Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ cắt 285 triệu đôla ngân sách cho Liên Hiệp Quốc (BBC, 26/12/2017)

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hôm Chủ Nhật tuyên bố chính phủ Mỹ đang đàm phán để cắt giảm một khoản đáng kể khoảng 285 triệu đôla ngân sách cho Liên Hiệp Quốc trong năm 2018-2019.

qt1

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley

Theo tờ Time, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói rằng "sự kém hiệu quả và bội chi" của tổ chức này rất rõ rệt và Hoa Kỳ sẽ không để cho "sự hào phóng của người Mỹ bị lợi dụng".

Đại sứ Mỹ cũng nói thêm : "Dù chúng tôi hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán ngân sách năm nay, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách tăng hiệu quả của Liên Hiệp Quốc đồng thời bảo vệ lợi ích của chúng tôi".

Thông báo không nêu rõ toàn bộ số tiền ngân sách hay việc cắt giảm ngân sách có ảnh hưởng như thế nào đối với các đóng góp của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo việc cắt giảm ngân sách của ông Trump sẽ làm cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình của tổ chức này trở thành "không thể".

Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Năm cho biết việc cắt giảm ngân sách 'đơn giản sẽ làm cho Liên Hiệp Quốc không thể tiếp tục tất cả các công việc thiết yếu để thúc đẩy hòa bình, phát triển, nhân quyền và nhân đạo".

qt2

Lực lượng mũ nồi xanh hiện đàng triển khai 16 sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới

Hoa Kỳ đóng góp hơn một phần tư trong tổng số tiền 7.9 tỷ đôla ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Phóng viên BBC Nick Bryant tại Liên Hiệp Quốc cho biết cảnh báo như vậy từ tổ chức này là 'bất thường'.

Theo tờ New York Times, việc cắt giảm ngân sách bao gồm cắt giảm chi phí đi lại, tư vấn và chi phí vận hành khác. Nó cũng bao gồm thắt chặt các quy định về bồi thường và cách thức mới để tối đa hóa việc sử dụng trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York nhằm giảm nhu cầu thuê không gian đắt đỏ.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres nói một số bộ phận của tổ chức này phải trở nên hiệu quả hơn.

Trong khi đó các nhóm nhân quyền hôm thứ Hai 26/12 lên tiếng về dự thảo ngân sách mới, cho biết cần xem thêm chi tiết việc cắt giảm ảnh hưởng thế nào tới khả năng Liên Hiệp Quốc giám sát các hành vi lạm dụng hoặc đáp ứng các trường hợp khẩn cấp - những phần việc chủ yếu của tổ chức này.

*************

Châu Âu tỏ hoài nghi về cuộc bầu cử tổng thống Nga 2018 (RFI, 27/12/2017)

Sau khi Moskva quyết định loại nhà đối lập Alexei Navalny ra khỏi cuộc tranh cử tổng thống Nga 2018, hôm qua, 26/12/2017, Liên Hiệp Châu Âu đã bày tỏ lo ngại là việc làm trên của Kremlin "gây hoài nghi nghiêm trọng về tính đa nguyên chính trị tại Nga".

qt3

Nhà đối lập Nga Alexei Navalny phát biểu trong một cuộc mít-tinh ở Moskva, ngày 24/12/2017 Reuters

Phát ngôn viên cơ quan đối ngoại của Liên Hiệp Châu, Maja Kocijancic, đã ra thông cáo khẳng định quyết định của Ủy ban Bầu cCử Nga loại hồ sơ ứng cử tổng thống của nhà đối lập Alexei Navalny có thể gây nghi ngờ về viễn ảnh về một cuộc bầu cử dân chủ ở Nga vào đầu năm tới.

Thông cáo của Liên Hiệp Châu Âu cũng kêu gọi Nga nên mời Tổ Chức Vì An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE đến quan sát theo dõi cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 18/03/2018.

Thông báo của Ủy Ban Bầu Cử Nga hôm thứ Hai không có gì bất ngờ. Cơ quan này đã nhiều lần cảnh báo trước là nhà đối lập Navalny không thể ra ứng cử trước năm 2028 vì ông đã bị kết án 5 năm tù treo từ năm 2009. Tuy nhiên, ông Navalny lại là người có thể tập hợp được khá đông người ủng hộ, những người đang bất mãn với tệ tham nhũng ở nước Nga.

Hiện có khoảng hai chục ứng cử viên ngỏ ý tham gia cuộc đua với ông Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm tới, trong đó có một số nhân vật của đảng Cộng Sản, đảng chủ trương dân tộc chủ nghĩ và một nữ nhà báo thân với một đảng đối lập nhỏ có xu hướng tự do.

Mặc dù theo các cuộc thăm dò dư luận, tỷ lệ tín nhiệm ông Putin của dân Nga vẫn luôn ở mức cao. Mối quan tâm của chính quyền Nga trong cuộc bầu cử sắp tới không phải là ông Putin có tái đắc cử hay không mà là làm sao để tỷ lệ cử tri đi bầu cử không quá thấp và tránh làm dấy lên làn sóng biểu tình chống Putin như kỳ bầu cử trước vào năm 2012.

Anh Vũ

*********************

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen muốn nắm quyền thêm 10 năm (RFI, 27/12/2017)

Cầm quyền từ 30 năm nay, thủ tướng Cam Bốt vào hôm nay, 27/12/2017, cho biết ông muốn cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, cụ thể là 10 năm. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Cam Bốt sẽ tổ chức bầu Quốc Hội mới vào tháng 7/2018 và đảng đối lập bị giải tán.

qt4

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (áo xanh) trong cuộc gặp với công nhân một nhà máy ở ngoại ô Phnom Penh, ngày 08/11/2017 Reuters

Trong bài phát biểu trước hàng ngàn công nhân viên ngành dệt may, ông Hun Sen, 65 tuổi, khẳng định ông muốn ngồi lại ở chiếc ghế thủ tướng thêm 2 nhiệm kỳ 5 năm nữa, và kêu gọi cử tri dồn phiếu cho đảng Đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông.

Ông nói : "Tôi muốn tiếp tục được bầu làm thủ tướng cho hai nhiệm kỳ nữa, kéo dài không dưới 10 năm… Tôi hy vọng là quý vị cũng như cha mẹ, ông bà trong gia đình, nếu còn sống, tiếp tục bỏ phiếu cho đảng Nhân Dân Cam Bốt vào ngày 29/07/2018".

Đối với giới quan sát, đảng của ông Hun Sen hiện giờ đang độc chiếm sân khấu chính trị Cam Bốt. Đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc đã bị giải tán vào tháng 11 vừa qua, và hơn 100 thành viên đối lập bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.

Chính quyền Phnom Penh bị tố cáo là đã thẳng tay đàn áp mọi tiếng nói bất đồng.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Năm 2017, Donald Trump làm thế giới choáng váng (RFI, 26/12/2017)

Bất ngờ đắc cử tổng thống của cường quốc số một thế giới với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên", ông Donald Trump với tính khí khó lường đã có một năm 2017 gây náo động thế giới bởi những quyết định chưa từng có, khi thì tấn công vào cả hệ thống thế giới đa phương, lúc thì không ngần ngại châm ngòi làm bùng nổ rối loạn ở nơi này nơi kia.

donald1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh ngày 24/12/2017. Reuters/Carlos Barria

Năm 2017 sắp qua, cùng với các nhà quan sát chính trị thế giới, chúng ta nhìn lại một năm đầy biến động trên cương vị tổng thống của ông Donald Trump.

Chính thức bước chân vào Nhà Trắng tháng Giêng, ngay lập tức vị tổng thống tỷ phú Mỹ đã không để trống thời gian, liên tục đưa ra các quyết định không chỉ gây lo ngại cho các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, mà còn làm cả thế giới sững sờ. Đó là sắc lệnh chống nhập cư, thông báo rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu và hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đối tác Thái Bình Dương (Thành phố P)… Chưa hết, ông Trump còn dọa lật lại thỏa thuận hạt nhân đã được chính quyền Obama và các cường quốc khó khăn lắm mới ký được với với Iran. Cuối cùng, mới đây nhất là quyết định đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, làm cho "thùng thuốc súng Trung Đông" trở nên nóng rực và Hoa Kỳ thì bị đồng thanh lên án trước Liên Hiệp Quốc.

Có thể nói đó là những quyết định gây sốc nhất của tổng thống Donald Trump trên trường quốc tế. Chuyên gia Célia Belin, thuộc viện Brookings Instution, Washington, nhận thấy điều tồi tệ nhất mà người ta có thể lo ngại ở chính sách Trump, đó là việc cường quốc hàng đầu thế giới rút ra ngoài thế giới đa phương hiện nay. Tuy nhiên, theo bà Belin, ba thông báo được cho là ồn ĩ nhất, "mạnh mẽ và gây hậu quả nặng" lại chỉ có tác dụng chiều lòng cử tri Mỹ nhiều hơn là hiệu quả thực thi.

Việc rút khỏi Thỏa thuận Paris chỉ có thể hoàn tất vào cuối nhiệm kỳ của ông ; Thỏa thuận Iran vẫn có hiệu lực ; Chuyện đặt sứ quán Mỹ ở Jerusalem cũng còn phải mất nhiều năm nữa, hết nhiệm kỳ này của ông Trump chưa chắc đã xong.

Vậy có gì gọi là "chiến lược hay phương pháp" trong các quyết định của tổng thống Trump ? Theo chuyên gia, Célia Belin, "phương pháp Trump chính là sự đoạn tuyệt tượng trưng gây phản ứng rất mạnh". Mục tiêu là để cả thế giới nghe được thông điệp : "Nước Mỹ đang trở lại hùng mạnh", như ông đã huênh hoang khoe trong diễn văn trình bày "chiến lược an ninh quốc gia" của Mỹ cách đây ít ngày.

Còn nhà phân tích Barbara Slavin, thuộc cơ quan tư vấn Atlantic Council, thì nhận thấy "có vẻ như ông Trump nghĩ rằng sức mạnh quân sự và kinh tế của nước Mỹ là đủ để cho phép làm bất cứ điều gì họ muốn". Thế nhưng, theo chuyên gia này, "Hoa Kỳ chỉ thực sự là cường quốc khi hành động làm sao để tạo ra đồng thuận quốc tế".

Trên thực tế, các đồng minh của Mỹ đã nhiều lần không khỏi sững sờ với phong cách của vị tổng thống tỷ phú. Vừa tung lên tweet những dòng lên án mạnh mẽ với Trung Quốc chưa được bao lâu, ông đã lại quay sang ve vãn nịnh nọt Bắc Kinh trong một dòng tin nhắn khác. Hay việc ông Trump, tổng thống một cường quốc thế giới, trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên….

"Tính khí bốc đồng của tổng thống Trump, cách thức lãnh đạo không lường trước được và những dòng tweet đã làm náo động nhiều chính phủ các nước", theo như nhận định của ông Paul Stare, người vừa thực hiện một điều tra hàng năm về nguy cơ xung đột trên thế giới qua tham khảo ý kiến của 400 chuyên gia và nhà ngoại giao quốc tế. Báo cáo điều tra trên đã xếp Washington lên tuyến đầu trước hai nguy cơ đối đầu quân sự lớn trong năm 2018 : Bắc Triều Tiên và Iran.

Theo chuyên gia Célia Belin, trên hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng như hồ Iran, "khẩu khí chống Iran của ông Trump rất mạnh, nhưng hiện tại không có hành động nào cụ thể và hiệu quả". Ban đầu có bị sửng sốt và hơi choáng với những tuyên bố của ông Donald Trump, nhưng rồi các nước, đặc biệt là đồng minh của Mỹ, cũng quen dần. Hơn nữa, trên nhiều hồ sơ, từ việc chỉ trích NATO cho đến đe dọa chiến tranh thương mại với Trung Quốc, ông Trump cũng không thể bỏ qua được thực tế và tính liên tục của vấn đề.

Cách đây hơn một năm, tin ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đã gây náo động cả thế giới, cũng với nhiều hoài nghi, lo ngại. Đến giờ ông Trump đã có không ít tuyên bố và cả những quyết định cụ thể đúng theo những gì ông đã hứa với cử tri của mình. Có lẽ, Donald Trump là vị tổng thống hiếm hoi của nước Mỹ chỉ chăm chắm mục tiêu vì một đất nước hùng mạnh cho người Mỹ, chứ không phải cho thế giới. Vì nhãn quan đó cộng với tính khí cá nhân bộc trực, cho nên tổng thống Mỹ có thể là một trong những nhân vật chính trị gây sốc nhất trong năm 2017. Nhưng cũng chưa thể đến mức làm đảo lộn cả thế giới.

Anh Vũ

**********************

Hoa Kỳ thông báo ngân sách Liên Hiệp Quốc sẽ bị cắt giảm mạnh (RFI, 26/12/2017)

Hôm 25/12/2017, Hoa Kỳ thông báo ngân sách hoạt động của Liên Hiệp Quốc sẽ bị cắt giảm. Số tiền cắt giảm là 285 triệu đôla trong vòng 2 năm tới, lớn hơn so với con số được dự trù trước đó. Như vậy là ngân sách năm nay của Liên Hiệp Quốc thấp hơn 5,3 % so với năm trước. Quyết định này là một chiến thắng của chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump, người chưa từng giấu giếm thái độ coi thường định chế quốc tế lớn nhất này.

donald2

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York.Getty Images

Thông tín viên Grégoire Pourtier tường trình từ New York

Trong thông cáo của mình, Hoa Kỳ khẳng định "sự kém hiệu quả và những khoản chi tiêu quá mức của Liên Hiệp Quốc là rõ ràng", đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ "sẽ không để định chế này trong tình trạng không kiểm soát hoặc lợi dụng lòng hào phóng của người dân Mỹ nữa".

