Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo bất nhất qua trường hợp ông Nguyễn Đức Chung ! (RFA, 24/03/2020)

Tại cuộc họp chiều 19/3/2020, về phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kêu gọi người dân không cần hoang mang, không cần mua tích trữ thực phẩm.

tichtru1

Ông Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, chiều ngày 23/3/2020. Courtesy hanoi.gov.vn

Trước đó một ngày, hôm 18/3/2020, ông Nguyễn Đức Chung đã khuyến cáo mọi người dân cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt, tất cả các cửa hàng, nếu thực sự không cần thiết thì nên đóng cửa, trừ trường hợp các cửa hàng xăng, thuốc, siêu thị và lương thực, thực phẩm... do nguồn lây nhiễm đang ẩn nấp ở cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao...

Khuyến cáo như vậy làm nhiều người dân hoang mang vì nếu ở nhà trong vài tuần thì sao không mua lương thực dự trữ được (!?).

Sau đó ông Nguyễn Đức Chung lại đưa ra một thông tin có vẻ hoàn toàn trái ngược vào chiều 23/3/2020, cũng tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, ông nói đã khuyên con trai đang du học ở Mỹ mua dự trữ thức ăn đến hết tháng 6 và ở yên trong nhà 3 tháng tới...

Từ Nha Trang, chị Nguyễn Lai nói với RFA :

"Từ cái ngày có dịch đến giờ, đảng có lo cho dân đâu, sau này bùng phát lên mới nhắn tin cho dân đề phòng, chứ có lo đâu, đảng bắt dân đóng tiền thêm vào mà... Trong khi các lãnh đạo thì có tiền cho con đi du học nước ngoài, điện thoại kêu con trữ đồ ăn... Trong khi ở đây cứ nói dân không cần lo, nhưng ngược lại còn bắt dân đóng tiền, đóng góp để lo cho nạn dịch này nữa. Họ nói một đằng hiểu một nẻo".

Trả lời RFA hôm 24/3 từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện IDS đã tự giải thể, cho rằng, việc nói dối của các chính trị gia là một vấn đề được giới khoa học nghiên cứu rất kỹ lưỡng, có nhiều kiểu nói dối, từ nói dối trắng trợn, cho đến chuyện cái tốt thì phô ra, cái xấu xa thì đậy lại... việc này đã có từ thời cổ chứ không phải đến bây giờ. Ông cho rằng chuyện này cũng khá bình thường, vì có nhiều ý kiến khác nhau... Ông nói tiếp :

"Nhưng với một người, ví dụ như ông Chung, ổng nói trước công chúng Hà Nội là cứ yên tâm, đừng có tích trữ gì cả... sẽ cung cấp đầy đủ, nhưng ổng lại khuyên con ổng bên Mỹ là mua đủ hàng trong 3 tháng, làm người dân rất bức xúc, có phải cái trước kia ông Chung nói là nói dối, và nói với con là nói thật không ? Tôi thì tôi nghĩ cả hai ông Chung đều nói thật, vì ở Việt Nam thật sự không thiếu hàng hóa, không cần đi mua, đi gom... Ông Chung nói như thế là đúng. Còn ổng khuyên con ổng thì tôi nghĩ hoàn toàn là không lý trí, nhưng có thể hiểu được về mặt tâm lý của người bố, dặn con phải chuẩn bị. Và với cái tâm lý đấy, cái lo đấy, rất là thật của ông Chung, cũng như những cái lo rất là thật của những người khác là khi hoảng loạn thì người ta đổ xô đi mua. Nhưng ngày hôm sau họ thấy còn đầy hàng thì suy nghĩ cảm tính của người ta bắt đầu lùi đi, nhường cho suy nghĩ lý tính".

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, khi trả lời RFA hôm 24/3 cho rằng, việc ông Nguyễn Đức Chung khuyên con mình đang du học tại Mỹ, phải ở trong nhà và chuẩn bị đồ ăn trong 3 tháng thì đó là tâm lý rất bình thường của một người cha khi thấy con mình đối diện với dịch bệnh. Ông nói tiếp :

"Nhưng ở đây ông ta đang phát biểu trong cuộc họp, tức ông Chung đang thi hành công vụ, đang làm việc với chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông không ý thức, ông ta có thể nói chuyện đó riêng tư cá nhân, chứ không thể đem ra cuộc họp để phô trương. Đó là sai lầm của người làm chính trị. Cái thứ hai là ông ta đã trở nên thách thức chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam, đó là chủ trương quan trọng nhất, là ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’. Trong khi đó hiện nay, cả thủ tướng, cả bộ chính trị, toàn bộ nội các chính phủ đang lao đao vì cái bệnh dịch này, mà ông ta coi đó là cái khoe khoan về tình phụ tử của ông ta. Tôi cho đó là một điều phi chính trị lúc này, và ông ta đã làm sói mòn hình ảnh của đảng cộng sản Việt Nam đang cố gắng dập dịch".

tichtru2

Người dân đeo khẩu trang xếp hàng mua đồ dự trữ tại siêu thị ở Hà Nội, lo ngại về sự lây lan Covid-19. Ảnh chụp ngày 7/3/2020. AFP

