Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quốc tế

29/06/2018

RIMPAC : Việt Nam lạnh cẳng không dám gởi tàu chiến tham gia

Tổng hợp

Việt Nam cùng Israel, Sri Lanka lần đầu dự RIMPAC (BBC, 29/06/2018)

Cuộc tập trận trên biển đa quốc gia với quy mô lớn nhất thế giới bắt đầu diễn ra tại Hawaii, do hải quân Hoa Kỳ dẫn đầu.

rimpac1

Phó đô đốc John D. Alexander, chỉ huy Hạm đội 3, cùng các sĩ quan đa quốc gia tham dự cuộc tập trận trả lời các câu hỏi trong buổi họp báo về RIMPAC 2018 tại Căn cứ Quân sự Chung Trân Châu Cảng-Hickam, hôm 28/6/2018

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971, cuộc diễn tập quốc tế năm nay đón ba quốc gia lần đầu tiên tham gia gồm Israel, Sri Lanka và Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sĩ quan chỉ huy tới Hawaii, nhưng không đưa tàu hay phi cơ nào tới.

Truyền thông trong nước nói rằng việc cử chiến hạm đi sẽ khiến gây tốn kém kinh phí.

Sự kiện được tổ chức hai năm một lần lần này có sự tham gia của 25 quốc gia, nhưng không có Trung Quốc, giữa lúc quan hệ Washington - Bắc Kinh quanh chuyện Biển Đông vẫn đang căng thẳng.

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) sẽ kéo dài cho tới 2/8, tại khu vực quanh Quần đảo Hawaii và Nam California, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc John C. Aquilino, cùng Chỉ huy Hạm đội 3 quân đội Hoa Kỳ, Phó Đô đốc John D. Alexander tuyên bố.

Trong lần tập trận năm nay, có tổng số hơn 45 tàu và tàu ngầm, lực lượng lục chiến của 17 quốc gia, cùng hơn 200 phi cơ và 25 nghìn quân nhân tham dự, theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Image captionTàu KRI Makassar (590) của Hải quân Indonesia đậu tại Căn cứ Quân sự Chung Trân Châu Cảng-Hickam hôm 26/6

Mục đích của sự kiện năm nay là nhằm tạo "cơ hội huấn luyện độc đáo, được thiết kế nhằm nuôi dưỡng và duy trì lâu bền các quan hệ hợp tác cần thiết để đảm bảo an toàn đường biển và an ninh liên đại dương trên thế giới", bản thông cáo viết, và chủ đề của RIMPAC 2018 là "Năng lực, Thích ứng, Đối tác".

"Chúng ta đều là các quốc gia hàng hải", Phó đô đốc Alexander nói. "Chúng ta đều thịnh vượng nhờ vào việc giao thương, và phần lớn các hoạt động giao thương được đi qua khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Cuộc tập trận chung là cơ hội để các bên xây dựng quan hệ trước khi có cuộc khủng hoảng, ông nói, và điều đó sẽ cho phép các nước kêu gọi bạn hữu, đối tác và đồng minh hợp tác với nhau để cứu trợ nhân đạo, chống nạn hải tặc cùng các hoạt động ngoài dự kiến trên biển.

Đây cũng là lần đầu tiên New Zealand giữ vai trò Chỉ huy chiến đấu trên biển, còn Chile là Chỉ huy các lực lượng hải quân hỗn hợp, và là lần đầu tiên một đơn vị đóng trên bộ sẽ tham dự sự kiện bắn đạn thật trong cuộc tập trận RIMPAC.

Image captionTàu khu trục có chở trực thăng JS Ise thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản vào Trân Châu Cảng hôm 26/6, chuẩn bị tham gia tập trận

Trong lần tập trận này sẽ có việc huấn luyện chiến đấu chung đầu tiên giữa Nhật Bản với Mỹ trong hoạt động đất đối hạm, hãng tin Kyodo của Nhật Bản loan tin.

Cuộc huấn luyện diễn ra trong tháng Bảy, với tình huống có một tàu địch trôi nổi ngoài khơi cách đảo Kauai chừng 100 km, phi cơ tuần tra thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ thu thập thông tin, trong lúc Lực lượng Phòng vệ Trên bờ sẽ phóng các hỏa tiễn đất đối hạm và quân đội Hoa Kỳ sẽ tấn công bằng rocket, Kyodo dẫn nguồn các quan chức Nhật Bản, nói.

Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật bắt đầu tham dự RIMPAC kể từ 1980, còn Lực lượng Phòng vệ Trên bờ từ 2014.

Hồi tháng Năm, Ngũ Giác Đài đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia với lý do Bắc Kinh đã nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông, nơi có những chồng lấn trong việc tuyên bố chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Lẽ ra đây sẽ là lần thứ ba Trung Quốc tham dự RIMPAC, sau khi góp mặt lần đầu tiên hồi 2014 và lần thứ hai tiếp theo đó, 2016.

**********************

Tập trận hải quân RIMPAC 2018 : Không có tàu Việt Nam tham dự (RFI, 27/06/2018)

Vào hôm 27/06/2018, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ đứng ra tổ chức mang tên RIMPAC 2018 "Vành Đai Thái Bình Dương" chính thức khai mạc ngoài khơi quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ) với sự tham gia của các lực lượng hải quân đến từ 26 quốc gia.

rimpac1

Tàu chiến của Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và Singapore đang trên đường tới Haiwaii, để tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018 - @ Singapore Ministry of Defence.

Năm nay, Việt Nam chính thức được Mỹ mời tham dự, nhưng chỉ gởi một phái đoàn sĩ quan đến, trong lúc Trung Quốc đã tham dự hai lần trước đây (2014, 2016), thì năm nay không được mời.

Theo thông báo từ phía Mỹ, cuộc tập trận RIMPAC 2018 kéo dài hơn một tháng, từ ngày 27/06 cho đến ngày 02/08, sẽ diễn ra tại hai khu vực chính : Vùng biển quanh quần đảo Hawaii, và phía nam tiểu bang California (Hoa Kỳ).

Lực lượng tham gia rất hùng hậu, bao gồm 47 tàu mặt nước đủ loại, từ tàu sân bay, tàu khu trục, cho đến tàu đổ bộ, tàu tiếp liệu, cùng với 5 tầu ngầm. Bên cạnh đó, còn có hơn 200 phi cơ đủ loại, cùng với 25.000 quân nhân.

Trong một bản thông cáo, Hạm Đội 3 của Mỹ xác nhận, nội dung các bài tập bao gồm các kịch bản cứu trợ thiên tai, đổ bộ, chống cướp biển, bắn tên lửa, tháo gỡ mìn, an ninh hàng hải, chống tàu ngầm và phòng không. Nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật cũng được dự trù, từ việc phóng tên lửa tầm xa chống hạm do chiến đấu cơ Mỹ thực hiện, hay bắn tên lửa chống hạm từ đất liền do một đơn vị Lục Quân Nhật Bản tiến hành. Lần đầu tiên Lục Quân Hoa Kỳ cũng tham gia tập trận.

Cùng với Sri Lanka, Brazil và Israel, Việt Nam năm nay lần đầu tiên được Mỹ mời tham gia tập trận (hai năm 2012 và 2016, Việt Nam chỉ dự trong tư cách quan sát viên). Cho dù vậy, Việt Nam cũng quyết định chỉ gởi một phái đoàn sĩ quan đến tham gia tập trận mà thôi.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 26/06, đó là một đoàn gồm 8 sĩ quan tham mưu, tới đảo Hawaii, tham gia nội dung "diễn tập Sở chỉ huy hợp phần Hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai".

Sự tham gia của Việt Nam như vậy là quá khiêm tốn, nếu so sánh với các nước Đông Nam Á khác, từ Indonesia, Malaysia, cho đến Singapore, thậm chí Philippines, tất cả đều cử một hoặc hai tàu đến tập trận.

Một sự kiện nổi bật khác là việc Trung Quốc đã bị Mỹ loại ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC vì những hành vi quân sự hóa Biển Đông.

Khi loan báo quyết định không mời Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan nói rõ, đó là "phản ứng bước đầu đối với tình trạng Trung Quốc liên tục quân sự hóa Biển Đông… đẩy căng thẳng leo thang và gây bất ổn cho khu vực… không phù hợp với nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương".

