Donald Trump đưa chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào tầm nhắm
Không khí hè hầu như bao trùm toàn bộ các tuần báo Pháp thượng tuần tháng 8/2018, với các trang bìa nhẹ nhàng : L’Express nói về "Những trí thức thích nổi – Les Intellos people", L’Obs đề cập đến "Những cặp đôi quyền lực – Les "Power Couples", trong lúc Le Point dành trang bìa cho thiên tài Ý Leonardo da Vinci.
Ở các trang trong, đáng chú ý nhất có lẽ là bài trên Le Point mang tựa đề : "Vì sao Trump đánh vào chiến đấu cơ Rafale (của Pháp) ?"
Chiến đấu cơ Rafale thuộc Hải quân Pháp hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George H.W. Bush, trong một cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ ngày 11/05/2018 Eric BARADAT / AFP
Theo ghi nhận của Le Point, một hôm trước khi gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại Helsinki vào trung tuần tháng Bẩy, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một tuyên bố mà giới công nghiệp Pháp không thể quên : "Liên Hiệp Châu Âu là một kẻ thù (…) đã thực sự thủ lợi trên lưng nước Mỹ".
Đối với tạp chí Pháp, câu nói của người lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ mang tính khiêu khích, mà thực sự là "một thanh gươm Damocles đang lơ lửng trên lãnh vực quốc phòng, một mối đe dọa mang tên ITAR".
Đây là tên tắt của các Quy Định về Buôn Bán Vũ Khí Quốc Tế (International Traffic in Arms Regulations) của Hoa Kỳ, cho phép Washington nhân danh bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ để ngăn chặn việc bán chiến đấu cơ, vệ tinh hoặc tên lửa cho một nước thứ ba, khi một trong những thành tố tạo nên thiết bị đó là của Mỹ.
Điều đáng ngại hơn, theo Le Point, là Washington có thể bất ngờ tuyên bố đưa vào danh sách cấm trong khuôn khổ quy định Itar một bộ vi mạch điện tử hay một bằng sáng chế nào đó thuộc diện dân sự, trước đó còn được mua bán tự do. Chính quyền Trump đã từng hai lần tung ra lời đe dọa này đối với Ai Cập và Qatar để tìm cách phá vỡ nỗ lực xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Nếu bị Mỹ cản trở, Pháp có nguy cơ bị mất hàng triệu đô la hợp đồng, trong lúc khách hàng tiềm tàng của Pháp sẽ nản chí. Vấn đề theo Le Point, là tất cả các thiết bị quân sự của Pháp (trong đó có chiến đấu cơ Rafale) đều có linh kiện trong danh sách cấm Itar của Mỹ, và việc thay thế các linh kiện này sẽ mất hàng năm trời và tốn hàng tỷ đô la.
Donald Trump không thích bị cạnh tranh
Tại sao chính quyền Trump lại tấn công vào Rafale ? Theo Le Point, đó là vì Washington đang bực tức trước một số thương vụ bán Rafale kỷ lục mà Paris vừa giành được, cạnh tranh với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Theo ông Pierre Razoux, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Võ Bị Pháp Insem, về số lượng xuất khẩu, Rafale, với không đầy 100 chiếc được ba nước đặt mua (Qatar, Ai Cập, Ấn Độ) thua xa F-35 đã có gần 3.000 chiếc được khoảng một chục quốc gia đặt hàng.
Vấn đề là với 3 thương vụ bán Rafale liên tiếp, Paris đang vươn lên thành phía có thể cạnh tranh với Washington, điều làm cho Mỹ không mấy hài lòng. Hoa Kỳ còn giận dữ vì Ai Cập chẳng hạn, đã đặt mua 24 chiếc Rafale của Pháp, trong khi Washington phải chi 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm cho Cairo...
