Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ ‘ngưng’ chiến tranh thương mại với Trung Quốc (VOA, 20/05/2018)

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 20/5 tuyên b "ngưng" cuc chiến thương mi vi Trung Quc sau khi hai nn kinh tế ln nht thế gii đng ý t b nhng li đe da đánh thuế ln nhau trong khi n lc tìm ra tha thun v thương mi toàn din.

trade1

Bộ trưởng Tài chính M Steven Mnuchin.

Ông Mnuchin và cố vn kinh tế hàng đu ca Tng thng Donald Trump, ông Larry Kudlow, nói rng tha thun mà các nhà đàm phán M và Trung Quc đt được hôm 19/5 đã to ra mt khuôn kh nhm x lý vn đ mt cân bng thương mi trong tương lai.

Reuters dẫn li B trưởng Tài chính Mỹ nói trên kênh "Fox News Sunday" : "Chúng tôi ngưng cuc chiến thương mi. Hin gi, chúng tôi đng ý ngưng vic đánh thuế trong khi chúng tôi tìm cách thc thi khuôn kh trên".

Hôm 19/5, Bắc Kinh và Washington nói rng hai bên s tiếp tc tho lun v các biện pháp, theo đó Trung Quc s nhp khu thêm các hàng hóa nông nghip và năng lượng t M nhm thu hp vic mt cân bng thương mi tr giá ti 335 t đôla ca M vi Trung Quc.

Trong vòng đàm phán đầu tiên hi đu tháng này Bc Kinh, Washington đề ngh Trung Quc gim thng dư thương mi 200 t đôla. Tuyên b chung ca hai nước hôm 19/5 không đưa ra con s c th.

Reuters dẫn li ông Mnuchin và Kudlow nói rng B trưởng Thương mi M Wilbur Ross có kế hoch ti Trung Quc.

Ông Mnuchin nói rằng Hoa Kỳ dự kiến s chng kiến s tăng trưởng ln khong 35 ti 40% sn lượng xut khu nông nghip sang Trung Quc cũng như vic tăng gp đôi vic mua sn phm năng lượng ca M t Trung Quc trong vòng t ba ti năm năm ti.

*********************

Cộng sản Việt Nam siết Facebook, Google ‘để dập tắt tiếng nói bất đồng’ (Người Việt, 20/05/2018)

Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ biểu quyết thông qua dự thảo "Luật An Ninh Mạng" trong kỳ họp khai mạc hôm 21 tháng Năm, 2018.

trade2

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng hồi tháng Tư, 2018 viết thư kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Reuters cho hay, giới bất đồng chính kiến sẽ là những người bị thiệt hại nhiều nhất khi nhà cầm quyền áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty Internet, và cứng rắn hơn trong việc kiểm duyệt việc biểu đạt bất đồng chính kiến trực tuyến.

Facebook, Google và các công ty toàn cầu khác đang nỗ lực phản đối điều khoản buộc họ phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và mở văn phòng tại quốc gia này.

Dự thảo "Luật An Ninh Mạng" cho thấy cách một chế độ độc tài cố gắng kiểm soát thông tin trực tuyến và ngăn các nhà hoạt động chính trị đưa ý kiến lên mạng mà không làm tê liệt nền kinh tế kỹ thuật số.

Reuters cho hay, Liên Minh Internet Châu Á (AIC) đang tăng cường nỗ lực để Việt Nam nới lỏng yêu cầu trong dự thảo "Luật An Ninh Mạng".

Jeff Paine, giám đốc điều hành AIC, cho biết ông và những người khác đã nêu mối lo ngại về luật này với Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi ông này thăm Singapore vào tháng trước.

Hồi tháng Tư, 2018, gần 50 nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động trong đó có ông Lã Việt Dũng, đã gửi thư cho Chủ Tịch Điều Hành Facebook Mark Zuckerberg nhằm phản đối mạng xã hội này gỡ bài và khóa tài khoản, đồng thời kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc dập tắt những tiếng nói bất đồng.

Đáp lại những chỉ trích của các blogger, Facebook và Google luôn nói rằng họ phải "tuân thủ luật pháp địa phương" ở các quốc gia nơi họ hoạt động.

trade3

Người dân mang biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho nhà báo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh hồi tháng Ba, 2016 khi ông Vinh bị kết tội vì bày tỏ tự do dân chủ trên Internet. (Hình : Getty Images)

"Phúc trình về tính minh bạch" mới công bố của Facebook, cho thấy trong sáu tháng cuối năm 2017, lần đầu tiên công ty này chặn nội dung ở Việt Nam vì "vi phạm luật địa phương". Công ty đã ghi nhận 22 trường hợp như vậy – dù họ nói rằng những vụ này bị "báo cáo từ các cá nhân" chứ không phải "yêu cầu trực tiếp của chính phủ Việt Nam".

Theo Reuters, năm ngoái, Google cũng lần đầu tiên chặn các video trên YouTube "theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam". Công ty này "được yêu cầu xóa hơn 6,500 video" trong năm 2017. Phần lớn các clip được ghi nhận có nội dung "chỉ trích chính phủ" và Google "tuân thủ phần lớn các yêu cầu từ phía Hà Nội".

Trường hợp gần nhất bị phạt tù vì cáo buộc "đả kích chế độ" trên mạng xã hội là blogger Bùi Hiếu Võ, người bị tuyên phạt 4 năm rưỡi tù trong một phiên xử "diễn ra lặng lẽ" hôm 9 tháng Năm tại tòa án thành phố Sài Gòn.

Các báo "lề phải" tường thuật nhà chức trách thu giữ 57 tài liệu (khoảng 181 trang giấy) lưu trữ trên Facebook "Hieu Bui" có nội dung được ghi nhận "tuyên truyền, xuyên tạc tình hình chính trị, chống đảng và nhà nước, công kích chế độ, kích động người dân khủng bố, gây hoang mang dư luận, phá hoại nền kinh tế nhằm làm sụp đổ chế độ".

Trước đó, hồi tháng Hai, 2018, blogger Hồ Văn Hải, người được cộng đồng mạng biết đến qua trang Facebook "Bác sĩ Hồ Hải" bị tuyên án 4 năm tù giam vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước".

Cáo trạng nói trong 75 bài ông Hải viết trên mạng, có 36 bài "vi phạm quy định của Nghị Định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng". (T.K.)

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại : Bắc Kinh và Tokyo tìm cách đối phó với Trump (RFI, 16/04/2018)

Chiến tranh thương mại, nếu xảy ra, sẽ làm kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc và Nhật, trả giá nặng. Với nhận định này, hai nước kình địch tại Châu Á cổ vũ cho một "bước khởi hành mới", nhân cuộc "đối thoại kinh tế" Trung-Nhật vào thứ hai 16/04/2018 tại Tokyo, sau gần 8 năm gián đoạn.

tokyo0

Cuộc họp đối thoại kinh tế cấp cao Nhật Bản - Trung Quốc, Tokyo, ngày 16/04/2018. Tomohiro Ohsumi/Pool via Reuters

Theo AFP, chào mừng chuyến viếng thăm ba ngày của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) kể từ hôm nay, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi hai nước hâm nóng quan hệ và cùng hợp tác trên hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng như phát triển "quan hệ chiến lược có lợi cho quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực".

