Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Facebook, YouTube "đồng lõa" kiểm duyệt ở Trung Á ?

Kazakhstan, quốc gia nằm ở Trung Á bị tổ chức phi chính phủ Mỹ Freedom House liệt vào danh sách không tự do internet, đã ký một "tuyên bố chung" với mạng xã hội Facebook để "hợp tác chặt chẽ về những nội dung độc hại". Nhật báo Le Monde nhận định : "Tại Trung Á, Facebook và YouTube điều chỉnh theo kiểm duyệt".

facebookgoogle1

Logo các ứng dụng Twitter, Facebook, WhatsApp.  AP - Martin Meissner

Thỏa thuận ký ngày 01/11/2021 cho phép chính quyền "truy cập trực tiếp và độc quyền vào hệ thống cảnh báo nội dung (Content Reporting System) giúp chính phủ cảnh báo những nội dung có thể vi phạm chính sách chung của Facebook về mặt nội dung và các luật của Kazakhstan".

Kazakhstan tự hào là nước "đầu tiên ở Trung Á được hưởng những đặc quyền như vậy". Một đặc quyền mà Facebook, cũng như mạng xã hội YouTube, sẵn sàng nhân nhượng để tiếp tục tồn tại ở quốc gia nổi tiếng không có dân chủ từ khi độc lập năm 1991. Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, chiếm 23% thị trường 19 triệu dân này và phải cạnh tranh trực tiếp với mạng xã hội Nga VKontakte (chiếm 15% thị trường). Trong khi ở các thị trường phương Tây, Facebook cũng đang bị cáo buộc "ưu tiên lợi nhuận hơn là an toàn" cho người sử dụng.

Theo báo Le Monde, Kazakhstan đi theo xu hướng "thắt chặt kiểm soát các mạng xã hội nước ngoài" được các nước chuyên chế trong vùng triển khai, để giảm thiểu nguy cơ phản đối như từng diễn ra ở Nga, Belarus. Moskva thường xuyên cáo buộc các nền tảng công nghệ Mỹ là công cụ xúi giục thay đổi chế độ. Vừa đe dọa chặn và phạt, điện Kremlin vừa can thiệp để làm giảm tốc độ truyền các video trên YouTube và Twitter để buộc người sử dụng chuyển sang dùng các mạng đặt ở Nga, ở Rutube. Ông Peter Rutland, giáo sư kinh tế chính trị Nga tại đại học Wesleyenne (Mỹ) nhận định : "Đội ngũ của Putin sẽ phải cân nhắc cẩn thận thiệt hơn việc thắt chặt kiểm duyệt. Có thể sẽ có những phản ứng gay gắt nếu Kremlin tìm cách đóng cửa YouTube".

Kazakhstan cũng muốn tránh nguy cơ đó. Vì vậy, luật mới của của nước này buộc các mạng xã hội nước ngoài chỉ định nhân viên địa phương và những người này phải chịu trách nhiệm cá nhân về những khiếu nại của chính quyền. Chỉ hai ngày sau khi Facebook bắt tay với chính quyền Kazakhstan, nước láng giềng Uzbekistan dùng biện pháp mạnh hơn : chặn mạng nhắn tin Telegram, rất nổi tiếng tại quốc gia 35 triệu dân, cũng như Facebook và YouTube. Nhưng trước phản ứng dữ dội, tổng thống đã chỉ trích "những hành động đơn phương và thiếu suy nghĩ" của lực lượng an ninh mạng và thí tốt là người đứng đầu ngành công an Internet.

Vẫn theo Le Monde, các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ không muốn từ bỏ những thị trường mỗi ngày một lớn ở vùng Trung Á nhưng có hai chiến lược khác nhau. Ví dụ mạng Twitter và LinkedIn từ chối định vị dữ liệu và miễn cưỡng tuân theo chỉ thị của chính quyền nước sở tại đóng tài khoản của các nhà đối lập. Ngược lại, Facebook và YouTube răm rắp tuân theo.

Vào đợt bầu cử Quốc hội tháng 09/2021 tại Nga, hai mạng xã hội Mỹ, cũng như Telegram đã chặn những tài khoản của Alexei Navalny đúng vào lúc nhà đối lập chuẩn bị ra hướng dẫn bỏ phiếu. Còn tại Kazakhstan và Turkmenistan, đối lập cáo buộc những mạng này chặn kênh của họ theo lệnh của chính phủ viện cớ là "vi phạm bản quyền" hoặc "không tôn trọng đời tư". Dù bị chỉ trích nhưng hiện các mạng xã hội Mỹ vẫn đang cố làm vừa lòng các chính quyền chuyên chế hậu Xô Viết.

Tổng thống Macron chuẩn bị cho ứng viên Macron tranh cử

Bài phát biểu thứ 9 (tối 09/11) từ khi bùng dịch Covid-19 của tổng thống Macron được cả hai nhật báo Le Monde Le Figaro đánh giá là diễn văn của "một ứng viên đang tranh cử".

Xã luận của Le Monde nhận thấy tình hình dịch bệnh, cũng như những biện pháp phòng chống đợt dịch thứ 5, chỉ chiếm một phần nhỏ trong bài phát biểu. Phần lớn còn lại dành để ca ngợi thành tích nhiệm kỳ 5 năm của ông, như phục hồi kinh tế, giảm thất nghiệp, tăng lương cho nhân viên y tế, tuyển thêm cảnh sát, hiến binh... Tiếp theo là những biện pháp được dự kiến trong tương lai như tiếp tục điện hạt nhân song song với phát triển năng lượng tái tạo, tạm thời gác dự án cải cách hưu trí nhưng xúc tiến cải cách chế độ thất nghiệp buộc người thất nghiệp dài hạn phải tìm việc làm…

Le Monde cho rằng bài diễn văn của tổng thống Pháp như nhằm để bóp nghẹt đảng Những Người Cộng Hòa (LR) với tận 5 ứng viên sơ bộ. Cánh cực hữu thì xuất hiện thêm Eric Zemmour người không nhân nhượng ứng viên của đảng Tập Hợp Quốc Gia (RN) Marie Le Pen. Còn cánh tả đang cố vực lại sau thất bại ê chề trong cuộc bầu cử năm 2017.

Báo Le Figaro, trích kết quả thăm dò do Odoxa-Backbone Consulting thực hiện cho tờ báo sau bài diễn văn trên truyền hình của tổng thống Macron, khẳng định "người dân Pháp không bị lừa" : 64% người Pháp cho rằng đó là một ứng viên đang vận động tranh cử phát biểu với họ trong tối 09/11.

Tuy nhiên, nhiều dự án đề xuất của tổng thống Pháp được người dân hưởng ứng, như 72% người được hỏi hoan nghênh quyết định ngừng trợ cấp thất nghiệp cho những người không thực sự muốn tìm việc. Chỉ có những người ủng hộ đảng cánh tả Nước Pháp Bất Khuất phản đối cải cách này. Ngoài ra 66% người Pháp ủng hộ quyết định không tiến hành cải cách hưu trí trước kỳ bầu cử 2022.

Bruxelles kêu gọi trang bị cho một "Châu Âu gặp nguy"

Vấn đề di dân bị Belarus ép về biên giới với Ba Lan, một thành viên khối 27 nước, chỉ là một trong những khó khăn lớn mà của Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt. Theo Le Figaro, người đứng đầu ngành ngoại giao Josep Borrell đề xuất thành lập một lực lượng 5.000 người có khả năng triển khai nhanh để đối phó với một môi trường ngày càng thù nghịch với "những đe dọa đến từ khắp nơi và theo nhiều cách khác nhau".

