Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ, Nhật, EU bàn về chính sách bao cấp của Trung Quốc (VOA, 22/05/2019)

Đại din Thương mi M Robert Lighthizer s gp gii chc t Liên hip Châu Âu và Nht ti Paris vào ngày 23/5 đ bàn v các n lc chung gii quyết các chính sách và cách hành x phi th trường ca các nước khác, văn phòng ông Lighthizer cho biết ngày 21/5.

Résultat de recherche d'images pour "Mỹ, Nhật, EU"

Cuộc hp d kiến s ch yếu tp trung v các chính sách bao cp ca nhà nước Trung Quc. S kin này s din ra bên l cuc hp cp B trưởng ca T chc Phát trin và Hp tác Kinh tế OECD ti Paris, Pháp, vào ngày 23 và 24 tháng này.

Ông Lighthizer cũng sẽ t chc mt s cuc hp song phương vi các bn hàng chính và tham d cuc hp không chính thc cp B trưởng ca T chc Thương mi Thế gii, thông cáo t văn phòng Đi din Thương mi M cho biết.

**********************

Chiến tranh thương mại : Doanh nghiệp Mỹ dự định rời khỏi Trung Quốc (RFI, 22/05/2019)

Theo một bài thăm dò doanh nghiệp của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải được công bố hôm nay, 22/05/2019, trên gần một nửa các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc "đã rời hoặc đang dự định rời" khỏi đây do chiến tranh thương mại giữa hai nước.

media

Công ty Mỹ về khí hóa lỏng giới thiệu hoạt động tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/4/2019. Reuters/Stringer

Có 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc được thăm dò từ ngày 16/05 tới 20/05, trong số đó 3/4 cho biết chiến tranh thương mại hai nước khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Thuế nhập khẩu tăng khiến giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất tăng cao. Ngoài ra, 40% tổng số doanh nghiệp cho biết "đã rời hoặc dự định rời" khỏi Trung Quốc, chuyển hoạt động sản xuất sang Mêhicô hoặc các nước Đông Nam Á.

Các doanh nghiệp cũng cho biết đã gặp phải nhiều trở ngại, bị thanh tra nhiều hơn và thông quan hàng hóa chậm hơn.

Bất chấp thông điệp của Donald Trump kêu gọi doanh nghiệp Mỹ chuyển khâu sản xuất về trong nước, chỉ hơn 5% số doanh nghiệp nói trên bày tỏ ý định chuyển cơ sở sản xuất về Hoa Kỳ.

Tuy phải chịu áp lực kinh tế, hơn nửa số doanh nghiệp được thăm dò mong muốn hai nước trở lại bàn đàm phán nhằm "tháo gỡ các khúc mắc về cơ cấu nền kinh tế, giúp họ cạnh tranh lành mạnh".

Gia Hưng

Published in Châu Á

Donald Trump và giấy vệ sinh (Thạch Đạt Lang, 21/05/2019)

Mấy ngày vừa qua, trên mạng xã hội facebook loan truyền hình ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump được "vinh hạnh" in lên... giấy chùi dùng trong nhà cầu. Theo các stt trên FB, loại giấy này được sản xuất, bán và đang tiêu thụ rất mạnh ở Trung Quốc.

Résultat de recherche d'images pour "taobao : Donald Trump in toilet paper"

Hình ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump được "vinh hạnh" in lên... giấy chùi dùng trong nhà cầu.

Thật ra trên Amazon đã có bán loại giấy vệ sinh này từ năm 2015 cũng như tại hội chợ Edingburgh Fringe nhưng ít người để ý và mua về sử dụng, ngoại trừ ở Anh. Không hiểu tại sao việc tiêu thụ loại giấy vệ sinh này bất chợt bùng nổ ở Trung Quốc.

Theo Zing. Vn giấy chùi và bàn chải bồn cầu có hình Trump đang là mặt hàng "nóng" được tìm kiếm nhiều nhất trên trang mạng Taobao, một trang mạng riêng của Trung Quốc.

Đây có lẽ là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ, lãnh đạo cao nhất của cường quốc số một trên thế giới bị người dân đất nước khác sỉ nhục nặng nề khi đem hình ảnh của ông in lên trên giấy vệ sinh dùng trong toilet.

Trước đó ở Trung Quốc đã có những vật dụng khác dùng trong nhà vệ sinh như cây cọ bồn cầu, chổi quét, lau chùi sàn nhà... hay bồn tiểu có hình ảnh của Donald Trump. Tuy nhiên lần này, sự sỉ nhục đã đi rất xa, vượt hẳn sự chế nhạo, khinh bỉ bình thường vì được kích động bằng cả một chiến dịch.

Việc tổng thống một đất nước bị kẻ thù dở trò hèn hạ, quậy phá trong các cuộc gặp gỡ hay nhục mạ sau lưng là chuyện bình thường. Trước đây ông Barack Obama khi qua Trung Quốc từng phải lên phi cơ bằng cửa sau ở Bắc Kinh cũng như bị tổng thống của Philippines - Rodigro Duterte chửi là "son of a bitch", nhưng đó là chỉ lời nói, hành động lỗ mãng, thiếu giáo dục, vô văn hóa nhằm trả thù cá nhân của Duterte và Tập Cận Bình.

Chế độ chính trị của Trung Quốc hiện nay vẫn do Đảng cộng sản lãnh đạo duy nhất và toàn diện, do đó có thể nói chuyện nhục mạ Donald Trump lần này khác hẳn, không phải là hành vi một cá nhân hay một nhóm nhỏ mà là cả một chiến dịch bôi nhọ được chuẩn bị, được trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc chấp thuận hoặc chí ít là làm ngơ.

Nhưng đâu là lý do khiến người dân Tầu lại bất ngờ tham gia trò chơi tiểu nhân, đểu cáng này một cách cuồng nhiệt như vậy ? Chẳng có gì khó hiểu, nguyên nhân chỉ là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây ra những thiệt hại mà người dân 2 nước đã phải gánh chịu. Tuy nhiên nếu không có lệnh hoặc được sự đồng ý của Đảng cộng sản Trung Quốc, chẳng người dân Tầu nào dám phạm thượng.

Khá nhiều facebooker Việt Nam lên án, chỉ trích hành động đem in hình Donald Trump lên giấy vệ sinh của người dân Trung Quốc là thiếu văn hóa, giáo dục thế nhưng khi Rodigro Duterte nhục mạ Barack Obama là "son of a bitch" thì chính những người này lại thích thú, cười khoái trá, hả hê và khi Obama im lặng không phản ứng trước lời sỉ nhục này thì họ đánh giá là Obama hèn nhát, nhu nhược, không có dũng lược của tổng thống một cường quốc như Mỹ, để cho lãnh đạo một nước nhỏ như Philippines chửi bới mà không dám làm gì.

Không ai rõ đến lúc này, Trump và nội các trong tòa Bạch Ốc có biết chuyện hình ảnh của Trump, vị lãnh đạo tối cao của nước Mỹ đang nằm trên những cuộn giấy vệ sinh trong các nhà cầu khắp nơi trên đất Trung Quốc chưa ?

Có thể Trump chưa biết nhưng người trong nội các chắc chắn phải biết. Biết nhưng không thể báo cáo với Trump hoặc không thể phản ứng. Nói ra cũng kẹt, không lên tiếng thì nhục.

Đã có một số người Việt cuồng Trump lên tiếng bênh vực sự im lặng của Trump và của nội các, cho rằng đó là chuyện nhỏ, không đáng để ý, không cần phản ứng vì chỉ có thiểu số người Tầu ghét Trump nên làm bậy, không nên làm lớn chuyện khiến khuôn mặt Trump càng dễ bị bôi bẩn thêm.

Căn cứ vào cá tính, lời nói, hành động của Trump trong hơn 2 năm qua từ khi vào tòa Bạch Ốc, có thể nói rằng Trump chưa biết chuyện bị nhục mạ này. Nếu Trump biết, chắc chắn ông sẽ nổi điên, chửi rủa tơi bời hoa lá trên mạng xã hội Twitter.

Quá khứ cho thấy Donald Trump là một người bản chất nhỏ nhen, ti tiện, thù vặt, luôn ăn thua đủ từng lời nói với bất cứ ai phê bình, chỉ trích mình, cho dù là một phóng viên tàn tật, một phụ nữ... Chưa có người nào phê phán, bài xich Trump mà không nhận lại một lời công kích thô lỗ, nặng nề.

Ác giả ác báo, Trump là người không có tự trọng, thường có lời nói, hành động hạ nhục, chỉ trích, chê bai, chửi rủa, vu khống người khác thì giờ đây có bị nhục mạ như người dân Tầu đã làm thì cũng rất tương xứng, không có gì oan uổng.

Chịu khó suy nghĩ xa hơn, mở chiến dịch, khuyến khích dân Tầu sử dụng giấy vệ sinh có hình Trump cũng là một cảnh cáo của Tập Cận Bình, Trump chớ có đùa với lửa, đi xa hơn trong cuộc chiến thương mại.

Cho dù Trump có nịnh hót, ca tụng Tập Cận Bình là một lãnh đạo tài giỏi, thông minh, từng có những cuộc điện đàm thân mật, thông hiểu nhau hay gì gì đi chăng nữa thì dưới mắt họ Tập, Trump chỉ là một kẻ háo thắng, già tuổi đời nhưng hành xử như một con ngựa non háu đá và đây là phép thử của Tập dành cho Trump.

Thạch Đạt Lang

*****************

Bán trái phiếu Mỹ : Cả Trung Quốc và Mỹ đều bị thiệt (RFI, 20/05/2019)

Donald Trump đã khởi động lại một vòng thương chiến khi cho chính thức áp mức thuế quan mới nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại rằng nếu bị dồn đến bước đường cùng, Trung Quốc có khả năng dùng đến một loại vũ khí lợi hại : Khởi động bán trái phiếu Mỹ để ngăn chặn đồng nhân dân tệ (yuan) trượt giá.

media

Ảnh minh họa : Giấy bạc 100 đô la Mỹ và 100 nhân dân tệ (yuan). Reuters/Jason Lee

Nắm trong tay khoảng 1.130 tỉ đô la trái phiếu Mỹ, quả thật Trung Quốc đang sở hữu một vũ khí lợi hại chẳng khác gì vũ khí hạt nhân. Kể từ khi cuộc chiến thương mại được khởi phát, ngoài việc phải theo sát các dòng tin nhắn của ông Donald Trump, mọi cặp mắt cũng hướng về Bắc Kinh với câu hỏi lớn : Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc ồ ạt bán trái phiếu Mỹ để trả đòn Washington ?

Việc phát hành trái phiếu cho phép Washington có ngân sách tài trợ cho các chi tiêu của liên bang ngày càng lớn, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế và duy trì lãi suất thấp. Theo phân tích của CNBC, việc Trung Quốc ồ ạt bán ra hay giảm mua trái phiếu Mỹ có thể sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ bị chao đảo, do lãi suất tăng vọt, tác động mạnh đến các doanh nghiệp và người tiêu thụ Mỹ.

Và một khi đồng đô la mất giá, không những kinh tế Mỹ bị chựng lại mà thị trường thế giới có nguy cơ bị nhấn chìm vào khủng hoảng còn trầm trọng hơn cơn bão tài chính năm 2008.

Về phía Trung Quốc, trong gần một năm qua, giá của đồng nhân dân tệ trồi sụt theo mỗi dòng tweet của tổng thống Mỹ Donald Trump. Cho đến thời điểm này, trái phiếu Mỹ vẫn được xem như là một công cụ hữu hiệu để Bắc Kinh điều chỉnh tỉ giá đồng nội tệ mỗi khi đồng tiền bị sụt giá.

Trong trường hợp thương chiến kéo dài, Bắc Kinh rất có thể sẽ cho "tống khứ" số nợ công Mỹ không phải là vì "vấn đề mức thuế quan mới mà nhằm điều chỉnh đồng nội tệ", theo như phân tích của Gene Tannuzzo, thuộc Columbia Threadneedle Investment với Bloomberg. Theo ghi nhận của giới quan sát, nguồn dự trữ trái phiếu Mỹ của Trung Quốc trong những năm gần đây đã sụt giảm mất 13%.

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh khẳng định tiền tệ sẽ không trở thành một đồng tiền trao đổi trong cuộc thương chiến, nhưng với giới quan sát, trái phiếu Mỹ có thể sẽ là một vũ khí lợi hại cho Bắc Kinh trong cuộc đối đầu này.

Chỉ có điều như lưu ý của Jeff Klingelhofer tại Thornburg Investment Management trên tờ Capital cách nay một năm thì Trung Quốc cũng sẽ chẳng được lợi gì nếu bán hết số trái phiếu Mỹ. Bởi vì, "đấy sẽ là một vũ khí răn đe hiệu quả hơn nếu Trung Quốc nắm giữ trong tay. Bán đi rồi, Trung Quốc chẳng còn vũ khí gì để mà đe dọa nữa".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đòn mới nhất của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc cho thấy rằng hơn một năm đàm phán nhắm tới một thỏa thuận thương mại sâu rộng với Bắc Kinh chưa đi tới đâu cả mà thay vào đó, có thể chỉ tạo ra một thỏa thuận về các điều khoản ly hôn kinh tế.

divorce1

Công nhân Huawei tan việc vào cuối ngày làm việc tại một khuôn viên rộng lớn mới ở Đông Quan, gần Thâm Quyến, Trung Quốc. (Kevin Frayer / Getty Images)

Mối quan hệ giữa hai quốc gia tuy chưa bị hủy hoại đến mức đó, nhưng vào hôm thứ Năm (16, tháng Năm, 2019), căng thẳng đã gia tăng trở lại khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đáp trả hành động mới nhất của chính quyền Trump khi đưa Công ty công nghệ Hoa Vi (Huawei Technologies) của Trung Quốc vào danh sách đen các Công ty xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Động thái chống lại một trong những công ty nổi tiếng nhất của Trung Quốc, một biểu tượng kết nối chính trị giữa khát vọng của chính quyền Trung Quốc đối với giới lãnh đạo công nghệ, đã xổ toẹt triển vọng sớm tái tục đàm phán và dường như đã kích hoạt những phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

Điều đó cũng khiến một số nhà phân tích lên tiếng cảnh báo rằng sau bốn thập kỷ của quan hệ kinh tế chặt chẽ trước giờ, chính quyền Trump có thể đang tìm cách tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - một bước đi có thể làm rung chuyển cả nền kinh tế toàn cầu.

Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết "Hoa Kỳ không nên có các hành động khiêu khích hơn nữa đối với kinh tế Trung Quốc. Hành động này có thể không chỉ tổn hại đối với công ty Huawei mà còn tới mạng lưới sử dụng các thiết bị của Huawei trên toàn thế giới. Hành động này giờ đây chắc chắn sẽ đặt toàn bộ các mối quan hệ kinh tế lên trên bàn đàm phán".

Trump đã trực tiếp tham gia vào các cuộc thảo luận chi tiết về việc trừng phạt công ty Trung Quốc này. Hôm chiều thứ Tư, Trump đến trễ tại cuộc họp về kế hoạch nhập cư tại phòng Roosevelt, vì ông đã phải bàn bạc về các vấn đề thương mại Trung Quốc. Tổng thống thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ không hài lòng với quyết định về Huawei, và rằng điều đó có thể làm cho các cuộc đàm phán thương mại phức tạp thêm.

Nhưng ông mô tả quyết định này là không thể tránh khỏi, khi liên tục nhận xét rằng Trung Quốc đang chiếm lĩnh thế giới vì sức mạnh kỹ thuật.

Theo một người tham dự yêu cầu được giấu tên thì Trump đã nói rằng "Trừ khi chúng ta chống lại họ ngay từ bây giờ, còn nếu không thì sẽ không có cơ hội để làm điều đó trong tương lai". 

Với việc Trump dự kiến ​​gặp Tập Cận Bình trong sáu tuần nữa tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka, Nhật Bản, thì thời điểm ra đòn chống lại Huawei khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ông Dennis Wilder, một cựu phân tích gia về Trung Quốc tại Cục Tình báo Trung ương (CIA), cho biết "Tôi đã rất ngạc nhiên về thời điểm ra đòn. Phải chăng ông Trump lại chọn một quân bài khác ? Hay ông ta đã ngả về phía những người trong chính quyền ủng hộ việc tách rời hai nền kinh tế ?"

Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc và là một cố vấn không thường xuyên của chính quyền Trump, đã kêu gọi Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc, nói rằng tổng thống không ủng hộ việc phá vỡ hoàn toàn các mối quan hệ và chỉ đơn giản là "tự chuẩn bị cho thượng đỉnh sắp tới tại Osaka".

Các cuộc đàm phán thương mại có tầm quan trọng sống còn. Trong tuần này, sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với các nhà lập pháp rằng các quan chức Hoa Kỳ đã lên kế hoạch trở lại Bắc Kinh để sớm tiến hành thêm các cuộc thương lượng, thì hôm thứ Năm, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng họ không hiểu ông Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin có hàm ý gì.

Henry Farrell, một giáo sư khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bắt đầu giống với "một cặp vợ chồng ly dị rất, rất bất hạnh, phải ở chung nhà vì lý do tài chính và cãi nhau liên tục xem ai sẽ ngồi chọn kênh tivi để xem".

Tuy nhiên, bất kỳ một nỗ lực nào nhằm tách biệt hai đối tác thương mại khổng lồ đều sẽ là đáng sợ.

Trao đổi thương mại hàng hóa Hoa Kỳ-Trung Quốc đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2004 đạt tới 660 tỷ đô la vào năm ngoái. Số hàng hoá Trung Quốc nhập vào Mỹ cao gấp 6 lần hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc.

Đây cũng là sự phụ thuộc tài chính : Trung Quốc nắm giữ hơn 1,1 nghìn tỷ đô la Mỹ trong Kho bạc Hoa Kỳ, và là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất về cổ phiếu chứng khoán của chính quyền Hoa Kỳ.

Khi Trung Quốc thời hậu Mao bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970, các tổng thống Hoa Kỳ của cả hai đảng đã vội ăn mừng những lợi ích tiềm năng đối với các công ty Mỹ và dự đoán rằng theo sau đó sẽ là tự do hóa chính trị Trung Quốc.

Nhưng dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã có một bước ngoặt chuyên chế độc đoán, trong khi Trump nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các kêu ca, than phiền đã kéo dài từ lâu của Hoa Kỳ về hành vi trộm cắp các bí mật thương mại và thực tiễn phân biệt đối xử của Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài. Giờ đây, việc Washington coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược hơn là một đối tác tiềm năng đã khuyến khích người ta ủng hộ việc tách rời 2 nền kinh tế hơn.

Hành động của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chống lại Huawei chấm dứt việc nhiều năm chính quyền Hoa Kỳ phải chịu đựng lo ngại về an ninh khi làm ăn với Huawei - công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Cả chính quyền Obama lẫn chính quyền Trump đều lo ngại rằng Huawei có thể tạo công nghệ cửa sau trong các thiết bị nhằm cho phép quan chức Trung Quốc do thám người Mỹ hoặc sẽ làm gián đoạn hay tê liệt các mạng lưới quan trọng của Hoa Kỳ nếu có xung đột.

Trong một thông báo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết rằng họ đã đưa thêm Huawei và các công ty con của Huawei vào "danh sác các thực thể" cần trừng phạt và cho biết "Huawei đang can dự vào các hoạt động gây phương hại cho an ninh quốc gia hoặc cho lợi ích về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ". 

Do đó, bất kỳ một công ty nào muốn bán công nghệ của Mỹ cho Huawei thì trước hết phải có được giấy phép của chính quyền Hoa Kỳ - yêu cầu sẽ đe dọa cắt đứt các dây chuyền cung cấp của công ty Trung Quốc này.

Tại Phố Wall, phần lớn các nhà đầu tư đã chấp nhận tham gia tấn kịch chiến tranh thương mại mới nhất, mặc dù các công ty cung cấp thiết bị cho Huawei đã hứng chịu tổn thất. Chỉ số Dow Jones trung bình đã tăng tới 215 điểm, tương đương 0,8%, lúc đóng cửa ở mức 25.862,68.

Hôm thứ Năm, ông Jim Glassman, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thương mại JPMorgan Chase, đã viết rằng "Mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung quá quan trọng - và có khả năng tạo ra rất nhiều của cải – sẽ bị hy sinh cho chủ nghĩa bảo hộ ngắn hạn. Không có bên nào được lợi từ việc làm gián đoạn dòng chảy thương mại hoặc đảo ngược sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu".

Đó có thể hoặc không thể là quan điểm của chính quyền Trump. Trong năm qua, chính quyền Trump đã thực hiện một số bước đi để làm chậm hoặc đảo ngược sự hội nhập kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Quá trình sàng lọc đề xuất dự án đầu tư vào Hoa Kỳ của các công ty Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn. Các quy định mới nhằm hạn chế xuất khẩu các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và robot sang Trung Quốc đang được soạn thảo. Và Washington đang trở nên khắt khe hơn trong việc cấp thị thực cho các học giả, sinh viên và doanh nhân Trung Quốc.

Scotiabank, một ngân hàng Canada, cho biết các đợt thuế quan nối tiếp của Trump đã khiến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải trả mức thuế trung bình cao nhất so với mức thuế suất trong hơn 25 năm qua. Quan chức chính quyền đã có giọng điệu ngày càng gay gắt đối với Trung Quốc kể từ bài phát biểu mang tính bước ngoặt vào tháng 10 tại Học viện Hudson của Phó Tổng thống Pence, cảnh báo các công ty về sự nguy hiểm khi làm ăn với Trung Quốc, bao gồm việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức, trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp mạng.

Hồi tháng Tư, Giám đốc FBI là Christopher cho biết rằng "Trung Quốc có vẻ quyết tâm leo thang kinh tế bằng cách lợi dụng chúng ta... Thực tế là một số trong những mối đe dọa này là những mối đe dọa sống còn đối với một doanh nghiệp". 

Ngay cả khi các cuộc đàm phán thương mại kết thức bằng một thỏa thuận có ý nghĩa, cả hai nước đều có thể sẽ có những con đường khác nhau trong các lĩnh vực bao gồm cả sự phát triển của công nghệ tiên tiến.

Các cố vấn của Trump, ngay từ đầu đã bị chia rẽ về mục tiêu và mức độ tái cân bằng thương mại với Trung Quốc. Mnuchin nằm trong số những người tìm cách duy trì mối quan hệ đầu tư và thương mại sinh lợi. Những người khác như Peter Navarro, giám đốc Văn phòng Chính sách Sản xuất và Thương mại của Nhà Trắng, lại muốn giành lại cho người Mỹ các nhà máy đã bị mất.

Có vẻ như đó là một sự hiểu lầm hoàn toàn về thực tế, ông Carlos Gutierrez, chủ tịch của Albright Stonebridge Group và thư ký thương mại của chính quyền của George W. Bush nói. "Rất nhiều điều xảy ra ở đây đều bắt nguồn từ Trung Quốc… Thật không thực tế khi cho rằng chúng ta có thể lấy tất cả những chuỗi cung ứng mà chúng ta xây dựng ở đó và bằng cách nào đó tách mình ra khỏi Trung Quốc".

Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hạn chế vai trò kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đã gặp những vấp váp. Bất chấp những cảnh báo cao cấp về Huawei, Vương quốc Anh và Đức đã từ chối loại công ty này ra khỏi việc cung cấp mạng 5G của họ.

Tương tự như vậy, Ý, một đồng minh khác của Hoa Kỳ, cũng đã bác bỏ sự phản đối của Washington và tham gia chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu mang dấu ấn Tập Cận Bình – Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ông Gutierrez nói "Trung Quốc không tự tách mình ra khỏi thế giới. Mà thậm chí Trung Quốc đang tự ràng buộc vào thế giới còn nhiều hơn. Vào thời điểm mà nhiều người thì thầm vào tai Tổng thống Trump rằng chúng ta có thể tự tách mình ra khỏi thế giới, thì đó có vẻ là một chiến lược tự sát".

David J. Lynch

Nguyên tác : Are the U.S. and China heading for a deal - or a divorce ?, The Washington Post, 16/05/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 22/05/2019

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung : Hậu quả người tiêu dùng gánh

Chủ đề quốc tế vẫn được các báo Pháp tiếp tục theo dõi nhiều là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi mà các cuộc đàm phán rơi vào điểm chết.

tradewar1

Walmart là một dây chuyền siêu thị Mỹ. Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ? @Walmart

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài "Chiến tranh thương mại : tác động lên vật giá gia tăng".

Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ rồi sẽ đi đến đâu ? Dường như đây là câu hỏi chung của những ai quan tâm đến cuộc đối đầu kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh. Những đòn tấn công ồ ạt của tổng thống Donald Trump vào hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ vừa rồi và sắp tới đây, theo Les Echos, sẽ có thể tác động vào chính ngay người tiêu dùng Mỹ .

Nhật báo kinh tế Pháp phân tích : "Khác với làn sóng (tăng thuế) trước, khi đó người tiêu dùng Mỹ cuối cùng không bị tác động nhiều lắm, đợt tấn công lần này liên quan đến nhiều mặt hàng tiêu dùng đại trà. Trong đó đặc biệt có nông sản, quần áo, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị tin học, điện thoại, máy ảnh…".

Tờ báo trích dẫn ý kiến của Rick Helfenbein, chủ tịch American Apparel & Footwear Association, một hiệp hội đại diện cho cả ngàn nhãn hiệu quần áo khẳng định : "Siết chặt và đưa thêm hàng tiêu dùng vào cuộc chiến thương mại, tổng thống Trump cho thấy ông không quan tâm đến việc giá cả gia tăng cho các gia đình hay đến hàng triệu lao động Mỹ lệ thuộc vào dây truyền tiêu thụ bị đe dọa". Hiệp hội này ước tính, mỗi năm một gia đình 4 người ở Mỹ sẽ phải chi thêm 2.300 đô la cho tiêu dùng thiết yếu hàng ngày.

Về phía các công ty, tất nhiên họ đã phải có nước đi trước, mà cụ thể là chuẩn bị di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước lân cận như Việt Nam, Ấn Độ hay Đài Loan.

Đầu tư sụt giảm

Một hậu quả khác của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung cũng được Les Echos nêu ra đó là đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2018 đã giảm 80% do không khí nghi kỵ lẫn nhau và thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi các quyết định trừng phạt lẫn nhau.

Bắc Kinh đã kêu gọi một loạt các tập đoàn lớn đang hoạt động mạnh ở Mỹ không những ngừng đầu tư mà còn thoái bớt vốn đầu tư để đề phòng tình hình tài chính xấu. Ở chiều ngược lại, đầu tư Mỹ vào Trung Quốc cũng giảm xuống 12,9 tỷ đô la trong năm 2018, so với năm trước là 14,1 tỷ.

Cũng cùng chủ đề cuộc thương chiến Mỹ-Trung, nhật báo La Croix ghi nhận, với các đòn tăng thuế, "Donald Trump muốn buộc Trung Quốc phải mở thị trường hơn nữa. Trong khi mà nền kinh tế Mỹ đang rất khỏe, tổng thống Trump nhận thấy ông đang ở thế mạnh. Ông muốn bảo vệ sở hữu trí tuệ, Bắc Kinh chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ, cũng như phải chấm dứt trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước…". Hơn nữa tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu đuối sức, tờ báo nhận xét.

Theo La Croix, "ông Donald Trump cố trấn an các công ty Mỹ, bảo đảm rằng nguồn thu từ tăng thuế (đánh vào hàng Trung Quốc) sẽ được sử dụng hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ, đặc biệt là các nhà nông, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn cả".

Tuy nhiên theo Hervé Goulletquer, giám đốc viện nghiên cứu Asset Management, thuộc ngân hàng Banque Postale của Pháp, được tờ báo trích dẫn : "Trong ván bài này tất cả mọi người đều có thể thua. Vì không giống những gì ông Trump nói, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cho thuế tăng với các sản phẩm Trung Quốc vì các công ty nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ phải nhập với giá cao hơn". Giá tiêu dùng tăng sẽ đẩy lạm phát lên mạnh và khi đó Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ buộc phải đẩy tỷ giá lãi suất ngân hàng lên và điều này sẽ làm chậm lại hoạt động kinh tế.

Tóm lại tổng thống Donald Trump phải chứng minh ông có thể đạt được "thỏa thuận tốt" thay vì phải đẩy cuộc chiến tranh đi quá xa.

Cuba bóc lột chuyên gia làm nhiệm vụ quốc tế ?

Chuyển qua nhật báo Le Monde với một thời sự liên quan đến Cuba. Le Monde đưa tin, nhiều hiệp hội kiện chính phủ Cuba lên Tòa Hình Sự Quốc Tế CPI về việc bóc lột bác sĩ đi làm chuyên gia ở nước ngoài như nô lệ.