Hai đại cường kinh tế Châu Á đã tìm cách cải thiện quan hệ sau hơn 7 năm căng thẳng vì tranh chấp biển đảo, từ nay có thêm lý do để hợp tác sâu rộng hơn, để đối phó với đe dọa thuế quan của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thông thạo tiếng Nhật, ngoại trưởng kiêm cố vấn quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị, lo ngại nguy cơ bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương, hàm ý chủ trương "nước Mỹ trước tiên" của Donald Trump. Vương Nghị nhấn mạnh đến "mối quan hệ mới, ở khởi điểm mới" cho phép đại cường kinh tế số hai và số ba thế giới mở ra những cơ hội hợp tác mới.

Cùng nhận định "chiến tranh thương mại, dù ai gây ra, cũng sẽ gây tác hại cho thịnh vượng và kinh tế quốc tế", ngoại trưởng Nhật Taro Kono nêu lên viễn ảnh Tokyo tham gia vào dự án "Con Đường Tơ Lụa" của Trung Quốc, nếu "các chuẩn mực quốc tế được tôn trọng".

Theo Reuters, hồ sơ thương mại chắc chắn sẽ là trọng tâm cuộc họp thượng đỉnh giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Mỹ Donald Trump, trong tuần này tại Washington.

Tú Anh

********************

Ngoại trưởng Trung Quốc đến Nhật chuẩn bị hội nghị ba bên về Bắc Triều Tiên (RFI, 15/04/2018)

Tokyo sẽ tổ chức một cuộc họp ba bên gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc về Bắc Triều Tiên, vào tháng 05/2018. Để chuẩn bị, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Nhật Bản ngày 15/04, mở đầu chuyến công du ba ngày. Ông sẽ hội đàm với đồng nhiệm Taro Kono và gặp thủ tướng Shinzo Abe.

tokyo2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi). Ảnh tư liệu. Reuters/Kham

Chuyến viếng thăm của ông Vương Nghị cũng được đánh giá là dấu hiệu giảm căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Thông tín viên RFI Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :

"Tranh chấp lãnh thổ, cáo buộc gián điệp hoặc các tội ác mà quân đội Nhật Bản phạm phải trong giai đoạn Thế Chiến II và Bắc Kinh luôn yêu cầu phía Tokyo xin lỗi… phải nói là căng thẳng giữa hai nước không hề thiếu.

Nhưng từ giờ Bắc Kinh và Tokyo có chung một mục tiêu : đó là tránh mối đe dọa Bắc Triều Tiên. Hình ảnh một Kim Jong-un có thể kích hoạt bất kỳ lúc nào nút nhấn nguyên tử ám ảnh cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc.

Vào tháng Năm tới, thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ tham gia hội nghị ba bên tại Tokyo cùng với Hàn Quốc. Vì thế, ngoại trưởng Vương Nghị đến Nhật Bản để chuẩn bị cho chuyến đi của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc.

Một nhiệm vụ khác của ông Vương Nghị là cùng với đồng nhiệm Nhật Bản Taro Kono chủ trì cuộc đối thoại kinh tế lần thứ 4, bị đình hoãn từ 8 năm nay vì những bất đồng giữa hai nước.

Hiện nay, vào lúc một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đang thành hình, Bắc Kinh tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản. Một dấu hiệu tích cực là vào năm 2017, trao đổi thương mại giữa nền kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới đã tăng 10%".

Kim Jong-un kêu gọi tăng cường quan hệ với Trung Quốc

Trong buổi nói chuyện với ông Tống Đào (Song Tao), trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Kim Jong-un nói sẽ "nỗ lực phát triển tình hữu nghị truyền thống giữa Cộng Hòa Dân Chủ Triều Tiên và Trung Quốc hướng đến một giai đoạn mới".

Theo AFP, ông Tống Đào đang dẫn đầu đoàn nghệ thuật Trung Quốc tham dự Lễ hội Mùa Xuân ở Bình Nhưỡng và kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (sinh năm 1912). Chân dung nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được chiếu làm nền trong một buổi hòa nhạc lớn của Bắc Triều Tiên. Trung Quốc luôn cử đoàn nghệ thuật tham gia lễ hội thường niên này kể từ năm 1986, trừ trường hợp ngoại lệ 2016.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Đôi bên muốn gì ? (RFI, 02/04/2018)

Sau nhiều tuần lễ đấu khẩu với các đòn hù dọa lẫn nhau, Trung Quốc lần đầu tiên khai hỏa. Bộ Thương Mại áp dụng biện pháp tăng thuế từ 15 đến 25 % nhắm vào gần 130 sản phẩm của Hoa Kỳ nhập vào thị trường đông dân nhất hành tinh. Dù vậy quả pháo đầu tiên này được các nhà quan sát đánh giá là khá chừng mực.

trade1

Chiếc iPhone X mới được giới thiệu với báo chí tại Bắc Kinh ngày 31/10/2017. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Đây có phải là một nước cờ để nắn gân Mỹ, trong lúc Bắc Kinh vẫn kỳ vọng Washington không lao vào một cuộc chiến tranh thương mại mà cả hai cùng biết là sẽ bất lợi cho cả đôi bên ? Về phía Nhà Trắng, tổng thống Trump và dàn cố vấn của ông thực sự đang tính toán những gì ?

Trước hết về phía Trung Quốc, trong lúc Washington dọa đánh vào 60 tỷ đô la hàng nhập của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, thì Bắc Kinh phản công lại một cách khiêm tốn, "tấn công" vào 3 tỷ đô la, tương đương với 2 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang nước đông dân nhất địa cầu. Trung Quốc tuyệt đối không đụng đến những mặt hàng thiết thực với đời sống hàng ngày của 1,5 tỷ dân trên quê hương ông Đặng Tiểu Bình.

Trung Quốc tạm thời tránh áp thuế lên xe hơi Mỹ hay những sản phẩm của Mỹ rất được người Trung Quốc ưa chuộng như điện thoại di dộng mang nhãn hiệu Quả Táo, mà 310 triệu chiếc đang lưu hành tại Trung Quốc.

Có hai cách giải thích cho thái độ chừng mực này. Một số chuyên gia cho rằng, có thể hiểu đợt phản công đầu tiên của Bắc Kinh đi theo hướng "vừa đánh, vừa ngóng" xem phía Hoa Kỳ phản ứng thế nào và dùng đòn trả đũa đúng liều, để chính quyền Trump phải suy nghĩ kỹ trước khi lao vào một cuộc chiến thương mại. Đồng thời về mặt đối nội, phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh nhằm chứng minh với người dân nước này rằng Trung Quốc thực sự "không khoanh tay ngồi nhìn" hay chịu lép vế Mỹ.

Cách lý giải thứ nhì đơn giản hơn là Trung Quốc ý thức được rằng, "môi hở, răng lạnh", hai nền kinh tế số 1 và số 2 lệ thuộc vào nhau đến mức độ nào. Đành rằng Bắc Kinh đủ sức trả đũa nhắm vào các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn của Mỹ, nhưng khi nhìn kỹ vào vấn đề thì bài toán không đơn giản.

