Ngày 29-30/11/2023 vừa qua, phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination) đã diễn ra tại Liên Hiệp Quốc (Liên Hiệp Quốc).
Ông Y Thông, trưởng phái đoàn nhà nước Việt Nam (chụp màn hình từ trang web của Liên Hiệp Quốc).
Là một trong những người đến Geneva tham dự phiên rà soát này, trong phái đoàn của tổ chức Boat People SOS và nhóm kết nghĩa, tôi sẽ chia sẻ lại một số suy nghĩ, nhận định cá nhân về sự kiện này.
Phái đoàn NGO tại buổi rà soát (từ trái qua) : Mục sư Vàng Chí Mình (người H’mông), Hải Di Nguyễn (tác giả bài viết), Loan Võ, H Biap Krong (người Êđê), Putheany Kim (người Khmer Krom), Dược sĩ Trần Bĩnh.
Vấn đề kỳ thị chủng tộc/sắc tộc ở Việt Nam : Các tổ chức nhân quyền nói gì ?
Trước phiên rà soát, các tổ chức phi chính phủ có thể gửi cho CERD (Committee on the Elimination of Racial Discrimination - Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc, thuộc Liên Hiệp Quốc) báo cáo về vấn đề kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam.
Hai tổ chức Vietnam Human Rights Network và Defend the Defenders gửi báo cáo chung về vấn đề kỳ thị sắc tộc nói chung ở Việt Nam : Chênh lệch về kinh tế và điều kiện giáo dục giữa người Kinh và các sắc tộc khác : Chính sách không công bằng với các sắc tộc thiểu số, đặc biệt là đất đai (nguồn sống chính của họ) ; đàn áp tôn giáo, v.v.
BPSOS gửi ba tài liệu về sự phân biệt của nhà nước Việt Nam với người Thượng và người H’mông : Đàn áp một cách hệ thống về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, và đất đai ; cưỡng ép bỏ đạo hoặc đuổi khỏi làng ; tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân để "trả thù" người Thượng hoặc người H’mông theo đạo Tin lành, đẩy họ vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình ; cưỡng đoạt đất ; đàn áp biểu tình, bắt bỏ tù và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền, v.v.
Khmers Kampuchea-Krom Federation gửi báo cáo nói nhà nước Việt Nam kỳ thị và không công nhận người Khmer Krom là người bản địa ; ép buộc người Khmer Krom phải đặt tên con bằng tên Việt khi làm giấy khai sinh ; kiểm soát và đàn áp người theo đạo Phật, cưỡng ép bỏ đạo ; không cho họ in sách báo độc lập bằng tiếng Khmer ; theo dõi, bắt giữ, tra khảo các nhà hoạt động nhân quyền, v.v.
Ngoài ra, tổ chức Korea Centre for United Nations Human Rights Policy cũng nộp một báo cáo về con cái những phụ nữ Việt sang lấy chồng Hàn Quốc, sinh con, và quay về Việt Nam : không được quốc tịch Việt Nam, nhiều trẻ không được hưởng một số quyền lợi, như bảo hiểm y tế.
Rà soát phần 1 (29/11/2023)
Nhà nước Việt Nam gửi một phái đoàn 26 người đến phiên rà soát.
Trong phát biểu khai mạc, ông Y Thông, trưởng phái đoàn, gần như đọc lại nguyên văn bản báo cáo nhà nước đã gửi cho CERD tháng 12/2021.
Trong phần một của phiên rà soát, phái đoàn nhà nước Việt Nam gần như không nhắc tới những cáo buộc kỳ thị người Thượng, người H’mông, hay người Khmer Krom trong các báo cáo độc lập.
Nhìn chung, họ nói chung chung, như nói mọi người ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự phân biệt ; các dân tộc sống đan xen và được giữ tiếng nói riêng ; tất cả đều đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau… hoặc nói Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, và nhắc tới hàng loạt luật này luật nọ như quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp ; luật chống kỳ thị sắc tộc ; luật chống tra tấn…
Phản ứng từ Liên Hiệp Quốc
Một trong những khoảnh khắc đáng chú ý trong buổi rà soát là khi ông Gun Kut, một trong các thành viên của CERD, thẳng thắn khiển trách nhà nước Việt Nam.
Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi ; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào ; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới.
Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc" là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.
Đối đáp từ phái đoàn nhà nước Việt Nam
Trước ủy ban của Liên Hiệp Quốc, họ nói Hội Cờ đỏ là do người dân yêu nước tự phát, không liên quan đến nhà nước ; khẳng định Việt Nam không có cưỡng bức mất tích hay bắt người tùy tiện, mọi thứ đều đúng trình tự ; nói ở Việt Nam không ai bị phân biệt ; nói Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không cản trở người dân trên mạng, không đàn áp, chỉ xử phạt những "thông tin sai sự thật" và "chia rẽ khối đại đoàn kết" hoặc "tuyên truyền, kích động" ; không cản trở tự do đi lại, chỉ xử phạt những người đi hoặc ở lại nước ngoài "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" ; chỉ thu hồi đất cho mục tiêu y tế, công cộng, có đền bù thỏa đáng, và không phân biệt, v.v.
Rà soát phần 2 (30/11/2023)
Trong phần hai của phiên rà soát, CERD đặt câu hỏi cụ thể về vấn đề phân biệt, kỳ thị với người Thượng, người H’mông, người Khmer Krom ; nhắc đến vấn đề chiếm đất, tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân ; hỏi về vấn đề tôn giáo và nạn buôn người, đặc biệt với các sắc tộc thiểu số…
Cách trả lời của phái đoàn nhà nước
Nói chung, phái đoàn nhà nước Việt Nam né tránh câu hỏi, nói sang chuyện không liên quan, hoặc trả lời lấp liếm.
Chẳng hạn, khi bà Chinsung Chung hỏi tại sao không công nhận người bản địa, họ nói khái niệm "người bản địa" có từ thời Pháp thuộc — với người Pháp, tất cả người Việt đều là người bản địa — nên Việt Nam chỉ có khái niệm "dân tộc thiểu số" và "dân tộc thiểu số rất ít người".
Khi được hỏi về vấn đề quốc tịch, vì con cái của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không được quốc tịch Việt Nam và không được hưởng các quyền lợi của công dân, họ nói Việt Nam thông thường công nhận một quốc tịch nhưng có một số trường hợp cho phép song tịch, chẳng hạn như trẻ em Việt Nam trở thành con nuôi của người nước ngoài.
Còn về tình trạng trẻ con H’mông không có giấy khai sinh, họ nói đó là do "một số hộ dân di cư tự phát" và "sống bất hợp pháp ở rừng phòng hộ" rồi "tự sinh con" nên không có giấy khai sinh.
Khi bà Sheikha Abdulla Ali Al-Misnad hỏi tại sao phải có hệ thống đăng ký, công nhận tôn giáo và cố ép người theo đạo vào các Hội thánh được nhà nước công nhận khi mỗi nhánh, mỗi giáo phái mỗi khác. Phái đoàn nhà nước lại nói đó là để chống tà giáo hoặc chống những hội Thánh vi phạm "thuần phong mỹ tục" Việt Nam.
Phái đoàn cũng nói người dân có quyền phản biện và tiếp cận công lý, được trợ giúp pháp lý, có các chính sách, chương trình nâng đỡ, hỗ trợ cho người thiểu số, Việt Nam không có hiện tượng ép bỏ đạo, không có xung đột tôn giáo, không xử lý ai vì lý do tôn giáo, chỉ xử lý người vi phạm pháp luật ; khẳng định Việt Nam không có nhục hình, tra tấn, và có tập huấn nhân quyền cho cán bộ, và rằng Việt Nam có nhiều giải pháp hỗ trợ nạn nhân buôn người, v.v.
Thiếu số liệu
CERD và bất kỳ ai lắng nghe buổi rà soát đều có thể thấy phái đoàn nhà nước Việt Nam nói nhiều về luật và chính sách nhưng thiếu số liệu.
Chẳng hạn, họ nói không thể có 20.000 hộ người H’mông không có hộ khẩu — con số đó quá cao — nhưng không thể trả lời con số họ có là bao nhiêu.
Họ nói Việt Nam làm việc chặt chẽ với chính phủ Campuchia để giải cứu nạn nhân buôn người, nhưng không có dữ liệu về nạn nhân buôn người từ Việt Nam ở Campuchia.
Họ cũng không có câu trả lời khi được hỏi về con số người nhập cư hoặc du học sinh từ Châu Phi.
Kết
Có thể nói, gửi báo cáo cho Liên Hiệp Quốc cho các phiên rà soát là cách người dân có thể, thông qua Liên Hiệp Quốc, bắt buộc nhà nước Việt Nam phải trả lời các khiếu nại, cáo buộc về vi phạm nhân quyền — và lần này, về kỳ thị sắc tộc một cách có hệ thống.
Trong cách nhìn của tôi, phái đoàn nhà nước né tránh câu hỏi, lấp thì giờ bằng cách nói nhiều về luật hoặc các chi tiết không liên quan, trả lời lấp liếm, hoặc thẳng thừng dối trá tại Liên Hiệp Quốc.
Mọi người đều có thể xem phiên rà soát và có kết luận của riêng mình, tại đây :
Hải Di Nguyễn
Nguồn : VOA, 15/12/2023
Hải Di Nguyễn, sinh năm 1993, là một cây bút từ Sài Gòn, từng sống ở Na Uy, và hiện nay đang sống ở London, Anh Quốc. Hải Di từng viết nhiều năm cho báo Trẻ (Dallas), BBC News Tiếng Việt, Diễn Đàn Thế Kỷ, v.v. Hiện tác giả đảm nhiệm vai trò điều phối viên truyền thông cho BPSOS.
Lời dịch giả : Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
Trái : Người da đen xuống đường đòi quyền bình đẳng tại Washington, D.C. tháng 8 năm 1963 ; Phải : Dân Mỹ biểu tình ở New York City đòi công lý tháng 6, 2020 (Hulton Archive ; David Delgado)
Tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush
Laura và tôi đau lòng hết sức khi nhìn cảnh George Floyd bị chèn cổ một cách dã man, cũng như rất buồn khi thấy sự bất công và nỗi sợ hãi đang làm cả nước muốn ngộp thở. Nhưng mấy hôm nay chúng tôi vẫn cố không nói gì vì đây không phải lúc để lên tiếng dạy đời. Đây là lúc để lắng nghe. Đây là lúc để nước Mỹ xét lại những điều sai quấy của mình - và qua đó ta cũng sẽ nhìn ra sức mạnh cứu chuộc cho dân tộc.
Quả là một sự thất bại khi vô số công dân Mỹ gốc Phi, nhất là những người trẻ, tiếp tục bị quấy nhiễu và đe doạ đến tính mạng ngay trên quê hương của họ. Nhưng cũng là sức mạnh khi người biểu tình được các lực lượng cảnh sát có trách nhiệm bảo vệ để họ có thể xuống đường đòi hỏi một ngày mai tươi sáng hơn. Bi kịch này - với một chuỗi dài những bi kịch tương tự, đề ra một câu hỏi mà lâu nay không ai muốn trả lời : Làm sao để chấm dứt sự kỳ thị có hệ thống ở Mỹ ? Cách duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong ánh sáng của sự thật là lắng nghe tiếng kêu van của những người đang đau khổ. Những kẻ muốn bóp nghẹt tiếng kêu đó không hiểu nước Mỹ là gì, hoặc bằng cách nào nước Mỹ có thể trở nên tốt hơn.
Trước đài tưởng niệm Lincoln Memorial ở Washington, D.C. ngày 6/6/2020 (Tyrone Turner/WAMU)
Thử thách lớn nhất của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là làm sao kết hợp những con người có nguồn gốc vô cùng khác nhau thành một đất nước của công lý và cơ hội. Những giáo điều và thói quen về sự thượng đẳng của giống dân da trắng mà đã một lần suýt xé đôi đất nước vẫn còn đang đe doạ quốc gia chúng ta. Câu trả lời cho vấn nạn của nước Mỹ nằm trong cách ta ăn ở sao cho đúng với lý tưởng đã tạo nên đất nước này - tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và được thượng đế ban cho những quyền căn bản. Chúng ta dễ quên rằng đó là những tư tưởng cực kỳ cấp tiến, và những nguyên lý căn bản mà ta trân quý luôn luôn thách thức các cơ chế bất công dù do cố ý hay mặc nhiên.
Những người hùng xưa nay của nước Mỹ - từ Frederick Douglass đến Harriet Tubman, từ Abraham Lincoln đến Martin Luther King Jr. - đều là những vị anh hùng của sự đoàn kết. Thiên chức của họ không dành cho kẻ yếu tim. Họ có khả năng làm lộ diện sự kỳ thị và bóc lột - những vết nhơ của dân tộc mà đôi khi không dễ cho cộng đồng đa số bình tâm suy xét. Chúng ta chỉ có thể nhìn ra nhu cầu của đất nước qua cặp mắt của người bị đe doạ, áp bức và bỏ rơi.
Một cậu bé đọc diễn văn trong một cuộc xuống đường tổ chức cho trẻ em ngày 6/6/2020 tại Manhattan Beach. (Danielle Segura)
Giờ đây chúng ta đang đứng trước một câu hỏi lớn. Có rất nhiều người hoài nghi nền công lý của nước Mỹ. Và họ có lý do. Người da đen thấy quyền con người của họ cứ bị vi phạm liên miên, trong khi các cơ quan nhà nước thì phản ứng hết sức chậm chạp hoặc không đi tới đâu. Ai cũng biết một nền công lý bền vững chỉ đạt được bằng những phương tiện ôn hoà. Hôi của không là giải phóng ; tàn phá không phải là tiến bộ. Nhưng ta biết muốn có yên bình dài lâu phải có sự công bằng tương xứng. Chế độ pháp trị cần đặt trên nền tảng của sự bình đẳng và chính danh của nhà cầm quyền ; công lý cho tất cả là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực bền bỉ, dũng cảm và sáng tạo. Khi ta hiểu được kinh nghiệm sống của người khác, ta sẽ dễ giúp họ hơn. Muốn thương người như thể thương thân ta phải đối xử với người khác như bình đẳng. Chúng ta có một con đường tốt hơn - con đường của sự đồng cảm, của giao ước sẻ chia, của hành động can đảm, và của sự bình yên dựa trên công lý. Tôi tin rằng người Mỹ chúng ta sẽ cùng nhau chọn con đường tốt hơn ấy.
