Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ-Phi : Manila "nâng cấp" tập trận Mỹ trong năm 2018 (RFI, 06/10/2017)

Mua súng Trung Quốc, nhưng tập trận trở lại với Mỹ. Sau một năm nhiều căng thẳng, hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines được thắt chặt và sẽ gia tăng. Tổng cộng 261 hoạt động, kể cả tại Biển Đông, sẽ được tổ chức trong năm 2018.

bd1

Tập trận Mỹ Philippines 'Carat', ngày 28/06/2013 - Reuters

Chương trình tập trận chung được tham mưu trưởng quân đội Philippines loan báo ngày 05/10/2017 tại Manila, trong buổi lễ "tiếp nhận 3000 khẩu súng" của Trung Quốc. Theo tuyên bố của tướng Edouardo Ano : "Philippines và Mỹ sẽ gia tăng các cuộc tập trận chung trong năm 2018 theo đúng tuyên bố của tổng thống Duterte, cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, đồng minh số một của Philippines".

Cụ thể, quân đội hai nước sẽ tổ chức 261 hoạt động chung từ tập trận, hợp tác chỉ huy, đánh trên sa bàn cho đến cứu trợ nhân đạo, xây dựng cầu đường và trường học… trong năm 2018. Theo bình luận của tướng Edouardo Ano, nếu so với 258 hoạt động chung trong năm 2017, thì hợp tác quân sự Mỹ-Philippines được "nâng cấp" theo nghĩa tái lập những cuộc tập trận trước đây đã bị hủy bỏ vì Manila muốn xoa dịu Trung Quốc.

Trong chương trình 2018, lực lượng Mỹ-Phi sẽ tiến hành các cuộc tập trận "bảo vệ lãnh thổ"tại Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây. Cuộc tập trận quan trọng nhất hàng năm Balikatan sẽ tiếp tục. Theo báo chí ở Manila, chưa rõ là khi nào diễn ra các cuộc tập trận bảo vệ lãnh thổ. Năm 2017, hai chiến dịch thuộc loại quan trọng bị hủy bỏ là cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex của Thủy Quân Lục Chiến và CARAT của hải thuyền.

Theo AFP, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như muốn tái lập quan hệ nồng ấm với Washington, sang trang giai đoạn cư xử khiếm nhã đối với tổng thống Barack Obama, người tiền nhiệm của Donald Trump. Tuần trước, ông cam kết xây dựng quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, trong lúc tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Edouardo Ano đến Hawai hội kiến với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.

Quan hệ Mỹ-Phi bị suy giảm một phần do lời tuyên bố của tổng thống Duterte "muốn ly khai" với Mỹ nhân chuyến công du Bắc Kinh vào năm 2016.

Tú Anh

*******************

Tình báo Mỹ : Trung Quốc sẽ xây nhiều căn cứ ở nước ngoài (RFI, 06/10/2017)

bd2

Sau Pháp, Mỹ và Nhật Bản, đến lượt Trung Quốc mở căn cứ quân sự ở Châu Phi. Photo : Corporal Matthew J. Apprendi (USMC)

Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, đặt tại Djibouti, một quốc gia nhỏ bé ở Châu Phi, rất có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều căn cứ quân sự khác mà Trung Quốc sẽ thiết lập khắp thế giới và điều này có thể gây các xung đột lợi ích với Hoa Kỳ. Đó là cảnh báo của các quan chức tình báo Mỹ hôm qua, 05/10/2017, theo hãng tin Bloomberg.

Các quan chức tình báo Mỹ, xin được giấu tên, nhấn mạnh Trung Quốc hiện có một quân đội được hiện đại hóa nhanh nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ. Trong chiều hướng đó, tháng 7/2017, quân đội Trung Quốc loan báo thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti, để phục vụ cho các chiến dịch nhân đạo, duy trì hòa bình và hộ tống trên biển ở vùng Châu Phi và vùng tây Châu Á, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thao dượt quân sự và di tản khẩn cấp.

Tuy nhiên, theo nhật báo South China Morning Post ngày 01/10, các hình ảnh vệ tinh và các báo cáo không chính thức, tại căn cứ này có nhiều cơ sở hạ tầng quân sự, như trại lính, các đơn vị bảo trì, nhà kho và các bến tàu có thể tiếp nhận hầu hết các tàu của hạm đội Trung Quốc. Nói cách khác, căn cứ ở Djibouti có thể sẽ được Trung Quốc dùng để tung lực lượng ra vùng bắc Châu Phi, cũng như củng cố vị thế của họ ở vùng Ấn Độ Dương.

Theo các quan chức tình báo Mỹ nói trên, giới lãnh đạo Trung Quốc xem cái trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, nhất là hệ thống các liên minh với Mỹ và việc cổ súy cho các giá trị Mỹ trên toàn cầu, là những yếu tố ngăn chận việc Trung Quốc trỗi dậy và thay đổi trật tự thế giới cho phù hợp hơn với nhu cầu của Bắc Kinh.

Tình báo Mỹ ghi nhận là trên con đường bành trướng thế lực quân sự và kinh tế, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn hơn về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, về quan hệ với Đài Loan và đang đẩy mạnh sáng kiến "Một Vành Đai, Một Con Đường" để tăng cường quan hệ thương mại với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á. Nói chung, tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.

Những cảnh báo nói trên được đưa ra vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố thế lực trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, diễn ra trong tháng 10 này và trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017.

Tuy đạt được đồng thuận trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, giữa Washington và Bắc Kinh còn nhiều bất đồng trên những vấn đề khác, như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Syria và nhất là thương mại, chủ yếu do thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc còn rất lớn.

Đặc biệt, vấn đề đang gây quan ngại hiện nay đó là việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Cựu cố vấn của tổng thống Trump, ông Steven Bannon từng xem đây là vấn đề kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Bannon cảnh báo rằng nếu không giải quyết vấn đề này, nước Mỹ sẽ bị Trung Quốc đánh gục về kinh tế.

Theo lời các quan chức tình báo Mỹ, Bắc Kinh cũng ý thức được rằng những tham vọng của họ đang gây quan ngại, cho nên đang cố chứng minh rằng việc thâu tóm công nghệ của Mỹ không phải là mối đe dọa đối với kinh tế của Mỹ và những nước khác.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Thụy Điển : Chiến lược quân sự mới để đối phó với Nga

Trong những ngày này, tại công viên Gardet, ngay tại trung tâm thủ đô Stockholm, Thụy Điển, đang diễn ra nhiều cuộc tập trận : lính bộ binh đáp xuống thảm cỏ từ máy bay trực thăng Black Hawk, xe bọc thép lao hết tốc lực, binh lính nhảy dù, đạn pháo được bắn ra và các dàn pháo phòng không được kích hoạt … Đó là một trận chiến giả định mà quân đội Thụy Điển muốn người dân được chứng kiến.

nga1

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven gặp các binh sĩ tham gia tập trận Aurora 17 ở ngoại ô Stockholm ngà 15/09/2017.TT News Agency/Jessica Gow via Reuters

Trong bài viết "Thụy Điển tập trận để thay đổi chiến lược quân sự", báo Le Figaro trích phát biểu của thiếu tá Andersson theo đó tại Pháp có diễu binh và binh lính cũng thường đi tuần tra trên phố. Ở Thụy Điển thì không như vậy, người dân không quen với sự hiện diện của quân nhân, nhất là khi họ đang triển khai hoạt động. Và đây là lần đầu tiên người dân được trải nghiệm. Tham mưu trưởng Andersson tin rằng việc cho họ thấy khả năng hoạt động của quân đội là rất quan trọng.

Tập trận ngay tại trung tâm thủ đô Stockholm diễn ra trong bối cảnh Thụy Điển vừa kết thúc cuộc tập trận Aurora 2017 quy mô lớn chưa từng có từ 23 năm nay, kéo dài 3 tuần, quy tụ gần một nửa số quân nhân Thụy Điển - hơn 19.000 người và hơn 1.500 binh lính Mỹ, Pháp và các nước láng giềng vùng Scandinave và Baltic.

Kịch bản của chiến dịch Aurora 2017 giả định Thụy Điển bị một "quốc gia từ phía Đông" tấn công. Theo ông Niklas Granholm, giám đốc nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu Thụy Điển về quốc phòng, sự kiện này đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về chiến lược quân sự để đối phó với Nga, bởi vì ai cũng hiểu mối đe dọa từ "quốc gia giả định từ phía Đông" là nhằm ám chỉ mối đe dọa từ nước Nga, nhất là sau vụ Moskva sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và xung đột với chính quyền Kiev.

Theo Le Figaro, Stockholm khẳng định Thụy Điển đã phải gánh chịu hậu quả từ vụ sáp nhập trên. Trong khi tăng cường các hoạt động quân sự tại vùng Baltic, Nga đã nhiều lần xâm phạm không phận và hải phận của Thụy Điển, chẳng hạn vào mùa thu năm 2014, một tàu ngầm mà cho tới nay nguồn gốc vẫn chưa được xác định, đã tiến vào quần đảo Stockholm.

