳ, trên mạng xã hội Twitter cho rằng chính sách ngoại giao kiểu Donald Trump, mà ông thường ca tụng đã phá sản. Sau mười tám tháng với những cuộc gặp thượng đỉnh ầm ĩ, Hoa Kỳ đã đạt được gì từ Bắc Triều Tiên ? Không được gì cả, thậm chí tệ hơn. Không những tình thế không thay đổi mà chế độ Kim Jong Un còn có thêm thời gian để hoàn thiện hơn nữa công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo.

Thất bại này có lẽ sẽ là một vố đau mới cho Donald Trump, hiện đang trong tâm bão vụ tai tiếng "Ukrainegate". Sai lầm này phải chăng là do ông và dàn cố vấn đã đánh giá thấp đối thủ, khi cho rằng Bình Nhưỡng chỉ đánh lừa Washington, để được ngồi lại vào bàn đàm phán với hy vọng có được một số nhượng bộ mong giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đang đè nặng nền kinh tế đất nước ?

Hay đó là do nỗi ám ảnh tái tranh cử tổng thống đã làm cho Donald Trump trở nên mù quáng, không nghe lời khuyên của các chuyên gia và vội vã chấp nhận đàm phán với Bắc Triều Tiên ? Hệ quả sắp tới có lẽ ai cũng đoán được. Bắc Triều Tiên sẽ bổn cũ soạn lại. Thế giới lại chuẩn bị chứng kiến "vũ khínguyên tử và các tên lửa đạn đạo" của Bình Nhưỡng thay vì "Lửa và cơn cuồng nộ" của Donald Trump.

Minh Anh

*******************

Đàm phán "phi hạt nhân hóa" : Bắc Triều Tiên cho là "thất bại", Mỹ nói thành công (RFI, 06/10/2019)

Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đàm phán tại Thụy Điển nhằm tái khởi động đối thoại song phương, bị đóng băng kể từ thượng đỉnh Hà Nội, cuối tháng 2/2019. Cuộc đàm phán kết thúc hôm 05/10/2019. Bình Nhưỡng khẳng dịnh đàm phán một lần nữa thất bại. Washington ngay lập tức phản đối.

bachan2

Đoàn xe đàm phán Bắc Triều Tiên tại trung tâm hội nghị Elfvik Strand, Lidingo, Thụy Điển ngày 05/10/2019. Jonathan NACKSTRAND / AFP

AFP cho hay, trả lời báo giới tại Stockholm, trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên về hồ sơ hạt nhân, ông Kim Myong Gil, cho biết "các thương lượng đã không đáp ứng mong đợi của chúng tôi và cuối cùng đã thất bại". Ông Kim Myong-Gil giải thích thêm : "Hoa Kỳ đã để cho phía chúng tôi tin tưởng là họ sẽ có một tiếp cận mềm dẻo hơn, một phương pháp mới và những giải pháp mang tính cách tân, thế nhưng họ đã làm cho chúng tôi hết sức thất vọng, họ đã dội gáo nước lạnh vào lòng nhiệt tình của chúng tôi, khi không mang đến điều gì mới tại bàn đàm phán".

Ngay lập tức, bộ Ngoại giao Mỹ đã phản ứng. Phát ngôn viên Morgan Ortagus khẳng định các bình luận nói trên "không phản ánh đúng tinh thần, cũng như nội dung các đối thoại song phương tại Thụy Điển, kéo dài 8 tiếng rưỡi đồng hồ". Đối với phía Hoa Kỳ, cuộc đàm phán vừa qua mang lại nhiều điều tích cực.

Đây là lần đầu tiên trưởng đoàn đàm phán hai bên gặp nhau kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thỏa thuận trong cuộc hội kiến tháng 6/2019, sẽ nối lại thương lượng.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết đã chấp nhận lời mời của Thụy Điển, nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên trong hai tuần tới. Còn theo phía các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên, triển vọng bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn vẫn luôn là điều có thể, với điều kiện các đe dọa về an ninh và trở ngại cho phát triển được "dỡ bỏ hoàn toàn".

Trước cuộc đàm phán tại Thụy Điển, Bắc Triều Tiên liên tục thử tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Gần đây nhất là vụ thử "tên lửa đạn đạo", hôm thứ Tư, 02/10, "bắn từ tầu ngầm", theo Bình Nhưỡng. Ngày 03/10, Washington tái khẳng định các vụ thử hỏa tiễn là "những hành động khiêu khích một cách vô ích" và "không chuẩn bị điều kiện tốt cho hoạt động ngoại giao".

Đầu tuần tới, Hội Đồng Bảo An dự kiến họp kín, theo đề nghị của Pháp, Anh và Đức, để duy trì sức ép với chế độ Bắc Triều Tiên, sau các vụ thử tên lửa, bị lên án là "vi phạm nghiêm trọng" các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Trọng Thành

******************

Bình Nhưỡng và Washington tìm cách nối lại đàm phán (RFI, 05/10/2019)

Hai phái đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ hôm nay 05/10/2019 gặp nhau tại Thụy Điển, bắt đầu các cuộc tham vấn chuẩn bị cho việc nối lại đàm phán về hạt nhân Bắc Triều Tiên.

bachan3

Báo giới chờ đợi bên ngoài trung tâm hội nghị Villa Elfik Strand, Lidingo, Stockholm, Thụy Điển, nơi họp của hai phái đoàn Mỹ - Bắc Triều Tiên, ngày 05/10/2019. Reuters/Anna Ringstrom

Đặc sứ Bắc Triều Tiên, Kim Myong Gil và đồng nhiệm Mỹ, Stephen Biegun cũng có mặt trong cuộc gặp hôm nay. Cuộc trao đổi giữa hai bên diễn ra tại một địa điểm được giữ kín nằm trên một đảo ở thủ đô Thụy Điển, chỉ cách tòa đại sứ Bắc Triều Tiên vài trăm mét. Mọi lối vào đảo này được cảnh sát canh giữ nghiêm ngặt.

Cuộc đàm phán lần này diễn ra trong bối cảnh đối thoại Mỹ - Bắc Triều Tiên rơi vào bế tắc kể từ sau thất bại thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2/2019. Như để gia tăng áp lực với Mỹ, chính quyền Bình Nhưỡng hôm 02/10 đã có một hành động leo thang mới, cho bắn thử một loại "tên lửa đạn đạo mới" có thể phóng đi từ tầu ngầm ngoài khơi vịnh Wonsan.

Một vụ thử mà phía Hoa Kỳ đánh giá là "những hành động khiêu khích vô ích" gây khó khăn cho việc chuẩn bị các cuộc đàm phán.

AFP nhắc lại, cuộc gặp cấp độ tương tự đã từng được tổ chức ở Stockholm hồi tháng 3/2018 và tháng Giêng năm 2019.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Tổng thống Trump bất ngờ mời Kim Jong-un đến gặp mặt tại Bàn Môn Điếm (RFI, 29/06/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm 29/09/2019 đã gây bất ngờ lớn khi mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đến gặp ông tại vùng phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên. Ngay sau khi lời mời được tung ra, Bình Nhưỡng đã nhanh chóng phản ứng, xem đấy là một đề nghi đáng chú ý.

banmondiem1

Tổng thống Mỹ Donald Trump được tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jun-sook tiếp đón dinh tổng thống, Seoul, ngày 29/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Lời mời gây sốc đã được tổng thống Mỹ đã gởi đi bằng tin nhắn Twitter từ Osaka, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20. Nội dung tin nhắn rất giản dị : "Sau một số cuộc họp rất quan trọng, gồm cuộc gặp chủ tịch Tập của Trung Quốc, tôi sẽ rời Nhật Bản đến Hàn Quốc cùng tổng thống Moon. Nếu chủ tịch Kim đọc thấy điều này, tội mong gặp ông ấy ở vùng biên giới/phi quân sự chỉ để bắt tay và chào hỏi" (nguyên văn tiếng Anh : just to shake his hand and say hello)

Phát biểu sau đó ít lâu với một số nhà báo, ông Trump còn khẳng định rằng ông thấy "không có vấn đề gì" khi cùng với ông Kim bước qua lãnh thổ Bắc Triều Tiên.

Lời mời của tổng thống Mỹ trên Twitter đã khiến các nhà quan sát bất ngờ, và nếu được ông Kim Jong-un chấp nhận, thì đấy đây sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa hai người, sau hai thượng đỉnh Singapore và Hà Nội.

Dẫu sao chính quyền Bình Nhưỡng đã có phản ứng nhanh chóng trước lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ. Hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA đã dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Choe Son Hui nói rằng đề nghị của ông Trump "rất thú vị", nhưng Bình Nhưỡng chưa nhận được thư mời chính thức.

Đối với bà Choe, nếu một cuộc họp diễn ra thì đó sẽ là "một cơ hội đầy ý nghĩa khác để làm sâu sắc thêm quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo và thúc đẩy quan hệ song phương".

Về phần mình, tổng thống Trump đã khẳng định rằng lời mời của ông mang tính tự phát, nhưng một số nhà quan sát đang tự hỏi là phải chăng chính quyền Mỹ đang chuẩn bị cho một sự kiện gì đó khi thấy là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bất ngờ bỏ buổi tiệc tối bế mạc hội nghị G20 mà không cho biết lý do.

Tổng thống Trump đã đến Seoul, thủ đô Hàn Quốc, vào tối nay 29/06. Theo kế hoach, ông sẽ có cuộc hội đàm với lãnh đạo nước chủ nhà vào ngày mai 30/06 trước khi trở về Mỹ. Vào năm 2017, ông Trump từng dự tính đến vùng này nhưng kế hoạch bị hủy do thời tiết xấu.

Trọng Nghĩa

******************

Trump đề nghị gặp Kim Jong-un cuối tuần này ở khu phi quân sự (VOA, 29/06/2019)

Tổng thng M Donald Trump đ ngh mt cuc gp g vào cui tun này vi lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un ti khu phi quân s (DMZ) gia hai min bc nam bán đo Triu Tiên vào ngày th By, và Triu Tiên nói cuc gp này s có ý nghĩa trong vic thăng tiến mối quan h nếu nó din ra.

banmondiem2

Tổng thng Donald Trump (trái) đng cnh Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in trong khuôn viên Dinh Ngói Xanh, tc dinh tng thng Hàn Quc, Seoul, Hàn Quc, ngày 29/6/2019.

Nếu ông Trump và ông Kim gp nhau, đây s là ln th ba ch sau hơn mt năm và bn tháng k t khi hi ngh thượng đnh ln th hai ca h đ v mà không đt tiến trin nào v nhng n lc ca M thúc ép Triu Tiên t b vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên nói mt cuc gp g vào cui tun gia ông Kim và ông Trump s "có ý nghĩa", mc dù chưa có đ xut chính thc.

Ông Trump đưa ra đ ngh gp ông Kim trong mt phát biu trên Twitter v chuyến đi ti Hàn Quc. Ông đáp xung đây vào ngày thứ By sau khi kết thúc Hi ngh thượng đnh G20 ti Osaka, Nht Bn.

