Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Cực : Căng thẳng bao phủ cuộc gặp Mỹ-Nga đầu tiên trước thượng đỉnh Biden-Putin

Trọng Nghĩa, RFI, 19/05/2021

Bên lề cuộc họp ngoại trưởng các nước thành viên Hội Đồng Bắc Cực tại Reykjavik, thủ đô Iceland, hai lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ và Nga sẽ gặp nhau vào tối nay 19/05/2021. Hai bên được cho là sẽ xác nhận một hội nghị thượng đỉnh Joe Biden-Vladimir Putin dự trù tổ chức vào tháng 6 tới đây. Giới phân tích đặc biệt ghi nhận không khí căng thẳng giữa hai bên, cụ thể là trên vấn đề Bắc Cực.

baccuc1

Một hệ thống tên lửa phòng không của Nga tại một căn cứ quân sự Alexandra Land ở Bắc Cực, ngày 17/05/2021.  AP - Alexander Zemlianichenko

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, phát biểu khi mới đặt chân xuống Iceland, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dường như muốn biến Bắc Cực thành một phòng thí nghiệm cho một công cuộc hợp tác nhằm giải quyết những thách thức chung, như chống lại sự hâm nóng toàn cầu. Nhưng đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov đã làm gia tăng căng thẳng với những phát biểu cứng rắn.

Thứ Hai 17/05 vừa qua, khi đề cập đến vùng Viễn Bắc của Nga, ngoại trưởng Lavrov không ngần ngại xác định : "Mọi người đều biết rõ từ lâu rằng đây là vùng đất của chúng tôi, lãnh thổ của chúng tôi". Ông đặc biệt tố cáo các khuynh hướng "hiếu chiến" của phương Tây thông qua NATO và Na Uy. Đối với ngoại trưởng Lavrov, các "hoạt động quân sự" của Nga ở Bắc Cực "hoàn toàn hợp pháp và chính đáng".

Lời cảnh báo của Nga dĩ nhiên đã bị ông Antony Blinken đáp trả. Vào hôm qua, ngoại trưởng Mỹ đã kêu gọi các bên "tránh quân sự hóa" vùng Bắc Cực, cho rằng những "tuyên bố" như vậy làm "suy yếu" mục tiêu "về một tương lai hòa bình" cho vùng lãnh thổ rộng lớn này, vẫn bị thời tiết khắc nghiệt, nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Chúng tôi lo ngại về sự gia tăng các hoạt động quân sự nhất định ở Bắc Cực làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố". Vài giờ trước cuộc họp, ông Antony Blinken cũng tố cáo việc Nga sáp nhập Crimea, nhắc lại đó là bán đảo thuộc Ukraina.

Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Moskva, nhân hội nghị của Hội Đồng Bắc Cực khai mạc hôm nay, với tư cách chủ tịch luân phiên, Nga đã không còn che giấu tham vọng của họ đối với vùng Bắc Cực, một tham vọng chiến lược và kinh tế có thể dẫn đến đụng độ với các láng giềng và đồng minh Mỹ của các nước này :

"Ở Bắc Cực hiện có một tuyến đường biển vẫn còn sơ khai, nhưng một ngày nào đó có thể cạnh tranh với kênh đào Suez : Tuyến đường biển phía Bắc sẽ cho phép rút ngắn 15 ngày trong hành trình của những con tàu lớn giữa Châu Âu và Châu Á. Và Nga hoàn toàn có ý định khai thác tuyến giao thương mới này, đã trở nên khả thi do việc Trái đất bị hâm nóng làm tăng tốc độ tan chảy của băng.

Khí hậu ấm lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác lòng đất dưới Bắc Cực, nổi tiếng là giàu nguồn dầu hỏa, thúc đẩy Nga coi sự phát triển của khu vực là một trong những ưu tiên trong 15 năm tới. Để đạt được điều đó, chính quyền Nga muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng, khuyến khích đầu tư tư nhân và xây dựng một hạm đội tàu phá băng lớn chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Chiến lược Bắc Cực của Nga cũng mang tính quân sự : Moskva đã nói rõ rằng họ có ý định đánh dấu lãnh thổ của mình, thông qua lời ngoại trưởng Sergei Lavrov đó hôm thứ Hai vừa qua.

Chiến lược đó cũng kèm theo sự gia tăng các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực, việc mở cửa hoặc hiện đại hóa một số căn cứ quân sự của Nga và việc triển khai hệ thống phòng không S-400 nổi tiếng."

Trọng Nghĩa

***********************

Bắc Cực : Từ miền đất khắc nghiệt thành vùng cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế

Anh Vũ, RFI, 19/05/2021

Hôm 19/05/2021, tại Raykjavik cuộc họp Hội Đồng Bắc Cực diễn ra với sự tham gia của đại diện các nước Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Vùng lãnh thổ rộng lớn chỉ có 4 triệu dân sống trong điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt ở cực bắc này bỗng chốc trở thành miền đất hứa và thành khu vực cạnh tranh địa chính trị quan trọng.

baccuc2

Tàu phá băng mở đường cho tàu hàng Nga tại cảng Alexandra Land, gần Nagurskoye, Nga trong vùng Bắc Cực, ngày 17/05/2021.  AP - Alexander Zemlianichenko

Những ai có quyền chủ quyền chính ở Bắc Cực ?