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, việc này trở thành một trò rất lố lăng trong mắt dư luận quần chúng, khiến người ta cười cợt, vì suốt bảy tám chục năm qua, người cộng sản không đội trời chung với chủ nghĩa tư bản. Thế mà bây giờ, ông nào cũng đưa con đi Mỹ, đi châu Âu, đi những nước tư bản :

"Nó gây là ra một điều lố lăng cho tính chính danh theo đường lối chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng không trách được, bởi vì nhìn lại, ngay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước và rất rất nhiều ông bà cộng sản cấp cao khác, họ đều đưa con đi Mỹ, đi Tây du học, không có ông bà nào đi Trung Quốc, Cuba hay Nga hết... Ai có quyền nói ai bây giờ, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", và nó trở thành một tổ chức vô chính phủ. Tôi khẳng định lại một lần nữa, hiện nay chính quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một chính quyền đang dẫn đến sự hỗn loạn qua phát biểu của Nguyễn Đức Chung với tư cách là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội".

Chị Nguyễn Hồng Loan, một người dân từ Sài Gòn nói với RFA :

"Họ không dám công bố sợ dân hoang mang chụp giựt mua lương thực, làm khan hiếm, họ đỡ không kịp... Ông Chung nói vậy vì sợ tình hình dịch này kéo dài thì lương thực không đủ cung cấp cho dân Việt Nam hoặc là sẽ bị tăng giá. Lãnh đạo như Nguyễn Đức chung là kiểu lãnh đạo của đảng cộng sản xã hội chủ nghĩa. Nói thì một đàng, làm thì một nẻo, gia đình con cái danh vọng của người đảng viên cộng sản là trên hết, đồng bào dân Việt vứt vào sọt rác".

Đây không phải là lần đầu tiên người dân Hà Nội nhận thông tin không thống nhất trong mùa dịch Covid-19. Vì học sinh nghỉ học quá lâu, nên các trường phải dạy online (trực tuyến), xung quanh câu hỏi : Có được thu tiền dạy học qua online hay không ? Thì mỗi nơi lại trả lời một kiểu.

Hôm 16/3/2020, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội có văn bản yêu cầu nhà trường không thu bất cứ khoản tiền nào của học sinh, phụ huynh khi tổ chức học online, kể cả việc ban đại diện cha mẹ học sinh huy động sự đóng góp của phụ huynh hỗ trợ cho nhà trường, giáo viên...

Tuy nhiên, một ngày sau đó Bộ Giáo dục & Đào tạo lại cho rằng đối với các dịch vụ hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch, phụ huynh học sinh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau về việc thu học phí thêm.

Chị Huỳnh Hằng ở Đà Nẵng nói với RFA hôm 24/3 :

"Lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ làm như những điều họ nói, tất cả đều mị dân, chẳng ai tin vào chính quyền. Dân tự cứu mình là chính, cần trữ một ít lương thực ít nhất là một tháng, rút kinh nghiệm từ Trung Quốc, chen lấn giành giật và có thể ta sẽ bị phong tỏa trong một thời gian nào đó, những thực phẩm khô như gạo và mì gói nếu trữ cũng không hư, không dùng dịp này thì dùng sau, phải biết tự cứu mình trước khi chờ đợi sự ứng cứu của nhà nước và các tổ chức nhân đạo".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, dễ hiểu với sự ăn nói bất nhất của các chính trị gia. Chúng ta phải sống chung với nó, nhưng phải lên tiếng để làm sao cho họ nhất quán hơn.

Nguồn : RFA, 24/03/2020

********************

Vì sao nhiều người Việt vẫn đến chỗ đông người trong đợt dịch ? (RFA, 24/03/2020)

Một trong những biện pháp phòng, chống lây lan dịch Covid-19 là hạn chế tiếp xúc. Tuy nhiên vào ngày 24/3 nhằm ngày mồng một âm lịch, nhiều người dân Hà Nội đến lễ tại Phủ Tây Hồ, Chùa Quán Sứ.

tichtru3

Người dân tập trung tại sân Phủ Tây Hồ. Nguồn : VOV

Hình ảnh báo trong nước đăng tải cho thấy dù Phủ Tây Hồ đã đóng cửa nhưng người dân vẫn kéo nhau tới. Trong số này, nhiều người dân đã không đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, việc người dân xếp hàng dài gửi tiếp tế trước cổng khu A kí túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ phía dư luận. Báo trong nước cho biết hàng trăm người đã đến để đưa đồ cho người thân đang bị cách ly tập trung như thực phẩm, quần áo, chăn, nệm, quạt máy, thậm chí có người còn gửi cả tủ lạnh.

Trước đó, nhà nước Việt Nam đã ra văn bản, thậm chí thường xuyên gửi tin nhắn nhắc nhở mọi người hạn chế ra đường trong thời gian này, chỉ đi khi thật sự có việc cần thiết, cấm tụ tập đông người. Đặc biệt, người dân khi đến những chỗ công cộng cần phải đeo khẩu trang bảo vệ.