George W. Bush
Nguyên tác : Statement by President George W. Bush, George W.Bush Presiential Center, bushcenter.org, 02/06/2020
Ianbui dịch
Nguồn : Vietopian, 07/06/2020
Nhà tâm lý học và ngôn ngữ học nổi tiếng Steven Pinker, trong tác phẩm "The Better Angels of Our Nature", đưa ra cái nhìn lạc quan về con người. Với bao dữ kiện và bằng chứng hùng hồn, ông đã thuyết phục người đọc rằng con người ngày càng văn minh hơn, nhân bản hơn, và bớt bạo động hơn. Bill Gates nhận xét đây là cuốn sách truyền cảm hứng nhất mà ông đã từng đọc.
Hai cảnh sát viên tại Seabrook, New Hampshire, quỳ gối cùng người biểu tình, 1 tháng Sáu.
Nhưng cũng có những người phản bác lại nhận định này. Như Tanisha M. Fazal and Paul Poast trong bài "War Is Not Over " trong tạp chí Foreign Affairs.
Bạn lạc quan hay bi quan về con người ?
Riêng tôi, trong những ngày qua cảm thấy mình trở nên lạc quan hơn về cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nói riêng, và về con người, nói chung.
Nhưng cái giá phải trả là cái chết của ông George Floyd.
Ban đầu, thật ra, tôi cũng hơi bi quan. Vì tính ra đã gần 72 năm từ khi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được công bố mà tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn xảy ra tại cái nôi của văn minh, dân chủ và tự do, quốc gia đã bảo trợ và vận động cho bản tuyên ngôn này.
Bi quan hơn nữa khi biết rằng rất nhiều người Việt, trong lẫn ngoài nước, còn mang nặng óc kỳ thị, qua sự kiện này. Nặng đến độ Gs Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn The Sympathizer, đoạt giải Pulitzer năm 2016, cũng phải mạnh mẽ lên tiếng "Hãy tiếp tục vào các post của tôi mà ‘còm’ tiếp đi hỡi những người Việt kỳ thị chủng tộc…". Trước đó anh bị phê phán nặng nề vì ủng hộ các cuộc biểu tình và phong trào Black Lives Matter.
Có một số thành phần người Việt không tán đồng quan điểm này. Trong khi đó đại đa số người Việt tại Mỹ và trên toàn thế giới đều là những người lánh nạn cộng sản, độc tài. Phần lớn chúng ta bỏ nước ra đi vì bị áp bức và phân biệt chính trị. Những cái chết trong đồn công an xảy ra quá thường xuyên tại Việt Nam trước đây lẫn hiện nay. Cho nên lẽ ra chúng ta phải hiểu mọi sự bất công, áp bức, và tội ác là điều phải chống tối đa. Và chúng ta cần phải nỗ lực bảo vệ tối đa công bằng bình đẳng nhân phẩm cho mọi công dân trên mảnh đất mình đang sống. Những quốc gia này đã mở cửa đón nhận chúng ta và cưu mang chúng ta. Lẽ ra chúng ta cần chia sẻ các giá trị này với những người đang sống trên mảnh đất chung với mình, bất kể màu da tôn giáo nào, bất kể đến từ đâu, bằng cách nào đi nữa.
Xin nhớ rằng ngày nay những người Việt nào đi xin tị nạn, nếu thành công, nghĩa là được công nhận là người tị nạn đích thực, thì phải đạt được một trong hai quy định căn bản sau đây. Một, phải chứng minh được rằng mình có nỗi sợ chính đáng rằng mình có thể bị hãm hại nghiêm trọng vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm đặc biệt nào đó, hoặc vì quan điểm chính trị (Điều 1A(2) Quy Ước Tị Nạn 1951 ). Hai, nếu không thì phải chứng minh được rằng nếu bị trả về thì mình sẽ bị hãm hại đáng kể (significant harm, Complementary Protection).
Nhiều người Việt đã may mắn được chấp nhận vào các quốc gia văn minh tiến bộ trên toàn thế giới mà không phải trải qua quá trình thanh lọc tị nạn này những năm liền sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Nếu đã trải qua quy trình thanh lọc thành công này, mà còn có óc kỳ thị nữa, thì quả thật tôi không thể hiểu được.
Óc kỳ thị, phân biệt, nhất là phân biệt chủng tộc (racism), như đã nói trước đây, là một loại niềm tin bệnh hoạn, bởi vì cuối cùng những kẻ cuồng tín tự cho mình đứng trên các sắc tộc khác, và đối xử tồi tệ với các sắc tộc họ coi thường.
Dù sao, trong những ngày qua, phong trào Black Lives Matter tại Mỹ và trên toàn thế giới đã cho tôi thêm niềm tin về con người. Những cuộc biểu tình bạo loạn, đánh cắp và phá hoại tài sản của người khác, tất nhiên là điều đáng lên án, không thể tán đồng. Nhưng phần lớn đều là ôn hòa, và cho mục tiêu hoàn toàn chính đáng. Chống lại cái sai, cái ác. Chúng ta đều biết rằng cái ác tiếp tục tồn tại bởi do sự lặng thinh của những người hiểu biết.
Tôi cũng lạc quan hơn khi thấy các bạn trẻngười Mỹ gốc Á, và nhiều cuộc biểu tình trên toàn thế giới trong gần hai tuần qua. Nó cho thấy người dân khắp nơi đã xuống đường bày tỏ sự đồng cảm với những người da màu ; với những mất mát lớn lao mà họ đã trải qua hơn 400 năm nay từ những óc kỳ thị chủng tộc. Lẽ ra, người Việt tự do cần nên tham gia ủng hộ mạnh mẽ vào các phong trào này. Bởi phong trào này và phong trào đấu tranh của Việt Nam hiện nay có cùng chung mục tiêu : nhân quyền. Quyền bình đẳng của mọi con người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hay vì là thành viên của một nhóm đặc biệt nào đó. Mục tiêu chung khác là lên án mọi cái ác, lên án những cái chết trong hay ngoài đồn công an, dù người đó có vi phạm luật ra sao. Không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác. Tất cả mọi vấn đề đều phải giải quyết bằng pháp luật hẳn hoi.
Nạn kỳ thị chủng tộc, đặc biệt đối với người Á Đông, gia tăng đáng kểtại Úc và nhiều nơi trên thế giới kể từ khi đại dịch Covid-19 lan rộng lên toàn cầu. Tình trạng kỳ thị người Á Đông hay người Trung Quốc qua vụ này là hoàn toàn sai lầm về mặt đạo đức lẫn chiến lược. Đại đa số người dân Trung Quốc là nạn nhân của đại dịch này do chính sách bưng bít của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Người Trung Quốc không có tội tình gì nhưng lại bị kỳ thị. Lẽ ra chúng ta cần nêu đích danh những người có tội tại Bắc Kinh và Vũ Hán đã để hơn 7,5 triệu người trên toàn cầu trở thành nạn nhân của đại dịch Covid-19, với hơn 420 ngàn người chết cho đến nay. Nhưng vơ đũa cả nắm, nói rằng người Trung Quốc là nguyên nhân, thì không những vô lý, mà còn là cớ và cách chạy tội cho lãnh đạo chính trị Trung Quốc hiện nay. Không những thế, điều đó còn làm cho người dân Trung Quốc đứng về phía Bắc Kinh hơn.
Lẽ ra kỳ thị chủng tộc không nên có trong người Việt tự do. Bởi chúng ta là nạn nhân của tất cả sự phân biệt đối xử này. Nếu còn nhớ "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây" thì chúng ta nên mang các quả thơm này tặng cho những người đến sau, và mang hạt mầm dân chủ đến người dân Việt Nam và trên toàn thế giới. Được như thế, đó là món quà đáng giá nhất để đền ơn cho những quốc gia đã cưu mang hàng triệu người Việt trên toàn thế giới suốt 45 năm qua.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 12/06/2020
Báo Anh : Mỹ vẫn có thể đẩy lùi bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc
Dù không chọn làm tựa chính, nhưng trang bìa hầu hết các tuần báo ra vào đầu tháng 6/2020 này đều dành chỗ cho những cuộc biểu tình, nhiều khi biến thành bạo động, đang bùng lên tại nước Mỹ sau vụ một người da đen bị chết dưới chân một viên cảnh sát da trắng khi bị câu lưu tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Thời sự Pháp và phương cách cứu vãn ngành du lịch bị dịch Covid-19 đánh gục là những chủ đề khác được chú ý.
Hàng ngàn người tuần hành tại thành phố Minneapolis (Minnesota - Hoa Kỳ) ngày 05/06/2020, để phản đối nạn kỳ thị chủng tộc, sau vụ George Floyd, một người da đen bị một viên cảnh sát da trắng sát hai. Reuters - Eric Miller
Tình hình dầu sôi lửa bỏng tại Hoa Kỳ đã được tuần báo Anh The Economist nêu bật trên trang bìa với một tựa đề bí hiểm : "Khói lửa lần này - The Fire this Time", cải biên tựa đề tập tiểu luận nổi tiếng "The Fire next time - Khói lửa lần tới" của nhà văn người Mỹ da đen James Baldwin, xuất bản năm 1963, đề cập đến thân phận người da đen tại Mỹ thời còn chế độ kỳ thị chủng tộc.
Bên dưới hàng tựa, tờ báo cho biết ngay nội dung chính của các bài phân tích và bình luận ở các trang bên trong : "Bạo lực của cảnh sát, chủng tộc và phong trào phản đối tại nước Mỹ".
Trong bài phân tích mang tựa đề đã được nêu lên ở trang bìa, The Economist đã tìm cách trả lời cho câu hỏi : "Mục tiêu bình đẳng mà những người biểu tình ở các thành phố trên nước Mỹ đang hướng tới sẽ đến gần hơn hay sẽ bị đẩy lùi ?".
Toàn cảnh nước Mỹ năm 2020 rất giống năm 1968
Tuần báo Anh đã mở đầu bài viết bằng một đoạn mô tả nước Mỹ khá chi tiết : Một trăm ngàn người Mỹ đã chết vì virus corona, một chuyến bay kỳ thú vào vũ trụ thể hiện thành tựu của người Mỹ, các cuộc biểu tình chống tình trạng bất công vì lý do chủng tộc bùng lên tại các thành phố trên toàn quốc, và vào tháng 11, cử tri phải lựa chọn giữa một ứng viên Cộng hòa tranh cử trên cơ sở một cương lĩnh nhấn mạnh đến trật tự và luật pháp, và một ứng viên Dân chủ mờ nhạt, nguyên là một phó tổng thống.
Rõ ràng đây là tình hình hiện nay, thế nhưng The Economist nói ngay : Đó là tình hình nước Mỹ vào năm 1968, virus lúc đó là virus bệnh cúm, chuyến bay vào vũ trụ là của phi thuyền Apollo 8, làn sóng biểu tình phản đối thì bùng lên sau hai vụ ám sát Martin Luther King và Robert Kennedy, còn hai ứng viên tổng thống là Richard Nixon, đảng Cộng hòa, và nguyên phó tổng thống Hubert Humphrey đảng Dân chủ.
Đối với tuần báo Anh, tình hình năm 1968 cũng là năm 2020, với điểm tương đồng là về mặt xã hội, tình trạng bất công cũng có tác động tàn phá tương tự. Ngày nay, biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc đã lan ra hơn 350 thành phố trên toàn quốc sau vụ George Floyd, một người Mỹ gốc Châu Phi không vũ trang, bị một cảnh sát da trắng sát hại bất chấp lời van xin của chính nạn nhân và tiếng kêu báo động ngày càng lớn của đám đông.
Vòng luẩn quẩn "bất công - phản kháng - bạo loạn - phản ứng bảo thủ"
Theo The Economist, phản ứng phẫn nộ của công luận trước vụ việc không có gì đáng ngạc nhiên. Xã hội Mỹ trong quá khứ đã nhiều lần bùng nổ vì những lý do tương tự, trong bối cảnh người da đen tại Mỹ phải chịu đựng những điều kiện sống khắc nghiệt hơn, bị chính quyền và cảnh sát đối xử tồi tệ hơn vì màu da…
Đối với tuần báo Anh, vòng luẩn quẩn bất công, phản kháng, bạo loạn và phản ứng bảo thủ đã lập đi lập lại nhiều lần kể từ năm 1968 đến nay đã tạo ra tâm lý bi quan, cho rằng bạo lực cảnh sát và bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ là vấn đề không thể khắc phục.
Thế nhưng, The Economist cho rằng tâm lý bi quan như vậy không có cơ sở, thậm chí phản tác dụng. Thực tế cho thấy là cảnh sát Mỹ không phải là ai cũng kỳ thị chủng tộc, ở nhiều nơi đã có những sáng kiến cải tổ thành công đưa cảnh sát gần gũi người dân hơn, và chế độ bầu lãnh đạo cảnh sát hay công tố viên cho phép hạn chế các hành vi thái quá.
Đối với những người đấu tranh chống bất công cũng thế, bi quan dễ dẫn đến cực đoan, bạo loạn, với hệ quả là làm mất đi thiện cảm của đa số người dân, thêm củi lửa cho các thành phần bảo thủ để gia tăng đàn áp, khiến cho mục tiêu tìm kiếm công bằng của họ không đạt được.
Theo The Economist, trong năm bầu cử tổng thống Mỹ này, Donald Trump dường như muốn dùng chiêu bài kích động nỗi sợ hãi bạo loạn để kiếm phiếu. Ông đã khuyến khích những người ủng hộ đụng độ với những người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng và đang tìm cách triển khai quân đội bên cạnh lực lượng Vệ Binh Quốc Gia để gọi là bảo đảm trật tự. Chiêu bài luật pháp và trật tự từng giúp Richard Nixon đánh bại Hubert Humphrey vào năm 1968. Nó có thể giúp Donald Trump chiến thắng lần này.
Tình hình không hoàn toàn bế tắc
Tuy nhiên, đối với The Economist, tình hình không hoàn toàn bi quan. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, nếu những người biểu tình giữ được thái độ bất bạo động, họ có thể cải thiện được tình hình. Lịch sử cho thấy là vào cuối thập niên 1960 là lúc mà James Baldwin viết về sự cần thiết phải hàn gắn vết rạn nứt trong lòng nước Mỹ, đất nước này đã bắt đầu dỡ bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, và cũng gặp phản ứng từ những người cho rằng giới đấu tranh vì dân quyền đã đi quá trớn.
Tuy nhiên, theo tuần báo Anh, nước Mỹ là như thế. Tiến bộ luôn phải đấu tranh với bảo thủ. Và trong nửa thế kỷ qua, người Mỹ đã quay lưng lại với sự phân biệt chủng tộc. Vào tuần này, khi cái chết thảm khốc của một người da đen đã lôi cuốn được những người phản đối thuộc tất cả các chủng tộc xuống đường, đó không chỉ là dấu hiệu cho thấy là kỳ thị vẫn tồn tại, mà cũng là dấu hiệu cho thấy là cuộc đấu tranh cho bình đẳng màu da vẫn có thể gặt hái tiến bộ.