Theo Le Point, cho đến giờ này, Mỹ không đánh trực tiếp vào chiếc Rafale, mà là vào loại tên lửa máy bay Pháp mang theo mà họ muốn cấm giao cho Ai Cập. Andrew Miller, nguyên cố vấn quân sự của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, đã giải thích : "Có lệnh cấm bán tên lửa như vậy cho các nước Trung Đông. Lý do là vì tại Mỹ đang có một nguyên tắc là cấm bán qua vùng Cận Đông những loại vũ khí có thể làm giảm ưu thế quân sự của Israel".
Trong trường hợp tên lửa trang bị cho máy bay Rafale mà Ai Cập đặt mua, Mỹ đã có thể ngăn chặn việc cung cấp này là vì sự hiện diện của hai linh kiện nhỏ thuộc diện Itar trong hệ thống hồng ngoại hướng dẫn tên lửa hướng tới mục tiêu.
Đối với Le Point, sự vụ trên đây chứng tỏ rằng ngành công nghiệp vũ khí Pháp quá lệ thuộc vào "Chú Sam". Do vậy, mục tiêu mà Paris phải đặt ra kể từ nay là tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ.
Harley-Davidson rời Mỹ để né trừng phạt của Châu Âu
Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, tuần báo L’Obs đã tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của việc áp thuế qua lại Mỹ-Châu Âu đối với một cơ sở nổi tiếng là ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Trong một phóng sự dài, phóng viên tuần báo L’Obs tại Mỹ đã xuống đến tận cơ xưởng sản xuất loại mô tô huyền thoại Harley–Davidson, ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin để xem tình hình ra sao. Loại xe mang tính biểu tượng của nước Mỹ, rất được ông Trump tán dương, đã bị Liên Hiệp Châu Âu chọn là đối tượng áp thuế, để trả đũa lại việc chính quyền Mỹ đánh thuế trên nhôm thép đến từ Châu Âu.
Sau quyết định của Châu Âu, quan hệ gắn kết trước đó giữa Trump và Harley-Davidson đã sứt mẻ. Vấn đề đã được L’Obs nêu lại một cách rõ ràng : Với quyết định áp thuế của Châu Âu để trả đũa thuế của Mỹ, giá của loại mô tô này – vốn đã rất đắt – đã vọt lên cực cao, đến mức khó thể với tới được ở Châu Âu…
Để khỏi bị "dán mác" sản phẩm chế tạo tại Hoa Kỳ và bị áp thuế tại Châu Âu, Harley-Davidson đã quyết định sản xuất ở ngoài nước Mỹ các loại xe bán sang Châu Âu… điều làm tổng thống Mỹ bất bình không ít.
Maroc : Dấu hiệu đáng lo về một mùa xuân Ả Rập thứ hai
Vương quốc Maroc đang bị một cuộc khủng hoảng xã hội bất ngờ đã biến thành khủng hoảng chính trị. Tạp chí Le Point so sánh phong trào chống đối đang diễn ra ở Maroc với "một mùa xuân Ả Rập kiểu mới" đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội.
Đây là phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa để phản đối đời sống đắt đỏ, lan nhanh trên các mạng xã hội và đạt kết quả ngoạn mục nhưng đáng lo ngại đối với chế độ.
Hashtags, hình ảnh, video, website…, tất cả các phương tiện Internet đều được sử dụng để chống lại tập đoàn thực phẩm Centrale Danone. Nhưng qua tập đoàn này dường như là nước Pháp bị nhắm. Bên cạnh còn có dây chuyền trạm xăng Afriquia SMDC của một nhân vật thân cận với quốc vương Maroc Mohamed VI ; và nhãn hiệu nước uống Sidi Ali mà người phụ nữ lãnh đạo được xem như là phụ nữ quyền thế nhất của thế giới Ả Rập và Châu Phi.
Ba tập đoàn ở vị thế thống lĩnh trong địa hạt của mình đã bị mất tiền không ít…, một lời cảnh cáo không thể xem nhẹ đối với quốc vương Maroc, khiến ông đã phải tuyên bố rất lo ngại trước tình hình xã hội trong vương quốc và công nhận là "có điều gì đó vẫn thiếu sót trong lãnh vực xã hội". Bộ trưởng kinh tế và tài chính Maroc đã bị cách chức.