Vì vậy, những hình ảnh và bài viết về hai sự việc vừa nêu nhanh chóng được lan truyền rộng rãi và chia sẻ lại trên các trang mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự bất bình vì cho rằng hành động này dường như đang phá vỡ những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh Covid-19 của chính phủ Hà Nội.

Nhận xét về việc này, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, chuyên gia tâm lý, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội cho rằng :

"Hầu như các bậc cha mẹ, phụ huynh của một bộ phận trẻ những người du học ở nước ngoài về mà bản chất việc đi về này là để đi tránh dịch, trốn dịch chứ không phải nghỉ hè. Như vậy ưu tiên hàng đầu phải là khắc phục được sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Người ta gửi đồ đạc tiếp tế, các sản phẩm, đồ ăn, thức dùng kể cả phương tiện sử dụng, hình dung đi cách ly như đi trẩy hội, đi nghỉ. Tất cả những hành vi đó đều cho thấy không phải từ người có nhận thức chín chắn, đúng đắn, hợp lẽ, hợp lề luật trong bối cảnh phức hợp mà bệnh dịch này vẫn đang còn biến đổi khôn lường".

Còn theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà nghiên cứu xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lại cho rằng những hành động vừa nêu xuất phát từ thói quen và tập quán của người dân Việt Nam. Theo bà, điều này rất khó thay đổi :

"Xưa nay kiểu cha mẹ bao bọc cho con khá phổ biến ở Việt Nam nên con bị cách ly như thế thì cha mẹ sốt ruột lên, phải đi tiếp tế. Đặc biệt những gia đình có con đi du học hầu hết là gia đình có điều kiện về mặt kinh tế nên không thể con ở nhà mà không tiếp tế cho con được. Đấy chắc phải một thời gian khi xã hội lên tiếng, dư luận lên tiếng thì các gia đình sẽ suy nghĩ lại, điều chỉnh lại hành vi người ta".

Vẫn theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, việc tiếp tế cho người nhà bị cách ly có thể thay đổi dưới tác động bên ngoài, tuy nhiên để thay đổi hành vi tụ tập tín ngưỡng sẽ phải khó hơn nhiều. Theo Tiến sĩ Hương, vì là tín ngưỡng nên đã ăn sâu vào suy nghĩ, thói quen, lòng tin của người dân từ rất lâu, vì vậy rất khó bỏ.

"Ví dụ Phủ Tây Hồ mà bây giờ Việt Nam gọi là tín ngưỡng Thờ Mẫu đã từng một thời bị ngăn chặn rất ghê gớm, nhưng qua mấy chục năm cũng không thể ngăn chặn được. Vì vậy bây giờ trong một vài tháng của dịch này mà ngăn chặn tôi nghĩ là khó lắm. Kể cả dịch này có đe dọa sinh mạng bao nhiêu người thì không phải tất cả mọi người đều lo sợ mà dừng lại, có những người vẫn đi".

Hoàn toàn đồng ý với quan điểm Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nêu ra, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhận định :

"Người ta nghĩ bệnh tật đó có thể đe dọa cả cộng đồng nhưng chưa hẳn là mình. Thứ hai là nhãn tiền không đến ngay lập tức. Thứ ba là nhu cầu có thật của họ về việc tụ tập thực hiện các nghi thức văn hóa tâm linh mà người ta không thể bỏ được. Dẫu thế nào đi nữa cũng cho thấy tinh thần thiếu kỷ luật, thiếu ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Cho thấy sự khinh nhờn, coi thường kể cả mạng sống của mình, coi thường tinh thần chủ động tích cực phòng ngừa chống dịch bệnh cùng cộng đồng, vì cộng đồng. Việc sinh hoạt, vẫn tụ tập ở Phủ Tây Hồ đều cho thấy tinh thần chưa đủ lớn, khiến người khác phiền lòng, thậm chí phẫn nộ vì đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của toàn thể lực lượng xã hội".

Mới đây, 49 người Việt đã tham gia sự kiện tôn giáo tại Kuala Lumpur, Malaysia vào hồi cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua. Sau sự kiện, chính quyền Malaysia cho biết đã có khoảng hơn 300 trường hợp được xác định nhiễm Covid-19.

Tính đến tối ngày 19/3, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vào sáng cùng ngày thành phố đã phát hiện hai trường hợp nghi nhiễm Covid-19, trong số này có một tín đồ Chăm ngụ tại phường 1, quận 8, đã sang dự sự kiện tôn giáo tại Malaysia.

Đáng quan tâm, người đàn ông này đã đi lễ 5 lần/ngày từ ngày 4 đến 17/3 tại thánh đường Hồi giáo ở quận 8 trước khi được xác nhận dương tính với Covid-19. Việc này khiến nhiều người lo sợ nguy cơ lây lan do người này lây truyền.

