Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngũ cc Ukraine tràn ngp khiến nông nghip Ba Lan điêu đng cng vi cuc bu c sp din ra và nhu cu ly lòng c tri đã khiến gii lãnh đo Ba Lan đã có nhng li l gay gt nhm vào Ukraine, quc gia mà h đã ng h hết lòng k t khi cuc chiến ca Nga n ra, theo tìm hiu ca VOA.

ngucoc1

Ukraine là quc gia xut khu ngũ cc hàng đu thế gii

Warsaw và Kyiv đã li qua tiếng li mc đ chưa tng thy xung quanh vn đ Ba Lan cm nhp khu ngũ cc ca Ukraine trong bi cnh Kyiv đang cn s ng h ca các đng minh hơn bao gi hết đ đy nhanh cuc phn công li quân xâm lược Nga.

Kyiv tng mun kin Warsaw lên T chc Thương mi Thế gii (WTO) vì lnh cm nhp ngũ cc Ukraine ca Ba Lan hành đng b chính quyn Ba Lan lên án là vô ơn mc dù mi đây nht, ngày 5/10, Kyiv đã rút li quyết đnh này.

Đ tránh ngũ cc giá r t Ukraine nhp t vào các nước láng ging, trong đó có Ba Lan, Hungary và Slovakia, gây thit hi cho nông dân các nước này, Liên minh Châu Âu hi tháng 5 đã áp đt lnh cm nhp tm thi đi vi ngũ cc Ukraine, nhưng đến ngày 15/9, lnh cm này được d b, khiến ba nước trên tc gin.

Bt chp yêu cu ca EU, Warsaw tuyên b vn tiếp tc chn ngũ cc Ukraine vào nước h. Khi đó, đến lượt Kyiv phn n.

Phát biu trước Đi hi đng Liên Hip Quc hôm 20/9, Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyi nói rng ‘đáng báo đng khi nhìn thy mt s người bn ca chúng tôi Châu Âu, trên sân khu chính tr thì ra v th hin đoàn kết, nhưng li chơi trò git gân vi ngũ cc.

Th tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã đáp tr trên mng xã hi ngay sau đó. Ông viết : "Chúng tôi s không chuyn giao vũ khí cho Ukraine na vì gi đây chúng tôi đang vũ trang cho Ba Lan". Ti mt cuc vn đng tranh c sau đó, ông Morawiecki còn yêu cu ông Zelenskyi ‘đng bao gi xúc phm người Ba Lan mt ln na.

V phn mình, khi phát biu vi báo chí hôm 19/9, Tng thng Ba Lan Andrzej Duda đã ví Ukraine như mt k chết đui bám vào bt c cái gì có th và bt c ai đến giúp s b kéo xung theo.

Ba Lan sp bước vào cuc tng tuyn c vào ngày 15/10 mà đng Lut pháp và Công lý (PiS) cm quyn đang cht vt tranh th s ng h ca c tri. H cn s ng h ca khi c tri nông thôn đ tiếp tc nm quyn.

Trước thm cuc bu c, hôm 1/10, khong mt triu người dân Ba Lan đã xung đường Warsaw theo li kêu gi ca khi đi lp Nn tng Công dân do cu Th tướng Donald Tusk đng đu đ phn đi chính quyn ca Đng Lut pháp và Công lý cánh hu.

‘Kt vi nông dân

Ông Phan Châu Thành, mt người Vit sinh sng nhiu năm Ba Lan và theo dõi sát sao cuc chiến Ukraine, là mt trong nhng người tham gia cuc biu dương lc lượng đó.

Nói vi VOA t Warsaw, ông Thành nói rng lý do phe đi lp xung đường rm r như vy bi vì chính ph cánh hu ngày càng rơi vào tình trng cc đoan và mt phn cũng vì tranh cãi v xut khu lúa mch gia hai nước.

Sau khi cuc chiến ca Nga n ra Ukraine hi tháng 2 năm ngoái, chính ph Ba Lan khi đó đã hy b toàn b thuế nhp khu ca tt c hàng hóa Ukraine đi vào Ba Lan, trong đó có ngũ cc, như là mt c ch th hin tình đoàn kết, ông Thành cho biết.

Li dng tình hình đó, mt s thương gia Ba Lan đã nhp t loi lúa mch giá r ca Ukraine vn dùng đ chế biến thc ăn gia súc v đ trn vi loi lúa mch dùng cho các ngành công nghip thc phm đ bán ra th trường kiếm li, theo li thut li ca ông Thành.

"H nhp nhiu đến mười my triu tn, trong khi Ba Lan hàng năm ch có th tiêu th 7 triu tn và xut khu 10 triu tn", ông nói và cho biết vn đ tr nên nghiêm trng khi nông dân Ba Lan ti mùa thu hoch nhưng kho bãi không còn ch cha.

