Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhìn từ Paris, Bruxelles hay Luân Đôn, do bị phương Tây trừng phạt từ khi khởi động chiến tranh xâm lược Ukraine, Nga "trả giá" bằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tại Moskva, chẳng mấy ai lo ngại vì điều đó : Không có chuyện Liên bang Nga trở thành "chư hầu" của Bắc Kinh. RFI xin giới thiệu bài viết của Arnaud Dubien, giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga tại Moskva, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số tháng 3/2024.

ngatrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, đúng 20 ngày trước khi điện Kremlin đưa quân xâm chiếm Ukraine. Ảnh 04/02/2022. AP - Alexei Druzhinin

Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại từ tháng 2/2022 trước khi đưa quân xâm chiếm Ukraine, tại Bắc Kinh tổng thống Vladimir Putin đã nói đến "tình bạn vô bờ bến" với Trung Quốc. Từ đó, nhất cử nhất động trong "đối tác Nga - Trung" đều được Âu - Mỹ mổ xẻ, phân tích dưới mọi góc độ.

Theo quan điểm của phương Tây, trục Vladimir Putin -Tập Cận Bình là một mối quan hệ "bất cân xứng", một "liên minh tình thế, giả tạo, miễn cưỡng". Do bị cô lập trên trường quốc tế vì chiến tranh Ukraine, Nga phải chấp nhận "lệ thuộc càng lúc càng nhiều vào nước láng giềng phương đông mạnh mẽ và bướng bỉnh". Nhìn từ Moskva, nơi Arnaud Dubien điều hành Đài Quan Sát Pháp Nga , tình hình hoàn toàn khác.

Trước hết tác giả điểm lại đôi chút về quan hệ giữa Nga với Trung Quốc : Rút kinh nghiệm từ lục đục giữa cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev với Mao Trạch Đông cuối thập niên 1950, khi mà "tình bạn vĩnh cửu chỉ thọ được chừng một chục năm", giới lãnh đạo Nga ngày nay "không bao giờ" sử dụng hai chữ "liên minh" khi nói đến quan hệ song phương và cũng khó mà nói đến "một liên minh giữa hai cường quốc nguyên tử". Do vậy Moskva sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" để chỉ quan hệ nồng thắm với Bắc Kinh.

Năm 2001, hai nước đã ký kết "thỏa thuận hữu nghị" và kể từ tháng 2/2022 thì "tình bạn ấy càng lúc càng thắm thiết" : Vào thời điểm mà nước Nga đang chủ trương "phi phương Tây hóa", điện Kremlin càng thấy "xoay trục sang phương đông" là thượng sách.

Theo quan điểm của Moskva, "Trung Quốc không có lợi ích gì nếu Nga bại trận ở Ukraine. Khác với phương Tây, Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ của Moskva và lại càng không có ý định làm thay đổi mô hình chính trị của nước Nga".

Kinh tế : Trung Quốc, một cánh tay đắc lực

Trước khi Vladimir Putin tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, trao đổi mậu dịch là nhược điểm trong quan hệ song phương. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều đang từ 63,7 tỷ đô la năm 2016 nhảy vọt lên tới 240 tỷ vào năm 2023. Trung Quốc qua mặt Liên Âu, trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga. Lại cũng Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những khách hàng mua dầu hỏa quan trọng nhất của Nga.

Theo lời thủ tướng Mikhail Mishustin, hiện tại 90% trao đổi mậu dịch song phương được thanh toán bằng đồng rúp của Nga và nhân dân tệ của Trung Quốc, "Exit đồng đô la Mỹ". Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, "riêng trong năm 2022, sự hiện diện của các ngân hàng Trung Quốc tại Nga đã được nhân lên gấp bốn". Xe hơi Trung Quốc đã "nhanh chóng thế chỗ các tập đoàn phương Tây như Renault hay Volkswagen" và các hãng xe Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất trên lãnh thổ Nga.

Ngoài ra, "tình báo Mỹ khẳng định Nga đã bắt đầu nhập khẩu linh kiện bán dẫn của Trung Quốc qua các trung gian ở Hồng Kông ; (…) 12 triệu drone Trung Quốc (…) ; trang thiết bị radar và gây nhiễu sóng (…) một trăm ngàn áo, mũ chống đạn (…)", tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.

Năm hạt sạn trong đối tác chiến lược Nga-Trung

Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều "hạt sạn" trong tình bạn vô bờ bến giữa Moskva và Bắc Kinh. Arnaud Dubien, Đài Quan Sát Pháp Nga, ghi nhận ít nhất 5 hồ sơ gây bất đồng.

Trước hết, đàm phán bế tắc về dự án Altai gas pipiline (Power of Siberia 2) đưa 50 tỷ mét khối khí đốt của Nga từ Yamal đến Trung Quốc. Tổng thống và bộ trưởng năng lượng Nga cố trấn an công luận rằng dự án được khởi động từ 2019 sẽ hoàn tất trước cuối thập niên này. Đây vốn được xem là một biểu tượng cho chính sách "hướng đông" của ngành năng lượng Nga. Khúc mắc nằm ở chỗ các điều kiện của phía Trung Quốc rất gắt gao. Trên bàn đàm phán cho dự án khổng lồ đó, dường như Bắc Kinh đã gạt những "tình cảm" sang một bên.

Hạt sạn thứ nhì là các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Nga bị giới hạn vì một số lệnh trừng phạt của Âu - Mỹ nhắm vào Moskva. Thí dụ như một số ngân hàng Trung Quốc thận trọng trong các khoản giao dịch với các đối tác Nga, tránh để bị "liên lụy" hay bị đưa vào danh sách đen. Hồ sơ thứ ba liên quan đến một số hoạt động của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi trên lãnh thổ Nga. Theo tác giả bài viết trên nguyệt san Le Monde Diplomatique , Hoa Vi đã đầu tư rất nhiều vào Nga, nhưng rồi đã phải tạm dừng một số hoạt động, cho dù là trong thời gian gần đây tập đoàn này được cho là đã "âm thầm khởi động lại nhiều thương vụ với các đối tác Nga".

Nhưng nếu như tình hữu nghị vô bờ bến giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình bị rạn nứt, thì có thể là do hai hồ sơ cuối cùng được Arnaud Dubien nêu lên : Ảnh hưởng của Moskva và Bắc Kinh với vùng Trung Á và tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực. Đó là hạt sạn thứ 4 và thứ 5 làm vẩn đục quan hệ trong sáng Nga - Trung.