"Trong khi ở đó, nếu Ch tch Kim ca Triu Tiên nhìn thy dòng tweet này, tôi s gp ông y ti biên gii/DMZ ch đ bt tay và nói xin chào (?) !" ông Trump nói, sau đó nói vi các phóng viên rằng li đ ngh ca ông là mt ý tưởng bt cht : "Tôi mi nghĩ ra sáng nay".

"Nếu ông y đó, chúng tôi s gp nhau trong hai phút, ch có th như vy thôi, nhưng vy cũng tt", ông nói, nói thêm rng ông và ông Kim "rt hp nhau".

Khoảng năm gi sau li đ ngh ca ông Trump, mt quan chc cao cp ca Triu Tiên cho biết mt hi ngh thượng đnh gia ông Trump và ông Kim ti DMZ s "có ý nghĩa" trong vic thăng tiến mi quan h.

"Chúng tôi xem đây là một gi ý rt thú v, nhưng chúng tôi chưa nhn được đ xut chính thc", Choe Son-hui, Phó b trưởng ngoi giao th nht ca Triu Tiên nói trong mt phát biu, theo thông tn xã nhà nước KCNA.

"Nếu mt hi ngh thượng đnh gia chắc chắn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triu Tiên và M din ra ti đường phân cách, như ý đnh ca Tng thống Trump, nó s là mt dp có ý nghĩa na đ làm sâu sc thêm mi quan h cá nhân gia hai nhà lãnh đo và thăng tiến quan h song phương", và Choe nói.

Đặc phái viên Hoa Kỳ Stephen Biegun ngày th Sáu cho biết M sn sàng t chc các cuc đàm phán mang tính xây dựng vi Triu Tiên đ thc hin theo đúng tha thun gii tr ht nhân mà hai nước đt được vào năm ngoái, B Ngoi giao Hàn Quc nói.

Cả hai bên đã đng ý thiết lp quan h mi và n lc tiến ti gii tr ht nhân bán đo Triu Tiên nhưng các cuộc đàm phán đã b đình tr vào tháng 2 do hai bên không thu hp được các khác bit gia các li kêu gi gii tr ht nhân ca M và đòi hi ca Triu Tiên d b chế tài.

Published in Châu Á
samedi, 02 mars 2019 17:03

Buôn chính trị và tờ báo nô

Vụ buôn chính trị của nhà buôn địa ốc và sự thảm hại của tờ báo nô

Ông ngoài ba mươi tuổi kế vị ông cha, trị vì đất nước 25 triệu dân, coi sức mạnh hạt nhân là sức mạnh của đất nước do ông cai trị và đó cũng là sức mạnh duy trì quyền lực cai trị cha truyền con nối của gia tộc ông. Bỏ mặc dân đói khổ, dồn tiềm lực đất nước, cố sống cố chết chế tạo vũ khí hạt nhân, ông đã biến đất nước có cây sâm quí thành xưởng sản xuất vũ khí thông thường và xưởng thực nghiệm mầy mò chế tạo vũ khí hạt nhân, biến đất nước tươi đẹp thành đất nước lầm than, nghèo khổ bậc nhật thế giới giữa kỉ nguyên văn minh tin học phồn vinh.

Thứ nhất sợ kẻ anh hùng

Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân.

trumpkim0

Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu đất nước giầu có, thành đạt nhất thế giới nhận ra rằng ông trẻ ngoài ba mươi tuổi trị vì đất nước 25 triệu dân kia chỉ là kẻ cố cùng liều thân.

Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu đất nước giầu có, thành đạt nhất thế giới nhận ra rằng ông trẻ ngoài ba mươi tuổi trị vì đất nước 25 triệu dân kia chỉ là kẻ cố cùng liều thân. Đến giống nòi ruột thịt của hắn, hắn còn coi rẻ. Hắn đã biến xứ sở tươi đẹp của hắn thành địa ngục đày đọa dân, thành pháp trường bắn giết dân, giết cả ông chú rể, giết cả anh trai cùng cha khác mẹ để bảo vệ quyền lực cai trị thì tính mạng cả loài người, sự sống của hành tinh với hắn cũng chỉ là số không. Kẻ cố cùng liều thân đó mà có vũ khí hạt nhân sẽ là thảm họa, là nỗi đe dọa từng giây từng phút cả loài người. Như kẻ đánh bom tự sát mang bom trong người đến đám đông kích nổ, kẻ cố cùng liều thân điên cuồng nhấn nút hạt nhân trước thì nước giầu hay nước nghèo phút chốc cũng biến thành tro bụi vũ trụ mà thôi.

Những người lãnh đạo đất nước giầu có trước ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đã bất lực trước sự lì lợm của kẻ cố cùng liều thân, để lại sự đối phó với kẻ cố cùng liều thân cho ông và để lại cái họa hạt nhân cho loài người. Chính trị quốc gia hay quốc tế thì cũng chỉ là những phi vụ kinh doanh mà thôi. Khó lường như kinh doanh địa ốc còn làm nên sự nghiệp lẫy lừng cho ông thì gã cố cùng liều thân kia chả là cái đinh gì. Chính kẻ cố cùng liều thân đang mang đến cho ông cơ hội làm nên sự nghệp chính trị tầm cỡ thế giới.

Bí quyết thành công của kinh doanh là nhạy bén phát hiện thời cơ và nắm lấy thời cơ. Thời cơ đến thì không thể bỏ qua. Kẻ cố cùng liều thân dù là ác quỉ, là đao phủ với 25 triệu dân nước hắn, dù hắn là tội phạm chiến tranh, là tai họa của loài người nhưng với nhà kinh doanh địa ốc thành đạt như ông, hắn sẽ là đối tác giúp ông làm nên sự nghiệp chính trị thế giới, hắn sẽ là bạn hàng lớn nhất của ông. Buôn có bạn, bán có phường. Không có bạn hàng thì sập tiệm ! 

Ông tóc vàng ngoài bảy mươi tuổi đứng đầu nhà nước dân chủ lâu đời nhất thế giới bỗng thấy ông độc tài phát xít giết người như giết kiến thân thiết như anh em, như đồng nghiệp. Ông đứng đầu đất nước giầu có đã giáp mặt lần đầu với ông cố cùng liều thân. Nhưng dường như mọi lời gạ gẫm đổi chác của ông ngoài bảy mươi tuổi cũng chưa làm nhụt được ý chí hạt nhân của ông trẻ ngoài ba mươi tuổi.

Lần này để lấy lòng bạn hàng, ông già tóc vàng mơn trớn gọi ông trẻ cố cùng liều thân là "ông bạn của tôi" rồi đánh tiếng : Này, từ bỏ tham vọng hạt nhân đi, tôi sẽ giúp đất nước ông bạn nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế, dân giầu, nước mạnh như cái slogan mà các ông gọi là khẩu hiệu được các ông đưa lên làm mục tiêu hướng tới từ mấy chục năm nay nhưng thực tế thì ngược lại, dân của các ông càng ngày càng đói khổ thêm, nước ông chỉ càng ngày càng kiệt quệ hơn.

Cường quốc kinh tế chỉ nghe nói đến đã sướng tai nhưng cường quốc kinh tế có giúp củng cố quyền lực cai trị của ta và con cháu ta nối dài mãi không ? Nước ta nghèo cũng do kẻ giầu có kia lôi kéo được cả thế giới vào cuộc cấm vận kinh tế ta. Cứ bỏ cấm vận kinh tế đi, ta khắc giầu có đâu cần phải dừng làm vũ khí hạt nhân. Nghe lời bắn tiếng của ông tóc vàng, ông cố cùng liều thân càng xác định chí ý hạt nhân mạnh mẽ hơn nhưng ông cũng nhận ra vụ kinh doanh chính trị của ông già tóc vàng và ông thấy có thể tham gia vào vụ kinh doanh không cần vốn liếng mà lãi khẳm. Ông cố cùng liều thân liền thông tin lại : Tôi rất quan tâm đến điều tốt đẹp ông vừa đưa ra. Chúng tôi sẵn sàng dừng chương trình hạt nhân đầy tham vọng của mình để đón nhận sự kì vọng còn lớn hơn : Sự trợ giúp quí giá của quí ông cho nền kinh tế của chúng tôi phát triển mạnh mẽ.

Cuộc gặp lần thứ hai giữa ông tóc vàng và ông cố cùng liều thân liền được gấp rút tiến hành. Việc đầu tiên là xác định nơi gặp. Với ông tóc vàng vốn thừa lòng tự tin thì nơi gặp không cần bận tâm. Cả thế giới là một thị trường, thị trường thương mại và thị trường chính trị. Nơi nào là thị trường, nơi đó nhà kinh doanh phải có mặt. Riêng ông cố cùng liều thân, kẻ mang sinh mạng con người ra làm trò chơi chính trị, kẻ không được thế giới văn minh chấp nhận thì nơi ông đến, nơi ông có mặt ngoài đất nước của ông, phải lựa chọn thận trọng, nghiêm ngặt. Tốt nhất là chọn đất nước có chế độ độc tài một đàng cầm quyền như đất nước ông, nơi có mạng lưới an ninh bịt bùng, dày đặc giám sát đến từng người dân. Người dân không thể tùy tiện biểu tình xua đuổi ông, đốt hình ông. Đáp ứng được tiêu chí khắt khe đó chỉ có Việt Nam. Việt Nam lại chỉ cách đất nước của ông cố cùng liều thân vẻn vẹn ba giờ máy bay, mươi giờ xe lửa. Còn lựa chọn nào tuyệt vời hơn.

Diễn giải đôi điều về ông tóc vàng Donald Trump và ông cố cùng liều thân Kim Jong-un và sự có mặt của hai ông ở Hà Nội để thấy rằng Hà Nội thực sự chỉ là sân khấu để cặp kép một già một trẻ thực hiện vở diễn gây vốn liếng chính trị, chỉ để tên tuổi ông già ngoài bảy mươi tuổi và ông trẻ tuổi ngoài ba mươi đi vào sự kiện chính trị thế giới, đi vào bộ nhớ của vài tỉ người khắp hành tinh chứ chẳng phải nhằm hòa giải xung đột thế giới gì cả.

Vở diễn chưa diễn ra, người đủ từng trải cũng đã biết kết quả hòa giải xung đột, kết quả loại bỏ hạt nhân ở xứ sở của cây sâm quí tất yếu chỉ là số không. Kẻ chỉ có vài dàn tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân đe dọa thế giới để chứng tỏ sự có mặt trên thế giới, để làm mình làm mẩy với thế giới, làm sao dám rời bỏ cái đã đưa mình lên tầm thế giới. Nhà kinh doanh có mặt trên đời chỉ để kinh doanh. Nhà kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp làm sao có vốn tư pháp để hòa giải dân sự, làm sao có vốn chính trị để hòa giải thế giới. Kinh doanh địa ốc mang lại tiền bạc để có tòa tháp Trump ở New York, có cả tòa tháp Trump ở Moscow, để Trump có mặt trong không gian. Có mặt trong không gian rồi, cần có mặt trong thời gian nữa mới thỏa khát vọng. Kinh doanh chính trị mang lại tiếng tăm để có mặt trong thời gian. Thế là đủ. Cần gì hòa với giải. Hơn nữa làm sao hòa giải được thế giới khi thế giới còn cộng sản, còn cội nguồn gây xung đột thế giới.

trumpkim000

Suốt gần nửa thế kỉ qua Việt Nam là một trung tâm xung đột giữa những giá trị nhân văn với bạo lực độc tài, nhưng tờ báo của một tổ chức chính trị chính thống vẫn chạy tít lớn chiếm nửa trang nhất với hàng chữ : Việt Nam trung tâm hòa giải xung đột quốc tế.