"Ba Lan đang tha lúa mch mt cách khng khiếp", ông nói thêm. "Chính ph Ba Lan phi b ra 2,4 t đô la ra đ tr giá cho nông dân bng mi cách đ gii phóng bt ngũ cc ca h, bán r đi cũng được".

V phía nông dân Ukraine, nhà quan sát này cho rng do đt nước h đang có chiến tranh nên h có tâm lý bán ngũ cc thu hoch được càng nhanh càng tt trước khi b quân Nga đt cháy nên h bán vi bt c giá nào có th.

Trong khi đó, tuyến đường xut khu ngũ cc lâu nay ca Ukraine qua Bin Đen đang tr nên nguy him do Nga đã rút ra khi tha thun ngũ cc Bin Đen. Do đó, tàu bè ch ngũ cc ca Ukraine phi đi đường vòng qua bin Baltic, vòng xung Đi Tây Dương đến Châu Phi vi hành trình và thi gian dài gp ba, ông Thành ch ra.

"Mt phn lý do thc s Ukraine tiến hành tn công táo bo vào hm đi Bin Đen ca Nga cũng là do sc ép ca vic xut khu ngũ cc vì h cn m con đường xut khu ngũ cc ra khi Ukraine", ông nói thêm.

"Ba Lan gn Ukraine nht nên bán ngũ cc sang rt tin mà chi phí li r", ông gii thích.

Vi li, người dân Ukraine nghĩ rng h đang chiến đu và đ máu cho c Châu Âu mà Ba Lan li làm khó h ch vì ngũ cc, cũng theo li nhà quan sát này.

"Bây gi chính ph hai nước đang b kt gia nông dân hai bên".

‘Tranh th lá phiếu

Tranh cãi v ngũ cc gia hai nước càng tr nên n ào do Ba Lan đang hướng ti bu c đ bu ra chính ph mi, ông Thành ch ra.

"Thay vì hai bên ngi li vi nhau đ tìm cách gii quyết thì trong bi cnh bu c, các đng phái nghĩ đến bn thân mình ri hai bên đ trách nhim cho nhau, li ra tiếng vào thành ra cãi nhau", ông nói.

"Nht là sp bu c mà nông dân Ba Lan biu tình phn đi m ĩ, rt nh hưởng đến hình nh nên Th tướng Ba Lan mun th hin mình là mt nhà lãnh đo cng rn bo v quyn li ca người dân Ba Lan trước tiên".

Ông gii thích do c tri ca chính ph cánh hu Ba Lan phn ln là dân nghèo, nông thôn, dân trí thp nên các lãnh đo ca h dùng nhng li l ‘đao to búa ln, có phn m dân khi ch trích Ukraine.

Tuy nhiên, tranh cãi này gia hai nước s không nh hưởng nhiu đến s ng h ca Warsaw dành cho Kyiv trong cuc chiến vi Moscow, ông d đoán và dn ra mt cuc thăm dò dư lun hôm 1/10 cho thy có đến 74% người dân Ba Lan ng h tiếp tc h tr cho Ukraine cao nht trong các nước Châu Âu.

"Bt k chính ph nào lên thì s ng h Ukraine cũng thế thôi, vì tht s ng h Ukraine là người dân Ba Lan. Ngay t đu, h đã t nguyn đón người dân Ukraine v nhà mà chính quyn có kêu gi gì đâu ?" ông Thành nói.

Hin gi, b trưởng nông nghip hai nước đã ngi li vi nhau và đi đến kết lun là Ukraine s không kin Ba Lan lên WTO na và đng ý đ Ba Lan kéo dài lnh cm nhp ngũ cc Ukraine đến hết tháng 10, tc là sau khi Ba Lan bu c xong.

"Sau đó hai bên s ngi li vi nhau đ tìm cách xut khu ngũ cc".

Tr li câu hi ti sao Ukraine không xut ngũ cc sang các nước Châu Âu khác, ông Phan Châu Thành nói theo lut Châu Âu thì ngũ cc phi có đ giy t, chng ch thì mi được phép xut khu.

"Thành ra các nước Châu Âu có mun giúp Ba Lan hay Ukraine cũng không được vì lut pháp ca h rt nghiêm", ông trình bày và cho biết Ba Lan hin đang đ ngh Châu Âu ni lng tiêu chun nhp khu ngũ cc.

Khi được hi liu nhng hc hc này gia Warsaw và Kyiv có khiến Moscow vui mng không, ông Thành nói : "Nga có th mng nhưng liu h có th tr được cho đến khi mi s ng h dành cho Ukraine cn kit ?"

"Đúng là s ng h dành cho Ukraine ngày càng yếu đi. Cái đó có th nhìn thy được nhưng nn kinh tế Nga, vũ khí Nga và lính Nga cũng ngày càng yếu đi".

Phát ngôn nhân Đin Kremlin Dmitry Peskov khi được hi v tranh chp gia hai nước đã nói rng Moscow d đoán căng thng gia Warsaw và Kyiv s ngày càng tăng.