Vì vậy, dưới góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng để có thể khiến người dân tuân thủ luật lệ được chính phủ ban hành, việc đầu tiên là cần nâng cao nhận thức người dân :

"Nói thì có một số người sẽ không bằng lòng nhưng tôi thấy ý thức Việt Nam vẫn chưa cao, truyền thống của mình cứ à ơi rồi thôi chứ không có ý thức nghiêm túc. Trong ngày thường cũng đã thế, ‘phép Vua thua lệ làng’, ngay cả phép Vua cũng không phải là điều bắt buộc để người ta thực hiện. Cho nên để hình thành ý thức tôn trọng quy định pháp luật phải là một quá trình thời gian rất dài mà ở Việt Nam những luật lệ hơi yếu nên chúng ta có lẽ phải chấp nhận thôi".

Nguồn : RFA, 24/03/2020

Published in Việt Nam

New York Times gọi Nga Nguyễn, chị của 'bệnh nhân 17' là ‘bệnh nhân số 0’ của làng mốt thế giới (VOA, 12/03/2020)

Hai cô con gái của mt đi gia Vit Nam đã tr thành tâm điểm chỉ trích ca công lun không ch trong nước mà c quc tế sau khi mt trong hai chính thc tr thành "bnh nhân nhim Covid-19 th 17" trong cuc hp báo khn Hà Ni vào gia đêm 6/3.

phanung1

Facebook Nhung Nguyen (N. H. N.) đã bị khóa sau khi Hà Ni công b "bnh nhân th 17".

Tờ báo ni tiếng New York Times hôm 11/3 gi tên cô Nga Nguyn, 27 tuổi, ch gái ca "bnh nhân th 17" Nguyn Hng Nhung (N. H. N - 26 tui), là "bnh nhân s 0" ca làng thi trang thế gii sau khi hai ch em cô b phát hin dương tính vi virus corona sau khi tr v t hai l hi thi trang ni tiếng ca hãng Gucci Milan, Ý, và của hãng Yves Saint Laurent Paris, Pháp.

Tờ báo ca M mô t Nga Nguyn là con gái ca "mt ông trùm v thép" Hà Ni, có bng khoa hc chính tr ti Đi hc King London và tng làm vic trong b phn m phm và nước hoa ca hãng Louis Vuitton trước khi v làm cho công ty gia đình.

Trong khi đó, vào cùng ngày (11/3) tại Vit Nam, mt đi din ca B Công an - Đi tá Nguyn Văn Thng, Phó cc trưởng Cc qun lý xut nhp cnh, nói vi báo gii rng cô em gái N. H. N đã s dng hai h chiếu trong chuyến đi và dùng h chiếu Vit Nam khi tr v đ "qua mt" công an ca khu.

Những ngày qua, N. H. N. hay Nhung Nguyn là mt trong nhng cái tên được nhc đến và chu nhiu ch trích nht trong cng đng mng ti Vit Nam, bên cnh "bnh nhân s 21" là mt Phó ch tch Hi đng Lý lun Trung ương ca Đng Cng sn Vit Nam.

Ca nhiễm th 17 được Hà Ni công b trong cuc hp báo khn vào lúc gn na đêm, trong bi cnh Vit Nam đã bước sang ngày th 22 không có báo cáo v ca nhim bnh mi và đang chun bị để công b "hết dch".

Ngay lập tc, "búa rìu" dư lun đã trút xung cô gái được đánh s 17 này. Nhiu ý kiến trên mng thm chí còn đòi "giết" hoc đem cô gái này ra truy t hình s.

Trả li phng vn vi New York Times qua đin thoi, cô Nga Nguyn nói rng "H nói tôi đã v nước, rng tôi biết mình b nhim bnh khi đến các show din, không điu nào là đúng c".

Tin cho hay cô Nga Nguyễn hin đã tr v London sau khi tham d các s kin thi trang trên. Còn cô em gái "s 17" đã bay tr v Hà Ni vào ngày 2/3 trên chuyến bay ca Vietnam Airlines VN00054 và ngi cùng khoang hng thương gia vi mt s quan chc trong đoàn công tác ca B Kế hoch và Đu Tư, do B trưởng Nguyn Chí Dũng dẫn đầu.

"Họ nói tôi hư hng bi vì tôi mc áo x ngc trong mt tm nh, rng đó là lý do virus b tôi thu hút, rng đây là lúc mà đám người tham lam trong gii thi trang cn phi dng li và suy nghĩ", cô Nga Nguyn phân trn vi New York Times.

Tờ báo Mỹ cho biết cô gái mà t báo này gi là "người tha kế" đã hai ln d Met Gala và chp nh ti nhiu s kin cùng vi nhng ngôi sao thi trang hàng đu thế gii như Naomi Campbell, Anna Dello Russo, Jonathan Newhouse và Virgil Abloh.

Cô Nga Nguyễn đã đến tham dự s kin thi trang trong tư cách là "bn ca Gucci" và cô không h biết mình b nhim virus trong thi gian này.

Cô Nga Nguyễn cho biết thêm rng sau khi phát hin b nhim virus corona, cô đã thông báo vi nhng người mà cô tiếp xúc ti s kin ca Gucci và Saint Laurent cũng như bn bè, gia đình, người trang đim và th chp nh.

Trong khi đó, tại Vit Nam, tài khon Facebook "Nhung Nguyen" ca "bnh nhân s 17" đã b khóa li sau làn sóng ch trích ca cng đng mng vì ti "phá hng n lc ca c nước" trong vic kim chế dch bnh Covid-19.

