Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/08/2018

Cửa ngõ vào ASEAN, khóa Facebook, chặn lạm phát

Tổng hợp

Việt Nam là "cửa ngõ" của khối ASEAN : Viễn cảnh thị trường lao động sẽ thế nào ? (RFA, 20/08/2018)

Trong xu hướng các nhà sản xuất thế giới đang dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, và Việt Nam được lợi thế là "cửa ngõ" của khối ASEAN, thị trường lao động Việt trong tương lai sẽ thế nào trong bối cảnh như thế ?

khoa1

Công nhân Việt Nam làm việc ở một xưởng sản xuất áo quần thể thao cho hãng Nike ở Thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Cơ hội

Truyền thông trong nước, vào đầu tháng 7 vừa qua, dẫn lời của Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mekong Economics, ông Adam McCarty cho biết các công ty nước ngoài chuyển khỏi Trung Quốc đang đẩy nhanh xu hướng đến mở nhà máy ở các nước Đông Nam Á, để tránh chi phí tăng trong bối cảnh xung đột thương mại Trung-Mỹ. Chuyên gia kinh tế Adam McCarty cho biết thêm nhiều công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, và Trung Quốc đang đổ tới Việt Nam.

Việt Nam được xem như là "cửa ngõ" của khu vực Đông Nam Á thu hút đầu tư từ các công ty sản xuất trên toàn cầu, vì Ngân hàng Thế giới-World Bank dự đoán Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, duy trì ở mức 6,5% trong giai đoạn 2018-2020 và Việt Nam còn có sức hấp dẫn ở các yếu tố về tiền lương lao động rẻ cùng chi phí đất đai và thuế quan ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES), vào đầu tháng 10 năm 2017, phổ biến thông tin Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với lực lượng lao động trẻ và dồi dào, trong giai đoạn 2005-2015 có tốc độ tăng bình quân 2,11%/năm, gấp hai lần tốc độ tăng dân số và có lợi thế khá lớn so với các nước trong khối ASEAN, như Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Qua cuộc trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn vào đầu tháng 7, Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Văn Đại nhấn mạnh cho dù các nước lớn có tiến hành cuộc chiến thương mại nhắm vào nhau, thì quá trình sản xuất sản phẩm vẫn cần khâu gia công ở nơi có lợi thế về lao động như Việt Nam.

Tờ manufacturingglobal.com, hồi trung tuần tháng 5, dẫn nguồn từ một khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ gia công ở Trung Quốc hiện tại chiếm từ 30 đến 50%, Việt Nam đứng thứ nhì với tỉ lệ từ 11 đến 30% và tỉ lệ còn lại từ các quốc gia khác.

Theo Quartz, một tạp chí chuyên về kinh tế toàn cầu, ghi nhận Việt Nam đang dần trở thành nơi sản xuất chính của hai tập đoàn Adidas và Nike kể từ năm 2010.

Vào trung tuần tháng 8, Reuters cho biết Samsung Electronics đã dần đóng cửa kinh doanh tại Hoa Lục và Việt Nam là một trong những thị trường mà Tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc này tăng cường đầu tư trong hai năm qua.

Thách thức

Lên tiếng với RFA về viễn cảnh thị trường lao động tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, với những thông tin vừa nêu, mặc dù công ăn việc làm có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhưng chủ yếu chỉ là lao động gia công nên lực lượng lao động Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức.

Đồng quan điểm với nhận định trên của các chuyên gia kinh tế, đại diện của Tổ chức công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt, ông Đoàn Huy Chương nêu lên nhận xét của ông về những khó khăn trước mắt :

"Hiện nay Luật Lao động tại Việt Nam đã sửa đổi là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thì khi công nhân bị những bệnh này bệnh kia có thể sẽ bị công ty sa thải bất cứ lúc nào. Cho nên, tôi chưa thấy có một điểm sáng nào cho công nhân Việt Nam hết, mà thực chất hiện nay công nhân Việt Nam vẫn đang chịu sự bóc lột".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận có gần 300 cuộc biểu tình của công nhân nổ ra tại Việt Nam trong năm 2016 và con số này tăng lên khoảng 314 cuộc biểu tình trong năm 2017. Phần đông các công nhân tại Việt Nam, mà chúng tôi tiếp xúc, cho biết họ đình công để phản đối chính sách của công ty, như công nhân không đủ sức làm việc vì bị ép tăng sản lượng, không được nghỉ phép khi bị đau ốm, hay chính sách lương không được cải cách phù hợp… Những công nhân này nói rằng thông thường Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp mỗi khi xảy ra xung đột, không bảo vệ công nhân, và thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức biểu tình.

