Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khó thể ngăn được chiến dịch của Israel, quốc tế lo sợ Lebanon rơi vào hỗn loạn

Ngoại giao bất lực ở Cận Đông : chính quyền Biden không gây được sức ép đáng kể lên thủ tướng Benjamin Netanyahou, các nước Ả Rập chia rẽ, Châu Âu ít có ảnh hưởng khiến cuộc chiến giữa Israel và Hamas trong ngõ cụt và mở rộng sang Lebanon.

liban

Một tòa nhà bị hư hai sau trận không kích của Israel vào Hezbollah ở thành phố Wardaniyeh, Lebanon ngày 09/10/2024. Reuters - Stringer

Gaza sau một năm trở nên hoang tàn, cư dân sống trong cảnh hỗn loạn còn tại Lebanon, 1/5 dân số đã phải chạy trốn những trận oanh kích. Chính phủ Pháp muốn xem xét lại trợ cấp y tế cho người nhập cư bất hợp pháp, đã lên đến 1,2 tỉ euro một năm ; bên cạnh đó là tăng thuế lên đến 25 tỉ euro. Trên đây là những vấn đề được đưa lên trang nhất các báo hôm nay 09/10/2024.

Israel hy vọng đẩy Hezbollah khỏi Nam Lebanon vào cuối tháng

Les Echos cho biết Israel hy vọng trục xuất được phe Hezbollah khỏi Nam Lebanon trong vòng ba tuần tới, và một phần trong số 60.000 ngàn người dân sống gần biên giới lâu nay phải sơ tán, có thể quay về nhà vào cuối tháng 10. Quân đội Israel đang chạy đua với thời gian. Theo báo chí, có hơn 10.000 quân nhân Israel đang tảo thanh các làng mạc ở miền nam Lebanon, các trận đụng độ xảy ra hàng ngày. Một phát ngôn viên quân sự cho biết mấy trăm quân Hezbollah đã bị tiêu diệt, đã có 13 binh sĩ Israel hy sinh.

Không quân tiếp tục oanh tạc dữ dội các mục tiêu liên quan đến Hezbollah, để buộc phe dân quân Shia được Iran vũ trang phải rút lui về phía bắc, tránh xa khu vực biên giới. Ngay từ đầu chiến dịch, những nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Israel khẳng định cuộc tiến quân "giới hạn" về quy mô và thời gian, hàm ý chỉ vài tuần, cho đến khi Hezbollah không còn có thể bắn sang lãnh thổ Do Thái. Những người dân phải di tản từ gần một năm qua để tránh trận mưa rốc-kết và hỏa tiễn của phe Hồi giáo cũng như các thị trưởng miền bắc Israel hoan nghênh chiến dịch trên bộ.

Gabi Naaman, thị trưởng thành phố Shlomi có 7.500 dân, cho rằng đang tiến gần một bước ngoặt và bắt đầu chuẩn bị quay về trong một tháng tới. Nhưng Avishai Stern, thị trưởng Kiryat Shmona, thành phố bị rốc-kết Hezbollah bắn sang nhiều nhất, tỏ ra thận trọng hơn, nhấn mạnh cần phải hạ gục phe dân quân Shia mới thuyết phục được dân trở về. Trên mặt trận ngoại giao, hiện chưa thấy tia hy vọng nào mặc cho nỗ lực vận động ngưng bắn của Hoa Kỳ và Pháp.

Phương Tây và các nước Ả rập tỏ ra bất lực. Le Monde dẫn lời chuyên gia địa chính trị Nicole Gnesotto, phó giám đốc Viện Jacques-Delors : "Kể từ ngày 7 tháng Mười, phương Tây đối mặt với bốn nhiệm vụ có vẻ nghịch lý : ủng hộ quyền hiện hữu của Israel, quyền tự vệ của Nhà nước Do Thái, kêu gọi tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và tìm kiếm một giải pháp chính trị tiến đến một Nhà nước Palestine". Một nhà ngoại giao ở khu vực nhận xét, sau vụ thảm sát của Hamas, "khó thể khuyên can gì được với một đất nước bị chấn thương sâu sắc đến thế".

Trường học bị chiếm cứ, Lebanon lo ngại hỗn loạn

La Croix tố cáo "Các trường học ở Lebanon trong tay dân quân Shia". Nhiều trường mở cửa đón người di tản, nhưng dân quân Hồi giáo Hezbollah và Amal tự ý chiếm hữu luôn một số cơ sở. Nhân viên một trường tư cho biết quân Hezbollah phá cửa, chiếm tất cả các phòng học, phòng thí nghiệm, đe dọa những ai dám phản đối. Nhà trường không thể tiếp tục dạy học nên không thu học phí và không trả lương được cho cả trăm thầy cô giáo và phí sinh hoạt, học sinh bị thất học. Những trường công giáo, các tu viện bị cưỡng bức phải cho phe dân quân vào trú ẩn, lo ngại nếu có những nhân vật nguy hiểm trà trộn sẽ bị vạ lây vì Israel oanh tạc.

Trong khi quân đội Israel mở rộng cuộc tiến công trên bộ, chiến tranh đã làm trên 1,2 triệu người phải di tản ở Lebanon. Kể từ ngày 08/10/2023, khi Hezbollah khiêu chiến bằng những đợt rốc-kết đầu tiên vào Israel cho tới nay, đã có trên 2.000 người thiệt mạng ở Lebanon, trong đó đến 1.110 người chết kể từ ngày 23/09. Frédéric Cussigh, trưởng văn phòng ở Beirut của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) lo ngại : "Lebanon không ở cùng tình trạng như hồi chiến tranh năm 2006. Khả năng hành động bị hạn chế rất nhiều sau đại dịch Covid, khủng hoảng kinh tế và chính trị, vụ nổ cảng Beirut năm 2020".

Từ 2019, Lebanon đối mặt với khủng hoảng trong nhiều lãnh vực. Đồng tiền quốc gia bị mất giá đến 95%, nhiều vị trí trong chính phủ bị bỏ trống. Nhà nghiên cứu Vincent Gelot đánh giá : "Lebanon đã ở trong ngõ cụt, toàn dân bị nghèo đi, dịch vụ công sụp đổ, giới trẻ và y tế di cư ra nước ngoài". Le Figaro nhận xét "Cái chết của Hassan Nasrallah làm rung chuyển chính trường Lebanon". Hezbollah, đảng đang thống trị từ nhiều năm qua đã trở thành rắn mất đầu, các đối thủ chính trị hy vọng giành được lợi thế về phía mình.

Đánh thuế xe điện Trung Quốc : Châu Âu ra tay trả đũa

Ở Châu Âu trên lãnh vực kinh tế Le Monde đặt vấn đề "Đánh thuế xe điện Trung Quốc, rồi sau đó thì sao ?". Liên Hiệp Châu Âu (EU) vừa bước vào một kỷ nguyên mới trong quan hệ với các đối tác thương mại.

Hôm 04/10, khối 27 nước bắt đầu áp thuế lên xe hơi điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi điều tra cho thấy Bắc Kinh trợ giá ồ ạt cho các nhà sản xuất trong nước để không nước nào có thể cạnh tranh nổi. Thuế hải quan có thể lên đến 35,3% giá xe, cộng thêm 10% thuế đã có, nhằm đối phó với cạnh tranh bất chính vì nhà nước Trung Quốc trợ giá cho toàn bộ quy trình sản xuất, từ khai thác mỏ cho đến việc xây dựng nhà máy lắp ráp, phát triển phần mềm.

