Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việc chống dịch Covid-19 tại Việt Nam vào cuối tháng 6/2021 rối như canh hẹ. Nồi canh hẹ này có vài gia vị tiêu biểu như sau :

Chính phủ gọi điện thoại khắp nơi trên thế giới xin trợ cấp thuốc ngừa, nhưng chưa có gì khả quan. Điều dễ hiểu là không phải các nước kia xấu bụng, mà họ không có dư để mà cho.

Nước Mỹ có tiềm lực dồi dào, đang hồi phục thì đâu thể… ưu tiên cho Việt Nam được, vì Mỹ cũng không quá dư thừa để đủ giúp các nước đồng minh, thì có đâu cho Việt Nam. Mình là cái gì của người ta đâu mà người ta ưu tiên ?

Thuốc nội địa thì không tới đâu, vừa định lấp liếm cho qua truông thì bị báo chí phanh phui ghê quá, lại thụt vào.

Việc cách ly thì cứ bật chỗ này bung chỗ nọ, hoặc là đóng rồi mở như ở Gò Vấp, thành Hồ hồi đầu tháng 5/2021.

Đóng cửa trị dịch thì không làm ăn được, dân nghèo thiếu đói, các doanh nghiệp không hoạt động được. Mà mở cửa thì dịch hoành hành, nên đóng không được mà mở thì cũng không xong.

Đây là kết quả của việc điều hành quốc gia với phương châm chính trị là thống soái, thiếu sự suy luận hợp lý của những cái đầu bình thường. Nó cũng là lối suy nghĩ dựa trên chủ trương "bạo lực cách mạng", đàn áp, độc quyền chân lý,… từ đó mất một cái nhìn toàn thể, không thể hiểu được sự việc một cách toàn cục, có gốc, có ngọn.

ngaonghe1

Khi dịch bệnh mới bắt đầu, dựa trên hệ thống toàn trị có sẵn, Hà Nội đạt được thành công trong việc chặn dịch. Từ thành công đó, dàn đồng ca chính trị từ thủ tướng cho tới các cư dân mạng "lề đảng", lập tức la toáng lên, nào là "Việt Nam trên đà chiến thắng Covid-19", nào là "lúc hoạn nạn mới biết đâu là cường quốc", nào là người nước ngoài "hối tiếc vì năm ngoái đã vội rời Việt Nam", và rằng, "nếu cột điện ở Mỹ biết đi, thì sẽ về Việt Nam "…

Không ai có thể phủ nhận hệ thống toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam rất hữu hiệu trong việc… đàn áp. Nhưng đàn áp đây là đàn áp bọn "phản động", những người bất đồng chính kiến, đàn áp những công nhân đình công, nông dân đòi đất, còn virus thì lại không có chính kiến, nó vượt qua các chốt dân phòng, công an… dễ dàng. Các nhóm bất đồng chính kiến thì rất vất vả đễ tập hợp thêm người, trong khi virus thì nhân bản hàng triệu lần, chỉ trong vài giây !

Virus không cần lương công nhân, không cần đất nông dân. Virus không ngán "chuyên chính vô sản" lẫn "ba dòng thác cách mạng", nó cũng không sợ "đấu tranh giai cấp" hay là "bạo lực cách mạng", nó có thể tiến vào văn phòng trung ương đảng trong chớp mắt, cho dù đảng trưởng có tập hợp vài chục triệu dân, hô to "chống dịch như chống giặc ", cũng không thể chặn sự lây lan của nó !

Buồn cười nhất là khi đợt dịch thứ tư hiện nay nằm ngoài tầm kiểm soát, các cán bộ "hồng hơn chuyên" của Đảng bèn so sánh "dịch Covid-19 và ‘biến thể virus mới’ chống phá cách mạng Việt Nam " và rằng dịch đang dâng cao cũng đừng quá lo lắng, vì đó là lúc dịch đang "giãy chết" !

Lần giở những trang sử cộng sản từ lúc mới thành lập cho đến lúc chết yểu, chuyện chính trị hóa khoa học, có thể thấy, là điều không hiếm, và có thể nói đó là đặc trưng của các nhà cầm quyền cộng sản. Hai ví dụ rất rõ về chuyện này ở hai nước cộng sản lớn nhất thế giới thuở trước :

1. Liên Xô có quan chức khoa học Trofim Lysenko, cho rằng, nhà sinh học Pháp Lamarck là chân lý. Ông Lamarck cho rằng các sinh vật có thể tập tành để thích nghi trong thời gian ngắn. Lysenko bác bỏ thuyết di truyền của Mendel. Các nhà khoa học Soviet nào theo thuyết di truyền đều bị trù dập, vì Lysenko được nhà độc tài đỏ Stalin ủng hộ hết mình. Soviet và nước Nga ngày nay, bị phương Tây bỏ xa về khoa học di truyền.

2. Còn Trung Quốc cộng sản có chiến dịch diệt chim sẻ của Mao Trạch Đông, bất chấp mọi lý lẽ khoa học, bất chấp mọi kiến thức về sinh thái con người có được đến thời điểm đó. Kết quả là, sau khi chim sẻ bị tiêu diệt, mùa màng trở nên thất bát vì sâu bọ phá hại.

Thật ra những kiểu "học phiệt" này của xã hội cộng sản xuất phát từ chính mô hình của nó, cho rằng xã hội con người có một "quy luật" bất di bất dịch. Khoa học dưới chế độ cộng sản được tiến hành trong những cái khuôn có sẵn và bị áp chế bởi những ý chí chính trị.

Khoa học Soviet và Trung Quốc không phải không đạt được những bước tiến, nhưng thường là nhờ một ý chí chính trị, dồn mọi nỗ lực của xã hội để làm một điều gì đó, bất kể tốn kém và những phi lý. Một cường quốc hạt nhân như Liên Xô lại không sản xuất được máy photo và giấy vệ sinh thì không đủ cho công dân mình dùng. Sự tốn kém trong việc chế tạo các thiết bị quân sự đã góp phần làm đế chế Soviet kiệt quệ và sụp đổ.

Sau 30 năm chấp nhận kinh tế thị trường, cuộc sống vật chất của người Việt có phần khá hơn, nhưng kiểu cách dùng ý chí chính trị để lấn át khoa học trong điều hành quốc gia, không thay đổi. Các chương trình chính trị, dù có giảm bớt, vẫn là bắt buộc trong trường đại học, ở cả những lĩnh vực khoa học thực nghiệm chẳng liên quan gì đến chính trị cả.

Cuối tháng trước, tôi có viết một bài đăng trên Tiếng Dân, trích lời một nhà triết học Pháp từng là cộng sản, ông Albert Camus, rằng "Muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng ". Đàng hoàng ở đây rất đơn giản, đó là suy nghĩ một cách bình thường, chấp nhận những bài học vỡ lòng về khoa học, khoa học thực nghiệm, khoa học quản lý, khoa học xã hội, chấp nhận sự đa dạng.

Những người đang cai trị Việt Nam nếu tiếp tục không đàng hoàng, thì không những họ không chống dịch được, mà họ cũng sẽ không thể đưa nước Việt đi lên như nó xứng đáng được như thế.

Jackhammer Nguyễn

Nguồn : Jackhammer Nguyễn, Tiếng Dân, 24/06/2021

Additional Info

  • Author Jackhammer Nguyễn
Published in Diễn đàn

Việt Nam : Sài Gòn "phong tỏa" để ngăn chặn Covid

Trọng Thành, RFI, 20/06/2021

Sau ba tuần áp dụng các biện pháp "giãn cách xã hội", với hy vọng hãm lại đà lây lan dịch bệnh, nhưng không đạt kết quả, hôm 20/06/2021 chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh quyết định bổ sung thêm nhiều biện pháp siết chặt mới.

cachly1

Một khu phố tại thành phố Hồ Chí Minh bị cách ly y tế vì có người nhiễm Covid-19, ngày 01/06/2021.  Reuters – Stringer

Theo "Chỉ thị khẩn về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19", 10 triệu dân cư thành phố sẽ chỉ được phép ra ngoài "trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn". Ngừng hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, "các chợ tự phát".

"Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng", ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Tại các địa điểm công cộng, nếu có tiếp xúc phải giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét. Dừng toàn bộ các cuộc hội họp không cần thiết, nếu có tổ chức, không tập trung quá 10 người. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng phải bảo đảm khoảng cách an toàn giữa người với người tối thiểu 1,5 mét.

Các biện pháp phong tỏa mà Sài Gòn áp dụng bổ sung hôm nay trên thực tế gần tương tự với Quy định "cách ly toàn xã hội" theo chỉ thị 16 của chính phủ, tức mức cao nhất trong các biện pháp phòng dịch cho đến nay. Các biện pháp phong tỏa nói trên có hiệu lực trước mắt trong một tuần.

Về mặt chính thức, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 135 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, trong đó đại đa số là các ca thuộc các chuỗi lây nhiễm đã biết, bên cạnh 20 ca đang điều tra dịch tễ. Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền thành phố thừa nhận dịch đã vào sâu trong cộng đồng, từ gia đình đến khu dân cư, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng, các cơ sở sản xuất thực phẩm đông lạnh… Số lượng các ca bệnh âm thầm phát triển trong cộng đồng có thể là rất lớn.

Bắt đầu từ hôm qua, chính quyền cũng khởi động chiến dịch tiêm chủng vac-xin tại Sài Gòn, với đối tượng ưu tiên là 2,3 triệu dân cư theo Nghị quyết số 21 của chính phủ (ban hành cuối tháng 2/2021) và nhóm xã hội mới bổ sung thêm là công nhân các khu chế xuất, các doanh nghiệp. Các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 gồm "lực lượng tuyến đầu phòng dịch", nhân viên trong các ngành thiết yếu (hàng không, vận tải, du lịch, dịch vụ điện nước…), giáo viên, người mắc bệnh, người trên 65 tuổi, người sống ở vùng có dịch, người nghèo… Trước mắt, Sài Gòn được phân bổ 836.000 liều vac-xin của AstraZeneca (gồm 50.000 liều dành riêng cho công an và quân đội). Số lượng vac-xin được huy động nói trên cho tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 86% tổng lượng vac-xin của đợt tiêm chủng toàn quốc lần này.

Trung Quốc trao cho Việt Nam 500.000 liều vac-xin Sinopharm

Theo Reuters, hôm 20/06/2021, Bộ Y tế Việt Nam đã nhận 500.000 liều vac-xin Sinopharm của Trung Quốc. Bộ Y tế thông báo loại vac-xin này, về nguyên tắc, sẽ được sử dụng cho ba nhóm, các công dân Trung Quốc sống tại Việt Nam, người Việt Nam có kế hoạch đi làm việc hoặc học tập tại Trung Quốc, và "cư dân có nhu cầu sử dụng loại vac-xin này", đặc biệt là những người sống gần biên giới với Trung Quốc.

Vac-xin của hãng Sinopharm là vac-xin phòng Covid thứ ba được Việt Nam phê chuẩn (ngày 04/06), sau vac-xin AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, trên thực tế chính quyền Việt Nam tỏ ra hết sức thận trọng với vac-xin Trung Quốc. Tuần báo Pháp L’Express số ra trung tuần tháng 6/2021, dẫn lời chuyên gia Bill Hayton, thuộc think tank Chatham House ở Anh Quốc, chính quyền Việt Nam lo ngại tính chính đáng sẽ bị tổn hại, nếu đặt mua vac-xin Trung Quốc, do việc người dân Việt Nam rất nghi kỵ Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, thuộc Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, lưu ý Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN hoàn toàn dửng dưng với vac-xin của Trung Quốc, cho đến nay, "chưa có cuộc thảo luận nào được tiến hành để mua vac-xin Trung Quốc".

Trọng Thành

******************

Covid : Nhật tặng Việt Nam vac-xin, Hà Nội công bố kế hoạch tiêm chủng toàn quốc

Trọng Thành, RFI, 16/06/2021

Hôm 15/06/2021, chính phủ Nhật Bản thông báo tặng Việt Nam 1 triệu liều vac-xin. Cùng ngày, Bộ Y tế Việt Nam công bố kế hoạch chích ngừa toàn quốc được quảng bá là "lớn nhất trong lịch sử", với sự tham gia của quân đội.

cachly2

Một bác sĩ được chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. AP - Hau Dinh

Truyền thông Nhật Bản cho hay ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi thông báo Tokyo sẽ chuyển món quà 1 triệu liều vac-xin ngừa Covid-19 đến Việt Nam. Số vac-xin này đến Việt Nam vào hôm 16/06. Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết rõ là Tokyo đã đóng góp 1 tỉ đô la và 30 triệu liều vac-xin vào chương trình hỗ trợ vac-xin Covax của Liên Hiệp Quốc, các khoản quà tặng nói trên cho Việt Nam, hoặc Đài Loan và một số láng giềng Châu Á khác nằm ngoài chương trình Covax. Ngoại trưởng Nhật nhấn mạnh, lý do của hỗ trợ trực tiếp là để tiết kiệm thời gian, bởi nếu thông qua một tổ chức quốc tế, sẽ có thêm "nhiều thủ tục".

Truyền thông Việt Nam cũng cho biết, chiều hôm qua đại sứ Nhật tại Việt Nam, ông Yamada Takio, thông báo "các hiệp hội và 36 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã quyên góp 39,2 tỷ đồng cho Quỹ vac-xin phòng chống Covid-19 của chính phủ Việt Nam".

Thông tin về các món quà vac-xin từ phía chính quyền Nhật và các tổ chức xã hội, doanh nghiệp Nhật được đưa ra đúng vào lúc Bộ Y tế Việt Nam công bố kế hoạch tiêm chủng toàn quốc. Kế hoạch được đưa ra gần 4 tháng sau khi chính phủ Việt Nam ra nghị quyết về "mua và sử dụng vac-xin phòng chống Covid-19".

Quân đội phụ trách 8 kho vac-xin, toàn quốc có 15.000 điểm tiêm chủng

Theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam, việc vận chuyển và bảo quản vac-xin sẽ được giao phó cho Bộ Quốc phòng. Có 8 kho bảo quản trên toàn quốc do 8 quân khu phụ trách. Ban chỉ đạo triển khai "chiến dịch" tiêm chủng vac-xin phòng Covid-19 toàn quốc do bộ trưởng Y tế làm trưởng ban. "Sở Chỉ huy" đặt tại Bộ Quốc phòng. Tham gia "chiến dịch" có tổng cộng khoảng 15.000 điểm tiêm chủng. Theo Bộ Y tế, điểm mới của chiến dịch tiêm chủng lần này là việc chích ngừa "sẽ được kiểm soát chặt chẽ trên hệ thống điều hành tiêm chủng online thay vì trước đây giao cho các đơn vị quản lý". Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam cam kết hoàn tất hệ thống ứng dụng công nghệ tin học trong tiêm chủng để sẵn sàng đưa vào sử dụng trong vòng một tuần nữa.

Trong những tuần gần đây, Bộ Y tế Việt Nam bị chỉ trích đã chậm trễ trong việc triển khai tiêm chủng. Hôm 11/06, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ra chỉ thị yêu cầu Bộ Y tế "công khai kế hoạch tiêm chủng".

Nhập đủ 150 triệu liều vac-xin : Bộ Y tế thừa nhận khó khăn

Trong thông báo hôm 15/06, Bộ Y tế Việt Nam cũng thừa nhận "vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm vac-xin từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu để đạt mục tiêu 150 triệu liều vac-xin" cho 70% dân số trên 18 tuổi. Tuyên bố nói trên không được lạc quan như tuyên bố của Bộ Y tế ngày 03/06, khẳng định "về cơ bản, đến nay, Việt Nam đã tiếp cận được đủ số lượng vac-xin", theo kế hoạch 150 triệu liều vac-xin.

Theo chính phủ Việt Nam, kế hoạch mua vac-xin và tiêm chủng 150 triệu liều cho 75 triệu dân tốn phí tổng cộng hơn 25 nghìn tỉ đồng. Đầu tháng 6/2021, Bộ Tài chính thông báo ngân sách Nhà nước dành cho kế hoạch mua vac-xin là 14,5 nghìn tỉ đồng. Chính quyền lập Quỹ vac-xin kêu gọi đóng góp trong nước và quốc tế, để bù vào phần tiền thiếu hụt. Cho đến nay, chính quyền chưa công khai kế hoạch mua nhập vac-xin theo ngân sách Nhà nước. Trong dư luận tại Việt Nam, nhiều người đặt câu hỏi về tính minh bạch của việc sử dụng khoản ngân sách này.

