Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người phát ngôn B Ngoi giao Hà Ni, Phm Thu Hng, hôm 11/1 yêu cu M không đưa Vit Nam vào Danh sách Theo dõi Đc bit (SWL) v t do tôn giáo và cho biết Hà Ni sn sàng trao đi vi Washington đ thúc đy quan h đi tác chiến lược toàn din.

swl1

Cũng như nhng ln trước, theo báo chí trong nước, bà Hng khng đnh "chính sách nht quán ca Vit Nam là tôn trng và bo đm quyn con người, cũng như quyn t do tôn giáo, tín ngưỡng ca người dân".

VnExpress dn li bà Hng nói rng điu đó "đã được th hin rt rõ trong Hiến pháp năm 2013 và h thng pháp lut ca Vit Nam, cũng như được bo đm, tôn trng trên thc tế".

"Vit Nam ly làm tiếc và yêu cu M không đưa Vit Nam vào danh sách theo dõi đc bit v t do tôn giáo và cn có đánh giá khách quan da trên thông tin chính xác và toàn din v tình hình t do tín ngưỡng, tôn giáo ca Vit Nam", bà Hng nói, theo báo Lao Đng.

Như VOA tiếng Vit đã đưa tin, vài tháng sau khi Vit Nam và Hoa K nâng cp quan h lên Đi tác Chiến lược Toàn din, Ngoi trưởng M Anthony Blinken tuyên b hôm 4/1 tiếp tc đưa Vit Nam vào SWL do các vi phm b coi là "nghiêm trng" v t do tôn giáo.

Trong cuc hp báo, được báo chí Vit Nam ghi nhn, bà Hng nói rng Vit Nam "sn sàng trao đi vi phía M v các vn đ mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thn thng thn, ci m và tôn trng ln nhau, đóng góp vào vic thúc đy cho quan h đi tác chiến lược toàn din vì hòa bình, hp tác và phát trin bn vng gia Vit Nam và M".

Theo Đo lut T do Tôn giáo Quc tế Frank Wolf, được Quc hi M thông qua và Tng thng ký ban hành năm 2016, danh sách SWL bao gm các nước "tham gia hoc dung túng cho các hành vi vi phm t do tôn giáo nghiêm trng" nhưng chưa đến ngưỡng b lit vào Danh sách Quc gia Quan tâm Đc bit (CPC), gm các quc gia có vi phm "có h thng, liên tc và nghiêm trng".

Trong thông cáo hôm 4/1, B Ngoi giao M cho hay danh sách SWL ca b này gm có Algeria, Azerbaijan, Cng hòa Trung Phi, Comoros và Vit Nam.

Còn trong CPC có Myanmar, Trung Quc, Cuba, Triu Tiên, Eritrea, Iran, Nicaragua, Pakistan, Nga, rp Xê út, Tajikistan và Turkmenistan.

y hi T do Tôn giáo Quc tế ca Hoa K (USCIRF) đã nhiu ln khuyến ngh B Ngoi giao M đưa Vit Nam vào danh sách CPC vì cho rng quc gia Đông Nam Á vi phm t do tôn giáo "nghiêm trng, có h thng và đang tiếp din".

Nguồn : VOA, 11/01/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

USCIRF điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam trong ngày 7/9

RFA, 02/09/2023

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) sẽ tổ chức buổi điều trần về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden.

tongiao1

Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak bị tố cáo bắt cóc Tín đồ Tin Lành Tây Nguyên hồi tháng 12/2022 - Fb Người Thượng vì công lý

Trong thông cáo phát đi ngày 1/9, USCIFR cho biết buổi điều trần trực tuyến về tự do tôn giáo ở Việt Nam và cách chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc với nhà nước Việt Nam về các vi phạm quyền tự do sẽ diễn ra ngày 7/9, ba ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam.

USCIRF ghi nhận rằng Việt Nam vẫn gia tăng việc cưỡng bức từ bỏ đức tin cũng như đe dọa, giam giữ, và bỏ tù các nhà hoạt động và lãnh đạo tôn giáo. Ngoài ra, việc thực hiện lỏng lẻo Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo 2018, đặc biệt ở các địa phương và cộng đồng tín ngưỡng thiểu số, đã cản trở việc thực hiện đầy đủ quyền tự do tôn giáo. 

Buổi điều trần có sự góp mặt của Chủ tịch USCIRF Abraham Cooper, Phó chủ tịch Frederick A. Davie cùng tham luận đoàn. Thông cáo ghi rõ, tại buổi điều trần này, các nhân chứng sẽ nói về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm kinh nghiệm trực tiếp, và cũng sẽ thảo luận về các chính sách Hoa Kỳ có thể áp dụng để Việt Nam có thêm tự do tôn giáo. 

Hôm 13/6 USCIRF ra thông báo về chuyến đến Việt Nam từ ngày 15-19/5 để đánh giá về tình hình tự do tôn giáo.