Hàng tỉ cặp mắt trên khắp hành tinh đổ dồn về Hà Nội dõi theo từng bước đi, từng cử chỉ, từng lời nói của cặp sao Trump – Kim nhưng không ai biết đến những sự việc nhà nước cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân đang diễn ra hàng ngày, không ai biết đến sự xung đột một mất một còn giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với người dân Hà Nội, với người dân Việt Nam. Cuộc xung đột đó còn quyết liệt gấp nhiều lần cuộc xung đột giữa Kim và thế giới văn minh. Và cuộc xung đột giữa người dân Việt Nam khát khao dân chủ, khát khao nhân quyền với nhà nước cộng sản đã bùng phát dữ dội trong suốt thời gian Trump và Kim có mặt ở Hà Nội.

Hàng tỉ cặp mắt trên khắp thế giới thấy rõ công an nhà nước cộng sản Việt Nam vũ trang đầy mình cùng xe bọc thép hiện đại giăng kín mọi ngả đường Trump và Kim đi qua nhưng không ai thấy những an ninh mật vụ giăng quân bịt bùng vây kín quanh nhà hàng trăm người dân ở Hà Nội và Sài Gòn, không cho người dân ra khỏi nhà, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người, từ khi Hà Nội chuẩn bị đón Trump và Kim. Những người dân Hà Nội, Sài Gòn bị an ninh mật vụ nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt quyền đi lại đều là những người lương thiện nói tiếng nói của con người đòi lại những giá trị làm người đã bị nhà nước cộng sản tước đoạt, đều là những công dân nói tiếng nói trách nhiệm với đất nước.

Nhà nước cộng sản thống trị toàn cõi Việt Nam đã gần nửa thế kỉ. Xung đột giữa nhà nước cộng sản với người dân Việt Nam ngày càng gay gắt. Nhà nước cộng sản đối phó xung đột với dân bằng công an, tòa án, nhà tù ngày càng tàn bạo, man rợ. Sự đối phó man rợ đó lại được thi thố rộng khắp trong suốt những ngày Trump và Kim có mặt ở Hà Nội. Điều này những nhà báo nước ngoài có thể không biết nhưng nhà báo trong nước không thê không biết.

Nhà nước cộng sản tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân cả nước suốt gần nửa thế kỉ qua. Nhà báo trong nước thì phải biết.

Nhà nước cộng sản xung đột với người dân ngày càng sâu sắc, gay gắt đã tạo ra hàng triệu dân oan, hàng ngàn người tù chính trị. Nhà báo trong nước thì phải biết.

Suốt gần nửa thế kỉ qua Việt Nam là một trung tâm xung đột giữa những giá trị nhân văn với bạo lực độc tài. Nhà báo trong nước thì phải biết.

Biết nhưng tờ báo của một tổ chức chính trị chính thống có lượng phát hành khá lớn vẫn chạy tít lớn chiếm nửa trang nhất hàng chữ lừa dối người đọc và nịnh bợ quyền lực : Việt Nam trung tâm hòa giải xung đột quốc tế.

Tờ báo nô thấp hèn như vậy nhưng vẫn có đông người đọc cho ta cay đắng nhận ra rằng : Còn quá nhiều dân nô nuôi những tờ báo nô và an phận với kiếp thân nô cộng sản như một định mệnh nghiệt ngã. Vì vậy nhà nước cộng sản dù đã bộc lộ đầy đủ sự thối nát, phản dân hại nước vẫn dai dẳng tồn tại. Vẫn dai dẳng tồn tại xung đột xã hội giữa nhà nước cộng sản độc tài với người dân. Chỉ khi người dân thức tỉnh không cam chịu kiếp thân nô, đứng lên giành những giá trị làm người, giành quyền làm chủ đất nước, loại bỏ cộng sản mới loại bỏ được xung đột xã hội gay gắt đã kéo dài suốt gần nửa thế kỉ qua.

Phạm Đình Trọng

(02/03/2019)

Published in Diễn đàn

Hoài nghi về thực tâm giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên (RFI, 02/07/2018)

Bình Nhưỡng tiếp tục làm giàu chất uranium để chế tạo vũ khí nguyên tử. Ngoài cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhiều cơ sở khác của Bắc Triều Tiên vẫn bí mật hoạt động. Căn cứ trên nhiều nguồn tin tình báo và các quan chức trong chính quyền Washington, truyền thông Mỹ liên tục tiết lộ những tin trên. Trong khi đó, tổng thống Trump một mực khẳng định tin tưởng vào tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không nghi ngờ cam kết của Kim Jong-un.

hatnhan1

Truyền hình Hàn Quốc loan tin về việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 24/05/2018. Reuters/Kim Hong-Ji

Ba tuần sau thượng đỉnh Singapore, Bình Nhưỡng vẫn chưa đưa ra lịch trình và những thể thức cụ thể giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một số dấu hiệu mà tình báo Hoa Kỳ thu thập được từ sau cuộc tiếp xúc lịch sử giữa Donald Trump và Kim Jong-un ngày 12/06/2018 cho thấy Bắc Triều Tiên vẫn bí mật triển khai các hoạt động chế tạo vũ khí nguyên tử và che giấu nhiều cơ sở hạt nhân khác ngoài hai địa điểm được nhắc tới nhiều là Yongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 100 cây số về hướng bắc và bãi thử Punggye Ri gần biên giới Trung Quốc - Nga.

Tình báo Mỹ : Bắc Triều Tiên không có ý định từ bỏ vũ khí nguyên tử

Sau khi trung tâm nghiên cứu rất có uy tín của Mỹ về Bắc Triều Tiên, 38 North, tiết lộ cơ sở hạt nhân Yongbyon vẫn tiếp tục được nâng cấp, đến lượt nhật báo Washington Post ấn bản ngày 30/06/2018 trích dẫn 4 quan chức Mỹ, tất cả đều xin giấu tên, cho biết họ đã được đọc hay được thông báo về báo cáo mới nhất liên quan hồ sơ nhậy cảm này.

Theo các nguồn tin trên, các giới chức Bắc Triều Tiên đang tìm cách đánh lừa Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân, tên lửa và các loại vũ khí Bình Nhưỡng đang có. Bắc Triều Tiên cũng tin tưởng rằng Hoa Kỳ "sẽ kém cảnh giác về các hoạt động nguyên tử" của chế độ Kim Jong-un.

Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng dường như Bắc Triều Tiên đang nắm giữ khoảng 65 tên lửa có trang bị đầu đạn hạt nhân, nhưng các giới chức ở Bình Nhưỡng lại đưa ra một con số thấp hơn rất nhiều.

Yếu tố thứ nhì được tờ báo uy tín này nêu bật là ngoài địa điểm Yongbyon, còn có nhiều cơ sở hạt nhân khác tại Bắc Triều Tiên như là cơ sở Kangson phía tây nam thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là những nơi sản xuất chất uranium được làm giàu và theo một báo cáo từ năm 2010, khối lượng uranium tại Kangson có thể còn "lớn gấp đôi so với ở Yongbyon".

Một ngày trước tờ Washington Post, đài truyền hình NBC cũng đã khẳng định rằng Bắc Triều Tiên sản xuất tại nhiều địa điểm được giấu kín chất uranium được làm giàu để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia David Albright, nguyên là thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc về vũ khí nguyên tử và là chủ tịch Viện Khoa Học và An Ninh Quốc Tế -Institute for Science and International Security, lo ngại trong các vòng đàm phán với Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ tập trung quá nhiều vào cơ sở hạt nhân ở Yongbyon mà xao nhãng với các cơ sở khác.

Liên quan tới cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên từng được lãnh đạo họ Kim tuyên bố với tổng thống Trump nhân thượng đỉnh Singapore, cũng NBC đánh giá Bình Nhưỡng có ý định đòi Mỹ "nhượng bộ được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhưng không thực lòng muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân".

Một quan chức Hoa Kỳ xin được giấu tên xác định với đài truyền hình NBC rằng "có những bằng chứng không thể chối cãi là phía Bắc Triều Tiên muốn đánh lừa Mỹ", cho dù là Bình Nhưỡng từ nhiều tháng qua đã ngưng hẳn các vụ thử bom nguyên tử và tên lửa đạn đạo.

Trước mắt Nhà Trắng chưa lên tiếng về những tiết lộ của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng cố vấn an ninh của tổng thống Trump, ông John Bolton trên đài truyền hình Fox News, ngày 01/07/2018, tuyên bố rằng "không một ai có mặt tại thượng đỉnh Singapore đã tỏ ra ngây thơ. Tổng thống Trump tuyên bố là ông sẽ không phạm phải sai lầm của những người tiền nhiệm". Lời lẽ này ngầm nhắm vào cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W.Bush, vì cả hai đã không ngăn cản được Bình Nhưỡng phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân.

Dù muốn hay không, tất cả những thông tin vừa nêu đang làm dấy lên mối nghi ngờ ngày càng lớn về thực tâm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được ông Kim Jong-un nêu lên ra trong buổi gặp gỡ đầu tiên và mang tính lịch sử với tổng thống của siêu cường số một thế giới.

Thanh Hà

*********************

Bolton : ''Đã có kế hoạch phá hủy hạt nhân Bắc Triều Tiên" (RFI, 02/07/2018)

Phát biểu trên truyền hình ngày 01/07/2018, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định Hoa Kỳ đã có kế hoạch phá hủy chương trình hạt nhân, hóa học và sinh học của Bắc Triều Tiên trong vòng một năm.

hatnhan2

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 24/02/2017 tại Oxon Hill. Reuters/Joshua Roberts

Tuyên bố này được ông John Bolton đưa ra trong khuôn khổ chương trình "Face the Nation" trên kênh truyền hình CBS. Cố vấn An ninh quốc gia nói,khi quyết định bước vào đàm phán về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, chính quyền Donald Trump ý thức là chế độ Bình Nhưỡng trong quá khứ đã không giữ lời hứa.

Ông khẳng định "Nhà Trắng biết rất rõ đâu là những rủi ro. Bắc Triều Tiên luôn sử dụng các cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian để tiếp tục theo đuổi các chương trình hạt nhân, hóa học, vũ khí sinh học và tên lửa đạn đạo".

Cố vấn an ninh cho biết thêm Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể sẽ sớm thảo luận với Bắc Triều Tiên về kế hoạch trên. Theo nguồn tin của Financial Times, ông Mike Pompeo sẽ đi Bình Nhưỡng trong tuần này.

Sau những tuyên bố trên của Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton, hãng tin Anh Reuters khẳng định chưa thể xác nhận dự án nói trên. Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, hôm qua, 01/07/2018, đặc sứ Hoa Kỳ Sung Kim đã có buổi trao đổi với thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, bà Choe Son-hui, tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm. Mục đích của cuộc gặp này rất có thể là để bàn thảo về chương trình chuyến công du Bắc Triều Tiên sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ.