Theo nghiên cứu của tập đoàn ngân hàng Đức Deutsche Bank, Trung Quốc đem về 20 % doanh thu cho hãng Apple, là khách hàng lớn nhất của hãng chuyên về công nghệ điện thoại di động Qualcomm (65 % doanh thu) ; 45 % máy tính Texas Instrument bán ra là để phục vụ các khách hàng Trung Quốc. Số lượng xe hơi General Motors bán ra trên thị trường Trung Quốc cao gấp đôi so với ở Hoa Kỳ...

Nhưng tất cả những sản phẩm nói trên đều được lắp ráp ngay trên đất Trung Quốc để phục vụ người dân Trung Quốc. Vì vậy, "phạt" những tập đoàn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Trung Quốc. Đó là điều mà Bắc Kinh không muốn xảy ra, theo như ghi nhận của các chuyên gia thuộc ngân hàng Deutsche Bank.

Dưới lăng kính của tờ báo tài chính Anh, Financial Times, Bắc Kinh rất khéo léo trong chiến thuật vừa đánh, vừa xoa. Bên cạnh những tuyên bố cứng rắn, trong hậu trường, Bắc Kinh đã đồng ý mở cửa thị trường tài chính cho các tổ hợp ngoại quốc và đã sẵn sàng cho nhập khẩu thêm các mặt hàng điện tử của Mỹ theo yêu cầu của Washington. Có điều Trung Quốc đợi thời điểm thuận tiện mới thông báo đầy đủ hơn các bước đi hòa hoãn này. Financial Times trích một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc cho rằng, có nhiều khả năng thời điểm thuận lợi nói trên là nhân dịp Diễn đàn kinh tế Bát Ngao (8-11/04/2018).

Về phía Washington, chiến lược của Nhà Trắng cũng đã được giới phân tích giải mã. Tổng thống Trump dùng đòn hù dọa, để cuối cùng buộc đối phương nhượng bộ, như là điều ông đã dễ dàng đạt được với Hàn Quốc. Nhưng Washington thừa biết Trung Quốc là một đối thủ khó vượt qua hơn.

Tổng thống Donald Trump căn cứ vào mức nhập siêu của Hoa Kỳ với bạn hàng Trung Quốc lên tới 375 tỷ đô la trong năm vừa qua và cho rằng trong 15 năm liên tiếp, hai tổng thống tiền nhiệm George W.Bush và Barack Obama đã không thu hẹp được khoảng cách trong cán cân thương mại, bây giờ đã đến lúc ông phải ra tay.

Ở bước đầu, tổng thống Mỹ đánh thuế lên nhôm, thép của Trung Quốc, gây thiệt hại cho công nghệ nước này 9 tỷ đô la. Bước kế tiếp, Nhà Trắng phạt thêm 60 tỷ đô la và đòi "ông bạn" Tập Cận Bình giảm 100 tỷ đô la thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ. Cũng Donald Trump với giọng điệu không mấy ngoại giao cáo buộc thẳng thừng các doanh nghiệp Trung Quốc "ăn cắp" chất xám của Mỹ để thống lĩnh thế giới về các công nghệ tương lai.

Theo phân tích của giáo sư Tôn Lập Bình (Sun Liping) đại học Tinh Hoa, Bắc Kinh, Mỹ đoán chừng là phía Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc đọ sức về thương mại này. Nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất cho nền kinh tế thứ 2 thế giới chính là Mỹ. Với số tiền đó, Trung Quốc nhập những sản phẩm thiết yếu nhất, từ dầu hỏa đến chip điện tử và cả một số nhu yếu phẩm. Vẫn theo chuyên gia Trung Quốc này, trong trường hợp nổ ra chiến tranh thương mại, Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên ngay trên lãnh thổ, như dầu hỏa chẳng hạn, để vượt qua mọi cấm vận. Trung Quốc thì không.

Hơn nữa, vẫn theo giáo sư Tôn Lập Bình, Washington có thể trông cậy vào nhiều đồng minh để phần nào bù đắp vào chỗ trống do Trung Quốc để lại. Bắc Kinh không có được ngõ thoát hiểm an toàn như Hoa Kỳ. Chuyên gia trường đại học Tinh Hoa Bắc Kinh kết luận : "Chiến tranh thương mại, nếu có, sẽ gây phương hại nhiều cho nền kinh tế Mỹ, nhưng còn đối với Trung Quốc, đây là chuyện sống còn".

Nhìn từ Mỹ, ông Adam Posen, giám đốc viện nghiên cứu Peterson Institute, trụ sở tại Washington, không tự tin bằng. Ông cho rằng chiến tranh thương mại mà tổng thống Donald Trump đang lao vào sẽ vừa "tốn kém, không có hiệu quả và sẽ mở ra một thời kỳ đầy bất trắc", để rồi Hoa Kỳ sẽ sa lầy như ở Afghanistan !

Thanh Hà

***********************

Trung Quốc tăng thuế lên 128 sản phẩm Hoa Kỳ (CaliToday, 02/04/2018)

Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch cho gia tăng thêm thuế nhập cảng vào 128 mặt hàng nhập cảng từ Mỹ, kể cả thịt heo và nhiều loại trái cây, một trả lời trực tiếp của Bắc Kinh về nhiều giới hạn mậu dịch gần đây nhắm vào Trung Quốc của Tổng thống Trump.

trade2

Một nhân viên bảo vệ kiểm tra các sản phẩm thép ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Photo Credit : AP

Nếu như các sản phẩm nhập vào Trung Quốc từ Hoa Kỳ tăng giá, khách hàng nội địa của Trung Quốc có thể chuyển sang mua các mặt hàng cùng loại nhập cảng từ Châu Âu, Nam Mỹ hay từ các nơi khác, dù các giới chức Tòa Bạch Ốc thường xuyên bác bỏ viễn ảnh này.

Các quan sát viên cho là khi các công ty Hoa Kỳ có sản phẩm xuất cảng sang Trung Quốc bị thiệt thòi do quyết định mới nhất của Bắc Kinh, vấn đề là liệu Tổng thống Trump có giữ vững lập trường trừng phạt mậu dịch Trung Quốc hay không.

Một tin được loan ra trên trang mạng Twitter của báo Nhân Dân Nhật Báo cho hay ‘Trung Quốc sẽ tăng thuế nhập cảng vào 128 mặt hàng của Mỹ nhập vào Trung Quốc, kể cả thịt heo và trái cây, bắt đầu từ thứ hai tuần này’.

Chính phủ Trung Quốc còn nói rõ quyết định nói trên là nhằm trả lời cho chuyện Tổng thống Trump loan báo vào đầu tháng 3 sẽ tăng thêm thuế đánh vào các kim loại nhập cảng vào Mỹ, sau đó ông lại nói có một số quốc gia được miễm trừ việc này, nhưng không có Trung Quốc trong danh sách.

Rồi vào cuối tháng 3, Tổng thống Trump lại loan báo các biện pháp thêm vào, đánh thuế vào nhiều hàng hóa Trung Quốc trị giá đến 60 tỉ đô la và tìm cách hạn chế mức đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Mỹ, nhất là lãnh vực công nghiệp kỹ thuật.