Tác giả bài viết không loại trừ khả năng phương Tây nhấn mạnh đến thế "bất cân đối trong quan hệ Nga - Trung" để tự trấn an rằng các biện pháp trừng phạt áp dụng từ hai năm nay "không thất bại". Chưa có những lập luận vững chắc nào cho phép khẳng định điều đó, nhưng rõ ràng là có hai hồ sơ nhậy cảm trong trục Moskva - Bắc Kinh :

"Tại Trung Á, trong một vài năm trở lại đây, Nga đã củng cố vị thế, ngoại trừ đối với Khazakhstan, và điện Kremlin sẽ bằng lòng nếu Bắc Kinh không vượt qua lằn ranh đỏ. Chẳng hạn như là để Moskva vẫn đóng vai trò chủ đạo về an ninh tại khu vực này, thông qua Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể (CSTO/OTSC)". 

Nhìn lên Bắc Cực, đành rằng, Nga đã mở cửa, mời Trung Quốc nhập cuộc, song giám đốc Đài Quan Sát Pháp - Nga, trụ sở tại Moskva nhắc lại việc "đẩy mạnh hợp tác song phương tại Bắc Cực chỉ giới hạn ở các khoản đầu tư và không dẫn tới việc Nga mất quyền kiểm soát hay mất chủ quyền" tại khu vực nhạy cảm này.

Không bao giờ chống đối nhau nhưng không nhất thiết phải luôn bên nhau

Trở lại câu hỏi do khởi động chiến tranh Ukraine, Vladimir Putin có đặt mình vào thế "chư hầu" cho ông Tập hay không ?

Tác giả bài viết trả lời : "Từ ngày 24/02/2022, điện Kremlin không đưa ra bất kỳ một quyết định nào, không làm bất kỳ điều gì theo hướng nhượng bộ Trung Quốc mà vượt ngoài khôn khổ quan hệ song phương". Vả lại, "Bắc Kinh cùng không đòi hỏi điều đó", không cần phải cưỡng ép Moskva. "Nội kinh nghiệm quân sự của Nga tại Ukraine và cách Moskva đối phó với các biện pháp trừng phạt của Âu Mỹ đã là những bài học quý giá cho Trung Quốc (trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với phương Tây hay Washington gia tăng áp lực kinh tế với Bắc Kinh)". 

Ngoài ra, nhìn từ Moskva, nếu phải lệ thuộc vào công nghệ cao của nước ngoài thì "lệ thuộc vào công nghệ Trung Quốc có vẻ như ít nguy hiểm hơn là so với Mỹ". Sau cùng Arnaud Dubien trích dẫn một số quan điểm tại Moskva cho rằng, dường như điện Kremlin không sợ mất đi bản sắc hay trở thành chư hầu của Trung Quốc, bởi vì nước Nga có một nền văn hóa hoàn toàn "khác biệt" với Trung Quốc và trước hết, văn hóa của Nga là "văn hóa Châu Âu".

Năm 2016, Dmitri Trenin, giám đốc trung tâm nghiên cứu Carnegie của Mỹ tại Moskva (nay đã bị cấm hoạt động) từng nhận định như sau về quan hệ Nga -Trung : "Không bao giờ chống đối lẫn nhau, nhưng không có nghĩa là mai mãi bên nhau". Theo Arnaud Dubien, nguyên tắc đó trong quan hệ giữa hai ông Putin và Tập vẫn còn mang tính thời sự.

Arnaud Dubien

Nguyên tác : Moscou est-il le vassal de Pékin ?, Le Monde diplomatique, 02/03/2024

Thanh Hà lược dịch

Nguồn : RFI, 04/03/2024

Published in Diễn đàn

Nga - Trung Quốc trong tầm ngắm của G7

Một loạt các cuộc họp thượng đỉnh diễn ra khắp nơi những ngày này đang thu hút sự chú ý của các báo Pháp. Trước hết thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G7, khai mạc tại Hiroshima, Nhật Bản thứ Sáu tới 18/05/2023. Đây là một kỳ họp thường niên đặc biệt, theo ghi nhận của giới quan sát, với mục đích gây áp lực với Nga và đoàn kết trước Trung Quốc.

g0

Địa điểm tổ chức hội nghị G7 tại Hiroshima. Ảnh chụp ngày 17/05/2023. © Reuters / Andronki Christodoulou

Cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày từ 19/05 của các nước công nghiệp phát triển sẽ đề cập đến mọi lĩnh vực, từ năng lượng đến trí tuệ nhân tạo. Nhưng trọng tâm sẽ là bàn về những kẽ hở giúp Moskva tránh được tác động trừng phạt của G7 đối với kinh tế Nga, cũng như tìm kiếm một đường lối chung đối phó với siêu cường Trung Quốc.

Trang Quốc tế nhật báo kinh tế Les Echos có bài : "G7 nghĩ tới một "NATO kinh tế" chống lại Trung Quốc". Mục đích đặt ra là thảo luận các giải pháp để đáp trả lại cách hành xử cưỡng ép của Bắc Kinh trong quan hệ kinh tế với các nước, như đã được dư luận quốc tế nói tới thường xuyên gần đây.

Bài báo nhắc lại một sự kiện liên quan đến Nhật. Đó là vào cuối năm 2010, sau những căng thẳng địa chính trị giữa Tokyo và Bắc Kinh trong vùng Biển Hoa Đông, các công ty lớn của Nhật hoang mang khi biết họ bị cắt nguồn cung cấp đất hiếm, loại nguyên vật liệu không thể thiếu để sản xuất từ các loại bình điện, chi tiết điện thoại thông minh, mạch bán dẫn cho đến hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Vào thời điểm đó, 90% đất hiếm được sử dụng ở Nhật Bản đều nhập từ Trung Quốc.

Theo các chuyên gia cách hành xử kiểu như vậy của Trung Quốc ngày càng nhiều đối với Nhật Bản cũng như với các nước xung quanh khác. Một thí dụ khác được Les Echos dẫn ra là vào năm 2017, do bực tức với vụ Seoul cho triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc, ngay lập tức Bắc Kinh đóng cửa cấm du khách đến Hàn Quốc, tiếp đó buộc Lotte, tập đoàn phân phối bán lẻ lớn nhất của Hàn Quốc, phải đóng hàng chục cửa hàng ở các thành phố lớn Trung Quốc.

Đến năm 2020, bực mình vì bị Canberra chỉ trích liên quan đến đại dịch Covid-19, Bắc Kinh trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu hàng loạt mặt hàng của Úc như rượu vang, thịt bò, than đá... Từ 2021, đến lượt các doanh nghiệp Litva rơi vào tầm ngắm trả đũa của Trung Quốc, sau khi nước này cho mở văn phòng đại diện Đài Loan tại Vilnius.