Phái đoàn có những cuộc làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với giới chức Chính phủ, các cộng đồng tôn giáo, đại diện các tổ chức xã hội dân sự để thảo luận về những mối quan tâm về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Phó Chủ tịch Frederick A. Davie cho biết nguyên văn: "Trong khi USCIRF công nhận có những tiến triển tiệm tiến về tự do tôn giáo tại Việt Nam trong những năm qua, cơ quan này tiếp tục nhận thấy có những điểm quan ngại tồi tệ và đáng kể. Ủy hội đặc biệt quan ngại về những vụ bị cưỡng bức từ bỏ niềm tin mà ngày càng tăng trong năm qua; bản chất giới hạn của Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo, tính chất phức tạp của luật này cũng như những quy định đăng ký nặng nề; và thực tế áp dụng Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo không thống nhất, vênh nhau tại các nơi trên khắp cả nước…"

Thông cáo của USCIRF nêu ra quan ngại về hai dự thảo nghị quyết thực hiện Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo đưa ra vào tháng 6/2022. Hai dự thảo này bị cho nếu được chuẩn thuận sẽ hạn chế thêm nữa quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Trong báo cáo thường niên năm 2023, USCIRF khuyến nghị xếp Việt Nam là Quốc gia cần quan tâm đặc biệt, vì vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, liên tục, và có hệ thống.

Từ tháng 2/2002, USCIRF đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại "Danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm" (CPC) về tự do tôn giáo. Lý do được nêu rõ, dù có một số lĩnh vực tiến bộ đáng chú ý, nhưng những vi phạm có hệ thống, tiếp diễn và nặng nề" đối với tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn.

Vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào "Danh sách Giám sát Đặc biệt" vì can dự hoặc dung dưỡng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo.

Nguồn : RFA, 02/09/2023

***************************

USCIRF điều trần về tự do tôn giáo ở Việt Nam trước chuyến thăm của Tổng thống Biden

Trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tổ chức buổi điều trần về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam ngày 7/9, nhằm thảo luận các cách thức để chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc với chính phủ Việt Nam như thế nào để giải quyết các vi phạm.

tongiao2

Phái đoàn USCIRF gặp các nhóm tôn giáo độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/5/2023. Photo Facebook Trung Kien Pham.

"Bất chấp những cải thiện trong cả mối quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam cũng như các điều kiện tự do tôn giáo ở Việt Nam trong thập kỷ qua, USCIRF đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp cưỡng bức từ bỏ đức tin cũng như đe dọa, giam giữ và bỏ tù các nhà hoạt động và lãnh đạo tôn giáo", USCIRF nói trong một thông cáo về việc tổ chức buổi điều trần trực tuyến.

 

Dự kiến các nghị sĩ Quốc hội, nhân viên quốc hội, công chúng và giới truyền thông sẽ tham dự buổi điều trần này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay đề nghị bình luận của VOA về thông báo điều trần của USCIRF.

Tổng thống Biden sẽ thăm Việt Nam vào ngày 10/9, hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và các quan chức hàng đầu Việt Nam, theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 28/8.

Khi được hỏi liệu ông Biden có nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam không, Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho VOA biết rằng ông Biden "không bao giờ né tránh" việc nêu vấn đề nhân quyền với bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Nhà sư Khmer Trương Thạch Dhammo ở Toronto, Canada, từng tị nạn ở Thái Lan sau các vụ đàn áp Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ, sẽ tham dự buổi điều trần của USCIRF với tư cách như là một nhân chứng. Ông hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tu sĩ Phật giáo Khmer Krom Bắc Mỹ và là Giám đốc Tôn giáo của Liên đoàn Khmer Campuchia-Krom (KKF).

"Chúng tôi hy vọng rằng chuyến thăm lần này của Tổng thống Biden sẽ gây áp lực và tháo gỡ được một số vấn đề, trong đó có đề cập đến vấn đề tôn giáo nói chung và đồng thời có vấn đề người dân bản địa nói riêng", nhà sư Trương Thạch Dhammo nói với VOA.

Ông Trương Thạch Dhammo đồng thời lên án việc chính quyền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng của Việt Nam bắt giam ba nhà hoạt động Khmer hồi cuối tháng 7/2023 với cáo buộc "Lợi dụng quyền tự do dân chủ" bao gồm các ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương và Danh Minh Quang.

"Sự thật đó là cách vu khống cho người dân bản địa… không phải chỉ đối với ba người nói trên mà họ còn quấy nhiễu và đồng thời bắt bớ một số nhà hoạt động ôn hòa của người Khmer Krom ở trong nước".

Trong Báo cáo thường niên năm 2023 và cũng như các báo cáo trước, USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì "có hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, liên tục và có hệ thống".

Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ dường như vẫn còn "nhẹ tay" đối với Hà Nội, theo các nhà hoạt động tôn giáo. Vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL), một danh sách tiệm cận với CPC. Hà Nội ngay sau đó lên án việc xếp hạng này.

Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau luôn bác bỏ cáo cuộc vi phạm tự do tôn giáo, đồng thời cho rằng các báo cáo 2023 của USCIRF và 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ là "thiếu khách quan".

"Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hồi tháng 5/2023.

Hôm 31/8/2023, khi được báo giới hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom phát biểu về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, nói: "Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam.

"Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước", bà Hằng cho biết thêm.

Nguồn : VOA, 01/09/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam
mardi, 28 juin 2022 16:32

Việt Nam có nhân quyền không ?

"Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất là phát huy tối đa yếu tố con người".

nhanquyen1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 (Ảnh : TTXVN).

Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng cộng sản Việt Nam tuyên bố như thế tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số" tại Hà Nội ngày 6/12/2021.

Qua câu nói này, rõ ràng ông Chính đã "duy vật" hơn nhiều người cộng sản, vì con người, nhất là người dân Việt Nam, không thể chỉ sống bằng vật chất như loài cầm thú. Nhưng chính vì quan niệm hẹp hòi như vậy mà bao nhiêu năm nay, Việt Nam bị lên án đã chà đạp quyền con người, chỉ đứng sau lưng Trung Quốc ở Á Châu. Từ Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU) đến Hoa Kỳ và các tổ chức theo dõi nhân quyền và các quyền tự do trên thế giới đều đồng loạt đặt Việt Nam vào vị trí "rất thấp" trong bảng số đánh giá trên thế giới.

