Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sáu năm về trước (2013), sáng kiến đầy tham vọng của Bắc Kinh mang tên "Một vành đai, một con đường" (BRI) ra đời nhằm kết nối cơ sở hạ tầng dọc con đường tơ lụa trên bộ, nối Trung Quốc với Âu châu, và nguồn tiền được bảo trợ bởi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (tiếng Anh : Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) của Bắc Kinh.

bri1

Đến năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức một tiệc chiêu đãi 28 lãnh đạo các quốc gia nhằm giới thiệu BRI với các nước.

Tại vùng Đông Nam Á, Trung Quốc chi hàng tỷ USD để thuyết phục các nước về sáng kiến này, như một tham vọng của một cường quốc mới nổi.

Ngày 16/12/2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Việt Nam thúc đẩy việc kết nối sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch BRI của Việt Nam.

Ngày 20/12/2018, tại Diễn đàn Xúc tiến Kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong bài phát biểu cũng cho biết : để triển khai có hiệu quả sáng kiến của Trung Quốc, chính quyền Hà Nội mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa Hà Nội, các tỉnh, Thành phố của Việt Nam với các tỉnh, Thành phố của Trung Quốc.

Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc vào đầu năm 2017, cũng khẳng định : Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với BRI.

Những dữ kiện nêu trên cho thấy tiến trình gắn kết dài hơi về mặt chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam với BRI. 

Tuy nhiên, sáng kiến của Trung Quốc đang vấp phải những phản ứng ngược của các nước trong thời gian gần đây, khi câu chuyện "bẫy nợ từ sáng kiến" đang khiến các quốc gia dè chừng. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết ngày 16/1 đã đặt câu hỏi "Sáng kiến Tập Cận Bình : Hỗn độn hay nguy hiểm ?", theo đó, sáng kiến Vành đai và Con đường còn bị lợi dụng để triển khai các dự án bất khả thi và tham nhũng.

Và thực sự, sáng kiến này đang trở thành một con đường tham nhũng thực sự, với sự duy trì quyền và tiền từ Bắc Kinh theo hướng "dùng tham nhũng nuôi BRI".

Mới đây nhất, hãng tin FP đã có bài viết sâu về tình trạng này qua trường hợp của Malaysia.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người từng bắt tay nhiệt thành với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi lễ chào mừng Diễn đàn về BRI tại Bắc Kinh vào ngày 15.5.2017. Và một năm sau, khi ông Najib Razak bị phế truất, chủ thể xuống tinh thần nhất lại là những quan chức ở Bắc Kinh.

Najib Razak – kẻ từng là Thủ tướng và giờ là tên tham nhũng tại Malaysia đã trải thảm đó tối đa cho Trung Quốc vào Malaysia. Các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Trung Quốc hậu thuẫn mọc lên khắp nơi, cho đến khi vụ nổ 1MDB diễn ra.

Najib Razak bị cáo buộc là sử dụng số tiền mà Trung Quốc đổ vào Malaysia để nạp vào quỹ đang cạn kiệt (1MDB - cạn kiệt do ông Thủ tướng tham nhũng).

Wall Street Journal sau đó đã tiết lộ rằng, trong cuộc họp giữa quan chức Malaysia với các đối tác Trung Quốc, Malaysia lúc đó đề nghị Bắc Kinh tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng tại Malaysia với kinh phí đội vốn (tiền mặt). Hàm ý rằng, số tiền "đội" lên này có thể được dùng để giải quyết khoản nợ của 1MDB.

Nếu đúng như những gì bị cáo buộc, thì rõ ràng, Trung Quốc đã khai thác các chế độ tham nhũng để thúc đẩy BRI. Cụ thể là, trình tự và thủ tục của việc cho phép một quốc gia bên ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng trên vùng lãnh thổ luôn là một trình tự và thủ tục đặc biệt, nhất là tại các quốc gia đề cao sự minh bạch. Thế nhưng, tại các quốc gia tham nhũng, thì các khoản bôi trơn có thể làm cho mọi chuyện trở nên dễ dãi hơn. Điều này đồng nghĩa, sáng kiến này tương hợp với các chế độ tham nhũng, và mối quan hệ này có lợi hai chiều, khi các nhà lãnh đạo nhận BRI coi đây là cơ hội để duy trì và hợp pháp hóa tham nhũng của chính họ.