‘Ba Lan trên hết

T Guardian dn các kết qu thăm dò dư lun cho thy cuc bu c ngày 15/10 ti s là mt cuc đua cc k sít sao, và đng Lut pháp và Công lý cm quyn (PiS) đang tranh th mi s ng h.

"Tranh cãi này ch yếu là v cuc bu c và đng cơ khá là rõ", ông Wojciech Przybylski, tng biên tp tp chí Visegrad Insight được Guardian dn li nói. Đng này hy vng s th hin sc mnh vi các c tri chính ca h, ông nói thêm, trong đó có nhng người làm nông nghip min đông Ba Lan.

Đng PiS theo ch nghĩa dân tc cũng đang đi mt thách thc t đng cc hu Konfederecja, vn ch trương gim bt vic giúp đ Ukraine và tp trung vào các vn đ trong nước.

Daniel Szeligowski, nhà nghiên cu cp cao v Ukraine ti Vin Các vn đ Quc tế Ba Lan, nói rng mc dù vn đ này là vn đ chính tr ca Ba Lan đang trong mùa bu c, nhưng nó có nhng lo ngi kinh tế thc s.

Ông dn ra s liu cho thy trong bn tháng đu, nhp khu lúa mch Ukraine sang Ba Lan đã tăng gp 600 ln, khiến chính ph Ba Lan không còn la chn nào khác là phi can thip.

Nguồn : VOA, 07/10/2023

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Nga từ chối triển hạn thỏa thuận ngũ cốc Ukraine khiến nhiều nước ở Châu Phi quan ngại. Nắng nóng cực điểm khắp Bắc Bán Cầu, các doanh nghiệp xây dựng tại Ý phải điều chỉnh thời gian lao động. Ngoại trưởng Trung Quốc biến mất không rõ lý do. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí Thế giới đó đây tuần này

ngucoc1

Tàu chở ngũ cốc đến gần eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 17/07/2023. AP - Sercan Ozkurnazli

Thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã hết hạn vào ngày 17/07 vừa qua. Nga đã từ chối triển hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine từ Biển Đen, vì yêu cầu liên quan đến xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga không được đáp ứng khi bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.

Từ khi Nga xâm lược Ukraine cách nay hơn một năm, các tàu chiến của Nga đã cản trở việc xuất khẩu ngũ cốc từ cảng Odessa của Ukraine và các cảng khác. Lúc đó, giá lúa mì và các loại lương thực khác đã tăng cao và chỉ giảm xuống trở lại khi thỏa thuận ngũ cốc được ký kết vào tháng 7/2022. Việc Nga rút khỏi thỏa thuận đã làm dấy lên nguy cơ giá lương thực tăng cao, đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều nước, đặc biệt là tại Châu Phi, trong đó có Mauritanie. Thông tín viên RFI Léa Breuil cho biết tình hình từ Nuakchott, thủ đô Mauritanie :

"Quyết định của Nga rút khỏi thỏa thuận một lần nữa tạo một cú sốc đối với Mauritanie, quốc gia nhập khẩu chủ yếu ngũ cốc từ Ukraine. Báo cáo quý gần đây nhất của năm 2023 chỉ ra rằng khoảng 18% ngũ cốc của nước này được nhập từ Ukraine. Theo giáo sư kinh tế Abdelahi Ewa ở Mauritanie, nguồn cung ngũ cốc quan trọng này giúp đáp ứng nhu cầu lúa mì và bình ổn giá các lương thực thiết yếu, như bánh mì, bất chấp lạm phát. Ông hy vọng rằng thỏa thuận chỉ bị đình chỉ trong ngắn hạn. Ông nói : "Cho đến hôm nay, giá bánh mì không thay đổi, khoảng 100 ouguiya (tiền Mauritanie), do vậy chính phủ đã thành công đối phó với cú sốc này. Tất cả những lần mà Nga rút khỏi thỏa thuận, những lần mà thỏa thuận bị ngưng trệ được giới hạn trong một thời gian nhất định và không có ảnh hưởng nào vì có kho dự trữ. Nhưng cú sốc này sẽ trở nên khó có thể chống đỡ nếu thỏa thuận bị ngưng trệ lâu dài, và chúng tôi sẽ phải đối mặt với rủi ro an ninh lương thực ngày càng lớn". 

Nhà kinh tế, chuyên gia về chiến lược phát triển Sidi Ahmed Buh cho rằng, trong ngắn hạn, để hạn chế lạm phát, chính phủ Mauritanie từ nay phải viện đến nguồn cung từ trung ương và ngân sách công. Nếu thỏa thuận này bị ngừng trong thời gian dài, Mauritanie sĩ phải kêu gọi trợ giúp từ quốc tế". Tất cả mọi người hy vọng rằng việc Nga rút khỏi thỏa thuận chỉ là chiến lược đàm phán của Nga và thỏa thuận này sẽ sớm được tái lập.."..