Tàu sân bay Mỹ ghé Manila

Song song với cuộc tập trận RIMPAC 2018, Hải Quân Mỹ cũng đã cho triển khai một hàng không mẫu hạm thứ ba trong năm nay để tuần tra Biển Đông. Chiếc USS Ronald Reagan, chở theo hơn 70 phi cơ đã đến neo đậu tại vịnh Manila của Philippines từ ngày 26/06 sau khi tuần tra vùng Biển Đông.

Theo chuẩn đô đốc Marc Dalton, quân đội Mỹ hiện diện trong khu vực để phát huy quyền tự do hàng hải, hoạt động thương mại không bị cản trở, ngăn chặn xung đột, và tạo điều kiện tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Trước chiếc Ronald Reagan, hai hàng không mẫu hạm khác khác của Mỹ cũng tuần tra tại Biển Đông trong năm nay.

Trọng Nghĩa

****************

Việt Nam không gửi tàu chiến tới cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới (VOA, 27/06/2018)

Bộ quốc phòng Vit Nam c tám sĩ quan tham mưu nhưng không phái tàu chiến ti tham gia cuc Din tp Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) bt đu vào ngày 27/6 tại Hawaii, M.

rimpac01

Tàu chiến ca các nước tham gia RIMPAC 2016.

Thông Tấn Xã và truyn thông trong nước hôm 27/6 cho biết phái đoàn quân s Vit Nam hôm 26/6 đã lên đường ti Hawaii nơi s din ra cuc din tp Hi quân đa phương ln nht trên thế gii do M t chc hai năm mt ln.

Hải quân M hôm 30/5 công bố danh sách 26 quc gia tham d cuc tp trn hi quân RIMPAC. Vit Nam cùng vi Sri Lanka, Brazil và Israel là 4 nước ln đu tiên tham d cuc tp trn này, theo trang mng Stars & Stripes dn thông báo ca Hi quân M cho biết.

Việc M ln đu tiên mời Vit Nam tham gia RIMPAC đánh du mt bước tiến ln trong quan h hp tác quc phòng Vit-M, theo nhn đnh ca Stars & Stripes.

Khi thông tin trên được công b, đã có khá nhiu d đoán v chng loi tàu chiến s được hi quân Vit Nam gi đi tham dự cuc tp trn này, theo Thanh Niên.

Nhưng mt ngày trước khi RIMPAC khai mc, Vit Nam vn không có đng thái gì s c chiến hm ca mình tham gia và theo bn tin ca Thông Tn Xã (TTX) Vit Nam ch có mt phái đoàn sĩ quan 8 người ti tham d.

Theo bản tin này, trng tâm ca đoàn Vit Nam là "diễn tp S ch huy hp phn H tr nhân đo – gim nh thiên tai". Truyn thông trong nước nhn đnh, do đó các tàu chiến không được c đến cuc tp trn này.

Việc tham gia ca Vit Nam ti Din tp RIMPAC 2018 là đ th hin chính sách đi ngoi đc lp, tự ch, phù hp vi tiến trình hi nhp quc tế và đi ngoi quc phòng ca Vit Nam, theo TTX và báo đin t Chính ph VGP News.

Mối quan h gia hai cu thù Vit Nam và M đã nng m hơn k t chuyến thăm chính thc ca Tng thng Barack Obama ti Vit Nam hồi tháng 5/2016 và tháng 3 năm nay, chiến hm USS Carl Vinson đã có chuyến thăm lch s ti Đà Nng.

Bản tin ca Thanh Niên nói : "Hy vng rng ln tp trn RIMPAC tiếp theo, Vit Nam s c được chiến hm góp mt và tham gia đy đ các khoa mc hun luyện ca RIMPAC 2020, nhm tăng cường kh năng hp tác chiến đu, góp phn duy trì hòa bình, bo v ch quyn quc gia".

Theo thông báo từ phía M, cuc tp trn Vành đai Thái Bình Dương 2018 – d kiến din ra t 27/6 đến 2/8 – s có s tham d ca 47 tàu nước ngoài, 5 tàu ngm, hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân đến t 26 quc gia trên thế gii.

Hải quân Vit Nam đã hai lần cử quan sát viên tham gia Din tp RIMPAC vào các năm 2012 và 2016. RIMPAC ln đu tiên được t chc vào năm 1971 và đã tri qua 25 kỳ.

Quay lại trang chủ
Read 634 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)