Tổng cộng Việt Nam cho đến nay mới nhận được khoản trợ giúp 2,5 triệu liều vac-xin theo chương trình Covax của Liên Hiệp Quốc, với tổng cộng 1,5 triệu người được chích ngừa.

Trọng Thành

*********************

Covid : Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp tục "giãn cách xã hội" thêm 2 tuần

Trọng Thành, RFI, 14/06/2021

Trái ngược với đánh giá lạc quan cách nay một tuần của một lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, về việc "cơ bản kiểm soát được dịch trong cộng đồng", hôm 14/06/2021, chính quyền thành phố quyết định kéo dài biện pháp "giãn cảnh xã hội" thêm 2 tuần, trong bối cảnh số lượng ca nhiễm hàng ngày không giảm, có nguy cơ dịch lan sâu trong cộng đồng.

cachly4

Một khu vực bị cách ly dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ảnh chống ngày 01/06/2021.  Reuters – Stringer

Theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, chủ tịch thành phố Nguyễn Thanh Phong quyết định thực hiện "giãn cách xã hội" toàn thành phố theo Chỉ thị 15 của thủ tướng. Thời hạn giãn cách kể từ ngày mai, 15/06. Lý do là "diễn biến dịch còn phức tạp, còn mầm bệnh trong cộng đồng". Cũng theo chủ tịch thành phố, tùy theo diễn biến dịch bệnh vào tuần tới, một số khu vực có thể chuyển sang thực hiện Chỉ thị 16, tức các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn, hoặc theo Chỉ thị 19, tức mức độ nhẹ hơn.

"Giãn cách xã hội" theo Chỉ thị 15 bao gồm các biện pháp : không tập trung trên 20 người trong một phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét tại các địa điểm công cộng, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh không thiết yếu. Chỉ thị 16 bắt buộc người dân "chỉ được ra khỏi nhà, khi thực sự cần thiết".

Dịch có thể đã "xâm nhập sâu trong cộng đồng"

Theo số liệu của Bộ Y tế, sáng hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước, với 30 ca nhiễm trong ngày, trên tổng số 92 ca cả nước. Tình từ ngày 27/5 đến hết ngày 10/6, Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy gần 500.000 mẫu xét nghiệm, số ca nhiễm được ghi nhận trong thời gian này trung bình là 41 ca. Theo số liệu chính thức, Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba cả nước về số ca nhiễm trong cộng đồng (hơn 800 ca), sau hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời một chuyên gia dịch tễ địa phương cho rằng "mức độ lây truyền đã kéo dài qua nhiều chu kỳ, xâm nhập sâu trong cộng đồng. Điển hình đã phát hiện bệnh nhân của chu kỳ lây nhiễm thứ 5". 

Bộ Chính trị yêu cầu "công khai chương trình tiêm chủng"

Trong lúc tình hình dịch bệnh kéo dài và khó khống chế tại nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam bị nhiều chỉ trích là đã không đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng. Tính cho đến nay, Việt Nam mới chỉ tiêm được 1,5 triệu liều, trong đó mới có 0,1% dân số hoàn thành hai liều tiêm. Việt Nam nằm trong nhóm các nước chậm tiêm chủng nhất của khu vực.

Về mặt chính thức, Bộ Y tế Việt Nam coi việc tiêm chủng là biện pháp không thể tránh khỏi để thoát khỏi dịch bệnh, nhưng dường như chưa có một kế hoạch tiêm chủng rõ ràng. Hôm 11/06/2021, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu "Sớm xây dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vac-xin cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể". Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cũng yêu cầu "tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vac-xin phòng, chống Covid-19 (…) để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt việc tiêm vac-xin cho người dân".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Việt Nam

Trong những ngày này, dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là chiến dịch tiêm chủng ở các nước trên thế giới là những đề tài được đề cập đến nhiều, làm nổi bật cảnh đối lập khi một số quốc gia thì thừa vac-xin, thiếu người tiêm, phải làm đủ cách để thu hút người dân, kể cả tổ chức bốc thăm trúng thưởng xe hơi hay căn hộ, nơi thì có vac-xin nhưng thiếu bơm tiêm, vac-xin đang thử nghiệm nhưng đã tiêm đại trà, nhiều nơi người dân phải loay hoay khổ sở mới được tiêm.

vaccine1

Lọ vac-xin chống Covid-19 của Pfizer-BioNTech, tại nhà thuốc của Bệnh viện Aspen Valley, Colombia, Hoa Kỳ. Ảnh ngày 14/01/2021.  AP - Kelsey Brunner

Nga : Tiêm chủng để có cơ hội trúng thưởng căn hộ, xe hơi

Tại Nga, tuần qua là những ngày có nhiều biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống dịch được ban hành, đặc biệt là ở Moskva, một trong những nơi virus corona lây lan rất nhanh. Vài ngày sau khi chính quyền Moskva ra lệnh giảm các hoạt động của thành phố trong vòng một tuần, đô trưởng Moskva hôm 16/06 thông báo một biện pháp bị coi là "cực đoan" : bắt buộc nhân viên các cơ quan chính quyền địa phương, nhân viên văn phòng, nhất là người làm việc trong ngành giao thông, thương mại và nhà hàng chích ngừa Covid-19.

Chính quyền Putin vốn tự hào rằng Nga là nước đầu tiên trên thế giới điều chế được vac-xin ngừa Covid-19, nhưng ngay trong nước, dân chúng lại tỏ ra ngờ vực, dè chừng. Tỉ lệ tiêm ngừa ở Nga hiện giờ vẫn khá thấp : chiến dịch tiêm chủng được khởi động từ tháng 12/2020, nhưng đến nay mới chỉ khoảng 12% dân Nga được tiêm mũi đầu tiên.

Trước đó, vào ngày 13/06, để khuyến khích người dân đi tiêm, đích thân đô trưởng Moskva, Sergey Sobyanin, thông báo tổ chức bốc thăm trúng thưởng cho những người đi tiêm. "Một công, đôi việc", vừa được tiêm ngừa, vừa có cơ hội trúng thưởng một chiếc xe hơi trị giá 1 triệu rup (11.500 euro). Mỗi tuần sẽ có 5 phần thưởng như vậy cho những người may mắn. Trong khi đó, chính quyền vùng Moskva lại thông báo những ai chích mũi đầu tiên trong khoảng thời gian 15-25/06 sẽ được bốc thăm trúng thưởng một căn hộ 3 phòng.

New York - Mỹ : Dùng vac-xin thu hút du khách nước ngoài

Cũng theo hướng khuyến khích "Một công, đôi việc", chính quyền một số thành phố của Mỹ, trong đó có New York với nguồn vac-xin dồi dào, đã đề ra chiến dịch phát triển "du lịch tiêm chủng", thu hút du khách nước ngoài, nhất là người dân ở các nước châu Mỹ La-tinh. Vừa được đi du lịch, vừa được tiêm chủng là sự lựa chọn của nhiều người khá giả ở các nước châu Mỹ La-tinh lân cận. Về phía Mỹ, đây là cách tạo đòn bẩy kích thích du lịch Mỹ tăng trưởng trở lại. 

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gửi về bài phóng sự :

"Tại sảnh nhà ga Grand Central, Diego và Catalina xếp hàng trước điểm tiêm chủng do thành phố New York tổ chức. Hai người Colombia này từ Bogota đến thẳng đây, chỉ để chủng ngừa Covid-19. Người phụ nữ trẻ tên là Catalina giải thích : "Chúng tôi muốn được tiêm phòng nhanh chóng. Vì vậy, đến New York để tiêm là đơn giản hơn nhiều". Còn Diego, người đi cùng cô Catalyna, nói : "Với những người trẻ tuổi thì đúng là như vậy, đến Hoa Kỳ tiêm thì đơn giản hơn là chủng ngừa tại Colombia. Ở Colombia thì có lẽ chúng tôi phải đợi đến năm 2022 mới được chích ngừa".

Giống như Diego và Catalina, ngày càng có nhiều người Nam Mỹ có khả năng tài chính chọn cách nói trên để được tiêm vac-xin nhanh chóng hơn với hy vọng có thể trở lại với một cuộc sống bình thường.

Dani O’Farrill cùng những người bạn đến từ thủ đô Mexico. Cô nói :

"Hiện giờ việc tiêm vac-xin ở Mexico là rất khó khăn. Tôi cảm thấy nhẹ cả người vì bây giờ tôi có thể gặp được bà tôi và được ôm bà. Thật quá tuyệt vời !

Thành phố New York không ngần ngại khuyến khích du lịch tiêm phòng vac-xin kể cả bằng cách đưa ra các lập luận trên mạng xã hội. Mới đây thành phố đã cho phát một video với khẩu hiệu "Chào mừng quý vị đến với New York, vac-xin đang chờ quý vị".

Cũng như đối với người dân Mỹ, vac-xin được tiêm miễn phí cho khách du lịch. Đây là một cách để New York vực lại lĩnh vực du lịch vốn bị đại dịch gây tác hại nặng nề. Hồi năm 2019, New York đã thu hút hơn 66 triệu du khách. Nhưng theo ước tính của chính quyền thành phố, số du khách trong mùa hè năm nay sẽ không vượt quá 10 triệu người".

Cuba : Không thiếu vac-xin nhưng thiếu bơm tiêm

Nhìn sang Cuba, nước duy nhất trong vùng Caribbean phát triển được vac-xin của riêng mình để ngừa Covid-19. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và các cơ sở đang thiếu bơm tiêm, nhưng tình hình dịch bệnh thúc đẩy La Havana thúc đẩy chiến dịch tiêm ngừa diện rộng nhanh nhất có thể.

Từ La Havana, thông tín viên Domitille Piron giải thích :

"Nhanh chóng tạo khả năng miễn dịch, đó là mục tiêu mà Cuba đã đề ra đối với các loại vac-xin ngừa Covid-19 mà nhà sản xuất xin cấp phép lưu hành. Mặc dù vẫn chưa được chính thức chấp thuận, vac-xin Abdala 100% của Cuba hiện đã được dùng để tiêm cho người dân ở La Habana căn cứ vào tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở các khu vực của thủ đô.

La Havana phải đợi đến khi nhận được 380.000 bơm tiêm Achentina tài trợ thì mới có thể bắt đầu tiêm chủng cho người dân thủ đô trên diện rộng. Ở các tỉnh cũng vậy, người ta muốn đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng bất chấp những khó khăn. Một bác sĩ tên là Julio, bệnh viện trung ương Cienfuegos, giải thích : "Chính các tổ chức hữu nghị của Cuba đã tiếp nhận bơm tiêm và gửi cho chúng cho chúng tôi để chúng tôi có thể tiêm chủng cho dân chúng. Nhưng đúng là chúng tôi cần nỗ lực rất nhiều".

Hiệu quả của vac-xin vẫn chưa được chứng minh, nhưng mọi người dân đều muốn được tiêm và hệ thống y tế Cuba, vốn được tổ chức theo khu vực, đã cho phép nhanh chóng triển khai đợt tiêm chủng quy mô lớn này. Nhiều người dân Cuba, trong đó có anh Alejandro Morejon, coi việc thiếu nguồn cung ứng trang thiết bị, do tác động của lệnh cấm vận của Mỹ, không phải vấn đề đáng lo. Anh Alejandro Morejon nói : "Ai cũng biết tình hình kinh tế của chúng tôi ra sao, và moi người cũng biết tình trạng phong tỏa như thế nào. Những điều đó khiến chúng tôi rất khó duy trì được hệ thống chăm sóc y tế. Đúng là có sự thiếu thốn nhưng chúng tôi luôn tìm được cách giải quyết mọi chuyện nhanh nhất có thể".

Theo suy nghĩ lạc quan của người Cuba, các loại vac-xin Abdala và Soberana sẽ giúp cải thiện tình hình trong khi khủng hoảng dịch tễ và kinh tế chưa có tiến triển".

Từ "chậm tiến", Hàn Quốc thành nước đạt thành tích tốt ở châu Á 

Từng là quốc gia bị xếp trong nhóm các nước chậm tiến về tiêm chủng, chỉ sau một vài tuần phát huy triệt để chiến dịch tiêm ngừa theo phong cách "Pali Pali" đặc trưng của người Hàn, Hàn Quốc nay đã vươn lên nhóm có tỉ lệ dân số tiêm chủng thuộc loại cao ở châu Á, cho phép chính quyền tính đến các biện pháp nới lỏng quy định phòng dịch.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca giải thích thêm :

"Về cách triển khai chiến dịch tiêm ngừa Covid-19, Hàn Quốc vẫn trung thành với văn hóa đề cao hiệu quả, vốn được gọi là "Pali Pali". Cụm từ "Pali Pali" có nghĩa là "nhanh, nhanh" và thể hiện nét đặc trưng của sự tăng trưởng kinh tế gây ấn tượng của đất nước Hàn Quốc. Kể từ cuối tháng 5, phong cách "Pali Pali" đã hoàn toàn phù hợp với chiến dịch tiêm chủng vac-xin ngừa Covid-19.

Từ 8%, chỉ sau vài tuần đã có 23% dân số được tiêm mũi đầu tiên. Hàn Quốc hiện giờ được xếp vào hàng những nước đạt thành tích tốt về tiêm ngừa virus corona ở châu Á. Mục tiêu của chính phủ là đến cuối tháng 06 có 13 triệu người được tiêm một mũi, mục tiêu này đã gần hoàn thành, cho dù Hàn Quốc đã phải chờ một thời gian dài mới khởi động được chiến dịch tiêm chủng do vac-xin bị giao muộn. 

Việc tăng tốc chiến dịch tiêm chủng hiện giờ cho phép Hàn Quốc có thể hướng đến một tương lai mà các quy định được nới lỏng : Từ tháng tới, Hàn Quốc sẽ miễn cách ly cho những người đã được tiêm ở nước ngoài với các loại vac-xin đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận. Hàn Quốc như vậy là một ngoại lệ ở châu Á, bởi vì phần còn lại của châu lục này đang có xu hướng thắt chặt hơn biện pháp đóng cửa biên giới.

Tuy nhiên, biện pháp mở cửa biên giới của Hàn Quốc vẫn chỉ ở mức độ vừa phải, bởi chỉ liên quan đến người dân chứ không áp dụng cho khách du lịch. Ngoài ra, những người đến từ 15 quốc gia, những nơi các biến thể virus corona được coi là đang lây lan đáng lo ngại, sẽ không được hưởng quyền miễn cách ly như trên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi về các quyền dành cho những người đã được tiêm vac-xin bên ngoài Hàn Quốc, trong khi kể từ tháng 7, những người đã được tiêm trong nước sẽ được phép di chuyển mà không cần đeo khẩu trang".

Nhật Bản : Sự chậm trễ khó hiểu

Cũng giống như Hàn Quốc, chiến dịch tiêm chủng của Nhật Bản khởi động chậm hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển khác. Trong bối cảnh chỉ còn ít ngày là khai mạc Thế Vận Hội Tokyo 2020, để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Tokyo đã phải viện đến bộ Quốc Phòng để triển khai, quản lý các trung tâm tiêm ngừa quy mô lớn, với sự tham gia của hàng trăm, hàng ngàn bác sĩ, y tá quân đội.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của thông tín viên Bruno Duval tại Tokyo, dường như công tác tổ chức đang bị chệch hướng, khiến người dân, nhất là người cao tuổi, gặp nhiều khó khăn.

"Sáng nay, vài trăm người cao tuổi phải chờ đợi trước cửa trung tâm tiêm chủng quy mô lớn mà quân đội đã mở ở khu phố thương mại Otemachi, thậm chí một số người đã đến từ rạng sáng. Ngày tiêm chủng bắt đầu không suôn sẻ, thông báo được phát đi liên tục : "Thưa quý vị, xin quý vị chú ý : việc tiếp đón quý vị bị chậm trễ do một sự cố tin học".

Trang web dành riêng cho việc đặt lịch hẹn tiêm phòng tạm thời không thể truy cập được. Vì thế, nhân viên tiếp đón không thể xác minh liệu có đúng là những người đến tiêm đã đặt hẹn hay chưa. Phải mất vài chục phút thì mới có thể giải quyết vấn đề.