Nhiều quốc gia nhận đầu tư BRI phải chịu mức độ tham nhũng cao. Trong Ma trận rủi ro hối lộ của TRACE, hầu hết các quốc gia tham gia BRI đều xếp hạng ở mức dưới 50%. Điều này không khó giải thích, khi các chế độ tham nhũng thường có các quy trình lập pháp mơ hồ, cơ chế trách nhiệm yếu, các tổ chức truyền thông bị trói buộc và chính phủ độc tài không cho phép bất đồng chính kiến (nhằm phản biện).

Đối với các chính trị gia ở các quốc gia này, BRI cung cấp một loạt các công cụ để cho phép tham nhũng : cho phép chuyển đổi tiền mặt dễ dàng, cơ sở hạ tầng hoành tráng để xoa dịu dư luận xã hội, và mối quan hệ tốt với một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Malaysia đã thể hiện sự năng động này.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã được trả trước 2 tỷ USD cho hai dự án đường ống của Malaysia mà nó mới chỉ bắt đầu xây dựng. Một dự án BRI khác, dự án hỏa xa Bờ Đông (East Coast Railway Link) của Malaysia, đắt đến nỗi các nhà chức trách nghi ngờ chi phí của nó bị thổi phồng một cách giả tạo (20 tỷ USD).

Và như đề cập phía trên, số tiền bị "thổi lên" đã được chính quyền Najib chi trả cho các khoản nợ của 1MDB.

Kazakhstan là một quốc gia nằm trong danh sách các nước hiện diện BRI, quốc gia dầu khí nhưng gắn với chế độ chuyên quyền này là một "mẫu ưa thích" của Bắc Kinh : Chính phủ Kazakhstan, một Chính phủ tham nhũng bậc cao, xếp hạng 3/180 quốc gia (từ dưới lên) theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Trở lại với câu chuyện Việt Nam, trong một nghiên cứu của Centre for Flobal Development đã cho thấy, 8.000 tỷ USD mà Trung Quốc đổ vào hạ tậng BRI trên khắp Á, Âu và Phi đang cho thấy sự thiếu bền vững trong diện rộng, gia tăng vỡ nợ có chủ quyền ở các nước tương đối nhỏ và nghèo, Việt Nam mặc dù được xếp hạng rủi ro thấp tuy nhiên, việc các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam trong năm 2017 tuyên bố "hoan nghênh sáng kiến" cũng đã cho thấy những rủi ro tiềm năng đối với đất nước. Đó là vì sao, Việt Nam, bằng cách nào đó cũng đã và đang có khả năng trở thành "mẫu" tiếp theo của Trung Quốc (sau sự đổ vỡ ở các nước như Malaysia) trong triển khai dự án này.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 17/01/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc nói gn 30 nguyên th quc gia đến d din đàn "Mt vòng đai, Mt con đường" đã cùng Bc Kinh ký mt thông cáo chung, cam kết chng chính sách bo h kinh tế và bo đm t do thương mi toàn din. Trung Quc cũng nhân dp này tìm cách trn an các nước khác v quy mô cũng như mc tiêu ca sáng kiến đy tham vng ca h. Thông tín viên Bill Ide ca VOA gi v bài tường trình chi tiết sau đây t Bc Kinh.

dai1

Các nhà lãnh đạo quc gia d din đàn "Mt vòng đai, Mt con đường" Bc Kinh, ngày 15/5/2017.

Khi Chủ tch nước Trung Quc Tp Cn Bình phát đng sáng kiến "Mt vành dai, Mt con đường" cách đây hơn 3 năm, trng tâm ca sáng kiến này v phn ln xoay quanh thương mi và s ni kết.