Giá ngũ cốc đã tăng nhẹ sau thông báo rút khỏi thỏa thuận của Nga, tuy nhiên thị trường lương thực chưa đến mức quá căng thẳng. Giới chuyên gia cho rằng, trong hơn một năm qua, Ukraine đã có thêm những tuyến đường khác để xuất khẩu ngũ cốc, thay vì qua cảng Biển Đen. Các nước xuất khẩu ngũ cốc lớn như Brazil cũng đã tăng cường xuất khẩu. Các quốc gia tại Bắc Bán Cầu cũng đang vào mùa thu hoạch, dự báo sản lượng tăng cao tại nhiều nơi.

Mùa hè hỏa ngục khắp Bắc Bán Cầu

Gần đây, các kỷ lục về nhiệt độ cao liên tục bị phá vỡ tại nhiều khu vực khắp Bắc Bán Cầu. Dữ liệu từ cơ quan khí hậu Copernicus của Châu Âu cho thấy tháng Bảy năm nay có thể sẽ là tháng nóng nhất kể từ khi con người bắt đầu đo lường nhiệt độ. Nhiều khu vực ở Nam Âu, Trung Quốc hay Bắc Mỹ đang phải chịu cảnh nắng nóng cực độ từ nhiều ngày qua. Nhiều khu vực trong tình trạng báo động đỏ, các vụ cháy rừng dữ dội tiếp diễn ở Hy Lạp hay Canada. Tháng 7/2023 cũng sẽ là tháng Bảy nóng nhất đối với các đại dương.

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước, say nắng, và những rủi ro khác đối với sức khỏe, thậm chí gây tử vong sớm. Tại Ý, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh khung giờ làm việc, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, để bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Thông tín viên RFI Eric Senanque từ Roma cho biết thêm :  

"Các công trường vắng tanh, các giàn giáo không có công nhân làm việc. Tại Ý, những ngày qua, nhiệt độ tăng cao đến mức không thể chịu đựng được đã khiến các các thói quen làm việc bị đảo lộn. Cụ thể là trong lĩnh vực xây dựng, ông Andrea Noschese là chủ một công ty nhỏ với 6 công nhân, chuyên cải tạo các căn hộ. Trước tình trạng nắng nóng, ông Noschese đã phải thay đổi phương pháp làm việc. Ông nói : "Chúng tôi làm việc sớm hơn, từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Đối với những việc phải làm ngoài trời, chúng tôi đã hoãn lại hết. Chúng tôi đợi khi nào đợt nắng nóng này dịu đi thì mới quay trở lại tiếp tục làm việc".

Kể từ khi đợt nắng nóng bắt đầu ở Ý, ít nhất hai người đã thiệt mạng trên công trường vì nhiệt độ cao. Tại Sardaigne, nhiệt độ cao cực điểm, các công đoàn đã kêu gọi thay đổi quy định. Đại diện của công đoàn CGIL trong lĩnh vực xây dựng Erika Collu cho hay : "Chúng tôi cố gắng vận động các doanh nghiệp triển khai tất cả các biện pháp phòng ngừa, một trong số đó đã điều chỉnh lại khung giờ làm việc".

Luật lao động Ý không bảo đảm khi nhiệt độ tăng cao đến mức nào thì người lao động có thể ngừng làm việc, nhưng các tổ chức công đoàn đang gây áp lực đối với bộ Lao Động để ban hành những quy định rõ ràng".

Tại Tây Ban Nha, nhiệt độ lên đến 44 độ C tại nhiều nơi. Gió thổi từ sa mạc Sahara đã khiến nhiều thành phố Tây Ban Nha trở thành một lò lửa. Tại Madrid, cư dân thủ đô tìm kiếm các điểm được xem như bãi biển của Madrid (playa de Madrid) để làm mát. Thông tín viên Diane Cambon tường trình từ thủ đô Tây Ban Nha :

"Ngay từ 10 giờ sáng, ai cũng có cảm giác như lửa đốt khi đi vào trung tâm thành phố Madrid. Tại những căn hộ không có điều hòa, không khí khó được lưu thông và khó có thể nghỉ ngơi tại nhà. Một cư dân cho biết : "Tôi không thể nào ở nhà được, ngay cả khi có đóng hết các cửa sổ, tình hình ngoài đường phố cũng không tốt hơn". Để vượt qua đợt nắng nóng thứ ba, người dân Madrid đến những khu vực được mệnh danh "bãi biển của Madrid", tại đây có những đài phun nước theo chiều dọc, và mọi người có thể hít chút khí lạnh. Bà Marie Luz, 75 tuổi, ở đây suốt cả ngày. Bà nói : "Ở đây, có bóng mát và có nước, chúng tôi rất thoải mái, cần phải có thêm nhiều các đài phun nước như vậy. Có quá nhiều người, nhưng không đủ vòi phun nước cho cả trẻ em và người lớn".