khoa2

Gần 4000 công nhân Công ty Yamani Dynasty đình công từ ngày 21 đến ngày 26/03/2018, tại Nam Định. Courtesy : Liên đoàn Lao động Việt Tự do

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2018, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói với báo giới quốc nội rằng về cơ bản Công đoàn Việt Nam vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính trị, cơ chế không cho phép Công đoàn Việt Nam hoạt động tự do như các nước tư bản phương Tây, do đó công nhân nên hiểu rõ và chấp nhận.

Giải pháp

Một vài chuyên gia kinh tế mà Đài RFA trao đổi, như Tiến sĩ Vũ Quang Việt nhấn mạnh Việt Nam sẽ không hưởng được lợi nhiều qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài bằng lao động gia công giá rẻ, như qua trường hợp của Tập đoàn Samsung Electronics Vietnam, vì không thu được bao nhiêu thuế từ lợi nhuận khổng lồ của tập đoàn này, và thậm chí trong bối cảnh Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN, thì Việt Nam còn phải đối mặt với những hậu quả khó lường khi các công ty từ Hoa Lục đưa vào trong nước những công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và tác hại đến sức khỏe của dân chúng tại Việt Nam.

Trong khi đó, Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Chính phủ Hà Nội cần cân nhắc kỹ lưỡng để tìm biện pháp thu hút đầu tư lâu dài và bền vững cho thị trường lao động tại Việt Nam, mà theo đề nghị của ông là :

"Tôi nghĩ Việt Nam nên nhìn xuống cái gốc của kinh tế xã hội là giáo dục đào tạo để nâng cao tay nghề và năng suất dù việc ấy sẽ mất chục năm. Với tay nghề cao hơn thì nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những khu vực có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Nghĩa là nên nhìn từ viễn ảnh của 10 năm tới về đến hiện tại".

Đây cũng là một biện pháp quan trọng mà Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đề ra, bên cạnh yếu tố quan trọng không kém là nội lực hóa, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực hội nhập quốc tế.

Thành viên của Tổ chức công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt, ông Đoàn Huy Chương khẳng định với RFA rằng Việt Nam cần phải nhanh chóng cho phép công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp, theo các điều khoản ràng buộc qua những hiệp định thương mại ký kết với nước ngoài, thì thị trường lao động ở Việt Nam mới được đảm bảo phát triển đúng hướng :

"Nếu như muốn cơ cấu lại lao động Việt Nam, trước tiên là phải đào tạo cho công nhân Việt Nam có tay nghề nhất định, chớ không phải nhận vô làm những công việc gia công, rồi muốn sa thải họ lúc nào thì sa thải. Muốn thực hiện như vậy thì phải có các công đoàn độc lập giám sát, chứ không phải để Công đoàn Nhà nước muốn làm gì thì làm và cuối cùng người lao động cũng tiếp tục bị bốc lột mà thôi".

*********************

'Tôi hụt hẫng khi mất đi đứa con tinh thần' (BBC, 21/08/2018)

Một nhà văn người Việt từ Warsaw nói với BBC về kinh nghiệm bản thân khi ông một lần vì 'bị khóa trang Facebook' cá nhân, một kênh mà ông dùng để sáng tác và giao lưu.

khoa3

Ông Trần Quốc Quân (ngồi) giao lưu với bạn đọc trong dịp ra mắt tiểu thuyết 'Tuyết Hoang'

Tác giả của các tác phẩm tiểu thuyết 'Tuyết Hoang' và 'Bóng Làng', nhà văn Trần Quốc Quân giải thích vì sao việc trang Faebook cá nhân của ông bị khóa gần đây là một 'cơn sốc lớn' đối với ông.

"Việc Facebook của tôi bỗng dưng bị khóa làm cho tôi rất sốc, bởi vì có Facebook thì mới có bộ hồi ký 'Em ơi Ba Lan', có bộ hồi ký này thì mới có những tác phẩm như là 'Tuyết Hoang', 'Bóng Làng'.

"Facebook là một phương tiện, cầu nối giữa tôi và bạn đọc, giữa tôi và giới hâm mộ các tác phẩm của tôi. Thế mà nay tôi không còn cầu nối ấy nữa", nhà văn chia sẻ với BBC Tiếng Việt.