Chẳng hạn như Bảng liệt kê của Freedom House năm 2022 đã xếp Việt Nam vào hạng thứ 19/100 quốc gia "không có tự do" trong đời sống chính trị và quyền tự do cá nhân và hạng 22/100 quốc gia "không có tự do" trong trao đổi thông tin qua internet. 

Trong khi Tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) thường xuyên viết :

"Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.

Những người lên tiếng phê phán đảng hoặc chính quyền phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, hành hung thân thể, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù. Công an giam giữ các nhà hoạt động chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.

Chính quyền Việt Nam có vẻ đã đạt được một số thành công trong việc chống dịch Covid-19. Sau khi áp dụng chính sách gắt gao về theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, tuyên truyền vệ sinh, đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội, bắt buộc cách ly tập trung, tính đến cuối năm 2020 Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca nhiễm và 35 người chết. Tuy nhiên, các thành tích đó của Việt Nam phải đổi bằng cái giá là gia tăng vi phạm nhân quyền : hạn chế tự do biểu đạt ; không bảo vệ được quyền dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ" (1).

Việt Nam hiện còn giam giữ khoảng từ 170 đến 300 người hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nhiều nhà tù không có điều kiện sống đấy đủ và nghèo nàn về bảo vệ sức khỏe.

Bắt giam, khủng bố tùy tiện giới bất đồng chính kiến

Các tổ chức quốc tế cũng ghi nhận chính quyền cộng sản Việt Nam có thông lệ bắt giam và cô lập "có thời hạn" những người bất đồng chính kiến trong các dịp hội họp hay lễ lạc quan trọng nhằm đề phòng đối kháng. Việt Nam cũng không hạn chế việc bắt những người hợp tác với các tổ chức quốc tế theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Báo cáo thường niên năm 2020 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tiết lộ : "Bà Nguyễn Xuân Mai, ông Phạm Tấn Hoàng Hải, ông Nguyễn Văn Thiết, ông Trần Ngọc Sương và bà Lương Thị Nở là những người "từng tham gia các hội nghị quốc tế thường niên ở Bangkok về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Đông Nam Á năm 2018. Họ bị cấm bay đến Bangkok từ ngày 28/10 – 1/11/2019, theo lệnh của Bộ Công an hoặc cơ quan công an địa phương. Ông Nguyễn Anh Phụng, người ban đầu dự định tham dự hội nghị, được cho là đã bị thẩm vấn tại nhà để biết thêm thông tin về hội nghị và cuối cùng ông đã không tham dự".

Tiếp theo là trường hợp những nhà hoạt động : "Huỳnh Ngọc Trường (Công giáo), Nguyễn Phạm Ái Thùy (Công giáo), Ngô Thị Liên (Công giáo), Đại đức Thích Thiện Phúc (Phật giáo), Nay Y Ni (người H'Mông theo Công giáo) : Dự hội nghị về tự do tôn giáo năm 2019 tại Bangkok. Trong hội nghị, họ tham dự một khóa đào tạo do Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) tổ chức, về cách gửi khiếu nại theo các thủ tục đặc biệt.

Ngày 6/11/2019, khi trở lại sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông Huỳnh Ngọc Trường, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, bà Nguyễn Phạm Ái Thủy, bà Ngô Thị Liên và Đại đức Thích Thiện Phúc đã bị các nhân viên an ninh thẩm vấn riêng về việc họ tham gia hội nghị, bị hỏi nội dung hội nghị là gì, những người tổ chức và những người tham gia là ai, ai tài trợ cho họ đi và họ đã chia sẻ và đã làm gì tại hội nghị.

Ông Nay Y Ni được cho là đã bị thẩm vấn trong hai ngày 8 và 9/11/2019 khi trở về từ Bangkok, và chính quyền khám xét phòng của ông vào ngày 13/11/2019. Sau đó, vào ngày 18/11/2019, ông bị mất việc tại bệnh viện Bình Dương.

Ngày 14/11/2019, trong bối cảnh người dân Giáo xứ Cồn Dầu bị trục xuất theo lệnh ban hành năm 2011, nhiều công an đã bao vây nhà ông Huỳnh Ngọc Trường và bà Nguyễn Thị Hoài Phương. Lo sợ đây là đòn trả thù vì đã tham gia hội nghị năm 2019 ở Bangkok, họ chạy đến biên giới Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và định chạy sang Lào. Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Trường đã bị công an tạm giữ và thẩm vấn trước khi vượt biên. Khi được một cảnh sát đưa đến một khách sạn gần đó để nghỉ qua đêm, ông đã bị một nhóm nam giới đánh ngất xỉu và chỉ dừng tay khi có cảnh sát can thiệp. Vào ngày 30/11/2019, ông Huỳnh Ngọc Trường một lần nữa bị bắt ở cửa khẩu Mộc Bài khi ông đang trên một xe khách chạy tới biên giới Campuchia. Ông bị thẩm vấn trong mười hai giờ về các hoạt động của ông nhằm bảo vệ tự do tôn giáo của giáo dân và về hội nghị năm 2019 tại Bangkok".

Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về nhân quyền Việt Nam

Trong khi đó, trong báo cáo phổ biến đầu năm 2021, Nghị viện Châu Âu cũng bất bình về tình trạng bắt giữ tùy tiện những người bất đồng chính kiến và vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Báo cáo nói rõ : "Tôn trọng nhân quyền là tiêu chí hàng đầu của mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu, và là yếu tố quan trọng cho Thỏa hiệp Thương mại giữa hai bên" (2).

Trong khi đó Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cũng báo cáo : "Một cuộc điều tra mới của Ân Xá Quốc Tế vừa xác định một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền (HRDs) Việt Nam từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 11 năm 2020".

Báo cáo viết : "Phòng Nghiên cứu An ninh của Ân Xá Quốc Tế cho rằng các cuộc tấn công này là do một nhóm hacker có tên là Ocean Lotus thực hiện. Nhóm này hoạt động từ năm 2014, chuyên nhắm vào các công ty tư nhân và HRDs.

Phòng Nghiên cứu An Ninh của Ân Xá Quốc Tế đã điều tra và xác định những vụ tấn công bằng phần mềm gián điệp này là bằng chứng mới đây nhất về tình trạng đàn áp tự do biểu đạt tại Việt Nam và chống lại các nhà hoạt động Việt Nam tại nước ngoài.

Toám lược các cuộc đàn áp trên không gian mạng ở Việt Nam

Nhân quyền đang ngày càng bị vi phạm cả ngoại tuyến và trực tuyến ở Việt Nam. Trong suốt 15 năm qua, tình trạng đàn áp liên quan đến các hoạt động trực tuyến đã gia tăng đáng kể ở Việt Nam, dẫn tới một làn sóng quấy rối, đe dọa, hành hung, và truy tố.

nhanquyen2

Sinh hoạt tín ngưỡng cổ truyền của sắc tộc Sán Chay – Lễ cầu mùa

Ân Xá Quốc Tế đã ghi nhận kể từ năm 2006 nhiều trường hợp bắt giam và truy tố các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam để trả đũa việc họ biểu đạt trên mạng. Cùng năm đó, cựu tù nhân lương tâm Trương Quốc Huy bị bắt giữ tại một internet café ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều nhà hoạt động và blogger đã bị kết án vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước". Blogger bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  (Mẹ Nấm) đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 6 năm 2017 với tội danh này.

Bà Quỳnh đã bị ép phải rời Việt Nam đi tị nạn ở Hoa Kỳ ngày 17 tháng 10 năm 2018, cùng mẹ và hai con.

Vẫn theo Ân Xá Quốc Tế thì :"Các nhà hoạt động và các blogger cũng phải thường xuyên đối mặt với những vụ hành hung của các quan chức hay những kẻ côn đồ có liên quan tới chính phủ. Cảnh sát đặt các nhà hoạt động trong tình trạng quản thúc tại gia hoặc bị giam giữ một thời gian ngắn để ngăn cản họ không được tham gia vào các sự kiện công cộng. Chính phủ cũng sử dụng lệnh cấm đi lại để ngăn cản các nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền đi ra nước ngoài và tham gia các hoạt động với cộng đồng quốc tế.

Vào tháng 12 năm 2020, Ân Xá Quốc Tế đã công bố báo cáo "Hãy để chúng tôi thở", nói về tình trạng hình sự hóa, quấy rối trực tuyến và các vụ hành hung lan rộng mà các nhà hoạt động và bloggers phải đối mặt, ngoài ra, báo cáo còn cho thấy sự gia tăng về số lượng người bị giam giữ vì biểu đạt ôn hòa trên mạng. Ân Xá Quốc Tế cũng đã chỉ ra tình trạng đồng lõa ngày càng tăng của các công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google với chế độ kiểm duyệt hà khắc của chính quyền Việt Nam, mà theo đó bất cứ biểu đạt bất đồng ôn hòa nào cũng đều có thể bị ngăn chặn hoặc hạn chế.

Cuối cùng Ân Xá Quốc Tế kết luận : "Các nhà hoạt động và HRDs bị bỏ tù, sách nhiễu, tấn công và bị kiểm duyệt đến mức phải buộc im tiếng bỡi các bộ luật mơ hồ và có phạm vi rất rộng vốn không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Vào tháng 1 năm 2019, bộ luật gây nhiều tranh cãi, Luật An ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, bộ luật này cho phép chính phủ có quyền lực rộng lớn trong việc hạn chế quyền tự do trên mạng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp một lượng dữ liệu rất lớn và kiểm duyệt nội dung của người dùng".

Nên biết Việt Nam đã tổ chức và huấn luyện 10.000 Quân nhân có trình độ Internet chuyên môn cao để tham gia lực lượng "chiến tranh mạng" bảo vệ Đảng và chế độ. Ngoài ra Nhà nước Việt Nam còn sử dụng cả Quân đội và Công an làm công tác "bảo vệ chính trị nội bộ" để giữ gìn an ninh, đề phòng các hoạt động nổi dậy và thành lập đảng đối lập.

Tôn giáo vẫn bị kiểm soát

Về những vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đã đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Country of Particular Concern, CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.

Các khuyến nghị của USCIRF được ghi trong Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022 vào ngày 25/4/2022.

Trong buổi họp báo công bố bản báo cáo này, khi trả lời các câu hỏi của báo chí về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF đề cập đến : "Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018, quan ngại rằng luật này cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam, bao gồm người Thượng, người H'mông và các nhóm sắc tộc khác đặc biệt dễ bị tổn thương.