Những lời lẽ này càng trở nên nặng nề hơn, vài ngày sau một cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, chỉ có 7 nước ủng hộ Hoa Kỳ và Israel, trong khi 128 quốc gia còn lại bỏ phiếu chống.

Nếu việc giảm ngân sách của Liên Hiệp Quốc được thực hiện, khoản tiền 285 triệu đôla này sẽ là mức cắt giảm cao nhất trong phương án được dự trù.

Từ vài tuần nay, Liên Hiệp Châu Âu đã vận động cho một khoản cắt giảm 170 triệu đôla, trong khi Hoa Kỳ muốn cắt giảm 250 triệu đôla.

Nhưng cuối cùng mức cắt giảm lại cao hơn thế.

Ban thư ký Liên Hiệp Quốc sử dụng 40 000 nhân viên trên khắp thế giới, và những khoản cắt giảm này có thể sẽ khiến Liên Hiệp Quốc ngưng tuyển dụng và tăng lương. Một số hoạt động chính trị, khâu truyền thông, thậm chí cả trợ giúp phát triển cũng sẽ bị ngưng trệ.

Hoa Kỳ là nước có phần đóng góp nhiều nhất, chiếm đến 22 % khoản ngân sách này, đồng thời cũng là quốc gia chi trả nhiều nhất cho các chiến dich duy trì hòa bình.

Việc gìn giữ hòa bình sẽ càng trở nên tốn kém hơn, cho dù vào tháng 6, Liên Hiệp Quốc đă quyết định cắt giảm 600 triệu đôla. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều Washington muốn, vì họ đòi cắt giảm đến 1 tỷ đôla.

Duy Anh

Published in Quốc tế

Quân đội Myanmar điều tra cáo buộc người Rohingya bị sát hại, ngược đãi (VOA, 15/10/2017)

Quân đội Myanmar đã m mt cuc điu tra ni b v hành x ca binh lính trong cuc phn công đã khiến hơn mt na triu người Hi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh, nhiu người nói rng h đã chng kiến nhng v giết người, hãm hiếp và đt phá do binh lính gây ra.

rohingyia1

Những người Hi giáo Rohingya mi ti Bangladesh t Myanmar chun b ri mt nơi tm trú Shahparirdwip, Bangladesh, ngày 2 tháng 10, 2017.

Những v tn công có phi hp ca nhng phn t ni dy người Rohingya nhm vào 30 cht an ninh vào ngày 25 tháng 8 đã làm bùng lên phản ng quân s ác lit trong vùng phía bc bang Rakhine nơi người Hi giáo chiếm đa s mà Liên Hip Quc gi là thanh ty sc tc.

Một y ban do Trung tướng Aye Win dn đu đã bt đu mt cuc điu tra v nhng hành vi ca các binh sĩ quân đi, văn phòng của tng tư lnh quân đi cho biết hôm th Sáu, nhn mnh rng hot đng này là tha đáng theo hiến pháp ca nước Myanmar vi đa s dân theo Pht giáo.

Theo một thông cáo đăng trên trang Facebook ca Thng tướng Min Aung Hlaing, ban điu tra sẽ hỏi, "H có tuân theo quy tc ng x ca quân đi không ? H có tuân lnh chính xác trong hot đng này không ? Sau đó (ban điu tra) s công b thông tin đy đ".

Myanmar từ chi cho ban điu tra ca Liên Hip Quc nhp cnh. Ban điu tra này có nhim v điều tra các cáo buc ngược đãi sau mt cuc phn công quân s nh hơn được thc hin vào tháng 10 năm 2016.

Nhưng các cuc điu tra trong nước, bao gm mt cuc điu tra ni b ca quân đi trước đây, phn ln bác b li k ca nhng người t nn v các hành động ngược đãi xy ra trong "nhng hot đng truy quét" ca lc lượng an ninh.

Hàng ngàn người t nn tiếp tc băng qua sông Naf ngăn cách bang Rakhine ca Myanmar và Bangladesh trong nhng ngày gn đây, dù Myanmar nht mc nói rng các hot đng quân s đã chm dt vào ngày 5 tháng 9.

Các cơ quan vin tr ước tính 536.000 người đã ti khu vc Cox's Bazar, làm quá ti ngun lc khan hiếm ca các nhóm cu tr và các cng đng đa phương.

Khoảng 200.000 người Rohingya đã có mt Bangladesh sau khi chy lánh sự bc hi Myanmar, nơi mà h b t chi quc tch và đi mt vi nhng hn chế v đi li và kh năng tiếp cn các dch v cơ bn.

******************

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An áp lực trên Miến Điện (RFI, 14/10/2017)

Điều trần trong một phiên họp kín trước Hội Đồng Bảo An ngày 13/10/2017 với tư cách chủ tịch ủy ban bảo vệ quyền của người Hồi giáo Rohingya, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi gia tăng áp lực trên chính quyền Miến Điện để người tị nạn Rohingya tại Bangladesh sớm được trở về nguyên quán, chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.

rohingya1

Người Rohingya cố bơi qua con sông ở biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh tại vùng Palang Khali. Ảnh tư liệu ngày 09/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Thông tín viên RFI từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Marie Bourreau, tường trình :

Ông Kofi Annan đã ghi nhận một điều : không có kế hoạch B nếu như chính quyền Miến Điện từ chối các đề xuất của Liên Hiệp Quốc nhằm khép lại khủng hoảng cả về mặt chính trị lẫn nhân đạo đã đẩy hơn nửa triệu người Rohingya sang Bangladesh. Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói tới nhu cầu cần có 'một lộ trình rõ ràng và phải có sự đồng thuận của chính quyền Miến Điện', nếu không khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Trước mắt, các nhà ngoại giao kêu gọi Naypyitaw chấm dứt các vụ bạo hành, cho phép và không gây trở ngại cho các tổ chức nhân đạo đến hiện trường, bảo đảm an ninh cho thường dân. Thế nhưng đòi hỏi này không được toại nguyện do vấp phải sự chống đối từ phía Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Annan còn yêu cầu quốc tế công nhận quy chế của người Rohingya và phải công nhận quyền của số này được trở về nguyên quán. Quốc tế không thể để người tị nạn Rohingya sống mãi trong các trại tạm cư ở Bangladesh.

Tới nay, Miến Điện vẫn viện cớ là tình hình rất 'phức tạp', cho dù đã tỏ thiện chí khi khẳng định là muốn cộng tác với Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp kín hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, Miến Điện có cử một quan chức đến dự.

Thanh Hà

******************

Lãnh tụ Aung San Suu Kyi ‘kinh hoàng’ về vụ khủng hoảng Rohingya (RFA, 13/10/2017)

Lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi bị sốc vì những hình ảnh kinh hoàng của những người Hồi giáo Rohingya bị nạn.

rohingya1

Người tị nạn Hồi giáo Rohingya đang đợi thực phẩm do quân đội Bangladesh phân phát cho họ ở trại tị nạn Balukhali gần Gumdhum hôm 26/9/2017.  AFP

Một cố vấn không muốn nêu tên của bà nói với các phóng viên như vậy vào ngày 13 tháng 10, và nói thêm là bà Suu Kyi quyết tâm giải quyết vụ khủng hoảng này, có điều là phải cẩn thận đừng làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Đây được cho là lần đầu tiên bà Suu Kyi thể hiện thái độ của bà về cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Miến Điện, kể từ khi bà liên tục bị chỉ trích là không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Xin nhắc lại tin nói là đã có đến nửa triệu người Hồi giáo Rohingyia, vốn sống ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện phải chạy sang Bangladesh lánh nạn. Họ nói bị thanh lọc sắc tộc ở quê nhà. Hàng trăm người thiệt mạng trên đường chạy loạn vì thuyền bị lật khi đi qua con sông biên giới.

Những người Hồi giáo này bị nhà nước Miến Điện xem là những người nhập cư bất hợp pháp mặc dù họ đã sống nhiều đời tại bang Rakhine. Quân đội Miến Điện luôn bác bỏ rằng họ đang thực hiện một chiến dịch nhằm loại trừ hẳn người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà nói rằng họ chỉ đang chống lại bọn khủng bố.

********************

Rohingya : Aung San Suu Kyi trình bày kế hoạch trước khi LHQ họp kín (RFI, 13/10/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín vào tối 13/10/2017 về tình trạng người Rohingya tại Miến Điện, theo khởi xướng của Pháp và Anh Quốc. Một hôm trước sự kiện này, ngày 12/10, bà Aung San Suu Kyi đã trình bày những đường hướng chính trong tiến trình mang tên "Sáng kiến quốc gia để cứu trợ nhân đạo, tái định cư và phát triển tại vùng Rakhine".

rohingya2

Người tị nạn Rohingya tiếp tục chạy sang Bangladesh. Ảnh ngày 13/10/2017. Reuters/Zohra Bensemra

Bài diễn văn được cố vấn quốc gia Miến Điện trình bày trên truyền hình, bằng tiếng Miến Điện, chứ không phải bằng tiếng Anh như lần đầu tiên phát biểu về cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Ngoài nhấn mạnh đến sự thống nhất của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đề ra ba mục đích chính đối với tình hình tại bang Rakhine : "Hồi hương những người đã trốn chạy sang Bangladesh và cung cấp hỗ trợ nhân đạo một cách hiệu quả ; tái định cư những người này ; mang lại cho vùng sự phát triển và thiết lập ổn định lâu dài".

Về vấn đề người tị nạn, bà Aung San Suu Kyi cho biết Miến Điện "đang đàm phán với chính phủ Bangladesh về việc hồi hương những người hiện đang có mặt tại quốc gia này".

Unicef kêu gọi EU giúp Bangladesh quản lý người Rohingya

Trong khi đó, ông Edouard Beigbedder, đại diện của Unicef tại Bangladesh đã đến Bruxelles từ ngày 12/10 để báo động với Liên Hiệp Châu Âu về tình trạng của người Rohingya, đồng thời đề nghị Bruxelles hỗ trợ.

Hiện có khoảng hơn 800.000 người Rohingya vượt biên sang Bangladesh, trong đó 80% là phụ nữ và trẻ em. Dù không có đủ tiềm lực tài chính, quốc gia Nam Á này đã không đóng cửa biên giới đối với người Rohingya hay xua ngược họ trở lại Miến Điện như từng làm hồi tháng 08/2017.

Thông tín viên RFI Laxmi Lota cho biết Unicef cần 70 triệu euro để xây dựng các công trình hạ tầng cần thiết nhằm tiếp nhận người tị nạn Rohingya, trong đó những nhu cầu cấp bách nhất là về y tế, dinh dưỡng, nước và công trình vệ sinh.

Thu Hằng

************************

Tướng Myanmar nói người Rohingya không phải dân bản xứ (RFA, 12/10/2017)

Cộng đồng người Hồi Giáo Rohingya đang sinh sống ở Miến Điện không phải là người dân bản xứ, báo chí quốc tế cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy lánh nạn, là những điểm đáng chú ý mà Tướng Min Aung Hlaing, Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện, nói với ông Đại Sứ Mỹ Scot Marciel trong buổi gặp gỡ diễn ra hồi sáng ngày 12 tháng 10 ở Yangon.

rohingya3

Những người tị nạn Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong của Bangladesh vào ngày 12 tháng 10 năm 2017.  AFP

Trong cuộc gặp, Tướng Min Aung Hlaing gọi cộng đồng Hồi Giáo Rohingya có xuất xứ từ Bangladesh, được người Anh chấp thuận cho vào Miến từ thời Miến Điện còn là thuộc địa của Anh. Dựa vào đó, Tướng Min Aung Hlaing nói thêm rằng chính quyền thuộc địa Anh phải chịu trách nhiệm về chuyện này.

Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến cũng lên tiếng chỉ trích truyền thông quốc tế, cho rằng báo chí cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy sang Bangladesh lánh nạn, khẳng định không hề có chuyện quân đội và an ninh Miến đàn áp tập thể thiểu số Hồi Giáo, cũng không hề có chuyện hơn nửa triệu người Rohingya phải bỏ chạy lánh nạn.

Cũng trong cuộc gặp với ông Đại Sứ Mỹ, Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến không nói gì tới lời cáo buộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra từ tháng trước, cho rằng quân đội Miến đang thực hiện chính sách diệt chủng có hệ thống nhắm vào người Hồi Giáo Rohingya.

Tướng Min Aung Hlaing chỉ cho biết kế hoạch truy lùng khủng bố đang diễn ra ở bang Rakhine được đại đa số người dân Miến ủng hộ, nói thêm là quân khủng bố đã giết chết 30 người Rohingya và 90 người theo Ấn Giáo, chỉ vì tình nghi những người này có liên hệ với chính phủ Miến.

Bang Rakhine là nơi phần đông người Rohingya cư trú. Các con số do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đưa ra đều nói từ hồm 25 tháng Tám tới nay đã có tới 520.000 người Rohingya phải chạy lánh nạn vì bị quân đội và an ninh Miến Điện đàn áp dưới những hình thức khác nhau, như bắt giữ, bắn chết, cướp của, hãm hiếp và đốt nhà.

Tại bang Rakhine, viên chức đặc trách nội vụ của bang này là ông Tin Maung Swe nói với hãng thông tấn Reuters là ngày nào cũng có người Rohingya tự ý trở về Bangladesh để đoàn tụ với thân nhân.

Ông này cũng bảo rằng không hề có chuyện đàn áp, không hề có chuyện binh sĩ nổ súng bắn giết người Rohingya, cũng không hề có chuyện họ bị chính phủ Miến bỏ đói cho tới chết.