Bị chỉ trích là thơ ngây về tự do thương mại, rốt cuộc EU đã phải có biện pháp bảo vệ kỹ nghệ của mình. Sự thay đổi chủ trương này cũng đã gây lục đục trong nội bộ : đa số tán thành, nhưng Đức, Hungary, Malta, Slovenia, Slovakia phản đối.

Về chính trị, quyết định này là dấu hiệu quan trọng gởi đến Trung Quốc, vì thiết lập một tương quan lực lượng mới với "đối thủ mang tính hệ thống". Như thường lệ, Bắc Kinh cố gây chia rẽ Châu Âu với việc đe dọa trả đũa một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa lục. Không lùi bước, EU cho thấy lợi ích chung đã vượt lên trên lợi ích của quốc gia thành viên.

Chiến tranh thương mại EU-Trung Quốc đã được tuyên bố

Tuy nhiên về kinh tế, không nên chờ đợi phép lạ từ biện pháp bảo hộ. Các hãng xe Trung Quốc có thể tìm được cách tránh né để xâm nhập thị trường Châu Âu.Trước hết, sự khác biệt về giá cả cao đến nỗi dù đã áp thuế, giá một số kiểu xe Trung Quốc vẫn có thể chấp nhận được. Ngoài ra, nhiều dự án xây nhà máy của Trung Quốc tại Châu Âu đang được cụ thể hóa, các đầu tư này giúp tránh được trừng phạt. Như vậy đánh thuế không phải là giải pháp lâu dài. Dù tạm thời các hãng xe Châu Âu có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng không giúp vượt qua sự chậm trễ về công nghệ và sự lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Trên thực tế, Châu Âu đang trong tình trạng trái ngược với Trung Quốc cách đây 20 năm, khi động cơ nhiệt đang thống trị. Bắc Kinh thu hút đầu tư ngoại quốc, liên kết đối tác, áp đặt chuyển giao công nghệ, đồng thời lập ra một loạt quy định. EU nay có thể dùng cách thức tương tự. Chẳng hạn đòi hỏi một lượng lớn phụ tùng trong các xe do Trung Quốc sản xuất trên đất Châu Âu phải có xuất xứ Châu Âu, buộc sử dụng bình điện EU, và các nhà máy này không đơn giản là cơ sở lắp ráp mà phải có giá trị tăng thêm đáng kể.

Trong bài "Giữa Trung Quốc và Châu Âu, chiến tranh thương mại đã được tuyên bố", Les Echos cho biết ban lãnh đạo EU nói rằng vẫn hy vọng một giải pháp hữu nghị, nhưng xem chừng khả năng này ngày càng lùi xa. Tại Nghị Viện Châu Âu, các dân biểu hôm qua tranh luận về kỹ nghệ xe hơi châu lục, nhưng tờ báo tỏ ra bi quan : Liệu có thể làm gì hơn để đối phó với một nước tài trợ vô tội vạ cho các doanh nghiệp của họ ?

Kinh tế xuống dốc, dân Hoa lục chọn du lịch "low cost"

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Les Echos nhận xét trước tình hình kinh tế suy sụp, người dân Hoa lục chọn cách du lịch giá rẻ trong "Tuần lễ Vàng" tức "Golden Week". Kỳ nghỉ kéo dài một tuần nhân quốc khánh Trung Quốc 01/10 là dịp hiếm hoi để du ngoạn, vì kỳ nghỉ Tết âm lịch theo truyền thống luôn được dành cho gia đình. Tuy trùng hợp với kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng khủng hoảng đã khiến đa số người dân chọn đi du lịch nội địa, hoặc ra nước ngoài thì chủ yếu là Châu Á. Chỉ những người thuộc tầng lớp thu nhập cao mới chọn Tây Âu như Thụy Sĩ, Áo… Có đến 7/10 quốc gia được du khách Trung Quốc đến thăm trong kỳ nghỉ vừa qua nằm ở Châu Á.

Người gốc Ấn trở thành lực lượng chính trị tại Mỹ

Nhìn sang Hoa Kỳ, theo Le Monde, cộng đồng Ấn kiều nay có ảnh hưởng chính trị cao hơn cả trọng lượng dân số của quốc gia Châu Á này. Nếu Kamala Harris đắc cử, bà không chỉ là nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ mà còn là tổng thống gốc Ấn Độ đầu tiên. Còn nếu bà thất cử, người Mỹ sẽ có "Đệ nhị phu nhân" đầu tiên gốc Ấn. Usha Vance, vợ của J. D. Vance, người đứng chung liên danh với ông Donald Trump công khai cho biết theo Ấn giáo và ăn chay.

New York Times nhận xét "Người Mỹ gốc Ấn đã trở thành một lực lượng chính trị". Hiện có 5 thượng nghị sĩ, 40 đại diện lập pháp ở các bang là người gốc Ấn Độ. Thống kê mới nhất cho biết có 4,4 triệu người Ấn Độ tại Hoa Kỳ, đông đảo hơn cả cộng đồng người Hoa, và không chỉ ảnh hưởng trên chính trường. Trong số 500 công ty Mỹ lớn nhất, có 25 đang do người Ấn lãnh đạo trong đó có Microsoft, YouTube, Google, Adobe, con số này cách đây một thập niên là 11.

Sự gia tăng ảnh hưởng trùng hợp với việc các kỹ sư Ấn Độ đến Silicon Valley kể từ những năm 2000. Tại Hoa Kỳ, người Ấn Độ là di dân có lương và bằng cấp cao nhất. Báo chí Mỹ nêu ra lý do thành công là giỏi tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của giới tinh hoa Ấn, quen thuộc với hệ thống bầu cử tương đối dân chủ, trình độ giảng dạy trong các trường đại học về công nghệ. Tuy nhiên vấn đề đẳng cấp không được nói đến, có lẽ vì những người đẳng cấp cao muốn đặt trọng tâm vào tài năng hơn là nguồn gốc, nhưng đó là lý do khiến họ thành công.

Phân biệt đẳng cấp : Mặt tối của cộng đồng Ấn Độ

Shyamala Gopalan, mẹ của Kamala Harris, đến Mỹ năm 1958 ; Satya Nadella, tổng giám đốc Microsoft ; Sundar Pichai, tổng giám đốc Google hay Indra Nooyi, cựu tổng giám đốc Pepsico, tất cả đều là những người Tamil Brahmin tức Bà La Môn Tamil, thường được gọi là "tambram".

Cộng đồng nhỏ bé ở miền nam Ấn Độ chỉ chiếm 2 triệu người trong cả nước và 50.000 ở Hoa Kỳ, hiện diện đông đảo trong giới tinh hoa Mỹ. Đó là đẳng cấp cao nhất của người Ấn Độ, gồm giới tăng lữ và quý tộc. Đối với họ, toán học là một thứ tôn giáo và giáo dục là trên hết, họ yêu thích âm nhạc và múa cổ điển. Trong thời Anh đô hộ, đẳng cấp này chiếm các vị trí cao cấp trong bộ máy hành chánh. Khi Ấn Độ độc lập, quota được đặt ra để đẳng cấp thấp được tham gia, họ quay sang tin học và tạo lập những công ty tầm vóc quốc tế, hoặc ra nước ngoài.