Một lúc sau, sau mũi tiêm đầu tiên, những người cao tuổi đã nghỉ hưu này đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng có chút bực bội. Một cụ ông nói : "Tôi 82 tuổi và bị bệnh tiểu đường. Nếu là ở bất kỳ quốc gia nào khác thì tôi đã được chủng ngừa từ nhiều tháng trước. Sự chậm trễ này đã khiến tôi có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe". Một cụ bà khác chia sẻ : "May mắn cho tôi là cháu gái của tôi đã đi cùng để giúp tôi, chúng tôi đã phải đi bộ đến nửa giờ trước khi tìm thấy trung tâm tiêm chủng này. Ga tàu điện ngầm gần nhất có tới 39 lối ra khác nhau và không có biển báo nào chỉ dẫn cho chúng tôi đến đây cả".

Một người khác thẳng thừng chỉ trích : "Tôi đã đợi hai giờ trước khi được tiêm phòng. Và tôi đã phải đứng chờ vì không có đủ ghế cho tất cả mọi người".

Một số người thậm chí còn nổi giận, như một cụ già ở tuổi 80 này. Cụ nói : "Tôi đã từng đến tận nơi để đặt hẹn... và họ đã từ chối tôi. Chúng tôi chỉ có thể đặt hẹn qua điện thoại hoặc trên mạng internet, nhưng mà hệ thống của họ đâu có hoạt động. Điện thoại lúc nào cũng bận còn màn hình máy tính thì hiển thị thông báo : "Lỗi 404 : Không tìm thấy trang". Chiến dịch tiêm chủng này thật quá vớ vẩn"…

Một vấn đề khác : Sự phức tạp của hệ thống. Có 33.000 trung tâm tiêm chủng ở Nhật Bản, hoặc do Nhà nước, hoặc do Chính quyền địa phương quản lý. Nhiều bậc cao niên "chẳng biết đâu mà lần", một số người sốt ruột đến mức họ lấy nhiều hẹn để chắc chắn là sẽ được tiêm.

Thế rồi, khi họ đặt được hẹn thì lại không thể hủy các lịch hẹn khác vì các trang web hoặc tổng đài quá tải. Và kết quả là nhiều ngàn liều vac-xin rốt cuộc bị quẳng vào thùng rác sau khi được đưa ra khỏi tủ đông lạnh vì nhiều người đặt hẹn nhưng lại không đến tiêm".

Trong lúc chờ đợi chiến dịch tiêm chủng được cải thiện như lời thủ tướng Yoshihide Suga hứa, theo các cuộc thăm dò ý kiến, cứ 10 người Nhật thì có 7 người nói rằng họ không hài lòng với cách thức tiến hành chiến dịch tiêm chủng và niềm tin của dân chúng dành cho chính phủ đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 19/06/2021

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Quốc tế
vendredi, 18 juin 2021 19:22

Hơn 600.000 người

Ngày Th Hai, 14 tháng Sáu, 600.000 người M đã qua đi vì bnh dch Covid-19. Mt nhà th th đô thnh mt hi chuông báo t 600 tiếng, mi tiếng đ tưởng nim 1.000 nn nhân. Con s 600.000 người chết ln hơn s binh sĩ M thit mng trong tt c các cuc chiến tranh thế k 20.

died1

Tính đến ngày 14/06/2021, hơn 600.000 người M đã qua đi vì bnh dch Covid-19. Hình minh ha.

Nhng người lính ra trn đu là thanh niên, h chp nhn rng mình có th s hy sinh vì nhim v. Còn 600.000 người thường dân t nn, t tháng Hai năm 2020, trước đó chc không ai nghĩ rng sp đến lượt mình chết. Chc cũng không ai đoán được mt nước M vi nn y hc tiến b bc nht thế gii, dân s bng 4 phn trăm c nhân loi, mà s người chết vì Covid-19 ln bng 15% tng s t vong toàn cu.

Không nên coi đây ch là nhng con s thng kê. Nhng người đã chết là nhng bà m, nhng ông b, là con, là anh ch, em, bn bè ca người còn sng. Trong tháng Hai năm ngoái, mt đng nghip ca tôi mt đa con trai, đó là nn nhân đu tiên ca Covid mà tôi biết. Sau đó, mt người bn khác mt cô em gái ngoài 70 tui. Cô Chi đã v hưu nhưng tình nguyn đến làm giúp mt nhà dưỡng lão Seattle. Cô tiếp mt người khách mang bnh mà không biết. Cô mc bnh ngay, sau bn ngày vào bnh vin thì ngưng th. Tháng sau, mt người bn báo tin hai v chng người em Ohio đã qua đi, h nghĩ bnh Covid là mt tin ba đt nên không đ phòng. Ri ti chú Đim, mt đng nghip, t trn sau khi nm bnh vin hai tháng.

Nhng người đã chết đu có tht. Đáng l h vn sng vi chúng ta nếu không b loài vi khun SARS-CoV-2 xâm nhp. Chúng ta biết nhng vi khun vô hình đó tác hi kinh khng, nếu tin li các chuyên viên. Nhiu người không tin. Đó là lý do chính khiến nước M chết nhiu nht thế gii.

Trong nhng tháng đu tiên vn còn người nói rng Covid-19 cũng ging như bnh cm cúm hàng năm, nó s biến mt "như mt phép l". Phi gn bn tháng s người chết mi lên ti 100.000. Bn tháng na mi lên ti 200.000. Vi tc đ chm chp đó, người ta d coi thường bnh dch. Li có người bo rng con s người chết ln như thế ch vì đếm sai, đếm quá s thc đ đánh la dân M. Lúc đó bnh dch đã tr thành tru tượng, như mt đ tài cho các nhà chính tr khai thác. Người ta b quên người chết! các tiu bang có lnh cm t hp đông, bt cách ly 6 feet, bt đeo mng che ming, dân chúng biu tình. H đòi "gii phóng" khi ách đc tài đeo mng. Có người t chc ám sát mt bà thng đc ra lnh cm gt gao.

Sau con s 200 ngàn, nhng trăm ngàn người chết tiếp theo ch cn 84 ngày, 37 ngày ri 35 ngày! Trong năm tháng mt 300.000 người. May mn, trăm ngàn sau cùng, t 500 lên 600, tc đ đã gim, cn đến bn tháng. Theo Reuters.

Cũng trong ngày nước M đt con s 600 ngàn, mt tiu bang (đu tiên) đã chính thc bãi b tt c các lnh cm : Vermont, min Đông Bc. Nht báoWall Street Journal ngày Th Hai, 14 tháng Sáu cho biết dân Vermont li ôm nhau "hc" (hug) ; các trường đã cho hc sinh đến d l mãn khóa không cn đeo mng ; các bnh vin đóng ca Khu Covid ; khách đến tim ăn, siêu th ngng không che mt na. Mt bà 69 tui, đi ch, đã th l : B cái mt n thy như mình không mc qun áo!

Ti sao Vermont li dn đu c nước khi tr li bình thường "như ngày xưa", trước Covid ?

Theo báo Wall Street Journal thì tiu bang này ra lnh cm toàn din và nghiêm khc nht. Tt c mi người đu phi đeo mng. Lý do chính là dân đó, gn by trăm ngàn, tin rng nhng gì cơ quan y tế nói thì phi tin. H nghe theo li khuyên ca gii chc y tế. Ông thng đc Phil Scott, Cng Hòa, được tín nhim vi đa s cao nht, hơn 49 v thng đc khác. Tiu bang cũng chiếm t l s người được chích nga cao nht. Nh thế, nhiu người thuc gii có hc, k năng ngh nghip cao, s kéo đến , kinh tế s phc hi sm hơn!

Có ln tôi lái xe đưa nhà báo Đ Ngc Yến, người sáng lp nht báo Người Vit, đi Vermont thăm mt người bn, nhân ghé qua ngôi làng núi xanh đy lá phong và cây bch dương mà nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn chn sng khi qua M t nn. Dân trong làng không bao gi mách cho ai biết nhà văn Nga ch nào, lo mt v Xô Viết đến ám hi ông ; như Stalin đã sai sát th tìm giết Trotsky Mexico na thế k trước.

Dân Vermont đã bu mt phó thng đc Cng Hòa ba nhim k lin, ba năm trước mi đưa lên làm thng đc. H bu mt ngh sĩ Dân ch t năm 1974, ti gi vn tín nhim, và ba ln lin bu mt ngh sĩ "xã hi ch nghĩa" đc lp. Có l dân tiu bang này may mn hết bnh dch sm vì h không chính tr hóa chuyn cha bnh, phòng bnh. Đó cũng là thái đ ca nhng người sng bình thường, đu óc lành mnh. Khi chúng ta đến bnh vin, có ai hi bác sĩ theo đng nào thì mình mi cho cha hay không ?

Nhng người bình thường, đu óc lành mnh thì ai cũng thy chng vi khun ging như đánh nhau vi ma. Không biết nó đâu, không biết hành tung nó thế nào. Gii y khoa lúc đu cũng không biết, h phi dò dm tìm tòi. H khuyên không cn đeo mt n s dân kéo nhau đi mua mt n thì nhà thương s thiếu. Và h không nghĩ vi khun có th sng trong không khí (h lm). Sau đó, h li khuyên mi người phi đeo mng. S dĩ mình tin vào gii y khoa bi vì h theo phương pháp khoa hc, vi các th tc đã dùng th trên trái đt my trăm năm nay. "Biết thì thưa tht". Không biết thì không thưa.

Nhng người suy nghĩ bình thường s thy rng trước hai la chn, hoc đeo mng, hoc không đeo, thì đeo mng tt hơn. Đây là mt cuc đánh cá đơn gin. Nếu theo li khuyên ca bác sĩ mà bác sĩ lm thì mình chu mt thit hi nh, phi đeo mng vướng vít. Nếu bác sĩ nói đúng thì mình thoát chết và cu người khác thoát chết. Gia hai đường đó thì nên chn đường nào ? Người đu óc lành mnh s thy thà mình chu mt th khó chu nh còn hơn chết và có th làm người khác chết.

Nhng người suy nghĩ bình thường cũng thy rng nếu mt người b bnh mà không che ming thì có th truyn vi khun cho tt c mi người chung quanh. Ai may thì thoát, không may thì dính. Nhng v lây nhim Covid-19 ln đu tiên đu cho mt vài người không đeo mng truyn cho c mt đám đông. Theo Economist, tháng Giêng 2020, có 21 người ngi trong mt tim ăn Qung Châu, mt người mang vi khun sars-cov-2 mà không biết. Hai tun l sau, thêm 10 người vào bnh vin vì Covid. Cùng thi gian đó, 68 người đi cùng chuyến xe buýt trong mt gi rưỡi, Ninh Ph, tnh Triết Giang. Xe đóng kín ca, máy lnh hút không khí trong xe ri li chuyn ngược vào. Có người mang vi khun làm 23 người lây. Câu chuyn tương t xy ra mt nhà th Skagit Valley, tiu bang Washington nước M. Sau hai gi rưỡi tp hát trong ban đng ca, 53 trong s 61 ca b lây Covid-19.

Nếu suy nghĩ bình thường thì chúng ta có th đoán được trong nhng trường hp như trên nếu có mt người đã mc bnh thì thế nào loài vi khun cũng nhân cơ hi ta ra tìm các nn nhân mi. Các bin pháp như đng cách xa nhau, ai cũng đeo mng che, là nhng cách đ phòng ti thiu. Ti sao nhiu người li không tin ? Ti sao không hy sinh mt chút, vì lòng thương đng loi ? Ti sao li chng đi như th đang chng phát xít, chng cng sn ?

Tt c ch vì bnh dch đã b đem dùng làm vũ khí chính tr. Th đon chính tr hóa đi ti cùng cc, đã biến thành "chiến tranh ý thc h". Cho nên, cũng trong ngày Th Hai va qua, ABC News đưa tin, khi dân chúng Vermont bt đu b mng che ming, thì có người đã chết oan Georgia. Mt người thâu tin Siêu th Big Bear trong qun DeKalb yêu cu mt khách hàng đeo mng lên. Anh ta ni gin thy "quyn t do" ca mình b "xúc phm", đã rút ngay súng bn chết nn nhân. Ti sao mt con người có th rút súng bn chết đng loi vì mt chuyn nh nht như vy ? Vì h đã b "tuyên truyn", đã được "ty não", thy mình vinh quang được đóng vai mt chiến sĩ trong cuc thánh chiến ?

Sau khi s người chết vì Covid M đã vượt qua con s 600 ngàn, nhiu người vn còn chng vic chích nga. Mt ln na, người ta li nhân danh quyn t do thân th mình, không cho ai đem thí nghim. Đó cũng mt cuc thánh chiến khác. May mn, mt tòa án mi bác b đơn kin ca 117 nhân viên Bnh vin Methodist ti Houston, Texas. H đi kin vì b cho ngh vic khi t chi chích nga. H da s kin lên ti Ti cao pháp vin! Theo NBC News.

Thc ra đi chích nga cũng không phi ch vì t v bn thân. Mt cuc nghiên cu Israel, nước chích nga nhiu nht và sm nht, cho thy ai chích nga cũng đang giúp tr em chung quanh mình. Israel ch mi chích nga cho nhng người trên 16 tui. Nhưng cuc nghiên cu cho thy trong mi cng đng nếu s người trên 16 được chích tăng thêm mt phn năm thì s tr em dưới 16 b nhim Covid gim đi mt na. Theo New York Times.

Tôi viết nhng dòng này trong tiếng chuông tưởng nim hơn 600 ngàn người đã khut, xin hương hn quý v, chú Đim, cô Chi, các bn, các cháu, chng giám cho.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 18/06/2021

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nước Mỹ có nhiều bất cập. Trước hết là một lãnh đạo không tin vào khoa học. Các phát biểu của Tổng thống Donald Trump nhằm đối phó với nạn dịch đã chứng tỏ điều đó.

Sans titre

Xếp hàng chích ngừa Covid-19 ở California (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Khi con siêu vi lây lan, số người chết tăng khiến dân ùn ùn tìm mua nước khử trùng rửa tay, mua khẩu trang mà nhiều nơi không có hàng. Cảnh dân chúng xếp hàng dài mua nhu yếu phẩm, đổ xăng, lãnh thực phẩm cứu trợ và cảnh bệnh viện quá tải, người chết không kịp chôn là hình ảnh nước Mỹ của những ngày dịch Covid bùng phát trong năm vừa qua.

Hệ lụy của không tin vào khoa học là số người chết vì Covid ở Mỹ cao nhất thế giới, 427 nghìn người trong năm cuối của nhiệm kỳ chính quyền Trump. Đến nay, sau gần 5 tháng với Tổng thống Joe Biden số tử vong lên 611 nghìn và 34 triệu người Mỹ nhiễm bệnh, theo số liệu từ Worldometer.info.

cali3

Số người chết vì Covid-19 ở Mỹ trong thời gian qua (Worldometer.info)

Vì là loại vi khuẩn gây chết người với nhiều ẩn số nên các dữ kiện, số liệu liên quan đến lây nhiễm, tử vong và các biến chứng hay cách chữa trị thay đổi từng tuần, có khi từng ngày. Cao điểm của lây lan và số tử vong là vào tháng 12/20 và 1/21 vừa qua, như các nhà khoa học đã tiên liệu, vì là giữa mùa đông ở Mỹ với thời tiết lạnh nhiều người thường ở trong nhà, nên nếu một người bị nhiễm sẽ dễ lây cho người khác trong gia đình.

California là tiểu bang có những quyết định sớm nhất, từ tháng 4/20 đã cho dân ở nhà, ra ngoài phải giãn cách xã hội, giới hạn giao tiếp với nhau. Trung tâm thương mại, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, công viên, nơi thờ phương tôn giáo và hầu hết các dịch vụ không cần thiết cho cuộc sống đều đóng cửa. Trường học các cấp chuyển qua học trực tuyến.

Đỉnh điểm của dịch là vào đầu năm nay, tại Mỹ nói chung và California nói riêng. Tiểu bang California sau kỳ nghỉ Giáng Sinh với số lây nhiễm và tử vong tăng nhanh, có ngày số người chết vì Covid lên đến 600. Tính đến nay, theo số liệu từ California Department of Public Health, đã có 62 nghìn tử vong và 3 triệu 700 nghìn dân California bị nhiễm.

Trong ba tháng qua, nhờ có thuốc tiêm và số người được xét nghiệm tăng để cách ly nếu dương tính, nên số người bị nhiễm giảm nhanh và tình hình bệnh viện cũng không còn quá tải, số tử vong chỉ còn hơn 20 ca một ngày.

cali4

Số liệu theo sắc tộc của cư dân California đã được chích ngừa (California Dept. of Public Health)

Từ đầu năm, hầu hết các quận hạt của California ở mức mầu đỏ, sang tháng 4 nhiều nơi chuyển xuống mầu cam, giờ đa số đang ở mức mầu vàng là dấu hiệu bệnh dịch đã giảm nhanh.

