Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Châu Mỹ Latinh : "Sân sau của Mỹ" đang trở thành "đất săn riêng" của Trung Quốc

Vào dịp cuối năm 2021 này, như thông lệ, các tuần báo đều ra ấn bản đặc biệt, với những chủ đề khác lạ so với ngày thường, nhưng cũng tiếp tục quan tâm đến tình hình thời sự thường nhật. Rất đáng chú ý là một bài điều tra dài trên tạp chí Pháp L’Express về ý đồ thống trị thế giới ngày càng rõ nét của Trung Quốc.

lo1

Tầu cá mang cờ Trung Quốc Lu Rong Yuan Yu 609 chuẩn bị đánh bắt gần quần đảo Galapagos thuộc Ecuador, ngày 19/07/2021. AP - Joshua Goodman

Bài viết mang tựa đề "Cách thức Trung Quốc thâu tóm Châu Mỹ Latinh" ghi nhận là khu vực từng được mệnh danh là "sân sau của Washington" giờ đây đã trở thành "đất săn riêng" của Bắc Kinh. 

Ecuador : Tàu cá Trung Quốc tàn phá khu bảo tồn sinh thái Galapagos

Bài viết mở đầu bằng một ghi nhận đáng ngại : "Khi quý vị đang đọc những dòng chữ này, khoảng 300 tàu đánh cá Trung Quốc đang bao quanh 19 đảo thuộc quần đảo Galapagos… liên tục đánh bắt suốt ngày đêm, gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với đa dạng sinh học. Cá và mực được đông lạnh ngay lập tức trên tàu và đóng gói để đem về bán tại thị trường Trung Quốc, nơi có 1,4 tỷ người tiêu dùng". 

Galapagos là một vùng lãnh thổ của quốc gia Nam Mỹ Ecuador được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới, cách bờ biển 1.000 km. 

Theo nhà địa lý và chuyên gia về Trung Quốc đương đại Emmanuel Véron : "Sau khi vơ vét hải sản tại Ecuador, đội tàu này thường hướng đến Đảo Phục Sinh (Isla de Pascua), ngoài khơi Chile, để gây ra thiệt hại tương tự ở đó". Sau đó họ hướng về Trung Quốc, tạm nghỉ chờ đến chiến dịch đánh bắt xa bờ sau đó, một chiến dịch kéo dài năm tháng. 

Quito bất lực vì mắc nợ Trung Quốc quá nhiều

Câu hỏi đặt ra là vì sao Ecuador lại chấp nhận việc tài nguyên của mình bị cướp bóc ? Theo một cựu thành viên chính quyền Hoa Kỳ, câu trả lời rất đơn giản. Chính quyền Ecuador đã vay mượn quá nhiều của Trung Quốc. Với giá dầu hỏa, nguồn lợi tức chính của quốc gia sản xuất dầu này, bị sụt giảm đáng kể từ năm 2010, Quito không còn khả năng trả nợ, nên đành phải để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. 

Đối với L’Express, ví dụ điển hình của Ecuador minh họa cho một thay đổi địa chính trị lớn : Sự phụ thuộc của Châu Mỹ Latinh vào Trung Quốc từ khoảng 15 năm nay, bắt đầu từ sau khi Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào năm 2001.

Sau Châu Phi, Châu Mỹ Latinh thành vùng đất khai thác béo bở

Theo kinh tế gia Emmanuel Hache, chuyên nghiên cứu các nền kinh tế Châu Á thì sau khi đã "đô hộ", Trung Quốc coi lục địa Latinh như một vùng đất khai thác béo bở khác.

Bà Sylvie Bermann, đại sứ Pháp tại Bắc Kinh (từ năm 2011 đến năm 2014), tóm tắt trong một hội nghị gần đây tại Quỹ France-Amériques ở Paris : "Đối với an ninh lương thực của Trung Quốc, Châu Mỹ Latinh trở nên thiết yếu"

Trung Quốc đang đặt mục tiêu vào các nguyên liệu thô mà họ thiếu : nông sản (đậu nành), nhiên liệu hóa thạch (dầu hỏa), quặng mỏ (sắt). Kể từ năm 2005, họ cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường bộ, cảng và thủy điện.

40 hải cảng nhìn ra hai đại dương trong tay Trung Quốc

Kết quả là đế chế Trung Hoa kiểm soát hoặc sở hữu cổ phần tại bốn mươi cảng trên bờ biển của cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và ở lối vào Kênh đào Panama. Một trong những cảng này nằm trong một phần của dự án lớn của Trung Quốc ở El Salvador, sẽ chiếm 1/10 diện tích của đất nước nhỏ bé này. 

Trên khắp vùng Châu Mỹ Latinh, Trung Quốc còn có cơ sở hạ tầng khác, chẳng hạn như mười lăm cơ sở thủy điện lớn. Ở Chile, họ kiểm soát 57% việc phân phối điện.

Tài nguyên dưới lòng đất cũng bị Bắc Kinh nhòm ngó. Ngoài sắt ở Brazil, Trung Quốc còn nhắm đến loại khoáng sản "chuyển đổi năng lượng" : Lithium và đồng từ Bolivia, Chile và Argentina, những thứ cần thiết cho việc sản xuất pin. 

Nguy cơ dùng cơ sở dân sự cho mục tiêu quân sự

Sự hiện diện của Trung Quốc tại Châu Mỹ Latinh dĩ nhiên đã khiến Hoa Kỳ lo ngại, đặc biệt là dưới góc độ chiến lược. Mối quan tâm đặc biệt của Lầu Năm Góc là viễn cảnh Bắc Kinh dễ dàng sử dụng các cảng thương mại và sân bay dân sự vào mục tiêu quân sự. 

Một vấn đề khác đáng quan ngại là công trình xây dựng một trạm liên lạc với vệ tinh của Trung Quốc vào năm 2017 ở tỉnh Neuquén, thuộc vùng Patagonia ở Argentina, do bộ Quốc phòng Trung Quốc trực tiếp quản lý, mà không có quyền giám sát của Argentina.

Washington cũng nghi ngờ Bắc Kinh đứng sau dự án xây dựng căn cứ hải quân ở vùng Tierra del Fuego của Argentina.

Ngoài ra cũng có thể kể đến tuyến cáp Internet ngầm duy nhất kết nối Châu Phi với Nam Mỹ do tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi triển khai vào năm 2018, nối Cameroon với Brazil. Phương Tây, đi đầu là Mỹ, coi đó là mối nguy hiểm đối với hệ thống liên lạc thông tin của họ.

Brazil đã bị Trung Quốc "mua đứt" ? 