"Về nỗi kinh hoàng khi là người da đen tại Mỹ"
Tạp chí Courrier International, trong hàng tựa trang bìa : "Hoa Kỳ : Về nỗi kinh hoàng khi là người da đen", cũng trở lại vụ George Floyd đang làm chấn động nước Mỹ và thế giới, với những cuộc biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn, thể hiện một nỗi tức giận có vẻ như không thể dập tắt được, nhất là khi tổng thống Trump lại đổ thêm dầu vào lửa.
Tạp chí Pháp đã nêu bật tình hình qua các bài viết trên báo Mỹ đặc biệt là lời chứng của LZ Granderson, một nhà báo người da đen của tờ báo Mỹ Los Angeles Times, giải thích "nỗi kinh hoàng khi là người da đen" ở Mỹ.
Nhà báo này đã kể lại vô số lần bị ông bị cảnh sát câu lưu một cách tùy tiện, từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành, "chỉ vì ông là người da đen" và lần nào cũng vậy, cái cớ đưa ra là vì ông "giống một người khác".
Theo ghi nhận của Courrier International, bạo lực của cảnh sát, kỳ thị chủng tộc không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy các xuống đường đang diễn ra. Nước Mỹ của ông Trump giống như một thùng thuốc nổ.
Tạp chí Pháp trích dẫn tờ Wall Street Jourrnal, nói đến những "biến động tệ hại nhất từ hàng mấy thập niên qua", trong lúc theo báo The Washington Post, những cuộc biểu tình bạo động này cho thấy là nước Mỹ "đang ở đáy vực thẳm".
Biểu tình bạo động tại Mỹ cũng được hai tạp chí khác ở Pháp nhắc đến trong những hàng tựa nhỏ trang bìa. Le Point đặt câu hỏi : "Này, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ vậy ?", trong lúc đồng nghiệp L’Obs chạy tít : "Cảnh sát Mỹ - Cội nguồn của tình trạng bạo động".
Du lịch thời hậu Covid
Như nói ở trên, du lịch thời hậu Covid cũng là đề tài được các tạp chí quan tâm. Courrier International đã chạy tựa lớn chiếm 3/4 trang bìa giới thiệu hồ sơ : "Du lịch : Phải sáng tạo lại mọi sự".
Courrier International giải thích là ngành du lịch, chiếm 11% GDP toàn cầu đã bị dịch Covid-19 tác hại rất nặng nề, với các biên giới bị đóng cửa, đi lại hạn chế. Hàng triệu công ăn việc làm bị ảnh hưởng. Các hãng máy bay thông báo kế hoạch sa thải hàng loạt… Vào lúc sắp đến hè, mùa cao điểm của ngành du lịch, tạp chí Pháp đã đi một vòng để tìm hiểu xem về các vấn đề do Covid-19 đặt ra.
Về câu hỏi có nên đi nước ngoài hay không vào mùa hè này ? Nếu đi thì đi đâu và như thế nào, Courrier International trích tuần báo Anh The Economist nêu bật sáng kiến "bong bóng du hành", tức là các thỏa thuận tự do đi lại như giữa một số quốc gia giống như giữa các nước vùng Baltic, miền đông bắc Châu Âu.
Vấn đề đặt ra liệu là sáng kiến đó có thể vực dậy cả một lãnh vực phát triển mạnh nhưng bị ngưng lại đột ngột hay không. Nhật báo Anh, The Independent tỏ ra rất hoài nghi. Đối với tờ báo này một đỉnh cao của du lịch thế giới đã đạt được vào năm 2019, và nếu du khách Trung Quốc (chiếm 20% du khách toàn cầu) không trở lại thì nhiều nước có nguy cơ mất mát rất nhiều. Cho nên nhiều nước như Thái Lan, các nước Bắc Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… đang cố sáng tạo lại để chinh phục khách địa phương.
Covid-19 là cơ may cho ngành du lịch ?
Theo ghi nhận của Courrier International, sáng tạo lại không chỉ là sắp xếp lại bàn ghế hay chụp ảnh ghi lên Facebook, mà suy nghĩ lại về du lịch.
Phải chăng như một nhà văn Croatia và một nhà báo Đức đã suy nghĩ, Covid-19 làm du lịch khựng lại cũng là một cơ may ? Cơ may để chấm dứt nạn du lịch ồ ạt, du lịch để chụp hình đăng lên mạng xã hội, mà chú ý đến việc bảo vệ môi trường, khám phá những thực tế giản dị.
Một nhà báo Nga thì không chấp nhận loại du lịch "trại lính", nhìn thấy trước là vào mùa hè này, sẽ có nào là xét nghiệm y tế, có nguy cơ bị cách ly, bãi biển, cũng như các quán cà phê bị giám sát liên tục. Nhà báo này kết luận trong bài viết : "Chi bằng ở nhà thì hơn !
Đối với Courrier International đây là điều đáng suy ngẫm !
Cũng trên chủ đề du lịch, Le Point đã có một hàng tựa nhỏ trên trang bìa, giới thiệu "100 cách để khám phá lại nước Pháp".
Vấn đề lương bổng - quả bom nổ chậm tại Pháp
Dịch Covid-19 giảm bớt nhiều với cuộc sống trở lại hầu như bình thường, đã khiến các tuần báo Pháp chú ý trở lại các vấn đề chính trị, kinh tế quốc nội.
Trên trang bìa, tạp chí L’Express chẳng hạn đã lo ngại về vấn đề lương hướng với dòng tựa : "Quả bom lương bổng" được cho là hồ sơ nóng của những tháng sắp tới.
Trong hồ sơ 6 trang, tạp chí nhìn thấy vấn đề lương thấp là một quả bom nổ chậm và phân tích : "Những lời hứa nâng cao các mức lương thấp nhất có nguy cơ vấp phải thực tế thất nghiệp hàng loạt".
L’Express ghi nhận là "tại bệnh viện, các cuộc thương lượng đã bắt đầu, chính phủ đã hứa nới lỏng (hầu bao) và tăng lương khá nhiều, từ 200 đến 300 euro mỗi tháng đối với y tá".
Theo tạp chí Pháp, cử chỉ này của chính phủ không phải là không nguy hiểm vì khi đụng đến vấn đề lương ở hệ thống bệnh viện nhà nước, chính phủ sẽ thúc đẩy đòi hỏi của toàn bộ lãnh vực công như giáo dục, tư pháp, cảnh sát. Lãnh vực kinh tế thương mại thì càng phức tạp hơn vì các công ty đang kiệt quệ.
L’Express cũng cho là nên cẩn thận vì lương bổng ở Pháp đã là cao so với các láng giềng Châu Âu. Mức lương tối thiểu (smic) ở Pháp chẳng hạn là 10,15 euro/giờ, trong lúc tại Bỉ chỉ là 9,66, hay ở Đức là 9,35, hoăc 5,76 ở Tây Ban Nha, 3,83 ở Bồ Đào Nha.
Macron - Người gây mê
Cũng về kinh tế Pháp, Le Point tỏ vẻ rất bức xúc trước những khoản trợ giúp tài chính được chính phủ gần đây loan báo và nghĩ rằng ông Macron ru ngủ người Pháp, thông báo ban phát hàng tỷ euro mà ông không có.
Tạp chí Pháp chạy hàng tựa lớn rất mỉa mai trên trên trang bìa : "Hãy ngủ ngon đi các con", với gương mặt tổng thống Pháp vẻ lém lỉnh, và bên cạnh nói đến "Macron - người gây mê". Hồ sơ chạy tựa trang bìa này chiếm cả 19 trang.
Tạp chí rất bực tức : "Trước nạn kinh tế suy thoái, nước Pháp như chối bỏ thực tế, nhà nước có mặt khắp mọi nơi, chi xài còn nhiều hơn bình thường, tạo ra ảo tưởng có tiền thần diệu (búng tay là có ngay)". Đối với tạp chí, cả nước Pháp bị gây mê.
Tuy dòng tựa mỉa mai nhắm vào tổng thống, nhưng Le Point cũng quy trách nhiệm cho thái độ người Pháp nói chung mà tạp chí nhìn thấy là ham vui, lười biếng, không biết lo : "Thất nghiệp tăng chưa từng thấy - 22,6%, vào tháng Tư - nhưng chỉ được các bản tin truyền hình nhắc đến ngắn gọn sau những phóng sự dài về nào là mở cửa lại các sở thú, nào là niềm vui của người Paris được phép chạy jogging trở lại ở vườn Luxembourg hay ngồi uống mojito ở vỉa hè quán cà phê".
Edouard Philippe - Người "không dễ nhai dễ nuốt"
L’Obs nhìn lên sân khấu chính trị, dành trang bìa cho thủ tướng Édouard Philippe, với tựa lớn trên phông nền đen "Người bám trụ - Le Coriace" và câu hỏi bên dưới : "Macron có thể không cần đến Édouard Philippe ?".
Trong hồ sơ 12 trang, tạp chí giải thích câu hỏi của mình, cho rằng "Trước khả năng cải tổ nội các, Édouard Philippe dường như đang bị nhắm tới. Nhưng đối với tổng thống, từ bỏ một lãnh đạo chính phủ được lòng dân hơn ông là một vụ đánh cược rủi ro. Nhất là khi đương sự lại cương quyết ở lại".
Trọng Nghĩa
Vì sao biểu tình phản kháng bùng khắp sau cái chết của người da đen George Floyd ?
Ngày 25/05/2020, một vụ can thiệp của cảnh sát gây ra cái chết công dân Mỹ da đen George Floyd, tại bang Minnesota. Kể từ đó đến nay, biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ, với bạo động tại một số nơi bất chấp thiết quân luật. Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Phạm Trần, từ Washington, giải thích những lý do khiến phong trào phản kháng lan rộng khắp nước Mỹ.
Biểu tình ôn hòa đòi công lý sau cái chết của người da đen George Floyd do bạo lực cảnh sát tại Minneapolis, cạnh nhà Quốc Hội Mỹ, Washington, ngày 03/06/2020. Reuters - Jonathan Ernst
Phong trào phản kháng quy mô đang diễn ra tại Mỹ phản đối nạn bạo hành cảnh sát và kỳ thị chủng tội nhắc lại các cuộc bạo động lớn hồi năm 1992, sau khi tòa án Mỹ tha bổng các cảnh sát đã bắn chết một người da đen ở Los Angeles, và gần đây hơn là các cuộc biểu tình tiếp theo cái chết của một người thanh niên da đen 17 tuổi ở Ferguson (bang Missouri) năm 2014. Tuy nhiên, phong trào phản kháng hiện nay, với tốc độ lan rộng nhanh chóng, với sự tham gia của rất nhiều người da trắng, kể cả cảnh sát trong hàng ngũ các cuộc biểu tình ôn hòa, được nhiều nhà quan sát đánh giá là sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ đương đại.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI, ngày 03/06/2020, nhà báo Phạm Trần - bên cạnh khủng hoảng đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, nạn bạo hành cảnh sát, những đối xử bất công về luật pháp giữa Nhà nước và người dân, đặc biệt với người da mầu và người thuộc các nhóm thiểu số - đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò đổ thêm dầu vào lửa của tổng thống Mỹ Donald Trump, gộp chung những người biểu tình ôn hòa với những kẻ phá phách, cướp bóc vào cùng một rọ, khi lên án nạn "khủng bố nội địa". Ông Donald Trump, thay vì đảm đương vai trò của một nguyên thủ của nước Mỹ, có "những phát biểu hướng đến toàn dân", "những giải pháp cụ thể", trong bối cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng như hiện nay, thì lại chỉ có những động thái "phô trương sức mạnh", tập trung xây dựng hình ảnh "riêng cho cá nhân, vì mục tiêu tranh cử".
***
RFI : Xin ông cho biết nhận định chung của ông về phong trào phản kháng sau cái chết của người da đen George Floyd đang diễn ra.
Phạm Trần : Trước hết là có sự thù nghịch giữa những người dân và lực lượng cảnh sát, vì cảnh sát đôi khi đã dùng những biện pháp quá mạnh đưa đến cái chết cho người dân. Mặc dù, những người dân đó không có phạm những cái tội mà đến nỗi phải bị trừng phạt, nhất là sau khi họ đã bị bắt, bị còng tay.
Anh George Floyd, 46 tuổi, người da mầu này đã bị một người cảnh sát da trắng đè lên cổ gần mười phút đồng hồ, bất chấp việc anh ta nói là không thể thở được. Hành động đó đã đưa đến cái chết của George Floyd, và từ cái chết này, khơi lại những vết thương trong lịch sử nước Mỹ, về vấn đề dân quyền, về kỳ thị chủng tộc. Chúng ta thấy đây là căn bệnh của xã hội Hoa Kỳ. Bất cứ vụ tai nạn nào gây ra chết người cho những người da mầu, hoặc những người thiểu số, thì những vết thương đó lại bùng phát trở lại, làm cho người dân hết sức bất mãn.
RFI : Có nhiều vụ tương tự xẩy ra trong quá khứ gần đây, tại sao vụ cái chết của George Floyd lại dẫn đến một cuộc phản kháng dữ dội như vậy ?
Phạm Trần : Việc đầu tiên là hình ảnh của ông cảnh sát da trắng đó đạp chân lên cổ của người nạn nhân George Floyd đó quá lâu. Báo chí và đài truyền hình đã chiếu đi, chiếu lại trong nhiều tiếng đồng hồ. Hình ảnh đó tạo ra sự bất mãn không những đối với người da mầu, và kể cả người da trắng. Bởi vì người da trắng nhiều khi cũng là nạn nhân của bạo hành cảnh sát. Cảnh sát đôi khi quá trớn, có những hành động thiếu suy nghĩ làm tổn thương đến danh dự, cũng như là mạng sống của người dân Hoa Kỳ nói chung, người da mầu nói riêng.
Sở dĩ vụ này bùng phát lên có hai lý do chính. Thứ nhất là trong tình trạng nước Mỹ, cũng như toàn thế giới đang phải đối phó với nạn dịch Covid-19, mà tiếng bình dân gọi là "nạn dịch từ Vũ Hán, Trung Quốc", người dân đã rất là sợ hãi, đã thất nghiệp, và nhiều người đã lâm vào cảnh sống hết sức khó khăn. Cho nên, khi xẩy ra một vụ gây tổn thương xã hội như thế này sự tức giận của người dân bùng lên cộng với vấn đề kinh tế, cộng với vấn đề thất nghiệp, cộng với vấn đề không được đối xử công bằng trong luật pháp giữa người dân và Nhà nước nói chung, và lực lượng cảnh sát nói riêng. Và đặc biệt là giữa các tòa án, do các quan tòa người da trắng chủ tọa, đối với những nạn nhân da mầu hoặc người thiểu số.