Trong năm 2017, Trung Quốc xuất cảng một lượng hàng trị giá 505 tỉ đô la vào thị trường của Mỹ và các công ty Mỹ chỉ xuất cảng sang Trung Quốc tổng cộng 135 tỉ đô la, Tổng thống Trump cho là con số chênh lệch này là quá lớn, cần phải được hủy bỏ hay ít nhất phải được cắt giảm nhiều.

Đào Nguyên

******************

Trung Quốc từng ra chỉ thị đánh cắp công nghệ Mỹ và phương Tây (RFA, 02/04/2018)

Đảng cộng sản Trung Quốc từng có một chỉ thị mật về việc tăng cường đánh cắp các bí mật công nghê của Hoa Kỳ và Phương Tây.

kinhte5

Bản chụp chỉ thị mật, 2016, của Đảng cộng sản Trung Quốc, ra lệnh đánh cắp bí mật công nghệ phương Tây. Courtesy of Washington Free Beacon

Tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào ngày 2 tháng tư cho đăng tải chỉ thị vừa nêu, mà họ nói rằng được tung ra từ một người có quan hệ mật thiết với giới tình báo và an ninh Trung Quốc.

Tài liệu có dấu búa liềm đỏ của Văn phòng Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, còn có tên gọi là Trung Nam Hải, đầu não chính trị của Bắc Kinh.

Tin nói chỉ thị này còn được gửi cho Quốc hội, Hội Đồng Nhà Nước và Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc.

Theo tài liệu ban hành vào tháng 12 năm 2016, Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ thị cho đơn vị tình báo, được mệnh danh Vụ Hoạt Động Mặt Trận Thống Nhất, tăng cường tất cả các biện pháp, sử dụng tất cả những quan hệ có được để đánh cắp những phát minh sáng chế của Hoa Kỳ và Phương Tây, từ những bí mật hạt nhân cho đến kỹ thuật sản xuất điện gió.

Chỉ thị nói rằng sở dĩ Trung Quốc phải làm việc này vì Hoa Kỳ ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với những sáng chế kỹ thuật mới, việc tiến hành lấy cắp bí mật công nghệ Mỹ và Phương Tây sẽ giúp Trung Quốc phát triển, đồng thời chia rẽ các thế lực thù địch ở Mỹ và Phương Tây.

Washington Free Beacon cho biết không thể xác minh một cách độc lập chỉ thị vừa nêu. Thư điện tử gửi cho phát ngôn nhân Đại sứ quán Trung Quốc để hỏi về vấn đề này không được trả lời.

Cơ quan gián điệp của Mỹ là CIA từ chối bình luận, trong khi quan chức đứng đầu cơ quan điều tra liên bang, gọi tắt là FBI, ông Christopher Wray lại nói với một kênh truyền thông Mỹ NBC rằng không có quốc gia nào nhắm vào việc chiếm đoạt tài sản trí tuệ của Mỹ dữ dội như Trung Quốc.

Có hai chuyên gia Hoa Kỳ chuyên về vấn đề Trung Quốc nói rằng tài liệu này có tính xác thực. Đó là ông Peter Mattis thành thạo về hoạt động tình báo Trung Quốc và bà Anne Mare Brady, học giả về vấn đề Trung Quốc thuộc Trung Tâm Wilson ở Washington DC.

Tờ Washington Free Beacon cho rằng việc công bố tài liệu về chỉ thị đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của Đảng cộng sản Trung Quốc giúp củng cố chứng cứ cho báo cáo của Chính quyền Mỹ đưa ra hồi tháng Ba của Đại diện thương mại Mỹ rằng Trung Quốc đánh cắp rất nhiều sản phẩm trí tuệ của Mỹ.

Báo cáo này cũng là căn cứ để Mỹ công bố việc đánh thuế đến 20% lên các sản phẩm thép của Trung Quốc và 15% lên các sản phẩm nhôm của Trung Quốc nhập vào Mỹ.

*****************

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Bắc Kinh trả đũa (RFI, 02/04/2018)

Để đáp trả Hoa Kỳ đánh thuế vào nhôm, thép và đòi tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 128 mặt hàng của Mỹ. Quyết định này có hiệu lực ngay từ hôm nay, 02/04/2018. Thiệt hại cho phía Mỹ lên tới 3 tỷ đô la. Theo giới quan sát, trước mắt Bắc Kinh trả đũa một cách chừng mực khi chỉ nhắm vào khoảng 2 % tổng kim ngạch của xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.

kinhte1

Tại một nhà máy chế biến thịt heo tại Chicago, Illinois. Ảnh chụp ngày 18/07/2015. Reuters/Karl Plume/File Photo

Thông tín viên Heike Schmidt tại Trung Quốc cho biết thêm :

"Tờ báo chính thức Hoàn Cầu Thời Báo đã báo trước là "Mỹ sẽ phải trả giá cho chính sách thương mại triệt để nhắm vào Trung Quốc". 120 mặt hàng của Mỹ sẽ bị đánh thuế. Trong số này, phải kể đến thịt heo, mà Trung Quốc là nguồn nhập khẩu và tiêu thụ lớn nhất thế giới. Thịt heo Mỹ nhập sang Trung Quốc sẽ bị đánh thuế hải quan 25 %. Rượu Mỹ cũng sẽ trở nên đắt đỏ hơn kể từ hôm nay. Mỗi chai sẽ bị đánh thuế 15 %. Táo, hạt dẻ, hay hạt pistachios cũng nằm trong danh sách đen.

Ngược lại, các nhà canh tác đậu nành của Mỹ có thể tạm thở phào, bởi Trung Quốc là một thị trường rất lớn, nhưng trước mắt Bắc Kinh không đụng đến sản phẩm nông nghiệp này. Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing hay ông tập đoàn điện thoại di động Apple thoát được búa rìu của Trung Quốc, ít ra là cho tới giờ phút này.

Trung Quốc vẫn hy vọng diệt từ trong trứng nước một cuộc chiến thương mại. thứ Năm tuần trước, bộ Thương Mại Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ quay lại với con đường hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Trong ấn bản sáng nay, Hoàn Cầu Thởi Báo đưa ra lời cảnh cáo là Trung Quốc không muốn nổ ra một cuộc chiến thương mại, nhưng nếu có chiến tranh, Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi nhìn".

Theo hãng tin Reuters, nội tuần này, chính quyền Washington sẽ công bố danh sác các mặt hàng của Trung Quốc bị tăng thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Thanh Hà

*******************

Trung Quốc áp thuế hàng Mỹ trị giá 3 tỷ USD để trả đũa (BBC, 02/04/2018)

Trung Quốc áp mức thuế lên tới 25% trên 128 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, bao gồm thịt lợn và rượu vang.

kinhte2

Rượu vang là một trong các mặt hàng của Mỹ bị Trung Quốc áp mức thuế mới để trả đũa

Hành động này nhằm trả đũa việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm nước ngoài đầu tháng Ba vừa qua.

Mức thuế mới ảnh hưởng tới khoảng 3 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc hôm thứ Hai 2/4.

Bắc Kinh cho biết động thái này nhằm 'bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và cân bằng' những tổn thất do mức thuế mới của Mỹ gây ra.