Không ở đâu dấu ấn của Trung Quốc lại đậm nét như ở Brazil. Tổng thống Bolsonaro từng tuyên bố : "Người Trung Quốc không mua sắm ở Brazil mà họ đang mua cả Brazil".

Kể từ đầu thế kỷ, khối lượng thương mại giữa hai bên đã tăng lên 75 lần : Từ 1,5 tỷ đô la năm 1999, trị giá giao dịch thương mại Brazil-Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 115 tỷ trong năm nay. 

Không bằng lòng với việc mua sắm tại "siêu thị Latinh", Trung Quốc còn đang tung hàng tràn ngập khắp lục địa với các mặt hàng "made in China", từ đồ gia dụng cho đến các sản phẩm công nghệ.

Các loại camera giám sát (Hikvision) hoặc camera nhận dạng khuôn mặt (SenseTime) có mặt ở nhiều cảng và sân bay. Đây là một thị trường đầy hứa hẹn : Vùng Châu Mỹ Latinh là nơi sinh sống của 8% dân số thế giới nhưng lại tập trung 1/3 số vụ sát nhân trên hành tinh. Do đó, ngành kinh doanh an ninh và giám sát có một tương lai tươi sáng phía trước. 

Lợi thế của Trung Quốc : Không cần quan tâm đến nhân quyền

Theo L’Express, ở Châu Mỹ Latinh, phương Tây bị thất thế so với Trung Quốc vì nguyên tắc tôn trọng quyền con người.

Bà Geneviève des Rivières, một nhà ngoại giao Canada từng làm đại sứ tại Peru, Colombia và Bolivia, nhớ lại : "Khi các công ty khai thác mỏ của phương Tây đầu tư ra nước ngoài, họ đều cam kết có một thái độ có trách nhiệm, phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc thì đặt mình bên trên" luật lệ quốc tế. 

Nợ nần chồng chất, một số quốc gia như Ecuador và Argentina có rất ít cơ hội để đối phó với chủ nợ Trung Quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, vùng Châu Mỹ Latinh còn bị Bắc Kinh gây áp lực thông qua ngoại giao vac-xin, dùng việc cung cấp thuốc chủng để bắt bí các đối tác

Khoa học không hề chứng minh là Chúa tồn tại 

Sau Courrier International tuần trước với chủ đề "Mai đây chúng ta sẽ ăn những thức gì ?", Le Point với hồ sơ đặc biêt "Trung Quốc và phương Tây" và The Economist với chủ đề đơn giản "Christmas - Giáng Sinh", tuần này đến lượt L’Obs L’Express ra số vừa tất niên, vừa tân niên. 

Trên trang bìa, tuần báo Pháp L’Express nêu bật hồ sơ đặc biệt cuối năm của mình trong hàng tựa lớn "Chúa và khoa học", phản bác lập luận được nêu lên trong quyển biên khảo "Chúa, khoa học, bằng chứng", của hai tác giả Michel-Yves Bolloré và Olivier Bonnassies, một quyển sách đột nhiên được bán rất chạy tại Pháp trong những ngày gần đây. 

Theo L’Express, các tác giả quyển sách, vốn là người công giáo rất ngoan đạo, đã cố gắng nêu bật "những bằng chứng hiện đại về sự tồn tại của Chúa", dựa trên những phát hiện khoa học, đặc biệt là những khám phá mới về không gian vũ trụ. 

Có điều, theo tạp chí Pháp, các lập luận nêu ra không vững chắc, và các "nhà khoa học rất lớn" mà theo hai tác giả, đã cộng tác với họ trong quá trình biên khảo, chủ yếu là những người "công giáo đấu tranh", chủ trương gắn liền thần học với khoa học.

L’Express không ngần ngại tiết lộ rằng nhà vật lý học Mỹ Robert Woodrow Wilson, người được trao giải Nobel Vật Lý năm 1978 đã thừa nhận với tạp chí Pháp rằng ông đã "sai lầm" khi ký lời tựa cho quyển sách, và theo ông, "cần duy trì tách biệt giữa khoa học và tôn giáo"

Trích dẫn nhiều nhà khoa học khác, L’Express cho rằng từ một thế kỷ nay, kiến thức về sự tiến hóa của Vũ Trụ đã có bước tiến nhảy vọt, nhưng các phát hiện không hề chứng minh sự tồn tại của một "Thượng đế tạo nên vạn vật" như lời khẳng định của các tác giả quyển "Tượng đế, khoa học, bằng chứng"

Trong hồ sơ đặc biệt của mình, L'Express cũng đi sâu vào tìm hiểu quan niệm về "Thượng đế" - ít được chú ý - của bốn nhà khoa học vĩ đại Newton, Darwin, Einstein và Hawking mà những đóng góp cực lớn cho nhân loại hầu như đều được mọi người biết đến. 

Nhìn lại lịch sử Pháp bằng con mắt mới 

Về phần mình, tuần báo L’Obs nhìn lại nước Pháp, với một tựa lớn khá bí hiểm ngay trên trang bìa : "Một lịch sử nước Pháp mới". Tuy nhiên tờ báo đã giải thích ngay bằng môt tiểu tựa bên dưới : "30 mốc lịch sử để phủi bụi trên câu chuyện dài về nước Pháp", tức là để có một cái nhìn mới về lịch sử nước Pháp. 

Trong bài xã luận mang tựa đề "Lịch sử nào cho nước Pháp ?"L’Obs ghi nhận các lập luận dân tộc chủ nghĩa đang nở rộ tại Pháp nhân cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2022 đã bắt đầu diễn ra, với cả cánh hữu truyền thống lẫn cánh hữu cực đoan đều viện dẫn lịch sử để tranh thủ cử tri bằng cách kích động tinh thần dân tộc. 

Theo tạp chí Pháp, động thái này không có gì là mới : Cách nay 5 năm, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy đã từng hô hào "Tổ tiên của chúng ta là người ‘Gaulois’", ứng cử viên cánh hữu François Fillon từng tán thưởng mô hình giáo dục Trung Quốc để bày tỏ thái độ phẫn nộ trước điều mà ông cho là "giới trẻ Pháp chi biết cảm thấy xấu hổ" về lịch sử nước mình, và Marine Le Pen thuộc phe cực hữu đã tôn vinh một "Nước Pháp vĩnh cửu", cho dù đây là một thực thể chưa bao giờ ngừng chuyển hóa. 