Ngày 15/6 tới đây Thống đốc Gavin Newsom sẽ công bố chính sách mở cửa toàn bộ tiểu bang, không còn những giới hạn trong sinh hoạt đời sống. Chỉ vấn đề có đeo khẩu trang hay không và đeo khi nào, ở những nơi đâu còn đang bàn luận.

Chính sách hiện nay của chính quyền Biden là khi người dân đến cơ quan liên bang hay sử dụng phương tiện di chuyển của liên bang thì phải đeo khẩu trang.

Những báo cáo y tế cho thấy trong mùa cúm vừa qua, nhờ đeo khẩu trang mà số người bị cúm thường niên trong năm qua dường như rất ít, chứng tỏ hiệu năng của khẩu trang trong việc ngăn ngừa lây lan các bệnh truyền nhiễm qua không khí, trong đó có Covid-19.

Nhiều tiểu bang có lệnh đeo khẩu trang nhưng chỉ trong ngắn hạn vài tháng. Hiện nay hai phần ba các tiểu bang đã bỏ lệnh đeo khẩu trang và chỉ còn giới hạn vào địa phương, trường học nếu cần.

Với dân Châu Á, như ở Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hong Kong thì đeo khẩu trang khi ra đường là việc bình thường người dân đã làm từ bao năm qua. Dân Mỹ không quen với nếp sống đó nên khẩu trang đã là vấn đề tranh cãi khi dịch đang lan tràn, dù tổng thống có ra lệnh thì thẩm quyền chỉ giới hạn trong khu vực liên bang. Xuống đến tiểu bang, từng thống đốc có quyền quyết định vì thế các chính sách phòng chống Covid của các thống đốc rất khác nhau do ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị là cộng hòa hay dân chủ.

Như Texas, Florida với thống đốc cộng hòa và California, New York với thống đốc dân chủ. Florida và Texas đã hoàn toàn mở cửa, học sinh trở lại trường từ cuối năm ngoái, khi cần thì đóng lại. Cơ sở thương mại cũng mở cửa bình thường từ nhiều tháng trước nên kinh tế của hai tiểu bang này đã phục hồi.

cali7

Nhiều hàng quán vẫn chưa đón khách vào ăn mà chỉ bán cho khách mang về (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Ở California, riêng vùng Vịnh San Francisco sinh hoạt thương mại tuy đã mở cửa lại nhưng vẫn còn giới hạn và nhiều người cũng chưa muốn đi làm trở lại.

Các thành phố San Jose, Berkeley, Oakland, San Francisco đang hồi sinh. Tuy nhiên vẫn còn hàng quán đóng cửa. Nếu mở cũng chỉ bán cho khách mang về. Nhà hàng cho vào bên trong, số khách được phép là 50% so với trước đây nên chủ cũng chưa cần người làm đông như trước.

Nhiều cư dân California vẫn đang được nhận trợ giúp thất nghiệp 450 đôla một tuần cho đến đầu tháng 9 này.

Quan trọng là người đi làm lo ngại bị lây nhiễm nếu chưa chích ngừa hay số người được chích chưa nhiều. Hiện nay mới có 44% cư dân California đã được chích hai mũi.

cali6

Một địa điểm chích ngừa Covid-19 ở vùng Vịnh San Francisco (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Thống đốc Gavin Newsom đang phải đối diện với cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm sẽ diễn ra trong vài tháng tới nên muốn đưa tiểu bang trở lại sinh hoạt bình thường vào ngày 15/6. Ông kêu gọi dân mau đi chích ngừa để đạt miễn nhiễm cộng đồng, nghĩa là ít nhất ba phần tư dân được tiêm.

Vì nhiều lý do khác nhau nhiều người không muốn chích ngừa Covid. Cho đến nay không còn thiếu thuốc như hai tháng trước, nhưng số người Mỹ trên toàn quốc đã chích đầy đủ mới đạt 42%, khoảng 136 triệu người.

Tại California số người da trắng đã chích ngừa cao nhất với 35,9%, thấp nhất là người da đen với 3,8%, gốc Mỹ Latinh có 26,9% và gốc Á châu có 16,7%.

Để khuyến khích dân chúng tham gia chích ngừa, một số tiểu bang như Ohio, Virginia, Maryland, Oregon đã có phần thưởng bằng tiền mặt qua các kỳ xổ số.

Sans titre

Sinh hoạt ở California đang trở lại bình thường (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Tiểu bang California chi 116 triệu 500 nghìn đôla cho xổ số khuyến khích dân tiêm ngừa Covid. Bất cứ ai từ 12 tuổi trở lên và đã chích ngừa ít nhất một mũi đều được tham gia rút thăm trúng thưởng.

Từ ngày 27/5, đi chích ngừa có thể nhận thẻ tặng quà trị giá 50 đôla. Sáng thứ Sáu 4/6 đã có xổ số lần đầu, chọn 15 người đã tiêm chủng, mỗi người nhận 50 nghìn đô. Thứ Sáu tuần tới thêm một kỳ xổ số nữa cũng sẽ có 15 người được trúng giải.

Đến ngày 15/6, khi thống đốc công bố mở cửa, sẽ có rút thăm chọn 10 người dân đã chích ngừa, mỗi người sẽ nhận 1 triệu 500 nghìn đôla.

cali5

Tác giả hy vọng có số hên trúng thưởng sau khi chích hai mũi thuốc ngừa Covid-19 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Thống đốc Gavin Newsom muốn nâng số dân được chích ngừa lên đến 75%, để đạt mức được coi là miễn nhiễm cộng đồng.

Ôi có nơi nào mà dân lại được chính phủ quan tâm, ưu đãi và nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa như ở California không ?

Khi vừa nhận chức, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu rằng dân chúng Mỹ sẽ có thể tụ họp ăn mừng Lễ Độc lập 4/7 trong hè sắp tới.

Điều đó chắc sẽ xảy ra vì còn một tháng nữa là đến ngày 4/7, trong khi tiểu bang California là nơi đã có những giới hạn khắc khe nhất nước trong việc phòng chống Covid thì cũng đang mở cửa ra.

Nhiều trường phổ thông và đại học đang tổ chức lễ tốt nghiệp, trong giãn cách xã hội và giới hạn khách tham dự là dấu hiệu đáng mừng cho sinh viên học sinh.

Giờ N sắp điểm với Covid-19 ở California. Chiến thắng cơn đại dịch trên nước Mỹ cũng đã thật gần.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2021 Buivanphu, 17/06/2021

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Diễn đàn

Ngày 13/6/2021 : Covid-19 đã có ở những đâu trên lãnh thổ Việt Nam ?

upsot1

Một khu dân cự bị cách ly do Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng sáu năm 2021 - HDCD

Ngày 13/6/2021 : Covid-19 đã có ở những đâu trên lãnh thổ Việt Nam ?

Đã có ở :

- Trường học.

- Bệnh viện.

- Khu công nghiệp.

- Khu nhà trọ tập trung nhiều công nhân.

- Tòa nhà công sở.

- Trung tâm vận tải (sáng 12/6 báo Tuổi trẻ đưa tin đã có ca nghi nhiễm là nhân viên làm việc tại cảng container quốc tế SP-ITC tại TP Thủ Đức)

- Khu dân cư.

Chỉ còn thiếu các chợ dân sinh, siêu thị, các nhà dưỡng lão, mái ấm nuôi trẻ em và người có bệnh (ví dụ Khu điều trị bệnh phong Bến Sắn) và… nhà tù !

Bản đồ dịch Thành phố Hồ Chí Minh đã gần thành một khối đặc chi chít.

Chiều tối ngày 13/6, con số 53 ca nhân viên dương tính tại Bệnh viện Nhiệt đới nhưng chỉ duy nhất một người có triệu chứng nhẹ tiếp tục khẳng định các nghiên cứu của WHO (và thực tế ở nhiều nước) về việc người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh. Tuy có thể không có triệu chứng (hoặc diễn biến bệnh nhẹ, không tử vong) nhưng virus vẫn có và vẫn có thể lây cho người khác.

Không thể phủ nhận dịch Covid đã lan trong cộng đồng. Tính đến 17 giờ ngày 13/6, HCDC thông báo có 335 điểm cách ly/phong tỏa trên toàn thành phố. Mỗi điểm cách ly tùy to nhỏ phải bố trí ít nhất bốn người canh gác liên tục 24/24 để đề phòng người trốn ra/vào. Cộng với lực lượng truy vết, nhân sự thuộc các đơn vị liên quan tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được sử dụng rất nhiều, rất căng thẳng và rất tốn tiền.

Việt Nam không có nhiều tiền như Mỹ để trợ cấp tiền cho mọi người, đổi lấy việc buộc tất cả phải ở nhà, tuân thủ tối đa giãn cách xã hội để cắt đứt đường lây nhiễm.

Tất cả các thông tin kể trên dẫn đến nhận xét : ở giai đoạn này của Việt Nam, các biện pháp truy vết, cách ly, phong tỏa diện rộng không thể kéo dài vì không thể đủ nhân lực và tài lực.

Thực tế cho thấy trong 15 ngày qua (từ 31/5 đến 14/6), chủ trương phong tỏa theo chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) đã không thể thực hiện đúng (chỉ thị này buộc mọi người ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Không tập trung quá hai người ngoài công sở, bệnh viện, trường học).

upsot2

Khu vực cách ly do Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hình : HCDC

Là vì Gò Vấp không phải ốc đảo. Nó chỉ là một khu vực sầm uất nằm trọn trong thành phố với hàng chục trục giao thông xuyên suốt và cắt nhau chằng chịt. Người ở quận khác đến nơi làm việc trong quận Gò Vấp và ngược lại, hoặc cùng một con đường, bên này thuộc quận Gò Vấp (áp dụng chỉ thị 16) nhưng bên kia đường thuộc quận khác (áp dụng chỉ thị 15-không tụ tập từ 10 người trở lên), cho nên không thể cấm người dân vẫn đi lại và gặp gỡ.

Tên đường phố, tại các chợ dân sinh, siêu thị hay nơi công cộng khác cũng không thể nghiêm túc giãn cách 2 m/người như quy định.

Sáng 13/4, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nói sau ba tuần giãn cách nghiêm ngặt, Gò Vấp đã giảm số ca nhiễm. Nhưng vì không thể giãn cách cả tháng hoặc vài tháng liên tục ở bất cứ địa phương nào, vắc xin cũng mới chỉ tiêm được 1% dân số, nên chỉ cần mở lại thì số ca nhiễm sẽ lại tăng, đó là điều thấy trước.

Trừ một số người kinh doanh hoặc quan chức, phần lớn dân Việt Nam là nghèo. Người nghèo buôn bán kiếm ăn từng bữa không có vốn liếng trường kỳ. Chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội của Việt Nam quá yếu ớt, gần như người dân không thể trông chờ. Quỹ hỗ trợ thất nghiệp, thất thu do dịch bệnh cho người dân và cho cả doanh nghiệp được đánh giá là "chỉ thấy trên tivi). Vì thế, đóng cửa lâu thì doanh nghiệp chết, người làm thuê và người lao động nghèo cũng "chết" theo (số doanh nghiệp rời bỏ thị trường tăng 20,7%, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái-theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày 10/6).

Thực tế số ca nhiễm trở bệnh nặng hoặc tử vong rất thấp của Việt cho thấy ở giai đoạn này của Việt Nam, không thể xem xét hiệu quả của việc chống dịch thuần túy theo con số ca nhiễm nữa. Nhiễm nhiều nhưng cũng khỏi nhiều, vậy có đáng lo sợ thái quá để cứ đóng cửa cài then mãi hay không ?

Không thể chạy theo con virus đang bay lượn khắp nơi trong cộng đồng để úp sọt, bắt nhốt nó được nữa. Điều đó là viển vông không tưởng. Phải quay về xác định đâu là những cứ điểm trọng yếu và dồn sức cho nó. Đó là bảo vệ mạch máu kinh tế, bảo vệ tuyến đầu của ngành y tế, nâng chất lượng dự phòng và điều trị, đồng thời dùng những đồng tiền ít ỏi còn lại để trang bị máy móc thiết bị, chăm sóc sức khỏe cho họ.

Để, khi số lượng người bệnh cần điều trị tăng cao thì hệ thống y tế đủ sức (nhân lực, vật lực, tài lực) tập trung chữa trị. Nhà nước phải tập trung bơm máu cho phần còn lại của xã hội để họ tiếp tục sống và tiếp tục kiếm ra tiền nhằm duy trì cuộc sống.

Chúng ta tự hào đủ rồi, giờ phải thoát ra để đi kiếm hào, Nhà nước ơi !

Gia Linh

Nguồn : RFA, 14/06/2021

Tham khảo :

https://ourworldindata.org/covid-vaccinations?country=OWID_WRL

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-pha-san-nhung-ngan-hang-lai-khung-1397006.html

https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/doanh-nghiep-tim-cach-vuot-kho-truoc-lan-song-dich-covid-19-thu-tu-647335/

https://tuoitre.vn/phat-hien-ca-nghi-mac-covid-19-lap-chot-kiem-dich-tam-thoi-mot-cang-container-o-thu-duc-20210612232933337.htm

Additional Info

  • Author Gia Linh
Published in Diễn đàn

Luận bàn về pháp lý của tội danh lây truyền dịch bệnh

Hoài Nguyễn, VNTB, 08/06/2021

Khá nhiều ý kiến có vẻ trái chiều khi báo chí dùng cụm từ định danh mang tính địa lý của nơi được cho là ‘ổ dịch’, bởi khi nói đến bất kỳ chuyện gì liên quan tôn giáo, đều là nhạy cảm chính trị.

hoithanh1

Ổ dịch tại nhóm truyền giáo Phục Hưng được phát hiện từ ngày 26/5 hiện được ghi nhận là lớn nhất từ trước đến nay ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết này chỉ luận bàn về tính pháp lý của tội danh lây truyền dịch bệnh, và nếu có dẫn chứng trường hợp bà Võ Xuân Loan, thì đây là tư cách công dân Võ Xuân Loan, không phải nữ mục sư Võ Xuân Loan.

Pháp luật quy định gì ?

Bộ luật Hình sự (tu chỉnh 2017), Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người :

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người ;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm :

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế ;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm :

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (tu chỉnh năm 2018), Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm :

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Dấu hiệu nào để xác định bị can ?

"Những ngày này, trên giường bệnh, chúng tôi đau xót về thể chất lẫn tinh thần về những việc đang diễn ra. Tình hình lây lan dịch bệnh lại diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống không biết bao nhiêu người. Thật đau lòng, một trong những ổ dịch khởi phát từ Hội thánh chúng tôi".

Trích thư xin lỗi của mục sư Phương Văn Tân cùng với vợ là mục sư là bà Võ Xuân Lan (còn gọi là Võ Xuân Loan), đại diện Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, gửi đến các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ, nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch, thành viên các Hội thánh Tin Lành và người dân.

Hiện tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh "lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra vụ án.

Điều đó có nghĩa, việc khởi tố vụ án liên quan đến điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là khởi tố một vụ án làm lây lan bệnh dịch chứ không khởi tố một tôn giáo. Nếu có bị can thì đây là việc xử lý một cá nhân với tư cách là công dân chịu trách nhiệm trước pháp luật. Về tố tụng, công tác quản lý của các cấp cơ sở, trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể địa phương có thể được xem xét được vào vòng tố tụng.

Diễn biến của ghi nhận dịch tễ cho thấy bà Võ Xuân Loan từng đi bằng máy bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/4, đến ngày 13/5, bà Loan có triệu chứng đầu tiên liên quan nhiễm Covid, nhưng không đi điều trị. Quá trình khai thác thông tin dịch tễ ở khu vực gia đình bà Võ Xuân Loan rất khó khăn khi không nhận được sự hợp tác của một số người thân của bà Loan.

Vào đầu tháng 6, nhà chức trách cho biết về khai thác dịch tễ thì ban đầu nhóm này khai có 22 thành viên, sau đó ngành y tế phát hiện thực tế 55 người, hiện 40 trong số họ đã dương tính nCoV (tính thời điểm đầu tháng 6), sinh sống ở 20 quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

"Thậm chí có tình huống khi lực lượng chức năng kiểm tra sổ hoạt động của Hội Thánh, một hội viên cố tình xóa danh sách hội viên chỉ để lại tên 20 người để đủ tiêu chuẩn hoạt động không tập trung đông người" – trích "Gia đình Mục sư Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng không hợp tác truy vết" "VOV, thứ Sáu, 28/05/2021).