Tất cả những điều này nói chung lại là thảm cảnh của xã hội Hoa Kỳ, bị dồn nén quá lâu, chưa có những giải pháp cụ thể từ phía Nhà nước. Thành ra tất cả mọi chuyện đổ vào một lúc và bùng phát lên trong xã hội Hoa Kỳ là như thế.
RFI : Có người đặt câu hỏi là chính quyền cũng đã thừa nhận cảnh sát có phạm tội. Vậy điều gì có thể giải thích cho việc tại sao các cuộc phản kháng vẫn tiếp tục, thưa ông ?
Phạm Trần : Có hai vấn đề. Thứ nhất là người ta đang còn bất mãn là tại sao ba người cảnh sát chưa bị bắt và chưa bị truy tố gì cả. Tuy nhiên, đằng sau đó lại có những việc làm của chính quyền trung ương, tức của ông tổng thống Donald Trump. Ông Donald Trump đã không lên truyền hình để nói chuyện với người dân sau khi đã nổ ra những cuộc biểu tình liên tục ở nước Mỹ (nhiều cố vấn, nhiều lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Quốc Hội đã muốn tổng thống trực tiếp nói chuyện với người dân Mỹ, theo nhà báo Phạm Trần).
Ông Trump đã coi tất cả những chuyện đó rồi. Mặc dù ông ấy có đưa ra lời tuyên bố chia buồn với gia đình nạn nhân đó, và cũng có những cử chỉ nhã nhặn, và cho rằng việc đó không nên để xẩy ra, và ông ấy cũng thể hiện là không hài lòng, tuy nhiên ông ấy lại nhắc lại một lời tuyên bố, đưa ra năm 1967, của một viên cảnh sát trưởng ở bang Florida, trong thời gian đó đang có những cuộc đấu tranh dân quyền giữa người da mầu và người da trắng ở khắp nước Mỹ. Ông ty trưởng cảnh sát đó đã nói rằng : "Khi bạo động bắt đầu, thì tiếng súng cũng bắt đầu nổ".
Câu nói đó làm cho người da đen bị tổn thương. Không cần biết mạng của những người đi biểu tình như thế nào ? Họ có phải là những người biểu tình hay không, hay người gây bạo động ? Liệu có phân biệt là chỉ có một thiểu số bạo động nào đó mà thôi không ?
Hơn nữa ông Donald Trump lại gọi những người đi biểu tình là "những quân khủng bố nội địa" và "những thành phần du đãng". Những lời nói đó là những lời xúc phạm chung cho tất cả những người đi biểu tình, người ta không hài lòng về những lời vơ đũa cả nắm của một ông tổng thống.
Cho đến giờ này, ông Donald Trump vẫn không muốn lên truyền hình, ngược lại, ông ấy có những cử chỉ, hành động phô trương các quyền cá nhân của ông ấy. Tỉ dụ như trong cuộc biểu tình tại Washington DC, hôm thứ Sáu 29/05, ông ấy tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng quân đội để dẹp bỏ các cuộc biểu tình, và ngay lúc đó ra lệnh cho cảnh sát dẹp đoàn biểu tình, dù là họ không có hành động bạo động gì, họ chỉ biểu tình ôn hòa, đòi hỏi pháp luật trừng trị các viên chức cảnh sát, do các hành động vô nhân đạo. Việc tổng thống yêu cầu dẹp biểu tình hóa ra chỉ để dẹp đường cho đoàn của tổng thống đi từ tòa Bạch Ốc sang một thánh đường kế bên. Và ông đến bên thánh đường đó chỉ để giơ một cuốn Thánh Kinh lên để người chụp ảnh, truyền hình, có thế thôi ! Không hề có tuyên bố nào về người da mầu bị sát hại, về các cuộc biểu tình. Thành ra người ta cho đó là một hành động cá nhân của ông ấy. Sau đó chính vị phụ trách nhà thờ, giám mục của Giáo hội này đã lên tiếng phản đối việc tổng thống sử dụng ngôi nhà thờ để "làm bàn đạp chính trị", xây dựng hình ảnh chính trị, vì mục tiêu tranh cử.
Tóm lại, trong bối cảnh có nhiều bất công xã hội truyền từ đời chính quyền này sang chính quyền khác chưa được giải quyết, đặc biệt đối với người thuộc các nhóm thiểu số nói chung, người da mầu nói riêng, chính quyền đương thời thay vì đưa ra những lời ôn hòa, các giải pháp cụ thể, thì lại đưa ra những lời lẽ như có vẻ thách đố, phô trương sức mạnh chống lại người biểu tình, không cần biết họ ôn hòa hay không. Đây là điều rất bất lợi cho Hoa Kỳ.
RFI : Xin ông cho biết suy nghĩ của ông về những diễn biến có thể tới đây của phong trào phản kháng này, căn cứ trên tình hình hiện nay.
Phạm Trần : Thật sự là mình chưa biết nó sẽ đi về đâu. Nhưng có một điều chắc chắn là, tôi đã nhìn thấy, là chính quyền trung ương của ông tổng thống Donald Trump không có một chính sách rõ rệt để ổn định tình hình bây giờ. Nhưng phần lớn những cuộc bạo động ngay đêm ngày hôm qua (02/06/2020) đã giảm thiểu rất nhiều. Những người đi biểu tình họ đòi hỏi pháp luật, đòi những người có tội phải được xử rõ ràng. Những người nạn nhân phải được đền bù, được bảo vệ.
Nếu những cuộc biểu tình ôn hòa mà cứ tiếp tục như thế này thì sẽ còn kéo dài. Vì cộng thêm vào những bực tức về hành động của cảnh sát, còn có tình trạng thất nghiệp ở Mỹ vì tình trạng dịch Vũ Hán, vì những vấn đề công ăn việc làm, có nhiều người không có tiền để trả tiền thuê nhà…
Từ giờ cho đến tháng Bảy, tức là chỉ còn một tháng nữa thôi là cuộc vận động tranh cử bắt đầu. Và nếu biểu tình ở nước Mỹ, tình hình kinh tế tiếp tục sa sút, vụ án George Floyd chưa kết thúc, thì tất nhiên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Bây giờ các hãng thăm dò dư luận của Hoa Kỳ hôm nay đồng loạt phổ biến kết quả điều tra : sự ủng hộ đối với ông Donald Trump chỉ còn 40%, ngược lại ông cựu phó tổng thống Joe Biden, từ 53% đến 54%, tức là hơn ông Donald Trump nhiều. Tôi cho rằng những việc xảy ra hiện giờ, dù muốn dù không ảnh hưởng rất lớn đến cuộc bầu cử năm nay.
RFI xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần.
Tôi chuyển đến Baltimore vào tháng Tám năm 2013. Trước thời điểm đó, tôi khá thờ ơ với trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi Châu. Tôi đã đọc Túp Lều của Chú Tom hồi ở trường và tôi còn nhớ là nó đã tạo ra một ấn tượng mạnh với tôi. Tôi cũng là một chú mọt sách về lịch sử nên tôi đã đọc một ít về buôn bán nô lệ, về thời Tái thiết (chú thích người dịch : Reconstruction Age thuộc giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ) và Jim Crow (chú thích : thuật ngữ chỉ các luật phân biệt chủng tộc, áp chế lên người da đen tại các tiểu bang miền Nam, dựa theo tên một nhân vật hư cấu Jim Crow).
Một siêu thị ở Baltimore bị bốc cháy - Ảnh minh họa
Nhưng tôi không nghĩ tôi đã từng có một cuộc trò chuyện thật sự nào về chủng tộc với một người da đen trước đây. Vài tháng sau khi chuyển đến Baltimore, vốn là một thành phố có đa số người da đen, tôi kết bạn với một anh chàng tên là Mani. Mani là một người Mỹ gốc Phi sinh ra và lớn lên tại Baltimore. Chúng tôi gặp nhau, nói chuyện về đức tin và âm nhạc. Lần đầu tiên tôi đến chỗ anh ta ở, tôi nhớ đã thấy ba thứ.
Thứ nhất là tấm ảnh của Martin Luther King, Jr. Thứ nhì là tấm ảnh của Malcolm X. Và thứ ba là túi kẹo Skittles cùng một lon nước ngọt trên bàn. Mỗi lần tôi ghé đến, tôi luôn thấy ba điều đó. Có lẽ cũng ghé lần thứ ba hay thứ tư gì đó, tôi mới hỏi Mani rằng tại sao luôn có gói kẹo trên bàn. Anh ta lập tức trả lời với giọng đầy xác quyết rằng, "đó là thứ mà Trayvon Martin đang cầm khi bị bắn".
Thoáng qua trong tôi khi nghe điều đó là, "Trayvon Martin, cái tên nghe quen quen". Về đến nhà, tôi tìm ngay cái tên đó. Tất nhiên là tôi đã rất xấu hổ nếu nói mình không biết cái tên đó. Tôi đã không muốn để Mani biết rằng tôi rất dốt. Nhưng ngay lúc đó và ở đó, tôi nhận ra rằng có một sự khác biệt lớn giữa trải nghiệm của tôi trong tư cách một người Mỹ gốc Á và Mani, một người Mỹ gốc Phi.
Vì vậy trong vài năm theo sau, khi tôi càng biết nhiều hơn về Mani, tôi đã quyết định đọc thêm về người Mỹ đen tại Mỹ hôm nay. Tôi tìm hiểu về hệ thống tư pháp hình sự, hệ thống nhà tù, bạo lực cảnh sát, sự tử vong nơi trẻ sơ sinh, khả năng vận động xã hội, phân bố của cải, tuyển sinh đại học... và dần nhận thức được những bất lợi mang tính cấu trúc đã liên tục đặt lên người Mỹ gốc Phi tại nước Mỹ. Thêm nữa, càng học thì tôi càng sốc khi biết rằng mình chẳng biết gì trước đây. Đồng thời, tôi cũng theo dõi như cả thế giới khi mạng sống của Eric Garner, Tamir Rice, Walter Scott, Freddie Gray, Philando Castile, Botham Jean, Atatiana Jefferson và Ahmaud Arbery bị tước đoạt.
Tuần này, một mạng sống khác đã bị lấy đi : George Floyd. Tôi đã xem video về vụ việc vào thứ ba, và một lần nữa tôi kinh hoàng khi chứng kiến cái chết khác của một người da đen. Nhưng với đoạn phim này, có một điều khác đã làm tôi xáo động.
Đó là trong khi viên cảnh sát da trắng đang dùng gối đè chặt cổ Floyd, thì một cảnh sát Châu Á đã đứng im lặng và thậm chí nhiều lúc còn ngăn cản người phản đối can thiệp. Đối với tôi, đó là sự đại diện hoàn hảo cho sự đồng lõa của người Mỹ gốc Á trong phân biệt chủng tộc.
Tôi thừa nhận rằng có những người Mỹ gốc Á đã đấu tranh cùng những người láng giềng Mỹ gốc Phi chống lại sự phân biệt chủng tộc trong suốt lịch sử. Tuy nhiên, họ chẳng bao nhiêu so với những người Mỹ gốc Á đã chọn cách thờ ơ tối đa hoặc đồng lõa một cách tồi tệ nhất trong nạn phân biệt chủng tộc.
Có nhiều lý do lịch sử và văn hóa phức tạp cho hiện trạng này của người Mỹ gốc Á mà nói hoài không dứt. Chúng ta có thể nói về thực tế rằng nhiều người Châu Á coi trọng sự hòa hoãn và thua thiệt, thậm chí phải trả giá bằng sự chính trực và công bằng. Chúng ta có thể nói về một thực tế là nhiều người di dân Châu Á đã đến từ các quốc gia cai trị bởi các kẻ độc tài, nơi mà những ai sinh hoạt chính trị ngoài luồng có thể bị bắt và dẫn đến tù đày hoặc cái chết.
Nhưng có một sự thật là, thường thường thì người Mỹ gốc Á đã chọn đứng về phía người da trắng phân biệt chủng tộc đối với nạn nhân da đen. Phần lớn cuộc đàm luận quốc gia về chủng tộc là tập trung vào mối quan hệ giữa người da trắng và người da đen. Kết quả là người Châu Á thường được thấy là nằm giữa sự xáo trộn đó. Tuy nhiên, phần lớn người Châu Á đều không muốn ở giữa.
Mặc dù chúng ta cũng đã bị trải qua một lịch sử lâu dài bị kỳ thị chủng tộc dưới tay của những người hàng xóm da trắng, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn xem chuyện đồng hóa vào văn hóa da trắng là con đường để thực hiện giấc mơ Mỹ. Và vì vậy chúng ta làm việc, học hành chăm chỉ, chúng ta không dám đụng chạm ai. Chúng ta tiếp tục sống theo tình trạng của khuôn mẫu thiểu số, mà phần lớn có được là nhờ sự trả giá của người Mỹ gốc Phi.
Người Mỹ gốc Á chúng ta có thể không nói ra nhưng nhiều người đã nhập tâm sự kỳ thị. Chúng ta tin rằng cách để thành công là làm việc chăm chỉ và chúng ta hãnh diện vì đã làm được điều đó. Chúng ta đến đất nước này tay trắng, nói tiếng nước mình, làm việc chăm chỉ, dành dụm tiền của rồi đạt được giấc mơ Mỹ. Và vì thế, khi nhìn tình trạng của người Mỹ gốc Phi thì chúng ta cho rằng họ không siêng năng như chúng ta để kết luận rằng, chỉ có họ mới đáng trách.
Đáng tiếc là, cách nghĩ này đã khiến người Mỹ gốc Á rơi vào tình trạng bất hòa về chính trị xã hội với người Mỹ gốc Phi. Sự phân chia này là rõ ràng nhất trong các cuộc tranh luận về chính sách ưu đãi người thiểu số (affirmation action), điều đã trở thành vấn đề chính trị xác quyết với nhiều người Mỹ gốc Á. Trong nhiều trường đại học, sinh viên gốc Á chiếm quá đông trong khi người Mỹ gốc Phi lại quá ít, vì vậy chính sách ưu đãi người thiểu số này lại chống người Mỹ gốc Á nhưng có lợi cho người Mỹ gốc Phi.
