Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam là "cửa ngõ" của khối ASEAN : Viễn cảnh thị trường lao động sẽ thế nào ? (RFA, 20/08/2018)

Trong xu hướng các nhà sản xuất thế giới đang dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, và Việt Nam được lợi thế là "cửa ngõ" của khối ASEAN, thị trường lao động Việt trong tương lai sẽ thế nào trong bối cảnh như thế ?

khoa1

Công nhân Việt Nam làm việc ở một xưởng sản xuất áo quần thể thao cho hãng Nike ở Thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Cơ hội

Truyền thông trong nước, vào đầu tháng 7 vừa qua, dẫn lời của Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mekong Economics, ông Adam McCarty cho biết các công ty nước ngoài chuyển khỏi Trung Quốc đang đẩy nhanh xu hướng đến mở nhà máy ở các nước Đông Nam Á, để tránh chi phí tăng trong bối cảnh xung đột thương mại Trung-Mỹ. Chuyên gia kinh tế Adam McCarty cho biết thêm nhiều công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, và Trung Quốc đang đổ tới Việt Nam.

Việt Nam được xem như là "cửa ngõ" của khu vực Đông Nam Á thu hút đầu tư từ các công ty sản xuất trên toàn cầu, vì Ngân hàng Thế giới-World Bank dự đoán Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, duy trì ở mức 6,5% trong giai đoạn 2018-2020 và Việt Nam còn có sức hấp dẫn ở các yếu tố về tiền lương lao động rẻ cùng chi phí đất đai và thuế quan ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES), vào đầu tháng 10 năm 2017, phổ biến thông tin Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với lực lượng lao động trẻ và dồi dào, trong giai đoạn 2005-2015 có tốc độ tăng bình quân 2,11%/năm, gấp hai lần tốc độ tăng dân số và có lợi thế khá lớn so với các nước trong khối ASEAN, như Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Qua cuộc trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn vào đầu tháng 7, Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Văn Đại nhấn mạnh cho dù các nước lớn có tiến hành cuộc chiến thương mại nhắm vào nhau, thì quá trình sản xuất sản phẩm vẫn cần khâu gia công ở nơi có lợi thế về lao động như Việt Nam.

Tờ manufacturingglobal.com, hồi trung tuần tháng 5, dẫn nguồn từ một khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ gia công ở Trung Quốc hiện tại chiếm từ 30 đến 50%, Việt Nam đứng thứ nhì với tỉ lệ từ 11 đến 30% và tỉ lệ còn lại từ các quốc gia khác.

Theo Quartz, một tạp chí chuyên về kinh tế toàn cầu, ghi nhận Việt Nam đang dần trở thành nơi sản xuất chính của hai tập đoàn Adidas và Nike kể từ năm 2010.

Vào trung tuần tháng 8, Reuters cho biết Samsung Electronics đã dần đóng cửa kinh doanh tại Hoa Lục và Việt Nam là một trong những thị trường mà Tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc này tăng cường đầu tư trong hai năm qua.

Thách thức

Lên tiếng với RFA về viễn cảnh thị trường lao động tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, với những thông tin vừa nêu, mặc dù công ăn việc làm có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhưng chủ yếu chỉ là lao động gia công nên lực lượng lao động Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức.

Đồng quan điểm với nhận định trên của các chuyên gia kinh tế, đại diện của Tổ chức công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt, ông Đoàn Huy Chương nêu lên nhận xét của ông về những khó khăn trước mắt :

"Hiện nay Luật Lao động tại Việt Nam đã sửa đổi là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thì khi công nhân bị những bệnh này bệnh kia có thể sẽ bị công ty sa thải bất cứ lúc nào. Cho nên, tôi chưa thấy có một điểm sáng nào cho công nhân Việt Nam hết, mà thực chất hiện nay công nhân Việt Nam vẫn đang chịu sự bóc lột".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận có gần 300 cuộc biểu tình của công nhân nổ ra tại Việt Nam trong năm 2016 và con số này tăng lên khoảng 314 cuộc biểu tình trong năm 2017. Phần đông các công nhân tại Việt Nam, mà chúng tôi tiếp xúc, cho biết họ đình công để phản đối chính sách của công ty, như công nhân không đủ sức làm việc vì bị ép tăng sản lượng, không được nghỉ phép khi bị đau ốm, hay chính sách lương không được cải cách phù hợp… Những công nhân này nói rằng thông thường Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp mỗi khi xảy ra xung đột, không bảo vệ công nhân, và thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức biểu tình.

khoa2

Gần 4000 công nhân Công ty Yamani Dynasty đình công từ ngày 21 đến ngày 26/03/2018, tại Nam Định. Courtesy : Liên đoàn Lao động Việt Tự do

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2018, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói với báo giới quốc nội rằng về cơ bản Công đoàn Việt Nam vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính trị, cơ chế không cho phép Công đoàn Việt Nam hoạt động tự do như các nước tư bản phương Tây, do đó công nhân nên hiểu rõ và chấp nhận.

Giải pháp

Một vài chuyên gia kinh tế mà Đài RFA trao đổi, như Tiến sĩ Vũ Quang Việt nhấn mạnh Việt Nam sẽ không hưởng được lợi nhiều qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài bằng lao động gia công giá rẻ, như qua trường hợp của Tập đoàn Samsung Electronics Vietnam, vì không thu được bao nhiêu thuế từ lợi nhuận khổng lồ của tập đoàn này, và thậm chí trong bối cảnh Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN, thì Việt Nam còn phải đối mặt với những hậu quả khó lường khi các công ty từ Hoa Lục đưa vào trong nước những công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và tác hại đến sức khỏe của dân chúng tại Việt Nam.

Trong khi đó, Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Chính phủ Hà Nội cần cân nhắc kỹ lưỡng để tìm biện pháp thu hút đầu tư lâu dài và bền vững cho thị trường lao động tại Việt Nam, mà theo đề nghị của ông là :

"Tôi nghĩ Việt Nam nên nhìn xuống cái gốc của kinh tế xã hội là giáo dục đào tạo để nâng cao tay nghề và năng suất dù việc ấy sẽ mất chục năm. Với tay nghề cao hơn thì nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những khu vực có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Nghĩa là nên nhìn từ viễn ảnh của 10 năm tới về đến hiện tại".

Đây cũng là một biện pháp quan trọng mà Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đề ra, bên cạnh yếu tố quan trọng không kém là nội lực hóa, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực hội nhập quốc tế.

Thành viên của Tổ chức công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt, ông Đoàn Huy Chương khẳng định với RFA rằng Việt Nam cần phải nhanh chóng cho phép công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp, theo các điều khoản ràng buộc qua những hiệp định thương mại ký kết với nước ngoài, thì thị trường lao động ở Việt Nam mới được đảm bảo phát triển đúng hướng :

"Nếu như muốn cơ cấu lại lao động Việt Nam, trước tiên là phải đào tạo cho công nhân Việt Nam có tay nghề nhất định, chớ không phải nhận vô làm những công việc gia công, rồi muốn sa thải họ lúc nào thì sa thải. Muốn thực hiện như vậy thì phải có các công đoàn độc lập giám sát, chứ không phải để Công đoàn Nhà nước muốn làm gì thì làm và cuối cùng người lao động cũng tiếp tục bị bốc lột mà thôi".

*********************

'Tôi hụt hẫng khi mất đi đứa con tinh thần' (BBC, 21/08/2018)

Một nhà văn người Việt từ Warsaw nói với BBC về kinh nghiệm bản thân khi ông một lần vì 'bị khóa trang Facebook' cá nhân, một kênh mà ông dùng để sáng tác và giao lưu.

khoa3

Ông Trần Quốc Quân (ngồi) giao lưu với bạn đọc trong dịp ra mắt tiểu thuyết 'Tuyết Hoang'

Tác giả của các tác phẩm tiểu thuyết 'Tuyết Hoang' và 'Bóng Làng', nhà văn Trần Quốc Quân giải thích vì sao việc trang Faebook cá nhân của ông bị khóa gần đây là một 'cơn sốc lớn' đối với ông.

"Việc Facebook của tôi bỗng dưng bị khóa làm cho tôi rất sốc, bởi vì có Facebook thì mới có bộ hồi ký 'Em ơi Ba Lan', có bộ hồi ký này thì mới có những tác phẩm như là 'Tuyết Hoang', 'Bóng Làng'.

"Facebook là một phương tiện, cầu nối giữa tôi và bạn đọc, giữa tôi và giới hâm mộ các tác phẩm của tôi. Thế mà nay tôi không còn cầu nối ấy nữa", nhà văn chia sẻ với BBC Tiếng Việt.

Người đồng thời cũng là một doanh nhân và một nhà báo với 30 năm sinh sống và làm việc ở Ba Lan nói thêm với BBC về điều mà ông gọi là một 'tổn thương tinh thần' :

"Việc Facebook bị đóng là cái khiến tôi bị tổn thương tinh thần rất lớn.

"Tôi cũng không biết lý do vì sao Facebook của tôi bị đóng, bởi các nội dung trong Facebook của tôi không vi phạm gì so với quy định của Facebook về hình ảnh, về lời văn, cũng như là các vùng cấm khác của Facebook.

"Tôi muốn Facebook trả lời cho tôi lý do vì sao Facebook của tôi bị đóng và tôi mong rằng trong thời gian ngắn tôi sẽ lấy lại được tài sản vô hình này của tôi".

Khởi đầu cầm bút viết văn

khoa4

Nhà văn Trần Quốc Quân (trái) giao lưu với nhà báo, tác giả Huy Đức trong dịp ra mắt tác phẩm.

Nhà văn Trần Quốc Quân nhân dịp này chia sẻ với BBC về tác phẩm 'Tuyết Hoang' mà ông sáng tác, bắt đầu từ cội nguồn của tên tác phẩm.

"Tôi viết tiểu thuyết này trong bối cảnh lịch sử của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan từ những năm 1988, là năm tôi đặt chân đến cho đến năm 1998, tức là mười năm, vừa là trước và sau Ba Lan chuyển đổi thể chế.

"Vào thời điểm ấy Ba Lan, không những xã hội nước này, mà cả cộng đồng người Việt Nam chưa có những bộ luật chặt chẽ khi chuyển sang thể chế mới, cho nên nó mang tính hoang dã.

"Cái từ 'hoang' ở đây chính là 'hoang dã', 'hoang dại', chưa có luật định gì cả mà sống theo bản năng, còn 'tuyết' thì nó mang một hình ảnh đặc trưng về vùng Đông Âu, Liên Xô và Ba Lan nói riêng. Tuyết Hoang có nghĩa là sự hoang dại trong một vùng tuyết. Đấy chính là tên mà tôi đặt cho cuốn tiểu thuyết của tôi".

Chia sẻ về khởi đầu của việc đến với viết văn, nhà văn, nhà báo, doanh nhân Trần Quốc Quân, người hiện là Phó Chủ tịch Tập đoàn AACC Đầu tư Trung tâm Thương mại ở Thủ đô Warsaw, nói :

"Đầu tiên là chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc tôi viết văn, khởi sự là tôi cùng với nhà báo Lê Xuân Lâm và một số người khác lập ra tờ báo 'Quê Việt', tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan từ những năm 1999. Tức là cũng gần 20 năm rồi.

"Trong thời gian tôi làm báo, viết báo, tôi viết một bộ hồi ký 'Em ơi Ba Lan' gồm 14 phần, chủ yếu để mua vui cho anh em trên Facebook thôi, thế nhưng có một số nhà xuất bản tiếp cận và đề nghị xuất bản.

"Có một số người, trong đó có nhà báo Nguyễn Giang của BBC, anh khuyên là đừng xuất bản dưới dạng Hồi ký, đó là một tư liệu rất quý, nếu xuất bản dưới dạng thô như thế này thì không khác gì là khai thác quặng lên mà chưa tinh chế đã xuất khẩu.

"Cho nên bây giờ thổi hồn nó, nâng giá trị nó lên bằng văn học, thì tôi nghe anh Nguyễn Giang và một số bạn bè báo chí nữa, là tôi chưa đồng ý xuất bản hồi ký 'Em ơi Ba Lan', mà tôi chuyển thể thành 'Tuyết Hoang' với 24 tháng cặm cụi viết, gần như là đều đặn các ngày, mỗi ngày năm tiếng. Tôi toàn viết vào ban đêm, ban ngày tôi vẫn phải duy trì doanh nghiệp của mình".

'Không bỏ một đồng xuất bản'

Là một doanh nhân có tác phẩm, nhưng tác giả Trần Quốc Quân cho hay ông không bỏ ra một đồng nào để tự xuất bản tiểu thuyết của mình.

khoa5

Tác giả Trần Quốc Quân (ngồi) giao lưu với bạn đọc ở Ba Lan.

"Nhiều người cứ nghĩ rằng tôi là doanh nhân là bỏ tiền ra để mua danh, bỏ tiền ra để xuất bản sách, nhưng thực sự ra không phải. Cho đến tận bây giờ tôi chưa bao giờ phải bỏ tiền ra để xuất bản sách cả.