Tám nước thành viên của Hội Đồng Bắc Cực đều có phần lãnh thổ ở vùng cực bắc địa cầu. Nhưng chỉ có 5 trong số này, gồm Hoa Kỳ với Alaska, Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch, nhờ Groenland, có duyên hải Bắc Cực. Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển chia cắt thành các vùng lãnh thổ, theo những quy chế khác nhau. Có các vùng lãnh hải cách bờ 12 hải lý tạo thành vùng chủ quyền của mỗi nước.

Tại đó, chỉ có tàu của những nước ven bờ có thể đi lại, tàu bè các nước khác phải trả tiền thuế hải quan và phải được hộ tống để đi qua. Ngoài ra còn có các "vùng đặc quyền kinh tế", trong phạm vị 200 hải lý, là nơi quốc gia ven bờ có các quyền chủ quyền về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, nhưng đó cũng là nơi các tàu bè có thể đi lại tự do.

Khi các vùng lãnh thổ đó được phân giới, còn lại một vùng được gọi là đại dương trung tâm Bắc Cực, không thuộc sở hữu của ai.

Nhiều nước ngoài Hội Đồng Bắc Cực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hay cả Liên Hiệp Châu Âu cũng quan tâm đến vùng Bắc Cực. Dù các nước này không có đất ở tại chỗ nhưng họ có nhiều cách để gây ảnh hưởng, chủ yếu qua các đầu tư.

Tại sao vùng đất này lại hấp dẫn nhiều nước ?

Trước tiên đó là bởi tiềm năng kinh tế của nó. Bắc Cực là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào, như dầu lửa, khí đốt, hải sản, nguồn nước ngọt… Trên khía cạnh công nghiệp, vận tải, viễn thông hay nghiên cứu không gian, Bắc Cực có nhiều lợi thế khi nằm ở ngay trung tâm bán cầu bắc, giữa khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á.

Vấn đề đòi hỏi lãnh thổ được đặt trong khuôn khổ luật biển, theo đó có thể mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ra 350 thay vì 200 dặm biển, nếu như quốc gia đó có thể chứng minh được vùng thềm lục địa của mình. Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch có thể nộp đòi hỏi chủ quyền của mình lên Liên Hiệp Quốc theo hướng này. Các nước này vẫn thường xuyên làm như vậy và một số yêu sách chồng chéo lên nhau, nhưng dù sao cũng chưa xảy ra tranh chấp lớn nào.

Hoa Kỳ là nước không phê chuẩn công ước trên nên họ không thể có đòi hỏi này.

Một trở ngại lớn ở Bắc Cực liên quan đến các tuyến đường hàng hải. Theo các chuyên gia về Bắc Cực, có hai cách diễn giải khác nhau có thể gây ra căng thẳng. Canada và Nga coi các tuyến tàu bè đi qua vùng biển của các nước đều phải bị đánh thuế hải quan và hộ tống. Còn theo Hoa Kỳ và Châu Âu thì đó là những vùng biển quốc tế, đi lại tự do giống như quy chế của kênh Suez chẳng hạn. Những bất đồng quan điểm này cứ tích tụ lại cùng với những căng thẳng địa chính trị.

Điểm nóng mới trong căng thẳng Nga và Hoa Kỳ 

Hiện tượng băng tan mạnh do khí hậu trái đất ấm lên đã giúp việc tiếp cận các mỏ khí đốt nằm dưới đáy đại dương được dễ dàng hơn. Tuyến đường hàng hải được hình thành có thể trở thành huyết mạch quan trọng trong trao đổi thương mại thế giới. Đó là những yếu tố làm nảy sinh cuộc đua tranh đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ.

Trong nhiều tuần qua, các dấu hiệu căng thẳng liên tiếp xuất hiện trên cả khía cạnh kinh tế cũng như quân sự. Sau sự kiện kênh Suez bị tắc nghẽn hồi tháng Ba năm nay, Nga đã tán dương những nguồn lợi của "tuyến đường phương Bắc" của họ cùng với những dự án đầy tham vọng ở Bắc Cực sẽ mang lại viễn ảnh mới về tuyến đường thương mại Âu – Á.

Cuộc họp tại Iceland hôm nay báo hiệu sẽ căng thẳng. Mátxcơva không giấu tham vọng kiểm soát khu vực mà ngoài Nga ra còn có 7 nước khác có phần lãnh thổ. Hoa Kỳ chắc chắn không thấy dễ chịu gì khi chứng kiến sự gia tăng sức mạnh quân sự ở cách lãnh thổ Alaska của mình có vài trăm km.

Đến dự cuộc họp, ngoại trưởng Serguei Lavrov chắc chắn sẽ nhắc lại những quyết tâm mà tổng thống Nga Vladimir Putin nung nấu từ 5 năm qua, đó là công trường rộng lớn cho tuyến đường hàng hải dọc theo bờ biển Bắc Cực, đang ngày càng trở nên dễ dàng đi lại nhờ hiện tượng tan băng. Dự tính từ nay đến 2025, tuyến đường này sẽ chuyên chở một khối lượng hàng hóa 80 triệu tấn.

Tổng thống Nga đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trong vùng Bắc Cực bằng việc mở lại các căn cứ quân sự của thời Liên Xô nhằm bảo đảm nước Nga phải chiếm phần chính về lãnh thổ cũng như nguồn tài nguyên trong 8 nước có chủ quyền trong khu vực đại dương nhỏ bé ở Bắc Cực. Cần biết là 80% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho các nước Châu Âu được khai thác từ vùng đất lạnh nhất địa cầu này. Ngoài ta khoảng 90% khoáng sản như Nikel, Cobalt, 60% đồng, 95% platine và đất hiếm khác của Nga đều có xuất xứ từ Bắc Cực. Vùng Bắc Cực này chiếm tỷ trọng 1/5 xuất khẩu và 10% GDP của Nga.