Cũng vào ngày 12 tháng 10, tin từ Rangon cho hay cuối tháng tới khi đến thăm Miến Điện, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô sẽ kêu gọi hòa bình, chấm dứt căng thẳng mang tính tôn giáo đang xảy ra giữa tập thể Hồi Giáo thiểu số ở quốc gia đại đa số theo Phật Giáo.

Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AFP, Linh Mục Mariano Soe Naing, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, nói rằng chưa rõ Đức Giáo Hoàng Phan Xị Cô sẽ nói những gì trong thông diệp của Ngài, nhưng Ngài sẽ thúc đẩy hòa bình, vì đó là một trong những mục tiêu của Đức Giáo Hoàng khi chọn Miến Điện để ghé thăm.

Miến Điện và Tòa Thánh Vatican trao đổi quan hệ ngoại giao hồi tháng Năm vừa rồi, sau khi lãnh tụ Aung San Suu Kyi sang Rome diện kiến Đức Thánh Cha.

Vài tuần trước khi đón bà Aung San Suu Kyi, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có nói trong một bài giảng rằng phải đón nhận người Hồi Giáo như anh chị em một nhà, bảo thêm đã đến lúc phải đem lại bằng an cho những người đang phải gánh chịu đau khổ.

Những điều Đức Giáo Hoàng nêu ra khiến cho một số người Miến bất bình, cho rằng người đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã cố ý can thiệp vào chuyện nội bộ của Miến, khi tìm cách bênh vực cho người Hồi Giáo Rohingya.

Cũng cần nói thêm sau Miến Điện, Đức Thánh Cha sẽ ghé thăm Bangladesh.

***********************

Lãnh đạo quân đội Miến Điện : Quốc tế ''thổi phồng'' hồ sơ Rohingya (RFI, 12/10/2017)

Tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện hôm nay 12/10/2017 khẳng định cộng đồng quốc tế đã "thổi phồng" số người tị nạn Rohingya bỏ trốn ra nước ngoài. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Quốc lên án nạn thanh lọc chủng tộc nhắm vào người Rohingya, và Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp kín ngày mai về vấn đề này.

rohingya4

Người tị nạn Rohingya tới Bangladesh, trên đường về trại tị nạn Cox's Bazar, ngày 02/10/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Tướng Min Aung Hlang viết trên Facebook : "Nói rằng số người Bengali trốn sang Bangladesh rất lớn là phóng đại". Ông dùng từ "Bengali" để chỉ người Rohingya, và tố cáo báo chí phương Tây có hành vi "tuyên truyền".

Tuy nhiên theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, tính đến cuối tháng Tám đã có trên nửa triệu trong số một triệu người Rohingya sống tại Miến Điện, đã phải chạy trốn sang Bangladesh, và còn hàng ngàn người khác đang tìm cách di tản.

Trong một báo cáo công bố hôm qua, thu thập lời kể của 65 nhân chứng, Liên Hiệp Quốc kết luận rằng quân đội Miến Điện đã đàn áp một cách có hệ thống, nhằm ngăn cản người Rohingya quay lại. Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, cho RFI biết thêm chi tiết :

"Những lời kể của các nhân chứng đều tương tự như nhau. Họ thuật lại những vụ tấn công vào làng, binh sĩ nổ súng không cần cảnh báo và đốt cháy làng mạc. Những người khác cho biết có những ngôi làng hoàn toàn không còn dân cư, và những câu nói thường nghe là : "Mấy người không phải ở đây, quay về Bangladesh đi, nếu không sẽ bị tra tấn hoặc giết chết".

Thế nên, với những gì đã biết được, chúng tôi kết luận rằng, đúng là chúng ta đang đối mặt với một sự đàn áp có tổ chức, có phối hợp và hệ thống. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã nêu ra cách đây ba tuần, như một ví dụ điển hình cho nạn thanh lọc chủng tộc. Chúng tôi cũng thấy vậy, cụ thể là rõ ràng quân đội không chỉ muốn đẩy người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà còn ngăn cản họ quay lại.

Các tổ chức nhân đạo bị hạn chế vào, đa số bị cấm, khiến chúng tôi rất quan ngại. Bởi vì hiện vẫn có từ 200.000 đến 300.000 người Rohingya ở miền bắc bang Arakan, đa số đã phải trốn khỏi nơi cư trú và chúng tôi không biết họ đang sống trong những điều kiện như thế nào".

Pháp và Anh ngày mai tổ chức một cuộc họp kín không chính thức của Hội Đồng Bảo An về vấn đề Miến Điện, với sự tham dự của cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, tác giả bản báo cáo mới đây về người Rohingya. Cùng ngày, phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman sẽ đến thăm Miến Điện trong chuyến công du bốn ngày.

Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm qua loan báo sẽ ngưng tất cả những cuộc tiếp xúc với tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện, và có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt "nếu tình hình không được cải thiện". EU cũng kêu gọi chính quyền Miến Điện nhanh chóng mở cửa "hoàn toàn, bảo đảm an ninh và vô điều kiện" cho viện trợ nhân đạo đến bang Rakhine.

Trong bối cảnh đó, hôm nay Hội Đồng Giám Mục Miến Điện loan báo Đức giáo hoàng Francis sẽ đến thăm nước này vào cuối tháng 11, với tư cách một sứ giả hòa bình.

Thụy My

***********************

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi bà Suu Kyi chặn bạo lực (RFA, 11/10/2017)

Một viên chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 tháng 10 lên tiếng kêu gọi lãnh tụ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

rohingya5

Trại tỵ nạn của người Hồi Giáo Rohingya ở dọc theo biên giới giữa Bangladesh và Miến Điện hôm 25/09/2017. AFP

Người đứng đầu văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bà Jyoti Sanghera, có kêu gọi như vừa nêu nhân dịp trình bày báo cáo về chiến dịch của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya tại bang Rakhine.

Bà Jyoti Sanghera bày tỏ quan ngại là số người sắc tộc Hồi giáo Rohingya lánh nạn sang Bangladesh có thể phải chịu tù đày một khi về lại quê nhà ở Myanmar. Đây là nơi mà lâu nay những người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân và các quyền chính trị khác.

Một Ủy ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc cũng cáo giác rằng cuộc tảo thanh sắc tộc có hệ thống của quân đội Myanmar được hoạch định nhằm xóa bỏ cộng đồng thiểu số này khỏi bang Rakhine.

Theo báo cáo đưa ra thì những vụ tấn công được tiến hành một cách có tổ chức kỹ lưỡng, được phối hợp và mang tính hệ thống. Mục tiêu không chỉ trục xuất họ mà còn không để họ có thể trở về quê nhà.

Báo cáo dựa trên những cuộc phỏng vấn số người phải chạy đi lánh nạn sau khi xảy ra chiến dịch phản công của quân đội đối với đợt tấn công do những tay súng nổi dậy nhắm vào lực lượng an ninh ở bang Rakhine hồi ngày 25 tháng 8 vừa qua.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì trong thực tế làn sóng mới nhất trong chiến dịch tảo thanh của quân đội Myanmar tại bang Rakhine đã bắt đầu trước thời điểm 25 tháng 8 ; có thể từ đầu tháng 8.

Trong một số vụ việc, trước và sau khi tấn công, loa thông báo nói rõ với người sắc tộc Hồi giáo Rohingya là họ không thuộc về vùng đất đang ở, hãy sang Bangladesh ; nếu không đi thì nhà cửa sẽ bị đốt cháy bà mạng sống cũng không giữ được.

Published in Châu Á

Đại din Vit Nam hôm 22/9 phát biu trước Đi hi đng Liên Hip Quc, trong đó kêu gi "kim chế" Bin Đông.

onu1

Ông Phạm Bình Minh phát biu ti Liên Hip Quc năm 2016.

Phó Thủ tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh nói rng "Vit Nam đang hp tác cht ch cùng các nước ASEAN ng phó vi các thách thức chung".

"Về tranh chp Bin Đông, Vit Nam và ASEAN kêu gọi tt c các bên liên quan kim chế và gii quyết các tranh chp bng bin pháp hòa bình phù hp vi lut pháp quc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc v Lut bin năm 1982 (UNCLOS), tôn trng đy đ các tiến trình ngoi giao và pháp lý trên cơ s lut pháp quốc tế, thc hin Tuyên b v ng x ca các bên Bin Đông (DOC), sm đt được B Quy tc ng x có hiu lc và ràng buc v pháp lý", ông nói tiếp.

Ngoài Biển Đông, theo tin t Liên Hiệp Quốc, ông Minh cũng nhc ti s tin tưởng ca Vit Nam vào "vai trò nn tảng ca lut pháp quc tế và Hiến chương Liên Hp Quc, các nguyên tc v tôn trng ch quyn quc gia, đc lp chính tr và toàn vn lãnh th, không can thip vào công vic ni b ca các nước, không đe do hay s dng vũ lc và gii quyết hoà bình các tranh chấp".

Đi din chính ph Vit Nam còn kêu gi "cn có nhng hành đng c th, phù hp vi lut pháp quc tế và Hiến chương Liên hp quc, nhm ngăn nga các xung đt, xây dng lòng tin và gii quyết hoà bình các xung đt, tranh chp, k c các xung đt, tranh chấp Trung Đông, Châu Phi và kêu gi phi ht nhân bán đo Triu Tiên", đng thi nói rng "vic bao vây cm vn đơn phương Cuba là không phù hp và phi được d b ngay".

Ông Minh lên tiếng ti Liên Hiệp Quốc ít ngày sau khi Tng thng M Donald Trump có bài phát biu vi ngôn t mnh, trong đó ông cũng nhc ti Bin Đông.

"Chúng ta phải bác b các mi đe da đi vi ch quyn t Ukraine cho ti Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông]", ông Trump phát biu, đng thi nói thêm rng "chúng ta phi tôn trng lut pháp, tôn trng biên giới, tôn trng văn hóa và s giao tiếp hòa bình".

Dù ông Donald Trump không trực tiếp nhc ti Vit Nam trong bài phát biu đu tiên trên cương v tng thng Hoa Kỳ Liên Hip Quc, bóng dáng Vit Nam vn hin hin trong các vn đ t phú M nêu lên như Bc Hàn và các tha thun thương mi đa phương b cáo buc đã ly đi vic làm ca người M, theo gii quan sát.

Published in Việt Nam

Trump hạ thấp vai trò Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, một thể chế mà mục đích tồn tại là để giải quyết các mâu thuẫn, tổng thống của cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đã đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên - "một nhà nước côn đồ".

onu1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu lần đầu tiên tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 19/09/2017. Reuters/Eduardo Munoz

Báo Le Monde, trong bài xã luận "Trump hạ thấp Liên Hiệp Quốc", đã nhận xét là phát biểu đầu tiên trước đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump rất hung hăng và hiếu chiến.

Theo Le Monde, về hình thức, bài diễn văn đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chỉ là một Tweet theo phong cách Trump, quá giản đơn, không lo gic và chỉ là một phát ngôn gây sốc : Donald Trump đã chỉ trích "các hành động tự sát"của một chế độ "bất thường" và của các chế độ độc tài tham nhũng khác. Dùng ca khúc Rocket man của danh ca Elton John để nói về lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, dường như ông Trump đã nhầm lẫn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với một chương trình truyền hình thực tế. Tổng thống Donald Trump cũng đã coi một trong những cố gắng ngoại giao quan trọng nhất trong những năm qua là điều đáng xấu hổ khi nói rằng thỏa thuận hạt nhân Iran là điều tệ hại.

Về nội dung, bài diễn văn của Donald Trump không khiến công luận an tâm. Nội dung bài phát biểu trước đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc giống nội dung chính sách ngoại giao trong bài phát biểu nhậm chức tổng thống của ông Trump hôm 20/01/2017. Nguyên tắc cơ bản của chủ nhân Nhà Trắng về quan hệ quốc tế vẫn là lợi ích dân tộc là trên hết, kiểu "mỗi người vì một người". Ông Trump đã quay lưng lại với các thỏa thuận đa phương mà quốc tế coi là quan trọng sống còn, chẳng hạn thỏa thuận khí hậu Paris hay thỏa thuận hạt nhân Iran. Điều đó cũng có nghĩa là tổng thống Mỹ Donald Trump quay lưng lại với truyền thống Mỹ trong việc tham gia và lãnh đạo trên trường quốc tế.

Nếu ai muốn tìm những trích dẫn tích cực về nhân quyền hay giá trị nhân đạo trong diễn văn của tổng thống Mỹ thì chỉ phí công vô ích ! Ông Trump đã gắn các chế độ Bắc Triều Tiên, Iran và Venezuela với "trục tội ác" - khái niệm của một trong những người tiền nhiệm - ông Georges Bush. Tuy nhiên, ông Trump lại không đề xuất được các giải pháp.

Le Monde đánh giá ngoài lý tưởng dân tộc chủ nghĩa mà ông Trump trương ra, không thể tìm thấy trong bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ một đường lối chính trị rõ ràng, một chiến lược quốc tế hợp lý xứng tầm với một quốc gia như Mỹ. Đó chỉ là một chính sách thực dụng "rỗng tuếch" kiểu Donald Trump, cùng với những đe dọa chiến tranh với Bắc Triều Tiên hay rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Vẻ mặt tối sầm của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Halley khi nghe tổng thống Trump phát biểu phần nào cho thấy thái độ của các nhà ngoại giao Mỹ. Đó cũng chính là một trong những sự bất hợp lý trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong suốt 9 tháng qua.