Tuy nhiên, bên cạnh nhng ý kiến lên án, không ít ý kiến cho rng vic đánh s 17 cho cô N. H. N. đã biến cô tr thành mt "ti đ" gieo rc dch bnh chết người ging như "bnh nhân s 31" Hàn Quc, trong khi không có cơ s đ khng đnh rng ai đã lây bnh cho ai trong chuyến bay ca Vietnam Airlines t Anh v Vit Nam.

Trong khi đó, thông tin về các trường hp dương tính khác, đc bit là "bnh nhân s 21" - Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Quang Thun, Phó ch tch Hi đng Lý luận Trung ương Đng, mt thành viên trong đoàn công tác vi B trưởng Nguyn Chí Dũng - li ít b "m x" trên báo chí chính thng như trường hp "s 17", mc dù trên mng xã hi liên tc xut hin nhng thông tin "gây sc" v cuc sng riêng tư xa hoa của ông và cho thy ông đã không khai báo trung thc vi cơ quan chc năng khi tr v Vit Nam.

Do đó, nhiều ý kiến cho rng ông Thun cũng có th là "ngun lây nhim dch bnh" ch không ch riêng "bnh nhân s 17".

Ngoài ra, việc B trưởng Nguyn Chí Dũng không bị đưa đi cách ly tp trung như nhng người ngi cùng khoang vi "bnh nhân s 17" cũng đã b cng đng mng ch trích mnh m, khiến báo chí phi thông tin v "kết qu âm tính" ca ông đi vi loi virus chết người.

"Tôi hoàn toàn khỏe mnh, rt n. Hết thi hn cách ly, th Hai tun ti, tôi đến B làm vic bình thường", ông Dũng được báo chí trích li cho biết vào ngày 12/3.

********************

Lý giải việc tranh giành giấy vệ sinh để trữ mùa dịch corona : tâm lý số đông do hoảng sợ ? (RFA, 13/03/2020)

Báo mạng Asia One vào ngày 11/3 có đăng tải bài viết của tác giả có tên Melissa với tựa tạm dịch "Các chuyên gia giải thích tại sao mọi người tích trữ giấy vệ sinh trong khi dịch bệnh coronavirus bùng phát ?"

phanung2

Người dân mua giấy vệ sinh ở Costco Melbourne vào ngày 5/3/2020. AFP

Trong bài viết, tác giả Melissa nhắc đến việc các băng đảng vũ trang ở Singapore cũng như ở Hồng Kông đã xông vào để đánh cắp hàng trăm cuộn giấy vệ sinh giữa lúc tình hình mua bán đang hoảng loạn.

Trong khi đó, vào ngày 11/3, các siêu thị tại Penang, Malaysia đã báo cáo bán sạch giấy vệ sinh sau khi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 đầu tiên của thành phố xuất hiện.

Việc này không chỉ xảy ra ở Châu Á mà còn xuất hiện ở những Châu lục khác, chẳng hạn như ở Úc, cảnh sát đã được điều động đến để giải quyết tình hình khi một số người mua hàng ở siêu thị đã xô xát để giành giấy vệ sinh.

Trao đổi với RFA, bạn Quỳnh Phương, hiện đang sống ở Melbourne, Úc cho rằng đây là điều bất ngờ vì bạn đã sống ở đây 13 năm nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này xảy ra. Các kệ hàng vẫn còn đầy đủ, riêng kệ bán giấy vệ sinh lại trống trơn :

"Giống như overreaction (làm quá lên) vậy. Đồng ý đây là flu (cúm) mọi người nên hạn chế ra ngoài nhưng không có nghĩa là phải (tích trữ) như vậy. Với lại cái này affect (ảnh hưởng) nhiều với những người có tiền án bệnh sử các loại rồi, nên cẩn thận đối với những người này thôi. Nếu mọi người làm quá lên như vậy, supply (nguồn cung cấp) thiếu thì người cần sẽ không có còn người có lại không xài tới thì cũng vậy".

Tại Mỹ cũng không ngoại lệ, bạn Lan hiện đang sống ở bang Maryland cho biết tình hình nơi bạn cũng trong tình trạng tương tự :

"Hôm qua mình đi Costco thì thật sự không còn (bán) một mảnh giấy vệ sinh nào cả, mọi người tranh nhau mua hết rồi. Trong khi đó đồ ăn thức uống thì không tới mức như thế.