Thụy My

*********************

Bắc Hàn gia tăng chế tạo vũ khí nguyên tử tại những nơi bí mật (CaliToday, 01/07/2018)

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin là Bắc Hàn đã gia tăng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất vũ khí nguyên tử tại nhiều căn cứ bí mật trong những tháng gần đây.

hatnhan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore - Ảnh : Reuters

Các cơ quan này tin là Kim Jong-un có thể tìm cách giấu giếm các nhà máy bí mật này trong lúc vẫn cố thương thuyết đòi Hoa Kỳ phải nhượng bộ thêm trong các cuộc đàm phán về vũ khí nguyên tử với chính phủ Trump.

Đánh giá của giới tình báo Hoa Kỳ có vẻ đã đi ngược lại các cảm giác lạc quan trong những bức điện Twitter của Tổng thống Trump, sau hội nghị Singapore hôm 12 tháng 6, nhất là câu ‘giờ đây không còn đe dọa về nguyên tử từ Bắc Hàn nữa, quý vị có thể ngủ ngon’

33333333333333333

Theo nguồn tin từ trên một chục nhân viên Mỹ biết chuyện thì CIA và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ khác không có cái nhìn lạc quan của Tổng thống Trump. Họ vẫn xem chính thể Bình Nhưỡng khá ngoan cố trong lúc đàm phán, vẫn cố bám vào kho vũ khí nguyên tử của họ, xem đây như chuyện sống còn cho họ.

Tòa Bạch Ốc hôm thứ bảy 30/6 không trả lời ngay lập tức câu hỏi mà báo chí gọi vào về vấn đề này.

Theo đánh giá của giới tình báo mà 5 nhân viên biết chuyện cho hay, từ vài tháng qua, dù hai bên đã bắt đầu thảo luận ngoại giao, Bắc Hàn vẫn gia tăng nhịp độ sản xuất uranium tinh chế dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử.

Trong bản tuyên bố chung mà Tổng thống Trump và Kim Jong-un ký vào sau hội nghị Singapore, có đề cập đến vấn đề giải trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên, nhưng rất mơ hồ. Một viên chức Mỹ cho hay : "Bắc Hàn đang tìm cách che dấu chúng ta nhiều chuyện, như họ đã làm từ khá lâu trong quá khứ rồi"

Đào Nguyên

Published in Châu Á

Tổng thống Mỹ nêu khả năng dời thượng đỉnh với Kim Jong-un (RFI, 23/05/2018)

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên ở Singapore, rất có thể sẽ không diễn ra vào ngày 12/06 như dự kiến. Đón tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Ba, 22/05/2018 tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ tuyên bố không loại trừ khả năng ngày gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ bị dời lại. Donald Trump gián tiếp cáo buộc Bắc Kinh cản trở.

sommet1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) trả lời báo chí khi tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jea In, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22 Reuters/Kevin Lamarque

Từ văn phòng Bầu Dục, khi tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 22/05/2018, tổng thống Donald Trump nhìn nhận Kim Jong-un là một người "nghiêm túc", thật tâm muốn phi hạt nhân hóa. Chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa cam kết bảo đảm an toàn cho lãnh đạo Bình Nhưỡng và một tương lai tươi sáng cho Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un sẽ an toàn, đất nước sẽ phồn vinh và trong 25 hay 50 năm tới đây, Kim có thể nhìn lại quá khứ và hãnh diện về những gì đã làm cho Bắc Triều Tiên và cho thế giới.

Tuy nhiên, theo AFP, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump công khai nói đến khả năng dời cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên : Nếu một số điều kiện do Mỹ đưa ra không được thỏa mãn thì thượng đỉnh có thể phải tổ chức vào một ngày khác.

Đâu là yếu tố gây ra bất trắc này ? Một cách khéo léo, tế nhị, tổng thống Mỹ giải thích như sau :

"Tôi muốn nói như thế này, tôi rất thất vọng về cuộc gặp của Kim Jong-un với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau cuộc gặp này, thái độ của Kim thay đổi. Điều làm tôi không thích, không hài lòng là hành động can thiệp của Trung Quốc. Tuy vậy, tôi hy vọng rằng sự thực không phải như thế. Tôi có giao hảo tốt với Tập chủ tịch, ông ấy là bạn của tôi. Tôi rất mến ông ấy và ông ấy mến tôi. Tôi đã sống hai ngày đẹp nhất trong đời tại Trung Quốc. Tôi cho rằng trong lịch sử, chưa một ai được đối đãi trọng hậu như thế. Thế mà, sau lần viếng thăm lần thứ hai của Kim Jong-un tại Trung Quốc thì xảy ra biến chuyển. Chủ tịch Trung Quốc là một tay cao cờ, đẳng cấp quốc tế. Cũng rất có thể là không có chuyện gì xảy ra nhưng (rõ ràng) là Bắc Triều Tiên đã thay đổi thái độ sau khi Kim gặp lại Tập chủ tịch. Tôi có thể nói rằng tôi không hài lòng chuyện đổi thay này".

Moon Jae-in : hãy đi tới…

Về phía Hàn Quốc, trong cuộc gặp tổng thống Donald Trump ngày 22/06, tổng thống Moon Jae-in tuyên bố chia sẻ thái độ hoài nghi của đồng nhiệm Mỹ nhưng ông khẳng định "phải tiếp tục đi tới, muốn thành công thì không thể buông tay trước khó khăn". Theo tổng thống Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên "vẫn giữ nguyên thái độ căn bản" trong việc tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều, do vậy, Hoa Kỳ nên tiếp tục chuẩn bị hội nghị.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết thêm hai tổng thống đã thảo luận về phương án ba nước Mỹ-Hàn Quốc-Bắc Triều Tiên tuyên bố chiến tranh 1950-1953 chính thức kết thúc mà nội dung đã được hai miền Nam Bắc ghi vào bản Tuyên bố Bàn Môn Điếm 27/04/ 2018.

Tú Anh

*********************

Mỹ, Hàn cố cứu vãn cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim (VOA, 23/05/2018)

Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang làm vic tích cc đ cuc hp thượng đnh gia Hoa Kỳ và Triu Tiên vn s din ra k c sau khi Tng thng Donald Trump đt ngt nói "rt có thể" cuc gp s không din ra như kế hoch. Cuc gp thượng đnh d kiến din ra ngày 12/6 Singapore.

sommet2

Hai tổng thng M, Hàn gp nhau ti Tòa Bch c hôm 22/5

Các quan chức M cho biết các hot đng chun b vn đang được tiến hành. "Chúng tôi vn đang xúc tiến", Ngoi trưởng Mike Pompeo phát biu.

Ông Trump nói ông Kim đã không đáp ứng "mt s điu kin" v cuc gp thượng đnh. Nhưng ông Trump cũng cho biết ông tin rng ông Kim "nghiêm túc" v đàm phán, và lãnh đo Hàn Quc Moon Jae-in bày t "hoàn toàn tin tưởng" vào kh năng ca ông Trump trong vic t chức cuộc gp thượng đnh và mang li hòa bình.

Ông Trump đã tỏ ý là cuc gp thượng đnh có th b hoãn thay vì b hy : "Nó có th không din ra vào ngày 12/6, nhưng vn có cơ hi ln đ cuc gp din ra".

Ông Trump không nêu chi tiết nhng điu kin mà ông đã đặt ra cho ông Kim, nhưng nói rng nếu nhng điu kin đó không được đáp ng, "chúng tôi s không gp nha". Người phát ngôn ca ông, bà Sarah Huckabee Sanders, gii thích rng điu mà ông Trump mun đ cp là cam kết ca ông Kim s tho lun nghiêm túc về vic phi ht nhân hóa.

Ông Trump bày tỏ nghi ng rng thái đ và li l hung hăng gn đây ca Triu Tiên là do nh hưởng t chuyến đi bt ng ca ông Kim đến thăm Trung Quc cách đây hai tun.

Ông Trump khuyến khích ông Kim hãy tp trung vào các cơ hi do cuộc gp mang li và đi đến mt tha thun đ t b chương trình ht nhân ca Triu Tiên. Ông cam kết không nhng đm bo an toàn cá nhân cho ông Kim mà còn d đoán v s hi sinh kinh tế Triu Tiên.

"Tôi sẽ đm bo s an toàn cho ông, đúng thế", ông Trump nói, lưu ý rng li ha đó đi kèm điu kin là phi có tha thun đ phi ht nhân hóa hoàn toàn, mt cách có th được kim chng và không th đo ngược. Ông Trump phát biu rng nếu đt được tha thun như vy, Trung Quc, Nht Bn và Hàn Quc s đu nhng khon tin ln đ "làm cho Triu Tiên vĩ đi".

******************

Hủy bãi thử hạt nhân : Nhân nhượng "rẻ" nhất của Bắc Triều Tiên (RFI, 23/05/2018)

Với việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri dưới sự chứng kiến của phóng viên ngoại quốc, Bắc Triều Tiên muốn chứng tỏ với thế giới rằng họ thực tâm giải trừ vũ khí nguyên tử. Nhưng thật ra đây là một cử chỉ nhân nhượng ít "hao tốn" hơn cả và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

sommet3

Ảnh vệ tinh chụp cơ sở thử hạt nhân Punggye-Ri của Bắc Triều Tiên (chụp ngày 14/05/2018) Reuters

Các cuộc thử nghiệm được thực hiện tại Punggye-ri đã cho thấy những tiến bộ nhanh chóng của chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, đặc biệt kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011. Ông đã đích thân giám sát 4 cuộc thử nghiệm hạt nhân. Cuộc thử nghiệm cuối cùng vào ngày 03/09/2017 có cường độ lên tới 250 kilotonne, tức là mạnh hơn gấp 16 lần cường độ của quả bom mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945.

Nhưng do nằm gần biên giới Trung Quốc, nên bãi thử Punggye-ri ngày càng gây lo ngại cho Bắc Kinh. Vụ thử lần thứ sáu đã gây ra một trận động đất làm rung chuyển cả khu vực bên kia biên giới, khiến nhiều người dân Trung Quốc ở đó hoảng sợ.

Bên cạnh đó là mối quan ngại về ô nhiễm phóng xạ đối với toàn khu vực biên giới, theo cảnh báo của các nhà khoa học Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho thấy là vụ thử hạt nhân cuối cùng dường như đã làm sập các đường hầm của bãi thử.

Theo hãng tin AFP, một số người bi quan thì cho rằng Punggye-ri không còn sử dụng được nữa, cho nên việc phá hủy bãi thử hạt nhân này chỉ là một sự nhân nhượng "bề ngoài". Những người khác thì thẩm định rằng Bình Nhưỡng nay đã nắm được những kiến thức và công nghệ cần thiết sau khi tiến hành các vụ thử hạt nhân tại đây. Chuyên gia Go Myong Huyn, Viện Nghiên cứu Chính trị Asan, giải thích : "Họ đã thu thập các dữ liệu cần thiết trong sáu vụ thử hạt nhân. Trừ phi họ tiêu hủy luôn cả các dữ liệu đó, ta có thể nghi ngờ về tầm quan trọng của việc phá hủy một bãi thử hạt nhân nay đã quá hạn".