Báo chí Thụy Điển cũng thường xuyên đăng tải các bài viết báo động về việc Nga phát triển kho vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin dọa sẽ không để yên nếu Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Cho dù chính phủ Thụy Điển hiện chưa nghĩ tới kịch bản trên, nhưng họ đang ngày càng xích gần hơn về phía NATO.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, các cuộc tập trận của Thụy Điển còn nhằm thuyết phục dân chúng rằng đã tới lúc đầu tư trở lại vào quân đội, rằng phòng vệ đất nước là "một ưu tiên của toàn xã hội". Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển đã ngưng hoàn toàn việc phát triển quân đội. Năm 2013, tướng Sverker Goranson, khi đó là tham mưu trưởng, khẳng định quân đội Thụy Điển chỉ cầm cự được tối đa 1 tuần trong trường hợp bị tấn công.

Quyết định tăng ngân sách quốc phòng vào năm 2015, lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm qua, đã chấm dứt giai đoạn trên. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự cũng được thiết lập lại sau khi bị tạm ngưng vào năm 2010. Và thông báo hôm 16/08 vừa qua của thủ tướng Stefan Lofven về việc duy trì tăng thêm ngân sách quốc phòng gần 8 tỉ couronne (840 triệu euro) cho giai đoạn 2018-2020 cũng là một "tín hiệu quan trọng gửi tới các nước xung quanh".

Cho dù nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra tại nhiều thành phố để phản đối chiến dịch Aurora 2017, nhắc nhở chính quyền về truyền thống yêu chuộng hòa bình và trung lập của Thụy Điển, quốc gia không hề có xung đột trên lãnh thổ từ suốt 2 thế kỷ nay, nhưng đối với cuộc tập trận trong công viên Gardet ở Stockholm mà Le Figaro gọi là "cuộc trình diễn quân sự cho đông đảo quần chúng", người dân thủ đô lại tỏ ra vô cùng hào hứng. Hơn 80.000 người đã tới xem tập trận. Một phụ nữ đi cùng các con giải thích thế giới nay đã trở nên bất ổn, bà yên tâm hơn khi thấy quân đội có khả năng phòng vệ trong trường hợp bị tấn công.

Mỹ - Trung : Cuộc gặp tay đôi khác thường ở Bắc Kinh

Ngày 23/09/2017, tại Bắc Kinh, ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp gỡ ông Vương Kỳ Sơn, nhân vật số hai của chế độ Trung Quốc và là cánh tay phải của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong bài viết "Cuộc gặp tay đôi khác thường ở Bắc Kinh" trên Le Monde, tác giả Alain Frachon đặt câu hỏi : Tại sao lại có cuộc gặp gỡ như vậy giữa hai đối thủ ?

Mặc dù bị Nhà Trắng sa thải ngày 18/08, nhưng ông Bannon vẫn là nhân vật thân cận nhất với tổng thống Mỹ. Vốn là một nhân vật bài xíchTrung Quốc, khi trở lại điều hành trang mạng cực hữu Breitbart News, ông Bannon lại giương cao ngọn đuốc dân tộc chủ nghĩa kinh tế của Donald Trump, chống Trung Quốc, quốc gia mà tổng thống Donald Trump coi là con buôn hám lợi, cạnh tranh không lành mạnh, thủ phạm "tàn sát xã hội", đẩy một phần tầng lớp công nhân và trung lưu Mỹ vào tình cảnh bấp bênh, rượu chè, nghiện hút.

Trong khi đó, ông Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, một trong bảy ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, là lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng, một chiến dịch nhằm tiêu diệt các nhân vật có thể trở thành đối thủ chính trị của ông Tập Cận Bình.

Theo tác giả Alain Frachon, cuộc đối thoại giữa Steve Bannon và Vương Kỳ Sơn nhằm đề cập tới thái độ bài xích Trung Quốc đang gia tăng ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Nhà Trắng. Bắc Kinh lo ngại Washington bảo hộ mậu dịch để đối phó với nền kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. 20 năm qua, Châu Âu và Hoa Kỳ theo chính sách thân Bắc Kinh : thỏa thuận tự do mậu dịch với Trung Quốc được cho là có lợi cho cả đôi bên. Giờ đây, mọi chuyện không còn tốt đẹp như trước.

Ông Vương Kỳ Sơn biết cần làm gì để thuyết phục ông Steve Bannon, người đã nói rằng Mỹ có thể sẽ tiến hành chiến tranh kinh tế chống Trung Quốc, một quốc gia từ 4000 năm nay "chỉ tìm cách đi chinh phục các nước láng giềng", một quốc gia "chuyên cạnh tranh không lành mạnh" và "đánh cắp sở hữu trí tuệ". Cũng theo ông Steve Bannon, "tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang nổi lên nhờ việc "bóp chết" tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ". Cựu cố vấn Bannon kết luận Washington "phải thay đổi tương quan lực lượng với Bắc Kinh".

Trung Quốc, cũng như các con rồng Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đều theo sách lược theo đó công nghiệp trong nước được Nhà Nước đỡ đầu, hỗ trợ, bảo hộ cho tới khi có thể đương đầu với các đối thủ quốc tế. Không những thế, Tập Cận Bình còn nâng cao vai trò của Nhà Nước đối với nền kinh tế, thậm chí ép buộc các doanh nghiệp "phục vụ đảng".

Còn về phần tổng thống Mỹ, thông tín viên Arnaud Leparmentier của báo Le Monde ở New York nhận xét rằng, cho dù ông Donald Trump ra "những lời tuyên chiến hùng hồn như sấm vang" nhắm vào Trung Quốc, nhưng những gì ông ấy làm lại chẳng nhiều nhặn gì, hiện mới chỉ có một cuộc điều tra về thép Trung Quốc và nạn ăn cắp bản quyền đang được tiến hành.

Monde kết luận Châu Âu và Mỹ đang lo ngại làm thế nào để đối phó với Trung Quốc, cường quốc về công nghệ số, công nghiệp hàng không, trí tuệ nhân tạo và các loại năng lượng trong tương lai. Và đó chính là mục đích cuộc trao đổi giữa chiến lược gia cực hữu của Mỹ với nhân vật quan trọng thứ hai trong chính quyền Trung Quốc.

Pháp : Kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại

Chuyển sang nước Pháp, báo Libération thông báo "kinh tế tăng trưởng trở lại". Theo Viện Thống Kê Pháp Insee, tăng trưởng kinh tế năm 2017 của Pháp sẽ đạt 1,8%, sau nhiều năm chỉ đạt mức 1%. Đây là một tin vui cho chính quyền của tổng thống Macron, cho dù mức tăng trưởng của Pháp vẫn thấp hơn mức trung bình 2,2% của các nước trong khu vực đồng euro.

Sản xuất công nghiệp của Pháp gặp thuận lợi nhờ thương mại thế giới hồi phục. Xuất khẩu tăng mạnh thêm 3,3% so với mức tăng 1,9% vào năm 2016. Xây dựng cũng phát triển nhờ nhu cầu nhà ở của người dân tăng mạnh, trong khi sản xuất công nghiệp cũng hồi phục sau một năm mất mùa do thời tiết xấu. Và cuối cùng, lĩnh vực dịch vụ, nhất là nhà hàng - khách sạn và giao thông tăng trưởng tốt nhờ sự quay trở lại của du khách quốc tế và nhu cầu của người dân trong nước.

Trứng gà nhiễm độc Fipronil : nước Pháp hưởng lợi

Trở lại vụ tai tiếng trứng gà nhiễm độc Fipronil làm rúng động Châu Âu thời gian qua, báo kinh tế Les Echos có bài viết "Trứng nhiễm độc Fipronil : một vụ tai tiếng mang lợi cho nước Pháp".

Việc tiêu hủy hàng loạt gà tại nhiều nước, nhất là Bỉ và Hà Lan, đã khiến ngành công nghiệp sản xuất trứng gà ở Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề. Người dân Châu Âu quay sang tìm mua trứng gà của các cơ sở chăn nuôi tại Pháp vì trứng của Pháp không bị nhiễm độc fipronil. Nông dân Pháp hưởng lợi do nhu cầu mua trứng và giá trứng tăng. Pháp trở thành nước sản xuất trứng đứng đầu Châu Âu (14,3 tỉ quả trứng), trên cả Ý. Tạm thời, giá trứng trong nước vẫn không tăng. Còn về nhu cầu trứng của người dân Pháp, nhu cầu trứng gà bio tăng 13%, trứng gà nuôi thả tăng 6.7% còn trứng gà nuôi nhốt giảm 7,5%.

Venezuela : Công nghiệp dầu lửa bị tàn phá

Nhìn sang Châu Mỹ, trong bài viết "Ở Venezuela, ngành công nghiệp dầu lửa bị tàn phá", Le Monde cho biết cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, nạn tham nhũng, quản lý yếu kém và giá đã khiến sản xuất dầu lửa của Venezuela giảm sút. Không chỉ khan hiếm lương thực, thực phẩm và thuốc men, giờ đây Venezuela còn thiếu thốn cả chất đốt cho sinh hoạt hàng ngày. Điều oái oăm là cho dù Venezuela sở hữu những mỏ dầu lớn nhất hành tinh, nhưng người dân lại phải kiếm củi về để đun nấu vì họ không có chất đốt.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm tới cuộc khủng hoảng Catalunya qua hàng tít "Giữa Madrid và Barcelona, đối thoại là không thể". Vua Felipe VI của Tây Ban Nha phê phán sự bất trung không thể chấp nhận được của vùng Catalunya. Đáp lại, lãnh đạo Carles Puigdemont cho rằng vua Felipe VI đã khiến người dân vùng Catalunya vô cùng thất vọng.