Trung Quốc trước đây nói không muốn có một cuộc chiến thương mại nhưng sẽ không ngồi yên nếu nền kinh tế bị tổn thương.

Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh rằng 'các cuộc chiến thương mại là điều tốt' và rất 'dễ dàng' để Mỹ giành chiến thắng.

Chính quyền Mỹ đã thông báo kế hoạch cho các khoản thuế tiếp theo đánh vào hàng chục tỷ đôla hàng nhập khẩu của Trung Quốc, phóng viên Chris Buckler của BBC cho hay từ Washington.

Mỹ cho hay đây là phản ứng đối với hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc vốn ảnh hưởng đến các công ty Hoa Kỳ, nhưng nó cũng làm tăng xác suất có thêm các động thái mới trong cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' này, phóng viên của BBC cho biết thêm.

Sản phẩm nào bị ảnh hưởng ?

kinhte3

Donald Trump tin rằng việc áp thuế sẽ giúp cắt giảm thâm hụt thượng mại của Mỹ vớiTrung Quốc

Nhôm và thịt lợn đông lạnh sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 25% lên thêm mức thuế hiện hành.

Một số thực phẩm khác của Mỹ bao gồm ngũ cốc, trái cây tươi và khô, nhân sâm và rượu vang sẽ bị áp mức thuế mới tăng 15%.

Thép cán có thể cũng bị đánh thuế tăng 15%.

Tại sao điều này xảy ra ?

Trung Quốc cho biết mức thuế mới là một biện pháp trả đũa đối với quyết định của ông Trump tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm.

Nhưng có thể thuế còn bị đánh cao hơn nữa.

Ngày 22/3, Hoa Kỳ cho biết họ đang có kế hoạch áp mức thuế mới lên tới 60 tỷ đôla đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và hạn chế đầu tư vào Mỹ, nhằm trả đũa Trung Quốc nhiều năm ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ.

Nhà Trắng cho biết họ hành động để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ nền kinh tế nhà nước của Trung Quốc.

Về lý thuyết, Bắc Kinh có thể đánh thuế các công ty công nghệ của Mỹ như Apple. Động thái này có thể buộc các công ty khổng lồ Mỹ phải nâng giá để bù đắp.

********************

Trung Quốc tăng thuế lên 25% đối với 128 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ (VOA, 02/04/2018)

Trung Quốc va tăng thuế sut lên 25% đối với hàng nhp khu t M, bao gm tht heo, trái cây và các sn phm khác, tr giá lên đến 3 t đôla.

kinhte4

Các nông sản M bán ti mt siêu th Bc Kinh.

Bộ Tài chính Trung Quc công b mc thuế này hôm 1/4 và có hiu lc ngay lp tc. B này nói rng Trung Quc đưa ra mc thuế cao này nhm đáp tr mc thuế quan ca Hoa Kỳ đánh vào sn phm thép và nhôm nhp khu t Trung Quc, có hiu lc vào ngày 23/3.

Bộ Thương mi Trung Quc cho biết trong mt tuyên b sáng ngày 2/4 nói h đã đình ch các nghĩa v đi vi T chc Thương mi Thế gii (WTO) trong vic gim thuế sut đi vi 120 hàng hóa nhp t M, bao gm trái cây và ethanol. Thuế sut nhp khu đi vi những sn phm này s tăng thêm 15%.

Hành động đáp tr ca Trung Quc din ra khi căng thng thương mi gia Bc Kinh và Washington đang leo thang.

Các nhà quan sát kinh tế cho rng tác đng tc thi còn hn chế, nhưng các nhà đu tư lo ngi rng cuc chiến thương mi toàn cu đang bùng n gia hai nước có th làm gim giao dch thương mi toàn cu và sau đó là gây tn hi cho s tăng trưởng ca thế gii.

Hiện nay Tng thng M Donald Trump đang có kế hoch áp đt mc thuế quan trên 50 t đôla đi vi hàng hóa của Trung Quc nhm trng pht Bc Kinh vì các cáo buc Trung Quc đã vi phm quyn s hu trí tu ca Hoa Kỳ mt cách có h thng. Tuy nhiên, Bc Kinh đã nhiu ln ph nhn các cáo buc này.

Published in Quốc tế

Bộ Công thương và Thaibev ‘giằng co’ nhân sự điều hành Sabeco (VOA, 30/03/2018)

Công ty Thai Beverage Public (Thaibev) vừa gi khiếu ni đến chính ph Vit Nam v vic các đi din ca Thaibev chưa được tham gia vào Hi đng qun tr Sabeco sau khi công ty Thái Lan này đã s hu 53,59% c phn ca công ty bia rượu nước gii khát hàng đu Vit Nam.

congiap1

Sản phm bia Sài Gòn ca Sabeco là mt "thương hiu quc gia" ca Vit Nam.

Công ty của t phú Thái Lan yêu cu phía Vit Nam "thc hin gp vic b nhim ba đi din vào hi đng qun tr Sabeco, gm ông Koh Poh Tiong, Michael Chye Hin Fah và bà Trn Kim Nga", theo Tui Tr.

Chính phủ Vit Nam ngày 29/3 đã yêu cu B Công thương phi nhanh chóng x lý kiến ngh ca Thaibev.

Trả li vi báo chí hôm 30/3, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cc Công nghip, B Công thương, cho biết một thành viên do Thaibev đ c đã được chp nhn là thành viên chính thc trong đi hi c đông bt thường s din ra vào ngày 23/4 ti, theo Tin Phong, và chính ph Vit Nam đang "tiến hành kim tra cách" ca hai đi din còn li xem có phi là thành viên đc lp hay không.

"Theo Luật Doanh nghip, đi vi các c đông s hu trên 10% c phn thì phi sau 6 tháng Thaibev mi được quyn tham gia vào Hội đồng quản trị, tc là phi ch đến đi hi c đông thường niên của Sabeco, din ra khong tháng 6/2018. Trường hp Thaibev thì mi được 4 tháng nên h chưa có quyn yêu cu. Tuy nhiên, nay chúng ta ch đng mi h tham gia vào Hội đồng quản trị trước quy đnh vì li ích chung ca Sabeco. Mi th đu cn có quy trình, ch không phi chúng tôi chm tr", Tin Phong dn li ông Trương Thanh Hoài cho biết thêm.

Trong khi đó, một lãnh đo ca Sabeco nói vi Reuters rng cáo buc cho rng Thaibev không được tham gia vào hi đng qun tr là "không đúng s tht". Lãnh đo này nói biết thêm rng quá trình đ c nhân s b hoãn li là do "th tc phc tp".

ThaiBev là công ty hàng đầu ca tp đoàn TCC Holdings, thuc s hu ca t phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Thương v bán c phn ca Sabeco, công ty đã xây dng được thương hiu bia Sài Gòn và Bia 333, đã mang li cho chính ph Vit Nam gn 5 t USD. Đây được xem là một v đu giá quy mô ln nht ti Vit Nam t trước ti nay.

Tuy nhiên, một s ý kiến ch trích cho rng chính ph Vit Nam đã đ mt quyn kim soát mt thương hiu quc gia, thm chí là "tinh thn dân tc", khi mang v "phía ta" hơn trăm t đng "nhưng không hn ai cũng vui", theo Người Lao Đng.