Les Echos trích dẫn một nghiên cứu của Australia Strategic Policy Institute (Aspi) thống kê được "từ 2020 đến 2022, Trung Quốc đã tiến hành 73 hành động cưỡng ép" kiểu như trên. Đó chính là lý do thượng đỉnh G7 muốn tìm cách đối phó với chiến thuật cưỡng ép kinh kế của Trung Quốc.

Theo nhà phân tích Shihoto Goto thuộc cơ quan tư vấn Wilson Center, được tờ báo trích dẫn, G7 đang tính đến việc xây dựng "một hệ thống an ninh kinh tế tập thể để đáp trả một dạng quân phiệt hóa kinh tế. Có thể đó cũng là cách tiếp cận tương tự như điều 5 của NATO, theo đó khi một nước bị tấn công kinh tế tức là những nước cùng chia sẻ những giá trị chung với nước đó cũng bị tấn công. Viện Aspi của Úc đề xuất một cơ cấu đa phương giám sát các hành vi cưỡng ép để có các biện pháp trả đũa chung, đồng thời phải có sự tương trợ nhau giữa các quốc gia để bù đắp thiệt hại thương mại do các hành động cưỡng ép kinh tế, mặt khác các nước phải tìm cách đa dạng hóa các chuỗi cung ứng để tránh lệ thuộc.

Les Echos nhận thấy, dù tất cả các nước G7 đều thừa nhận cần phải tăng cường an ninh kinh tế, giảm lệ thuộc vào một số cường quốc, tất cả các chính phủ, đặc biệt là Liên Âu, vẫn chưa sẵn sàng lên án trực diện cách hành xử của Bắc Kinh. Paris đã khẳng định "đây không phải là G7 chống Trung Quốc". Như thế có nghĩa, theo tờ báo, thông cáo chung của G7 Hiroshima sẽ không nêu tên Trung Quốc. Dưới áp lực của thủ tướng Nhật và tổng thống Mỹ, chắc có thể sẽ có thông cáo riêng của thượng đỉnh để kêu gọi cộng đồng quốc tế "răn đe, đáp trả tập thể" các hành vi cưỡng ép kinh tế.

Mở rộng mặt trận chống Nga

Cường quốc thứ 2 được thượng đỉnh G7 Hiroshima dành sự quan tâm đặc biệt là Nga. Les Echos ghi nhận qua bài : "Các lãnh đạo G7 đi tìm đồng minh chống Nga". Bài báo cho thấy tại Hiroshima lần này, G7 đang tìm cách lôi kéo các nước đang trỗi dậy để tạo một mặt trận chung chống Nga. Tóm lại, mục tiêu của G7 là siết chặt hàng ngũ đồng thời mở rộng quy mô. Có thể thấy điều này qua số khách mời dự G7 lần này có lãnh đạo các nước như Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Úc.

Les Echos nhận thấy : "15 tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, các lãnh đạo G7 muốn bảo đảm các trừng phạt Nga của phương Tây không bị lách". Bởi bản thân thực thi các trừng phạt đó, các nước phương Tây trong đó có G7 cũng đã phải trả giá không nhỏ cho nền kinh tế của mình. Ngoài ra, thượng đỉnh G7 lần này dự trù sẽ tăng cường trừng phạt nhằm vào năng lượng và xuất khẩu, hai lĩnh vực giúp cho Moskva có tiền chi phí cho cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Tuy nhiên theo tờ báo, ý tưởng của Mỹ về lệnh cấm hoàn toàn trao đổi thương mại với Nga không có cơ may đặt được ở hội nghị Hiroshima. Các nước trong nhóm cũng không thể đạt được đồng thuận, nói gì đến lôi kéo các khách mới kể trên. Theo Les Echos, kết thúc hội nghị dự trù chắc sẽ có 5 tuyên bố về vấn đề nguyên vật liệu cơ bản, ủng hộ Ukraine, giải trừ hạt nhân, chuyển đổi năng lượng và an ninh lương thực.

Trung Quốc lấn sân Trung Á của Nga ?

Một thượng đỉnh khác diễn ra gần như song song với G7 được Les Echos chú ý tới. Ngày 18 và 19/05, chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên với lãnh đạo 5 nước Cộng hòa ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ (Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan, Turmenistan và Uzbekistan).

Tờ báo nhận xét về sự kiện: "Trung Quốc củng cố dấu ấn tại Trung Á". Địa điểm được chọn cho cuộc gặp cũng mang nhiều ý nghĩa : thành phố Tây An, điểm xuất phát của con đường tơ lụa của Trung Hoa cổ đại.

Bắc Kinh đánh giá đây là sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong năm của Trung Quốc. Trung Á đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dự án hạ tầng cơ sở chủ chốt dưới thời Tập Cận Bình mà báo chí vẫn gọi là "Con đường tơ lụa mới".

Les Echos nhận thấy, mục tiêu của thượng đỉnh không chỉ giới hạn ở vấn đề kinh tế hay năng lượng. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, Bắc Kinh nhân hội nghị này để chứng tỏ mình là một đối tác về an ninh đáng tin cậy với Trung Á, khu vực từ trước tới nay vẫn dựa hoàn toàn vào sự bảo đảm an ninh của Nga.

Theo tờ báo, ý đồ muốn đóng vai trò chủ chốt trong khu vực Trung Á của Bắc Kinh không phải bây giờ mới có. Từ lâu nay Bắc Kinh vẫn coi Trung Á là vùng trọng yếu giúp Trung Quốc mở rộng thương mại và bảo đảm an ninh năng lượng, cũng như là góp phần cho sự ổn định của Tân Cương.

Những năm gần đây Trung Quốc đang dần dần tìm cách cắm chân tại các quốc gia, vốn được coi là sân sau của Nga. Les Echos cho biết, Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Kirghizistan, lên tới 4 tỷ đô la, chiếm 40% nợ nước ngoài của nước này.