Mặc dù thương mi và ni kết vn được đặt ở trng tâm ca d án, tuy nhiên ti din đàn hai ngày va din ra Bc Kinh, d án này có quy mô ln hơn như vy rt nhiu.

Chủ tch nước Trung Quc Tp Cn Bình nói :

"Chúng ta đang ra sức ni kết nhng trc l trên b vi các bến cng và thiết lp những hệ thng h tng cơ s cho các tuyến đường b và hàng hi. Chúng ta cũng s tăng cường nhng ni kết mm, chng hn như chia s thông tin, công nhn các quy đnh h tương, và tương tr nhau trong vic thc thi pháp lut… hp tác trong các lĩnh vc như phát triển bn vng, đu tranh chng nn tham nhũng, nghèo đói và gim thiu hu qu thiên tai".

Thông qua sáng kiến "Mt vành dai, Mt con đường", Trung Quc mun ghi đm du n đc nht vô nhì ca h trên tiến trình toàn cu hóa và thương mi quc tế.

Thế nhưng không phi là tt c các nước, đu đng ý tham gia sáng kiến. B trưởng Kinh tế và Năng lượng Đc Brigitte Zypries phát biu :

"Trong tư cách mt quc gia, nước Đc không yêu cu tham gia sáng kiến "Mt vành dai, Mt con đường", tuy nhiên các công ty Đức cũng mun tham gia. Rõ ràng điu hp lý là phi biết nhng gì s được xây dng, và liu nhng th tc đ tham gia có đng đu cho tt c mi công ty và mi nước hay không ?".

Cam kết ca Trung Quc s đu tranh chng chính sách bo h kinh tế, c vũ cho thương mi t do, tương phn hn vi nhng s hn chế mà nước này đã áp đt lên nhiu công ty nước ngoài. Và vì thế rt nhiu người vn t ra hoài nghi v kế hoch ca nước này.

n 100 quc gia và t chc tham gia các bui hp này, k c mt phái đoàn t Hoa Kỳ và mt phái đoàn đến t Bc Hàn.

Tổng Thng Nga Vladimir Putin có mt trong s người tham d được nhiu người chú ý ti hi ngh.

Trong một đng thái khác thường, ông Putin chơi dương cm trong khi ch ti lúc gp ông Tp, trong cùng ngày Bc Hàn thc hin v phóng phi đn mi nht.

Trung Quốc nói các nước tham gia hi ngh "Mt vành dai, Mt con đường" đã tha thun v mt kế hoch hành đng, lit kê 270 mc tiêu, và bui họp kế tiếp đã được n đnh vào năm 2019.

Published in Quốc tế

Truyền thông Trung Quốc được chỉ thị chỉ nói về tầm quan trọng của chiến lược mang tên "Vành Đai Và Con Đường", một sáng kiến đưa ra bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013 với tên gọi ban đầu là ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’ mà không được đưa tin nói về số tiền mà Bắc Kinh bỏ ra để đầu tư ở những nước tham gia, tại Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào hai ngày 14 và 15 tháng Năm.

con1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp báo tại diễn đàn Vành Đai Và Con Đường diễn ra tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Liệu đây có phải là động thái mới của Trung Quốc ? Vai trò của Việt Nam như thế nào khi tham gia Vành đai và Con đường ?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quan lý Kinh tế Trung ương, hiện là thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, nhận trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do về vấn đề này.

Trước tiên, ông nhận định về sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" :

Trung Quốc đưa ra chiến lược Một vành đai, Một con đường là một chiến lược nhằm phát huy vai trò của Trung Quốc trong chiến lược kinh tế quốc tế và muốn khẳng định Trung Quốc là một đối tác có tầm cỡ thế giới, và có thể đóng góp quan trọng vào thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng của các nước, thúc đẩy quá trình thương mại và mua bán, cũng như đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Trung Quốc đã bỏ nhiều vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các nước xung quanh. Ví dụ như định xây dựng đường sắt ở Lào, định xây dựng con đường nối qua Malaysia…

Cát Linh : Khi được Trung Quốc mời tham gia dự án "Một vành đai, Một con đường", phản ứng của các quốc gia như thế nào, từ ban đầu cho đến ngày hôm nay, thưa ông ?