Nếu dịch xảy ra thì nhu cầu đầu tiên cần chú ý đến là đồ ăn, thức uống và nước. Nếu tích trữ những thứ đó thì có thể hiểu được, chứ chuyện tích trữ giấy vệ sinh thì mình thấy không cần thiết. Làm sao tích trữ đủ dùng trong một thời gian ngắn, giữ như sinh hoạt bình thường hàng ngày là được".

phanung3

Mọi người mua nước, thực phẩm và giấy vệ sinh tại Los Angeles, California vào ngày 29/2/2020. AFP

Nhận xét về việc mọi người đổ xô tích trữ giấy vệ sinh đang diễn ra, Nina, một bạn trẻ ở Virginia bày tỏ thắc mắc của bản thân thật sự không hiểu vì sao mọi người lại trữ giấy vệ sinh. Tại Mỹ thường khi có vấn đề gì về thảm họa thiên và bệnh thì người ta thường mua nước và giấy vệ sinh. Nhưng lần này mọi người lại mua tới mức độ đáng ngạc nhiên. Bạn Nina cho đó là không cần thiết khiến không còn giấy cho các đối tượng người già, người không có điều kiện hay không có thời gian đi chợ thường xuyên, không đi được nhiều chợ…

Dưới góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà nghiên cứu tâm lý xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định :

"Tôi nghĩ đó là phản ứng tự nhiên của con người khi người ta cảm thấy lo lắng, hoảng loạn. Thực sự nó như hiệu ứng đám đông, cả một đám đông tâm lý hoảng sợ thì người ta sẽ mất phương hướng và lo sợ.

Nếu như chúng ta hiểu rằng khi người ta bị hoảng loạn thì người ta không còn đủ tỉnh để phân biệt cái gì dùng nhiều, cái gì không dùng nhiều mà người ta theo đám đông đang xếp hàng rồng rắn để mua cái gì đấy. Chẳng biết đang mua gì nhưng mình cứ thấy đông là mình xông vào mua. Đấy là tâm lý đám đông. Không biết mình đang mua gì và mua để làm gì. Nghe rất buồn cười nhưng thực tế xảy ra như vậy".

Còn theo giải thích của Tiến sĩ Dimitrios Tsivrikos, một chuyên gia về khoa học trong hành vi và tiêu dùng tại Đại học College London, trả lời trên Skynews, những lốc giấy vệ sinh thực sự chiếm không gian lớn trên lối đi trong siêu thị, vì vậy mọi người bị lôi cuốn về mặt tâm lý hơn khi mua chúng trong thời kỳ khủng hoảng. Ông cho rằng nếu lốc giấy càng bự, người ta sẽ càng nghĩ nó quan trọng hơn.

Theo bà Katharina Wittgens, một nhà tâm lý học chuyên về hành vi cá nhân và nhóm, cũng nhấn mạnh rằng người ta dễ nhận thấy hơn khi kệ giấy vệ sinh hết hàng vì chúng quá cồng kềnh. Điều này vô tình cũng khiến cơn sốt giấy tăng lên.

Trong bài viết đăng tải trên Asia One, tác giả Melissa đưa ra lập luận cho rằng hoảng loạn mua hàng cũng gây ra một cảm giác sai lầm khi kiểm soát một tình huống. Khi mọi người không biết coronavirus sẽ tồn tại trong bao lâu, họ bắt đầu đánh giá quá mức số lượng nhu yếu phẩm họ cần.

Đã vài tuần kể từ khi mọi người hoảng loạn đi mua hàng ở Singapore, hàng hóa tại các siêu thị đã được bổ sung và có vẻ như hoạt động lại bình thường hiện nay. Nay mọi người nhận ra rằng đất nước đã dự trữ đủ lương thực nên người dân không cần phải tích trữ.

Do đó, cô cho rằng nếu sau này mọi người nghĩ đến việc tích trữ, trước tiên cần bình tĩnh và suy nghĩ hợp lý thay vì để nỗi sợ hãi lấn áp và chạy theo số đông.

Published in Quốc tế

Càng hoảng loạn càng dễ chết

Diễm My, VNTB, 08/03/2020

Bình tĩnh sẽ sống, hoảng loạn sẽ chết.

Một trong những nguyên lý sống dai trong các bộ phim hành động, kinh dị là bình tĩnh.

Bình tĩnh sống thì sẽ đảm bảo con người tránh trạng thái hoảng loạn cực độ, càng giúp thấu đáo trong đề ra giải pháp cho vấn đề đang đối mặt.

tichtru1

Tối ngày 6/3, ca nhiễm Covid thứ 17 được chính quyền Hà Nội công bố, ngay lập tức người dân tranh thủ tìm cách tích trữ nhu yếu phẩm tại các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống. Những hình ảnh ghi lại cảnh người dân đông đúc mua nhu yếu phẩm tạo ra một cảm giác lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn.

Bản thân chính quyền Hà Nội cùng đại diện các nhà cung cấp bán lẻ (Big C, Mega Market, Vinmart...) cũng chủ động trấn an dân chúng khi lên tiếng cam kết đủ nhu yếu phẩm, kêu gọi người dân không tích trữ, thế nhưng tình trạng tích trữ nhu yếu phẩm không thuyên giảm là bao.

Có nhiều nguyên nhân để truy xét gốc gác hiện tượng này. Một trong số đó là người dân bị ám ảnh bởi khả năng bị cách ly như Vũ Hán (Trung Quốc) và thiếu nguồn lương thực như Vũ Hán.

Tích trữ lương thực gợi nhớ lại cái thời kỳ một bữa vừa no, hai ba bữa đói trong kỳ bao cấp thập niên 1980 trong thế kỷ trước.

Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, cần thừa nhận rằng ở một mức độ nào đó chính quyền Hà Nội dường như đảm bảo khả năng kiểm soát dịch. Và hoàn toàn có đủ khả năng cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong thời gian dịch bệnh này. Điều cần thiết mà người dân có thể làm để bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội là bình tĩnh.

Khi một cá nhân bình tĩnh, họ sẽ tránh chen lấn và tụ tập nơi đông người nhằm hạn chế lây bệnh. Đây là một trong nhiều nguyên tắc cơ bản nhất được đúc kết lại trong phòng chống Covid-19. Đặt trong trường hợp chen lấn, xô đẩy với lượng cá thể đông, thì nguy cơ dính Covid-19 trước khi bụng được lấp đầy bởi thức ăn có rủi ro rất cao.

Trong khía cạnh khác, hoảng loạn tích trữ nhu yếu phẩm có thể gián tiếp gây năng sợ hãi trong xã hội, dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong nhu cầu và khả năng tiêu thụ. Dễ hiểu hơn, khi một người tích trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác, người đó gián tiếp làm giàu cho đầu cơ xã hội, đồng thời làm cạn kiệt nguồn nhu yếu phẩm đến tay người cần, trong khi nhu cầu sử dụng của bạn thân chưa cần đến mức đó.

Bảo vệ bản thân và gia đình là điều tốt, nhưng hãy san sẻ điều đó ra cộng đồng. Chỉ mua đủ dùng khi nào trong khu vực được chính quyền cách ly, số lượng nhu yếu phẩm tương ứng với số ngày cách ly và số nhân khẩu. Tránh mua quá nhiều, vượt mức hoặc mua tích trữ dù không nằm trong diện cách lý. Trong khi đó, điều quan trọng nhất trong phòng chống dịch bệnh là rửa tay, khẩu trang, và tránh tụ tập đông người.

Hãy là người dân vừa có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình. Vừa có ý thức cộng đồng trong chia sẻ thông tin có kiểm chứng về dịch, nhu yếu phẩm và một thái độ bình tĩnh.

Bình tĩnh sẽ sống, hoảng loạn sẽ chết.

Diễm My

Nguồn : VNTB, 08/03/2020

******************

Những thứ phải tích trữ khi cách ly phòng dịch Covid-19 quy mô cả phường, quận

Lâm Viên, VNTB, 07/03/2020

"Nếu cần thiết Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thiết lập thêm các phòng cách ly áp lực âm, đồng thời chuẩn bị nhiều phương án cách ly, trong đó nếu dịch bệnh bùng phát có thể phải cách ly cả một phường, một quận".

tichtru2

Một vài hộ dân ở Thành phố Hồ Chí Minh thu mua các mặt hàng gạo, loại cá khô, thực phẩm đóng hộp, mì gói... một số đồ ăn vặt như đậu phộng, sữa, cà phê để tồn trữ. Ảnh minh họa

Trích bài viết "Nếu dịch bệnh bùng phát, có thể phải cách ly cả một phường, một quận", báo Tuổi Trẻ phiên bản điện tử, phát hành trưa ngày 06/03/2020.

Câu hỏi đặt ra : trong trường hợp người dân một phường, một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh bị cách ly trong thời gian 14 ngày, thì những thực phẩm, dụng cụ y tế gì cần thiết trong gia đình ? Phía chính quyền chưa thấy đưa ra khuyến cáo cho kịch bản tích cốc phòng cơ này ở các hộ người dân nơi địa phương ‘phải cách ly’.

Tham khảo từ các khuyến cáo của Hội Chữ thập đỏ Mỹ và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, qua ghi nhận ý kiến của một vài hộ dân ở khu vực quận Gò Vấp, gần bệnh viện quân đội 175, thì thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày cho cả gia đình, tập trung vào các mặt hàng gạo, các loại cá khô, thực phẩm đóng hộp, mì gói... hạn sử dụng lâu dài, dễ lưu trữ. Cũng có thể mua thêm một số đồ ăn vặt như đậu phộng, sữa, cà phê.

Nếu nguồn cấp là nước máy, hãy chắc chắn nước được lọc sạch và an toàn khi sử dụng. Nhưng tốt hơn, người dân nên dự trữ nước uống đóng trong bình 20 lít, trong trường hợp nguồn cấp nước bị gián đoạn. Ngoài ra, người dân cũng nên chuẩn bị giấy vệ sinh, khăn giấy, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã lót nếu có em bé… Các loại thuốc thông thường như : thuốc giảm đau, tiêu chảy, ho, cảm lạnh,.. cũng cần có trong tủ thuốc gia đình. Người bị bệnh mãn tính cần tham vấn bác sĩ về quá trình chữa trị ra sao ở thời gian bị cách ly.