Từ lời khai của 40 bệnh nhân này, lực lượng chức năng biết được người đầu tiên trong nhóm có triệu chứng mắc Covid-19 vào ngày 13/5 là bà Võ Xuân Loan. Ngày 16/5, nhóm tổ chức sinh hoạt, có 28 người đã tiếp xúc với nhau. Các ngày 18, 19 và 20/5 nhiều người xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19.

Cơ quan y tế nhận định, nếu tính từ ngày người đầu tiên xuất hiện triệu chứng, thì đến nay chuỗi lây nhiễm đã sang chu kỳ thứ 4, tức F4 (tiếp xúc vòng thứ 4) thành F0 (nhiễm). Hiện, thành phố ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 trong cộng đồng, xuất phát từ 40 F0 đầu tiên, với nhiều nhánh lây nhỏ khác nhau. Một số nhánh lây có F3 đã dương tính.

Như vậy, nếu bà Võ Xuân Loan thực hiện theo đúng yêu cầu của cơ quan y tế là khi bà đã đến nơi đang có dịch là Hà Nội, sau đó bà có triệu chứng về hô hấp như các dấu hiệu mô tả ban đầu của ngành y tế đã đưa ra khuyến cáo từ đầu dịch cho đến nay, bà phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan y tế và cả những người tiếp xúc với bà.

Lý do nào để bà Võ Xuân Loan không thực hiện theo các khuyến cáo y tế trong bối cảnh Việt Nam vẫn duy trì các lệnh liên quan về dịch Covid-19,… điều đó sẽ được cơ quan điều tra làm rõ khi củng cố việc sẽ khởi tố ai là những bị can.

Ngoài ra việc khai báo về các thành viên đã tụ tập tại gia đình bà Võ Xuân Loan, cũng sẽ được làm rõ trách nhiệm.

Tạm kết

Cá nhân người viết bài này cho rằng khi vụ án xác nhận những ai sẽ trong danh sách khởi tố bị can, và những người có nghĩa vụ – quyền lợi liên quan, thì vấn đề khác đáng quan tâm hơn nhiều, là công tác bầu cử hôm Chủ nhật 23/5 đã tầm soát dịch ra sao để đưa đến hệ lụy có thể sẽ là các ổ dịch rải rác khi những F1 liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng không chỉ là cử tri, mà còn là nhân viên trong tổ bầu cử.

Do đó, để tránh những hệ lụy của domino, rất có thể tùy vào ‘thời cuộc chính trị’ mà đây sẽ là vụ án bỏ ngỏ, vì khởi tố bị can không phải là giai đoạn tố tụng, mà chỉ là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra. Dĩ nhiên, nếu ở đây có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm, thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra.

***

Chiều ngày 29/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi "những người tham gia Hội thánh truyền giáo Phục Hưng chủ động liên hệ y tế địa phương để khai báo kể cả khi không có bất cứ dấu hiệu mắc bệnh, không đợi đến khi có dấu hiệu bệnh mới đi khai báo.

Gia đình, người thân nếu biết con em mình sinh hoạt tại Hội thánh này hãy vận động họ khai báo y tế càng sớm càng tốt. Cuối cùng, nếu bạn có thông tin về những trường hợp liên quan đến Hội thánh này thì hãy cung cấp cho chính quyền địa phương".

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 08/06/2021

**********************

Nhóm chức sắc tôn giáo lên tiếng về lệnh khởi tố những người liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng

Trường Sơn, RFA, 08/06/2021

Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng tại thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành tâm điểm của dư luận trong nước khi các thành viên của nhóm tôn giáo này bị nhiễm Covid-19. Cơ quan chức năng cho rằng Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng là nguyên do khiến cho làn sóng dịch bệnh bùng phát ở địa phương, tạo ra làn sóng chỉ trích dữ dội nhắm đến nhóm này. Công an quận Gò Vấp sau đó đã ra quyết định khởi tố hình sự về tội "làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" đối với những người liên quan. Trước những diễn biến trên, một nhóm các chức sắc từ các tôn giáo khác nhau đã ra một tuyên bố chung bày tỏ quan điểm về sự việc. 

hoithanh2

Trụ sở của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 - State Media

Trả lời phỏng vấn của RFA, mục sư Tin Lành Nguyễn Mạnh Hùng, một trong những người tham gia ký tên, nói về mục đích của việc ra tuyên bố :

"Nói chung là vì Nhà nước Việt Nam độc quyền về thông tin. Người dân coi thông tin của Nhà nước là chính và tưởng thật. Nếu như người ta xem được bản tuyên bố này thì người ta sẽ thấy là có nhiều nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh chứ không chỉ đến từ hội thánh này mà thôi".

Trong bản tuyên bố, các chức sắc tôn giáo nhấn mạnh, các thành viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng cũng chỉ là nạn nhân của đại dịch, chứ họ không cố ý làm lây lan dịch bệnh cho người khác. Ngoài ra bản thân những người đứng đầu hội thánh cũng khẳng định là họ đã tuân thủ các quy tắc chống dịch do Nhà nước ban hành. Như vậy, việc cơ quan công an khởi tố vụ án theo điều 240 của Bộ Luật Hình sự là không hợp lý.

Linh mục Công Giáo, Đinh Hữu Thoại, thì nghi ngờ rằng Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng là nạn nhân của một nỗ lực che đậy thông tin, ông nói :

"Rõ ràng đây là việc bắt dê tế thần, họ muốn che lấp một nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh khác, cụ thể là các cuộc tụ tập đông người trong dịp 30/4-01/5, sau đó là ngày 23 tháng 5 khi họ bắt người dân phải đi bầu bất chấp nguy cơ lây lan dịch bệnh."

Cũng trong bản tuyên bố, các chức sắc tôn giáo lập luận rằng nếu quy kết trách nhiệm cho Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng trong việc làm lây lan dịch bệnh, thì cũng cần phải quy trách nhiệm cho các cá nhân có liên quan đến việc để xảy ra tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp, và các cá nhân "thiếu trách nhiệm" dẫn đến xảy ra lây lan dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5, và kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua.

hoithanh3

Một buổi sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng vào năm 2020. Hình FB của Hội thánh

Chứng kiến cách chính quyền xử lý vụ việc liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, các chức sắc tôn giáo nhận định rằng Nhà nước vẫn nghi kỵ các tôn giáo.

"Trước hành động của quận Gò Vấp, chắc chắn là đã được ở trên chỉ đạo xuống, thì tôi thấy rằng não trạng kỳ thị tôn giáo vẫn còn ở trong nhà cầm quyền này. Họ luôn luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với các tôn giáo", Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết.

Theo mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà nước đang "lợi dụng dịch bệnh để đàn áp tôn giáo".

Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng có trụ sở ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm này ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 25 tháng 5 và sau đó tăng lên hơn 200 ca.

Ngày 29 tháng 5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Gò Vấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự với cáo buộc "làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" theo điều 240 của Bộ luật Hình sự 2015 đối với những người liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Ngày 6 tháng 6, một nhóm gồm 17 chức sắc tôn giáo ra tuyên bố bao gồm năm điểm nhận định và ba điểm tuyên bố, trong đó cho rằng các thành viên của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng chỉ là "nạn nhân của đại dịch" chứ "không cố ý làm lây lan dịch bệnh", và yêu cầu nhà nước đối xử công bằng với những người này trên tinh thần pháp luật và hiến pháp.

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 08/06/2021

************************

Hội thánh Việt Nam đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự

VNTB, 07/06/2021

Cơ quan giám sát nhân quyền, Christian Solidarity Worldwide (CSW) đang kêu gọi chính quyền đối xử công bằng với một hội thánh sau khi có báo cáo về những chỉ trích và cáo buộc của cả phương tiện truyền thông nhà nước và người dùng mạng xã hội đối với một giáo hội độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.

hoithanh4

Revival Ekklesia Mission (REM) – Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự sau khi 211 trường hợp nhiễm vi rus corona được xác nhận là có liên quan đến nhà thờ trong khi Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng số trường hợp.

Tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam tăng đột biến đã khiến nhà chức trách bắt đầu tiến hành xét nghiệm Covid trên 9 triệu dân của Thành phố Hồ Chí Minh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, CSW lo ngại rằng giới hạn tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng vì lý do sức khỏe cộng đồng đang được áp dụng phân biệt đối xử đối với Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng.

Theo Morning Star News, mặc dù Hội thánh đăng ký với chính quyền địa phương để thực hiện các hoạt động tôn giáo, nhưng không được "công nhận hợp pháp" là một tổ chức tôn giáo. Báo cáo cho biết thêm rằng vào ngày 30 tháng 5, các nhà chức trách đã tạm thời đình chỉ đăng ký của Hội thánh này.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cũng là Chủ tịch Ban Tôn giáo Chính phủ, tuyên bố rằng Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng không phải là một nhà thờ và các lãnh đạo của hội thánh không thể tự gọi là "tôn kính" hay "mục sư".

Luật Việt Nam, bắt buộc đối một loạt các hoạt động tôn giáo phải đăng ký hoạt động và việc công nhận chính thức có thể mất vài năm.

Chủ tịch, người sáng lập CSW Mervyn Thomas cho biết : "Chúng tôi lo ngại trước các báo cáo về những lời chỉ trích và cáo buộc chống lại hội thánh và nhà lãnh đạo của hội cả trên phương tiện truyền thông nhà nước và người dùng mạng xã hội, và đặc biệt là các báo cáo về việc hội thánh bị chính quyền ‘loại bỏ’, rõ ràng là có liên quan với việc lây lan dịch bệnh này.

"Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách đảm bảo rằng bất kỳ giới hạn nào trên cơ sở sức khỏe cộng đồng đều được áp dụng không phân biệt đối xử và chúng không phải là công cụ để làm suy yếu việc hưởng các quyền và tự do cơ bản trong tương lai. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng đảm bảo rằng mọi cuộc điều tra hình sự được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo vệ quyền của những người có liên quan, phù hợp với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên. "

Các mục sư của hội thánh, hiện đang nằm viện do các biến chứng sức khỏe liên quan đến covid, đã đưa ra lời xin lỗi công khai và kêu gọi các thành viên nhà thờ hợp tác với chính quyền.

Nguyên tác : Christian human rights organisation calls for fair treatment of Vietnamese church facing criminal charges for Covid outbreak, P remier Christian News , 05/06/2021

************************

Đừng ‘chính trị hóa’ một hành vi hình sự

Hà Nguyên, VNTB, 07/06/2021

Tổ chức nhân quyền Thiên chúa giáo kêu gọi đối xử công bằng với Hội thánh Việt Nam đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì làm lây lan Covid

Bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi được cho là các phát biểu được trích từ ghi âm qua điện thoại của bà mục sư Võ Xuân Loan trong bài viết đăng trên trang web RFA.

(Nói theo câu từ của giới thầy cãi, đây là tin tức làm xấu đi tình trạng pháp lý của thân chủ !).

hoithanh5 (2)

Dường như đang có một thuyết âm mưu của việc chụp chiếc mũ chính trị trong vụ án về vi phạm Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

"Tôi thấy nó rất lạ vì trên đất nước Việt Nam thì ổ dịch nó bùng lên rất là nhiều nơi. Chúng tôi không may bị nhiễm bịnh. Tôi đang là nạn nhân của Covid-19 mà lại bị chụp luôn cái tội là làm lây lan dịch bệnh thì chúng tôi rất là ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó chúng tôi vẫn cúi xuống chịu trách nhiệm về cái tổ chức nhỏ của mình. Tôi vẫn đang ở trên giường bệnh và ao ước nếu có điều tra hay làm điều gì đó thì cũng rất cần để mọi việc được sáng tỏ.

Tất cả những tin tức trên báo đài thì thú thật tôi cũng không biết nó ở đâu ra. Con gái của tôi, tín hữu của tôi bị rượt đuổi, bị nhắn tin vào điện thoại đòi giết, đòi chém, đòi đốt… làm chúng tôi bị tổn thương rất là nặng nề. Mọi người cho tôi là F0, có nghĩa là người đầu tiên lây truyền dịch bệnh nhưng tôi nghĩ mình là F1.

Có một số anh em bên ngoài cũng khuyên tôi nên mời luật sư vào cuộc nhưng thật sự tôi cũng chưa biết phải làm như thế nào vì cũng đang bị bịnh, nhưng nhà tôi thì lại suy nghĩ là luật sư có thể làm gì được trên đất nước Việt Nam này. Ông cũng suy sụp. Tôi nói với nhà tôi rằng cho dù thế nào đi nữa, nếu có một người biết luật đứng bên cạnh mình thì vẫn tốt hơn là người ta cứ chụp hết cái mũ này đến cái mũ kia mà mình không thể nói được lời nào hết".

Với đoạn trích băng ghi âm qua điện thoại như trên cho thấy rất có thể ở đây đương sự đang phải chịu nhiều áp lực của dư luận và cả giới truyền thông, do đó bà đã bỏ qua việc tìm hiểu pháp luật liên quan đến vấn đề này, vì cho đến nay vẫn chưa khởi tố bị can, nên về mặt pháp lý không ai quy chụp cụ thể tội danh hình sự nào với đương sự cả.

Đoạn trích băng ghi âm cũng cho thấy dường như đương sự chưa có thời gian bình tỉnh để tìm hiểu về việc khả năng phải đối mặt với luật chuyên ngành là Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phiên bản tu chỉnh 2018.

Theo diễn giải của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì thời điểm mà đương sự có mặt ở Hà Nội, thì nơi đây là có đến hai yếu tố được ghi trong Điều 2, đó là "Vùng có dịch", và "Vùng có nguy cơ dịch".

Các khoản 2, 3, 4 của Điều 8 "Những hành vi bị nghiêm cấm", ghi : "Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm".

Như vậy, rõ ràng là khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội danh "lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra vụ án, cho thấy đây sẽ là căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự những ai liên quan trong vị trí bị can.

Ngay cả khi là bị can, thì về nguyên tắc, người đó vẫn là công dân chưa có bất kỳ vi phạm pháp luật nào được xác lập, vì có thể bị can này là ‘vô tình phạm tội’, hay vì gì đó mà sau này sẽ được cho là chưa rõ ràng tội danh để truy cứu hình sự.

Hơn nữa, trong số hành vi được cho là vi phạm, thì phía cơ quan quản lý địa phương chịu trách nhiệm liên đới ra sao ?

Và ở đây cái đáng ngại hơn nhiều là những thuyết âm mưu dẫn đến việc đương sự đang ám ảnh của ‘chính trị hóa’.

"Nếu mình nói thẳng suy nghĩ của mình thì nó có nhiều cái nhạy cảm lắm. Ví dụ chuyện chúng tôi bị bắt bớ vì đạo Chúa suốt bao nhiêu năm tháng nay tại Việt Nam thì đây là cơ hội để sự bắt bớ lên đến tột cùng. Bao nhiêu ổ dịch trong thành phố đâu có ai bị truy tố gì đâu mà một hội thánh nhỏ bé, một cuộc đời giảng đạo của chúng tôi bị phơi ra giữa chợ chỉ trong một đêm. Bao nhiêu người xỉ vả, nhục mạ từ đức tin cho đến cuộc đời chúng tôi.

Nếu xét về phương diện tôn giáo, giả sử một vị sư trên một ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc bị như vậy thì có bị rút giấy phép không ? Có truy tố vị sư trụ trì không ? Một người vô thần có bị truy tố không ?

Tôi nghĩ rằng khi đặt ra những câu hỏi như vậy thì nhiều người cũng có ngay câu trả lời. Tôi bây giờ như cá nằm trên thớt, bị kết cái án nào cũng phải chấp nhận, không nói được gì cả".