Hội Đồng Toàn Châu Âu ủng hộ Ukraine

Vẫn xoay quanh chủ đề các hội nghị thượng đỉnh, trên trang quốc tế của Les Echos, tờ báo có bài "Hội Đồng toàn Châu Âu muốn giúp Ukraine thế nào". Tổ chức ra đời từ năm 1949, tập hợp 46 quốc gia, đang họp thượng đỉnh tại, Reykjavik, Iceland. Đây là phiên họp toàn thể đầu tiên sau khi khai trừ Nga năm ngoái vì cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.Theo tờ báo, thượng đỉnh lần này trước tiên là dịp để gửi "thông điệp ủng hộ và đoàn kết với Ukraine", nước cũng là thành viên của Hội đồng. Thượng đỉnh có mục đích xem Hội Đồng Toàn Châu Âu có thể hộ trợ tích cực Ukraine thế nào.

Ngoài hồ sơ Ukraine, hội nghị cũng sẽ quan tâm đến tình trạng thụt lùi về dân chủ tại Châu Âu cũng như các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, một chủ đề đang rất thời sự.

Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan vẫn được ủng hộ

Nhật báo Le Monde đến với Thổ Nhĩ Kỳ, hôm Chủ nhật (14/05) vừa diễn ra vòng một cuộc bầu cử tổng thống, với bài phóng sự dài có tựa đề "Thổ Nhĩ Kỳ : Những động lực của phiếu bầu cho Erdogan". Tờ báo cho thấy bất đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế, chính quyền mất uy tín, tổng thống mãn nhiệm Recep Tayyip Erdogan vẫn thống trị chính trường Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vòng 1 bầu cử, theo kết quả kiểm phiếu chính thứ được công bố, ông Erdogan giành được 49,51% phiếu bầu, gần đạt được con số để thắng cử ngay vòng đầu. Ở cuộc bầu cử Quốc hội đảng AKP của ông cũng có được đa số tuyệt đối, giành được 322 trên 600 ghế.

Anh Vũ 

Published in Quốc tế

Cu viên chc ngoi giao Nga : Cuc chiến Ukraine s khiến Nga hn lon

Reuters, VOA, 17/10/2022

Cuc xâm lăng Ukraine ca Tng thng Vladimir Putin đã đưa Nga vào con đường đi đến hn lon, có th khiến ông b lt đ, gây ra ni chiến hoc thm chí làm đt nước đ v, mt nhà ngoi giao Nga đã t chc vì bt đng vi cuc chiến đưa ra nhn đnh.

ngatrung1

Tng thng Nga Vladimir Putin nói ông không hi tiếc v cuc chiến Ukraine

Ông Boris Bondarev, mt tham tán thuc phái b Nga ti Liên Hp Quc Geneva, đã t chc hi tháng 5 vì ông cm thy cuc chiến cho thy đt nước ca ông đã tr nên đàn áp và méo mó như thế nào.

Trong mt bài viết ch trích dài 6.500 t v nước Nga ca Putin, ông Bondarev nói rng đt nước hin gi đy ry nhng k nnh hót ch biết vâng li, nhng người lp li đường li ca Đin Kremlin, cho phép ông Putin đưa ra các quyết đnh quan trng vn hưởng ng s tuyên truyn ca chính ông y.

Tương lai có th s đi mt vi hn lon, ông nói.
"Nếu ông Putin b ht khi chc v, tương lai ca Nga s vô cùng bp bênh", ông Bondarev, người tng làm vic ti B Ngoi giao t năm 2002 đến 2022, viết trên tp chí Foreign Affairs.

"Hoàn toàn có kh năng là người kế nhim ông y s c tiếp tc cuc chiến, nht là khi các c vn ch cht ca ông Putin đến t các cơ quan an ninh. Nhưng không ai Nga có được tm vóc như ông y, vì vy đt nước này có th s bước vào thi k ri ren chính tr. Nó thm chí có th rơi vào hn lon".

Tng thng Putin nói hôm 14/10 rng ông không hi tiếc v chiến dch quân s đc bit, mà ông coi là mt trn chiến sng còn vi phương Tây hung hăng và kiêu ngo b ông xem là mun hy dit và chia ct nước Nga.

Nhưng sau gn 8 tháng chiến s, được xem là cuc đi đu ln nht gia Nga vi phương Tây k t cuc Khng hong tên la Cuba năm 1962, ngay c nhng mc tiêu cơ bn nht nước Nga còn lâu mi đt được.

Ông Bondarev, vn t mô t là nhà ngoi giao lưu vong đã bước ra khi con tàu điên r’, là con trai ca mt kinh tế gia ti B Ngoi thương và là giáo viên tiếng Anh ti Hc vin Quan h Đi ngoi Nhà nước danh giá ca Moscow.

Ông cnh báo rng bt k lnh ngng bn nào cũng ch đơn gin là cho Putin thêm thi gian.

"Bt k lnh ngng bn nào cũng s ch cho Nga cơ hi tái vũ trang trước khi tn công ln na", ông nói. "Ch có mt điu thc s có th ngng cuc chiến ca ông Putin, đó là quân ca ông Putin b đánh cho tan nát".

Tuy nhiên, ông Bondarev nói rng nhng người mơ ước v sp đ trong lòng nước Nga cn cân nhc hu qu.

"Người dân Nga có th đoàn kết sau lưng mt nhà lãnh đo thm chí còn hiếu chiến hơn ông Putin, kích đng mt cuc ni chiến, gây hn bên ngoài nhiu hơn hoc c hai", ông cnh báo.

"Nếu Ukraine thng và ông Putin rt đài, điu tt nht mà phương Tây có th làm là đng có s nhc".

Ông Bondarev ch ra s s nhc mà người Nga phi hng chu sau khi Liên Xô sp đ năm 1991 nên là mt bài hc cho phương Tây.

"Cung cp vin tr cũng s giúp phương Tây tránh lp li sai lm ca h t nhng năm 1990, khi người Nga cm thy b M la gt, và s giúp người dân Nga cui cùng cũng chp nhn d dàng là đế chế ca h không còn na".

Reuters

************************

Gii lãnh đo tình báo Đc lưu ý Trung Quc là mi ha ln hơn Nga nhiu ln

Reuters, VOA, 17/10/2022

Các lãnh đo tình báo Đc hôm 17/10 cnh báo Trung Quc có th dùng c phn ca h trong các cơ s h tng trng yếu làm đòn by đ theo đui các mc tiêu chính tr trong bi cnh chính quyn Berlin đang tranh lun liu có nên đ công ty vn ti Cosco ca Trung Quc đu tư vào cng Hamburg hay không.

ngatrung2

Cng Hamburg được Đc xem là cơ s h tng trng yếu

B kinh tế Đc do Đng Xanh điu hành mun ph quyết kế hoch ca Cosco mua c phn ti mt trong ba bến tàu cng quan trng nht ca Đc, trong khi th tướng thuc Đng Dân ch Xã hi (SPD) có khuynh hướng tán thành, theo các ngun tin chính ph.