Thứ Hai đầu tuần này, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tố cáo NATO và Na Uy manh nha ý đồ lấn chiếm Bắc Cực. Ông khẳng định đó là vùng ảnh hưởng kinh tế chính đáng mà Nga có quyền bảo vệ. Lãnh đạo ngoại giao Nga chỉ trích việc Hoa Kỳ hồi tháng Hai năm nay đã đưa máy bay ném bom chiến lược đến tập luyện ở Na Uy cũng như hồi năm ngoái đã cho triển khai tàu chiến ở biển Barent, trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Đáp lại, hôm thứ Ba , ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Nga tránh quân sự hóa Bắc Cực.

Giới quan sát đánh giá, Bắc Cực là một trắc nghiệm cho quan hệ Mỹ-Nga, trước cuộc gặp thượng đỉnh Biden-Putin, có thể sẽ diễn ra trong tháng 6 tới đây.

Anh Vũ

*******************

Moskva cảnh cáo phương Tây : "Bắc Cực là vùng ảnh hưởng của Nga"

Minh Anh, RFI, 18/05/2021

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, ngày 17/05/2021, khẳng định Bắc Cực là vùng ảnh hưởng của Nga. Ông bảo vệ quyền phòng thủ vùng duyên hải, đồng thời cảnh cáo về những tham vọng của phương Tây trong khu vực.

baccuc3

Ngoại trưởng Sergei Lavrov tại một cuộc họp báo ở Moskva, Nga, ngày 05/05/2021.  Alexander Zemlianichenko Pool/AFP

Trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Nga khẳng định : "Từ lâu ai cũng thấy rõ đây là những vùng đất, là lãnh thổ của Nga, chúng tôi phải bảo đảm an ninh cho vùng duyên hải và tất cả những gì mà chúng tôi làm ở đó là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng".

Ông Serguei Lavrov cảnh báo : "NATO cố tìm cách biện minh cho thế tấn công của khối này tại Bắc Cực, nhưng tình thế không giống nhau và chúng tôi có nhiều thắc mắc với các nước láng giềng như Na Uy đang nỗ lực biện minh cho việc mời gọi Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đến Bắc Cực".

Ngoài ra, lãnh đạo ngoại giao Nga kêu gọi khởi động lại các cuộc gặp thường xuyên giữa tổng tham mưu trưởng quân đội của các nước thành viên trong Hội Đồng Bắc Cực nhằm "làm giảm thiểu các rủi ro về mặt quân sự".

Những lời cảnh cáo nói trên được ngoại trưởng Nga đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa diễn ra cuộc họp cấp cao về Bắc Cực, hiện đang trở thành khu vực tranh giành về kinh tế và địa chính trị. Tham dự diễn đàn có các nước Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Iceland, và Trung Quốc, với tư cách là quan sát viên.

Hãng tin Pháp AFP lưu ý thêm rằng phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken sẽ có cuộc gặp đầu tiên với đồng nhiệm Nga, trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Joe Biden và Vladimir Putin trong tháng Sáu năm nay.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Bắc Cực trở thành điểm nóng cả về khí hậu lẫn địa chính trị

Các chuyển động địa chính trị đang làm vùng Bắc Cực lạnh giá nóng lên có lẽ là hồ sơ quốc tế được báo chí Pháp ra hôm nay, 21/05/2021, chú ý nhiều hơn cả, đặc biệt là cố gắng của Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng với Nga nhân cuộc họp của Hội Đồng Bắc Cực mà hai nước đều là thành viên. Bên cạnh đó, gánh nặng tài chính của đại dịch Covid-19 đối với Châu Âu cũng được quan tâm, cũng như kinh nghiệm cần rút tỉa từ đại dịch đang diễn ra.

baccuc1

Hai phái đoàn Mỹ (t) và Nga họp tại Reykjavik, Iceland, ngày 19/05/2021, bên lề hội nghị cấp bộ trưởng Hội Đồng Bắc Cực.  AP - Saul Loeb

Hồ sơ Bắc Cực đã được Libération đưa lên trang nhất với hàng tựa lớn "Vùng Bắc Cực trôi dạt" nổi bật trên nền một bức ảnh cho thấy một tảng băng sơn khổng lồ bồng bềnh trên mặt nước, cùng với vô số những mảnh băng nhỏ.

Ngay dưới hàng tựa, tờ báo cánh tả giải thích : "Ngư nghiệp, dầu mỏ, thương mại... Dù đe dọa sự cân bằng của cả hành tinh, tình trạng băng tan (vốn tạo điều kiện thuận lới cho việc phát triển các hoạt động như vừa kể) đã biến khu vực thành một vùng tranh chấp chiến lược đáng ngại".

Gấu Bắc Cực không là gì so với tham vọng địa chính trị

Trong bài nhận định với tựa đề rất mỉa mai - "Sự tồn tại của loại gấu Bắc Cực có là gì đâu so với các mục tiêu tranh giành địa chính trị" - Libération nêu bật thực tế : Vùng Bắc Cực, nơi phải chịu một hiện tượng hâm nóng cao hơn gấp ba lần phần còn lại của hành tinh, đang biến thành "đối tượng ngày càng bị các tham vọng kinh tế và quân sự dòm ngó".