Nhưng đối với chuyên gia Jeffrey Lewis, Viện Nghiên cứu Chiến lược Middlebury, không có yếu tố nào cho phép khẳng định là Punggye-ri không còn sử dụng được nữa. Theo ông, việc phá hủy Punggye-ri không phải là nhằm dẹp bỏ một bãi thử đã hư hại.

Các nhà phân tích của trang web "38 North", được hãng tin Bloomberg trích dẫn,cũng cho rằng trong 3 đường hầm của Punggye-ri, chỉ có đường hầm ở phía bắc là hư hại nặng, còn đường hầm phía nam và phía tây vẫn còn chịu được các vụ nổ. Như vậy, họ xác nhận khẳng định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rằng hai đường hầm của bãi thử này vẫn còn tốt.

Cho dù tình trạng của Punggye-ri hiện nay là như thế nào, việc phá hủy bãi thử hạt nhân không phải là không thể đảo ngược được. Nói cách khác, Bắc Triều Tiên hoàn toàn có thể xây dựng lại những phần bị phá hủy, giống như họ đã làm với cơ sở hạt nhân Yongbyon. Hãng tin Bloomberg nhắc lại rằng, cách đây một thập niên, khi đàm phán với Mỹ, lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il đã cho phá sập tháp làm nguội của Yongbyon. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, Bình Nhưỡng đã lắp ráp lại toàn bộ lò phản ứng nhằm sản xuất chất plutonium dùng để chế tạo vũ khí. Cho nên, nhiều chuyên gia về giải trừ vũ khí nay tỏ vẻ rất thận trọng về việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri.

Đó là chưa kể Bắc Triều Tiên dường như còn có nhiều hệ thống ngầm khác có thể dùng làm bãi thử hạt nhân. Mà Bình Nhưỡng đâu cần phải thử trong đường hầm mới. tháng 9 năm ngoái, chính Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã nêu khả năng là nước này có thể cho nổ thử một quả bom nhiệt hạch bên trên Thái Bình Dương !

Thanh Phương

*********************

Bắc Triều Tiên chuẩn bị phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri (RFI, 23/05/2018)

Hôm 23/05/2018, hàng chục phóng viên ngoại quốc, trong đó có phóng viên Mỹ và Hàn Quốc, đã được đưa đến tận nơi để chứng kiến việc phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Bắc Triều Tiên. Qua hành động này, Bình Nhưỡng muốn thể hiện thiện chí trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên, cho dù tổng thống Donald Trump vừa nêu lên khả năng là thượng đỉnh này không thể diễn ra.

sommet4

Các nhà báo Hàn Quốc tại Seoul lên đường đến bãi thử nghiệm hạt nhân Bắc Triều Tiên Punggye-ri, ngày 23/05/2018. News1 via Reuters

Vào tháng trước, Bắc Triều Tiên đã loan báo sẽ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri, nơi mà họ đã tiến hành tổng cộng 6 vụ thử nguyên tử. Washington đã hoan nghênh thông báo này. Việc phá hủy sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ hôm nay đến thứ Sáu, tùy theo điều kiện thời tiết.

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình :

"Khoảng 30 phóng viên, trong đó có các phóng viên Mỹ và Hàn Quốc, đã được Bắc Triều Tiên mời đến chứng kiến vụ nổ sẽ làm sập các đường hầm của bãi thử hạt nhân Punggye-ri mà báo chí quốc tế vẫn nói đến nhiều. Nằm ở miền đông bắc Bắc Triều Tiên, đây là nơi mà chế độ Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân từ năm 2006 cho đến năm ngoái.

Nhưng các nhà báo này bị kiểm soát rất chặt chẽ và họ không thể nào tiến hành một cuộc điều tra thật sự. Ngay khi vừa đặt chân đến sân bay Wonsan, họ đã bị tạm giữ điện thoại vệ tinh và các máy đo phóng xạ, theo lời kể của một phóng viên kênh truyền hình Anh Skynews. Một quan chức Bắc Triều Tiên khẳng định các máy đo phóng xạ là không cần thiết, vì địa điểm này "hoàn toàn an toàn".

Bãi thử hạt nhân nằm trên vùng núi non hiểm trở, phải đi bằng xe và bằng tàu mất 15 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Vấn đề là không có một chuyên gia nguyên tử nào được mời đến. Theo các nhà phân tích, khi cho phá sập đường hầm, chế độ Bình Nhưỡng cũng tiêu hủy luôn các bằng chứng của những vụ thử hạt nhân trước đây tại địa điểm này.

Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên trước hết muốn sự kiện hôm nay mang tính biểu tượng mạnh, cho nên mới có sự hiện diện của các ống kính truyền hình toàn thế giới".

Về quan hệ liên Triều, một phát ngôn viên chính phủ Hàn Quốc hôm qua thông báo là các cuộc thảo luận cấp cao giữa Seoul với Bình Nhưỡng rất có thể sẽ được mở lại sau ngày 25/05 và sau khi kết thúc các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Trump nói sẵn lòng gặp Kim trong cuộc gặp mặt đầu tiên từ trước tới nay (VOA, 09/03/2018)

Tổng thng Donald Trump hôm th Năm nói ông sn lòng gp g lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un trong hi ngh thượng đnh M-Triu Tiên đầu tiên, đánh du mt din biến có th là mt bước đt phá đy kch tính trong căng thng ht nhân vi Bình Nhưỡng.

hai1

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un và Tng thng M Donald Trump

Ông Kim đã cam kết "gii tr ht nhân" và đình ch các cuc th nghim ht nhân hoc phi đn, Trưởng Văn phòng An ninh Quc gia ca Hàn Quốc, Chung Eui-yong, nói vi các phóng viên ti Nhà Trng sau khi báo cáo vi ông Trump v cuc hp ca các quan chc Hàn Quc vi ông Kim hôm th Hai.

"Một cuc gp g đang được lên kế hoch", ông Trump tweet sau khi nói chuyn vi ông Chung, người loan báo ông Trump tỏ ý sn sàng ngi xung vi Kim trong mt din biến mà có th s là canh bc chính sách đi ngoi ln nht ca ông k t khi nhm chc.

Ông Chung cho biết ông Trump, đáp li li mi ca ông Kim, đã đng ý gp mt vào tháng 5, và mt quan chc cấp cao ca M sau đó nói rng vic này có th xy ra "ch trong vòng vài tháng, vi thi đim và đa đim chính xác s được n đnh".

Ông Trump trước đó đã nói ông sn lòng gp ông Kim trong hoàn cnh phù hp nhưng đã nói rng khi đó chưa phi lúc đ hi đàm. Ông đã chế giu Ngoi trưởng M Rex Tillerson hi tháng 10 là "lãng phí thi gian ca mình" tìm cách hi đàm vi Triu Tiên.

Trước đó trong ngày th Năm, ông Tillerson nói trong mt chuyến công du Châu Phi rng dù "các cuc hi đàm v các cuc hi đàm" có thể xy ra vi Bình Nhưỡng, song đàm phán gii tr ht nhân dường như vn còn là mt chng đường dài.

"Kim Jong-un nói về gii tr ht nhân vi các Đi din Hàn Quc, không ch là đình ch", ông Trump nói trên Twitter ti th Năm. "Thêm na, Triu Tiên sẽ không th nghim phi đn trong thi gian này".

Ông Trump nói thêm : "Đang đạt được nhng tiến b to ln, nhưng các chế tài s vn gi nguyên cho đến khi đt được tha thun".

******************

Tổng thống Donald Trump sắp gặp lãnh tụ Bắc Hàn (RFA, 09/03/2018)

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phải mất vài tuần để chuẩn bị.

hai2

Bảng điện tử thể hiện tin Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp lãnh tụ Băc Hàn Kim Jong-un. Hình chụp ở Tokyo ngày 9/3/2018 - AFP

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết hôm thứ Sáu, 9/3/2018, trong chuyến thăm Djibouti và khẳng định thêm quyết định trên được đưa ra bởi chính tổng thống Donald Trump.

Hôm thứ năm ngày 8/3, Tổng thống Trump cho biết ông đã sẵn sàng cho cuộc gặp trực tiếp với lãnh tụ Kim Jong-un. Đây được coi là một bước đột phá trong việc giảm căng thẳng bán đảo Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Cũng trong ngày thứ năm 8/3, sau cuộc gặp với lãnh tụ Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng, ông Chung Eui-yong, người đứng đầu văn phòng An ninh Quốc gia của Nam Hàn cho biết lãnh tụ Bắc Hàn cam kết sẽ phi hạt nhân hóa và ngưng việc thử nghiệm tên lửa cũng như hạt nhân.

Phản ứng trước sự việc này, tại Bắc Kinh hôm thứ Năm 8/3, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị lên tiếng kêu gọi Mỹ và Bắc Hàn tiến hành các cuộc hội đàm càng sớm càng tốt, và cảnh báo rằng mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ.

******************

Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau 'sớm nhất có thể' (BBC, 09/03/2018)

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào tháng Năm để 'đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa vĩnh viễn'.

hai3

Chưa có tổng thống Hoa Kỳ nào từng đàm phán với một lãnh đạo Bắc Hàn

Tin mới nhất cho hay Trung Quốc "hoan nghênh tín hiệu tích cực" từ cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra giữa lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Bắc Hàn.

Các quan chức Hàn Quốc hiện đang ở Washington, được cho là chuyển tận tay thư mời của lãnh đạo Bắc Hàn tới ông Trump, đưa ra thông báo gây sốc này.

Ông Kim cũng cam kết 'phi hạt nhân hóa' và ngưng thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui-yong cho báo giới biết tại Nhà Trắng tối 8/3.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng các cuộc đàm phán như vậy thường là kết quả của nhiều năm ngoại giao thận trọng, do đó vẫn hoài nghi những gì mà cuộc họp được dàn xếp nhanh chóng có thể đạt được.

Cuộc gặp chưa từng có

Không có tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm nào từng đàm phán với một nhà lãnh đạo Bắc Hàn mà chỉ nhiều lần nỗ lực buộc nước này phi hạt nhân hóa.

Phóng viên BBC tại Seoul, Laura Bicker nói rằng điều quan trọng cần lưu ý là Bắc Hàn chưa tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, mà mới chỉ cam kết sẽ thực hiện.

Cũng chưa rõ Bắc Hàn yêu cầu những gì để đổi lấy cuộc đàm phán này.

Nhưng Kim Jong-un đã ghi điểm về mặt tuyên truyền, bà Laura bình luận.

Ông Trump cũng sẽ cảm thấy như một người chiến thắng, với những chính sách quyết liệt được cho là giúp đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán.

hai4

Các cuộc tập trận thường nhiên của Hoa Kỳ và Hàn Quốc khiến Bắc Hàn giận giữ

Ông Trump từng nhiều lần hạ thấp Kim Jong-un, và năm ngoái đe doạ ông Kim 'với sự giận giữ chưa từng thấy' nếu ông này tiếp tục đe dọa nước Mỹ. Thời điểm đó ông Trump cũng nói sẽ 'không có chuyện đàm phán với Bắc Hàn.'