Le Monde kết luận, bài phát biểu của Donald Trump trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đặt ra một thách thức lớn cho phần còn lại của thế giới, nhất là Châu Âu. Đối tác và liên minh quan trọng của Hoa Kỳ đang đối lập với Washington trên nhiều hồ sơ như Iran, khí hậu và chủ nghĩa đa phương. Bài phát biểu của tổng thống Pháp Emmanuelle Macron, chỉ hai giờ sau bài diễn văn của đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, đã cho thấy rõ điều đó. Liên minh hai bờ Đại Tây Dương đã không còn ý nghĩa.

Tăng trưởng kinh tế thế giới được củng cố

Trong lĩnh vực kinh tế, báo Les Echos nhận định : "Tăng trưởng kinh tế thế giới được củng cố".Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCDE hôm qua công bố các dự báo tạm thời, theo đó kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại, nhất là ở khu vực đồng euro. OCDE dự tính tổng sản lượng toàn cầu sẽ đạt 3,5% cho năm 2017, 3,7% cho năm 2018 so với con số 3,1% của năm 2016.

Sản xuất công nghiệp, tiêu dùng của các hộ gia đình và chi tiêu cho đầu tư đều tăng trở lại từ quý 2/2016, kèm theo đó, trao đổi thương mại cũng tăng, cho thấy kinh tế toàn cầu đang được cải thiện. Đặc biệt, sự tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực đồng euro trong quý 1/2017 đã vượt mức mà Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế dự báo. Tỉ lệ thất nghiệp vào tháng 07/2017 giảm còn 9,1%. Đây là tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất tính từ năm 2009. Tiêu dùng tăng trưởng mạnh hơn dự báo, đầu tư của các doanh nghiệp và xuất khẩu cũng tăng trở lại.

OCDE dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Đức sẽ đạt 2,2% (tăng 0,2%), Pháp đạt 1,7% (tăng 0,4%). Chỉ có tăng trưởng của Anh Quốc là sẽ giảm 0,2%, còn 1,6%. Tăng trưởng của Mỹ cũng được dự báo đạt 2,1% cho năm nay.

Nhưng theo báo Les Echos, các nước có nền kinh tế mới nổi mới thực sự gây ngạc nhiên. Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh, đạt 6,8%, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng sẽ giảm nhẹ trong năm 2018, còn 6,6% do Bắc Kinh giảm nhẹ các biện pháp hồi phục kinh tế và giảm các nỗ lực ổn định nợ của các doanh nghiệp.

Còn tại Nga, giá dầu lửa tăng sẽ cho phép nước này thoát khỏi suy thoái. Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng do cải cách thuế. OCDE chỉ dự báo mức tăng trưởng 6,7% cho Ấn Độ thay vì tỉ lệ 7,3% như đã từng dự báo.

Thương mại : bước ngoặt mới cho Canada và Châu Âu

Thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Canada CETA tạm thời được áp dụng từ ngày hôm nay 21/09, sau 7 năm đàm phán. Báo kinh tế Les Echos nhận định : "Thương mại : Canada và Châu Âu bước sang chương mới".

Với CETA, 99% mặt hàng trao đổi giữa hai bên được miễn thuế quan. Đây là một bước ngoặt lớn, nhất là đối với Canada, vì Châu Âu là một thị trường lớn với 500 triệu người tiêu dùng so với dân số 30 triệu người của Canada. Vì thế, xét về hiệu quả kinh tế, báo Les Echos cho rằng Canada được lợi nhiều hơn Liên Hiệp Châu Âu. Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng CETA sẽ tạo thêm 0,08% thu nhập quốc nội cho Liên Hiệp trong khi Canada được thêm 0,77%.

Tại Pháp, cánh cực tả, các nhà bảo vệ sinh thái và các tổ chức phi chính phủ kịch liệt phản đối CETA mà họ gọi là "một thỏa thuận tai hại" đối với môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tấn công tin tặc : Châu Âu lên kế hoạch chống đỡ

Liên quan tới Châu Âu, báo La Croix quan tâm tới vấn nạn tin tặc và nhận định "Đối đầu với các vụ tấn công mạng, Liên Hiệp Châu Âu vất vả trang bị". Tăng cường an ninh mạng hiện được Châu Âu coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên Hiệp.

Thông tín viên báo La Croix từ Bruxelles cho biết 80% số doanh nghiệp Châu Âu đã từng gặp vấn đề về an ninh mạng. Chỉ tính riêng năm 2016, Liên Hiệp Châu Âu ghi nhận 4000 vụ tấn công tin tặc bằng các phần mềm mã độc như WannyCry và CryptoLocker.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã cam kết "bảo vệ tốt nhất có thể các nước Châu Âu trong kỷ nguyên số". Ủy Ban Châu Âu vạch ra một chiến lược về an ninh mạng và đặt cược vào Cơ quan Châu Âu về an ninh mạng và dữ liệu (ENISA), được thành lập năm 2004. Theo quy định ban đầu, ENISA chỉ hoạt động đến năm 2020, nên Ủy Ban Châu Âu đề xuất để tổ chức trên hoạt động thường xuyên, lâu dài.

Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, Châu Âu tin rằng các nước thành viên không thể hoạt động đơn lẻ chống tin tặc mà phải tin tưởng vào các đối tác trong Liên Hiệp để chia sẻ thông tin về các vụ tấn công. Ngoài ra, Châu Âu cũng muốn xây dựng các chuẩn mực về an ninh mạng và thành lập một bộ khung về dán nhãn và chứng thực các sản phẩm và dịch vụ kết nối mạng.

Bruxelles còn đề xuất quy định để đảm bảo phản ứng nhanh của Châu Âu trước một vụ tấn công tin tặc, xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong mỗi vụ khủng hoảng và thành lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp để đối phó với tin tặc, giống như các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong trường hợp thiên tai. Và cuối cùng, Ủy Ban Châu Âu dự kiến phát triển vào năm 2018 một trung tâm nghiên cứu về an ninh mạng.

Nhưng theo thông tín viên báo La Croix tại Bruxelles, cuộc chiến chống tin tặc của Liên Hiệp Châu Âu vẫn còn nan giải, chính Ủy Ban Châu Âu cũng đã từng là nạn nhân của các vụ tấn công mạng.

Pháp : Thuế soda "lần thứ n"

Chuyển sang lĩnh vực xã hội tại Pháp, báo Le Figaro có bài viết về "Sự trở lại lần thứ n của thuế soda để đấu tranh chống béo phì và bệnh tiểu đường".

Le Figaro cho biết cuộc thảo luận tại Quốc hội về dự luật tài chính cho An Sinh Xã Hội dự kiến diễn ra vào ngày 28/09/2017 chắc chắn sẽ có đề cập tới "thuế soda", một loại thuế được quy định vào năm 2012 dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy. Nhiều dân biểu, mà đứng đầu là ông Olivier Véran, dân biểu đảng Cộng Hòa Tiến Bước của vùng Isère, hiện đang nghiên cứu về viêc tăng thuế đánh vào các thức uống ngọt, mục đích là để chống nạn béo phì, bệnh tiểu đường và sâu răng. Các loại nước uống ngọt, có ga bị coi là thủ phạm chính gây béo phì.

Phòng bệnh nằm trong chính sách của tổng thống Macron về bảo vệ sức khỏe dân chúng. Cũng chính vì mục đích phòng bệnh mà chính phủ Pháp đã quyết định tăng giá thuốc lá (thủ phạm hàng đầu gây bệnh ung thư) và tăng cường tiêm phòng vaxin bắt buộc cho trẻ nhỏ.

Mexico lại lâm cảnh hoang tàn, đổ nát

Liên quan tới Châu Mỹ, nhiều báo Pháp hôm nay vẫn quan tâm tới vụ động đất hôm thứ Ba 19/09 tại Mexico. Báo La Croix có bài viết "Mexico, lại thêm một lần đổ nát". Vụ động đất mạnh 7,1 độ Richter xảy ra tại thủ đô Mexico và miền trung nước này đã gây ra những thiệt hại nặng nề, tạm thời có 225 người thiệt mạng, hàng ngàn người mất tích.

Tròn 32 năm sau vụ đụng đất kinh hoàng 8,3 độ Richter vào năm 1985 khiến 10.000 người thiệt mạng, và chỉ 13 ngày sau vụ động đất 8,2 độ ở miền nam khiến khoảng 100 người chết, người dân Mexico lại sống những phút giây hãi hùng vì động đất.

Điều mỉa mai của lịch sử, theo báo La Croix, là chính vào buổi sáng ngày 19/09, tại các nơi công cộng và nhiều doanh nghiệp lớn, Mexico đã tổ chức tưởng niệm các nạn nhân vụ động đất năm 1985 và diễn tập đối phó với động đất giả định. Còi báo động hú lên vào lúc 11h, người dân nhiệt tình tham gia diễn tập mà không hề biết rằng chỉ hai giờ sau đó, một cơn động đất thật sẽ xảy ra. Và lần này, chính quyền còn không có thời gian cảnh báo cho dân chúng thủ đô, vì tâm chấn quá gần, chỉ cách thủ đô có 120 km. Theo thông tín viên đặc biệt của báo La Croix, cảnh đổ nát và tình đoàn kết tương trợ trong những ngày gần đây cũng giống như cảnh trong các tấm ảnh đen trắng về thảm họa động đất 1985.

Chính quyền thủ đô Mexico đã ban bố "tình trạng khẩn cấp do thiên tai" và huy động quân đội tới hỗ trợ lực lượng cứu hộ.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật quốc tế King & Spadling LLP vừa đồng đệ trình trường hợp tù nhân lương tâm trẻ Nguyễn Hữu Quốc Duy trình lên Nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện hôm 19 tháng 9.

vnlhq1

Nguyễn Hữu Thiên An (bên trái) và Nguyễn Hữu Quốc Duy tại Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa hôm 23/8/2016. Photo courtesy of cand.com

Biện pháp tiến hành được cho biết nhằm hy vọng nhận được ý kiến từ Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện đối với việc chính quyền Việt Nam cho giam cầm nhà hoạt động mạng Nguyễn Hữu Quốc Duy.

Theo Freedom Now thi việc giam giữ tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy như thế là vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính Trị cũng như Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền.

Giám đốc phụ trách lĩnh vực pháp lý của Freedom Now, Kate Barth, phát biểu rằng trong vòng hai năm qua Việt Nam cho tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng trên mạng, bắt giữ gần hai chục nhà hoạt động, xiết chặt biện pháp truy cập mạng. Việc giam tù Nguyễn Hữu Quốc Duy là một điển hình của tình trạng suy thoái về tự do Internet đáng ngại ở Việt Nam.

Freedom Now cho rằng việc tiếp tục cầm tù Nguyễn Hữu Quốc Duy vi phạm các quyền con người căn bản của thanh niên này, trong đó có quyền tự do biểu đạt.

Freedom Now kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy. Tổ chức này tin tưởng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy Tiện cũng sẽ có kết luận tương tự.

Thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy bị bắt vào ngày 28 tháng 8 năm 2015, cùng ngày với người anh em họ là Nguyễn Hữu Thiên An. Thanh niên này là thành viên của một phong trào thanh niên bị bắt vì xịt lên tường một đồn công an câu chống chính quyền.

Nguyễn Hữu Quốc Duy được trả tự do 3 ngày sau đó nhưng bị bắt lại vào ngày 21 tháng 11 năm 2015. Anh bị biệt giam 9 tháng không được tiếp xúc gia đình và luật sư muốn chọn.

Phiên xử vào ngày 23 tháng 8 năm 2016 kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy 3 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Freedom Now có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, chuyên vận động trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Biện pháp được thông qua những nổ lực tập trung hỗ trợ pháp lý, chính trị và quan hệ công chúng.

Published in Việt Nam

Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ (RFI, 20/09/2017)

Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

onu1

Quang cảnh phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 tại New York ngày 19/09/2017. Reuters/Brendan McDermid

Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên "thông qua các phương tiện ngoại giao".

Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-un.

Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là "quốc gia côn đồ". Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nếu Kim Jong-un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để "hủy diệt hoàn toàn", thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ ?

Thanh Phương

******************

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì ? (BBC, 20/09/2017)

Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại Liên Hiệp Quốc có thể là chưa có tiền lệ hoặc, ít nhất, sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.

onu2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 19/9

Cảnh báo Bình Nhưỡng xuống thang trước thách thức hạt nhân của nước này, Donald Trump đe dọa sẽ thanh toán một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Và ông nhấn mạnh tuyên bố của mình đối với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un trên Twitter.

"Nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xóa sổ Bắc Hàn", ông nói với các nhà lãnh đạo thế giới.

Ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn "đang thực hiện sứ mệnh tự kết liễu mình và chế độ Bắc Hàn".

Tôi không thể nhớ được ngôn từ của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào trên bục phát biểu tại Liên Hợp Quốc có nội dung tương tự thế, kể cả Qaddafi của Libya hay Chavez của Venezuela.

Tức là việc xóa sổ một quốc gia 25 triệu dân thì chưa có ai nói vậy.

Các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thấp thỏm chờ xem tân tổng thống có gì để nói, tức là có một sự tương phản rõ ràng với sự ngóng chờ bài diễn văn làm tôi nhớ lại thời điểm người tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama từng đọc.

Tổng thống Trump đã không tấn công chính tổ chức này, như nhiều người lo ngại ông sẽ làm như vậy sau sự phê phán gay gắt của mình rằng Liên Hiệp Quốc giống như một câu lạc bộ của giới chóp bu bất tài.

Thực tế là ông chấp nhận Liên Hiệp Quốc có một vai trò cho trật tự thế giới, mặc dù ở đây đa số cho rằng ông là người có tính cách biệt lập và đơn phương.

Tuy nhiên, ông củng cố lại quan ngại về cuộc chiến với Bắc Hàn, và lo ngại rằng ông sẽ hủy thỏa thuận hạt nhân theo đó cho Iran phát triển chương trình nguyên tử có giới hạn.