Quan tâm tới thời sự nước Pháp, báo Le Figaro chạy tít "Người con trai giấu mặt của Sarkozy", ám chỉ tổng thống Pháp đương nhiệm. Le Figaro gọi Emmanuel Macron là "vị tổng thống của người giàu" có khuynh hướng đả kích dữ dội. Le Figaro cho rằng ông Macron khiến người ta nhớ tới tổng thống Nicolas Sarkozy, người đắc cử năm 2007.

6/10 là ngày giải Nobel Hòa Bình được công bố, báo công giáo La Croix quan tâm tới những cuộc chiến không được công chúng biết đến nhiều và kêu gọi "Đừng im lặng trước những vụ xung đột bị lãng quên".

Thùy Dương

Published in Quốc tế
jeudi, 05 octobre 2017 17:51

Kazuro Ishiguro, Nobel Văn học 2017

Nhà văn người Anh gốc Nhật Bản, Kazuo Ishiguro, 62 tuổi, vừa được Viện Hàn Lâm Thụy Điển vinh danh hôm nay với giải Nobel Văn học. Tác phẩm The Remains of the Day của ông đi vào lịch sử các giải thưởng Nobel Văn học nhờ khơi dậy "cảm xúc mãnh liệt".

nobel1

Nhà văn Kazuo Ishiguro phát biểu với báo chí tại Luân Đôn sau khi được báo tin đoạt giải Nobel Văn học ngày 05/10/2017. Reuters

Tổng thư ký Viện Hàn Lâm Thụy Điển Sara Danius đánh giá : nhà văn Kazuo Ishiguro chính là đại diện của hai đại văn hào trên thế giới Jane Austen và Kafka.

Sinh năm 1954 tại Nagasaki, thành phố bị quả bom H tàn phá sau Thế Chiến Thứ Hai, Kazuro Ishiguro đã theo gia đình sang Anh Quốc ở hẳn vào năm ông lên sáu tuổi. Dòng sáng tác của ông mang nặng màu sắc văn hóa của Nhật và Anh. Ông bước vào thế giới văn học hồi đầu thập niên 1980, với A Pale View of Hillsã (năm 1982).

Kazuro Ishiguro đã cho ra mắt công chúng tổng cộng 7 cuốn tiểu thuyết. Rất ngưỡng mộ Bob Dylan, giải Nobel Văn học 2016, Kazuro Ishiguro cũng là một người được giới yêu nhạc biết đến. Ông là tác giả soạn lời cho bốn bài hát dành tặng cho ca sĩ Mỹ Stacey Kent.

Cho tới nay độc giả biết đến Kazuo Ishiguro nhiều hơn cả là qua tác phẩm "The Remains of the Day", sáng tác năm 1989. Tác phẩm này đã được dựng thành phim năm 1993 và đã từng đoạt giải thưởng Man Booker Prize, một phần thưởng cao qúy dành cho những tác phẩm sáng tác bằng Anh ngữ và ấn hành trên đất Anh.

Một lần nữa Viện Hàn Lâm Thụy Điển chọn vinh danh một nhà cầm bút sáng tác bằng ngôn ngữ của Shakespeare. Kazuro Ishiguro là nhà văn thứ 29 sáng tác bằng Anh ngữ được trao tặng giải Nobel Văn học.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 05/10/2017

Published in Văn hóa

Tấn công thính giác ở Cuba : Câu chuyện trinh thám ly kỳ

Le Figarohôm nay có bài viết "Tại Cuba, gián điệp gây điếc", nói về sự kiện các nhân viên ngoại giao đoàn Mỹ ở La Havana là mục tiêu của những vụ "tấn công siêu âm" bí ẩn.

cuba1

Thủy quân lục chiến Mỹ treo quốc kỳ tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở La Habana, Cuba, 02/10/2017. Reuters/Stringer

Tháng 11/2016, khi ông Donald Trump ăn mừng chiến thắng của cuộc bầu cử tổng thống, những hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra tại La Havana. Các nhà ngoại giao tại đại sứ quán Mỹ được mở trước đó 15 tháng gặp phải những triệu chứng như nhau : nôn ói, chóng mặt, nghe những tiếng rít trong tai, đau nửa đầu, mệt mỏi, mất ngủ, thị lực và thính lực giảm, thậm chí bị mất trí nhớ. Một số cho biết nghe được những tiếng động lạ thường trong nhà.

Những hiện tượng không thể giải thích này đủ trầm trọng để phải lặng lẽ đưa sáu thành viên ngoại giao đoàn trở về Hoa Kỳ vào cuối năm. Khi ông Rex Tillerson lên làm ngoại trưởng tháng 2/2017, ông nhanh chóng cho mở điều tra. Chính phủ cho phép các nhà ngoại giao hồi hương nếu muốn, nhưng đa số quyết định ở lại. Theo với thời gian, "bệnh dịch" càng lan rộng. Tổng cộng có 22 nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba bị các triệu chứng tương tự, một số còn bị tổn thương não.

Thứ Sáu tuần trước, Washington bắt đầu thôi dùng từ "sự cố", thay bằng từ "tấn công", và cho rút phân nửa ngoại giao đoàn tại La Havana về nước, chỉ để lại 27 người. Bộ Ngoại Giao còn khuyến cáo công dân Mỹ không nên đến Cuba. Đây là một đòn nặng, vì có đến 615.000 người Mỹ trong 4 triệu du khách năm ngoái đã mang lại cho đảo quốc 2 tỉ đô la. Hôm thứ Ba 3/10, Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba.

Donald Trump bình luận : "Đã diễn ra những chuyện rất xấu tại Cuba". Sở dĩ ông không thể nói gì hơn, có lẽ vì câu chuyện y như tiểu thuyết trinh thám này hết sức bí ẩn, kể cả đối với ông chủ Nhà Trắng. Theo hãng thông tấn AP, các nạn nhân đầu tiên là nhân viên tình báo Mỹ dưới vỏ bọc nhà ngoại giao. Nhưng sau đó các thành viên ngoại giao đoàn khác, cộng thêm bốn bà vợ, năm người Canada cũng bị tương tự. Chính quyền La Havana khẳng định không liên quan, tuyên bố : "Cuba chưa hề cho phép sử dụng lãnh thổ mình cho bất cứ hành động nào chống lại các viên chức chính thức và gia đình họ".

Theo Le Figaro, lịch sử đã từng chứng minh ngược lại. Một bức điện mật năm 2003 thuật lại các nhân viên ngoại giao Mỹ đã bị chính quyền cộng sản quấy nhiễu như thế nào. Từ những chiếc loa phóng thanh gào thét vào cửa sổ, cho đến những vụ viếng thăm nhà riêng không cần giữ ý tứ, nghe lén các cuộc nói chuyện, phá hoại vật dụng riêng, thậm chí còn lục soát va-li ngoại giao.

Nhưng lần này thì có vẻ khác. Nhằm chứng tỏ thiện chí, La Havana còn cho phép FBI đến điều tra tại chỗ - một cử chỉ chưa từng thấy trong 54 năm chiến tranh lạnh. Thế nên Washington phải thận trọng trước khi tố cáo thủ phạm, và nghi ngờ cả Nga lẫn Bắc Triều Tiên.

Nhưng bí mật vẫn là bí mật, FBI không tìm được manh mối nào tại Cuba. Nguyên nhân là gì, tấn công thính giác, chất độc, virus ? Các chuyên gia đành phỏng đoán đó là một vũ khí siêu âm bí mật, tia hồng ngoại hay vi ba. Brian Latell, cựu giám đốc CIA phụ trách Châu Mỹ la-tinh nhắc nhở, vũ khí âm thanh thường rất ồn ào, đã từng được sử dụng để chống bọn hải tặc ngoài khơi Somali chẳng hạn. Trong thập niên 70, người Nga từng tấn công đại sứ quán Mỹ tại Moskva bằng hàng loạt sóng vi ba, nhưng rốt cuộc gậy ông đập lưng ông, tạo điều kiện cho Mỹ nghe được những cuộc điện thoại của tổng bí thư Brejnev.

Tờ báo kết luận, nếu đây là một tội ác hoàn hảo, với mục tiêu làm dấy lại căng thẳng giữa đảo quốc và Mỹ, thì thủ phạm đã thành công.

Kho vũ khí của hung thủ vụ thảm sát Las Vegas

Còn tại Bắc Mỹ, Le Monde kể ra "Sự chuẩn bị tỉ mỉ của sát thủ Las Vegas". Stephen Paddock đã tích trữ được một lượng lớn vũ khí tại nhiều bang khác nhau mà không gây chú ý.

Đặc phái viên tờ báo tìm đến Mesquite, cách Las Vegas 120 km, nơi có ngôi nhà của hung thủ nằm tại Sun City, một khu dân cư khá sang trọng dành cho những người trên 55 tuổi, có sân gôn riêng và hai hồ bơi. Căn nhà rộng lớn nằm trong một ngõ cụt, nhưng có tầm nhìn bao quát xuống thành phố và những ngọn núi xung quanh, trị giá khoảng 300.000 đô la. Những người hàng xóm hầu như không biết đến Stephen Paddock.