Điều đáng nói, theo L’Obs, là những lập luận kiểu như trên trong những ngày gần đây đã bị Eric Zemmour, một ứng cử viên cực hữu khác bỏ xa đằng sau. Tạp chí Pháp đã nêu bật một ví dụ : Đối với Zemmour, thống chế Pétain, người đã áp dụng chặt chẽ chính sách bài Do Thái tàn bạo của Đức Quốc Xã tại Pháp thời Thế Chiến Thứ II, lại là người "bảo vệ dân Do Thái ở Pháp"

Pháp đã có chính sách phát triển bền vững từ thế kỷ 14 ?

Đối với tạp chí Pháp, lịch sử của một nước là điều đáng tự hào, cần được mỗi người nhập tâm, nhưng không phải một cách mù quáng, thiển cận. Ở mỗi giai đoạn, cái nhìn về lịch sử mỗi khác, và trong thế kỷ 21 này, các vấn đề đã đổi khác so với những gì được giảng dạy trong những quyển sách giáo khoa cũ kỹ thời tiểu học.

Chính vì thế mà trong số tất niên, L’Obs muốn cung cấp cho độc giả những cái mốc lịch sử khác, mà theo tạp chí, để mọi người hiểu rõ hơn về một di sản "phong phú phi thường" đáng tự hào do tính chất tiên phong. Trang bìa của L’Obs đăng hình vẽ bà Olympe de Gouges, một nhà văn kiêm chính khách Pháp vào nửa cuối thế kỷ 18, người đã viết ra bản "Tuyên ngôn về quyền của phụ nữ và công dân" vào năm 1791 và kêu gọi xóa bỏ chế độ nô lệ. 

Một cột mốc khác được L’Obs nêu bật trong hồ sơ là Bộ Luật Lâm Nghiệp đầu tiên chống nạn khai thác rừng quá mức, được ban hành từ năm 1346, tức là từ thế kỷ thứ 14. Tạp chí tự hỏi : Phải chăng đây là xuất phát điểm của xu hướng phát triển bền vững đang được tôn sùng hiện nay. 

Ý là quốc gia tiêu biểu năm 2021

Tổng kết cuối năm, một sự kiện khác được mọi người chờ đợi là danh tánh quốc gia tiến bộ nhất trong năm theo đánh giá của tuần báo Anh The Economist

Trong số đặc biệt Giáng Sinh ra từ tuần trước, The Economist đã chọn Ý là "Quốc gia trong năm - Country of the year" vì đã thay đổi theo chiều hướng đúng đắn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. 

Tuần báo Anh nhấn mạnh rằng cuộc bình chọn của họ không dựa trên tiêu chí quốc gia lớn nhất, giàu nhất hoặc hạnh phúc nhất mà là "quốc gia nơi tình hình được cải thiện nhiều nhất" trong năm 2021. Trong quá khứ, danh hiệu này từng được trao cho Uzbekistan (vì đã xóa bỏ chế độ nô lệ), cho Colombia (vì nỗ lực kết thúc nội chiến) hoặc Tunisia (vì đã tiến bước trên con đường dân chủ).

Còn đối với Ý năm nay, thành tích đáng khen không liên quan đến chiến thắng của đội bóng quốc gia tại Cúp Bóng đá Châu Âu EURO 2020 hay việc giành được giải Ca khúc Truyền hình Châu Âu Eurovision 2021, mà là "các chính sách" của nước này, bao gồm chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 với tỷ lệ "cao nhất ở Châu Âu", một thành công có được nhờ sự điều hành tốt của tân thủ tướng Mario Draghi 

Tuần báo Anh công nhận rằng trong quá khứ họ đã từng nhiều lần đả kích Ý về việc chọn lãnh đạo, như trong trường hợp ông Silvio Berlusconi trước đây. Nhưng lần này, "với Mario Draghi, nước Ý đã có được một vị thủ tướng tài ba và được cả thế giới kính trọng. Lần này, đại đa số các chính trị gia đất nước đã dẹp đi sự bất đồng để ủng hộ một chương trình cải cách sâu rộng… giúp cho nền kinh tế khởi sắc nhanh hơn cả Pháp và Đức". 

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

WHO báo động dịch Covid-19 bước vào "giai đoạn nguy hiểm" (RFI, 20/06/2020)

Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo động về "một giai đoạn mới và nguy hiểm" của dịch Covid-19, vào lúc đại dịch tiếp tục hoành hành tại Châu Mỹ, với số ca nhiễm ở Brazil đã vượt quá một triệu.

covi1

Thăm người bệnh Covid-19 tại một bệnh viện ở Sao Paolo, Brazil. Ảnh chụp ngày 17/06/2020. Brazil vẫn là quốc gia có số tử vong cao thứ nhì thế giới. Reuters- Amanda Perobelli

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã báo động như trên trong một cuộc họp báo qua video hôm qua, 19/06/2020. Theo lãnh đạo tổ chức này, dịch virus corona "đang tăng tốc", với hơn 150.000 ca mới được ghi nhận chỉ trong một ngày, đa số ở Châu Mỹ, mức cao chưa từng có. Ông Tedros Ghebreyesus còn cảnh báo về những nguy cơ của việc dỡ bỏ phong tỏa.

Tổng giám đốc WHO nói : " Thế giới đang bước vào một giai đoạn mới và nguy hiểm. Rất nhiều người, và điều này có thể hiểu được, đã quá mệt mõi vì cứ phải ở trong nhà. Các quốc gia muốn mở cửa trở lại cho xã hội và cho nền kinh tế. Nhưng virus vẫn lây lan rất nhanh, vẫn gây nhiều tử vong".

Ông Tedros Ghebreyesus kêu gọi toàn thể các quốc gia và mọi người phải vẫn rất cảnh giác, tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa và nhất là nhanh chóng tìm ra các ca nghi nhiễm bệnh, cách ly và xét nghiệm các ca đó và chữa trị họ, đồng thời truy tìm những người có tiếp xúc với các ca bệnh để cách ly họ.

Tổng giám đốc WHO đưa ra lời cảnh báo nói trên vào lúc Brazil hôm qua đã vượt qua ngưỡng 1 triệu ca nhiễm và sắp vượt qua mức 50.000 ca tử vong, tiếp tục là quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới về số người chết do virus corona chủng mới, chỉ sau Hoa Kỳ. Mêhicô cũng vừa vượt qua ngưỡng 20.000 ca tử vong hôm qua, cùng với hơn 5.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày.

Theo tổng kết của hãng tin AFP, số người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới tính đến hôm qua đã là 456.000 người, nhưng theo các chuyên gia, con số này vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều.