"Mà tôi viết xong thì có Nhà Xuất bản Trẻ đọc và đề nghị ký hợp đồng ngay, tôi chưa bằng lòng và tôi sửa lại trong vòng một năm trời sau đấy, bản thảo được Nhà Xuất bản Trẻ ký hợp đồng, trả tiền bản quyền cho tôi theo giá bán trên bìa.

"Hợp đồng ấy được nhà xuất bản phát hành ở Việt Nam và trong những tháng đầu tiên sau khi phát hành, nó là một trong những cuốn sách bán chạy nhất Việt Nam. Tháng 7/2014, tức là sau khi cuốn sách này được Nhà Xuất bản Trẻ phát hành tại Việt Nam thì VTV đã chọn "Tuyết Hoang" là sự kiện văn học của tháng đó".

Vừa làm ăn kinh doanh, vừa viết lách văn chương, về hai hoạt động và hai loại hình tư duy song hành này khi sáng tác, nhà văn Trần Quốc Quân nói :

"Phải nói là rất hiếm việc trong một con người vừa có chất doanh nghiệp mà lại có chất nhà văn, ít người có thể dung hòa hai cái đó, nhưng phải nói tôi đã làm được điều ấy, mà tôi lại không nghĩ rằng mình từng làm và đang làm được điều ấy.

"Thực ra về mặt bản chất, tư duy một doanh nhân rất khác tư duy của một nhà văn, thế nhưng tôi gần như hòa đồng được điều ấy trong một con người của tôi, nên nhiều người ngạc nhiên. Rất nhiều người ngạc nhiên là làm doanh nghiệp thì không thể là nhà văn và làm nhà văn thì không thể là doanh nhân.

"Tất nhiên là ở trong cuộc sống là có, nhưng mà hiếm, thực ra việc tôi viết được văn khi mà đang làm doanh nghiệp, thì khi doanh nghiệp đã ổn định rồi, chứ còn nếu tôi còn đang bươn chải, hàng ngày vật lộn với đồng tiền, thì nói thật chẳng có tâm lý đâu để mà viết cả".

'Càng lao vào càng đắm say'

khoa6

Nhà văn Trần Quốc Quân xuất hiện trên truyền hình ở Việt Nam sau khi ra mắt tiểu thuyết 'Bóng Làng'

Cho rằng mình may mắn khi không phải viết văn để kiếm sống, nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân nói tiếp :

"Doanh nghiệp của tôi ổn định 15 năm nay rồi, nên buổi tối thường tôi không phải suy nghĩ gì về chuyện cơm áo gạo tiền nữa. Cuộc đời tôi, tôi công nhận là có nhiều may mắn, từ lúc sinh ra t lúc bây giờ, tôi tương đối mãn nguyện với sự thành công của mình, chỉ có một chút những cuộc thăng trầm mà trong doanh nghiệp hầu như ai cũng phải trải qua, thì tôi cũng phải trải qua, nhưng rất là nhanh thôi.

"Cuộc sống mưu sinh của tôi sớm ổn định và tôi không phải lo gì về cơm áo gạo tiền nữa, thì tâm trí mới có thể dồn để viết văn. Viết văn tôi không bao giờ coi như là một nghề kiếm sống cả, mà cái nghiệp thì cũng không phải, đầu tiên là thú vui, là 'hobby', sau đó càng lao vào nó thì càng đắm say với nó và đến bây giờ không dứt ra được.

"Sau cuốn 'Tuyết Hoang' này, tôi có một cuốn gọi là tiểu thuyết nữa cũng được, nhưng mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi là 'Liên hoàn truyện', vì nó là chín chương mà lại có liên hệ với nhau, nhưng mỗi chương như là một câu chuyện, nhưng được liên kết với nhau bằng những nhân vật, sự kiện ở trong ấy.

"Thì đấy là cuốn tiểu thuyết thứ hai, cuốn "Bóng Làng", cũng do Nhà Xuất bản Trẻ xuất bản tại Việt Nam.

Về trao đổi giữa tác giả và nhà xuất bản trong quá trình biên tập cuốn sách trước khi cho tác phẩm ra mắt bạn đọc, về khía cạnh được cho là có sự 'kiểm duyệt' hay 'tự kiểm duyệt' nào đó hay không nếu có, ông Trần Quốc Quân nói :

"Đấy là suy nghĩ của tôi khi quyết định đưa cuốn tiểu thuyết "Tuyết Hoang" này cho Nhà Xuất bản Trẻ và đến tận bây giờ tôi vẫn không biết cơ chế về kiểm duyệt ở Việt Nam như thế nào, do Cục Xuất bản Bộ Văn hóa kiểm duyệt, rồi cho phép in hay là tự Ban Biên tập của Nhà Xuất bản Trẻ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề nhạy cảm về quan điểm, tư tưởng, cái đấy thực sự đến bây giờ tôi không biết.

"Nhưng mà trong quá trình biên tập giữa tác giả và Nhà Xuất bản thì có những chỗ cần điều chỉnh lại cho phù hợp, thực ra mà nói cũng không nhiều, thực ra tôi viết cũng rất nhẹ nhàng mặc dù tôi là một nhân chứng sống về giai đoạn thay đổi lịch sử ở Ba Lan và Đông Âu cũng như là Liên Xô, nhưng tôi chuyển tải những vấn đề tư tưởng trong cuốn "Tuyết Hoang" rất nhẹ nhàng. Cho nên không có một sự căng thẳng nào giữa tác giả và biên tập của Nhà Xuất bản Trẻ".

'Đứa con tinh thần'

khoa7

Nhà văn Trần Quốc Quân (phải) chia sẻ về biến cố xảy ra với trang FB cá nhân của ông trong dịp Hè này.

Trở lại với câu chuyện trang Facebook cá nhân bị khóa mà không được báo trước trong dịp hè này, nhà văn Trần Quốc Quân chia sẻ thêm :

"Tôi thực sự choáng, rất ngạc nhiên là không hiểu sao Facebook của mình lại bị khóa, chứ không phải là bị cướp tài khoản, mà đây là [đóng] bởi Facebook. Khi mà tôi mở ra thì có dòng chữ là 'Tài khoản Facebook của bạn đã bị vô hiệu hóa", đúng từng ấy chữ, không có một giải thích nào thêm.

"Và trong hộp thư điện tử gmail của tôi được đăng ký với Facebook cũng không có một thư nào nói lý do tại sao lại đóng Facebook của tôi, thực ra Facebook của tôi đã lập cách đây 9 năm, mà nhờ nó thì mới có các tác phẩm văn học về sau này.

"Bởi vì khi tôi đã tham gia cộng đồng mạng, thì theo động viên của rất nhiều anh chị em bạn bè là 'anh có khả năng viết và anh có trải nghiệm rất nhiều, vốn sống rất nhiều, tại sao anh lại không viết một biên niên sử gì đó về cộng đồng', thì chính từ lời khuyên ấy mà tôi đã viết 14 chương Hồi ký 'Em ơi Ba Lan'.

"Tôi chỉ mua vui cho anh em bạn bè trên Facebook thôi, sau đó như đã nói được sự động viên của bạn bè mới chuyển thành tiểu thuyết, cho nên Facebook là một tài sản vô hình mà mang giá trị vô giá đối với tôi.

"Cho nên việc mà tôi bị khóa Facebook không biết lý do, không biết tương lai của nó thế nào, phải nói là tôi cảm thấy trống rỗng, hoang mang và buồn bã kinh khủng.

"Nó là đứa con tinh thần của tôi và nó là cầu nối của tôi với bạn bè, với độc giả và với những người yêu mến các tiểu thuyết của mình, thế và bỗng dưng tôi bị hụt hẫng, tôi bị mất mối liên kết ấy", nhà văn nói với BBC Tiếng Việt từ trụ sở Tập đoàn Đầu tư Trung tâm Thương mại AACC nơi ông làm việc hàng ngày.

Nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân chia sẻ với BBC câu chuyện mà ông trải nghiệm này vào trung tuần tháng 7/2018, ông cho hay đã sử dụng một tài khoản thay thế, nhưng có lúc tài khoản này cũng bị ảnh hưởng mà không rõ lý do, vẫn theo ông.

Nhà văn cũng cho biết ông là một trong ba vị Chủ tịch đầu tiên của một Câu lạc bộ những người bạn Việt Nam yêu thích Facebook tại thủ đô Warsaw của Ba Lan được thành lập từ nhiều năm trước.

***************

Việt Nam cố chặn lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế (VOA, 20/08/2018)

Các nhà phân tích cho VOA biết Vit Nam đang c gng kìm chế lm phát đ tăng trưởng kinh tế không b nh hưởng xu như đã tng xy ra cách nay mt thp k.

khoa8

Giao dịch ti mt ngân hàng ti Hà Ni.

Tổng cc Thng kê cho biết ch s giá tiêu dùng trong tháng 6 tăng 4,67% so vi cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 3,29% trong 6 tháng đầu năm 2018. Trước đó Quc hi Vit Nam đã đt ch tiêu ch s giá tiêu dùng tăng không quá 4%.

Giá các mặt hàng tăng, trong đó có giá du thô tăng, là nguyên nhân chính khiến lm phát tăng, thêm vào đó thuế môi trường đánh trên xăng dầu được đ xut áp dng t tháng 10 cũng góp phn làm tăng lm phát, trang web VnExpress cho biết.

Đồng ni t đang mt giá, tng lp trung lưu m rng và th trường tín dng tăng cũng là các nhân nguyên làm ch s giá c gia tăng.

Ông Maxfield Brown, chuyên gia cao cấp ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành ph H Chí Minh cho VOA biết : "Tôi nghĩ nhìn chung xu hướng này đang tăng và đó là kết qu ca vic tăng chi tiêu ca người Vit Nam".

Vào năm 2008, lạm phát tăng n 20% đã nh hưởng xu đến tăng trưởng kinh tế Vit Nam trong ba năm sau đó. Mc tiêu lm phát tăng dưới 4% trong năm nay là nhm ngăn chn đip khúc này.

Ông Brown nói : "Chúng ta cần theo dõi ch s này. Rõ ràng, nếu điu đó xy ra, tc là lm phát tăng cao trở li, thì đó là mt vn đ. Nhưng hin ti thì điu đó chưa xy ra".

khoa9

Một phân xưởng sn xut hi sn đng bng sông Cu Long.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nhn thy giá xăng du đang cao hơn khi h đ xăng cho xe máy. Bà Phương Hng, Giám đc truyn thông ca mt công ty công ngh ti Thành phố H Chí Minh cho VOA biết nhiu người dân cũng nhn thy rng giá go đã tăng 10% k t dp tết Nguyên Đán và t đó đến nay không h gim.

Bà Hồng cho biết thêm giá đin sinh hot mi năm c tăng lên, trong khi mc tăng tin lương ca người lao đng bình thường không đ đ bù đp cho các khong tăng này :

"Thông thường t l tăng giá luôn luôn cao hơn nhiu và luôn luôn cao hơn t l tăng lương".

Trong năm nay, Việt Nam nâng mc lương ti thiu lên 6,5% và năm 2019 có kế hoch tăng thêm 5,3%.

Việt Nam phi đối mt vi áp lc đ duy trì chi phí lao đng thp đ khuyến khích các nhà đu tư nước ngoài, cũng như mt vài công ty ln ca M.

Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP ca Vit Nam tăng khong 7% sau vài năm gn tăng 6%. Ngân hàng Phát trin Châu Á (ADB) ước tính mức tăng trưởng trong c năm ca Vit Nam là 7,1%.

Báo Nhân Dân cho biết các cơ quan chính ph "cn giám sát cht ch din biến giá", nht là trong vic chun b hàng hóa cho dp Tết, cn kim soát giá c và "đt ra các bin pháp hp lý" đ n đnh thị trường. Vào tháng trước Quc hi đã xem xét li đ xut thu thuế môi trường.

Các nhà phân tích hy vọng rng Vit Nam s vượt qua mc tăng giá hin ti mà không lp li mc lm pháp như 10 năm trước, nhưng cnh báo rng vic đng ni t mt giá do chiến tranh thương mi Trung-M đã nh hưởng đến khu vc ca Châu Á.

Bà Marie Diron, giám đốc điu hành ca công ty tài chính Moody Investors Service ti Singapore cho biết : "Hin ti, thc s chúng tôi không nghĩ có áp lc do lm phát", nhưng bà nói rng "vi s suy yếu ca đng ni t, mc lm phát có th s tăng thêm mt chút Vit Nam và các nước khác".

Ralph Jennings

Published in Việt Nam

Các bạn tr Anh bt đu lnh nht dn vi Facebook trong khi nhng người già hơn li tìm đến vi mng xã hi này, theo báo cáo hàng năm về digital  công bố hi đu tháng 8/2018. Trong khi đó báo Anh tng dn li các bn tr nói h chán Facebook có phn vì s xut hin ca cha m trên mng xã hi này.

face1

Giới tr bt s dng Facebook vì ... ngi ph huynh ?

Báo cáo do cơ quan giám sát truyn thông ca Anh, gi tt là Ofcom, cho hay Facebook vẫn có trên 40 triu người dùng, chiếm 90% s người s dng internet Anh nhưng s người tr t 18-24 tui đã gim 4%.