Việc Belarus dùng di dân làm lá chắn tấn công Liên Hiệp Châu Âu là một biểu hiện rõ ràng cho những nguy hiểm đó. Ông Josep Borrell cho rằng "giờ là lúc các nước thành viên phải tự định ra cấp độ tham vọng", dựa theo những đề xuất của người đứng đầu ngành ngoại giao đệ trình lên các nước. Mục tiêu chính là 27 nước phải có được lập trường chung từ giờ đến 5, 10 năm nữa về điểm có thể được coi là chính sách phòng thủ Châu Âu, gồm 4 lĩnh vực : quản lý khủng hoảng, khả năng phục hồi, tăng cường sức mạnh và các đối tác hợp tác.

Cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Ba Lan liệu có tạo cơ hội cho các nước thành viên Liên Âu đoàn kết. Theo Le Monde, Liên Hiệp Châu Âu cáo buộc "Belarus đùa giỡn với mạng sống của những người nhập cư". Hiện có 20 nước, trong đó có Nga, đã bị "theo dõi" vì đóng vai trò trong làn sóng di cư ồ ạt.

Còn ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares, khi trả lời phỏng vấn báo Le Monde, cho rằng "không một nước nào có thể tự đương đầu với những làn sóng nhập cư". Giống Ba Lan, một mình trên tuyến đầu bảo vệ sườn đông biên giới của Liên Âu, Tây Ban Nha cũng là người bảo vệ chủ chốt cho đường biên giới phía nam ở Địa Trung Hải với Morocco, cũng như trên quần đảo Canaria ở Đại Tây Dương.

Trung Quốc- Mỹ tạo bất ngờ ở Hội nghị Khí hậu COP26

Hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc ra "tuyên bố chung về nỗ lực hoạt động vì khí hậu". Đây là bất ngờ lớn nhất trong tuần hội nghị COP26 tại Glasgow, Anh Quốc, theo nhật báo Le Figaro.

Đại sứ khí hậu của Trung Quốc, ông Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua), phát biểu trước báo giới : "Hai bên thừa nhận khoảng cách giữa những nỗ lực hiện nay và các mục tiêu đề ra trong thỏa thuận khí hậu Paris, vì thế chúng tôi cùng tăng cường hành động vì khí hậu". Vẫn theo ông Giải Chấn Hoa, thỏa thuận này "cho thấy rằng sự hợp tác là con đường duy nhất cho Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, văn bản không nêu chi tiết những nỗ lực ở cấp quốc gia mà mỗi nước sẽ tiến hành, như trong việc giảm sử dụng than đá ở Trung Quốc, mà chỉ nêu những hợp tác trong việc chống phá rừng, chuyển giao công nghệ và hạn chế phát thải khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính.

Dù sao chỉ vài ngày trước khi bế mạc hội nghị, tuyên bố chung của hai nước phát nhiều khí thải CO2 được giới chuyên gia đánh giá là một dấu hiệu tích cực để đạt được mục tiêu đề ra trong thỏa thuận khí hậu Paris là không để nhiệt độ thế giới tăng hơn 2°C và nếu có thể là không quá 1,5°C.

11/11 : Ngày đình chiến Thế Chiến I

Ngày 11/11 là ngày kỉ niệm đình chiến Thế Chiến thứ nhất, 1914/1918. Chỉ có hai nhật báo Le Monde ra số kép và Le Figaro phát hành.

Trang nhất và mục "Sự kiện" của Le Figaro dành để nói về "Thời hào hùng của Những Bạn chiến đấu để Giải phóng (Compagnons de la Libération)". Lực lượng gồm 1.038 người, được tướng De Gaulle thành lập để chuẩn bị cho nước Pháp hậu chiến. Họ là những phụ nữ, đàn ông, sinh viên, nghệ nhân, công nhân, công chức hay nhà tu hành, những người được tôi luyện trong cuộc chiến giải phóng Châu Âu có thể tạo thành nền tảng cho xã hội Pháp. Ông Hubert Germain, người cuối cùng của lực lượng này qua đời hồi tháng 10, được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Mont-Valérien (ngoại ô Paris) chiều 11/11 có sự tham dự của tổng thống Emmanuel Macron.

Trang nhất của Le Monde là hình ảnh tổng thống Pháp với hàng tựa "Emmanuel Macron phác họa những hướng tranh cử". Phía dưới là ảnh biếm họa của Dilem (Algeria) về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng giữa, ngang hàng với hai cố lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, dùng gậy selfie chụp hình. Trong tuần này, đảng cộng sản Trung Quốc họp hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương kéo dài 4 ngày ở Bắc Kinh.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Facebook đồng lõa với kiểm duyệt tại Việt Nam

Trọng Thành, RFI, 01/12/2020

Kiểm duyệt và đàn áp gia tăng trên các mạng xã hội ở Việt Nam là điều ngày càng khiến giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lo ngại. Hôm nay, 01/12/2020, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ra báo cáo mô tả thực trạng và đưa ra nhiều khuyến nghị, gửi đến chính phủ Việt Nam, các đại tập đoàn, trước hết là Facebook và Google, cũng như chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia đối tác với Việt Nam.

amnesty1

Facebook bị Amnesty International chỉ trích mạnh mẽ vì thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường đông dân này.  Reuters – Johanna Geron

Amnesty International báo động tình trạng các dịch vụ trên mạng của Facebook và Google đang trở thành nơi mà quyền tự do ngôn luận ngày càng bị xâm phạm một cách ngang nhiên, với việc các đại tập đoàn công nghệ số thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường hứa hẹn này. Tập đoàn Facebook thừa nhận, trong vòng 6 tháng trở lại đây, số lượng nội dung bị kiểm duyệt, theo đòi hỏi của chính quyền sở tại, đã tăng gấp 10 lần. Bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, hồi tháng trước, cũng cho biết là trong năm nay, 95% đòi hỏi kiểm duyệt của chính quyền đã được Facebook đáp ứng, và tỉ lệ này đối với Youtube (do Google quản lý) là 90%.

Ân Xá Quốc Tế đã tiến hành nhiều điều tra để làm rõ các hành động chống lại quyền tự do ngôn luận trên mạng, như "hạn chế nội dung" với lý do luật pháp quốc gia đòi hỏi, đóng cửa tài khoản cá nhân mà không thông báo, hạn chế truy cập các trang truyền thông độc lập có quan điểm chỉ trích chính quyền. Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh việc nhiều đại tập đoàn kỹ thuật số tiếp tay cho chính quyền kiểm duyệt trên mạng diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam tiến hành đàn áp tự do ngôn luận một cách có hệ thống, với việc "hình sự hóa" nhiều phát biểu trên mạng, dựa trên các điều luật mơ hồ, hành hung, hăm dọa những người bất đồng chính kiến, tổ chức lực lượng dư luận viên nhằm "giám sát, quấy nhiễu" những người bất đồng chính kiến trên mạng, và định hướng dư luận.