Tại Châu Âu, nhiều nước đang tiếp tục dỡ bỏ phong tỏa, như tại Pháp trong đêm qua, chính phủ thông báo mở lại các rạp xinê và các sòng bài kể từ thứ hai tuần tới. Các sân vận động cũng sẽ được mở lại kể từ ngày 11/07, nhưng không được tiếp nhận quá 5.000 khán giả.

Nhưng tại Ý, cơ quan y tế hôm qua đã kêu gọi người dân nước này nên "thận trọng" vì virus vẫn còn lây lan nhiều, sau khi ghi nhận những tín hiệu báo động về nhiễm Covid-19, đặc biệt là tại Roma.

Thanh Phương

********************

WHO : Đại dịch Covid-19 leo thang, tệ hại nhất tại Châu Mỹ (VOA, 20/06/2020)

Đại dch virus corona đang leo thang, vi 150.000 ca mi hôm 18/6, cao nht trong mt ngày, và mt na nhng ca này xy ra ti Châu M, T chc Y tế Thế gii nói.

covi2

Tổng giám đc T chc Y tế Thế gii (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

"Thế gii đang trong mt giai đon mi và nguy him", Tng giám đc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuc hp báo trên mng ti tr s WHO Geneva. "Virus vn còn lây lan nhanh, vn còn gây chết người, và mi người vn còn d b nh hưởng".

n 8,53 triu người đã b nhim virus corona trên toàn thế gii và 453.834 người đã chết, Reuters cho biết ngày 19/6.

Ông Tedros thúc đẩy vn gi giãn cách xã hi và "cc kỳ cnh giác".

Cũng như ti Châu M, mt s ln nhng ca mi xy ra ti Nam Á và Trung Đông, ông Tedros nói thêm.

Chuyên gia khẩn cp ca WHO Mike Ryan nêu lên s chú ý vào tình hình Brazil, nơi ông nói có 1.230 ca t vong thêm vì Covid-19 trong 24 gi trước.

Khoảng 12% ca lây nhim ti Brazil liên h dến nhân viên y tế, ông nói thêm.

Ngoài Mỹ, Brazil có s ca t hi nht, 978.142 ca được xác nhn và 47.748 người chết.

Theo Reuters

*******************

Trung Quốc phát hiện chủng virus Châu Âu tại Bắc Kinh, WHO nói cần nghiên cứu thêm (VOA, 20/06/2020)

Ngày 19/6, Trung Quốc loan báo xác đnh mt chng virus corona t Châu Âu gây nên đt bùng phát mi đây ti Bc Kinh, trong khi T chc Y tế Thế gii nói vic này ch xy ra trong trường hp virus được du nhp t bên ngoài vào Bc Kinh và cn điu tra thêm.

covi3

Bán hàng trên đường Jianghan Vũ Hán ngày 8/6/2010.

Trung Quốc đã công b d liu chu kỳ gen ca virus t nhng mu ly Bc Kinh, mà các gii chc đó nói ging như mt chui Châu Âu căn c trên nhng cuc điu tra sơ khi.

Có khoảng 183 người b lây nhim khi virus tái xut hin bt đu cách đây 8 ngày liên hệ đến trung tâm bán s thc phm Xinfadi Bc Kinh.

"Virus và các dòng chủng loi virus luân chuyn trên toàn thế gii", chuyên gia khn cp hàng đu WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói ti mt cuc hp báo Geneva.

"Do đó tôi nghĩ việc này không h ch ra rằng Châu Âu là ngun gc. Vic này có th nói là hu như bnh có l được nhp t bên ngoài vào Bc Kinh mt thi đim nào đó".

Điều cn thiết là xác đnh được khi nào virus đến Bc Kinh, bao nhiêu người b lây nhim trong thi kỳ này, và yếu t nào mở rộng s lây lan, ông Ryan nói. Tuy nhiên điu này "tái xác nhn" là virus có ngun gc t người, ông nói thêm.

Trung Quốc chu áp lc phi công b các d liu sm vào lúc các ca Covid-19 gia tăng ti th đô.

Chính quyền M đ li chính ph Trung Quc chm trễ trong vic chế ng bùng phát lúc ban đu.

Trung Quốc nói h tiết l ngay nhng tin tc v chu kỳ gen ca virus trong đt bùng phát đu tiên ti Vũ Hán.

Chu kỳ gen virus mới nht được công b vào cui ngày 18/6, và đã chia s vi WHO và Sáng kiến D liu Cúm Toàn cu (GISAID) và Trung tâm Kim soát và Phòng nga Dch bnh Trung Quc (CDC).

Chu kỳ gen của virus là trng yếu và là công c chuyn biến nhanh chóng trong vic chn đoán Covid-19 và trong vic hiu biết v s lây lan và kim soát virus corona chủng mi.

Ba mẫu

Các chi tiết được trang mng ca Trung tâm D liu Vi Sinh hc Quc gia Trung Quc công b cho biết d liu gen Bc Kinh được căn c trên 3 mu (hai mu ca người và mt mu môi trường) được thu thp vào ngày 11/6, cùng ngày th đô Trung Quc loan báo ca lây nhiễm Covid-19 đa phương đu tiên trong nhiu tháng.

"Theo những kết qu ca cuc nghiên cu sơ khi v gen và dch t hc, virus đến t Châu Âu, nhưng khác vi virus hin lây lan ti Châu Âu", viên chc CDC Zhang Yong nói.

"Virus này cũ hơn virus hin lây lan tại Châu Âu".

Ông Wu Zunyou, chuyên gia trưởng dch t hc ca CDC, nói vi truyn thông nhà nước trong tun này là chui virus Bc Kinh tương t như chng Châu Âu, dù không nht thiết là chuyn trc tiếp t các nước Châu Âu. Ông Wu không nêu chi tiết v nhng nhn xét trước khi d liu gen được công b.

Ông nói thêm là chuỗi tìm thy ti M và Nga hu hết đến t Châu Âu.

Chùm virus corona lây nhiễm đu tiên được truy ngun gc t mt ch hi sn Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái. K t đó virus đã lây nhiễm hơn 8,5 triu người trên toàn thế gii.

Về ngun gc ca chng lây nhim ti Bc Kinh, ông Wu nói virus không xut phát t th đô Trung Quc.

"Đó phải là t người hay hàng hóa bên ngoài thành ph mang vào ch Xinfadi", ông Wu nói trong cuc phng vấn ca truyn hình nhà nước được phát ngày 19/6.

"Hiện chưa rõ ai, hay loi hàng hóa nào, đã mang virus vào Bc Kinh".