Ông Trump gọi thoả thuận với Iran là "sự hổ thẹn với Hoa Kỳ". Ông lên án Tehran là một "nhà nước bất trị không một xu dính túi" và xuất khẩu bạo lực.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tổng thống phải tái khẳng định lại trước Quốc hội sau mỗi 90 ngày rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này, và thỏa thuận này phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tỏ ý rằng ông có thể sẽ không làm như vậy khi thời hạn tiếp theo đến vào giữa tháng Mười khi có cơ chế kích hoạt một tiến trình để quốc hội rà soát có thể ngưng thỏa thuận này.

Ông Trump rõ ràng là nói với những người ủng hộ chính sách "Nước Mỹ là trên hết" - khi ông bắt đầu phát biểu về thành tựu kinh tế đạt được sau cuộc bầu cử.

Đối với cử tọa quốc tế của mình, ông đã đưa ra chính sách "Nước Mỹ là trên hết bằng ngôn ngữ chủ quyền quốc gia dưới cái vỏ của nguyên lý thành lập ra Liên Hiệp Quốc, là cách mà các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc như Trung Quốc và Nga thường dùng.

Về cơ bản, ông nói rằng mọi quốc gia nên đặt lợi ích của người dân nước mình trên hết. Dựa trên cơ sở đó họ có thể hợp tác để đối phó với những vấn đề bức thiết toàn cầu hơn là cho phép các tổ chức toàn cầu và các bộ máy hành chính đưa ra chương trình nghị sự.

Sự căng thẳng giữa một chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia thay vì các giá trị và lý tưởng phổ quát là trọng tâm của cuộc tranh luận đang tiếp diễn về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhưng điều đó khó có thể có nghĩa là xa rời con đường quốc tế hóa, chẳng hạn như việc Tổng thống rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris đã xảy ra.

Và cũng không phải là việc thể hiện theo lối giao dịch hợp đồng của ông Trump : tức là đối với doanh nhân New York thì đó đơn thuần chỉ là việc chấm dứt các giao dịch tồi tệ đối với Mỹ sao để có được những giao dịch tốt hơn.

Người ta thấy rằng thỏa thuận gì về Bắc Hàn mà ông có thể có được từ việc đe dọa cho ngày tận thế thì không được tỏa sáng trong bài phát biểu của mình.

Các thành viên Liên Hợp Quốc có cảm giác tự hỏi rằng làm thế nào Bình Nhưỡng có thể bị lôi kéo hoặc buộc phải bàn đàm phán với ông Trump, người đang xa rời thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ từng đồng ý với Iran.

Hoặc liệu tổng thống Trump đang cố gắng dựa vào sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc cho các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn, trong sử dụng ngôn từ "Nếu không theo chúng tôi thì là chống lại chúng tôi", lối nói về Trục Ma Qủy của chính quyền Bush.

"Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng và có khả năng (hành động quân sự), nhưng hy vọng điều này sẽ không cần thiết", ông nói. "Đó là những gì trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc cần phải có, đó là những gì Liên Hợp Quốc và đã và đang làm.

Và rất có thể là những người trong bộ máy của ông đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao chiếu trên.

Nhưng nếu không có các kênh liên lạc thì Bắc Hàn không có cách nào hiểu được những lời đao to búa lớn đầy mùi vị leo thang đáng kinh ngạc của Tổng thống Mỹ.

"Khi căng thẳng gia tăng, thì cơ hội tính toán sai lầm cũng nhiều", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết trước khi ông Trump đọc bài diễn văn. "Nói mạnh có thể dẫn tới sự hiểu sai chết người".

Bắc Triều Tiên : Nhật-Hàn hoan nghênh đe dọa của Donald Trump (RFI, 20/09/2017)

Tuyên bố của tổng thống Donald Trump đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Bắc Triều Tiên được hai đồng minh Đông Bắc Á ủng hộ. Tokyo và Seoul xem đây là một động thái mới có thể làm cho chế độ Bình Nhưỡng ý thức hiểm nguy, dừng tay trước khi quá trễ.

onu3

Truyền hình Hàn Quốc phát hình ảnh tên lửa Bắc Triều Tiên bay ngang không phận Nhật Bản ngày 15/09/2017. Reuters/Kim Hong-Ji

Theo Reuters, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga tuyên bố "cảm kích cách tiếp cận mới của tổng thống Donald Trump thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ hạt nhân cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế nhất là Nga và Trung Quốc hợp tác gây thêm áp lực".

Hàn Quốc cũng phản ứng tương tự. Thông báo của phủ tổng thống khen ngợi thái độ "cứng rắn và rõ ràng trước những vấn đề sinh tử, duy trì hòa bình và an ninh mà Liên Hiệp Quốc đương đầu". Dù vậy, Seoul thận trọng, không đổ dầu vào lửa

Từ thủ đô Hàn Quốc, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích :

"Hàn Quốc tìm cách làm nhẹ đi phần nào những lời tuyên bố bốc lửa của Donald Trump : "Hoa Kỳ chỉ lập lại quan điểm cố hữu, theo đó, mọi giải pháp đều được xem xét. Tổng thống Mỹ chỉ lưu ý tính chất khẩn cấp của vấn đề để gây sức ép buộc Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán vì đó là giải pháp khả thi duy nhất". Trên đây là lời bình luận ôn hòa của một viên chức chính phủ nhằm xoa dịu tình hình.

Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia của chính phủ Hàn Quốc xem lời đe dọa của tổng thống Donald Trump sẽ gây tác dụng ngược. Bắc Triều Tiên sẽ kiên quyết hơn, tranh thủ thời gian, trang bị vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt cũng như gia tăng các hành động thách thức. Bộ máy tuyên truyền của chế độ sẽ khai thác tuyên bố của Donald Trump để gây thêm ấn tượng trong dân chúng là họ bị kẻ thù bao vây.

Thêm vào đó, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân của Iran. Vô tình, Donald Trump bắn tín hiệu với Bình Nhưỡng là không nên tin cậy vào lời hứa của Mỹ cho dù có ký kết một hiệp ước".

Tú Anh

************************

Diễn văn của Trump ở Liên Hiệp Quốc bị chỉ trích (BBC, 20/09/2017)

Bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Liên Hợp Quốc đã bị một số quốc gia thành viên mà ông chỉ trích phản bác lại.

onu4

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 19/9

Ông Trump nói Iran nằm trong "nhóm nhỏ các chế độ vô lại", và nói rằng Mỹ sẽ "tiêu diệt hoàn toàn" Bắc Hàn nếu bị buộc phải làm như vậy.

Ngoại trưởng Iran nói : "Bài phát biểu đầy thù hận và thiếu hiểu biết của ông Trump thuộc về thời trung cổ", chứ không phải tại một phiên họp Liên Hiệp Quốc.

Bắc Hàn chưa đưa phản ứng về lời đe dọa của tổng thống Mỹ.

Bài phát biểu của ông Trump lẽ ra phác thảo viễn cảnh về một thế giới mà các quốc gia có chủ quyền muốn đem lại những điều tốt đẹp cho công dân của họ nhưng ông lại dành phần lớn thời lượng để nhắm vào điều mà ông gọi là "các chế độ vô lại" cũng như gọi đó là "tai họa của hành tinh chúng ta hôm nay".

Washington nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng về các vụ thử vũ khí vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông Trump cũng chỉ trích lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và nói : "Gã tên lửa đang lèo lái đất nước vào phi vụ tự sát".

"Nếu Mỹ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Bắc Hàn", ông nói thêm.

Reuters cho biết một thành viên trong khán phòng đã dùng tay che mặt bằng hai tay, và có những tiếng lầm bầm vang lên trong lúc ông Trump phát biểu.

Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom, nói với BBC : "Đó là bài phát biểu sai lầm, sai thời điểm và sai cả đối tượng".

*********************

Cuba phản đối phát biểu của ông Trump (VOA, 20/09/2017)

Hoa Kỳ và Cuba đã họp song phương ln th sáu hôm 19/9, vài gi sau khi Tng thng Hoa Kỳ gi chính ph Cuba là "tham nhũng và gây bt n" trong bài phát biu ca ông ti Đi hi đng Liên Hip Quc.

onu5

Mỹ, Cuba họp song phươ ng l ần thứ 6 hôm 19/9/2017

Trong một tuyên b ca Đi s Cuba ti Washington, La Havana mô t nhng nhn xét ca ông Trump là "thiếu tôn trng, không chp nhn được và là mt s can thip vào ni tình Cuba".

Các nhà ngoại giao hai nước cũng đã tho lun v "các cuc tn công vào sc khỏe" mà nn nhân là mt s nhân viên ca Đi s quán Hoa Kỳ ti Cuba.

Bộ Ngoi giao M nói trong mt tuyên b sau cuc hp :
"Hoa Kỳ nhắ
c li mi quan ngi sâu sc v s an toàn và an ninh ca cng đng Đi s quán Hoa Kỳ ti La Havana, và đòi chính quyn Cuba cấp bách xác đnh nguyên nhân gây ra nhng s c này và đm bo các cuc tn công đó phi chm dt".

Josefina Vidal, đại din cao nht ca Cuba ti Châu M, lp li rng La Havana bác b cáo buc, và khng đnh là không dính líu gì, và ngay c không biết gì v "các cuc tn công vào sc khe" nhm vào các nhà ngoi giao trên lãnh th ca h.

Ít nhất 21 người M là nn nhân ca điu mà B Ngoi giao M gi là "nhng s c" dn đến nhiu triu chng, gm mt thính lc, chn đng, nhc đu, tai vo ve, thm chí h còn gp vn đ v tp trung suy nghĩ và quên các t ng thông dng. Mt s nhà ngoi giao Canada và gia đình h cũng b nh hưởng.

********************

Liên Hiệp Quốc : Tổng thống Pháp cổ vũ hợp tác đa phương (RFI, 20/09/2017)

Ngày 19/09/2017, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài diễn văn đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc. Theo các nhà quan sát, khi nhấn mạnh hợp tác đa phương là nền tảng và tương lai của quan hệ quốc tế, tổng thống Pháp đã thể hiện rõ sự khác biệt với tổng thống Mỹ Donald Trump.

onu6

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn tại cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, New York, ngày 19/09/2017. Reuters/Eduardo Munoz

Theo ông, đây là phương tiện duy nhất cho phép cộng đồng quốc tế hóa giải được các khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng hiện nay như khủng bố, di cư, biến đổi khí hậu. Emmanuel Macron đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng bài phát biểu dài 30 phút này.

Thông tín viên Valerie Gas tường trình từ New York :

"Emmanuel Macron đọc diễn văn hơi trễ, thời gian để ông trau chuốt bài phát biểu. Ngay từ những câu đầu tiên, tổng thống Pháp đã muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc ông có cơ hội được trình bày.

"Tôi có hân hạnh được phát biểu trước Quý vị. Tôi biết tôi phải chịu ơn ai về điều này. Tôi phải chịu ơn tất cả những người mà cách nay hơn 70 năm, đã đứng lên chống lại một chế độ tàn bạo, xâm chiếm nước Pháp, quê hương tôi".

Nhắc lại lịch sử cũng là một cách để nguyên thủ Pháp nhấn mạnh rằng chúng ta đã từng có lúc quên đi các giá trị nền tảng của Liên Hiệp Quốc, đó là sự khoan dung, tình đoàn kết nhân loại, tự do. Các giá trị mà tổng thống Pháp coi là của chính mình.

"Tôi biết rằng, nước Pháp có nghĩa vụ cất lên tiếng nói thay cho những người thấp cổ bé họng. Tôi muốn là người nói thay cho những ai bị quên lãng, như em Bana, một học sinh ở Aleppo, Syria (thành phố bị chiến tranh tàn phá)".

Chọn Bana Ousmane, hình tượng tiêu biểu cho các khủng hoảng toàn cầu, tổng thống Pháp hy vọng là bài phát biểu của ông mang một ý nghĩa cụ thể, phát biểu có mục tiêu cho thấy cộng đồng quốc tế phải có các hành động tập thể.

"Mỗi lần mà các đại cường quốc ngồi bên bàn Hội Đồng Bảo An nhường bước cho tiếng nói của những kẻ mạnh nhất, chính là lúc họ không còn tôn trọng nguyên tắc đa phương, nền tảng của luật pháp".

Cảnh cáo cũng là để thuyết phục. Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh : "Chúng ta bắt buộc phải liên đới với nhau trong một cộng đồng cùng chung số phận".

Đối mặt với tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hung hăng hiếu chiến, tổng thống Pháp dựa vào tình đoàn kết nhân loại và chủ trương hòa dịu".

Dấu ấn phong cách của tổng thống Pháp

Cùng với bài diễn văn nói trên, tổng thống Pháp có một loạt các hoạt động thể hiện phong cách riêng của ông, đó là kết hợp bày tỏ quan điểm chân thành và đối thoại xây dựng. Ngày hôm qua, dự án Hiệp ước thế giới về môi trường do Pháp chủ trương nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia thuộc năm Châu lục. Khối các nước Châu Phi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến nói trên.

Hôm qua, nguyên thủ Pháp cũng có cuộc đối thoại "trực diện và cô đúc" (theo những người có mặt trực tiếp) với tổng thống Iran Hassan Rohani, quốc gia mà tổng thống Mỹ đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận về hạt nhân. Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh : Phá bỏ hiệp ước hạt nhân với Iran sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng".

Theo AFP, hôm thứ Hai vừa qua, Emmanuel Macron có cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ. Bất chấp các bất đồng giữa hai bên, sau buổi hội kiến nói trên, ông Donald Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tổng thống Pháp, khi khẳng định : Đó là một con người mạnh mẽ, thông minh, tôi có vinh dự được tiếp xúc với ông ấy.