Đoạn trích băng ghi âm trên được phát công khai trên kênh RFA , cho thấy sự việc đã chuyển hẳn sang một ý khác, và điều này nếu tiếp tục được chuyển tải với các suy luận lẫn suy diễn, khả năng sẽ đưa đến một vụ án khác liên quan đến Điều 116 "Tội phá hoại chính sách đoàn kết" của Bộ luật Hình sự (tu chỉnh 2017). Điều luật này nằm trong nhóm "Các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia", tức thuộc nhóm án liên quan chính trị.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 07/06/2021

Additional Info

  • Author Hoài Nguyên, Trường Sơn, Hà Nguyên
Published in Diễn đàn

Vừa chống dịch vừa sản xuất, huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để mua vac-xin và tăng tốc tiêm chủng : Việt Nam buộc phải đổi chiến lược chống dịch trước đợt thứ 4, nghiêm trọng hơn những đợt trước. Liệu Việt Nam đã để lỡ khoảng thời gian sau đợt dịch hồi đầu năm để triển khai tiêm chủng và huy động mọi nguồn lực để mua vac-xin như đang làm khẩn cấp hiện nay ?

tiemchung1

Một điểm tiêm chủng ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam, ngày 08/03/2021  © Reuters – Thanh Hue

Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt ngày 26/05/2021, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng thấy "hơi tiếc là giá như Việt Nam triển khai sớm hơn việc tiêm vac-xin thì có lẽ nó cũng đã phần nào giúp cho sự lây không lớn như vậy và đỡ gây mối lo ngại lớn như vậy trong xã hội".

Dù luôn chuẩn bị tinh thần, nhưng đợt dịch này gây nhiều bất ngờ với biến chủng Ấn Độ B.1.617.2 lây lan nhanh hơn. Liệu có tâm trạng "ngủ quên trên chiến thắng" của cả chính phủ và người dân vì Việt Nam luôn được ca ngợi chống dịch tốt không ? Và Việt Nam có bị bất ngờ về đợt dịch này không ? Trả lời những câu hỏi của RFI tiếng Việt ngày 01/06, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

"Khi mà Việt Nam thấy ở Ấn Độ, ở Cam Bốt, Thái Lan, thì cũng nghĩ là "coi chừng mình cũng bị một đợt sóng như vậy", cũng đã nghĩ tới, nhưng hơi bất ngờ ở chỗ là xuất phát điểm từ một nhóm Phục Hưng. Nhóm đó có hai bất ngờ : Thứ nhất là xuất hiện và tấn công ngay khu công nghiệp ở một tỉnh. Thứ hai là cụm truyền giáo đó có đặc thù là lây rất nhanh vì những người trong cụm đó đa ngành nghề, đi nhiều tỉnh. Khi trong đó có một người bệnh thì lây cho nhóm, rồi nhóm đó lại làm những nghề khác nhau thì lây nhanh hơn.

Và cũng có suy nghĩ là sau một thời gian dài không có bệnh là người ta lơ là liền, người ta quên đi việc đeo khẩu trang, giãn cách thì bây giờ bắt đầu làm trở lại. Hy vọng là tất cả mọi người tuân thủ thì sẽ chặn được nguồn lây. Thành ra cũng dạy cho một bài học để mình tính lại hết cho những khu công nghiệp khác, mô hình lây lan khác".

Xét nghiệm mẫu gộp lớn, lập bệnh viện dã chiến

Theo báo Tuổi Trẻ ngày 03/06, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn chưa kiểm soát được nguồn lây nhiễm từ ổ dịch tại nhóm truyền giáo Phục Hưng. Từ 40 trên tổng số 55 thành viên của nhóm truyền giáo Phục Hưng bị nhiễm Covid-19, trong đó ca đầu tiên được phát hiện vào ngày 26/05, đã có 280 ca nhiễm được ghi nhận đến ngày 03/06, trong đó 66% người bệnh có triệu chứng. Gần 4.000 người tiếp xúc gần (F1) và trên 274.000 người tiếp xúc xa (F2) đã được lấy mẫu xét nghiệm. Sắp tới các ca F3 (tiếp xúc gần với F2) cũng được xét nghiệm "để đi trước tốc độ lây nhiễm" do "vòng lây ngày càng ngắn". Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh dự đoán "các ca nhiễm không rõ nguồn gốc có thể tiếp tục gia tăng thời gian tới trong cộng đồng" vì chủng virus được phát hiện có đặc điểm lây nhanh, qua đường không khí, "cộng với mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt...".

Tỉnh Bắc Ninh triển khai chủ trương công nhân sản xuất và ăn, ở luôn tại nhà máy. Ngoài truy vết, giãn cách xã hội, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đã triển khai những biện pháp nào để ứng phó với nguy cơ dịch lan rộng ? Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết :

"Biện pháp cụ thể là khoanh vùng. Có những khu thì kiểm soát được, có những khu thì đang trong quá trình kiểm soát. Ví dụ như Bắc Giang là bắt đầu kiểm soát được. Người ta làm mẫu gộp, sau đó làm test nhanh kháng nguyên. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tại mới ở giai đoạn đầu, thì chuẩn bị khoanh vùng trở lại để kiểm soát, trong đó cũng có những chiến lược thay đổi, ví dụ như tính toán làm những bệnh viện dã chiến, tính toán đến việc có thể có nhiều ca nhiễm hơn thì sẽ phải làm gì ? Tất cả những điểm đó đã tính toán hết rồi.

Còn về chiến lược xét nghiệm thì đã bắt đầu làm những mẫu gộp lớn, diện rộng, có thể lấy một lúc cả 50.000-60.000 mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả quận Gò Vấp, sắp tới là mở rộng thêm ở những khu công nghiệp, những chung cư có ca nhiễm, người ta sẽ vét hết để làm mẫu gộp, mở thêm những bệnh viện dã chiến và chuẩn bị phân vùng cho những bệnh viện nào sẽ tiếp nhận những bệnh gì, thì đang làm theo hướng đó để dự đoán nếu có chuyện xảy ra, số ca đông hơn thì có đủ nơi để điều trị.

Mới đây nhất là Bộ Y tế đã quyết định sẽ làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên để phát hiện sớm hơn những người dương tính mà không có trong cụm dân cư nghi ngờ. Chiến lược hiện nay là như vậy".

Đủ đồ bảo hộ và trang thiết bị phòng chống dịch

Một vấn đề khác đặt ra là trong trường hợp số ca sẽ còn tăng trong những ngày tới, Việt Nam có chuẩn bị đủ khối lượng thiết bị cần thiết không, đặc biệt là bộ xét nghiệm, trang phục bảo hộ ? Về điểm này bác sĩ Trương Hữu Khanh trấn an là "không phải lo lắng" :

"Vấn đề xét nghiệm sinh phẩm và những kit test nhanh thì hiện nay ở thị trường có khá nhiều, chứ không phải như thời đầu tiên của mùa dịch trước là do sản xuất không kịp, còn hiện nay thì rất dồi dào. Vấn đề là mình có biết cách mua hay không thôi, chứ không sợ thiếu. Và Việt Nam cũng đã chuẩn bị phát triển thêm những máy để làm PCR. Test nhanh thì rất đơn giản, ở đâu cũng có thể làm được, còn kit test thì ở trên thế giới, họ cũng sản xuất rất nhiều, thành ra vấn đề xét nghiệm thì cũng không phải lo lắm.

Thứ hai là trang phục bảo hộ thì cũng đã được chuẩn bị tư thế để có rồi, đặc biệt là Việt Nam cũng sản xuất được những bộ bảo hộ đó để mặc đi chống dịch. Và Bộ Y tế thông báo cho từng cơ sở y tế phải chuẩn bị những dụng cụ đó cho đầy đủ. Tất cả mọi người cùng chuẩn bị thì sẽ đủ.

Còn bệnh viện dã chiến hoặc những trang bị khác thì cũng đã được tính hết rồi. Hy vọng là mình tính vậy thôi chứ không đông đến mức đó nếu mình phòng vệ tốt. Và chờ vac-xin về thì sẽ chích rộng hơn thì lúc đó mới ổn định được.

Đối với trường hợp bệnh nặng, Việt Nam cũng đã phân bố. Có nghĩa là bây giờ sẽ chia ra khu bệnh nhẹ và khu bệnh nặng, chứ không để chung nặng nhẹ thành quá tải. Ngoài ra cũng thông báo cho một số bệnh viện luôn trong tư thế là khi cần thì sẽ triển khai thêm những giường hồi sức. Điểm này cũng đã được tính toán hết".

Tăng tốc huy động mọi nguồn lực để mua vac-xin

Tính đến ngày 03/06, Việt Nam có tổng cộng 1,5 triệu liều vac-xin đã được tiêm. Từ khi phê chuẩn vac-xin AstraZeneca nằm trong chương trình COVAX, Việt Nam đã phê chuẩn khẩn cấp liên tiếp vac-xin Sputnik V của Nga và Sinopharm của Trung Quốc. Những liều Sinopharm có ở Việt Nam hiện nay là quà tặng.

Sau nhiều lời kêu gọi của một số tổ chức nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân, chính phủ đã ra cơ chế cho lĩnh vực tư nhân và địa phương tham gia nhập khẩu vac-xin. Trong buổi họp báo ngày 03/06, thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường nêu lên hai cách : huy động tiền đóng góp cho Quỹ Vac-xin phòng chống Covid-19 hoặc doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu vac-xin từ nguồn tin cậy.

Vac-xin nhập khẩu phải là những "vac-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp chứng nhận hoặc do một số nước Châu Âu, Mỹ, Nga chứng nhận", dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số tại Việt Nam. Đơn vị nào tiếp cận được những vac-xin đó, Bộ Y tế sẽ cấp phép ngay theo thủ tục rút gọn, tối đa 5 ngày. Tuy nhiên, để chắc chắn bảo quản vac-xin đúng quy định, Bộ Y tế cũng yêu cầu phải mua trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua trung gian hoặc nhà sản xuất ủy quyền chính thức cho công ty nào đó, nhưng khi mua vẫn phải mua trực tiếp của nhà sản xuất.

Chỉ trong vòng vài tuần gần đây, vấn đề nhập khẩu vac-xin được hối thúc khẩn trương. Thậm chí, ngày 31/05, Bộ Y tế khẳng định không "độc quyền" nhập khẩu vac-xin Covid-19. Nhưng tại sao không chủ trương triển khai từ trước ? Phải chăng tâm lý "phần nào kiểm soát được dịch" tác động đến chiến lược nhập khẩu vac-xin và tiêm chủng của Việt Nam chậm hơn một số nước trong khu vực ? Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định :

"Cái này thì không biết được ! Tuy nhiên, theo tôi biết thì các nguồn vac-xin thì ở tất cả những nơi khác trên thế giới cũng gặp khó rồi. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có một, hai đợt chích vac-xin. Sắp tới đây hy vọng có nhiều thêm. Chứ không phải Việt Nam không muốn có vac-xin đâu. Việt Nam hiểu dù có chống dịch cỡ nào đi nữa thì cũng không giải quyết được nếu không có vac-xin bởi vì Việt Nam đâu phải là một nước nằm trên đảo, xung quanh có rất nhiều đường biên giới và giao tiếp cũng khá nhiều. Thành ra nếu không có vac-xin thì đâu có giải quyết được. Vấn đề ở chỗ là vac-xin về không kịp. Chứ không phải là Việt Nam nghĩ chống dịch tốt thì không cần vac-xin. Điều đó không đúng ! Việt Nam lúc nào cũng nghĩ đến vac-xin để giải quyết vấn đề dịch bệnh này".

Theo tính toán của Bộ Y tế, sẽ cần đến 25.000 tỉ đồng để mua và tiêm vac-xin. Việt Nam chủ trương dùng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp thông qua xã hội hóa để mua và tiêm vac-xin cho người dân. Chính phủ cam kết "sử dụng đúng mục đích và công khai, minh bạch từng đồng đóng góp" vào Quỹ Vac-xin ngừa Covid-19. Đến tối 04/06, một ngày trước khi ra mắt chính thức, Quỹ đã tiếp nhận được hơn 264,8 tỷ đồng, hơn 8.700 đô la và hơn 2.700 euro, theo trang Thông tin Chính phủ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng hy vọng với việc "Bộ Y tế để một số công ty được quyền nhập theo dịch vụ, theo đúng chuẩn của Việt Nam thông qua" thì "sẽ có nhiều nguồn vac-xin khác nhau". Trang Thông tin Chính phủ cho biết Việt Nam sẽ có 124,9 triệu liều vac-xin Covid-19 trong năm 2021.

Thế nhưng, tiến độ cung ứng phụ thuộc vào nhà sản xuất vì theo giải thích của thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường trong buổi họp báo ngày 03/06, "các công ty đều bắt chúng ta (Việt Nam) thỏa thuận chấp nhận trường hợp nhà sản xuất giao hàng không đúng tiến độ. Sở dĩ có thỏa thuận này bởi Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia đang kiểm soát tốt dịch bệnh, do vậy có trường hợp vac-xin đang chuyển về Việt Nam nhưng lại bị điều sang nước khác có tình trạng dịch bệnh cấp bách hơn". Bộ Y tế trấn an nguồn vac-xin Việt Nam đặt mua sẽ về đều từ tháng 8 trở đi.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 07/06/2021

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Ai đang ‘tẩy chay’ người Sài Gòn ?

Phú Nhuận, VNTB, 07/06/2021

Trả lời ngay và luôn : đó là những đồng chí cấp ủy ở một số tỉnh, thành, mà cụ thể nhất là Đồng Nai.

dongnai6

Vì sao lại là cấp ủy ? Đơn giản thôi, ở Việt Nam muốn làm được các chức quan dù bé hay to, tất cả đều phải trước tiên là đảng viên. Đảng viên đó khi được ‘bề trên’ chọn làm chủ tịch, phó chủ tịch các thứ, thì thủ tục tiếp theo là cơ cấu các đồng chí đó vào ‘ghế’ cấp ủy. Câu cửa miệng tuyên truyền, "cả hệ thống chính trị chống dịch", là theo ý nghĩa quyền lực phẩm trật ấy của Đảng.

Thế thì với quyết định ‘cấm cửa người đến từ thành phố Hồ Chí Minh’, cho thấy rõ nhất là Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đang kỳ thị ra mặt với cả quần chúng lẫn đảng viên nào có liên quan về mặt địa lý với thành phố Hồ Chí Minh.

Gọi là Đảng bộ Đồng Nai, vì chức danh của ông Thái Bảo luôn được báo chí viết theo thứ tự phẩm trật : Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Trước đó nữa, ông Thái Bảo là Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai.

Sở dĩ phải truy trách nhiệm từ ‘vai vế’ của ông Thái Bảo trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai, vì theo lý lịch đăng công khai, ông có đến 3 bằng cấp lần lượt thứ tự như sau: cử nhân Khoa học lịch sử, cử nhân Chính trị, thạc sĩ Xây dựng Đảng.

Trước tiên xét về "cử nhân Khoa học lịch sử", chắc chắn thời còn là sinh viên Thái Bảo, ông được dạy rất cặn kẽ rằng Gia Định xưa, bao gồm cả Bình Dương hiện nay, và Đồng Nai tuy hai mà một. Ông cha ta kết luận, gắn kết hai nơi này từ lâu lắm rồi : "Nhà Bè nước chảy chia hai – Ai về Gia Định – Đồng Nai (hai vùng dễ làm ăn) thì về".

Trước 1975, xa lộ lớn nhất miền Nam là xa lộ Biên Hòa, nối hai vùng này. Khu công nghiệp Biên Hòa trước 1975 thuộc vệ tinh của Đô thành Sài Gòn. Xưa hơn nữa, Biên Hòa phát triển đầu tiên, sau đó bị Tây Sơn thảm sát hàng vạn người, dân Biên Hòa mới chạy về Chợ Lớn, Sài Gòn. Biên Hòa hiện còn công viên Trấn Biên – nghĩa trấn vùng biên giới Đại Việt, khi chưa có Sài Gòn.

Hủ tíu, thịt quay Biên Hòa ăn rất giống hủ tíu, thịt quay Chợ Lớn.

Hiện nay, thu ngân sách ba tỉnh thành Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai gần bằng một nửa thu ngân sách quốc gia.

Tiếp theo là nói về "cử nhân Chính trị", thì chắc chắn rằng bằng cấp này chi có khi ông Thái Bảo đã là đảng viên bắt đầu được Đảng ‘cơ cấu’. Không rõ ông học hành đến đâu trong chuyện ấy, chỉ biết rằng "Chính trị" của đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai rất đáng xét lại vì có dấu hiệu của "tự diễn biến".

Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Long An, Tây Ninh… là trục gắn kết không "biên giới", kiểu như siêu đô thị. Thường vụ tỉnh Đồng Nai chắc chắn biết điều đó. Động thái dựng biên giới hành chính, cách ly 21 ngày người từ thành phố mang tên Bác sẽ phá vỡ cấu trúc siêu đô thị và gây tác hại không thể hình dung được cả về mặt chính trị.