Tuy nhiên, Le Point đã nhìn thấy "Maroc là nước bất bình đẳng nhất Bắc Phi" và "hành động tẩy chay - nêu bật tất cả những khiếm khuyết của Maroc đương đại – đã vang lên như một lời kêu gọi tuyệt vọng là phải mạnh dạn cải tổ. Nếu không thì dân chúng có thể sẽ tìm cho mình những phương thức hành động khác".
Vụ Benalla : Cựu bộ trưởng nội vụ Pháp từng cảnh báo ê kíp của Macron
Về nguyên trợ lý an ninh của tổng thống Pháp, nhân vật trung tâm trong khủng hoảng chính trị tại Pháp hạ tuần tháng 7 vừa qua, L’Express đã nêu thêm một yếu tố mới.
Theo ông Daniel Vaillant, cựu bộ trưởng nội vụ Pháp thuộc đảng Xã Hội, khi được tin là Benalla gia nhập phong trào Cộng Hòa Tiến Bước (La République En Marche) ông đã tìm cách báo cho ê kíp của ứng cử viên tổng thống Macron về nguy cơ người phụ trách an ninh của họ lại "chệch đường". Thế nhưng hai quan chức của En Marche là Richard Ferrand và Stéphane Séjourné đã không hề trả lời.
Cựu bộ trưởng của nguyên thủ tướng Lionel Jospin đã bình luận : "Cần phải cảnh giác với một số chiến lợi phẩm".
Pháp : Chân dung giới tân trí thức "nhiều chuyện", cái gì cũng có ý kiến !
Như nói ở trên, L'Express đã dành hồ sơ trang bìa cho giới được tờ báo gọi là "Những trí thức thích nổi". Hàng tựa ghép hai từ intellos, trí thức, và people, tức là những người nổi tiếng, đi kèm theo ảnh của ba nhân vật Raphaël Enthoven, Natacha Polony và Raphaël Glucksmann, với lời chú thích : "Họ đẹp, họ xuất hiện trên mọi trường quay truyền hình, và họ đã đọc (sách của triết gia) Kant".
Đối với L’Express, các nhà "trí thức mới" này, trong đó có thêm Cynthia Fleury và Vincent Cespedes, quả là có kiến thức, nhưng liệu họ có sử dụng các kiến thức đó một cách tốt nhất hay không, đó là câu hỏi được đặt ra.
L’Express ghi nhận rằng những nhà "tân trí thức này chuyện gì cũng xen vào, cũng đưa ra những tham chiếu lý thuyết, chắc chắn có giá trị nhưng cũng kèm theo những lời khẳng định quan điểm ồn ào".
Các cặp đôi quyền lực
Tương tự như đồng nghiệp L’Express, tuần báo L’Obs trên trang bìa cũng chú ý đến giới "nổi tiếng", nhưng tập trung vào các "Cặp đôi quyền lực".
Dưới hàng tựa dùng từ gốc tiếng Anh "Power Couples", tuần báo đã định nghĩa ngắn gọn thế nào là cặp đôi quyền lực bằng ba từ ngữ : "tình yêu, danh vọng và ảnh hưởng", với ảnh trên trang bìa của cặp đôi nổi tiếng tại Pháp hiện nay : nghệ sĩ hài Jamel Debouzze và nữ đạo diễn điện ảnh Mélissa Theuriau.
Theo giải thích của L’Obs, đây là một hiện tượng xuất xứ từ Mỹ, nhưng ngày càng lan rộng khắp nơi. Tuần báo Pháp đã minh họa bằng ví dụ của cặp đôi Mỹ nổi tiếng hiện nay là nữ ca sĩ Beyoncé và người đồng hành là nam ca sĩ rap Jay Z.