Một lựa chọn khác đó là các hồ bơi. Một số bể bơi mở cửa cả buổi tối, như ở miền nam nước này, tức là bể bơi mở cửa từ 20 giờ tối đến 1 giờ sáng và miễn phí vé vào cửa. Các thư viện và bảo tàng cũng là những nơi "tị nạn khí hậu", được nhiều người ưa chuộng gần đây. Các rạp chiếu phim cũng ghi nhận đông đảo người đến xem".

Ngoại trưởng Trung Quốc biến mất không rõ lý do

Nhìn sang Trung Quốc, sự mất tích của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Ngoại trưởng Tần Cương, được biết đến là một người thân cận của Tập Cận Bình, đã không xuất hiện từ ngày 25/06, mặc dù chương trình nghị sự dày đặc. Sự mất tích của ông Tần Cương đã làm dấy lên nhiều tin đồn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình :

"Nếu đặt câu hỏi trên đường phố Trung Quốc, ngoại trưởng Tần Cương đang ở đâu, phần lớn mọi người sẽ trả lời : Là ai vậy ? Tôi không biết ! Cần phải nói rằng, mỗi lần một nhân vật nào đó biến mất, thì những người cuối cùng được thông báo là người dân Trung Quốc, bởi vì các phương tiện truyền thông nhà nước không nói đến và giữ im lặng tuyệt đối với báo chí nước ngoài.

Cách đây một tuần, ngoại trưởng Trung Quốc đã một lần nữa vắng mặt tại một cuộc họp quốc tế. Một nguồn tin từ báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết lãnh đạo 57 tuổi này có những vấn đề về sức khỏe. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã tuyên bố vào ngày 11/07 về việc ông Tần Cương khó có thể tham dự các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN vì lý do sức khỏe. Nhưng sau đó, không có thêm thông tin nào khác. Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận vào ngày 14/07 là không có thêm thông tin nào về vụ việc. Vậy thì ông Tần Cương hiện đang ở đâu ?

Điều mà chúng ta biết chắc chắn đó là vị cựu đại sứ ở Hoa Kỳ, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XX, đã mất dấu từ 3 tuần qua.

Lần cuối cùng ông Tần Cương xuất hiện là vào ngày 25/06, trong cuộc thảo luận với thứ trưởng ngoại giao Nga ở Bắc Kinh. Sự biến mất này đã làm dấy lên một tin đồn về mối quan hệ giữa ông với một phụ nữ dẫn chương trình trên kênh Phoenix TV và có thể hai người đã có con với nhau. Người phụ nữ này cũng đã biến mất. Một số nhà quan sát đa nghi, cho rằng tin đồn này đúng hơn là được đưa ra để giải thích vụ biến mất đột ngột này".

Tại Trung Quốc, theo trang NBCNews, các vụ mất tích trong một thời dài mà không rõ nguyên nhân không phải là hiếm xảy ra, không chỉ các chính khách mà những năm gần đây, các doanh nhân, nghệ sĩ cũng biến mất. Vào năm 2018, thứ trưởng Bộ công an Trung Quốc, kiêm chủ tịch của Interpol, Mạnh Hoành Vĩ, cũng đã biến mất khi đang trên đường từ Châu Âu trở về Trung Quốc. Ông Mạnh đã bị buộc tội nhận hối lộ và bị kết án hơn 13 năm tù. Năm 2021, tỷ phú công nghệ Trung Quốc Jack Ma cũng đã mất tích sau khi chỉ trích các quy định của chính quyền Bắc Kinh.

Iran bắt nhiều nghệ sĩ vì không đeo khăn trùm đầu Hồi giáo

Về thời sự Trung Đông, tại Iran, những ngày gần đây, tư pháp đã nhiều lần thông báo trừng phạt các nghệ sĩ vì không đeo khăn trùm đầu Hồi giáo tại nơi công cộng. Nhiều người trẻ cũng đã bị bắt giữ vì cùng lý do. Trước đó, chính quyền Iran cũng đã đóng cửa nhiều trung tâm giáo dục, bị buộc tội "kích động" các học sinh tham gia vào các cuộc biểu tình xảy ra trên khắp Iran sau khi một thiếu nữ Hồi giáo Mahsa Amini bỏ mạng chỉ vì không đeo khăn trùm đầu đúng quy cách.

Từ Tehran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường trình :

"Một lần nữa, chính quyền siết chặt các biện pháp kiểm soát, hai tháng trước ngày giỗ của Mahsa Amini, bỏ mạng sau khi bị bắt, bị giam giữ vì không đeo khăn trùm đầu đúng quy cách.