Theo tờ báo, Prisoners Defenders, một hiệp hội bảo vệ dân chủ đóng trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, hôm 14/5 thông báo đã kiện chính phủ Cuba lên CPI tại La Haye vì "Tội ác chống nhân loại vì hành vi đối xử như nô lệ" với công dân. Đơn kiện liên quan đến "hàng nghìn bác sĩ Cuba bị ép tham gia làm nhiệm vụ ở nước ngoài trong những điều kiện như nô lệ để mang lại lợi nhuận cho chính phủ Cuba".

Đơn kiện đã được nộp từ hôm 8/5 với chữ ký của chi nhánh hiệp hội nói trên tại Cuba và hội Liên Hiệp Ái Quốc tại Cuba (Unpacu), một tổ chức phi chính phủ ly khai, tự nhận có khoảng 3.000 thành viên trên hòn đảo.

Le Monde nhắc lại, việc chính phủ Cuba đưa các nhà chuyên môn đi làm nhiệm vụ quốc tế là một thực tế đã có từ 50 năm qua và khoảng 20 năm trở lại đây phát triển mạnh. Các chuyên gia, đa phần là bác sĩ, thuộc đủ các ngành nghề khác từ kỹ sư cho đến huấn luyện viên thể thao. Các bác sĩ Cuba là những chuyên gia có tay nghề cao. Người ta đã thấy họ làm việc trong đợt dịch Ebola ở Sierra Leone, trong các trận động đất lớn ở Haiti, Venezuela, Bolivia hay Nam Phi để cứu sống hàng ngàn sinh mạng người.

Thời gian gần đây, các sứ mệnh như thế đã trở thành công cụ chủ chốt của ngoại giao Cuba đồng thời mang lại 8 tỷ đô la cho chính phủ năm 2016. Những năm trước, con số này có lúc lên tới 10 tỷ đô la. Đó là nguồn thu nhập chủ yếu của đất nước, còn cao hơn cả ngành du lịch. Theo La Havana, có khoảng 800 nghìn chuyên gia Cuba đã làm thuê tại 167 nước. Hiện 50.000 bác sĩ vẫn còn đang làm nhiệm vụ ở khoảng 60 nước. Họ được trả lương vài trăm đô la/tháng, nhưng nếu làm việc trong nước họ chỉ nhận khoảng 35 đô la.

Vẫn theo Le Monde, để tránh hiện tượng đào ngũ, chính phủ ra những quy định kiểm soát và trừng phạt rất ngặt. Chuyên gia không được mang theo gia đình đi theo. Bỏ dở nhiệm vụ bị phạt tù từ 3 đến 8 năm. Nếu đào thoát, bị cấm trở về nước…

Mặc dù các quy định như vậy, "hàng nghìn chuyên gia có tay nghề cao đã lợi dụng đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài để bỏ trốn", ông Javier Larrondo, sáng lập viên hiệp hội Unpacu và Prisoners Defenders cho biết.

Kèm với đơn kiện, các hiệp hội trên còn trình lên Tòa Hình Sự Quốc Tế, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (tại Genève) một tài liệu dày 350 trang tố cáo chính phủ bóc lột các chuyên gia như thế nào : Thu 70 đến 90% lương của các chuyên gia. Tại chỗ, họ bị kiểm soát chặt chẽ như những tù nhân, không được giao tiếp với bên ngoài nếu không được phép của trưởng đoàn… các nạn nhân của cách làm của chính phủ Cuba không phải là đơn lẻ mà chiếm tỷ lệ rất lớn, đơn kiện khẳng định.

Hôm thứ Hai, CPI cho biết đã tiếp nhận đơn kiện nhưng điều đó không nhất thiết Tòa sẽ mở điều tra. Cuba là nước không ký tham gia CPI

Đức muốn dời trụ sở Nghị Viện Châu Âu Strasbourg về Bruxelles

Trở lại với thời sự Châu Âu và nước Pháp, dư luận báo chí Pháp tuần này tập trung vào cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu sắp diễn ra với rất nhiều bài viết về chiến dịch vận động tranh cử của các đảng phái chính trị khác nhau. Trang quốc tế báo Le Figaro có bài viết với hàng tựa đáng chú ý : "Nghị Viện Châu Âu : Strasbourg đang thành vấn đề".

Vấn đề ở đây là nước Đức, thành viên chủ chốt của liên hiệp, đánh tiếng qua gợi ý của lãnh đạo đảng CDU cầm quyền, cho biết sẵn sàng chuyển trụ sở Nghị Viện ở Strasbourg, vùng Alsace (Pháp) về Bruxelles. Điều này khiến nước Pháp không khỏi khó chịu. Cuộc tranh luận đang dấy lên ở nước Đức và được nhiều chính khách Đức ủng hộ.

Theo bài báo, "nhìn từ nước Đức thì cùng lúc hai cơ quan đầu não của Liên Hiệp Châu Âu đặt tại hai nơi là vô lý, tốn kém, quản lý kém hiệu quả". Thực tế, theo một nghiên cứu của Viện Kiểm Kê Châu Âu thực hiện năm 2014, "riêng việc đi lại của các nghị sĩ Châu Âu giữa Bruxelles và Strabourg mỗi năm tốn 110 triệu euros. Ngoài các nghị sĩ, còn có các trợ lý, báo chí, tức là gần 5.000 người liên quan phải di chuyển trên hành trình đó". Con số chi phí đi lại thôi đã không phải là nhỏ.

Tuy nhiên ý kiến này đã động chạm đến biểu tượng và niềm tự hào của Pháp. Ngay lập tức Paris đã phản ứng khẳng định việc di dời này không có trong chương trình và cho rằng sáng kiến của bà chủ tịch đảng CDU Annegret Kramp-Karrenbauer có ý đồ cố ý khiêu khích… Bà quốc vụ khanh về Châu Âu của Pháp Nathalie Loiseau tuyên bố "Strabourg là thủ đô dân chủ của Châu Âu, đó là niềm tự hào của chúng ta".

Cuộc tranh cãi có vẻ dịu xuống, nhưng theo Le Figaro, trường hợp Strasbourg là biểu hiện của sự bất hòa, không hiểu nhau giữa Berlin và Paris trên quan điểm xây dựng Châu Âu. "Với Đức, Châu Âu phải cải cách, hợp lý hóa để trở nên hiệu quả hơn. Với Pháp, Châu Âu cần những biểu tượng để gắn kết các công dân của mình".

Nhà thờ Đức Bà Paris : Sau nỗi xúc động là tranh cãi

"Một tháng sau, những điều còn chưa biết về việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà", đó là hàng tựa trang nhất của nhật báo Le Figaro.

Cách đây đúng 1 tháng, Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa nghệ thuật của nước Pháp, bị hỏa hoạn phá hủy nghiêm trọng. Những ngày sau vụ hỏa hoạn, người Pháp đã chứng kiến tình liên đới, cảm thông chưa từng có của cả thế giới.

Khi tình cảm xúc động lắng xuống thì bắt đầu lại dấy lên các cuộc thảo luận và tranh cãi xung quanh chuyện phục dựng lại nhà thờ. Một tháng trôi qua, cuộc điều tra của cảnh sát về nguyên nhân vụ tai nạn vẫn còn rất mù mờ, không tiến triển được gì. Trong khi đó các cuộc tranh luận lại rộ lên.

Mục sự kiện của nhật báo Le Figaro dành 3 trang báo cho các vấn đề đang gây tranh cãi xung quanh việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris : Muốn phục dựng lại nhanh công trình thì phải ra luật đặc biệt, miễn trừ nhiều ràng buộc, thế nhưng điều này đang vấp phải sự phản đối của các thượng nghị sĩ. Tòa giám mục Paris thì phản đối Quỹ Di Sản thông báo rằng đã nhận đủ tiền quyên góp hảo tâm cho tái thiết nhà thờ. Việc dựng lại tháp mũi tên theo lối cổ nguyên bản hay hiện đại cũng là vấn đề gây tranh luận gay gắt giữa các trường phái kiến trúc và các chuyên gia.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm điểm

Daniele Palumbo & Ana Nicolaci da Costa, BBC, 10/05/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi mức thuế trên 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu kể cả những hàng hóa mới mới "trong thời gian ngắn". Mặc dù vậy, người Trung Quốc đang bắt đầu hai ngày đàm phán với Mỹ. Đe dọa tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng đi ngược lại thỏa thuận thương mại.

chien1

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - có lúc đã tưởng như sắp kết thúc - giờ đây bất ngờ leo thang với mối đe dọa về thuế quan mới.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.

Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới.

Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung :

1. Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng trưởng như thế nào ?

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng, và phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm ngoái.

Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà Hoa Kỳ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều nước này cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty trong nước qua nhiều trợ cấp.

chien2

Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ đôla với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.

2. Thuế quan nào đã được áp đặt ?

Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôla vào năm ngoái. Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm trị giá 110 tỷ đôla của Mỹ.

Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm nay, nhưng việc tăng này đã bị trì hoãn.

Giờ thì ông Trump nói rằng gia tăng này sẽ bắt đầu vào thứ Sáu vì các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang tiến triển "quá chậm". Thêm vào đó, ông tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc.

3. Những sản phẩm có thể bị ảnh hưởng ?

Các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại có phạm vi rất rộng, từ máy móc đến xe máy.

Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.

Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%, nếu Mỹ nhất quyết làm thế trong tuần này.

chien3

Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Trung Quốc thì nhắm tới những hàng hóa Mỹ như hóa chất, rau và rượu whisky.

Họ có chiến lược đặc biệt nhắm vào các sản phẩm sản xuất tại các quận của đảng Cộng hòa và hàng hóa có thể mua được ở nơi khác, như đậu nành.

4. Chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng thị trường chưa ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là nguyên do của sự bất ổn lớn cho thị trường tài chính trong năm qua. Sự bất ổn đó đè nặng lên niềm tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phần gây ra nhiều lỗ lã.

Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%.

Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay.

chien4

Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.

Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô a Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019, theo Reuters.

5. Trận chiến thương mại nào khác đang diễn ra ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có tác động dây chuyền đối với các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu" vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp - đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này.

Ông Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh Châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.

Daniele Palumbo & Ana Nicolaci da Costa

******************

Hải quan Mỹ ra thông báo tăng thuế hàng Trung Quốc

VOA, 10/05/2019

quan Hi quan và Bo v biên gii M (CBP) ngày 9/5 loan báo s bt đu thu thuế 25% trên 200 t đô la tr giá hàng Trung Quc nhp khu vào M bt đu t 12 gi 01 phút rng sáng ngày 10/5/2019, thêm mt bước kích hot kế hoch tăng thuế do Tng thng Trump đề ngh.

chien5

Trong thông báo hướng dn phát hành trên website ca CBP, cơ quan này cho biết s áp dng thuế 25% lên trên 5700 hng mc hàng nhp khu t Trung Quc vn trước đây b đánh thuế 10%.

Trừ phi b thay đi bi chính quyn Trump, thông báo này là bước cui cùng cn thiết đ M bt đu thu mc thuế cao hơn lên hàng Trung Quc.

******************

Mỹ áp thuế mới, Trung Quốc "hứa" có biện pháp đáp trả

Thu Hằng, RFI, 10/05/2019

Hoa Kỳ áp dụng, kể từ 0 giờ, (giờ Washington) ngày 10/05/2019, mức thuế mới, tăng từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ hàng hóa hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vòng đàm phán lần thứ 11 giữa hai nước vẫn tiếp tục trong ngày hôm nay. Trung Quốc thông báo sẽ có những biện pháp đáp trả riêng.

chien6

Một xưởng may cờ Mỹ tại Phụ Dương (Fuyang), tỉnh An Huy (Anhui), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/07/2018 Reuters/Aly Song

Tổng cộng có đến 5.700 loại mặt hàng, từ hóa chất, vật liệu xây dựng, cho đến đồ nội thất và hàng điện tử…
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, nổi bật trong các sản phẩm bị tăng thuế là các loại modem cũng như thiết bị kết nối và truyền mạng internet. Trị giá nhập khẩu của riêng loại mặt hàng này thôi, cũng đã lên đến 20 tỷ đô la hàng năm.

Thuế quan 25% đã được áp dụng trên hàng nhập Trung Quốc đúng vào lúc diễn ra hai ngày đàm phán ở Washington giữa phái đoàn thương mại hai nước. Vào hôm qua, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đã gặp phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong một tiếng rưỡi đồng hồ và đã đồng ý nối lại thương thuyết vào hôm nay, 10/05.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cho biết là ông đã nhận được một "bức thư rất hay" từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi hai bên hợp tác. Tuy nhiên, ông Trump đã lên tiếng đả kích thái độ tiền hậu bất nhất của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau :

Tôi đã nhận được tối qua, một bức thư rất hay từ chủ tịch Tập Cận Bình (nói rằng) chúng ta hãy làm việc cùng nhau, xem liệu chúng ta có thể đạt thỏa thuận hay không... Thế nhưng họ đã đàm phán lại thỏa thuận, ý tôi muốn nói là họ đã nuốt lại rất nhiều cam kết đã đưa ra và đòi thảo luận trở lại về những cam kết đó. Đây là một điều mà không ai làm cả.

Về phần tôi, không giống như nhiều người khác, tôi cho rằng thuế hải quan là một công cụ rất mạnh, vì vậy, chúng ta đã áp đặt các loại thuế mới có hiệu lực vào thứ Sáu (10/05) như đã từng làm cách nay tám tháng. Và trong tám tháng qua, người Trung Quốc đã bắt đầu phải trả tiền cho chúng ta, trả hàng tỷ và hàng tỷ đô la.

Do đó, điều mà chúng ta đang làm là tăng thuế lên mức 25% trên 200 tỷ đô la kể từ thứ Sáu, và sau đó chúng ta sẽ đánh thuế trên 325 tỷ đô la hàng hóa khác ở mức 25%. Thủ tục cho việc này đã bắt đầu khỏi động vào chiều nay, chuyện ra sao thì chúng ta sẽ thấy, nhưng trong tư cách là tổng thống của đất nước này, tôi phải làm một cái gì đó, và chúng ta sẽ thu về nhiều tiền hơn bao giờ hết.

Vài phút sau khi việc áp mức thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực, Bắc Kinh đã có phản ứng :

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde giải thích từ Bắc Kinh :

"Trung Quốc vô cùng lấy làm tiếc về việc Mỹ tăng thuế hải quan. Chỉ 4 phút sau khi thời hạn chót mà Washington ấn định hết hiệu lực, Tân Hoa Xã đã chạy dòng tin khẩn trên. Ngay sau đó, các cơ quan truyền thông chính thức khác cũng lần lượt đưa tin về việc chấm dứt 5 tháng đình chiến thương mại.

Trên website, bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo : Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra các biện pháp trả đũa, nhưng hiện tại không cung cấp chi tiết về các sản phẩm bị nhắm đến .