Vừa giầu có, với tài sản gần một tỷ đô la, vừa có tài thu phục nhân tâm, quan tâm rất nhiều đến các vấn đề xã hội, cặp đôi này nổi tiếng đến nỗi mà ngay cả hai ông bà Obama, cựu tổng thống Mỹ, mới đây cũng đến tham dự và nhẩy múa sôi động nhân một sự kiện do Beyoncé tổ chức.
Điều lý thú là L’Obs đã tóm lược nguyên tắc sống của những cặp đôi quyền lực này dưới dạng thức 7 điều răn, mà ở vị trí số một là phải nhất thiết "bảo vệ cuộc sống riêng tư".
500 năm sau, thiên tài Ý Leonardo da Vinci vẫn đáng được học hỏi
Ghi nhận chính của Le Point là 500 năm sau ngày qua đời, thiên tài của thời kỳ Phục Hưng tại Châu Âu, tác giả bức họa La Joconde (Nàng Mona Lisa) nổi tiếng, vẫn còn có thể dạy ta rất nhiều điều. : Sự nghiệp của Leonardo da Vinci, nghệ thuật của ông, các phát minh của ông chứa đựng hàng ngàn bài học mà người thời nay vẫn học được, đặc biệt trong bối cảnh thời đại của chúng ta giống thời Phục Hưng trong nhiều khia cạnh : đang có nhiều biến động, thay đổi, làm dấy lên cả hy vọng lẫn sợ hãi khi phải đối mặt với những điều chưa từng thấy.
Theo Le Point, có thể nói đến 4 bài học chính của Leonardo Da Vinci : 1. Quan sát mọi sự, không loại trừ bất kỳ cái gì ; 2. Xóa nhòa mọi đường viền ; 3. Không ngừng tiến bước ; 4. Sáng tạo ra những khoảng khắc bất ngờ.
Thuốc lá của ngày mai
Trong địa hạt xã hội, trong bài "Khi những nhà sản xuất thuốc lá hun khói chúng ta", tuần báo L’Express nêu bật nỗ lực của giới công nghiệp thuốc lá trong việc tìm sản phẩm mới thay thuốc lá truyền thống bị đẩy lùi khắp nơi.
Theo ghi nhận của L’Express, vốn không phải là loại người ngồi yên nhìn sự nghiệp kinh doanh của mình tan thành mây khói mà không làm gì cả, giới lãnh đạo ngành thuốc lá đã bắt các kỹ sư cũng như ê kíp marketing của họ làm việc ngày đêm. Và kết quả là thuốc lá hâm nóng đã ra đời.
Tạp chí Pháp nêu lại trang quảng cáo khó thể tưởng tượng được trên các báo Anh Quốc, trong đó chủ tịch tập đoàn Philip Morris viết rằng : "Chúng tôi chỉ có thể ghi nhận một lợi ích thật sự cho sức khỏe công cộng khi nào mà một số đông chuyển từ thuốc điếu sang sản phẩm tốt hơn".
Sản phẩm tốt hơn này, theo ông, là thuốc lá hâm nóng. Để thưởng thức loại sản phẩm này thì phải mua một thiết bị đặc biệt, một loại bút dáng vẻ đơn thuần, không vượt quá 250 độ đốt nóng để tránh đốt cháy thuốc lá khi lên đến 900 độ.
Ở bên trong điếu thuốc lá hâm nóng này có một thanh phát nhiệt giống như may so dùng để hâm nóng mà không đốt cháy một mồi thuốc lá nén, làm tiết ra hương vị của thuốc lá dưới dạng hơi, nhưng bớt đi được từ 90 đến 95% chất độc so với thuốc điếu thông thường, theo như khẳng định của Philip Morris.
Đây là lập luận các nhà sản xuất thuốc lá, vốn đã bị sững sờ trước thành công bất ngờ của thuốc lá điện tử. Thế nhưng giới y khoa vẫn không mấy tin tưởng.
Philip Moris đã bán ra sản phẩm gọi là "tốt hơn" này tại khoảng 30 quốc gia dưới tên Iqos.