Điều đáng chú ý là bà mẹ của Kamala Harris chọn đứng về phía đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. Màu da khiến các "tambram" là thiểu số ở Mỹ và đôi khi bị kỳ thị, trong khi họ thuộc giai cấp được ưu đãi ở Ấn Độ. Đó là một trong những lý do khiến họ có mặt ở cả hai phía Cộng Hòa và Dân Chủ. Tại Hoa Kỳ, những người thuộc đẳng cấp tiện dân phàn nàn bị phân biệt đối xử ở các đại công ty, đây là mặt tối của cộng đồng người Ấn. Seattle là thành phố Mỹ đầu tiên chính thức cấm "kỳ thị liên quan đến đẳng cấp" vào tháng 2/2023. Cộng đồng Ấn Độ "nhập khẩu" đẳng cấp vào Hoa Kỳ, làm phức tạp thêm chính trường Mỹ.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Lebanon rơi vào hỗn loạn vì cuộc chiến tranh mới

Cuộc xung đột tại Trung Đông giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah bùng nổ dữ dội là thời sự chính được các báo Pháp ra hôm nay tập trung phản ánh.

lebanon1

Khói bốc lên từ các cuộc tấn công của Israel, nhắm vào làn Kfar Rouman, miền nam Lebanon, ngày 25/09/2024 © Hussein Malla AP

Cuộc chiến Israel -Hezbollah phủ kín trang nhất hầu hết các báo. Le Monde chạy tựa chính trang nhất : "Cuộc tấn công của Israel dìm Lebanon vào trong chiến tranh". Le Figaro ghi nhận : "Chống lại Hezbollah, Israel chọn leo thang quân sự". Phủ kín trang bìa của La Croix là bức ảnh một tòa nhà cao tầng ở Beirut bị tên lửa Israel phá hủy tan nát với hàng tựa lớn : "Beirut : tiếng bom nổ". Nhật báo Libération trên nền bức ảnh người già và trẻ em Lebanon trong thùng xe tải chạy sơ tán khỏi cuộc tấn công của Israel là hàng tựa kêu gọi : "Hãy làm chiến tranh dừng lại ở Lebanon".

Le Monde ghi nhận cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông vừa bùng lên đã vô cùng tàn khốc. Hôm thứ Hai Israel tập kích ồ ạt vào 1.600 vị trí liên quan đế Hezbollah và các kho đạn của phong trào này ở Lebanon đã làm ít nhất 500 người thiệt mạng. "Cuộc xung đột ở cường độ thấp với Hezbollah dai dẳng từ 11 tháng qua giờ đã bùng lên thành cuộc chiến tranh cường độ cao, lan ra nhiều vùng dân cư". Theo tờ báo, không loại trừ một cuộc chiến tranh trên bộ sắp tới khi mà Nhà nước Do Thái muốn tạo một vùng đệm ở miền nam Lebanon để cho 60 nghìn người dân Israel ở miền bắc có thể trở lại nhà họ. Trong một bối cảnh khác, miền bắc Israel đặt trong tình trạng báo động cao nhất, mọi hoạt đồng đều ngừng trệ để đối phó với tên lửa, rốc két của Hezbollah đáp trả.

Trong khi đó nhật báo Le Figaro dành nhiều trang bài phản ánh cuộc chiến mới ở Trung Đông. Ghi nhận của tờ báo : "Lebanon chết đứng trước sự leo thang hiếu chiến của Israel. Trong sự hỗn loạn do hàng trăm cuộc oanh kích trút xuống miền nam đất nước, các gia đình hoảng loạn không còn thời gian để thương tiếc người thân đã bị chết". Yếu hơn về mọi mặt quân sự nhưng lực lượng Hezbollah vẫn bắn phá đáp trả vào miền bắc Israel. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột hạ nhiệt. Dù bị suy yếu đi nhiều sau loạt tấn công này, nhưng Hezbollah vẫn còn đủ tên lửa cho một cuộc xung đột kéo dài.

Xã luận của Le Figaro nhận định : "Ở giai đoạn này, chỉ có sự can thiệp ngoại giao mạnh mẽ mới có thể ngăn chặn được phản ứng dây chuyền hướng tới "chiến tranh toàn diện".

Hầu hết các báo đều có chung nhận định, khó có thể biết được liệu chiến dịch tấn công dữ dội này hay khả năng một cuộc tấn công trên bộ của Israel có thể đè bẹp Hezbollah hay không, nhưng hiện tại cuộc tấn công quân sự trên diện rộng của Israel lần này là một "chiến lược rủi ro cao" của Nhà nước Do Thái. Nguy cơ cuộc chiến tranh lan rộng khắp vùng Trung Đông là hoàn toàn có thể.

Liên Hiệp Quốc : Diễn văn cuối cùng của Joe Biden

Một sự kiện khác được các báo chú ý là phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra ở New York với tâm điểm là bài phát biểu cuối cùng của tổng thống Mỹ Joe Biden trước diễn đàn quốc tế này.

Libération có bài : "Tại Liên Hiệp Quốc : Biden bất lực trước xung đột" với ghi nhận, "phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ hạn chế nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn, ngay cả vào khi bom đạn của Israel đang đổ xuống Lebanon".

Le Figaro cùng cái nhìn, ghi nhận qua tựa bài viết : "Biden né tránh đám cháy Trung Đông". Cuộc xung đột Israel - Hezbollah hầu như không được tổng thống Mỹ đề cập tới. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba tại New York, Joe Biden chỉ tập trung đề cập kết quả nhiệm kỳ của mình nhiều hơn là nói về sự leo thang của chiến tranh ở Lebanon. Le Figaro nhận định, sự bùng phát của cuộc xung đột cho đến nay giữa Israel và lực lượng dân quân Shiite kiểm soát Lebanon rõ ràng là một thất bại trong nỗ lực của chính quyền của ông nhằm ngăn chặn cuộc chiến Gaza biến thành một cuộc xung đột khu vực. Sau bài phát biểu, Le Figaro cho biết, ông Biden rời diễn đàn Đại hội đồng với bước đi ngập ngừng mà không hề thuyết phục được thính giả về những thành công của mình.

Chiến tranh Ukraine : Đường dài để đến đàm phán với Nga

Một thời sự nóng khác cũng được các báo quan tâm theo dõi là cuộc chiến tranh Ukraine. Nhật báo Le Monde có bài nói về giả thuyết một cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga vừa hé ra đã cho thấy một con đường đầy cạm bẫy.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với kế hoạch nhằm cố gắng đặt đất nước mình trên thế mạnh trước nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin, trong khi viễn cảnh các cuộc thương lượng vẫn còn ở đâu đó rất xa.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kéo dài hơn ba mươi tháng, cả hai bên tham chiến đều không tỏ dấu hiệu sẵn sàng ngừng chiến và ý tưởng đàm phán vẫn chỉ là ở trong trứng nước.

Tuy nhiên, viễn cảnh đàm phán đang được giới ngoại giao nhắc đến trong các cuộc trao đổi hành lang Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79 (từ ngày 22 đến 27/09) tại New York.

Sau bài phát biểu tại diễn đàn hôm nay, tổng thống Ukraine sẽ được tới Nhà Trắng vào ngày mai (26/09) để trình bày với tổng thống Mỹ Joe Biden, "kế hoạch chiến thắng"mà ông đã bí mật thảo ra từ nhiều tuần qua. Theo Le Monde, với Kiev, vấn đề là thực hiện một nỗ lực quân sự mới với sự hỗ trợ của các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để hy vọng buộc nước Nga của Vladimir Putin ngồi vào bàn đàm phán. Trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC của Mỹ sẽ phát sóng ngày 14/09, ông Zelensky tuyên bố rằng Ukraine đang ở "gần với hòa bình hơn chúng ta nghĩ" và tin rằng mùa thu năm nay sẽ là "quyết định".