Một trong các ví dụ tiêu biểu được Ân Xá Quốc Tế nêu ra là trường hợp ông Trương Châu Hữu Danh, "một nhà báo tự do nổi tiếng trong việc tố cáo tham nhũng, bất công xã hội và tố cáo viên chức chính phủ lạm quyền". Tài khoản Facebook của ông Trương Châu Hữu Danh hiện có gần 150.000 người theo dõi. Trong thời gian từ 26/03 đến ngày 08/05/2020, Trương Châu Hữu Danh đăng hơn 100 bài trên Facebook về hai đề tài : lệnh cấm xuất khẩu gạo và án tử hình với Hồ Duy Hải. Trương Châu Hữu Danh cho biết, trong tháng 6, "tổng cộng hàng trăm bài viết đã biến mất, mà không nhận được bất cứ thông báo nào".

Ân xá Quốc tế cũng lập danh sách tổng cộng 69 trường hợp "tù nhân lương tâm", gồm 53 nam và 16 nữ, hiện đang bị giam giữ vì đã bày tỏ quan điểm của mình tại các diễn đàn trên mạng.

Báo cáo dài hơn 70 trang, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mang tựa đề "Let us Breathe ! / Hãy để cho chúng tôi thở",  dựa trên các điều tra do Ân xá Quốc tế thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020. Thông tin có từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm 31 cuộc phỏng vấn các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm, thân nhân các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ và luật sư về nhân quyền... 

Ân xá Quốc tế cũng đăng tải phản hồi của Facebook. Theo công ty này, số lượng bị "hạn chế quyền truy cập" trên mạng Facebook theo đòi hỏi của chính quyền Việt Nam chỉ là "một phần rất nhỏ trong số hàng trăm triệu bài được đăng ra trong cùng thời kỳ". Tập đoàn Hoa Kỳ cũng khẳng định, sự nhân nhượng "rất nhỏ" này diễn ra trong bối cảnh các cơ sở cung cấp các dịch vụ của Facebook "phải chịu áp lực chưa từng có từ chính quyền Việt Nam". Tốc độ truy cập Facebook bị hạn chế đáng kể trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến đầu tháng 4/2020.

Ân Xá Quốc Tế không chấp nhận bào chữa nói trên. Tổ chức bảo vệ nhân quyền này cảnh báo : "Việc Facebook công khai công nhận quyết định tăng cường tuân thủ những đòi hỏi kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam vào tháng 4/2020 và thành tích lâu năm của Google trong việc tuân thủ những đòi hỏi kiểm duyệt tùy tiện của giới chức trách, đang gây ảnh hưởng gián tiếp tại các nước ở Đông Nam Á và cả các nơi khác".

Khuyến nghị của Ân Xá Quốc Tế

Báo cáo của Ân Xá Quốc Tế một mặt thừa nhận "Việt Nam ngày càng chính thức công nhận các quyền con người bằng luật pháp, qua những đảm bảo về các quyền con người ghi trong Hiến pháp năm 2013", mặt khác nhấn mạnh tình trạng "gia tăng truy tố và quấy nhiễu các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là những người bày tỏ quan điểm trên mạng". Ân Xá Quốc Tế gửi đến chính quyền Việt Nam 6 khuyến nghị, trong đó có "chấm dứt việc hạn chế các nguồn thông tin trên mạng… tạo môi trường thuận lợi cho các nhà báo, những nhà báo-công dân, blogger và những người bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng".

Về phía các tập đoàn tin học, Ân Xá Quốc Tế đưa 9 khuyến nghị, trong đó có yêu cầu "Thực hiện đánh giá kỹ lưỡng các tác động nhân quyền trong việc phát triển chính sách và sản phẩm trên cơ sở thường xuyên dựa vào những tham vấn từ công chúng và xã hội dân sự". Ân Xá Quốc Tế đặc biệt yêu cầu chính phủ Mỹ "đưa ra luật quy định các công ty công nghệ đăng ký trụ sở tại Hoa Kỳ phải đảm bảo tôn trọng nhân quyền phù hợp với Các Quy tắc Hướng dẫn về Doanh nghiệp và Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc".

Trọng Thành

*******************

"Những gã khổng lồ công nghệ đồng lõa với đàn áp quy mô công nghiệp ở Việt Nam !"

RFA, 01/12/2020

Ân Xá Quốc tế - tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền, hôm 1/12/2020 công bố báo cáo dài 78 trang với tiêu đề "Hãy để chúng tôi thở" qua đó phơi bày tình trạng bắt tay kiểm duyệt ngày càng khắt khe của chính phủ Việt Nam cùng với các mạng xã hội lớn như Facebook và Google. 

amnesty2

Báo cáo "Hãy để chúng tôi thở" của Ân Xá Quốc Tế đăng tải ngày 1/12/2020. Courtesy of Amnesty International

Thông cáo báo chí nêu rõ ‘Các đại công ty này "đang tự cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của chính quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về việc các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các quốc gia hà khắc". 

Báo cáo có cả tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền trong và ngoài Việt Nam, bao gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà báo và nhà văn, ngoài thông tin do Facebook và Google cung cấp. 

Báo cáo cũng tiết lộ rằng quốc gia theo cộng sản này hiện đang giam giữ 170 tù nhân lương tâm, trong đó 69 tù nhân lương tâm chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ, một con số gia tăng đáng kể so với con số ước tính năm 2018. 

Trong báo cáo của mình, Ân xá Quốc tế cũng dẫn trường hợp của Đài Á Châu Tự Do bị hạn chế nội dung ở Việt Nam, ví dụ như kênh YouTube của đài có nửa triệu người đăng ký, đã bị YouTube hạn chế phát video trực tiếp trong vòng 1 tuần lễ với lý do vi phạm các nguyên tắc cộng đồng sau khi các video về vụ việc "công an tấn công vào làng Đồng Tâm" được nhiều người đón xem. 

Và chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020, Facebook đã áp đặt giới hạn địa lý đối với 5 bài đăng của RFA, đồng nghĩa với việc người dùng Facebook tại Việt Nam không xem được. 

Tổ chức này cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi một số điều trong Bộ luật Hình sự 2015, luật An ninh mạng và các Nghị định để phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.

Đồng thời đề nghị "chấm dứt quấy nhiễu, đe dọa, bắt giữ và truy tố các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, và mọi cá nhân đã tham gia thực thi ôn hoà các quyền của mình về tự do biểu đạt và hội họp cả trên mạng và ngoài mạng" và trả tự do cho các tù nhân lương tâm. 

Thông cáo của Ân xá Quốc tế đi kèm với bản báo cáo 78 trang nêu rõ : "Các công ty - bao gồm cả Facebook và Google - có trách nhiệm tôn trọng mọi quyền con người ở bất kỳ nơi nào họ hoạt động. 

Họ phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong các quyết định kiểm duyệt nội dung của họ trên toàn cầu, bất kể luật pháp địa phương ngăn cản quyền tự do ngôn luận. 

Các gã khổng lồ công nghệ cũng nên sửa đổi chính sách kiểm duyệt nội dung của họ để đảm bảo các quyết định của họ phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế". 