Đối với Libération, Hội đồng Bắc Cực, bao gồm tám quốc gia trong vùng là Canada, Mỹ, Nga, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển, trên nguyên tắc có nhiệm vụ thúc đẩy bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của khu vực, tức là của toàn hành tinh. Thế nhưng, chủ đề thực sự của cuộc họp hội đồng hôm qua, 20/05 tại Reykjavik, thủ đô Iceland lại là chính trị, quân sự và nhất là kinh tế.

Nghịch lý được thấy rõ là, trong khi các nhà khí hậu học của Hội đồng vừa công bố một báo cáo đặc biệt đáng lo ngại nhấn mạnh đến các thảm họa mà môi trường khu vực đang gánh chịu do hiện tượng băng sơn trong vùng bị tan chảy, các nhà ngoại giao từ các nước thành viên lại nói về việc khai thác tài nguyên, đặt đường ống dẫn khí đốt, triển khai tên lửa và cơ sở hạ tầng hàng hải.

Libération nhận định chua chát: Sự tồn tại của loài gấu Bắc Cực - mà tên gọi tiếng La tinh articus, nghĩa là "có liên quan đến xứ sở loài gấu", được dùng để đặt tên cho vùng - có là gì khi phải đối mặt với những vấn đề địa chính trị khôn lường đó? Nhất là khi một thỏa thuận xung quanh dự án mới của Gazprom (đưa khí đốt của Nga từ Bắc Cực xuống thẳng Tây Âu mà không qua ngã Ukraine) sẽ mở đường cho một cuộc gặp hòa bình vào tháng tới giữa Vladimir Putin và Joe Biden ?

Và nhất là khi bên dưới lớp băng đang tan chảy là những kho báu khác, chẳng hạn như 13% dầu mỏ trên thế giới hoặc trữ lượng chưa kể xiết của các loại quặng như uranium, vàng, coban và bạch kim.

Biển băng tan chảy khơi dậy lòng tham

Trong bài phân tích tựa đề "Bắc Cực : Biển băng tan chảy khơi dậy lòng tham", Libération đã điểm qua mục tiêu mà các nước đang nhắm tới ở vùng cực bắc Trái Đất, đặc biệt là của Nga và Mỹ, hai nước thực thụ thuộc vùng Bắc Cực, và của Trung Quốc, một nước ngoài vùng, nhưng lại muốn chen chân vào khu vực.

Theo Libération, Nga là nước đang cho thấy tham vọng rõ nét nhất. Là quốc gia sở hữu 53% diện tích khu vực bao quanh Bắc Cực, Nga xem vùng này là đất nhà của họ. Đối với Moskva, đây là một khu vực chiến lược, có giá trị thiết yếu cả về địa chính trị và phát triển kinh tế, mà việc bảo vệ được ghi trong học thuyết quân sự của Nga.

Trong một nghiên cứu ngắn gần đây, chuyên gia Florian Vidal, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, đã cho rằng : "Mô hình phát triển kinh tế mà Moskva chủ trương ở Bắc Cực dựa trên hai trụ cột phụ thuộc lẫn nhau : Tuyến đường hàng hải phía Bắc và khai thác tài nguyên thiên nhiên". Vào năm 2020, đã có đến 30 triệu tấn nguyên liệu thô của Nga được vận chuyển theo tuyến đường biển phía Bắc, so với 7 triệu tấn năm 2016. Đến năm 2035, khối lượng dự kiến đạt 130 triệu tấn.

Nga đồng thời có kế hoạch tăng gấp 10 lần lượng khí lỏng tự nhiên - rất dồi dào ở Bắc Cực - lên thành 91 triệu tấn. Moskva cũng đang đặt kỳ vọng vào việc khai thác trữ lượng dầu hỏa đáng kể, ước tính khoảng sáu tỷ tấn, và các mỏ than đá có thể cung cấp tới 10 triệu tấn mỗi năm. Hiện nay, dầu khí khai thác ở Bắc Cực đã chiếm đến 20% GDP của Nga.

Về phần Hoa Kỳ, nước chỉ có một mỏm của bang Alaska thuộc vùng Bắc Cực, mối quan tâm mới nằm trong tương quan với các hoạt động của Trung Quốc và Nga. Đối với Washington, Bắc Cực dĩ nhiên là một địa bàn hợp tác và nghiên cứu khoa học, một điểm mốc cho chính sách khí hậu, nhưng trên hết là một khu vực chiến lược và quân sự.

Về phần Trung Quốc, nước này không có điểm tiếp xúc lãnh thổ với vùng Bắc Cực. Thể nhưng, Trung Quốc đã tự coi mình là một "quốc gia gần như là Bắc Cực", không đưa ra bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào, nhưng tuyên bố có quyền tiến hành nghiên cứu khoa học ở đó, dòm ngó các nguồn lực kinh tế và tham gia vào việc quản trị khu vực. Tuyến đường xuyên qua Bắc Cực còn được Bắc Kinh mệnh dạnh là "Con Đường Tơ Lụa Vùng Cực".