Trong khi đó những người dùng Facebook tui ngoài 54 đã tăng ti 24%, tc thêm 2,2 triệu và đưa tng s lên 11,4 triu, theo s liu tính ti hết tháng 3/2018.

Số người dùng đ tui 18-24 gim xung 5,4 triu t con s 5,6 triu và người dùng đ tui 25-34 cũng gim t 8,5 triu xung còn 8,2 triu trong cùng thi gian. Như vy Facebook đã mất đi na triu người dùng đ tui 18-34 trong 12 tháng qua.

Số phút trung bình mi ngày mà người Anh dùng Facebook là 27, gim 8% so vi năm 2017.

Mộphóng sự ca BBC cách đây ít lâu cũng cho biết thêm c ba người Anh thì có mt người không dùng mng xã hi và nếu nhìn trên bình din toàn cu thì c 10 người li có ít nht sáu người không dùng mng xã hi.

Phóng sự cũng dn ý kiến nói nhiều người đang dùng mng xã hi cm thy b cun vào vòng xoáy khó ri xa ca các mng như Facebook, vn được thiết kế đ thu hút ti đa s chú ý ca người dùng nhm kiếm li t qung cáo.

Vì sao các bạn tr ri Facebook và h đi đâu ?

Hồi đu năm nay báo Guardian của Anh đã có bài nói về chuyn hơn ba triu người dưới 25 tui Anh và Hoa Kỳ s thôi hoc ít dùng Facebook thường xuyên trong năm 2018.

Tựa đ ca bài báo dường như đã có ý nói ti nguyên nhân : ‘Ph huynh giết nó’ : vì sao thanh niên ri b Facebook’.

Bài báo dẫn li mt bn tr : "Các ph huynh giết nó [Facebook] ngay khi h lên [mng xã hi này]". Bn tr Jordan Ranford, 24 tui, cũng được dn li nói bn đã hu kết bn vi m vì bà làm bn "khó chu quá".

Một bn tr khác, Georgia Davey, 21 tui nói bn ít đăng ti thông tin lên Facebook mà ch dùng nó đ liên h vi bn và lên kế hoch gp nhau cũng như đ "thám thính" xem mi người làm gì. Georgia Davey cho rằng Facebook gn như đã tr thành ch đ người già theo dõi ti tr và cô chuyn sang dùng Instagram nhiu hơn, phn cũng vì nó có nhiu hình nh hơn.

Thực tế báo cáo mi nht ca Ofcom cho thy nhng người đ tui 18-24 trên Instagram tăng thêm 500.000 lên năm triệu sau mt năm và s người t 25-34 cũng tăng thêm 400.000 lên 5,9 triu.

Nhưng s người già hơn cũng lên Instagram ngày mt nhiu vi 3,9 triu đ tui 45-54, tăng 1,3 triu so vi năm 2017. S người ngoài 55 cũng tăng thêm 1,3 triệu lên 3,8 triu.

Cứ theo ý kiến ca mt s bn tr trên, kh năng có mi liên h gia cha m và con cái trên sân chơi mi Instagram có l không nhiu.

Instagram cũng là mạng xã hi do Facebook s hu và cho dù Facebook đng đu v mng xã hội, h vn thua Google v tng s người dùng Anh. Tính ti tháng 3/2018, 41,9 triu người trên 18 tui dùng các trang ca Google trong đó 40 triu dùng YouTube, 37 triu dùng trang tìm kiếm Google, 25 triu dùng Google Maps và 23 triu dùng Gmail. Trong khi đó các trang và ứng dng trong thc th Facebook bao gm c Whatsapp được 40,2 triu người dùng. Đng th ba là các trang ca BBC vi 39,5 triu sau khi hãng tin sng ch yếu nh thu l phí truyn hình vượt qua c Amazon và Microsoft trong năm qua.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 06/08/2018

Published in Diễn đàn

Lá thư ngỏ bị gỡ bỏ và Luật An ninh mạng (RFA, 02/2018)

Nữ sinh viên tốt nghiệp ngành luật, Trương Thị Hà viết tâm thư gửi đến Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học mà nữ sinh viên này đang theo học văn bằng thứ hai, để bày tỏ nỗi thất vọng vì đại diện nhà trường đã không bảo vệ bạn trong vụ việc bạn cùng khoảng 300 người khác bị bắt giữ và đánh đập ở Công viên Tào Đàn, Sài Gòn trong ngày 17/06 vừa qua.

thu1

Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng - Amnesty International

Lá "thư ngỏ" vừa nêu được đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân Trương Thị Hà vào ngày 29/06 đặc biệt gây chú ý trong cộng đồng mạng và đã bị Facebook gỡ bỏ sau vài mươi phút đăng tải. Hòa Ái ghi nhận những ý kiến xoay quanh vấn đề này.

Sự tin cậy vô vọng

Sinh viên Trương Thị Hà, đang học tại khoa ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn thành phố Hồ Chi Minh, trong "thư ngỏ" gửi đến thầy Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng của trường mong muốn được thầy trả lời cho những thắc mắc vì sao thầy im lặng, không lên tiếng bảo vệ lúc bạn Hà bị công an đánh và bị thóa mạ với những lời lẽ dung tục cũng như đã nói rằng "Thầy không biết về luật" khi bạn Hà nhờ thầy giúp liên lạc với luật sư và vì sao thầy ký vào biên bản do công an soạn sẵn.

Bạn trẻ Trương Thị Hà chia sẻ trong bức tâm thư gửi đến thầy Hiệu phó Phạm Tấn Hạ rằng cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi khi thầy quay lưng đi, và hy vọng được thầy hồi âm để nghe tiếng nói thật lòng của thầy rằng thầy đã không thể giúp được vì sự có mặt của công an.

Lá "thư ngỏ" được sinh viên Trương Thị Hà đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhận được 3000 lượt share trong vài mươi phút và đã bị gỡ sau đó. Tuy nhiên cộng đồng cư dân mạng tiếp tục lan tỏa lá thư ngỏ này với nhiều ý kiến khác nhau.

Đài RFA ghi nhận đa số ý kiến của dư luận mạng xã hội chỉ trích hành động của Phó Hiệu trưởng Phạm Tấn Hạ, mà họ cho là vô trách nhiệm, hành vi thiếu văn minh, văn hóa và cư xử ích kỷ vì sợ bị liên lụy và mất chức quyền. Rất nhiều người lên tiếng rằng người bạn trẻ sinh viên Trương Thị Hà đã đặt niềm tin sai chỗ.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và bị án tù vì những hoạt động cổ súy cho tự do dân chủ tại Việt Nam, đã bị trục xuất về Pháp hồi tháng 6 năm 2017, đăng tải lá thư gửi đến sinh viên Trương Thị Hà, rằng ông đồng cảm với chia sẻ của người bạn trẻ này. Trong thư ông viết "Tôi nghĩ xác suất gặp một người công an cư xử đúng mực coi ra còn nhiều hơn một người thầy dám bảo bọc (chưa nói là bảo vệ) cho sinh viên của mình" và vì thế, sự trông mong của bạn Hà vào thầy Phạm Tấn Hạ trong bối cảnh đó là không đúng chỗ. Từ Paris, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói với RFA vào hôm mùng 2 tháng 7 :

"Tôi nghĩ đặt niềm vào các thầy cô thì niềm tin đó đặt sai chỗ. Tại sao tôi bi quan như thế ? Tại vì, tôi thấy phần lớn những người thầy, tạm gọi là họ chỉ nghĩ thuần về giáo dục. Họ đến trường, đến lớp, chia sẻ và dạy dỗ các em về vấn đề giáo dục thôi. Và họ coi như thế là xong rồi. Điều đó có nghĩa là họ chỉ làm vai trò của một người thầy, chứ không phải vai trò của một người công dân. Nhưng, theo tôi trước khi làm người thầy, thì người thầy đó phải làm công dân đã."

Trách nhiệm người thầy

Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người công dân thì cần có tấm lòng yêu nước và có tinh thần bảo vệ đất nước ; còn đối với vai trò của người thầy thì ông cho rằng còn phải có trách nhiệm truyền đạt và ủng hộ học trò của mình tinh thần yêu nước đó, bởi vì thanh niên là rường cột của quốc gia. Do đó, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông không chấp nhận cách thức cư xử của thầy Phạm Tấn Hạ, ký vào biên bản của công an, có nghĩa là đồng ý với các kết luận của họ ; thay vì thầy Hạ nên nói với công an rằng biểu tình là quyền được hiến định và sẽ dạy dỗ, bảo ban sinh viên của trường làm những điều Hiến pháp và pháp luật cho phép.

thu2

Trang Facebook Trương Thị Hà - Courtesy of Citizen

Tuy nhiên, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhấn mạnh trong thời gian giảng dạy 10 năm tại trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chính Minh, ông có thể khẳng khái để nói rằng hầu hết giảng viên của trường không ai dám lên tiếng phản biện những vấn đề liên quan xã hội-chính trị vì lo ngại về cái sổ hưu cũng như con đường quan lộ của họ.

Thực tế gây tranh cãi

Đồng quan điểm với Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một số ý kiến trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự cảm thông với thầy Phạm Tấn Hạ. Một bạn trẻ lên tiếng :

"Thực tế là em thông cảm, tại vì họ còn gia đình. Một người có gia đình, có con cái, công ăn việc làm…thì họ coi như là chấp nhận chịu hèn để bảo vệ gia đình họ. Nếu người thầy đặt trường hợp bênh vực cho bạn Hà, thì em nghĩ chắc chắn người thầy này sẽ bị mất việc. Em nghĩ trong lòng họ cũng đau đớn lắm, vì chén cơm mà họ im lặng."

Facebooker Lê Tuấn Huy viết trên trang Facebook của mình rằng về mặt cá nhân liên quan đến trách vụ, theo ông biết thầy Phạm Tấn Hạ vẫn sẵn lòng giúp đỡ sinh viên một cách vô vụ lợi, khi có vấn đề. Facebooker Lê Tuấn Huy đặt giả định nếu thầy Phạm Tấn Hạ không im lặng mà phản ứng lại trong vụ việc sinh viên Trương Thị Hà bị bắt ở Công viên Tao Đàn, hôm 17/6 thì ông tin rằng chẳng giúp được gì, mà có thể có nhiều khả năng chính bạn Hà sẽ nhận lãnh nhiều hơn, qua lập luận công an sẽ "giận cá chém thớt".

Trong khi nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, có người chỉ trích, có người biện minh thì cư dân mạng có cùng thắc mắc vì sao lá "thư ngỏ" của Facebooker Trương Thị Hà bị gỡ bỏ sau một thời gian ngắn đăng tải ? Nhiều người đặt câu hỏi phải chăng Luật An ninh mạng vừa được Quốc Hội thông qua ngày 12/6 và lập tức có hiệu lực ngay tức khắc, không cần đợi đến đầu năm 2019 như đã thông báo, nhằm dập tắt những tiếng nói bày tỏ quan điểm cá nhân mà bất lợi cho Nhà nước.

Thực tế cho thấy không giống như lời khẳng định của Cục trưởng Cục An ninh mạng, ông Hoàng Phước Thuận nói rằng Luật An ninh mạng không hạn chế các quyền tự do dân chủ của người dân và mọi hoạt động của người dân được nhà nước bảo hộ.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 02/07/2018

****************

Việt Nam phản đối bản đồ Facebook ‘trao’ Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung Quốc

Nguồn : VOA, 02/07/2018

****************

Facebook đã xóa Trường Sa và Hoàng Sa khỏi bản đồ Trung Quốc (RFA, 02/07/2018)

Facebook vừa gỡ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ xác định thị trường quảng cáo của Trung Quốc, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đưa ra phản đối chính thức.

face1

Facebook vừa gỡ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ xác định thị trường quảng cáo của Trung Quốc, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra phản đối chính thức. Screen capture

Trang thông tin VietnamNet loan tin này hôm 2 tháng 7 năm 2018.

Trong mấy ngày qua người dùng mạng xã hội Việt Nam phản ứng gay gắt trước việc Facebook không hiển thị hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong mục bản đồ Việt Nam khi chạy tính năng quảng cáo của Facebook. Tuy nhiên, khi tìm đến phần bản đồ của Trung Quốc, thì công cụ bản đồ của Facebook lại xuất hiện tên 2 quần đảo này.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi trả lời VietnamNet cho biết, Facebook trả lời đây là vấn đề kỹ thuật chứ không phải mang động cơ chính trị, sai sót này do việc lựa chọn tấm bản đồ của một đơn vị thứ 3 cung cấp, chứ không phải của Facebook.

Ông Tự Do cũng cho biết, việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghị định của chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Đây không phải là lần đầu tiên các hãng lớn trên thế giới sử dụng bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hồi năm 2016, công ty Google cũng có nhầm lẫn tương tự. Google sau đó cũng đã phải thay lại bản đồ.

Hiện có khoảng 53 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam, xếp thứ 7 về số người sử dụng trên thế giới.