USCIRF cũng nêu lên tình trạng bắt bớ nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vì niềm tin tôn giáo của mình. Điển hình là trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang chịu án 11 năm tù giam vì tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Trên vùng Tây-bắc Việt Nam, nhà cầm quyên đã tìm mọi cách quấy rối, ngăn chặn và đồi xử tàn tệ với các nhóm theo đạo Tin lành do ông Dương Văn Minh, người dân tộc H'mông xây dựng vì ông không chịu gia nhập phe Tin lành nhà nước.

Vì vậy, USCIRF đã đưa ra một số khuyến nghị dành cho Chính phủ Hoa kỳ nhằm cải thiện, thúc đẩy tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cụ thể như : "Tham gia cùng Chính phủ Việt Nam, các nhóm xã hội dân sự và giới chuyên môn nhằm thúc đẩy việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các Nghị định thi hành Luật, để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế ; Chỉ đạo Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam chú ý và và giám sát tình trạng của các tù nhân lương tâm về tôn giáo và vận động, đảm bảo quyền lợi trong tù và trả tự do cho họ ; Quốc hội Hoa Kỳ nên ủng hộ luật liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như Đạo luật Nhân quyền Việt Nam" (Tin của RFA, Radio Free Asia).

Chính quyền cộng sản Việt Nam phản ứng

Trước những tố cáo minh bạch của quốc tế, chính phủ Việt Nam vẫn gọi đó là "Thủ đoạn xuyên tạc việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của các thế lực thù địch".

Bài phản biện của Học viện Chính trị khu III, ngày 26/12/2021 viết :v"Thời gian qua, các thế lực cực đoan thường xuyên lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong đó, các thủ đoạn chính thường được sử dụng gồm :

"Một là, đưa ra các báo cáo, phúc trình có nội dung sai lệch, không phản ánh đúng thực tế về việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Liên tục những năm qua, một số tổ chức thiếu thiện chí ở Mỹ và các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã tổ chức những cuộc hội thảo, họp báo, điều trần, ban hành nghị quyết, các bản phúc trình sai sự thật, bóp méo tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam, mà đặc biệt là tại các vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số cơ quan, tổ chức như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF), Nghị viện Châu Âu, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân Xá Quốc Tế (AI)... đã tổ chức nhiều phái đoàn vào Việt Nam và đi đến các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ nắm tình hình về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Tuy nhiên, những nội dung mà các tổ chức này phản ánh rất thiếu thiện chí, bóp méo sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta nói riêng".

Chi tiết hơn, bài báo lên án : "Các đối tượng thù địch đưa ra các luận điệu cho rằng, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề dân tộc, tôn giáo không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền con người. Thậm chí, họ còn trắng trợn xuyên tạc Luật Tín ngưỡng, tôn giáo "là bước thụt lùi về tự do tôn giáo", "tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo"… Không dừng lại ở đó, các đối tượng này còn rêu rao Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng trên thực tế không thực hiện".

Không chỉ có vậy, Nhà nước cộng sản Việt Nam còn "kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận", trong đó có Giáo hội Công giáo. Nhưng dưới con mắt cú vọ và thái độ lươn lẹo của Công an thì : "Những âm mưu thâm độc về chính trị của các thế lực thù địch vẫn luôn ẩn nấp sau ngọn cờ tôn giáo. Tôn giáo trở thành phương tiện, công cụ để can thiệp vào tình hình nội bộ của nước khác. Đối với Việt Nam, các thế lực cực đoan, chống đối luôn tìm mọi thủ đoạn để tách rời tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, từ đó để dễ dàng lợi dụng các tôn giáo vào những mục đích chống phá".

Nhưng các tôn giáo lấy gì để chống phá đảng cầm quyền được cả guồng máy quân đội và công an bảo vệ ? Lập luận này chẳng qua chỉ để che đậy một điều đang diễn ra ở Việt Nam là từ bao năm nay, người có tín ngưỡng và tôn giáo luôn luôn là đối tượng bị theo dõi và kìm kẹp vì người dân đã tin vào giáo hơn sự tuyên truyền về tính vô thần của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Do đó, không ngạc nhiên khi thấy bài viết của Học viện Chính trị khu III đã tìm cách đánh lận con đen để vu cáo : "Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường xuyên tổ chức các cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia "không có tự do tôn giáo" cũng chỉ nhằm mục đích tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, từ đó thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" làm thay đổi bản chất của chế độ, đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc".

Để chính trị hóa vụ việc nhằm tạo lý do đàn áp, bài báo vu cáo : "Các thế lực thù địch, chống đối âm mưu hình thành các tổ chức chính trị đối lập dưới vỏ bọc tôn giáo, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số của nước ta như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… làm bình phong để tập hợp, thu hút lực lượng tham gia".

Học viện Chính trị khu III, đặt trụ sở ở Đà Nẵng, tự vẽ rằng : "Có thể thấy, gần đây, các đối tượng ráo riết tiến hành các hoạt động này ở những địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ ; thực hiện ý đồ "tôn giáo hóa vùng dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, các thế lực này đã tuyên truyền, lôi kéo lập ra một số hình thức "tôn giáo" riêng cho người dân tộc thiểu số như "Phật giáo riêng của người Khơme" ; "Tin Lành Đềga" ở Tây Nguyên ; "Tin Lành riêng của người Mông". Một số cá nhân, tổ chức phản động người dân tộc thiểu số lưu vong được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước phương Tây liên tục có những hoạt động "đấu tranh" tôn giáo, nhân quyền đối với Việt Nam, thực hiện mưu đồ quốc tế hóa vấn đề "quyền của người bản địa" gắn với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm tạo sức ép từ bên ngoài và kích động chống đối chính quyền từ bên trong".