Bởi không phải không có lý do mà Bộ Chính trị đã đồng ý với Chính phủ trong quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ở đây, là quan hệ phụ thuộc nhau về hạ tầng cơ sở : Cảng Sài Gòn ‘dời’ ra Phú Mỹ, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ ‘dời’ ra Long Thành…, chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ, và nguồn cung ứng lao động cũng tương tự.

Giờ bàn sang chuyện "thạc sĩ Xây dựng Đảng"

Có lẽ cần kíp ‘tầm soát’ đảng viên Thái Bảo cùng toàn bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xem coi có con vi rút ‘tự chuyển hóa’ nào trong đầu không ?

Bởi nếu không ‘tự chuyển hóa’, vậy thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai cần trả lời những sát hạch sau đây: thứ nhất, tài xế, tài công chở hàng từ Sài Gòn đến ranh giới Đồng Nai sẽ bị cách ly 21 ngày, thì xe tải, tàu và xà lan tự vận hành tiếp được không ? Hay Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai cử tài xế và tài công có "quốc tịch" Đồng Nai đứng sẵn tại ranh giới để "đổi tài" với đồng nghiệp có "quốc tịch" Sài Gòn ?

Thứ hai, hệ lụy khi 6.000 công nhân "quốc tịch" Đồng Nai làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Sài Gòn sẽ không được trở về nhà, cũng như 10.000 công nhân "quốc tịch" Sài Gòn làm việc ở Đồng Nai phải tự trả tiền cách ly 21 ngày và tiền 2 lần thử Covid – họ sẽ nhìn những người nhân danh Đảng dưới con mắt nào đây ?

Nhà máy nước Thủ Đức có họng lấy nước thô ở Hóa An, không lẽ công nhân nhà máy nước đến họng nước hàng ngày đều bị cách ly ?

(May cho đồng chí Lê Hoàng Quân không còn làm chủ tịch Sài Gòn, nếu không ông cũng khốn khổ !).

Thứ ba, phải đâu chỉ có 6.000 công nhân Đồng Nai làm việc ở Sài Gòn, còn bao nhiêu lao động, xe ôm, mua gánh bán bưng và xin lỗi có đĩ điếm, ăn mày, xì ke từ Đồng Nai đến Sài Gòn kiếm sống… Họ sẽ oán trách Đảng – thậm chí réo cả tên của đồng chí Tổng bí thư đến mức độ nào?

Phú nhuận

Nguồn : VNTB, 07/06/2021

**********************

Khi chúng ta đang ngủ…

Vũ Kim Hạnh, 05/06/2021

1. Náo loạn xảy ra cho hàng loạt khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai (với hơn 16.000 lao động) và cả nền kinh tế 

Khi gõ những dòng này, tay tôi run và tim đập mạnh vì lo âu và bối rối… Thật là khó quá cho tình hình bùng phát dịch và tự bảo vệ của các địa phương. Còn hàng vạn gia đình bị ảnh hưởng ngay và cả nền kinh tế ?

dongnai1

Đồng Nai đã lp cht chn tc thì trên quc l 1K, đon đi qua tnh (nh : báo Tui Tr)

Chiều ban hành thì nửa đêm áp dụng. Cuộc "đánh úp" này diễn ra vào đúng 2 ngày nghỉ cuối tuần, Thứ bảy và Chủ nhật, ngày 5 và 6/6/2021. Đó là lệnh "cách ly" của tỉnh Đồng Nai danh cho những ai đến và về từ Thành phố Hồ Chí Minh : từ 0 giờ ngày 5/6, cách đây chỉ 4 giờ đồng hồ, tất cả người từ Thành phố Hồ Chí Minh về, đến Đồng Nai (nếu không có giấy tờ theo yêu cầu y tế) phải cách ly y tế tại nhà hay tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn trong 21 ngày (3 tuần).

Quá nhiều người bàng hoàng.

Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết : có hơn 6.000 người lao động từ Đồng Nai đến các khu chế xuất, khu công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (khu công nghiệp Cát Lái, Bình Chiểu, Lê Minh Xuân 3, Đông Nam làm việc hàng ngày. Ngoài ra, qua Cụm cảng Cái Mép Thị Vải – Đồng Nai đang xuất nhập và vận chuyển hàng hóa giữa 2 địa phương rất đông đúc hàng ngày.

Chiều ngược lại, Đồng Nai cũng tiếp nhận hàng ngày khoảng 10.000 người từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh, làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Ông Thái Bảo, Phó chủ tịch Đồng Nai nói : tỉnh không "ngăn sông cấm chợ", hàng hóa, nhu yếu phẩm hai nơi cứ lưu thông bình thường. Chúng sẽ "thăng thiên" hay "độn thổ" khi tài xế sẽ bị cách ly ? Theo ông Phan Huy Anh Vũ, giám đốc Sở Y tế Đồng Nai thì : "Sau thời điểm này, những người từ vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Nai được chọn 1 trong 2 quyền. Một là ở Đồng Nai làm việc bình thường, hoặc là ở Thành phố Hồ Chí Minh làm việc online".

Trời, gần 10.000 công nhân lao động từ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ "Làm việc Online" cho các nhà máy ở Đồng Nai ?

Ông cũng nói thêm : "Doanh nghiệp phải có phương án phòng chống dịch cho tài xế thì đến Đồng Nai chỉ cần khai báo ý tế rồi về lại Thành phố". Là sao ? Tức là tất cả tài xế phải có giấy xác nhận âm tính sau khi xét nghiệm chăng ? Chưa có hướng dẫn rõ ràng, vì xét nghiệm âm tính có giá trị bao lâu, theo chính quyền Đồng Nai ? Như vậy có cần ra quyết định buổi chiều thì giữa đêm là có hiệu lực ngay khi Thành phố Hồ Chí Minh đâu đã có xét nghiêm y tế cho toàn dân ?

dongnai2

Kim tra giy t tài xế (nh báo TT)

Việc áp dụng ngay quyết định này chắc chắn làm ách tắc dòng chảy nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp, người lao động, trong đó có cả người làm quản lý các doanh nghiệp cả ở Thành phố Hồ Chí Minh và ĐN, đặc biệt là luồng giao thông hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa mà thời hạn và bị phạt bởi đối tác nước ngoài là không tránh khỏi.

Nói xa xôi một hồi thì rất nhức đầu.

Nhưng nhiều chuyện khóc cười đã xảy ra ngay trong đêm 5/6/2021. Chuyện do báo Tuổi Trẻ ghi lại tại chốt 2, quốc lộ 1K đoạn ở phường Hóa An, Thành phố Biên Hòa. Dừng xe tại chốt, tài xế Đinh văn Thành, 21 tuổi, cho biết anh chạy xe từ Biên Hòa lên Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) lấy hàng, khi về tới chốt thì đã quá 0 giờ. Anh được cán bộ tại chốt hướng dẫn : có 2 cách, một là anh quay về nơi vừa giao hàng ở Thủ Đức để ở trọ, hai là về Đồng Nai và bắt đầu cách ly 21 ngày. Anh Thành than trời : Giờ về Đồng Nai để cách ly 21 ngày là chết đói, thôi đành quay về Thủ Đức tìm nơi ở trọ luôn.

Thiệt tình. Bây giờ là hai ngày nghỉ cuối tuần, dễ gì ai kêu điện thoại mà có người nghe máy ?

dongnai3

Đo thân nhiệt từng người dân trên tuyến phà Cát Lái (ảnh báo TT)

Đồng Nai là của ngõ các tỉnh miền Đông vào Sài Gòn. Tình hình dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp muốn gảy xương vì bị hủy hợp đồng, tồn hàng, nơm nớp lo chỉ một công nhân (trong mấy ngàn công nhân) dính F0 hay F1, F2 là đóng cửa, treo niêu toàn bộ, thì liệu ngay sau những ngày "ngăn sông cấm chợ" và tình hình cách ly, thiếu phối hợp giữa các tỉnh thành, sự trở ngại và thiệt hại đến đâu ? Tổn hai vì dịch bệnh đã nhiều, thương tổn từ những quyết định "hiệu lực tức thì" này sẽ còn gây thiệt hại lớn và lâu dài tới đâu ?

Kể cả Long An, cũng vừa có quyết định tương tự Đồng Nai. Đây là các tỉnh thành hình thành khu vực tập trung nhiều khu và cụm công nghiệp và xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước thì tình hình náo loạn hiện nay chắc chắn đánh vào túi tiền và… xương sống doanh nghiệp. Liệu các tỉnh ra quyết định khẩn hiệu lực tức thì này đã có bàn kỹ và thẳng thắn với nhau dưới sự chỉ huy của Trung tâm phòng chống dịch cả nước chưa ?

dongnai4

Kiểm soát từng tài xế các xe từ Thành phố Hồ Chí Minh về tại Đồng Nai từ 0g hôm 5/6/2021 (ảnh báo TT)

Đến giờ, Hiệp hội Chế biến Gỗ-Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Doanh nhân trể Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Lương thực-Thực phẩm Việt Nam, Hiệp hội Logistic Việt nam đã lập tức có thông báo khẩn với nhau và chuẩn bị có văn bản khẩn cấp đến lãnh đạo chính phủ.

2. Ưu tiên Vắc xin

Một tình hình khác là vấn đề "Ưu tiên Vắc xin".

dongnai06

Bảng đối chiếu tỷ lệ chích văc xin các nước Đông Nam Á, tính đến ngày 2/6/2021 (ảnh Reuters)

Sự xôn xao này, ở tầng ngầm hơn, mà cũng đang… rất xôn xao, là nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội, cơ quan trên toàn quốc đang "chay" và "lo" cho đơn vị mình vào danh sách "ưu tiên" được tiêm vác xin. Tình hình này cũng không nên coi thường và để "tự phát", sẽ nhanh chóng thành nghiêm trọng thêm. Cần có một cấp chỉ huy có uy tín và thực quyền, xuất sắc trong điều hành, có tiếng nói và nắm vững thông tin diễn biến cùng kế hoạch cụ thể. Cần tổng hợp thông tin đầy đủ, minh bạch thông tin và lộ trình có và tiêm văc xin cho các bên, kể cả tiêu chí để được sắp xếp ưu tiên và theo đó thực thi, có kiểm soát và công khai thông tin. Hãy nhìn bảng thống kê tỷ lệ đã tiêm chủng quốc gia các nước để hiểu thêm sự xôn xao của mọi người. Nhưng càng xôn xao càng phải thống nhất hành động.

Vũ Kim Hạnh

Nguồn : fb. vu.k.hanh.52, 05/06/2021

*********************

Người từ Thành phố Hồ Chí Minh ‘bị cấm’ sang tỉnh Đồng Nai

Khánh Hùng, VNTB, 05/06/2021

Hỏa tốc : Từ 0 giờ ngày 5/6 cách ly 21 ngày đối với người về/đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

dongnai5

Đồng Nai cách ly người về từ Thành phố Hồ Chí Minh : Bài học vừa chống dịch vừa sản xuất

Khả năng ngay trong đêm 4/6 sẽ có một cuộc tháo chạy tương tự như tháng tư, 1975.

Ngày 4/6, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc số 6180/UBND-KGVX về việc cách ly người về/đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, từ 0 giờ ngày 5/6, áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh (người cách ly tự trả phí) 21 ngày đối với tất cả những người từ Thành phố Hồ Chí Minh về/đến Đồng Nai tính từ ngày rời khỏi Thành phố Hồ Chí Minh (trừ các đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly khác theo hướng dẫn của ngành Y tế).

Đồng thời, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 (người cách ly tự trả phí) đối với người thuộc diện cách ly.

Yêu cầu người về/đến từ Thành phố Hồ Chí Minh liên hệ khai báo y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú theo quy định. Trường hợp không khai báo, không chấp hành sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định của Chính phủ,

Yêu cầu người dân có tiếp xúc với người tham gia hoạt động Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến Hội thánh này, người đến các địa điểm liên quan đến các ca bệnh trong vòng 14 ngày qua chủ động liên hệ với trạm y tế hoặc trung tâm y tế huyện, thành phố nơi cư trú để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng dịch, theo dõi sức khỏe.

Trong thời gian này, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đến Thành phố Hồ Chí Minh, trừ những trường hợp đặc biệt phải được thủ trưởng cơ quan đồng ý bằng văn bản. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Tạm dừng các hoạt động vận chuyển hành khách từ Đồng Nai đi Thành phố Hồ Chí Minh và chiều ngược lại (bao gồm xe hợp đồng, du lịch, taxi, tuyến cố định). Giao Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện theo quy định. UBND tỉnh Đồng Nai giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch tăng cường kiểm tra, kiểm soát người về/đến Đồng Nai từ Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.

Giao Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai đến các trạm y tế biết và thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn những trường hợp từ Thành phố Hồ Chí Minh về/đến Đồng Nai thực hiện cách ly y tế tại nhà hoặc tại các cơ sở lưu trú, xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định.

Chiều cùng ngày, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi đến các cấp Công đoàn trong tỉnh về việc thực hiện cách ly người về/đến từ Thành phố.Hồ Chí Minh theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 6180/UBND-KGVX.

Ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cụ thể hơn các nội dung mà sở này đã ‘tham mưu’ cho ban hành văn bản hỏa tốc số 6180/UBND-KGVX.

Thứ nhất, những người ở Đồng Nai nhưng đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và trước kia đi về trong ngày, thì từ 0g ngày 5/6, buộc phải lựa chọn, một là thuê nhà ở lại Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian này ; hoặc ở Đồng Nai và làm việc trực tuyến (tùy từng công việc cụ thể), không được đi – về giữa Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh như trước kia nữa.

Nếu từ ngày 5/6, người Đồng Nai lên Thành phố Hồ Chí Minh làm việc, khi quay về Đồng Nai bắt buộc phải cách ly 21 ngày tại nhà/ nơi lưu trú theo quy định của UBND tỉnh, và mọi chi phí do chính người này phải chịu 100%.

Thứ hai, tương tự như người Đồng Nai làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, các công ty, doanh nghiệp có chuyên gia, người lao động ngụ ở Thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc ở Đồng Nai buộc phải sắp xếp chỗ ở cho chuyên gia, người lao động ở Đồng Nai để có thể tiếp tục làm việc tại Đồng Nai trong thời gian này. Nếu không, những người này buộc phải ở lại Thành phố Hồ Chí Minh và làm việc từ xa, không được đi – về từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Nai như trước kia.

Thứ ba, với những ca bệnh nặng vượt quá khả năng của các bệnh viện ở Đồng Nai vẫn thực hiện chuyển viện cấp cứu lên các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh bình thường.

Tài xế chở xe cấp cứu được yêu cầu thực hiện nghiêm 5K, không phải cách ly tại nhà/ nơi lưu trú. Riêng người thân của bệnh nhân nếu lên Thành phố Hồ Chí Minh chăm sóc người bệnh, về Đồng Nai phải thực hiện cách ly 21 ngày theo quy định.

Phía chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đang khẩn trương soạn thảo văn bản gửi chính quyền tỉnh Đồng Nai về lệnh cấm đoán kể trên.

Hiện tại, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 6.000 công nhân đang sinh sống tại Đồng Nai.

"Nếu thực hiện đúng như công văn của tỉnh Đồng Nai, những công nhân này khi về sẽ bị cách ly 21 ngày, dẫn đến nguồn lực cho các nhà máy, xí nghiệp đang sản xuất sẽ bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, còn tạo ra tình trạng ùn tắc giao thông trong vận chuyển" – ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận.

Chuyện phòng, chống dịch Covid-19 đang rối hẳn lên từ Đồng Nai.

Khánh Hùng

Nguồn : VNTB, 05/06/2021

Additional Info

  • Author Phú Nhuận, Vũ Kim Hạnh, Khánh Hùng
Published in Diễn đàn

Bên dưới bức thư xin lỗi đăng trên trang Facebook Muối và Ánh sáng của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng ngày 30/5/2021 là hàng loạt các bình luận chửi bới, mỉa mai, công kích.

dich01

Khi chọn được vật tế thần, ta yên chí rằng chỉ cần loại nó đi, tất cả sẽ sạch tội. Đồ họa : Luật Khoa.

"Tắt văn dùm, vì sự vô ý thức, thái độ thiếu trung thực của các ông các bà mà ảnh hưởng đến bao người. Thay vì cảm ơn chúa thì hãy cảm ơn các y bác sĩ ấy".