Lê Đăng Doanh : Các quốc gia có phản ứng ở các mức độ khác nhau. Các nước ở xung quanh Đông Nam Á thì muốn tận dụng tiền vốn của Trung Quốc để nâng cấp kết cấu hạ tầng. Còn một số nước khác, nhất là nước có nền kinh tế kiểng thì có thái độ dè dặt, và họ không biết rằng là Trung Quốc định làm hết, thì họ sẽ làm gì ? Vai trò của họ sẽ ra sao ? Ảnh hưởng của Trung Quốc cao lên nhiều thì họ sẽ phải phản ứng như thế nào ?

Thứ hai nữa, về Một vành đai, Một con đường, thì Trung Quốc cho đến nay cũng chưa có một kế hoạch rõ ràng là họ định làm gì ? Mà họ thương lượng được với nước nào cái gì thì họ làm cái ấy. Và nếu nhìn vào mỗi tỉnh hay mỗi doanh nghiệp của Trung Quốc thì mỗi tỉnh đều muốn tham gia vào Một vành đai, Một con đường trên cái góc độ là có lợi nhất cho tỉnh ấy.

Vì vậy cho đến nay, thực hiện chiến lược Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc, một mặt đã đạt được những tiến bộ nhất định, nhưng mặt khác thì vẫn còn nhiều câu hỏi đang đứng đằng trước.

Cát Linh : Ông có thể cho biết thêm chi tiết về vấn đề, cụ thể như "nhiều câu hỏi đang đứng đằng trước" là những câu hỏi gì ?

Lê Đăng Doanh : Cho đến bây giờ thì Trung Quốc chưa nói rõ họ sẽ làm gì và các nước khác sẽ được lợi cái gì ? Họ sẽ thực hiện như thế nào ? Và cái cách mà Trung Quốc thực hiện là sử dụng ngân hàng AIIB, là Ngân hàng phát triển kết cấu hạ tầng Châu Á, rồi cho vay, huy động các công ty của Trung Quốc, lao động của Trung Quốc để xây dựng kết cấu hạ tầng. Điều ấy làm cho một số nước lo ngại, nếu nước ấy được lợi gì khi lao động của nước họ cũng không được sử dụng ? Sắt thép xi măng dư thừa của Trung Quốc được dùng để xây dựng ở đấy, và họ sẽ ôm một đống nợ lớn. Với câu chuyện đấy thì Trung Quốc làm như vậy có hiệu quả hay không ? Có thuyết phục hay không ?

Việt Nam mong đợi gì

3098915

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tham dự diễn đàn Vành Đai Và Con Đường, tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Cát Linh : Đối với tâm thế của Việt Nam về sáng kiến này, ngay từ lúc đầu cho đến nay, thực tế là Việt Nam đã tham gia được ở mức độ nào và tầm ảnh hưởng của Việt Nam đối với dự án này và ngược lại ra sao thưa ông ?

Lê Đăng Doanh : Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ là Việt Nam rất muốn tham gia, có thiện chí, và hiện nay chủ tịch nước Trần Đại Quang đang thăm Trung Quốc và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh đó, thể hiện thiện chí của Việt Nam. Việt Nam cũng hoan nghênh các đầu tư và cũng có đề nghị Trung Quốc có thể cho Việt Nam vay.