*******************

Facebook rút Hoàng Sa-Trường Sa khỏi bản đồ Trung Quốc (RFI, 03/07/2018)

Báo chí Việt Nam hôm nay hoan nghênh mạng xã hội Facebook đã không còn ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc lãnh thổ Trung Quốc nữa sau khi cộng đồng mạng và chính quyền Việt Nam phản đối. Cụ thể, theo VnExpress cho biết kể từ ngày 02/07/2018 trên bản đồ hiển thị của Facebook, Hoàng Sa và Trường Sa đã "ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc".

face3

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Saweekeepedia

Vào năm 2012, trước phản đối kiên trì của cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước, Google Maps đã phải xóa đường lưỡi bò vây quanh hai quần đảo này.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, giáo sư Ngô Vĩnh Long, một trong những học giả tham gia vận động bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên bản đồ thế giới, lưu ý điều quan trọng không phải là Google ghi gì, mà là Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ, một định chế hàng thế kỷ, có uy tín chuẩn mực. Hiệp hội này, sau khi nhìn nhận "có sai lầm", vẫn tiếp tục sử dụng "Tây Sa" theo tiếng Trung Quốc để chỉ Hoàng Sa, cho dù bị phản đối (xin xem thêm Tạp chí Việt Nam : Chủ quyền Việt Nam bị thách thức trên bản đồ lưu hành trên thế giới, RFI ngày 22/03/2010).

Tú Anh

Published in Diễn đàn

Mấy ngày qua Tng giám đốc Mark Zuckerberg đã ra điu trn trước Quc hi Hoa Kỳ v vic các d liu ca người có tài khon Facebook được bán cho mt công ty bên Anh Quc, đ nghiên cu th trường, kho sát tâm lí người dùng, nhưng ri nó được s dng vào mc tiêu chính trthể đã nh hưởng đến kết qu bu c tng thng M năm 2016.

face1

Sau sự kin Cambridge Analytica có nhng kêu gi cư dân mng hy b tài khon FB. Dường như chng my ai hưởng ng. Nhiu người đã b nghin FB ri.

Các điều tra liên quan được tiến hành vì có nhng nghi ng là ban vn đng tranh c ca Donald Trump đã thông đng vi Nga đ nh hưởng đến kết qu bu chn lãnh đo M trong bu c tháng 11/2016.

Đã hơn mt năm điu tra, cho đến nay công t viên đc bit Robert Mueller vn chưa đưa ra kết qu, dù đã có mt s nhân vt M cũng như Nga b buc ti.

Phía Tổng thng Trump và ban vn đng tranh c ca ông qu quyết là không có chuyn thông đng vi giới chức Nga liên quan đến bu c năm 2016.

Facebook bị liên h đến v vic vì đã bán d liu cho công ty Cambridge Analytica bên Anh và d liu thông tin cá nhân v người s dng mng xã hi này đã được dùng đ nhng t chc vn đng chính tr PAC (Political Action Committee) tạo ra nhng thông tin qung cáo có li cho ng viên tng thng ca Đng Cng hòa Donald Trump.

Trong cuộc vn đng tranh c năm 2016, hai ng viên đi din hai chính đng đã b tn công, b cáo buc có nhng hành đng có th vi phm lut, như trong bt c kỳ tranh c tng thng M nào.

Với ng viên Dân ch Hillary Clinton, ch đim được nhm vào là bà đã dùng email riêng trong khi làm ngoi trưởng, khiến cho an ninh quc gia b đe da và khi được FBI và B Tư pháp tra hi bà đã không giao đầy đ cho cơ quan điu tra, trong khi có trên 30 nghìn email ca bà đã biến mt hay b xóa đi không còn du tích.

Tổng thng Nga Vladimir Putin không ưa Hillary Clinton vì chính sách đi ngoi ca M vi Nga dưới thi Tng thng Barack Obama. Clinton lúc đó làm ngoại trưởng và bà là người đã ch trương đt li – reset – quan h gia M-Nga vì Putin ch trương đc tài, to khng hong Syria, Ukraine và Cremea.

Trong khi ứng viên Cng hòa Donald Trump thiếu kinh nghim chính trường, li hay phát biu gây sốc, đy tính s sàng, mit th đi th và nhiu thành phn c tri. Vi quá kh nhân thân ca Trump như mt tay chơi "playboy" vì thế nhng ngày gn bu c có băng ghi âm c thp niên trước được đưa ra vi ging nói sàm s v ph n ca Trump. Mt cu nhân viên tình báo bên Anh còn phổ biến h sơ ám ch Trump đã tng ng vi gái làng chơi trong mt chuyến đi Moskva.

Ban vận đng ca Trump không ph nhn phát biu v gái ca Trump, nhưng v tp h sơ cho rng ông đi chơi gái Nga thì Trump hoàn toàn bác b và còn t ra nghi ng ban vn đng ca Clinton đã móc ni vi mt cu nhân viên tình báo Anh tung tin này đ làm gim uy tín ca ông.

Nhiều người không tin mt ng c viên như Trump li có th thng c đ lãnh đo Hoa Kỳ. S thc là vi s phiếu ph thông Trump thua Clinton đến 3 triu phiếu. Nhưng Trump thng phiếu đi c tri đoàn đ tr thành tng thng.

Chính vì thế mi có nhng gi thuyết cho rng phía Nga đã nhm vào nhng tiu bang quyết đnh như Wisconsin, Ohio, Michigan hay Pennsylvania đ tung tin hỏa mù, tin dm không có li cho Hillary Clinton lên mng Facebook gây nh hưởng đến s chn la ca c tri.

Tại sao li đưa lên mng xã hi FB mà không phi nhng mng khác. Đến gi nhng điu tra, nhng du ch đang dn hé m là t nhng d liu mà FB đã bán cho công ty Cambridge Analytica và công ty này sau đó đã dùng dữ liu vào các mc tiêu chính tr, do mt s tham vn và các t chc ng h Trump thc hin.

Vấn đ điu tra v thông đng vi Nga gi đây li chuyn sang điu tra nh hưởng ca FB, qua mt công ty bên Anh, đến bu c tng thng M.

Nếu người đng đu FB hay nhng đi công ty ca Mng h ng viên đng Dân ch Hillary Clinton, hay bt c ng viên nào khác, đó là điều bình thường, vì FB là mt công ty ca M nên người đng đu có quyn có quan đim chính tr.

Vấn đ tr nên phc tp là các d liu ca FB được bán cho mt công ty nước ngoài cho mc tiêu nghiên cu tâm lí, th trường và sau đó công ty này đã để cho các d liu đó được dùng vào mc tiêu chính tr, chn đi tượng c tri mà phát tán thông tin.

Trách nhiệm ca FB nm ch đó. Các thông tin cá nhân mà FB thu thp được t người s dng s được bo mt ti đâu hay s được bán cho nhng công ty nào, dùng để làm gì. Đó là nhng câu hi mà Mark Zuckerberg đã phi tr li trước quc hi trong hai ngày điu trn va qua.

Những ai có tài khon vi FB đu biết nhiu thông tin v bn thân, tuy có nhiu th không tht, được thu thp, qua nút nhn "like" hay qua những cái nhp chut vào mt bài báo, mt sn phm qung cáo, mt tm hình nào đó, tt c đu đ li d liu trong b nh khng l ca công ty. Nh đó FB mi có ngun thu nhp tài chánh qua qung cáo trên mng này.

Nếu bn đc đã tng tìm mua vé máy bay qua mạng travelocity.com, expedia.com, orbitz.com hay tìm đt khách sn qua hotels.com thì ch trong vòng vài phút, qua email hay qua nhng trang mng mà bn thường lướt vào s hin lên các qung cáo sn phm bn đang tìm kiếm.

Đó gọi là "data mining" – khai thác dữ liu – mà các công ty khuyến mãi dùng đ chiêu d khách hàng.

Với 2 t tài khon ca FB thì s lượng d liu tht vô cùng ln. Công ty Cambridge Analytica có được d liu ca 87 triu tài khon, trong đó có c tài khon ca Mark Zuckerberg, theo như ông tr li các câu hi ca dân c trong điu trn va qua.

FB đang phải đương đu vi vn đ bán và bo mt d liu. Vì là mt công ty tư nhân, vic buôn bán đ sinh li là điu tt yếu mà bt c người ch công ty nào cũng mun làm sao đ sinh li nhiu nht.

FB bán dữ liu cho các công ty khuyến mãi, thu tin qung cáo trên FB t đó. Nhưng nay gp phi v mt công ty nước ngoài đã dùng d liu ca FB không thun tính thương mi mà đ to nh hưởng chính tr, đó là điu mà Quc hi M đang xem xét.

Khi ra điều trn, Mark Zuckerberg đã nhn li v nhng sơ h và xin li v v vic Cambridge Analytica, nhưng ông không mun có lut mi cn tr vic phát trin thương mi ca công ty. Ông nói người s dng FB nếu không mun thông tin cá nhân bị chia sẻ có th t chn cách không cho phép FB làm điu này.

Tương lai FB ra sao, giá c phiếu FB s còn tăng lên na hay s gim. T ngày lên sàn chng khoán cách đây 6 năm, giá c phiếu ca FB có lúc đã tăng 500%, t gn 40 đôla lên đến gn 200 đôla mt cổ phiếu cách đây vài tháng, trước khi tt xung dưới 150 đôla trong my tun trước và nay đang mc 164 đôla. Thu nhp ca công ty coi như mt đến 50 chc t đôla trong nhng ngày qua.

FB xuống giá vì v bán d liu cho Cambridge Analytica hay vì th trường chng khoán M đã quá nóng trong năm qua, nay đang vào giai đon điu chnh ? Nhng nhà đu tư vào mng xã hi đang ch đi nhng quyết đnh v s bo mt d kin ca FB trong nhng ngày ti.

Ra điều trn, Mark Zuckerberg xem FB là mt công ty toàn cu, không chỉ gii hn M, vì 80% s tài khon FB là nước ngoài.

Khi chính phủ Hoa Kỳ yêu cu các công ty vin thông, đin toán cung cp d liu đ dò kiếm nhng k có âm mưu khng b làm hi nước M thì các công ty đu phn đi vì điu đó vi phm đến quyn riêng tư ca khách hàng.

Trong những ngày va qua, người s dng FB được biết nhng li nhn qua mng này cũng đã b đc.

Thời bui này vào phây hay lướt mng là bn đã đ cho các công ty khai thác d liu thu thp mi điu v bn. Tr nhng cơ quan tài chánh, ngân hàng nơi bn ký thác tài khon, mượn tin, vn đ bo mt thông tin cá nhân là quan trng. Các mng lưới thông tin khác, cuc đi ca bn hin lên theo tng nhp chut.

Thế gii hin có 7 t 600 triu người. Trung Quc đông dân nht vi 1 t 400 triệu mà Facebook không vào được th trường này. Nhưng cũng đã có đến 2 t tài khon FB khp nơi trên thế gii.

Sau sự kin Cambridge Analytica có nhng kêu gi cư dân mng hy b tài khon FB. Dường như chng my ai hưởng ng. Nhiu người đã b nghiện FB rồi.

Bùi Văn Phú

Nguồn : VOA, 19/04/2018

Published in Văn hóa

Buổi chiều đối diện trước Quốc hội Hoa Kỳ, gương mặt của Mark Zuckerberg không giấu được sự căng thẳng khi bị bao vây giữa trùng trùng các phóng viên và các ánh mắt lạnh lùng của các thành viên thuộc ban điều trần về vụ tiết lộ thông tin người dùng facebook.

face1

Mark Zuckerberg rời khỏi Văn phòng Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D-CA một ngày trước khi điều trần tại tòa nhà Quốc hội Mỹ Capitol Hill ngày 10/04/2018 trước Hội động pháp lý và thương mại Thượng viên. Ảnh Win Mcnamee / Getty Images

Gần cuối buổi, Mark đã nói "Một trong những điều hối tiếc của tôi, là đã chậm chạp xác định các hoạt động thông tin của Nga vào năm 2016". Mark xin lỗi vì đã tạo ra một công cụ mà theo ông ta là đã bị lợi dụng để đưa các tin tức giả, sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Mỹ và những nội dung kích động. Người đứng đầu công ty phát triển mạng xã hội đã xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến 87 triệu người dùng Facebook.

Vào thời điểm mà các ván cờ chính trị ở Mỹ đang đến lúc quan trọng nhất, dường như sự thú nhận này còn quan trọng hơn cả việc Thượng Nghị sĩ Ted Cruz đặt câu hỏi rằng Facebook có giữ được trung lập về chính trị hay không. Dĩ nhiên, Mark Zuckerberg nói là hoàn toàn trung lập.

Nhưng những gì ở Việt Nam có vẻ không giống như vậy, ít nhất từ bài viết của phóng viên Megha Rajagopalan, tờ BuzzFeed News dưới đây.

*****************

Bức thư ngỏ của các nhà hoạt động nhân quyền và các nhóm phương tiện truyền thông độc lập tại Việt Nam chỉ trích Mark Zuckerberg đã đến tay các nghị sĩ, trước các phiên điều trần của Quốc hội và Mỹ, giữa những lời phê phán từ khắp nơi trên thế giới đối với các chính sách kiểm soát nội dung của Facebook.