"Đây là bài học cho chính ph [Vit Nam]", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, mt cu c vn kinh tế cho chính ph Vit Nam ti Hà Ni nói vi Reuters.

"Không nên bán cổ phn chi phi cho mt nhà đu tư nước ngoài duy nhất nếu mun gi quyn kim soát đó. V mt k thut, Sabeco hin là mt công ty Thái Lan và chúng ta phi chp nhn s tht đó", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói thêm.

Đại hi c đông bt thường sp ti ca Sabeco d kiến s bu b sung thành viên hi đng qun trị theo quyết đnh đã được thông qua t gia tháng 3.

*********************

Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Việt Nam lợi (VOA, 30/03/2018)

Các nhà phân tích cho rằng tranh chp thương mi gia M và Trung Quc s to cơ hi cho Vit Nam tăng sc cnh tranh vi các công ty Trung Quc, nhưng Vit Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình trng bt n hơn.

congiap2

Công nhân Việt Nam làm vic ti mt nhà máy tnh Vĩnh Phúc.

Theo ông Dustin Daugherty, chuyên gia cao cấp ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành ph H Chí Minh, nhiu mt hàng ca Vit Nam xut sang M được hưởng li thế, nếu Vit Nam không nm trong danh sách phi chu thuế sut nhp khu cao ca M.

Trong tháng này, chính phủ M đã ký quyết đnh áp gói thuế quan tr giá ti 60 t đôla đi vi hàng hóa nhp khu t Trung Quc. Đáp li, Trung Quc da s áp mc thuế quan tương t.

Ông Daugherty nói : "Nếu Hoa Kỳ thc hin bin pháp thuế quan truyn thng, đánh thuế cao lên các sn phm Trung Quc thì ngành xut khu ca Vit Nam chc chn s có li. Chúng tôi nhn thy rng M có quan h nng m vi Vit Nam và các doanh nghip M mun hp tác làm ăn vi Vit Nam".

Ông Carl Thayer, giáo sư danh d ca Đi hc New South Wales, Australia, nhận đnh rng các doanh nghip Trung Quc b nh hưởng bi thuế quan ca M có th bán nguyên vt liu ào t sang cho ngành sn xut bên Vit Nam. Th trường thế gii biến đng do tranh chp thương mi Trung-M cũng s gây trở ngại cho nn mu dch ca Vit Nam.

Ông Daugherty nói các nhà xuất khu Vit Nam s có li thế hơn các công ty Trung Quc nếu M ch áp thuế đi vi vi các công ty ca Trung Quc mà không đánh thuế lên chui nguyên liu cung ng vào Vit Nam.

Theo ông Thayer, nếu M áp thuế t chui xut khu nguyên liu ca Trung Quc sang các nước khác đ hoàn thin sn phm, thì xut khu Vit Nam cũng s b nh hưởng. Không rõ Washington mun đánh thuế các công ty Trung Quc không thôi hay c mng lưới cung cp nguyên liệu rng khp cho h.

Ngoài ra, các nhà phân tích nhận đnh vì mc thuế cao ca Hoa Kỳ, Vit Nam s tr thành đim đến đu tư hp dn hơn so vi Trung Quc.

Một s chuyên gia tin rng Chính ph Trung Quc có th áp dng chính sách thương mi ưu đãi hoc hỗ tr xây dng cơ s h tng, giúp tăng cường quan h thương mi vi Vit Nam, cùng vi các nước khác.

Nếu Vit Nam tr thành th trường trung gian đ né thuế sut ca M, thì vic hp tác gia Vit Nam và Trung Quc s gia tăng. Nhưng chính căng thng chính trị gia Trung-Vit v tranh chp lãnh hi có th gây nguy him cho các doanh nghip Vit vì người tiêu dùng trong nước không ng h sn phm và doanh nghip Trung Quc.

****************

Hải Phòng : Khôi hài tượng 12 con giáp (CaliToday, 30/03/2018)

Dư luận Việt Nam những ngày qua tranh cãi gay gắt về việc tượng 12 con giáp khỏa thân, đứng trần truồng ở khu du lịch quốc tế Hòn Dáu (Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng). Mặc dù lãnh đạo khu du lịch tìm nhiều cách che đậy phần "nhạy cảm" nhưng vẫn không tránh khỏi những đánh giá cho là phản cảm, dung tục, quá tục tĩu và mất thuần phong mỹ tục của người Việt…

congiap3

Tượng 12 con giáp khỏa thân tại Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu-Hải Phòng (ảnh : H.H- báo LĐO)

Tượng 12 con giáp khỏa thân là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi mỗi bức tượng cao 1,6m đường kính 50cm được đặt ở khu du lịch quốc tế Hòn Dáu chính xác là đầu giáp thân người, đứng trần truồng phô bày giới tính nam nữ.

Được biết, tác giả của những bức tượng này là nhà điêu khắc Trần Minh Tuấn. Trả lời báo chí Việt Nam, ông Tuấn cho biết đây là tác phẩm nghệ thuật theo phong cách phồn thực ông tặng cho Khu du lịch quốc tế Hòn Dáu. Để tạo ra tượng 12 con giáp này, ông Tuấn phải mất mấy năm mới hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng tất cả sinh linh đều được tạo hóa ban tặng cho một thân hình da thịt hoàn mỹ, với vẻ đẹp đầy đủ cần ngợi ca.

Còn đối với đơn vị nhận tác phẩm tặng của ông Tuấn là Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu, đại diện là ông Hoàng Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho báo chí biết trước khi tiến hành điêu khắc các bức tượng này, công ty đã tổ chức một trại sáng tác, quy tụ nhiều nghệ nhân cùng các nhà điêu khắc đến để đóng góp ý kiến và sáng tạo tác phẩm, được hội đồng thẩm định nghệ thuật phê duyệt.

Trái ngược hoàn toàn với những ý tưởng tốt vì nghệ thuật của nhà điêu khắc Trần Minh Tuấn và sự chuẩn bị chu đáo của lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu, tác phẩm 12 con giáp khỏa thân hoàn thành vừa đặt ở khu du lịch quốc tế Hòn Dáu, lưng quay ra mặt biển đã nhận ngay sự tranh cãi gay gắt từ dư luận Việt Nam. Đa phần các ý kiến tranh cãi đều xoáy vào sự trần truồng của 12 con giáp, xoáy vào vùng ngực và bộ phận sinh dục của giới tính nam nữ.

Ngoài số ít ý kiến cho đây là tác phẩm nghệ thuật, nét khỏa thân, trần truồng là bình thường. Tượng nghệ thuật khỏa thân không phải chỉ có ở Việt Nam mà có ở nhiều quốc gia trên thế giới như ở Na Uy, Pháp, Ý, Nhật Bản… đẹp, xấu hay phản cảm hoặc không phản cảm là do cái nhìn của mỗi người còn nghệ thuật nó có lối đi riêng của nó, nó không phải của riêng một người hoặc của một vài ý kiến.

congiap4

Dư luận cho phản cảm vì trần truồng nên tượng 12 con giáp được mặc thêm quần (ảnh : báo Vietnamnet)

Đông đảo ý kiến của dư luận cho rằng tượng 12 con giáp khỏa thân này không phải thể hiện lối nghệ thuật phồn thực mà nó phi nghệ thuật, dung tục, tục tĩu, vừa xấu vừa đồi trụy rất phản cảm đặt biệt nó lại đặt ở khu du lịch, nơi có đủ thành phần người lui tới trong đó có trẻ em là không phù hợp, thay vì nên đặt ở trong nhà hoặc trong một khu bảo tàng.