Từ đầu cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 5.200 sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Xuất khẩu của các nhà sản xuất sữa của Mỹ đã bị giảm hơn 48%. Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post, phó chủ tịch Hội đồng các ngành công nghiệp sữa Mỹ cho rằng quyết định tăng thuế mới của Trung Quốc sẽ đóng chặt thêm chiếc quan tài đối với ngành này. Các nhà sản xuất đậu nành, quả việt quất đen, vang Calif ornia, phụ tùng ô tô, pin mặt trời cũng có chung quan ngại.

Phía Trung Quốc thì ngược lại, hiện chưa có bất kỳ bình luận gì từ các doanh nghiệp sẽ bị tác động từ biểu thuế mới của Mỹ. Từ đầu tuần, các cơ quan truyền thông Nhà nước đăng tải cùng một thông điệp : Giữ bình tĩnh, mọi việc đều nằm trong vòng kiểm soát".

Thu Hằng

******************

Trung Quốc cứng giọng trước khi bước vào đàm phán với Mỹ

Thụy My, RFI, 09/05/2019

Trước tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump là Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận về thương mại, hôm nay 09/05/2019 Bắc Kinh lại đổ lỗi cho phía Washington. Đồng thời bộ Thương Mại Trung Quốc cảnh báo "sẽ không đầu hàng trước áp lực", vài giờ trước khi bước vào vòng đàm phán được cho là cuối cùng trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập sắp tới.

chien7

Ảnh minh họa : Cờ Mỹ và Trung Quốc nhân phát biểu của ông Trump tại Bắc Kinh, ngày 9/11/2017. Reuters/Damir Sagolj

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết các phản ứng từ phía Trung Quốc :

"Bắc Kinh tỏ ý tiếc, đồng thời đe dọa trả đũa. Nếu Hoa Kỳ tăng thuế hải quan lên 25%, thì sẽ là leo thang chiến tranh thương mại, và Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc có những biện pháp chống lại, đó là nội dung chính của bản thông cáo hết sức ngắn, vỏn vẹn 80 từ, được công bố tối thứ Tư, vào lúc 23 giờ 23 phút trên trang web của bộ Thương Mại Trung Quốc.

Còn báo chí Nhà nước, cũng như vào đầu tuần, chỉ đưa lại các thông báo chính thức của một Trung Quốc điềm tĩnh trước một Donald Trump được mô tả là chộn rộn, gây sự vào phút chót ; một nền kinh tế Trung Quốc bền vững, có thể đối phó với khả năng đàm phán thất bại.

Trang web báo Nhà nước The Paper so sánh tình hình hiện nay với cuộc chiến tranh Triều Tiên, phải thương lượng đồng thời chiến đấu trong ba năm trời. Tờ Global Times bản tiếng Hoa ví vòng đàm phán thứ 11 này như những dạ tiệc của Thiên Địa Hội vào cuối thời nhà Thanh, nói cách khác, là bẫy rập và phản trắc.

Ngược lại, không có một dòng nào về văn bản của Bắc Kinh tối thứ Sáu tuần trước, được hãng tin Reuters tiết lộ, trong đó phía Trung Quốc quay ngược lại, hủy bỏ những nhượng bộ chính ghi trong bản dự thảo dày 150 trang, được đàm phán từ nhiều tháng qua".

Thụy My

******************

Đàm phán thương mại : Trump cáo buộc Bắc Kinh "phá vỡ thỏa thuận"

Thanh Phương, RFI, 09/05/2019

Hôm 09/05/2019, tại Washington, Hoa Kỳ và Trung Quốc mở đợt đàm phán mới về thương mại trong hai ngày, mà không chắc đạt được kết quả, do hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đe dọa lẫn nhau là sẽ thi hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới.

chien8

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải), bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin (giữa) và đại diện Thương Mại Robert Lighthizer (trái), nhân cuộc tại Bắc Kinh ngày 01/05/2019. Andy Wong/Pool via Reuters

Tối hôm qua, tại một cuộc họp ở bang Florida, tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố : "Chúng ta sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc cho đến khi họ ngưng đánh cắp các việc làm của chúng ta". Ông Trump khẳng định là Bắc Kinh đã "không tôn trọng thỏa thuận".

Hôm Chủ nhật vừa qua, chính quyền Trump đã báo trước là, do Bắc Kinh đã từ bỏ những cam kết chủ yếu, việc tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đôla hàng nhập từ Trung Quốc, tạm hoãn từ đầu tháng Giêng, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thứ Sáu, ngay giữa lúc hai phái đoàn thương mại Mỹ-Trung còn đang đàm phán.

Hôm qua, phát ngôn viên của bộ Thương Mại Trung Quốc đã tuyên bố là trong trường hợp đó, nước này sẽ buộc phải thi hành các biện pháp trả đũa "cần thiết". Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn cử phó thủ tướng Lưu Hạc, được xem là nhân vật thân cận của chủ tịch Tập Cận Bình, dẫn đầu phái đoàn đàm phán sang Washington.

Theo hãng tin Reuters, tổng thống Trump đã dọa tăng thuế hải quan đối với hàng hóa Trung Quốc sau khi vào tối thứ Sáu tuần trước nhận được một công điện ngoại giao từ Bắc Kinh, trình bày một bản dự thảo thỏa thuận thương mại. Trong toàn bộ 7 chương của bản dự thảo này, Trung Quốc đã xóa bỏ những cam kết của họ về việc sửa đổi các luật nhằm giải quyết những vấn đề đã khiến Washington phát động cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh : ăn cắp bản quyền và bí mật thương mại, ép buộc chuyển giao công nghệ, chính sách cạnh tranh, thao túng tiền tệ và tiếp cận các dịch vụ thương mại. Bản dự thảo mà Bắc Kinh đề nghị như vậy sẽ phá hỏng hàng mấy tháng trời thương lượng giữa hai nước.

Cũng theo Reuter, vào tuần trước, phó thủ tướng Lưu Hạc đã nói với đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin rằng phải tin tưởng là Trung Quốc sẽ thực hiện toàn bộ các cam kết của họ thông qua các sửa đổi về luật lệ và hành chính. Nhưng hai lãnh đạo thương mại và tài chính của Hoa Kỳ đáp lại rằng nói như thế là không thể chấp nhận được, bởi vì trong quá khứ, Bắc Kinh vẫn thường không tuân thủ các cam kết cải tổ.

Các nhà đầu tư và các nhà phân tích đã tự hỏi không biết những tuyên bố của tổng thống Trump về tăng thuế hải quan có phải là một đòn để buộc Trung Quốc nhân nhượng hơn nữa hay không. Nhưng các nguồn tin của Reuters khẳng định rằng những bước lùi thể hiện qua bản dự thảo thỏa thuận thương mại mà Bắc Kinh đề nghị là "nghiêm trọng" và câu trả lời của tổng thống Trump không chỉ là một chiến lược đàm phán.

Thanh Phương

********************

Trump-Tập công khai thách đấu

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 07/05/2019

Ngày Chủ Nhật, 5/5/2019, Tổng thống Donald Trump dọa nếu Bắc Kinh không nhượng bộ ông sẽ tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa mua của Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Sáu. Ông dọa thêm, sẽ còn đánh thuế 25% trên hơn 300 tỷ USD hàng hóa khác.

US Trump China Tariffs

Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu qua điện thoại tại thị thường chứng khoán Thượng Hải hôm thứ Hai, 6 tháng Năm, 2019. Các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị. (Hình : AP Photo)

Trong ngày thứ Hai, các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị, số tụt giảm nặng nhất trong ba năm qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng xuống, nhưng nhẹ hơn vì nước Mỹ xuất cảng sang Tàu ít hơn Tàu bán sang Mỹ. Trong hai ngày cổ phiếu 500 công ty Mỹ trong chỉ số S&P500 mất tổng cộng 500 tỷ USD. Ngày thứ Ba, Chỉ số DJ trên thị trường chứng khoán New York tụt 473 điểm, mất 1,8%, xuống nhiều nhất kể từ đầu tháng Giêng năm nay.

Với gần 100 chữ viết trong thông điệp Twitter, ông Donald Trump đã thách thức ông Tập Cận Bình, trước mắt bàn dân thiên hạ.

Trong hai ngày, báo, đài của Trung Quốc không đả động gì đến lời đe dọa của ông Trump. Tới ngày thứ Ba, ông Tập Cận Bình mới trả lời, qua một bài ý kiến của nhật báo Nhân Dân ở Bắc Kinh. Họ viết trên WeChat, một thứ giống như Tweeter ở bên Tàu, "Làm việc gì có ích lợi, không ai đòi hỏi chúng tôi cũng làm. Cái gì không thuận lợi, thì dù anh đòi hỏi cách nào, chúng tôi cũng không lùi bước". Và kết luận bằng giọng điệu thách thức : "Đừng ai nghĩ đến chuyện đó !"

Đúng là Trump và Tập đang gườm nhau trên võ đài mậu dịch.

Chuyện gì đã gây nên tình trạng căng thẳng này ?

Donald Trump bắt đầu tăng thuế đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc với mục đích giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, hàng 400 tỷ USD mỗi năm đối với nước Tàu. Trung Quốc đã trả đũa, đánh thuế trên hàng do Mỹ xuất cảng sang Tàu. Trong hai năm qua, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ vẫn tăng thêm, không giảm.

Kể từ tháng Mười năm ngoái, các cuộc thương thuyết giữa hai nước diễn ra trên hai vấn đề chính. Trên một mặt trận, Mỹ tiếp tục đòi Bắc Kinh phải nhập cảng hàng của Mỹ nhiều hơn để chấm dứt cuộc đấu võ bằng quan thuế. Mặt trận thứ hai quan trọng hơn. Mỹ yêu cầu Tàu phải thay đổi chính sách kinh tế. Phải mở cửa cho các công ty Mỹ làm ăn dễ dàng hơn, chấm dứt việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước giúp họ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chấm dứt việc lấy trộm các "sản phẩm trí tuệ" như các kỹ thuật tân tiến của xí nghiệp Mỹ.

Cuộc thương thuyết gần đây đã tiến bộ trên cả hai mặt đó. Nhưng cho đến cuối tuần qua, hai bên bước đến một vấn đề mấu chốt : Làm cách nào để kiểm chứng các hứa hẹn của chính quyền Trung Quốc, bắt buộc họ phải thi hành nghiêm chỉnh ?

Phía Mỹ muốn các biện pháp "trừng phạt" nếu Bắc Kinh không giữ lòi. Chẳng hạn, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục vi phạm tác quyền kỹ thuật của Mỹ, hay đối xử bất công với các công ty Mỹ, thì chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế nhập cảng trên hàng mua từ nước Tàu để trừng phạt, mà phía Tàu không được phép đánh thuế trả đũa. Mỹ cũng muốn nước Tàu phải đặt ra những luật lệ mới bảo vệ quyền sở hữu trên các "sản phẩm trí tuệ" thay vì chỉ thi hành các đạo luật đang có, mà Mỹ đòi là không đủ mạnh. Đặc biệt, phía Mỹ yêu cầu phải ghi rõ các điều này trong bản thỏa hiệp hai bên sẽ ký kết.

Đến chỗ đó thì Bắc Kinh không nhượng bộ.

Theo nhật báo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình không chấp nhận yêu cầu của Mỹ, Ông nói rằng : "Tôi sẽ là người gánh tất cả hậu quả !".

Khi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc báo tin cho các bộ trưởng trong chính phủ Mỹ biết, ông Trump nổi giận.

Nếu nhượng bộ, ông Tập Cận Bình lo sẽ có những hậu quả nào ?

Trước hết, Tập sẽ mất mặt. Người dân nước Tàu sẽ hỏi tại sao nhượng bộ nhiều quá như thế ? Trong bản thỏa hiệp, Mỹ chỉ nhượng bộ một điều, là bãi bỏ thuế quan mới đánh. Còn Trung Quốc vừa phải xóa bỏ thuế, lại vừa phải chịu thêm các điều kiện khác !

Giấc Mộng Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình vẫn hô làm khẩu hiệu từ dăm năm nay đã kích thích tự ái dân tộc của người Trung Hoa trong lục địa. Người dân đã nuôi dưỡng hình ảnh một Trung Quốc vĩ đại, sắp vượt qua Mỹ quốc đến nơi rồi. Họ không nhìn thấy những yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Ngay cả Bộ Chính Trị đảng cũng vậy.

Trong phiên họp thường lệ vào tháng Hai vừa qua, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc không bàn gì đến vấn đề kinh tế, dù cuộc chiến tranh mậu dịch đang tới hồi gay cấn. Người dân cũng không thấy cuộc chạy đua tăng quan thuế với Mỹ ảnh hường đến đời sống hằng ngày của họ như thế nào. Vì các báo, đài không được loan báo tin tức về số xuất cảng sang Mỹ tụt giảm. Ngược lại, ở Mỹ thì ai cũng được nghe tin về hàng mua từ bên Tàu đã lên giá.

Tập Cận Bình đang sa chân vào cái bẫy do chính mình dựng lên. Năm 2019 lại là một năm đặc biệt, đánh dấu nhiều biến cố trong lịch sử Trung Quốc. tháng Năm, ngày bốn là 100 năm Ngũ Tứ Vận Động. tháng Muời sẽ là lễ hội lớn, 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tình tự dân tộc được khích động, đến ngày 4 tháng Sáu người ta sẽ nhớ đến cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, đúng 30 năm, nếu trong lòng bất mãn với chế độ. Tập Cận Bình không rút chân ra khỏi cái bẫy này được.

Đúng lúc đó thì Donald Trump "tuýt" những lời đe dọa "quyết chiến" và đặt ra những điều kiện phũ phàng !

Vì vậy Tập Cận Bình càng phải tỏ ra cứng rắn !

Cả hai người, Trump và Tập Cận Bình đều được lợi nếu ký kết một "thỏa ước đình chiến" trong cuộc chiến tranh mậu dịch này. Nhưng hai người đang khóa tay khóa chân nhau, đẩy nhau tới bờ vực. Cả hai không thể cho dân chúng thấy mình đã nhượng bộ đối thủ. Cả hai đều được phấn khích về nền kinh tế nước mình, vẫn tăng trưởng dù đang tranh chấp. Cứ như vậy, tại sao phải nhượng bộ, mất mặt.

Nếu nhìn thuần túy về kinh tế, Tập Cận Bình cần một thỏa hiệp nhiều hơn Trump. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu vẫn vững mạnh. Kinh tế Trung Quốc khá hơn trong mấy tháng vừa qua nhưng trên đường dài thì sẽ bất lợi hơn nếu cuộc chiến tiếp diễn.