Theo các cố vấn của tổng thống Pháp, trong buổi đối thoại này, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra lưỡng lự trong vấn đề khí hậu, và yêu cầu một buổi gặp khác, dường như để có thể thương thuyết về việc ở lại Thỏa thuận khí hậu Paris, với điều kiện đóng góp tài chính của Mỹ được cắt giảm.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ chủ trì thảo luận cải tổ Liên Hiệp Quốc (RFI, 18/09/2017)

Ngày 18/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump mở màn một tuần hoạt động ngoại giao dày đặc tại Liên Hiệp Quốc, qua việc chủ trì cuộc họp - theo sáng kiến của Washington - với đại diện 130 quốc gia. Phiên họp thảo luận và sẽ ra một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc, nhằm thúc đẩy Liên Hiệp Quốc cải cách, trong đó có những đề xuất của tổng thống Mỹ gây không ít tranh cãi.

my1

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gutteres (trái), tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và đại sự Nikki Haley tại diễn đàn thảo luận về cải cách Liên Hiệp Quốc ngày 18/09/2017 tại New York. Reuters/Lucas Jackson

Phiên họp dự trù sẽ có 3 bài phát biểu của ông Trump, của bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Theo các nguồn tin ngoại giao tại New York, chưa có gì bảo đảm là Nga, Trung Quốc và một số thành viên Hội Đồng Bảo An sẽ nhất trí với văn kiện trên.

Theo AFP, mục tiêu của tuyên bố là nhằm làm cho Liên Hiệp Quốc hoạt động "hiệu quả và hoàn thiện hơn". Tổ chức quốc tế này vẫn bị chê trách vì bộ máy hành chính nặng nề, chi tiêu tốn kém.

Từ khi còn vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã ví Liên Hiệp Quốc như là một câu lạc bộ của những người nhàn rỗi. Ông muốn cắt giảm mạnh chi phí hoạt động Liên Hiệp Quốc.

Washington vẫn luôn đóng góp tài chính nhiều nhất với 7,3 tỷ đô la (28,5%) cho các hoạt động giữ gìn hòa bình và 5,4 tỷ (22%) cho việc vận hành các cơ quan Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề cắt giảm ngân sách sẽ vấp phải phản ứng của nhiều thành viên của Liên Hiệp Quốc. Theo một số nhà ngoại giao, chẳng hạn nếu cắt giảm một nửa ngân sách cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR), cơ quan này sẽ bị tê liệt. Hiện tại Mỹ vẫn đóng góp 40% ngân sách của cơ quan trên.

Đề xuất tuyên bố của Hoa Kỳ không đưa ra các con số cụ thể mà chỉ đặt ra các nguyên tắc chính như cắt giảm chi tiêu, tinh giản bộ máy gọn nhẹ.

Dù những đóng góp ngân sách của Mỹ sắp tới ra sao, chương trình cải cách của tổng thư ký Antonio Guterres sẽ phải tiết kiệm, hợp lý hóa các khoản chi tiêu, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động hiệu quả cho các sứ mệnh cũng như sự vận hành của tổ chức quốc tế này.

Ngoại trưởng Mỹ-Nga gặp nhau tại New York

Trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm qua 17/09, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov đã gặp nhau tại New York trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang rất xấu.

Ngoài việc hợp tác nhằm giảm bạo lực ở Syria, hai ngoại trưởng Mỹ - Nga còn bàn về những hồ sơ ở Trung Đông và thỏa thuận Minsk năm 2015 về xung đột Ukraina. Nhưng thông báo của hai bên không nói rõ là ông Tillerson và ông Lavrov đã đề cập đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên hay không.

Phía Nga vẫn cho rằng các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc, theo yêu cầu của Mỹ, đã không có tác dụng, tuy Moskva đã bỏ phiếu thuận cho những nghị quyết theo hướng này. Phía Washington thì vẫn đòi Nga gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

Cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng diễn ra vào lúc hai nước đang trừng phạt ngoại giao lẫn nhau. Washington vừa ra lệnh đóng cửa một toà lãnh sự Nga để đáp lại việc Moskva cắt giảm số nhà ngoại giao Mỹ ở Nga.

Anh Vũ

*********************

Thỏa thuận khí hậu Paris : Mỹ duy trì áp lực (RFI, 17/09/2017)

Nhà Trắng dập tắt hy vọng vừa để ngỏ tại hội nghị khí hậu Montréal khai mạc ngày 16/09/2017. Washington thông báo tái khẳng định lập trường của tổng thống Trump, rút khỏi thỏa thuận Paris nếu như các đòi hỏi của Hoa Kỳ không được chấp nhận.

my2

Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris 2015, "tiến trình không thể đảo ngược". Reuters/Stephane Mahe

Trước đó, nhiều nhà đàm phán quốc tế nuôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ thay đổi thái độ trong hồ sơ khí hậu, với việc cử một đại diện đến Montréal, Canada. Hội nghị này quy tụ bộ trưởng Môi Trường của khoảng 30 quốc gia với mục tiêu đẩy nhanh việc thực thi thỏa thuận Paris COP 21. Nhưng ngay tối qua, thông cáo của Nhà Trắng là "một gáo nước lạnh". Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :

"Ủy viên Châu Âu phụ trách hồ sơ này, Miguel Arias Canete, dẫn lời của thành viên phái đoàn Mỹ, theo đó Hoa Kỳ có thể sẽ xem xét khả năng ở lại trong thỏa thuận khí hậu Paris, mà không cần thương lượng lại. Điều này ngay lập tức được giải thích như là lập trường của Washington có thể sẽ mềm dẻo hơn. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã bác bỏ khả năng này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders : ‘‘Không có bất cứ một thay đổi nào trong lập trường của chúng tôi. Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ rút, trong trường hợp không đưa được vào thỏa thuận Paris những sửa đổi có lợi cho đất nước chúng tôi’’.

Quả thực là không có dấu hiệu nào cho thấy Donald Trump đứng về phía những người bảo vệ môi trường. Ông đã loại bỏ gần như tất cả các biện pháp vì môi trường của người tiền nhiệm Obama. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cũng có thể thay đổi quan điểm, như trong trường hợp Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) hay quy chế đón tiếp trẻ em nhập cư (DACA).

Tổng thống Trump đã để ngỏ cánh cửa cho các thương lượng về khí hậu, đặc biệt với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron khi đến Paris dự lễ Quốc Khánh 14 Tháng 7. Trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị phát biểu lần đầu tiên trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba tuần tới, cũng có thể là tổng thống Mỹ sẽ tỏ thái độ hòa hoãn hơn, để được cộng đồng quốc tế hưởng ứng hơn".

Thỏa thuận Paris không thể đảo ngược

Lập trường xoay như chong chóng của Mỹ dường như không cản trở cộng đồng quốc tế khẩn trương thực thi thỏa thuận khí hậu Paris, thông qua tại hồi tháng 11/2015, nhằm giới hạn nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2°C so với thời tiền công nghiệp. 

Các trận bão Harvey và Irma gây thiệt hại nặng nề cho miền nam Hoa Kỳ cho thấy không quốc gia nào, dù hùng mạnh như nước Mỹ, có thể tránh được các thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.

Theo AFP, trong buổi họp báo kết thúc hội nghị Montréal, bộ trưởng môi trường Canada Catherine McKenna nhấn mạnh là các quốc gia tham dự khẳng định "Thỏa thuận Paris là không thể đảo ngược, và không thể thương lượng lại".

Ủy viên Châu Âu phụ trách khí hậu Arias Canete cho biết, trước thượng đỉnh COP 24 tại Ba Lan năm tới 2018, cộng đồng quốc tế cần phải thảo ra được các quy định nhằm "theo dõi, kiểm tra và so sánh" mức phát thải của mỗi nước, một bước quan trọng trong việc thực thi thỏa thuận khí hậu. Theo đại diện của Liên Hiệp Châu Âu, các cuộc gặp bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới sẽ cho phép làm rõ "lập trường thực sự" của Hoa Kỳ.

Trọng Thành

***********************

Canada-Châu Âu-Trung Quốc thúc đẩy thỏa thuận khí hậu (RFI, 16/09/2017)

Hôm 16/09/2017, tại Montreal, Canada, khai mạc một hội nghị đặc biệt nhằm thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận về khí hậu Paris 2015, đang gặp nhiều thách thức.

my3

Biến đối khí hậu khiến tình trạng khô hạn gia tăng. Ảnh chụp ngày 24/08/2017 cho thấy nước trong hồ Barrios de Luna, bắc Tây Ban Nha, cạn kiệt. Reuters / Eloy Alonso

Việc chọn Montreal, bang Quebec, làm địa điểm tổ chức mang ý nghĩa biểu tượng mạnh. Thông tín viên Marie Josselin tường trình từ Montreal :

"Hội nghị Montreal được quyết định cách đây ít tháng, giữa Canada, Trung Quốc và các nước Liên Hiệp Châu Âu. Đây là một cách phản ứng tại Bắc Mỹ về tình trạng thiếu lãnh đạo, trong bối cảnh tổng thống Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.

Chính tại Montreal, cách đây đúng 30 năm, nghị định thư Montreal đã được ký kết. Đây là thỏa thuận quốc tế lớn đầu tiên về môi trường. Thỏa thuận này có mục tiêu cấm các chất lảm thủng tầng ozon trong khí quyển.

Ba mươi năm trôi qua, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề thời sự, nhưng lần này với sự tham gia của nhiều nước hơn trước. Cụ thể là ngoài các quốc gia tổ chức, còn có Nga, Ấn Độ, Mêhicô, Brazil, những nước rất dễ tổn thương do biến đổi khí hậu như Maldives, những nước nghèo như Ethiopia.

Liên Hiệp Châu Âu muốn đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với hy vọng thực thi toàn bộ và nhanh chóng Thỏa thuận Paris COP 21. Hội nghị này được coi là một cơ hội để tiến nhanh hơn.

Cần nhấn mạnh là hội nghị Montreal diễn ra ngay trước một cuộc họp vào thứ Hai tới, do Hoa Kỳ tổ chức, được quyết định vào phút chót. Nhà Trắng mời các bộ trưởng Môi Trường của hơn 10 nền kinh tế lớn nhất đến Washington trao đổi về vấn đề khí hậu. Bộ trưởng Môi trưởng Canada Cathrine McKenna vẫn tin tưởng là có thể thuyết phục được chính quyền Mỹ từ bỏ quyết định rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris".

Trước thềm hội nghị Montreal, nhiều cường quốc đã có một số quyết định đột phá trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch. Sau Pháp và Anh, đến lượt Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm xe hơi với động cơ xăng dầu, cuối tuần trước. Trong tuyên bố hôm thứ Năm 14/09, tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker khẳng định Ủy Ban sẽ nhanh chóng công bố phương án giảm khí thải cacbon trong lĩnh vực giao thông.

Bộ trưởng môi trường Canada – quốc gia đứng hàng thứ sáu về sản xuất dầu mỏ - khẳng định sẽ nghiêm chỉnh thực thi cam kết COP 21, đầu tư mạnh mẽ cho các công nghệ năng lượng tái tạo. Theo bộ trưởng McKenna, các quốc gia cần "khẩn trương" phê chuẩn điều khoản sửa đổi nghị định thư Montreal, được thông qua hồi năm ngoái.

Mục tiêu của điều khoản sửa đổi này là nhằm nhanh chóng loại trừ khí HFC – được sử dụng nhiều trong máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh -, thủ phạm phá vỡ tầng ozon. HFC mạnh hơn đến 14.000 lần so với khí CO2 - cũng là một thủ phạm chính khiến Trái đất nóng lên nhanh chóng. Theo bộ trưởng Canada, nếu thực hiện đúng nghị định thư Montreal, nhiệt độ thế giới sẽ giảm được 0,5°C trước cuối thế kỷ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tấn công Bắc Triều Tiên : Chiến thắng quân sự có thể thành ''cạm bẫy''

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày mai, 19/09/2017, với các diễn văn được trông đợi của tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp ; mô hình Đức với những điểm mạnh yếu, trong bối cảnh cử tri bầu Quốc Hội mới cuối tuần này là các chủ đề lớn của báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin giới thiệu bài phân tích "Những kịch bản của một cuộc chiến ‘‘mới’’ trên bán đảo Triều Tiên" của nhà báo Philippe Pons trên Le Monde, vào lúc dường như không có dấu hiệu gì cho thấy trừng phạt quốc tế làm thay đổi mục tiêu hạt nhân của Bình Nhưỡng.

tancong1

Truyền hình Nhật thông tin về vụ bắn thử tên lửa Bắc Triều Tiên, Tokyo, 10/08/2017.REUTERS/Toru Hanai

Phản ứng của Bắc Triều Tiên ngay sau loạt trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An, với vụ bắn thử tên lửa xuyên qua không phận Nhật Bản, ngày 15/08, cho thấy Hoa Kỳ phải tính đến các biện pháp mạnh hơn. Washington tuyên bố : "Mọi biện pháp đều đang được bàn tính". "Đụng độ quân sự" Mỹ - Bắc Triều Tiên có thể xảy ra, theo nhận định của cựu thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản, ông Hitoshi Tanaka, người từng đàm phán cho thủ tướng Nhật công du Bắc Triều Tiên năm 2002.

Trước viễn cảnh này, nhà báo Philippe Pons lưu ý đến một điều trớ trêu là một cuộc chiến như vậy, nếu có xảy ra, thì thật ra không phải là "mới", bởi cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 trên thực tế chỉ được ngưng lại, với một thỏa thuận hòa bình tạm thời. Để có một cuộc chiến mới, thì cần phải "kết thúc cuộc chiến cũ".