Nhưng theo Le Monde, giả thuyết về việc mở ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên tham chiến vẫn rất không chắc chắn, vì con đường này dường như đầy cạm bẫy cho dù các đồng minh của Kiev cũng bắt đầu muốn nhưng vẫn chia rẽ về cách thức tìm lối thoát ngoại giao cho cuộc chiến. Trước mọi khả năng đàm phán, có ý kiến cho rằng cần phải làm tất cả để đặt Ukraine và thế mạnh. Thế nhưng, các yêu cầu của Ukraine cho hướng này lại khiến các đồng minh dè dặt. Một số nước như Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic, Romania tỏ lập trường cứng rắn, muốn tiếp tục nỗ lực hậu thuẫn khiến Vladimir Putin hiểu được rằng ông ta không thể thắng trong cuộc chiến. Bên kia là Anh, Pháp và Đức, những nước từ đầu tỏ ra kiên định nhưng bắt đầu suy nghĩ về những hướng khác thoát khỏi xung đột. Tóm lại, con đường dẫn hai bên tham chiến đến bàn đàm phán vẫn còn xa vời và nhiều chông gai. Đến lúc này cuộc chiến vẫn tiếp diễn khốc liệt.

Ukraine : Tù nhân tăng viện mặt trận

Cũng liên quan đến tình hình Ukraine, nhật báo công giáo La Croix có bài phóng sự có tựa đề đáng chú ý : "Những tù nhân Ukraine tăng viện trên mặt trận Pokrovsk".

Bài báo của La Croix cho thấy, để đối mặt với tình trạng thiếu quân, Kiev bắt đầu tuyển mộ lính trong các nhà tù. Ít nhất 4.000 cựu tù nhân đã gia nhập quân đội Ukraine kể từ khi áp dụng biện pháp này từ mùa xuân vừa rồi. Theo La Croix, các binh sĩ đặc biệt này được đánh giá cao trên thực địa chiến trường, nhưng chắc chắn sẽ vẫn còn chưa đủ để xoay chuyển tình hình. 

La Croix cho biết, cũng giống như tất cả những người đăng lính tình nguyện, các cựu tù nhân này đã ký một hợp đồng, theo đó họ sẽ có thể rời quân ngũ với tư cách là những người tự do nếu sống sót sau chiến tranh. Tuy nhiên, thật khó để nói họ cũng như những người lính khác. Họ bị cách ly trong tiểu đoàn hình sự, họ không có quyền nghỉ phép trong năm đầu tiên của hợp đồng và hầu như chỉ được triển khai cho các nhiệm vụ tấn công nguy hiểm.

La Croix nhận định, việc phải huy động đến các cựu tù nhân này chắc chắn không đảo người tình hình đang ngày càng khó khăn với Kiev. Nhưng trên mặt trận Pokrovsk, những người lính tù nhân cũ này cũng giúp quân đội Ukraine, thiếu nhân lực thường trực, có được chút thời gian nghỉ để lấy lại sức.

Phim Việt và Nam ra rạp tại Pháp

Tờ báo dành hai trang để giới thiệu bộ phim Việt và Nam của đạo diễn trẻ người Việt Trương Minh Quý đang được chiếu tại các rạp ở Pháp, trong khi vẫn chưa được phép chiếu tại Việt Nam

Bộ phim được Libération giới thiệu như là một hành trình đầy cảm xúc giữa thiên nhiên Việt Nam, bộ phim đan xen giữa những câu chuyện về cuộc tìm kiếm hài cốt của người cha bị chết hai mươi sáu năm trước trong chiến tranh và tình yêu nồng cháy buộc phải giữ kín của hai người yêu nhau làm việc trong hầm mỏ.

Tờ báo giới thiệu, Trương Minh Quý, nhà làm phim Việt Nam sinh năm 1990 tại Buôn Ma Thuột, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, học tại Fresnoy ở Tourcoing, hiện cư trú tại Bruxelles, Bỉ. Tiếp sau hai bộ phim điện ảnh đầu tiên, bộ phim mới đầy hấp dẫn của anh, Việt và Nam, đã được trình chiếu tại Cannes trong hạng mục phim "Nhãn quan độc đáo", vừa là sự khám phá về ký ức đau thương trong gia đình về Chiến tranh Việt Nam (1955-1975), vừa là sự gợi nhắc cách về thân phận người nhập cư và người lao động, một bộ phim tình cảm khác lạ về tình yêu, và còn nhiều ý nữa.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế

Trung Đông : Lebanon có trở thành "một Gaza thứ hai" ?

Căng thẳng ở Trung Đông, những thách thức mà tân chính phủ Pháp phải đối mặt là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay 24/09/2024.

liban1

Hàng nghìn người Lebanon bị kẹt xe trên đường cao tốc khi tìm cách sơ tán về thủ đô Beyrouth, ngày 24/09/2024. AFP – Ibrahim Amro

Trang nhất nhật báo Le Monde quan tâm đến căng thẳng ngày càng leo thang giữa Israel và tổ chức Hezbollah ở Lebanon. Sáng hôm qua, quân đội Israel đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhắm vào Lebanon. Các nhà báo AFP và truyền thông Nhà nước Lebanon đã ghi nhận hàng chục cuộc oanh kích ở phía nam đất nước và ở cao nguyên Bekaa.

Theo Nhà nước Do Thái, quân đội nước này đã phát động chiến dịch oanh kích Lebanon sau khi xác định được vị trí những phát súng bắn về phía Israel. Nhà nước Do Thái kêu gọi những người Lebanon hiện diện ở gần những tòa nhà mà Hezbollah cất giữ vũ khí phải "rời khỏi khu vực ngay lập tức", trước khi nhấn mạnh các cuộc tấn công nhắm vào nhóm lính Lebanon này sẽ "tiếp diễn trong tương lai gần" với "quy mô lớn và chính xác hơn". Hôm 22/09, một ngày trước khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc, tổng thư ký Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại về việc Lebanon có thể trở thành "một Gaza thứ hai".

Trước đó một hôm, quân đội Israel đã thực hiện những cuộc tấn công "phòng ngừa" khác ở miền nam Lebanon, nhắm vào "hàng nghìn bệ phóng tên lửa trong tình trạng sẵn sàng" chống Nhà nước Do Thái ở khu vực này. Về phần mình, không muốn tỏ ra bị lép vế, Hezbollah cũng không ngừng đáp trả, trong bối cảnh lực lượng này đã bộc lộ những điểm yếu trước Israel.

Mạng sống của người dân Lebanon "vô giá trị"

Cùng chủ đề, trang nhất của tờ Libération ghi nhận những cuộc oanh kích của Israel ở Lebanon đã khiến hơn 300 người thiệt mạng, buộc người dân nước này phải đồng loạt sơ tán khỏi các khu vực gần biên giới với Israel. Nhật báo thiên tả nhận định điều mà người dân Lebanon lo sợ kể từ tháng 10 năm ngoái, một cuộc "Đại chiến", dường như đang trở thành hiện thực.