Ba nữ diễn viên tham gia vào các buổi lễ không đeo khăn trùm đầu đã bị kết án 1 hoặc 2 năm tù, bị cấm đi lại trong 2 năm, và bị cấm sử dụng mạng xã hội trong nhiều năm. Một diễn viên kịch đã tăng tải một video đe dọa cảnh sát. Anh đã bị bắt trong điều kiện khó tin. Anh ta đã quay phim, phát trực tiếp cuộc can thiệp của cảnh sát, phá cửa căn hộ của anh ta.

Và cuối cùng, 4 cô gái đăng ảnh chụp trước một trung tâm tôn giáo, không đeo khăn trùm đầu, mặc quần short. Danh tính của họ đã được xác nhận và họ bị bắt giữ. 

Những ngày gần đây, nhiều video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh các cảnh sát đưa ra cảnh báo đối với phụ nữ hoặc các cô gái trẻ không đeo khăn trùm đầu.

Những tháng qua, ngày càng có nhiều phụ nữ, cô gái trẻ không đeo khăn trùm đầu. Điều này đã khiến một số quan chức bảo thủ khó chịu và yêu cầu cảnh sát can thiệp. 

Các quan chức ôn hòa và các nhà xã hội học đã cảnh báo chính quyền về khả năng xảy ra các cuộc biểu tình mới để đáp trả lại các biện pháp mới này".

Chi Phương

Additional Info

  • Author Chi Phương
Published in Quốc tế

Nga cảnh báo về những rủi ro ở Biển Đen sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Ukraine

Phan Minh, RFI, 19/07/2023

Nga hôm qua 18/07/2023 đã cảnh báo những rủi ro về việc xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, sau khi Moskva từ chối gia hạn thỏa thuận cho phép các tàu chở hàng qua lại an toàn từ các cảng của Ukraine.

Theo AFP, cảnh báo được đưa ra vài giờ sau khi Ukraine cho biết một cuộc tấn công của Nga trong đêm đã làm hư hại các cơ sở tại cảng phía nam Odessa, một trong những trung tâm trung chuyển ngũ cốc quan trọng nhất theo thỏa thuận đã ký với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

luami1

Tàu TK Majestic, mang cờ Saint-Kitts-and-Nevis, chở ngũ cốc trong khuôn khổ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, đang đợi thả neo tại cảng Bosporus Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/07/2023. Reuters – Mehmet Caliskan

Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết rằng "nếu không có các bảo đảm an ninh phù hợp hay nếu một thỏa thuận mới cho phép xuất khẩu ngũ cốc được thông qua, mà không có sự tham gia của Moskva, thì cần phải tính đến việc xảy ra các rủi ro".

Ngoài ra, Nga cũng đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm điều phối giám sát thỏa thuận cũng sẽ bị giải tán sau khi Moskva rút khỏi thỏa thuận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan rằng quyết định từ bỏ thỏa thuận cũng có nghĩa là Nga sẽ từ bỏ "các bảo đảm an toàn hàng hải" cho các tàu chở hàng ở Biển Đen.

Mặc dù vậy, tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm 17/07, cho biết Ukraine vẫn sẵn sàng tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen bất chấp việc Nga ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc.

Về phần mình, chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Châu Phi Moussa Faki Mahamat, hôm qua, cũng "lấy làm tiếc" về việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.

Phan Minh

************************

Thỏa thuận ngũ cốc Ukraine : Vũ khí để Putin chống trừng phạt phương Tây

Anh Vũ, RFI, 18/07/2023

Được ký cách đây một năm giữa Nga và Ukraine, dưới sự trung gian bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen đã nhiều lần được triển hạn. Nhưng lần này, ít giờ trước khi hết hạn ngày hôm qua, 17/07/2023, Kremlin thông báo ngừng tham gia và sẽ chỉ trở lại chừng nào những điều kiện của họ được đáp ứng đầy đủ. Điều gì khiến Moskva quay ngoắt với thỏa thuận liên quan đến an ninh lương thực thế giới ?

luami2

Thỏa thuận ngũ cốc Ukraine : Vũ khí để Putin chống trừng phạt phương Tây

Quyết định của Moskva ngay lập tức đã gây nhiều phản ứng lo ngại cũng như phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế với hệ quả là giá lương thực trên thế giới đã rục rịch tăng. Tuy nhiên, không ít các nhà quan sát nhận thấy rằng với Kremlin, lương thực cũng là một mặt trận trong cuộc đọ sức giữa Nga và phương Tây.