Hàng chục nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền cũng như các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích Mark Zuckerberg, chủ nhân của Facebook bằng một bức thư ngỏ trước khi ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Bức thư này nói rằng Facebook đã cho đóng nhiều tài khoản một cách bất hợp lý, và xóa nội dung liên quan đến công việc của các nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo, để phục vụ theo yêu cầu của chính phủ.

Làn sóng chỉ trích này cũng dậy sóng, từ phía các nhóm hoạt động nhân quyền như vậy tại các nước như Myanmar và Sri Lanka về những chính sách kiểm soát nội dung của Facebook. Trong trường hợp này, các lời phê phán nói rằng Facebook lại quá khoan dung với các tài khoản có ý gieo rắc bạo lực và tấn công các nhóm thiểu số.

Facebook cũng bị buộc tội hợp tác với các chính phủ áp bức.

Tại Campuchia, các quan chức chính phủ tiết lộ với BuzzFeed News rằng họ có đường dây liên lạc trực tiếp tới Facebook, là cách mà chính quyền nước này sử dụng để đưa tên khóa các tài khoản và hạ bài đăng xuống, bao gồm cả tên những người đang phê phán thủ tướng.

Zuckerberg phải ra điều trần trước các thành viên của hai ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về 'tính riêng tư, an toàn và dân chủ' sau một vụ bê bối về bảo mật dữ liệu lớn ảnh hưởng đến 87 triệu người sử dụng Facebook.

"Chúng tôi đã nhận thấy một sự gia tăng đáng ngại về số lượng các trang Facebook hoạt động bị khóa và nội dung bị xóa đi. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các lực lượng hoạt động trên mạng do chính phủ tài trợ, đứng đằng sau những báo cáo 'lạm dụng' dẫn đến việc Facebook bị tác động phải gỡ nội dung", Duy Hoàng, thành viên tổ chức chính trị Việt Tân, nói với BuzzFeed News.

"Thật không may, khi các nhà hoạt động liên lạc với Facebook, họ chỉ nhận được những phản hồi mơ hồ từ công ty này".

"Chúng tôi lo lắng về chuyện Facebook đang vô tình giúp đỡ chính quyền Hà Nội kiểm duyệt tự do ngôn luận", ông Hoàng nói thêm.

"Chúng tôi có một quy trình rõ ràng và kiên định đối với các yêu cầu từ chính phủ, không riêng gì ở Việt Nam mà chung cho cả thế giới, và chúng tôi báo cáo số lượng nội dung mà chúng tôi hạn chế vì vi phạm luật pháp địa phương trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi", một người phát ngôn của Facebook nói khi được hỏi về bức thư ngỏ từ Việt Nam.

Công ty Facebook nói rằng cách đối đãi việc hoạt động với các nhóm xã hội dân sự cũng như chính phủ đều như nhau và công ty bị đối diện với những thách thức lớn ở mọi nơi. Facebook nói công ty có quyền hạn chế quyền truy cập ở các quốc gia khi nội dung hiển thị trên Facebook bị chính phủ nói là bất hợp pháp.

Ông Hoàng nói các nhóm xã hội dân sự như ông cảm thấy họ có mối quan hệ hợp tác tốt với Facebook cho đến khi các đại diện của công ty, bao gồm trưởng bộ phận quản lý chính sách toàn cầu, đã gặp Bộ trưởng Thông tin và truyền thông của Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi.

Cuộc họp này diễn ra sau khi chính quyền làm áp lực với văn phòng địa phương cúa công ty Facebook, đối với việc lấy quảng cáo, cho đến khi nào giải quyết các vấn đề gọi là 'nội dung độc hại', hãng tin Reuters đã tường thuật về chuyện này. Vào lúc đó, Việt Nam nói rằng Facebook đã đồng ý thiết lập một kênh trực tiếp cho bộ thông tin và truyền thông của Việt Nam, để nghe báo cáo về các nội dung bất đồng với chính phủ.Ông Hoàng nói các nhóm xã hội dân sự như ông cảm thấy họ có mối quan hệ hợp tác tốt với Facebook cho đến khi các đại diện của công ty, bao gồm trưởng bộ phận quản lý chính sách toàn cầu, đã gặp Bộ trưởng Thông tin và truyền thông của Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi.

Nhưng phía Facebook cho biết cuộc họp chỉ đơn giản là thảo luận các chính sách, sản phẩm và chương trình của họ, và rằng không có chính sách nào của họ thay đổi sau cuộc họp, bao gồm cả quá trình để các chính phủ yêu cầu xóa bỏ nội dung. Các đại diện hai bên cũng thảo luận về sự hỗ trợ của Facebook đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng như các vấn đề về kỹ thuật số.

Facebook nói rằng công ty tuân theo các điều khoản dịch vụ cũng như luật pháp, và công ty đã công bố minh bạch các yêu cầu từ các chính phủ trong một báo cáo hàng năm được gọi là Báo cáo yêu cầu của Chính phủ toàn cầu.

Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu người dùng Facebook, vào khoảng một nửa dân số. Khoảng 70 phần trăm người dân Việt Nam thường xuyên lên mạng internet.

Bức thư ngỏ từ Việt Nam, được ký bởi 16 nhóm hoạt động và các tổ chức truyền thông cũng như 34 nhân vật sử dụng Facebook nổi tiếng trong nước. Thư nói rằng các nhà báo công dân được nhiều người biết đến đã không thể đăng tải gì được trước hay trong cuộc xét xử các nhà hoạt động thuộc Hội Anh em dân chủ vào ngày 5 tháng 4 vừa rồi.

"Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Facebook chống lại hiện tượng thông tin sai lệch trong một xã hội tự do, nhưng cách làm của quý vị quá bao quát khiến gây nguy hại đến những nơi đang bị độc tài cai trị như Việt Nam. Việc này lại gây cản trở và khó khăn cho chính đối tượng mà quý công ty đang muốn phục vụ. Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi quý vị mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Khi cách giải quyết của quý vị thiếu tinh tế, Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước", trích thư ngỏ.

Megha Rajagopalan

Nguyên tác : https://www.buzzfeed.com/meghara/facebook-vietnam-mark-zuckerberg ?utm_te...

Tuấn Khanh biên dịch

Nguồn : RFA, 17/04/2018

Tham khảo :

Phản ứng với Facebook từ quốc gia khác, ngoài Việt Nam

Báo cáo minh bạch của Facebook

Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Facebook truy tìm dữ liệu ra sao ? 

Published in Diễn đàn

Facebook, ông khổng lồ bị chao đảo

Cuộc điều trần của chủ nhân mạng xã hội Facebook trước Quốc hội Mỹ đẩy hồ sơ Syria xuống hàng thứ yếu trên các trang báo Pháp ngày 12/04/2018. "Facebook : Mark Zuckerberg gặp khó khăn trước các dân biểu Mỹ", tựa trên Les Echos.

fb1

Chủ tịch tổng giám đốc Facebook, Mark Zuckerberg, điều trần trước các Ủy ban Tư pháp và Thương mại Thượng viện Mỹ, ngày 10/04/2018. Reuters/Aaron P. Bernstein

Trang nhất tờ Le Monde đăng ảnh sáng lập viên mạng xã hội với khoảng hai tỷ người sử dụng đang bị phóng viên săn ảnh bao vây trong cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 10/04/2018, bên trên là hàng tựa "Mark Zuckerberg cứu vãn danh dự tại Thượng viện".

Một ngày sau một cuộc điều trần hơn 5 tiếng đồng hồ ở Thượng viện, chủ nhân Facebook xuất hiện ở Hạ viện với nét mặt căng thẳng và mệt mỏi, mắt thâm quầng. Cửa ải ở Hạ viện còn gian nan hơn là ở Thượng viện. Mark Zuckerberg không dễ thuyết phục các dân biểu Mỹ.

Facebook trước búa rìu của công luận

Le Figaro chạy tít Zuckerberg "trong tầm ngắm" của Hạ viện Hoa Kỳ và dành bài xã luận ngay trên trang nhất để nói về mặt trái của thế giới "kết nối- connected". Facebook không là một "thiên đường digital", không chỉ là nhịp cầu kết nối. Đứa con tinh thần của Mark Zuckerberg hiện nguyên hình là một con "bạch tuộc", vươn vòi hút thông tin cá nhân của những người sử dụng.

Tờ báo không khoan nhượng khi cho rằng Facebook đã "vô trách nhiệm, để cho những thông tin điên rồ nhất và đôi khi bẩn thỉu nhất được phổ biến". Facebook đã làm giàu nhờ hàng tỷ những chi tiết trong đời tư của mỗi người có tài khoản và kể cả bạn bè, thân nhân họ nữa. Những thông tin ấy khi thì được dùng vào những mục tiêu chính trị và thương mại, cũng có khi được sử dụng một cách "không mấy lương thiện".

Không chắc là những lời xin lỗi hay cam kết khắc phục sai lầm của chủ nhân Facebook đủ sức thuyết phục. Với báo Les Echos, sau hai buổi điều trần ở Quốc hội Lưỡng viện, các dân biểu Hoa Kỳ vẫn "hoài nghi về khả năng của Facebook làm thay đổi các mạng xã hội".

Le Monde nhận xét, Zuckerberg hứa tăng cường các phương tiện để bảo vệ đời sống cá nhân cho các thân chủ và để ngỏ cánh cửa để các nhà lập pháp "điều tiết" thể thức vận hành của các mạng xã hội, nhưng "làm thế nào để kiểm soát" những thông tin loan truyền trên các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng ?

Facebook, uy tín bị sứt mẻ

Từ nhiều tháng qua, Facebook tứ bề thọ địch. Le Monde trong bài viết mang tựa đề "những tranh cãi về vai trò của mạng xã hội tại Châu Á" không vòng vo : Facebook bị nêu đích danh "là phương tiện để truyền tải những tư tưởng đầy hận thù" giữa các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo ở Miến Điện và Sri Lanka vào lúc cả hai quốc gia này đang phải đối mặt với phong trào bài Hồi giáo dâng cao. 14 triệu dân Miến Điện có tài khoản Facebook, ở Sri Lanka là 6 triệu.

Sau cáo buộc bất cẩn để tin nhảm lan truyền gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, đây là một đòn mới giáng vào công ty do Mark Zuckerberg đã lập ra.

Phụ trang kinh tế của Le Figaro tìm cách trả lời câu hỏi : vụ tai tiếng Cambridge Analytica đánh cắp thông tin cá nhân của gần 90 triệu người có tài khoản Facebook liệu có là trận bão nhận chìm công ty đã giúp do Zuckerberg trở thành tỷ phú khi chưa đầy 20 tuổi hay không ?

Mối đau đầu khác của Zuckerberg là cổ phiếu chứng khoán giảm 17% trong vòng một tháng. Một thách thức khác nữa là hình ảnh của mạng xã hội Facebook đã phần nào bị sứt mẻ. Sau vụ tai tiếng Cambridge Analytica, có tới 56% người Mỹ được hỏi cho biết là "ít tin tưởng hơn". Le Figaro bồi thêm : "tỷ lệ nay quá cao cho với các mạng xã hội khác".

GAFA trong cơn giông bão

Không chỉ riêng gì Facebook và ông chủ Zuckerberg trong tâm bão. Theo Les Echos các cây đại thụ khác của nền công nghệ kỹ thuật số là Google, Apple hay Amazon… đều đang đánh mất hào quang.

Google bị tố cáo chiếm độc quyền trên thị trường quảng cáo trên mạng. Apple thì bị chỉ trích là cố ý rút ngắn tuổi thọ của các sản phẩm để bắt người tiêu dùng phải chăm sắm hàng mới hơn. Facebook thì bị cáo buộc thao túng công luận, bán dữ liệu cá nhân của khách hàng để làm giàu. Còn Amazon thì đang bóp chết giới tiểu thương, bóc lộc từ nhân viên đến các đối tác thương mại. Uber thì trong tầm ngắm của công luận vì bóc lột tài xế … Danh sách còn dài.

Les Echos nhận thấy rằng, nhờ có những phát minh mới các tập đoàn tin học và công nghệ cao đã "đi nhanh hơn" luật pháp, làm giàu trong một thời gian ngắn kỷ lục và các "tập đoàn công nghệ thế hệ 2.0" này đã tập trung nhiều quyền lực trong tay đến mức đáng sợ.

Nhưng gió đã xoay chiều. Ở khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ, người sử dụng hay tiêu dùng, công luận và chính giới, các nhà lập pháp, giới tài chính cho rằng đã đến lúc những tập đoàn high tech đó cần phải vào "khuôn phép", tức là cần phải đặt lại câu hỏi về mô hình phát triển của chính các con chim đầu đàn trong lĩnh vực công nghệ digital này.

High tech, tai mắt của Trung Quốc để theo dõi những thành phần bất hảo ?