Vào ngày Ân Xá Quốc Tế công bố báo cáo vừa nêu, Facebook tiếp tục hạn chế thêm một bài đăng của RFA theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Quốc tế

YouTube, Facebook đã tuân thủ tốt hơn yêu cầu của Việt Nam (RFA, 15/08/2019)

Các công ty Facebook, Google đã tuân thủ tốt hơn các yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8.

face1

Các công ty Facebook, Google đã tuân thủ tốt hơn các yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8. Courtesy mic.gov.vn

Theo ông Hùng, đấu tranh với các mạng xã hội nước ngoài là nan giải, vì họ chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp…

Tuy nhiên, theo vị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, đối với công ty Facebook, cho đến nay tỷ lệ thực hiện yêu cầu của chính quyền Việt Nam là từ 70-75%, tăng nhiều hơn 30% so với trước đây. Còn mức độ hợp tác của YouTube theo ông Hùng là tuân thủ tốt hơn, khoảng 80/85% so với 60% trước đây. Apple trước đây gần như không thực hiện yêu cầu nào, thì gần đây tỷ lệ thực hiện đã đạt 75%.

Cũng trong buổi chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khi nói đến hệ sinh thái truyền thông số của Việt Nam, cho biết : "Chúng ta đặt vấn đề xây dựng mạng xã hội Việt Nam bởi ‘không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta nghĩ, thậm chí chúng ta mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài’. Hiện những thông tin mà họ thu thập được mới dùng để quảng cáo, nhưng trong trường hợp đặc biệt dùng vào việc khác và có thể nguy hiểm đến an ninh".

Ông Hùng dẫn chứng, hiện nay các mạng xã hội Việt Nam có 65 triệu thuê bao. Một năm qua, mức tăng trưởng của mạng xã hội này khoảng 30%. Với tốc độ tăng trưởng đó, có thể khoảng năm 2020 hoặc chậm nhất năm 2021, tỷ lệ mạng xã hội Việt Nam sẽ tương đương với mạng xã hội nước ngoài.

Cũng tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tin tiêu cực trên mạng giảm xuống dưới 10%.

Ông Hùng cho biết thêm sau một năm nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đầu tư, xây dựng vận hành trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng gồm giám sát các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam và giám sát thông tin trên không gian mạng.

Vị Bộ trưởng khẳng định, khả năng xử lý tin của trung tâm này là 100 triệu tin mỗi ngày và có thể phân loại, đánh giá được tỷ lệ thông tin tiêu cực, tích cực. Trước đây, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên mạng đánh giá là trên 30%, hiện nay nhờ có tác động điều chỉnh, các tiêu cực cơ bản nằm dưới 10%.

****************

Thông tin tiêu cực trên internet ở Việt Nam có thật sự chỉ còn dưới 10% ? (RFA, 15/08/2019)

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8 rằng thông tin tiêu cực trên mạng đã giảm xuống dưới 10%.

internet(1

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8/2019 tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn

Tin tiêu cực giảm, nhưng…

Lý giải về việc này, ông Hùng cho rằng do Bộ Thông tin và truyền thông đã đầu tư, xây dựng vận hành trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng gồm giám sát các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam và giám sát thông tin trên không gian mạng. Xem ra tuyên bố của ông Hùng không có cơ sở khi vừa rồi hôm tháng 3/2019, theo số liệu từ Kaspersky Security Network, Việt Nam bị xếp vào top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong năm 2018 và hàng trăm ngàn máy tính ở Việt Nam thường xuyên bị mã độc tấn công…

Trao đổi với RFA hôm 15/8 liên quan vấn đề này, ông Diệp Quang Văn, giám đốc một công ty công nghệ thông tin, có trụ sở tại Bình Dương, đang sở hữu trang mạng xã hội VietNamTa, nhận định :

"Lọc (tin nhắn tiêu cực-pv) thì mình nghĩ làm được, nhưng phải chuẩn bị đầy đủ hệ thống. Cái lọc đơn giản nhất là lọc từ, chẳng hạn những từ thô tục thì hệ thống sẽ biến đổi, ví dụ mình để ‘abc’ thì hệ thống sẽ đọc quét và tự động đổi, cái đó thuật toán làm được".

Theo vị Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, khả năng xử lý tin của trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia là 100 triệu tin mỗi ngày và có thể phân loại, đánh giá được tỷ lệ thông tin tiêu cực, tích cực. Ông Hùng đưa ra ví dụ nếu như tỷ lệ thông tin tiêu cực trên mạng đánh giá là trên 30% trước đây thì hiện nay nhờ có tác động điều chỉnh, các tiêu cực cơ bản nằm dưới 10%.

Tuy nhiên, Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc, hôm 15/8 lại tỏ ra nghi ngờ những số liệu mà ông Hùng công bố :

"Cái quan trọng là kiểm duyệt 100 triệu tin đó theo nền tảng nào, theo khoản thông tin do nhà nước quản lý hay nằm bên ngoài khả năng quản lý của nhà nước. Ví dụ ông Hùng nói 100 triệu tin trên Zalo thì nó khác, chứ 100 triệu tin từ tất cả các nơi từ Facebook cho đến Messenger, Viber, WhatsApp… thì ông ta dùng phương pháp nào mà có thể có đầu vào để kiểm soát. Ông Hùng đã đưa ra một câu rất lờ mờ, 100 triệu tin là tin nhắn sms bình thường hay tin người ta post trên Facebook? Cho nên mình thấy là không khả tín".

Theo ông Hoàng Ngọc Diêu , để có thể xử lý 100 triệu tin nhắn mỗi ngày thì về mặt kỹ thuật phải có khả năng lưu giữ thông tin ở một mức độ rất khủng khiếp. Theo ông, phải xử lý tất cả thông tin trên mạng internet rồi mới lọc ra từng bộ phận một, mà để làm việc đó đối với thời gian thực, theo ông phải cần một bộ phận nhân sự rất ghê gớm và khủng khiếp.

…tin lừa đảo, cờ bạc trá hình đầy rẫy

Thực tế, tin rác hay thông tin tiêu cực trên không gian mạng tại Việt Nam có giảm như lời Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ? Ông Diệp Quang Văn nhìn nhận thực tế thông tin được cho là tiêu cực có giảm. Tuy nhiên ông cho rằng, cũng có loại thông tin tiêu cực giảm không đáng kể. Ông giải thích thêm :

"Lúc trước thì tin rác (thông tin tiêu cực-pv) nhiều, nhưng sau khi có luật an ninh mạng thì theo mình cũng giảm bớt, đó là một thực tế tự nhiên, còn vấn đề sàn lọc là một chuyện khác nữa. Vì theo mình bây giờ người dân cũng ý thức được là nếu đăng lên như vậy thì có thể sẽ bị nhà nước kêu lên hỏi thế này thế kia… vì luật đưa ra rồi. Những thông tin tiêu cực nhạy cảm như nói xấu lãnh đạo này kia thì có giảm, nhưng những thông tin tiêu cực như buôn bán lừa đảo trong cuộc sống bình thường thì mình thấy không giảm bớt đáng kể".

internet2

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8/2019 tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn

Tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, đấu tranh với các mạng xã hội nước ngoài là nan giải, vì họ chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp… Tuy nhiên theo ông Hùng, trong năm qua, các công ty quốc tế như Facebook, Google, Apple đã tuân thủ tốt hơn các yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khi nói đến hệ sinh thái truyền thông số của Việt Nam, đã đưa ra nhận định gây nhiều tranh cãi so với xu thế phát triển internet toàn cầu hiện nay, ông nói : 

"Chúng ta đặt vấn đề xây dựng mạng xã hội Việt Nam bởi ‘không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta nghĩ, thậm chí chúng ta mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài’. Hiện những thông tin mà họ thu thập được mới dùng để quảng cáo, nhưng trong trường hợp đặc biệt dùng vào việc khác và có thể nguy hiểm đến an ninh".