Theo Reuters

Published in Quốc tế

Liên hiệp quốc cảnh báo nạn đói ở Châu Mỹ Latin giữa dịch Covid-19 (VOA, 29/05/2020)

Chương trình Lương thc Thế gii ca Liên hip quc (WFP) cnh báo có ít nht 14 triu người có th b đói ti Châu M Latin, trong khi virus corona tiếp tc leo thang gia lúc vic làm và kinh tế gim sút dưới gánh nng ca đi dch.

latinh1

Xe chở thc phm cu tr ca Chương trình Lương thc Thế gii Liên hip quc (WFP) ti Duma, Damascus, Syria, ngày 29/3/2014.

Giám đốc khu vc Châu Mỹ Latin ca WFP Miguel Barreto gi Covid-19 là "Đi dch đói". Ông nói các mng lưới bo v xã hi hin rt cn thiết đi vi nhng người thông thường không cn đến.

Nhiều chính ph trên khp Châu M Latin tr cp thc phm cho nhng nhóm người d b nh hưởng nht.

Trong khi kêu nài chính phủ làm nhiu hơn na, nhiu người ti nhng cng đng nghèo đang t chc các bếp ăn, chia s nhng gì h có đ n lc và t túc.

Tổ chc Y tế liên Châu M nói tình trng đói kém là mt quan ngi ln vào lúc Châu M Latin trở thành tâm đim ca đi dch Covid-19.

Brazil dẫn đu trong khu vc vi hơn 400.000 ca nhim được xác nhn. Các nước Châu M Latin khác đang cht vt chế ng virus bao gm Mexico, Peru và Chilê.

*******************

Người dân Brazil sợ ‘chết đói hơn dịch bệnh’ (VOA, 29/05/2020

Nhu cầu đi làm kiếm tin ca dân chúng cng vi thái đ coi thường dch bnh ca Tng thng Brazil khiến nhiu người dân nước này pht l lnh nhà dù virus corona đang lan tràn d di, mt Vit kiu đang sng Sao Paulo nói vi VOA.

latinh2

Phu đào mộ đang chôn ct các nn nhân Covid-19 nghĩa trang Vila Formosa ngoi ô Sao Paulo

Chỉ trong mt thi gian ngn, Brazil đã tăng tc tr thành vùng dch Covid-19 ln th hai thế giới, sau M, tính v s lượng người nhim bnh, vi hơn 420.000 ca nhim tính đến ngày 28/5.

Số lượng người chết quc gia Nam M này cũng tăng vt và hin đã vượt qua 26.000 người, là dch chết chóc th 6 thế gii. Gn đây, có ngày Brazil ghi nhn hơn một ngàn người chết và có lúc s t vong trong ngày ca Brazil cao hơn M vn là nước có s người chết vì Covid-19 cao nht hin nay.

‘Bắt đu thy s

VOA đã liên lạc vi anh Võ Thin Tài, 40 tui, hin là ch nhà hàng Vit Nam Miss Saigon Sao Paulo, thành phố ln nht Brazil, đ tìm hiu v tình hình chng dch nước này. Anh Tài sinh ra và ln lên Brazil sau khi cha m anh vượt biên khi Vit Nam vào năm 1979 và được tàu ca Brazil cu đưa v đnh cư nước này cho ti nay.

Anh Tài cho biết vi tình hình dịch đang din biến theo chiu hướng xu Brazil thì ‘trong tun này người dân đã bt đu s hơn’. "Người dân đã bt đu đeo khu trang rt nhiu, lúc trước ch có 5 trên 10 người xài, bây gi thì khong 8 người xài", anh nói.

"Trước đây, Chính ph có đưa lnh ra nếu mà không xài khu trang thì phi v nhà hay b pht nhưng mà người dân vn không s h vn tiếp tc ra ngoài đường không xài khu trang", anh Tài nói vi VOA.

Theo lời ch nhà hàng này thì đến gi ‘chưa thy có ai b pht vì không đeo khẩu trang’ mà ‘chỉ có cnh sát thy đám đông t tp thì đến gii tán thôi’.

Tuy nhiên, thị trường khu trang Brazil trong vòng mt tháng rưỡi qua ‘rt khan hiếm’, anh Tài cho biết, và nhiu người phi ly vi t may khu trang cho mình và bán cho nhng người xung quanh.

Về tình hình giãn cách xã hi Brazil theo lnh ca chính quyn các bang, anh nói ‘người dân Brazil vn ra đường bình thường, ch có vng hơn chút xíu thôi’.

"Hôm bữa chính ph dn my ngày ngh l tháng sau lên cho dân ngh trước nhưng mà dân h đa phn đâu có nhà đâu", anh cho biết. "Có nhiu người chy xung bin, đi v quê, hoc là đi du lch ch này ch kia trong nước".

Anh dẫn ra s liu thng kế trên báo chí Brazil cho biết ‘ch có 54% người dân Brazil chu trong nhà trong kỳ ngh l trong khi chính ph đt mc tiêu là đt đến t l 70%’.

Anh cũng cho biết là vic xét nghim virus corona hin đang rt thiếu thn và đt đ.

"Có ít chỗ đ xét nghim, với li b tính tin riêng, khong t 300-600 real (55-110 đô la M) cho mi xét nghim", anh nói. "Đa phn người dân không có tin đ tr tin xét nghim".

Do đó, theo lời anh thì Brazil hin nay ‘có rt nhiu người bnh mà không biết, vì không được xét nghiệm’.

Trong tình hình số bnh nhân tăng vt mi ngày như hin nay, anh Tài cho biết các bnh vin Sao Paulo vn còn tha công sut trong khi mt s đa phương khác đã gn như quá ti.

"Các phu đào mộ phi làm hết sc, làm cho l đ chôn xác vì xác đến rất nhiu", anh nói.

Tổng thng ‘m mt’

Về tinh thn chng dch ca chính ph Tng thng Jair Bolsonaro, anh Tài đánh giá là ‘không tt’.

"Tổng thng Ba Tây đã nói là bnh này ch ging như bnh cm cúm chút xíu thôi, thành ra không làm được tm gương cho người dân nhà. Ông y cũng không nói người dân nên nhà nên người dân Ba Tây tưởng là bnh bình thường thôi", anh lý gii.

"Ông ấy (Bolsonaro) ging như đang b m mt vì không biết hướng nào phi đi", anh nói và đưa ra dn chng Tng thng Bolsonaro liên tục sa thi các B trưởng Y tế vì bt đng quan đim trong cách chng dch.

"Tổng thng không cho phép phong ta theo đ ngh ca các B trưởng khi thy s người chết tăng lên", anh cho biết. "Các B trưởng nói rng người dân phi nhà đã b Tng thng đui".