Bước hòa dịu rụt rè giữa Washington và Moskva

Một trong những sự kiện rất được chú ý nhân cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực lần này là cuộc tiếp xúc mặt đối mặt đầu tiên của hai ngoại trưởng Mỹ và Nga từ khi Nhà Trắng Hoa Kỳ đổi chủ. Theo nhật báo công giáo La Croix, cuộc gặp giữa hai ông Blinken và Lavrov tại Iceland hôm 19/05 vừa qua thể hiện một "Bước hòa dịu rụt rè giữa Washington và Moskva", tựa bài phân tích ở trang quốc tế.

La Croix đặc biệt ghi nhận một số tín hiệu hòa dịu mà cả hai phía đã tung ra, như nhận xét của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov là các cuộc thảo luận đã "mang tính xây dựng", trong lúc đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken thì tỏ ý mong muốn "một quan hệ ổn định và dự đoán trước được với Nga".

Đối với tờ báo Pháp, bầu không khí hòa hoãn đã có được nhờ việc Washington chính thức loan báo trước cuộc gặp quyết định không áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào công ty chịu trách nhiệm xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga, cũng như vị giám đốc điều hành người Đức của công ty. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho đấy là "một tín hiệu tích cực", vào lúc mà hai chính quyền chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Joe Biden và Vladimir Putin, dự kiến vào giữa tháng 6.

Theo nhận xét của La Croix, quyết định của Mỹ có thể cho phép Nga hoàn tất việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nga-Đức, đã hoàn thành được gần 95%.

Giải thích về lý do quyết định của Mỹ, chuyên gia Samuel Greene, giám đốc Viện Nghiên Cứu về Nga tại King's College ở Luân Đôn, cho rằng : "Đối với Washington, lợi ích thực sự mà Hoa Kỳ thu được từ việc cản trở công trình xây dựng đường ống không đáng với cái giá mà họ sẽ phải trả khi phá mối quan hệ với Berlin và các đồng minh Châu Âu khác".

Còn Marc-Antoine Eyl-Mazzega, chuyên gia năng lượng tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, thì cho rằng "giá trị chiến lược của Nord Stream 2 đã giảm sút", vì "tiến trình chuyển đổi năng lượng ở Châu Âu đồng nghĩa với việc vai trò của khí đốt sẽ bị suy giảm."

Các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thập kỷ để trả nợ Covid

Liên quan đến dịch Covid-19, nhật báo kinh tế Les Echos đã báo động về gánh nặng nợ nần mà các nước Châu Âu phải chịu sau khi vay mượn để đối phó với khủng hoảng Covid. Trên trang nhất tờ báo là hàng tựa lớn "Nợ : Một gánh nặng trong 60 năm", kèm theo lời giải thích: "Nhiều nước Châu Âu, trong đó có Pháp, sẽ phải mất hơn 60 năm mới xóa nổi món nợ Covid".

Trích dẫn một báo cáo của tập đoàn bảo hiểm-tín dụng Pháp Euler Hermes công bố ngày 20/05, Les Echos cho biết, do phải vay mượn nhiều để khôi phục nền kinh tế bị dịch Covid đánh gục, nợ công của các nước Châu Âu sẽ còn ở mức cao trong thời gian dài, thậm chí rất dài đối với một số quốc gia.  

Theo bản nghiên cứu này, thời gian gánh nợ của Tây Ban Nha và Pháp sẽ đặc biệt dài, 89 năm cho Tây Ban Nha và 67 năm cho Pháp. Ngược lại, đối với Ý, nước đã biết tạo ra thặng dư trong 20 năm gần đây, thời gian xóa nợ "chỉ" là 26 năm.

Thoải mái hơn cả, và đây không phải là điều đáng ngạc nhiên, là triển vọng của Đức, sẽ có có thể xóa được món nợ Covid trong vỏn vẹn 7 năm.

Dẫu sao thì tranh luận trên vấn đề nợ công sẽ dấy lên nhận hai cuộc bầu cử quan trọng, ở Đức trong năm nay, 2021, và ở Pháp vào năm tới.

Kinh nghiệm nào cho việc chống dịch ?

Covid-19 cũng chiếm tựa lớn trang nhất báo La Croix với lời nhắn nhủ: "Làm tốt hơn vào lần tới". Tờ báo tự hỏi : "Vào lúc một hội nghị thượng đỉnh thế giới đang cố gắng rút tỉa kinh nghiệm từ đại dich Covid-19, bản thân chúng ta đã học được gì sau một năm rưỡi khủng hoảng?".

Hỏi tức là trả lời. Trong bài viết bên trong mang tựa đề "Những bài học đầu tiên từ cuộc khủng hoảng y tế", La Croix cho rằng các nước cần cải thiện ba lãnh vực chính : Báo động tốt hơn khi những loài virus mới xuất hiện, dự phòng sớm hơn cách đối phó với những đại dịch trong tương lai, và thiết lập một hệ thống tương trợ quốc tế chặt chẽ hơn.

Tâm trạng bất an của giới cảnh sát

Riêng nhật báo Le Monde đã dành tựa lớn trang nhất cho một vấn đề chính trị nội bộ Pháp, ghi nhận : "Đối mặt với tâm trạng bất an của giới cảnh sát, giới làm chính trị đua nhau tranh thủ".

Le Monde nhắc lại rằng hôm 19/05 vừa qua, cảnh sát đã biểu tình trước Quốc Hội, yêu cầu chính quyền phải thêm nhiều biện pháp và nghiêm khắc hơn, vào thời điểm luật về tư pháp đang được thảo luận.