Đâu phải chỉ có Facebook mới thu thập thông tin cá nhân của người sử dụng và khai thác nguồn dữ liệu đó. Trung Quốc cũng rất tinh vi trong việc sử dụng những thông tin cá nhân nhưng là để theo dõi các nhà bất đồng chính kiến hay kiểm duyệt các mạng xã hội.

Le Monde báo động, Bắc Kinh dùng những công nghệ mới để đưa vào danh sách đen những thành phần "nhậy cảm". Thông tín viên của tờ báo kể lại trường hợp của một luật sư Trung Quốc đã nhiều lần bị chận lại ở sân bay vì ông có tên trong danh sách thuộc "thành phần ly khai" hay bị xếp vào danh sách "nguy hiểm đối với an ninh quốc gia". Cho dù là vị luật sư này "chưa từng bị đưa ra tòa, chưa từng bị xét xử hay tuyên án về bất kỳ một hành vi ly khai nào".

Đây không phải là một trường hợp riêng lẻ. Trong thời gian từ 2013 đến tháng 3/2018 có khoảng 10 triệu người "bị từ chối khi mua vé máy bay" ; 6 triệu không được mua vé xe lửa vì lý do "không tuân thủ phán quyết của tư pháp". Theo tổ chức bảo vệ nhân quyên Human Rights Watch, tại Trung Quốc "không có giới hạn nào trong việc thu thập thông tin về các công dân của nước này nhằm mục tiêu theo dõi, kiểm soát".

Syria, Nga bao che cho chế độ Damascus

Trở lại với hồ sơ nóng bỏng là Syria : "Hãy coi chừng, hỏa tiễn sắp bay qua". Les Echos trích lại lời lẽ khiêu khích của tổng thống Trump làm tựa cho một bài báo ngắn. Tác giả bình luận, trong lúc lãnh đạo Hoa Kỳ sử dụng ngôn ngữ không mấy hoa mỹ và ngoại giao, thì ngược lại ở Moskva, chính quyền Nga tỏ ra hết sức bình tĩnh và chừng mực.

Báo Le Figaro không còn nghi ngờ gì nữa về thái độ "Bao che" của nước Nga đối với tổng thống Syria, Bachar -ssad. Đại sứ Nga tại Lebanon tuyên bố là Nga sẽ bắn hạ tên lửa của mà tổng thống Trump dành tặng cho Syria. Theo tờ báo này, thái độ hiếu chiến của Hoa Kỳ càng thắt chặt hợp tác quân sự giữa Nga, Iran và Syria. Tổng thống Putin điều cố vấn an ninh đến Damascus trong những giờ qua, lực lượng quân sự can thiệp ngoài lãnh thổ của Iran là Al Qods đã có mặt tại Syria.

"Sôi động ngoại giao trước khả năng phương Tây tấn công", tựa trên Libération. Tờ báo cho rằng trên hồ sơ này, "Nga mới là mục tiêu mà tổng thống Trump nhắm tới". Trong khi đó thì ngay ở Mỹ là nhất là tại Châu Âu, "mọi người còn do dự về phương thức để can thiệp vào Syria"trừng phạt chế độ Damascus sử dụng vũ khí hóa học.

Le Monde chừng mực hơn khi đưa ra nhận định : Pháp tuy sát cánh với Hoa Kỳ nhưng tổng thống Macron trong cuộc họp báo cách nay hai ngày đã nhấn mạnh rằng trong trường hợp đánh Syria, phương Tây cần phải tránh động chạm đến các đồng minh của chế độ Damascus, loại trừ khả năng đẩy tình hình "leo thang".

Pháp : đòn chiêu dụ của tổng thống Macron

Về thời sự nước Pháp, các báo tập trung vào buổi nói chuyện trưa nay trên đài truyền hình TF1 của tổng thống Macron trong lúc các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra, từ trong ngành xe lửa đến sinh viên ở khoảng 20 trường đại học, hay nhân viên làm việc trong các tòa án.

Có điều tổng thống Pháp trả lời phỏng vấn trực tiếp từ một ngôi làng hẻo lánh trong vùng Normandy, miền bắc nước Pháp. Mục tiêu nhằm chứng minh ông không chỉ quan tâm đến các thành phố lớn và phát triển. Các vấn đề của những vùng nông thôn, từ y tế đến giáo dục cũng là những ưu tiên của chủ nhân điện Elysée.

Libération có một bài phóng sự dài về làng Berd'huis với 1118 dân cư, đang chuẩn bị như thế nào để đón tổng thống Macron về đây, trả lời phỏng vấn trong một chương trình thời sự lúc một giờ trưa của đài TF1. Berd'huis là nơi trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp hồi năm 2017, đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu của bà Le Pen đã về đầu ở vòng một với hơn 30% phiếu ủng hộ.

Gagarin, sao chổi của nước Nga

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày phi hành gia Liên Xô, người đầu tiên bay vào vũ trụ, Yuri Gagarin qua đời, nhà nghiên cứu Pháp Anne-Marie Revol cho ra mắt công chúng cuốn tiểu sử mới với tên gọi đơn giản "Ngôi sao của Nga" Nhà xuất bản JC Lattès.

Tác giả thu thập lời kể của những người từng quen biết, làm việc với Gagarin, cùng với nhiều tài liệu chính thức để nói về một nhân vật mà trước khi đi vào huyền thoại, thì ông từng là một chàng thanh niên 27 tuổi, hiền lành và dễ mến.

Gagarin không ý thức được hết mối nguy hiểm chờ đợi anh trong và sau chuyến bay lịch sử ngày 12 tháng Tư năm 1961. Từ chuyến bay lịch sử đó trở về, Gagarin chỉ còn là một con rối trong tay Moskva.

Năm 1968, khi qua đời, Gagarin là một người hùng mệt mỏi, mệt mỏi vì phải "mang trên vai biểu tượng của một nước Liên Xô kiêu hãnh đã qua mặt được Mỹ trong lĩnh vực chinh phục không gian". Anne-Marie Revol không gột tẩy những mảng tối trong cuộc đời và sự nghiệp của người hùng Gagarin.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Facebook gửi cảnh báo tới người dùng (BBC, 09/02/2018)

Kể từ 23g00 ngày 9/4/2018, người dùng Facebook bắt đầu được biết liệu họ có nằm trong số 87 triệu người bị xâm phạm dữ liệu cá nhân do Facebook chia sẻ với Cambridge Analytica không.

face1

Người dùng Facebook sẽ thấy một trong hai màn hình này, thông báo liệu dữ liệu của họ có bị chia sẻ với Cambridge Analytica hay không.

Tất cả tài khoản Facebook sẽ đều nhận được 1-2 thông báo cho biết là dữ liệu của họ có bị xâm phạm hay không.

Người dùng cũng sẽ được cho biết các ứng dụng nào họ sử dụng cùng những thông tin nào của họ mà các ứng dụng đó đã thu thập.

Facebook cũng đã đình chỉ thêm một công ty phân tích dữ liệu khác là Cubeyou để tiến hành điều tra.

Người khổng lồ công nghệ này sẽ điều tra xem liệu Cubeyou có thu thập dữ liệu cho mục đích học thuật rồi sử dụng cho mục đích thương mại hay không sau khi hợp tác với Đại học Cambridge của Anh.

Việc điều tra được thực hiện sau các cáo buộc của CNBC, liên quan đến một đố vui cá nhân mang tên "You Are What You Like" hay còn gọi là "Apply Magic Sauce".

Trong một email tuyên bố gửi tới Bloomberg, Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm của Facebook Ime Archibong cho biết các ứng dụng sẽ bị cấm từ nền tảng nếu công ty dữ liệu "từ chối hoặc không" kiểm toán.

Thông tin này xuất hiện khi Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg chuẩn bị điều trần 2 ngày trước Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington do vụ bê bối dữ liệu người dùng gần đây.

face2

Một phiên bản được lưu trữ của trang web You Are What You Like. Đường link điều khoản và điều kiện đã không còn.

Trang web You Are What You Like được Cubeyou cộng tác với Trung tâm Tâm lý học Đại học Cambrigde thiết lập.

Đại học Cambridge nói rằng những người tham gia đã đồng ý dữ liệu của họ được sử dụng "cho cả mục đích học thuật và kinh doanh" như đã được ghi trong các điều khoản và điều kiện trên trang web - và thêm rằng tất cả dữ liệu đều được ẩn danh.

Tuy nhiên, theo các điều khoản và điều kiện của Apply Magic Sauce, trường đại học này nói rằng trang web này chỉ được sử dụng cho mục đích "nghiên cứu phi lợi nhuận".

"Cubeyou chỉ đơn thuần thiết kế giao diện cho một trang web sử dụng các mô hình của chúng tôi để cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu sắc về dữ liệu của họ", theo Đại học Cambridge.

"Chúng tôi đã không liên hệ với họ kể từ tháng 6/2015".

face3

Ảnh minh họa

Đại học Cambridge cũng liên quan đến vụ bê bối Cambridge Analytica, vì một trong các viện nghiên cứu của trường đã thiết lập câu đố thu thập dữ liệu theo yêu cầu thuộc quyền sở hữu của Cambridge Analytica.

Đại học Cambridge phủ nhận hợp tác với Cambridge Analytica hoặc công ty mẹ của nó là SCL và cho biết họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu, thuật toán hoặc bất kỳ sự thẩm định nào cho công ty này.

Cubeyou là gì ?

Là một trong số các công ty được thành lập để giúp các doanh nghiệp như nhà xuất bản và nhà quảng cáo nhắm đến mục tiêu tiếp thị của họ. Không rõ liệu Cubeyou có tham gia các chiến dịch truyền bá thông điệp chính trị, giống như Cambridge Analytica đã làm.

Trên trang web của mình, công ty dữ liệu Cubeyou tự miêu tả là đang có "tất cả nguồn dữ liệu người tiêu dùng tốt nhất ở một nơi".

"Xác định người tiêu dùng không chỉ bởi nhân khẩu học hoặc thói quen tiêu dùng mà còn bằng cách tận dụng tất cả các mô tả về tính cách, sở thích và niềm đam mê của họ," Cubeyou nói.

******************

Cambridge Analytica : Dữ liệu 87 triệu người dùng Facebook đang lưu ở Nga (CaliToday, 08/04/2018)

Christopher Wylie, một người tố giác Cambridge Analytica, cho biết dữ liệu mà công ty này thu thập được từ hơn 87 triệu người dùng Facebook, có thể đang được lưu trữ ở Nga.

face4

Christopher Wylie, một người tố giác Cambridge Analytica, cho biết dữ liệu mà công ty này thu thập được từ hơn 87 triệu người dùng Facebook. Photo Credit : CNN

Ông Wylie nói với Chuck Todd của đài NBC rằng số người bị truy cập thông tin cá nhân trên Facebook "chắc chắn cao hơn" con số 87 triệu.

Ông Wylie cho biết chính quyền Mỹ đã liên lạc với luật sư của mình, bao gồm điều tra viên của Quốc Hội và Bộ Tư Pháp. Ông Wylie cho biết ông có ý định hợp tác với họ.

Ông Wylie nói: "Chúng tôi đang sắp xếp ngày giờ gặp mặt. Tôi sẽ ngồi xuống và nói chuyện với các quan chức."

Cựu nhân viên của Cambridge Analytica cho biết "rất nhiều người" đã truy cập vào dữ liệu này và đề cập đến "rủi ro khủng khiếp" rằng những dữ liệu này đang được lưu trữ tại Nga.

Ông Wylie nói: "Nó có thể đang được lưu trữ ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Nga. Vì thực tế là giáo sư quản lý quy trình thu thập dữ liệu thường xuyên đi đến Anh và Nga."

Aleksander Kogan, một nhà khoa học dữ liệu người Nga, từng thuyết trình tại Đại học St. Petersburg State, thu thập dữ liệu người dùng Facebook ở Mỹ và bán lại cho Cambridge Analytica, công ty hợp tác với ông Trump trong đợt bầu cử Tổng thống năm 2016.

Khi được hỏi liệu Facebook có thể tính toán được số người dùng bị ảnh hưởng, ông Wylie nhấn mạnh rằng dữ liệu có thể được sao chép sau khi nó rời khỏi cơ sở dữ liệu.

Ông Wylie nói thêm: "Tôi biết Facebook đang bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục và tìm ra ai có quyền truy cập các dữ liệu này và chúng đã đi đâu. Nhưng cuối cùng thì tất cả những dữ liệu đã bị mất vĩnh viễn rồi."

Ông Wylie cũng cho biết nguy cơ của việc tiết lộ dữ liệu là một trong những lý do ông quyết định tố giác công ty mình.

Nam Phố (CaliToday)

Published in Quốc tế

Các chế độ độc tài lấy cớ để kiểm soát sau khủng hoảng Facebook (RFA, 06/04/2018)

Châu Á có cớ để kiểm soát Facebook sau khủng hoảng rò rỉ thông tin.

facebook1

Facebook bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn tôn giáo và là nguồn cung cấp thông tin "giả mạo" tại một số quốc gia Châu Á - AFP

Mạng xã hội hiện là phương tiện duy nhất để tự do bày tỏ và trao đổi quan điểm chính trị tại một số quốc gia độc tài. Tuy nhiên, bê bối rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook vừa qua chính là lý do để chính phủ các quốc gia này thắt chặt kiểm soát hoạt động của người dùng Facebook. Tạp chí Nikkei Asia Review loan tin này hôm 05/04.

