Vào ngày 11 tháng 9, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức đượt huấn luyện thực hành quy mô lớn trên bộ trang bị bệnh viện dã chiến cấp 2 với sự giúp đỡ của chuyên gia Anh và Mỹ để chuẩn bị tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan. Báo chí trong nước dẫn lời đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức đợt huấn luyện như vậy.
Lính Việt Nam ở Trung Tâm Gìn Giữ Hòa Bình của Liên Hợp Quốc của Việt nam lắn nghe Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trong một cuộc họp ở Hà Nội hôm 23/5/2015. AFP
Đợt huấn luyện kéo dài từ ngày 11 đến 15 tháng 9 tại Sư đoàn 317, Quân khu 7.
Việc huấn luyện sẽ tập trung vào việc xử lý các tình huống như chấn thương hàng loạt do mìn, giập chân, tay, chấn thương hàm mặt, chán thương ngực kín, bỏng ở trẻ em, dịch tả, sốt rét.
Báo Thanh Niên trích lời đại úy Anthony Salvant, Trưởng đoàn chuyên gia Hoa Kỳ, cho biết bệnh viện dã chiến là bằng chứng rõ nét nhất về tinh thần đối tác và đa phương khi cả 3 quốc gia là Việt Nam, Anh và Hoa Kỳ cùng làm việc chung.
Việt Nam chính thức gia nhập lực lượng gìn giữ hào bình của Liên Hợp quốc vào năm 2014. Lúc đầu, Việt Nam chỉ cử 2 sĩ quan tham gia lực lượng này. Tính đến nay, Việt Nam đã cử 15 lượt cán bộ tới Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Việt Nam cũng chuẩn bị Bệnh viện dã chiến cấp 2 gồm 70 người và đơn vị công binh 268 người để sẵn sàng cử hai đơn vị này đi khi có yêu cầu từ Liên Hợp quốc.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm thứ Ba cảnh báo chính quyền Trump rằng nếu Mỹ ngưng tham gia trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang đối mặt thì Mỹ sẽ bị thay thế - và điều đó sẽ không có lợi cho Mỹ và thế giới.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (giữa) phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên của ông tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, ngày 20 tháng 6, 2017.
Ông Guterres nói rõ với các phóng viên nhân cuộc họp báo đầu tiên của ông ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York kể từ khi lên nắm chức lãnh đạo Liên Hiệp Quốc đầu năm nay rằng những khoản cắt giảm tài trợ cho Liên Hiệp Quốc mà Mỹ đề xuất sẽ là thảm họa và tạo ra "một vấn đề không thể giải quyết được đối với việc quản lý Liên Hiệp Quốc".
Nhưng nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng ông không ngại lên tiếng chống lại Tổng thống Donald Trump, dẫn ra sự phản đối của ông đối với việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Ông nói việc huy động giới doanh nghiệp và xã hội dân sự ở Mỹ ủng hộ thỏa thuận khí hậu là "một dấu hiệu hy vọng mà chúng tôi rất khuyến khích".
Nhìn vào nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu, ông Guterres bày tỏ mối lo ngại rằng có thể có một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga liên quan tới Syria và kêu gọi xuống thang tranh cãi giữa Washington và Moscow về việc Mỹ bắn rơi máy bay của Syria.
Điều này rất quan trọng, ông nói, "bởi vì những sự kiện này có thể rất nguy hiểm trong tình huống xung đột mà có nhiều tác nhân và phức tạp".
"Thật vậy, tôi lo ngại, và tôi hy vọng rằng điều này sẽ không dẫn đến bất kỳ sự leo thang nào trong cuộc xung đột vốn đã ác liệt", ông Guterres nói.
Khi được hỏi về một trật tự thế giới mới tạo nên bởi những hành động của chính quyền Trump, ông Guterres nói : "Tôi tin rằng nếu Mỹ rút khỏi nhiều khía cạnh của chính sách đối ngoại và nhiều mối quan hệ quốc tế, những nước khác sẽ chiếm chỗ của Mỹ, đó là điều không tránh khỏi".
"Và tôi không nghĩ rằng điều này có lợi cho Mỹ và tôi không nghĩ rằng điều này có lợi cho thế giới", ông nói.
Ông Antonio Guterres (trái) tuyên thệ nhậm chức tổng thư ký trước chủ tịch Đại hội đồng Peter Thomson, tại New York ngày 12/12/2016. REUTERS/Lucas Jackson
Chính trị gia người Bồ Đào Nhà Antonio Guterres chính thức trở thành nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc ngày 01/01/2017 trong khi tổ chức này đang tỏ ra bất lực về cuộc khủng hoảng tại Syria. Tân tổng thư ký không giấu tham vọng tìm được giải pháp cho bế tắc hiện nay.
Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha 67 tuổi sẽ thay thế ông Ban Ki Moon với nhiệm kỳ 5 năm. Nhận được sự ủng hộ tuyệt đối, tân tổng thư ký Antonio Guterres được kỳ vọng mang lại hơi thở mới cho Liên Hiệp Quốc vì "ông là một người hoàn hảo" cho vị trí này, theo phát biểu của một đại sứ phương Tây.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp đang chờ tân tổng thư ký. Ngoài các hồ sơ Syria, Nam Sudan, Yemen, Burundi hay Bắc Triều Tiên, ông Antonio Guterres sẽ còn phải đối mặt với một Hội Đồng Bảo An bị chia rẽ và một bộ máy hành chính nặng nề mà ông muốn cải cách để "hoạt bát, tinh thông và hiệu quả hơn".
Thêm vào đó là ảnh hưởng của sự kiện Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/01/2017. Tỉ phú New York luôn thể hiện sự nghi ngờ, thậm chí là coi thường, đối với Liên Hiệp Quốc và từng dọa xem xét lại thỏa thuận Paris về khí hậu. Trong khi đó, Hoa Kỳ là một trong các nước đóng góp nhiều nhất cho định chế quốc tế này, chiếm đến 22% ngân sách.
Ông Guterres kế nhiệm tổng thư ký Ban Ki Moon trong bối cảnh Nga đang làm chủ cuộc chiến tại Syria và quân đội của chính quyền Bachar Al Assad chiếm lại được thành phố lớn thứ hai của Syria. Ông sẽ phải nhanh chóng đưa ra những ý tưởng để giải quyết cuộc xung đột này, song cho đến nay, theo một nhà ngoại giao, tân tổng thư ký "chưa đưa ra bất kỳ đề xuất nào".
Bản thân chính trị gia người Bồ Đào Nha thừa nhận chức vụ "tổng thư ký không phải là ông chủ của thế giới" mà phụ thuộc vào thiện ý của các cường quốc. Sau một nhiệm kỳ thiếu ý tưởng và sức hút của ông Ban Ki Moon, nhiều nhà ngoại giao hy vọng đến một sự thay đổi về phương pháp và nhân cách để giúp Liên Hiệp Quốc trở nên năng động hơn.
Thu Hằng