Vị trí đặt tượng 12 con giáp khỏa thân sau đó được ông Thiền lý giải nhằm tạo thêm nét mới lạ cho du khách.

Nhiều ý kiến đến của dư luận chỉ trích những lời lẽ khá nặng khi cho rằng tượng 12 con giáp khỏa thân là biểu hiện của hình ảnh người không ra người thú không ra thú, nghệ thuật đâu không thấy chỉ thấy mang tính khiêu dâm, văn hóa kiểu rừng rú vì 12 con giáp không nhất thiết phải trần truồng.

Đưa ra ý kiến cá nhân với Cali Today, ông Mai Trung Chính là một người hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật-âm nhạc cũng cho rằng bản thân ông và bạn bè của ông cũng không đánh giá đẹp về tượng 12 con giáp khỏa thân, tác phẩm nghệ thuật khỏa thân này nó xấu chứ không như tác phẩm nghệ thuật khỏa thân ở một số nước trên thế giới. Ông Chính nói :

"Tất cả bạn bè tôi đều đánh giá bảo là xấu quá, còn nghệ thuật khỏa thân ở một số nước nhìn thấy đẹp lắm chứ không như thế. Xấu quá !"

Ông Chính lý giải, tượng 12 con giáp khỏa thân này ông thấy nó xấu về đường nét, giá trị không tương xứng với những gì do công sức và tiền của bỏ ra, chứ không có thành kiến hoặc sự phản cảm nào về việc phô bày những vùng "nhạy cảm" như bộ phận sinh dục nam-nữ.

"Không thành kiến vì sự khỏa thân, vì nó xấu quá nếu làm mà bị đánh giá không đẹp thì không nên…".

Trước sự tranh cãi của dư luận Việt Nam, Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu quyết định mặc quần, váy cho tượng 12 con giáp để che vị trí "nhạy cảm". Tuy nhiên, việc làm này không những không làm dịu làn sóng dư luận trái lại còn làn tăng sự chỉ trích, chỉ trích gay gắt hơn, các tượng con giáp trở nên tục tĩu hơn.

Chính nhà điêu khắc Trần Minh Tuấn lần này cũng thấy chạnh lòng, khôi hài khi cho rằng có lẽ duy nhất ở Việt Nam mới có kiểu mặc quần cho tượng.

Áp lực của dư luận ngày càng tăng, ngày 28/03/2018, đoàn kiểm tra liên ngành của Hải Phòng đến tận khu du lịch quốc tế Hòn Dáu, gặp lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu góp ý cho thay những chiếc váy, quần trên thân tượng 12 con giáp. Trong lúc chờ ý kiến chỉ đạo tiếp theo của các cơ quan chức năng của Hải Phòng và để hài hòa ý kiến dư luận, lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu quyết định gắn lá cây, chùm nho giả để che phần "nhạy cảm" trên tượng 12 con giáp.

Một quyết định bị cho là hết sức phản cảm, hết sức khôi hài cho thấy sự lúng túng của lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hòn Dáu khiến dư luận đặt câu hỏi có cần thiết để tác phẩm tượng 12 con giáp khỏa thân tiếp tồn tại tại khu du lịch quốc tế Hòn Dáu này hay không ?

"Đối với những người bỏ tiền ra để làm thì nó khác, nếu tôi khuyên bỏ đi thì lãng phí tiền của và công sức. Theo tôi, bây giờ cách được nhất có lẽ cho sửa lại điêu khắc đường nét lại một chút…" – lời của ông Mai Trung Chính.

Quê Hương

Published in Việt Nam

Mỹ muốn gì khi khơi mào "cuộc chiến nhôm và thép" ? Ai là mục tiêu tấn công của Donald Trump ? Đánh thuế nhập khẩu 25% vào thép và 10% vào nhôm có lợi gì cho kinh tế của Hoa Kỳ ?

nhom1

Ảnh minh họa : Ống thép của Hàn Quốc bán sang thị trường Mỹ - Reuters

Trên nguyên tắc ngày 07/03/2018 tổng thống Mỹ chính thức ban hành sắc lệnh tăng thuế đánh vào hai mặt hàng nói trên. Nhưng từ 10 ngày qua, hồ sơ này bắt cả thế giới phải quan tâm và đã kéo theo những phản ứng gay gắt từ phía tất cả các đối tác thương mại của Hoa Kỳ.

Không riêng gì lĩnh vực ngoại giao, chính sách thương mại của chính quyền Trump cũng là một ẩn số. Trong hậu trường Nhà Trắng, dàn cố vấn của Donald Trump đang bị chia rẽ sâu rộng. Bộ trưởng Thương Mại, Wilbur Ross, một người làm nên sự nghiệp nhờ các lò máy thép, chủ trương tăng thuế nhập khẩu để "bảo vệ công việc làm" cho công nhân Mỹ.

Phía bên kia là phe chủ trương một mô hình kinh tế mở rộng. Đứng đầu trong số này là cố vấn kinh tế Gary Cohn và bộ trưởng Quốc Phòng, tướng James Mattis. Theo nhiều nguồn tin thông thạo, ông Gary Cohn dọa sẽ từ chức trong trường hợp tổng thống Trump đi tới cùng, khơi mào chiến tranh thương mại.

Nhìn kỹ hơn vào hai lĩnh vực thép và nhôm : Nhập khẩu bảo đảm 1/3 nhu cầu tiêu thụ thép của cả nước Mỹ. 28% khả năng cung ứng còn được chôn vùi. Với thị trường nhôm, Mỹ nhập đến 90% để bảo đảm cho guồng máy sản xuất, nhưng vẫn còn 60% các quặng mỏ chưa được khai thác.

Bốn nguồn cung cấp thép quan trọng nhất của Mỹ là Canada (16%), Brazil (13%), Hàn Quốc (10%) và Mexico (9%). Trung quốc bị bỏ lại rất xa phía sau, chỉ bảo đảm khoảng 2% thép cho Chú Sam mà thôi. Nói cách khác, đánh thuế 25% vào thép bán sang Hoa Kỳ không ảnh hưởng gì tới Trung Quốc, trong lúc hai đồng minh sát cạnh của Mỹ là Canada và Mexico thì "lãnh đủ". Với nhôm, Canada cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất, đứng trước cả Nga và Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra ở đây là Donald Trump thực sự muốn gì ? Tại sao Nhà Trắng lại tung ra đòn "chiến tranh nhôm thép vào thời điểm này" ? Thuần túy về mặt kinh tế, lập luận "bảo vệ công nghệ luyện kim của Mỹ" có giá trị tới mức độ nào ?