Trọng Nghĩa
Donald Trump đưa chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào tầm nhắm
Không khí hè hầu như bao trùm toàn bộ các tuần báo Pháp thượng tuần tháng 8/2018, với các trang bìa nhẹ nhàng : L’Express nói về "Những trí thức thích nổi – Les Intellos people", L’Obs đề cập đến "Những cặp đôi quyền lực – Les "Power Couples", trong lúc Le Point dành trang bìa cho thiên tài Ý Leonardo da Vinci.
Ở các trang trong, đáng chú ý nhất có lẽ là bài trên Le Point mang tựa đề : "Vì sao Trump đánh vào chiến đấu cơ Rafale (của Pháp) ?"
111111111111111111
Chiến đấu cơ Rafale thuộc Hải Quân Pháp hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George H.W. Bush, trong một cuộc tập trận chung với Hải Quân Mỹ ngày 11/05/2018 Eric BARADAT / AFP
Theo ghi nhận của Le Point, một hôm trước khi gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại Helsinki vào trung tuần tháng Bẩy, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một tuyên bố mà giới công nghiệp Pháp không thể quên : "Liên Hiệp Châu Âu là một kẻ thù (…) đã thực sự thủ lợi trên lưng nước Mỹ".
Đối với tạp chí Pháp, câu nói của người lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ mang tính khiêu khích, mà thực sự là "một thanh gươm Damocles đang lơ lửng trên lãnh vực quốc phòng, một mối đe dọa mang tên ITAR".
Đây là tên tắt của các Quy Định về Buôn Bán Vũ Khí Quốc Tế (International Traffic in Arms Regulations) của Hoa Kỳ, cho phép Washington nhân danh bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ để ngăn chặn việc bán chiến đấu cơ, vệ tinh hoặc tên lửa cho một nước thứ ba, khi một trong những thành tố tạo nên thiết bị đó là của Mỹ.
Điều đáng ngại hơn, theo Le Point, là Washington có thể bất ngờ tuyên bố đưa vào danh sách cấm trong khuôn khổ quy định Itar một bộ vi mạch điện tử hay một bằng sáng chế nào đó thuộc diện dân sự, trước đó còn được mua bán tự do. Chính quyền Trump đã từng hai lần tung ra lời đe dọa này đối với Ai Cập và Qatar để tìm cách phá vỡ nỗ lực xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Nếu bị Mỹ cản trở, Pháp có nguy cơ bị mất hàng triệu đô la hợp đồng, trong lúc khách hàng tiềm tàng của Pháp sẽ nản chí. Vấn đề theo Le Point, là tất cả các thiết bị quân sự của Pháp (trong đó có chiến đấu cơ Rafale) đều có linh kiện trong danh sách cấm Itar của Mỹ, và việc thay thế các linh kiện này sẽ mất hàng năm trời và tốn hàng tỷ đô la.
Donald Trump không thích bị cạnh tranh
Tại sao chính quyền Trump lại tấn công vào Rafale ? Theo Le Point, đó là vì Washington đang bực tức trước một số thương vụ bán Rafale kỷ lục mà Paris vừa giành được, cạnh tranh với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Theo ông Pierre Razoux, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Võ Bị Pháp Insem, về số lượng xuất khẩu, Rafale, với không đầy 100 chiếc được ba nước đặt mua (Qatar, Ai Cập, Ấn Độ) thua xa F-35 đã có gần 3.000 chiếc được khoảng một chục quốc gia đặt hàng.
Vấn đề là với 3 thương vụ bán Rafale liên tiếp, Paris đang vươn lên thành phía có thể cạnh tranh với Washington, điều làm cho Mỹ không mấy hài lòng. Hoa Kỳ còn giận dữ vì Ai Cập chẳng hạn, đã đặt mua 24 chiếc Rafale của Pháp, trong khi Washington phải chi 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm cho Cairo...