Thủ phạm vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ không phải là một thanh niên bị thần kinh, người mê video game hay cực đoan. Ông ta là một tay cờ bạc, và theo kênh News3 ở Las Vegas, Paddock đã từng kiện khách sạn Cosmopolitan đòi bồi thường 100.000 đô la vì ông ta bị té ở đây, nhưng tòa án xếp hồ sơ.

Theo sê-ríp địa phương, nhà chức trách tìm được đến 47 cây súng tại ba địa điểm khác nhau : 23 trong phòng khách sạn, số còn lại tại nhà riêng ở Mesquite và Reno. Những vũ khí này được mua tại bốn tiểu bang : Nevada, Utah, California và Texas ; bên cạnh đó còn có " bump stocks ", thiết bị giúp tăng nhanh tốc độ bắn, bán hợp pháp ở Nevada. Tên sát thủ mang hơn một chục va-li đựng súng ống đến căn phòng 32135 trên tầng 32 khách sạn Mandalay, trong đó có cả một chiếc búa để phá kính cường lực. Trong chiến lũy này, hắn bố trí hai camera. Một tuần trước đó, hắn còn chu đáo chuyển 100.000 đô la sang Philippines, quê quán của người phụ nữ sống chung là Marilou Danley, 62 tuổi.

Donald Trump, người "đôi khi" là tổng thống đúng nghĩa

Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, tác giả Sylvie Kauffmann trên Le Monde phê phán "Donald Trump, thủ lãnh quậy phá". Tác giả mỉa mai, thỉnh thoảng Donald Trump mới vào vai tổng thống. Đó là khi trận bão tàn phá Texas, hay sau vụ thảm sát ở Las Vegas.

Từ phòng Bầu dục Nhà Trắng, ông Trump phát biểu một cách trang trọng và ngắn gọn, đề nghị người dân Mỹ cầu nguyện cho các nạn nhân. Ông nhắc nhở : "Trong giờ phút bi thảm này, nước Mỹ tập hợp, đoàn kết lại", và tìm thấy "sự an ủi trong mối liên hệ giữa cộng đồng chúng ta, trong lòng nhân ái".

"Tập hợp", "đoàn kết", "liên hệ"… Tác giả bài báo cho rằng, phải chờ đợi những thảm họa xảy ra, mới được nghe những từ này từ miệng Donald Trump. Ngày thường, ông không tìm cách đoàn kết lại, mà toàn muốn chia rẽ. Ông không phải là người xây dựng mà là người thích đập phá.

Brexit và Trump giúp Pháp-Úc tìm lại tuần trăng mật

Le Figaronói về "Tuần trăng mật giữa Pháp và Úc". Tâm trạng bất ổn sau khi Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ, đã khiến Paris và Canberra xích lại gần nhau hơn.

Tuy xa mà gần. Dù Paris và Sydney cách nhau đến 17.000 km, nhưng nhờ lãnh thổ hải ngoại Nouvelle Calédonie, Pháp trở thành láng giềng gần gũi của Úc, sau Indonesia. Không chỉ về địa lý, sau thương vụ bán 12 tàu ngầm tấn công cho Úc vào tháng 12/2016, quan hệ đối tác chiến lược được tăng cường. Những thay đổi về địa chính trị gần đây càng giúp siết chặt mối liên hệ giữa hai đồng minh.

Chỉ riêng vụ Brexit đã làm thay đổi hẳn cách nhìn của Úc về Châu Âu. Một nhà ngoại giao Úc cho biết, trong lãnh vực an ninh, xưa nay Canberra vẫn thân thiết với Luân Đôn hơn là Bruxelles. Nhưng sau khi ra khỏi EU, Anh không còn là trung tâm Châu Âu, Pháp và Đức trở nên quan trọng hơn. Paris trở thành cường quốc chiến lược duy nhất trong khu vực.

Còn đối với Mỹ, suốt 70 năm dựa vào đồng minh Hoa Kỳ, sự kiện Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã làm Úc tỉnh thức, bắt đầu là cú điện thoại "tệ hại chưa từng thấy" hồi tháng Giêng của ông Trump với thủ tướng Malcolm Turnbull – đồng minh trung thành nhất của Mỹ : ông Trump thô bạo dập máy cắt đứt cuộc điện đàm. Một chuyên gia nhận xét : "Lãnh đạo thế giới tự do lại không tin vào thế giới tự do. Người Úc không ưa Donald Trump. Tất cả đều trái ngược về mặt chiến lược : cô lập và toàn cầu hóa, độc đoán và dân chủ, ngờ vực và tin tưởng…".

Pháp và Úc là hai người bạn cũ lại đến với nhau, trong một thế giới thù địch. Hai nước còn phải chịu đựng các cường quốc khu vực không theo chế độ dân chủ. Pháp phải đối phó với việc Nga gia tăng số điệp viên ở Paris, tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trường, tung tin giả. Còn Úc thì phải dè chừng sự bành trướng của Trung Quốc, mối đe dọa cho nền dân chủ nước này.

Mozambique và những viên hồng ngọc màu máu

Tại Châu Phi, Le Monde quan tâm đến "Những viên hồng ngọc màu máu ở Mozambique". Tám năm sau khi phát hiện một mỏ đá qúy lớn, bạo lực đã biến vùng đất nghèo khó Montepuez thành miền Viễn Tây. Làn sóng người đổ xô đi tìm những viên đá đỏ qúy giá kèm theo một loạt tệ nạn : tội phạm, ma túy, mại dâm.

Từ năm 2009 đến nay, mỏ này đã cung ứng đến 10 triệu cara, tức phân nửa số hồng ngọc bán ra trên thế giới. Hồng ngọc Mozambique có đến 500 triệu năm tuổi, so với Miến Điện vốn nổi tiếng lâu nay, chỉ có 60 triệu năm tuổi. Những người khai thác lậu từ cả lục địa đen tìm đến khai thác, hậu quả là hàng loạt tội phạm xảy ra, cộng với sự đàn áp thẳng tay của cảnh sát.

Thuế khóa, giáo dục, lịch sử : Tựa chính báo Pháp

Nhật báo kinh tế Les Echos nói về "Thuế khóa : Sau Apple, Bruxelles tấn công Amazon". Tập đoàn bán hàng trên mạng của Mỹ được yêu cầu phải nộp lại 250 triệu đô la tiền thuế đã trốn được, trong khi Luxembourg phản đối quyết định này của Ủy ban Châu Âu.

Cũng về kinh tế, La Croix đăng ảnh chú gà trống, biểu tượng của nước Pháp và chạy tựa "Các tập đoàn Pháp cũng đi chinh phục". Những vụ sáp nhập các tên tuổi kỹ nghệ lớn gần đây làm dấy lên dư luận trong nước, nhưng thật ra Pháp cũng rất hăng hái mua lại các công ty, nhãn hiệu nước ngoài.

Le Figaro quan tâm đến vấn đề giáo dục, với hàng tít "Bản luận tội của Viện Thẩm kế". Trong báo cáo công bố hôm qua về việc quản lý giáo viên, Viện này tố cáo sự cứng nhắc và ù lì của Bộ Giáo dục, nêu ra những hậu quả do chính sách thời tổng thống Hollande để lại.

Libérationđiểm qua "Catalunya, Las Vegas, Bắc Triều Tiên… Lịch sử đã trở nên điên cuồng chăng ?". Trước một thế giới đang sôi sục, nhân cuộc gặp gỡ các nhà sử học tổ chức lần thứ 20 năm nay tại Pháp, tờ báo mời các nhà nghiên cứu so sánh với những sự kiện và nhân vật tương tự trong lịch sử.

Le Monde tố cáo "Làm thế nào Monsanto có thể lũng đoạn các thông tin khoa học". Trong loạt bài điều tra đăng làm hai kỳ, tờ báo khai thác các tài liệu đã được giải mật, cho biết để lăng-xê sản phẩm hàng đầu là chất glyphosate, được cho là có nguy cơ gây ưng thư, tập đoàn hóa chất nông nghiệp Monsanto đã lợi dụng các tạp chí khoa học. Họ dùng thủ đoạn "tác giả ma" : ê-kíp Monsanto soạn thảo ra những bài "nghiên cứu" rồi chi tiền cho một số nhà khoa học tên tuổi để họ ký tên dưới những bài viết đó.

Thụy My

Published in Quốc tế

Tư lệnh hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam để thắt chặt quan hệ quân sự (RFI, 04/10/2017)

Ngày 03/10/2017, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, kiêm chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng Ấn Độ, đã đến thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước.

ando1

Đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ, kiêm chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng Ấn Độ, duyệt đội ngũ học viên Hải Quân, ngày 29/03/2017. ARUN SANKAR / AFP

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 03/10 đến 07/10/2017, đô đốc Lanba sẽ hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng quốc phòng, tướng Ngô Xuân Lịch và tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, tướng Phan Văn Giang.

Là hai quốc gia đều lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007 và trong những năm gần đây đã tăng cường quan hệ quân sự song phương.

Khi đi thăm Hà Nội vào tháng 09/2016, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã loan báo cấp cho Việt Nam 500 triệu đôla tín dụng để mua thiết bị quốc phòng. Cũng nhân chuyến viếng thăm đó của ông Modi, hai nước đã nâng quan hệ đối tác chiến lược thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện". Trước đó, vào tháng 05/2015, Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký "Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015-2020".