Nhưng đó là cách nhìn khách quan và trường kỳ. Trong ngắn hạn, câu chuyện có thể khác.

Ông Trump sẽ phải tranh cử trong năm tới. Ông Tập Cận Bình thì không. Nếu kinh tế mỗi nước đều xuống, thì dân Mỹ sẽ kêu trời. Còn dân Tàu có muốn kêu cũng không được mở miệng.

Tổng thống Donald Trump rất quan tâm đến thị trường chứng khoán, ông vẫn coi thị trường lên là một thành quả nhờ ông mới có. Nhưng người ta tiên đoán, nếu ông thực sự tăng thuế quan lên 25% như lời đe dọa, chỉ số S&P500 sẽ tụt mất 2% ; và nếu chiến tranh mậu dịch tiến đến hơn nữa, S&P500 có thể mất 7% giá trị. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ tìm cách can ngăn ông tổng thống.

Ngày thứ Ba nhật báo The Wall Street Journal mới viết trong bài quan điểm, nhắc nhở Tổng thống Trump : "Ngày Chủ Nhật, tổng thống mới viết trên Twitter rằng đánh thuế quan (trên hàng hóa Trung Quốc) là một lý do khiến kinh tế Mỹ vững mạnh". Nhưng tờ báo có khuynh hướng Cộng Hòa viết tiếp, "điều này trái ngược với sự thật. Kinh tế vẫn tăng trưởng mặc dù tăng thuế quan, nhưng số công việc làm trong các ngành chế tạo năm nay đã giảm bớt một phần vì kinh tế nước Tàu tiến chậm hơn". 

Ngô Nhân Dụng

*******************

Thương chiến chưa dứt

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA, 08/05/2019

Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là một diện trong mâu thuẫn đa diện giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất địa cầu ở hai bờ Thái Bình Dương vì vậy, hai xứ này khó dàn xếp được những thỏa thuận có thể kiểm chứng được. Nhưng hậu quả cho các nước khác như Việt Nam thì sao ? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hậu quả này…

tradewar1

Thương chiến Mỹ-Trung chưa dứt (Ảnh minh họa) AFP

Hậu quả của thương chiến Mỹ-Trung

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, dư luận quốc tế đã tưởng đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể ngã ngũ sau 10 vòng thương thảo suốt 10 tháng vừa qua. Nào ngờ, phía Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh là bội tín vì phủ nhận những cam kết trong các hội nghị trước và ra tối hậu thư sẽ tăng thuế nhập nội trên hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc, kể từ Thứ Sáu mùng 10 này. Biến cố ấy làm các thị trường chấn động, từ Á Châu qua Âu Châu về tới Hoa Kỳ. Theo dõi chuyện này, ông nhận xét thế nào và rút tỉa bài học gì cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Tôi thiển nghĩ nhiều người đã lầm khi cho là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thu gọn vào số nhập siêu của Mỹ khi buôn bán với Bắc Kinh. Một trong các lý do giải thích sự hiểu lầm đó xuất phát từ phía Hoa Kỳ khi Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập nội trên hàng Trung Quốc để tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh trong tinh thần gọi là công bằng và hai chiều, có đi có lại. Thật ra, mâu thuẫn kinh tế giữa hai nước gồm có nhiều vế khác nhau, như thương mại, chế độ đầu tư và bảo hộ kín đáo của Bắc Kinh nhằm tiếp thu công nghệ cao cấp của thiên hạ mà không tôn trọng luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ, v.v....

Ngoài hồ sơ kinh tế vốn đã rắc rối, hai quốc gia còn có nhiều mâu thuẫn về an ninh và chính trị trong khu vực Đông Á, là điều có thể hiểu được khi Trung Quốc muốn tiến lên vị trí siêu cường có khả năng cạnh tranh và đe dọa quyền lợi lẫn ảnh hưởng của nước Mỹ. Các mâu thuẫn an ninh chính trị ấy tiềm ẩn bên dưới nhưng vẫn chi phối các vòng đàm phán thương mại. Khi Tổng thống Trump rồi ban tham mưu thương mại của Mỹ tố cáo việc Bắc Kinh đảo ngược cam kết trước đó về chế độ cưỡng hành những điều đã thỏa thuận nên dọa áp giá từ 10% lên 25% trên lượng hàng Trung Quốc trị giá tương đương với 200 tỷ đô la kể từ mờ sáng Thứ Sáu này, rồi trên một lượng hàng hóa trị giá 325 tỷ khác, chúng ta trở về với thực tại phũ phàng….

Thực tại phũ phàng

Nguyên Lam : Thưa ông, thực tại đó là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thực tại đó có nhiều mặt. Một là lãnh đạo đôi bên đều nghĩ mình giữ thế mạnh nên không nhượng bộ. Phía Hoa Kỳ là tình hình kinh tế và nhân dụng khả quan hơn với thất nghiệp thấp. Phía Trung Quốc cũng vậy sau biện pháp kích thích kinh tế và sự thành công của hội nghị quốc tế về Con Đường Tơ Lụa tại Bắc Kinh. Hai là chính quyền đôi bên đều không có đất lùi vì áp lực từ trong nội bộ. Chính quyền Trump nghĩ tới cuộc bầu cử năm tới và duy nhất có sự đồng thuận với đối lập Dân Chủ và các công đoàn là chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Chính quyền Tập Cận Bình cũng bị sức ép của phe thủ cựu theo chủ nghĩa Đại Hán khi năm nay có nhiều sinh hoạt tưởng niệm lịch sử. Chuyện thứ ba là sau khi ông Trump đưa ra tối hậu thư qua hai Twitter vào ngày Chủ Nhật thì các thị trường cổ phiếu tuột giá thê thảm vào phiên chợ ngày Thứ Hai.

Tuột mạnh nhất là Chỉ số Phức hợp Thượng Hải mất gần 6% và Chỉ số Thâm Quyến mất 7,4%, coi như tuột giá nặng nhất kể từ tháng Hai năm 2016. Tính ra tiền thì hai thị trường đó mất khoảng 420 tỷ Mỹ kim trong có một ngày ! Vì vậy, sau khi nín thinh không cho dân chúng biết về vụ này, Bắc Kinh vẫn phải quyết định là để Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế và là đại diện cho Tổng bí thư Tập Cận Bình cầm đầu một phái bộ qua thủ đô Mỹ đàm phán trong hai ngày mùng chín mùng 10. Nhưng tôi không tin đôi bên sẽ đạt thỏa thuận trước kỳ hạn áp thuế của Mỹ vào mùng 10 và trận chiến sẽ còn leo thang. Qua Thứ Ba mùng bảy thì thị trường cổ phiếu Trung Quốc còn nhen nhúm hy vọng chứ thị trường Mỹ lại tuột giá thê thảm, bình quân mất 2% vì nỗi lo leo thang. Thành thử đôi bên đang dàn trận và các thị trường hàng ngày tính điểm được thua. Mà mọi trận chiến đều có tổn thất nên vấn đề là ai chịu được tổn thất nhiều hơn thì có hy vọng thắng.

Thế rồi còn một yếu tố bất ngờ khác là nạn dịch tả heo lợn do vi khuẩn xuất phát từ Châu Phi lại hoành hành dữ dội tại Trung Quốc kể từ tháng Tám năm ngoái và lan tại Việt Nam thì từ các tỉnh miền Bắc đã vào Đồng Nai với ảnh hưởng là giá thịt heo sẽ tăng và giá ngô bắp đậu nuôi heo sẽ sụt. Loại ảnh hưởng đó tác động vào Trung Quốc và Việt Nam là hai xứ ăn nhiều thịt heo nhất Châu Á tính theo đầu người, mà cũng chi phối trận thương chiến Mỹ-Hoa vì Trung Quốc nhập khẩu ngô đậu từ Mỹ và áp giá trên loại nông sản này để trả đũa. Chúng ta đừng quên Việt Nam là nước sản xuất thịt heo đứng hàng thứ sáu của thế giới với một bày heo lên tới 27 triệu con so với hơn 400 triệu con của Trung Quốc.

tradewar2

Việt Nam là nước sản xuất thịt heo đứng hàng thứ sáu trên thế giới (Ảnh minh họa). AFP

Nguyên Lam : Câu chuyện quả thật phức tạp rắc rối tới mức bất ngờ. Trong viễn ảnh trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa thể dàn xếp được một thỏa thuận tạm và còn lây lan thì thưa ông, ảnh hưởng cho kinh tế Việt Nam sẽ là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như chúng ta đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, Việt Nam có lợi vì là bãi đáp cho giới đầu tư trực tiếp từ các nước khác khi mà thị trường Trung Quốc hết còn ưu thế nhân công đông và lương bổng thấp. Nhưng khi trận thương chiến Mỹ-Hoa leo thang với viễn ảnh bị áp thuế tới 25% trên 325 tỷ hàng hóa thì chính nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bị thiệt hại nên cũng tìm cách đầu tư ra khu vực Đông Nam Á để bù lỗ dù có tốn kém hơn. Nơi đó có thể là Việt Nam nên Việt Nam có cơ hội hơn trước mà cũng dễ bị rủi ro.

Rủi ro cho Việt Nam

Nguyên Lam : Thưa ông, những rủi ro đó là gì cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta có các bài toán chủ quan nội tại của Việt Nam là nạn ô nhiễm môi sinh và khả năng kiểm soát vệ sinh và dịch tễ. Bài toán khác là hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất phù trợ cho sản xuất và xuất khẩu trong khi lại lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp của ngoại quốc. Nếu ngoại quốc đây lại là từ Trung Quốc với quá nhiều dự án gây tai tiếng và tai họa cho Việt Nam, khi họ lánh nạn thương chiến và đầu tư vào Việt Nam thì ta chớ vội mừng mà nên nghĩ đến chuyện cháy nhà hàng xóm lan qua nhà mình !

Nguyên Lam : Chúng ta đang chứng kiến một mâu thuẫn thuộc cơ chế kinh tế, xã hội và chính trị giữa hai quốc gia, với hậu qủa dồn dập gần như hàng ngày hàng giờ tràn lan qua các nước khác. Theo như ông nghĩ thì Việt Nam nên tự chuẩn bị ra sao với tình huống đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là nên nhìn từ xa tới gần thay vì phản ứng với chuyện trước mắt. Chuyện trước mắt là sự trồi sụt của thị trường, chuyện sâu xa lâu dài là chính sách kinh tế trong nhiều năm sắp tới vì đã quyết định rồi thì mất dăm ba năm mới thực hiện và hoàn thành. Khi đã quyết định thì nên thường xuyên kiểm chứng tiến độ thi hành đối chiếu với các thay đổi dồn dập ở bên ngoài.

Sở dĩ như vậy vì Việt Nam ở bên Trung Quốc với lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng trường kỳ và toan tính lâu dài. Lần này, họ lúng túng vì Hoa Kỳ có một tổng thống là ông Donald Trump không muốn đi vào vết xe đổ của các vị tiền nhiệm nên gây áp lực dữ dội. Nhưng Bắc Kinh có thể nghĩ Tổng thống Mỹ chẳng tồn tại mãi mà cứ hai năm lại bị tấm lịch bầu cử chi phối nên họ đối phó theo hướng đó như đã từng làm như vậy và thành công trong mấy chục năm qua với Hoa Kỳ. Việt Nam nên thức tỉnh với thực tế khá phũ phàng này và tự hỏi là vài chục năm tới thì mình sẽ là gì, làm gì…

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 08/05/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 avril 2019 22:42

Tập-Trump có thể hưu chiến

Cá tháng Tư là ngày tha hồ đùa cợt mọi người mà không sợ ai giận. Nhưng khi tạp chí Cầu Thị của Đảng cộng sản Trung Quốc đăng một bài diễn văn của Tập Cận Bình đúng vào ngày 1 tháng Tư, năm 2019, thì không ai nghĩ đây là trò đùa, dù đó là một bài cũ đã đăng từ lâu rồi. Ông Tập Cận Bình đã đọc bài này ngày 5 tháng Giêng, 2013, một tháng sau khi nhậm chức.

AFP_1F71E2

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (giữa), trò chuyện với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Bắc Kinh hôm 29 tháng Ba, 2019. (Hình : Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images)

Cầu Thị là tiếng nói "chỉ đạo" của Trung Quốc, do Đặng Tiểu Bình lập ra năm 1988, thay thế báo Hồng Kỳ thời Mao Trạch Đông. Cái tên bắt nguồn từ một khẩu hiệu Đặng đưa ra, "Thực Sự Cầu Thị" (shí shì qiú shì, 实事求是) để nhắn nhủ đảng viên hãy "đi tìm sự thật" chớ không nên chỉ lo hô những khẩu hiệu rỗng tuếch.

Có lẽ ông Tập Cận Bình ra lệnh in lại bài này để các đảng viên Trung Quốc. Đặc biệt nhất là trong bản in lần này lại có thêm những đoạn không thấy trong lần in trước.

Thao bản dịch của nhật báo South China Morning Post, Hồng Kông, thì trong đoạn mới được thêm ông Tập nói rằng, "các đồng chí phải biết các xã hội tư bản có một khả năng tự sửa sai rất hay ; không nên coi thường ưu thế của những nước Tây phương đã phát triển về kinh tế, khoa học, quân sự…"

Trong bài diễn văn cũ này, Tập Cận Bình cũng dẫn lời Đặng Tiểu Bình nói, rằng "Xây dụng và củng cố chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Hoa sẽ phải mất hàng chục thế hệ !" Họ Đặng nói câu này hồi năm 1992, trong khi đi vận động tiếp tục đổi mới kinh tế. Lúc đó, thế lực của Đặng đang bị đe dọa vì phe bảo thủ muốn trở về thời "bao cấp". Lúc đó đã 87 tuổi, Đặng vẫn phải đi một vòng các thành phố đã thành công trong việc cải tổ, Vũ Hán, Thâm Quyến, Chu Hải, Thượng Hải, để chứng tỏ quyết tâm cải tổ.

Một điều đáng chú ý là tháng Chín vừa qua, con trai của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phú Phong (Deng Pufang) cũng mới trích dẫn câu nói của bố trong một bài báo mà người ta thấy dụng ý muốn phê phán chính sách ngoại giao quá nhiều tham vọng của Tập Cận Bình. Trong bài đó, Đặng Phú Phong còn nhắc lại lời ông bố khuyên nước Trung Hoa đứng hăng say kiêu ngạo, hãy "biết chỗ mình đứng ;" với khẩu hiệu "Thao Quang Dưỡng Hối" (Tao Guang Yang Hui, 韬光养晦), che giấu sức mạnh của mình trong bóng tối để chờ thời.