Tranh cãi này cho thy cuc tranh lun rng ln hơn, gay gt hơn Đc v làm sao gim s ph thuc vào Trung Quc, đi tác thương mi hàng đu ca nước này, sau khi Nga xâm lược Ukraine đã cho thy s nguy him ca vic ph thuc vào mt nhà nước ngày càng qu quyết và đc đoán.

Trung Quc đã kêu gi Đc không chính tr hóa quan h kinh tế ca các nước hay đi theo ch nghĩa bo h vi danh nghĩa an ninh quc gia.

Trong mt phiên điu trn ti quc hi v mt lot các vn đ an ninh, lãnh đo các cơ quan tình báo trong nước và hi ngoi ca Đc cho biết h không th đưa ra đánh giá công khai v kế hoch ca Cosco nhưng nói chung h kêu gi hãy thn trng.

"Chúng tôi rt, rt bt bình vic Trung Quc tham gia vào cơ s h tng quan trng", lãnh đo cơ quan tình báo hi ngoi (BND), Bruno Kahl, nói ti phiên điu trn, và lưu ý rng hi cng nên được coi là cơ s h tng trng yếu, vì vy bt k khon đu tư nào cũng phi được xem xét rt cn thn.

Đc nên nghĩ rng Trung Quc s s dng công ngh, bao gm cơ s h tng 5G, hoc sc mnh kinh tế đ thc hin các ý tưởng ca h, ông nói thêm. "Trong trường hp có bt đng chính tr gia Trung Quc và Đc, nhng công c này s được s dng", ông nói.

Người đng đu cơ quan tình báo trong nước ca Đc, Thomas Haldenwang, cho biết c phn trong cơ s h tng quan trng ca Đc cũng dn đến phá hoi và gây nh hưởng dư lun.

"Khi tôi nói chuyn vi các đi tác nước ngoài v Trung Quc, h luôn nói : Nga ch là cơn bão, Trung Quc mi là biến đi khí hu", ông nói.

"Vì vy, chúng ta s phi chun b cho s biến đi khí hu này trong nhng năm ti".

Reuters

Published in Quốc tế

Nga-Trung : Cùng chung mục đích nhưng phương cách hành động khác nhau

Mối liên kết chiến lược Nga-Trung chống những tham vọng của phương Tây để điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này có những tính toán lịch trình giống nhau.

ngatrung1

Ảnh tự liệu : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 04/02/2022.  AP - Alexei Druzhinin

Hôm 15/06/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm. Phân tích chi tiết những điều hai ông nói với nhau, cũng như những chủ đề họ né tránh, sẽ cho chúng ta thấy nhiều điều về hiện trạng quan hệ gữa hai quốc gia lớn của thế giới, kẻ thù không đội trời chung cách đây 50 năm và giờ lại trở thành những người bạn lớn của nhau.

Theo Tân Hoa Xã, lãnh đạo hai nước đã khen ngợi tiến bộ liên tục của mối quan hệ chính trị và thương mại giữa Nga và Trung Quốc từ đầu năm đến giờ, trong một môi trường quốc tế được đánh giá là đầy "náo động". Sự "náo động" trên hành tinh này dường như là từ trên trời rơi xuống, bởi vì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hôm 24/02/2022 không hề được nhắc đến.

Không thể phủ nhận được là mối quan hệ thương mại Nga-Trung đã phát triển. Trong vòng một năm, nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga của Trung Quốc đã tăng 55%. Đầu tháng 6 này, hai nước đã khánh thành chiếc cầu đường bộ đầu tiên nối liền Trung Quốc và Nga. Dài 1,3 km, rộng 15 mét, cây cầu bắc quan sông Amour nối thành phố Hoa Hạ của Trung Quốc với Blagovechchensk bên Nga. Trung Quốc đã thế chỗ Châu Âu trong vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm chế biến hàng đầu cho Nga.

Ngược dòng thời gian, năm 1969, những vụ đụng độ biên giới Nga –Trung đã từng làm hàng trăm người thiệt mạng. Giờ đây, hai quốc gia này liên tục tiến hành các cuộc tập trận chung, trên bộ cũng như trên biển. Động thái đó để nhắc người Mỹ rằng không lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ không còn làm chủ Thái Bình Dương.

Hai cường quốc quân sự ở khu vực bắc Á này đồng ý với nhau trên quan điểm rằng người Mỹ về bản chất là kẻ chen chân không đúng chỗ vào trong khu vực này của thế giới.

Cùng nhau, Nga và Trung Quốc không chịu để cho Mỹ can thiệp vào các công việc nội bộ của họ, như kiểu quan tâm đến nhân quyền. Hai nước đã quyết định giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mỗi nước. Ở Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã không lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Trong cuộc điện đàm nói trên, ông Vladimir Putin đã nhắc lại rằng Nga chống lại mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả các vấn đề ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.

Nhưng mối liên kết chiến lược Nga- Trung chống lại các ý đồ của phương Tây nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế không có nghĩa là hai cường quốc này cùng có chung một cách thức hành động. Trên thực tế, mục đích và lịch trình thực hiện của họ hoàn toàn khá nhau.

Chiến lược câu giờ

Vladimir Putin đã quyết định chơi theo cách câu giờ. Bởi ông ta cho rằng các nước phương Tây không chịu được o bế, trói buộc lâu dài. Dường như ông ta không sẵn sàng rút ngắn "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Ở Dobass, quân Nga tiến tiến chậm, nhưng chắc. Từ nay đến cuối năm, rất có thể quân đội Nga sẽ chiếm được toàn bộ các tỉnh Luhangsk và Donetsk. Ông Putin đã công nhận độc lập hai nước cộng hòa ly khai tự xưng này chỉ hai ngay trước khi phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine.

Có vẻ như hai nước cộng hòa tự xung này đang chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý đề xin sáp nhập vào Nga. Ông Putin sẽ chuẩn bị diễn văn để nói với dân Nga rằng : "Tôi đã mang những người anh em Nga của chúng ta trở về trong lòng tổ quốc, nếu không thì họ đã bị tiêu diệt dưới ách của bọn phát-xít Ukraine".

Putin cũng sẽ củng cố thêm hai hướng chiếm đóng lớn :Thành phố Kherson, nằm trên bờ tây sông Dniepr để kiểm soát kênh dẫn nước cho Crimée và nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu Zaporijjia, bao gồm 6 lò phản ứng 1000 MW. 