Từ Hà Nội hôm 15/8/2019, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Việt Nam thì cái gì họ cũng muốn quản hết, muốn nắm đầu dân, nhưng bây giờ có mạng xã hội Facebook và mạng nước ngoài khác, thì có nhiều thông tin họ không nắm được nên họ mong muốn như thế. Nhưng mà theo tôi, mong muốn là một chuyện, như câu người ta hay nói là ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, còn phụ thuộc nhiều yếu tố lắm.

Theo ông Nguyễn Chí Tuyến, yếu tố quan trọng nhất chính là yếu tố người sử dụng tại Việt Nam, người dân Việt Nam có muốn dùng mạng xã hội do người Việt phát triển hay không?

Khi nói về việc cần thiết phát triển mạng, ông Bộ trưởng Hùng dẫn chứng, hiện nay các mạng xã hội Việt Nam có 65 triệu thuê bao. Một năm qua, mức tăng trưởng của mạng xã hội này khoảng 30%.

Tuy nhiên, ông Diệp Quang Văn lại đưa ra nhận định không như lời ông Hùng :

"Mình nghĩ tại Việt Nam, nếu cộng hết các mạng xã hội lại thì con số hàng triệu người dùng là có… chứ còn hàng chục triệu, hai ba chục triệu thì mình không thống kê được".

Theo ông Bộ trưởng Hùng, với tốc độ tăng trưởng của mạng xã hội Việt Nam, có thể khoảng năm 2020 hoặc chậm nhất năm 2021, tỷ lệ mạng xã hội Việt Nam sẽ tương đương với mạng xã hội nước ngoài.

Đây có phải là lời "quảng cáo" quá mức của ông Hùng ? Liên quan vấn đề này, chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu nhận định :

"Thật ra vấn đề này trọng tâm không phải là quảng cáo mà trọng tâm là an ninh. Bởi vì nhà cầm quyền cộng sản luôn muốn một sự kiểm soát tuyệt đối về thông tin, tư tưởng mà người dân được biết, được nghe và chia sẻ, cho nên họ mới muốn Việt Nam có mạng xã hội riêng để họ kiểm soát".

Ông Diêu cho rằng, chuyện mạng xã hội Việt Nam có thể thay thế mạng nước ngoài thì họ nói nhiều rồi, nhưng theo ông, rồi cũng chết ỉu, vì thực tế nó không phục vụ nhu cầu thật sự của xã hội.

Còn nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng, đó chỉ là mong muốn của chính quyền Việt Nam, chứ còn thực tế, nếu mà nói trong tương lai gần như năm 2020, năm 2021 mà mạng xã hội Việt Nam có thể thay thế mạng xã hội nước ngoài là điều không dễ…

****************

Việt Nam khen ngợi Google hợp tác tốt (VOA, 15/08/2019)

Chiều 14/8/2019, B trưởng B Công an Tô Lâm B khen ngi s hp tác ca Google, nói rng Công an Vit Nam hoan nghênh và to mi điu kin cho công ty này đu tư hp tác lâu dài và phát trin ti Vit Nam.

face2

Bộ trưởng B Công an Tô Lâm và ông Ted Osius, Phó Ch tch Chính sách công và Quan h Chính ph ca Google ti châu Á – Thái Bình Dương, cu Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam, ngày 14/8/2019 ti Hà Ni.

Trang Công an Nhân dân trích lời ông Tô Lâm khi tiếp ông Ted Osius, Phó Ch tch Chính sách công và Quan h Chính ph ca Google ti châu Á – Thái Bình Dương, cu Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam : "B Công an Vit Nam luôn hoan nghênh và to mi điu kin cho các doanh nghiệp, cá nhân, t chc nước ngoài, trong đó có Google, đu tư hp tác lâu dài và phát trin ti Vit Nam".

Ngoài ra, ông Tô Lâm còn đề ngh rng trong thi gian ti, B Công an Vit Nam và Google tiếp tc nghiên cu m rng hot đng hp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Trong hai năm qua, các lãnh đạo ca Google tng "khng đnh s hp tác cht ch vi phía Vit Nam đ g b các thông tin vi phm pháp lut Vit Nam" trong khi phía Hà Ni luôn yêu cu công ty này phi m văn phòng đi diện nước s ti.

Việt Nam gn đây khen ngi Google ngày càng "hp tác tt" vi nhà chc trách. Phát biu trước Quc hi hôm 15/8, B Trưởng B Thông tin và Truyn thông Nguyn Mnh Hùng nói rng Youtube (công ty con ca Google) trước đây hp tác 60%, và hiện ti đến 80 - 85%.

Trong diễn biến liên quan, ngày 15/8/2019, ti Hà Ni, Google và B Công Thương Vit Nam đã ký kết hp tác thiết lp quan h chiến lược m rng chương trình "B phóng Vit Nam Digital 4.0".

Trang Petrotimes cho biết chương trình này nhằm giúp các doanh nghip nh và va ti Vit Nam nâng cao k năng s, h tr cho s tăng tc ca nn kinh tế k thut s ti Vit Nam.

Truyền thông trong nước cho biết Chương trình Bệ phóng Vit Nam Digital 4.0 được khi đng ti Vit Nam vào tháng 6/2018 và đã tổ chc các khóa đào to cho gn 85.000 người hot đng trong các doanh nghip nh và va vi 24 mô hình đào to ti 6 trung tâm đào to các thành ph gm Hà Ni, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Cn Thơ, Đà Lt và Hi Phòng.

*******************

Bộ công an Việt Nam và Google mở rộng hợp tác (RFA, 15/08/2019)

Bộ Công an Việt Nam và công ty Google nghiên cứu tăng cường hợp tác lâu dài tại Việt Nam.

face3

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết Bộ Công an Việt Nam tiếp ông Ted Osius, Phó Chủ tịch Chính sách công và Quan hệ Chính phủ của Google tại châu Á-Thái Bình Dương hôm 15/8 ở Hà Nội. Courtesy bocongan.gov.vn

TTXVN loan tin vừa nêu hôm 15/8/2019.

Tại buổi tiếp ông Ted Osius, Phó Chủ tịch Chính sách công và Quan hệ Chính phủ của Google tại châu Á-Thái Bình Dương hôm 15/8 ở Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết Bộ Công an Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Google, đầu tư hợp tác lâu dài tại Việt Nam.

Qua đó, ông Tô Lâm đề nghị thời gian tới, Bộ Công an Việt Nam và Google tiếp tục nghiên cứu mở rộng hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Đáp lại, ông Ted Osius cho biết cũng mong muốn Google tiếp tục hợp tác có hiệu quả với Bộ Công an Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

Cũng trong cùng ngày, Google và Bộ Công thương đã chính thức thiết lập quan hệ chiến lược để mở rộng chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0. Qua chương trình này, google mong muốn cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng số cho 500.000 người lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

*****************

Tham vọng của các mạng xã hội Việt Nam thay thế Facebook (VOA, 15/08/2019)

Tại Vit Nam nhiu mng xã hi đã xut hin đ cnh tranh vi Facebook, vi mc đích ti hu là mt ngày nào đó, có th ht chân và thay thế luôn anh khng l Facebook ca M, đang thng tr c thế gii. Nhưng mt s nhà bình lun, trong đó có mt s chuyên gia, cho rng mc tiêu mà Vit Nam đã đt ra, là quá tham vng, nếu không mun nói là không tưởng.

face4

Với 60 triu người s dng Facebook (FB) trong dân số 96 triu người, và mt đi ngũ nhân viên hùng hu trong lĩnh vc công ngh thông tin, th trường Vit Nam là mt th trường quan trng đi vi FB. Cy thế mnh đó, trong thi gian gn đây, Vit Nam đã đưa ra mt lot đòi hi đi vi các tp đoàn công nghệ quc tế, như đòi FB và Google xóa nhng thông tin ‘xu đc’, đóng các trang mng được cho là nói xu, ch trích nhà nước hay các quan chc, hay đòi các công ty công ngh cung cp thông tin ca người dùng theo yêu cu ca phía Vit Nam, nhng điu có thể đi ngược li tn ch hot đng ban đu ca các công ty này.