Có thể thấy rõ sự hỗn loạn trên những trục lộ chính của đất nước. Hàng giờ chờ đợi do tình trạng tắc đường kéo dài nhiều cây số hướng về thủ đô Beyrouth, nơi hàng nghìn người đang tìm nơi ẩn náu. Ahmad bị kẹt xe ở khu vực Tyre, phía nam đất nước và lo sợ màn đêm sẽ buông xuống trước khi tới được thủ đô. Được Libération liên lạc bằng điện thoại, Ahmad giận dữ hét lên : "Khắp mọi nơi đều có thông tin nói rằng tất cả nhà dân đều là những điểm đáng ngờ… Họ đang chuẩn bị biện minh cho cái chết của chúng tôi" ! Giống như nhiều người khác, người đàn ông 40 tuổi này vẫn lưu giữ ký ức về cuộc chiến năm 2006, khi nhớ lại những bản tin thời sự nóng, những cây cầu bị oanh tạc hay những lời kêu gọi sơ tán dân thường... Ahmad không tiếc lời để bày tỏ quan ngại về tương lai của anh nói riêng và người dân Lebanon nói chung : "Cộng đồng quốc tế sẽ làm gì ? Họ sẽ bỏ mặc cho Israel phá hủy những ngôi làng của chúng tôi và biến nơi này thành một Gaza thứ hai ? Chẳng lẽ Netanyahu có quyền san bằng bất cứ quốc gia nào ông ấy muốn ? Chúng ta chẳng là gì trong mắt cộng đồng quốc tế ! Cuộc sống của chúng ta thật vô giá trị !" Khi đến thủ đô Beyrouth, Ahmad không biết sẽ lưu trú ở đâu, nhưng buộc phải bỏ nhà ra đi.

Tại ngôi làng Bazouriyé gần Tyre, Nour không biết phải đưa ra quyết định gì : "Tôi không biết mình sẽ về nhà bằng cách nào. Họ oanh kích khắp mọi nơi và tôi lo nhà tôi sẽ bị phá hủy. Chúng tôi không thể ở đây được nữa". Người mẹ này đang đi cùng con trai lên thủ đô để đoàn tụ với chồng, nhưng chính quyền Lebanon đã đóng con đường đi từ Tyre đến Beirut, còn những con đường làng thì hết sức nguy hiểm khi liên tục bị oanh kích. Nour thực sự hoang mang khi không biết sẽ qua đêm ở đâu.

Một người khác phải sơ tán đến thủ đô Beyrouth là Rima. Từ mùa hè, cô đã thuê một căn hộ cho cả gia đình để họ có thể ổn định cuộc sống nếu chiến tranh nổ ra, và cô không hề hối hận về quyết định của mình. Tuy nhiên, mặc dù không sống ở quá gần nơi diễn ra chiến sự, Rima và gia đình không còn cảm thấy thực sự an toàn. Israel hôm qua đã thực hiện cuộc oanh kích nhắm vào Ali Karaké, chỉ huy Hezbollah ở mặt trận phía nam. Rima cho biết "quân đội Israel có thể viện cớ binh sĩ Hezbollah hiện diện ở khu vực bị nhắm tới để oanh kích những tòa nhà dân cư". Rima kết luận : "Trên Twitter, nhiều người đang đề cập đến ‘Chiến tranh Lebanon lần thứ ba’. Đó là điều đáng sợ nhất, những cuộc chiến có tên. Khi những cuộc chiến có tên, tức là chúng đã làm thay đổi lịch sử, và tổn thất đi kèm cũng rất nặng nề".

Trung Đông : Hoạt động ngoại giao tế nhị của Hoa Kỳ

Về mặt ngoại giao, nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất nói về việc Hoa Kỳ đang tìm cách thực hiện chiến lược giữ cân bằng hết sức tế nhị. Washington ngầm ủng hộ các hoạt động quân sự của Israel chống Hezbollah, đồng thời kêu gọi Benjamin Netanyahu không được đi quá xa, như không được phép chiếm đóng khu vực miền nam Lebanon. Tổng thống Joe Biden hôm qua đã khẳng định đang "làm mọi cách để giảm leo thang" căng thẳng. Mục tiêu của Washington là tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực có khả năng liên lụy trực tiếp đến Iran, trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.

Pháp : Những thách thức của tân thủ tướng Michel Barnier

Về tình hình chính trị Pháp, trang nhất và bài xã luận của tờ Le Figaro chú ý đến những rủi ro trong việc tăng thuế của tân thủ tướng Michel Barnier. Cánh tả, cánh trung hay cánh hữu lãnh đạo thì Pháp vẫn là Pháp, đất nước mà thuế khóa luôn là chủ đề sôi nổi. Mọi người chưa biết tân chính phủ của thủ tướng Barnier có chính sách cụ thể gì, ngoại trừ việc thuế sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, dường như không phải tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng khi tầng lớp trung lưu được cho là sẽ không bị đánh thuế cao hơn. Chỉ những tập đoàn lớn hay người giàu có nhất bị nằm trong tầm ngắm của chính phủ. Mặc dù vậy, nhật báo thiên hữu nhận định những "nạn nhân" này không phải quá lo lắng khi đây dường như sẽ chỉ là chính sách tạm thời để làm đầy ngân sách Nhà nước.

Trong bối cảnh đó, Le Figaro cảm thấy lo ngại khi nền kinh tế của Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, đã lấy lại được khả năng cạnh tranh trong những năm gần đây, nhờ chính sách thuế khóa "đồng đều" với các nước láng giềng. Tờ báo đặt câu hỏi đây có phải là thời điểm thích hợp để giảm sức hấp dẫn của Pháp bằng cách đánh thuế cao các doanh nghiệp ?

Mỹ do dự trong việc bật đèn xanh cho Ukraine đánh sâu vào lãnh thổ Nga

Về tình hình Ukraine, tờ Les Echos có bài viết nói về việc tổng thống Volodymyr Zelensky ngày mai sẽ kêu gọi Washington bật đèn xanh cho phép Kiev nhắm mục tiêu vào các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, trong bối cảnh Nhà Trắng đang tỏ ra do dự.

Theo dự kiến, nguyên thủ Ukraine sẽ trình bày kế hoạch "giải quyết" chiến tranh với tổng thống Biden, với ứng viên đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống 2024 Kamala Harris, và với ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump, từng khẳng định sẽ cắt viện trợ quân sự cho Kiev nếu ông đắc cử tổng thống ngày 05/11.

Kiev đang rất muốn thuyết phục Washington bật đèn xanh và cho rằng đó là giải pháp thiết yếu để Ukraine có cơ hội giành chiến thắng, trong bối cảnh số lượng binh sĩ, đại bác và chiến đấu cơ của Nga nhiều hơn hẳn Ukraine. Nhưng tổng thống Nga Vladimir Putin cách đây 10 ngày đã khẳng định việc sử dụng tên lửa tầm xa có độ phức tạp lớn, nhất thiết cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia Mỹ, "sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột" và sẽ đưa Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuộc chiến chống lại Moskva, và điều này đủ khiến Washington bối rối.

Pháp : Tỷ lệ người sống qua 90 tuổi ngày càng nhiều

Về lĩnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix có bài viết nói về tỷ lệ người dân Pháp sống qua cửu tuần ngày càng nhiều, nhưng lại ngày càng bị cô lập. Nhờ tuổi thọ được cải thiện, dân số tiếp tục gia tăng. Tính đến ngày 01/01/2024, có 956.000 người từ 90 tuổi trở lên, bao gồm 694.000 phụ nữ và 262.000 nam giới.