Thêm vào đó, để mở ra một cuộc can thiệp quân sự chống chế độ Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều trở ngại. Global Times – một tờ báo chính thống của đảng cộng sản Trung Quốc – khẳng định Bắc Kinh sẽ không can thiệp, nếu Bình Nhưỡng tấn công trước, ngược lại sẽ không khoanh tay trong trường hợp ngược lại. Nước Nga láng giềng, trước nguy cơ hỗn loạn tại Bắc Triều Tiên, cũng sẽ không ngồi im. Về phần mình, chính quyền Hàn Quốc tuyên bố Seoul phải có tiếng nói quyết định trong bất cứ một dự án can thiệp quân sự nào.

Bên cạnh đó, nhật báo Le Monde cũng lưu ý một điều là, nếu như kết cục của một cuộc chiến Mỹ-Bắc Triều Tiên có thể dễ dàng đoán trước, theo "tương quan sức mạnh", thế nhưng kinh nghiệm cho thấy "chiến thắng về quân sự có thể trở thành một chiếc bẫy đối với bên chiến thắng", như trường hợp Iraq và Afghanistan. Bắc Triều Tiên rất có nguy cơ trở thành như vậy, do cư dân Bắc Triều Tiên vốn "thống nhất về mặt văn hóa và sắc tộc", lại liên tục sống trong một bầu không khí tuyên truyền về một đất nước bị vây hãm, cự tuyệt mọi can thiệp bên ngoài.

Can thiệp quân sự để ủng hộ cho các thay đổi bên trong là điều khó xảy ra. Hy vọng về "một Mùa Xuân Ả Rập" tại Bắc Triều Tiên là viễn cảnh gần như không thể có, do mọi phản kháng đều bị bóp nghẹt ngay từ đầu ; giới tinh hoa trong xã hội, do tin tưởng hoặc do sợ hãi, trong hiện tại tỏ ra hết sức trung thành với chế độ.

Hai bí ẩn lớn

Khép lại bài viết, Philippe Pons lưu ý đến hai hệ quả khác, mà ông gọi là "hai bí ẩn lớn", cần phải tính kỹ, nếu Hoa Kỳ muốn can thiệp quân sự. Thứ nhất là, trong trường hợp Kim Jong-un bị lật đổ, ai sẽ có thể cầm đầu một xã hội như Bắc Triều Tiên ? Rất nhiều khả năng đó sẽ là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa thậm chí còn cuồng nhiệt hơn.

Bí ẩn thứ hai, nếu như chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ, thì vũ khí hạt nhân sẽ rơi vào tay ai ? Viễn cảnh bí mật hạt nhân lọt ra bên ngoài là điều nhãn tiền… Tác giả nhấn mạnh là, với "trường hợp phức tạp Bắc Triều Tiên", cần phải suy tính rất kỹ lưỡng trước khi dấn bước vào một cuộc phiêu lưu, có thể dẫn đến một tình hình rắc rối hơn nhiều so với hiện nay.

Cải cách Liên Hiệp Quốc dưới áp lực của Donald Trump

Bắc Triều Tiên chắn chắn sẽ lại một chủ đề chính tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nhưng cộng đồng quốc tế hiện tại đang phải đối mặt với áp lực "cải tổ sâu sắc" Liên Hiệp Quốc, do Hoa Kỳ thúc đẩy. Le Figaro giới thiệu với độc giả về cuộc "tiểu thượng đỉnh" về cải cách, được tổ chức hôm nay, tại New York, do Mỹ chủ trì. 120 quốc gia tham gia sáng kiến của Mỹ dự kiến sẽ ký kết một tuyên bố chung 10 điểm, ủng hộ cải cách.

Hoa Kỳ đóng góp 10 tỉ đô la/năm, tương đương 25% ngân sách Liên Hiệp Quốc, 28% chi phí cho lực lượng gìn giữ hòa bình, 40% của các tổ chức Cao Ủy Tị Nạn, Chương Trình Lương Thực Thế Giới (PAM) và Tổ Chức Di Cư Quốc Tế (OIM). Để không bị mất nguồn tài chính quan trọng này, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres sốt sắng ủng hộ dự án cải cách của tổng thống Mỹ. Bản thân ông Guterres cũng là người từ lâu đã ủng hộ một cuộc cải cách sâu rộng nhiều định chế của Liên Hiệp Quốc, mà ông cho rằng cồng kềnh, thiếu hiệu quả, tốn kém.

Khó hy vọng tổng thống Mỹ có một tầm nhìn toàn cầu

Tuy nhiên, xã luận Le Figaro tỏ ra hết sức nghi ngờ về khả năng tổng thống Mỹ Donald Trump đưa được một tầm nhìn toàn cầu, bởi phong cách của ông Trump vốn là phản ứng theo từng vụ việc. Donald Trump từng hứa "một xáo trộn lớn, nhưng điều đó đã không xảy ra… Về hàng loạt chủ đề như NATO, Nga, Syria hay Trung Quốc, ông Trump thường đưa những tuyên bố vừa mạnh mẽ, vừa trái ngược. Và trên thực tế, rất ít hiệu quả. Chưa kể đến vấn đề Bắc Triều Tiên, sự bất lực của nước Mỹ là hiển hiện. Nhìn chung, tổng thống Mỹ đưa rất nhiều bất ổn vào hệ thống".

Tuy nhiên, Le Figaro cũng lưu ý là thực tế này cũng có mặt tích cực, đó là để ngỏ những không gian mới cho các đối tác khác thử nghiệm những hướng đi mới, ví như như tổng thống Pháp.

Về Liên Hiệp Quốc, Les Echos dành sự chú ý cho ba nhân vật mới "Trump, Macron và Guterres". Theo tờ báo kinh tế Pháp, nếu như tổng thống Pháp Emmanuel Macron có được một hình ảnh tốt trong con mắt của cộng đồng quốc tế, thì tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một cuộc chơi khó khăn tại Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Quốc vẫn là "câu lạc bộ" không thể thay thế

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", chống lại quan điểm hợp tác đa phương, ông Trump đang có nguy cơ bị cô lập trong một loạt hồ sơ, trước hết trong vấn đề khí hậu, mà Hoa Kỳ đe dọa rút khỏi. Chính bản thân Liên Hiệp Quốc cũng bị ông Trump đe dọa tẩy chay, khi gọi đây là một "câu lạc bộ để những kẻ rỗi hơi tập hợp, ba hoa".

Tuy nhiên, theo xã luận của báo công giáo La Croix, "Liên Hiệp Quốc (là) ‘‘một câu lạc bộ’’ không thể thay thế được". Hiển nhiên, "có nhiều lý do để nghi ngờ về tính có ích" của định chế quốc tế này, "nhưng cùng lúc đó, cũng cần đặt câu hỏi, làm thế nào có thể không có nó". Chắc chắn là phải đấu tranh chống lại tệ quan liêu ở đây, nhưng cùng lúc đó, cần phải tiếp tục sứ mệnh cơ bản của Liên Hiệp Quốc, nơi cộng đồng quốc tế phối hợp vì "lợi ích chung của nhân loại" (như một thông điệp của giáo hoàng Francis).

La Croix, trong bài "tại Liên Hiệp Quốc, tương lai của quan điểm hợp tác đa phương là tâm điểm thảo luận", đặt câu hỏi liệu tổng thống Pháp Emmanuel Macron có sử dụng được dịp này để khẳng định viễn kiến riêng của ông về những vấn đề hệ trọng của nhân loại : "Khí hậu, hòa bình, các quyền tự do căn bản, văn hóa và giáo dục".

"Kỷ nguyên vàng" của Đức

Trước bầu cử Quốc Hội Đức, trong bối cảnh nữ thủ tướng Angela Merkel gần như chắc chắn giành chiến thắng, tờ Le Figaro tập trung phân tích "Kỷ nguyên vàng của nước Đức". Cuộc viếng thăm một trường đào tạo nghề, trong chuyến công du Đức hôm thứ Sáu tuần trước, để lại ấn tượng mạnh cho thủ tướng Pháp Edouard Philippe. Theo thủ tướng Pháp, hệ thống đào tạo nghề là một trong những chìa khóa thành công kinh tế của Đức.

Đức, từng bị coi là "kẻ ốm yếu của Châu Âu" đầu những năm 2000, nhưng giờ đây quốc gia này trở thành đầu tầu của Liên Hiệp, với thất nghiệp gần 6% (thấp nhất kể từ 25 năm nay), trong lúc dân cư trong độ tuổi lao động ở mức cao nhất, với 44 triệu người. Mức tăng trưởng năm ngoái 1,9%, cao nhất từ 5 năm nay. Thặng dư ngoại thương chưa từng có, với 253 tỉ euro.

Theo Le Figaro, mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh cao là bí quyết thành công của Đức, kết quả của các cải cách được tiến hành từ 15 năm trước.

Theo một số chuyên gia kinh tế, nước Đức đang ở trong "những năm tháng tươi đẹp nhất", nhưng đồng thời dự đoán tình hình sẽ khó khăn hơn trong 10 năm nữa.

Một số khuyết tật của Đức là đầu tư ít vào các cơ sở hạ tầng giao thông, trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, hay những nhu cầu mới trong giáo dục. Tình trạng dân số sụt giảm cũng là mối đe dọa đối với Đức trong tương lai. Năm 2025, dân trong độ tuổi lao động của Đức sẽ giảm 2,5 triệu. Mặt khác, mặt trái của thành công Đức được xây dựng trên tình trạng bất bình đẳng gia tăng mạnh. Tỉ lệ người nghèo gia tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm 16% dân số, dân có thu nhập thấp chiếm 20% trên tổng số người làm công.

Báo Le Monde cũng dành chủ đề chính cho mô hình Đức, nhưng thiên về "những điểm yếu", mà tiêu biểu là các bê bối động cơ xe hơi diesel gian lận, cho thấy "tính đạo đức giả" và "những khuyết tật của mô hình Đức".

Sức mạnh thực sự của Merkel

Về thành công của nước Đức, báo kinh tế Les Echos chú ý đến "Sức mạnh thực sự của thủ tướng Merkel". Bài xã luận Les Echos lưu ý là điều cơ bản của sức mạnh Đức là "vai trò lãnh đạo tinh thần". Về mặt chính trị quốc tế, nước Đức không có tham vọng trở thành thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, về mặt quân sự, Berlin cũng không có chủ trương đầu tư ào ạt. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền của thủ tướng Merkel, tiếng nói của nước Đức được cộng đồng quốc tế lắng nghe.

Theo Les Echos, sức mạnh và sự may mắn của nước Đức là gần như luôn luôn được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo có quan điểm nhất quán, như Konrad Adenauer với quan điểm hòa giải với "phương Tây", Willy Brandt hòa giải với "phương Đông", Helmut Kohl và "sự thống nhất của nước Đức", Gerhard Schroder và "cuộc cải cách cấu trúc của nền kinh tế". Giờ đây đến lượt bà Merkel, bởi lập trường "coi trọng các giá trị đạo lý hơn mọi quan điểm ý thức hệ".

Bà Merkel đã biết cách nói chuyện cứng rắn với tổng thống Nga Putin, khẳng định các nguyên tắc của mình một cách khôn khéo trước tổng thống Mỹ. Đối với Trung Quốc, bà Merkel rất được trọng nể. Les Echos nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác hệ trọng, mang tính phối hợp, bổ sung linh hoạt giữa Pháp-Đức, đặc biệt kể từ khi ông Emmanuel Macron đắc cử tổng thống. Việc ông Macron trở thành tổng thống Pháp được coi là một hậu thuẫn cho thắng lợi được báo trước của thủ tướng Đức.

Khác biệt rất lớn về tính cách, phong cách, về tuổi tác, giữa cặp Macron-Merkel hoàn toàn có thể coi là một thế mạnh của quan hệ Pháp-Đức, một khi được phối hợp tốt. Tấm gương của Đức thúc đẩy Pháp trên con đường cải cách, và hợp tác Pháp-Đức chính là "giải pháp tuyệt vời" cho một Châu Âu "đang trên đường tìm kiếm chính mình, trong một thế giới thay đổi mạnh mẽ", theo Les Echos.

Tăng thuế các tập đoàn internet : "Thành công đầu" của Pháp

Vẫn về nước Pháp và Châu Âu, trang nhất của Les Echos dành cho chủ đề "Đánh thuế các tập đoàn internet : Thắng lợi đầu tiên của Paris". Hôm thứ Bảy tuần trước, trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Châu Âu, tại Talinn, chín quốc gia Châu Âu, trong đó có Đức, Ý, Tây Ban Nha, đã ủng hộ quan điểm đánh thuế của Pháp, tăng thuế các tập đoàn tin học hàng đầu - Google, Apple, Facebook, Amazon (nhóm GAFA).

Tuy nhiên, cải cách thuế Châu Âu để được thực hiện phải có sự ủng hộ của toàn bộ 28 quốc gia thành viên. Điều gần như không thể được, do sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Ireland, quốc gia được hưởng nhiều lợi ích kinh tế từ các tập đoàn internet. Dù sao, ủng hộ của 10 nước đối với dự án Pháp đủ để mở ra triển vọng cải cách trên phạm vi một nhóm nước Châu Âu, theo một quy định của Liên Hiệp.

Phim "Chiến tranh Việt Nam" hay "Việt Nam, sau ngày tận thế"

Kể từ tối 19/09/2017, kênh truyền hình Pháp-Đức Arte bắt đầu chiếu bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam ("Vietnam War"), dài 18 giờ, của hai đạo diễn Mỹ Lynn Novick và Ken Burns. Le Monde có bài phóng sự "Việt Nam, sau ngày tận thế".