Cũng trong bài diễn văn trên, Tập Cận Bình còn diễn tả ý kiến của Đặng Tiểu Bình cho rõ hơn : "Phải học hỏi những thành tựu văn minh của các nước tư bản và sẵn sàng đối phó với sự kiện người ta sẽ so sánh thành công của các nước đó với những thiếu sót của phương thức phát triển theo chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc".

Tập nhắc lại lần nữa, "Trong một thời gian dài sắp tới, chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ sơ khai sẽ phải cộng tác và cạnh tranh với các nước tư bản, họ được trang bị với hiệu năng sản xuất cao hơn".

Tập Cận Bình đã nhắc lại một câu của Đặng Tiểu Bình mà người con ông mới nêu lên. Câu này lại được dẫn ra trong một bài mà Đặng Phú Phong viết khuyên Trung Quốc không nên dương oai diễn võ quá. Đây không phải sự tình cờ. Chúng ta thấy một tín hiệu được đưa ra : Trung Quốc sắp làm hòa trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hai ngày sau khi bài diễn văn năm 2013 của Tập Cận Bình được in lại, phó thủ tướng Trung Quốc tới Washington bàn tiếp chuyện mậu dịch.

Ông Lưu Hạc qua Mỹ lần này có nhiều hy vọng sẽ ký kết một văn bản chính thức hóa cuộc hưu chiến. Vụ "ngưng bắn" bắt đầu khi Tổng thống Trump, trước khi gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un ở Hà Nội, tuyên bố hoãn không tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump có nhiều lý do để chấp nhận một cuộc hưu chiến vào lúc này. Ông mới đắc thắng khi cuộc điều tra của ông Mueller kết thúc, với kết luận không thấy ban vận động tranh cử năm 2016 của ông thông đồng với tình báo Nga. Nhưng ngay sau dó, ông lại tuýt hai ý kiến vội vàng. Ông tỏ ý quyết xóa sạch đạo luật y tế Obamacare. Ông lại dọa sẽ đóng cửa biên giới với Mexico. Mấy ngày sau, nghe các đại biểu đảng Cộng hòa khuyên can, ông phải rút lại cả hai dự tính.

Nhưng điều khiến ông Trump lo ngại hơn là ảnh hưởng của cuộc chiến mậu dịch trên kinh tế nước Mỹ. Nếu kinh tế đi xuống trong vòng một năm nữa thì cuộc vận động tái cử 2020 của ông Trump sẽ khó hơn nhiều.

Từ một năm qua, các cuộc đầu tư trên thế giới trì trệ vì không ai biết cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đi tới đâu. Hiện nay kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ, và cuộc chiến với Mỹ đẩy cho xuống sâu hơn. Nền kinh tế Trung Quốc lớn hàng thứ hai trên thế giới ; khi hơn một tỷ người Trung Hoa bớt tiêu thụ thì sẽ cả thế giới sẽ bán ít hàng hơn. Tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.

Cho nên một cuộc hưu chiến cũng phù hợp với quyền lợi của Tổng thống Trump và nước Mỹ. Các nhà nông ở vùng Trung Tây đã thấm thía những đòn trả đũa của Trung Quốc, với các sắc thuế đánh trên nông phẩm mua từ vùng này. Ông Trump phải săn sóc họ !

Ngoài ra, ông Trump cũng cần một màn ngoại giao biểu diễn ngoạn mục sau chuyến gặp gỡ với Kim Jong-un không đi tới đâu cả.

Hình bóng của Kim Jong-un luôn luôn lẩn quất bên cạnh những cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã tỏ cho Mỹ biết muốn Kim Jong-un nhượng bộ thì phải nhờ bàn tay của Bắc Kinh.

Kinh tế Bắc Hàn lệ thuộc Trung Quốc. Bị cả thế giới cấm vận, hiện nay 90% ngoại thương của Bắc Hàn đi qua nước Tàu. Hai lần Kim Jong-un đi gặp Donald Trump, Kim đều đến Bắc Kinh trước. Và gặp xong, lại qua trình báo với Tập Cận Bình.

Khi cuộc họp sau cùng thất bại, Kim đã dọa dẫm sẽ thử hỏa tiễn tầm xa và làm bom nguyên tử trở lại. Chính phủ Mỹ không lên tiếng dọa lại Kim ; mà vẫn tỏ ra hy vọng có một cuộc họp mặt Trump-Kim thứ ba. Nhưng đi đường nào tới đó ? Con đường ngắn nhất đi qua Bắc Kinh.

Đặc sứ Stephen Biegun, đặc trách Bắc Hàn của Tổng thống Trump, đã qua Bắc Kinh. Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin cũng qua. Và người phụ trách ngoại thương được coi là cứng rắn nhất với Trung Quốc, Robert Lighthizer, cũng nối gót. Kết quả là Lưu Hạc trở lại nước Mỹ, sau chuyến đi lần trước của ông ta không được gì cả.

Lần này, chắc ông Lưu Hạc sẽ mang được một bản văn thỏa hiệp về nước. Chúng ta sẽ thấy mỗi bên nhường nhịn một chút. Hai bên sẽ cùng ca ngợi tinh thần cộng tác và bên nào cũng có thể tuyên bố mình thắng.

Tập Cận Bình sẽ coi đây là một thành tích, làm theo đúng chủ trương của mình, đã vạch ra từ năm 2013. Giới làm ăn Trung Quốc và thế giới sẽ yên tâm hơn khi đầu tư. Trẻ em ở nước Tàu sẽ được học tập Tư Tưởng Tập Cận Bình với những lời trích dẫn mới, mà không cần một cuốn sách nhỏ bìa màu đỏ như thời Mao Trạch Đông. Vì bây giờ Tư tưởng Tập Cận Bình đang được lưu giữ trên "mây", truyền đi bằng vệ tinh, có thể "đáp xuống" các điện thoại và máy computer bất cứ lúc nào, nhiều lần mỗi ngày !

Còn ở Mỹ, cuộc chiến mậu dịch trên các thông điệp tuýt có thể tạm ngưng cho đến sau cuộc bầu cử 2020. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 03/04/2019

Published in Diễn đàn

Sau cuộc gặp mặt bên lề vào tối 01/12/2018 tại Buenos Aires giữa Donald Trump và Tập Cận Bình, Mỹ và Trung đạt được một thỏa thuận tạm ngưng cuộc chiến thương mại do ông Donald Trump khởi xướng từ đầu năm 2018. Thương chiến Mỹ – Trung sẽ tạm ngưng trong 90 ngày để hai nước tiến hành những đàm phán về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ…

mytrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng đại biểu hai nước, tham dự cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.

Theo thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước, Mỹ sẽ không tăng thuế trên gói hàng trị giá 200 tỉ USD nhập khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25% kể từ ngày 1/1/2019 như Trump tuyên bố trước đây. Hai nước sẽ tiếp tục gặp nhau tại Washington D.C trong thời gian sắp tới để bàn thêm chi tiết. Nếu mọi thỏa thuận được thi hành nghiêm chỉnh, thương chiến sẽ chấm dứt. Có nghĩa là, cuộc chiến thương mại đã tạm ngưng tiếng súng để đàm phán tiếp tục, nhưng mỗi bên đã có những nhượng bộ rõ ràng.

Mọi người thở ra nhẹ nhõm, phòng ăn tối vang lên những tiếng vỗ tay rộn ràng khi cuộc gặp kéo dài hơn 2 tiếng rưỡi, kết thúc với những tuyên bố thành công từ cả hai phía. Chưa biết những thỏa thuận này có giống như thỏa thuận giữa Donald Trump và Kim Jong-un ở Singapore trong tháng 6 năm nay không, chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Giữa những niềm vui, những tiếng vỗ tay đầy "hồ hởi, phấn khởi", không ít những tiếng thở dài, buồn bã vì chiến tranh Mỹ-Trung chấm dứt mà Trung Quốc vẫn vững vàng, không chịu sụp đổ theo kỳ vọng "bất chiến tự nhiên thành" của họ.

Không ai rõ những gì đã được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa hai lãnh đạo Trump-Tập, nhưng theo tuyên bố của Thư ký Báo chí tòa Bạch Ốc, cuộc họp thành công tốt đẹp, cho dù hai bên chưa ký kết bằng "mực đen trên giấy trắng". Thế thì ai là người thắng, kẻ bại trong cuộc chiến thương mại do ông Donald Trump khởi xướng ?

Thật khó để có thể tổng kết chính xác thiệt hại của hai bên trong cuộc chiến vừa qua vì chắc chắn dưới chế độ độc tài của Tập Cận Bình, mọi dữ kiện, số liệu báo cáo đều bị che giấu hay giảm thiểu đến mức thấp nhất. Người ta chỉ có thể tạm sơ kết, thống kê những thiệt hại mà phí Mỹ phải gánh chịu.

Cho đến giớ phút này, chưa có con số chính xác nào được đưa ra, nhưng ai cũng có thể thấy hậu quả của cuộc chiến là 2 công ty sản xuất xe hơi lớn nhất của Mỹ là GM và Ford đã phải sa thải hàng chục ngàn nhân viên. Ngoài ra tổ hợp Tesla cũng mua đất xây dựng nhà máy Gigafactory 3 ở Thượng Hải.

Bên cạnh đó, giá nông sản ở Mỹ, đặc biệt là đậu nành xuống thấp kỷ lục trong vòng 10 năm nay, khiến nông dân ở các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ khốn đốn trong mấy tháng qua. Hiện số lượng đậu nành bán sang Trung Quốc theo số liệu giữa tháng 10/2018, giảm 94%, nên nông dân các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ như North Dakota, Wyoming, Missouri… chưa biết phải giải quyết số lượng đậu nành tồn kho này như thế nào. Cái cổng xuất cảng đậu nành lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc đã bị đóng kín, theo thỏa thuận mới sẽ được mở ra, ngay lập tức, cổ phiếu đậu nành cho tháng tới, tăng 1,7%.

Theo ước tính của Agri Pulse, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến cho nông dân Mỹ thiệt hại khoảng 13 tỉ đô la. Con số này phù hợp với số tiền chính phủ Mỹ chi ra để trợ giúp nông dân 12 tỉ của ông Donald Trump trong cuộc chiến.

Các giả thuyết cho rằng, khi thương chiến xảy ra, số lượng hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ giảm. Do thuế suất tăng, nên giá sẽ tăng theo, người tiêu thụ sẽ mua sắm ít đi. Nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2018, thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc hơn 301 tỉ Mỹ kim.

Như vậy, ngoài những hậu quả trực tiếp do cuộc chiến thương mại gây ra cho các ngành công nghiệp xe ô tô, kỹ nghệ sắt thép, nông dân…, ngay cả người tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng gián tiếp, là điều mà nhiều người không nhận ra.

Khi một món hàng bị tăng thuế suất, ai là người lãnh hậu quả cuối cùng ? Nhà sản xuất, công ty buôn bán sỉ và lẻ, hay là người tiêu thụ ? Chắc chắn là người tiêu thụ bởi người ta có thể tạm thời, trì hoãn, không mua một chiếc xe giá vài chục ngàn đô la, nhưng chắc chắn vẫn phải ăn, mặc, dùng smart phone, microwave, laptop… hàng ngày.

Khi thuế suất tăng lên, những người kinh doanh không thể bán giá cũ, họ bắt buộc phải nâng giá để lấy thêm khoản thuế nộp cho chính phủ, bởi nếu giữ giá cũ họ sẽ không có lời. Rõ ràng là giới tiêu thụ hay người dân Mỹ chính là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến thương mại do ông Trump gây ra.

Nhiều chuyên gia, giáo sư kinh tế ở các đại học nổi tiếng của Mỹ như Harvard, Cornell… những người từng được giải Nobel kinh tế đã khuyến cáo Trump không nên gây ra cuộc chiến thương mại vì sẽ không có kẻ thắng, người thua mà chỉ có bị thiệt hại nhiều hay ít hơn đối thủ mà thôi. Tuy nhiên, ông Trump không nghe theo dù ông không lường trước những tác hại của việc ông đang làm.

Trong bài Người Việt dễ dụ đăng trên Thông Luận ngày 27/10/2018, người viết đã từng tiên đoán là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ ngưng khi 2 bên đạt được một thỏa thuận. Điều này đã trở thành hiện thực sau khi Trump và Tập gặp nhau buổi tối 01/12/2018, bên lề cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo các nước G-20.

Vậy ai thắng, ai bại trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vừa qua ? Bại thì chắc chắn là dân Mỹ và Tàu. Thế còn ai thắng ? Dạ thưa, gia đình Donald Trump ! Ngoài giấy phép cấp thêm 16 mặt hàng nhãn hiệu Ivanka được phép sản xuất ở Trung Quốc, cấp ngày 06/11/2018, đúng ngày bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, qua đầu năm sau, gia đình Trump sẽ còn được lại quả nhiều món khác nữa.

Thế thì, bao giờ Trung Quốc mới sụp đổ để Việt Nam chết theo ?

Thạch Đạt Lang

(03/12/2018)

Published in Quan điểm

Các nhà lãnh đạo dự Hội Nghị G-20 tại Buenos Aires, Argentina, sẽ tìm cách tránh không thất bại như cuộc họp APEC vài tuần trước đây tại Papua New Guinea. Khi kết thúc, Hội Nghị Á Châu Thái Bình Dương không đưa ra được một bản thông cáo chung. Lý do chính, là xung đột giữa chính phủ Mỹ và Trung Cộng.

trumptap1

Ai cũng chờ coi hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình gặp nhau trong bữa ăn tối ngày Thứ Bảy, 1 tháng Mười Hai. Đây là lần đầu tiên hai ông gặp nhau kể từ lúc cuộc "chiến tranh mậu dịch" bắt đầu. (Hình : AP Photo/Andrew Harnik, File)

Cho nên, ai cũng chờ coi hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình gặp nhau trong bữa ăn tối ngày Thứ Bảy, 1 tháng Mười Hai, coi họ có thỏa hiệp được gì với nhau không.

Đây là lần đầu tiên Trump gặp Tập, kể từ lúc cuộc "chiến tranh mậu dịch" bắt đầu. Từ 1970, bang giao giữa hai nước đều do các người lãnh đạo cao nhất quyết định. Ông Nixon với Mao Trạch Đông. James Carter và Ronald Reagan với Đặng Tiểu Bình.

Cả hai ông Tập và Trump chắc đều không muốn thiên hạ coi mình là người chịu trách nhiệm đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Cả hai cùng muốn giảm bớt tình trạng căng thẳng để yên việc bên trong nước họ. Tập Cận Bình biết rằng nếu giao thương Mỹ-Trung bế tắc thì tỷ lệ tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc sẽ giảm bớt 1%. Kế hoạch cải tổ kinh tế của ông Tập sẽ bị trì hoãn 5 tới 10 năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ lên cao đầu năm tới.