*****************

Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia kinh tế Lionel Fontagné, giảng dậy tại Trường Kinh Tế Paris (Ecole d'Economie de Paris) lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

Yếu tố kinh tế và chính trị

Lionel Fontagné : "Đúng là Mỹ có ý đồ bảo vệ nền công nghiệp trong hai lĩnh vực thép và nhôm. Nhưng bên cạnh đó còn có yếu tố chính trị. Thực ra ngay từ tháng 04/2017 tổng thống Trump đã yêu cầu chính phủ mở cuộc điều tra, để xem liệu nhập khẩu thép, nhôm có đe dọa tới an ninh của Hoa Kỳ hay không. Căn cứ vào báo cáo gần đây của bộ trưởng Thương Mại, Wilbur Ross, Nhà Trắng mới quyết định tăng biên độ thuế đánh vào nhôm và thép nhập sang thị trường Mỹ.

Nếu đơn thuần nhìn vào hai lĩnh vực là nhôm và thép, tăng thuế nhập khẩu làm giảm khối lượng nhôm và thép bán sang thị trường Mỹ. Điều đó có nghĩa là để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của thị trường, các nhà máy của Mỹ phải tăng mức sản xuất. Việc này không dễ làm bởi hai lý do.

Thứ nhất là ngành công nghiệp nhôm và thép đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư, ngốn rất nhiều vốn nhưng lại sử dụng ít nhân công. Điều đó có nghĩa là việc Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ, nâng hàng rào thuế quan để dành ưu tiên cho "hàng nội" sẽ không tạo thêm nhiều công việc làm cho người lao động Mỹ. Lý do thứ hai là khu vực sản xuất cần rất nhiều nhôm và thép. Ngưng nhập hàng từ nước ngoài, không có nghĩa là cỗ máy sản xuất nhôm hay thép của Hoa Kỳ được khởi động ngay lập tức".

"Bảo hộ, người lao động Mỹ mất việc làm"

Lionel Fontagné : "Vậy câu hỏi đặt ra, là liệu chính quyền Trump có thể vì muốn bảo vệ quyền lợi cho một số ít các tập đoàn thép và nhôm, cho một số ít người lao động làm việc trong hai lĩnh vực này mà để phương hại đến toàn bộ cỗ máy sản xuất của nước Mỹ hay không ? Công nghệ sản xuất xe hơi, khu vực cầu đường, các tập đoàn sản xuất trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ ... là những lĩnh vực sẽ bị thiệt hại trước hết. Trong khi chính tổng thống Donald Trump từng tuyên bố đấy là những lĩnh vực cần được chính phủ hỗ trợ để phát triển mạnh hơn.

Một bằng chứng khác cho thấy biện pháp bảo hộ của chính quyền Trump phản tác dụng về mặt kinh tế là ngay sau khi Nhà Trắng thông báo đánh thuế vào thép và nhôm, lập tức chỉ số Dow Jones mất giá. Sau cùng, đợt gần đây nhất mà Hoa Kỳ tăng thuế đánh vào thép dưới chính quyền của tổng thống George W.Bush, từ tháng 3/2002 cho đến tháng 12/2003, thì đã có tới 200 000 người lao động ở Mỹ bị mất việc. Do vậy, theo tôi, biện pháp bảo hộ thép sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại đối với tăng trưởng và thị trường lao động ở Hoa Kỳ. Nhưng tổng thống Donald Trump hoàn toàn không nhắc tới điều đó trong cuộc họp báo hồi tuần trước.

Thuần về kinh tế mà nói, thì đây là biện pháp bất lợi cho nước Mỹ. Hơn nữa như chúng ta biết, ở hậu trường, các cố vấn của tổng thống Trump đã khuyên ông nên tránh sử dụng lá bài này. Chính các dân biểu bên đảng Cộng Hòa cũng không hưởng ứng. Nhưng về mặt chính trị, thì tổng thống Mỹ muốn chứng minh với cử tri rằng ông là người bảo vệ các nền công nghiệp đang gặp khó khăn".

Tác động phụ từ việc tăng thuế nhập khẩu : Từ WTO đến chứng khoán đều bị ảnh hưởng

Bản thân các doanh nghiệp Mỹ, từ công nghiệp xe hơi đến các tập đoàn sản xuất lon bia và các loại nước ngọt, từ hãng máy bay Boeing đến tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin đều tính đến những phương án để đối phó, một khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm. Trong những ngày qua, số này khá kín tiếng về quyết định của Nhà Trắng và vận động ở hậu trường với hy vọng là làm nhà tỷ phú Trump thay đổi ý kiến. Chỉ số chứng khoán tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới tuột dốc. Vậy liệu đây có là hiệu ứng lâu dài ?

Lionel Fontagné : "Trước hết, các tập đoàn nhôm và thép bị mất giá trên các sàn chứng khoán. Mỹ là thị trường mua vào nhiều nhất hai nguyên liệu này. Đừng quên rằng Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều bởi vì Trung Quốc không phải là nguồn cung cấp nhôm và thép quan trọng của Mỹ. Canada, Brazil, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản mới là những quốc gia bị thiệt hại hơn cả. Thêm một nghịch lý nữa ở đây là chính quyền Trump muốn tấn công vào Canada, một đồng minh và cũng là một đối tác thương mại quan trọng của Mỹ.

Ngoài ra, biện pháp bảo hộ này sẽ tác động mạnh đến định chế đa quốc gia. Cụ thể là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Trong trường hợp các nước bị phương hại đâm đơn kiện Mỹ và họ thắng kiện, chính quyền Trump sẽ viện cớ này để tẩy chay WTO.

Còn nếu như bàn thắng nghiêng về phía Hoa Kỳ, thì rõ ràng là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vô dụng. Sau cùng, nếu như Mỹ không bị kiện trước cơ chế đa quốc gia này, thì có nghĩa là không chỉ có Mỹ mà tất cả mọi thành viên của WTO đều có thể viện lẽ để áp dụng các biện pháp bảo hộ".

Nguy cơ chiến tranh thương mại ?

Lionel Fontagné : "Tất cả vấn đề nằm ở đó. Trên thực tế, do Trung Quốc ít bị ảnh hưởng, nên Bắc Kinh sẽ thận trọng hay phản ứng một cách chừng mực. Biện pháp bảo hộ của chính quyền Trump gây thiệt hại hơn cả cho Liên Hiệp Châu Âu. Các nhà sản xuất Châu Âu phải chịu một tác động kép : một là sẽ phải giảm lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và hai là sẽ phải tìm cách giải quyết hàng tồn kho. Trong mọi giả thuyết, Liên Hiệp Châu Âu phải nhanh chóng tìm ra những biện pháp để trả đũa và tự bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất nhôm và thép của các nước thành viên".

Ngày 05/03/2018, trong lúc phái đoàn Mỹ, Canada và Mexico kết thúc vòng đàm phán thứ 7 về một thỏa thuận tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới thay thế cho NAFTA đang hiện hành, trên Twitter tổng thống Donald Trump viết : Hoa Kỳ sẽ "chỉ rút lại thuế đánh vào thép và nhôm nếu đạt được một thỏa thuận tự do mậu dịch NAFTA mới".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 06/03/2018

Published in Diễn đàn
Trang 5 đến 5