Phái đoàn cấp cao Hàn Quốc vừa có những cuộc họp chưa có tiền lệ với ông Kim ở Bình Nhưỡng đầu tuần này sau Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc, sau đó họ đến Mỹ để trình bày tình hình với Tổng thống Trump.

Ông Trump cho rằng đây là "tiến bộ to lớn" nhưng vẫn sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cho tới khi thỏa thuận được ký kết.

Theo Matthew Carney viết trên ABCNews (9/03), cuộc hội đàm Trum - Kim sẽ được Trung Quốc chào đón vì mục tiêu của Bắc Kinh là giữ chế độ ở Bình Nhưỡng và tình trạng hiện hữu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong dư luận ở Châu Á cho rằng Bắc Kinh không kiểm soát được tiến trình hội đàm Mỹ - Triều.

Còn về phía Bắc Hàn, viết trên BBC Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng Việt Nam Cộng Hòa từng theo dõi Hòa đàm Paris tin rằng ông Kim Jong-un thực hiện một kế hoạch có từ đời cha và ông.

Về các vụ thử hỏa tiễn, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng viết :

"Ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ. Vậy ông ta theo đuổi mục tiêu gây áp lực tối đa là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại 'Nhà Kim' đã đưa ra để thống nhất đất nước".

***********************

Các bên lạc quan thận trọng về thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên (VOA, 09/03/2018)

Việc Tng thng M Donald Trump bt ng đng ý gp lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un Bình Nhưỡng "vào khong tháng Năm" đ tho lun vic chm dt chương trình hạt nhân ca Triu Tiên được đón nhn bng thái đ lc quan thn trng xen ln hoài nghi.

hai5

Giám đốc an ninh quc gia Hàn Quc thông báo vn tt cho Tng thng M v vn đ Triu Tiên, 8/3/2018.

Ông Chung Eui-yong, Giám đốc Văn phòng An ninh Quc gia Hàn Quc, loan báo tha thun vào ti th Năm 8/3. Ông có mt Washington đ thông báo tóm tt vi ông Trump và các quan chức Tòa Bch c v tiến b ngoi giao đt được trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hi đu tun. Ông cũng chuyn li mi do lãnh t Triu Tiên nói ming ti Tng thng Hoa Kỳ.

"Tổng thng Trump đánh giá cao bui làm vic vi các gii chc Hàn quốc và nói s gp ông Kim Jong-un vào khong tháng 5 đ đt gii pháp phi ht nhân hóa vĩnh vin", ông Chung cho hay.

Ông Chung cũng cho biết lãnh t Triu Tiêns không phn đi vic M và Hàn Quc ni li các cuc tp trn chung, d kiến s bt đu vào tháng 4.

Đánh giá về nhng chuyn đng mi nht liên quan đến vn đ ht nhân Triu Tiên, Thượng ngh sĩ M Lindsey Graham nói : "Sau nhiu cuc tho lun vi Tng thng Trump, tôi tin chc rng lp trường mnh m ca ông chng Triu Tiên và s hung hăng v hạt nhân ca h rt cuc đã mang li cho chúng ta hy vng tt nht trong nhiu thp k đ có th gii quyết mi đe da này mt cách hòa bình. Tôi không ngây thơ.Tôi hiu rng nếu quá kh là mt ch du v tương lai, thì có l Triu Tiên s ch nói suông ch không hành đng".

Tuy nhiên, ông Graham cảnh cáo Triu Tiên rng "điu xu nht" mà nước này có th làm khi gp g ông Trump là "tìm cách chơi x ông y". Thượng ngh sĩ Graham nhn mnh : "Nếu các người làm điu đó, đy cũng s là du chm hết đi vi các người và chế đ của các người".

Ông Robert Gallucci, trưởng đoàn đàm phán ca M trong cuc khng hong ht nhân Triu Tiên năm 1994, nói li mi ca Triu Tiên là mt "din biến đáng ngc nhiên và đáng hoan nghênh". Ông nói thêm : "Nếu các đi din ca hai chính ph có th gặp nhau, và sau rt là mt cuc hp thượng đnh được t chc, điu đó th hin tiến b ln trong vic gim căng thng và nguy cơ chiến tranh".

Ông Daniel Russell, cựu tr lý ngoi trưởng M đc trách Đông Á và Thái Bình Dương, nói : "Điu mi m không phi là lời đ ngh, mà là li hi đáp". Ông nói Triu Tiên "trong nhiu năm đã đ ngh tng thng Hoa Kỳ hãy đích thân làm vic vi các lãnh t Triu Tiên vi tư cách hai cường quc ht nhân bình đng làm vic vi nhau".

Ông Takashi Kawakami, Chủ tch Vin Thế gii hc, Đi hc Takushoku Tokyo, nhn đnh : "Tôi nghĩ M s ch xem cuc hi đàm Bc-Nam din ra vào tháng 4 ra sao trước khi đưa ra quyết đnh cui cùng, liu có gp [Triu Tiên] hay không. Tôi d đoán s có ba kch bn có th xy ra. Mt là Triu Tiên sẽ đng ý phi ht nhân hóa. Hai là Triu Tiên s đng ý vi Hoa Kỳ v đình ch và gi nguyên trng chương trình ht nhân. Và ba, là rút li cách tiếp cn ca h và quay li vi vic phóng tên la. Trong các kch bn đó, tôi thy kch bn th hai là có khả năng din ra nht, đi kèm là vic Nht kêu gi tiếp tc gây áp lc b gt ra bên l".

Cách tiếp cn "áp lc ti đa" ca ông Trump đã lãnh đo các n lc quc tế nhm áp đt các bin pháp trng pht nng n vào năm 2017, gm cm Triu Tiên xut khu than, quặng st, qun áo và hi sn tr giá hàng t đôla. Chính quyn ông Trump cũng nhn mnh h sn sàng s dng sc mnh quân s, nếu cn, đ loi b mi đe da ht nhân.

*****************

Ngoại giao : Bước đi hoàn hảo của Bắc Triều Tiên (RFI, 09/03/2018)

hai6

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (thứ ba từ trái qua) và phái đoàn Hàn Quốc, tại Bình Nhưỡng, ngày 06/03/2018. Yonhap via Reuters

Trong cuộc gặp các đặc sứ Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng ngày thứ Ba 06/03, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đề nghị tổ chức thượng đỉnh Hàn - Triều vào tháng 4 tới đây, đồng thời cho biết sẵn sàng đối thoại với Mỹ về hồ sơ hạt nhân.

Chuyên gia Théo Clément, trên trang mạng Asialyst ngày 07/03/2018 nhìn lại từng bước đi ngoại giao của Kim Jong-un và đưa ra đánh giá về "Thượng đỉnh Liên Triều : Bước đi hoàn hảo của Bình Nhưỡng". RFI xin giới thiệu bài viết.

Ngay cả những pháp sư Triều Tiên có lẽ cũng không thể đoán trước được tình hình đảo ngược nhanh như vậy. Chỉ trong vòng có vài tháng, các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng cất vào tủ bộ quân phục và khoác lên người bộ Âu phục để ngồi đàm phán cùng với Seoul.

Sự thay đổi ngoạn mục này, theo ông Théo Clement, đó là do những tính toán chiến lược của Bình Nhưỡng. Không những Bắc Triều Tiên dứt khoát muốn chứng tỏ nước này là một tác nhân hoàn toàn có lý trí, mà còn có đủ khả năng dàn dựng và làm chủ các bước đi ngoại giao.

Thế Vận Hội Mùa Đông : Cơ hội "ngàn vàng" ?

Trước hết, Bắc Triều Tiên chủ động đưa ra sáng kiến ngoại giao. Bài diễn văn đầu năm của ông Kim Jong-un là nền tảng cho sự hâm nóng đột ngột quan hệ liên Triều. Tận dụng lúc chuyển giao năm mới, "lãnh đạo Tối cao" đặc biệt giải thích rằng nếu như khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên là có thể đưa vào tác chiến -điều mà giới chuyên gia vẫn còn nghi ngờ - thì Thế Vận Hội mang đến một cơ hội tốt để nối lại liên hệ với các "đồng bào" phía Nam.

Tổng thống Moon Jae-in vì thế mà khó có thể từ chối đề nghị của Bình Nhưỡng. Sự xích lại gần Bắc Triều Tiên không chỉ là một trong những lời hứa lúc vận động tranh cử tổng thống Hàn Quốc, mà đây còn là một sự bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Mùa Đông, mà ông gọi là "Thế Vận Hòa Bình".

Hơn nữa, miền Bắc cũng rất khôn khéo trong việc thành lập những phái đoàn khác nhau gởi đến miền Nam trong suốt mùa thế vận. Điều đó cho phép Bình Nhưỡng chứng minh được sự thành tâm về những cam kết của mình với Seoul, đồng thời gợi mở trong công chúng Hàn một ý tưởng chắc chắn là ít định kiến hơn về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (RPDC).

Nhất là việc cử ông Kim Yong-nam, người đứng đầu chính phủ - cho dù đây chỉ là chức danh hình thức, là một nước đi đặc biệt tinh tế. Khi làm việc này, Bình Nhưỡng đã thể hiện rõ ý đồ tận dụng sự hâm nóng này để đề cập đến những chủ đề khác nhạy cảm và quan trọng hơn là việc trao đổi các đoàn nghệ thuật và thể thao.

Nụ cười và nước mắt

Tại Thế Vận Hội lần này, người ta còn được chứng kiến những hình ảnh tương phản. Giọt nước mắt xúc động của ông Kim Yong-nam khi nhìn thấy đoàn vận động viên hai miền Nam - Bắc diễu hành chung với dưới lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất.

Hay gương mặt lạnh lùng của phó tổng thống Mỹ Mike Pence với các đại biểu trong phái đoàn Bình Nhưỡng cũng như khi đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên diễu hành qua lễ đài.

Nhưng chính Kim Yo-jong, em gái út của lãnh đạo Kim Jong-un mới là người đánh dấu tâm trí của giới quan sát. Mọi ống kính trên thế giới đều như tập trung vào người phụ nữ có nụ cười rạng rỡ, tân thời, thể hiện quyền lực và cương nghị.

Chính cô mới là người tận tay trao cho tổng thống Hàn Quốc bức thư của anh trai, mời ông đến thăm Bình Nhưỡng để tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều như dưới thời chính sách "ngoại giao Vầng Thái Dương" giai đoạn 1998 - 2008.

Phi hạt nhân hóa ư ?

Tác giả nhắc lại chính trong giai đoạn "Vầng Thái Dương" mà một loạt các dự án xích lại gần nhau giữa hai miền đã được thiết lập : Thành lập tổ hợp công nghiệp Kaesong, khánh thành đặc khu du lịch trên dãy núi Kim Cương (Kumgang), thu hút hàng triệu người Hàn Quốc đến tận năm 2008.

Thế nhưng, cũng chính trong giai đoạn này, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006. Điều này cho thấy rõ hơn những mâu thuẫn khác nhau trong các tính toán chiến lược và chính trị của Bình Nhưỡng.