Để giúp Hà Nội tăng cường tiềm lực quân sự, New Delhi đã cam kết sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam tên lửa siêu thanh Brah-Mos và hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không Akash. Ấn Độ cũng đang bắt đầu huấn luyện các phi công Việt Nam lái các các chiến đấu cơ phản lực Sukhoi-30.

Thanh Phương

*******************

Hải Quân Ấn Độ thăm Philippines (RFI, 02/10/2017)

Trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN, hai tầu chiến Ấn Độ đến ghé thăm giao lưu với Hải Quân Philippines.

ando2

Chiến hạm tàng hình INS Satpura của Ấn Độ. Ảnh : Wikipédia

Phát ngôn viên Hải Quân Philippines, thuyền trưởng Lued Lincuna, ngày 01/10/2017 cho biết thêm là hai tầu chiến Ấn Độ, INS Satpura - tầu chiến tàng hình đa năng và INS Kadmatt - tầu hộ tống chống tầu ngầm, sẽ cập cảng South Harbor ở Manila từ ngày 03-06/10/2017.

Nội dung chi tiết về chuyến thăm không được tiết lộ. Ông Lued Lincuna chỉ cho biết có buổi giao lưu giữa hai tầu chiến Ấn Độ và tầu chiến Rajah Humabon. Phát ngôn viên Hải Quân Philippines nhấn mạnh chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ.

Sự kiện đã được New Dehli thông báo vào đầu tháng 9 năm nay. Theo đó, hai tầu chiến Ấn Độ tiến hành một vòng viếng thăm 12 cảng quân sự trong vòng 3 tháng.

Xuất phát từ cảng Visakhapatnam, bắt đầu từ ngày 08/09, hai tầu chiến này sẽ lần lượt đến các nước ở Đông và Đông Nam Châu Á : Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Philippines, Brunei, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

The Diplomat nhắc lại năm 2017 đặc biệt quan trọng cho quan hệ đối tác Ấn Độ và ASEAN, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN. Dù rằng các mối quan hệ văn hóa đã có hơn 2 000 năm qua, nhưng Ấn Độ chính thức trở thành đối tác đối thoại khu vực với ASEAN vào ngày 28/01/1992 ; đối tác đối thoại toàn diện năm 1996 ; đối tác cấp cao năm 2002 và đối tác chiến lược năm 2012.

Minh Anh

Published in Châu Á

Kính hiển vi điện tử Cryo đoạt giải Nobel Hóa học 2017 (RFA, 04/10/2017)

Giải Nobel Hóa học năm nay được trao cho nhóm ba nhà khoa học về công trình phát triển kính hiển vi điện tử cryo nhằm xác định cấu trúc có độ phân giải cao của phân tử sinh học trong dung dịch’.

nobel1

Chân dung các khôi nguyên giải Nobel Hóa học năm 2017 (từ trái qua phải): Jacques Dubochet (Thụy Sĩ), Joachim Frank (Mỹ), và Richard Henderson (Anh). AFP

Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển ra thông cáo cho biết giải Nobel Hóa học 2017 được trao cho ba khoa học gia Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson. Theo đó kính hiển vi điện tử cryo giúp giới khoa học có thể nhìn thấy hình ảnh của mọi thứ từ protein mà gây ra kháng thuốc kháng sinh cho đến bề mặt của virus Zika. Nó có thể dùng để nghiên cứu những chi tiết nhỏ nhất trong các cấu trúc tế bào, virus và protein.

Phương pháp này đưa ngành hóa sinh vào một kỷ nguyên mới.

Giải Nobel Hóa học là giải thứ ba được công bố trong loạt giải hằng năm. Trong hai ngày 2 và 3 tháng 10 hai giải Y sinh và Vật lý năm nay cũng đã có chủ.

Giải được đặt theo tên của ông Alfred Nobel, người phát minh ra thuốc nổ. Giải được bắt đầu trao từ năm 1901 cho những thành tựu trong các lĩnh vực khoa học, văn học, và kiến tạo hòa bình theo như ý nguyện của ông Alfred Nobel.

*****************

Giải Nobel Vật lý 2017 được trao cho các nhà tiên phong về sóng hấp dẫn (RFA, 03/10/2017)

Giải Nobel Vật lý năm 2017 được trao cho 3 nhà khoa học Mỹ đi tiên phong nghiên cứu và phát hiện ra sóng hấp dẫn.

nobel2

Các khôi nguyên Nobel vật lý 2017 từ trái qua phải : ainer Weiss, Barry C Barish và Kip S Thorne - AFP

Ban tổ chức trao giải cho biết như vừa nêu vào ngày 3 tháng 10. Ba nhà khoa học gồm Rainer Weiss, Barry Barish và Kip Thorne.

Cách đây một thế kỷ nhà khoa học Albert Einstein đầu tiên dự đoán có sóng hấp dẫn căn cứ trên Thuyết Tương Đối của ông. Và vào đầu năm ngoái lần đầu tiên sóng hấp dẫn được phát hiện tạo nên cuộc cách mạng trong ngành vật lý thiên văn.

Trước khi giải Nobel Vật lý năm nay được công bố chính thức, thì cả ba nhà khoa học vừa nêu được dự đoán sẽ là những khôi nguyên cho giải này năm nay.

Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển trong thông cáo về giải Nobel Vật lý 2017 nêu rõ đây là một điều gì đó hoàn toàn mới và khác biệt, mở ra những thế giới chưa được nhìn thấy. Vô số những phát minh đang chờ đợi những ai thành công trong việc bắt sóng hấp dẫn và diễn giải được thông điệp của chúng.

Ba nhà khoa học vừa nêu sẽ chia nhau giải thưởng tương đương 1 triệu 1 trăm ngàn đô la Mỹ.

*****************

Giải Nobel Y sinh 2017 (RFA, 02/10/2017)

Giải Nobel Y sinh năm 2017 được trao cho ba khoa học gia Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về di truyền học gồm Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.

nobel3

Jeffrey C Hall, Michael Rosbash và Michael W Young đã được trao giải thưởng Nobel về Y sinh năm 2017 tại Viện Karolinska, Stockholm vào ngày 2 tháng 10 năm 2017. AFP

Ủy Ban Nobel công bố giải này vào ngày 2 tháng 10. Theo đó nhóm ba nhà khoa học được trao giải nhờ công trình nghiên cứu soi rọi ánh sáng vào đồng hồ sinh học về chu kỳ ngủ - thức của hầu hết các loài sinh vật. Công trình của ba nhà khoa học vừa nêu khám phá ra vai trò của gene trong việc định ‘đồng hồ nhịp sinh học’ điều tiết dạng thức ngủ - ăn, hóc môn, và nhiệt độ thân thể.

Khám phá của nhóm ba khoa học gia giải thích cách thức mà thực vật, động vật, cùng con người thích ứng nhịp sinh học của họ sao cho đồng bộ với vòng quay của Trái Đất.

Hiện tượng lâu nay gọi là ‘jet lag’ trong tiếng Anh, hay không thể ngủ và mệt mỏi sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ, xảy ra khi đồng hồ sinh học và môi trường bên ngoài lệch pha nhau.

Tình trạng rối loạn nhịp sinh học được cho có liên quan đến sự trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn chức năng nhận biết, kém trí nhớ, cùng một số bệnh thần kinh khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự lệch pha kinh niên giữa lối sống của một con người với đồng hồ sinh học, ví dụ như khi phải làm việc ca kíp bất thường, có thể liên quan đến nguy cơ gia tăng ung thư, các chứng bệnh thoái hóa thần kinh, rối loạn sự chuyển hóa và sự viêm nhiễm.

Giới khoa học lâu nay nỗ lực nghiên cứu phương pháp nhằm thay đổi nhịp bất thường của đồng hồ sinh học nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cho con người.

Các nhà nghiên cứu được trao giải Nobel Y sinh năm nay sử dụng ruồi dấm làm mẫu thí nghiệm và họ khu biệt được một gene chuyên kiểm soát nhịp sinh học hằng ngày. Họ chứng minh rằng loại gene này giải mã một loại protein tích tụ trong tế bào suốt ban đêm và vào ban ngày thì suy biến đi. Từ đó, họ xác định được những thành tố protein thêm nữa trong cơ chế này, cho thấy cơ chế như vậy điều chỉnh hoạt động đồng hồ bền vững trong tế bào.

Ba nhà khoa học được trao giải Nobel Y sinh năm nay sẽ chia nhau khoản tiền thưởng 9 triệu Kronor Thụy Điển, tương đương chừng 1.100.000 đô la Mỹ.

Published in Văn hóa

Bình Nhưỡng công kích hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Hàn là một "âm mưu điên rồ" để xâm lăng Bắc Triều Tiên.

binhnhuong1

Mỹ-Hàn kỷ niệm 64 năm Hiệp ước phòng thủ hỗ tương. Reuters/Kim Hong-Ji

Trong bài xã luận đề ngày 02/10/2017, một ngày sau khi Washington và Seoul kỷ niệm 64 năm ký kết Hiệp ước hợp tác phòng thủ hỗ tương, nhật báo Rodong của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên lên án văn kiện này đặt trên nền tảng "tham vọng điên rồ của Mỹ xâm lăng Bắc Triều Tiên vào bất cứ lúc nào".