Sự chia rẽ chính trị này được thấy rõ qua các sự kiện như vụ bạo động tại Los Angeles, mà phần lớn những kẻ bạo loạn là người Mỹ gốc Phi đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các cửa tiệm của người Mỹ gốc Á, và vụ bắn chết Akai Gurley do một cảnh sát người Mỹ gốc Á đã vô tình nổ súng và giết chết một người Mỹ gốc Phi.
Tuy nhiên, cách nghĩ vậy là một bức tranh rất không đầy đủ. Điều mà nhiều người Mỹ gốc Á không nhận ra được là sự thành công của chúng ta chủ yếu được xây dựng trên lưng của chính người Mỹ gốc Phi. Xét cho cùng, nếu chế độ nô lệ của người Mỹ gốc Phi không tồn tại, Hoa Kỳ có thể không phải là một quốc gia được mong muốn để di dân đến như vậy. Chính nhờ sự nô lệ của người Mỹ gốc Phi mà người Mỹ đã xây dựng được sự thịnh vượng ngay từ đầu. Thêm vào đó, nếu không phải nhiều thế hệ người Mỹ gốc Phi đã tranh đấu cho quyền lợi của họ trước khi hầu hết chúng ta đến đây, thì có thể người Mỹ gốc Á cũng sẽ không dễ dàng được chấp nhận tại xứ này. Cho dù có thế nào thì cộng đồng người Mỹ gốc Phi cũng đã lót đường cho các sắc dân thiểu số khác đến Mỹ.
Sự thực là người Mỹ gốc Á của chúng ta đã vô tình gặt hái thành công từ những đau khổ của những người Mỹ gốc Phi. Điều tối thiểu mà chúng ta có thể làm là sát cánh cùng họ khi họ vẫn còn tiếp tục chịu đựng.
Có lẽ một số người trong chúng ta, giống như tôi trước kia, sẵn sàng thú nhận rằng chúng ta không hiểu biết hoặc không được học về trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi, nhưng điều đó không biến chúng ta thành đồng lõa với nạn phân biệt chủng tộc. Suy cho cùng, chúng ta chẳng thực sự sát hại ai, nhưng đôi khi chính sự thụ động của những người ngoài cuộc như chúng ta đã kéo dài nạn phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ.
Martin Luther King, Jr. đã từng viết trong Tâm thư từ Ngục tù Birmingham rằng, "Tôi phải thú nhận rằng, tôi đã thất vọng nặng nề với những người da trắng ôn hòa trong vài năm qua. Tôi hầu như đạt đến kết luận đáng tiếc rằng, sự ngăn chặn to lớn trong cuộc tranh đấu tự do của người da đen không phải là ủy viên công dân da trắng hay một kẻ Ku Klux Klan, mà là người da trắng ôn hòa, những người hết lòng với "trật tự" hơn là công lý, những người thích một nền hòa bình tiêu cực không có bóng dáng sự căng thẳng để đạt đến một nền hòa bình tích cực hiện diện trong công lý, những người liên tục nói "tôi đồng ý với bạn trong mục tiêu nhưng tôi không thể đồng ý với những phương pháp hành động trực tiếp của bạn", người ta tin rằng anh ta có thể đặt thời gian biểu cho sự tự do của người khác một cách gia trưởng ; những người sống trong một khái niệm thời gian huyền hoặc và không ngừng khuyên người da đen chờ đợi đến dịp thuận tiện hơn. Sự hiểu biết nông cạn từ những người có thiện chí sẽ khó chịu hơn là sự hiểu lầm tuyệt đối của những kẻ có tâm địa xấu. Chấp nhận sự thờ ơ gây nhiều bối rối hơn nhiều so với sự chối bỏ thẳng thừng".
Ở đây, Mục sư King đang mô tả về người đàn ông da trắng ôn hòa trong thời của mình, những người hiểu biết nông cạn, rất tận tâm với trật tự hơn là công lý và thích sự hòa bình tiêu cực hơn so với sự hiện diện của công lý. Một mô tả thật thích hợp với rất nhiều người Mỹ gốc Á ngày nay.
Một tình cảm tương tự được thể hiện trong Phúc âm Gia-cơ 2 : 1-7 rằng, "Hỡi anh chị em yêu dấu là tín hữu của Chúa Cứu Thế Giê-su vinh hiển, đừng thiên vị người nào. Giả sử có một người mặc áo quần sang trọng, đeo nhẫn vàng bước vào lúc đang thờ phụng, đồng thời cũng có một người nghèo mặc áo quần rách rưới, dơ bẩn cũng bước vào. Anh chị em niềm nở nói với người mặc áo quần sang trọng, "Mời ông ngồi chỗ tốt nầy". Rồi bảo người nghèo, "Đứng sang đàng kia", hoặc "Ngồi dưới đất nơi chân ta". Vậy nghĩa là sao ? Anh chị em đã thiên vị, do ác tưởng trong lòng, trọng người nầy khinh người kia. Anh chị em yêu dấu, hãy nghe đây ! Thượng Đế đã chọn những người nghèo trên thế gian để họ giàu có trong đức tin và nhận được Nước Trời mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài. Nhưng anh chị em xem thường người nghèo. Chính kẻ giàu là những người muốn cai quản cuộc đời anh chị em, lôi anh chị em ra tòa. Họ cũng là những người báng bổ đến danh Chúa Giê-su là Đấng chủ tể của anh chị em".
Chúng ta có thể nói, "Chúng tôi đâu tham gia làm hại người nghèo nào", nhưng há không phải sự thiên vị của chúng ta với người giàu đã duy trì sự bất bình đẳng giữa người giàu kẻ nghèo ? Tôi tin rằng nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng cho vấn đề chủng tộc. Nhiều người Mỹ gốc Á đã thể hiện phần nào đó bằng cách tôn vinh những người da trắng trong khi coi khinh những người da đen. Không phải sự thiên vị của chúng ta dành cho những người da trắng đã duy trì sự bất bình đẳng giữa người da trắng và người da đen hay sao ?
Thú thật rằng, tôi, giống viên cảnh sát gốc Á tại hiện trường cái chết của George Floyd, là một phần của vấn đề. Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi đã đồng lõa với nạn phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi và tôi hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt chủng tộc đó. Tôi hướng về trật tự hơn là công lý. Tôi tìm cách tôn vinh quyền lực, không nhận ra rằng làm như vậy là coi khinh của những người yếu thế.
Nhưng đó không phải cách trong kinh thánh. Thánh Gia-cơ nói, "không phải đó là những kẻ giàu có áp bức và lôi anh chị em ra tòa sao ?" mà tôi cũng xin thêm rằng, "không phải những kẻ kỳ thị với người Mỹ gốc Phi cũng kỳ thị cả với người Mỹ gốc Á sao ?".
Tôi không muốn u mê nữa. Tôi không muốn im lặng nữa. Tôi không muốn đồng lõa nữa. Các bạn người Mỹ gốc Á, hãy dừng chuyện bảo vệ nạn kỳ thị trong văn hóa của chúng ta. Hãy cùng đứng lên đoàn kết với những người bạn Mỹ gốc Phi.
Larry Lin
Nguyên tác : Asian American Complicity in Racism - Reformed Margings, 28/05/2020
Nhã Duy chuyển dịch
(04/06/2020)
Người Việt gốc Phi trong vòng xoáy bạo lực và biểu tình ở Mỹ (VOA, 04/06/2020)
Một cựu quân nhân Mỹ có mẹ là người Việt và cha gốc Phi nói với VOA Việt ngữ rằng ông "chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi" vì là người da màu ở Hoa Kỳ, đồng thời cho rằng cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát bắt là một "thảm kịch" và công lý cần phải được thực thi.
Đại úy James Văn Thạch, cựu quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt từng hai lần bị thương ở Iraq, nói rằng ông ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp pháp ở Mỹ.
Còn về những người biểu tình bị cáo buộc gây rối và cướp bóc, cựu quân nhân này cho rằng họ đang đánh mất danh dự và gây tổn thương cho nước Mỹ cũng như gia đình họ.
Kể từ khi xuất hiện đoạn video cho thấy ông Floyd bị một cảnh sát da trắng ghì gối vào cổ trong nhiều phút rồi sau đó tử vong, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra khắp các thành phố lớn ở Mỹ nhiều ngày qua.
Theo quan sát của phóng viên VOA Việt ngữ, cũng xảy ra tình trạng cướp phá các cửa hàng và một số chủ sở hữu gốc Việt cũng trở thành nạn nhân.
Tình trạng bạo lực này đã khiến nhiều thành phố phải tuyên bố tình trạng giới nghiêm và Tổng thống Trump đe dọa triển khai quân đội để vãn hồi trật tự.
Là một người Việt gốc Phi ở Mỹ, Đại úy Thạch cho biết rằng ông cũng từng vấp phải tình trạng phân biệt chủng tộc, nhưng may mắn là chưa từng bị đe dọa tới tính mạng. Ông cho hay thêm rằng kể từ khi xảy ra các cuộc xuống đường rầm rộ, mẹ ông cảm thấy lo lắng cho ông.
"Mẹ bảo tôi phải bảo trọng và nói tôi ở nhà. Mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, kể từ khi tôi tham chiến ở Iraq hay tôi tới Afghanistan [để chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu với binh sĩ Mỹ] và kể cả khi tôi đi lại ở Hoa Kỳ hay về Việt Nam vì ở đâu cũng vậy, có người tốt, kẻ xấu", Đại úy Thạch nói.
"Không phải là vì màu da mà vì trái tim của họ có nhân hậu hay xấu xa hay không thôi. Chúng ta không nên nhìn vào màu da của họ. Mẹ nói với tôi rằng bà đánh giá con người qua cách họ hành động, chứ không phải màu da".
Cùng quan điểm với mẹ con ông Thạch, một người Việt gốc Phi khác, chủ công ty giải trí D&D Entertainment ở California, ông Clarence Dũng Taylor, viết trên Facebook cá nhân với hơn 150 nghìn người theo dõi rằng "không có màu da xấu, chỉ có người xấu".
Ông cũng đăng kèm hình ảnh mà ông cho là "những thanh niên da đen làm hàng rào bảo vệ một nhân viên cảnh sát bị nhóm biểu tình bạo động hành hung".
"Muốn hàn gắn hay tạo thêm vết nứt hoàn toàn trong kiểm soát của chúng ta", doanh nhân có cha gốc Phi và mẹ người Việt nói, cho biết thêm rằng ông "ủng hộ người Mỹ da đen biểu tình không bạo động đòi công lý và bình đẳng".
Tin cho hay, các công tố viên hôm 3/6 đã truy tố ông Chauvin, 44 tuổi, người đã ghì gối lên cổ ông Floyd nhiều phút dù người đàn ông da đen này nói "Tôi không thở được", thêm tội giết người cấp độ 2, cộng với tội giết người cấp độ 3 và tội ngộ sát. Tội danh mới này có thể dẫn tới án lên tới 40 năm tù giam, tức là 15 năm dài hơn án tù tối đa cho tội giết người cấp độ 3. Ba cảnh sát khác liên quan tới vụ này bị truy tố tội trợ giúp và tiếp tay giết người.
"Tất cả người Mỹ bao gồm tôi không ủng hộ và lên án những kẻ mượn cơ hội trộm, cướp giật, đập phá. Khi chúng ta quơ đũa cả nắm và gọi tất cả người Mỹ da đen là mọi, khỉ thì chính chúng ta đổ thêm dầu vào chảo lửa kỳ thị", ông Clarence Dũng Taylor bình luận.
*********************
Cơ sở kinh doanh của người Việt bị đập phá giữa bạo động ở Mỹ (VOA, 03/06/2020)
Khi làn sóng biểu tình quét qua khắp nước Mỹ liên quan tới cái chết hôm 25/5 của một người đàn ông da đen khi ông này bị một cảnh sát da trắng khống chế, các vụ bạo động cũng bùng lên ở các thành phố lớn kèm theo những hành động đập phá, cướp bóc các cơ sở kinh doanh, trong đó có những cửa hàng do người Việt Nam làm chủ.
Một người biểu tình giơ tay trước một siêu thị đang bốc cháy trên Đại lộ Chicago, ở St. Paul, bang Minnesota, ngày 30 tháng 5, 2020.
Trong một số những vụ việc thu hút sự chú ý, các bản tin tiếng Anh trên truyền thông địa phương trong những ngày qua đưa tin về việc Nhà hàng Việt Nam Saigon Bay bị thiêu rụi trong một cuộc biểu tình bạo động hôm thứ Bảy tuần trước ở thành phố Tampa, thuộc bang Florida.
Trên Facebook, một chủ tiệm làm móng ở thành phố Chicago, bang Illinois, chia sẻ một đoạn video quay cảnh tượng tan hoang trong tiệm của ông, với các cửa kính bị đập nát và các chai nước sơn bị cướp bóc gần hết, thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và những lời an ủi từ những người ủng hộ.
Tại thành phố St. Paul, bang Minnesota, một khu kinh doanh của người Việt bị nhắm mục tiêu khi một số cá nhân lợi dụng các cuộc biểu tình để đập phá và hôi của tại nhiều cửa hàng.
1’55 "Cũng may mắn là người Việt Nam mình không bị nặng, đa số là họ đập phá các cửa hàng lớn như Target", ông Thomas Tân Cao, chủ tịch cộng đồng người Việt ở Minnesota, nói.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với VOA, một chủ tiệm chuyên bán trang thiết bị cho ngành làm móng cho biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt cửa tiệm "bị đập banh hết".
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh nói may mắn là tiệm của bà không bị thiệt hại gì, nhưng một số cửa hàng trên đường chính bị đập phá và phóng hỏa, khiến cảnh sát không có đủ lực lượng để điều tới bảo vệ những tiệm nhỏ như tiệm của bà.
Trên trang Facebook của Cộng đồng Người Việt Minnesota, một dịch vụ chuyên lau dọn do người Việt làm chủ, đề nghị cung cấp dịch vụ này miễn phí cho những cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng.
Ông Nam Nguyễn, chủ sở hữu Brady’s Cleaning Services ở thành phố Minneapolis, cho biết đã có bốn doanh nghiệp liên lạc với ông về lời đề nghị này, trong đó có một tiệm làm móng và một văn phòng kinh doanh do người Việt làm chủ.
"Người ta khổ quá, bị đập phá không có lí do gì cả. Mình không muốn lấy tiền của người ta, chỉ muốn giúp vì lòng tốt thôi", ông giải thích.
Các vụ đập phá và cướp bóc diễn ra trong bối cảnh nhiều cơ sở kinh doanh mới bước ra khỏi giai đoạn phong tỏa kéo dài vì đại dịch Covid-19, vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng và các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến cho khách hàng và doanh số sụt giảm mạnh.