Người đồng thời cũng là một doanh nhân và một nhà báo với 30 năm sinh sống và làm việc ở Ba Lan nói thêm với BBC về điều mà ông gọi là một 'tổn thương tinh thần' :

"Việc Facebook bị đóng là cái khiến tôi bị tổn thương tinh thần rất lớn.

"Tôi cũng không biết lý do vì sao Facebook của tôi bị đóng, bởi các nội dung trong Facebook của tôi không vi phạm gì so với quy định của Facebook về hình ảnh, về lời văn, cũng như là các vùng cấm khác của Facebook.

"Tôi muốn Facebook trả lời cho tôi lý do vì sao Facebook của tôi bị đóng và tôi mong rằng trong thời gian ngắn tôi sẽ lấy lại được tài sản vô hình này của tôi".

Khởi đầu cầm bút viết văn

khoa4

Nhà văn Trần Quốc Quân (trái) giao lưu với nhà báo, tác giả Huy Đức trong dịp ra mắt tác phẩm.

Nhà văn Trần Quốc Quân nhân dịp này chia sẻ với BBC về tác phẩm 'Tuyết Hoang' mà ông sáng tác, bắt đầu từ cội nguồn của tên tác phẩm.

"Tôi viết tiểu thuyết này trong bối cảnh lịch sử của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan từ những năm 1988, là năm tôi đặt chân đến cho đến năm 1998, tức là mười năm, vừa là trước và sau Ba Lan chuyển đổi thể chế.

"Vào thời điểm ấy Ba Lan, không những xã hội nước này, mà cả cộng đồng người Việt Nam chưa có những bộ luật chặt chẽ khi chuyển sang thể chế mới, cho nên nó mang tính hoang dã.

"Cái từ 'hoang' ở đây chính là 'hoang dã', 'hoang dại', chưa có luật định gì cả mà sống theo bản năng, còn 'tuyết' thì nó mang một hình ảnh đặc trưng về vùng Đông Âu, Liên Xô và Ba Lan nói riêng. Tuyết Hoang có nghĩa là sự hoang dại trong một vùng tuyết. Đấy chính là tên mà tôi đặt cho cuốn tiểu thuyết của tôi".

Chia sẻ về khởi đầu của việc đến với viết văn, nhà văn, nhà báo, doanh nhân Trần Quốc Quân, người hiện là Phó Chủ tịch Tập đoàn AACC Đầu tư Trung tâm Thương mại ở Thủ đô Warsaw, nói :

"Đầu tiên là chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc tôi viết văn, khởi sự là tôi cùng với nhà báo Lê Xuân Lâm và một số người khác lập ra tờ báo 'Quê Việt', tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan từ những năm 1999. Tức là cũng gần 20 năm rồi.

"Trong thời gian tôi làm báo, viết báo, tôi viết một bộ hồi ký 'Em ơi Ba Lan' gồm 14 phần, chủ yếu để mua vui cho anh em trên Facebook thôi, thế nhưng có một số nhà xuất bản tiếp cận và đề nghị xuất bản.

"Có một số người, trong đó có nhà báo Nguyễn Giang của BBC, anh khuyên là đừng xuất bản dưới dạng Hồi ký, đó là một tư liệu rất quý, nếu xuất bản dưới dạng thô như thế này thì không khác gì là khai thác quặng lên mà chưa tinh chế đã xuất khẩu.

"Cho nên bây giờ thổi hồn nó, nâng giá trị nó lên bằng văn học, thì tôi nghe anh Nguyễn Giang và một số bạn bè báo chí nữa, là tôi chưa đồng ý xuất bản hồi ký 'Em ơi Ba Lan', mà tôi chuyển thể thành 'Tuyết Hoang' với 24 tháng cặm cụi viết, gần như là đều đặn các ngày, mỗi ngày năm tiếng. Tôi toàn viết vào ban đêm, ban ngày tôi vẫn phải duy trì doanh nghiệp của mình".

'Không bỏ một đồng xuất bản'

Là một doanh nhân có tác phẩm, nhưng tác giả Trần Quốc Quân cho hay ông không bỏ ra một đồng nào để tự xuất bản tiểu thuyết của mình.

khoa5

Tác giả Trần Quốc Quân (ngồi) giao lưu với bạn đọc ở Ba Lan.