Facebook đã bị cảnh báo vì lan truyền thông tin không chính xác dẫn đến hoạt động điều hành của nhiều chính phủ bị chỉ trích. Trong một báo cáo mới đây, giáo sư James Crabtree, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng "những cáo buộc liên quan việc chỉ trích hoạt động điều hành của chính phủ cùng thông tin giả mạo hoặc chưa được kiểm chứng chính là cái cớ để chính phủ các quốc gia độc tài đàn áp người sử dụng Facebook".

Cuộc khủng hoảng rò rỉ dữ liệu trên thực tế chủ yếu ảnh hưởng tới người dùng Faceboook tại Mỹ, tuy nhiên, Facebook cũng đã thừa nhận trước đó là hầu hết người dùng của họ đều có thể đã bị các công ty quảng cáo "khai thác" thông tin cá nhân đã bị rò rỉ vừa qua. Châu Á là thị trường lớn nhất của Facebook, với 828 triệu người sử dụng, so với 609 triệu trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ.

Facebook hiện đã bị cấm ở Trung Quốc, nhưng vẫn được sử dụng tại nhiều các quốc gia Châu Á khác. Do đó, bê bối vừa qua của Facebook cũng là cớ hợp pháp để chính phủ Malaysia vào hôm 2 tháng tư cáo buộc công ty này phát tán "tin giả" và sẽ bị trừng phạt. Nhiều người lo ngại rằng chính phủ Malaysia sẽ kiểm soát các cuộc thảo luận liên quan đến hoạt động bầu cử tại quốc gia này trong thời gian tới đây.

Tháng 3 vừa qua, Facebook cũng đã bị chặn trong một thời gian ngắn ại Sri Lanka, do trang web này bị cáo buộc gây ra bạo lực giữa các nhóm tôn giáo khác nhau. Và nhà điều tra nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời cáo buộc rằng Facebook chính là nguyên nhân gây nên thái độ thù hận dành cho người thiểu số đạo Hồi Rohingya tại Myammar vừa qua.

****************

Kremlin tố Facebook ‘kim duyt’ khi g b tài khon truyn thông Nga (VOA, 06/04/2018)

Ngày 5/4, Điện Kremlin nói vic Facebook g b tài khon ca nhiu hãng truyn thông Nga là mt hành đng thù đch, áp đt kim duyt.

facebook2

Facebook đã xóa hàng trăm tài khoản và các trang mng ca Nga

Hãng tin Reuters tường thut rng Facebook hôm 3/4/2018 cho biết đã xóa hàng trăm tài khon và các trang mng ca Nga có liên quan đến mt "t chc troll" đã b các công t viên M kết ti là ti nhng bài viết chính tr gi mo là ca các nhà hot đng trong chiến dch tranh c Tng thng M năm 2016.

Được hi v đng thái mi nht ca Facebook, phát ngôn viên Đin Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Năm đng ý vi ý kiến ca mt nhà báo làm vic cho mt trong nhng hãng truyn thông b nh hưởng, nói rng đó là mt bước đi thù nghch, rõ ràng áp đt kim duyt.

Reuters dẫn li ông Peskov nói ti cuc hp báo : "Đúng như vy. Tt nhiên, chúng tôi đang theo dõi vụ này và rt ly làm tiếc".

*****************

Việt Nam trong số 10 nước bị lộ thông tin cá nhân nhất trên Facebook (RFA, 06/04/2018)

facebook3

Ảnh minh họa - AFP

Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia bị lộ nhiều thông tin trên Facebook. Thông tin vừa nêu được giám đốc công nghệ của Facebook, Mike Schroepfer, công bố trên trang tin của Facebook hôm 5 tháng 4 năm 2018.

Tổng cộng có hơn 427 ngàn tài khoản Facebook cá nhân tại Việt Nam bị lộ thông tin, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Mỹ là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng với gần 71 triệu tài khoản bị lộ thông tin cá nhân. Tiếp sau lần lượt là Philippines với gần 1,2 triệu tài khoản, Indonesia gần 1,1 triệu, Anh là 1,079 triệu, Mexico với gần 790.000 tài khoản bị lộ thông tin người dùng...

Facebook cũng cho biết sẽ có nhiều thay đổi tích cực trong những tháng tới nhằm giúp cải thiện phần nào "lỗi lầm" của mình.

Cụ thể, Facebook sẽ loại bỏ tính năng tìm bạn bè từ số điện thoại, các ứng dụng, trang, nhóm sẽ không có quyền lấy danh sách bạn bè, tôn giáo, mối quan hệ và nhiều thông tin cá nhân khác…

Ngoài ra, từ ngày 9/4, Facebook sẽ hiển thị một liên kết nằm trên cùng của dòng thời gian giúp người dùng kiểm soát, xoá các ứng dụng không dùng trong thời gian dài.

*******************

Trung Quốc cấm bán Kinh Thánh trên mạng bán hàng trực tuyến (RFI, 06/04/2018)

Kinh Thánh từ nay sẽ không được xuất hiện trên các trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc dù mới đây Bắc Kinh và Vatican có những dấu hiệu xích lại gần nhau. Quyết định này, một lần nữa, cho thấy chế độ Cộng Sản dường như vẫn tăng cường kiểm soát hoạt động tôn giáo.

facebook4

Kinh thánh được rao bán trên website Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình @dangdang.com)

Ngày 06/04/2018, một nhà sách trực tuyến trên trang Taobao nổi tiếng cho AFP biết : "Kinh Thánh và tất cả các sách không có số xuất bản đã bị rút khỏi mạng trong những ngày vừa qua". Vì lý do nhạy cảm, nhà sách trên không tiết lộ danh tính và cũng không muốn nêu rõ chỉ thị có từ lúc nào và do cơ quan nào cấp.

Một hiệu sách khác thì cho biết vẫn bán kinh thánh Cựu Ước nhưng không bán Kinh Tân Ước. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể mua được bộ kinh thánh được xuất bản bằng tiếng Anh trên trang Amazon China và Dangdang.com.

Kinh Coran và cuốn Đạo Đức Kinh (Tao Te Ching / Daodejing), sách về Đạo Giáo, dường như không nằm trong danh sách bị cấm. Tại Trung Quốc, mọi loại sách bán ra phải có số xuất bản, nhưng Kinh Thánh không có số này và chỉ có thể được bán ở các hiệu sách Nhà nước, song vẫn thường được bán trực tiếp tại các nhà thờ.

Hiện AFP không liên lạc được với Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền cấp số xuất bản. Tuy nhiên, mục sư Kim Minh Nhật (Jin Mingri) thuộc nhà thờ Tin Lành Sion ở Bắc Kinh, nhận định những biện pháp hạn chế mới này nằm trong khuôn khổ "siết chặt chung" môi trường chính trị ở Trung Quốc vì có thể chính quyền trưng ương cho rằng "phát hành Kinh Thánh qua những kênh không chính thức sẽ không có lợi cho tư tưởng Nhà nước".

Chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo ở Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, có khoảng 20 triệu người theo Tin Lành và 6 triệu người theo Công Giáo. Tuy nhiên, con số thực có thể sẽ còn cao hơn nhiều do chính quyền không thống kê những giáo dân theo "Giáo Hội thầm lặng" bị Bắc Kinh nghiêm cấm.

*******************

Facebook : Cambridge Analytica lấy tài liệu của 87 triệu người dùng (CaliToday, 04/04/2018)

Hôm thứ tư 4/4 công ty Facebook loan báo là Cambridge Analytica, một công ty cố vấn chính trị của Anh có liên hệ với ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump, đã chia sẻ thông tin một cách không đúng tài liệu cá nhân của trên 87 triệu khách hàng của Facebook, đa số là người Hoa Kỳ.

facebook5

CEO của Facebook ông Mark Zuckerberg. Photo Credit : AP

Con số mới nhất đã gia tăng rất đáng kể nếu so với con số ban đầu mà Facebook đã ước lượng là Cambridge Analytica đã ‘gặt hái’ dữ liệu riêng tư của khoảng 50 triệu khách hàng của Facebook.

Đây là một phần của kế hoạch điều tra mở rộng của Facebook về cách lưu trữ và sử dụng tài liệu riêng của khách hàng và Facebook dự định vào ngày 9 tháng 4 sẽ bắt đầu báo động cho khách hàng nào mà họ nghĩ là tài liệu đã bị Cambridge Analytica thu hoạch.

Chính vụ rò rỉ thông tin này đã khiến Facebook lao đao trong nhiều tuần lễ qua do phải hứng chịu nhiều chỉ trích và giá cổ phiếu của công ty tuột giảm rất mạnh, dù Facebook là công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.

Cũng trong ngày hôm nay, các nhà lập pháp ở Hoa Thịnh Đốn còn yêu cầu Giám Đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook phải xuất hiện trước Ủy ban Năng Lượng và Thương Mại của Hạ Viện để điều trần trong ngày 11 tháng 4 sắp tới.

Ngoài ra Mark Zuckerberg còn bị yêu cầu phái xuất hiện điều trần ít nhất trước một Ủy ban của Thượng Viện bắt đầu từ tuần sau.

Dân biểu Cộng Hòa Greg Walden và Dân biểu Dân Chủ Frank Pallone, các thành viên của Ủy ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ Viện đều nhận xét cuộc điều trần của anh Zuckerberg là ‘một cơ hội quan trọng soi sáng vấn đề bảo vệ dữ liệu mật của khách hàng’

Đào Nguyên

Published in Quốc tế

Mọi người đều đang nói về nó : "tin giả"

Tổng thống Trump công khai chỉ trích như vậy mỗi khi ông nhìn thấy một bài báo quan trọng, Đức Giáo hoàng lên án điều đó, các chính phủ thì đang phàn nàn về ảnh hưởng của nó, và tiến hành các phiên điều trần quốc hội.

fake1

Chính phủ Malaysia dán poster tại Kuala Lumpur, cảnh báo người dân chớ chia sẻ tin giả

Và giờ đây, Malaysia thông qua một đạo luật quy định tội về tin giả, với hình phạt lên đến sáu năm tù.

Tuy nhiên, chưa ai định nghĩa được tin giả là gì.

Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu tiên là trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Nhưng chuyện các bài báo cố ý xuyên tạc, giả mạo một nhà báo nghiên cứu thì đã có từ nhiều thế kỷ.

Định nghĩa về tin giả của chính phủ Malaysia trong luật vừa mới được thông qua thì lại sâu rộng hơn.

Theo luật, nó được quy định thành tội phổ biến "sai một phần hoặc toàn bộ tin tức, thông tin, dữ liệu và báo cáo, dù dưới dạng tài liệu, hình ảnh hoặc ghi âm hay bất kỳ hình thức nào khác có khả năng gợi từ hoặc ý tưởng".

Các nhóm nhân quyền đã nhanh chóng chỉ ra rằng luật này có thể được sử dụng để chống lại những ai mắc lỗi trong việc báo cáo hoặc trong các đăng tải lên mạng xã hội.

Hơn nữa, ít nhất một thành viên chính phủ đã tuyên bố rằng nếu các bài báo chỉ trích Thủ tướng Najib Razak trong vụ bê bối 1MDB nổi tiếng, khi mà hàng triệu đô la Mỹ của một ủy ban đầu tư do chính phủ điều hành đã bị tham ô, thì bất kỳ thông tin nào không được chính phủ xác nhận là đúng sẽ bị coi là tin giả.

Sự thật là luật này đã được đẩy nhanh thông qua trước khi cuộc tổng tuyển cử khó khăn diễn ra đã làm dấy lên nghi ngờ rằng mục đích chính của luật này là để đe dọa những người chỉ trích chính phủ.

fake2

Ông Najib từng là tâm điểm trong cuộc tranh cãi về việc sử dụng quỹ phát triển quốc gia của Malaysia

Tuy vậy, vẫn chưa rõ ràng liệu tin giả có phải là một vấn đề nghiêm trọng ở Malaysia.

Đáp lại những lo ngại về luật mới, Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Salleh Said Keruak đã chỉ ra thất bại của truyền thông nước ngoài trong việc nói đúng tước hiệu của những người Malaysia thượng lưu - điều này gây khó chịu, nhưng khó có thể coi là đe dọa đến an ninh quốc gia.

Bài báo tiếp tục chỉ trích truyền thông chính thống vốn đã đăng những bài tiêu cực về ông Najib, gọi đó là tin giả, và vì vậy xác nhận rằng luật mới nhắm đến họ hơn là kiểm soát các quan điểm trên mạng xã hội qua các tài khoản Facebook và Twitter giả mạo.

"Cẩn tắc vô ưu"

Một quốc gia khác là Singapore cũng đã nêu cao cảnh báo về nạn tin giả, và quốc hội đã có 50 giờ họp bàn về vấn đề này.