Sự sợ hãi và lo lắng giờ đang bao trùm hoạt động kinh doanh của một số cơ sở do người Việt làm chủ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi chứng kiến nhiều vụ bạo động trong những ngày qua.
Bảy ngày liên tiếp, tính tới tối 1/6, tình hình bất ổn vẫn còn căng thẳng trên khắp nước Mỹ kể từ cái chết của người Mỹ gốc Phi tên là George Floyd tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Hơn 20.000 Vệ binh Quốc gia đã được điều động tại 29 bang để đối phó với những vụ bạo động.
Biểu tình nổ ra và lan rộng cả nước sau khi các đoạn video quay trên điện thoại di động lan truyền rộng rãi trên internet cho thấy ông Floyd, 46 tuổi, thở hổn hển và liên tục rên rỉ, "Làm ơn, tôi không thở được", trong khi ông bị cảnh sát khống chế bằng cách đè đầu gối lên cổ.
Cảnh sát Derek Chauvin, người bị ghi hình quỳ gối trên cổ ông George Floyd, đã bị truy tố về tội giết người cấp độ ba và tội ngộ sát.
Ông Chauvin và 3 cảnh sát tại hiện trường đã bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải hôm 26/5. Thành phố cho biết tên của ba cảnh sát kia là Thomas Lane, Tou Thao và J Alexander Kueng.
******************
Nỗi kinh hoàng của người Việt trong trận cướp phá ở Minnesota (VOA, 02/06/2020)
Một số người Việt làm ăn nhỏ ở Minnesota đã chứng kiến những đoàn người vào các cơ sở kinh doanh đập phá, cướp bóc và có người đã phải tự dùng vũ khí chống trả trong bối cảnh được mô tả là ‘không có chính quyền’, theo tìm hiểu của VOA.
Đại lộ Chicago ở St. Paul, Minnesota chìm trong khói lử với các tòa nhà và xe bị đốt trong cuộc biểu tình
Kể từ ngày thứ Năm 28/5, các cuộc biểu tình ‘Tôi không thể thở’ (I can’t breath) đã bùng phát trên các thành phố lớn ởkhắp nước Mỹ để phản đối bất bình đẳng chủng tộc và nạn cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá. Mọi chuyện bắt đầu với cuộc biểu tình ôn hòa sau cái chết của một người đàn ông da đen, George Floyd, trong lúc ông này bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis hôm thứ Hai 25/5 vừa qua.
Một số các cuộc biểu tình này sau đó đã trở thành bạo động khi người biểu tình tấn công cảnh sát. Có nơi đã xảy ra tình trạng đốt phá, cướp bóc và hôi của trong khi nhiều bang của Mỹ đang thận trọng mở cửa trở lại sau thời gian chống chọi với dịch bệnh virus corona.
Đêm kinh hoàng
Ở St. Paul, thủ phủ của bang Minnesota và là thành phố ‘song sinh’ (twin cities) với Minneapolis, cộng đồng tiểu thương người Việt ở đây đã có một buổi tối kinh hoàng vào đêm 28/5.
Siêu thị Little Saigon của ông Sỹ Nguyễn nằm ngay trung tâm St. Paul cũng là một trong những nơi bị những kẻ hôi của nhắm đến nhưng may mắn không bị thiệt hại nhờ sự chống trả của chủ tiệm.
Ông Sỹ cho biết ông ‘đã dùng súng’ để răn đe những kẻ tấn công. "Chúng tôi không nổ súng, nhưng chúng tôi cầm trong tay vũ khí để nói rằng nếu tụi bây dám xông vào thì tao sẽ bắn", ông nói.
"Tôi đã được huấn luyện và được phép mang súng bên người. Tôi biết cách sử dụng, biết khi nào nên bắn và khi nào không nên bắn", ông phân trần.
Nhờ ông quyết định ở lại kháng cự để giữ gìn tài sản nên ‘nhóm hôi của chạy đi’ trong khi ‘tất cả các tiệm khác đều bị vô đập phá và có tiệm còn bị đốt’.
Khi được hỏi tại sao không kêu cứu cảnh sát, ông Sỹ nói : "Ai sống trong cảnh này mới biết. Giờ đó nó hỗn loạn, không có chính quyền".
"Chúng tôi gọi 911 tới cháy máy nhưng không có ai bắt. Tất cả các đường dây cảnh sát đều bị cúp hết", ông nói thêm và cho biết rằng ‘cảnh sát bị quá tải’.
"Họ lo bảo vệ cho những chỗ lớn, còn những tiệm nhỏ như mình đều không có sự bảo vệ".
"Hầu hết các chủ tiệm khác đều bỏ đi hết không dám ở lại. Tất cả nhân viên cũng khuyên tôi nên về nhà đi. Nhưng tôi thấy tụi nó ăn hôi những tiệm kia. Tôi nghĩ tài sản của mình mình đã làm, đã dành dụm biết bao nhiêu năm nay sao lại để bị cướp được".
Ông Sỹ nói do ông ‘đã từng vượt biên thoát khỏi chế độ cộng sản nên ông không còn sợ gì nữa’.
Theo lời kể của ông thì đêm hôm đó ông đã ‘ở lại giữ tiệm sáng đêm’ và ‘kêu gọi bạn bè và nhân viên của ông ai có gan ra giữ tiệm cùng ông và được trả tiền theo giờ’.
"Tụi tôi có dí tụi nó (nhóm hôi của) chạy xa tiệm của mình. Những người hàng xóm xung quanh thấy vậy họ cũng cầm gậy bóng chày ra khỏi nhà giúp tôi", ông kể.
"Nếu bị trận này tôi nghĩ chắc mình sẽ bị phá sản", ông phân trần. "Bảo hiểm sẽ bồi thường nhưng mà công việc kinh doanh sẽ bị gián đoạn vài ba tháng. Còn nếu không may mà bị nó đốt thì phải nghỉ đến hai năm".
Về tình hình hôm 28/5, ông Sỹ cho biết ‘lúc đầu có người biểu tình ôn hòa, hô khẩu hiệu’ nhưng sau đó đám đông chuyển sang đập phá.
"Hầu như tụi nó đi trên ngàn người để hôi của. Hầu như tụi nó không phải là biểu tình. Không có lãnh đạo, không có biểu ngữ gì hết. Tụi nó đi trên xe tải chở người (pick-up truck), khoảng 5-10 đứa ngồi trên đó la hét. Rồi nó muốn vào chỗ nào thì ngừng lại, ào vô, lấy xà beng cạy cửa rồi ào vô hôi của. Hết nhóm này xong đến nhóm kia. Một tiệm có thể bị hôi của cả chục lần", ông Sỹ thuật lại với VOA.
Nơm nớp theo dõi tin tức
Ông Sỹ cho biết đến ngày hôm sau, tức 29/5, tình hình ở St. Paul có yên tĩnh hơn vì các cuộc biểu tình tập trung ở Minneapolis, nơi khởi phát vụ việc, nhưng ‘vẫn còn những thành phần đi vào hôi của tiếp những cửa tiệm đã bị đập phá ngày hôm trước’.
"Chúng tôi đi vòng vòng con đường buôn bán chính thấy tụi nó vô hôi không còn sót lại thứ gì", ông cho biết.
Hiện tại, ông đã cho đóng ván dày khắp mặt trước cửa tiệm để phòng trường hợp bị đập phá lần nữa.
Đến thứ Hai ngày 1/6, chợ của ông Sỹ đã mở cửa trở lại nhưng ‘mở trễ, đóng sớm’. Ông sẽ theo dõi tin tức xem đoàn biểu tình đi đến đâu và tùy vào tình hình để quyết định sẽ đóng hay mở, ông cho biết.
"Lúc này đã có vãn hội trật tự, đã có quân đội can dự. Nên nếu có gì thì có thể gọi họ đến bảo vệ", ông nói.
"Bà con cũng sợ. Họ hối hả đi chợ cho nhanh rồi về", ông cho biết về tình hình kinh doanh tại siêu thị Little Saigon mà ông làm chủ.
Theo lời ông thì sau mấy chục năm sống ở Mỹ đây là ‘lần đầu tiên ông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng bạo loạn và cướp bóc như thế’. "Trước đây tôi chỉ nghe qua tin tức thôi", ông nói.
Ông Sỹ nói ông ủng hộ biểu tình đòi công lý và bình đẳng, nhưng ‘chống lại những kẻ lợi dụng biểu tình để bạo loạn và hôi của’.
Ông cho biết hôm Chủ nhật ngày 31/5, ở St Paul đã có cuộc biểu tình của cả chục ngàn người ‘nhưng rất ôn hòa, có cảnh sát dẫn đường ở phía trước, đi rất trật tự, có biểu ngữ đàng hoàng, hô vang khẩu hiệu’.
"Trong thời điểm này, họ quên Covid đi", ông nói và cho biết ‘có khoảng 60% người biểu tình đeo khẩu trang’.
Ông nói bạo động chỉ kéo dài trong thời gian ngắn rồi sẽ hết, trong khi đó Covid-19 đối với ông ‘đáng sợ hơn nhiều’ vì ngày nào ông cũng phải ra chợ buôn bán và tiếp xúc hàng trăm người.
‘Bị đập banh hết’
Cũng tại St. Paul, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, chủ tiệm Twin Cities Nail Supplies chuyên bán trang thiết bị cho ngành làm móng, cho biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt cửa tiệm ‘bị đập banh hết’.
"Đập xong rồi tụi nó 5-7 người vô cùng một lúc. Tụi nó gỡ từng cái tivi rồi lấy đi hết. Có tiệm bán điện thoại tụi nó vô lấy điện thoại đi hết", bà kể.
Bà cho biết lúc đó bà khóa cửa tiệm lại và đứng ở bên trong giữ tiệm. Bà có gọi cho cảnh sát nhiều lần ‘nhưng không có ai tới’.
"Ở chỗ đường chính bị đập phá quá nhiều, họ đốt tùm lum nên cảnh sát lo ở trên kia. Tiệm tôi nhỏ quá lại ở dưới này nên cảnh sát không có đủ lực lượng xuống bảo vệ cho mình", bà nói và cho biết tiệm của bà không bị cướp nên cũng không thiệt hại gì.
"Do sợ quá nên ai cũng bỏ chạy. Tôi tiếc của nên ngồi lại. Nếu mà tụi nó có vô tiệm tôi đi nữa thì tôi cũng van xin chứ biết làm sao", bà nói.
Bà Hạnh dự tính ngày 1/6 là ngày đầu tiên mở cửa trở lại kinh doanh sau thời gian nghỉ tránh dịch, nhưng giờ đây bà ‘cũng không dám mở cửa mà khách cũng không dám tới’.
"Cái thứ nhất bị dịch mình chưa được mở cửa rồi bây giờ lại đến bạo loạn này nữa", bà than thở.
"Đập phá kiểu này thì ai cũng sợ và hoang mang hết", bà Hạnh nói thêm.
Theo mô tả của bà thì những người đi hôi của ‘chỉ là nhập chung vào đoàn người biểu tình nhưng không phải đi biểu tình mà dường như chủ ý là đi lấy đồ, đi ăn cướp’.
"Biểu tình thì tôi đồng ý nhưng tôi không đồng ý vì vụ này mà đập này đập nọ. Bạo lực không giải quyết được vấn đề. Chỉ tội nghiệp cho người dân và các doanh nghiệp nhỏ", bà cho biết lập trường của mình về cuộc biểu tình ‘Tôi không thể thở’.
Khác với ông Sỹ, bà Hạnh nói bà sợ bạo loạn hơn dịch bệnh.
"Dịch bệnh mình đã mất rất nhiều, nhưng mình sẽ an toàn hơn nếu mình nghe lời chính phủ, biết ở nhà để tự bảo vệ mình. Còn bạo loạn thì không biết sống chết lúc nào", bà giải thích.
Bà Hạnh cũng lên án sự kỳ thị đối với người da màu và nhận xét là ‘có tình trạng này’ ở Mỹ.
Tuy nhiên bà nói rằng ‘nếu mình làm đúng luật lệ thì hổng ai kỳ thị mình, chỉ khi mình làm sai người ta mới kỳ thị’.
*********************
Việt Nam đề nghị Mỹ bảo vệ cộng đồng Việt trước tình trạng kỳ thị người gốc Á (VOA, 29/05/2020)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc vừa bày tỏ quan ngại về sự gia tăng kỳ thị người gốc Á, gồm cả Việt Nam, trong thời gian qua liên quan tới nguồn gốc xuất xứ của đại dịch Covid-19 và đề nghị chính phủ Mỹ có biện pháp bảo đảm an toàn cho người Việt tại đây.
Sheila Vo (đầu tiên từ phải) cùng những người Mỹ gốc Á khác trong Ủy ban người Mỹ gốc Á của tiểu bang Massachusetts biểu tình bên ngoài toà quốc hội tiểu bang ở Boston hôm 12/3, để phản đối sự kỳ thị và thông tin sai lệch nhắm vào cộng đồng người Á ở Mỹ giữa đại dịch Covid-19.
Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Washington DC đưa ra quan điểm trên trong một cuộc điện đàm với Đại biểu Quốc hội Mỹ Ami Bera – hiện là chủ tịch Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương và Chống phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện về quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ và hợp tác ứng phó với đại dịch Covid-19, hôm 21/5.
Kể từ khi bùng phát dịch virus corona, có nguồn gốc từ Vũ Hán của Trung Quốc, người Châu Á và gốc Á trở thành mục tiêu của những vụ tấn công bằng ngôn từ trên các phương tiện truyền thông và trong cả các tuyên bố của các chính trị gia cũng như trên mạng xã hội, theo tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho biết hôm 12/5 rằng các vụ bài Châu Á tiếp tục diễn ra ở Mỹ kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, với nhiều trường hợp được nghi nhận trên truyền thông vào tháng 2 và tháng 3 về các vụ tấn công vì kỳ thị liên quan tới virus corona. Tới cuối tháng 4, một liên minh các nhóm hoạt động người Mỹ gốc Á cho biết đã nhận được gần 1.500 báo cáo về các vụ kỳ thị và tấn công thân thể nhắm vào người Châu Á và người Mỹ gốc Á.
Trong cuộc điện đàm với Dân biểu Bera, Đại sứ Ngọc "bày tỏ quan ngại về tình trạng kỳ thị người gốc Châu Á, trong đó có người Việt Nam, gần đây gia tăng tại Hoa Kỳ liên quan đến nguồn gốc xuất phát của SARS-CoV-2", theo thông tin về cuộc điện đàm đăng tải trên trang web chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Đại sứ Ngọc đã "đề nghị Quốc hội (Mỹ) và Chính quyền cũng như các cơ quan sở tại có biện pháp hữu hiệu bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ" thông qua ông Bera.