Theo Le Point, cho đến giờ này, Mỹ không đánh trực tiếp vào chiếc Rafale, mà là vào loại tên lửa máy bay Pháp mang theo mà họ muốn cấm giao cho Ai Cập. Andrew Miller, nguyên cố vấn quân sự của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, đã giải thích : "Có lệnh cấm bán tên lửa như vậy cho các nước Trung Đông. Lý do là vì tại Mỹ đang có một nguyên tắc là cấm bán qua vùng Cận Đông những loại vũ khí có thể làm giảm ưu thế quân sự của Israel".
Trong trường hợp tên lửa trang bị cho máy bay Rafale mà Ai Cập đặt mua, Mỹ đã có thể ngăn chặn việc cung cấp này là vì sự hiện diện của hai linh kiện nhỏ thuộc diện Itar trong hệ thống hồng ngoại hướng dẫn tên lửa hướng tới mục tiêu.
Đối với Le Point, sự vụ trên đây chứng tỏ rằng ngành công nghiệp vũ khí Pháp quá lệ thuộc vào "Chú Sam". Do vậy, mục tiêu mà Paris phải đặt ra kể từ nay là tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ.
Harley-Davidson rời Mỹ để né trừng phạt của Châu Âu
Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, tuần báo L’Obs đã tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của việc áp thuế qua lại Mỹ-Châu Âu đối với một cơ sở nổi tiếng là ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Trong một phóng sự dài, phóng viên tuần báo L’Obs tại Mỹ đã xuống đến tận cơ xưởng sản xuất loại mô tô huyền thoại Harley–Davidson, ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin để xem tình hình ra sao. Loại xe mang tính biểu tượng của nước Mỹ, rất được ông Trump tán dương, đã bị Liên Hiệp Châu Âu chọn là đối tượng áp thuế, để trả đũa lại việc chính quyền Mỹ đánh thuế trên nhôm thép đến từ Châu Âu.
Sau quyết định của Châu Âu, quan hệ gắn kết trước đó giữa Trump và Harley-Davidson đã sứt mẻ. Vấn đề đã được L’Obs nêu lại một cách rõ ràng : Với quyết định áp thuế của Châu Âu để trả đũa thuế của Mỹ, giá của loại mô tô này – vốn đã rất đắt – đã vọt lên cực cao, đến mức khó thể với tới được ở Châu Âu…
Để khỏi bị "dán mác" sản phẩm chế tạo tại Hoa Kỳ và bị áp thuế tại Châu Âu, Harley-Davidson đã quyết định sản xuất ở ngoài nước Mỹ các loại xe bán sang Châu Âu… điều làm tổng thống Mỹ bất bình không ít.
Maroc : Dấu hiệu đáng lo về một mùa xuân Ả Rập thứ hai
Vương quốc Maroc đang bị một cuộc khủng hoảng xã hội bất ngờ đã biến thành khủng hoảng chính trị. Tạp chí Le Point so sánh phong trào chống đối đang diễn ra ở Maroc với "một mùa xuân Ả Rập kiểu mới" đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội.
Đây là phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa để phản đối đời sống đắt đỏ, lan nhanh trên các mạng xã hội và đạt kết quả ngoạn mục nhưng đáng lo ngại đối với chế độ.
Hashtags, hình ảnh, video, website…, tất cả các phương tiện Internet đều được sử dụng để chống lại tập đoàn thực phẩm Centrale Danone. Nhưng qua tập đoàn này dường như là nước Pháp bị nhắm. Bên cạnh còn có dây chuyền trạm xăng Afriquia SMDC của một nhân vật thân cận với quốc vương Maroc Mohamed VI ; và nhãn hiệu nước uống Sidi Ali mà người phụ nữ lãnh đạo được xem như là phụ nữ quyền thế nhất của thế giới Ả Rập và Châu Phi.
Ba tập đoàn ở vị thế thống lĩnh trong địa hạt của mình đã bị mất tiền không ít…, một lời cảnh cáo không thể xem nhẹ đối với quốc vương Maroc, khiến ông đã phải tuyên bố rất lo ngại trước tình hình xã hội trong vương quốc và công nhận là "có điều gì đó vẫn thiếu sót trong lãnh vực xã hội". Bộ trưởng kinh tế và tài chính Maroc đã bị cách chức.