Donald Trump thì sắp phải đối phó với một Hạ Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát ; cuộc điều tra về Nga can thiệp cuộc tranh cử năm 2016 chưa biết sẽ đi tới đâu. Trong năm tới Trump sẽ khó chú tâm vào vấn đề mậu dịch, khi bắt đầu lo cho cuộc tranh cử năm 2020.

Cho nên, rất nhiều hy vọng hai ông sẽ đạt được một số thỏa hiệp, để cả hai đều có thể tuyên bố đại thắng khi trở về nước.

Vậy họ có thể nhường nhịn nhau những thứ gì ?

Tập Cận Bình đã ra lệnh báo đài không hô khẩu hiệu về kế hoạch "Made in China 2025" đẩy các công nghiệp tân tiến lên vượt Mỹ nữa – vì dù sao đó cũng là một giấc mộng xa vời. Bây giờ, ông có thể tuyên bố sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa và đầu tư ngoại quốc ; nâng cao tỷ lệ hạn chế các công ty nước ngoài được mua cổ phần trong các công ty Trung Quốc nhiều hơn.

Tập sẽ không thể bãi bỏ việc bao cấp các doanh nghiệp nhà nước vì đó vẫn là xương sống của nền kinh tế và của chế độ độc tài đảng trị ; nhưng ông có thể hứa ngưng trợ cấp cho các công ty quốc doanh ghi tên trên thị trường chứng khoán – là nơi mà họ tranh đua với các xí nghiệp nước ngoài.

Tập Cận Bình cũng sẽ cam kết sẽ tôn trọng bằng sáng chế của các xí nghiệp Mỹ, thi hành những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí năng (intellectual property) ; và không ép các công ty Mỹ phải chuyển giao kỹ thuật cho người Trung Quốc khi cùng làm ăn. Để cho ông Trump hài lòng hơn, Tập có thể cam đoan không tấn công các mạng tin học của nước Mỹ – như ông ta thường vẫn quả quyết không bao giờ làm.

Muốn thực hiện các lời hứa đó, hai bên sẽ phải họp bàn với nhau sau, vì hai người lãnh đạo không có thời giờ nói những chuyện cụ thê. Cho nên hứa hẹn thôi cũng là đẹp rồi !

Người đã cảnh cáo trước những hứa hẹn đó là Đại Diện Thương Mại Robert Lighthizer, tương đương với một bộ trưởng ngoại thương. Ông Lighthizer vẫn nói đi nói lại rằng các vị tổng thống Mỹ trước đây đã rơi vào cái bẫy của Trung Cộng, vì họ chỉ hứa hẹn đủ điều, rồi họp hành liên miên, mà kết quả chẳng có bao nhiêu. Tình trạng đó nếu kéo dài đến năm 2020, sẽ làm cho ông Trump có vẻ "yếu", một điều ông không bao giờ chấp nhận.

Cùng chia sẻ thái độ cứng rắn đó là Giáo Sư Peter Navarro, cố vấn ngoại thương Tòa Bạch Ốc, tác giả cuốn "Chết trong tay Trung Quốc" (Death by China). Trước đây vài tuần, có tin ông Navarro sẽ không được dự phái đoàn đi Buenos Aires ! Ông được ghi danh vào phút chót.

Ông John Bolton, cố vấn an ninh, cũng thuộc phái cứng rắn, thì đang lo lắng Trung Cộng sẽ lợi dụng việc giao thương và đầu tư để "ăn cắp" kỹ thuật của Mỹ đem dùng vào mục đích quân sự và ngoại giao.

Phụ họa với lập trường cứng rắn này, hai Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) và Chris Van Hollen (Dân Chủ) mới thông báo cho Tòa Bạch Ốc biết rằng công ty ZTE của Trung Quốc mới bán cho chính phủ Venezuela một hệ thống quan sát dùng những bộ phận mua của Dell, công ty Mỹ. ZYE năm ngoái đã bị cấm mua hàng diện tử của Mỹ cũng vì vi phạm lệnh cấm vận Iran. Phải nhờ Tập nói chuyện với Trump nên ZTE được tha, nay lại vi phạm lần nữa vì Venezuela cũng đang bị cấm vận !

Ông Trump thường nghiêng về phía phe "diều hâu" trên. Nhưng trong đám tùy tùng của ông lần này sẽ có những người nghiêng về phía ôn hòa, như cố vấn kinh tế Larry Kudlow, Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin. Họ cố gắng tìm cách đạt được một thỏa hiệp chung cho ông Trump ký.

Ông Trump đã từng thỏa hiệp với Châu Âu và Nhật Bản sau khi ông dọa đánh thuế trên xe hơi nhập cảng vào Mỹ. Nhật Bản đã hứa sẽ đầu tư thêm làm xe hơi ở Mỹ, còn Mỹ hứa sẽ không đòi Nhật mở cửa thị trường nông nghiệp.

Bây giờ, Trump và Tập cũng có thể giao ước một vài điều cụ thể như vậy, để tạo không khí hòa hoãn và dễ giải thích với dân hai nước. Tập Cận Bình sẽ xin Mỹ ngưng không tăng thuế quan trên hơn 4.000 món hàng, trị giá 200 tỷ USD, đang đánh 10% hiện nay và ông Trup dọa sẽ tăng lên 25% trong tháng Giêng năm tới. Đổi lại, Tập sẽ bãi bỏ lệnh ngưng mua nông sản Mỹ, như đậu nành và bắp từ các tiểu bang Trung Tây, những nơi đã bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016. Ngoài ra, sẽ ký kết mua thêm dầu, khí của Mỹ, trong lúc giá năng lượng dang xuống thấp trên thị trường thế giới.

Ông Tập Cận Bình còn có thể tặng ông Trump một món quà nữa, trong vấn đề Bắc Hàn. Từ khi ông Trump gặp Kim Jong-un ở Singapore, Trung Cộng cũng như Nga đã nới lỏng việc cấm vận với Bắc Hàn. Từ đó tới nay ông Trump vẫn chờ Kim Jong-un hủy bỏ bom nguyên tử, nhưng chưa thấy nhúc nhích. Tập Cận Bình có thể hứa sẽ tạo thêm áp lực với nhà độc tài 34 tuổi này, trước khi Trump gặp lại cậu ta, như ông đã nói gần đây. Tập đã từng hứa như vậy nhiều lần, nhắc lại cũng không mất mát gì thêm !

Trong phái đoàn Mỹ dự tiệc với hai vị nguyên thủ còn có Jared Kushner, con rể ông Trump, một người rất có cảm tình với Bắc Kinh. Ông Kushner đã thu xếp cuộc gặp mặt đầu tiên giữa Trump và Tập ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago, Florida, năm 2017. Bảy tháng sau, Tập đã mời Trump và bà Melania thăm Bắc Kinh, dự quốc yến linh đình, và đóng cửa Tử Cấm Thành trong lúc vợ chồng tổng thống Mỹ vào coi. Đó là do nỗ lực ngoại giao của Jared Kushner. Bà vợ Kushner cũng có nhiều thương hiệu được Bắc Kinh chấp nhận bảo vệ bản quyền.

Những thỏa thuận trên đây, nếu đạt được, dù nhỏ và có tính cách tạm thời, nhưng có thể được coi là dấu hiệu bày tỏ thiện chí của hai bên muốn "ngưng chiến" ; chờ hiệp sau phân giải. Thế giới sẽ thở phào nhẹ nhõm. Những người mừng rỡ nhất là 20 vị lãnh đạo trong nhóm G-20. Họ có thể cùng ký trong một tuyên cáo chung kết thúc hội nghị, đề cao thương mại quốc tế.

Ông Trump cho thấy là một người rất dễ có cảm tình với những "người hùng", như Vladimir Putin, Kim Jong-un, hay Thái Tử Mohammed bin Salman, nước Á Rập Saudi. Trong hội nghị G-20 lần này, ông Trump đã phải từ chối không gặp Vladimir Putin và Mohammed bin Salman, còn Kim Jong-un thì không được dự. Ông chỉ còn một gặp người nắm toàn quyền sinh sát với dân là Tập Cận Bình. Do đó ông có thể thấy nói chuyện thoải mái, vui vẻ hơn và dễ tiến đến một thỏa hiệp hơn.

Dù sao, trông mặt Tập Cận Bình còn dễ chịu hơn khi phải nghĩ tới những bộ mặt Nancy Pelosi, Michael Cohen hoặc Robert Mueller ở nước Mỹ.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 30/11/2018

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Mỹ "kiên quyết không nhượng bộ Trung Quốc" (RFI, 20/11/2018)

Phát biểu tại Hồng Kông ngày 19/11/2018, một quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa đã nhắc lại rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông và Đài Loan, cho dù Mỹ vẫn mong muốn duy trì hợp tác ngoại giao cấp cao với Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại song phương và đa phương.

mytrung1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt trong vùng Biển Đông. Tháng 4/2018. Reuters

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ông Patrick Murphy, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của bộ Ngoại Giao Mỹ, từng tháp tùng phó tổng thống Mỹ Mike Pence công du Châu Á vào tuần trước, đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc là bên đã phức tạp hóa và làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan đang khuấy động quan hệ Mỹ - Trung hiện nay.

Đối với quan chức Mỹ này, trên cả hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan, Hoa Kỳ đã duy trì được nguyên trạng từ nhiều thập niên qua, nhưng hiện nay, "Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở cả Biển Đông lẫn Đài Loan, và điều đó dẫn tới căng thẳng và hỗn loạn, làm cho tình hình ngày càng rắc rối thêm".

Về Biển Đông, ông Murphy cho rằng : "Làm sao đối thoại được khi vào cùng một lúc, một quốc gia tiếp tục xây dựng, cải tạo và quân sự hóa… phá vỡ lòng tin".

Theo South China Morning Post, tuyên bố trên đây nhắc đến việc Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, và quyết định triển khai quân lính và vũ khí lên các thực thể này.

Các vụ trực diện giữa chiến hạm Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng lên trong thời gian qua ở Biển Đông, nơi Đài Bắc và Bắc Kinh có tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Mỹ đã nhấn mạnh quyền tự do lưu thông của mình trong vùng biển này, trong khi Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền trong khu vực.

Trọng Nghĩa

*****************

Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông (RFA, 20/11/2018)

Hôm 20/11 hãng tin AP cho biết Hoa Kỳ vừa điều hai tàu sân bay chuẩn bị đến Biển Đông là tàu USS Ronald Reagan và tàu USS John C. Stennis.

mytrung2

Hình chụp của Hải quân Mỹ : Tuần dương USS Antietam đi cạnh tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Philippines hôm 21/6/2018 - AFP

Tờ Liberty Times của Đài Loan trích thông báo của quân đội Mỹ cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan đã nhập cùng với các tàu khu trục US Antietam và USS Milius là những tàu vừa đi qua eo biển Đài Loan gần đây để chuẩn bị vào Biển Đông.

Trong khi đó, tàu sân bay USS John C. Stennis hiện vẫn ở gần Philippines. Tàu này sau đó cũng sẽ đến Biển Đông.

Trước đó, tại thượng đỉnh APEC hồi cuối tuần qua ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng Biển Đông không thuộc về bất kỳ ai và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến đi qua khu vực này nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hai và hàng không trong khu vực.

Theo AP, Trung Quốc mới đây đã đồng ý cho tàu USS Ronald Reagan cùng ba tàu khác của Hải quân Mỹ đến Hong Kong. Ba tàu khác được cho biết là các tàu Curtis Wilbur, Chancellorsville và Benford. AP trích thông tin từ cơ quan chức năng cảng Hong Kong cho biết những tàu này sẽ đến Hong Kong vào ngày 21/11. Trước đó, vào tháng 9, Trung Quốc đã từ chối không cho tàu sân bay Mỹ đến Hong Kong giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm Hong Kong của tàu sân bay Mỹ lần này diễn ra vào ngay trước thượng đỉnh Mỹ Trung nhân hội nghị các nước G 20 ở Argentina vào 2 tuần tới.

*******************

Tàu hải quân Mỹ sẽ thăm cảng Hồng Kông sau khi Trung Quốc thôi từ chối (VOA, 20/11/2018)

Trung Quốc cho phép mt tàu sân bay ca Hi quân M và nhóm tàu chiến đu kèm theo thc hin chuyến ghé thăm cng Hng Kông sau khi Trung Quc tng t chi mt đ ngh tương t gia lúc có nhng căng thng vi Washington.

mytrung3

Chiếc limousine chở Tập Cận Bình chạy qua đại lộ Độc Lập do Trung Quốc tài trợ tại Port Moresby, Papua New Guinea ngày 16/11/2018.Mark Schiefelbein/Pool via Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), gởi phó tổng thống Mike Pence đi thay. Ông Pence thậm chí còn không lưu lại ban đêm tại thủ đô của Papua New Guinea, vốn nổi tiếng là mất an ninh, mà ngủ đêm bên kia bờ biển Corail, thuộc Úc.

Tương phản càng rõ rệt hơn khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Port Moresby từ thứ Năm 15/11/2018, khánh thành một con đường và một trường học do Trung Quốc tài trợ, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy 17/11. Papua New Guinea đã trải thảm đỏ cho phái đoàn Bắc Kinh, cờ Trung Quốc treo đầy dọc theo đại lộ.

Theo AFP, trong một bài viết đăng trên báo chí địa phương trước khi đến, Tập Cận Bình cam kết "tạo đà mới cho công cuộc phát triển chung" Trung Quốc - Papua New Guinea, và "đào sâu sự hợp tác thực tiễn với các đảo quốc Thái Bình Dương, thông qua thương mại, đầu tư".

"Cơ hội rất lớn cho Trung Quốc"

Ông Ben Rhodes, từng là trợ lý cho cố vấn an ninh quốc gia thời Barack Obama, nhận định sự vắng mặt của tổng thống Hoa Kỳ đã "tặng cho Trung Quốc một cơ hội hết sức to lớn để mở rộng ảnh hưởng". Bắc Kinh có "cơ hội lịch sử để xâm nhập khu vực trong nhiệm kỳ của ông Trump".

Trước khi thượng đỉnh khai mạc, một viên chức cao cấp Mỹ không muốn nói tên, tố cáo Bắc Kinh lao vào "một kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm trên toàn khu vực". Nhiều quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đã nhận các món vay từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng "không minh bạch".

Hậu cảnh của hội nghị thượng đỉnh có lẽ sẽ căng thẳng này, là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bất đồng về cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) dường như càng làm phức tạp thêm nỗ lực của các nhà ngoại giao APEC để soạn thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng sẽ phải công bố trong dịp này.