Cần phải trở lại điểm khởi đầu của thỏa thuận. Từ đầu cuộc xâm lược Ukraine, Hải quân Nga đã phong tỏa các cảng biển Ukraine trong vùng Biển Đen, cửa chính để ngũ cốc Ukraine được xuất khẩu ra thế giới. Việc phong tỏa của Nga không chỉ gây thiệt hại cho kinh tế Ukraine mà còn cả những hệ lụy cho vấn đề lương thực của thế giới. Tháng 07/2022, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Moskva và Kiev đã đạt được thỏa thuận có tên gọi "sáng kiến ngũ cốc Biển Đen". Thỏa thuận bảo đảm một hành lang an toàn trên Biển Đen để các tầu ngũ cốc của Ukraine có thể xuất khẩu ra thế giới, dưới sự giám sát của các bên liên quan. Thỏa thuận này được ký có thời hạn, đã ba lần được gia hạn. Lần đầu tiên vào tháng 11 với hiệu lực 120 ngày, lần tiếp theo vào tháng 3 và 5 năm nay, kéo dài 60 ngày, tức là đến đêm ngày 17/07 hết hiệu lực.

Tất nhiên thỏa thuận được ký kèm theo các điều kiện của các bên. Các điều kiện mà Moskva đặt chủ yếu nhắm tới các trừng phạt của Phương Tây đối với Nga, như xuất khẩu phân bón, ngũ cốc của Nga và đặc biệt là lệnh cấm tham gia hệ thống thanh toán tài chính quốc tế SWIFT.

Từ nhiều tuần qua, các nhà đàm phán Nga đã đặt điều kiện để gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine là Liên Hiệp Châu Âu chấp nhận để Rosselkhozbank, ngân hàng nông nghiệp lớn nhất của Nga, được tham gia trở lại hệ thống SWIFT. Thực tế trong thương lượng gia hạn lần này, với sự can thiệp của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Châu Âu đã nhượng bộ một phần, cho phép lập chi nhánh của ngân hàng Nga nói trên để kết nối trở lại với SWIFT. Thế nhưng điều đó không thỏa mãn được Kremlin.

Sau khi thỏa thuận ngũ cốc Ukraine bị Nga đình chỉ, câu hỏi được dư luận quốc tế được đặt ra nhiều là hậu quả sẽ ra sao ? Trước tiên, đó là về mặt kinh tế. Giá cả lương thực sẽ tăng. Tuy nhiên, theo phần đông giới quan sát, cho đến thời điểm này, tác động không còn căng thẳng như hồi đầu chiến tranh. Lần này hầu hết các nước bắc bán cầu đang vào vụ thu hoạch. Ngoài ra, bên cạnh xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, để hỗ trợ Kiev, Bruxelles, từ năm ngoái, đã mở cửa để ngũ cốc Ukraine quá cảnh bằng đường bộ hoặc được tiêu thụ ngay tại thị trường Liên Hiệp Châu Âu với ưu đãi miễn thuế. Một một số nước thành viên Liên Âu (Ba Lan, Rumani và Hungary) cảm thấy bị thiệt hại vì nông sản Ukraine tràn sang nên đã có phản ứng bất bình, nhưng Liên Âu đã dàn xếp được.

Theo các nhà phân tích, trên phương diện thuần túy kinh tế, Nga hoàn toàn có lợi ích khi tìm được một thỏa hiệp. Điều mà Moskva muốn đạt được là điều chỉnh các trừng phạt của phương Tây đối với ngân hàng và bảo hiểm, yếu tố sống còn để Nga tiếp tục bán ngũ cốc và nông sản, xa hơn nữa là thông thương các mặt hàng xuất nhập khẩu khác nhằm phá thế cô lập kinh tế vì trừng phạt.

Tổng thống Putin đã tính toán sử dụng vấn đề lương thực như là một thứ vũ khí để đối phó với trừng phạt của phương Tây. Ông Putin vẫn được biết đến như là một người sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để có được một thắng lợi chính trị. Chỉ cần phương Tây lùi bước, đối với ông Putin thì đó đã là thắng lợi quan trọng về ngoại giao.

Ở một khía cạnh khác, đòn đánh vào thỏa thuận ngũ cốc Ukraine lần này còn mangdấu ấn của mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Ankara và Moskva, cụ thể là mối quan hệ giữa hai lãnh đạo Vladimir Putin và Recep Erdogan. Quan hệ hai bên dường như trở nên căng thẳng sau các sự kiện gần đây, như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO và nhất là chuyến thămThổ Nhĩ Kỳ của tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 07/07. Kết quả liền sau đó là Ankara trả tự do cho các chỉ huy tiểu đoàn Azov. Theo thỏa thuận với Moskva, Thổ Nhĩ Kỳ phải giữ các hàng binh tại Mariupol đó đến hết chiến tranh. Tổng thống Erdogan đã nhiều lần chỉ với một cuộc nói chuyện điện thoại với ông Putin là đã có thể dàn xếp được thỏa thuận ngũ cốc Ukraine. Nhưng lần này rõ ràng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không thành công.