Tuy nhiên, Le Point đã nhìn thấy "Maroc là nước bất bình đẳng nhất Bắc Phi" và "hành động tẩy chay - nêu bật tất cả những khiếm khuyết của Maroc đương đại – đã vang lên như một lời kêu gọi tuyệt vọng là phải mạnh dạn cải tổ. Nếu không thì dân chúng có thể sẽ tìm cho mình những phương thức hành động khác".
Vụ Benalla : Cựu bộ trưởng nội vụ Pháp từng cảnh báo ê kíp của Macron
Về nguyên trợ lý an ninh của tổng thống Pháp, nhân vật trung tâm trong khủng hoảng chính trị tại Pháp hạ tuần tháng 7 vừa qua, L’Express đã nêu thêm một yếu tố mới.
Theo ông Daniel Vaillant, cựu bộ trưởng nội vụ Pháp thuộc đảng Xã Hội, khi được tin là Benalla gia nhập phong trào Cộng Hòa Tiến Bước (La République En Marche) ông đã tìm cách báo cho ê kíp của ứng cử viên tổng thống Macron về nguy cơ người phụ trách an ninh của họ lại "chệch đường". Thế nhưng hai quan chức của En Marche là Richard Ferrand và Stéphane Séjourné đã không hề trả lời.
Cựu bộ trưởng của nguyên thủ tướng Lionel Jospin đã bình luận : "Cần phải cảnh giác với một số chiến lợi phẩm".
Pháp : Chân dung giới tân trí thức "nhiều chuyện", cái gì cũng có ý kiến !
Như nói ở trên, L'Express đã dành hồ sơ trang bìa cho giới được tờ báo gọi là "Những trí thức thích nổi". Hàng tựa ghép hai từ intellos, trí thức, và people, tức là những người nổi tiếng, đi kèm theo ảnh của ba nhân vật Raphaël Enthoven, Natacha Polony và Raphaël Glucksmann, với lời chú thích : "Họ đẹp, họ xuất hiện trên mọi trường quay truyền hình, và họ đã đọc (sách của triết gia) Kant".
Đối với L’Express, các nhà "trí thức mới" này, trong đó có thêm Cynthia Fleury và Vincent Cespedes, quả là có kiến thức, nhưng liệu họ có sử dụng các kiến thức đó một cách tốt nhất hay không, đó là câu hỏi được đặt ra.
L’Express ghi nhận rằng những nhà "tân trí thức này chuyện gì cũng xen vào, cũng đưa ra những tham chiếu lý thuyết, chắc chắn có giá trị nhưng cũng kèm theo những lời khẳng định quan điểm ồn ào".
Các cặp đôi quyền lực
Tương tự như đồng nghiệp L’Express, tuần báo L’Obs trên trang bìa cũng chú ý đến giới "nổi tiếng", nhưng tập trung vào các "Cặp đôi quyền lực".
Dưới hàng tựa dùng từ gốc tiếng Anh "Power Couples", tuần báo đã định nghĩa ngắn gọn thế nào là cặp đôi quyền lực bằng ba từ ngữ : "tình yêu, danh vọng và ảnh hưởng", với ảnh trên trang bìa của cặp đôi nổi tiếng tại Pháp hiện nay : nghệ sĩ hài Jamel Debouzze và nữ đạo diễn điện ảnh Mélissa Theuriau.
Theo giải thích của L’Obs, đây là một hiện tượng xuất xứ từ Mỹ, nhưng ngày càng lan rộng khắp nơi. Tuần báo Pháp đã minh họa bằng ví dụ của cặp đôi Mỹ nổi tiếng hiện nay là nữ ca sĩ Beyoncé và người đồng hành là nam ca sĩ rap Jay Z.