Hầu như tất cả các đảng, ngoại trừ đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI), đều tham dự, coi vấn đề an ninh là trọng tâm, một năm trước cuộc bầu cử tổng thống.

Bằng cách tham gia vào cuộc biểu tình này để tránh không cho phe đối lập nắm lấy cơ hội, bộ trưởng Bộ Nội vụ, Gerald Darmanin, đã làm tình hình thêm rắc rối, vào lúc mà sự chia rẽ lộ rõ giữa hai ngành cảnh sát và tư pháp, cũng như áp lực trên các dân biểu đã khiến không khí chinh trị căng thẳng thêm.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Mỹ mở mặt trận mới chống Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực (RFI, 09/05/2019)

Hoa Kỳ ngày 06/05/2019 đã khẳng định vai trò cường quốc Bắc Cực của mình, công khai lớn tiếng đả kích "thái độ hung hăng" của Trung Quốc và Nga tại khu vực.

baccuc1

Khu vực được 8 thành viên thường trực phân chia để chịu trách nhiệm coi sóc, lâu dần có thể thành phạm vi ảnh hưởng. Nguồn: Wall Street Journal

Một hôm trước cuộc họp của Hội Đồng Bắc Cực, tập hợp các nước giáp ranh Bắc Cực, tại Rovaniemi, miền Bắc Phần Lan, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh rằng ngày nay Bắc Cực đã trở thành một không gian cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới, nhưng việc "Bắc Cực là một vùng hoang dã không có nghĩa là nơi này phải trở thành một nơi bị luật rừng chi phối".

Trước một cử tọa trong đó có cả phái đoàn Nga, một thành viên thực thụ của Hội Đồng Bắc Cực, và Trung Quốc, một quan sát viên bên cạnh Hội Đồng, ngoại trưởng Mỹ đã có những lời lẽ hết sức gay gắt nhắm vào hai nước, nhất là vào Trung Quốc.

Theo ghi nhận của đặc phái viên RFI tại Rovaniemi, ngoại trưởng Mỹ đã không ngần ngại nêu bật ví dụ về những hành vi Trung Quốc đã làm tại Châu Á và Biển Đông để cảnh báo các quốc gia Bắc Cực về những gì mà Trung Quốc có thể làm tại khu vực này.

Theo ông Pompeo, nghĩa vụ của Mỹ là phải bảo vệ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tại khu vực Bắc Cực, chống lại Trung Quốc vốn đã vi phạm Công Ước này ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : "Những nước nào không thượng tôn luật pháp sẽ không được phép tham gia… Chúng ta có muốn là các quốc gia Bắc Cực, và nhất là các cộng đồng bản xứ, phải chịu số phận của các chính quyền trước đây tại Sri Lanka hay Malaysia đã bị rơi vào bẫy nợ và tình trạng tham nhũng hay không ?".

Ông Pompeo nói tiếp : "Chúng ta có muốn là hạ tầng cơ sở thiết yếu của vùng Bắc Cực có kết cục như những con đường mà Trung Quốc xây dựng ở Ethiopia hay không ? Những con đường đã rệu rã và trở thành nguy hiểm chỉ sau vài năm mà thôi ?".

Nhắc đến hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông, ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp : "Chúng ta có muốn Bắc Băng Dương biến thành một Biển Đông khác hay không ? Một vùng biển bị quân sự hóa với các tranh chấp lãnh thổ đối chọi nhau ? Chúng ta có muốn là môi trường mong manh của Bắc Cực bị tàn phá về mặt sinh thái với hạm đội tàu đánh cá của Trung Quốc thường trực trên vùng biển ngoài khơi Bắc Cực hay không ?"

Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự

Theo hãng tin Anh Reuters, tại Rovaniemi, ngoại trưởng Mỹ không quên nhắc lại một nội dung trong bản báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 02/05, cảnh báo nguy cơ Trung Quốc lợi dụng sự hiện diện của họ trong lãnh vực nghiên cứu dân sự để tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự, kể cả việc triển khai tàu ngầm trong khu vực để răn đe hạt nhân.

Bản báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ ghi nhận là Đan Mạch, một thành viên của Hội Đồng Bắc Cực, đã lo ngại về việc Trung Quốc chú ý đến đảo Greenland và đề nghị thành lập một trạm nghiên cứu, trạm vệ tinh mặt đất, nâng cấp sân bay và mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực này. Bắc Kinh cũng công bố kế hoạch chế tạo tàu phá băng hạt nhân với lượng giãn nước 30.000 tấn, nhằm tăng cường khả năng thăm dò và hiện diện ở Bắc Cực.

Theo hãng tin Pháp AFP, ngoại trưởng Mỹ cũng không ngần ngại phủ nhận tính chính đáng của sự hiện diện của Trung Quốc tại cơ chế Hội Đồng Bắc Cực, kể cả trong tư cách quan sát viên.

Hội Đồng Bắc Cực bao gồm 8 thành viên, tất cả đều là những quốc gia có một phần lãnh thổ nằm trong khu vực : Mỹ, Canada, Nga, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Iceland và Phần Lan. Nếu Hoa Kỳ và Nga là thành viên thực thụ, thì Trung Quốc chỉ có quy chế quan sát viên.

Trong diễn văn của mình tại Rovaniemi, ông Pompeo đã nêu bật một thực tế là điểm cực bắc của Trung Quốc nằm cách Bắc Cực đến 900 hải lý (gần 1.450 cây số). Bằng chi tiết này, ông Pompeo được cho là đã phủ nhận quy chế "Quốc Gia cận Bắc Cực" mà Trung Quốc tự cho mình.