Như thường lệ, ngoài Hoa Kỳ, bài viết không quên ràng buộc hành động tiếp tay của người Việt lưu vong, theo đó cho rằng : "Các tổ chức phản động lưu vong đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, ủng hộ cái gọi là "tiếng nói đấu tranh đòi dân chủ". Các đối tượng cơ hội chính trị trong nước cấu kết với "Đảng Cấp tiến xuyên quốc gia" (TRP) đưa tổ chức "Quỹ người Thượng" do Ksor Kok thành lập đến các diễn đàn của Liên Hợp Quốc vu cáo, phản đối Việt Nam "đàn áp người Thượng"… Bên cạnh đó, lực lượng chống đối người Chăm đang lưu vong tại Hoa Kỳ và Pháp lập ra các tổ chức như : "Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC", "Liên minh người Chăm tị nạn tại Hoa Kỳ", "Cộng đồng Muslim Chămpa" để thực hiện các hoạt động chống phá".

Để phô trương, bài báo khoe : "Cùng với công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước, tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước năm 1986, ở Việt Nam chỉ có 6 tôn giáo, 3 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận thì từ năm 2003, đã có 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo đủ điều kiện để được Nhà nước đã công nhận, với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến năm 2020, Nhà nước đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước8. Việc nhiều tôn giáo và tổ chức tôn giáo được công nhận một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ; mặt khác, là minh chứng rõ nét khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo".

Về chức sắc, bài viết cũng khoe thành tích : "Năm 1990, nước ta có khoảng 38.000 chức sắc, nhà tu hành, đến nay tăng lên 61.200 chức sắc, 147.000 chức việc (tổng số chức sắc, chức việc khoảng 208.300 người), trong đó tăng nhiều nhất là chức sắc của Phật giáo và của đạo Tin Lành. Nếu như trước năm 2003, trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 lượt người tốt nghiệp các khóa đào tạo chức sắc do các tôn giáo tổ chức, thì từ năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 15.000 lượt người. Đặc biệt, hiện nay số cơ sở đào tạo của tôn giáo so với năm 1990 đã tăng gấp 3 lần, lên đến 56 cơ sở".

Nhưng ai mà không biết, công việc chọn nhân sự như tuyển sinh, phong chức và thuyên chuyển là những vấn đề nội bộ thuộc thẩm quyền các tôn giáo, nhưng Nhà nước đã nhúng tay kiểm tra lý lịch và xen vào việc lựa chọn, nhất là đối với Giáo hội Công giáo.

Vậy mà, Học viện Chính trị khu vực III vẫn căng cổ ra cãi : "Đối với các luận điệu vu cáo rằng, Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn giáo, cấm đoán các tổ chức tôn giáo hoạt động, có thể thấy đây là những vu cáo vô căn cứ, không có cơ sở".

Các báo khác như Công an Nhân dân và Lý luận Chính trị & Truyền thông cũng tát nước theo mưa cho rằng tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do Tốn giáo : "Đều phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam..".

Thủ tướng Việt Nam, Phạm Minh Chính cũng đã nói : "Tôi sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Chúng ta cởi mở, chân thành để làm việc. Khi hợp tác với nhau thì lợi ích hài hòa mà rủi ro phải cùng nhau chia sẻ".

Ông Chính nói vung vít như thế với người Mỹ hôm 12/05/2022 tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng lại không sẵn sàng đối thoại với Cộng đồng người Việt ở Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Hành động tránh mặt này, cũng giống như tất cả những Lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Kỳ trước đây gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và hai Thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng tại sao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại chỉ muốn nói chuyện phải trái về nhân quyền và tôn giáo với người nước ngoài mà lại tránh không đối thoại với người Việt Nam trong và ngoài nước.

Họ ngại gì, nếu không phải lo bị dồn vào chân tường nên mỗi khi bị Quốc tế lên án, Việt Nam đã giẫy lên như đỉa phải vôi.

Phạm Trần

(28/06/2022)

(1) Báo cáo phổ biến năm 2021 

(2) Respect for human rights constitutes a key foundation of the bilateral relations between Vietnam and the EU and is an essential element of the EU-Vietnam Free Trade Agreement.

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn

Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022 vào ngày 25/4. Theo đó, tổ chức này đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.

uscirf1

Tín đồ theo đạo Chăm Bà-ni, một tôn giáo nhỏ, có nguy cơ biến mất ở Việt Nam - Reuters

Các khuyến nghị của USCIRF

Trong buổi họp báo công bố bản báo cáo này, khi trả lời các câu hỏi về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF đề cập đến Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018, quan ngại rằng luật này cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam, bao gồm người Thượng, người H'mông và các nhóm sắc tộc khác đặc biệt dễ bị tổn thương.