Nghị sĩ Dân chủ Bera, đại diện bang California, cho đại sứ Việt Nam tại Washington biết ông phản đối những hành vi kỳ thị chủng tộc và sẽ lưu tâm đến thực tế này.
Các thuật ngữ "virus Trung Quốc" và "virus Vũ Hán" được một số quan chức Mỹ và một số cơ quan truyền thông Mỹ dùng trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng virus corona, và chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Tổng thống Mỹ Donal Trump hồi tháng 3 đã gọi virus corona là "virus Trung Quốc" nhưng sau đó nói rằng đó "hoàn toàn không phải là kỳ thị" và phản đối sự tuyên truyền của Trung Quốc khi cho rằng virus này bắt nguồn từ Mỹ.
Giữa tháng này, Thượng nghị sĩ Mỹ Kamala Harris đã đưa ra một dự luật trong đó lên án việc dùng thuật ngữ "virus Trung Quốc" là kỳ thị chủng tộc và kêu gọi các quan chức phản đối những tuyên bố như vậy. Dự luật này còn kêu gọi các quan chức thực thi pháp luật điều tra, ghi nhận và truy tố những người phạm tội thù ghét về sắc tộc đối với người Mỹ gốc Á.
Theo HRW, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cơ quan liên bang khác chưa có hành động cụ thể nào để giải quyết tình trạng gia tăng các vụ tấn công kỳ thị liên quan đến nguồn gốc dịch Covid-19, dù một số chính quyền liên bang và địa phương đã thiết lập các đường dây nóng cũng như chỉ thị cho các giới chức điều tra các vụ tấn công kỳ thị và phân biệt chủng tộc.
Josh Hoskins, 32 tuổi, huấn luyện viên bóng bầu dục (football) của Trung học Knightdale (hạt Wake, tiểu bang North Carolina), mới bị mất việc vào đầu tháng 11/2019 chỉ vì một lời nói đùa mang tính kỳ thị trong bữa tiệc ăn mừng chiến thắng của đội banh do ông huấn luyện.
Tại một quán nhậu, cao hứng, Josh Hoskins phát biểu : "Sức mạnh trắng ! Knightdale ! Tôi vẫn yêu… các bạn da đen !
Trong buổi tiệc chúc mừng đội banh Trung học Knightdale chiến thắng đội banh của Trung học Corinth Holders High, tại một quán nhậu, cao hứng, Josh Hoskins phát biểu : "Sức mạnh trắng ! Knightdale ! Tôi vẫn yêu… các bạn da đen ! (1)".
Câu nói ấy chỉ 15 giây và trong số những người vây quanh John Hoskins lúc đó, có một số người da đen là bạn của Hoskins, chẳng ai cho rằng đó là miệt thị nhưng video clip mà Hoskins đưa lên mạng xã hội Instagram sau đó, vẫn bị lên án, đến mức Instagram phải xóa bỏ.
Trả lời phỏng vấn của đài 11-ABC ở Raleigh, North Carolina, Josh Hoskins phân trần, ông chưa bao giờ kỳ thị ai vì chủng tộc, câu ông đã nói chỉ là nói đùa, những người da đen - bạn ông hiểu điều đó nên không có ai phản ứng...
Tuy nhiên Ban Giám hiệu trường Knightdale và cấp trên của trường này không thể bỏ qua. Cathy Moore, Giám đốc Khu học chánh địa phương nói với Chi nhánh 11 - đài ABC : Không may là truyền thông và mạng xã hội chỉ cho người ta thấy một phần chứ không phải toàn bộ sự việc. Josh Hoskins là người trưởng thành, phải hiểu rõ điều đó để tránh ngôn ngữ không thích hợp".
Cuối cùng, Hoskins phải viết thư cho Hiệu trưởng Trung học Knightdale và Ban Huấn luyện, xin lỗi về hành động của mình, đồng thời xin từ chức huấn luyện viên để tránh làm xao lãng sự tập luyện của đội footbal.
Josh Hoskins từ chức vì hiểu rằng, dù bị hiểu lầm, trước sau gì dư luận cũng sẽ đến mức mà giới hữu trách phải sa thải ông, từ nay đến khi đó, ông khó mà có thể làm việc thoải mái, hiệu quả như trước nữa.
Chỉ vài ngày sau, trong cộng đồng người Việt ở Mỹ xẩy ra chuyện Hoàng Đức Chân Như, phóng viên của đài Á Châu Tự Do (RFA) viết trên FB một stt biểu lộ sự kỳ thị người da đen, nhục mạ cựu tổng thống Barack Obama, vu khống đảng Dân Chủ thiên cộng và nuôi dưỡng khủng bố.
Chuyện xảy ra với Josh Hoskins và với Hoàng Đức Chân Như của đài Á Châu Tự Do (RFA) có sự khác biệt rất lớn về bản chất nhưng kết quả giống nhau là cả hai cùng mất việc.
Chân Như thì cố tình giới thiệu quan điểm của mình, cho rằng người da đen thấp kém và miệt thị những người có sự khác biệt về quan điểm chính trị (ủng hộ đảng Dân chủ).
Trong một email trả lời những người ký tên yêu cầu RFA có biện pháp kỷ luật với Chân Như, ban giám đốc RFA đã viết như sau : "…hững hành vi như vậy là không thể chấp nhận được tại RFA, tuy nhiên theo chính sách, nội quy điều hành, chúng tôi không công bố các chi tiết về nhân sự cũng như hình thức kỷ luật nhân viên" (2).
Mặc dù đài RFA từ chối, không công khai cho biết hình thức kỷ luật Chân Như nhưng theo các nguồn tin ngoài lề từ RFA, Chân Như đã bị sa thải. Tài khoản email của Chân Như Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. tại hệ thống email của RFA đã bị đóng, tất cả email gửi tới địa chỉ này đều bị trả về, facebook của Chân Như cũng không còn active, tất cả stt đều bị xóa, chỉ còn vài hình ảnh về mùa thu.
Hoskins chỉ vì vô ý nói đùa, còn Chân Như thì cố tình giới thiệu quan điểm của mình, cho rằng người da đen thấp kém và miệt thị những người có sự khác biệt về quan điểm chính trị (ủng hộ đảng Dân chủ).
Dù muốn hay không thì RFA vẫn phải sa thải Chân Như. Nếu để Chân Như tiếp tục làm việc thì không thể giải thích tại sao lại chứa chấp một nhân viên hàm hồ, tư tưởng lệch lạc, hành xử sai trái dù là chỉ trên mạng xã hội và ở góc độ cá nhân. Giữ Chân Như chẳng khác gì tuyên chiến với hệ thống chuẩn mực mà người Mỹ muốn gìn giữ, bảo vệ cả bằng luật pháp.
Bị sa thải vì kỳ thị màu da, kích động sử dụng bạo lực đối với những người khác biệt quan điểm chính trị của mình, cuộc đời của Chân Như sẽ rẽ sang hướng khác. Lý do sa thải sẽ là một vết chàm không thể xóa được, Chân Như sẽ khó mà tìm được một công việc khác, kể cả những công việc hết sức đơn giản, chỉ đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp.
Tại Mỹ, xin làm gì, ở đâu, cũng sẽ bị hỏi có bao giờ bị nơi làm việc đuổi hay chưa ? Lý do ? Khai gian thì gặp rắc rối còn khai thật thì sẽ không nơi nào muốn hoặc dám nhận. Bởi quan niệm và luật pháp Mỹ, nhận một người có tiền sự như Chân Như sẽ giống như mua… vạ để dành.
Dẫu sống tại Mỹ nhưng dường như nhiều người Việt không biết hoặc không lường trước điều này. Quan niệm Mỹ là xứ sở tự do, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm đã tước bỏ cơ hội của nhiều thanh niên khi dính vào các vụ xô xát nhỏ, bị cảnh sát lập biên bản, cha mẹ họ không biết để lưu ý họ : Tiền sự sẽ nằm trong hồ sơ cá nhân đến… 40 năm. Tương tự, thanh toán nợ thẻ tín dụng trễ cũng có thể tước bỏ cơ hội để vào một số nơi, được làm một số loại việc đòi hỏi phải trung thực, nghiêm cẩn...
Theo trang FB cá nhân, Chân Như sinh ra ở Việt Nam, lớn lên ở Mỹ. Chân Như được hấp thụ nền giáo dục, khai phóng, tự do, nhân bản, chắc chắn hệ thống trường học Mỹ không dạy Chân Như suy nghĩ theo kiểu như ông ta đã bày tỏ trên facebook.
Kiểu suy nghĩ, nhận định như thế xuất phát từ đâu ? Trang facebook của Chân Như có không ít bạn và nhiều người "like" những suy nghĩ như suy nghĩ khiến Chân Như bị sa thải, hoặc chia sẻ, bày tỏ những suy nghĩ y hệt như thế. Điều đó vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Nước Mỹ không phải như vậy. Nghĩ như vậy là sai !
Hãy hình dung một ngày nào đó, ai đó dịch những điều bạn viết kiểu như Chân Như, đưa cho hàng xóm sống quanh bạn xem, kể cho đồng nghiệp nơi bạn làm việc biết,... Nếu tất cả những người mà bạn qua lại, tiếp xúc hàng ngày biết bạn - một di dân nhưng lại khinh bỉ các sắc dân khác cũng là di dân, ủng hộ sự miệt thị những người da đen, kêu gọi vũ trang để răn đe, dạy dỗ những người không ủng hộ đảng Cộng hòa thì bạn có thể sống ung dung không ?
Đó là về mặt xã hội, ở khía cạnh luật pháp, công khai bày tỏ sự thù ghét về màu da, chủng tộc, giới tính…, kêu gọi sử dụng bạo lực để chống khác biệt chính kiến chính là vi phạm pháp luật. Thù ghét ai chỉ vì màu da, sắc tộc thuộc tội hình sự, hình phạt rất nặng.
Những người Việt sống ở Mỹ có đầu óc kỳ thị người da đen, Mễ... nên lấy trường hợp Chân Như làm bài học. Hãy bỏ thời gian tìm hiểu cho tới nơi, tới chốn để suy nghĩ xem có nên nói cho sướng miệng, viết cho sướng tay hay không ?
Thạch Đạt Lang
(19/11/2019)
(1) White power ! Knightdale ! I still love you n…igger
(2) Nguyên văn : "…such conduct unacceptable at RFA". It is however our policy not to divulge details of personnel and disciplinary decisions".
Theo New York Times, biến cố dẫn đến cuộc biểu tình của nhóm da trắng kỳ thị và bạo động xảy ra ở Charlottesville, Virginia, ngày 12/8/2017, phát xuất từ bức tượng Đại tướng Robert E. Lee, Tư lệnh Liên minh Miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ 19. Bức tượng khắc họa hình ảnh Đại tướng Lee mặc quân phục, cưỡi trên một con chiến mã, tất cả đã ngả sang màu xanh đen theo thời gian.
Tượng Đại tướng Lee mặc quân phục, cưỡi trên một con chiến mã, tất cả đã ngả sang màu xanh đen theo thời gian tại Charlottesville, Virginia, Hoa Kỳ
Bức tượng đã tồn tại ở Charlottesville gần 100 năm, nhưng vài năm gần đây, ngày càng có nhiều người dân và các viên chức thành phố kêu gọi dỡ bỏ nó, vì cho rằng đây là một biểu tượng cho chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" cần phải bị xóa bỏ khỏi xã hội Mỹ. Qua biến cố này, bản chất của Donald Trump cũng đã hiện rõ.
Nhận diện nhóm Da trắng thượng đẳng
Người Da trắng thượng đẳng (White Supremacists) là một hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc dựa vào niềm tin rằng người da trắng cao cấp hơn trong một số đặc tính và đặc điểm so với những người từ các chủng tộc khác, vì thế họ siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác về mặt chính trị, kinh tế và xã hội.
Nhóm "Người Da trắng Thượng đẳng" biểu dương lực lượng ở Charlottesville.
Ku Klux Klan, thường được gọi là KKK hay đơn giản là Klan, là tên gọi chung của ba phong trào vùng dậy của người da trắng tự coi là thượng đẳng trong ba thời kỳ ở Mỹ : 1865–1871, 1915-1944 và 1950 đến ngày nay.
Chữ KKK có lẽ xuất phát từ tiếng Hy Lạp "kuklosm" nghĩa là "vòng tròn". Các thành viên chủ yếu là nam giới da trắng ủng hộ các quan điểm cực đoan như thuyết người da trắng thượng đẳng, phân biệt chủng tộc, chống nhập cư (từ Nam Âu, như người Italy chẳng hạn), bài Do Thái và bài Công giáo. KKK ngày nay chống đối phong trào dân quyền cho người da đen và phong trào xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các trường học.
Một số thành viên của KKK bị kết tội giết người vì liên quan đến vụ sát hại trẻ em trong vụ đánh bom Nhà thờ Baptist trên phố 16 ở Birmingham, Alabama, vào năm 1963 và sát hại nhà hoạt động dân quyền ở bang Mississippi năm 1964. Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Southern Poverty ở Alabama năm 2016, có khoảng 130 nhóm KKK trên toàn nước Mỹ với khoảng 5.000 - 8.000 thành viên. Từ New Jersey cho đến Los Angeles có nhiều nhóm KKK. Trong những thập niên gần đây, KKK tấn công cả người nhập cư và người đồng tính luyến ái. Năm 1999, hội đồng thành phố Charleston, Nam Carolina, đã thông qua nghị quyết tuyên bố KKK là tổ chức khủng bố. Nhiều thành phố khác cũng làm như vậy.
Qua nhiều cuộc tranh đấu gay cấn, Đạo luật Quyền Dân Sự (Civil Right Act) được Tổng Thống Johnson ban hành năm 1964 có hiệu lực từ ngày 2/7/1964 cấm phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo và nguồn gốc quốc gia.
Công ước Quốc tế về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination - ICERD) đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 21/12/1965 và có hiệu lực ngày 04/01/1969. Trong công ước này các thành viên cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về chủng tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các chủng tộc. Nạn phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ tại Hoa Kỳ và các nước trên thế giới, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn còn xuất hiện.
Biến cố Charrlottesville
Xóa bỏ những di sản của chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" là một xu thế ngày càng phổ biến ở Mỹ. Ngày càng có nhiều bức tượng liên quan đến Liên minh Miền Nam bị phá bỏ, những con đường mang tên đại tướng Lee bị đổi tên, các tượng đài bị di dời.