Vừa giầu có, với tài sản gần một tỷ đô la, vừa có tài thu phục nhân tâm, quan tâm rất nhiều đến các vấn đề xã hội, cặp đôi này nổi tiếng đến nỗi mà ngay cả hai ông bà Obama, cựu tổng thống Mỹ, mới đây cũng đến tham dự và nhẩy múa sôi động nhân một sự kiện do Beyoncé tổ chức.
Điều lý thú là L’Obs đã tóm lược nguyên tắc sống của những cặp đôi quyền lực này dưới dạng thức 7 điều răn, mà ở vị trí số một là phải nhất thiết "bảo vệ cuộc sống riêng tư".
500 năm sau, thiên tài Ý Leonardo da Vinci vẫn đáng được học hỏi
Ghi nhận chính của Le Point là 500 năm sau ngày qua đời, thiên tài của thời kỳ Phục Hưng tại Châu Âu, tác giả bức họa La Joconde (Nàng Mona Lisa) nổi tiếng, vẫn còn có thể dạy ta rất nhiều điều. : Sự nghiệp của Leonardo da Vinci, nghệ thuật của ông, các phát minh của ông chứa đựng hàng ngàn bài học mà người thời nay vẫn học được, đặc biệt trong bối cảnh thời đại của chúng ta giống thời Phục Hưng trong nhiều khia cạnh : đang có nhiều biến động, thay đổi, làm dấy lên cả hy vọng lẫn sợ hãi khi phải đối mặt với những điều chưa từng thấy.
Theo Le Point, có thể nói đến 4 bài học chính của Leonardo Da Vinci : 1. Quan sát mọi sự, không loại trừ bất kỳ cái gì ; 2. Xóa nhòa mọi đường viền ; 3. Không ngừng tiến bước ; 4. Sáng tạo ra những khoảng khắc bất ngờ.
Thuốc lá của ngày mai
Trong địa hạt xã hội, trong bài "Khi những nhà sản xuất thuốc lá hun khói chúng ta", tuần báo L’Express nêu bật nỗ lực của giới công nghiệp thuốc lá trong việc tìm sản phẩm mới thay thuốc lá truyền thống bị đẩy lùi khắp nơi.
Theo ghi nhận của L’Express, vốn không phải là loại người ngồi yên nhìn sự nghiệp kinh doanh của mình tan thành mây khói mà không làm gì cả, giới lãnh đạo ngành thuốc lá đã bắt các kỹ sư cũng như ê kíp marketing của họ làm việc ngày đêm. Và kết quả là thuốc lá hâm nóng đã ra đời.
Tạp chí Pháp nêu lại trang quảng cáo khó thể tưởng tượng được trên các báo Anh Quốc, trong đó chủ tịch tập đoàn Philip Morris viết rằng : "Chúng tôi chỉ có thể ghi nhận một lợi ích thật sự cho sức khỏe công cộng khi nào mà một số đông chuyển từ thuốc điếu sang sản phẩm tốt hơn".
Sản phẩm tốt hơn này, theo ông, là thuốc lá hâm nóng. Để thưởng thức loại sản phẩm này thì phải mua một thiết bị đặc biệt, một loại bút dáng vẻ đơn thuần, không vượt quá 250 độ đốt nóng để tránh đốt cháy thuốc lá khi lên đến 900 độ.
Ở bên trong điếu thuốc lá hâm nóng này có một thanh phát nhiệt giống như may so dùng để hâm nóng mà không đốt cháy một mồi thuốc lá nén, làm tiết ra hương vị của thuốc lá dưới dạng hơi, nhưng bớt đi được từ 90 đến 95% chất độc so với thuốc điếu thông thường, theo như khẳng định của Philip Morris.
Đây là lập luận các nhà sản xuất thuốc lá, vốn đã bị sững sờ trước thành công bất ngờ của thuốc lá điện tử. Thế nhưng giới y khoa vẫn không mấy tin tưởng.
Philip Moris đã bán ra sản phẩm gọi là "tốt hơn" này tại khoảng 30 quốc gia dưới tên Iqos.