Nga sẽ chờ cho đến khi người Ukraine đã quá mệt mỏi trong chiến đấu và các nước phương Tây bắt đầu nản trong việc hỗ trợ Ukraine thì mới đưa ra đề nghị hòa bình. Liệu Nga có ý định tấn công Odessa để cắt đường ra biển Đen của Ukraine ? Đây là một giả thuyết cần phải xem xét.

Lịch trình hành động của Trung Quốc thì khác. Ông Tập Cận Bình muốn cuộc chiến tranh tại Ukraine ngừng lại sớm nhất, nhưng kết luận trong thông cáo của Tân Hoa Xã. Lãnh đạo Trung Quốc không muốn cuộc chiến tranh tại Ukraine làm đầu độc bầu không khí Đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2022.

Cuộc kháng cự của người Ukraine là một tấm gương xấu cho người Đài Loan. Lãnh đạo họ Tập muốn người ta quên đi cuộc chiến tranh bất hạnh này do đồng minh Nga phát động, và các hành xử của Nga có phần cũng giống như Nhật Bản hồi năm 1937 với Trung Quốc.

Cuối cùng, chủ tịch Trung Quốc còn lo ngại chiến tranh sẽ làm chững lại tốc độ phát triển kinh tế của phương Tây, có thể gây hệ lụy trực tiếp với Trung Quốc. Để các nhà máy của Trung Quốc tiếp tục vận hành, Bắc Kinh cần mức tiêu thụ của phương Tây không sụt giảm.

Dưới cái nhìn từ nước Mỹ, Putin và Tập Cận Bình là những kẻ "đồng sàng dị mộng". Đó là một hoàn cảnh phức tạp, điều này lý giải tại sao Mỹ không tìm được cách nào để phá rối mối liên kết Nga-Trung.

Theo Le Figaro

Anh Vũ dịch

Published in Diễn đàn
jeudi, 24 août 2017 20:58

Nga và Trung Quốc, bạn hay thù ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ ấm áp. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề "Nga và Trung Quốc, đối tác bấp bênh" đã nhận định,mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.

ngatrung1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin ngày 08/05/2015. REUTERS/Sergei Karpukhin

Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một thông điệp đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO ! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Moskva và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.

Có thể kể ra nhiều sự kiện mang tính biểu tượng như thế lúc gần đây. Tháng Bảy năm nay, trên đường đến Đức dự hội nghị G20, ông Tập Cận Bình đã dừng chân ở Moskva. Đồng nhiệm Nga, ông Vladimir Putin quàng vào cổ ông huân chương St Andrew, tấm huy chương cao quý nhất của nước Nga. Truyền hình nhà nước Nga ca ngợi : "Nga đang xoay trục sang phương Đông, còn Trung Quốc quay sang hướng Tây, về phía nước Nga".

Từ khi lên ngôi năm 2012, Tập Cận Bình thăm Moskva nhiều hơn hẳn bất cứ thủ đô nào khác. Năm 2013, trong hội nghị APEC ở Indonesia, ông Tập còn tham dự buổi lễ sinh nhật của ông Putin. Bên ly vodka, Vladimir Putin kể về người cha từng tham chiến chống Đức quốc xã, còn Tập Cận Bình hồi tưởng về người cha chống Nhật.

Năm 2015, ông Tập là khách mời danh dự trong cuộc diễn binh kỷ niệm 70 kết thúc Đệ nhị Thế chiến – bị phương Tây tẩy chay vì Nga xâm chiếm Crimée. Bốn tháng sau, ông Putin có mặt trên khán đài ở Bắc Kinh, dự khán cuộc duyệt binh kỷ niệm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản. Lần đó cũng chỉ có mỗi mình bà Park Geun-hye, tổng thống Hàn Quốc, đồng minh của Mỹ, tham dự.

Sao chép cách cai trị độc tài của nhau

Tập Cận Bình và Vladimir Putin học hỏi kinh nghiệm độc tài của nhau. Trung Quốc cóp lại các đạo luật cứng rắn của Nga về các tổ chức phi chính phủ (NGO), còn điện Kremlin cố tìm hiểu Bắc Kinh kiểm duyệt internet như thế nào. Trong chuyến thăm Moskva của ông Tập, bà Margarita Symonyan, giám đốc Russia Today, kênh truyền hình bằng tiếng nước ngoài của điện Kremlin nói với hai nhà lãnh đạo là Nga và Trung Quốc đều là "nạn nhân của thông tin khủng bố" từ báo chí phương Tây. Theo bà, cả hai nước cần phải giúp đỡ lẫn nhau vì "chúng ta đang đơn độc chống lại đạo quân hùng mạnh của truyền thông dòng chính phương Tây".

Channel One, kênh truyền hình chính của nhà nước Nga vốn rất hăng hái chống Mỹ và bênh vực cho việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraine, sau đó đã được phép khai trương dịch vụ truyền hình cáp tại Trung Quốc với phụ đề tiếng Hoa, mang tên Kachiusa – một loại hỏa tiễn thời Liên Xô cũ.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây bị đổ vỡ do cuộc xung đột Ukraine, đã khiến Moskva phải quay sang Trung Quốc. Nhưng theo các nhà quan sát, tình đồng chí này chỉ ngoài mặt, phía sau là những bất đồng sâu sắc. Nga cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Nga. Và Nga cảm thấy không thoải mái trước mối quan hệ mất cân bằng này, cho thấy một nước Nga vĩ đại chỉ là ảo tưởng. Moskva quan ngại trước người láng giềng nổi tiếng đầy tiềm năng kinh tế, và sức mạnh quân sự đang nhanh chóng gia tăng.

Về phía Trung Quốc thì lo ngại ý muốn thay đổi trật tự thế giới hậu chiến tranh lạnh của Nga. Bắc Kinh đã hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa, dĩ nhiên không muốn xáo trộn nguyên trạng.

Trong vụ Nga can thiệp vào Ukraine, các lãnh đạo Bắc Kinh giữ im lặng, cũng như Nga đã làm ngơ trước hành động bành trướng, bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên người ta ghi nhận, Bắc Kinh chưa hề chính thức công nhận việc Nga sáp nhập Crimée. Sau cuộc "trưng cầu dân ý" giả tạo tại Crimée về việc gia nhập Liên bang Nga, cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã ra lệnh cho truyền thông không nhắc đến sự kiện này. Các quan chức Trung Quốc lo sợ người dân ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương đòi độc lập, và cũng không muốn phe dân tộc chủ nghĩa nhân cơ hội này đòi sáp nhập Đài Loan.