Ngoài ra, một điu bt đng na gia ông Bolsonaro vi gii chc y tế Brazil là ông kêu gi dùng thuc chng st rét hydoxychloroquine đ ngăn nga và cha tr Covid-19 nhưng các quan chc y tế không đng ý vì thuc này vn đang được th nghim chưa biết hiu qu như thế nào, anh Tài nói thêm.

"Hiện gi người dân có th ra nhà thuc hi mua hydoxychloroquine thoi mái", anh cho biết và nói rng điu này dn đến tình trng khan hiếm loi thuc này khiến nhiu bnh nhân mc các chng bnh khác ‘mua không được’.

Theo lời anh, ông Bolsonaro ‘đang bn tâm lnh nhà s làm nn kinh tế Brazil ngưng tr’ vì ông biết rng ‘chính ph không có tin đ giúp đ người dân lâu dài’.

"Chính phủ nói nếu ai cũng nhà hết thì làm ăn kinh tế bt đu ngưng li, không có ai phát triển, không có thuế má", anh nói.

‘Cuộc sng khó khăn’

Theo lời anh, dch bnh đã làm cho đi sng kinh tế ca người dân Brazil ‘khó khăn nht trong nhiu năm gn đây’ và thm chí còn kh hơn thi khng hong tài chính toàn cu hi năm 2008.

Anh cho biết hin gi Brazil người tht nghip rt nhiu do b hãng xưởng sa thi vì ch hãng xưởng không mun phi tr lương cho công nhân đ h nhà tránh dch theo yêu cu ca chính ph mc dù s tin này sau này được chính ph ha s hoàn li.

"Rất nhiều công ty đui công nhân đ h lãnh tin tht nghip", anh dn s liu ca chính ph cho biết tính đến ngày 30/4 t l tht nghip ca Brazil đã là 12% và s còn tiếp tc tăng lên vì ‘các hãng vn đang tiếp tc đui người’ trong khi ‘không có ai thuê mướn gì c’.

Hiện ti nhng người b đui vic ngang s được ch s dng lao đng bi thường theo lut Brazil là 50% lương tháng, nhưng s tin này khi chuyn khon đến nhà băng thì nhà băng s gi li 10% và đến tay người b đui vic ch còn 40%, theo li anh.

"Ai mà làm lâu năm như 5-6 năm thì khi b đui s nhn được tin bi thường cho 5-6 tháng lương thì h vn còn có tin đ sng trong mùa dch", anh cho biết. Ngoài ra, nhng người tht nghip còn được hưởng tin tr cp ca chính ph là 622 real (115 đô la) một tháng tr trong vòng 2-3 tháng.

"Số tin này ch đ đ mua thc ăn và tr tin mướn nhà thôi ch không có tin cho con đi hc hay đi bnh vin", anh nói thêm.

"Mấy công nhân làm không lâu thì không lãnh được bao nhiêu t công ty mà ch lãnh được tiền tr cp ca chính ph", anh cho biết. "Nhưng s tin đó sp hết ri sau 2 tháng. Ti gi chính ph đâu có nói s giúp thêm na đâu".

Hiện gi, theo li anh, Sao Paulo đã có mt s t chc và cá nhân phát đ t thin như thc ăn, qun áo đ ‘người dân không chết đói’.

Các hãng xưởng nào không sa thi công nhân cũng phi cho công nhân ngh nhà tránh dch trong 2-3 tháng và tr cho h khong 70% lương. S tin này s được nhà nước hoàn li sau cho các doanh nghip.

Về s tr giúp cho các doanh nghiệp, anh nói : "Nếu anh mun mượn tin đ b vô làm ăn thì chính ph nói là phi theo điu l, trong đó điu l th nht là không được n thuế má. Nhưng Ba Tây thì hãng xưởng nào cũng đang n tin thuế nhà nước".

"Rốt cc s giúp đ mà chính ph nói thì các hãng xưởng không có hưởng được", anh nói.

Anh cho biết trong tình hình khó khăn như vy thì rt nhiu người đang làm vic cho các hãng xưởng như sn xut xe c, khóa, túi xách… – vn thuc dng không thiết yếu nên bị buc phi đóng ca theo lnh các tiu bang – bt buc phi nhà trong khi h ‘mun làm vic đ kiếm tin’.

Anh nói trong một phóng s phát trên truyn hình đa phương, có người còn nói rng thà h đi làm dù có dính virus corona ‘vn còn hơn chết đói ở nhà’.

‘Chỉ đ sng’

Hiện ti, nhà hàng Miss Saigon ca anh Tài đã đui toàn b 7 nhân công vì ‘tr lương không ni’ và toàn b công vic nhà hàng do hai anh em ca anh và cha m anh xoay s, anh cho biết.

Do nhà hàng thuộc lĩnh vc thiết yếu nên vn được phép m ca, theo li anh, nhưng ch được phc v cho khách mua mang v mà thôi.

Lượng khách đến nhà hàng hin đã gim đi rt nhiu, nếu lúc trước 90% khách đến ăn ti ch, 10% mua mang v thì gi đây ‘không còn khách ăn tại ch na trong khi lượng mua v ch được 20% thôi’.

"Thu nhập hin cũng va đ đ không phi chết đói", anh nói và cho biết gia đình anh không ai nhn tr cp ca chính ph vì vn còn đi làm được.

"Hiện ti tôi đang n tin thuê nhà hàng hai tháng nhưng gi cũng đâu làm gì được. Ch đt cũng phi ch mi th tr li bình thường mi đòi tin thuê được".

Anh nói ba mẹ anh dù đã ln tui, thuc nhóm đi tượng có nguy cơ cao nếu mc bnh Covid-19, nhưng vn phi ra đường, đi ch, mua hàng v nu nướng.

"Tôi cũng sợ ba m mc bnh nhưng cũng đâu có cách nào khác đâu. Nếu c gia đình không làm vic thì làm sao mà kiếm sng được", anh phân trn.

Theo lời anh thì người Vit Sao Paulo là mt cng đng nh ch vi ‘khong 70-80 người thôi’.

Phần đông người Vit đây làm ngh buôn bán phi đóng ca trong thi dch bnh nhưng ‘cũng không đến ni’ vì phn ln các gia đình người Vit đu có ‘tin dành dm lúc trước khi buôn bán được’ gi ly ra tiêu xài cho vic ăn ung.