Michel Billé, nhà xã hội học chuyên về các vấn đề liên quan đến tuổi già, nhận định : "Những cụ già 90 tuổi vào năm 2024 khác hẳn với những cụ già 90 tuổi vào năm 1980. Một nghiên cứu từ năm 1950 cho thấy một người Pháp sau khi sinh ra, thường sẽ kết hôn, làm việc và chết trong bán kính 50 km xung quanh nơi họ sinh ra. Vào thời điểm đó, khi người ấy già đi và cần đến con cái, chúng có thể đến với cha mẹ trong ngày. Giờ đây, bối cảnh gia đình đã thay đổi rõ rệt : các gia đình bị phân tán, điều đó không có nghĩa là con cháu không còn yêu thương bố mẹ già, nhưng chúng ta không còn có thể trông cậy vào chúng theo cách tương tự nữa".

Tuy nhiên, việc duy trì các mối liên kết xã hội vẫn rất cần thiết ở những độ tuổi này. Bác sĩ lão khoa Véronique Lefebvre des Noettes giải thích : "Lão hóa là một quá trình với 20% do di truyền, còn 80% phụ thuộc vào môi trường chúng ta đang sống. Nếu một người già đi mà không được ai chăm sóc, người đó sẽ chết trước những người được chăm sóc, ngay cả khi người đó có thể chất tốt".

Ngoài ra, các bệnh lý về tim mạch vẫn rất phổ biến, có thể gây ra đột qụy, tình trạng huyết áp cao, tiểu đường hay mỡ máu cao. Bệnh sa sút trí tuệ cũng thường được phát hiện ở độ tuổi này. Mặc dù các phương pháp phòng ngừa đã có những tiến bộ nhất định, nhưng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở phụ nữ là 40%.

Marie-Françoise Fuchs, người sáng lập hiệp hội Old’Up, vừa mới kỷ niệm sinh nhật lần thứ 92, nhận định : "Chúng ta nhìn kém hơn, nghe kém hơn và cũng hay quên hơn. Chúng ta giống như một tòa lâu đài ọp ẹp, bất an với sức khỏe. Điều đó buộc tôi phải sống chậm lại, giúp tôi quan sát được những điều mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đây : một nụ hoa nở rộ, những chiếc lá chuyển động theo gió, những tia nắng xuyên qua tấm rèm vào buổi sáng". Véronique Lefebvre des Noettes kết luận "đó là bí quyết để có một tuổi già khỏe mạnh". Bà nói : "Hãy tò mò về mọi thứ, đừng quá tập trung vào bản thân, nuôi dưỡng niềm vui và không bao giờ chán nản với những niềm hạnh phúc nho nhỏ trong cuộc sống".

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế
lundi, 10 août 2020 15:17

Tương lai Lebanon đi về đâu ?

Tng thng Emmanuel Macron đến thăm Beirut mi mt ngày, s người Lebanon ký kiến ngh yêu cu Pháp tr li x này đã ti 60 ngàn và còn đang tăng lên. Chưa thy mt quc gia nào lâm vào cnh nhc nhã như vy : Người dân kêu gi nước khác đến cai tr mình !

lebanon1

Người biu tình ném đá vào cnh sát chng bo đng Lebanon, 9 tháng Tám, 2020.

Lebanon là có mt bn hiến pháp dân ch, người dân vn được đi b phiếu ! Ti sao dân Lebanon tuyt vng đến mc mun tr li chế đ thuc đa ?

Vì chế đ dân ch ch có trên giy t ! Mt nhóm người m dân, bè phái, ích k, tham nhũng và bt lc đã chiếm đc quyn cai tr k t khi được đc lp, năm 1945 !

Bn kiến ngh trên mng Avaaz xut hin ngay sau v n, viết rng "Nhng người cm quyn Lebanon cho thy rõ ràng là h hoàn toàn bt lc không th điu hành quc gia và bo v an toàn cho dân vi mt h thng tham nhũng !"

Sau khi v n kho phân bón bến tàu làm chết gn 150 người, 5.000 người b thương và 250 ngàn người mt nhà ca, bà Lina Mounzer, mt nhà văn đã viết rng "mt chế đ tham nhũng ca các lãnh chúa và nhng gia đình giu có, h kim soát gung máy quyn hành k t thp niên 1990 sau khi trn ni chiến 15 năm chm dt Tôi không bao gi tưởng tượng được tình trng bt lc ca nhà nước Lebanon xung ti mc nguy him chết người khng khiếp như thế này !".

Bn kiến ngh Avaaz kết lun : "Chúng tôi mun Lebanon tr li dưới quyn y nhim cai tr ca nước Pháp (trong thi gian 10 năm) đ thiết lp mt chính ph sch s và vng vàng".

Trước thế k 20 người dân vùng này sng trong Đế quc Ottoman ca người Th Nhĩ K. Sau Đi chiến Th nht, các nước thng trn chia phn các lãnh th thuc Đế quc Ottoman, h tùy tin quyết đnh biên gii các mnh đt được chia ct. Nước Pháp được y nhim cai tr x Syria và Lebanon bây gi. Vùng này đã t thi thượng c tng b các đo quân Hy Lp, Ba Tư, quân Mông C và Th Nhĩ K, các đo Thp T quân và quân Hồi giáo đi qua. Lebanon, tên theo người Pháp gi, là mt x phong cnh ni tiếng đp vi nhng ngn đi trng olive và các bãi bin bên b Đa Trung Hi nước xanh ngt. Sau Đi chiến Th hai, Pháp rút đi, Lebanon thành mt quc gia đc lp hn hp nhiu nhóm sc tc và tôn giáo. Trong bài này chúng tôi dùng c hai tên Lebanon và Lebanon, vì người Pháp đang dính líu vào tương lai x này.

Bn hiến pháp Lebanon năm 1945 công nhn các quyn t do ca người dân. Nhưng thc quyn li được phân phi theo tiêu chun các phe nhóm tôn giáo, gi vn còn áp dng. Tng thng Michel Aoun hin nay vn là mt người Thiên Chúa giáo phái Maronite ; Th tướng Hassan Diab là người Hồi giáo phái Sunni ; ch tch quc hi, ông Nabih Berri theo Hồi giáo Shi A, cũng mt quyn hiến đnh. Các nhóm thiu s khác, Chính thng giáo Hy Lp và giáo phái Druze thuc Hồi giáo, theo hiến pháp, cũng được chia các chc v.

Hu qu ca cách phân phi này là người dân không được trc tiếp chn người lên cai tr ! Các nhóm tôn giáo nm trong tay nhng gia đình giu thế lc mnh và nhng nhóm vũ trang. H gii dùng th đon khích đng, m dân, thao túng. Cui cùng, b máy chính quyn gm nhng nhà chính tr li dng tôn giáo gây xung đt, chia r dân, đ giành quyn bính và vơ vét tài sn. Dân Lebanon không còn làm ch vn mnh ca h na.

Khi trong phong trào Mùa Xuân Á Rp năm 2011 ni lên, người biu tình đu nêu đích danh các lãnh t đc tài đòi lt đ, Ai Cp, Tunisie hay Algérie. Nhưng Tháng Mười năm ngoái dân Lebanon xung đường, thanh niên, sinh viên hô "Cách Mng ! Cách Mng !" h đã đòi phi lt đ tt c h thng chính quyn ca các phe phái.

Người ta bt mãn vì chế đ thi nát, bt công, không màng gì ti đi sng ca đám dân đen. Ba ngàn người giu có nht nước chiếm mt phn mười li tc ca c quc gia gn by triu người. Trong khi đó nhiu khu nhà mt đin, nước không chy, rác rưởi ngp đường hoc cht đng bên các xa l. Các bãi bin cũng đy rác và nước ô nhim đến mc không ai dám xung tm.