"Nhiều người cứ nghĩ rằng tôi là doanh nhân là bỏ tiền ra để mua danh, bỏ tiền ra để xuất bản sách, nhưng thực sự ra không phải. Cho đến tận bây giờ tôi chưa bao giờ phải bỏ tiền ra để xuất bản sách cả.

"Mà tôi viết xong thì có Nhà Xuất bản Trẻ đọc và đề nghị ký hợp đồng ngay, tôi chưa bằng lòng và tôi sửa lại trong vòng một năm trời sau đấy, bản thảo được Nhà Xuất bản Trẻ ký hợp đồng, trả tiền bản quyền cho tôi theo giá bán trên bìa.

"Hợp đồng ấy được nhà xuất bản phát hành ở Việt Nam và trong những tháng đầu tiên sau khi phát hành, nó là một trong những cuốn sách bán chạy nhất Việt Nam. Tháng 7/2014, tức là sau khi cuốn sách này được Nhà Xuất bản Trẻ phát hành tại Việt Nam thì VTV đã chọn "Tuyết Hoang" là sự kiện văn học của tháng đó".

Vừa làm ăn kinh doanh, vừa viết lách văn chương, về hai hoạt động và hai loại hình tư duy song hành này khi sáng tác, nhà văn Trần Quốc Quân nói :

"Phải nói là rất hiếm việc trong một con người vừa có chất doanh nghiệp mà lại có chất nhà văn, ít người có thể dung hòa hai cái đó, nhưng phải nói tôi đã làm được điều ấy, mà tôi lại không nghĩ rằng mình từng làm và đang làm được điều ấy.

"Thực ra về mặt bản chất, tư duy một doanh nhân rất khác tư duy của một nhà văn, thế nhưng tôi gần như hòa đồng được điều ấy trong một con người của tôi, nên nhiều người ngạc nhiên. Rất nhiều người ngạc nhiên là làm doanh nghiệp thì không thể là nhà văn và làm nhà văn thì không thể là doanh nhân.

"Tất nhiên là ở trong cuộc sống là có, nhưng mà hiếm, thực ra việc tôi viết được văn khi mà đang làm doanh nghiệp, thì khi doanh nghiệp đã ổn định rồi, chứ còn nếu tôi còn đang bươn chải, hàng ngày vật lộn với đồng tiền, thì nói thật chẳng có tâm lý đâu để mà viết cả".

'Càng lao vào càng đắm say'

khoa6

Nhà văn Trần Quốc Quân xuất hiện trên truyền hình ở Việt Nam sau khi ra mắt tiểu thuyết 'Bóng Làng'

Cho rằng mình may mắn khi không phải viết văn để kiếm sống, nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân nói tiếp :

"Doanh nghiệp của tôi ổn định 15 năm nay rồi, nên buổi tối thường tôi không phải suy nghĩ gì về chuyện cơm áo gạo tiền nữa. Cuộc đời tôi, tôi công nhận là có nhiều may mắn, từ lúc sinh ra t lúc bây giờ, tôi tương đối mãn nguyện với sự thành công của mình, chỉ có một chút những cuộc thăng trầm mà trong doanh nghiệp hầu như ai cũng phải trải qua, thì tôi cũng phải trải qua, nhưng rất là nhanh thôi.

"Cuộc sống mưu sinh của tôi sớm ổn định và tôi không phải lo gì về cơm áo gạo tiền nữa, thì tâm trí mới có thể dồn để viết văn. Viết văn tôi không bao giờ coi như là một nghề kiếm sống cả, mà cái nghiệp thì cũng không phải, đầu tiên là thú vui, là 'hobby', sau đó càng lao vào nó thì càng đắm say với nó và đến bây giờ không dứt ra được.

"Sau cuốn 'Tuyết Hoang' này, tôi có một cuốn gọi là tiểu thuyết nữa cũng được, nhưng mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi là 'Liên hoàn truyện', vì nó là chín chương mà lại có liên hệ với nhau, nhưng mỗi chương như là một câu chuyện, nhưng được liên kết với nhau bằng những nhân vật, sự kiện ở trong ấy.

"Thì đấy là cuốn tiểu thuyết thứ hai, cuốn "Bóng Làng", cũng do Nhà Xuất bản Trẻ xuất bản tại Việt Nam.