Trong thời gian mà cả quận, phường bị cách ly, thì quan trọng bậc nhất là người dân sẽ làm gì trong thời gian trống quá nhiều đó ? Sức khỏe tinh thần của từng người dân là một vấn đề, mà chỉ có thầy thuốc chuyên khoa về tâm lý mới có thể đưa ra những tham vấn phù hợp - như giả dụ, với qúy ông thì do rảnh nên rủ nhau nhậu nhẹt, còn qúy bà thì gầy sòng giải trí bài bạc…

Tuy nhiên cái quan trọng nhất và cũng là vướng mắc lớn nhất : tiền ở đâu để người dân mua đủ số thực phẩm tối thiểu dùng trong thời gian bị cách ly ? Không thể đi làm, đặc biệt là với những người mưu sinh bằng nghề tự do, buôn bán hàng rong, thợ hồ… thì tiền ở đâu để họ có thể xoay xở sau khi thời gian bị cách ly được dỡ bỏ ? Các chi phí tiền điện, nước, gas, internet… sẽ phải ra sao ?

Tiếc là cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn không đưa chi tiết về thời gian cách ly hơn 10.600 người dân xã Sơn Lôi thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, diễn biến tâm lý cùng các xáo trộn trong đời sống cư dân nơi đây ra sao, để qua đó mà những vùng, miền khác có thêm dữ liệu cho chuẩn bị đối phó dịch cúm Covid-19.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 07/03/2020

********************

Thành phố Hồ Chí Minh lên phương án cách ly một quận để chống dịch Covid-19

Bích Huệ, Zing, 06/03/2020

Trước tình hình dịch bệnh do Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang lên phương án cách ly toàn xã/phường, thậm chí một quận trong thành phố.

tichtru3

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : Lê Quân.

Phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 6/3, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết để chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh lan rộng trên địa bàn, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang lên phương án cách ly khu vực rộng. Trong đó, kịch bản mượn ký túc xá sinh viên là phương án cho chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Có thể cách ly một xã, phường thậm chí một quận

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết số trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Hàn Quốc tăng rất cao. Điều này cho thấy dịch bệnh đang chuyển hướng, lan rộng toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nâng mức cảnh báo lên cao hơn.

Hàn Quốc đang có tình trạng thiếu chỗ ở bệnh viện. Bệnh nhân phải nằm chờ và tử vong trước khi nhập viện. Nếu tình huống này xảy ra ở Việt Nam, tình hình sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, Bộ Y tế đã chuẩn bị cho tình huống Việt Nam có trên 1.000 và trên 10.000 ca mắc bệnh. Trước đó, Bộ Quốc phòng đã có cuộc diễn tập để lên phương án, xử lý khi tình huống này xảy ra.

Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trước đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải cách ly một khu vực trong thành phố lớn, trong đó nhấn mạnh là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nếu dịch bệnh bùng phát. Do đó, trong tuần vừa qua, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã họp bàn và lên phương án cách ly một phường, một xã, thậm chí một quận.

"Hiện tại, ngành y tế đang làm theo phương án này, tuy nhiên kế hoạch thực hiện khá khó khăn. Nếu một xã ở huyện xa trung tâm thì dễ. Còn đối với các phường trong trung tâm thành phố sẽ không đơn giản. Cụ thể như ở Italy, việc cách ly một khu vực cũng đang gặp khó khăn do địa phương này chiếm đến 1/3 kinh tế của cả nước, tương tự tình trạng của Thành phố Hồ Chí Minh", ông Bỉnh nói.

Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm hiện nay, khi các chuyến bay từ Hàn Quốc tạm dừng khai thác, nhiều người tìm cách vào Việt Nam bằng các chuyến bay từ Campuchia, Thái Lan để nhập cảnh. Thậm chí, người Việt Nam còn về nước thông qua đường bộ ở biên giới. Do đó, hiện nay các tỉnh biên giới của chúng ta phải tăng cường giám sát chặt chẽ hơn.

Mượn ký túc xá Đại học Quốc gia là phương án cho tình huống xấu nhất

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị mở rộng các khu vực cách ly tập trung tại huyện Củ Chi đối với các trường quân đội thuộc Bộ Tư Lệnh và tiếp tục thực hiện ở Cần Giờ.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tại Cần Giờ, thành phố đưa lên phương án phát triển mạnh thành khu cách ly tập trung và dự phòng buồng áp lực âm, khu điều trị. Cần Giờ có khoảng 70.000 dân, gần biển nên có thể cô lập được. Sắp tới, thành phố có thể chuẩn bị cho cuộc cách ly lớn ở Cần Giờ.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chuẩn bị 200 giường để người dân các tỉnh, thành về Thành phố Hồ Chí Minh có thể được tiếp nhận tại đây. Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, thành phố có thể mượn 20.000/40.000 chỗ ở tại ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là phương án xử lý cuối cùng.

Ông Bỉnh cho biết may mắn, thành phố không cần xây thêm bệnh viện dã chiến mà lấy từ các cơ sở quân đội, sửa chữa và trang bị thêm cơ sở vật chất để trở thành khu cách ly tập trung.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, đến sáng nay, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 69 người nghi ngờ mắc bệnh. Trong đó, 65 người đã có kết quả âm tính, 4 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.

Hiện có 345 trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố. Số người đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 222 người và 526 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Ngành y tế thành phố tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế, cách ly y tế cho người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch bệnh theo chỉ đạo hiện hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bích Huệ

Nguồn : Zing, 06/03/2020

Published in Diễn đàn