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng còn kêu gọi Washington và Seoul dẹp bỏ "tức khắc" hiệp định được hai nước đồng minh ký kết vào ngày 01 tháng 10 năm 1953, ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, đất nước phân đôi ở vĩ tuyến 38.

Đối với Bình Nhưỡng thì hiệp ước phòng thủ chung, một nước bị tấn công thì nước kia cứu giúp, thực chất là "hiệp ước chiến tranh".

Cuối cùng bài xã luận kêu gọi "người dân Triều Tiên ở hai miền Nam Bắc và ở nước ngoài gia tăng đánh đuổi Mỹ ra khỏi Nam Triều Tiên".

Trong khi đó, theo báo Úc Sydney Morning, Bình Nhưỡng vừa nối đường dây internet thứ hai ra nước ngoài và qua ngả nước Nga kể từ ngày 01/10/2017. Đường dây thứ nhất nối qua Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, với hai mạng nối kết, Bình Nhưỡng có thể gia tăng khả năng chiến tranh mạng và tin tặc.

Tú Anh

Published in Châu Á

NATO làm gì trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên ?

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – là một tổ chức quân sự, với các thành viên chủ yếu Hoa Kỳ và Châu Âu. Việc Bắc Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đe dọa một phần lãnh thổ Hoa Kỳ - đảo Guam – cũng như các đối tác của NATO. Báo Le Monde (số ra ngày 03/10/2017) thắc mắc về phản ứng của "NATO trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên".

nato1

Thủ tướng Anh Theresa May (P) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (G) cùng thủ tướng Estonia, Juri Ratas đến thăm các binh sĩ Anh, Pháp tham gia khối NATO đồn trú ở Tapa, Estonia, ngày 29/09/2017. Reuters

NATO đang đứng trước một vấn đề nghiêm trọng là Bắc Triều Tiên phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân, thế nhưng Liên Minh lại không có chức năng đáp trả trực tiếp mối đe dọa này. Nhân dịp tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, ngày 20/09/2017 đi thăm căn cứ Clyde, ở Scotland, nơi neo đậu hạm đội tàu ngầm của hải quân hoàng gia Anh, chủ đề này đã được nêu ra.

Về thái độ của NATO trước sự hung hăng của Bắc Triều Tiên, lãnh đạo của Liên Minh tuyên bố : "Chúng tôi bình tĩnh, có chừng mực và cứng rắn". Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Anh Michael Fallon, có mặt trong chuyến thăm, nói rõ : "Chúng tôi cần khai thác tất cả các kênh ngoại giao trước khi bắt đầu xem xét bất kỳ giải pháp quân sự nào".

NATO muốn thực hiện một chính sách quân sự răn đe, với vũ khí thông thường và vũ khí nguyên tử, đồng thời phải bảo vệ lãnh thổ của các nước thành viên. Liên Minh có nhiệm vụ bảo vệ Châu Âu và Bắc Mỹ, do vậy, Châu Á không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 5 Hiệp định thành lập NATO năm 1949.

Theo đó, một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào một hoặc nhiều thành viên, xẩy ra ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ, sẽ được coi là một cuộc tấn công nhắm vào tất cả thành viên Liên Minh. Hiệp ước này cũng nói rõ thêm là phần lãnh thổ được bảo vệ nằm ở phía bắc chí tuyến Bắc. Vậy nếu Guam của Mỹ bị tấn công thì sao ? NATO không thể không hành động và trong tháng 10 này, tổng thư ký Liên Minh sẽ công du Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đối tác của khối.

Tên lửa của Bắc Triều Tiên, cho dù mang đầu đạn hạt nhân hay không, về lý thuyết, đủ khả năng tấn công lãnh thổ của các thành viên NATO. Thế nhưng, mối đe dọa này không làm dấy lên cuộc tranh luận về hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Châu Âu. Le Monde nêu ra nhiều lý do.

Về mặt kỹ thuật, hệ thống lá chắn của Mỹ chưa hoàn thiện. Mặt khác, Bắc Triều Tiên không quan tâm đến Châu Âu. Tướng Petr Pavel, chỉ huy Ủy ban quân sự NATO nói với báo Le Monde : "Cho đến lúc này, chúng tôi không thấy cần thiết mở lại hồ sơ (lá chắn tên lửa) để đối phó với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên".

Nhiều thành viên NATO cũng không muốn đề cập đến hồ sơ lá chắn tên lửa vì đây là chủ đề gây tranh cãi, căng thẳng với Nga. Vả lại, tổng thư ký NATO cũng nhấn mạnh, Bắc Triều Tiên không nằm trong chương trình nghị sự cuộc đối thoại NATO – Nga.

Bởi vì diễn đàn thích hợp nhất đối với hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là Liên Hiệp Quốc, nơi có sự hiện diện của tất cả các nước có vũ khí nguyên tử. Như vậy, lập trường của NATO không thay đổi, và vũ khí hạt nhân không phải là chủ đề chính trong cuộc họp thượng đỉnh NATO sắp tới.

Tuy nhiên, hiện có quá nhiều điều bất định trong đó có nguy cơ xẩy ra các sự cố hạt nhân trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, rồi tính khí thất thường của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong khi chờ đợi việc xem xét lại chiến lược vũ khí nguyên tử và vũ khí thông thường mà Hoa Kỳ sẽ công bố vào đầu năm 2018, NATO vẫn tỏ ra bình thản.

Las Vegas : "Sốc mạnh"

Vụ xả súng tại Las Vegas làm gần 60 người chết và hàng trăm người bị thương đã được các nhật báo Pháp đưa lên trang nhất và dành nhiều trang cho các bài viết về vụ việc. "Tồi tệ nhất", "chết chóc nhất" là những cụm từ chính các báo dùng để nhận xét vụ xả súng này.

Les Echos chạy tựa "Hoa Kỳ bị chấn động bởi vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử". Le Figaro có vẻ khiếp hãi đề tít : "Thảm sát ở Las Vegas khiến cả thế giới hãi hùng và làm dấy lên nhiều câu hỏi". Riêng với Libération thì không còn một từ ngữ nào có thể lột tả cảm xúc ngoài hàng chữ : "Las Vegas, cú sốc !".

Sốc bởi vì đó là "một vụ giết người tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ". Gần 60 người thiệt mạng, hơn 500 người khác đã bị thương trong đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai 02/10. Sốc là vì không ai kể cả người thân hiểu nổi động cơ hành động của hung thủ. Tại sao Stephen Paddock, 64 tuổi một nhân viên kế toán về hưu bình thường, một người vô thần, có cuộc sống tử tế, khách chơi quen thuộc tại các sòng bạc Las Vegas lại có thể xả súng vào đám đông đến tham dự lễ hội âm nhạc đồng quê trước khi tự sát.

Daesh nhận vơ ?

Sự mù mờ về động cơ hành động còn gia tăng gấp bội khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo thông qua kênh tuyên truyền thông thường khẳng định Stephen Paddok là một trong những chiến binh của tổ chức này và đã cải đạo cách đây vài tháng. Cho đến lúc này, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI của Mỹ vẫn nghi ngờ về giả thuyết khủng bố.

Dù sao đi nữa Les Echos cho rằng cũng nên cẩn trọng. Không nên loại trừ khả năng có một mối liên hệ giữa Daesh và hung thủ ở Las Vegas. Do rất chú trọng đến uy tín của cơ quan tuyên truyền của mình, Daesh cho đến lúc này chưa bao giờ nhìn nhận một cách vu vơ một vụ tấn công nào do một ai đó thực hiện mà không có mối liên hệ với Daesh, chí ít trên phương diện học thuyết.

Kiểm soát vũ khí : Đề tài muôn thuở

Thảm kịch này còn làm dấy lên nhiều câu hỏi tưởng chừng cũ rích nhưng chưa bao giờ được giải đáp thỏa đáng : Quy định về bán súng và kiểm soát vũ khí tự vệ. Trong một phản ứng tức thì, cựu ứng viên tranh cử tổng thống đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton còn nhấn mạnh đến chi tiết là số người thiệt mạng có lẽ sẽ còn cao hơn nếu như thủ phạm có thiết bị hãm thanh.

Điều bà muốn ám chỉ đến việc gần đây NRA (National Rifle Association), hiệp hội chuyên vận động đòi sở hữu vũ khí, đã đề nghị cho phép bán các thiết bị hãm thanh. Các báo Pháp nhận định rằng như mọi khi, sau mỗi lần xảy ra một vụ việc, tranh luận lại bùng lên rồi đâu lại vào đó. Bởi vì, đại đa số người Mỹ đều mong muốn tự trang bị vũ khí để tự vệ. Nhà Trắng hôm qua (02/10) còn khẳng định "quá sớm" để mở cuộc tranh luận về chủ đề này.

Hoa Kỳ : nạn nhân chết vì xả súng nhiều hơn là do khủng bố

Đây cũng điều giải thích vì sao tính từ đầu năm đến nay đã có hơn 11.650 người chết, Libération thông báo. Về phần mình, Le Figaro nhân vụ việc này nhắc lại những thảm kịch lớn trong quá khứ. Vụ xả súng ở đại học Texas d’Austin năm 1966 giết chết 15 người. Năm 2007, một sinh viên trường đại học Virginia Tech đã hạ gục 32 bạn đồng môn.