Về trao đổi giữa tác giả và nhà xuất bản trong quá trình biên tập cuốn sách trước khi cho tác phẩm ra mắt bạn đọc, về khía cạnh được cho là có sự 'kiểm duyệt' hay 'tự kiểm duyệt' nào đó hay không nếu có, ông Trần Quốc Quân nói :

"Đấy là suy nghĩ của tôi khi quyết định đưa cuốn tiểu thuyết "Tuyết Hoang" này cho Nhà Xuất bản Trẻ và đến tận bây giờ tôi vẫn không biết cơ chế về kiểm duyệt ở Việt Nam như thế nào, do Cục Xuất bản Bộ Văn hóa kiểm duyệt, rồi cho phép in hay là tự Ban Biên tập của Nhà Xuất bản Trẻ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề nhạy cảm về quan điểm, tư tưởng, cái đấy thực sự đến bây giờ tôi không biết.

"Nhưng mà trong quá trình biên tập giữa tác giả và Nhà Xuất bản thì có những chỗ cần điều chỉnh lại cho phù hợp, thực ra mà nói cũng không nhiều, thực ra tôi viết cũng rất nhẹ nhàng mặc dù tôi là một nhân chứng sống về giai đoạn thay đổi lịch sử ở Ba Lan và Đông Âu cũng như là Liên Xô, nhưng tôi chuyển tải những vấn đề tư tưởng trong cuốn "Tuyết Hoang" rất nhẹ nhàng. Cho nên không có một sự căng thẳng nào giữa tác giả và biên tập của Nhà Xuất bản Trẻ".

'Đứa con tinh thần'

khoa7

Nhà văn Trần Quốc Quân (phải) chia sẻ về biến cố xảy ra với trang FB cá nhân của ông trong dịp Hè này.

Trở lại với câu chuyện trang Facebook cá nhân bị khóa mà không được báo trước trong dịp hè này, nhà văn Trần Quốc Quân chia sẻ thêm :

"Tôi thực sự choáng, rất ngạc nhiên là không hiểu sao Facebook của mình lại bị khóa, chứ không phải là bị cướp tài khoản, mà đây là [đóng] bởi Facebook. Khi mà tôi mở ra thì có dòng chữ là 'Tài khoản Facebook của bạn đã bị vô hiệu hóa", đúng từng ấy chữ, không có một giải thích nào thêm.

"Và trong hộp thư điện tử gmail của tôi được đăng ký với Facebook cũng không có một thư nào nói lý do tại sao lại đóng Facebook của tôi, thực ra Facebook của tôi đã lập cách đây 9 năm, mà nhờ nó thì mới có các tác phẩm văn học về sau này.

"Bởi vì khi tôi đã tham gia cộng đồng mạng, thì theo động viên của rất nhiều anh chị em bạn bè là 'anh có khả năng viết và anh có trải nghiệm rất nhiều, vốn sống rất nhiều, tại sao anh lại không viết một biên niên sử gì đó về cộng đồng', thì chính từ lời khuyên ấy mà tôi đã viết 14 chương Hồi ký 'Em ơi Ba Lan'.

"Tôi chỉ mua vui cho anh em bạn bè trên Facebook thôi, sau đó như đã nói được sự động viên của bạn bè mới chuyển thành tiểu thuyết, cho nên Facebook là một tài sản vô hình mà mang giá trị vô giá đối với tôi.

"Cho nên việc mà tôi bị khóa Facebook không biết lý do, không biết tương lai của nó thế nào, phải nói là tôi cảm thấy trống rỗng, hoang mang và buồn bã kinh khủng.

"Nó là đứa con tinh thần của tôi và nó là cầu nối của tôi với bạn bè, với độc giả và với những người yêu mến các tiểu thuyết của mình, thế và bỗng dưng tôi bị hụt hẫng, tôi bị mất mối liên kết ấy", nhà văn nói với BBC Tiếng Việt từ trụ sở Tập đoàn Đầu tư Trung tâm Thương mại AACC nơi ông làm việc hàng ngày.

Nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân chia sẻ với BBC câu chuyện mà ông trải nghiệm này vào trung tuần tháng 7/2018, ông cho hay đã sử dụng một tài khoản thay thế, nhưng có lúc tài khoản này cũng bị ảnh hưởng mà không rõ lý do, vẫn theo ông.

Nhà văn cũng cho biết ông là một trong ba vị Chủ tịch đầu tiên của một Câu lạc bộ những người bạn Việt Nam yêu thích Facebook tại thủ đô Warsaw của Ba Lan được thành lập từ nhiều năm trước.