Ông Donald Campbell, đồng chủ tịch Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương nói : "Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khó khăn, với căng thẳng thương mại ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tất nhiên sẽ được phản ánh trong các cuộc thảo luận ở Port Moresby. Sẽ rất khó đồng tình được với nhau về bản thông cáo".

Việt Nam và 40 chiếc xe sang Maserati

Hôm thứ Sáu 16/11/2018, thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chừng như muốn nhắc nhở các vị khách mời về các quy định thương mại quốc tế. Ông nhấn mạnh : "Các nền kinh tế nhỏ nhất, những quốc gia như Papua New Guinea rất trông cậy vào thương mại quốc tế, đặc biệt là việc tôn trọng các quy định WTO".

Chương trình chính thức của hội nghị gồm các vấn đề hội nhập kinh tế trong khu vực, và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nhưng chương trình nghị sự đã bị lu mờ chỉ vì hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại một thành phố nổi tiếng là tội phạm hoành hành, các băng đảng được biết dưới tên gọi "raskol" ngự trị với luật pháp do chúng đặt ra.

Vì vấn đề an ninh cũng như hậu cần, các đại biểu và phóng viên phải lênh đênh trên ba chiếc tàu, do nước Úc láng giềng cho mượn trong dịp này. Một phần nhiệm vụ giữ an ninh cho thượng đỉnh được giao phó cho các quân đội nước ngoài. Úc điều đến 1.500 quân nhân, trong đó có lực lượng đặc biệt, phi cơ tiêm kích và chiến hạm.

Việc chuẩn bị cho thượng đỉnh được đánh dấu bởi các tranh cãi về việc chính quyền Papua New Guinea mua 40 chiếc xe sang Maserati cho các lãnh đạo APEC sử dụng, trong khi các bệnh viện thường xuyên thiếu thuốc men và phân nửa dân số thủ đô sống trong những căn nhà ổ chuột.

Bị chất vấn về món đầu tư này, ông O’Neil không giấu được sự bực tức. Ông nói với báo chí : "Quý vị có đặt ra cùng một câu hỏi như vậy với Việt Nam hay không, khi Hà Nội mua 400 chiếc Audi ? Hội nghị thượng đỉnh này là dịp để giới doanh nhân ý thức được về tiềm năng của Papua New Guinea".

Thụy My

Published in Quốc tế
mardi, 20 novembre 2018 15:44

Việt Nam giữa thương chiến

Trong trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay, kinh tế Việt Nam bơi giữa dòng vì có được một số lợi thế mà cũng gặp nhiều trở ngại bất ngờ. Nhưng người ta không nên quên một cường quốc kinh tế đứng hàng thứ ba là Nhật Bản. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh kỳ lạ đó….

trade1

Không chỉ có thương chiến Hoa-Mỹ mà còn có cả nước Nhật - AFP

Vị trí và chọn lựa của Việt Nam

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - mà ông thường gọi tắt là thương chiến Mỹ-Hoa - sẽ tăng cường độ và kéo dài. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam sẽ được lợi thế vì nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam như thị trường thay thế, nhưng cũng có thể gặp vấn đề nếu đấy là doanh nghiệp xuất phát từ Trung Quốc. Đã vậy, dường như là tình hình không chỉ có mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất từ hai bờ Thái Bình Dương mà còn có vai trò của Nhật Bản, với sản lượng đứng hàng thứ ba thế giới. Vì vậy, Nguyên Lam xin ông phân tích cục diện này cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin đề nghị là chúng ta cùng nhìn sự thể trong bối cảnh trường kỳ và toàn diện. Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP, với 10 quốc gia trong đó có Nhật Bản, Úc, Canada và Malaysia…

Việt Nam cũng sẽ hoàn tất Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Hiệp Châu Âu. Vấn đề chính là sau khi ký kết và phê chuẩn thì phải cải cách cơ chế để thực thi các cam kết vì điều ấy thật ra có lợi cho Việt Nam. Chuyện thứ hai, người ta không thể quên vai trò trọng yếu của Nhật Bản trong Hiệp định Đối tác CPTPP và trong những mâu thuẫn muôn mặt với Bắc Kinh. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các chuyện đó mà tôi gọi tắt là "thương chiến Hoa-Mỹ-Nhật" chứ không chí có Mỹ-Hoa.

Nguyên Lam : Trước hết là vị trí và chọn lựa của Việt Nam trong trận "thương chiến Mỹ-Hoa", thưa ông, đâu là lợi thế và đâu là những trở ngại cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ nhiều năm trước rồi, Trung Quốc hết còn lợi thế là "công xưởng toàn cầu" với nhân công nhiều và rẻ vì mức lương gia tăng và số lao động không còn dồi dào như trước. Vì vậy, giới đầu tư quốc tế đã phải tìm các thị trường khác và đấy là một lợi thế cho Việt Nam nếu biết nhìn xa hơn mức lương thấp của mình mà chú ý tới tay nghề và năng suất của lực lượng lao động.

Chuyện thứ hai và nhìn trong trường kỳ, vì Trung Quốc muốn bước lên trình độ sản xuất cao hơn với giá trị gia tăng lớn hơn nhờ các loại công nghệ tiên tiến, Việt Nam cũng phải sớm nghĩ như vậy, chứ không thể đi sau để tìm cơm thừa canh cặn của xứ láng giềng. Việc các doanh nghiệp quốc tế như Intel hay Samsung đầu tư rất mạnh vào Việt Nam là một cơ hội chuyển giao công nghệ cho kinh tế Việt Nam nếu Hà Nội nhìn ra và nhìn xa hơn lợi thế trước mắt là lương thấp.

Bây giờ, khi thương chiến Mỹ-Hoa bùng nổ - và bùng nổ không chỉ vì hồ sơ thuế khóa hay hạn ngạch – Việt Nam có thể là giải pháp cho giới đầu tư nếu thay cho thị trường Trung Quốc ở các khu vực chế biến. Nhưng Việt Nam sẽ chỉ có lợi nếu có trị giá gia tăng cao hơn và đóng góp vào chu trình cung cấp, cho nên lãnh đạo Việt Nam nên suy nghĩ lại về chiến lược công nghiệp hóa của mình. Ngược lại, nếu tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu loại hàng rẻ tiền thì kinh tế Việt Nam tiếp tục là vệ tinh của xứ láng giềng để bán nguyên vật liệu của Tầu dưới nhãn Việt Nam cho các thị trường Âu-Mỹ-Nhật.

Nguyên Lam : Ông vừa nêu ra hai vấn đề là, thứ nhất, lãnh đạo Việt Nam nên suy nghĩ lại về chiến lược công nghiệp hóa của mình và thứ hai, kinh tế Việt Nam có thể chỉ là vệ tinh của Trung Quốc để bán hàng của Tầu dưới nhãn hiệu Việt Nam. Nguyên Lam xin đề nghị ông khai triển cho hai ý đó.

trade2

Chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam phải tận dụng trí tuệ và năng suất hơn nhân công rẻ. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, chiến lược hay chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam phải tận dụng trí tuệ và năng suất hơn nhân công rẻ, và từng bước phải đem lại khả năng đóng góp cao hơn cho người Việt Nam, cho cơ sở sản xuất của Việt Nam thay vì chỉ trông cậy và phục vụ giới đầu tư ngoại quốc. Đấy là chuyện của cả chục năm tới, y như bài toán Hàn Quốc cách nay 50 năm.

Thứ hai, khi doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn trong trận thương chiến với Mỹ mà chuyển đầu tư của họ vào Việt Nam thì họ gây ra nhiều vấn đề. Một là sẽ trả lương cao để thu vét nhân lực sản xuất làm các doanh nghiệp Việt Nam bị chật vật. Hai là họ ngụy trang hàng Tầu dưới nhãn Việt để bán cho xứ khác thì chính Việt Nam sẽ bị trừng phạt vì chỉ là chi nhánh sản xuất của Trung Quốc. Ba là nếu có viễn ảnh sâu xa, lãnh đạo Việt Nam nên nhân cơ hội mà nhìn ra sự khác biệt giữa hai thứ sản phẩm. Hàng hóa cao cấp như điện tử hay phụ tùng ráp chế xuất phát từ Hoa Kỳ, Nam Hàn hay Nhật sẽ có triển vọng lâu dài và giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng. Còn các loại hàng dệt may, đồ gỗ hay đồ da chỉ đẩy Việt Nam vào vị trí vệ tinh của Tầu vì mua nguyên liệu Trung Quốc và tái chế với trị giá gia tăng thấp để bán hàng cho Tầu.

Vai trò của Nhật Bản

Nguyên Lam : Chúng ta bước qua phần hai, khi ông nói tới vai trò của Nhật Bản. Vì sao ông đề cập tới chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Vẫn trong tinh thần là nên nhìn vào bài toán kinh tế một cách toàn diện thay vì cục bộ, và theo viễn ảnh trường kỳ thay vì ngắn hạn thì chúng ta thấy Trung Quốc cần giải quyết các vấn đề an ninh và kinh tế của họ qua hàng loạt sáng kiến, mà điển hình là Con Đường Tơ Lụa Mới hay Nhất Đới Nhất Lộ. Năm năm sau, nhiều quốc gia đã thấy ra dụng tâm đó và nghi ngờ. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc thì không chỉ nghi ngờ mà đã có phản ứng. Nhật Bản là xứ nhạy bén nhất trong phản ứng đó…

Nhật không muốn có chiến tranh với Trung Quốc mà vẫn phải canh chừng vì nằm ngay tuyến đầu của mâu thuẫn về an ninh với Bắc Kinh. Sau Thế Chiến II, Nhật Bản từ bỏ chủ trương bành trướng quân sự để bảo vệ và phát triển ảnh hưởng kinh tế của một quốc gia thiếu tài nguyên nên trở thành chủ nợ và chủ đầu tư lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, Bắc Kinh lại bành trướng quân sự chẳng khác gì Đế quốc Nhật khi xưa, nên vấn đề không chỉ có quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn có Nhật Bản, và nơi mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm viếng đầu tiên sau khi tái nhậm chức vào năm 2012 chính là Việt Nam.

Nguyên Lam : Nguyên Lam thấy ông đang dẫn về đề tài chính của kỳ này là dường như không chỉ có trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn có nước Nhật nữa, xin ông giải thích chuyện này cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Trung Quốc có sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ với sáu tẩu lang kinh tế trên đất liền và các dòng giao lưu và hải cảng ở ngoài biển như một thể hiện của quyền lực mềm ở ngoài với chủ trương quân sự cứng rắn bên trong. Sáng kiến đó gây ưu lo cho lãnh đạo Nhật Bản về cả an ninh lẫn kinh tế, nhưng thay vì tìm cách ngăn cản hay triệt phá, Nhật lại bọc xuôi và tìm cách hợp tác với các dự án của Bắc Kinh từ bên trong. Khi thăm viếng Trung Quốc vào tháng trước, Thủ tướng Shinzo Abe chào mừng 40 năm tái thiết bang giao với Bắc Kinh, nhắc tới việc Nhật đã viện trợ cho Trung Quốc cho tới gần đây và bày tỏ thiện chí hợp tác với kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh.

Nguyên Lam : Thưa ông, tại vì Nhật Bản là một bạn hàng của Trung Quốc hay vì lý do gì khác nữa ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là vì khá nhiều lý do. Thứ nhất, dù chẳng nói ra, Bắc Kinh cũng thấy hụt hơi vì tốn kém kinh tế, tài chính và ngoại giao cho sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của mình. Thứ hai, Nhật Bản kê vai tham dự sáng kiến đó vì có khả năng kỹ thuật và tài chính để nắm vững sự việc từ trong chử không còn đứng ngoài tìm cách ngăn chặn. Thứ ba, Nhật cũng muốn nhân cơ hội này mà tranh thủ các đồng minh nhưng không gây e ngại cho họ như Bắc Kinh.

Khi đó, ta cũng nên chú ý đến một sự việc bất ngờ là Nhật Bản và Trung Quốc đều cùng tranh thủ các nước Đông Nam Á khi tài trợ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở trong khu vực. Và ngoại trừ trường hợp Malaysia hay Thái Lan, Nhật mới tài trợ nhiều hơn Trung Quốc cho dự án hạ tầng trong khu vực và nhiều nhất là tại Việt Nam với khoảng 100 tỷ đô la, tính tới đầu năm nay. Trung Quốc thì chỉ tài trợ có chừng 30 tỷ đô la cho Việt Nam mà thôi, vì họ nhắm vào việc khác.

Nguyên Lam : Thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên khi ông nói Nhật Bản đã từng viện trợ cho Trung Quốc và cho các nước Đông Nam Á thì tài trợ nhiều nhất cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách đúng 40 năm thì Nhật Bản đã viện trợ cho Trung Quốc vẫn còn lạc hậu và sau 30 năm thì mới giới hạn dần loại viện trợ chính thức gọi là ODA, tính ra thì cũng hơn 34 tỷ đô la trong giai đoạn khốn khó của Trung Quốc. Nhật Bản mong là xứ này sẽ trở thành một đối tác có trách nhiệm thay vì là một cừu thù. Nhưng năm 2010 thì sản lượng kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản nhờ dân số đông gấp chục lần nay đã được giải phóng khỏi chế độ tập trung quản lý kinh tế.

Về phần Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên vượt ải cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ từ năm 1992 và từ đó viện trợ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cho Việt Nam. Vì yếu tố ý thức hệ, lãnh đạo Việt Nam không muốn công nhận chuyện đó. Bây giờ, tình hình lại đang đổi khác, về cả an ninh lẫn kinh tế, khi Hoa Kỳ và Nhật Bản công khai nói đến việc yểm trợ dự án hạ tầng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cái khác với kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh là họ phát huy vai trò của tư doanh trong các dự án này. Và ta nên nhìn vào chuyện đó như một lon xăng để khởi động bộ máy tư doanh sau này sẽ tự động vận hành.

Nguyên Lam : Khi đó, thưa ông, chúng ta trở lại bài toán của Việt Nam giữa trận thương chiến. Ông kết luận như thế nào về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ đây là cơ hội cho Việt Nam thoát khỏi cái không gian chỉ có hai chiều Nam-Bắc, là Việt Nam và Trung Quốc, mà nhìn ra mục tiêu và chiến lược của các quốc gia khác, trong khi đối chiếu với nhiều khó khăn của nội tình Trung Quốc. Giải pháp kinh tế cho Việt Nam xuất phát từ đó.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này, và xin hẹn quý thính giả vào tuần sau.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 20/11/2018

Published in Diễn đàn