Người ch nhà hàng này nói anh mong nền kinh tế m ca đ cho người dân có đường mưu sinh nhưng vi điu kin ‘ai cũng phi xài khu trang hết’ và ‘đi làm xong thì phi v nhà ch không được đi nhà bn, đi chơi hay t tp đám đông nhiu người’ thì mi gim bt s lây lan ca dch bnh.

"Mong muốn ln nht ca tôi là sm có vaccine đ chng li Covid đ đi sng mình tr li bình thường", anh bày t vi VOA. "Lúc này rt là khó khăn cho tt c mi người".

Ngọc Lễ

Published in Quốc tế

2018 : Báo hiệu những chuyển động mạnh ở Châu Mỹ Latinh

Thời sự chính được hầu hết các báo Pháp ra hôm nay đăng tải là làn sóng biểu tình phản kháng chế độ ở Iran và những dấu hiệu hòa hoãn giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên trong số báo đầu năm, Le Figaro dành sự chú ý tới khu vực Châu Mỹ Latinh, khu vực sẽ có những biến chuyển chính trị quan trọng trong năm nay với bài : "2018, năm quyết định cho Mỹ Latinh".

latinh1

Brazil đón mừng 2018 tại Rio de Janeiro, 01/01/2018. Reuters/Lucas Landau

Le Figaro nhận thấy, với một loạt cuộc bầu cử quan trọng, năm 2018 báo hiệu nhiều chuyển biến ở Châu Mỹ Latinh. Ở các nước như Brazil, Colombia, Mêhico, Paraguay và Venezuela, cử tri sẽ được lựa chọn vị tổng thống của mình. Còn tại Cuba, ông Raul Castro cũng chuẩn bị rút khỏi quyền lực. Những thay đổi ở mỗi nước trên đều rất hệ trọng bởi đó là những quốc gia sau một thập kỷ ghi dấu ấn bằng những chế độ tự xưng là tiến bộ thì trong năm qua đều suy yếu rõ rệt, mất ổn định mọi mặt.

Trước tiên đến với Brazil quốc gia rộng lớn nhất khu vực Nam Mỹ, Le Figaro cho hay : Tháng 10 tới, dân Brazil sẽ đi bầu tổng thống trong bối cảnh chính trị xã hội đất nước nhiều xáo trộn, nạn tham nhũng tràn lan, chính khách nào cũng dính. Ông Michel Temer thuộc Đảng Phong trào Dân chủ Brazil lên thay thế bà tổng thống Dilma Rousseff (Đảng Lao Động cánh tả) sau khi Quốc Hội phế truất bà vì các cáo buộc tham nhũng. Chẳng được bao lâu, tổng thống Michel Temer cũng bị tố cáo dính líu tới tham nhũng, khiến ông suýt nữa cũng bị thủ tục phế truất nhắm tới. Người có nhiều triển vọng cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là cựu tổng thống Lula thì lại cũng đang trong vòng kiện tụng vì tham nhũng.

Tại Colombia, cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 5/2018. Theo Le Figaro đây là cuộc bầu cử mà người dân sẽ quan tâm đến tương lai của tiến trình hòa bình với lực lượng du kích Farc nhiều hơn là tên của vị tổng thống tương lai của họ. Tổng thống Juan Manuel Santos đã thành công trong việc ký được thỏa thuận hòa bình với lực lượng du kích kháng chiến lâu đời nhất Châu lục này, nhưng thỏa thuận này vẫn còn nhiều bất trắc vì không thuyết phục được các phe đối lập. Cuộc bầu cử tổng thống tới tại Colombia sẽ có sự tham gia của ứng cử viên Rodrigo Londono, lãnh đạo lực lượng Farc. Tuy khả năng thắng cử của ông này hầu như không có, nhưng hứa hẹn đây sẽ là cuộc bầu cử nhiều cảm xúc.

Tại Venezuela, đất nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn thời kỳ hậu Chavez. Tổng thống Nicolas Maduro từ năm 2013 lên nắm quyền, đã phải đứng mũi chịu sào với những khó khăn kinh tế và làn sóng phản kháng liên tục và đỉnh điểm là năm 2017. Le Figaro nhận thấy, đã cả nghìn lần có dấu hiệu ông bị lật đổ. Thế nhưng tổng thống Venezuela không chỉ giữ được chiếc ghế tổng thống, mà còn củng cố thêm vị thế. Các cuộc biểu tình bạo lực làm hơn một trăm người chết, chỉ trong trong quý đầu 2017.

Venezuela lún sâu vào khủng hoảng toàn diện, cuộc sống người dân khốn đốn vì đói nghèo. Vậy nhưng, điều ngạc nhiên là tất cả vẫn không làm lung lay quyền lực của tổng thống Nicolas Maduro. Đối lập không vượt qua được sự phân hóa chia rẽ, để đương đầu với vị tổng thống đang cố giữ gìn di sản chẳng còn bao nhiêu của Hugo Chavez.

Việc ông Maduro ban hành lệnh cấm các đảng đối lập chính dường như đã cho thấy con đường tiếp tục nhiệm kỳ mới đang mở ra cho ông trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Chính quyền Maduro muốn tiếp tục tìm cách làm suy yếu đối lập trước khi ấn định ngày bầu cử.

Cuối cùng chuyển sang hòn đảo Cuba. Le Figaro nhận định : "một cuộc cách mạng đang được chuẩn bị. Hơn một năm sau khi người anh Fidel Castro qua đời, ông Raul Castro thông báo chính thức sẽ nhường vị trí lãnh đạo đất nước. Các cuộc mặc cả ở thượng tầng lãnh đạo đảng cộng sản Cuba đang diễn ra sôi động, đến mức mà ông Raul đã phải thông báo lùi thời điểm rời chính trường lại thêm 2 tháng".

Lần đầu tiên kể từ năm 1959, hòn đảo Cuba sẽ không còn do gia đình nhà Castro lãnh đạo nữa. Đó cũng là sự kiện quan trọng với người Cuba đang mong đợi từng ngày một bước ngoặt mới cho đất nước.

Iran : Chớm nở một cuộc cách mạng mùa xuân ?

Chuyển sang thời sự đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trong nhứng ngày đầu năm mới : Làn sóng biểu tình phản kháng chế độ tại Iran đang lan rộng.

Các báo chính tại Pháp đều dành dung lượng khá lớn cho biến động chính trị xã hội ở Iran và cùng chung một nhận định là chính quyền Tehran đang chuẩn bị mạnh tay đối phó với làn sóng nổi dậy của dân chúng đang có cơ lan rộng.