USCIRF cũng nêu lên tình trạng bắt bớ nhiều người đấu tranh cho tự do tôn giáo, hoặc bị bỏ tù chỉ vỉ niềm tin tôn giáo của mình. Điển hình là trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang chịu án 11 năm tù giam vì tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Qua đó, USCIRF đã đưa ra một số khuyến nghị dành cho Chính phủ Hoa kỳ nhằm cải thiện, thúc đẩy tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cụ thể như tham gia cùng Chính phủ Việt Nam, các nhóm xã hội dân sự và giới chuyên môn nhằm thúc đẩy việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các Nghị định thi hành Luật, để phù hợp vi các tiêu chuẩn quốc tế ; Chỉ đạo Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam chú ý và và giám sát tình trạng của các tù nhân lương tâm về tôn giáo và vận động, đảm bảo quyền lợi trong tù và trả tự do cho họ ; Quốc hội Hoa Kỳ nên ủng hộ luật liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như Đạo luật Nhân quyền Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của RFA về các khuyến nghị này đã được Chính phủ Mỹ thực hiện như thế nào, và kết quả đạt được ra sao, đại diện USCIRF cho biết :

"Chúng tôi đã liên tục đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Harris đều nêu quan ngại về nhân quyền trong các cuộc gặp với Việt Nam. Đã có rất nhiều cam kết với Việt Nam trong năm qua, và đảm bảo tự do tôn giáo, nhân quyền là một phần của các cuộc đối thoại đó.

Ngoài ra, chúng tôi đã nói chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Mark Knapper, về các mối lo ngại của chúng tôi đối với vấn đề tự do tôn giáo. Trong đó có việc nhiều người bị bỏ tù hoặc đang bị quấy rối chỉ vì ủng hộ tự do tôn giáo hoặc vì niềm tin của họ. Và chúng tôi vận động cho sự tự do của họ.

Vào tháng 11/2021, trong cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 25 của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tự do tôn giáo là một phần trong cuộc đối thoại đó. Chúng tôi thấy một số khuyến nghị mà chúng tôi đã nêu ra với Chính phủ Hoa Kỳ có tác dụng, và chúng tôi muốn tiếp tục gia tăng áp lực đó, để đảm bảo rằng Việt Nam đi đúng hướng".

Tiếp tục chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cũng tại buổi họp báo công bố báo cái này cho biết trong những năm gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ tập hđồng minh để đẩy lùi Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, cho nên Hoa Kỳ đã có những ưu đãi dành cho Việt Nam.

Tiến sĩ Thắng cũng cho rằng nhiều giới chức tập trung vào quyền lợi của Hoa Kỳ không muốn Việt Nam bị chế tài, không muốn Việt Nam bị đưa vào danh sách các quốc gia phải được quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng (CPC). Ông Thắng nói tiếp :

"Tuy nhiên, luật Hoa Kỳ rất rõ ràng rằng khi mà Việt Nam vi phạm đến một cái ngưỡng nào đó thì không thể tránh né mãi được. Chúng tôi cần phải chứng minh rằng Việt nam đã hoặc đang vượt qua cái ngưỡng đó.

Những việc làm của Việt Nam rất khôn khéo, bằng cách là "ném đá giấu tay". Nhà nước không trực tiếđàn áp nữa. Có một vài trường hợhọ (chính quyền -PV) nới lỏng, họ thay đổi cách đối đãi, có vẻ như như nhân nhượng hơn đối với các tôn giáo, sắc tộc.

Nhưng mặt khác, họ lại thúc đẩy quần chúng tự phát, mà thật sự đằng sau là các cán bộ nhà nước, kích động bạo lực hận thù đứng ở đằng sau. Những người này hoàn toàn vô can, không bị điều tra khởi tố. 

Bây giờ chúng tôi cần phải chứng minh rằng nhà nước Việt Nam đứng đằng sau các vụ kích động hận thù, để chứng minh rằng Việt Nam vẫn vi phạm vượt qua cái ngưỡng được ấn định bởi luật pháp Hoa Kỳ, và phải chế tài Việt Nam vì vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng".

Tiến sĩ Thắng đồng thời cho rằng, để chứng minh với quốc tế những hành vi vi phạm nhân quyền mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện, hoặc chỉ đạo quần chúng thực hiện, sắp tới BPSOS sẽ tổ chức, cũng như đồng tổ chức nhiều sự kiện về tự do tôn giáo, như Hội nghị thượng đỉnh về Tự do tôn giáo quốc tế ở thủ đô Hoa Kỳ ; hội nghị về Tự do tôn giáo quốc tế trong vùng Đông Nam Á ở Indonesia vào tháng 11/2022 mà theo ông, trong đó, các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sẽ được nêu lên trước Thế giới.

Việt Nam đã từng bị Hoa Kỳ xếp vào danh sách CPC vào năm 2004 nhưng sau đó Mỹ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách này vào năm 2006 do có những đánh giá về tiến bộ trong tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Sau năm 2006, tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam lại bị USCIRF đánh giá là không có tiến triển đáng kể thậm chí còn xấu đi. USCIRF các năm sau đó tiếp tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ không đồng ý.

RFA, 26/04/2022

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hai mươi sáu tổ chức và cá nhân hoạt động vì quyền con người cùng ký thư ngỏ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện ngay lập tức cho tù nhân lương tâm - Mục sư Nguyễn Công Chính ; tiến hành điều tra độc lập, thực chất những cáo giác về việc đối xử tàn tệ với bản thân ông này trong nhà tù và đối với cáo giác chính quyền phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tra tấn vợ của ông là bà Trần Thị Hồng.

tra1

Mục sư Nguyễn Công Chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai hôm 26/3/2012. Courtesy of baomoi.com

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế- Amnesty International, trụ sở tại Anh Quốc công bố thư ngỏ kêu gọi vừa nêu vào ngày 1 tháng 6.