Ông Pompeo khẳng định : "Chỉ có quốc gia Bắc Cực và quốc gia ngoài Bắc Cực, không hề tồn tại loại thứ 3 nào, và nói này, nói nọ cũng không thể mang đến cho Trung Quốc bất cứ quyền hạn gì".

Tuyến hàng hải chiến lược

Theo ngoại trưởng Mỹ, khi đầu tư ồ ạt vào vùng Bắc Cực – gần 90 tỷ đô la từ 2012 đến 2017, Bắc Kinh muốn khai thác, và thủ lợi từ tuyến hàng hải phía Bắc, đi ngang qua phía bắc nước Nga, cho phép rút ngắn đáng kể tuyến đường nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuyến hàng hải phía Bắc này ngày càng dễ sử dụng hơn do hiện tượng băng tan.

Trung Quốc và Nga rất muốn biến tuyến đó thành một phần của Con Đường Tơ Lụa Mới, một sáng kiến bị nhiều nước phương Tây, đi đầu là Mỹ, xem là thể hiện ý muốn bá quyền của Trung Quốc.

Nga ‘khiêu khích’ ?

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng lên án những " hành động khiêu khích" của Nga khi quân sự hóa trở lại Bắc Cực.

Chỉ vài phút trước khi gặp đồng nhiệm Lavrov trong một cuộc gặp song phương bên lề hội nghị của Hội Đồng Bắc Cực, ông Pompeo tố cáo : "Trên tuyến đường biển phía bắc, một cách bất hợp pháp, Matxcơva đã đòi các nước khác phải xin phép khi quá cảnh qua Nga, cho hoa tiêu Nga lên các tàu ngoại quốc, và đe dọa sử dụng võ lực đánh chìm những chiếc tàu nào không tuân thủ các yêu cầu đó".

Đối với ngoại trưởng Mỹ, "Nga đã để lại dấu giầy đinh (của quân đội) trên tuyết", và kể từ năm 2014, đã dùng tàu phá băng cải tạo lại các căn cứ có từ thời Chiến Tranh Lạnh, tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trong vùng.

Theo AFP lời lẽ công kích của ông Pompeo càng đáng chú ý vì được đưa ra chỉ ít lâu trước cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Nga leo thang trên vấn đề Venezuela. Trước ống kính truyền hình, hai người bắt tay nhau với nụ cười nhưng không cho biết nội dung cuộc tiếp xúc.

Mỹ tăng cường hiện diện quân sự và bảo vệ môi trường Bắc Cực

Sau khi cực lực tố cáo Nga và Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ đã biện minh cho sự tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng Bắc Cực.

Theo ông Pompeo, trước các hoạt động gây bất ổn định của đối phương, Mỹ đang phải "tiến hành tổ chức các cuộc tập trận, tăng cường hiện diện quân sự, xây dựng lại đội tàu phá băng và tăng chi tiêu cho lực lượng tuần duyên".

Theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, từ nay đến 01/06, Lầu Năm Góc phải đệ trình chiến lược phòng thủ mới cho vùng Bắc Cực.

Trước mắt thì đã có hàng trăm lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ luân chuyển qua Na Uy để luyện tập chiến đấu trong thời tiết băng giá, phi cơ Mỹ cũng được đưa trở lại căn cứ không quân Keflavik ở Iceland mà quân đội Hoa Kỳ đã rời đi vào năm 2006.

Ngoài vấn đề quân sự, ông Pompeo còn nêu lên vai trò "lãnh đạo hàng đầu thế giới về bảo vệ môi trường" của Mỹ, kể cả tại Bắc Cực, cho rằng từ nay đến năm 2025 lượng khí thải CO2 của Mỹ sẽ giảm "nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Bắc Cực".

Tuyên bố là như vậy, nhưng trong thực tế, theo tin Reuters, tại hội nghị chính thức của các nước vùng Bắc Cực ở Rovaniemi ngày 07/05, Hoa Kỳ đã từ chối ký vào một thỏa thuận về những thách thức tại Bắc Cực vì không đồng ý với từ ngữ trong thông cáo chung, nói rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêm trọng cho Bắc Cực.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996, hội nghị của cơ chế này không ra được thông cáo chung.

Mai Vân

*******************

Mỹ từ chối ký thỏa thuận về Bắc Cực (VOA, 08/05/2019)

Hoa Kỳ từ chi ký mt tha thun v nhng thách thc ti Bc Cc vì nhng khác bit v ngôn t liên h đến biến đi khí hu, làm tn hi đến s hp tác ti vùng cc gia lúc trái đt đang m dn mt cách đáng ngi. Reuters dn ngun tin t các nhà ngoi giao cho biết hôm 7/5.

baccuc2

Các thành viên Hội đng Bc cc ti hi ngh thượng đnh Hi đng Bc cc Rovaniemi, Phn Lan ngày 7/5/2019. Hàng đầu từ trái : Các ngoại trưởng Nga (Sergei Lavrov), Thụy Điển (Margot Wallstrom), Hoa Kỳ (Mike Pompeo) và Phần Lan (Timo Soini). Mandel Ngan/Pool via Reuters

Nhiệt đ ti Bc Cc đang tăng gp hai ln nhit đ các nơi khác trên thế gii, và băng giá đang tan làm l ra nhng khu vc có tr lượng du m và khí đt tim năng cho vic khai thác thương mi.