Cuc biu tình năm ngoái đã n lên vì mt chuyn cn con : ông th tướng cũ đt thêm mt món thuế đánh trên vic s dng WhatsApp, mt ng dng tin hc được thanh niên ưa chung. T năm ngoái, IMF cùng các nước vn còn đang bàn cách cu chính ph Lebanon, giúp h thanh toán nhng món n ngp đu không có tin tr. Ông Saad al-Hariri ni tiếng khi báo chí tiết l ông đã tng mt món quá tr giá $16 triu m kim cho mt cô người mu chuyên mc bikini mà ông gp khi đi ngh mát qun đo Seychelles t năm 2013 !

Ông th tướng phi rút li món thuế trên WhatsApp nhưng dân chúng tiếp tc xung đường ; vì bao nhiêu bt mãn chng cht, nn kinh tế suy sp do chế đ gây nên. Mt sinh viên 23 tui kết án : "Tt c bn chúng nó đáng b tù hết ! Không b sót mt đa nào !" Mt n sinh viên 22 tui, sau khi đi biu tình bn ngày, t cáo : "Không th nào tin tưởng chúng nó, toàn là mt bn ăn cp !" Cô đã tt nghip v âm nhc nhưng không kiếm ra vic làm, vì "mun xin làm cô giáo không thôi cũng phi có phe đng !" Mt người đàn ông 47 tui, đem theo đa con gái 7 tui đi biu tình, nói rõ ràng : "Chúng tôi cn mt h thng chính tr mi, bt đu t s không !"

Khi nhà báo nước ngoài hi các thanh niên biu tình rng h thuc giáo phái nào, nhng bn tr đã gt đi : "Không cn biết !" Mt sinh viên mi ra trường không kiếm được vic làm nói : "Chúng tôi là người Lebanon ! Đi ngoài đường, chúng tôi không biết ai là người Shi A,người Sun Ni hay Thiên Chúa giáo ! Chúng tôi là các công dân Lebanon !"

V n nhà kho bến tàu cho thy chế đ thi nát và vô trách nhim đến cùng cc. Chiếc tàu Rhosus t nước Georgia ch 2,750 tn cht nitrate ammonium, mt hóa cht có th dùng làm phân bón hoc chế cht n, trên đường đi giao hàng ti Mozambique, Châu Phi, năm 2013 ; đã b kt li khi ghé bến Beirut, vì ch nhân không tr tin l phí và b rơi c thy th đoàn ba người Nga và Ukraine. Chính ph Lebanon đã tch thâu hàng ri cha 2,750 tn cht nitrate ammonium trong mt nhà kho. Tt c mi người biết đây là mt trái bom có th n bt c lúc nào. Quan chc bến tàu biết mi nguy him, đã yêu cu thanh toán đi, nhưng sau 6 năm không xong ! Cho đến khi "kho cht n" đã bt phát.

Tng thng Pháp Emmanuel Macron đã bay qua Beirut ngày hôm sau, và được hàng ngàn người đón chào nng nhit trong khu vc người Thiên Chúa giáo. Ông Macron ha Pháp s vin tr, và "cam kết tin vin tr s không đưa vào tay đám tham nhũng", mt li ha có th làm cho chính người dân Lebanon phi xu h nhưng nhiu người hô khu hiu "Vive la France ! Nước Pháp muôn năm !"

Ông Macron cũng nói rng nước Lebanon s càng ngày càng tt xung h sâu nếu không ci t, rng v n này bt đu mt thi k mi phi thay đi chính tr".

Người dân Lebanon cũng thy cn thay đi chính tr. Ông Walid Jumblatt, thuc mt gia đình nhiu đi làm ch nhóm dân thiu s Druze cũng yêu cu phi có mt y ban điu tra quc tế đến xem ai chu trách nhim v cái chết ca 145 nn nhân v n, vì ông không th tin tưởng nếu đ cho chính quyn hin ti đng ra làm vic đó.

Chính ph Pháp đã bt đu m cuc điu tra v nguyên nhân v n, vì có mt công dân Pháp chết và 21 người b thương. Nhưng thay đi chính tr x Lebanon như thế nào ?

Các nhóm chính tr Lebanon đã bám r t hơn na thế k, h chia r người dân da trên các tôn giáo khác bit, mi nhóm liên kết vi các thế lc ngoi quc, nhưng h đã biết cách "chia phn" vi nhau đ cùng th hưởng.

Nhà văn Lina Mounzer viết rng bà vn gi cuc ni chiến hi 1990 là "Cuc chiến Aoun". Tướng Aoun lúc đó ch huy quân đi quc gia, nhưng đã biến đo quân đó thành lính ca chính ông ta khi hô hào h đánh đui quân Syria ra khi nước. Nhưng bây gi, bà Mounzer k, ông Aoun li liên kết vi nhóm vũ trang Hezbollah, gm nhng người theo giáo phái Shi A, mà Hezbollah thì liên kết cht ch vi Iran và chính quyn Syria, vì h cùng theo giáo phái Shi A.

Ông Macron cho biết ông "s nói chuyn vi tt c các lc lượng chính tr trong x Lebanon và s đ ngh vi h mt "tha hip chính tr mi". Nhưng không ai đoán được tha hip mi s như thế nào khi nước Lebanon còn chia r và b các nước láng ging thao túng !

Có l, sau khi ông Macron không th nào hòa gii các phe nhóm, gii pháp gin d nht là nước Pháp tr li trc tiếp cai tr nước Lebanon trong mười năm như người ta đang đ ngh ! Mun vy, Pháp cn được Liên Hip Quc y nhim đ có lý do đem quân ti "dp lon". Nhưng trong Hi đng Bo an Liên Hip Quc không phi nước nào cũng d dàng chp nhn gii pháp đó ! Nga và Trung Cng s giúp Iran bo v nh hưởng Lebanon, dù ch đ chng M !

Bn kiến ngh trên mng Avaaz tiên đoán rng "các nhóm khng b và dân quân bè phái trong nước Lebanon đang trút hơi th cui cùng !" Các con quái vt đu ca quy, vùng vy, trước khi trút hơi th cui cùng, nếu thc s chuyn đó xy ra !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 10/08/2020

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Lebanon : Kêu gọi đứng dậy chống giới lãnh đạo bám quyền

Ba chủ đề tràn ngập các trang báo Pháp đầu tuần là Lebanon, Covid-19 và nạn hạn hán tại Pháp. Mùa xuân thiếu mưa, mùa hè thiếu nưóc. một phần tư nước Pháp oi bức, đất đai khô cằn càng làm tăng thêm mối lo cho nông gia.

liban1

Cảnh biểu tình ở Beirut sau vụ nổ. Ảnh chụp ngày 08/08/2020.  JOSEPH EID / AFP

Lebanon : Giới chính trị gia theo chân khủng long ?

Le Monde dành trang nhất cho khủng hoảng Lebanon : "Beirut ơi đừng ngủ". Lời kêu gọi thống thiết của một nữ văn sĩ Lebanon mở đầu một loạt bài của nhiều tác giả đồng hương : "Gục ngã và đứng dậy là chuyện thường nhật" của người dân Lebanon.

Trong nỗi bất lực này, Le Monde cho biết một thông tin : Tổng thống Aoun cũng chống đề nghị mời quốc tế điều tra vụ nổ 2.750 tấn hóa chất. Nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo và phe Hezbollah Hồi giáo Shia đều chống đề nghị của tổng thống Pháp Macron. Lập luận của tổng thống Lebanon là điều tra quốc tế sẽ làm "giảm bớt sự thật". Ông nghi ngờ có bàn tay can thiệp từ bên ngoài và muốn Pháp cung cấp hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng xem có máy bay hay tên lửa trên không vào lúc nổ hay chăng ?