Đối với Trung Quốc, quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ là hết sức quan trọng, còn thương mại Nga-Mỹ chỉ bình bình từ nhiều năm qua. Trong giao thương với Nga, Bắc Kinh chỉ quan tâm đến dầu khí. Năm ngoái Nga đã vượt qua Angola và Ả Rập Xê Út, trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Năm 2014 Nga và Trung Quốc đã ký kết hợp đồng lên đến 400 tỉ đô la, để khai thác hai mỏ khí thiên nhiên ở đông Xibêri bán cho Trung Quốc dự kiến bắt đầu từ 2019. Tuy nhiên hai bên đang bất đồng về việc tài trợ xây đường ống dẫn khí, Bắc Kinh không muốn đầu tư vào trong lúc giá dầu thế giới đang ở mức thấp.

Một trong số những mặt hàng xuất khẩu hiếm hoi nữa của Nga là vũ khí. Từ khi Liên Xô bị sụp đổ năm 1991, Nga đã bán cho Trung Quốc 32 tỉ đô la, chiếm khoảng 80% tổng số tiền Bắc Kinh đổ ra mua vũ khí. Gần đây Moskva cung cấp cho Trung Quốc loại hỏa tiễn địa đối không S-400 hiện đại, và chiến đấu cơ Su-35 lợi hại. Tuy nhiên điện Kremlin chỉ quan tâm đến vấn đề thương mại hơn là chiến lược : Nga cũng bán vũ khí cho các đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ và Việt Nam.

Ảo ảnh con đường tơ lụa

Với việc Nga bị phương Tây siết chặt về thị trường vốn, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung cấp chính cho Nga. Các bạn bè của ông Vladimir Putin, bị phương Tây đóng sập cửa, là những người được hưởng lợi. Một trong số đó là Gennady Timchenko. Ông này là đồng sở hữu với con rể của ông Putin công ty hóa dầu Sibur. Tháng 12/2015, Sibur bán 10% cổ phần cho tập đoàn quốc doanh Trung Quốc Sinopec, thu về 1,3 tỉ đô la và năm ngoái bán tiếp 10% cho Silk Road Fund.

Đối với các lãnh đạo Bắc Kinh, hỗ trợ cho những nhân vật như thế là rất đáng đồng tiền bát gạo, để bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng và vũ khí. Họ không mấy tin tưởng vào khả năng vươn lên của nền kinh tế Nga. Một chuyên gia Trung Quốc cho biết đối với Bắc Kinh, Nga chỉ đáng quan tâm về mặt an ninh chứ không phải kinh tế. Để thay đổi cách nhìn này, Nga cần phải cải cách kinh tế sâu rộng : sửa chữa những lỗ hổng trong hệ thống luật pháp và định rõ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng dưới thời ông Vladimir Putin, không có hy vọng gì.

Trung Quốc không ảo tưởng về sức mạnh của Nga. Bắc Kinh biểt rằng Moskva yếu sức, và đang trên đà xuống dốc. Nhiều chính phủ Mỹ liên tiếp cũng kết luận như thế. Nhưng nếu các lãnh đạo Hoa Kỳ coi thường Nga, thì Trung Quốc lại làm ngược lại. Bắc Kinh cho rằng không nên chọc giận một cường quốc đang yếu đi, nhưng sở hữu vũ khí nguyên tử.

Trong lịch sử, "tình bạn không có gì lay chuyển nổi" giữa Nga và Trung Quốc mà Stalin và Mao Trạch Đông từng tuyên bố năm 1950, đã kết thúc bằng một cuộc nghênh chiến Nga-Trung không đầy 20 năm sau. Một cựu viên chức ngoại giao Trung Quốc nhớ lại, hồi đó dọc theo 4.200 km đường biên, hàng trăm ngàn quân Liên Xô và Trung Quốc đã dàn trận. Dân chúng vô cùng sợ hãi trước nguy cơ chiến tranh hiển hiện.

Phía Nga cũng rất cảnh giác trước Trung Quốc. Mặc cho cuộc tập trận trên Biển Baltic (và các cuộc tập trận chung khác trong hai năm qua trên Biển Đông và Địa Trung Hải), Nga vẫn cho thao dượt để đề phòng một cuộc chiến với Trung Quốc. Moskva sợ rằng nước láng giềng đông dân một ngày nào đó chiếm lấy vùng Viễn Đông cư dân thưa thớt của Nga. Các nhà hoạch định chiến lược Nga không quên lịch sử : dù ngoài mặt thơn thớt nói cười, nhưng Bắc Kinh có thể bỗng dưng đòi chia phần vùng đất này, trong đó có Vladivostok hồi thế kỷ 19 đã có một phần thuộc về vương triều nhà Thanh.

Hai nước tranh giành ảnh hưởng tại Trung Á, nơi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ (trừ Uzbekistan), đồng thời là nhà đầu tư số một. Nga tự cho mình là sức mạnh quân sự và chính trị tối quan trọng tại vùng này, còn Trung Quốc chỉ tập trung vào kinh tế. Nhưng theo chuyên gia Úc Bobo Lo, tình trạng này không kéo dài. "Con đường tơ lụa mới" của ông Tập Cận Bình, nối kết Trung Quốc với Trung Á và các nước ở xa hơn thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng, sẽ tạo ảnh hưởng chính trị lớn cho Bắc Kinh.

Tính chất bất đối xứng giữa Nga và Trung Quốc đặc biệt thấy rõ tại vùng Viễn Đông. Vài năm trước, cư dân vùng này rủng rỉnh tiền bạc, đem chi xài tại Trung Quốc, nhưng nay đồng rúp bị mất giá theo với đà xuống dốc của kinh tế Nga. Giờ đây họ phải trông đợi vào sự vung tay xài tiền của du khách Trung Quốc. Tại Vladivostok, một công ty du lịch cho biết không đủ phòng nghỉ cho khách từ Hoa lục.

Trên đường phố, các thanh niên Nga cố gắng bán do du khách Trung Quốc những tờ giấy bạc và tiền đồng Liên Xô cũ. Trong một khách sạn, khách du lịch người Hoa chen chúc ở nhà hàng mỗi khi có các nữ vũ công ăn mặc "thiếu vải". Sự xấu hổ của cư dân trước sự sa sút của đất nước mình so với sự hãnh tiến của Trung Quốc rất rõ. Những tàu chiến Trung Quốc trên Biển Baltic lại càng làm đậm thêm cảm giác này.