Cho dù chính phủ Hàn Quốc hiện nay có vẻ muốn nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul vẫn là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ vốn tỏ ra không mấy lạc quan về các kết quả có thể đạt được qua việc nối lại đối thoại liên Triều.

Do vậy, từ Barack Obama cho đến Donald Trump, nước Mỹ tỏ ra rất ngần ngại tiến hành đàm phán với Bắc Triều Tiên chừng nào mà Bình Nhưỡng vẫn từ chối chấm dứt chương trình hạt nhân. Trong nhiều năm trời, chính sách ngoại giao quá cứng nhắc đó chỉ "có ích" là giúp đổ lỗi cho Bắc Triều Tiên, vốn dĩ nhiều lần khẳng định là không từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân.

Thế nhưng, thông tin mà các đặc sứ Hàn Quốc mang về sau chuyến đi Bình Nhưỡng ngày 05 và 06/03/2018 lại hoàn toàn không phải như thế. Chính bản thân Kim Jong-un dường như đã khẳng định : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên rất có thể đi đến giải trừ hạt nhân nếu các điều kiện an ninh được hội đủ.

Và điều còn gây ngạc nhiên hơn là Kim Jong-un còn tỏ ra tương đối thông cảm về những cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn, vốn được dời lại cho đến tháng 4 do Thế Vận Hội Mùa Đông. Thường xuyên bị tố cáo như là một cuộc tổng dượt chuẩn bị xâm lược quân sự Bắc Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng rất thù ghét những cuộc tập trận này.

Tổ hợp công nghiệp Kaesong

Sự mềm dẻo bất ngờ này có thể gây ngạc nhiên, nhưng có thể khó có sức thuyết phục trong chừng mực là từ nhiều năm qua, Bắc Triều Tiên công khai giải thích là không có chuyện đàm phán về chương trình hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, tiến hành đàm phán với Hàn Quốc dưới thời phe dân chủ cầm quyền và phe này có thể chấp nhận một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, thì đây là một cơ hội đối với Bình Nhưỡng và Bắc Triều Tiên làm việc này với hai mục tiêu.

Trước tiên, việc đối thoại trực tiếp với Seoul gạt bỏ trên thực tế Washington ra lề và cho phép dồn Seoul vào tình thế bấp bênh giữa một bên là viễn cảnh quốc gia thống nhất trong tương lai và bên kia là các cam kết của Hàn Quốc đối với đồng minh Hoa Kỳ.

Khi giúp cho Moon Jae-in có được những thắng lợi ngoạn mục trong chính sách Bắc Triều Tiên (sự xích lại gần nhau kể từ khi có Thế Vận Hội đương nhiên là một thành công mang tính lịch sử), Bình Nhưỡng buộc chính quyền thuộc phe dân chủ ở Hàn Quốc phải ít nhiều trực diện chống lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương.

Thực vậy, do không có các thương lượng song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington, việc có thể phi hạt nhân hóa mà Kim Jong-un nêu ra chỉ có trọng lượng nếu như Seoul thuyết phục được Hoa Kỳ về sự thành tâm của Bắc Triều Tiên.

Mặt khác, nói đến thượng đỉnh liên Triều là chắc chắn nói đến việc nối lại đối thoại hợp tác kinh tế Bắc-Nam, thậm chí có thể cả việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong mà Seoul đã đóng cửa từ ngày 10/02/2016, sau vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.

Ngoài việc mang lại một nguồn thu nhập mới về ngoại tệ và công nghệ, việc tái triển khai cơ chế hợp tác kinh tế sẽ là một thắng lợi chính trị đối với Bình Nhưỡng vì điều này có thể cho phép xóa bỏ hoặc ít ra là đình chỉ các biện pháp trừng phạt kinh tế hiện đang ngăn cản gần như toàn bộ mọi hợp tác kinh tế Bắc-Nam

Đình chỉ trừng phạt

Chia rẽ quan hệ Mỹ-Hàn đồng thời xích lại gần các đồng bào ở miền Nam, đó là chiến lược ít tốn kém đối với Bình Nhưỡng. Các thỏa hiệp mà Kim Jong-un đưa ra trong những cuộc thảo luận với các sứ giả Hàn Quốc thật là ngoạn mục, nhưng đó chỉ là những thỏa hiệp bề mặt.

Được đào tạo bởi Washington về nghệ thuật đòi hỏi những nhượng bộ quan trọng tới mức làm cho tất cả các cuộc thảo luận bế tắc, chắc chắn Bắc Triều Tiên sẽ đưa ra điều kiện cho tiến trình phi hạt nhân hóa là việc rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Hàn Quốc, thậm chí cả Nhật Bản. Đương nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.

Lịch sử sẽ được viết tiếp, nhưng chiến lược này của Bình Nhưỡng đã thành công và giờ đây, điều này không còn gây nghi ngờ gì nữa. Thậm chí Bắc Triều Tiên còn thu được thắng lợi kép : không những bảo tồn được khả năng răn đe hạt nhân sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, được dự kiến trong tháng Tư, mà Bắc Triều Tiên còn tìm được cơ hội tốt để chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn, thậm chí có thể đạt được cả việc đình chỉ áp dụng các trừng phạt.

(Théo Clément là nghiên cứu sinh trường Ecole Normale Surperieure ENS Lyon và đại học Vienna, chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung - Triều và từng có thời gian đến giảng dậy tại Bắc Triều Tiên).

*********************

Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un : Mỹ-Hàn-Triều đều hưởng lợi (RFI, 09/03/2018)

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết.

hai7

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh ghép của Reuters)

Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Bắc Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận hôm qua 08/03/2018 đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn ?

Thông báo về một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Bắc Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang hồi tháng Hai. Song song với chiến dịch ngoại giao thể thao là những cuộc tiếp xúc trong không khí hòa dịu hiếm có giữa hai miền Triều Tiên.

Không ít các chuyên gia phân tích tỏ hoài nghi cho rằng chấp nhận nguyên tắc một cuộc gặp thượng đỉnh trong khi mà chưa đàm phán ngoại giao gì trong hậu trường tức là Mỹ đã cho không Bắc Triều Tiên những gì mà họ đang tìm kiếm.

Ông Jeffrey Lewis, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Middlebury nhận định : "Bắc Triều Tiên từ 20 năm qua đã cố gắng có được một cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ. Đó chính xác là mục tiêu ưu tiên của chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng".

Theo chuyên gia Lewis thì Kim không mời gặp Trump để giao nộp vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà là nhằm để "chứng minh rằng đầu tư vào khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã buộc Hoa Kỳ đối xử với Bắc Triều Tiên bình đẳng".

Chuyên gia Antoine Bondaz, giảng viên trường Khoa học Chính trị Pháp thì cho rằng, một cuộc gặp thượng đỉnh như vậy có lợi cho cả hai bên. Trả lời phỏng vấn RFI, chuyên gia Bondaz phân tích :

"Bắc Triều Tiên và Kim Jong-un đã đạt được mục tiêu chính trị của mình. Ngay từ tháng 11 năm 2016, Kim Jong-un đã tuyên bố hoàn thiện sức mạnh quân sự và hạt nhân. Giờ đây ông ta triển khai sáng kiến ngoại giao. Còn ông Trump tỏ cho thấy cũng là người thắng. Bởi vì sau ông là cộng đồng quốc tế gây áp lực tối đa với Bắc Triều Tiên, vì ông không phải là người đầu tiên nhượng bộ, Bắc Triều Tiên đã thông báo ngừng tạm thời các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo".

Lời mời của Kim Jong-un được Donald Trump đón nhận nhanh chóng không theo các thể thức ngoại giao thông thường để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh. Vì thế mà dư luận vẫn rất thận trọng, nhất là khi tính tới những khả năng nhượng bộ. Chuyên gia Bondaz khẳng định :

"Phía Mỹ sẽ không có nhượng bộ về các trừng phạt quốc tế chừng nào chưa có các biện pháp cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân. Vì thế vẫn phải tôn trọng trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề đặt ra giờ đây không còn là chuyện có đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng nữa mà là các nhượng bộ mà Mỹ và Bắc Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận".

Cốt lõi của mọi cuộc đàm phán trong hồ sơ Bắc Triều Tiên vẫn là giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Liệu mục tiêu này có đạt được trong cuộc đối thoại tay đôi giữa Kim Jong-un và Donald Trump hay không ? Về điểm này chuyên gia Bondaz nhận định :

"Vấn đề giải trừ hạt nhân trong ngắn hạn không phải là kịch bản khả tín hiện nay. Nhưng cái mà Bắc Triều Tiên có thể làm, ngoài việc ngưng các vụ thử, là ngừng cả chương trình hạt nhân. Tức là không chế tạo vũ khí hạt nhân, làm giàu thêm urnium nữa. Ngừng cả chương trình nhất thiết phải có các cuộc thị sát và thanh sát quốc tế nhất là của AIEA. Đây chính là điều mà Bắc Triều Tiên trong quá khứ cực kỳ hay thay đổi".

Những cử chỉ thiện chí của hai bên đang củng cố bầu không khí hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên. Sau các nỗ lực ngoại giao làm cầu nối cho đối thoại, chính quyền Moon Jae-in dường như đã được Washington và Bình Nhưỡng lắng nghe thấu hiểu hơn. Seoul trở thành nhân tố tích cực tìm kiếm cơ hội giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, một trong những hồ sơ gai góc nhất thế giới hiện nay.

Vẫn còn quá sớm để nói đến nội dung hay kết quả được đặt lên bàn cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Có điều chắc chắn là cuộc đối thoại, nếu diễn ra, sẽ không hề dễ dàng chút nào, như ngoại trưởng Trung Quốc, hôm nay đã cảnh báo, đó sẽ không phải là "ván bài giải trí".

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng vì hai "ông khó lường"

Mặc dù thời sự ưu tiên của các báo Pháp là cuộc tranh cử tổng thống, nhật báo Libération vẫn dành sự quan tâm đến căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, đang được đẩy dần lên từng nấc và không khỏi gây lo ngại, đặc biệt trong vùng Đông Á.

bandao1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (t), tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump REUTERS/KCNA và Reuters/Lucas Jackson

Tờ báo dành bài phân tích với tựa đề : "Kim và Trump, hai người thành nỗi sợ hãi". Tổng thống Mỹ, một người không lường trước được, đang gia tăng áp lực với một lãnh tụ Bắc Triều Tiên, cũng thuộc diện khó lường không kém. Những phát ngôn cứng rắn của Washington trên hồ sơ Bắc Triều Tiên cùng với việc điều tàu sân bay Carl Vinson và nhiều chiến hạm tới gần bán đảo Triều Tiên "đang làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên".

Libération nhận định : "Không khí chiến tranh một lần nữa lại lượn lờ trên bán đảo Triều Tiên, một khu vực mà cuộc chiến tranh lạnh chưa hề kết thúc". Lúc này là màn khẩu chiến hung hăng. Một bên tổng thống Donald Trump thì tuyên bố sẵn sàng tự "giải quyết vấn đề bắc Triều Tiên" không cần đến Trung Quốc. Bên kia là Bình Nhưỡng với tuyên bố "sẵn sàng đáp trả bất kể Hoa Kỳ muốn kiểu chiến tranh nào". Bình Nhưỡng còn rắn giọng dọa dùng đến vũ khí hạt nhân, nếu bị Mỹ xâm lược.