Điểm độc đáo của bộ phim – được thực hiện trong 10 năm - là tập hợp những quan điểm và hồi ức từ tất cả các bên, từ phía cựu binh và thường dân miền Bắc (cộng sản) và miền Nam (đồng minh với Hoa Kỳ), cũng như các nhân chứng Mỹ.

Nhờ sự hỗ trợ của các sử gia, giai đoạn lịch sử từ trận chiến Điện Biên Phủ 1954 đến "Sài Gòn sụp đổ" 30/4/1975 trở nên một truyện kể mà các bên - vốn có quan điểm đối địch – có thể chia sẻ.

Hai đạo diễn Mỹ - có kinh nghiệm với các bộ phim lịch sử dài tập về Nội chiến Mỹ hay Thế chiến Hai – đã từng sửng sốt trước quy mô của dự án "Vietnam War". Mục tiêu của các tác giả là mang đến cho khán giả Mỹ "một cái nhìn mới" về cuộc chiến và những hệ quả của nó đối với xã hội Mỹ.

Trò chuyện với phóng viên Le Monde, khi vừa trở về sau 6 tháng chiếu phim trên 30 thành phố trên khắp nước Mỹ, đạo diễn Ken Burns tâm sự : "Chiến tranh Việt Nam là một biến cố quan trọng nhất kể từ Thế chiến Hai, và hiện nay, nếu nước Mỹ ít tin tưởng vào bản thân, chính vì những phân hóa sâu sắc mà cuộc chiến để lại. Bộ phim tiếp tục dẫn đến những quan điểm khác biệt và tranh luận, bởi không có một sự thật duy nhất về cuộc chiến này".

Ông Peter Kukurba, một cựu binh 71 tuổi, đến xem phim, cho biết "trong một thời gian dài, ông không thể hòa giải được nỗi hổ thẹn đã tham gia vào cuộc chiến và niềm tự hào được phục vụ đất nước". Còn sử gia và cựu chiến binh Jim Willnaks, cố vấn của phim, thì không chắc là bộ phim có thể hòa giải được "hai nước Mỹ". Theo ông, còn rất nhiều người Mỹ không hiểu Chiến tranh Lạnh là gì.

Theo Le Monde, chính quyền Việt Nam quyết định để phim được chiếu trên mạng, kể từ hôm qua, với lời dịch bằng tiếng Việt. Theo đạo diễn Lynn Novick, nhà chức trách Việt Nam bảo đảm "phim sẽ không bị kiểm duyệt".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Thảm nạn Rohingya : al-Qaeda đe dọa Miến Điện (RFI, 13/09/2017)

Al-Qaeda kêu gọi cung cấp vũ khí cho người Rohingya và đe dọa trả đũa cuộc đàn áp tại Miến Điện. Lời cảnh báo này được al-Qaeda tung lên mạng ngày 13/09/2017, trong bối cảnh Hội Đồng Bảo An bị chỉ trích "bất động" trước cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Miến Điện. Bị quân đội truy bức, gần 400.000 người Hồi Giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh tị nạn, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya được điều trị ở bệnh viện Sadar Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 13/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

"Cánh cư xử dã man đối với anh em Hồi Giáo của chúng ta sẽ bị trừng phạt. Chính quyền Miến Điện sẽ nếm những gì mà họ đã làm đối với anh em chúng ta". Trên đây là lời đe dọa của al-Qaeda, công bố trên các kênh tuyên truyền của quân thánh chiến, được Reuters trích dẫn.

Tình trạng người Rohingya bị thành phần Phật tử cực đoan kỳ thị và quân đội truy bức gây xúc động trong cộng đồng quốc tế. Từ sau vụ một loạt đồn cảnh sát biên phòng bị tấn công hồi tháng 08/2017, chính quyền Miến Điện quy cho "khủng bố Hồi Giáo" gây ra để biện minh cho chiến dịch truy quét từ hơn một tháng nay, mà theo các tổ chức nhân quyền là nhằm mục đích "thanh lọc chủng tộc". Miến Điện cảnh báo sẽ có nhiều vụ tấn công khác nhắm vào cảnh sát và quân đội trong tương lai.

Theo Reuters, al-Qaeda còn kêu gọi "chiến binh huynh đệ" từ các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Philippines kéo về Miến Điện chuẩn bị "kháng chiến chống áp bức".

Trong khi đó, người Rohingya tiếp tục vượt biên, vượt biển. Từ Cox’s Bazar, một quận của Bagladesh, sát biên giới Miến Điện, trợ lý Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc George William Okoth-Obbo kêu gọi quốc tế "viện trợ lương thực và lều trại" dồi dào để cứu trợ hơn 370.000 người Rohingya lánh nạn tại Bangladesh. Theo số liệu của UNICEF, hơn 1.100 trẻ em Rohingya khi đến Bangladesh chỉ có một mình.

Trên biển, theo chính quyền địa phương, trong hai tuần qua, có ít nhất 6 thuyền vượt biển bị đắm. Thêm 7 xác nạn nhân được vớt trong ngày 13/09, nâng tổng số người chết lên 99, đa số là trẻ con và vị thành niên.

Theo lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, Indonesia đã sử dụng bốn vận tải cơ quân sự để chở sang Bangladesh 34 tấn hàng cứu trợ.

Tú Anh

***************

Miến Điện : Hội Đồng Bảo An họp kín về hồ sơ Rohingya (RFI, 13/09/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bắt đầu họp kể từ ngày 13/09/2017 về tình trạng người Rohingya ở Miến Điện. Theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc, có đến 370.000 người Rohingya đã chạy qua lánh nạn ở Bangladesh từ cuối tháng 8. Cao Ủy Nhân Quyền đã nói đến "một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô". Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An đã quyết định họp kín, gây bất bình không ít đối với các tổ chức phi chính phủ.

myanmar2

Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 71 ở Manhattan, New York, ngày 21/09/2016. Reuters/Carlo Allegri

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau tường thuật :

"Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tuần lễ mà Hội Đồng Bảo An họp về tình hình Miến Điện. Lần nào cũng họp kín, thảo luận riêng, báo chí không được tham dự. Đối với ông Louis Charbonneau thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, các nhà ngoại giao như vậy đã gởi đi một thông điệp không khác gì một "giấy phép sát nhân".

Theo ông Charbonneau, khi người ta đã nói đến một chiến dịch thanh lọc chủng tộc trên quy mô lớn, với một nhóm sắc tộc của cả một bang bị trục xuất đi nơi khác, thì cái gì có thể biện minh cho việc tình hình Miến Điện chỉ được thảo luận một cách miễn cưỡng ?

Câu trả lời dĩ nhiên là Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Miến Điện. Bắc Kinh đã ra sức vận động để chủ đề này không nằm trong chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An.

Các tổ chức phi chính phủ không để yên và đòi phải có những hành động cụ thể. Theo ông Charbonneau, tổ chức Human Rights Watch của ông muốn Hội Đồng Bảo An đe dọa trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm đi lại, cấm vận vũ khí. Human Rights Watch đã nghe giới ngoại giao nói rằng điều đó có thể gây khó khăn cho bà Aung San Suu Kyi, nhưng đối với ông Charbonneau : "Phải nói thẳng thắn là bà Aung San Suu Kyi đã có lập trường rất rõ ràng : Đó là đã không nói gì cả".

Vài ngày trước cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nơi mà tình hình Miến Điện có thể được đưa ra thảo luận, bà Aung San Suu Kyi đã thông báo sẽ đến dự. Nhưng rốt cuộc, bà cho biết sẽ không đến trước sự phản đối của quốc tế. Miến Điện do sẽ phó tổng thống thứ nhì đại diện".

Mai Vân

***********************

Bà Aung San Suu Kyi không dự họp Đại Hội đồng LHQ (BBC, 13/09/2017)

Lãnh đạo mặc nhiên của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi sẽ không dự tranh luận tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào tuần sau trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích cách bà xử lý khủng hoảng người Rohingya.

Khoảng 370.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy khỏi bang Rakhine ở Myanmar sang Bangladesh kể từ khi bạo lực bùng phát hồi tháng trước. Nhiều làng của người Rohingya đã bị đốt trụi.

Chính phủ Myanmar bị Liên Hợp Quốc cáo buộc về thanh lọc sắc tộc.

Quân đội Myanmar nói họ chống lại dân quân Rohingya và phủ nhận các tin nói họ đang nhắm vào dân thường.

Người Rohingya là nhóm người thiểu số Hồi giáo 'vô tổ quốc' sống ở bang Rakhine, nơi đa số dân là người Phật giáo.

Họ đã sống ở Myanmar nhiều thế hệ, nhưng họ bị cho là những người tỵ nạn trái phép và không bị từ chối quyền công dân.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ họp hôm thứ Tư 13/9 để thảo luận cuộc khủng hoảng này.

myanmar3

Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do năm 2010

Bà Aung San Suu Kyi đã thay đổi ?

Bà Suu Kyi được trông đợi là sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận ở kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 25/9.

Người phát ngôn của chính phủ Aung Shin nói với hãng tin Reuters rằng "có lẽ" bà Suu Kyi "có nhiều vấn đề cấp bách hơn phải giải quyết". Bà nói thêm : "Bà ấy không bao giờ ngại đối mặt với chỉ trích hay đương đầu với các vấn đề".

Trong bài phát biểu đầu tiên ở Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với tư cách lãnh đạo quốc gia hồi tháng 9/2016, bà Suu Kyi lên tiếng bảo vệ những nỗ lực của chính phủ bà để giải quyết khủng hoảng liên quan đến người Rohingya.

Được trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình, bà từng bị quản thúc tại gia 15 năm về những hoạt động ủng hộ dân chủ và được coi là vị lãnh đạo chính phủ Myanmar.

Bà Suu Kyi giờ đây bị những người trước kia ủng hộ bà chỉ trích vì không làm đủ để ngăn ngừa bạo lực ở bang Rakhine.

Những người nhận giải Nobel khác, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma, Giáo chủ Desmond Tutu và cô Malala Yousafzai đều kêu gọi bà Suu Kyi chấm dứt tình trạng bạo lực.

**********************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Miến có biện pháp bảo vệ người Rohingya (RFA, 12/09/2017)

Một ngày trước khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm phiên họp đặc biệt để thảo luận về cẳng thẳng đang xảy ra tại bang Rakhine, Miến Điện, chính phủ Hoa Kỳ và nhiều nước khác đồng lên tiếng kêu gọi chính phủ Miến phải nhanh chóng có biện pháp bảo vệ an toàn cho tập thể Hồi Giáo Rohingya cư ngụ ở bang này.

myanmar4

Những người tị nạn Rohingya từ bang Rakhine của Myanmar đang chờ đợi sự trợ giúp tại thị trấn Teknaf của Bangladesh vào ngày 12 tháng 9 năm 2017.  AFP

Trong bản thông cáo phổ biến tối hôm qua tại Washington, Nhà Trắng nói rằng bất ổn xảy ra vì lục lượng an ninh và quân đội Miến đã không bảo vệ cho người Hồi Giáo Rohingya, khiến tập thể thiểu số này phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn. Thông cáo không nói đến số người Rohingya phải chạy tỵ nạn, nhưng theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, chỉ trong 3 tuần lễ vừa rồi đã có hơn 310,000 người Rohingya phải bỏ chạy, phần đông sang Bangladesh xin tá túc.

Trích dẫn những nguồn tin khác nhau, các hãng thông tấn quốc tế cho hay tính từ cuối tháng Tám đến giờ, số người Hồi Giáo Rohingya chạy trốn đã lên đến 370,000 người. Các bản tin này cũng viết rằng có ít nhất 1,000 người Rohingya thiệt mạng, nhưng phía chính phủ Miến cho hay chỉ có 400 người chết trong những vụ giao tranh giữa quân đội và những phần tử bị gọi là khủng bố thuộc nhóm Hồi Giáo quá khích có tên là Đạo Quân Cứu Chuộc Rohingya (ARSA). Đây cũng là nhóm đã mở cuộc tấn công nhắm vào một đồn cảnh sát Miến hôm 25 tháng Tám vừa rồi, khởi đầu cho những cuộc giao tranh với quân đội chính phủ Miến, dẫn đến việc hàng trăm ngàn người thiểu số Rohingya phải chạy lánh nạn.

Cũng cần nhắc lại mới hôm qua, thứ Hai 11 tháng Chín 2017, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng quân đội Miến lấy danh nghĩa bài trừ khủng bố để đàn áp người Rohingya một cách dã man, gọi hành động này sẽ được ghi lại là thí dụ điển hình cho chính sách diệt chủng.

Tại Bangladesh, nữ thủ tướng nước này là Bà Sheikh Hasina khẳng định Miến Điện có trách nhiệm phải giải quyết giải quyết vấn đề, ngưng ngay việc đàn áp người Hồi Giáo thiểu số và phải lập khu an toàn cho người Rohingya trở về sinh sống. Bà Thủ Tướng Sheikh Hasina cũng nói chính phủ Bangladesh luôn luôn muốn có quan hệ êm thắm với láng giềng Miến Điện, nhưng phải lên tiếng vì không chấp nhận bất công.

Chính phủ Miến vẫn chưa lên tiếng nói gì về thông cáo của Nhà Trắng, và đòi hỏi của Bangladesh, nhưng qua trang mạng xã hội Twitter, phát ngôn viên Zaw Htay viết rằng Miến Điện không có chính sách thương thuyết với khủng bố, được ngầm hiểu là quân đội Miến sẽ tiếp tục các cuộc hành quân như hiện đang làm.

Published in Quốc tế