***************

Việt Nam cố chặn lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế (VOA, 20/08/2018)

Các nhà phân tích cho VOA biết Vit Nam đang c gng kìm chế lm phát đ tăng trưởng kinh tế không b nh hưởng xu như đã tng xy ra cách nay mt thp k.

khoa8

Giao dịch ti mt ngân hàng ti Hà Ni.

Tổng cc Thng kê cho biết ch s giá tiêu dùng trong tháng 6 tăng 4,67% so vi cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 3,29% trong 6 tháng đầu năm 2018. Trước đó Quc hi Vit Nam đã đt ch tiêu ch s giá tiêu dùng tăng không quá 4%.

Giá các mặt hàng tăng, trong đó có giá du thô tăng, là nguyên nhân chính khiến lm phát tăng, thêm vào đó thuế môi trường đánh trên xăng dầu được đ xut áp dng t tháng 10 cũng góp phn làm tăng lm phát, trang web VnExpress cho biết.

Đồng ni t đang mt giá, tng lp trung lưu m rng và th trường tín dng tăng cũng là các nhân nguyên làm ch s giá c gia tăng.

Ông Maxfield Brown, chuyên gia cao cấp ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành ph H Chí Minh cho VOA biết : "Tôi nghĩ nhìn chung xu hướng này đang tăng và đó là kết qu ca vic tăng chi tiêu ca người Vit Nam".

Vào năm 2008, lạm phát tăng n 20% đã nh hưởng xu đến tăng trưởng kinh tế Vit Nam trong ba năm sau đó. Mc tiêu lm phát tăng dưới 4% trong năm nay là nhm ngăn chn đip khúc này.

Ông Brown nói : "Chúng ta cần theo dõi ch s này. Rõ ràng, nếu điu đó xy ra, tc là lm phát tăng cao trở li, thì đó là mt vn đ. Nhưng hin ti thì điu đó chưa xy ra".

khoa9

Một phân xưởng sn xut hi sn đng bng sông Cu Long.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nhn thy giá xăng du đang cao hơn khi h đ xăng cho xe máy. Bà Phương Hng, Giám đc truyn thông ca mt công ty công ngh ti Thành phố H Chí Minh cho VOA biết nhiu người dân cũng nhn thy rng giá go đã tăng 10% k t dp tết Nguyên Đán và t đó đến nay không h gim.

Bà Hồng cho biết thêm giá đin sinh hot mi năm c tăng lên, trong khi mc tăng tin lương ca người lao đng bình thường không đ đ bù đp cho các khong tăng này :

"Thông thường t l tăng giá luôn luôn cao hơn nhiu và luôn luôn cao hơn t l tăng lương".

Trong năm nay, Việt Nam nâng mc lương ti thiu lên 6,5% và năm 2019 có kế hoch tăng thêm 5,3%.

Việt Nam phi đối mt vi áp lc đ duy trì chi phí lao đng thp đ khuyến khích các nhà đu tư nước ngoài, cũng như mt vài công ty ln ca M.

Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP ca Vit Nam tăng khong 7% sau vài năm gn tăng 6%. Ngân hàng Phát trin Châu Á (ADB) ước tính mức tăng trưởng trong c năm ca Vit Nam là 7,1%.

Báo Nhân Dân cho biết các cơ quan chính ph "cn giám sát cht ch din biến giá", nht là trong vic chun b hàng hóa cho dp Tết, cn kim soát giá c và "đt ra các bin pháp hp lý" đ n đnh thị trường. Vào tháng trước Quc hi đã xem xét li đ xut thu thuế môi trường.

Các nhà phân tích hy vọng rng Vit Nam s vượt qua mc tăng giá hin ti mà không lp li mc lm pháp như 10 năm trước, nhưng cnh báo rng vic đng ni t mt giá do chiến tranh thương mi Trung-M đã nh hưởng đến khu vc ca Châu Á.

Bà Marie Diron, giám đốc điu hành ca công ty tài chính Moody Investors Service ti Singapore cho biết : "Hin ti, thc s chúng tôi không nghĩ có áp lc do lm phát", nhưng bà nói rng "vi s suy yếu ca đng ni t, mc lm phát có th s tăng thêm mt chút Vit Nam và các nước khác".

Ralph Jennings

Quay lại trang chủ
Read 646 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)