Anh Vũ

**************************

Cộng đồng quốc tế lên án Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc Ukraine

Anh Vũ, RFI, 18/07/2023

Việc Moskva từ chối gia hạn thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraine ngay lập tức đã gây ra những phản ứng lo ngại và phẫn nộ ở khắp nơi. Đại diện ngoại giao của nhiều nước lên án hành động của Nga là "bắt chẹt", "tàn ác" và "không thể chấp nhận được". Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, người đã nỗ lực dàn xếp để cứu thỏa thuận ngũ cốc đã phản ứng gay gắt trước quyết định của Kremlin.

luami3

Ngũ cốc sau thu hoạch ở vùng Odessa, Ukraine, ngày 23/06/2022. © Igor Tkachenko/Reuters

Thông tín viên Carine Nooten tại New York tóm lược :

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna lên án Nga "bắt chẹt". Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Linda Thomas-Greenfield thì đánh giá đây là "một hành động tàn ác mới" của Moskva. Với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres thì đây là sự lăng nhục. Ông đã đấu tranh để tránh cho Nga khỏi các trừng phạt của phương Tây và cũng hiểu rằng việc ngừng thỏa thuận ngũ cốc sẽ làm cho việc phân phối viện trợ nhân đạo trở nên phức tạp.

Ông nói : "Những người đang khó khăn ở khắp nơi và các nước đang phát triển không có sự lựa chọn. Hàng trăm triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và người tiêu dùng trên toàn thế giới đang lo đối phó với khủng hoảng giá cả sinh hoạt. Họ sẽ phải trả giá đắt. Quyết định của Nga hôm nay là đòn đánh vào nhu cầu của mọi người trên khắp thế giới".

Thị trường đã có phản ứng, giá lương thực thực phẩm, hôm qua ngay lập tức đã tăng, trong khi nhờ có thỏa thuận ngũ cốc, từ tháng 03/2022, giá các mặt hàng này đã giảm 23%.

Tuần trước, ông Antonio Guterres đã viết thư cho tổng thống Vladimir Putin và đề nghị một chi nhánh chính của Ngân hàng Nông nghiệp Nga, đang bị trừng phạt, được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Liên Hiệp Châu Âu cũng đã đồng ý. Nhưng thổng thống Nga thậm chí đã không trả lời.

Anh Vũ

************************

Nga tấn công hàng loạt các thành phố miền nam Ukraine

Chi Phương, RFI, 18/07/2023

Vài giờ sau khi thỏa thuận ngũ cốc Ukraine hết hạn, nhiều thành phố phía nam Ukraine, đã bị tấn công trong đêm 17-18/07/2023. Chính quyền Kiev cho biết, tổng cộng 36 drone Shahed và 6 tên lửa Kalibr đã tấn công miền nam Ukraine, đa số đã bị bắn hạ. Tại Odessa, nhiều cơ sở hạ tầng ở cảng Biển Đen đã bị hư hại bởi tên lửa Nga.

luami4

Mảnh vỡ của tên lửa hành trình Kalibr bên trong một tòa nhà bị tấn công ở Odessa, Ukraine, ngày 18/07/2023. © Сергій Братчук/Телеграм

Trong đêm thứ Hai, rạng sáng thứ Ba, theo AFP, còi báo động phòng không vang lên khắp các thành phố phía nam Ukraine, từ Odessa, Kharkiv, Kherson hay Zaporijjia. Riêng tại Odessa, thành phố có 3 cảng biển nằm trong danh sách các cảng được xuất khẩu ngũ cốc Ukraine theo thỏa thuận vừa hết hạn ngày hôm qua. Theo thông cáo từ Bộ chỉ huy tác chiến miền nam Ukraine, "6 tên lửa bắn từ Biển Đen nhắm vào Odessa", đã bị lực lượng phòng không tiêu diệt, nhưng mảnh vỡ và sóng xung kích đã làm hư hại hạ tầng cảng và một số tòa nhà ở thành phố cảng. 21 drone Shaheh-136 có gắn chất nổ cũng đã bị phá hủy trong vùng Odessa.

Trên Telegram, chánh văn phòng tổng thống Ukraine Andrii Iermak cho rằng các cuộc tấn công này là một bằng chứng khác cho thấy Nga muốn đe dọa "cuộc sống của 400 triệu người ở những quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực mà Ukraine xuất khẩu".

Cũng trong đêm thứ Hai, sáng thứ Ba, bộ Quốc Phòng Nga cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ 28 drone Ukraine tại bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014.

Vụ việc xảy ra sau khi Ukraine tấn công cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với đất liền Nga. Ngay sau đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu tăng cường biện pháp bảo đảm an ninh đối với cây cầu chiến lược này. Nguyên thủ Nga cho biết 2 người đã thiệt mạng và một người bị thương trong vụ tấn công "khủng bố" vào cầu Crimea mà Ukraine chỉ đạo, và đe dọa đáp trả.

Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, bán đảo Crimea thường xuyên bị tấn công bằng drone không quân và hải quân. Nơi đây là căn cứ hậu phương tiếp viện cho lực lượng Nga để tiến hành "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.

Chi Phương

Additional Info

  • Author Phan Minh, Anh Vũ, Chi Phương
Published in Quốc tế