Hội ngh các quc gia quanh Bc Cc tại Rovaniemi miền bc Phn Lan vào ngày 7/5 d trù làm khung cho kế hoch hai năm đ cân bng nhng thách thc ca biến đi khí hu vi s phát trin bn vng ca các ngun khoáng sn phong phú.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Phn Lan Timo Soini nói thông cáo chung không được tho lun và s được thay thế bng mt tuyên b ngn ca các B trưởng tham d hi ngh.

Một ngun tin ngoi giao biết v các cuc tho lun nói Hoa Kỳ cn tr vic ký kết vì không đng ý vi ngôn t trong thông cáo chung nói rng biến đi khí hậu là mt mi đe da trm trng đi vi Bc Cc. Mt ngun tin th hai xác nhn vic này.

Đây là lần đu tiên mt thông cáo chung b hy b k t khi Hi đng Bc Cc được thành lp vào năm 1996. Không th tiếp xúc được vi phái đoàn Hoa Kỳ đ yêu cu bình luận.

Phát biểu ti Hi đng, Ngoi trưởng M Mike Pompeo nói chính quyn ca Tng thng Donald Trump "chia s s cam kết sâu rng ca quí v v vic bo v môi trường ti Bc Cc". Tuy nhiên ông nói các mc tiêu tp th không phi luôn luôn là câu tr li.

"Những câu tr li này không có ý nghĩa và thm chí phn tác dng nếu có mt quc gia nào không tuân th", ông nói.

Hội đng Bc Cc gm có Hoa Kỳ, Canada, Nga, Phn Lan, Na Uy, Đan Mch, Thy Đin và Iceland.

Thỏa thun gia các nước không có tính cách ràng buc.

Trong khi đó, Bộ Ngoi giao Trung Quc ngày 7/5 nói nước này s làm vic vi tt c các nước đ đóng mt vai trò xây dng ti Bc Cc vào lúc Hoa Kỳ cnh báo v s dính líu ca Trung Quc ti vùng này.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo nói Nga có thái đ hung hăng ti Bc Cc và hành đng ca Trung Quc ti đây cũng cn được theo dõi mt cách cht ch, gia nhng chia r ngày càng tăng ti vùng cc v hin tượng trái đt m dn lên và vic tiếp cn các khoáng sản.

Phát biểu khi đến min bc Phn Lan đ hp vi các quc gia có lãnh th ti Bc Cc, ông Pompeo nói Bc Kinh dường như có nhng mc đích v an ninh quc gia ti đây, và nhng hành đng ca Nga, trong đó có kế hoch m nhng kênh hàng hi t Châu Á đến Bắc Âu, cn phi được xem xét cn thn.

******************

Mỹ không muốn thấy Trung Quốc hoành hành ở Bắc Cực như tại Biển Đông (RFI, 07/05/2019)

Có mặt tại Phần Lan để tham dự cuộc họp Hội Đồng Bắc Cực, diễn đàn liên chính phủ của các quốc gia có lãnh thổ tại Bắc Cực, hôm qua, 06/05/2019, ngoại trưởng Mỹ đã mạnh mẽ lên án tham vọng ngày càng lớn cũng như "thái độ hung hăng" của Trung Quốc và Nga trong vùng băng giá, nhưng ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

baccuc3

Trung Quốc đã nhìn thấy những cơ hội về tài nguyên trong thềm băng Bắc Cực 

Ông Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ sẽ tăng cường hiện diện tại Bắc Cực để ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc và Nga.

Riêng với Trung Quốc, vẫn tự nhận quốc gia cận Bắc Cực, đòi hỏi các quyền như những các quốc gia có lãnh thổ Bắc Cực khác, ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh đến các tham vọng của Bắc Kinh :

"Trung Quốc tự nhận là quốc gia "cận Bắc Cực". Chúng tôi cho rằng chỉ có các quốc gia Bắc Cực hoặc KHÔNG Bắc Cực. Không có hạng mục thứ ba.

Trong thời gian từ 2012 đến 2017, Trung Quốc đã đầu tư 90 tỉ đô la vào Bắc Cực. Trong một số trường hợp, Trung Quốc dùng tiền của họ để phát triển hạ tầng cơ sở, các doanh nghiệp và nhân công của họ nhằm hiện diện lâu dài thường xuyên.

Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung Quốc dự tính triển khai cả tàu ngầm có khả năng răn đe hạt nhân.

Cách làm hung hăng của Trung Quốc tại những nước khác buộc chúng ta xem xét phân tích.

Liệu chúng ta có muốn các hạ tầng cơ sở đó cuối cùng sẽ giống như những con đường mà Trung Quốc xây dựng ở Ethiopia ? Những con đường bị hư hỏng và trở nên nguy hiểm chỉ sau vài năm ?

Liệu chúng ta có muốn biển Bắc Cực biến thành vùng Biển Đông mới, đầy rẫy quân đội và những tranh chấp đòi hỏi chủ quyền ?

Liệu chúng ta có muốn môi trường mong manh của Bắc Cực cũng rơi vào tình trạng bị tàn phá giống như những tàu đánh cá Trung Quốc gây ra ở nơi này nơi khác, hay những hoạt động công nghiệp vô độ đang diễn ra tại Trung Quốc ?

Tôi nghĩ câu trả lời đã khá rõ ràng".

Anh Vũ

Published in Quốc tế