Năm 2012, 20 trẻ nhỏ và 6 người lớn thiệt mạng tại trường tiểu học Sandy Hook, ở Newtown, bang Connecticut. Tháng 6/2016, 49 người bị bắn chết trong một hộp đêm ở Orlando, bang Florida. Với vụ việc lần này, Le Figaro chua xót mỉa mai, Stephen Paddock, người chưa có tiền án, tiền sự, đang dẫn đầu bảng tử thần tại Mỹ.

Catalunya : Sóng thần "ngầm" tại Châu Âu ?

Hơn 90% người dân vùng Catalunya tuyên bố ủng hộ độc lập là sự kiện chính được các báo Pháp tập trung khai thác. Le Figaro trên trang nhất, dành một góc nhỏ đặt câu hỏi : "Tây Ban Nha, sau trưng cầu dân ý, Catalunya đi về đâu ?". Nếu như Les Echos cho là : "Catalunya hướng đến việc đơn phương tuyên bố độc lập", thì với La Croix, "Người dân Catalunya đang làm Châu Âu chao đảo".

Libération trong bài xã luận đề tựa "Cho ai biết nắm lấy thời cơ" đã không ngần ngại chỉ trích đôi bên. Về mặt nguyên tắc, nhật báo thiên tả nhìn nhận là thủ tướng Rajoy có lẽ đã sai lầm khi ngăn cấm người dân Catalunya tổ chức trưng cầu dân ý. Đây là một nguyên tắc chủ đạo ở những nước theo nền dân chủ.

Nhưng trên bình diện chính trị, có những quyết định không chỉ được đánh giá theo các nguyên tắc, mà còn phải hợp thời. Nghĩa là phải xem xét một cách cụ thể những hậu quả có thể khi đơn phương tuyên bố độc lập. Chính ở điểm này mọi việc trở nên phức tạp.

Ví dụ, số phận của những người Catalunya vẫn muốn là Tây Ban Nha sẽ ra sao ? Và nhất là làm thế nào làm chủ được tiến trình tách rời mà sự độc lập của Catalunya đang có nguy cơ biến thành một làn sóng ? Bởi vì, sau Catalunya, có lẽ sẽ đến lượt xứ Basque, quần đảo Baleares, và thậm chí cả vùng tự trị Galicia, cũng đề nghị ra khỏi vương quốc Tây Ban Nha.

Người dân Tây Ban Nha sẽ phản ứng ra sao trước hiện tượng tan rã đó ? Về bản chất, phản ứng đó có hợp pháp hay không ? Người ta có thể hình dung ra những gì có thể xảy ra, ví dụ tại Pháp, triển vọng nhìn thấy đảo Corse, những vùng lãnh thổ về mặt lịch sử thuộc xứ Basque và Catalunya ?

Và sắp tới tại sao không với vùng Bretagne và Alsace, những vùng mang đậm bản sắc riêng biệt sẽ ra khỏi nước Pháp. Giả thuyết tuy mang tính viển vông, nhưng bất hạnh thay đó lại là những gì Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt…

Lỗi ở Rajoy ?

Một quan điểm cũng được Le Monde đồng chia sẻ. Trong bài xã luận "Catalunya : Hãy thoát ra khỏi chính sách tồi tệ", nhật báo đã không kiệm lời chỉ trích những tính toán chính trị sai lầm của thủ tướng Rajoy.

Đầu tiên hết, nhật báo cho rằng lãnh đạo vùng Catalunya, ông Carles Puigdemont lẽ ra không nên vội mừng chiến thắng. Quả thật có đến 90% người bỏ phiếu nói ủng hộ "độc lập". Nhưng tỷ lệ vắng mặt là 60% thì sao ? Liệu có đủ để tự tuyên bố "độc lập" được hay chưa ? Le Monde chỉ trích ông Puigdemont đã tạo dựng một bầu khí không lành mạnh.

Về phía thủ tướng Rajoy, Le Monde cho rằng bản thân ông và đảng Nhân Dân PP của thủ tướng cũng phải gánh vác lấy trách nhiệm. Nhật báo nhắc lại năm 2006, Nghị Viện Tây Ban Nha đã thông qua một cải cách trao thêm quyền tự trị cho Catalunya. Nhưng vì những toan tính chính trị nhằm lấy lá phiếu cử tri, đảng Nhân Dân PP dùng lá bài chủ nghĩa dân tộc phản đối cải cách.

Ông Rajoy đã gây áp lực lên Tòa Hiến Pháp, buộc cơ quan này phải hủy bỏ quyết định trao quy chế mới cho Catalunya vào năm 2010. Cũng từ ngày đó, ý tưởng đòi ly khai không ngừng lớn dần. Do đó theo Le Monde, cả đôi bên cần phải trở lại bàn đàm phán về quyền tự trị cho vùng Catalunya.

Catalunya : Thách thức lớn cho Châu Âu

Về phần mình, bài xã luận Les Echos nhận thấy căng thẳng giữa Madrid và Catalunya đang đặt Liên Hiệp Châu Âu trước một thách thức lớn. Trước hết, nhật báo kinh tế trích lời cảnh cáo của sử gia người Catalunya, Pierre Vilar cách đây 40 năm cho rằng : "Mỗi khi sự áp bức đến từ Madrid, tính đồng lòng của người dân Catalunya càng cao".

Điều đó đã được chứng minh dưới thời chế độ độc tài Francis Franco. Và cũng đúng cho ngày nay. Do đó, theo Les Echos, thủ tướng Rajoy chỉ còn một cách duy nhất : đó là sửa đổi lại Hiến Pháp cho phép chuyển sang mô hình nhà nước liên bang.

Câu hỏi đặt ra liệu một mình ông có đủ sức để thực hiện hay không ? Les Echos không tin chắc là được. Bởi vì cuộc khủng hoảng Catalunya mở ra vào đúng lúc Liên Hiệp Châu Âu vừa khép lại cuộc khủng hoảng kinh tế. Chắc chắn là Châu Âu không trên tuyến đầu trong một vụ việc mà chỉ can dự đến các lãnh đạo Tây Ban Nha.

Nhưng Liên Hiệp Châu Âu cũng không chỉ đơn giản kêu gọi đôi bên "nhanh chóng từ bỏ đối đầu để ngồi vào đối thoại". Nhiều chính khách Catalunya, trong đó có thị trưởng Barcelona, đã kêu gọi Liên Âu đóng vai trò trung gian. Một mong mỏi cũng được chính ông Carles Puigdemont đồng chia sẻ.

Theo Les Echos, Bruxelles không nên để cho một cuộc khủng hoảng mới, lần này là chính trị chứ không phải là tài chính và kinh tế như tại Hy Lạp, có cơ hội hình thành trong lòng Liên Âu. Con đường tuy hẹp, nhưng vẫn có chút cơ may : Đó là vì chính quyền Catalan cũng không biết làm gì với "thắng lợi" trưng cầu dân ý.

Les Echos hối thúc Liên Hiệp Châu Âu cần nhanh chóng hành động, trước khi có nguy cơ nhìn thấy những vùng khác tại Châu Âu nối gót con đường Catalunya.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Mảng tối của Aung San Suu Kyi

Sau trưng cầu dân ý Catalunya, e rằng Tây Ban Nha sẽ đi vào con đường đẫm máu. Thủ tướng Anh có nguy cơ "ra đi" trước Brexit. Vì sao lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi vô cảm với thảm nạn của người Rohingya ? Trên đây là những chủ đề quốc tế trên báo Pháp ngày 02/10/2017.

aung1

Bà Aung San Suu Kyi, với các dân biểu quân đội Miến Điện, tháng 3/2016. Reuters/Ye Aung Thu

"Tôi không phải là Margaret Thacher (người đàn bà thép) nhưng tôi cũng không phải là Mẹ Theresa. Tôi cũng không phải là thần tượng, tôi là nhà chính trị".

Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1991, nay là người nắm thực quyền dân sự ở Miến Điện, đã dùng lời đanh thép này để giải thích vì sao bà không lên tiếng bênh vực cộng đồng Rohingya đã làm cho nhiều người từng mến mộ Aung San Suu Kyi thất vọng não nề. Đặc phái viên Bruno Philip của Le Monde nhắc lại tuyên bố này không phải để chỉ trích nhân vật "có quyền cao hơn tổng thống", nhưng để giúp độc giả tìm hiểu "phần tối" của nhà lãnh đạo, một thời được thế giới xem là "thần tượng".

"Nobel hòa Bình 1991 : trước sau như một ?"

Vào lúc công luận quốc tế bất bình bà Aung San Suu Kyi, tại Rangun nhiều người cho rằng Tây phương hiểu lầm. Ko Jimmy, cựu phát ngôn viên phong trào sinh viên "Thế hệ 88", cựu tù chính trị trong chế độ quân phiệt khẳng định : "Aung San Suu kyi không hề thay lòng đổi dạ. Bà làm hết sức mình để bảo vệ nhân quyền và dân chủ".