Bộ trưởng Thông tin và Truyn thông Nguyn Mnh Hùng nói đã ti lúc ngành công nghip CNTổng thống ca Vit Nam phi to ra nhng mng xã hi phù hp vi các điu kin ‘đc thù Vit Nam’, có kh năng cnh tranh và thay thế FB, Google.

Các mạng xã hi ni đa

Theo tạp chí Nikkei Review, thì k t đu năm nay, ít nht ba mng xã hi đã ra mt dân mng. Mng xã hi du lch Hahalolo -tr s ti tp.HCM, chính thc ra mt ngày 10 tháng 6. Ngày hôm sau, Tp đoàn Công nghiệp – Vin thông Quân đi (Viettel), doanh nghip kinh tế quc phòng 100% vn nhà nước, ra mt VCNET, được thiết kế đ "chng li thông tin không chính xác và tin tc gi mo".

Hai mạng xã hi na cũng đang đi vào hot đng.

Nikkei Review trích nguồn tin t gii quan sát CNTổng thống nhn xét rng Lut an ninh mng được áp dng t đu năm 2019 đã to điu kin cho s phát trin ca các mng xã hi ‘cây nhà lá vườn’.

Luật này đòi hi các công ty nước ngoài hot đng trong lĩnh vc vin thông, dch v trc tuyến và ni dung trc tuyến ti Vit Nam phi đt văn phòng và máy ch ti Vit Nam và lưu tr d liu trong nước, được cho là s đy các tp đoàn công ngh ri th trường Vit Nam, nhường ch cho các mng xã hi đa phương.

Hồi tháng Giêng, Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc đã ra ch th cho B Thông tin và truyền thông hãy làm nhiu hơn đ bo đm các mng xã hi nước ngoài phi tuân th lut an ninh mng, đng thi ch th cho B phi tiếp tc c vũ vic thành lp các mng xã hi thay thế cho FB và Google.

Vào tháng Năm, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết FB đã đng ý đóng ca 208 trương mc, hơn 2000 ni kết qung cáo các dch v, sn phm bt hp pháp, đóng ca hơn 200 trang có ni dung chng đi Đảng cộng sản và nhà nước Vit Nam.

Tháng 6 vừa ri, B Thông tin và truyền thông loan báo đã lit kê khong 55.000 video YouTube vi phạm lut pháp Vit Nam, hoc có ni dung "xu". Google và YouTube ti Vit Nam đã xóa 8000 video theo yêu cu ca chính quyn Vit Nam, theo truyn thông đa phương.

Ý kiến ca chuyên gia, người s dng

Tạp chí Asia Nikkei Review dẫn li Tiến sĩ Lê Hng Hip, nhà nghiên cu cp cao ca Vin Yusof Ishak Singapore (ISEAS), bày t hoài nghi v tham vng ca Vit Nam, có th cnh tranh vi FB.

"Tôi không tin là Việt Nam có kh năng phát trin các nn tng truyn thông xã hi khả thi đ có th cnh tranh vi các tay chơi toàn cu như Facebook và Google", ông nói.

"Chừng nào mà còn FB và Google, thì các nn tng truyn thông xã hi ni đa không th là chn la ti ưu ca người s dng Vit Nam".

Các chuyên gia đều cho rng Vit Nam khó có thể cnh tranh vi các tp đoàn công ngh khng l ca M, sn sàng chi nhng món tin khng hàng năm cho nghiên cu và đ nuôi dưỡng óc sáng to ca đi ngũ chuyên viên hùng hu ca mình.

Từ ngày FB vào th trường Vit Nam, Hà ni đã cp hơn 300 giấy phép cho các mng xã hi trong nước, tính cho ti năm 2017, nhưng s mng xã hi hot đng ch đếm được trên đu ngón tay.

Hahalolo, mạng xã hi du lch đu tiên ca người Vit, cho biết là hin đã có 500.000 tài khon s dng, và mc tiêu là đến năm 2024 sẽ đt 2 t người dùng.

Ngoài Hahalolo và VCNET, còn có Gapo, một đơn v thuc G-group có tr s ti Hà Ni. Đây là mt mng xã hi gia đình vi chc năng trò chuyn, đăng bài và các chc năng khác, chính thc ra mt vào ngày 23/7.

G-Group đã đổ 500 nghìn tỉ đng (21,55 triu USD) đu tư vào Gapo. Gapo đang hp tác vi Sony Music Entertainment nhm mc tiêu đt 3 triu người dùng trong năm 2019.

Sputniknews dẫn li CEO Hà Trung Kiên ca G-Group nói ti bui ra mt Gapo : "Chúng tôi t tin có th thu hút 50 triệu người dùng vào năm 2021".

Ông Kiên nói người dùng và các công ty Vit Nam quá l thuc vào FB bi vì h không có nhiu mng xã hi đ la chn.

Bất chp s t tin ca các mng xã hi ni đa, cho rng mình "còn đi trước c Facebook", và s "vượt mặt, thay thế Facebook", nhiu người s dng than phin các mng xã hi đa phương "không thân thin vi người dùng", và đa phn các chc năng đu được "sao chép" y ht FB.

Một s chuyên gia nói rng Hà Ni mun siết cht kim soát đi vi các mng xã hội như Trung Quc, nơi mà các dch v ca Facebook và Google b chn. Nhưng ông Trn Hng Ninh, mt nhà phân tích kinh doanh k thut s, sáng lp viên ca công ty tham vn Performance King, tr s đt Saigon, nói điu đó khó xy ra.

"Hà nội s không đóng cửa internet và tách Vit Nam ra khi cng đng thế gii, ch đ xây dng mt nn tng mi hu thay thế Facebook và Google".

******************

Facebook phải định danh tài khoản người dùng tại Việt Nam (RFA, 14/08/2019)

Facebook phải tiến hành định danh tài khoản người dùng ở Việt Nam, và bắt đầu áp dụng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

face5

Facebook phải tiến hành định danh tài khoản người dùng ở Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 8 cho biết Bộ Thông tin và truyền thông đang làm việc với Facebook liên quan yêu cầu vừa nêu. Theo đó, Facebook được yêu cầu phải thực hiện định danh tài khoản của người dùng và chỉ có các tài khoản định danh mới được phép phát sóng trực tiếp (live stream) ; đồng thời Facebook cũng cần phải có chính sách kiểm tra trước và gỡ quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xử lý vấn đề phát tán thông tin sai sự thật và hạn chế tình trạng giả mạo fanpage. Một số trang fanpage chính thức của các cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước chỉ được phép lập khi có sự đồng ý của Bộ Thông tin và truyền thông hoặc xác nhận của chính cơ quan đó.