Libération chạy hàng tựa ghi nhận : "Tại Iran, chế độ rắn giọng và chuẩn bị trấn áp". Tờ báo cho hay : "Sáng qua, 5 ngày sau các cuộc biểu tình phản kháng khắp cả nước, nhân vật quyền lực nhất của chế độ, giáo chủ Ali Khamenei đã phát biểu trên truyền hình Nhà nước bằng những lời lẽ cứng rắn rằng các kẻ thù (của Iran) đang tập hợp với nhau, sử dụng phương tiện, tiền bạc, vũ khí và các cơ quan an ninh của chúng để gây chuyện với chế độ Hồi giáo".

"Khẳng định rằng các cuộc biểu tình đã được chỉ đạo từ nước ngoài và gọi những người biểu tình chống chế độ là những kẻ phản bội, lãnh đạo tinh thần tối cao Iran đang mở đường cho trấn áp", Libération trích dẫn nhận định của ông Azadeh Kian, giáo sư khoa học chính trị Đại học Paris-Diderot.

Libération nhận xét, như thường lệ lãnh tụ tình thần Iran không nêu tên "các kẻ thù" của Iran là ai, nhưng nhiều quan chức chế độ Tehran không ngần ngại chỉ đích danh. Thư ký Hội đồng An ninh tối cao Iran, Ali Shamkhani tố cáo Hoa Kỳ, Anh, Saudi Arabia đang muốn là mất ổn định Iran.

Nhiều câu hỏi được các báo Pháp đặt ra lúc này chẳng hạn như : "Cuộc nổi dậy của tầng lớp bình dân có thực sự đe dọa chế độ Iran ? Từ "cách mạng" liệu lần này có thích hợp để đặt cho làn sóng phản kháng hay không ?

Vẫn còn quá sớm để kết luận. Tuy vậy những biến động ở Iran dường như không dấu hiệu dịu xuống.

Iran đục nước, Mỹ thả câu ?

Một chi tiết khác liên quan đến sự kiện ở Iran cũng được nhiều tờ báo nhận thấy đó là sự quan tâm đặc biệt của chính quyền Donald Trump.

Les Echos trong bài viết : "Washington định áp đặt một tương quan lực lượng mới với Tehran". Tờ báo viết : "Lợi dụng các cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều thành phố Iran, Washington đã liên tục công kích chế độ Tehran, trong những giờ qua".

Tổng thống Donald Trump tỏ ra hoan hỉ với những gì đang diễn ra ở Iran và ông không chậm trễ tung ra các dòng twitter lên án chế độ dùng vũ lực chống lại người biểu tình. Từ hôm 30/12, ông Donald trump đã 5 lần tung ra các dòng twitter bình luận về tình hình Iran.

Trong những dòng bình luận đầu tiên về các cuộc biểu tình ở Iran tổng thống Trump viết : "Nhân dân Iran cuối cùng đang hành động chống lại chế độ bạo ngược và tham nhũng. Toàn bộ tiền mà tổng thống Obama đã ngu xuẩn đem lại cho chế độ này đều đổ vào túi họ và để nuôi khủng bố. Nhân dân thiếu lương ăn, lạm phát lên cao và không có nhân quyền…" và ông kêu gọi "đã đến lúc thay đổi chế độ" ở Iran.

Nam Bắc Triều Tiên : Cánh én nhỏ đầu năm có báo hiệu mùa xuân ?

Liên quan đến Châu Á, thời sự nổi bật nhất trong hai ngày qua là những động thái hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên được chủ động phát ra từ phía miền Bắc.

Le Figaro trở lại diễn văn nhân dịp đầu năm mới 2018 trước toàn dân Bắc Triều Tiên của Kim Jong-un, trong đó lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng khẳng định "cần phải cải thiện quan hệ Nam-Bắc đang bị đóng băng" và ông thông báo Bình Nhưỡng sẽ cử đoàn thể thao dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang đầu năm nay.

Le Figaro đánh giá đây là động tác ngoại giao hiếm có ở lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Lần đầu tiên từ khi lên nắm quyền, Kim Jong-un đã chìa tay ra với miền Nam của tổng thống Moon Jae-in, một người cũng chủ trương đối thoại với miền Bắc. Tờ báo đánh giá, đây là bước mở đầu bất ngờ sau một năm leo thang căng thẳng bởi các vụ bắn tên lửa, trong đó đặc biệt vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Trái bóng được đá sang sân của Hàn Quốc. Ngay lập tức Seoul đã đón nhận, đề xuất ngay đàm phán cấp cao tại Bàn Môn Điếm trong tuần tới.

Theo Le Figaro, dấu hiệu hòa hoãn hai miền Triều Tiên là đáng mừng nhưng có thể ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn đang trở nên mờ nhạt do quan hệ giữa ông Trump xốc nổi và ông Moon mềm mỏng ưa thương lượng. Tờ báo đánh giá đây là động thái khôn khéo của Kim Jong-un để phá vỡ thế cô lập của Bắc Triều Tiên sau các lệnh trừng phạt của quốc tế.

Về phần Hàn Quốc, Le Figaro nhận xét : "Bị kẹp giữa tham vọng của Kim và tính nôn nóng của Trump, lãnh đạo Hàn Quốc sẽ phải cố gắng giữ ngọn lửa đối thoại còn đang leo lét, ít ra là trong thời gian "đình chiến cho Thế vận hội" lúc này".

Máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất

Phần cuối mục điểm báo hôm nay xin được dành cho một tin vui đầu năm, nhất là với những người đi lại bằng máy bay nhiều. Thông tin được nhiều tờ báo trong đó có Le Figaro đăng tải cho hay :

Các chuyên gia của cơ quan an toàn hàng không quốc tế Aviation Safety Network (ASN) thống kê các tai nạn hàng không và nhận thấy 2017 là năm an toàn nhất của giao thông hàng không kể từ năm 1946.

ANS cho biết : Năm 2017, tổng số có 10 tai nạn hàng không dân dụng làm 44 người chết. Ít hơn rất nhiều so với con số năm 2016 là 306 người thiệt mạng trong 6 vụ tai nạn. Tuy nhiên thống kê của ASN không tính các tai nạn máy bay chở hàng hay máy bay hạng nhỏ dưới 20 chỗ hoặc máy bay quân sự như vụ chiếc máy bay của quân đội Miến Điện bị rớt xuống biển hồi tháng 6 vừa qua làm 120 người tử nạn. Vẫn theo cơ quan an toàn hàng không, năm qua gần 4 tỷ lượt hành khách sử dụng 36,8 triệu chuyến bay thương mại. Hàng không vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất với tỷ lệ tai nạn 1/16 triệu.

Anh Vũ

Published in Quốc tế