Thế thì tại sao hơn nửa triệu người Rohingya phải bỏ nước ra đi ? Nhà báo Sit Thu Aung Mynt, trước đây là chiến binh của Đảng cộng sản Miến Điện, nay đã giải thể, phân tích : Tây phương không hiểu là ở Miến Điện có hai chính phủ : chính phủ Aung San Suu Kyi và chính phủ của... quân đội. Bà ấy không thể công khai lên án quân đội mà phải chỉ trích một cách tế nhị. Trong thông điệp ngày 19/09 vừa qua, khi tuyên bố "những ai phạm tội chà đạp nhân quyền thì dù ở chức vụ nào, theo tôn giáo nào" cũng sẽ bị trừng phạt đích đáng. Aung San Suu Kyi đã đi tới mức giới hạn có thể, vì quân đội nắm hết các bộ then chốt – nội vụ, quốc phòng và biên giới và nắm quyền phủ quyết ở hai viện Quốc hội.

Còn theo Tin Maung Than, tổng thư ký Hội đồng Hồi giáo, thì cho dù bà Aung San Suu Kyi có phê phán hành động cực đoan của giới Phật tử kỳ thị tôn giáo, đồng minh của quân đội, thì phe quân đội cũng bất chấp.

"Chính trị gia thiền sinh"

Tuy nhiên, theo Le Monde, nguyên nhân sâu xa làm giới trí thức ở Rangun bất bình và thất vọng là bà Aung San Suu Kyi "đã chọn chính trị thay vì đạo lý" làm kim chỉ nam.

Câu hỏi mà Le Monde đặt ra là "quyền lực đã làm cho người cựu sinh viên đại học Oxford, từng can đảm hy sinh hạnh phúc riêng tư để thực hiện hoài bảo của người cha mất sớm, thay đổi đến mức độ nào ?".

Theo Le Monde, "mảng tối" của Aung San Suu Kyi, một phần là do liên hệ huyết thống với người cha anh hùng dân tộc Aung San, bị đối thủ chính trị ám sát vài tháng trước khi Miến Điện được Anh Quốc trao trả độc lập. Làm thế nào bà có thể bài bác quân đội do chính thân phụ thành lập ? Bà chỉ dành "sấm sét" cho những tướng lãnh thiếu trách nhiệm.

Aung San Suu Kyi, theo lời kể của Leon de Riedmatten, một nhà họat động Thụy Sĩ trong Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, là một người vừa cứng cỏi vừa vui tính. Năm 2002, bà từ chối đề nghị thỏa hiệp với quân đội đổi lấy tự do mà không có đối thoại chính trị. Thuyết phục mãi, sau cùng bà nhận lời với một điều kiện là "ấm lòng" một người Thụy Sĩ : nếu tôi đồng ý, bạn làm cho tôi món pho mát "nướng".

Trên thực tế, Aung San Suu Kyi không phải là con người tình cảm vụn vặt. Bà cảm thấy có một sứ mệnh linh thiêng phải theo đuổi. Thiên hướng này được bà giải thích vào năm 2013 tại Tokyo : Tôi cảm thấy ái ngại khi được khen là đã chịu nhiều hy sinh. Tôi không cảm thấy hi sinh gì cả. Tôi chọn con đường phải đi và đi đến cùng với sự tỉnh thức.

Theo Le Monde, Aung San Suu Kyi chỉ có một cuộc tranh đấu : tranh đấu cho một nước Miến Điện dân chủ. Danh tiếng ở nước ngoài chỉ là thứ yếu. Kết quả nhiều năm dài thiền quán theo pháp môn Vipassana, bà thấu rõ cũng như biết giữ khoảng cách với thăng trầm của cuộc đời.

Catalunya : cạm bẫy nội chiến

Tây Ban Nha trong ngõ cụt. Bạo lực đào thêm hố chia rẽ giữa Madrid và Catalunya. Nhìn chung báo chí Pháp lo ngại quốc gia láng giềng rơi vào vòng nội chiến máu lửa.

Trong bài xã luận "Dưới chân tường", nhật báo Công giáo La Croix tiếc rẻ : Thoát khỏi chế độ độc tài của Franco (1978), Tây Ban Nha theo sáng kiến một nước tản quyền. Một số cộng đồng tự trị được Madrid cho thêm thẩm quyền nhiều hơn cộng đồng khác.

Thế nhưng người dân Catalunya đã không ý thức là họ bị một nhóm thiểu số yêu sách phi lý khuynh đảo, các kết quả thăm dò ý kiến xác nhận điều này. Chính thái độ cực đoan này đã tạo ra phản ứng mạnh từ chính quyền trung ương có bổn phận bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tại sao dân Catalunya lại muốn ly khai với một nước dân chủ ? Tây Ban Nha có áp bức họ đâu ?

Về phần chính quyền trung ương, La Croix kêu gọi Madrid phải biết sáng tạo một chính sách mới, như liên bang chẳng hạn.

Libération trách chính quyền cánh hữu hiện nay là thiếu mềm dẻo trong một thế giới có xu hướng "chọn một phe" khi thấy tình hình phức tạp. Thủ tướng Rajoy đã chọn bạo lực nhà nước để đối phó với Catalunya bất tuân dân sự. Dùng đạn cao su và cảnh sát đàn áp chỉ tạo ra thêm một phong trào đối lập cực đoan. Cả nước Tây Ban Nha không nên theo con đường nội chiến đẫm máu mà họ đã nếm trải trong thập niên 1930.

Liên Hiệp Châu Âu nhiều rối ren

Nếu Le Monde tập trung vào lý do địa chính trị và kinh tế khiến Madrid không để cho Barcelona ly khai, Libération dành nhiều trang báo để phân tích thái độ tắc trách, thiếu tầm nhìn của giới chính trị Tây Ban Nha từ nhiều chục năm nay. Nhật báo cánh tả kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu nhắc nhở thủ tướng Tây Ban Nha nền tảng của Liên Hiệp Châu Âu là "hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ". Vấn đề là trong một bài phân tích "Châu Âu bối rối, giữ im lặng", Libération cho rằng Bruxelles khoanh tay đứng ngoài, vì Berlin ủng hộ Madrid, để cho Tây Ban Nha tự lo, theo nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau. Nguyên tắc này có giá trị đến bao giờ ? Libération tự trả lời : cho đến khi có máu đổ.

Đối với Les Echos, Tây Ban Nha khó có thể quay lui. Thủ tướng Mariano Rajoy rơi vào chiến bẫy Catalunya. Chủ tịch vùng tự trị này chơi đòn cân não với lời đe dọa "tuyên bố nước cộng hòa Catalunya độc lập". Giải pháp tương đối khả thi, do phe tả đề nghị, là tu chính hiến pháp.

Nội tình nước Đức cũng rối ren vì phong trào cực hữu. Đối với Les Echos, nét son thống nhất đất nước đã bị đảng AfD làm nhơ nhuốc. Trong phần lãnh thổ Đông Đức cũ, có vài nơi đảng bài ngoại chiếm được 32% phiếu bầu. Kết quả này buộc nước Đức phải xem xét lại con đường trải qua từ năm 1990. Một trong những điểm đen làm người dân phàn nàn là thu nhập bên phía đông thấp hơn phía tây. Tiền hưu trí cũng thế cho dù Berlin đã nhiều lần gia tăng phụ cấp.

Theresa May bị nội bộ đe dọa

Trong bối cảnh phe cực hữu Đức muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Catalunya muốn độc lập với Tây Ban Nha, Luân Đôn thương lượng ly hôn với Bruxelles, thì đảng bảo thủ của Anh đứng trước cơn bão chính trị : Thủ tướng Theresa May, vị thế đang suy yếu vì kinh tế Anh trì trệ, vì thái độ khiêu khích của ngoại trưởng Boris Johnson, có nguy cơ "ra đi" trước "Brexit", tựa của Libération.

Tin xấu đến hàng loạt : Kinh tế Anh bị cơ quan thẩm định tài chính Moody"s hạ điểm, tỷ lệ tăng trưởng rơi xuống mức thấp nhất so với các nước G7. Trong khi đó, ngoại trưởng Boris Johnson công khai ngắm chiếc ghế thủ tướng Anh.

Cuối cùng, nhìn từ Moskva, Le Monde mượn tựa câu chuyện cổ tích "Alibaba và 40 tên cướp" để nói về một trong những chuẩn bị tái tranh cử của tổng thống Nga : Vladimir Putin và 40 đại gia. 40 tỷ phú và triệu phú doanh nhân của Nga được triệu mời vào điện Kremlin ngày 21/09 vừa qua. Cuộc gặp gỡ mang danh nghĩa tổng kết tình hình kinh tế "phấn khởi" theo chủ nhân điện Kremlin, nhưng có thể xem là chiến dịch tái tránh cử vào tháng 03/2018 đã khai màn.

Y tế : tin xấu, tin vui

Về y tế, Le Monde đưa một tin xấu. Tin xấu là giới chuyên gia bị phân hóa, không kết luận dứt khoát có cần cấm triệt để hay không hóa chất phtalates cho dù có nhiều nghiên cứu nghi ngờ hóa chất diệt cỏ sử dụng đại trà trong nông nghiệp có phương hại cho hệ thống thần kinh và nội tiết của trẻ em trai.

Le Figaro thì đưa tin vui : giới y khoa đã nhận diện ra nguyên nhân chính gây ung thư bàng quang : đó là thuốc lá, và tìm ra một phương cách trị liệu ung thư bàng quang đáng khích lệ bằng liệu pháp miễn dịch.

Tú Anh

Published in Quốc tế