Các bộ, ngành còn được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thiết lập phương án để chặn dòng tiền giao dịch vi phạm pháp luật giữa người dùng Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook và Google, mà trong đó không ít nguồn tiền từ Việt Nam chi trả cho việc quảng cáo thương hiệu Việt Nam trên các video xấu, độc hoặc video quảng cáo có nội dung vi phạm, phản cảm.

Truyền thông quốc nội cho biết nguyên nhân Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Facebook phải định danh tài khoản người dùng tại Việt Nam là do Facebook không đồng ý gỡ các bài viết, nội dung theo yêu cầu của phía Việt Nam vì cho rằng không vi phạm chính sách cộng đồng của Facebook.

Theo số liệu ghi nhận của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, tính đến thời điểm hiện tại, Google đã chặn hơn 7.000 video clip, gỡ 19 kênh có nội dung xấu độc trên mạng. Facebook đã gỡ 208/211 tài khoản giả mạo, 2.444 links rao bán và hơn 200 links bài viết bị nói có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam cho rằng do cơ chế quản lý còn nhiều bất cập nên việc ngăn chặn, gỡ bỏ này không đạt kết quả triệt để, vẫn còn tồn tại tới 55 ngàn video độc hại trên kênh Youtube.

******************

Việt Nam tiếp tục siết chặt mạng xã hội (RFA, 14/08/2019)

Trong báo cáo gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chính phủ Việt Nam cho biết vừa yêu cầu Facebook gỡ bỏ hơn 200 link bài viết, được cho là có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, xử lý vấn đề phát tán thông tin sai sự thật trên Facebook và Youtube...

face6

Mạng xã hội Facebook (Ảnh minh họa). AFP

Siết chặt kiểm soát

Cũng như trước đây, nhà cầm quyền Việt Nam không nêu rõ, như thế nào là chống phá Đảng, Nhà nước, cũng như quy chuẩn nào để xác định đâu là thông tin sai sự thật.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với RFA hôm 14/8 từ Hà Nội cho rằng, nếu là vấn đề tin giả, tin thất thiệt, thì việc các nhà cung cấp như Facebook phải có các chính sách và biện pháp quyết liệt với các tin giả là rất cần thiết. Đây là vấn đề chung của cả thế giới, chứ không chỉ Việt Nam. Tuy nhiên, ông nói tiếp về tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay :

"Nhưng vấn đề Việt Nam còn trầm trọng hơn, đó là thông tin mà người ta gọi là chống phá đảng và nhà nước. Những thông tin như thế là những thông tin nói lên sự thật, phê phán đảng cộng sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam… việc đấy là cần thiết cho một xã hội lành mạnh, và bản thân đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước cũng cần những thông tin như thế để tự sửa mình. Nhưng mà người ta lại liệt những thông tin như vậy là thông tin chống phá, và rất đáng tiếc là chính quyền đã ép được Facebook gỡ những thông tin như thế".

Đây không phải lần đầu tiên Google và Facebook thực hiện yêu cầu xóa link bài của chính quyền Việt Nam. Vào năm 2018, theo thông tin từ Bộ thông tin và truyền thông công bố, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 4.500 video theo yêu cầu của VN, Facebook cũng đã xóa bỏ 107 tài khoản bị cho là giả mạo và 159 tài khoản bị cho là nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống nhà nước.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, người từng bị khóa tài khoản Facebook trong thời gian dài, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Tôi cho rằng chính quyền đang siết chặt kiểm soát ngày một khắt khe hơn, còn chuyện Facebook tuân thủ họ (VN-pv) thì không có gì khó hiểu, vì làm ăn kinh doanh trên đất nước nào thì tuân thủ pháp luật đất nước đó. Tuy nhiên pháp luật ở đây chúng ta phải nhấn mạnh đó là một pháp luật văn minh, một pháp luật để giữ trật tự, để bảo vệ người dân. Chứ không phải là pháp luật theo kiểm nhà cầm quyền Việt Nam, như câu nói của họ : ‘những gì có lợi cho cách mạng thì cứ làm, làm bậy làm luôn, làm ác làm luôn’, câu đó có từ thời Hồ Chí Minh. Diễn giải trong luật pháp hiện nay về vấn đề Facebook, thì tôi không có gì ngạc nhiên, bởi vì đó là lập luận theo thành ngữ của Việt Nam : ‘gà què ăn quẩn cối xay’".

Nhưng như thế nào là ‘chống phá’ ? Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cố tình phớt lờ, vì về triết lý của luật pháp, phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả, vì hình sự là phải chứng minh được hậu quả, phải cho thấy được nguyên nhân, các tổn hại, thiệt hại, thì mới gọi là hình sự. Ông nói tiếp :

"Ở đây họ cứ nói chung chung là chống phá, và họ cứ ghép tùy tiện cái họ yêu thích, hay ghét, hay muốn bắt ai đó, thậm chí họ sử dụng để đấu đá nội bộ. Ví dụ như nhà báo Trương Duy Nhất, trước đây ông Trương Duy Nhất là người của Nguyễn Bá Thanh, và trong vấn đề đấu đá thì rõ ràng chúng ta thấy ông Nhất đã bị xử tội 258. Và mãi sau này cũng rất là nhiều người bị như vậy".

Những yêu cầu vô lý

face7

Mạng xã hội Facebook, Google, YouTube... (Ảnh minh họa). AFP

Cũng trong báo cáo gởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Chính phủ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến thời điểm hiện tại, Google đã ngăn chặn hơn 7.000 video clip, gỡ 19 kênh có nội dung được cho là xấu độc trên mạng xã hội YouTube và gỡ 58/63 trò chơi vi phạm pháp luật Việt Nam trên kho ứng dụng Google Play.

Ngoài ra, Facebook cũng đã gỡ bỏ 208/211 tài khoản bị cho là giả mạo, 2.444 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, hơn 200 link bài viết bị cho là sai sự thật có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ 215 fanpage quảng cáo game cờ bạc.

Facebooker Thái Văn Đường, người từng bị xóa nhiều bài viết một cách vô lý, cũng như bị khóa tài khoản Facebook của mình, đưa ra nhận định với RFA liên quan vấn đề này hôm 14/8 :

"Thật sự theo tôi, không phải Facebook trực tiếp can thiệp gỡ các bài viết. Vì ở Việt Nam hiện nay đang có 5 công ty làm đối tác cho Facebook, là những công ty làm quảng cáo thôi, thế nhưng trong các công ty này có 2 công ty là sân sau của an ninh là Vinalink và Yeah1. Có nghĩa là, nếu gỡ bài hay mở khóa tài khoản, thì họ đều liên lạc các công ty đối tác này làm".

Anh Thái Văn Đường đưa ra ví dụ của anh khi những bài viết trên facebook bị gỡ bỏ một cách vô lý :

"Chẳng hạn bài tôi đăng hôm 30 về cưỡng chế đất, thì họ lấy cớ là video mang tính chất bạo lực, và gỡ bay cái bài đó. Cái đấy là minh chứng thôi, thực tế có rất nhiều bài Facebook gỡ rất vô lý. Chẳng hạn tin của tôi rất thật, nhưng họ đưa ra một cái giả khác để dẫn dắt nói rằng tin em nói là không thật… Họ dùng một lượng lớn các tài khoản để báo cáo tin em là giả, thì thuật toán Auto của Facebook sẽ tin và xóa bài viết hay khóa trang Facebook đó".