Biểu tình chống chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" - Ảnh minh họa
Trong Ngày hội Sách Virginia năm 2012, bà Kristin Szakos, ủy viên Hội đồng Thành phố Charlottesville, đã châm ngòi cho một làn sóng tranh cãi dữ dội khi đưa ra gợi ý về việc phá bỏ tượng Đại tướng Lee. Năm 2016, Wes Bellamy, ủy viên hội đồng Charlottesville và một phó thị trưởng thành phố phát động chiến dịch mới nhằm tìm cách tháo dỡ tượng đài Đại tướng Lee. Tháng 2/2017, Hội đồng Thành phố bỏ phiếu nhất trí di chuyển tượng tướng Lee ra khỏi công viên trung tâm.
Những người phản đối nộp đơn kiện vào tháng ba, cho rằng hội đồng không có thẩm quyền làm như vậy theo luật của bang Virginia. Ngày 12/8/2017, Jason Kessler, một thành viên phong trào chủ nghĩa dân tộc da trắng khá nổi tiếng ở Charlottesville, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối quyết định tháo dỡ tượng tướng Lee. Họ xuống đường với bảng hiệu "Alt-right" có nghĩa "Cánh hữu khác", mang tư tưởng cực hữu, chối bỏ chủ nghĩa bảo thủ dòng chính tại Mỹ. Họ tập trung từ sáng sớm tại công viên Emancipation (tên cũ là công viên Lee), nơi đặt tượng đài Robert Lee. Họ hô to "Make America White Again". Họ gồm một số quân nhân, những người mang tư tưởng kỳ thị chủng tộc, những người theo chủ nghĩa Phát xít mới và một số người nói rằng họ chỉ muốn bảo vệ lịch sử vùng đất phương nam của họ.
Bên ngoài, những người biểu tình chống Phát xít ném chai lọ vào những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và hô khẩu hiệu : "Biến khỏi những con phố của chúng tôi, những kẻ Phát xít cặn bã". Hơi cay từ cả hai phe mù mịt trong không khí. Một thành viên của phong trào chủ nghĩa dân tộc da trắng đã lái xe lao vào đám đông đang biểu tình chống phân biệt chủng tộc, gây thiệt mạng cho bà Heather Heyer, một phụ nữ 32 tuổi, và làm nhiều người khác bị thương. Thủ phạm là cậu James Alex Fields, 20 tuổi, được cho là cảm tình viên của Đức Quốc Xã, đã bị bắt và truy tố.
Hôm 21/8 Hội đồng thành phố Charlottesville họp, dân chúng đã tràn vào lên án cảnh sát đã không bảo vệ dân chúng.
Trump đứng về phía White Supremacists ?
Từ khi chưa trở thành tổng thống, ông Trump đã nhiều lần bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với người da đen thuê căn hộ thuộc tập đoàn của gia đình ông, hay vụ chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, không sinh ra trên lãnh thổ Mỹ. Khi trở thành ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ... Ông Trump bị chỉ trích vì phản ứng yếu ớt sau vụ bạo lực ở Virginia.
Ông David Duke, cựu thủ lãnh KKK, đã đăng tải trên Twitter lời chúc mừng Trump ngay sau khi ông ta đắc cử tổng thống như sau : "Chúa ban phước cho Donald Trump ! Đã đến lúc làm đúng. Đến lúc lấy lại nước Mỹ !". Trong khi đó một nhóm công giáo Viêt Nam ở Mỹ sùng Trump cho rằng Trump là người được Thiên Chúa sai đến để cứu nước Mỹ và thế giới !
Ngày 13/8, Trump lên án "cả 2 bên đã có những hành động bạo lực", và "Trách nhiệm gây ra cái chết của Heather Heyer nằm ở mọi phía". Các nhóm Tân Phát xít ăn mừng, đánh giá sự thụ động của Trump là sự yểm trợ ngấm ngầm hành động của chúng.
Thượng nghị sĩ Cory Gardner (Colorado) thuộc Đảng Cộng Hòa, đã hối thúc Tổng thống phải lên tiếng chỉ rõ các nhóm kỳ thị chủng tộc và các nhóm quá khích trong làn sóng bạo lực ở Virginia. Khi thấy dư luận không đồng tình, sáng hôm sau 14/8, trong một thông báo tại tòa Bạch Ốc, Trump nói :
"Kỳ thị chủng tộc là điều xấu xa và những kẻ gây bạo lực vì lý do kỳ thị đều là những kẻ tội phạm và côn đồ, kể cả KKK, Tân Quốc xã, thành phần da trắng cực đoan kỳ thị chủng tộc và các nhóm reo rắc hận thù khác, tất cả đều đáng lên án dựa trên những giá trị mà chúng ta đều trân quý trong tư cách là người Mỹ".
Thật lòng Donald Trump hoàn toàn không muốn lên tiếng gọi đích danh những kẻ khủng bố, bởi vì chính những phần tử bạo loạn đó đã ủng hộ ông, đưa ông lên làm tổng thống. David Duke, cựu thủ lĩnh KKK, thuộc nhóm Tân Phát xít, đã viết trên Twitter, khuyên Trump nên soi gương lại để biết ai đã đưa mình lên địa vị tổng thống.
Hôm 15/8, từ tòa Tháp Trump ở New York, Trump lại tuyên bố thẳng thừng rằng "cả hai bên đều có lỗi". Ông còn khẳng định là ở hai phe đều có những người "rất tốt"
Những lời phát biểu này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ khắp nước Mỹ. Tại hơn 800 địa điểm trên nước Mỹ, dân chúng biểu tình chống lại phái hữu cực đoan. Các tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở Mỹ, đồng loạt công khai lên án bạo động.
Tiến sĩ Cornel West, Giáo sư Đại học Harvard nói : "Alt-right là mối nguy mới. Chúng ta thấy những người cánh hữu trong Nhà Trắng khuyến khích họ, cho họ thêm sức mạnh... Chúng ta đang ở tại thời điểm nguy hiểm"
Hôm 16/8, hai vị Tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm là George H.W. Bush và con là George W. Bush đã ra tuyên bố chung, tuy không nêu đích danh Tổng thống Trump, nhưng nhấn mạnh là mọi người đừng quên lời của Thomas Jefferson, tác giả chính của Tuyên Ngôn Độc lập : "Nước Mỹ phải luôn luôn bác bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và lòng hận thù dưới mọi hình thức. Chúng ta hãy nhớ những chân lý cơ bản trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, theo đó mọi người sinh ra đều bình đẳng ; được thượng đế ban cho những quyền bất khả xâm phạm".
Còn cựu Tổng Thông Barack Obama trích dẫn trong một tin nhắn Twitter câu nói của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela : "Không ai được sinh ra để ghét người khác vì màu da, nguồn gốc hay tôn giáo của họ…". Thông điệp này đã được gần 4 triệu lượt "like" và đã trở thành tin nhắn có nhiều "like" nhất trong lịch sử Twitter.
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel xem phản ứng của Tổng thống Trump về vụ bạo động ở Charlottesville là một "sai lầm to lớn".
Ngày 14/8 ông Brian Krzanick, Giám đốc Điều hành của Intel viết : "Sáng sớm hôm nay, tôi đã rút lui khỏi Hội Đồng Cố Vấn Công Nghiệp Mỹ. Tôi từ chức để kêu gọi mọi người quan tâm đến sự tổn hại nặng nề vì sự chia rẽ chính trị đang gây ra bởi những vấn đề chính trị, cùng với những câu hỏi cần thiết đặt ra, vì sao có sự suy thoái của nền công nghiệp Mỹ". Sáng hôm sau 15/8, ông Scott Paul, Chủ tịch Alliance for American Manufacturing viết : "Tôi từ chức khỏi Hội đồng này là vì đó là điều đúng đắn mà tôi phải làm".
Các thành viên của hai tổ chức ủng hộ và cố vấn cho Tổng thống Trump gồm toàn các doanh gia mạnh nhất nước là Hội đồng Công nghệ Hoa Kỳ (American Manufacturing Council) và Diễn đàn Chiến lược và Chính sách (Strategy & Policy Forum) đã tuyên bố rút ra khỏi các tổ chức này. Trump liền tuyên bố giải tán các tổ chức đó,
Sự đồng loạt rút lui khỏi Hội đồng Cố vấn của các Giám đốc Điều hành các ngành công nghiệp hàng đầu ở Mỹ, khiến cho Tổng thống Trump trở thành người anh hùng càng lúc càng cô đơn hơn.Khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ Vĩ đại hơn" trở thành "Làm cho nước Mỹ Thu nhỏ lại".
Hôm 23/8, Ủy ban về xóa bỏ Phân biệt Chủng tộc của Liên Hiệp Quốc đã ra một thông cáo lên án những ý tưởng tôn giáo cực đoan hay bất kỳ hệ tư tưởng nào tương tự bác bỏ các nguyên tắc nhân quyền cốt lõi về nhân phẩm và sự bình đẳng. Thông cáo kêu gọi chính quyền Mỹ cùng với các nhà chính trị cấp cao "giải quyết gốc rễ nguyên nhân dẫn tới sự phổ biến các biểu hiện kỳ thị như vậy".
Văn hóa phân biệt chủng tộc ?
Hôm 19/8, Trump đã phóng ra nhiều tweet, gọi bức tượng Lost Cause đang bị xem xét dời đi là "rất đẹp" và bày tỏ sự thất vọng khi "chứng kiến lịch sử và văn hóa tuyệt vời của đất nước đang bị loại bỏ". Nhưng "lịch sử và văn hóa tuyệt vời" đó là lịch sử và văn hóa nào ?
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, sau đó là các tượng đài của Lenin và Stalin. Năm 1991, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe, thủ đô của Tajikistan, kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân. Năm 2012, Mông cổ cũng quyết định hạ tượng Lenin. Theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, Lenin là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Năm 2014, người dân Ukraina cũng quyết định hạ tượng của Lenin. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng. Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập bức tượng.
Vậy các tượng đài của Miền Nam biểu tượng lịch sử và văn hóa gì ? Lịch sử và văn hóa của chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc ? CNN nhận định rằng ông Trump không thật sự ở trong đảng Cộng Hòa, ông đứng giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ – "đảng Trump !". Phải chăng đảng Trump là đảng Người da trắng Thượng đẳng ?
Người Châu Á tham gia KKK !
Ngày 12/8, một thanh niên gốc Á bị bắt gặp đang tuần hành chung với một nhóm cực hữu thượng tôn người da trắng và phân biệt chủng tộc tại thành phố Charlottesville.
Nói với trang NextShark, một thành viên của Liên đoàn Tự do Dân chủ Mỹ, người đã ghi lại cảnh nam thanh niên gốc Á tuần hành chung với KKK, cho biết : "Ban đầu tôi nghĩ anh ta chỉ vô tình đi ngang qua. Nhưng khi tôi thấy anh ta đi chung với họ một lần nữa, tôi như chết lặng và đã quay lại cảnh này". Trên trang NextShark, một số người suy đoán anh này là thành viên của một nhóm tân phát xít nào đó nên mới đủ can đảm đi chung với nhóm KKK.
Có lẽ đây cũng chỉ là một kẻ cuồng Trump với sự xác tín Trump đang cứu nước Mỹ và thế giới, nên khi thấy nhóm thượng đẳng da trắng bạo dộng ủng hộ Trump là anh ta theo, không cần biết họ đang làm gì. Một số người Việt cuồng Trump cũng đã viết trên diễn đàn Google hay Yahoo các bài bênh vực cho nhóm thượng đã da trắng. Họ lý luận rằng người da trắng đã đến đây và xây dựng nên đất nước vĩ đại này. Nay những kẻ đến sau (ám chỉ Obama) lại tranh giành các chức vị lãnh đạo của họ, cướp công của người da trắng, bị chống lại là đúng… !
Vốn sống trong một đất nước có chiến tranh ý thức hệ kéo dài, họ có tập quán luôn coi tất cảnhững gì của "phe ta" đều là đúng là tốt, còn "phe địch" đều là sai là xấu, nên khi đến Mỹ họ vẫn giữa nguyên lối suy nghĩ đó. Họ chỉ dựa vào tiêu chuẩn "địch" hay "ta" khi lập luận chứ không dựa vào công lý, lẽ phải nên đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác.
Bản chất của Trump đã hiện rõ
Tiến sĩ David Smith tại Trung tâm Nghiên cứu về Hoa kỳ thuộc Đại học Sydney, cho biết ông tin rằng cuộc họp báo mới nhất đã cho thấy một Donald Trump thực sự :
"Những gì ông thực sự tạo chú ý là ý tưởng nầy, đó là câu 'Mọi người không thể bảo tôi phải làm gì, cũng như không thể bảo tôi phải nói gì'. Điều thú vị là ông ta tự đặt mình về phe bảo thủ, trong cuộc tranh luận nầy.
"Đây là con người Donald Trump đích thực, những nhận xét của ông lên án những kẻ kỳ thị chủng tộc, tân Phát Xít và bọn Ku Klux Klan là những kịch bản có sẵn. Ông ta tuyên bố dưới áp lực của các cố vấn và của giới truyền thông...
"Vì vậy đó chính là ông Trump thực sự và là người chứng kiến những kẻ chống lại các phần tử chủ trương da trắng ưu việt, mới là kẻ thù thực sự của ông...
"Không có chính trị gia nào tại Mỹ thực sự đi quá xa trong việc bênh vực cho những gì xảy ra tại Charlottesville".
Trump must go now ?
Donald Trump thường đưa ra những tuyên bố hay chủ trương ngây ngô và trái với Hiến Pháp và luật pháp của Hoa Kỳ cũng như luật pháp quốc tế, nên càng ngày càng bị nhiều người xa lánh. Hôm 20/8/2017, sau những ngày đi nghỉ hè, ông đã trở về Tòa Bạch Ốc trong cô đơn.
Ông Robert Reich, giáo sư về chính sách công tại Đại học Berkeley ở California, đã từng giữ chức Bộ trưởng lao động dưới thời chính phủ Clinton và được tạp chí Time xếp vào các bộ trưởng có hiệu quả nhất của thế kỷ 20, đã viết một bài dưới đầu đề "Enough of This Madness. Trump Must Go Now" (Sự diên rồ này đã đủ. Bây giờ Trump phải ra đi). Theo ông, đã có đủ bằng chứng để luận tội Trump dựa trên lý do lạm dụng quyền lực, cản trở công lý, và vi phạm điều khoản trong Hiến Pháp cấm nhận các khoản tiền của nước ngoài mà không được quốc hội cho phép.
Ngày 24/8/2017
Lữ Giang