"Nếu ngay từ đầu hợp tác và khai báo trung thực thì hậu quả đâu đến mức này ? Giờ viết thư xin lỗi để làm gì trong khi biết bao nhiêu con người ngoài kia đang phải chịu ảnh hưởng và gồng mình chống dịch […]".

"Thay vì viết cái lá thư sáo rỗng này thì ông bà nên thành thật khai báo đã tiếp xúc những ai để cho chính quyền còn biết mà khoanh vùng dịch cho đúng. Khỏi bệnh rồi thì bán hết tài sản để nộp cho quỹ phòng chống dịch bệnh đi, nguy hại mà gia đình ông bà gây ra cả mấy triệu dân ở thành phố này đang phải gánh chịu đấy. Đừng có nói mồm hay viết tay suông".

"Tụ tập đông người trong phòng kín, không đeo khẩu trang (mặc dù đang có dịch và có quy định phải đeo khẩu trang nơi công cộng và chỗ đông người) thì lỗi của ai đây ? Thiệt hại của hàng triệu con người cả thành phố do hậu quả của việc này thì ai chịu trách nhiệm đây ?"

Giữa đợt bùng phát dịch lần thứ tư tại Việt Nam, tất cả sự chú ý dường như đang dồn vào một cái tên : Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Từ ba ca nhiễm được phát hiện vào hôm 26/5, họ bị quy kết trách nhiệm cho hàng ngàn ca nhiễm mới trong thành phố. Truyền thông đưa tin dồn dập về họ. Các phản ứng chính sách diễn ra liên tiếp chỉ trong vài ngày : khởi tố vụ án (30/5), đề nghị đình chỉ hoạt động và rút giấy phép hoạt động tôn giáo (1/6). Ban Tôn giáo còn lên tiếng cả về cách họ gọi tên tổ chức mình (không phải hội thánh !), cách họ gọi tên chức sắc tôn giáo của mình (không phải mục sư !).

Các bài viết về chuyện xử lý vụ việc này thu hút hàng loạt bình luận cho rằng nhà nước thật "anh minh", và việc quản lý các điểm nhóm tôn giáo phải được siết chặt hơn nữa.

dich2

Cảnh phong tỏa ở khu vực nơi tín đồ của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng sinh hoạt. Ảnh : Kênh 14.

Những dữ kiện bị phớt lờ

Có một vài dữ kiện mà những người đang nhiệt tình kết án nhóm sinh hoạt chỉ có hơn 50 thành viên kia bỏ qua.

Thứ nhất, không có bằng chứng cho thấy nhóm sinh hoạt này giấu thông tin hay vi phạm các quy định phòng chống dịch. Các thông tin trên báo chí về chuyện đeo khẩu trang hay không, tập trung bao nhiêu người đều rời rạc và thiếu căn cứ. Người quản nhiệm hội thánh khẳng định rằng họ đã tuân thủ các quy định và không giấu thông tin. Cho dù viết thư xin lỗi và mong được lượng thứ, họ không hề thừa nhận làm lây lan dịch bệnh. Vụ án mới chỉ bắt đầu được điều tra, chưa đưa ra kết luận gì.

Thứ hai, chưa rõ nguồn lây nhiễm và thời điểm lây nhiễm của những ca bệnh thuộc hội thánh này. Những dấu hiệu đầu tiên của đợt lây nhiễm mới nhất đã xuất hiện từ tháng Tư, nhưng các hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Người dân cả nước vẫn nghỉ lễ và du lịch khắp nơi trong kỳ nghỉ 30/4 và 1/5. Đến ngày bầu cử 23/5, khi dịch đã bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Bắc, nhà nước truyền đi thông điệp quyết tâm tổ chức thành công kỳ bầu cử trong mọi tình huống của dịch. Ngay cả tâm dịch Bắc Ninh và Bắc Giang cũng hô hào quyết tâm. Các cán bộ mang luôn cả thùng phiếu vào trong bệnh viện, tới tận giường của những bệnh nhân nằm liệt tại chỗ để họ bỏ phiếu.

Nếu như mầm bệnh đã có trong cộng đồng từ lâu, chỉ với hai sự kiện nói trên, việc truy nguyên là gần như bất khả. Các ca nhiễm từ hội thánh hoàn toàn có thể là lây chéo từ những chuyến du lịch trong kỳ nghỉ lễ, hay những điểm bầu cử mà họ tham gia trước đó. Việc gán nguyên nhân của chuỗi lây nhiễm mới với các sinh hoạt tôn giáo của hội thánh này, cho đến nay, là vô căn cứ.

Thứ ba, có sự phân biệt đối xử đối với Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Khi dịch bùng phát ở các khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh, không cá nhân nào bị đem ra chỉ trích. Khi có ca nhiễm từ tổ bầu cử ở Goldmark City , Hà Nội, chẳng ai chất vấn ai đã vi phạm quy định. Thế nhưng, khi một nhóm sinh hoạt tôn giáo tiếp tục hoạt động và có ca nhiễm, vụ việc lại bị khởi tố.

Ngày 21/5/2021, Bộ Y tế ra một công văn yêu cầu không cung cấp cho báo chí danh tính, lịch trình di chuyển và quá trình tiếp xúc của bệnh nhân, nhằm tránh xâm phạm đời tư của người bệnh. Quy định này sau đó được báo chí tuân thủ, nhưng đến trường hợp của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng thì lại như chưa từng tồn tại.

Các tờ báo chạy đua với nhau đăng thông tin cá nhânlịch trình di chuyển của những ca nhiễm là thành viên của nhóm. Giữa hàng trăm ca nhiễm mới được đánh số, bỗng dưng lại có vài nhân vật có danh tính, tôn giáo, địa chỉ rõ ràng. Không khó hiểu tại sao tất cả sự căm ghét dồn về phía họ.

Từ việc quy kết mọi lỗi lầm cho một tổ chức tôn giáo, người ta bắt đầu chất vấn cả loại hình tổ chức của họ. Kết quả là khi sự việc chưa ngã ngũ, hội thánh đã bị dọa rút giấy phép hoạt động. Các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tương tự thì bị đưa vào đối tượng nguy cơ cao cần xét nghiệm đầu tiên. Những lời yêu cầu nhà nước tăng cường quản lý điểm nhóm tôn giáo xuất hiện ở nhiều diễn đàn, bất chấp một thực tế rằng chính sách quản lý tôn giáo ở Việt Nam đã luôn khắt khe đến mức báo động trên thế giới.

dich3

Người dân đi bầu ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/5/2021. Ảnh : hcmcpv.org.vn.

"Ai chịu trách nhiệm đây ?" (Không phải tôi)

Con người không được tạo hóa thiết kế để thấy dễ chịu trong những tình huống rủi ro và bất định. Khi có chuyện gì xấu xảy ra, bản năng đổ lỗi (blame instinct) sẽ được kích hoạt để tìm ra một nguyên do đơn giản, rõ ràng cho nó. Như một cơ chế tự vệ, bản năng này có nhiệm vụ tìm ra ai đó chịu trách nhiệm cho việc này, nếu không thì thế giới sẽ thật khó đoán, rối bời, đáng sợ [16].

Đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt lây nhiễm mới nhất với những biến chủng nguy hiểm và khó lường, rõ ràng đã đặt chúng ta vào một tình thế bấp bênh chưa từng có.

Mark Schaller, giáo sư tâm lý tại Đại học British Columbia, tác giả cuốn "Social Psychology of Prejudice" cho rằng mối liên quan giữa đại dịch và việc đổ lỗi có nguồn gốc tiến hóa. Phản ứng đó là một phần của khái niệm mà ông gọi là hệ miễn dịch tâm lý hành vi (behavioral immune system), tương tự như hệ miễn dịch của cơ thể. Ta đẩy lỗi cho ai đó khác để bản thân có thể yên tâm rằng mình vô can. Và để khiến cho sự đùn đẩy của mình có lý lẽ, chúng ta tự động gán cho đối tượng những đặc tính tiêu cực.

Cơ chế này dường như khớp với cách mà chúng ta đang đòi Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng chịu trách nhiệm cho đợt lây lan dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi mọi thứ còn đang là dấu hỏi. Từ vài lời kể rời rạc, chúng ta vội vàng quy kết rằng họ làm sai quy định, họ giấu giếm không hợp tác. Suy nghĩ đó dựa trên một niềm tin rằng nếu tuân thủ quy định thì hẳn là đã không sao rồi.

Niềm tin đó rõ ràng là mong manh, chỉ cần xét riêng một chuyện là hàng chục triệu người dân cả nước vẫn đi du lịch khắp nơi và đi bầu khi dịch đã bắt đầu bùng phát. Thực tế cho thấy, các diễn biến xảy ra bất ngờ, và tất cả mọi người, bao gồm cả các đơn vị chuyên trách, đều đang ở thế căng mình để chống chọi. Phần lớn có lẽ đều đang ở trong trạng thái như người quản nhiệm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng chia sẻ khi biết chuyện : "Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra". Nhưng thừa nhận sự bất lực này lại không phải thói quen của bản năng đổ lỗi. Bằng cách chỉ ngay ngón tay vào người đã dám "không biết", dư luận khước từ gánh nặng của việc phải chấp nhận một sự thật khó nhằn.

Lựa dê tế thần

Nếu đổ lỗi là một bản năng tự vệ của từng cá nhân, thì việc lựa chọn ai làm người gánh chịu tội lỗi lại phản ánh những định kiến, niềm tin, lý tưởng của cộng đồng. Hành vi này gọi là "scapegoating".

"Scapegoat" trong tiếng Anh được ghép từ "escape" – chạy thoát và "goat" – con dê. Từ này có nguồn gốc từ Kinh thánh, mô tả một nghi thức đền tội của người Do Thái với Thiên Chúa của họ, trong đó có hai con dê được chọn. Một con bị giết để dâng lên làm vật đền tội, con còn lại thì gánh tất cả tội lỗi của một cộng đồng và sau khi cầu nguyện thì được thả vào trong hoang mạc. Bằng cách đó, tất cả được sạch tội.

Các nhà tâm lý học xã hội mượn từ này để xác lập lý thuyết vật tế thần (scapegoat theory). Theo Peter Glick, giáo sư Đại học Lawrence, khái niệm này mô tả một hình thái định kiến cực đoan, trong đó một nhóm ngoại lai bị đổ lỗi cố tình gây ra tai ương cho một nhóm nội bộ.

Các phong trào tế thần (scapegoat movement) trong một cộng đồng thường diễn ra khi họ phải đối mặt với những tình huống phức tạp, trong đó, chướng ngại vật để vượt qua là không rõ ràng. Các cuộc săn linh vật tế thần thu hút nhiều người tham gia là do nó có thể đưa ra một câu trả lời đơn giản hơn. Trong cuộc săn tìm đó, người ta thường đưa ra các lựa chọn phi lý trí, do nỗi sợ và tâm lý vội vàng ảnh hưởng đến năng lực nhận thức, và do thiếu thông tin.

Trong chương 15 của cuốn sách "On the Nature of Prejudice : Fifty Years after Allport", Peter Glick tổng hợp các lý do giải thích cho lựa chọn vật tế thần trong các lý thuyết tâm lý xã hội đương đại. Theo đó, vật tế thần thường là một nhóm thiểu số với các tiêu chí :

1) quyền lực không quá mạnh để có thể phản kháng, nhưng cũng không quá yếu (vì yếu quá thì không thể gây ra tai ương),

2) khớp với những định kiến có sẵn trước đó trong cộng đồng và

3) tiện lợi.

Thử dùng lý thuyết này để xem xét vụ việc Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng bị chỉ trích, ta thấy nhóm này thỏa các điều kiện đã nêu của một "vật tế thần". Họ là một nhóm tôn giáo thiểu số, không có tổ chức mạnh nhưng đã được công nhận hoạt động điểm nhóm, thuộc tầng lớp trung lưu (không quá mạnh, không quá yếu). Hoạt động của các nhóm sinh hoạt tôn giáo tự phát từ lâu đã nhận nhiều định kiến từ phía dư luận, bị nhà nước xem là "tà đạo" (định kiến). Thông tin về họ được công bố theo cách vừa đủ để dư luận suy đoán và đánh giá (tiện lợi).

So sánh với các nguồn lây nhiễm khả thi khác, như một tổ chức tôn giáo lớn hơn, những nhóm công nhân yếu thế, hay các hội đồng bầu cử, ta thấy việc đổ lỗi cho hội thánh nhỏ này "tiện lợi" hơn nhiều.

Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng có phải là vật tế thần hay không chỉ là một giả thuyết. Vẫn tồn tại khả năng họ thực sự đã cố tình làm sai, xem nhẹ an toàn của cộng đồng. Nhưng việc các nhóm tôn giáo thiểu số trở thành mục tiêu đổ lỗi trong đại dịch Covid-19 thì không phải là chuyện lạ trên thế giới, và còn có tính lịch sử.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies – Anh) đã tư liệu hóa sự phân biệt đối xử và đổ lỗi mang tính hệ thống với người Hồi giáo ở Ấn Độ, người Yazidis, Kaka’i và các nhóm theo đạo Cơ Đốc ở Iraq, và người Khmer theo đạo Hồi ở Campuchia. Những cộng đồng này thường bị cáo buộc làm lây lan dịch bệnh. Họ trở thành nạn nhân của các chiến dịch thù ghét trên mạng xã hội, với sự tham gia của cả các chính khách và giới báo chí. Đáng chú ý, họ đều đã là nạn nhân của định kiến phổ biến từ trước đó, khớp với lý thuyết được giáo sư Peter Glick nêu phía trên.

Đơn cử, vào tháng 3/2020, khi một nhóm người Hồi giáo trở về Campuchia sau khi tham gia một sự kiện ở Malaysia, họ được phát hiện dương tính với Covid-19. Thông tin về tôn giáo của những người này được chính bộ trưởng y tế Campuchia tiết lộ trên Facebook cá nhân, trong khi Bộ Y tế yêu cầu truyền thông cẩn trọng khi công bố thông tin người bệnh. Chi tiết về tôn giáo lập tức tạo nên một làn sóng thù ghét và đổ lỗi nhắm vào người Khmer theo đạo Hồi, vốn đã là nhóm yếu thế so với những người Khmer theo đạo Phật ở Campuchia.

"Họ nên bị nhốt trong nhà", một người dùng Facebook viết.

"Tại sao mấy người có thể ngu ngốc và vô tâm đến mức mang lại phiền toái cho biết bao người khác", một người khác bình luận.

Các bình luận dạng này cũng xuất hiện nhiều trong phong trào đổ lỗi cho người Hồi giáo ở Ấn Độ, cùng thời điểm tháng 3/2020. Khi một số nhà truyền giáo Ấn Độ được phát hiện nhiễm virus SARS-coV-2 sau một sự kiện quốc tế tổ chức tại Delhi, bộ trưởng phụ trách các vấn đề của cộng đồng thiểu số đã công khai gọi những người tổ chức sự kiện này là "tội phạm Taliban". Những làn sóng chỉ trích, lăng mạ đi kèm với thông tin sai lệch lan rộng với phạm vi khoảng 170 triệu tài khoản Twitter.

"Đại dịch đã cho thấy người Hồi giáo Ấn Độ là những kẻ phản bội và không trung thành với tổ quốc".

"Ấn Độ cần được tự do khỏi Corona và Jihad (từ ám chỉ những người Hồi giáo với nghĩa tiêu cực) vì cả hai đều là những vũ khí chết người".

Khi đã chọn được con dê tế thần, người ta được trấn an với ảo giác rằng chỉ cần loại nó ra khỏi cộng đồng thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Cơn say đổ tội thường sẽ khiến chúng ta ngừng tìm hiểu các nguyên nhân khác, cũng như giải pháp để ngăn chặn các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai. Đối tượng được chọn làm vật tế thần thì chẳng biết mình có tội gì, nhưng vừa phải chịu đau đớn thể xác vì nhiễm bệnh, lại vừa phải chịu hành hạ về tinh thần trước những lời nhẫn tâm không ngừng trút xuống lúc này, mà chắc chắn để lại hậu quả kỳ thị dài lâu.

Hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng đại dịch không thể được giải quyết bằng những cách hành xử phi lý trí đó.

Hiền Minh

Nguồn : Luật Khoa, 04/062021

Additional Info

  • Author Hiền Minh
Published in Diễn đàn