Tuy vậy, tất cả các dự án về Một vành đai, Một con đường, cho đến nay không có một dự án nào ở Việt Nam cả. tức là dự án đường sắt thì chạy qua Lào ; Campuchia thì Trung Quốc đã thuê 92km bờ biển, thuê cảng Sihanouk 99 năm, Trung Quốc sẽ có cơ sở, căn cứ hải quân ở Campuchia. Cho đến nay thì chúng ta Trung Quốc chưa làm một cái gì cả cho Việt Nam. Vậy thì ‘Một vành đai, Một con đường’ đó sắp tới đây đối với Việt Nam được cái gì và sẽ hoạt động như thế nào ? chúng ta có thể thấy là nếu như Một vành đai, Một con đường được hoàn tất năm 2020 thì tất cả hàng hoá của Trung Quốc sẽ chạy qua Việt Nam chứ không chạy vào Việt Nam, tránh Việt Nam và đi vòng sang nước khác.

Đấy là một vấn đề mà những người nghiên cứu như tôi đang nêu lên và suy nghĩ rằng vậy Trung Quốc muốn gì với ‘Một vành đai, Một con đường’ đối với Việt Nam ?

Cát Linh : Theo những phân tích trên thì thấy rõ đó là một bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Vậy nếu Việt Nam nhất định tham gia thì nguy cơ nào sẽ xảy đến với nền kinh tế Việt Nam ?

Lê Đăng Doanh : Việt Nam sẽ tham gia với hy vọng Trung Quốc sẽ có dự án nào đấy để cho Việt Nam tham gia. Đó là điều mà cho đến nay Việt Nam vẫn có đầy đủ thiện chí và mong đợi. Bởi vì Việt Nam muốn xây dựng kết cấu hạ tầng, trong khi đó nguồn vốn của Việt Nam là hạn chế. Cho nên Việt Nam mong muốn vay thêm của Nhật Bản, và Trung Quốc. Việt Nam hiện nay là nền kinh tế có thu nhập trung bình, thì vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á sắp tới đây sẽ phải giảm đi, và Việt Nam sẽ phải tìm những nguồn vốn mới để có thể xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nền kinh tế của mình.

Cát Linh : Truyền thông Trung Quốc được chỉ thị là không đề cập đến số tiền Bắc Kinh đầu tư ở các nước khác và bên cạnh đó, dự án này được gọi là ‘Vành đai, Con đường’ chứ không phải là ‘Một vành đai, Một con đường’. Theo ông vì sao có sự thay đổi này và nó mang một ý nghĩa gì ?

Lê Đăng Doanh : Đầu tiên thì ông Tập Cận Bình đưa khái niệm là ‘Một vành đai, Một con đường’. Nhưng có lẽ bây giờ Trung Quốc muốn có nhiều vành đai, nhiều con đường chứ không phải chỉ có một vành đai, một con đường. Vì vậy, họ đã đổi.

Điều đó, chứng tỏ chưa có một kế hoạch cụ thể, không biết tổng thể như thế nào, lúc nào thì được cái gì và lúc nào thì không được cái gì ? Cho nên chúng tôi đang muốn theo dõi thượng đỉnh sắp tới có thay đổi được gì hoặc giải quyết được gì hay không ?

Cát Linh : Có những ý kiến cho rằng sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ thách thức một trật tự do Hoa Kỳ đã nắm giữ và lãnh đạo. Theo quan điểm của ông thì thế nào ?

Lê Đăng Doanh : Rõ ràng nên kinh tế Trung Quốc đang xuất hiện trên thế giới như một siêu cường mới và muốn áp đặt những luồng hàng của mình, và muốn qua đó phát huy vị thế của mình. Đấy là điều rất rõ ràng.

Vấn đề ở đây là trước sự phát triển đó của Trung Quốc, các nước khác sẽ có cách ứng xử như thế nào ? Nếu theo những dự báo sắp tới đây thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Điều chúng ta mong đợi là với nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ ứng xử một cách có trách nhiệm và tôn trọng pháp luật quốc tế, theo đuổi nguyên tắc hai bên cùng có lợi chứ không phải chỉ có Trung Quốc là có lợi.

Cát Linh : Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 15/05/2017

Published in Diễn đàn