Theo bức thư được công khai thì những tổ chức và các nhân ký tên yêu cầu phải đưa mọi thủ phạm được xác định ra xét xử một cách phân minh. Ngoài ra phải bồi thường cho hai ông bà Nguyễn Công Chính theo đúng cam kết của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự- Chính trị, Công ước Chống Tra tấn và Đối xử phi nhân, tàn ác.

Bức thư ngỏ đề ngày 23 tháng 5 gửi đến chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân.

Nhóm gửi thư cho biết tiếp tục theo dõi sát sao tình hình của tù nhân lương tâm Nguyễn Công Chính và vợ ông là bà Trần Thị Hồng. Hoạt động này sẽ được thực thi cho đến khi mục sư Nguyễn Công Chính được trả tự do, những cáo buộc hình sự đối với ông được giải bỏ thông qua tiến trình pháp lý phù hợp.

Vào năm 2012, mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc ‘phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia’ theo điều 87 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Theo các tổ chức và cá nhân ký vào thư ngỏ thì mục sư Nguyễn Công Chính bị giam giữ một cách tùy tiện và bị tuyên án tủ chỉ vì thực thi quyền tín ngưỡng một cách ôn hòa cũng như các quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ…

Những hoạt động không hề bạo lực trong việc chỉ trích các chính sách của nhà cầm quyền không thể là nguyên nhân khiến bản thân Mục sư Nguyễn Công Chính phải chịu tù đày, đối xử tàn tệ và bị quản giáo tước mọi quyền con người của ông.

Trong tù Mục sư Nguyễn Công Chính còn bị những tù thường phạm khác xúc phạm thân thể cũng như tinh thần bằng lời lẽ xúc phạm mà cán Bộ quản giáo không hề can thiệp. Ông cũng không được chăm sóc y tế để chữa bệnh, bị biệt giam trong thời gian dài, không được thực hành các nghi thức tôn giáo.

Trại giam cũng không cho ông này mua đồ ăn thêm ở căn tin.

Bên ngoài, bà vợ của ông thường xuyên bị sách nhiễu ; thậm chí hành hung, tra tấn…

Từ tháng 12 năm ngoái, mục sư Nguyễn Công Chính bị chuyển từ một nhà tù ở Đồng Nai qua trại giam An Phước ở tỉnh Bình Dương.

Published in Việt Nam

Các dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho Tổng thống Trump về Việt Nam (RFA, 01/06/2017)

Sáu dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ gửi thư trực tiếp đến Tổng thống Donald Trump nêu rõ tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam.

danbieu1

Dân biểu Chris Smith phát biểu tại buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Hạ viện Mỹ hôm 25/5/2017 RFA PHOTO

Thư do sáu vị dân biểu ký tên đề ngày 30 tháng 5 nêu rõ những quốc gia biết tôn trọng quyền của chính công dân họ mới là những đối tác đầu tư và thương mại đáng tin cậy, ôn hòa và thịnh vượng hơn.

Theo những vị dân biểu ký tên vào thư gửi cho Tổng thống Donald Trump thì Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ tình trạng leo thang đàn áp, sách nhiễu từ giới hạn việc tham gia chính trị, thành lập công đoàn độc lập cho đến tra tấn người khi bị giam giữ, từ chối tiến trình xét xử đúng đắn bởi hệ thống tư pháp Việt Nam hiện yếu và tham nhũng.

Sáu vị dân biểu bày tỏ quan ngại sâu sắc về số lượng gia tăng những bloggers, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, và luật sư bị sách nhiễu, đánh đập, bị bắt giam, bỏ tù khi chưa được xét xử. Bên cạnh đó là lo ngại của những vị dân biểu về tình trạng đàn áp tôn giáo tiếp diễn.

Theo sáu vị dân biểu ký tên thì chính quyền Việt Nam cần thị trường và những cam kết về an ninh của Hoa Kỳ nhiều hơn là phía Mỹ cần đến thị trường Việt Nam cũng như những cam kết an ninh từ phía Hà Nội.

Sáu vị dân cử Hoa Kỳ ký tên vào thư gồm Christopher Smith, Ed. Royce, Ileana Ros-Lehtinen, Tom Garrett, Barbara Comstock, và Alan Lowenthal.

************************

Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho Thủ tướng Phúc (RFA, 01/06/2017)

Hai dân biểu Alan Lowenthal và Zoe Lofgren cũng gửi cho thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quan ngại của họ về trường hợp cụ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

danbieu2

Dân Biểu Alan Lowenthal phát biểu trong một lần vận động cho nhân quyền Việt Nam. Ảnh minh họa. RFA

Bức thư đề ngày 31 tháng 5 bày tỏ quan ngại của hai vị ký tên về trường hợp tiếp tục quản thúc Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ; cũng như lệnh cấm đi lại đối với huynh trưởng Lê Công Cầu của giáo hội này ; không cho ông đến thăm viếng Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Hai vị dân biểu Hoa Kỳ nhắc lại Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự - Chính trị và Hiến pháp của Việt Nam cũng bảo đảm cho người dân quyền tự do lập hội, hội họp, và những quyền cơ bản khác.

Hai vị ký tên yêu cầu chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải có hành động cấp thời điều tra những báo cáo về tình trạng cấm huynh trưởng Lê Công Cầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đi lại ; dở bỏ lệnh cấm như thế ; ngoài ra cho phép vị Đại lão Hòa Thượng cao niên Thích Quảng Độ được tiếp cận những chăm sóc y tế cần thiết.

Published in Quốc tế