Khi báo cáo Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết đã chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, giám sát khoảng 100 triệu thông tin tiếng Việt công khai được tạo ra mỗi ngày trên mạng, để kịp thời có biện pháp xử lý.

Trong khi liên tục yêu cầu Facebook xóa tài khoản một cách vô lý, thì Bộ Thông tin và Truyền thông lại đề nghị Facebook triển khai cấp nhanh xác thực (blue tick) cho các fanpage chính thức của một số cơ quan, tổ chức… Nhưng đồng thời lại yêu cầu Facebook chỉ được cho phép thành lập fanpage chính thức của một số cơ quan khi có sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nhận xét về việc hợp tác của Facebook với chính quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, Facebook nên gạt bỏ, xóa những thông tin giả, thất thiệt, còn như thế nào là giả thì bản thân Facebook phải có những tiêu chí riêng tương đối khách quan để phê duyệt chuyện đấy. Còn những thông tin mà chính quyền Việt Nam cho rằng chống phá đảng và nhà nước, thì Facebook phải có một thái độ rất cương quyết là không thể chấp nhận.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra ý kiến của mình :

"Bởi vì người cộng sản không có luật pháp rõ ràng văn minh, và đúng chuẩn mực quốc tế, vì vậy Facebook, Google… chắc là cũng khó khăn. Tuy nhiên tôi nghĩ họ nên đứng về phía người dân yêu chuộng tự do dân chủ, chỉ cất lên tiếng nói ôn hòa, để mà đòi thay đổi xã hội Việt Nam".

Luật an ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6/2018, và có hiệu lực vào ngày 1/1/2019. Luật này qui định nhà cung cấp dịch vụ phải công bố những thông tin cá nhân người dùng nếu được lực lượng an ninh Việt Nam yêu cầu. Đây là điều được giới chỉ trích đưa ra nói rằng, luật này là nhằm để đàn áp những tiếng nói phản biện ôn hòa.

Published in Việt Nam

Facebook có 'gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam' ? (BBC, 21/01/2018)

Báo Nhân Dân nói Facebook "đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam" trong lúc Facebook nói với BBC rằng họ "chỉ gỡ bỏ nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi".

face1

Có khoảng 53 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam

Báo Nhân Dân gần đây cho hay, Facebook "sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết vấn đề theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội".

'Không thay đổi'

Cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam cũng viết thêm : "Facebook đã gỡ bỏ hơn 670 trong tổng số gần 5.000 tài khoản Facebook giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực… Đây là nỗ lực rất lớn của Facebook, nhưng so với yêu cầu của Việt Nam gửi tới Facebook 5.000 tài khoản vi phạm thì đó là con số rất nhỏ".

Trong thư trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, cơ quan truyền thông đại diện Facebook hôm 21/1 viết : "Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với nhiều bên - các nhà giáo dục, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và giới chức chính phủ - để nói về các chính sách, sản phẩm và chương trình của chúng tôi".

Thư cũng viết thêm rằng "Chính sách và cách tiếp cận của chúng tôi đối với yêu cầu của các chính phủ không thay đổi".

"Các cơ quan chính phủ các nước có thể gửi báo cáo cho Facebook về nội dung được cho là vi phạm điều khoản dịch vụ của chúng tôi và/hoặc pháp luật địa phương".

"Chúng tôi sẽ xem xét liệu các nội dung này có đi ngược lại chính sách của chúng tôi và sẽ xóa bất kỳ nội dung vi phạm nào".

"Chúng tôi minh bạch về các yêu cầu mà chúng tôi nhận được từ các chính phủ và bất kỳ nội dung nào chúng tôi hạn chế chiếu theo luật của nước sở tại trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi".

face2

Google và Facebook đang phải đương đầu với tin thất thiệt được phát tán ở mức độ chóng mặt

Cùng thời điểm, báo Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông viết Google "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam". Tờ báo cho hay : "Tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6.423/7.410 video clip khỏi YouTube, sáu trò chơi khỏi Google Play do vi phạm pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Google đã gỡ ứng dụng một số trò chơi có nội dung phản động, chống phá Việt Nam khỏi Google Play, đồng thời gỡ bỏ sáu video giới thiệu trò chơi này trên YouTube. Google đã gỡ ứng dụng của 5 trò chơi điện tử G1 chưa có quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản theo quy định khỏi Google Play".

Tờ báo cũng nói Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị Google "xem xét lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiếp nhận trực tiếp các yêu cầu xử lý và thực hiện nghĩa vụ có liên quan khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam".

BBC đã gửi thư đề nghị Google Việt Nam bình luận về các thông tin nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

*********************

Facebook sẽ khảo sát để tăng nguồn tin 'đáng tin cậy' (BBC, 20/01/2018)

Facebook vừa công bố sẽ ưu tiên các nguồn tin tức được cho là đáng tin cậy hơn trên Trang Tin (News Feed) của mạng xã hội này.

face3

Ông Zuckerberg nói Facebook sẽ cho người dùng biết trang tin nào là đáng tin cậy

Và cộng đồng mạng xã hội sẽ là người quyết định trang tin nào là đáng tin cậy thông qua cuộc khảo sát.

Người sáng lập và giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết nội dung tin tức sẽ sớm chiếm khoảng 4% trong số những gì xuất hiện trong News Feed - giảm từ 5% trước đó.

Động thái này là nỗ lực mới nhất của công ty nhằm dập tắt sự lây lan của hiện tượng tin tức và thông điệp tuyên truyền giả mạo trên mạng.

Trong một cuộc chiến chống tin giả khác, Twitter cho biết hôm 19/1, mạng xã hội gửi cảnh báo cho 677.775 người dùng ở Mỹ, những người đã đăng tải lại, thích hoặc theo dõi các tài khoản ảo của Nga liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.

Sự thay đổi này là một nỗ lực nhằm tránh đưa ra các phán đoán quan trọng dựa trên sự thiên vị và sự chính xác của các nhân viên Facebook, mà dựa trên cơ sở người dùng mạng xã hội.

Ông Zuckerberg nói : "Chúng tôi có thể tự mình đưa ra quyết định đó, nhưng đó không phải là điều chúng tôi cảm thấy thoải mái".

"Chúng tôi đã xem xét yêu cầu các chuyên gia bên ngoài, điều này sẽ khiến tách quyền phán đoán ra khỏi chúng tôi nhưng có lẽ vẫn không giải quyết vấn đề về sự khách quan".

"Hoặc chúng tôi có thể yêu cầu bạn - cộng đồng người sử dụng mạng xã hội - và các phản hồi của bạn sẽ quyết định bảng xếp hạng các trang tin".

Người dùng sẽ được hỏi, liệu họ có nhận ra một thương hiệu tin tức hay không và nếu họ có tin tưởng nó.

Giả định của Facebook, dù chưa được thử nghiệm trên diện rộng, là trong khi có nhiều nguồn tin tức thiên về một phe phái chính trị vốn có rất nhiều người tin tưởng, thì cũng có một số hãng truyền thông nhỏ mà nhiều người cảm thấy "đáng tin cậy", cho dù các hãng tin này có thiên về phía nào.

Published in Quốc tế