Không khí căng thẳng được đẩy thêm khi mà những ngày này chế độ Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho những dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước, như ngày 15/04 tới là sinh nhật cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành, cha đẻ của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng và là ông nội của Kim Jong-un, 10 ngày sau đó là ngày thành lập quân đội Bắc Triều Tiên. Vào những dịp lễ lớn như vậy, chế độ Bình Nhưỡng vẫn thường có thói quen tiến hành những hành động phô trương sức mạnh của chế độ, đề cao thanh thế lãnh tụ như thử hạt nhân hay bắn tên lửa.

Các chuyên gia về bán đảo Triều Tiên tỏ rõ lo ngại về những diễn tiến hiện nay tại khu vực. Ông Moon Chung-in, giáo sư Đại học Yonsei tại Seoul, được Libération trích dẫn, nhận định : "Nếu Bắc Triều Tiên trong những ngày tới tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6 hay tên lửa đạn đạo tầm xa, các chương trình mà họ đang đẩy mạnh triển khai, thì chính quyền Mỹ có thể sẽ hành động. Tình hình đang nguy hiểm và đầy bất trắc vì Donald Trump là người hoàn toàn không lường trước. Người ta không loại trừ khả năng, ông Trump sẽ có hành động quân sự mà không cần tham khảo cả Hàn Quốc".

Libération cho rằng "các nguy cơ leo thang căng thẳng" là lớn và hậu quả của một cuộc tấn công "phủ đầu" của Mỹ là không thể tính toán được". Nhưng tờ báo lưu ý là : "Bắc Triều Tiên của Kim Jong-un không phải là Syria của Bachar al-Assad". Không nên đánh giá thấp khả năng đáp trả thực sự của Bình Nhưỡng. Seoul, thành phố lớn có tới một nửa dân số Hàn Quốc và đa số trong 200 nghìn người Mỹ có mặt tại Hàn Quốc, nằm trong tầm bắn của đại bác và tên lửa của miền Bắc. Đó là chưa kể đến khả năng Bình Nhưỡng còn nhằm vào các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, như họ đã cho thấy trong lần bắn thử tên lửa vào biển Nhật Bản thời gian gần đây.

Libération nhận xét, nguyên trạng tương đối ở bán đảo Triều Tiên đã bị phá vỡ với những tuyên bố thẳng thừng của ông Trump muốn "giải quyết vấn đề" Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên ông John Delury chuyên gia về Trung Quốc và Triều Tiên thuộc Đại học Yonsei nhận định ông không tin là "Donald Trump, một người quyết định dù tính khí thất thường, lại có thể sử dụng quân đội mà không có chiến lược chính trị thực sự kèm theo. Ông ta phải hiểu được bản chất của chế độ Bắc Triều Tiên, khả năng chịu đựng của chế độ này từ nhiều thập kỷ qua". Theo chuyên gia Delury, Ông Trump đang chơi một trò chơi nguy hiểm bằng cách lòe Bình Nhưỡng. Nhưng Bình Nhưỡng sẽ không động thủ trước. Thái độ của tổng thống Trump sẽ thất bại và chính quyền của ông rồi thế nào cũng phải đàm phán với Bắc Triều Tiên.

Libération phân tích thêm : "triều đại nhà Kim sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí nguyên tử, chìa khóa cho sự sống còn của họ. Chế độ này đã chiêm nghiệm trường hợp Libya của Kadhafi, từng chấp nhận phá hủy kho vũ khí hóa học nằm 2001, để rồi sau đó vẫn bị phương Tây đánh và cuối cùng Kadhafi bị phơi xác trên phố".

Dân Hàn Quốc hoang mang

Khả năng một cuộc xung đột bùng phát ở bán đảo Triều Tiên hiện tại chỉ là theo những tính toán phân tích của giới quan sát. Nhưng những động thái leo thang căng thẳng trên thực tế không khỏi khiến dư luận lo ngại, đặc biệt là ở tại Hàn Quốc.

Vẫn trên trang báo Libération, có bài "Tại Hàn Quốc, hoảng loạn trên mạng". Theo bài báo, trên mạng Internet, dân Hàn Quốc đang tưởng tượng ra những kịch bản chiến tranh tồi tệ nhất.

Theo Libération, mặc dù người dân Hàn Quốc đã quen với những lời lẽ đe dọa hiếu chiến của miền Bắc, nhưng lần này họ cũng bắt đầu cảm thấy lo ngại với tổng thống Mỹ Donald Trump, tàn lửa chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) có thể bị thổi bùng thành đám cháy lớn, đẩy bán đảo này một lần nữa vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Những người bi quan nhất còn tính chuyện chạy ra nước ngoài trước. Thậm chí, một cựu sĩ quan quân đội còn tiết lộ với báo Korea Times là nhiều cơ sở tài chính và doanh nghiệp nước ngoài đang lẳng lặng xem xét kế hoạch sơ tán các nhân viên của họ ra khỏi Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh nổ ra.

Trước không khí hoang mang như vậy, chính quyền Seoul đã phải tìm cách trấn an dân chúng. Nhưng dường như những cố gắng đó vẫn không dập tắt nỗi sợ của người dân Hàn Quốc. Dân chúng đang lo lắng chờ đợi thứ Bảy tới, ngày sinh nhật của Kim Nhật Thành, không biết ngày đó sẽ lại có sự thách thức mới nào không và nhất là lần này Hoa Kỳ đang nhìn Bình Nhưỡng với ánh mắt không khoan nhượng.

Nga – Mỹ thêm xa nhau vì hồ sơ Syria

Về tình hình quốc tế, Le Figaro quan tâm đến hồ sơ Syria, nhân chuyến công du Moskva của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua (12/04). Tờ báo nhận định "Syria khơi thêm mối ngờ vực giữa Moskva và Washington".

Theo Le Figaro, 7 giờ thảo luận "thẳng thắn và thực chất", nhưng cuối cùng cho ra một kết quả vô vị. Hai bên chỉ có một thống nhất chung chung là cùng nhau chia sẻ về cuộc chiến chống khủng bố. Sự khác biệt lớn vẫn là lập trường của mỗi bên với chế độ Damascus, nhất là sau cuộc tấn công của Mỹ vào căn cứ không quân Syria vừa qua.

Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, không căng thẳng lắm nhưng rõ ràng là lạnh nhạt, ông Rex Tillerson đã kín đáo tới điện Kremlin. Tại đây, ngoại trưởng Mỹ đã được nghe từ tổng thống Nga Vladimir Putin lời cảnh báo tương tự rằng : Nga sẽ không khoan nhượng, nếu Mỹ lại tiếp tục tấn công Syria. Theo Le Figaro, buổi tiếp chỉ được thông báo cho báo chí vào phút chót và không ghi hình, một cách để cho thấy cuộc gặp không có gì quan trọng với chủ nhà.

Khác với hy vọng nảy sinh khi Donald Trump đắc cử, ông Putin đã tỏ ra lấy làm tiếc về mối quan hệ Nga Mỹ "bị hư hại" từ khi chính quyền mới ở Mỹ đi vào hoạt động. Ông chủ điện Kremlin đã bày tỏ quan điểm trên qua cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình MIR và được cho phát sóng vào đúng lúc ông tiếp ngoại trưởng Tillerson. Trong cuộc phỏng vấn, lãnh đạo Nga một lần nữa loại trừ trách nhiệm của Bachar al-Assad trong vụ tấn công hóa học tại Khan Cheikhoun.

Ít giờ sau đó, bên Mỹ, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, lần thứ 8 Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết do Anh, Pháp, Mỹ trình với nội dung lên án vụ tấn công hóa học hôm 04/04 và yêu cầu chế độ Damascus hợp tác điều tra. Trong khi đó tổng thống Donald Trump cũng đưa ra những lời lẽ nặng nề với tổng thống Bachar al-Assad và sự ủng hộ của Nga. Viễn ảnh Nga –Mỹ xích lại gần nhau đang trở nên xa vời.

Bầu cử Pháp : Lo ngại về cuộc đua chung kết giữa cực tả và cực hữu

Chủ đề chính của các báo Pháp ra hôm nay vẫn là chiến dịch tranh cử tổng thống. Các trang bài thời sự quốc tế bị rút bớt đáng kể để dành chỗ cho cuộc đua nước rút với những biến động mới. Hôm nay các báo tập trung vào sự bứt phá của của ứng cử viên đảng Nước Pháp Bất Khuất (La France Insoumise) thuộc phe cực tả của ông Jean Luc Melenchon. Chỉ còn 10 ngày nữa đến vòng 1 cuộc bỏ phiếu, ứng viên Melenchon đang tiến một cách ngoạn mục sau một loạt cuộc mít tinh ngoài trời hoành tráng, thu hút rất đông đảo cử tri tham dự.

Sự thăng tiến của ông Melenchon dù sao vẫn chỉ được đo qua các thăm dò ý định bỏ phiếu. Từ vị trí thứ 5, với chỉ số thăm dò dưới 10% cách đây một tháng, ứng viên đảng Nước Pháp Bất Khuất lần lượt vượt ứng viên Đảng Xã Hội (PS) rồi bám sát và có lúc vượt ứng viên cánh hữu Những Người Cộng Hòa với khoảng 18% đến 19% dự định bỏ phiếu.

Giờ đây ông Melenchon trở thành nhân vật thứ 3 của cuộc đua. Sự thăng tiến của ứng cử viên Melenchon, "đang khiến các đối thủ phải lo ngại", Libération ghi nhận. Khả năng ứng viên cực tả này lọt qua vòng hai là hoàn toàn có thể. Kịch bản về cuộc đối đầu chung kết giữa hai ứng viên đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia –Front National và cực tả La France Insoumise cũng không còn là không thể. Trong bài xã luận, Libération cố gắng lý giải cho sự thăng tiến này là " do tài năng diễn thuyết của ông Melenchon, đó là một thực tế". Nhưng tờ báo nhấn mạnh "các tầng lớp lãnh đạo trước tiên phải tự hỏi tại sao Nước Pháp Bất Khuất lại lôi cuốn được cử tri ôn hòa. Thật khó có điều gì khác lý giải ngoài sự nổi dậy của một bộ phận ngày càng lớn dân chúng chống lại một xã hội bất công và đầy lo âu. Đó là điều Melenchon đã biết nắm bắt được".

Mối lo ngại sự thăng tiến của đảng cực tả không chỉ có ở cánh tả, cánh hữu hay cánh trung, những đảng phái truyền thống của Pháp, mà ngay cả tổng thống François Hollande dù tránh không muốn bày tỏ lập trường cũng phải lên tiếng tỏ nghi ngại những diễn biến của cuộc bầu cử có thể dẫn tới kịch bản hai ứng viên Marine Le Pen và Jean-Luc Melenchon vào vòng hai.

Anh Vũ

Published in Quốc tế