Giám đốc phụ trách chính sách của Facebook, ông Simon Milner đã bị Bộ trưởng Nội vụ K Shanmugam khiển trách công khai vì đã không nắm rõ mức độ dữ liệu người dùng bị công ty Cambridge Analytica sử dụng khi ông này phải làm điều trần Quốc hội Anh hồi đầu năm.

Tại phiên điều trần ở Singapore, giới học giả đã đưa ra một kịch bản cảnh báo về các chiến dịch thông tin sai lệch nhằm tấn công quốc đảo này bởi các nhân tố bên ngoài.

Họ cũng cảnh báo về các lực lượng tác chiến mạng hoạt động ở Malaysia và Singapore nhưng làm việc cho các quốc gia khác nhằm mục đích phá hoại an ninh quốc gia.

Đây cũng là cơ hội để các học giả và giới chức Singapore tìm hiểu niềm tin của người Mỹ về tự do ngôn luận, về "thị trường ý tưởng", dẫn đến việc lạm dụng dữ liệu cá nhân trên Facebook, ngược lại với quan điểm "cẩn tắc vô ưu" của một xã hội được quản lý chặt chẽ hơn như Singapore.

Nhưng những ví dụ về tin giả được tranh luận ở đây thường là những tin vớ vẩn, ví dụ như một tấm hình lừa bịp về một mái nhà sụp đổ tại một khu nhà ở, khiến cho các quan chức vội vã đến hiện trường một cách không cần thiết ; hoặc một báo cáo không đúng về một vụ va chạm tàu hỏa.

Những tin giả như vậy có thể gây lo lắng và bực tức cho một vài người trong một lúc nhưng khó có thể khiến Singapore phải đầu hàng. Trong bất kỳ trường hợp nào, cả Singapore và Malaysia đều đã có rất nhiều luật có khả năng áp dụng để trừng phạt những bình luận sai, gây hiềm khích hoặc phỉ báng.

Một trào lưu nguy hiểm

Ở đất nước mà thông tin sai lệch trên mạng xã hội có ảnh hưởng tàn phá nhất, thì ngược lại, không có những lời phản đối luật về tin giả.

Myanmar cũng có nhiều luật hà khắc để ngăn cản bất kỳ thông báo nào có thể đe dọa đất nước hoặc xã hội, những luật này thường được áp dụng để bắt giam các nhà báo.

Nhưng những luật này không thể ngăn chặn một trào lưu nguy hiểm của các phát ngôn thù hận trên mạng xã hội, vốn đã giúp thúc đẩy tư tưởng chống Hồi giáo ở nước này.

Myanmar được biết đến nhiều từ một xã hội thậm chí không có điện thoại bàn lỗi thời, chỉ sau 3 năm đã có trên 40 triệu người dùng điện thoại di động.

Với 17 triệu người sử dụng Facebook, giống nhiều nước Châu Á khác, người dân Myanamar chủ yếu sử dụng mạng xã hội này để gửi tin nhắn và nhận thông tin.

Hầu hết mọi người không bận tâm tới email. Điều này cùng lúc với sự kết thúc của chế độ độc tài quân sự, và sự xuất hiện trong số đông cộng đồng Phật giáo nỗi sợ cố hữu về thiểu số Hồi giáo.

fake3

Tình trạng tin giả tràn ngập trên Facebook đã không giúp ích gì cho người Rohingya tại Myanmar

Rất dễ tìm kiếm các bộ phim hoạt hình hoặc hình chỉnh sửa trên Facebook miêu tả người Hồi giáo theo cách bôi nhọ và xúc phạm. Tệ hơn, có rất nhiều đăng tải không đúng về người Hồi giáo, với những hình ảnh cố ý cho thấy người Hồi giáo chống lại người theo đạo Phật.

Chính phủ không làm gì để ngăn chặn những thông tin sai lệch này, thậm chí có lúc có vẻ như còn khuyến khích chúng.

Ví dụ, trang Facebook của lực lượng vũ trang Myanmar vẫn đăng một bức hình khủng khiếp với tựa đề những xác chết bị cắt rời của trẻ sơ sinh đang bị những người Hồi giáo kéo lê, là những đứa trẻ theo Phật giáo của tộc người Rakhine bị giết bởi các tay súng Rohingya năm 1942.

Sự thật là bức ảnh này được chụp trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Bangladesh năm 1971.

Khi các nhà báo, trong đó có tôi, được trao cho những tấm hình hồi 9/2017 trong chuyến thăm bang Rakhine do chính phủ tổ chức để cho thấy người Hồi giáo tự đốt nhà của họ, nhằm ủng hộ khẳng định của giới chức rằng đây chính là nguyên nhân tàn phá các ngôi làng của ngưởi Rohingya, thì chúng tôi nhanh chóng xác thực được rằng thủ phạm trong các bức hình thực chất là người Ấn độ giáo ăn mặc giả làm người Hồi giáo.

Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ đã đăng một trong những bức ảnh này lên trang Twitter của mình với lời tựa "đó là sự thật", mặc dù sau đó ông này đã xóa bỏ đăng tải.

Tôi từng được nghe kể rất nghiêm túc rằng người Hồi giáo thường chặt xác người Phật giáo và nấu với thịt bò.

Những câu chuyện như vậy đang lan truyền thoải mái ở Myanamar, tạo ra làn sóng sợ hãi và căm ghét dẫn đến đe dọa những người theo chủ trương khoan dung phải im lặng.

Đặc phái viên của Liên hiệp quốc về Myanmar Yanghee Lee, người bị rất nhiều lời lăng mạ trên mạng liên quan đến những báo cáo của bà về quyền con người ở Rakhine, và giờ đây bị cấm nhập cảnh vào Myanmar, đã miêu tả Facebook như "một con quái vật".

Facebook nói họ rất nghiêm túc trong vấn đề ngăn chặn, xử lý các ngôn ngữ thù địch, nhưng vẫn chưa thể ngăn cản việc sử dụng các trang để gia tăng xung đột tôn giáo.

Người thay đổi cuộc chơi mạng xã hội

Một quốc gia khác chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phương tiện truyền thông xã hội là Philippines. Tại đây, những người chỉ trích Tổng thống Duterte đã cáo buộc những người ủng hộ ông về việc "vũ trang hóa" Facebook và Twitter nhằm làm sai lệch quan điểm dư luận và dập tắt bất đồng ý kiến.

Người Philippines nằm trong số người sử dụng Facebook nhiều nhất Châu Á, với hơn một phần ba dân số thường xuyên truy cập mạng xã hội này.

Điều này đã biến Facebook thành một nơi có khả năng thay đổi cuộc chơi của các chính trị gia biết cách vận dụng mạng xã hội ở một đất nước mà sự cạnh tranh trong truyền thông truyền thống diễn ra rất sôi động, quyết liệt.

fake4

Việc sử dụng Facebook đã trở nên phổ biến ở Philippines

Cuộc bầu cử năm 2016 đã đưa Rodrigo Duterte, một ứng viên tham gia cuộc đua muộn và là người đứng ở vị trí 'kẻ ngoài cuộc' trở thành tổng thống.

Trước đó, internet đã được các chuyên gia quan hệ công chúng khai thác nhằm tăng ý kiến, từ đó hình thành cái gọi là "công ty bấm" (click factories), nơi mà hàng nghìn công nhân lương thấp đã tăng số lần bấm chuột vào các trang web cụ thể, và các công ty cung cấp hàng trăm tài khoản Facebook hoặc Twitter ảo để hỗ trợ hồ sơ trực tuyến của khách hàng.

Sau khi tuyên bố chạy đua vào tháng 11/2015, ông Duterte đã thuê các chuyên gia truyền thông xã hội tạo chiến lược phá vỡ thông lệ là phải phụ thuộc vào báo chí và các kênh tivi chính thống.

Chiến lược này đã phát huy hiệu quả, nhắm vào khát vọng thay đổi của rất nhiều người dân Phillipines.

Nhưng giới nghiên cứu cũng phát hiện ra điều mà họ nói rằng đã có tình trạng sử dụng tài khoản Facebook ảo để khuếch trương thông điệp ủng hộ Duterte, điều mà nhóm làm việc cho tổng thống bác bỏ.

fake5

Ông Duterte đã thành công trong việc dùng Facebook để hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của mình

Trang tin trực tuyến Rappler đã công bố báo cáo chi tiết về vụ này vào tháng 10/2016, gây phẫn nộ cho những người ủng hộ ông Duterte.

Rappler tin rằng chính điều này đã dẫn tới việc Ủy ban Chứng khoán Phillipnes hồi tháng Một năm nay ra phán quyết rằng trang tin thuộc sở hữu bất hợp pháp của đầu tư nước ngoài, điều lần đầu tiên do tổng thống tuyên bố hồi năm ngoái.

Rappler cũng nhấn mạnh các thuật toán của Facebook có thể biến thành "trò chơi" nhằm đảm bảo nội dung nhất định luôn xuất hiện trên trang tin tức của người dùng.

Những người ủng hộ Tổng thống Duterte đã thành công trong việc sử dụng Facebook và các trang khác để gây cuộc chiến bằng lời chống lại những người chỉ trích tổng thống, hoặc bất cứ ai đưa ra các báo cáo bất lợi.

Tôi đã trải nghiệm điều này vào tháng 9/2016 sau khi BBC công bố một báo cáo về chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã làm hàng ngàn người và cảnh sát bị giết.

Tôi đã nhận được vô vàn tin nhắn thù nghịch, và cả những đe dọa giết chết tôi trên trang Facebook cá nhân, và trang tiếp nhận khiếu nại của BBC tràn ngập những lời phản đối giống nhau về báo cáo "sai lầm và thiên vị". Maria Ressa, Giám đốc điều hành và người sáng lập Rappler, đã có lúc nhận được 90 tin nhắn thể hiện sự căm ghét trong vòng một giờ.

Một phần, phản ứng hiếu chiến này được định hình bởi mô tả của chính ông Duterte về vai trò tổng thống của mình, như là một cuộc chiến để cứu đất nước của ông hơn là cứu một chính quyền khác.

Ông Duterte sử dụng ngôn ngữ cảm xúc và hăng hái để miêu tả sứ mệnh của mình, công khai dọa giết những ai chống lại ông, kể cả nhà báo, và cho rằng ông cũng có thể bị giết bởi những kẻ giấu mặt.

Thành công trong việc thúc đẩy những người bỏ phiếu cho ông tin rằng ông như một vị cứu tinh của Philippines, ông, cũng như Tổng thống Mỹ Trump, tiêm nhiễm vào những người ủng hộ ông sự không tin tưởng vào truyền thông truyền thống vốn bị cho rằng dưới kiểm soát bởi những nhóm lợi ích muốn ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống.

Không nơi nào có bầu không khí chính trị bị phân cực nhiều như Myanamar và Philippines.

Tuy nhiên, các phiên điều trần tại Thượng viện Philippines đã kết luận rằng đạo luật về tin giả là không cần thiết và có thể phản tác dụng.

Clarissa David, giáo sư truyền thông đại chúng tại Đại học Philippines đã ra điều trần trước Thượng viện về sự nguy hại của môi trường thông tin mà bà miêu tả là "ô nhiễm", mà không ai dám chắc cái gì là thật và đáng tin, và cái gì là giả.

Nhưng bà cũng cảnh báo những định nghĩa sơ sài về tin giả. Bà lập luận việc cố gắng ngăn cấm tin giả là điều không đáng so với những cái giá phải hy sinh để có tự do báo chí.

Quan điểm của bà đã được nêu ra để tranh luận, nhưng đã thất bại ở Malaysia.

Published in Diễn đàn

Facebook ngày 27/11/2017 loan báo triển khai một hệ thống trí tuệ nhân tạo nhằm nhận diện nhanh chóng và kịp thời ngăn cản các thành viên có ý định tự tử.

face1

Ảnh minh họa. Pixabay.com

Công nghệ này tự động tìm kiếm các dấu hiệu từ các bài viết và video phát trực tiếp trên Facebook Live, để nhanh chóng báo động cho các nhân viên của mạng xã hội và các tổ chức chuyên môn hỗ trợ. Trí thông minh nhân tạo sẽ xem xét kỹ các bài viết của những thành viên, và cả các câu trả lời của bạn bè họ.

Facebook đã đưa vào các công cụ giúp người sử dụng có thể báo hiệu nếu một người bạn có dấu hiệu muốn tự tử. Nhưng trí tuệ nhân tạo giúp báo động nhanh hơn, thậm chí còn phát hiện những dấu hiệu mà cư dân mạng không nhận ra.

Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook tuyên bố : "Nhiều sự kiện bi thảm đã diễn ra, trong đó có các vụ tự tử, một số được phát trực tiếp, lẽ ra có thể tránh được nếu có ai đó nhận ra vào báo động sớm. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp sức một cách đắc lực".

Sau khi thử nghiệm tại Hoa Kỳ, Facebook sẽ triển khai hệ thống này sang các nước khác, trừ Liên Hiệp Châu Âu vì vấp phải các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân chặt chẽ của Châu lục này.

Thụy My

Nguồn : RFI, 28/11/2017

Published in Văn hóa