Libération dành 6 trang cho Lebanon với tựa bốc lửa : Nỗi căm hờn khôn nguôi của người dân Lebanon muốn tự tay "xử lý" thủ phạm mà họ cho là các thế lực chính trị từ bao nhiêu thập niên chia chát quyền lực. Công lý Lebanon từ lâu rồi không làm bổn phận.

Le Figaro cũng đồng điệu với đồng nghiệp cùng trên hai chủ đề : Hạn hán và Lebanon. "Pháp đối mặt với một năm hạn hán nữa" tựa một bài báo dài, kèm theo hình ảnh đất ruộng nứt nẻ. Đề tài thứ hai là phải giúp Lebanon nhưng giúp dân và loại trừ thành phần chính trị gia tham ô bám trụ .

Lebanon : Quốc tế đề nghị trợ giúp có điều kiện

Hôm chủ nhật, trong cuộc thảo luận qua video, đặc biệt có Donald Trump tham gia, khoảng 30 nhà lãnh đạo thế giới đòi hỏi tiền trợ giúp Lebanon phải trực tiếp đến tận tay người dân và trong điều kiện minh bạch. Trong bài xã luận "Phải cứu Lebanon", nhật báo Le Figaro ngạc nhiên khi thấy Lebanon sau nửa thế kỷ rơi vào địa ngục mà vẫn huy động được thiện chí của cộng đồng quốc tế.

Nhưng giúp Lebanon không có nghĩa là đưa Hội Hồng Thập Tự đến cứu nạn nhân. Trái lại, phải giúp người Lebanon thoát ra tình trạng tê liệt chính trị và xã hội. Phải chỉ mặt những kẻ có trách nhiệm, đe doạ phong toả tài sản của họ nếu cần. Le Figaro cảnh báo nước Pháp là sẽ không làm tròn bổn phận của một nước bạn lịch sử của Lebanon, nếu Paris tiếp tục làm ngơ trước tệ nạn xã hội đen chính trị trầm kha.

Nhật báo thiên hữu lập luận : Nếu cần một cơn đại biến để quét sạch khủng long khỏi mặt đất thì hy vọng rằng vụ nổ kho hóa chất ở Beirut hôm thứ ba tuần trước sẽ giúp đánh bật gốc giới chính trị gia già nua, bám rễ tại Lebanon từ nhiều thập niên qua.

WeChat, xung khắc Mỹ-Trung bước vào một thế trận mới

Về thời sự Châu Á, Le Monde dành gần trọn trang 2 để tường thuật về "cuộc tấn công" của Donald Trump vào nền "công nghệ" của Trung Quốc, sau TikTok, giờ đến phiên WeChat và giới quan chức Hồng Kông thân Bắc Kinh mà đứng đầu danh sách là Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Vấn đề là các biện pháp cấm WeChat có hiệu quả như mong muốn hay không ? Theo một nhà phân tích Mỹ thì câu trả lời là không. Lý do trớ trêu là người sử dụng tại Mỹ sẽ áp dụng chiêu thức mà người dân tại Hoa Lục dùng để lách tường lửa kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc : Thuê VPN để tiếp tục truy cập WeChat.

Còn đối với nhật báo kinh tế Les Echos, khi tấn công vào WeChat, xung khắc Mỹ-Trung bước vào một thế trận mới, bởi vì WeChat là ứng dụng con gà đẻ trứng vàng của Tencent được 1,2 tỷ người sử dụng, hầu hểt là dân Trung Quốc và du học sinh Hoa Lục tại Mỹ.

Tình hình xứ sở của Kim Jong-un cũng hầu như hoàn toàn bế tắc

Bình Nhưỡng khẳng định với thế giới là đã chận được đại dịch Covid-19, trên toàn quốc không có một trường hợp lây nhiễm nào, khiến giới y tế thế giới không khỏi ngạc nhiên. (Một người đào tị, bị tư pháp Seoul truy nã về tội hình sự, vừa trốn về lại Bắc Triều Tiên lúc đầu bị xem là ca ngoại nhập, nhưng cuối cùng xét nghiệm cho kết quả âm tính).

Trên thực tế dù Covid-19 có tới Bắc Triều Tiên hay không thì nước này cũng đã điêu đứng vì đại dịch : Chính sách hiện đại hóa bị tê liệt, tựa của Le Monde. Siêu vi corona gây tác hại nghiêm trọng cho kinh tế Bắc Triều Tiên, do buôn bán với Trung Quốc bị giảm tốc độ, cộng với guồng máy quan liêu nặng nề của chế độ đã cản trở các dự án cải cách của Kim Jong-un, Le Monde giải thích.

Covid-19 : Tổng kết giai đoạn một

Covid-19 được trình bày trên nhật báo kinh tế như một bản tổng kết giai đoạn một đã qua. Bên cạnh ảnh minh hoạ hai khách bộ hành đeo khẩu trang đi dạo, Les Echos đặt ra một loạt vấn đề liên quan đến đợt dịch thứ hai mà giới y tế cảnh báo như kinh nhật tụng. Lo ngại Covid bùng lại, hàng loạt biện pháp ngăn chận đã được ban hành. Tuy nhiên, theo nhật báo kinh tế, đợt hai tại Bỉ và Pháp có vẻ yếu, tại Châu Âu số nạn nhân tử vong giảm 15 lần, nhưng chính quyền Pháp ra lệnh đeo khẩu trang nơi công cộng để chận trước cho chắc ăn. New York khống chế được đại dịch và tại Úc, Melbourne siết chặt phong toả .

Nhật báo kinh tế có vẻ lạc quan cũng như Thierry Breton, uỷ viên Châu Âu đặc trách chính sách công nghiệp, công nghệ số, thị trường nội địa, quốc phòng và không gian. Theo nhà kỹ nghệ dạn dày kinh nghiệm này, Covid-19 cũng có khía cạnh tích cực. Chỉ trong vòng 100 ngày đầu tiên, siêu vi đã giúp cho Liên Hiệp Châu Âu loại trừ một loạt quan điểm giáo điều nhiều hơn suốt 30 năm qua. Trước một Donald Trump xé lẻ bảo vệ quyền lợi nước Mỹ, trước một Trung Quốc lợi dụng thế mong manh của chủ nghĩa kinh tế đa phương đang mất giá, từ con đường tơ lụa đến ngoại giao khẩu trang, từng bước thực hiện tham vọng "trùm kinh tế công nghệ thế giới".

"Châu Âu không còn ngây thơ nữa" là tựa đầu tiên trong loạt bốn bài mỗi thứ hai trên Les Echos. Thierry Breton sẽ quay lại phân tích bằng chiến lược gì Châu Âu trở thành một khối hùng cường, không tẩy chay ai, không kỳ thị ai.

Bầu cử tổng thống Belarus là sao chép mô hình Xô-viết

La Croix ngoài tựa lớn : Đưa Lebanon ra khỏi bế tắc. Quốc tế phối hợp giúp Lebanon trong bối cảnh người dân đòi hỏi phải tái tổ chức hệ thống chính trị mafia, nhật báo công giáo không quên dân Bulgaria cũng đang tranh đấu chống chế độ mà họ cũng gọi mà "mafia" đang biến đất nước thành của riêng.

Tình hình nghiêm trọng đến nổi tổng thống Roumen Radev cũng tham gia xuống đường với dân chúng đòi thủ tướng Boiko Borissov và chưởng lý Ivan Guechev từ chức.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á