Thụy My

Nguồn : RFI, 24/08/2017

Published in Diễn đàn

Nga - Trung hợp lực đối đầu với Mỹ (RFI, 04/07/2017)

Trước khi đặt chân đến Moskva ngày 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn, trong đó ông tập trung nói về hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Hoa Kỳ triển khai ở Hàn Quốc, vì ông biết đây là hồ sơ mà tổng thống Nga Vladimir Putin cũng rất quan ngại.

ngatrung1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) bắt tay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin, Moskva, ngày 04/07/2017. REUTERS/Sergei Ilnitsky/Pool

Đối với lãnh đạo họ Tập, việc triển khai THAAD đang "làm rối loạn thế cân bằng chiến lược trong khu vực" và "đe dọa đến lợi ích an ninh của toàn bộ các quốc gia trong vùng, trong đó có Trung Quốc và Nga". Đây cũng là lập luận mà hai lãnh đạo Nga-Trung nhắc lại trong cuộc gặp không chính thức ngày 03/07, theo tin của Tân Hoa Xã.

Trên hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng vậy, trái ngược với thái độ cứng rắn của tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin chủ trương nên "đối thoại và thương lượng" với chế độ Bình Nhưỡng.

Cuộc gặp tại Moskva lần này là cuộc gặp thứ ba giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Vladimir Putin chỉ riêng trong năm 2017. Cách đây chưa đầy một tháng, ngày 08/06, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại thủ đô Astana của Kazakhstan, bên lề thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải. Trước đó, vào tháng 5, ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Vladimir Putin nhân diễn đàn "Một vành đai, Một con đường" tại Bắc Kinh, với sự tham dự của hàng chục nguyên thủ quốc gia. Tính từ khi lãnh đạo họ Tập lên nắm quyền năm 2013, trước cuộc họp thượng đỉnh hôm 04/07, hai ông đã gặp nhau tổng cộng 22 lần.

Thượng đỉnh Nga-Trung lần này diễn ra bối cảnh quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh có phần nào căng thẳng, đặc biệt là do vấn đề Biển Đông sau khi Hoa Kỳ điều một chiến hạm đến gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 02/07, khiến Trung Quốc tức giận, lên án Mỹ "khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng".

Khi nói chuyện với tổng thống Donald Trump qua điện thoại hôm qua, chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ quan ngại là quan hệ Mỹ-Trung đang bị "một số yếu tố tiêu cực" gây cản trở, theo tin của đài truyền hình Trung Quốc CCTV.

Đúng là ngoài Biển Đông, Bắc Kinh còn bực tức về việc chính phủ Mỹ vào tuần trước thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá tổng cộng 1,4 tỷ đôla cho Đài Loan. Ấy là chưa kể việc cuối tháng trước chính quyền Mỹ ban hành trừng phạt đối với hai công dân Trung Quốc và một công ty Trung Quốc, bị xem là đã giúp chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh cũng rất bực mình vì cứ bị tổng thống Trump chỉ trích là đã không có nỗ lực đầy đủ trong việc ngăn chận tham vọng hạt nhân và tên lửa của đồng minh Bình Nhưỡng.

Nhưng không chỉ về mặt địa chính trị, Bắc Kinh và Moskva thắt chặt quan hệ cũng là nhằm vào những lợi ích kinh tế. Hai thành viên quan trọng này của nhóm G20 dự trù ký một loạt hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla. Trao đổi mậu dịch của hai nước đã tăng 33% trong 5 tháng đầu năm nay, lên tới 32 tỷ đôla.

Như vậy, đã qua rồi thời kỳ tổng thống Mỹ Richard Nixon cùng với ngoại trưởng Henry Kissinger khai thác thế đối địch Trung Quốc-Liên Xô để dùng nước này chống nước kia. Nay hai cựu đối thủ thời chiến tranh lạnh có vẻ như đang hợp lực với nhau để đối đầu với Hoa Kỳ và việc bày tỏ thái độ chống hệ thống lá chắn chống tên lửa ở Hàn Quốc chỉ là một trong những biểu hiện của sự thay đổi đó trong quan hệ giữa ba cường quốc.

Thanh Phương

************************

Thượng đỉnh Nga-Trung với trọng tâm là Bắc Triều Tiên và thương mại (RFI, 04/07/2017)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 04/07/2017, với trọng tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên và thương mại.

ngatrung2

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 03/07/2017. REUTERS/Sergei Chirikov/Pool

Ông Tập Cận Bình đã đến Moskva từ hôm qua, mở đầu chuyến viếng thăm nước Nga trong hai ngày. Hôm qua ông đã có cuộc gặp không chính thức với tổng thống Vladimir Putin trước cuộc họp thượng đỉnh chính thức hôm nay.

Điện Kremlin không cho biết chi tiết về nội dung cuộc gặp hôm qua, nhưng theo Tân Hoa Xã, về hồ sơ Bắc Triều Tiên, ngay trước khi Bình Nhưỡng loan báo thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm nay, hai lãnh đạo Nga- Trung đã kêu gọi "đối thoại và thương lượng".

Cũng theo Tân Hoa Xã, tổng thống Putin và chủ tịch Tập Cận Bình đã nhân dịp này chỉ trích việc triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc. Theo Seoul và Washington, hệ thống được cho là nhằm đối phó với hiểm họa Bắc Triều Tiên, nhưng Moskva và Bắc Kinh vẫn xem đây là mối đe dọa đối với an ninh của Nga và Trung Quốc.

Tuy căng thẳng Bắc Triều Tiên là đề tài thảo luận quan trọng giữa hai lãnh đạo Nga-Trung, mục đích chính của ông Tập Cận Bình khi đến Moskva lần này vẫn là phát triển quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai đồng minh.

Theo hãng tin AFP, nhân chuyến viếng thăm của lãnh đạo họ Tập, hai nước ký một loạt hiệp định trị giá nhiều tỷ đôla. Những hiệp định này thể hiện rõ hơn chính sách của Nga "xoay trục" sang phía đông, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với phía tây, tức là với Liên Hiệp Châu Âu, vẫn gặp nhiều trắc trở.

Trước khi đến Moskva, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định quan hệ giữa Trung Quốc với Nga hiện "đang ở mức tốt nhất trong lịch sử".

Sau cuộc gặp gỡ hôm nay, hai lãnh đạo Nga-Trung sẽ gặp lại nhau tại cuộc họp thượng đỉnh nhóm G20 khai mạc ngày 07/07 tại Đức, với sự tham dự của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Putin gặp ông Trump.

Thanh Phương

Published in Quốc tế